Nhóm thực hiện: Nhóm 5Môn học: Tài chính chứng khoánMỤC LỤCCHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH VÀ CÔNG TY NGHIÊN CỨU...61.. Tình hình phát triển của ngành dệt may Việt Nam hiện nayThị trường tr
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH VÀ CÔNG TY NGHIÊN CỨU
KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH DỆT MAY
1.1 Ngành dệt may là gì?
Ngành công nghệ dệt may hiểu đơn giản là ngành liên quan đến lĩnh vực thiết kế nhằm đáp những ứng nhu cầu về thời trang, may mặc của con người.
Ngành dệt may được coi là một trong những ngành đóng vai trò chủ đạo trong sản xuất hàng tiêu dùng, thông qua những công đoạn liên quan đến việc làm vải và thiết kế sản phẩm và may hoàn thiện để đưa đến người tiêu dùng.
Có thể nói, ngành dệt may có một tầm quan trọng rất lớn trong việc đảm bảo các nhu cầu đời thường của con người, còn là ngành đem lại thặng dư xuất khẩu cho nền kinh tế, tăng phúc lợi xã hội và góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp nói chung
1.2 Quy mô ngành dệt may tại Việt Nam
Ngành dệt may luôn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam nói chung Ngành dệt may của Việt Nam hiện nay được áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại cùng với đội ngũ lao động có tay nghề cao cũng như nhận được sự ủng hộ lớn từ phía Nhà nước mà đang dần có những bước phát triển vượt bậc về quy mô cũng như chất lượng Ước tính, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam hiện có hơn 2,5 triệu lao động đến từ hơn 5000 đơn vị sản xuất Và con số đó có thể sẽ tiếp tục tăng nhanh trong những năm tới Không thể phủ nhận rằng, ngành dệt may Việt Nam đã có những bước phát triển nhất định về quy mô sản xuất
1.3 Tình hình phát triển của ngành dệt may Việt Nam hiện nay
Việt Nam là một trong những thị trường có tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp may mặc Có thể thấy rằng, các doanh nghiệp dệt may trong nước như Dệt may Hòa Thọ, Nhà Bè, Việt Tiến, May 10… đã không ngừng tìm tòi và học hỏi trong việc cải tiến mẫu mã, phong cách thiết kế, đa dạng chất liệu nhằm làm mới ngành thời trang Việt Nam.
Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng luôn có những bước đột phá trong sử dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động sản xuất Nhìn chung, việc chuyển giao công nghệ tiêu chuẩn từ các nước tiên tiến như Châu Âu, Nhật Bản, Hàn
Nhóm thực hiện: Nhóm 5 Môn học: Tài chính chứng khoán
Quốc đã được các doanh nghiệp áp dụng rất tốt, từ đó tạo ra những sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân
Ngành dệt may Việt Nam không chỉ đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn đưa ngành dệt may phát triển vươn tầm thế giới Thực tế, ngành dệt may là một trong những lĩnh vực có tỉ lệ xuất khẩu rất cao đồng thời đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động xuất – nhập khẩu của cả nước, cụ thể:
Là ngành có hoạt động xuất khẩu lớn giúp thu về lượng ngoại tệ đáng kể
Là ngành có tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp kim ngạch xuất khẩu cao cho Việt Nam
Trong những năm qua, ngành dệt may Việt Nam thu hút rất nhiều nguồn đầu tư nước ngoài như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cho ngành dệt may nói chung.
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÒA THỌ
2.1 Khái quát về công ty
Tổng Công ty CP Dệt May Hòa Thọ là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) và Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) thuộc Bộ Công thương, phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Qua 58 năm hình thành và phát triển, Dệt May Hòa Thọ đã trở thành một trong những doanh nghiệp may lớn nhất của ngành Dệt May Việt Nam Tổng số cán bộ công nhân viên hơn 10.000 người bên cạnh đó công ty sở hữu 10.500 thiết bị may các loại, hệ thống dây chuyền 73.600 cọc sợi, năng lực sản xuất đạt 23,35 triệu sản phẩm may mặc các loại/năm Hệ thống kho nguyên phụ liệu trung tâm với diện tích 20.500m2 gồm kho nguyên phụ liệu và kho thành phẩm Dệt May Hòa Thọ còn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 và quản lý môi trường ISO 14001:2004 đã được SGS đánh giá và UKAS cấp giấy chứng nhận.
Tên quốc tế: HOA THO TEXTILE - GARMENT JOINT STOCK
Tên viết tắt: HOA THO CORPORATION
Mã số thuế : 0400101556. Địa chỉ: 36 Ông ích Đường, Phường Hoà Thọ Đông, Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam
Người đại diện: Nguyễn Văn Hải, Điện thoại: 02363846290-3670295
Ngày hoạt động: 30-01-2007 Quản lý bởi Cục Thuế TP Đà Nẵng
Loại hình DN: Công ty cổ phần ngoài NN
Tình trạng: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐK).
2.2 Lịch sử hình thành phát triển. Được thành lập từ năm 1962, tiền thân có tên là Nhà máy Dệt Hòa Thọ (SICOVINA) thuộc Công ty Kỹ nghệ Bông vải Việt Nam.
Năm 1975, khi thành phố Đà Nẵng được giải phóng Nhà máy Dệt Hoa Thọ được chính quyền tiếp quản và đi vào hoạt động trở lại vào ngày 21/04/1975 Năm 1993, đổi tên thành lập doanh nghiệp Nhà nước; Công ty Dệt Hoa Thọ theo quyết định thành lập số 241/TCLĐ ngày 24/03/1993 của Bộ Công nghiệp nhẹ
Năm 1997, đổi tên thành: Công ty Dệt May Hoà Thọ theo quyết định số 433/QĐ-TCLĐ của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam
Năm 2005 chuyển thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt May Hòa Thọ theo quyết định số 200/2005/QĐ-TTg ngày 08/08/2005 của Thủ tướng Chính phủ
Ngày 15/11/2006 chuyển thành Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hoa Thọ theo quyết định số 3252/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp, và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 01 tháng 02 năm 2007
Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hoa Thọ là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (VINATEX) và Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAX) thuộc Bộ Công thương Tổng diện tích: 145.000m2, trong đó diện tích nhà xưởng, kho khoảng 72.000m2 Tổng số cán bộ công nhân 5.978 người, trong đó bộ phận nghiệp vụ 283 người Tổng công suất điện lắp đặt: 7.500 KW Nguồn điện, khí nén, nước sạch sẵn có và dồi dào để mở rộng qui mô sản xuất.
2.3 Hình thành các đơn vị trực thuộc
Năm 1975: Thành lập Nhà máy Sợi Hòa Thọ.
Năm 1997: Thành lập Xí nghiệp May Hòa Thọ 1
Năm 1999: Thành lập Xí nghiệp May Hòa Thọ 2
Năm 2002: Thành lập Xí nghiệp May Hòa Thọ 3 đến năm 2010 sáp nhập vào Xí nghiệp May Hòa Thọ 2
Năm 2001: Thành lập Công ty May Hòa Thọ - Điện Bàn
Năm 2002: Thành lập Công ty May Hòa Thọ - Quảng Nam
Năm 2003: Thành lập Công ty May Hòa Thọ - Hội An
Năm 2007: Đầu tư mới 2 Công ty:
Công ty May Hòa Thọ - Duy Xuyên
Công ty May Hòa Thọ - Đông Hà
Năm 2011: Thành lập Nhà máy May Veston Hòa Thọ
Nhóm thực hiện: Nhóm 5 Môn học: Tài chính chứng khoán
Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, đưa TCTDMHT ngày càng phát triển về mọi mặt, từng bước củng cố và mở rộng hệ thống kinh doanh, vươn ra thị trường quốc tế, xây dựng thương hiệu, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao, đảm bảo việc làm cho người lao động, thực hiện tốt các công tác xã hội, đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động từ thiện Sản phẩm dệt may Hoà Thọ đều có mặt ở hầu hết các thị trường trên thế giới như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Đông, Nam Mỹ, thông qua các nhà nhập khẩu lớn tại nhiều nước Dệt May Hoà Thọ để thực sự trở thành một trong những doanh nghiệp may lớn nhất của ngành Dệt May Việt Nam.
2.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức.
Nhóm thực hiện: Nhóm 5 Môn học: Tài chính chứng khoán
2.5 Ngành nghề kinh doanh và địa bàn kinh doanh.
• Chủ yếu sản xuất hàng dệt sẵn (trừ trang phục): sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng may mặc, vải, sợi, chỉ khâu, các loại thiết bị, nguyên phụ liệu, phụ tùng ngành dệt may
• Chuyên SX, kinh doanh, xuất khẩu các loại sản phẩm may mặc, các loại sợi, nhập khẩu các nguyên liệu, thiết bị thiết yếu dùng để kéo sợi và SX hàng may mặc Sản phẩm chính: Các loại sợi: Sợi Cotton chải thô, chải kỹ, sợi T/C, sợi Polyester (Chỉ số Ne20 - Ne45) Sản phẩm may mặc: Quần tây các loại, quần chống nhăn, veston, áo jacket, đồ bảo hộ lao động, Kim ngạch xuất khẩu năm 2011 là 76 triệu USD, trong đó có thị trường Hoa Kỳ chiếm 42,2%,
EU 26,8% và thị trường châu Á chiếm 31% Đang sản xuất cho các nhãn hiệu thời trang nổi tiếng thế giới như: Snickers, Burton, Novadry, Haggar, Perry Ellis Portfolio, Calvin Klein
• Bên cạnh đó HTG còn mở rộng loại hình kinh doanh sang các mảng: siêu thị, du lịch, khách sạn, kinh doanh vận tải hàng, kinh doanh bất động sản, xây dựng công nghiệp, dân dụng khai thác nước sạch phục vụ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt, sản xuất điện mặt trời, kinh doanh giấy các loại, bán lẻ trong siêu thị, bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh
• Thị trường trong nước: HTG có hệ thống phân phối chủ yếu tập trung ở Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh
• Thị trường ngoài nước: Với các sản phẩm đa dạng như: suit, quần tây, áo khoác, bảo hộ lao động,…cùng chất lượng đảm bảo, mẫu mã hợp thời đại, sản phẩm của Hòa Thọ được khách hàng đánh giá cao, kể cả những thị trường với tiêu chuẩn khắt khe như Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc….
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY (GIAI ĐOẠN 2020-2022)
TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
Bảng 1: Tình hình tài sản của Doanh nghiệp
Tiền: Số tiền tăng từ 44,218 đến 58,586 (tăng 32.65%), đồng thời tăng tỷ trọng từ 4.59% lên 3.65% Tuy nhiên, giảm 1.53% so với năm 2020.
Đầu tư tài chính ngắn hạn: Tăng mạnh từ 24,358 lên 119,955 (tăng 392.47%), chiếm tỷ lệ tương đối cao hơn trong tài sản ngắn hạn, tăng 8.69%.
Các KPT dài hạn: Tăng mạnh từ 1,165 lên 10,651 (tăng 239.83%), chiếm phần lớn trong tài sản dài hạn.
TSCD (Tài sản cố định): Giảm từ 737,825 xuống 672,855 (giảm 8.81%), đồng thời giảm tỷ lệ so với tổng tài sản từ 93.63% xuống 91.53%.
TS đầu tư TC DH: Tăng nhẹ từ 14,874 lên 16,367 (tăng 10.52%).
TSDH khác: Tăng từ 30,005 lên 42,327 (tăng 41.05%).
Tổng tài sản (TS): Tăng từ 1,751,237 lên 2,388,880 (tăng 36.38%).
Chỉ số Tổng tài sản (CL): Tăng 33.66% so với năm 2020.
Chỉ số Tổng lãi (TL): Tăng 2.06% so với năm 2021.
Nhóm thực hiện: Nhóm 5 Môn học: Tài chính chứng khoán
Có sự tăng trưởng tích cực về tổng tài sản.
Tăng mạnh ở các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và các KPT dài hạn.
Giảm về tỷ lệ tài sản cố định, đồng thời tăng về các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dở dang dài hạn.
Bảng 2: Bảng tình hình Nguồn vốn của DN
Nợ ngắn hạn: Tăng từ 946,954 lên 1,374,869 (tăng 45.19%) Nợ vay ngắn hạn tăng mạnh (43.12%) và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ ngắn hạn.
Phải trả người bán và phải trả công nhân viên giảm.
Nợ khác giảm đáng kể.
Nợ dài hạn:Giảm từ 326,293 xuống 273,561 (giảm 4.35%).
Nợ dài hạn của ngân hàng giảm.
Vốn góp cổ đông: Tăng từ 225,000 lên 300,031 (tăng 33.35%).
Lợi nhuận chưa phân phối (LNST): Tăng đáng kể từ 93,703 lên 362,169 (tăng 287.61%).
LNST giữ lại tăng nhanh chóng, đóng góp lớn vào tăng vốn chủ sở hữu.
Tổng nợ: Tổng nợ tăng từ 1,273,248 lên 1,504,299 (tăng 18.11%).
Tổng vốn chủ sở hữu: Tăng từ 477,990 lên 884,581 (tăng 84.95%). Nhận xét tổng quát:
Tổng nợ tăng nhẹ và tập trung vào nợ ngắn hạn.
Tổng vốn chủ sở hữu tăng đáng kể, đóng góp chủ yếu từ tăng vốn góp cổ đông và lợi nhuận chưa phân phối.
Doanh nghiệp có vẻ tăng cường vốn chủ sở hữu để hỗ trợ hoạt động kinh doanh và phát triển.
Bảng 3: Bảng báo cáo kết quả hoạt động Kinh doanh
Nhóm thực hiện: Nhóm 5 Môn học: Tài chính chứng khoán
3.BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
SỐ TIỀN TL(%) SỐ TIỀN TL(%)
2.CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ DT 949 389047 456384 388098 40895,47% 67337 17,31%
CHỈ TIÊU 2020 2021 2022 CHÊNH LỆCH 2021/2020 CHÊNH LỆCH 2022/2021
Doanh thu và Các Khoản Giảm Trừ Doanh Thu:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (DTBH&CCDV): Tăng từ 3,257,214 lên 5,144,986 (tăng 57.7%) Tăng tỷ lệ từ 18.63% lên 33.16%.
Các khoản giảm trừ doanh thu: Tăng mạnh từ 949 lên 456,384 (tăng 480.62%) Tăng tỷ lệ từ 0.03% lên 0.17%.
Lợi nhuận gộp (GVHB): Tăng từ 2,992,286 lên 4,542,575 (tăng 51.51%).Tăng tỷ lệ từ 14.28% lên 32.84%.
Lãi gộp (Lãi gộp = DTBH&CCDV - Các khoản giảm trừ doanh thu): Tăng từ 2,639,784 lên 4,893,602 (tăng 85.19%) Tăng tỷ lệ từ 81.33% lên 95.07%.
Doanh thu tài chính: Tăng từ 23,983 lên 95,612 (tăng 298.72%) Tăng tỷ lệ từ 0.63% lên 1.45%.
Chi phí tài chính: Tăng từ 29,793 lên 81,115 (tăng 172.88%) Tăng tỷ lệ từ -0.05% lên 1.86%.
Lợi nhuận kinh doanh (LNKD = Lãi gộp - Chi phí tài chính - CPBH -CPQLDN): Tăng từ 70,176 lên 332,356 (tăng 373.89%) Tăng tỷ lệ từ2.11% lên 5.21%.
Thuế TNDN: Tăng từ 7,881 lên 69,320 (tăng 779.16%) Tăng tỷ lệ từ 1.53% lên 2.47%.
Lợi nhuận sau thuế (LNST): Tăng từ 62,239 lên 268,128 (tăng 330.98%). Tăng tỷ lệ từ 2.24% lên 5.21%.
Doanh nghiệp đã có sự tăng trưởng đáng kể trong doanh thu và lợi nhuận. Tăng cường lợi nhuận gộp và giảm chi phí tài chính là những yếu tố chính đóng góp vào tăng lợi nhuận kinh doanh.
Tuy nhiên, chi phí khác giảm đáng kể, và lợi nhuận khác tăng mạnh, có thể làm tăng lợi nhuận sau thuế.
PHÂN TÍCH CÁC THÔNG SỐ TÀI CHÍNH
2.1 Thông số khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán là khả năng của một tài sản có thể nhanh chóng chuyển thành tiền Thông số khả năng thanh toán đo lường khả năng của doanh nghiệp trong việc sử dụng các tài sản nhanh chuyển hóa thành tiền để đối phó với các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn Có hai thông số cơ bản để đánh giá khả năng thanh toán là thông số khả năng thanh toán hiện thời và thông số khả năng thanh toán nhanh.
Khả năng thanh toán hiện thời: thông số này cho biết khả năng chuyển hóa thành tiền mặt của các TSNH trong tương quan với các khoản nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán nhanh: thông số này là 1 công cụ hỗ trợ bổ sung cho thông số khả năng thanh toán hiện thời khi đánh giá về khả năng thanh toán Khả năng thanh toán nhanh phản ánh việc công ty có thể thanh toán được các khoản nợ bằng TSNH có thể chuyển thành tiền một cách nhanh nhất.
Bảng 4: Bảng thông số khả năng thanh toán
Nhóm thực hiện: Nhóm 5 Môn học: Tài chính chứng khoán
Tiền và Cổng Khoản Thanh Toán Điện Tử Tiền (CKTĐ Tiền): Số tiền và CKTĐ tiền giảm mạnh từ 58,586 xuống 24,501 Tỉ lệ giảm là 0.58, cho thấy giảm mạnh so với năm 2020 Nên chú ý đến sự giảm này và đánh giá tác động của nó đối với khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp.
Hàng Tồn Kho: Hàng tồn kho tăng từ 857,148 lên 934,558, là một tăng trưởng đáng kể Tỉ lệ tăng là 0.67, cho thấy sự tăng trưởng đáng kể so với năm 2021 Cần xem xét chi tiết hơn về quản lý tồn kho và đảm bảo rằng không có sự tích tụ hàng tồn không cần thiết.
Tổng Số Nợ Hạn Ngắn (TSNH) và Nợ Ngắn Hạn: Tổng số nợ hạn ngắn tăng đáng kể từ 1,605,616 lên 1,602,875, nhưng nợ ngắn hạn giảm từ 946,954 xuống 1,230,738 Có thể có sự chuyển động trong cấu trúc nợ của doanh nghiệp.
Khả năng TT Hiện Thời: Tăng từ 1.017 vào 2020 lên 1.302 vào 2022. Tăng trưởng tích cực cho thấy khả năng thanh toán đang cải thiện.
Khả Năng TT Nhanh:Giảm từ 0.544 vào 2021 xuống 0.543 vào 2022 Sự giảm nhỏ này có thể là dấu hiệu của một số thách thức trong việc thanh toán nhanh chóng.
Khả Năng TT Tức Thì: Giảm từ 0.046 vào 2020 xuống 0.019 vào 2022.
Sự giảm đáng kể này có thể là một điểm đáng chú ý, cần phải xem xét chi tiết để hiểu nguyên nhân.
Sự giảm mạnh trong tiền và CKTĐ tiền cùng với sự giảm trong khả năng thanh toán tức thì có thể là một tín hiệu cảnh báo về khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp.
Tăng trưởng hàng tồn kho đồng thời giảm nợ ngắn hạn có thể là kết quả của chiến lược tài chính, nhưng cần được theo dõi cẩn thận để đảm bảo rằng không có vấn đề nợ cần giải quyết.
Quản lý cẩn thận và đánh giá định kỳ về khả năng thanh toán là quan trọng để đảm bảo sự ổn định và bền vững của doanh nghiệp.
Bảng 5: Bảng thông số hoạt động
Tăng từ 37.95 (2020) lên 49.27 (2021), nhưng giảm xuống 32.22 (2022).Tỷ lệ tăng 11.33% giữa 2020 và 2021, và giảm 17.05% giữa 2021 và 2022 Chênh lệch giữa các năm cho thấy mô hình thu tiền không ổn định, có sự giảm đột ngột từ 2021 đến 2022.
Vòng Quay Khoản Phải Thu:
Nhóm thực hiện: Nhóm 5 Môn học: Tài chính chứng khoán
Giảm từ 9.49 (2020) xuống 7.31 (2021), nhưng tăng lên 11.17 (2022) Tỷ lệ giảm là 22.99% giữa 2020 và 2021, và tăng 52.91% giữa 2021 và 2022 Có vẻ như có sự cải thiện sau khi giảm từ 2020 đến 2021.
Tăng từ 26.07 (2020) lên 35.23 (2021), nhưng giảm xuống 19.61 (2022) Tỷ lệ tăng là 35.1% giữa 2020 và 2021, và giảm 44.32% giữa 2021 và 2022 Chênh lệch lớn giữa 2021 và 2022.
Vòng Quay Khoản Phải Trả:
Giảm từ 13.81 (2020) xuống 10.22 (2021), nhưng tăng lên 18.36 (2022) Tỷ lệ giảm là 25.98% giữa 2020 và 2021, và tăng 79.62% giữa 2021 và 2022 Có sự tăng trưởng tích cực.
Thời Gian Giải Toả Tồn Kho:
Tăng từ 61.84 (2020) lên 90.23 (2021), nhưng giảm nhẹ xuống 74.06 (2022) Tỷ lệ tăng là 45.9% giữa 2020 và 2021, và giảm 17.9% giữa 2021 và 2022.
Giảm từ 5.82 (2020) xuống 3.99 (2021), nhưng tăng lên 4.86 (2022) Tỷ lệ giảm là 31.46% giữa 2020 và 2021, và tăng 21.83% giữa 2021 và 2022 Tăng trưởng đột ngột giữa 2021 và 2022
Giản từ 1.86 (2020) lên 1.65(2021), và tăng nhẹ xuống 2.15 (2022) Tỷ lệ giảm là 11.23% giữa 2020 và 2021, và tăng 30.47% giữa 2021 và 2022
Vòng Quay TSCĐ (Tài Sản Cố Định):
Tăng từ 4.41 (2020) lên 5.74 (2021), và tăng tiếp lên 7.32 (2022) Tỷ lệ tăng là 30.1% giữa 2020 và 2021, và tăng 27.47% giữa 2021 và 2022.
Vòng Quay Vốn Luân Chuyển Ròng:
Giảm đột ngột từ 200.60 (2020) xuống 16.74 (2021), và giảm thêm xuống13.82 (2022) Tỷ lệ giảm là 91.65% giữa 2020 và 2021, và giảm thêm 17.43% giữa 2021 và 2022
=> Tổng quát: Có sự biến động lớn trong các chỉ tiêu hoạt động từ năm này sang năm khác Sự giảm đột ngột trong Vòng Quay Vốn Luân Chuyển Ròng đòi hỏi sự chú ý đặc biệt và kiểm tra nguyên nhân Các chỉ tiêu khác có những biến động tích cực và tiêu cực, cần xem xét chi tiết để hiểu rõ hơn về hiệu suất và khả năng hoạt động của công ty.
2.2 Thông số đòn bẩy tài chính
Bảng 6: Bảng thông số đòn bẫy tài chính
Giảm từ 0.73 (2020) xuống còn 0.63 (2022) Tỷ lệ giảm là -0.87% giữa
2020 và 2021, và giảm thêm -12.62% giữa 2021 và 2022.
Thông Số Nợ Dài Hạn:
Giảm đáng kể từ 0.41 (2020) xuống 0.24 (2022) Tỷ lệ giảm là 20.35% giữa
2020 và 2021, và giảm thêm 26.58% giữa 2021 và 2022.
Thông Số Ngân Quỹ/Nợ:
Tăng từ 0.16 (2020) lên 0.26 (2022) Tỷ lệ tăng là 20.13% giữa 2020 và
2021, và tăng thêm 33.88% giữa 2021 và 2022.
Thông Số Khả Năng Trả Lãi Vay:
Tăng đáng kể từ 4.19 (2020) lên 14.66 (2022).Tỷ lệ tăng là 227.8% giữa
2020 và 2021, và tăng thêm 6.8% giữa 2021 và 2022.
=> Tổng quát: Công ty có xu hướng giảm nợ, đặc biệt là nợ dài hạn, điều này có thể là một dấu hiệu tích cực về sức khỏe tài chính.
Nhóm thực hiện: Nhóm 5 Môn học: Tài chính chứng khoán
Tăng cường nguồn ngân quỹ có thể giúp cải thiện khả năng thanh toán và giảm áp lực tài chính ngắn hạn.
Khả năng trả lãi vay của công ty đã tăng mạnh, nhưng cần kiểm tra để đảm bảo rằng nó không gây ra rủi ro tài chính không mong muốn.
2.3 Thông số khả năng sinh lời
Bảng 7: Bảng thông số khả năng sinh lời
7.THÔNG SỐ KHẢ NĂNG SINH LỜI
Giá trị Tỷ lệ(%) Giá trị Tỷ lệ(%)
2.TỶ SUẤT LỢI NHUẬN DOANH THU-ROS 1,91 5,21 5,21 3,30 172,80% 0,00 -0,04% 12,88
3.TỶ SUẤT LỢI NHUẬN TRÊN TỔNG TÀI SẢN-ROA 3,55 8,61 11,22 5,05 142,16% 2,62 30,42% 7,28
4.TỶ SUẤT LỢI NHUẬN VCSH-ROE 13,02 30,81 30,31 17,79 136,64% -0,50 -1,63% 17,7
TRUNG BÌNH NGÀNH Chênh lệch 2022/2021
Lợi Nhuận Gộp Biên: Tăng từ 8.11 (2020) lên 11.70 (2022) Tăng 47.71% giữa 2020 và 2021, và tăng thêm 1.85% giữa 2021 và 2022.
Tỷ Suất Lợi Nhuận Doanh Thu (ROS): Tăng đáng kể từ 1.91 (2020) lên 5.21 (2022) Tăng 172.8% giữa 2020 và 2021, và giữ nguyên giữa 2021 và 2022.
Tỷ Suất Lợi Nhuận Trên Tổng Tài Sản (ROA): Tăng từ 3.55 (2020) lên 11.22 (2022) Tăng 142.16% giữa 2020 và 2021, và tăng thêm 30.42% giữa
2021 và 2022 Tăng trưởng đáng kể, có thể là kết quả của tăng cường quản lý tài sản và hiệu suất hoạt động.
Tỷ Suất Lợi Nhuận Vốn Chủ Sở Hữu (ROE): Tăng từ 13.02 (2020) lên 30.31 (2022) Tăng 136.64% giữa 2020 và 2021, nhưng giảm 1.63% giữa 2021 và 2022 ROE vẫn ở mức cao, tuy nhiên, cần xem xét giảm nhẹ năm 2022 để đảm bảo sự ổn định.
Công ty có sự tăng trưởng tích cực trong Lợi Nhuận Gộp Biên, Tỷ Suất Lợi Nhuận Doanh Thu, Tỷ Suất Lợi Nhuận Trên Tổng Tài Sản (ROA), và Tỷ Suất Lợi Nhuận Vốn Chủ Sở Hữu (ROE).
Sự tăng trưởng mạnh mẽ trong ROS và ROA có thể là kết quả của hiệu suất kinh doanh và quản lý tài sản.
Sự giảm nhẹ trong ROE năm 2022 cần được theo dõi để đảm bảo rằng nó không phản ánh vấn đề tài chính nào đó.
Tất cả các chỉ tiêu đều cao hơn so với trung bình ngành, điều này có thể là một dấu hiệu tích cực về hiệu suất tài chính của công ty so với đối thủ cạnh tranh.
2.4 Các chỉ tiêu liên quan cổ phiếu
Bảng 8: Bảng các chỉ tiêu liên quan đến cổ phiếu
Thu Nhập Mỗi Cổ Phần (EPS): Tăng đáng kể từ 2699 (2020) lên 8258 (2021), và tiếp tục tăng lên 9605 (2022) Tăng 206% giữa 2020 và 2021, và tăng thêm 16% giữa 2021 và 2022.
Chỉ Số Giá Trên Thu Nhập (P/E): Giảm từ 6.78 (2020) xuống 2.85 (2022) Giảm 41% giữa 2020 và 2021, và giảm thêm 29% giữa 2021 và 2022.
Chỉ Số Giá Trên Giá Trị Sổ Sách (P/B): Giảm từ 1.2 (2021) xuống 0.93 (2022) Tăng 76% giữa 2020 và 2021, nhưng giảm -22.5% giữa 2021 và 2022.
Chỉ số cổ tức mỗi cổ phần (DPS): Tăng từ 1400đ (2020) lên 5000đ (2021) và giảm lại còn 4000đ (2022).
Nhóm thực hiện: Nhóm 5 Môn học: Tài chính chứng khoán
Tăng trưởng mạnh mẽ của EPS là một dấu hiệu tích cực, cho thấy công ty đang có hiệu suất tốt trong việc sinh lời.
XEM XÉT SỰ KIỆN CHỦ YẾU 2020-2022 ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Sau khoảng thời gian dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế trong nước cũng như thế giới Bộ phận người tiêu dùng tăng nhu cầu sử dụng hàng hoá nhưng có sự thay đổi trong việc mua các mặt hàng thời trang và phương thức lựa chọn Việc lựa chọn các mã cổ phiếu ngành dệt may vào danh mục đầu tư là rất tiềm năng và đem lại cho nhà đầu tư nhiều cơ hội Tuy nhiên đi cùng với đó cũng tìm ẩn không ít những rủi ro.
Hiện nay cổ phiếu trong lĩnh vực dệt may đang có nhiều triển vọng và trên đà phát triển mạnh Tuy nhiên, do trong những tháng đầu năm của năm 2021 thị giá cổ phiếu ngành này đã tăng cao nên sẽ gây nên tình trạng giá khó bức phá trong năm nay Ngoài ra, hiện nay một số mã trong ngành dệt may đang tìm ẩn nhiều rủi ro và có dấu hiệu suy thoái.
BIẾN ĐỘNG GIÁ CỔ PHIẾU CỦA NGÀNH DỆT MAY
Trong báo cáo cập nhật cổ phiếu ngành dệt may năm 2023 vừa công bố, SSI Research cho rằng áp lực lạm phát sẽ tiếp tục thách thức thị trường McKinsey dự báo doanh thu hàng thời trang cao cấp trên toàn cầu sẽ tăng 5~10% so với cùng kỳ, trong khi phần còn lại của thị trường sẽ giảm 3% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, dữ liệu từ Hoa Kỳ vẫn cho thấy mức tồn kho cao trong toàn ngành dự kiến sẽ kéo dài đến quý 2 năm 2023 Các đơn đặt hàng sẽ bắt đầu tăng tốc (theo quý) trong quý 3/2023, mặc dù triển vọng tăng trưởng lợi nhuận (theo năm) vẫn không chắc chắn trong nửa cuối năm 2023.
Bảng 9: Bảng nhu cầu và tỷ lệ tăng trưởng của thị trường quốc tế
Ngoài sự khác biệt giữa thời trang cao cấp và các phân khúc khác trong ngành dệt may, sự khác biệt giữa các vùng cũng sẽ được thể hiện rõ Nền kinh tế Mỹ, mặc dù dự kiến sẽ chậm lại, nhưng được dự báo vẫn sẽ là thị trường có quy mô lớn hơn các nền kinh tế lớn khác.
Nhóm thực hiện: Nhóm 5 Môn học: Tài chính chứng khoán
Giá cổ phiếu ngành dệt may giảm 41% vào năm 2022, thấp hơn 10,3% so với kết quả của chỉ số VN-Index Đối với công ty Hòa Thọ : Giá cổ phiếu cuat Hòa Thọ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kết quả kinh doanh,các thông tin liên quan tới doanh nghiệp và môi trường kinh doanh tổng thể
Liên quan đến tình hình tài chính, theo báo cáo thường niên 2022, do ông Nguyễn Văn Hải, Tổng Giám đốc ký, doanh thu thuần và giá vốn hàng bán đều tăng từ 3.863 tỷ đồng năm 2021 lên 5.144 tỷ đồng trong năm 2022, tức khoảng 33% Việc kiểm soát tốt các chi phí góp phần tăng lợi nhuận của Tổng Công ty và giúp cho chỉ tiêu lợi nhuận tăng mạnh, cụ thể lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2021 là 218,546 tỷ đồng lên 332,348 tỷ đồng, tức tăng 52,07%.
Các tông tin về kế hoạch kinh doanh ,chiến lược mới hoặc các thông tin ích cực về doanh nghiệp có thể gây ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của Hòa Thọ trên thị trường chứng khoán
MỘT VÀI ẢNH HƯỞNG CỦA NGÀNH TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU TRONG TƯƠNG LAI
Để trở thành mã cổ phiếu tiềm năng hàng đầu hiện nay, ngành dệt may Việt Nam đã có sự tác động tích cực từ nhiều yếu tố, cụ thể:
Thứ nhất: Hiệp hội Dệt may Việt Nam dự báo kim ngạch xuất khẩu năm 2023 sẽ đạt 43 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2021 Đây là tín hiệu đáng mừng cho cổ phiếu dệt may thay đổi sau đại dịch Covid 19.
Thứ hai: Bộ Công Thương đã áp dụng thuế nhập khẩu 05 năm đối với sợi polyester (loại DTY, POY, FDY) với các nước như Ấn Độ (54,9%), Trung Quốc (17,5%), Malaysia (21,5%), Indonesia (21,9%) Điều này sẽ mang lại lợi ích cho hầu hết các công ty sản xuất sợi ở nước ta
Thứ ba: Theo thống kê của Công ty Chứng khoán SSI, nhóm cổ phiếu ngành dệt may đã tăng trưởng mức 111% trong năm 2021 Ước tính đến năm 2023 con số này sẽ tăng lên chứng tỏ ngành dệt may đang tăng trưởng rất phát triển trong tương lai
Thứ tư: Dệt may được coi là ngành cực kỳ thiết yếu ở mỗi quốc gia Vì vậy, để đảm bảo cho hoạt động xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp ngành may mặc phải hoạt động hết công suất để phục vụ nhu cầu của con người.
XEM XÉT ĐIỀU KIỆN KINH TẾ NGÀNH VÀ KINH TẾ VĨ MÔ LIÊN QUAN ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU
ĐIỀU KIỆN KINH TẾ NGÀNH
Thị trường khách hàng của các DN sản xuất hàng may mặc rất rộng lớn, bao gồm mọi lứa tuổi, giới tính, mức thu nhập, sở thích, tiêu dùng, vị trí trong xã hội, Khách hàng có ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của DN Khách hàng là người quyết định DN sản xuất loại quần áo gì, kiểu dáng ra sao
Sở thích xu hướng ăn mặc của khách hàng quyết định đến sản xuất sản phẩm của DN Cho nên DN mình phải căn cứ vào thu nhập của người tiêu dùng để quyết định giá bán sao cho người mua có thể chấp nhận được.
=> Sự biến đổi trong tâm lý tiêu dùng và xu hướng mua sắm của người tiêu dùng có thể ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của Công ty Dệt May Hoà Thọ Nếu ngành may mặc đang gặp khó khăn do sự suy giảm trong nhu cầu tiêu dùng, cổ phiếu của công ty có thể chịu áp lực giảm giá.
1.2 Chi phí nguyên vật liệu
Nguồn nguyên phụ liệu sản xuất trong nước phục vụ cho ngành dệt may còn rất khiêm tốn Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), mặc dù là nước xuất khẩu thuộc Top đầu thế giới song ngành dệt may Việt Nam vẫn phải phụ thuộc nhiều vào nguyên phụ liệu nhập khẩu Trong số này, vải các loại nhập khẩu đạt 4,39 tỷ USD, tăng 22,7% (tăng 813 triệu USD); nguyên phụ liệu dệt may da giày đạt 2,13 tỷ USD, tăng 24,6% (tăng 421 triệu USD); bông các loại đạt 996 triệu USD, tăng 13,1% (tăng 115 triệu USD) và xơ sợi dệt các loại đạt 875 triệu USD, tăng 23,3% (tăng 115 triệu USD)
Tồn tại nêu trên là do chúng ta chưa chủ động được nguồn nguyên, phụ liệu (NPL) trong nước và phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu nước ngoài Sự bùng phát COVID-19 tạo ra một sự tàn phá chưa từng có trong chuỗi cung ứng toàn cầu, là một cú sốc đối với dòng chảy thương mại do vận chuyển và gián đoạn hậu cần (do các quốc gia đóng cửa biên giới, tạm ngưng các dịch vụ vận tải đường không, đường biển… để phòng dịch) Đối với công ty Cổ phần dệt may Hòa Thọ thì sự ổn định của các nguồn cung cấp được đưa lên hàng đầu Công ty đã xây dựng được một hệ thống mạng lưới các nhà cung cấp nguyên vật liệu có tên tuổi, mạng lưới phân phối rộng và nguồn hàng phong phú Điển hình là những nguồn cung từ nước lớn có giá trị xuất khẩu sang Việt Nam lớn như Mỹ, Trung Quốc, Đây là những nhà cung ứng có uy tín, chất lượng ổn định, bắt kịp thị hiếu người tiêu dùng, giao hàng đúng tiến độ.
=> Biến động trong giá nguyên liệu như vải, sợi, hoá chất có thể ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của Công ty Dệt May Hoà Thọ Nếu chi phí nguyên liệu tăng
Nhóm thực hiện: Nhóm 5 Môn học: Tài chính chứng khoán đột ngột, lợi nhuận của công ty có thể bị ảnh hưởng và dẫn đến sự lạc quan giảm và áp lực lên giá cổ phiếu.
1.3 Về đối thủ cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh của công ty cổ phần dệt may Hoà Thọ là rất đa dạng cả trong nước và ngoài nước.
: Đối thủ cạnh tranh trong nước
• Đối với ngành Dệt: Đối thủ hiện tại của Công ty là Công ty Dệt khăn Minh Khai, Công ty Dệt Phong phú,…
• Đối với ngành May là Công ty CP Xuất nhập khẩu Dệt may Đà Nẵng (VINATEX), Công ty CP Dệt may 29-3 (Hachiba), Công Ty TNHH May Mặc Whitex (Việt Nam), Công ty May Việt Tiến (VTEC) Ngoài ra còn kể đến các đơn vị tư nhân, gia công sản xuất các mặt hàng may nhái lại của công ty, những sản phẩm tương đối khác so về chất lượng mẫu mã, nhưng giá thành lại hạ hơn so với giá của công ty. Đối thủ cạnh tranh ngoài nước:
Ngoài các đối thủ cạnh tranh trong nước thì công ty còn phải đương đầu với sản phẩm may mặc nhập ngoại tràn lan cả bằng đường chính thức và không chính thức từ Trung Quốc, Đài Loan, Singapore thời gian qua hàng nhập ngoại đã chiếm lĩnh thị phần lớn trong nước, đặc biệt là phải kể đến hàng nhập ngoại từ Trung Quốc vào Việt Nam với khối lượng lớn Những hàng này có chất lượng kém như hàng mỏng hay mầu sắc không bền nhưng bù lại chúng có:
- Mẫu mã phong phú, đa dạng màu sắc, bao gói đẹp, tiện lợi,nhanh thay đổi mốt,
- Giá bán sản phẩm vừa phải hoặc rất rẻ, đây là yếu tố quan trọng để mặt hàng này thâm nhập vào Việt Nam
=>Như vậy việc cạnh tranh với các đối thủ trong nước có thể làm tăng áp lực để giữ giá cả cạnh tranh hoặc giảm giá sản phẩm.Bên canh đó sự cạnh tranh từ các quốc gia khác trong ngành may mặc có thể tác động đến khả năng xuất khẩu của Công ty Dệt May Hoà Thọ Những điều này có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty Dệt May Hoà Thọ và về cơ bản, ảnh hưởng đến định giá của cổ phiếu.
MÔI TRƯỜNG KINH TẾ VĨ MÔ
Nhà nước đưa ra một số cơ chế, chính sách cấp thiết nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế Áp dụng các biện pháp nhất quán, đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương để duy trì cả cung và cầu trên thị trường, duy trì sản xuất, cung ứng, lưu thông, vận chuyển hàng hóa, ổn định thị trường tiêu dùng trong nước
Kiên trì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô; duy trì ổn định thị trường tài chính, tiền tệ Phối hợp chặt chẽ, điều hành linh hoạt giữa chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng với chính sách tài khóa và chính sách an sinh xã hội trên tinh thần tận dụng tối đa và hiệu quả các nguồn lực
Các chính sách khuyến khích tiêu dùng nội địa, tập trung phát triển mạnh thị trường trong nước, kích thích tiêu dùng nội địa, vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Triển khai có hiệu quả Kế hoạch thực thi các hiệp định thương mại tự do nhằm đẩy mạnh xuất khẩu Tận dụng cơ hội từ các xu hướng kinh tế thế giới, chủ động ứng phó với các ảnh hưởng tiêu cực bởi cạnh tranh thương mại và xung đột thương mại
Có giải pháp ứng phó với hệ lụy từ làn sóng người lao động di chuyển khỏi các tỉnh, thành phố lớn: Hỗ trợ cho doanh nghiệp thu hút lực lượng lao động quay trở lại nơi làm việc tại các khu công nghiệp, thành phố lớn hậu COVID-19 để khôi phục năng lực sản xuất; đồng thời, các địa phương chủ động xây dựng phương án giải quyết việc làm cho người lao động trở về địa phương chưa sẵn sàng quay lại các khu công nghiệp, thành phố lớn do tâm lý e ngại đại dịch còn diễn biến phức tạp, chú trọng vấn đề an ninh, trật tự, tránh những bất ổn về xã hội
Chính sách tiền tệ: các doanh nghiệp được hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh phục vụ trực tiếp cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, ổn định đời sống xã hội
Tỷ lệ lạm phát nền kinh tế: Theo nhận định của PGS TS Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng, Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách (VEPR), trong bối cảnh diễn biến dịch còn hết sức phức tạp, VEPR dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2021 khoảng 4,5%-5,1%
Chính sách thuế: Năm 2021, ngành thuế tiếp tục triển khai thực hiện chính sách ưu đãi thuế thu nhập DN đối với các DN có dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập DN đối với các DN đáp ứng điều kiện về địa bàn ưu đãi (địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn) và đáp ứng điều kiện về lĩnh vực, ngành nghề ưu đãi
Tỷ lệ thất nghiệp: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,99%, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 4,02%, cao hơn 1,64 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn
2.3 Kỹ thuật - Khoa học Công nghệ:
Công nghệ là yếu tố quan trọng cơ bản hàng đầu trong lĩnh vực may mặc Máy móc thiết bị công nghệ làm cho sức lao động của con người đỡ đi hàng ngàn lần, năng suất tạo ra tăng vọt, chất lượng sản phẩm tăng cao giúp cho hàng hoá sản xuất ra đáp ứng đủ nhu cầu cũng như thị hiếu của người tiêu dùng Năng lực sản xuất kém, công nghệ lạc hậu là một trong những hạn chế lớn của ngành dệt may Việt Nam hiện nay Hoạt động của ngành dệt may hiện nay phần lớn là thực hiện gia công cho nước ngoài hoặc chỉ sản xuất những sản phẩm đơn giản còn những sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao, mang lại giá trị gia tăng lớn lại chưa đáp ứng được Vì thế nếu được đầu tư đúng mức về công nghệ
Nhóm thực hiện: Nhóm 5 Môn học: Tài chính chứng khoán thì ngành dệt may Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng có thể phát huy được hết tiềm năng và chất lượng cũng như góp phần giảm lượng rác thải phát thải ra môi trường
Vào mùa mưa bão, tiến độ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có khả năng bị đình trệ khi nhà máy phải ngưng hoạt động, và chất lượng sản phẩm cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng Điều này tác động tiêu cực đến tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Do đó, cần có những phương án dự phòng đón đầu rủi ro do các thảm họa thiên tai bão lũ gây ra đối với tính ổn định của sản xuất trong tổ chức
Ngoài ra, cần chú trọng tới sức khỏe công nhân trong thời kỳ dịch bệnh còn hoành hành, đảm bảo chất lượng sức khỏe công nhân, có phương án phù hợp kết hợp với các đường lối của Chính phủ để thích nghi với trạng thái ‘’bình thường mới’’, sống chung với dịch đồng thời lao động phục hồi nền kinh tế
2.5 Các yếu tố văn hóa - xã hội
Chúng ta đang sống trong thời kỳ thay đổi nhanh chóng khác thường do sự chi phối của nhiều yếu tố như tiến bộ công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa Kinh tế ngày càng phát triển, đời sống ngày càng cao, nhu cầu của người dân ngày càng tăng, con người chú ý nhiều hơn đến các sản phẩm dịch vụ, bao gồm nhu cầu ‘’mặc đẹp’’ Trong khi đó, hàng may mặc Trung Quốc với giá thành rẻ và kiểu dáng mẫu mã đa dạng, thường xuyên thay đổi và khá phù hợp với thị hiếu của người Việt Nam đang chiếm lĩnh thị trường may mặc nội địa
Những yếu tố này gia tăng không chỉ làm ảnh hưởng đến nền sản xuất may mặc ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới Vậy nên nếu như các doanh nghiệp không có những bước tiến đột phá trong sản xuất, không chú trọng đầu tư thì rất dễ bị thụt lùi ở phía sau Ngoài ra, người Việt Nam vẫn có tâm lý “ăn chắc mặc bền”, nên những sản phẩm chất lượng tốt của các doanh nghiệp trong nước vẫn được nhiều người Việt Nam tin dùng Đây là một thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước khi muốn chiếm lại thị trường nội địa hiện đang bị hàng Trung Quốc tấn công và thống trị.
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG MUA BÁN CỔ PHIẾU CỦA CÔNG TY30 CHƯƠNG V: ĐỀ XUẤT ĐẦU TƯ VÀO CỔ PHIẾU
Bảng 10: Phiên giao dịch mua bán cổ phiếu của Công ty Dệt may Hoà Thọ ở tháng 7
Ngày Giá đóng cửa( Nghìn VNĐ ) KL Khớp Lệnh
Nhóm thực hiện: Nhóm 5 Môn học: Tài chính chứng khoán
CHƯƠNG V: ĐỀ XUẤT ĐẦU TƯ VÀO CỔ PHIẾU
ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU
1.1 Định giá theo phương pháp chỉ số giá trên thu nhập (P/E)
Thu nhập mỗi cổ phần: EPS(2022)06.00 đồng
Chỉ số giá trên thu nhập (p/e)=2.85
Giá cổ phiếu năm 2022: 9606.00 x 2.85= 27,377.1 đồng/1CP
Lợi nhuận kỳ vọng trên cổ phiếu THG: 6854.33 đồng
Chỉ số P/E trung bình ngành: 17.94
Ps= Lợi nhuận kỳ vọng trên cổ phiếu x Chỉ số P/E trung bình ngành
1.2 Định giá theo phương pháp chiếc khấu dòng tiền
Chiết khấu dòng tiền là phương pháp định giá giúp ước tính giá trị của khoản đầu tư thông qua dòng trong tương lai của nó Phương pháp định giá này tìm ra giá trị của doanh nghiệp, căn cứ theo những dự đoán về số tiền mà doanh nghiệp đó sẽ tạo ra trong tương lai Từ phương pháp này ta có thể định giá cổ phiếu của doanh nghiệp trong những năm tiếp theo
Ps: Giá thị trường của cổ phiếu dt: Cổ tức của cổ phiếu trong năm t k: tỷ suất chiết khấu
Pn: Giá cổ tức tăng trưởng tương lai
Trước đó, ta cần xác định cổ tức của cổ phiếu qua các năm 2020, 2021 và
2022, sau đó ta cần xác định tỷ suất chiết khấu của doanh nghiệp và tỷ lệ tăng trưởng cổ tức của doanh nghiệp.
Cổ tức của cổ phiếu qua các năm 2020, 2021 và 2022 chính là DPS của các năm đó Cụ thể là: DPS của năm 2020 là 1400 đ/CP, DPS của năm 2021 là 5000 đ/CP, DPS của năm 2022 là 4000 đ/CP.
Trong trường hợp mức lãi suất chiết khấu chưa được doanh nghiệp xác định, ta sẽ sử dụng chỉ số WACC (chi phí sử dụng vốn bình quân) như là tỷ suất chiết khấu của doanh nghiệp Các chỉ số liên quan đến WACC được tính vào năm mốc là năm 2020.
Công thức xác định WACC:
- E là giá trị tổng vốn chủ sở hữu
- D là giá trị tổng vốn vay
- V = E + D Giá trị thị trường của tổng nguồn vốn doanh nghiệp
- Re là chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu
- Rd là chi phí sử dụng vốn vay
- Tc là thuế suất doanh nghiệp
Qua kết quả trên ta có thể xác định được lãi suất chiết khấu của doanh nghiệp là 49,74%.
Từ các kết quả trên ta có thể xác định được giá cổ phiếu trên thị trường bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền như sau (nếu giả định doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng cổ tức đều từ năm 2022):
1.3 So sánh với công ty cùng ngành
Bảng 12: Bảng tỷ số EPS, P/E của các công ty cùng ngành năm 2022
STT MÃ CHỨNG KHOÁN EPS (đồng) P/E
Dựa vào bảng trên, ta thấy Công ty cổ phần Dệt may Hòa Thọ có tỷ số thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS)06.00 đồng cao hơn các Công ty cùng ngành Chứng minh rằng công ty đang hoạt động hiệu quả và có khả năng sinh lời tốt từ các hoạt động kinh doanh Cũng như công ty đang thực hiện các chiến lược quản lý tốt, dẫn đến cải thiện lợi nhuận và hiệu suất EPS cao thường là một trong những yếu tố quan trọng giúp tăng giá trị cổ phiếu Công ty có EPS ổn định hoặc tăng, cổ đông có thể mong đợi nhận được các khoản cổ tức cao và tăng giá trị cổ phiếu Tạo sự tin tưởng của thị trường trong khả năng tài chính và quản lý của công ty Cổ đông thường có xu hướng đánh giá cao các công ty có EPS tốt.
Những chỉ số giá trên thu nhập (P/E)=2.85 lại khá thấp so với các công ty cùng ngành Khi so sánh với các công ty cùng ngành ta có thể thấy P/E của
Nhóm thực hiện: Nhóm 5 Môn học: Tài chính chứng khoán công ty chỉ cao hơn SVD Cho thấy giá cổ phiếu của HTG thấp hơn so với các Công ty cùng ngành.
Chỉ số P/E cao thể hiện sự kỳ vọng của nhà đầu tư về việc tăng trưởng thu nhập từ cổ phiếu đó sẽ cao hơn trong tương lai Nhưng chỉ số P/E thấp cũng có nghĩa doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn so với thời gian trước Vì thế, lợi nhuận trên 1 cổ phần (EPS) tăng lên, khiến cho P/E thấp Trong trường hợp này có thể nói cổ phiếu đang bị định giá thấp và là cơ hội để chúng ta mua vào
1.4 Dự báo giá cổ phiếu năm 2023
Dệt may Hòa Thọ sẽ niêm yết hơn 36 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị hơn
360 tỷ đồng trên sàn HOSE vào ngày 9/11 tới đây, với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 31.900 đồng/CP Biên độ dao động giá trong ngày giao dịch đầu tiên là +/-20% so với giá tham chiếu. ệt may Hòa Thọ hiện có vốn điều lệ hơn 360 tỷ đồng, trong đó Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) là khi sở hữu 22,27 triệu cổ phiếu, tương ứng 61,87% vốn Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các sản phẩm sợi, may mặc.
Về hoạt động kinh doanh, theo BCTC hợp nhất quý III/2023, Công ty ghi nhận doanh thu đạt hơn 1.270 tỷ đồng, giảm 8,57% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế đạt 59,56 tỷ đồng, giảm 18,36% so với cùng kỳ.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, Dệt may Hòa Thọ ghi nhận doanh thu đạt hơn 3.582 tỷ đồng, giảm hơn 9,9% so với 9 tháng đầu năm 2022; lợi nhuận sau thuế đạt 141,12 tỷ đồng, giảm 34,1% so với cùng kỳ.
Như vậy, với kế hoạch lợi nhuận trước thuế cả năm 2023 là 200 tỷ đồng đã được thông qua tại ĐHCĐ thường niên, kết thúc 9 tháng với kết quả đạt lợi nhuận trước thuế 174,75 tỷ đồng, Công ty đã hoàn thành 87,38% mục tiêu. Năm 2022, Công ty xác lập lãi kỷ lục, với doanh thu đạt 5.144 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 268 tỷ đồng, cùng tăng 33% so với cùng kỳ năm trước Đồng thời, HTG cũng đã thực hiện chia cổ tức khủng trong năm 2022 với tỷ lệ 60%, gồm 40% bằng tiền mặt và 20% bằng cổ phiếu Trong đó, cổ tức bằng tiền mặt đã được thanh toán vào tháng 6/2023 vừa qua.
Trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng trên UPCoM, cổ phiếu HTG đứng tại mức giá 31.000 đồng/CP, khối lượng giao dịch đạt gần 32.000 đơn vị.
Sự giảm lợi nhuận trong quý III/2023 có thể là một điểm cảnh báo, và nhà đầu tư có thể quan tâm đến những chi tiết cụ thể về nguyên nhân giảm.
Niêm yết trên sàn HOSE có thể tạo ra đà tăng mới cho cổ phiếu, nhưng biên độ dao động cũng cần được theo dõi, đặc biệt trong ngày giao dịch đầu tiên.
Sự ổn định từ cổ đông chính Vinatex là một điểm tích cực.
Kế hoạch lợi nhuận cả năm 2023 và chi trả cổ tức khủng trong năm 2022 có thể là những yếu tố hỗ trợ cho triển vọng tích cực của công ty.
CƠ HỘI VÀ RỦI RO MÀ CỔ PHIẾU CÓ ĐƯỢC HOẶC ĐANG PHẢI ĐỐI MẶT
2.1 Cơ hội lớn nhất cổ phiếu HTG có được.
Thông tin về sự tăng trưởng liên tục của doanh thu bán hàng và chỉ số cơ cấu doanh thu (CCDV) giai đoạn 2020-2022, cùng với tăng mạnh của lợi nhuận sau thuế (LNST) từ giai đoạn 2020-2021, là những tín hiệu tích cực về hiệu suất tài chính của công ty Dựa trên thông tin này, có một số cơ hội và lợi ích mà cổ phiếu của công ty có thể có được:
• Thu hút nhà đầu tư
• Tăng cường vốn đầu tư
• Tăng cường khả năng mua một cách tự do
• Tăng cường khả năng chia cổ tức: Nếu công ty duy trì được lợi nhuận mạnh mẽ, có thể tăng cường khả năng chia cổ tức, thu hút những nhà đầu tư quan tâm đến thu nhập cổ tức.
2.2 Rủi ro lớn nhất cổ phiếu này phải đối mặt
Chỉ số P/E hiện tại quá thấp đẫn đến nhiều vấn đề xảy ra như: Rủi ro tài chính, kỳ vọng tăng trưởng thấp, nếu lợi nhuận không đủ để duy trì cổ tức hoặc nếu công ty có kế hoạch giảm cổ tức p/e thấp có thể phản ánh chính sách chi trả cổ tức thấp của công ty khả năng tăng giá trong tương lai: Mặc dù P/E thấp có thể là dấu hiệu cơ hội đầu tư, nhưng cũng có thể phản ánh sự kỳ vọng thấp về khả năng tăng giá của cổ phiếu trong tương lai P/E thấp có thể phản ánh điều gì đó về sự thiếu niềm tin từ thị trường hoặc ngành.
2.3 Thời hạn đầu tư: Đầu tư dài hạn
Vì qua mục 5.2 và mục 5.3, ta thấy cơ hội tăng trưởng trong tương lai của công ty khá cao.
Nên đầu tư vào cổ phiếu HTG Giá cổ phiếu có hướng tăng, song tỷ lệ cổ tức tăng Đồng thời rủi ro mang lại khá thấp.
Nhóm thực hiện: Nhóm 5 Môn học: Tài chính chứng khoán