Ngày 04/06/1945, Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban chỉ huy lâm thời, trở thành căn cứ địa của cả nước.Tháng 8/1945, Hội nghị đại biểu toàn quốc của
Trang 1ĐẠI HỌC DUY TÂN
TRƯỜNG NGOẠI NGỮ - XÃ HỘI NHÂN VĂN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
-TIỂU LUẬN
MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM MÃ MÔN: HIS 362
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỊCH SỬ VIỆT NAM
GVHD: HOÀNG THỊ KIM OANH NHÓM: Trần Thị Châu Giang (NT) - 1104
Trần Thị Thanh Tuyết - 6082 Nguyễn Huỳnh Thùy Trâm - 4779 Trương Hoàng Như Ý - 8489
LỚP: HIS 362 SO
Đà Nẵng, ngày 01 tháng 08 năm 2023
Trang 2ĐẠI HỌC DUY TÂN
TRƯỜNG NGOẠI NGỮ - XÃ HỘI NHÂN VĂN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
-TIỂU LUẬN
MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM MÃ MÔN: HIS 362
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỊCH SỬ VIỆT NAM
GVHD: HOÀNG THỊ KIM OANH NHÓM: Trần Thị Châu Giang (NT) - 1104
Trần Thị Thanh Tuyết - 6082 Nguyễn Huỳnh Thùy Trâm - 4779 Trương Hoàng Ý Nhi - 8489
LỚP: HIS 362 SO
Đà Nẵng, ngày 01 tháng 08 năm 2023
Trang 3ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN
Thời gian:………Địa điểm:………
1 Nhóm báo cáo tổng kết nội dung tiểu luận nhóm:……….
Trang 44 Đối tượng nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
CHƯƠNG I : CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 4
1 Sơ lược về Cách mạng Tháng Tám năm 1945 4
2 Nguyên nhân và diễn biến của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 4
a Nguyên nhân 4
b Diễn biến 4
3 Các sự kiện quan trọng trong quá trình diễn ra của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 5
CHƯƠNG II : Ý NGHĨA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 7
1 Đánh dấu bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam 7
2 Góp phần tạo nên sự độc lập và tạo nền tảng cho sự phát triển của Việt Nam
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Lịch sử Việt Nam là lịch sử của hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước từ thời Lạc Long Quân - Âu Cơ khai sinh lập địa, vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước cho đến thời bà Trưng, bà Triệu cưỡi voi giết giặc Những trang sử hào hùng cứ nối tiếp nhau:
“Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau Song hào kiệt đời nào cũng có”
(Bình ngô đại cáo – Nguyễn Trãi) Dân tộc ta đã viết nên những trang sử hào hùng, sáng chói: Bạch Đằng, Chi Lăng, Xương Giang,… gắn liền với tên tuổi của những anh hùng dân tộc như Ngô Quyền, Quang Trung Nguyễn Huệ,… Không những thế, những trang sử đó còn soi đường, dẫn lối cho dân tộc ta trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Nói đến những trang sử vàng của dân tộc Việt Nam ngày nay thì không thể kể đến thắng lợi của cuộc Cách Mạng tháng 8/1945 Nó đã đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc ta, và cũng là một thách thức mới đối với chính quyền non trẻ của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà trước ba kẻ thù "Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm” Mở ra một thời đại đấu tranh cho hoà bình, giải phóng dân tộc, đấu tranh vì "Tự do, bình đẳng, bác ái " Một thời đại mà tên đất nước chúng ta gắn liền với tên của một vị lãnh tụ tài ba kiệt suất thời đại - Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu về các mặt khác nhau của cuộc Cách Mạng tháng Tám năm 1945 và từ đó thấy được sự ảnh hưởng của cuộc Cách mạng đối với sự phát triển của lịch sử Việt Nam.
3 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về những nội dung xoay quanh cuộc Cách Mạng tháng Tám năm 1945, vận dụng những quan điểm và tư tưởng trong cuộc cách mạng để liên hệ với sự phát triển của cuộc Cách mạng đối với lịch sử Việt Nam.
4 Đối tượng nghiên cứu
Bài tiểu luận lấy cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo làm đối tượng nghiên cứu.
5 Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp phương pháp nghiên cứu tài liệu, phân tích, so sánh, tổng hợp, chứng minh, …
Trang 6CHƯƠNG I : CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
1 Sơ lược về Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Cách mạng tháng Tám còn gọi là tổng khởi nghĩa tháng Tám là tên gọi ngành sử học chính thống tại Việt Nam hiện nay dùng để chỉ việc phong trào Việt Minh tiến hành khởi nghĩa chống Đế quốc Nhật Bản, buộc Đế quốc Việt Nam bàn giao chính quyền trung ương và các địa phương và buộc Bảo Đại phải thoái vị trong tháng 8 năm 1945 2 Nguyên nhân và diễn biến của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 a Nguyên nhân
* Chủ quan:
Từ hội nghị trung ương lần thứ 8, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt Minh, lực lượng Cách mạng đã phát triển mạnh mẽ Nhất là từ cuộc đảo chính của Nhật Pháp (9/3/1945) Khi Nhật đầu hành đồng minh Đảng đã kịp thời phát động khởi nghĩa toàn quốc
* Khách quan:
Tháng 5/1945, phát xít Đức đầu hàng ở Châu Âu Ngày 9/8/1945 Hồng quân tiến công Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc.
Ngày 14/8 Chính phủ Nhật tuyên bố đầu hàng quân đồng minh không điều kiện Bọn Nhật ở Đông Dương hoang mang cực điểm.
b Diễn biến
Từ tháng 04/1945 trở đi, cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra mạnh mẽ, phong phú về nội dung và hình thức Đầu tháng 05/1945, Hồ Chí Minh từ cao Bằng về Tuyên Quang chọn Tân Trào làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước và chuẩn bị Đại hội quốc dân Ngày 04/06/1945, Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban chỉ huy lâm thời, trở thành căn cứ địa của cả nước.
Tháng 8/1945, Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào khẳng định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành độc lập đã tới” và quyết định phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương, đề ra ba nguyên tắc bảo đảm tổng khởi nghĩa thắng lợi, đó là tập trung, thống nhất và kịp thời.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đồng loạt vùng dậy, tiến hành tổng khởi nghĩa, giành chính quyền Từ ngày 14 đến 18/08, cuộc tổng khởi nghĩa nổ ra giành được thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc bộ, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và ở các thị xã: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Hội An,…
Trang 7Ngày 19/08, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội Ngày 23/08, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và ở Bắc Cạn, Hòa Bình, hải Phòng, Hà Đông, Quảng Bình, Bình Định,…
Ngày 25/08, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn – Gia Định, Kon Tum, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Tây Ninh, Ở Côn Đảo, Đảng bộ nhà tù Côn Đảo đã lãnh đạo các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm nổi dậy giành chính quyền.
Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 08/1945, cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lọi hoàn toàn, chính quyền trong cả nước về tay nhân dân.
Ngày 02/09/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) lịch sử, trước cuộc mít tinh của gần một triệu đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời Từ đó, ngày 02/09 là ngày Quốc Khánh của nước ta.
3 Các sự kiện quan trọng trong quá trình diễn ra của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Ngày 14/8/1945, tại Quảng Ngãi, lệnh khởi nghĩa được ban hành, khởi nghĩa từng phần đã thắng lợi ở hầu khắp các địa phương dọc quốc lộ 1 từ Đức Phổ đến Bình Sơn, đảo Lý Sơn và châu Ba Tơ, ngày 16/8, lực lượng cách mạng đã chiếm được dinh tỉnh trưởng và làm chủ các công sở ở thị xã
Ngày 18/8/1945, Khởi nghĩa giành chính quyền tại các tỉnh lỵ Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam
Ngày 19/8/1945, Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội và các tỉnh lỵ Thái Bình, Khánh Hòa.
Ngày 20/8/1945, Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở các tỉnh Thanh Hóa, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Ninh Bình, Sơn Tây, Yên Bái.
Ngày 21/8/1945, khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh lỵ Bắc Cạn, Tuyên Quang, Nam Định, Nghệ An, Ninh Thuận, Phúc Yên.
Ngày 22/8/1945, khởi nghĩa giành chính quyền ở các tỉnh Cao Bằng, Hưng Yên, Kiến An, Tân An.
Ngày 23/8/1945, khởi nghĩa giành chính quyền tại Thừa Thiên - Huế, Hải Phòng, Hà Đông, Hòa Bình, Quảng Bình, Bình Định, Gia Lai, Bạc Liêu, Quảng Trị, Lâm Viên.
Ngày 24/8/1945, khởi nghĩa giành chính quyền tại các tỉnh Hà Nam, Quảng Yên, Đắk Lắk, Phú Yên, Gò Công.
Ngày 25/8/1945, khởi nghĩa giành chính quyền tại thành phố Sài Gòn và các tỉnh lỵ Chợ Lớn, Gia Định, Bình Thuận, Long Xuyên, Vĩnh Long, Bà Rịa, Thủ Dầu Một, Trà Vinh, Bến Tre, Tây Ninh, Sa Đéc, Kon Tum, Lạng Sơn, Phú Thọ, Sơn La.
Ngày 26/8/1945, khởi nghĩa giành chính quyền tại các tỉnh Cần Thơ, Châu Đốc, Biên Hòa, Hòn Gai.
Trang 8Ngày 27/8/1945, khởi nghĩa giành chính quyền tại tỉnh lỵ Rạch Giá.
Ngày 28/8/1945, khởi nghĩa giành chính quyền tại các tỉnh lỵ Đồng Nai Thượng và Hà Tiên, cơ bản kết thúc cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên phạm vi cả nước 4 Nhân vật chủ chốt và vai trò của họ trong cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969) là một nhà cách mạng, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20 Là linh hồn của cuộc Cách mạng tháng 8, Người đã viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội Nhà cách mạng Trường Chinh (1907-1988) là Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Đông Dương trong cuộc Cách mạng tháng 8.Trước thềm của cuộc cách mạng, tại Hội nghị toàn quốc của Đảng, ông được cử phụ trách Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc Sau cách mạng, Đảng Cộng sản Đông Dương rút vào hoạt động bí mật, chuyển thành Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương do ông làm Hội trưởng.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911 – 2013) là một trong những người góp công thành lập nước VNDCCH Ngày 14/8/1945, ông trở thành uỷ viên Ban chấp hành Trung ương ĐCS Đông Dương, sau đó là ủy viên Thường vụ Trung ương, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc Cách mạng thành công, ông được cử làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Phó Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời và là Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân tự vệ năm 1946.
Thượng tướng Chu Văn Tấn (1909–1984) là một tướng lĩnh chủ chốt của Việt Minh trong Cách mạng tháng 8 Là một thành viên của Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc, sau khi cách mạng thắng lợi, ông giữ trọng trách Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Ông là một trong 9 Thiếu tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam được phong năm 1948 và cũng là một trong 2 Thượng tướng đầu tiên Tháng 8/1945, nhà hoạt động cách mạng và quân sự Trần Đăng Ninh (1910-1955) được cử vào Tổng bộ Việt Minh, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa Toàn quốc và Đại hội Quốc dân Tân Trào Cách mạng tháng 8 nổ ra, ông được phân công cùng tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy quân giải phóng, tiến đánh tỉnh lỵ Thái Nguyên, sau đó bảo vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh về Hà Nội Sau cách mạng, ông làm Đặc phái viên của BCH TW Đảng vào công tác ở Trung Bộ và Nam Bộ.
Nhà cách mạng Lê Thanh Nghị (1911-1989) là một thành viên của Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc trong cuộc Cách mạng tháng 8 Sau Cách mạng, ông là Xứ ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ, phụ trách miền duyên hải; năm 1946 là Thường vụ Xứ ủy.
Nhà cách mạng Trần Huy Liệu (1901 - 1969) là người soạn Quân lệnh số 1 phát lệnh Tổng khởi nghĩa toàn quốc trong cuộc Cách mạng tháng 8 Ngày 25/8/1945, ông thay mặt Chính phủ cùng với các đồng chí Nguyễn Lương Bằng và Cù Huy Cận vào kinh
Trang 9đô Huế chấp nhận sự thoái vị và nhận ấn tín của vua Bảo Đại Sau cách mạng ông làm Bộ trưởng Bộ Thông tin Tuyên truyền trong Chính phủ lâm thời.
Nhà cách mạng Nguyễn Lương Bằng (1904-1979) là thành viên Ban thường trực của Uỷ ban dân tộc giải phóng trong cuộc Cách mạng tháng 8 Sau Cách mạng, ông giữ chức vụ Tổng giám đốc Ngân hàng quốc gia Việt Nam, đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Liên Xô giai đoạn 1952-1956.
Nhà cách mạng Hoàng Quốc Việt (1905-1992) là một trong những lãnh đạo chủ chốt của Việt Minh trong tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 ở miền Nam Sau cách mạng, ông đảm nhiệm các vai trò Bí thư Tổng bộ Việt Minh, Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Nhà cách mạng Cao Hồng Lãnh (1906-2008) là Ủy viên Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ và Ủy viên Ủy ban Kháng chiến miền Nam Việt Nam trong cuộc Cách mạng tháng 8 Sau cách mạng, ông đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng của Đảng và Nhà nước (Trong bức ảnh chụp cùng các đại biểu Quốc hội năm 1960, ông là người đứng giữa mang cà vạt, ở hàng sau).
Nhà cách mạng Nguyễn Thị Thập (1908-1996) là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tại tỉnh Mỹ Tho trong Cách mạng tháng 8 Sau cách mạng, bà được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa Bà là Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam lâu nhất (1956-1974) và cũng là người phụ nữ đầu tiên được nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Sao Vàng vào năm 1985.
Nhà cách mạng Nguyễn Khang (1919-1976) là người đầu tiên trực tiếp lãnh đạo thành công cuộc Tổng khởi nghĩa Hà Nội trong Cách mạng tháng 8 Sau cách mạng, ông là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa II, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng phủ
Tướng Trần Tử Bình (1907-1967) là một trong những vị tướng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Ông là một trong những cốt cán của Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội tại cuộc khởi nghĩa tháng 8/1945 Sau Cách mạng tháng 8, ông đã được bổ nhiệm vào nhiều chức vụ của quân đội và Nhà nước.
Nhà hoạt động cách mạng Nguyễn Quyết (sinh năm 1922) là một nhà chính trị, nhà quân sự của Việt Nam Năm 1945, ông là Bí thư thành ủy Hà Nội, ủy viên Ủy ban quân sự cách mạng Hà Nội, tham gia lãnh đạo khởi nghĩa cướp chính quyền ở Hà Nội.
Nhà cách mạng, nhà giáo Trần Văn Giàu (1911 – 2010) là người chỉ đạo cuộc nổi dậy của tổ chức Thanh Niên Tiền phong - lực lượng cốt cán của cuộc Cách mạng tháng 8 ở Sài Gòn Sau cách mạng, ông làm Chủ tịch Lâm ủy hành chính Nam Bộ Ngày 23/91945, ông viết lời kêu gọi Nam Bộ kháng chiến: "Hãy nắm chặt vũ khí trong tay, xông lên đánh đuổi thực dân Pháp, cứu nước Cuộc kháng chiến bắt đầu "
Trang 10Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1914–1967) là một vị tướng lỗi lạc của Quân đội Nhân dân Việt Nam Tháng 8/1945, ông được bầu làm Bí thư Khu ủy khu IV và được cử đi dự Quốc dân Đại hội ở Tân Trào Trong Đại hội Đảng ở Tân Trào, ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng và được chỉ định làm Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ có nhiệm vụ theo dõi và tổ chức giành chính quyền tại Trung Kỳ trong Cách mạng tháng 8.
Trong cuộc Cách mạng tháng 8, nhà thơ Tố Hữu (1920 – 2002) là Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa Thừa Thiên - Huế, nơi đặt kinh đô của triều đình nhà Nguyễn trước 1945.
Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (1909-1968) là người thành lập tổ chức Thanh niên Tiền phong tháng 4/1945 Đây là tổ chức nòng cốt của cuộc nổi dậy giành chính quyền ở Sài Gòn trong Cách mạng tháng 8 Sau cách mạng, ông trở thành Bộ trưởng Bộ Y tế trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
CHƯƠNG II : Ý NGHĨA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 1 Đánh dấu bước ngoặt plịch sử của cách mạng Việt Nam.
Có thể nói cách mạng tháng 8 nă 1945 là cuộc cách mạng thắng lợi dấu mốc lịch sử quan trọng, như đã biết thì hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân trào được diễn ra thời gian trong 2 ngày 14 và 15 tháng 8 năm 1945 đã giải quyết vấn đề trọng đại: quyết định tổng khởi nghĩa chính quyền Trong cuộc họp này với đại biểu các đảng bộ từ Bắc, Trung Nam, từ các chiến khu và giải phóng về dự đông đủ.Lúc này thì hội nghị được tiến hành hợp vào lúc phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng Theo đó Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh liền thành lập "ủy ban khởi nghĩa toàn quốc" để lãnh đạo khởi nghĩa trong cả nước Diễn ra với tình hình khẩn cấp và với tình hình hết sức khẩn trương, Đảng quyết định phát động và lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và bọn bù nhìn tay sai của chúng trước khi quân đồng minh Anh, Pháp vào nước ta.Căn cứ dựa trên tình hình và phân tích kế hoạch tác chiến thì 23h đêm ngày 13 tháng 8, ủy ban khởi nghĩa ra " quân lệnh số 1" hạ lệnh tổng khởi nghĩa Với khẩu hiệu khởi nghĩa và lời hiệu triệu cứu nước là tiếng gọi của non sông thức tỉnh con tim mỗi người Việt Nam yêu nước hãy nhất tề đứng dậy đấu tranh giành quyền Độc Lập - Tự Do.Tiếp theo đó vào ngày 15, xứ ủy Bắc Kỳ trực tiếp chỉ thị cho Hà Nội khởi nghĩa Hưởng ứng tinh thần này thì tại Hà Nội nhân dân sông trong những ngày rạo rực chuẩn bị nổi dậy, các tầng lớp nhân dân nhất là thanh niên, hăng hái gia nhập các đoàn cứu quốc, tuyên truyền cho Việt Minh, thành lập các đội tự vệ chiến đấu.Tới chiều 17, diễn ra một cuộc biểu tình của Tổng hội công chức bị viến thành một cuộc mít tinh lớn của Việt Minh Cờ đỏ sao vàng xuất hiện trên tầng hai nhà hát thành phố, đại biểu Việt Minh kêu gọi nhân dân đứng dậy giành chính quyền, lật đổ chính quyền bù nhìn Trần Trọng Kim.Tiếp theo đó từ sáng ngày 19, có tời