1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn chống oxi hóa và ức chế tế bào ung thư từ loài adinandra glischroloma

43 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Hoạt Tính Kháng Khuẩn, Chống Oxi Hóa Và Ức Chế Dòng Tế Bào Ung Thư Từ Loài Adinandra Glischroloma
Tác giả Trần Đại Dương
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Hữu Quân
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Sinh học thực nghiệm
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 1,35 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN ĐẠI DƯƠNG NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN, CHỐNG OXI HÓA VÀ ỨC CHẾ DÒNG TẾ BÀO UNG THƯ TỪ LOÀI Adinandra glischrolomaLUẬN VĂN THẠC SĨ SIN

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN ĐẠI DƯƠNG

NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN,

CHỐNG OXI HÓA VÀ ỨC CHẾ DÒNG TẾ BÀO UNG THƯ

TỪ LOÀI Adinandra glischroloma

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN ĐẠI DƯƠNG

NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN,

CHỐNG OXI HÓA VÀ ỨC CHẾ DÒNG TẾ BÀO UNG THƯ

TỪ LOÀI Adinandra glischroloma

Ngành: Sinh học thực nghiệm

Mã số: 8420114

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hữu Quân

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Mọi trích dẫn trong luận văn đều ghi rõ nguồn gốc Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2023

Tác giả luận văn

Trần Đại Dương

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Hữu Quân, giảng viên Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ

em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cô Trần Thị Hồng, kỹ thuật viên Phòng thí nghiệm Công nghệ tế bào thực vật, cô Cao Thị Phương Thảo, kỹ thuật viên Phòng thí nghiệm Thực vật học thuộc Khoa Sinh học Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện giúp em trong suốt quá trình nghiên cứu

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo thuộc Khoa Sinh học và các thầy cô giáo thuộc bộ phận sau đại học, Phòng Đào tạo, Trường Đại học Sư phạm

- Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Em xin bày tỏ lời biết ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên, khuyến khích

và giúp đỡ em trong tiến trình học tập và hoàn thành luận văn

Em xin cảm ơn sự hỗ trợ kinh phí từ đề tài KH&CN cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo “Nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa và chống ung thư của các

hợp chất phân lập được từ loài Sum lông (Adinandra glischroloma) thu tại miền

Bắc Việt Nam”; mã số B2022-TNA-43

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2023

Tác giả luận văn

Trần Đại Dương

Trang 5

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục chữ viết tắt iv

Danh mục các bảng v

Danh mục các hình vi

MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Nội dung nghiên cứu 2

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Đặc điểm của các loài thuộc chi Dương đồng (Adinandra) 3

1.2 Hoạt tính sinh học và thành phần hóa học của các loài thuộc chi Adinandra 7

1.2.1 Nghiên cứu về hoạt tính sinh học 7

1.2.2 Nghiên cứu về thành phần hóa học 9

CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13

2.1 Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu 13

2.1.1 Vật liệu và môi trường nuôi cấy 13

2.1.2 Hóa chất, thiết bị 13

2.1.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 15

2.2 Phương pháp nghiên cứu 15

2.2.1 Điều chế mẫu từ thân của loài A glischroloma để thử hoạt tính 15

2.2.2 Định tính các hợp chất có trong cao chiết ethanol từ thân của loài A glischroloma 16

2.2.3 Xác định hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết 17

Trang 6

2.2.4 Xác định khả năng chống oxy hóa của cao chiết bằng phương pháp

trung hòa gốc tự do DPPH 18

2.2.5 Xác định khả năng gây độc tế bào ung thư bằng phương pháp nuôi cấy dạng đơn lớp 18

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 20

3.1 Định tính thành phần các chất có trong cao chiết ethanol từ thân của loài A glischroloma 20

3.1.1 Định tính polyphenol 20

3.1.2 Định tính các flavonoid 20

3.1.3 Định tính các coumarin 20

3.2 Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ thân của loài A glischroloma 22

3.3 Hoạt tính chống oxi hóa của cao chiết từ thân của loài A glischroloma 26

3.4 Hoạt tính ức chế dòng tế bào ung thư của cao chiết ethanol từ thân của loài A glischroloma 27

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 30

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên tiếng Anh Nghĩa tiếng việt

DMSO Dimethyl sulfoxide

DPPH 2,2-Diphenyl-1-picrylhydrazyl

Hep G2 Hepatocellular carcinoma

human

Ung thư gan ở người

HPLC High Performance Liquid

Chromatography

Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao

ISSR Inter Simple Sequence Repea Đánh giá sự sai khác di

MS/MS Mass spectrometry Phương pháp khối phổ

NMR Nuclear Magnetic Resonance Cộng hưởng từ hạt nhân

TTC Triphenyl tetrazolium chloride Chỉ thị màu

TLC Thin layer chromatography Sắc ký lớp mỏng

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Danh sách các loài thuộc chi Adinandra phân bố tại Việt Nam 3 Bảng 1.2 Tác dụng chống ung thư của các hợp chất phenolic tự do trên 2

dòng tế bào ung thư Hep-G2 và MCF-7 8

Bảng 2.1 Các hóa chất sử dụng trong thí nghiệm 14 Bảng 2.2 Thiết bị sử dụng trong thí nghiệm 14

Bảng 3.1 Hoạt tính kháng vi khuẩn của cao chiết ethanol, ethyl acetat và

dichloromethan từ thân của loài A glischroloma 23

Bảng 3.2 Hoạt tính chống oxi hóa của cao chiết ethanol, ethyl acetat và

dichloromethan từ thân của loài A glischroloma 26

Bảng 3.3 Hoạt tính kháng các dòng tế bào ung thư của cao chiết ethanol

từ thân của loài A glischroloma trong điều kiện in vitro 28

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Một số loài thuộc chi Dương đồng 6

Hình 1.2 Các hợp chất flavonoid và triterpene saponins từ A nitida 10

Hình 1.3 Các hợp chất saponin thuộc loài A.nitida 11

Hình 1.4 Các hợp chất flavonoid từ A nitida 12

Hình 2.1 Một số thiết bị sử dụng trong các thí nghiệm 15

Hình 3.1 Kết quả định tính polyphenol (A, B), flavonid (C) và coumarin (D, E) trong cao chiết ethanol từ thân của loài A glischroloma 22

Hình 3.2 Hoạt tính kháng vi khuẩn của cao chiết ethanol, ethyl acetat và dichloromethan từ thân của loài A glischroloma 24

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Các loài thực vật thuộc chi Dương đồng (Adinandra), họ Chè (Theaceae)

hiện nay đang được các nhà khoa học trên Thế giới và ở Việt Nam quan tâm nghiên cứu Trong “Thực vật chí Trung Quốc (Flora of China)”, Min và Bruce (2007) đã thống kê được chi Dương đồng trên thế giới có khoảng 100 loài (riêng

ở Trung Quốc có tới 22 loài với 17 loài là đặc hữu) [24], [14] Ở Việt Nam, chi Dương đồng được Phạm Hoàng Hộ (2000) trong “Cây cỏ Việt Nam” thống kê

có khoảng 17 loài, phân bố rải rác khắp cả nước [6] Trên Thế giới, các nghiên

cứu tập trung chủ yếu ở loài Adinandra nitida [2], Adinandra millettii và Adinandra latifolia [4] Ở Việt Nam, các nghiên cứu bước đầu tập trung ở một

số loài như loài Adinandra lienii nhằm xác định đặc điểm thực vật học, một số

nhóm gen để nhận diện loài, xác định thành phần hóa học và hoạt tính kháng

khuẩn của cao chiết [5], [15]; loài Adinandra megaphylla nhằm xác định thành

phần hóa học, hoạt tính kháng khuẩn, chống oxi hóa và ức chế dòng tế bào ung thư

in vitro, cũng như giải mã hệ gen lục lạp [3], [16] , [18]

Loài Sum lông hay còn gọi là Hồng đạm lông, có tên khoa học là Adinandra glischroloma Hand.-Mazz var hirta (Gagnep.) Kobuski, thuộc chi Dương đồng,

họ Chè Loài Sum lông là cây bụi hoặc thân gỗ, cao 3-8 m Cành non có màu nâu xám, các cành nhỏ hiện tại và chồi cuối phát triển rộng có màu vàng nâu hoặc màu lông nhung Cuống lá dày 8-10 mm, phiến lá hình elip thuôn dài diện tích 8-13 × 2,5-4,5 cm, có nhiều lông, có mặt ngoài màu xanh lục hơi vàng và nâu vàng đến gân đen với các lông nhô ra ngoài rìa, phía trên có màu xanh đậm và bóng, gân phụ từ 10-12 ở mỗi mặt của gân giữa và dễ thấy trên cả hai mặt Hoa mọc ở nách lá, có 2 hay 3 chùm, ít khi đơn độc Cuống nhỏ từ 0,6-1,5 cm thường uốn cong, rậm rạp; lá bắc có nhiều lông Đài hoa hình trứng rộng 5-14 mm, bên ngoài có hình trứng dày, đỉnh hình chóp nhọn Cánh hoa màu trắng, thuôn dài khoảng 8-15 × 4-6 mm Quả màu đen khi chín, hình cầu, dài 0,8-1,3 cm, quả đặc

Trang 11

Ở Việt Nam, loài Sum lông phân bố ở Lào Cai và hiện nay chưa có bất kỳ công trình nghiên cứu nào về loài này Do đó, công trình này là nghiên cứu đầu tiên

về loài Sum lông nhằm tiến hành tạo cao chiết, định tính thành phần hóa học và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn, chống oxy hóa, khả năng gây độc các tế bào ung thư của cao chiết thu được

2 Mục tiêu nghiên cứu

Xác định được hoạt tính kháng khuẩn, chống oxi hóa và ức chế dòng tế bào

ung thư của cao chiết thu được từ loài Adinandra glischroloma

3 Nội dung nghiên cứu

- Tạo cao chiết và định tính thành phần các nhóm chất có trong cao chiết từ

thân của loài A glischroloma

- Xác định hoạt tính kháng khuẩn, chống oxi hóa và ức chế dòng tế bào ung

thư của cao chiết từ thân của loài A glischroloma

Trang 12

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Đặc điểm của các loài thuộc chi Dương đồng (Adinandra)

Chi Dương đồng có tên khoa học là Adinandra, thuộc họ chè (Theaceae),

bộ Theales, lớp Magnoliopsida, ngành Magnoliophyta và giới thực vật [25] Trên

thế giới, chi Dương đồng phân bố ở các nước Châu Phi, Trung Quốc, Nhật Bản,

Ấn Độ, Srilanka, Banglades và một số nước Đông Nam Á với khoảng 100 loài [24] Ở Trung Quốc, chi Dương đồng có khoảng 22 loài, trong đó có 17 loài là

đặc hữu Ở Việt Nam, đã thống kê được chi Dương đồng có khoảng 17 loài, phân

bố rải rác ở các tỉnh Lào Cai, Cao Bằng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Trị,

Kon Tum, Lâm Đồng và Gia Lai như loài Adinandra glischroloma, Adinandra millettii, Adinandra petelotii, Adinandra lienii, Adinandra bockiana, Adinandra annamesis, Adinandra megaphylla, Adinandra hongiaoensis, [4], [9]

Bảng 1.1 Danh sách các loài thuộc chi Adinandra phân bố tại Việt Nam

1 Adinandra

annamensis Gagnep

Dương đồng, Súm đỏ, Xúm, Hồng đạm trung bộ

Lào Cai (SaPa), Quảng Ninh (Tiên Yên), Quảng Trị

2 Adinandra bockiana

Pritz ex Diels

Dương đồng bốc, Hồng đạm tam đảo Vĩnh Phúc (Tam Đảo)

3 Adinandra var

acutifolia

(Hand.-Mazz.) Kobuski

Dương đồng bốc lá nhọn, Hồng đạm lá nhọn

Vĩnh Phúc (Tam Đảo)

4 Adinandra var

tonkinensis Kobuski

Dương đồng bốc bắc, Hồng đạm bắc bộ

Lào Cai (SaPa), Vĩnh Phúc (Tam Đảo)

5 Adinandra caudata

Gagnep

Dương đồng đuôi, Sum đuôi, Sô lô, Ko sa num, Hồng đạm đuôi

Hoà Bình (Chợ Bờ), Thanh Hoá, Huế (Bạch Mã), Khánh

Trang 13

TT Tên loài Tên thường gọi Phân bố

Hoà (Nha Trang)

Mới thấy ở Lào Cai (An Khê)

9 Adinandra

hainanensis Hayata

Sum đỏ, Dương đồng hải nam, Thạch đản lá nhỏ, Sum điểm đỏ, Hồng đạm hải nam

Quảng Ninh (Tiên Yên), Quảng Trị (Động Cô Pat), Kon Tum (Đác Glây, Mường Hoong), Gia Lai (Kon Hà Nừng), Lâm Đồng (Đà Lạt; Bảo Lộc, Lộc Thắng)

Lào Cai (Sa Pa), Đà Nẵng (Bà Nà), Kon Tum, Lâm Đồng, Kiên Giang (Phú Quốc)

11 Adinandra lienii N H

Hien & Yakovl

Sum liên, Hồng đạmliên Hà Giang (Bắc

Quang), Lào Cai (Văn Bàn)

Trang 14

TT Tên loài Tên thường gọi Phân bố

(Hook & Arn.) Benth

& Hook f ex Hance

Dương đồng millett, Hoàng thụy, Sum millett Lào Cai (Sa Pa), Vĩnh

Lâm Đồng (Pnom Sapoum , Bảo Lộc) Theo sách đỏ Việt Nam, các loài trong chi Dương đồng là nguồn gen hiếm Các hợp chất có trong cây thuộc chi Dương đồng có nhiều tác dụng để chữa bệnh như giảm huyết áp, kháng viêm, chống độc và giảm đau Đặc biệt, flavonoid tìm

thấy trong lá của loài A nitida có hoạt tính chống oxi hóa, diệt trừ các gốc tự do,

chống viêm, chống trầm cảm, chống ung thư cũng như chống lại một số loài vi khuẩn gây bệnh Ngoài ra, trong các cây thuộc họ chè cũng chứa tinh dầu, một hợp chất có vai trò quan trọng trong lĩnh vực y học Nhờ các hợp chất có trong

cây mà từ xưa y học cổ truyền đã sử dụng các loài thuộc chi Adinandra được làm

thuốc điều trị bệnh ung thư vòm họng, đau dạ dày, rắn cắn, [21] Thông tin các loài tìm thấy ở Việt Nam được trình bày trong bảng 1.1

Trang 15

Hình 1.1 Một số loài thuộc chi Dương đồng

1 A hongiaoensis, B A integerrima, C A millettii, D A glischroloma

(Hình ảnh được trích dẫn từ nguồn Internet) [27]

Các loài thực vật thuộc chi Dương đồng thường là cây thân gỗ ít khi là cây bụi, nhánh non có lông nhung Lá đơn, mọc so le, có kích thước trung bình hay lớn Hoa mọc đơn độc ở nách lá, lưỡng tính, hoa mẫu 5 Lá đài có lông mềm hay lông ráp Cánh hoa không lông hay chỉ có lông ở mặt ngoài Nhị nhiều, số lượng lên tới 25 nhị trong 1 hoa Bao phấn có lông ngắn hay dài và có mũi nhọn Bầu trên, không lông hoặc có lông mềm; noãn nhiều Quả khô không tự mở; hạt nhiều

và nhỏ [25] Hình thái ngoài của một số loài thuộc chi Dương đồng được thể hiện

ở hình 1.1

Trang 16

1.2 Hoạt tính sinh học và thành phần hóa học của các loài thuộc chi Adinandra 1.2.1 Nghiên cứu về hoạt tính sinh học

Các nghiên cứu về loài A nitida đã được công bố có nhiều tác dụng sinh

học khác nhau như chống oxy hóa, ức chế enzyme chuyển đổi angiotensin (ACE)

và chống ung thư [7], [14], [19]

Liu và đồng tác giả (2008) đã tiến hành nghiên cứu khả năng chống oxy hóa, tác dụng ức chế enzyme chuyển đổi angiotensin của dịch chiết EtOH, hợp

chất camellianin A, camellianin B và apigenin từ loài A nitida Kết quả nghiên

cứu nhận thấy: (1) Dịch chiết EtOH, camellianin A, camellianin B và apigenin

có khả năng chống oxy hóa với giá trị IC50 tương ứng lần lượt là 14,74 μg/ml; 1,62 mg/ml; 1,8 mg/ml và 0,95 mg/ml; (2) khả năng chống oxy hóa theo phương pháp thử DPPH và Rancimat của các hợp chất flavonoid thấp hơn nhiều lần so

với dịch chiết EtOH (khoảng 100 lần); (3) tác dụng chống oxy hóa của loài A nitida phụ thuộc vào các chất có trong lá [10]

Cùng hướng nghiên cứu này, Liu và đồng tác giả (2010) nhận thấy, các hợp chất flavonoid thuộc nhóm camellianin A, camellianin B và apigenin có tác dụng tốt hơn dịch chiết EtOH Ở nồng 500 μg/ml, tác dụng ức chế enzyme chuyển đổi angiotensin của dịch chiết EtOH, hợp chất camellianin A, camellianin B và apigenin lần lượt là 29,7; 30,16; 40,68 và 30,27% Hoạt tính ức chế enzyme chuyển đổi angiotensin của dịch chiết EtOH phụ thuộc nhiều vào thành phần nhóm chất flavonoid [11]

Lá của loài A nitida được sử dụng để làm chè uống có tác dụng chống ung

thư Hợp chất camellianin A được chứng minh có hoạt tính chống ung thư trên dòng tế bào ung thư Hep-G2 và dòng tế bào ung thư vú MCF-7 Ở nồng độ 200μM, camellianin A ức chế tế bào ung thư MCF-7 và Hep-G2 với tỉ lệ ức chế lần lượt là 33,8 và 8,7% Như vậy, tác dụng gây độc tế bào của camellianin A là khá yếu Tuy nhiên, khi nghiên cứu chu trình tế bào, camellianin A làm tăng mật

độ tế bào ở giai đoạn G0/G1 Việc tăng mật độ các tế bào HepG-2 và MCF-7

Trang 17

trong giai đoạn đầu quá trình chết của tế bào đã được phát hiện Như vậy, camellianin A không chỉ ảnh hưởng đến quá trình nhân lên của tế bào ung thư

mà còn thúc đẩy các tế bào đi vào chu trình chết tế bào (apoptosis) [7]

Nghiên cứu của Chen và đồng tác giả (2015) đã so sánh thành phần phenolic

của 4 loài A nitida, A glischroloma var jubata, A millettii và A latifolia ở Trung

Quốc về tác dụng chống oxy hóa và khả năng chống ung thư của 4 loài này trên các dòng ung thư HepG-2 và MCF-7 Nghiên cứu nhận thấy, hàm lượng các hợp

chất phenolic trong loài A nitida cao nhất đạt 140,54 mg/g, tiếp đến loài A millettii (125,96 mg/g), loài A glischroloma var jubata (84,14 mg/g) Loài A latifolia có hàm lượng phenolic thấp nhất đạt 71,29 mg/g Thành phần flavonoid

có trong loài A nitida là cao nhất đạt 88,72 mg/g; tiếp đến là loài A glischroloma var jubata đạt 44,74 mg/g và loài A millettii đạt 43,54 mg/g Loài A latifolia có

hàm lượng flavonoid thấp nhất đạt 19,13 mg/g Như vậy, trong 4 loài thuộc chi

Adinandra nghiên cứu, tác dụng chống oxy hóa và chống ung thư của loài A nitida và A millettii tốt hơn so với loài A jubata và A latifolia Dịch chiết của các loài Adinandra chứa các hợp chất phenolic tự do có khả năng ức chế quá trình nhân lên của tế bào ung thư Các dịch chiết có thể ức chế với giá trị EC50 từ

1,05-6,44 mg/ml trên dòng tế bào ung thư gan Hep-G2 và giá trị EC50 từ

2,26-8,02 mg/ml trên dòng tế bào ung thư gan MCF-7 (Bảng 1.2) [6]

Bảng 1.2 Tác dụng chống ung thư của các hợp chất phenolic tự do

trên 2 dòng tế bào ung thư Hep-G2 và MCF-7 [6]

Trang 18

Thành phần hợp chất flavonoid của loài A nitida có chứa camellianin A, camellianin B, apigenin, quercitrin trong khi thành phần flavonoid của loài A milettii chưa được phát hiện [14]

Năm 2019, Yuan và đồng tác giả đã nghiên cứu hoạt tính sinh học và xác

định các hợp chất chống ung thư có trong trà Shiya (Adinandra nitida) Nghiên

cứu đã phát hiện ra 5 hợp chất có tác dụng ức chế quá trình tạo mỡ cũng như tác dụng chống ung thư Bốn hợp chất saponin triterpenoid (1-4), bao gồm một hợp chất mới (2α, 3α-dihydroxyursolic acid 28-O-β-d-glucopyranosyl ester, 1) và flavonoid (5) đã được xác định bằng cách sử dụng NMR (1D và 2D NMR) và sắc ký lỏng (LC) Hợp chất (1), thành phần chính chống vi khuẩn có giá trị IC50

là 27,6 μg/ml, đã được xác định lần đầu tiên trong trà Shiya Để hiểu được mối quan hệ hoạt động của cấu trúc, người ta đã thu được ba hợp chất thủy phân (1s,

2 và 5s) để cung cấp hiệu ứng ức chế tích lũy lipid trong quá trình biệt hóa tế bào

mỡ 3T3-L1 Tác dụng ức chế của triterpenoid (1s) không có nhóm đường giảm đáng kể, trong khi flavonoid (5s) cũng không có nhóm đường cho thấy hoạt động tăng lên Ngoài ra, vị trí nhóm hydroxyl cũng có thể đóng một vai trò trong hiệu quả ức chế [22]

Ở Việt Nam, nghiên cứu đầu tiên về loài Adinandra rubropunctata do Lê

Nguyễn Thành và Vũ Thị Kim Oanh thực hiện Nghiên cứu đã phát hiện ra lớp chất triterpen vòng ursan (ursolic acid) và vòng lupan (betulinic acid) từ thân của

loài A rubropunctata, các hợp chất betulinic acid, ursolic acid thường có hoạt

tính chống ung thư tốt

Như vậy, ở Việt Nam và trên thế giới chưa có công bố nào về hoạt tính sinh

học từ loài A glischroloma

1.2.2 Nghiên cứu về thành phần hóa học

Một số nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới đã tìm ra thành phần

hóa học của loài A nitida thuộc các nhóm chất là flavonoid, flavonoid glycoside

và triterpene saponin Năm 2003, Wang và cộng sự đã phân lập được 6 hợp chất

từ loài A nitida là apigenin (1), camellianin A (2), quercitrin (3), kajiichigoside F1

(4), nigaichigoside F2 (5), và peduncloside (6) (Hình 1.2) [20]

Bằng phương pháp sắc ký cột, Wang và cộng sự (2008) đã phân tích được

thành phần hóa học của loài A nitida Nghiên cứu đã phân lập và xác định được

cấu trúc của các hợp chất saponin gồm 6 loại lần lượt là 2alpha, 3alpha,

Trang 19

19alpha-trihydroxy-olean-12-en-28-oic acid-28-O-beta-D-glucopyranoside; arjunetin, sericoside; glucosyl tormentate; nigaichigoside F1 và arjunglucoside I (Hình 1.3) Trong đó chất 2alpha, 3alpha, 19alpha-trihydroxy-olean-12-en-28-oic acid-28-O-beta-D-glucopyranoside là hợp chất mới; các chất còn lại là chất lần đầu

tiên được phát hiện trong loài A nitida [21]

Quercitrin (3) Kajiichigoside F1 (4)

Nigaichigoside F2 (5) Peduncloside (6)

Hình 1.2 Các hợp chất flavonoid và triterpene saponins từ A nitida [20]

Năm 2008, Liu và đồng tác giả đã phân lập được flavonoid thuộc loại

camellianin A từ lá của loài A nitida Merr ex Li bằng phương pháp HPLC và

chứng minh được khả năng chống oxy hóa cao từ dịch chiết flavonoid bằng phương pháp DPPH và các gốc tự do [10] Cùng hướng nghiên cứu này, Liu và đồng tác giả (2010) đã phân lập, tối ưu hóa phương pháp tách chiết flavonoid và

Trang 20

thu được camellianin A từ lá của loài A nitida; đồng thời chứng minh được khả

năng chống oxy hóa của flavonoid ở nồng độ 0,02 mg/ml Như vậy, một số nghiên cứu đã chỉ ra flavonoid như epicatechin, apigenin, quercitrin, camellianin

A và camellianin B có hoạt tính sinh học và có khả năng chống oxy hóa [11] Nghiên cứu của Liu và đồng tác giả (2010), Zhang và đồng tác giả (2006)

đã xác định được thành phần flavonoid trong lá của loài A nitida chiếm hàm

lượng lớn > 20% và camellianin A được xác định là thành phần chính [11], [23] Theo Liu và đồng tác giả (2010), hàm lượng camellianin A, camellianin B và phần aglycon apigenin trong dịch chiết EtOH chiếm tỉ lệ lần lượt là 41,98; 2,67 và 1,73% [11] Hàm lượng flavonoid chiếm hơn 45% trong dịch chiết EtOH

Trang 21

Một nghiên cứu khác từ Liu (2008) về phân tích thành phần hóa học bằng phương pháp GCMS của dịch chiết siêu tới hạn CO2 từ lá của cây A nitida và phát hiện được 16 hợp chất với γ-sitosterol là thành phần chính (chiếm 47,56%) Một số hợp chất khác như 3, 7, 11, 15-tetramethyl-2-hexadecen-1-ol, nonacosane, 9, 12-octadecadienal, vitamin E, γ-tocopherol, stigmasterol có hàm lượng từ 2,16-16,98% Tuy nhiên dịch chiết MeOH thì tương tự như các nghiên

cứu khác, chủ yếu chứa các flavonoid như camellianin A (2), camellianin B (14)

và aglycon apigenin (1) [10]

Hình 1.4 Các hợp chất flavonoid từ A nitida [23]

Bằng phương pháp sắc ký lỏng 2 chiều (2D-LC) kết hợp phổ khối để phân tích thành phần hóa học Zang và đồng tác giả (2006) đã chỉ ra hơn 57 chất trong

dịch chiết MeOH từ lá của loài A nitida, trong đó 5 hợp chất epicatechin (12),

camellianin A (2), rhoifolin (13), camellianin B (14) và apigenin (1) được phát

hiện dựa trên thời gian lưu, khối lượng phân tử và phổ MS/MS (Hình 1.4) [23]

Như vậy, chưa có công bố nào nghiên cứu về thành phần hóa học từ loài A glischroloma

Ngày đăng: 25/04/2024, 16:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Danh sách các loài thuộc chi Adinandra phân bố tại Việt Nam - nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn chống oxi hóa và ức chế tế bào ung thư từ loài adinandra glischroloma
Bảng 1.1. Danh sách các loài thuộc chi Adinandra phân bố tại Việt Nam (Trang 12)
Hình 1.1. Một số loài thuộc chi Dương đồng. - nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn chống oxi hóa và ức chế tế bào ung thư từ loài adinandra glischroloma
Hình 1.1. Một số loài thuộc chi Dương đồng (Trang 15)
Hình 1.3. Các hợp chất saponin thuộc loài A.nitida [21] - nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn chống oxi hóa và ức chế tế bào ung thư từ loài adinandra glischroloma
Hình 1.3. Các hợp chất saponin thuộc loài A.nitida [21] (Trang 20)
Bảng 2.1. Các hóa chất sử dụng trong thí nghiệm - nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn chống oxi hóa và ức chế tế bào ung thư từ loài adinandra glischroloma
Bảng 2.1. Các hóa chất sử dụng trong thí nghiệm (Trang 23)
Hình 2.1. Một số thiết bị sử dụng trong các thí nghiệm - nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn chống oxi hóa và ức chế tế bào ung thư từ loài adinandra glischroloma
Hình 2.1. Một số thiết bị sử dụng trong các thí nghiệm (Trang 24)
Hình 3.1. Kết quả định tính polyphenol (A, B), flavonid (C) và - nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn chống oxi hóa và ức chế tế bào ung thư từ loài adinandra glischroloma
Hình 3.1. Kết quả định tính polyphenol (A, B), flavonid (C) và (Trang 31)
Hình 3.2. Hoạt tính kháng vi khuẩn của cao chiết ethanol, ethyl acetat và - nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn chống oxi hóa và ức chế tế bào ung thư từ loài adinandra glischroloma
Hình 3.2. Hoạt tính kháng vi khuẩn của cao chiết ethanol, ethyl acetat và (Trang 33)
Bảng 3.2. Hoạt tính chống oxi hóa của cao chiết ethanol, ethyl acetat và - nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn chống oxi hóa và ức chế tế bào ung thư từ loài adinandra glischroloma
Bảng 3.2. Hoạt tính chống oxi hóa của cao chiết ethanol, ethyl acetat và (Trang 35)
Bảng 3.3. Hoạt tính kháng các dòng tế bào ung thư của cao chiết ethanol từ - nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn chống oxi hóa và ức chế tế bào ung thư từ loài adinandra glischroloma
Bảng 3.3. Hoạt tính kháng các dòng tế bào ung thư của cao chiết ethanol từ (Trang 37)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN