CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
Lý luận chung về văn hóa doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp
Có thể nói những khái niệm như văn hóa gia đình, văn hóa ứng xử, văn hóa tâm linh hay văn hóa làng được nhắc đến không ít trong cuộc sống hiện nay Nhắc đến nhiều nhưng không có nghĩa là người ta hiểu nhiều về Văn hóa, bởi những khái niệm có phần trừu tượng từ trước đến giờ vẫn luôn là vấn đề tranh luận nóng hổi trong xã hội Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, phải tìm hiểu về Văn hóa trước thì chúng ta mới có thể hiểu thế nào là Văn hóa doanh nghiệp Lịch sử phát triển đã chứng minh Văn hoá là yếu tố quan trọng nhất để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, cá thể này với cá thể khác, nhóm người này với nhóm người khác Văn hoá khẳng định sự phát triển, thể hiện sức mạnh của xã hội và dân tộc mà nó đại diện. Vai trò to lớn của Văn hóa đã được ghi nhận khắp nơi trên thế giới Chẳng hạn, tại bảo tàng Kabul, Afganistan - một đất nước bị chiến tranh tàn phá liên miên, hàng chục năm nay vẫn luôn khắc dòng chữ “Một dân tộc sống, nếu văn hoá của dân tộc đó sống” Còn theo Rabin Dranath Tagore, nhà văn Ấn Độ (1861-1941): “trách nhiệm của mỗi dân tộc là thể hiện rõ bản sắc của mình trước thế giới”, ông cho rằng nếu một dân tộc không mang lại cho thế giới điều gì, điều đó thật tệ hại, nó còn xấu hơn sự diệt vong và sẽ không được lịch sử tha thứ Bản thân vấn đề Văn hóa rất đa dạng và phức tạp, do đó khi nghiên cứu tiếp cận dưới những góc độ khác nhau sẽ dẫn đến nhiều khái niệm khác nhau xung quanh nội dung của Văn hóa.
Theo nghĩa gốc của từ, thuật ngữ “Văn hoá” xuất phát từ tiếng La
Tinh: “Cultus” có nghĩa là trồng trọt, chăm bón cây cối Sau đó, từ
“Cultus” được mở rộng nghĩa sang lĩnh vực xã hội, hàm ý vun xới tinh thần, giáo dục đào tạo con người theo hướng tốt đẹp hơn.
Theo phạm vi nghiên cứu rộng nhất, Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình tồn tại và phát triển Các giá trị vật chất có thể kể đến như đền chùa, cảnh quan, di tích lịch sử cũng như các sản phẩm Văn hóa truyền thống, chẳng hạn tranh Đông Hồ, gốm Bát Tràng, áo dài tứ thân… Còn giá trị tinh thần được thể hiện ở các phong tục tập quán, các làn điệu dân ca hay chuẩn mực đạo đức của một dân tộc…Văn hóa có mặt trong tất cả các hoạt động của con người cho dù đó chỉ là những suy tư thầm kín, những cách giao tiếp ứng xử hay những hoạt động kinh tế, chính trị và xã hội…
Theo phạm vi nghiên cứu hẹp hơn, Văn hóa là những hoạt động và giá trị tinh thần của con người Trong phạm vi này, Văn hóa khoa học (toán học, vật lý, hóa học…) và Văn hóa nghệ thuật (điện ảnh, văn học, âm nhạc…) được coi là hai phân hệ chính của hệ thống Văn hóa.
Theo phạm vi hẹp hơn nữa, Văn hóa được xem như một ngành – ngành
Văn hóa nghệ thuật để phân biệt với các ngành kinh tế - kỹ thuật khác Cách hiểu này thường kèm theo cách đối xử sai lệch về Văn hóa: coi Văn hóa là lĩnh vực hoạt động đứng ngoài kinh tế, sống được là nhờ trợ cấp của Nhà nước và “ăn theo” nền kinh tế.
Các tài liệu nghiên cứu, sách vở, báo chí đã chỉ ra rất nhiều định nghĩa về Văn hóa, đặc biệt phải kể đến ấn phẩm xuất bản năm 1952 “Văn hóa: Đánh giá một cách toàn diện về các khái niệm và định nghĩa” được biên soạn bởi A lfred Kroeb e r và Clyde Klu c k hoh n , cuốn sách đã trình bày 164 định nghĩa về Văn hóa Chắc chắn rằng đến thời điểm hiện tại, con số ấy hẳn phải lớn hơn nhiều Vậy định nghĩa nào về Văn hóa là phổ biến nhất, được thừa nhận nhiều nhất?
Khi nói đến Văn hóa, chắc chắn người ta sẽ nhắc ngay đến định nghĩa ngắn gọn, xúc tích rất nổi tiếng của Édouard Herriot (1872 – 1957), một chính trị gia lỗi lạc người Pháp: “Văn hóa là cái còn lại khi ta quên tất cả, là cái còn thiếu khi ta đã học tất cả” Như vậy Văn hóa là bản sắc của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia không ai có thể dễ dàng quên được.Tuy nhiên định nghĩa này mới chỉ thể hiện được tầm quan trọng và mức độ bao trùm của Văn hóa mà lại thiếu đi tính cụ thể.
Xét về mức độ cụ thể của Văn hóa thì hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu xã hội học tán thành định nghĩa về Văn hóa của Tổng giám đốc UNESCO Federic Mayor: “Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa vào đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình”1.
Văn hóa là một vấn đề vừa trừu tượng vừa hữu hình, vừa có tính vững bền lại không ngừng thay đổi Thống nhất quan niệm về Văn hóa sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn trong việc tiếp cận Văn hóa doanh nghiệp Qua những tìm hiểu ở trên, có thể rút ra một khái niệm về Văn hóa như sau: “Văn hóa là toàn bộ các giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình tồn tại và phát triển”.
1.1.1.2 Văn hóa, Văn hóa kinh doanh và Văn hóa doanh nghiệp
Một thời gian dài trước đây, trong xã hội tồn tại quan niệm Văn hóa vàKinh doanh là hai lĩnh vực khác biệt, giữa chúng không có mối quan hệ nào cả Giải thích cho điều này là một lập luận như sau: Văn hóa hướng tới các giá trị của chân - thiện- mỹ, còn Kinh doanh không có mục đích nào khác ngoài lợi nhuận Tuy nhiên, trong những năm gần đây quan niệm trên không còn phù hợp nữa Văn hóa không chỉ là thứ phúc lợi tinh thần, là cái đẹp để thưởng thức mà còn có mối quan hệ hữu cơ với Kinh doanh Văn hóa gắn bó chặt chẽ với các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ, bởi nhân tố chính góp mặt trong cả Văn hóa và Kinh doanh chính là con người Mỗi cá nhân trong doanh nghiệp đều thuộc một nền Văn hóa dân tộc cụ thể, với một phần tính cách tuân theo các giá trị Văn hóa dân tộc đó Khi tập hợp thành một nhóm hoạt động vì mục tiêu chung – một doanh nghiệp, thì những cá nhân này sẽ vẫn mang theo những nét nhân cách đó Tổng hợp những nét nhân cách này sẽ làm nên một phần tính cách của doanh nghiệp, đó là các giá trị Văn hóa dân tộc không thể phủ nhận được Do đó, bản thân Văn hóa doanh nghiệp là một nền tiểu văn hóa nằm trong Văn hóa dân tộc.
Thuật ngữ Văn hóa kinh doanh xuất hiện trước thuật ngữ Văn hóa doanh nghiệp, khoảng thập kỷ 90 của thế kỷ trước Tuy nhiên cho đến bây giờ vẫn còn tồn tại sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm này Sự nhầm lẫn này bắt nguồn từ việc không phân biệt rõ ràng về cấp độ của Văn hóa kinh doanh và Văn hóa doanh nghiệp.
Một số nhà nghiên cứu coi chủ thể của Văn hóa kinh doanh chính là các doanh nghiệp, do đó Văn hóa kinh doanh chính là Văn hóa doanh nghiệp Cách hiểu này chủ yếu được các nhà nghiên cứu về quản trị kinh doanh chấp nhận, xuất phát từ quan niệm coi kinh doanh là hoạt động đặc thù của doanh nghiệp Tuy nhiên cách hiểu này có phần hạn hẹp, vì mặc dù doanh nghiệp là chủ thể chính của mọi hoạt động kinh doanh, nhưng kinh doanh cũng là một hoạt động phổ biến, liên quan mật thiết đến mọi thành viên trong xã hội Nếu thiếu sự tham gia của các thành viên xã hội khác, chẳng hạn sự quản lý của Nhà nước, sự hưởng ứng của người tiêu dùng… thì hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp khó có thể thành công.
Xuất phát từ quan niệm “Kinh doanh là hoạt động liên quan đến mọi thành viên trong xã hội”, một số nhà nghiên cứu khác lại coi Văn hóa kinh doanh là một phạm trù ở tầm cỡ quốc gia, do đó Văn hóa doanh nghiệp chỉ là một bộ phận của Văn hóa kinh doanh Cách hiểu này ngày càng được chấp nhận rộng rãi trong xã hội Theo đó, Văn hóa kinh doanh thể hiện phong cách kinh doanh của một dân tộc, nó bao gồm các nhân tố rút ra từ Văn hóa dân tộc, được các thành viên trong xã hội vận dụng vào hoạt động kinh doanh của mình (thói quen xem ngày giờ tốt của người Trung Quốc ), và cả những giá trị triết lý mà các thành viên này tạo ra trong quá trình kinh doanh (chẳng hạn như sự coi trọng thành công ở người Mỹ )
Cách hiểu thứ hai coi Văn hóa kinh doanh và Văn hóa doanh nghiệp là hai khái niệm tách biệt, giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc tiếp cận Văn hóa doanh nghiệp Có thể nói Văn hóa doanh nghiệp là một phạm trù liên quan mật thiết tới doanh nghiệp và Văn hóa kinh doanh của một nền kinh tế. Hay nói cách khác, Văn hóa doanh nghiệp chính là sự thể hiện của Văn hóa kinh doanh ở mức độ công ty, do đó cũng có thể coi nó là một bộ phận của Văn hóa kinh doanh
1.1.1.3 Khái niệm Văn hóa doanh nghiệp
Một đất nước sẽ không phát triển và dẫn đến suy vong nếu không bảo tồn được nền văn hóa truyền thống dân tộc Một gia đình sẽ không thể hạnh phúc và hưng thịnh nếu không có gia phong - một lĩnh vực thuộc văn hóa gia đình Cũng như vậy, một doanh nghiệp sẽ không bảo vệ được sự nghiệp của mình nếu không có một nền văn hóa đặc thù của ngành nghề gọi là Văn hóa doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp là gì? Đây là một câu hỏi lớn đối với các học giả cũng như các doanh nghiệp Nhìn chung các quan điểm đều khẳng định Văn hóa doanh nghiệp rất quan trọng, nhưng thực tế lại có nhiều cách hiểu hoàn toàn khác nhau về vấn đề ấy Văn hoá doanh nghiệp là văn hoá của một tổ chức vì vậy nó không đơn thuần là văn hoá giao tiếp hay Văn hoá kinh doanh như cách nghĩ thông thường Văn hoá doanh nghiệp không phải là những khẩu hiệu của ban lãnh đạo được treo trước cổng, trên hành lang hay trong phòng họp, đó chỉ là ý muốn, ý tưởng Những điều doanh nghiệp mong muốn có thể rất khác với những giá trị, niềm tin, chuẩn mực được thể hiện trong thực tế và trong các hành vi của mỗi thành viên doanh nghiệp.
Tiến trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp là một quá trình tổng thể chứ không chỉ đơn giản là việc lãnh đạo đưa các giá trị vào doanh nghiệp một cách rời rạc Vậy để xây dựng Văn hóa doanh nghiệp một cách tổng thể thì cần phát triển theo những bước cụ thể nào? Có nhiều mô hình thực thi được các nhà nghiên cứu đề xuất, tuy nhiên mô hình được áp dụng nhiều nhất là mô hình
11 bước của hai tác giả Julie
1.2.1 Một số quan điểm chủ đạo
Văn hóa doanh nghiệp là nền tảng cho sự phát triển của doanh nghiệp, nó vừa có tính lịch sử, vừa được duy trì, kế thừa và trường tồn qua nhiều thế hệ thành viên Đó là tài sản tinh thần, chất keo kết dính các thành viên lại với nhau Vì vậy doanh nghiệp nào biết chú trọng xây dựng Văn hóa doanh nghiệp thì doanh nghiệp ấy chắc chắn sẽ phát triển bền vững Trong quá trình xây dựng và phát triển Văn hóa doanh nghiệp, cần nhận thức rõ ràng về một số quan điểm cơ bản như sau:
Quan điểm 1: Lãnh đạo doanh nghiệp đóng vai trò quyết định
Trong việc xây dựng Văn hóa doanh nghiệp, Văn hóa doanh nghiệp chỉ có thể được tạo lập khi người lãnh đạo doanh nghiệp có đủ sức, đủ tài để sáng tạo ra hệ thống giá trị, xác lập ý nghĩa hoạt động của doanh nghiệp Họ phải là người khởi xướng, cổ vũ, bênh vực và lan truyền các giá trị văn hóa trong khắp doanh nghiệp Người lãnh đạo trước hết phải hiểu thấu đáo và sâu sắc các giá trị mà họ khởi xướng, sau đó phải gương mẫu thực hiện nghiêm túc những tập tục, thói quen và tuân thủ những chuẩn mực chung Bên cạnh đó, sự chia sẻ, đồng thuận và cùng nhau thực hiện của mọi thành viên trong doanh nghiệp cũng là yếu tố không thể thiếu trong xây dựng Văn hóa doanh nghiệp.
Quan điểm 2: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự bền bỉ.
Văn hóa doanh nghiệp là tài sản tinh thần của doanh nghiệp, không thể xây dựng trong một, hai ngày mà đòi hỏi một quá trình phấn đấu bền bỉ, gian khổ, hình thành nên những quan niệm giá trị, xu hướng tâm lý và sắc thái văn hóa chung của doanh nghiệp Điều đó đòi hỏi phải có sự tổng kết thực tiễn, phát hiện những hành vi tiêu biểu, những giá trị cao đẹp…, khuyến khích mọi người làm theo, duy trì và nuôi dưỡng lâu bền để trở thành truyền thống, tập tục và những thói quen không dễ dàng thay đổi.
Quan điểm 3: Văn hóa doanh nghiệp gắn liền với văn hóa dân tộc và văn hóa kinh doanh Luận điểm này đã được phân tích ở phần I, mục 2 Không doanh nghiệp nào xây dựng được nền văn hóa thành công nếu nó đứng ngoài tác động của Văn hóa dân tộc Vì thế, khi xây dựng Văn hóa doanh nghiệp cần phải tính đến dấu ấn tác động của truyền thống, tập quán, giá trị chung… của Văn hóa dân tộc và Văn hóa kinh doanh.
Quan điểm 4: Văn hóa doanh nghiệp do toàn bộ thành viên của doanh nghiệp tạo nên
Việc xây dựng Văn hóa doanh nghiệp đòi hỏi phải giáo dục văn hóa cho tất cả các thành viên, nâng cao tri thức, trình độ đạo đức… làm cho họ hiểu và thấm nhuần những chuẩn mực và giá trị cốt lõi của Văn hóa doanh nghiệp Chỉ khi nào các thành viên hiểu rõ được các giá trị, các chuẩn mực, truyền thống, tập tục… trong Văn hóa doanh nghiệp, coi doanh nghiệp chính là gia đình của mình và hết lòng phục vụ, thì khi đó doanh nghiệp mới thành công trong việc xây dựng cho mình một nền văn hóa thực sự
Quan điểm 5: Văn hóa doanh nghiệp phải đượ c tiếp cận như một bộ phận cấu thành của hệ thống quản trị doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp phải được xây dựng trong sự gắn bó chặt chẽ với hệ thống quản trị doanh nghiệp Không thể tồn tại một Văn hóa doanh nghiệp thực sự nếu như các yếu tố khác của hệ thống quản trị doanh nghiệp không được xác lập phù hợp như cơ cấu tổ chức, sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp…
Quan điểm 6: Mỗi một doanh nghiệp có một Văn hóa doanh nghiệp riêng Văn hóa doanh nghiệp có thể là cái phù hợp và ổn định đối với doanh nghiệp này nhưng cũng có thể trở nên bất hợp lý, không phù hợp với doanh nghiệp khác Như đã phân tích ở phần khái niệm, Văn hóa doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình từ khi thành lập đến xây dựng và phát triển của doanh nghiệp, nên nhìn từ một khía cạnh nào đó, bất cứ doanh nghiệp nào cũng có nền văn hóa của riêng mình Bởi thế, khi nghiên cứu hay tham khảo kinh nghiệm xây dựng Văn hóa doanh nghiệp không được tùy tiện áp dụng các triết lý, giá trị, chuẩn mực, hành vi ứng xử… của doanh nghiệp khác vào doanh nghiệp mình.
1.2.2 Các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp
1.2.2.1 Tìm hiểu môi trường và các yếu tố làm thay đổi văn hóa của doanh nghiệp trong tương lai
Trước hết cần tìm hiểu môi trường và các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược của doanh nghiệp trong tương lai, xem xét có yếu tố nào làm thay đổi chiến lược hay không Trong xu thế hội nhập toàn cầu như hiện nay, có rất nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến chiến lược của doanh nghiệp và gián tiếp tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó Việc nghiên cứu và tìm ra những yếu tố có tầm ảnh hưởng quan trọng tới chiến lược của doanh nghiệp là một nhu cầu cần thiết, phải nhanh chóng được tiến hành Có như thế thì từ vị trí thụ động, doanh nghiệp sẽ chủ động đón nhận những luồng ảnh hưởng, từ đó có thể đưa ra hướng giải quyết an toàn và tích cực.
1.2.2.2Xác định đâu là giá trị văn hóa cốt lõi của doanh nghiệp Đây là bước cơ bản nhất để xây dựng Văn hoá doanh nghiệp Các giá trị cốt lõi phải là các giá trị không phai nhòa theo thời gian (tự nó như là chân lý hiển nhiên, có ý nghĩa như động lực chủ yếu nhất) kết tụ ở từng cá thể của một tổ chức trong suốt quá trình vận động và phát triển, nhờ đó có thể liên kết và hội tụ được các mục tiêu cá nhân, giúp khẳng định bản sắc riêng của một doanh nghiệp trong mối quan hệ với môi trường Cần hết sức cẩn thận và trung thực trong khi xác định các giá trị cốt lõi, nếu lập ra quá nhiều giá trị cốt lõi thì có khả năng doanh nghiệp sẽ lúng túng không biết đâu là điều cơ bản nhất, dễ bị nhầm lẫn giữa giá trị cốt lõi bất biến với những thực hành, chiến lược kinh doanh – là những cái cần thay đổi liên tục cho phù hợp với bên ngoài Sẽ là đúng đắn khi một doanh nghiệp không thay đổi giá trị cốt lõi của mình để phù hợp với thị trường, mà ngược lại thay đổi thị trường (nếu có thể) để luôn giữ vững những giá trị cốt lõi của bản thân nó. Ở bước thứ hai này cần đặc biệt lưu ý: không được nhầm lẫn coi các giá trị cốt lõi của các công ty hàng đầu là nguồn để xác định giá trị cốt lõi cho bản thân doanh nghiệp mình Hay nói một cách khác, các tư tưởng cốt lõi không bao giờ đến từ việc bắt chước tư tưởng của người khác, mỗi doanh nghiệp phải tự quyết định cho nó những giá trị cốt lõi không phụ thuộc vào môi trường bên ngoài, những yếu tố cạnh tranh hay những trào lưu và phong cách quản trị hiện đại
1.2.2.3 Xây dựng mục tiêu chiến lược, viễn cảnh tương lai của doanh nghiệp
Tầm nhìn chính là bức tranh lý tưởng về doanh nghiệp trong tương lai, là định hướng để xây dựng Văn hoá doanh nghiệp Có thể doanh nghiệp mà lãnh đạo mong muốn xây dựng hoàn toàn khác biệt so với doanh nghiệp hiện có Có thể hiểu tầm nhìn là mục tiêu dài hạn mà trên cơ sở đó, doanh nghiệp xác lập được vị thế vững chắc của mình trong xã hội Một khi doanh nghiệp xác lập được viễn cảnh cho mình, đồng thời chia sẻ cho mọi thành viên trong doanh nghiệp thì khi đó, mọi nỗ lực và cố gắng của toàn bộ tổ chức sẽ trở thành nội lực tiềm tàng, góp phần xây dựng doanh nghiệp ngày càng tiến gần đến những giá trị mong muốn đã được định hình trong tầm nhìn đó.
1.2.2.4 Đánh giá văn hóa hiện tại và lựa chọn các giá trị văn hóa cần thay đổi
Sự thay đổi hay xây dựng Văn hoá doanh nghiệp thường bắt đầu bằng việc đánh giá xem văn hoá hiện tại như thế nào và kết hợp với chiến lược phát triển doanh nghiệp, xem xét những yếu tố văn hóa cần thay đổi Đánh giá văn hoá là một việc cực kỳ khó khăn vì văn hoá thường khó thấy và dễ nhầm lẫn về tiêu chí đánh giá Những ngầm định không nói ra hay không viết ra thì càng khó đánh giá Thường thì con người hoà mình trong văn hoá và không thấy được sự tồn tại khách quan của nó Tuy nhiên Văn hóa doanh nghiệp cũng có những biểu hiện hữu hình, phải dựa trên việc tìm hiểu, xem xét những dấu hiệu đó để có thể xác lập những căn cứ nhằm phát huy hay loại bỏ những giá trị văn hóa phù hợp hoặc không phù hợp.
1.2.2.5 Rút dần khoảng cách Đây là bước tiếp theo khi doanh nghiệp đã xác định được một văn hoá lý tưởng cho mình và cũng đã có sự thấu hiểu về văn hoá đang tồn tại trong doanh nghiệp Lúc này cần tập trung vào việc làm thế nào để thu hẹp khoảng cách giữa những giá trị hiện có và những giá trị mong muốn Các khoảng cách này nên đánh giá theo 4 tiêu chí: phong cách ứng xử, truyền thông, ra quyết định, đối xử.
Phong cách ứng xử hàng ngày: Đó là cách các thành viên ứng xử hàng ngày Phong cách có thể niềm nở hay nghiêm túc, vui đùa xuề xòa hay công thức, trang trọng, giữ khoảng cách hay thân mật, ăn nói thoải mái có phần bỗ bã hay hình thức hàn lâm…
- Phương pháp truyền thông: Thông tin ý kiến được truyền đạt như thế nào, qua thư điện tử e-mail, hay trực tiếp, thông tin hai chiều hay chỉ một chiều Các thông tin nội bộ được phổ biến rộng rãi, ai cần cũng có thể được cung cấp hay phân cấp khắt khe…
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG SỐ 18
Giới thiệu về công ty cổ phần xây dựng và phát triển hạ tầng số 18
- Tên công ty: Công ty cổ phần xây dựng và phát triển hạ tầng số 18.
- Trụ sở: Lô S1, S2 Khu đô thị Bình Minh, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
- Lĩnh vực hoạt động: Xây dựng dân dụng, xây dựng các công trình giao thông thủy lợi, trường học, bệnh viện; Sản xuất lắp ráp cửa nhựa, cửa gỗ…
2.1.2 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xây dựng và phát triển hạ tầng số 18
Công ty cổ phần xây dựng và phát triển hạ tầng số 18 được thành lập vào ngày 28/07/2003 Giấy phép kinh doanh số 2800756053 Hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng.
Các đơn vị thành viên của công ty:
Đại lý sơn Khiêm Tình
Trạm nghiền sàng đá Hà Nam
Xưởng sửa chữa cơ khí Ngọc Hồi
Sau 13 năm xây dựng và phát triển công ty đã vươn lên trở thành một trong những công ty có uy tín về lĩnh vực xây dựng hàng đầu trong tỉnh Thanh Hóa Với những đóng góp to lớn của công ty vào sự phát triển chung của tỉnh, công ty đã vinh dự được tỉnh trao tặng bằng khen nhân dịp kỉ niệm
10 năm thành lập công ty cùng nhiều danh hiệu khác
Năm 2003, công ty chỉ tham gia vào hoạt động là xây lắp cùng với sản xuất và cung cấp bê tông thương phẩm Đến nay công ty đã trở thành một công ty đa ngành, đa nghề Trong đó, các lĩnh vực trở thành thế mạnh của công ty là:
Thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật, khu đô thị, khu công nghiệp, các công trình giao thông thuỷ lợi thuỷ điện
Gia cố xử lý nền móng bằng các loại cột bê tông cốt thép, cọc nhồi, cọc cát, cọc bấc thấm, cọc ống thép, cừ théo Larsen, tường vây, cọc barret
Cung cấp bê tông thương phẩm, vật liệu xây dựng, các loại phụ gia theo yêu cầu
Gia công lắp đặt thiết bị vật tư
Kinh doanh bất động sản
Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị
Trong đó hoạt động xây dựng (sản xuất, thi công, kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng) là một hoạt động chính mang lại doanh thu nhiều nhất cho công ty Công ty cũng được biết đến như là một nhà sản xuất, nhà cung cấp có uy tín trong ngành Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vì vậy cũng mang nhiều đặc thù của các công ty ngành xây dựng Đó là công ty đòi hỏi một đội ngũ lao động lớn, cơ cấu, chất lượng, thành phần phức tạp Bên cạnh lao động chính thức công ty còn cần phải thuê thêm lao động thời vụ để bù đắp lượng lao động thiếu hụt những lúc nhiều việc Đây là lực lượng lao động nhìn chung có chất lượng không cao, khó quản lý Hơn nữa xây dựng là một ngành nghề có nhiều hoạt động nguy hiểm Do đó đòi hỏi công ty phải chăm lo đến công tác thực hiện vệ sinh an toàn lao động Hoạt động xây dựng cũng cần phải sử dụng nhiều máy móc nên doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến công nghệ, sử dụng nhiều phương pháp sản xuất thi công mới Chính vì vậy lao động công ty cần được đào tạo thường xuyên để nâng cao trình độ và có khả năng nắm bắt, vận hành máy móc công nghê Tất cả những đặc điểm trên đã tác động đến hoạt động quản trị nguồn nhân lực công ty và công tác xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
2.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Kết quả sản xuất kinh doanh chính là thước đo quan trọng nhất đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Và bảng chỉ tiêu tổng doanh thu của công ty từ năm 2011-2015 dưới đây sẽ cho ta một cái nhìn rõ nét hơn về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
BẢNG TỔNG HỢP DOANH THU GIAI ĐOẠN 2011-2015 Đơn vị: Triệu đồng
Tổng doanh thu 485.218 563.319 1082.485 1203.871 1491.120 Tốc độ tăng trưởng (%) 116,1 192,16 111,21 123,86
DT xây lắp 260.861 290.028 651.183 571.166 779.037 Tốc độ tăng trưởng (%) 111,18 224,52 87,71 136,39
DT sx CN, VLXD 151.573 138.180 183.839 262.507 337.957 Tốc độ tăng trưởng (%) 91,16 133,04 142,79 128,74
DT gia công, chế tạo cơ khí
DT kd nhà, đô thị và hạ tầng kt
Tốc độ tăng trưởng % 2664,85 204,14 207,16 100,86 Doanh thu khác 25.430 13.553 36.654 24.682 17.412
(Nguồn: Phòng phát triển nhân lực)
Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây đã cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng vững bước đi lên.Ngoài những ngành thế mạnh truyền thống là xây lắp và cung cấp bê tông thương phẩm, công ty còn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sang các ngành khác như kinh doanh bất động sản, chế tạo sửa chữa cơ khí máy móc, kinh doanh xuất nhập khẩu với sự tăng trưởng rất khả quan Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy tổng giá trị sản xuất kinh doanh của công ty luôn có năm sau cao hơn so với năm trước với tốc độ tăng trưởng khá cao Trong đó, lĩnh vực chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất là lĩnh vực xây lắp Công ty tham gia vào lĩnh vực kinh doanh nhà và đô thị muộn hơn nhưng lĩnh vực này lại là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng doanh thu rất ấn tượng Đặc biệt là từ năm 2011 đến năm 2012.
Có được kết quả sản xuất kinh doanh như vậy là nhờ công ty đã có một chiến lược kinh doanh đúng và một phương thức hành động hiệu quả, là kết quả của sự nỗ lực và phấn đấu hết mình vì mục tiêu chung của tập thể cán bộ nhân viên công ty.
Thực trạng xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần xây dựng và phát triển hạ tầng số 18
2.2.1 Thực trạng văn hóa doanh nghiệp được đánh giá từ các yếu tố cấu trúc hữu hình của Công ty (lớp thứ 1)
2.2.1.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần xây dựng và phát triển hạ tầng số 18
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính) 2.2.1.2 Kiến trúc Đối với một công ty, toà nhà chính hay còn còn gọi là trụ sở rất được coi trọng, là nơi diễn ra các hoạt động chính, nơi giao dịch của công ty với đối tác và khách hàng Toà nhà còn là biểu tượng cho phương châm chiến lược của tổ chức, đặc biệt là đối với công ty xây dựng Do đặc thù là một công ty về xây dựng, đã từng tham gia nhiều dự án xây dựng lớn nên công ty đã phát huy thế mạnh của mình để thiết kế một toà nhà đẹp và tiện lợi cho mọi nhân viên làm việc.Toạ lạc lại lô S1 – khu 2 – khu đô thị Bình Minh, phường Đông Hương, thành phố Thanh Hóa Đây là khu đô thị tập trung nhiều tòa nhà có
Bộ phận QLCL và XTTM
Các công trường xây dựng ĐẠI HỘI ĐỒNG
GIÁM ĐỐC CÔNG TY Đại diện lãnh đạo
PHÓ GĐ PHÓ GĐ PHÓ GĐ
Các trạm trộn bê tông
Ban quản lý nhà và đô thị
Xưởng cơ khí sửa chữa
Trung tâm xuất nhập khẩu
PHÓ GĐ thiết kế đẹp, độc và hiện đại nhất thành phố Thanh Hóa Trụ sở của Công ty cổ phần xây dựng và phát triển hạ tầng số 18 được nhận ra bởi kiến trúc đẹp và trang nhã Điểm đặc biệt của toà nhà này là toà nhà này chính là sự kết hợp giữa trụ sở làm việc với nhà ở của cán bộ công nhân viên công ty Dự án xây dựng trụ sở làm việc cùng nhà ở cán bộ công nhân viên đưa vào sử dụng đồng bộ từ tháng 5 năm 2006 bao gồm: khu văn phòng làm việc 5 tầng, tại tầng 1 có diện tích 240m2 được cho thuê làm showroom hoặc văn phòng đại diện; khu văn phòng cho thuê dài hạn; 141 căn hộ chung cư và 14 căn biệt thự cao cấp
Về trang trí văn phòng, đến với trụ sở chính của công ty Vimeco, điều đầu tiên để lại ấn tượng với khách hàng và đối tác là sảnh chính rộng rãi với nhân viên luôn nở nụ cười chào đón Để tạo nên một không gian thoải mái nhất cho nhân viên làm việc, các phòng ban của công ty được trang bị đầy đủ thiết bị máy tính, máy fax, máy in,… mỗi nhân viên có một không gian riêng để tăng cường sự tập trung cho công việc Mặt khác để tăng tính liên kết, ở mỗi phòng ban đều được sắp xếp một không gian chung, nơi mọi người có thể gặp mặt giao ban đầu tuần, đón khách và tổ chức những sự kiện nhỏ Trên tầng 3 của công ty có Hội trường là nơi tổ chức các sự kiện lớn như giao lưu văn hoá hay họp đại hội đồng cổ đông… Có một điều đặc biệt khi đến với trụ sở công ty đó là gam màu xanh dương được sử dụng đồng nhất từ sảnh chính tới các phòng ban Mục đích là tạo điểm nhấn cho trụ sở công ty, mặt khác màu xanh mang lại sự thư giãn cho nhân viên sau những giờ làm việc căng thẳng
Ngày nay, logo có một vai trò đặc biệt quan trọng trong viêc tạo dựng thương hiệu cho công ty Nhận thức được tầm quan trọng đó, công ty CPXD và PTHT số 18 ngay từ khi thành lập đã không ngừng quảng bá thương hiệu, tạo dấu ấn và củng cố hình ảnh trong lòng khách hàng Logo công ty có thể thấy thường xuyên xuất hiện trên các trang thiết bị máy móc, phương tiện chuyên chở như xe bom, xe tải chạy trên đường, cần cẩu tại công trường, trên mũ bảo hộ hay trang phục của từng nhân viên
Logo của công ty ấn tượng với gam màu chủ đạo là xanh nước biển. Với những biểu tượng ngôi nhà ở bên dưới tượng trưng cho ngành xây dựng và bên trên là biểu tượng con rồng Với mong muốn công ty phát triển nhanh mạnh và bền vững, trở thành 1 trong những công ty hàng đầu tỉnh Thanh Hóa trong lĩnh vực xây dựng Logo công ty có thiết kế đơn giản dễ nhớ, có hình ảnh biểu trưng dễ tạo nên sự liên tưởng đối với người xem
Trong quá trình xây dựng thương hiệu của mình, cũng như nhiều doanh nghiệp khác công ty đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc chọn một slogan truyền tải thông điệp của công ty Có nhiều phương án như “Make difference- tạo nên sự khác biệt”, “your belief- niềm tin của bạn”… và cuối cùng phương án được đưa ra là “ Nghĩ cùng bạn, làm cho bạn” Thông điệp ngắn gọn nhưng đã truyền tải được đầy đủ sứ mệnh và mục tiêu của công ty đó là trở thành một người bạn chân thành đáng tin cậy của mọi khách hàng Công ty luôn ý thức được khách hàng chính là nhân tố quyết định cho sự thành công và phát triển bền vững Chính vì vậy công ty luôn cố gắng tìm hiểu và đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của khách hàng, nghĩ cùng khách hàng để tạo nên những sản phẩm công trình có chất lượng làm hài lòng cả những khách hàng khó tính nhất
Có thể nói trang phục của nhân viên giống như bộ mặt của công ty. Thông qua đó có thể đánh giá được phần nào văn hoá doanh nghiệp mà công ty đang theo đuổi Để tạo nên sự thống nhất và nề nếp trong công ty, sự thoải mái, năng động và an toàn trong công việc, tạo nên hình ảnh một nhân viên chuyên nghiệp và lịch sự khi tiếp xúc với khách hàng, Công ty đã ban hành một quy chế về xây dựng văn hoá doanh nghiệp điều chỉnh cách ăn mặc của người lãnh đạo trưởng các bộ phận và nhân viên gồm có quy định về lễ phục, thường phục và thẻ cán bộ công nhân viên a Lễ phục
Lễ phục của cán bộ công nhân viên là trang phục chính thức được sử dụng trong các nghi lễ chính thức trong các cuộc họp trọng thể, tiếp khách, đối ngoại
Lễ phục của nam: Bộ comple, áo sơ mi, cà vạt
Lễ phục của nữ: áo dài truyền thống hoặc bộ comple nữ.
Đối với cán bộ, nhân viên làm việc thường xuyên ở cơ quan công ty và các đơn vị trực thuộc, trang phục phải lịch sự, gọn gàng hoặc mặc đồng phù theo quy định từng phòng ban, không mặc áo phông, trang phục loè loẹt,không đi dép lê khi làm việc
Đối với cán bộ, kỹ sư, nhân viên và công nhân trực tiếp chỉ đạo hoặc sản xuất ở các công trình, nhà máy của công ty, trang phục bảo hộ lao động theo quy định Trên trang phục có gắn logo và tên công ty
Riêng đối với nhân viên nhà ăn, có trang phục dành cho đầu bếp c Thẻ cán bộ công nhân viên
Cán bộ nhân viên cơ quan công ty phải đeo thẻ trong khi làm việc
Cán bộ công nhân công ty làm việc trong các nhà máy công trường phải mang thẻ trong khi thi hành nhiệm vụ
2.2.1.4 Nghi lễ a Nghi lễ chuyển giao:
Vào những dịp cuối năm và đầu năm mới, công ty thường tổ chức buổi lễ tổng kết thành tích cuối năm và lễ ra quân đầu năm, nhằm tạo nên một không khí làm việc vui vẻ hăng say trong toàn thể công ty, thúc đẩy cán bộ nhân viên phấn đấu hết mình để hoàn thành mục tiêu đã đặt ra Bên cạnh đó, các phòng ban trong công ty cũng tổ chức các buổi lễ nhỏ chúc mừng việc nhân viên lên chức, các buổi lễ ra mắt giới thiệu thành viên mới…. b Củng cố: Đúng như tên gọi, nhằm biểu dương sự nỗ lực hết mình của nhân viên, hàng năm vào ngày thành lập công ty 28/07, bên cạnh các hoạt động văn hoá văn nghệ sôi nổi công ty tổ chức buổi lễ trao thưởng mang tên “ Nhân tài rạng danh 18” tuyên dương các các nhân và tập thể xuất sắc đã có những đóng góp to lớn cho sự thành công của Công ty trong năm Bên cạnh đó công ty cũng thưởng một tháng lương cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty như lời cảm ơn vì tất cả những nỗ lực của họ Ngoài ra hàng tháng công ty cũng có những phần thưởng với các cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc nhằm thúc đẩy và động viên kịp thời tinh thần làm việc của nhân viên
Ví dụ như với dự án xây dựng công trình tháp Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV Thanh Hóa với tổng khối lượng tương đương giá trị gần 1000 tỷ đồng Các cán bộ, công nhân viên Công ty không kể ngày đêm dốc sức triển khai công việc Giữa cái nắng tháng 6 gay gắt, nhịp sống và làm việc tại công trường như hối hả, sôi động hơn Ai cũng muốn dốc hết sức mình vào công việc để hoàn thành tốt công việc mà Công ty đã giao phó 52 cán bộ công nhân viên thuộc trung tâm xây dựng của Công ty hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao Ban quản trị công ty cùng với chủ đầu tư đã quyết định khen thưởng và trao tặng các cán bộ, công nhân viên trực tiếp làm việc tại công trường số tiền 100 triệu đồng Phần thưởng này là sự động viêc khích lệ rất lo lớn đối với cán bộ công nhân viên tại công trường nói riêng và toàn thể Công ty nói chung c Nghi lễ nhắc nhở:
Việc sinh hoạt văn hóa chuyên môn nhằm duy trì cơ cấu và làm tăng thêm năng lực tác nghiệp cho tổ chức là vô cùng cần thiết Nắm rõ được điều này và để khuyến khích người lao động làm việc, cũng như tăng năng lực chuyên môn, tác nghiệp của cán bộ công nhân viên, công ty thường xuyên tổ chức những đợt tập huấn nghiệp vụ, sinh hoạt văn hoá cho nhân viên Điển hình là các đợt tập huấn nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy, các cuộc thi nâng cấp bậc cho công nhân kỹ thuật… Với các hoạt động này, cán bộ công nhân viên trong công ty vừa được nâng cao tay nghề vừa hiểu rõ hơn trách nhiệm của mình trong công việc cũng như trách nhiệm của mình đối với công ty d Nghi lễ liên kết:
Với mục tiêu khôi phục và khích lệ chia sẻ tình cảm và sự thông cảm nhằm gắn bó các thành viên với nhau và với tổ chức Công đoàn công ty cũng luôn tìm hiểu đời sống nhân viên trong công ty, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn để có những sự hỗ trợ kịp thời, giúp người lao động ổn định cuộc sống, nhanh chóng trở lại làm việc Thể hiện truyền thống và nét văn hoá, cùng tinh thần tương thân tương ái, nghĩa tình đồng nghiệp cao đẹp, công ty đã lập quỹ “ Tình đồng nghiệp” , đồng thời kêu gọi sự ủng hộ trong toàn thể cán bộ công nhân viên giúp đỡ người lao động Đại diện ban lãnh đạo cùng Đoàn thể đã tận tình tới thăm hỏi, động viên và chuyển số tiền ủng hộ tới cho những người lao động chẳng may bị đau ốm Nhờ sự thăm hỏi động viên, giúp đỡ của công ty, người lao động đều cảm thấy gắn bó, cố gắng cống hiến thể lực và trí lực cho công ty.
Ngoài ra, công ty cũng thường xuyên tổ chức lễ hội, thăm quan du lịch, giao lưu văn nghệ, thi đấu thể thao, vui chơi giải trí nhằm tăng cường sự đoàn kết giao lưu giữa các các nhân, đơn vị, phòng ban Qua các hoạt động này Công ty một lần nữa muốn khẳng định “con người là tài sản quý giá, là nhân tố quyết định tạo nên sự thành công của công ty” Do đó chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của nhân viên cũng là cách công ty tăng cường sự gắn bó lòng trung thành của nhân viên với công ty, giữ chân nhân viên giỏi
Đánh gía thực trạng
2.3.1 Những kết quả tích cực đã đạt được trong quá trình xây dựng Văn hóa doanh nghiệp ở Công ty CPXD&PTHT số 18
Công ty là 1 trong những thương hiệu mạnh và có uy tín trên thị trường xây dựng tỉnh Thanh Hóa Cùng với sự phát triển của Công ty, ngay từ khi mới thành lập, Công ty đã ý thức được sức mạnh của nền tảng văn hóa doanh nghiệp Đến nay, với gần 10 năm hoạt động, Công ty tự hào có một nền văn hóa mạnh và ấn tượng được xây dựng trên nền tảng mấy ngàn năm của văn hóa dân tộc và học hỏi có chọn lọc kinh nghiệm từ các doanh nghiệp thành đạt trên thế giới Luôn quan tâm, chăm sóc quyền lợi khách hàng với phương châm “Nghĩ cùng bạn, làm cho bạn”- Công ty đã thật xứng đáng với sự tín nhiệm của các đối tác, chủ đầu tư Nó trở thành chất keo dính kết con người với nhau, tạo thành một không gian riêng mà trong đó các thành viên có thể thoải mái làm việc, phát huy tối đa năng lực của mình Cụ thể hơn đó là:
Xây dựng tốt cấu trúc hữu hình của Văn hoá doanh nghiệp:
Ngay từ những ngày đầu thành lập, công ty đã có được những ấn tượng tốt đẹp với khách hàng, đối tác ngay từ các yêu tố hữu hình: Một biểu tượng hoàn thiện, một khẩu hiệu đã quen thuộc, những bộ đồng phục, các ấn phẩm riêng, khác biệt Điểm đặc biệt hơn trên hết song song với khẩu hiệu “Khách hàng là thượng đế”, Công ty cũng chú trọng tới “Đồng nghiệp là thượng đế - Paul Spiegelman”, được thể hiện ở việc toà nhà là sự kết hợp giữa trụ sở làm việc với nhà ở của cán bộ công nhân viên công ty Đầu tư vào đồng nghiệp khiến họ trung thành với công ty hơn Sự chú tâm của nhân viên sẽ khiến khách hàng ấn tượng và họ cũng sẽ trung thành với công ty Kết quả là lợi nhuận cao hơn và lại có nhiều tiền hơn để đầu tư trở lại vào các đồng nghiệp
Thành công bước đầu trong xây dựng các biểu tượng phi trực quan:
Công ty đã đưa ra một tầm nhìn dài hạn một cách quyết liệt, có sức thuyết phục, không chỉ hướng tới xây dựng một doanh nghiệp bền vững mà còn hướng tới cộng đồng và sự phát triển của đất nước.
Một sứ mệnh được tuyên bố rộng rãi tới toàn thể các thành viên của công ty, là mang lại lợi ích cao nhất cho tất cả các đối tượng trong đó khách hàng là đối tượng ưu tiên hàng đầu.
Tính nhất quán khá cao, giá trị cốt lõi của công ty chính là yếu tố con người, nhấn mạnh vai trò của con người trong hệ thống, mang đậm chất nhân văn để khẳng định thương hiệu của mình.
Các quan niệm và nguyên tắc sống được đông đảo đội ngũ cán bộ nhân viên thực hiện nghiêm túc Tinh thần coi trọng những chuẩn mực đạo đức Việt và văn hóa phương Đông truyền thống.
Môi trường làm việc liên kết chặt chẽ, đưa ra các bộ nguyên tắc chặt chẽ và đạt đươc sự đồng thuận cao trong việc thực hiện điều phối công việc, ứng xử trong nội bộ công ty cũng như đối với khách hàng.
2.3.2 Những mặt còn hạn chế trong quá trình thực hiện Văn hóa doanh nghiệp ở Công ty CPXD &PTHT số 18:
2.3.2.1 Những lỗ hổng văn hóa chưa thể khắc phục:
Lỗ hổng văn hóa : văn hóa “ phong bì” : lợi dụng nghi lễ thăm hỏi đầu năm mà một số nhân viên tặng quà cấp trên với mục đích tư lợi cá nhân như chạy chức chạy quyền.
Lỗ hổng tuyển dụng: mặc dù công ty luôn coi con người là nhân tố quyết định cho sự phát triển của công ty thế nhưng cũng giống như đa số những doanh nghiệp nhà nước khác, quá trình tuyển dụng vẫn còn nhiều bất cập với tình trạng “nhất thân nhì quen”.
Lỗ hổng đào tạo : đào tạo chưa sát với thực tế, công tác đào tạo chưa được coi trọng trong khi là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng thì yếu tố tay nghề kĩ thuật là yếu tố then chốt Theo khảo sát của chúng tôi, nhiều nhân viên đánh giá yếu tố tổ chức học tập chỉ đạt 3.5 điểm, nhiều nhân viên cho rằng họ chưa có cơ hội được tiếp cận với các khóa học của công ty.
2.3.2.2 Văn hóa doanh nghiệp chưa tạo được sự khác biệt:
Văn hóa mạnh sẽ giúp doanh nghiệp tạo được hình ảnh đẹp trong lòng khách hàng và từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh so với những doanh nghiệp khác chính vì vậy việc xây dựng một nền văn hóa mạnh là vấn đề rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp Một nền văn hóa mạnh không chỉ đơn giản bao gồm những yếu tố cơ bản mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng có, nó phải có một sự khác biệt và đặc biệt hay nói cách khác, nó còn phải thể hiện được cái riêng của mỗi một doanh nghiệp Tuy nhiên, công ty lại chưa tạo được sự khác biệt đó Công ty CPXD&PTHT số 18 là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nhưng có thể thấy rằng tính “xây dựng” hay đặc thù về ngành nghề vẫn chưa được đưa vào phát triển một cách mạnh mẽ trong văn hóa của doanh nghiệp Từ đồng phục của công ty, những hoạt động ngoại khóa hay các hoạt động khác có liên quan cũng chưa nêu được sự khác biệt cho công ty Chúng ta chưa cảm nhận được cái riêng của Công ty thông qua văn hóa của nó Văn hóa của Công ty mới chỉ đạt được những yêu cầu rất cơ bản mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng đang hướng tới Doanh nghiệp nào cũng có đồng phục, cũng có hoạt động khen thưởng, cũng có hoạt động ngoại khóa nhưng để tạo được sự khác biệt và xây dựng cái riêng thì như thế là chưa đủ Làm sao để đưa được cái đăc thù ngành nghề kinh doanh vào văn hóa doanh nghiệp mới đủ để doanh nghiệp đạt được nét mạnh Vì sao những tập đoàn lớn lại có một văn hóa được biết đến rộng rãi đến vậy? Đó chính là nhờ sự khác sự khác biệt gắn kết với đặc thù nghiên cứu và kinh doanh.
GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
Định hướng văn hóa doanh nghiệp cho công ty CPXD và PTHT số 18
Có 4 xu hướng chủ yếu phát triển của văn hóa doanh nghiệp Việt Nam:
- Một là, tôn trọng con người với tư cách là chủ thể hành vi, coi trọng tính tích cực và tính năng động của con người trong kinh doanh, công việc nâng cao tố chất của con người là điều kiện quan trọng đầu tiên của phát triển doanh nghiệp.
- Hai là, coi trọng chiến lược phát triển và mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp để bồi dưỡng ý thức văn hóa doanh nghiệp cho toàn thể công nhân viên chức.
- Ba là, coi trọng việc quản lý môi trường vật chất và tinh thần của doanh nghiệp, tạo ra không gian văn hóa tốt đẹp, bồi dưỡng ý thức tập thể và tinh thần đoàn kết nhằm cống hiến sức lực, trí tuệ cho doanh nghiệp.
- Bốn là, coi trọng vai trò tham gia quản lý của công nhân viên chức, khích lệ tinh thần trách nhiệm của tất cả các thành viên doanh nghiệp.
Trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay, văn hóa doanh nghiệp Việt Nam có 4 đặc điểm nổi bật sau đây:
Tính tập thể: Quan niệm tiêu chuẩn đạo đức của doanh nghiệp là do toàn thể thành viên doanh nghiệp tích lũy lâu dài cùng nhau hoàn thành, có tính tập thể.
Tính quy phạm: Văn hóa doanh nghiệp có chức năng điều chỉnh kết hợp: trong trường hợp lợi ích cá nhân và doanh nghiệp xảy ra xung đột thì công nhân viên chức phải phục tùng các quy định, quy phạm của văn hóa mà doanh nghiệp đã đề ra, đồng thời doanh nghiệp cũng phải biết lắng nghe, cố gắng giải quyết hài hòa để xóa bỏ xung đột.
Tính độc đáo: Doanh nghiệp ở những quốc gia khác nhau, doanh nghiệp khác nhau ở cùng một quốc gia đều cố gắng xây dựng văn hóa doanh nghiệp độc đáo trên cơ sở của vùng đất mà doanh nghiệp đang tồn tại Văn hóa doanh nghiệp phải bảo đảm tính thống nhất trong nội bộ từng doanh nghiệp, nhưng giữa các doanh nghiệp khác nhau cần phải tạo nên tính độc đáo của mình.
Tính thực tiễn: Chỉ có thông qua thực tiễn, các quy định của văn hóa doanh nghiệp mới được kiểm chứng để hoàn thiện hơn nữa Chỉ khi nào văn hóa doanh nghiệp phát huy được vai trò của nó trong thực tiễn thì lúc đó mới thực sự có ý nghĩa. Để phát huy ưu thế của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế toàn cầu, khi đối mặt với doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp của chúng ta cần phải xem xét và kiện toàn hơn nữa văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp khi được xây dựng hoàn thiện không những kích thích sự phát triển sản xuất mà còn có ý nghĩa quan trọng để xây dựng uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở Công ty CPXD & PTHT số 18 có định hướng phát triển như sau:
Thứ nhất, xây dựng quan niệm lấy con người làm gốc Văn hóa doanh nghiệp lấy việc nâng cao tố chất toàn diện của con người làm trung tâm nhằm nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp, làm cho quan niệm giá trị của doanh nghiệp thấm sâu vào các tầng chế độ chính sách, từng bước chấn hưng, phát triển doanh nghiệp Điều đó bao gồm các nội dung cơ bản: Bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm của công nhân viên chức để phát huy tính tích cực, tính chủ động; Bồi dưỡng quan điểm giá trị doanh nghiệp và tinh thần doanh nghiệp để nó trở thành nhận thức chung của đông đảo công nhân, viên chức và trở thành động lực nội tại khích lệ tất cả mọi người phấn đấu; Tăng cường đào tạo và phát triển nguồn tài nguyên văn hóa trong doanh nghiệp nhằm tạo ra không khí văn hóa tốt đẹp để nâng cao tố chất văn hóa và trình độ nghiệp vụ của công nhân viên chức; Có cơ chế thưởng, phạt hợp lý, có cơ chế quản lý dân chủ khiến cho những người có cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp đều được tôn trọng và được hưởng lợi ích vật chất xứng đáng với công sức của họ đã bỏ ra.
Thứ hai, xây dựng quan niệm hướng tới thị trường Tất cả đều phải hướng tới sức cạnh tranh, giành thị phần cho doanh nghiệp của mình Cần phải coi nhu cầu của thị trường là điểm sản sinh và điểm xuất phát của văn hóa doanh nghiệp.
Thứ ba, xây dựng quan niệm khách hàng là trên hết Doanh nghiệp hướng ra thị trường nói cho cùng là hướng tới khách hàng Phải lấy khách hàng làm trung tâm Cụ thể: căn cứ vào yêu cầu và căn cứ vào khách hàng để khai thác sản phẩm mới và cung cấp dịch vụ chất lượng cao; cố gắng ở mức cao nhất để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, nâng cao chất lượng phục vụ để tăng cường sức mua của khách hàng; xây dựng quan niệm: phục vụ là thứ nhất, doanh lợi là thứ hai Tiến hành khai thác văn hóa đối với môi trường sinh tồn của doanh nghiệp, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp tốt đẹp.
Thứ tư, xí nghiệp trong quá trình phát triển phải tăng cường ý thức đạo đức chung, quan tâm đến an sinh xã hội Ở nước ta hiện nay, các doanh nghiệp phát triển nhanh chóng nhưng hậu quả của sự phát triển ấy cũng hết sức nặng nề, mà biểu hiện rõ nhất là ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên Để khắc phục tình trạng đó cần thông qua văn hóa doanh nghiệp hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, lâu dài, tránh tình trạng phát triển vì lợi ích trước mắt mà bỏ quên lợi ích con người Định hướng của phát triển là phải biết kết hợp một cách hữu cơ sự phát triển của doanh nghiệp với tiến bộ của con người nhằm bảo đảm sự phát triển doanh nghiệp một cách liên tục, ổn định, hài hòa.
Giải pháp cho việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty CPXD và
3.2.1 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty
3.2.1.1.Những thay đổi từ các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô
Nền kinh tế đang trên đà hội nhập tạo điều kiện để thu hút vốn đầu tư và tham gia vào thị trường rộng lớn để phát triển Tuy nhiên, sự cạnh tranh và các phương thức cạnh tranh tinh xảo hơn cũng là một áp lực rất lớn đối với các Công ty Mặc khác, luật Doanh nghiệp thay đổi, đã làm thay đổi các loại hình hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực dược phẩm đồng nghĩa với việc Công ty mất thế độc quyền Và, khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng đã có những ảnh hưởng rất lớn đến kinh doanh như vốn, nhân lực, biến động giá cả…
Triển vọng phát triển: Tại tỉnh Thanh Hóa, những năm gần đây, ngành xây dựng đang trên đà phát triển và đang được đầu tư và lựa chọn là ngành trọng điểm là cơ hội cho hoạt động kinh doanh của Công ty.
3.2.1.2 Những yếu tố thuộc môi trường vi mô (bên trong) của Công ty
- Năng lực cạnh tranh của công ty: Nguồn nhân lực chưa đảm bảo chất lượng,+ Đoàn kết: Trước hết tại là sự gắn bó, chia sẻ mọi công việc trong suy nghĩ,hành động giữa các thành viên trong lãnh đạo, cần có sự thống nhất cao trong mọi quan điểm và cùng nhau giải quyết những vấn đề của Công ty.Bên cạnh đó, nhân viên cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống và trong công việc.
+ Trung thành: Luôn gắng bó, yêu nghề, yêu Công ty, hết lòng vì sự phát triển của Công ty Nhân viên luôn quan tâm đến việctruyền bá hình ảnh và tạo uy tín của Công ty, luôn tự hào là thành viên của Công ty.
+ Hiệu quả kinh doanh: Mỗi nhân viên luôn năng động sáng tạo để đạt được kết quả công việc cao nhất, hiệu quả trong quản lý tài chính để có kết quả kinh doanh cao nhất.
Giá trị cốt lõi cần được xây dựng là thể thống nhất để thực hiện một mục tiêu chung của công ty Qua mô hình văn hóa có thể thấy các giá trị văn hóa trong mô hình có sự gắn kết chặc chẻ, hỗ trợ, bổ sung cho nhau Mô hình thể hiện tính hợp tác và tính kiểm soát cao trong tư tưởng cũng như hành động của Công ty.
Tập giá trị văn hóa phù hợp và tạo thành hệ tư tưởng chung trong mọi hoạt động của Công ty Đó là vai trò trách nhiệm đối với xã hội trên cơ sở lợi ích của mọi thành viên trong công ty.
3.2.1.3 Xác lập mô hình văn hóa doanh nghiệp cần xây dựng
Hình 3.1 Mô hình văn hóa doanh nghiệp cần xây dựng cho
Công ty CPXD và PTHT số 18 Đây là mô hình giá trị văn hóa kết hợp giữa văn hóa hợp tác và văn hóa kiểm soát; Mô hình văn hóa này tập trung vào yếu tố con người và tổ chức, hay nói cách khác đây là môi trường văn hóa hướng nội Điều này hoàn toàn phù hợp với điều kiện phát triển của công ty CPXD và PTHT số 18 Triết lý kinh doanh lấy con người làm nền tảng và động lực phát triển, Công ty cần sự đồng lòng của mọi thành viên để vượt qua những khó khăn hiện tại.
3.2.2 Xây dựng mục tiêu chiến lược, viễn cảnh tương lai của Công ty 3.2.2.1 Xác định tư tưởng cốt lõi của Công ty
Tương tự như cách thức xác lập tập giá trị văn hóa cốt lõi, từ nhóm khám phá giá trị của Công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty là những thành viên quyết định cuối cùng để xác lập hệ tư tưởng cốt lõi trong văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần xây dựng và phát triển hạ tầng số 18.
- Góp phần mang lại sức khỏe cho mọi người; gia tăng giá trị cho công nhân viên và nhà đầu tư.
- Công ty tiếp tục thực hiện chính sách toàn tâm cho chất lượng
- Lấy chất lượng và hiệu quả là tiêu chí để đánh giá thành công
- Đạo dức kinh doanh là nền tảng của hành động
- Nguồn nhân lực làm nền tảng và động lực cho sự phát triển nhanh và bền vững
3.2.2.2 Hình dung tương lai của Công ty
- Năm 2015, công ty CPXD & PTHT số 18 trở thành top 5 doanh nghiệp xây lắp đứng đầu Thanh Hóa Công ty còn đạt giải Bạc Chất lượng quốc gia
- Công ty xác định nhiệm vụ chính vẫn là "Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế tỉnh Thanh Hóa, Chất lượng được đặt lên hàng đầu”
3.2.3 Căn cứ vào đánh giá văn hóa hiện tại và đề xuất những thay đổi để xây dựng văn hóa doanh nghiệp
3.2.3.1 Những đề xuất để duy trì, xây dựng những giá trị văn hóa cốt lõi
Những giải pháp để duy trì các giá trị văn hóa hiện có và nhận được sự đồng thuận cao của nhân viên Công ty: Đạo đức kinh doanh; chuyên nghiệp; Đoàn kết; Trung thành; Hiệu quả Ứng với từng giá trị văn hóa sẽ có khá nhiều giải pháp cụ thể để tạo dựng giá trị văn hóa một cách tốt nhất
Tổng hợp giải pháp nâng cao giá trị đạo đức kinh doanh
Tuân thủ pháp luật Thực hiện theo đúng quy chế dược Thường xuyên kiểm tra, giám sát các quầy lẻ Nâng cao lòng yêu nghề, tự hào nghề nghiệp
Tổ chức phong trào vì sức khỏe cộng đồng Chú trọng chữ tín trong kinh doanh
Tạo điều kiện để nhân viên tham gia động xã hội
Giáo dục tư tưởng, đạo đức cho nhân viên Tổng hợp giải pháp nâng cao giá trị chuyên Đối với lãnh đạo Đối với cấp quản lý:
Công việc có kế hoạch Đối với nhân viên
Trang phục phù hợp Tổng hợp giải pháp xây dựng giá trị đoàn kết Đồng thuận trong lãnh đạo của công ty.
Tổ chức các buổi giao lưu, sinh hoạt ngoại khóa Thiết lập công việc cho nhóm, tổ, đội, phòng ban. Phát động thi đua có phối hợp giữa các tổ đội, Thực hiện sự hổ trợ nhân viên giữa các phòng ban
Tổng hợp giải pháp xây dựng giá trị lòng trung
Giải pháp xây dựng giá trị hiệu quả
Nhóm giải pháp quản lý nhân lực
Thường xuyên kiểm tra đánh giá kết quả làm việc. Thực hiện khen thưởng minh bạch
Thi hành xử phạt đối với không hoàn thành chi Tạo môi trường làm việc tốt nhất
Nhóm giải pháp quản lý kinh doanh Cắt giảm tối đa chi phí Đầu tư khai thác ngành hàng mới Tích cực thu hồi nợ, tận dụng chiếm dụng vốn
3.2.3.2 Giải pháp chung (tạo dựng niềm tin, thái độ)
Một thực tế không thể phủ nhận, đó là sự hiểu biết về văn hóa doanh nghiệp của các thành viên tại Công ty còn rất hạn chế Công ty tiến hành công tác đào tạo nhằm nâng cao nhận thức về văn hóa doanh nghiệp cho toàn bộ cán bộ công nhân viên; đây là một việc làm hết sức quan trọng, nó có tính chất quyết định đến sự thành, bại trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Công ty.
- Đào tạo: Cần chú ý các vấn đề sau: Đối tượng được đào tạo; đối tượng thực hiện chức năng đào tạo; những nội dung cơ bản cần đào tạo.
- Công tác khen thưởng: Lựa chọn những thành viên ưu tú trong việc tuân thủ, xây dựng các giá trị văn hóa của Công Ty.
- Cơ hội thăng tiến: Cần chỉ cho nhân viên Công ty thấy được những gì họ sẽ được nhận nếu hết lòng, hết sức vid sự phát triển chung của Công ty.
- Lựa chọn thành viên xây dựng văn hóa doanh nghiệp điển hình: Đây là nhóm có khả năng và uy tín trong công ty để thực hiện thí điểm giá trị văn hóa Công Ty lựa chọn.Trên cơ sở đó phát hiện những điểm hạn chế của mô hình văn hóa để khắc phục.
- Xây dựng hệ thống chuẩn mực: Đây là yếu tố rất quan trọng vì hiện tại hệ thống chuẩn mực của Công ty còn khá nhiều hạn chế.