Lê Hoàng Thiên Tân DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG, BIỂU ĐỒSƠ ĐỒ1.1 Mối quan hệ giữa người giao nhận và các bên tham gia vào quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển1.2 Quy
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGÀNH NGOẠI THƯƠNG
-
-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUY TRÌNH GIAO NHẬNHÀNG HÓA QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY TNHH MAXPEED ĐÀ NẴNG
GVHD : ThS LÊ HOÀNG THIÊN TÂN SVTH : Hồ Nguyễn Việt Linh
MSSV : 24202715467
Lớp : K24 QNT2
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2022
Trang 2Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Hoàng Thiên Tân
LỜI CẢM ƠNTrong thời gian học tập tại trường Đại Học Duy Tân, em đã được dạy dỗ vàtruyền đạt những kiến thức, nghiệp vụ cùng các kỹ năng sống bổ ích từ ban giámhiệu và quý thầy cô Đó là nền tảng ban đầu vững chắc giúp em tự tin bước đi trêncon đường khẳng định bản thân trong công việc sau này
Và lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới toàn thể Ban giámhiệu cùng quý Thầy cô Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng trân trọng cũng như biết ơn sâusắc của em đến thầy Lê Hoàng Thiên Tân người đã tận tình hướng dẫn, theo sát vàgiúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành chuyên đê lần này
Em cũng xin gửi lời cám ơn tới các anh chị nhân viên của Công Ty TNHHMaxpeed Đà Nẵng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được thực tập tại công ty,được tiếp xúc thực tiễn với môi trường làm việc của công ty
Do hạn chế về thời gian, kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn nhiềuhạn chế nên báo cáo này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhậnđược sự đánh giá và góp ý từ quý thầy cô và quý anh chị trong Công ty TNHHMaxpeed Đà Nẵng để bài chuyên đề của em được hoàn thiện hơn và từ đó sẽ giúp
em hoàn thiện nhiều hơn kiến thức của mình sau này
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 1 tháng 04 năm 2021 Sinh viên thực hiện
Hồ Nguyễn Việt Linh
SVTH: Hồ Nguyễn Việt Linh
Trang 3Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Hoàng Thiên Tân
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan luận văn về đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quytrình giao nhận hàng hóa quốc tế của công ty TNHH Maxpeed Đà Nẵng” là côngtrình nghiên cứu cá nhân của em trong thời gian qua Mọi số liệu sử dụng phân tíchtrong luận văn và kết quả nghiên cứu là do em tự tìm hiểu, phân tích một cáchkhách quan, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được công bố dưới bất kỳhình thức nào Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực trongthông tin sử dụng trong công trình nghiên cứu này
Đà Nẵng, ngày 1 tháng 04 năm 2021 Sinh viên thực hiện
Hồ Nguyễn Việt Linh
SVTH: Hồ Nguyễn Việt Linh
Trang 4Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Hoàng Thiên Tân MỤC LỤ
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUY TRÌNH GIAO NHẬN VẬN TẢI TẠI CÁC CÔNG TY LOGISTICS 4
1.1.Khái quát chung về hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu 4
1.1.1 Khái niệm về hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu 4
1.1.2 Đặc điểm về hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu 5
1.2 Tầm quan trọng của hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu 10
1.2.1 Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu 10
1.2.2 Đối với nền kinh tế quốc dân 11
1.3 Mô hình và quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại các công ty Logistics 11
1.3.1 Đặc điểm giao nhận hàng hóa bằng đường biển 11
1.3.2 Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển 13
1.3.3 Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển 16
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu 19
1.4.1 Nhân tố khách quan 19
1.4.2 Nhân tố chủ quan 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH MAXPEED ĐÀ NẴNG 22
2.1 Giới thiệu về công ty TNHH Maxpeed Đà Nẵng 22
2.1.1 Khái quát chung về công ty 22
2.1.2 Lĩnh vực ngành nghề và mạng lưới hoạt động của công ty 23
2.1.3 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của công ty 25
2.2 Tình hình kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa của công ty TNHH Maxpeed Đà Nẵng 30
2.2.1 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 30
2.2.2 Kết quả hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế 33
2.2.3 Phân tích kết quả kinh doanh 36
2.3 Phân tích quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển 37
SVTH: Hồ Nguyễn Việt Linh
Trang 5Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Hoàng Thiên Tân
2.3.1 Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu 37
2.3.2 Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu 42
2.4 Kết luận chung về quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu qua đường biển tại công ty TNHH Maxpeed Đà Nẵng 45
2.4.1 Ưu điểm 45
2.4.2 Nhược điểm 46
2.4.3 Nguyên nhân 47
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH MAXPEED ĐÀ NẴNG 50
3.1 Phương hướng phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế tại công ty 50
3.1.1 Xu hướng phát triển của thị trường giao nhận hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu 50
3.1.2 Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 52
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu hàng hóa quốc tế của công ty 53
3.2.1 Nâng cao công tác quản lý 53
3.2.2 Đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, nâng cáo các trang thiết bị hiện đại 54
3.2.3 Nâng cao hoạt động Marketing 55
3.2.4 Nâng cao trình độ, chuyên môn của đội ngũ nhân viên 56
3.2.5 Nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa 57
3.3 Một số kiến nghị đối với nhà nước và ban ngành liên quan 58
3.3.1.Kiến nghị với Nhà nước 58
3.3.2 Kiến nghị với cơ quan Hải quan 59
KẾT LUẬN 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
SVTH: Hồ Nguyễn Việt Linh
Trang 6Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Hoàng Thiên Tân
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮCChữ viết tắt Cụm từ đầy đủ
FIATA International Federation of Freight Forwarders Associations – Liên
đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế
VLA Viet Nam Logistics Business Association- Hiệp hội doanh nghiệp dịch
vụ Logistics Việt Nam
SVTH: Hồ Nguyễn Việt Linh
Trang 7Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Hoàng Thiên Tân
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG, BIỂU ĐỒ
SƠ ĐỒ
1.1 Mối quan hệ giữa người giao nhận và các bên tham gia vào quy trìnhgiao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển
1.2 Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu đường biển
1.3 Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển
2.1 Mạng lưới hoạt động của công ty TNHH Maxpeed Đà Nẵng2.2 Bộ máy của công ty TNHH Maxpeed Đà Nẵng
2.3 Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu của công ty
2.4 Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu của công ty
BẢNG
2.1 Lĩnh vực ngành nghề của công ty TNHH Maxpeed ĐN
2.2 Doanh thu của công ty TNHH Maxpeed ĐN từ năm 2019-20212.3 Kết quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty TNHH Maxpeed ĐN
2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Maxpeed ĐN từ năm 2019-20202.5 Doanh thu từ hoạt động giao nhận vận chuyển
BIỂU ĐỒ
2.1 Nguồn doanh thu của công ty TNHH Maxpeed ĐN từ năm 2019-20212.2 Doanh thu từ hoạt động vận chuyển
SVTH: Hồ Nguyễn Việt Linh
Trang 8Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Hoàng Thiên Tân
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh
mẽ trên thế giới Việt Nam chính thức hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới saunhững năm 1990 với sự ký kết một loạt các hiệp định thương mại tự do FTAs-FreeTrade Agreements, và trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thếgiới (WTO) vào ngày 11/1/2007 Cho đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giaovới hơn 189 quốc gia, xuất khẩu hàng hóa tới khoảng 230 thị trường, đã ký kết trên
150 hiệp định thương mại tự do, nhiều hiệp định thương mại song phương vàkhoảng 12 hiệp định đa phương và vẫn còn đang đàm phán một loạt các hiệp địnhthương mại khác
Việt Nam có ưu thế trong giao thương với thế giới bởi phần lớn lãnh thổ đượctiếp giáp với biển Đông, đường bờ biển trải dài 3.260 km cùng nhiều cảng biển lớn,nhỏ đã được xây dụng Số lượng và giá trị hàng hóa được giao nhận qua các cảngbiến chiếm đa số trong tổng giá trị hàng hóa giao nhận quốc tế của Việt Nam Bêncạnh đó với chính sách mở cửa, ngành giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của ViệtNam hiện nay đang phát triển mạnh cả về số lượng kim ngạch, quy mô hoạt động vàphạm vi thị trường Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp đẩy mạnh kinh doanhlĩnh vực giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu
Gắn liền với sự phát triển các mối quan hệ thương mại quốc tế là sự ra đời vàphát triển mạnh mẽ của các công ty cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải ngoạithương Mặc dù mới gia nhập ngành nhưng Công ty Maxpeed Đà Nẵng đang từngbước hoàn thiện và củng cố hoạt động kinh doanh, sự chuyên nghiệp chất lượngdịch vụ của mình Tuy nhiên, để có thể vươn cao và xa hơn nữa trong tỉnh hình cạnhtranh gay gắt như hiện nay, Công ty cần phải có những giải pháp thực tế, linh hoạt
và nhạy bén Câu hỏi đặt ra là: quy trình giao nhận, vận tải hàng hóa trong ngoạithương của Công ty TNHH Maxpeed Đà Nẵng thời gian qua ra sao? Có những điểmmạnh, điểm yếu gì? Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả giao nhân hàng hóa củaSVTH: Hồ Nguyễn Việt Linh Trang 1
Trang 9Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Hoàng Thiên TânCông ty trong thời gian tới Xuất phát tử yêu cầu đó, tác gia đã mạnh dạn lựa chọn
"Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế tạiCông ty TNHH Maxpeed Đà Nẵng" để làm để tài cho Luận văn tốt nghiệp Quản trịkinh doanh của mình
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Nội dung của đề tài là tập trung vào các giải pháp hoànthiện quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế tại Công ty TNHH Maxpeed Đà Nẵng
- Mục đích nghiên cứu đề tải: Mục đích nghiên cứu của đề tài là nâng cao hiệuquả của quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế TNHH Maxpeed Đà Nẵng.Dựa trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn về tình hình hoạt động giao nhận hàng hóaquốc tế cũng như các biện pháp, quy trình mà Công ty TNHH Maxpeed Đà Nẵng đãthực hiện nhằm khắc phục được một số yếu kém từ đó đánh giá, đưa ra những nhậnđịnh đúng đắn, phân tích và tổng hợp về khả năng thúc đẩy hoạt động giao nhậnhàng hóa quốc tế được phát triển hơn Đồng thời từ đó đưa ra một số giải pháp khảthi hơn và đi sát với thực tiễn hơn
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tinh hình hoạt động và kinh doanh của công ty TNHHMaxpeed Đà Nẵng và quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty
- Phạm vi nghiên cứu: (thời gian, không gian, nội dung)
Thời gian: Từ năm 2019 đến 2021
Không gian: Công ty TNHH Maxpeed Đà Nẵng
SVTH: Hồ Nguyễn Việt Linh Trang 2
Trang 10Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Hoàng Thiên TânNội dung: Chủ yếu tập trung đánh giá phân tích nhằm nâng cao hiệu quả quytrình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của TNHH Maxpeed Đà Nẵng
4 Phương pháp nghiên cứu
Bất kỳ một đề tài nào để hoàn thành và có được kết quả chính xác đều phải cóphương pháp nghiên cứu tối ưu và phải biết kết hợp một cách linh hoạt nhiềuphương pháp khác nhau, trong quá trình nghiên cứu chuyên đề này em đã sử dụngcác phương pháp sau:
Phương pháp thu thập số liệu:
- Dữ liệu chủ yếu được kế thừa và tổng hợp từ các nghiên cứu đã được nghiêncứu trên sách báo, tạp chí và các trang thông tin điện tử chính thức thuộc lĩnh vựcgiao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu, Logistics
- Bảo cáo về kết quả hoạt động kinh doanh và các thủ tục chứng từ trong quátrình hoạt động tại công ty TNHH Maxpeed Đà Nẵng
- Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp quan sát thực tế thông qua quátrinh tiếp xúc trực tiếp với các dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế tại phòng kinhdoanh và phòng xuất nhập khẩu của công ty
Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp thống kê: Phương pháp tổng hợp thống kê mô tả được sử dụng đểđánh giá thực trạng về dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế của công ty TNHHMaxpeed Đà Nẵng thông qua các tài liệu nội bộ mà công ty cung cấp từ năm 2019đến nay
- Phương pháp phân tích: Phương pháp phân tích là cách thức sử dụng quá trình
tư duy logic để nghiên cứu và so sánh các mối quan hệ đáng tin cậy giữa các dữ liệuSVTH: Hồ Nguyễn Việt Linh Trang 3
Trang 11Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Hoàng Thiên Tânthống kê được từ tài liệu nội bộ về hiệu quả hoạt động của công ty trong thời gianphân tích nhằm đánh giá sự hợp lý và không hợp lý của các dữ liệu này.
- Phương pháp so sánh: Tiêu chuẩn so sánh trong phạm vi Luận văn là các chỉtiêu về chất lượng dịch vụ, hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả quản lý chi phí vàkết quả đạt được của mỗi kỷ kinh doanh đã qua của công ty TNHH Maxpeed ĐàNẵng
- Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này sử dụng nhằm tổng hợp lại nhữngphân tích và so sánh để đưa ra nhận xét và đánh giá về thực trạng dịch vụ giao nhậnhàng hóa quốc tế tại công ty TNHH Maxpeed Đà Nẵng, từ đó đưa ra các giải phápnhằm phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế của công ty
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần tóm lược, mục lục, danh mục bảng biểu, hình vẽ, danh mục từ viếttắt, tài liệu tham khảo và kết luận, Luận văn được kết cấu theo 3 chương như sau:Chương 1: cơ sở lý thuyết về quy trình giao nhận vận tải tại các công ty logisticsChương 2: thực trạng giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty tnhhmaxpeed đà nẵng
Chương 3: định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hànghóa xuất nhập khẩu của công ty tnhh maxpeed đà nẵng
SVTH: Hồ Nguyễn Việt Linh Trang 4
Trang 12Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Hoàng Thiên Tân
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUY TRÌNH GIAO NHẬN VẬN
TẢI TẠI CÁC CÔNG TY LOGISTICS
Trong y học , hiệu quả liên quan đến mức độ hoạt động của một phương phápđiều trị trong thực tế, đặc biệt là được thể hiện trong các thử nghiệm lâm sàng thực
tế , trái ngược với hiệu quả , đo lường mức độ hoạt động của nó trong các thửnghiệm lâm sàng giải thích hoặc các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.Trong khoa học quân sự , hiệu quả là một tiêu chí được sử dụng để đánh giánhững thay đổi được xác định trong hệ thống mục tiêu, trong hành vi, khả nănghoặc tài sản của nó, gắn liền với việc đạt được trạng thái cuối, đạt được mục tiêuhoặc tạo ra hiệu ứng
Trong hoạt động sản xuất, hiệu quả có thể được hiểu theo 2 cách, thứ nhất là sửdụng các nguồn lực tạo nên một xã hội để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của các
cá nhân tạo nên nó, hoặc là sử dụng lượng tài nguyên tối thiểu cần thiết để sản xuất
để có được lợi nhuận hoặc đặt mục tiêu, được xác định bởi tỉ số giữa kết quả đạtđược và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Hiệu quả thường gắn với kết quả cuốicùng của các hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện
Có rất nhiều khái niệm về hiệu quả, tuy nhiên về cơ bản chúng ta có thể hiểu làhiệu quả là việc sử dụng đúng các nguồn lực sẵn có để đạt được kết quả hoặc đạtđược các mục tiêu đã nêu
*Quy trình hiệu quả
SVTH: Hồ Nguyễn Việt Linh Trang 5
Trang 13Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Hoàng Thiên TânQuy trình là trình tự (thứ tự, cách thức) thực hiện một hoạt động đã được quyđịnh, mang tính chất bắt buộc, đáp ứng những mục tiêu cụ thể của hoạt động quảntrị (quản lý và cai trị) Mỗi cá nhân có kiến thức, kỹ năng khác nhau dẫn đến cáchlàm việc khác nhau Quy trình giúp cho người thực hiện công việc biết rằng trongmột nghiệp vụ thì họ phải tiến hành những bước công việc nào, làm ra sao và phảicần đạt kết quả như thế nào? Điều này giúp cho hiệu quả công việc cao, tránh mấtthời gian mà không mang lại một lợi ích nào.
Trong hoạt động doanh nghiệp, quy trình làm việc là quá trình quan trọng tạo ragiá trị nội bộ cho mỗi doanh nghiệp Ở đó những hướng dẫn, quy định cụ thể đểthực hiện từng bước của công việc theo một trật tự cố định Thông quá đó, doanhnghiệp sẽ đạt được những kỳ vọng, những mục tiêu đã đề ra ngay từ đầu Còn trong hoat động giao nhận, quy trình là trình tự tất cả các bước, tập hợpnhững nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc dichuyển hàng hóa từ nơi gửi đến hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (ngườinhận hàng)
Về quy trình giao nhận hiệu quả, không có khái niệm nào nói về nó, tuy nhiênchúng ta có thể đưa ra tiêu chí để đánh giá, từ đó giúp con ty tìm được hướng giảiquyết, từ đó nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận
*Một quy trình giao nhận hàng hóa được xem là hiệu quả nếu quy trình đóđạt được những tiêu chí sau:
Nhanh chóng: Một quy trình giao nhận được xem là hiệu quả nếu hàng hóa đếntay khách hàng đúng thời gian, thậm chí có thể nhanh hơn thời gian được đàm phán,
ký kết trong hợp đồng mà hàng hóa vẫn đảm bảo an toàn, từ đó tạo sự uy tín, tínnhiệm của khách hàng, khác hàng sẽ gắn bó lâu dài với công ty Nếu quy trình vậnchuyển không được xây dựng với các bước chặt chẽ, không trơn tru thì việc xử lýđơn hàng ít nhiều sẽ gặp phải gián đoạn Điều này khiến đơn hàng được xử lý chậm
và ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian vận chuyển đã cam kết với khách hàng, từ đólàm mất uy tín đối với khách hàng
Đảm bảo an toàn: Đây là tiêu chí thứ hai để đánh giá rằng quy trình giao nhậncủa công ty có hiệu quả hay không Bất cứ khách hàng nào cũng muốn hàng hóađược vận chuyển đến tay mình đều được đảm bảo an toán, không bị bất kỳ hư hạinào, nếu doanh nghiệp nào làm tốt họ sẽ gắn bó với doanh nghiệp đó lâu dài Tuynhiên tình trạng đơn hàng bị giao nhầm, bị thất lạc hay mất cắp là điều khó tránhkhỏi, đặc biệt với những bên có quy trình giao nhận hàng hóa lỏng lẻo Bên cạnh
đó hàng hóa còn gặp phải sự cố trong suốt quá trình vận chuyển Nhẹ thì đơn hàngchỉ bị hư hỏng phần ngoài, nặng thì có thể hỏng tất cả và không sử dụng được.Ngay từ những bước đầu tiên nếu đơn hàng đã không được quản lý và kiểm tra chặtchẽ nên rất dễ xảy ra sai sót trong quá trình vận chuyển
Tiết kiệm chi phí: Một quy trình giao nhận hàng hóa hiệu quả thì chi phí phảithấp nhất mức có thể, đây là tiêu chí không thể thiếu Nếu quy trình giao nhận đảmSVTH: Hồ Nguyễn Việt Linh Trang 6
Trang 14Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Hoàng Thiên Tânbảo được thời gian giao hàng, hàng hóa được an toàn nhưng chi phí lại ở mức caothì khách hàng cũng sẽ không gắn bó với doanh nghiệp lâu dài.
Một quy trình giao nhận hàng được xem là hiệu quả thì dựa vào rất nhiều tiêuchí, nhưng ba tiêu chí trên là không thể thiếu, nó quyết định trực tiếp đến dự đánhgiá hiệu quả của quy trình giao nhận.Từ đó doanh nghiệp có thể dựa vào để đưa racác hướng giải quyết, thay đổi, các giải pháp thiết thực giúp công ty nâng cao hiệuquả quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
1.1.2 Khái quát chung về hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu1.1.2.1 Khái niệm về hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Giao nhận hàng hóa hay giao nhận xuất nhập khẩu là sự phối hợp vận chuyểnhàng từ địa điểm này đến địa điểm khác Các hoạt động vận chuyển sẽ thông quamột hay nhiều phương thức vận chuyển khác nhau như: Đường biển, đườngsông, đường bộ, đường sắt và đường hàng không
Giao nhận vận tải thực hiện chức năng đưa sản phẩm tử nơi sản xuất đến nơitiêu thụ, hoàn thành mặt thứ hai của lưu thông phân phối là phân phối vật chất, khimặt thư nhất là thủ tục thương mại đã hình thành
Giao nhận gần liên và song hành với quá trình vận tại Thông qua giao nhận,các tác nghiệp vận tải được tiến hành: tập kết hàng hoã, vận chuyển, xếp dỡ, lưukho, chuyển tải, đóng gói thủ tục, chứng tử Với nội hàm rộng như vậy, nên có rấtnhiều định nghĩa về giao nhận
Theo Quy tác mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận “Dịch vụ giao nhận (Tiếnganh Freight forwarding) là bất kì loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gomhàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như dịch vụ tư vấnhay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảohiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa”
Theo Luật Thương mại Việt Nam mới nhất “Giao nhận hàng hóa là hành vĩthương mại theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhân hàng từ người gửi,
tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác cóSVTH: Hồ Nguyễn Việt Linh Trang 7
Trang 15Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Hoàng Thiên Tânliên quan để giao hàng cho người nhận theo ủy thác của chủ hàng của người vận tảihoặc của người giao nhân khác”
Như vậy, về cơ bản giao nhận hàng hóa là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục cóliên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửiđến hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng)
Phạm vi các dịch vụ giao nhận
• Phạm vi các dịch vụ giao nhận là nội dung cơ bản của dịch vụ giao nhận khovận Trừ khi bán thân người gửi hàng (hoặc người nhận hàng) muốn tự mình làmgia làm bất kì khâu thủ tục, chúng từ nào đó
• Thông thường, người giao nhận có thể thay mặt người gửi hàng (hoặc ngườinhận hàng) lo liệu quá trình vận chuyển hàng hóa qua các cung đoạn cho đen tayngười nhan cuối cùng • Người giao nhân có thể làm dịch vụ một cách trực tiếp hoặcthông qua đại lý và thuc dịch vụ của những người thứ ba khác
1.1.2.2 Đặc điểm về hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
a Người giao nhận
Trong xu thế thương mại toàn cầu hoá cùng với sự phát triển nhiều hình thứcvận tải mới trong những thập niên qua, việc dịch chuyển hàng hóa từ người bán đếnngười mua thường phải trải qua nhiều hơn một phương thức vận tải với các thủ tụcxuất khẩu, nhập khẩu và những thủ tục khác liên quan Vì vậy xuất hiện người giaonhận với nhiệm vụ thu xếp tất cả những vấn đề thủ tục và các phương thức vận tảinhằm dịch chuyển hàng hóa từ quốc gia này đến quốc gia khác một cách hợp lý vàgiảm thiểu chi phí Những dịch vụ mà người giao nhận thực hiện không chỉ dừng lại
ở các công việc cơ bản truyền thống như đặt chỗ đóng hàng, nơi dùng để kiểm trahàng hoá, giao nhận hàng hoá mà còn thực hiện những dịch vụ chuyên nghiệp hơnnhư tư vấn chọn tuyến đường vận chuyển, chọn hãng tàu vận tải, làm thủ tục hảiquan, đóng gói bao bì hàng hoá,
SVTH: Hồ Nguyễn Việt Linh Trang 8
Trang 16Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Hoàng Thiên Tân
Về người giao nhận, hiện tại chưa có một khái niệm thống nhất được Quốc tếcông nhận Người ta thường hiểu người kinh doanh giao dịch vụ giao nhận hay cácdoanh nghiệp giao nhận là người giao nhận (Forwarder, Freight Forwarder,Forwading Agent) Theo Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội giao nhận thì “Người giaonhận là người lo toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hoạtđộng vì lợi ích của người ủy thác mà bản thân anh ta không phải là người vậntải.Người giao nhận cũng đảm bảo thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồnggiao nhận như bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hóa”.Người giao nhận có thể là chủ hàng (khi chủ hàng tự đứng ra đảm nhận côngviệc giao nhận hàng hóa của mình), chủ tàu (khi chủ tàu thay mặt chủ hàng thựchiện dịch vụ giao nhận), công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyênnghiệp hay bất kì người nào khác có đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hànghóa
Theo quy tắc mẫu của FIATA thì “Người giao nhận là người lo toan để hànghóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hoạt động vì lợi ích của người ủythác mà bản thân anh ta không phải là người chuyên chở”
Theo Luật Thương mại năm 2005 của Việt Nam thì người giao nhận đượcđịnh nghĩa như sau: Điều 164: “Người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa là thươngnhân có giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa”
Từ các định nghĩa trên ta có thể rút ra nhận xét: Người giao nhận hoạt độngtheo hợp đồng ủy thác ký với chủ hàng, bảo vệ lợi ích của chủ hàng Người giaonhận lo liệu việc vận tải nhưng chưa hẳn là người vận tải, họ có thể sử dụng phươngtiện vận tải, thuê mướn người vận tải.Cùng với việc tổ chức vận tải, người giaonhận còn làm nhiều việc khác trong phạm vi ủy thác của chủ hàng để đưa hàng từnơi này đến nơi khác theo những điều khoản đã cam kết Dù ở các nước khác nhau,tên gọi của người giao nhận có khác nhau, nhưng tất cả đều cùng mang một tênchung trong giao dịch quốc tế là “người giao nhận hàng hóa quốc tế” (internationalfreight forwarder), và cùng làm một dịch vụ tương tự nhau, đó là dịch vụ giao nhận.SVTH: Hồ Nguyễn Việt Linh Trang 9
Trang 17Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Hoàng Thiên Tân
*Phạm vi của người giao nhận
Điểu 167 Luật thương mại quy định, người giao nhận có những quyền vànghĩa vụ sau đây:
- Người giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng Trong quá trình thựchiện hợp đồng, nếu có lý do chính đảng vì lợi ích của khách hàng thì có thể thựchiện khác với chỉ dẫn của khách hang, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng
- Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện được chỉ dẫn củakhách hàng thì phải thông bảo cho khách hàng đề xin chi dẫn thêm
- Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồngkhông thoả thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng
*Vai trò của người giao nhận
Môi giới Hải quan: người giao nhận thay mặt người xuất khẩu, nhập khẩu đểkhai báo, làm thủ tục hải quan hay môi giới hải quan Làm đại lý: người giao nhậnnhận uỷ thác từ chủ hàng hoặc từ người chuyên chở để thực hiện các công việc khácnhau như nhận hàng giao hàng, lập chứng từ làm thủ tục hải quan lưu kho trên cơ
sở hợp đồng uỷ thác Người giao nhận khi là đại lí:
+ Nhận uỷ thác từ 1 người chủ hàng để lo những công việc giao nhận hànghoá XNK, làm việc để bảo vệ lợi ích của chủ hàng, làm trung gian giữa ngườigửihàng với người vận tải, người vận tải với người nhận hàng, người bán với ngườimua
SVTH: Hồ Nguyễn Việt Linh Trang 10
Trang 18Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Hoàng Thiên Tân+ Hưởng hoa hồng và không chịu trách nhiệm về tổn thất của hàng hoá, chỉchịu trách nhiệm về hành vi của mình chứ không chịu trách nhiệm về hành vi củangười làm công cho mình hoặc cho chủ hàng
- Lo liệu chuyển tải và tiếp gửi hàng hoá (transhipment and on-carriage) - Loliệu chuyển tải và tiếp gửi hàng hoá (transhipment and on-carriage) Khi hàng hoáphải chuyển tải hoặc quả cảnh qua nước thứ ba, người giao nhận sẽ lo liệu thủ tụcquá cảnh hoặc tổ chức chuyển tải hàng hoá từ phương tiện vận tải này sang phươngtiện vận tải khác hoặc giao hàng đến tay người nhận
- Lưu kho hàng hoa (warehousing): Trong trường hợp phải lưu kho hàng hoátrước khi xuất khẩu hoặc sau khi nhập khẩu người giao nhận sẽ lo liệu việc đó bằngphương tiện của mình hoặc thuê người khác và phân phối hàng hoá nếu cần
- Người gom hàng (consolidator): Trong vận tải hàng hoả bằng contaier, dịch
vụ gom hàng là không thể thiếu được nhằm biển hàng lẻ (less than container lead LCL) thành hàng nguyên (full container load - FCL) để tận dụng sức chở củacontainer và giảm cước phí vận tải khi là người gom hàng, người giao nhận có thểđóng vai trò là người chuyên chở hoặc chỉ là đại lý
- Người chuyên chở (carrier): Ngày nay, trong nhiều trường hợp, người giaonhận đóng vai trò là người chuyên chở, tức là người giao nhận trực tiếp ký hợpđồng vận tải với chủ hàng và chịu trách nhiệm chuyên chở hàng hoá từ một nơi nàyđến một nơi khác Người giao nhận đóng vai trò là người thầu chuyên chở(contracting carrier) nếu anh ta ký hợp đồng mà không chuyên chở Nếu anh ta trựctiếp chuyên chở thì anh ta là người chuyên chở thực tế (performing carrier) Dù làngười chuyên chở gì thì vẫn chịu trách nhiệm về hàng hoá Trong trường hợp này,người giao nhận phải chịu trách nhiệm về hàng hoá trong suốt hành trình khôngnhững về hành vi lỗi lầm của mình mà cả những người mà anh ta sử dụng và có thểphát hành vận đơn
SVTH: Hồ Nguyễn Việt Linh Trang 11
Trang 19Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Hoàng Thiên Tân
- Người kinh doanh vận tải đa phương thức (Multimodal Transport Operator
- MTO)
Trong trường hợp người giao nhận cung cấp dịch vụ vận tải đi suốt hoặc còngọi là vận tải từ của đến cửa thì người giao nhận đã đóng vai trò là người kinhdoanh VTĐPT (MTO) MTO thực chất là người chuyên chở, thường là chuyên chởtheo hợp đồng và phải chịu trách nhiệm đối với hàng hoá
*Vị trí của người giao nhận trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa Người giao nhận chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong hoạt động kinhdoanh xuất nhập khẩu, kết nối người mua (người nhận hàng) và người bán (ngườigửi hàng) với nhau để quan hệ mua – bán có thể diễn ra một cách trơn tru, liên tục
Người giao nh nậChuyên
chở hàng
hóa
Đại lý của chủ hàng
Tổng hợp (Logistics)
Quan hệ vận chuyển hàng hóa Quan hệ nghiệp vụ giao nhận hàng hóa
Quan hệ mua bán hàng hóa
Trang 20Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Hoàng Thiên TânHình 1.1: Mối quan hệ giữa người giao nhận và các bên tham gia vào quy trình
giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển
b Phân loại hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Dựa vào các tiêu thức khác nhau, hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhậpkhẩu được chia thành nhiều loại:
- Căn cứ vào phương thức vận tải trong giao nhận hàng hóa:
+ Giao nhận hàng hóa bằng đường biển: Vận tải biển là việc chở hàng hóatrong nước hoặc giữa giữa các quốc gia bằng đường biển Vận tải biển ra đời sớmhơn so với các phương thức vận chuyển khác Ngay từ thế kỷ thứ 5 trước côngnguyên, con người đã lợi dụng biển làm các tuyến đường giao thông để giao lưu cácvùng, miền, quốc gia với nhau Cho đến 7 nay, vận tải biển được phát triển mạnh vàtrở thành ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế Vận chuyển đườngbiển thích hợp với những thứ hàng cồng kềnh, lâu hỏng, giá trị thấp (vật liệu xâydựng, than đá, cao su, ) và hàng rời (cà phê, gạo), trên các tuyến đường trung bình
và dài, không đòi hỏi thời gian giao hàng nhanh chóng
+ Giao nhận hàng hóa bằng đường sông: Giao nhận vận tải hàng hóa bằngđường sông còn được gọi là vận tải thủy nội địa, chuyên chở hàng hóa trong nước + Giao nhận hàng hóa bằng đường sắt:Vận chuyển đường sắt (Railways)được vận hành bởi các đầu máy và các toa xe Vận chuyển đường sắt thích hợp vớicác loại hàng có trọng lượng lớn, khối lượng vận chuyển nhiều và cự li vận chuyểndài
+ Giao nhận hàng hóa bằng đường bộ: Là phương thức vận tải phổ biến nhấthiện nay, hàng hóa được chuyên chở bằng các loại phương tiện đường bộ khácnhau Vận chuyển bằng đường bộ thích hợp vận chuyển hàng hóa có lưu lượng nhỏ,
cự li vận chuyển ngắn và trung bình, hàng hóa mau hỏng và hàng hóa có nhu cầu
SVTH: Hồ Nguyễn Việt Linh Trang 13
Trang 21Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Hoàng Thiên Tântốc độ đưa hàng nhanh Vận chuyển đường bộ chủ yếu phục vụ chuyên chở nội địa,còn đối với vận tải hàng hóa quốc tế, vận tải đường bộ bị hạn chế rất nhiều + Giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không: Vận tải đường hàng không
sử dụng các loại máy bay để chuyên chở hàng hóa đến điểm đích Vận tải hàngkhông là một ngành vận tải hiện đại Vận chuyển đường hàng không thích hợp choviệc chuyển chở hàng hóa trị giá cao, yêu cầu vận chuyển nhanh, không thích hợpcho việc chuyên chở hàng hóa giá trị thấp, khối lượng lớn và cồng kềnh.+ Giao nhận vận tải bằng đường ống :Vận tải bằng đường ống có chi phí cốđịnh rất cao và chi phí biến đổi thấp nhất Đây là con đường để vận chuyển chấtlỏng và khí hóa lỏng (xăng, dầu, gas…) Chi phí vận hành không đáng kể và gầnnhư không có hao hụt trên đường trừ trường hợp ống bị vỡ hoặc rò rỉ Vận tảiđường ống thường giới hạn do chi phí ban đầu lớn và thiết kế phức tạp Phươngthức vận chuyển bằng đường ống khá đặc thù phục vụ cho các đối tượng đặc biệtnhư công ty đa quốc gia, công ty Nhà nước lớn
+ Giao nhận hàng hóa kết hợp nhiều phương thức vận tải khác nhau cònđược gọi là giao nhận vận tải đa phương thức
- Căn cứ vào tính chất của giao nhận:
+ Giao nhận chuyên nghiệp: hoạt động giao nhận của các tổ chức, công tychuyên kinh doanh giao nhận theo sự ủy thác của khách hàng
+ Giao nhận riêng: hoạt động giao nhận do người xuất nhập khẩu tự tổ chức
- Căn cứ vào nghiệp vụ giao nhận:
+ Giao nhận thuần túy: hoạt động giao nhận chỉ gồm việc gửi hàng đi hoặcnhận hàng đến
SVTH: Hồ Nguyễn Việt Linh Trang 14
Trang 22Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Hoàng Thiên Tân+ Giao nhận tổng hợp: ngoài giao nhận hàng hóa thuần túy còn bao gồm việcxếp dỡ, vận tải, bảo quản, lưu kho…
1.2 Tầm quan trọng của hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Doanh nghiệp giao nhận cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa ngày càng mang lạilợi ích lớn hơn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng và với nền kinh tếnói chung
1.2.1 Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Dịch vụ giao nhận hàng hóa giúp tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa lưuthông nhanh chóng, tiết kiệm hơn, hàng hóa được giữ an toàn mà không cần có sựtham gia xuất hiện trực tiếp của người gửi hàng cũng như người nhận hàng Bêncạnh đó dịch giao nhận hàng hóa tạo điều kiện cho các nhà xuất khẩu nhập khẩu cóthể tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cuối cùng, dịch vụgiao nhận giúp cho các nhà xuất khẩu nhập khẩu giảm bớt các chi phí không cầnthiết như: Chi phí xây dựng các kho, các cảng, bến bãi nhờ vào việc sử dụng khocảng, bến bãi của người giao nhận, chi phí đào tạo nhân viên chuyên về giao nhậnhang hóa, từ đó giúp doanh nghiệp tăng được lợi nhuận
1.2.2 Đối với nền kinh tế quốc dân
Hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu đóng góp một phần lớn vào
sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế xã hội của đất nược Tỉ trọng hoạt động giaonhận hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu đóng góp vào GDP của cả nước, cung cấp thêmnguồn vốn quan trọng cho nền kinh tế quốc dân Ngoài ra giao nhận hàng hóa xuấtkhẩu nhập khẩu là ngành nghề dịch vụ thương mại có quan hệ mật thiết đối với hoạtđộng ngoại thương và các nước trên thế giới Đây là một ngành nghề dịch vụthương mại có vốn đầu tư khá ít nhưng mang lại một nguồn lợi nhuận tương đối cao
và ổn định nếu biết vận dụng hợp lý, tổ chức và điều hành trên hệ thống cơ sở hạtầng vốn có sẵn Trong xu thế toàn cầu hóa hiện này thì dịch vu giao nhận hàng hóaxuất khẩu nhập khẩu có vai trò ngày càng quan trọng hơn Điều này dựa trên sựkhác nhau giữa người bán và người mua ở nhiều quốc gia khác nhau Sau khi ngườibán và người mua ký kết hợp đồng, người bán sẽ thực hiện việc giao hang hoặc thuêSVTH: Hồ Nguyễn Việt Linh Trang 15
Trang 23Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Hoàng Thiên Tânmột bên thứ ba vận chuyển giao hang cho người mua Để cho quá trình vận chuyển
đó hoàn thành, có nghĩa là hang hóa tới tay người mua, cần phải thực hiện một loạtcác công việc liên tiếp, khác nhau liên quan tới vận chuyển như: đưa hàng ra cảng,xếp hang lên tàu, vận chuyển , bảo quản hang hóa an toàn đén tay người mua… tất
cả những công việc đó đều là nhiệm vụ của người giao nhận.Vậy, dịch vụ giao nhận
là một phần không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế quốc dận vàhoạt động ngoại thương
1.3 Mô hình và quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại các công tyLogistics
1.3.1 Đặc điểm giao nhận hàng hóa bằng đường biển
- Giao nhận hàng hoá quốc tế bằng đường biển phụ thuộc vào yếu tố bênngoài
Giao nhận hàng hoá quốc tế bằng đường biển là việc phục vụ cho quá trìnhchuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu Làmột bộ phận của giao nhận hàng hóa quốc tế cho nên giao nhận vận tải hàng hóaxuất nhập khẩu bằng đường biển phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố liên quan bênngoài như là sự chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu của người gửi hàng, phương tiện vậntải quốc tế của người chuyên chở, pháp luật thương mại đặc biệt là luật hàng hải, hảiquan của các nước, điều kiện tự nhiên Cho nên trong quá trình giao nhận hàng hoábằng đường biển không thể hoàn toàn chủ động được
- Giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển có tính thời vụ, chịu ảnhhưởng trực tiếp của thị trường xuất nhập khẩu
Tính thời vụ là một thuộc tính của dịch vụ giao nhận do nó phục vụ cho quátrình xuất nhập khẩu Chỉ khi nào hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra mạnh mẽ thìdịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế mới có điều kiện phát triển mà hoạt động xuấtnhập khẩu lại mang nặng tính thời vụ có thời điểm diễn ra mạnh song có thời điểmhoạt động ít
SVTH: Hồ Nguyễn Việt Linh Trang 16
Trang 24Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Hoàng Thiên Tân
- Giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển phụ thuộc vào cơ sở vật chất
kĩ thuật và kinh nghiệm, nghiệp vụ của người kinh doanh giao nhận
Tiến hành kinh doanh dịch vụ giao nhận thì phải có các phương tiện chuyênchở, các đội tàu, phương tiện quản lý liên lạc, phương tiện lưu giữ hàng hoá để tiếnhành kinh doanh các dịch vụ liên quan như: Gom hàng, vận chuyển, bốc xếp, nhậnhàng, Yêu cầu của các dịch vụ đó còn đòi hỏi người kinh doanh dịch vụ giao nhậnphải có trình độ, bản lĩnh kinh doanh và kinh nghiệm
SVTH: Hồ Nguyễn Việt Linh Trang 17
Trang 25Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Hoàng Thiên Tân1.3.2 Quy trình giao hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển
Sơ đồ 1.2: Quy trình giao hàng hóa xuất khẩu đường biển
Tham gia vào qúa trình giao nhận hàng xuất khẩu qua đường biển bao gồm banhân bản: khách hàng, phòng giao nhận và người giao nhận, ngoài ra còn có cácnhân tố khác như hải quan, các hãng tàu và đại lý nước ngoài Các nhân tố này liên
hệ mật thiết với nhau giúp cho quy trình giao nhận hàng hóa diễn ra thuận lợi,nhanh chóng và an toàn, giúp hàng hóa đến tay người mua Khách hàng là nhân tốtham gia đầu tiên vào quy trình giao nhận Trong quy trình giao nhận thì người giaonhận là nhân tố quan trọng nhất, thực hiện hầu hết các công đoạn từ việc tiếp nhậnđơn hàng, hoàn thiện các chứng từ, thủ tục hải quan, nhận hàng tại cảng,…Bện cạnh
đó phòng giao nhận cũng có vai trò quan trọng không kém, là cầu nối giúp kháchhàng liên hệ với nhân viên giao hàng, giải đáp thắc mắc, tư vấn cho khách hàngtrong việc lựa chọn gói giao hàng nào thích hợp nhất, có lợi nhất có khách hàngSVTH: Hồ Nguyễn Việt Linh Trang 18
Thanh toán và lưu hồ sơ
Trang 26Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Hoàng Thiên Tân
Khi đã có thông tin về chủ hàng, bộ phận giao nhận dưới sự phân công củagiám sát bộ phận, sẽ liên lạc trực tiếp với chủ hàng để lấy thông tin về lô hàng, yêucầu chủ hàng fax bản chứng từ để kiểm tra trước 1 ngày trước ngày xuất hàng Sau
đó bộ phận giao nhận chuyển cho người lập chứng từ kiểm tra lần 2 và chuẩn bị hồ
Trang 27Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Hoàng Thiên Tân+ Chủ hàng tiến hành giao hàng cho công ty Logistics tại địa điểm đã thoảthuận, thường là tại kho của chủ hàng Trong khâu này công ty cần kiểm tra các đặcđiểm liên quan đến hàng hoá như: số lượng, chất lượng, quy cách, trọng lượng Vàcông ty cung cấp đầy đủ các chứng từ liên quan đến việc giao nhận hàng hoá chokhách hàng.
1.3.2.2 Công ty Logistics giao hàng cho tàu
- Đối với hàng hóa không phải lưu kho bãi tại cảng: Đây là hàng hóa xuấtkhẩu do công ty Logistics vận chuyển từ các nơi trong nước để xuất khẩu, có thể đểtại các kho riêng của công ty chứ không thông qua các kho của cảng Từ kho riêng,các chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác có thể giao trực tiếp cho tàu Cácbước giao nhận cũng diễn ra như đối với hàng qua cảng do các công ty Logisticstiến hành
- Đối với hàng phải lưu kho bãi của cảng: Đối với loại hàng này, việc giaohàng gồm hai bước lớn: công ty Logistics giao hàng xuất khẩu cho cảng, sau đó tiếnhành giao hàng cho tàu
Giao hàng xuất khẩu cho cảng: bao gồm các công việc
Công ty Logistics ký kết hợp đồng lưu kho bảo quản hàng hóa với cảng Trước khi giao hàng cho cảng, phải giao cho cảng các giấy tờ: danh mục hànghóa xuất khẩu (cargo list); thông báo xếp hàng của hãng tàu cấp (shipping order)nếu cần; chỉ dẫn xếp hàng (shipping note)
Giao hàng vào kho bãi, cảng
Giao hàng cho tàu:
SVTH: Hồ Nguyễn Việt Linh Trang 20
Trang 28Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Hoàng Thiên Tân Trước khi giao hàng cho tàu, công ty Logistics phải: làm các thủ tục liên quanđến xuất khẩu (thủ tục hải quan, kiểm dịch, kiểm nghiệm); báo cho cảng ngày giờ
dự kiến tàu đến (ETA); giao cho cảng sơ đồ xếp hàng
Tổ chức xếp và giao hàng: tổ chức vận chuyển hàng từ kho ra cảng, lấy lệnhxếp hàng; tiến hành bốc và giao hàng cho tàu dưới sự giám sát của đại diện hảiquan; khi giao nhận xong phải lấy biên lai thuyền phó (Maters Receipt) để trên cơ
sở đó lập vận đơn (B/L)
Lập bộ chứng từ thanh toán Thông báo cho người mua (người nhận hàng) vềviệc giao hàng và mua bảo hiểm cho hàng hóa (nếu cần) Thanh toán chi phí cầnthiết cho cảng: chi phí bốc hàng, vận chuyển, bảo quản, lưu kho…
- Đối với hàng xuất khẩu đóng trong container:
Nếu gửi hàng nguyên (FCL):
Công ty Logistics điền vào chứng từ vận chuyển và đưa cho đại diện hãng tàu
để xin ký cùng với bản danh mục xuất khẩu (cargo list) Sau khi đăng ký danh mụcvận chuyển, hãng tàu sẽ cấp lệnh giao vỏ container để công ty Logistics mượn Đại diện của hải quan kiểm dịch, kiểm nghiệm, giám định kiểm tra và giámsát quá trình đóng hàng vào container, sau đó nhân viên hải quan sẽ niêm phong,kẹp chì container
Công ty Logistics vận chuyển và giao container cho tàu tại nơi quy định vàlấy biên lai nhận container Sau khi container đã xếp lên tàu thì lấy vận đơn (B/L) Nếu gửi hàng lẻ (LCL):
Công ty Logistics gửi vận đơn (B/L) cho hãng tàu hoặc đại lý hãng tàu vàthỏa thuận với hãng tàu về ngày, giờ, địa điểm giao nhận hàng
SVTH: Hồ Nguyễn Việt Linh Trang 21
Trang 29Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Hoàng Thiên Tân+ Công ty Logistics mời đại diện hải quan kiểm tra, kiểm hóa, giám sát việcđóng hàng vào container Sau khi hải quan niêm phong, kẹp chì, công ty Logisticshoàn thành nốt thủ tục để bốc container lên tàu và yêu cầu cấp vận đơn
1.3.3 Quy trình nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
Sơ đồ 1.3: Quy trình nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển
Cũng giống như giao nhận hàng xuất khẩu đường biển thì khách hàng, phònggiao nhận và người giao nhận là ba nhân tố cơ bản tham gia vào quy trình giao nhậnhàng nhập khẩu qua đường biển Thông qua phòng giao nhận, khách hàng và nhânviên giao nhận sẽ có được những thông tin quan trọng phục vụ cho quá trình giaonhận hàng hóa nhập khẩu Đối với khách hàng, đó là thời điểm nhận hàng, chi phícho hoạt động giao nhận và các chứng từ cần thiết cần cung cấp cho người giaonhận Đối với nhân viên giao nhận, các thông tin từ phòng giao nhận sẽ giúp choSVTH: Hồ Nguyễn Việt Linh Trang 22
KHÁCH HÀNG
Nhân viên giao nhận
Nhận chứng từ liên quan đến nhập khẩu
Chuẩn bị bộ chứng từ
Giao hàng cho khách hàngNhận hàng tại cảngKiểm hóaKhai báo hải quan
Thanh lý và quyết toán hợp đồngPHÒNG GIAO
NHẬN
Trang 30Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Hoàng Thiên Tânviệc thực hiện quy trình giao nhận diễn ra một cách chính xác ở các yếu tố như đặcđiểm của hàng hóa được giao nhận, các loại chứng từ cần chuẩn bị, các thủ tục hảiquan cần thiết cần thực hiện và thời điểm, phương thức giao hàng được quy địnhtrong hợp đồng.
1.3.3.1 Công ty Logistics nhận hàng từ chủ tàu
- Ðối với hàng không phải lưu kho bãi tại cảng nhận hàng Trong trường hợpnày, công ty Logistics đứng ra giao nhận trực tiếp với tàu Ðể có thể tiến hành dỡhàng, 24 giờ trước khi tàu đến vị trí hoa tiêu, công ty Logistics phải trao cho cảngmột số chứng từ: Bản lược khai hàng hoá (2 bản), sơ đồ xếp hàng (2 bản), chi tiếthầm hàng (2 bản), hàng quá khổ, quá tải (nếu có)
Công ty Logistics xuất trình vận đơn gốc cho đại diện của hãng tàu Trực tiếp nhận hàng từ tàu và lập các chứng từ cần thiết trong quá trình nhậnhàng như: Biên bản giám định hầm tàu (lập trước khi dỡ hàng) nhằm quy tráchnhiệm cho tàu về những tổn thất xảy ra sau này; biên bản dỡ hàng (COR) đối vớitổn thất rõ rệt; thư dự kháng (LOR) đối với tổn thất không rõ rệt; bản kết toán nhậnhàng với tàu (ROROC), biên bản giám định; giấy chứng nhận hàng thiếu (do đại lýhàng hải lập)
Khi dỡ hàng ra khỏi tàu, công ty Logistics có thể đưa về kho riêng để mời hảiquan kiểm hoá Nếu hàng không có niêm phong kẹp chì phải mời hải quan áp tải vềkho
Làm thủ tục hải quan Chuyên chở về kho hoặc phân phối hàng hóa
- Đối với hàng phải lưu kho bãi tại cảng nhận hàng:
Cảng nhận hàng từ tàu:
SVTH: Hồ Nguyễn Việt Linh Trang 23
Trang 31Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Hoàng Thiên Tân
Dỡ hàng và nhận hàng từ tàu (do cảng làm) Lập các giấy tờ cần thiết trongquá trình giao nhận (nhân viên công ty Logistics phải cùng lập)
Ðưa hàng về kho bãi cảng
Cảng giao hàng cho các công ty Logistics
- Khi nhận được thông báo hàng đến, công ty Logistics phải mang vận đơn gốc,giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để nhận lệnh giao hàng (D/O - deliveryorder) Hãng tàu hoặc đại lý giữ lại vận đơn gốc và trao 3 bản D/O cho người nhậnhàng Công ty Logistics đóng phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên lai
- Công ty Logistics mang biên lai nộp phí, 3 bản D/O cùng hoá đơn và phiếuđóng gói đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để ký xác nhận D/O và tìm vị trí hàng,tại đây lưu 1 bản D/O Công ty Logistics mang 2 bản D/O còn lại đến bộ phận khovận để làm phiếu xuất kho Bộ phận này giữ 1 D/O và làm 2 phiếu xuất kho chocông ty Logistics
- Hàng nhập bằng container:
Nếu là hàng nguyên (FCL)
Khi nhận được thông báo hàng đến (NOA) thì công ty Logistics mang vậnđơn gốc và giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để lấy D/O Công ty Logisticsmang D/O đến hải quan làm thủ tục và đăng ký kiểm hoá (công ty Logistics có thể
đề nghị đưa cả container về kho riêng hoặc ICD để kiểm tra hải quan nhưng phải trả
vỏ container đúng hạn nếu không sẽ bị phạt)
Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, công ty Logistics phải mang bộ chứng
từ nhận hàng cùng D/O đến Văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận D/O Lấyphiếu xuất kho và nhận hàng
SVTH: Hồ Nguyễn Việt Linh Trang 24
Trang 32Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Hoàng Thiên TânNếu là hàng lẻ (LCL):
Công ty Logistics mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tàuhoặc đại lý của người gom hàng để lấy D/O, sau đó nhận hàng tại CFR quy định vàlàm các thủ tục như trên
1.2.3.2 Công ty Logistics giao hàng cho người nhận hàng
Sau khi nhận hàng từ chủ tàu, nhân viên giao nhận tiến hành chuyên chở hànghóa về kho hoặc phân phối hàng hóa tới ngay cho bên nhận hàng Nhân viên giaonhận phối hợp với bộ phận cung cấp vận tải yêu cầu xe, theo dõi giờ đến, số xe đểghi trong “Phiếu giao hàng” khi đến giao hàng cho người nhận hàng Trên biên bảncũng phải thể hiện giờ đến lấy hàng hoặc giao hàng, có ký nhận giữa nhân viên giaonhận và người thừa lệnh của bên nhận hàng Khi chuyên chở hàng hoá đến nơi quiđịnh công ty thực hiện việc giao hàng cho người nhận hàng Đến thời điểm này thìcông ty hết trách nhiệm với hàng hoá và công ty nhận phí vận chuyển theo hợpđồng
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu1.4.1 Nhân tố khách quan
1.4.1.1 Thời tiết
Thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến việc giao hàng, nhận hàng và quá trìnhchuyên chở hàng hoá Điều này sẽ ảnh hưởng đến tốc độ làm hàng và thời gian giaonhận hàng hoá Ngoài ra, quá trình chuyên chở trên không cũng chịu nhiều tác độngcủa yếu tố thời tiết có thể gây thiệt hại hoàn toàn, và làm chậm việc giao hàng, làmphát sinh hậu quả kinh tế cho các bên có liên quan
Do những tác động trên mà thời tiết sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của hànghoá, và là một trong những nguyên nhân gây ra những tranh chấp Nó cũng là cơ sở
để xây dựng trường hợp bất khả kháng và khả năng miễn trách cho người giao nhận.1.4.1.2 Đặc điểm của hàng hóa
SVTH: Hồ Nguyễn Việt Linh Trang 25
Trang 33Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Hoàng Thiên TânMỗi loại hàng hoá lại có những đặc điểm riêng của nó Ví dụ như hàng nôngsản là loại hàng mau hỏng, dễ biến đổi chất lượng còn hàng máy móc, thiết bị lạithường cồng kềnh, khối lượng và kích cỡ lớn,… Chính những đặc điểm riêng nàycủa hàng hoá sẽ quy định cách bao gói, xếp dỡ, chằng buộc hàng hoá sao cho đúngquy cách, phù hợp với từng loại hàng để nhằm đảm bảo chất lượng của hàng hoátrong quá trình giao nhận và chuyên chở hàng hoá.
Bên cạnh đó, mỗi loại hàng hoá khác nhau với những đặc điểm riêng biệt sẽđòi hỏi những loại chứng từ khác nhau để chứng nhận về phẩm chất, chất lượng củachúng Tuỳ theo yêu cầu của cơ quan hải quan hoặc theo bộ chứng từ thanh toánđược quy định trong L/C mà người giao nhận sẽ phải chuẩn bị các loại chứng từ chophù hợp
1.4.2 Nhân tố chủ quan
1.4.2.1 Nhân tố khách hàng
Việc khách hàng vận chuyển mặt hàng nào,với khối lượng bao nhiêu, địađiểm ở đâu, thời hạn giao nhận hàng hóa trong hợp đồng… tất cả đều ảnh hưởngtrực tiếp tới quy trình giao nhận của doanh nghiệp Đối với dịch vụ giao nhận thìkhi thương mại quốc tế ngày càng phát triển khách hàng nhận thấy vai trò đại lýmôi giới của người giao nhận trở nên hạn chế rất nhiều, đặc biệt là việc các đại lýgiao nhận không chịu trách nhiệm về hàng hoá trong quá trình chuyên chở Kháchhàng mong muốn có người thu xếp toàn bộ quá trình chuyên chở cũng như dịch vụkhác có liên quan như gom hàng và mua bảo hiểm, thuê phương tiện vận tải…hoàntoàn chịu trách nhiệm trong quá trình chuyên chở đó để khách hàng tránh phải khiếunại khi có tổn thất xảy ra Do vậy mà người giao nhận phải cung cấp các dịch vụliên quan theo yêu cầu của khách hàng, phải phát triển dịch vụ giao nhận theo nhiềumặt, nhiều hướng
1.4.2.2 Nhân tố bên trong doanh nghiệp
Đội ngũ nhân viên
SVTH: Hồ Nguyễn Việt Linh Trang 26
Trang 34Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Hoàng Thiên TânHoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường biển chịu ảnh hưởng sâu sắc bởicác nhân tố đội ngũ nhân viên Trình độ của người tổ chức, điều hành hoạt độnggiao nhận cũng như nhân viên tham gia trực tiếp quá trình giao nhận sẽ tác độngkhông hề nhỏ đối với quy trình chung của toàn bộ quá trình từ giao hàng đến nhậnhàng Để quá trình giao nhận diễn ra thuận lợi đòi hỏi nhân sự của công ty phải cónghiệp vụ chuyên môn sâu về vận tải container trong dây chuyền logistics, đồngthời kỹ năng tin học và ngoại ngữ rất cần thiết đối với nhân sự ngành này Các kiếnthức và kỹ năng đó sẽ giúp cho họ thực hiện thành thạo chuyên nghiệp các nhiệm
vụ được giao, tránh những sai sot không đáng có, làm giảm các thao tác công việc,góp phần giảm thời gian vận chuyển, tăng khả năng xử lý tình huống bất thườngxảy ra
Ngoài ra, vì điều kiện môi trường Việt Nam khá khắc nghiệt cùng với áp lựccông việc cao là đặc thù của ngành xuất nhập khẩu, do đó đòi hỏi nhân viên phải cósức khoẻ và tâm lý tốt để sẵn sàng với mọi công việc được giao
Chính sách của công ty
Các cơ chế chính sách của công ty có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt độnggiao nhận Với tình hình cạnh trạnh trong ngành giao nhận vận tải biển ngày càngkhốc liệt như hiện nay, nếu công ty có những chính sách ưu đãi, chăm sóc kháchhàng tốt sẽ tạo được sự thuận lợi trong đàm phán và gây dựng niềm tin cho chínhcông ty Ngoài ra, các chế độ lương thưởng, động viên cũng sẽ thúc đẩy năng suấtlàm việc của nhân viên, tạo được sự thoải mái trong công việc và góp phần giúp cácthương vụ và hợp đồng nhanh chóng hoàn thành
Cơ sở vật chất, công nghệ thông tin của công ty
Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của các doanh nghiệp giao nhận gồm vănphòng, kho hàng, phương tiện vận tải, phương tiện bốc dỡ hàng hóa, công nghệ bảoquản và lưu kho, các thiết bị công nghệ thông tin quản lý… Nếu thiếu các cơ sở hạtầng và trang thiết bị đó thì hoạt động giao nhận hàng hóa sẽ trở nên khó khăn trongSVTH: Hồ Nguyễn Việt Linh Trang 27
Trang 35Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Hoàng Thiên Tântình hình ngoại thương phát triển hiện nay Khi có đầy đủ trang thiết bị sẽ thuận lợihơn trong việc gom hàng, làm hàng, chuẩn bị và kiểm tra hàng, giúp chủ động vềthời gian và chi phí, từ đó có được chi phí thấp trong khâu làm hàng giúp cho lợinhuận được tăng cao Đồng thời, với sự phát triển của công nghệ thông tin, công tyhoạt động trong lĩnh vực giao nhận có thể quản lý mọi hoạt động của mình và thôngtin khách hàng, hàng hóa thông qua các hệ thống máy tính Chỉ khi có đủ điều kiện
về phương tiện giao nhận vận tải, các thiết bị thông tin hiện đại mới có thể cạnhtranh trên thị trường và đáp ứng yêu cầu giao nhận phát triển ngày càng mạnh mẽnhư hiện nay
Lượng vốn đầu tư
Với cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, máy móc thiếu hoàn chỉnh và không đầy
đủ sẽ gây khó khăn và trở ngại cho quá trình giao nhận hàng hoá Tuy nhiên, để cóthể xây dựng cơ sở hạ tầng và sở hữu những trang thiết bị hiện đại, người giao nhậncần một lượng vốn đầu tư rất lớn Song không phải lúc nào người giao nhận cũng cókhả năng tài chính dồi dào Cho nên với nguồn tài chính hạn hẹp người giao nhận sẽphải tính toán chu đáo để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật một cách hiệu quả bêncạnh việc đi thuê hoặc liên doanh đồng sở hữu với các doanh nghiệp khác nhữngmáy móc và trang thiết bị chuyên dụng
1.4.2.3 Nhân tố cơ sở điều kiện hạ tầng dịch vụ
Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của người giao nhận bao gồm như văn phòng,kho hàng, các phương tiện bốc dỡ, chuyên chở, bảo quản và lưu kho hàng hoá,…
Để tham gia hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường biển, nhất làtrong điều kiện container hoá như hiện nay, người giao nhận cần có một cơ sở hạtầng với những trang thiết bị và máy móc hiện đại để phục vụ cho việc gom hàng,chuẩn bị và kiểm tra hàng Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin,người giao nhận đã có thể quản lý mọi hoạt động của mình và những thông tin vềkhách hàng, hàng hoá qua hệ thống máy tính và sử dụng hệ thống truyền dữ liệuđiện tử (EDI) Với cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện đại người giao nhận sẽ ngàycàng tiếp cận gần hơn với nhu cầu của khách hàng và duy trì mối quan hệ lâu dài.SVTH: Hồ Nguyễn Việt Linh Trang 28
Trang 36Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Hoàng Thiên Tân
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬPKHẨU TẠI CÔNG TY TNHH MAXPEED ĐÀ NẴNG2.1 Giới thiệu về công ty TNHH Maxpeed Đà Nẵng
2.1.1 Khái quát chung về công ty
+Công ty TNHH maxpeed Hà Nội-văn phòng đại diện tại Đà Nẵng+Tên quốc tế: Maxpeed HaNoi co.,ltd - Da Nang representative office+Tên viết tắt: Maxpeed HaNoi co., ltd - Da Nang representative office+Logo:
+Mã số thuế:0102847194-002
SVTH: Hồ Nguyễn Việt Linh Trang 29
Trang 37Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Hoàng Thiên Tân+Địa chỉ thuế: phòng 5.7 tầng 5, tòa nhà danabook, 76-78 Bạch Đằng, phườngHải Châu I, quận Hải Châu, Đà Nẵng
+Ngày bắt đầu thành lập : 27/05/2016
+Người đại diện pháp luật : Vũ Quang Hưng
SVTH: Hồ Nguyễn Việt Linh Trang 30
Trang 38Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Hoàng Thiên Tân2.1.2 Lĩnh vực ngành nghề và mạng lưới hoạt động của công ty
Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác chưa được phân vào đâu
Chi tiết: Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá; Đại diện cho thương nhân; Uỷ thác mua bán hàng hóa; Nhượng quyền thương mại
4 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiêp cho vận tải đường thủy
5 Kho bãi và lưu giữ hàng hóa
6 Vận tải hàng hóa thủy nội địa
8 Vận tải hàng hóa bằng đường sắt
9 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
Chi tiết: Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
10
Đại lý, môi giới, đấu giá hàng hóa
(Không bao gồm hoạt động của các đấu giá viên)
Chi tiết: Đại lý bán hàng hóa
Bảng 2.1 Lĩnh vực ngành nghề của công ty TNHH Maxpeed ĐN2.1.2.2 Mạng lưới hoạt động của công ty
Sau 17 năm hoạt động( từ năm 2005), công ty TNHH Maxpeed Việt Nam đã
mở rộng được 9 chi nhánh trên cả nước với 150 nhân viên,bao gồm 18 xe đầu kéo,
15 xe tải và 3 kho bãi Mang lưới hoạt động của công ty như sau:
SVTH: Hồ Nguyễn Việt Linh Trang 31
Trang 39Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Hoàng Thiên Tân
v
Sơ đồ 2.1 Mạng lưới hoạt động của công ty TNHH Maxpeed Việt Nam
SVTH: Hồ Nguyễn Việt Linh Trang 32
Maxpeed Việt Nam
Trụ sở chính Hà Nội
Chi nhánh Maxpeed Đà Nẵng
Chi nhánh Maxpeed Hà Nam
Chi nhánh Maxpeed Hải Dương
Chi nhánh Maxpeed Hòa Bình
Chi nhánh Maxpeed Vĩnh Phúc
Chi nhánh Maxpeed Phú Thọ
Chi nhánh Maxpeed Hưng YênChi nhánh Maxpeed Thái BìnhChi nhánh Maxpeed Hải Phòng
Trang 40Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Hoàng Thiên Tân2.1.3 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của công ty
2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.2 Bộ máy của công ty TNHH Maxpeed Đà Nẵng
Tổng giám đốc:
- Là người có quyền hành cao nhất của công ty
- Là người xây dựng và thực thi các chính sách, chiến lược nhằm thúc đẩy sựphát triển và gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp Các chính sách chiến lược này cóthể là về chiến lược đầu tư, kinh doanh, chiến lược phát triển sản phẩm và tạo ra sảnphẩm mới, kế hoạch tạo dựng thương hiệu cho công ty,
- Ban hành các quy định nội bộ trong công ty
SVTH: Hồ Nguyễn Việt Linh Trang 33
TỔNG GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
PHÒNG KINH
DOANH
PHÒNG HIỆN TRƯỜNG
PHÒNG XUẤT
CÁC CHI NHÁNH
BỘ PHẬN GIAO NHẬN
BỘ PHẬN CHỨNG TỪ