1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp sử dụng những mẩu chuyện trong dạy học lịch sử việt nam từ 1954 1975 ở lớp 12 thpt nhằm nâng cao hiệu quả bài học

127 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

Trang 1

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Trong thời đại ngày nay, khi tiềm năng trí tuệ trở thành động lực chínhđảm bảo sự phát triển xã hội thì giáo dục - đào tạo được coi là nhân tố quyếtđịnh sự thành bại của mỗi quốc gia Đại Hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lầnthứ VII đã chỉ rõ giáo dục là quốc sách hàng đầu và khẳng định mục tiêu của

giáo dục là: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hìnhthành đội ngũ lao động có tri thức, có tay nghề, có năng lực thực hành tựchủ, năng động sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ

nghĩa xã hội”[47.81]

Đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng làmột trong những vấn đề mang tính chiến lược cấp thiết trước những yêu cầu

đổi mới toàn diện của đất nước nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Song đổi mới như thế nào, đổi

mới những gì về giáo dục là vấn đề quan trọng Cùng với việc đổi mới về nộidung, chương trình giảng dạy, chúng ta cần đổi mới cả về phương pháp dạyhọc để đáp ứng được nhiệm vụ cách mạng nước ta hiện nay, là yêu cầu kháchquan để thực hiện tốt phương hướng phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo

của nước ta trong thời kỳ cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước: "tiếp tụcnâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung giáo dục, phươngpháp dạy và học, hệ thống hoá quản lý giáo dục, thực hiện chuẩn hoá, hiện

đại hoá, xã hội hoá" [14.23]

Trang 2

nhập với thế giới Nhà sử học Xô viết Patusô đã khẳng định: “Muốn đào tạocon người phù hợp với thời đại chúng ta, cần phải không ngừng cải tiến vànâng cao chất lượng dạy học lịch sử Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật, sựhứng thú, hấp dẫn ngày càng tăng đối với hiện tại không hề làm giảm bớt sựchú ý của ta đối với việc dạy học lịch sử Chính lịch sử là bằng chứng hiểnnhiên về sự tồn thắng của cơng cuộc xây dựng đối với sự tàn phá, chiếnthắng của hồ bình đối với chiến tranh, sự gần gũi hiểu biết của các dân tộc

về văn hóa và các mặt khác, khắc phục tình trạng biệt lập”[17.22] Lịch sử

không đơn giản chỉ là quá khứ mà còn là sự kết tinh những giá trị xã hội sâusắc, nó có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục truyền thống, tư tưởng chính trị,đạo đức và phát triển óc thẩm mĩ cho học sinh như: giáo dục lòng yêu nước,truyền thống dân tộc, lòng biết ơn Đảng, Bác Hồ…Lịch sử không chỉ giáodục cho học sinh tình cảm yêu ghét trong đấu tranh giai cấp mà còn bồidưỡng cho các em năng lực đối xử với mọi người xung quanh, biết yêu quýcái đẹp, yêu lao động, sự căm thù quân cướp nước và chủ nghĩa anh hùngcách mạng, khơi dậy ở học sinh sự thông cảm sâu sắc và lịng kính u đối

với quần chúng nhân dân Bởi vì lịch sử chính là “cơ giáo của cuộc sống”,

giúp các em có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và kế tục xứng đángsự nghiệp cách mạng dân tộc của cha ông trong công cuộc xây dựng và bảovệ đất nước.

Trang 3

trọng đó là sử dụng tài liệu tham khảo trong đó có sử dụng những mẩuchuyện lịch sử nhằm nâng cao hiệu quả bài học cho học sinh.

Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 đến 1975 có vị trí quan trọng trongtiến trình lịch sử dân tộc Đây là thời kì nhân dân hai miền Nam Bắc thựchiện hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau Nhân dân miền Bắc vừa hàn gắn vếtthương chiến tranh, vừa khôi phục kinh tế, xây dựng CNXH, vừa đấu tranhchống lại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ và hết lòng chi viện sức người,sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam Nhân dân miền Nam anh dũng đấutranh hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến tới thốngnhất nước nhà Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước đã đưanhân dân Việt Nam bước vào thời kì lịch sử mới, thời kì cả nước xây dựngCNXH Có thể nói trong giai đoạn này gắn với mỗi bước phát triển của lịch sửlà những sự kiện, nhân vật cụ thể được ghi lại trong sử sách Những mẩuchuyện lịch sử về sự kiện, nhân vật có tác dụng cụ thể hóa kiến thức, giúp cácem tái hiện quá khứ một cách chân thực, tránh hiện đại hóa lịch sử Đồng thờicó tác dụng mạnh mẽ đến tư tưởng tình cảm của học sinh, hình thành trong cácem lý tưởng sống cao đẹp và ý thức trách nhiệm của mình với quê hương đấtnước, tin tưởng vào con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Bác đã lựa chọn.

Vì vậy để nâng cao hiệu quả bài học lịch sử cho học sinh và vận dụng nótrong bài dạy một cách tốt nhất, chúng tơi mạnh dạn đi sâu vào tìm hiểu việc sửdụng những mẩu chuyện trong dạy học lịch sử dân tộc giai đoạn 1954 đến 1975.

2 Lịch sử vấn đề

Về vấn đề sử dụng tài liệu tham khảo nói chung đã có nhiều nhà giáodục: giáo dục lịch sử nước ngoài và trong nước quan tâm, nghiên cứu nhằmnâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử.

Thành công nhất phải kể đến tiến sỹ N.Đ.Đairi trong cuốn “Chuẩn bị giờhọc lịch sử như thế nào” Ơng đã đề cập đến tính đa dạng của kiến thức và cần

Trang 4

nhằm “gây hứng thú với giờ học” Để có một giờ học tốt người giáo viên phải

kết hợp được nhiều khâu khác nhau, quan trọng nhất là tham khảo các tài liệu đểlàm cho nội dung bài giảng phong phú, chính xác.

Hay A.A Vaghin trong cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử ở trường

trung học”, Nxb giáo dục Matxcơva, 1978 (tài liệu dịch) đã nêu lên những

vấn đề cơ bản về phương pháp dạy học lịch sử trong đó có phương pháp sửdụng tài liệu lịch sử vào dạy học.

Ở Việt Nam trong cuốn “Giáo dục học” của Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ

Hoạt, tập 1, NXBGD Hà Nội, 1987 cũng đã chỉ ra rằng, một trong những

biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, tính độc lập trong hoạt động nhậnthức của học sinh là việc sử dụng tài liệu tham khảo vào dạy học

Đặc biệt trong các giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử” cũng

đánh giá cao vai trò của việc sử dụng tài liệu tham khảo trong đó có tài liệuvề những mẩu chuyện lịch sử:

Giáo trình phương pháp giảng dạy lịch sử, tập I, NXBGD năm 1966,

của Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị đã đề cập đến việc sử dụng tài liệu tham

khảo: là một nguồn cung cấp tri thức quan trọng cho học sinh, là một bằngchứng hiển nhiên, hùng hồn, sinh động về một thời đại lịch sử, một nước,một sự kiện, một nhân vật nhất định Tài liệu lịch sử giúp cho học sinh cụ thểhóa kiến thức thu nhận được, tạo một biểu tượng chân thực, rõ ràng, sinhđộng và làm cho kiến thức của các em được phong phú, sâu sắc hơn.

Giáo trình phương pháp dạy học lịch sử, tập I, NXBGD năm 1976 của

Phan Ngọc Liên và Trần Văn Trị tiếp tục khẳng định ý nghĩa quan trọng của tài

liệu lịch sử đối với việc nghiên cứu khoa học cũng như đối với việc dạy học lịchsử ở trường phổ thông và đã đưa ra một số phương pháp sử dụng tài liệu lịch sử.

Trong cuốn phương pháp dạy học lịch sử, NXBGD năm 1992, đã tái

Trang 5

dụng tài liệu tham khảo và chỉ rõ các nguyên tắc, phương pháp sử dụng trongdạy học lịch sử ở trường phổ thông

Trong cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử” của Phan Ngọc Liên

(Cb), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Cơi, tập II, NXB ĐHSP, 2002 đã đề cập

một cách chi tiết hơn vì sao phải sử dụng tài liệu tham khảo, vai trò, ý nghĩa,nguyên tắc và phương pháp sử dụng như thế nào? Việc sử dụng tài liệu thamkhảo giúp cho học sinh có cơ sở để nắm vững bản chất các sự kiện, hình thànhcác khái niệm, hiểu rõ những quy luật, bài học quan trọng của lịch sử, rènluyện cho học sinh thói quen nghiên cứu khoa học, phát triển tư duy lịch sử

Bên cạnh đó, trong các tài liệu chuyên khảo của một số tác giả đã tiếp tụcnghiên cứu và đưa ra ý kiến, đề xuất các biện pháp để sử dụng tài liệu tham khảo:

Trong đó phải kể đến cuốn Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở

trường phổ thông (Một số chuyện đề), NXBĐHSP Hà Nội, 2005 của Phan

Ngọc Liên (cb), đã có một số bài viết của các tác giả đề cập đến việc sử dụngtài liệu trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông như: Sử dụng tài liệu HồChí Minh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông (GS Phan Ngọc Liên),Sử dụng văn kiện Đảng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông (TS Đỗ

Hồng Thái) Các tác giả đã đưa ra hình thức, biện pháp sử dụng tài liệu HồChí Minh và văn kiện Đảng trong dạy học bộ môn ở trường phổ thông vàkhẳng định tấm quan trọng của nguồn tài liệu này đối với công tác giảng dạyvà học tập của giáo viên và học sinh.

Cuốn “Các con đường biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử

ở trường phổ thông” của Nguyễn Thị Côi, NXB ĐHSP, 2006 cho rằng: Một

Trang 6

ảnh Qua đó đã khẳng định vai trò quan trọng của việc sử dụng tài liệu thamkhảo trong dạy học lịch sử.

Ngoài ra, vấn đề này cịn được đăng tải trên các tạp chí nghiên cứugiáo dục, nghiên cứu lịch sử Một số bài viết như:

- Tình hình sử dụng tài liệu của Chủ Tịch Hồ Chí Minh trong dạyhọc lịch sử ở trường phổ thơng của Hồng Đình Chiến, NCGD số 2/1992.

- Các nguồn sử liệu và nhận thức lịch sử của Nguyễn Văn Thâm,

NCLS số 5/1991.

- Phương pháp kể chuyện lịch sử trong dạy học lịch sử ở THCS của

Th.s Nguyễn Văn Đằng (Trường CĐSPHN), NCGD, tháng 5 năm 2000.

- Về việc sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử ở trườngphổ thơng hiện nay của Hồng Đình Chiến, NCLS số 3 năm 1992

- Những vấn đề trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay

của GS Phan Ngọc Liên - Nguyễn Thị Côi, NCLS số 4 năm 1991.

Đặc biệt là một số luận án PTS, khóa luận tốt nghiệp đại học củanghiên cứu sinh và sinh viên khoa Lịch sử trường ĐHSPHN cũng đề cập đếnvần đề này và vận dụng lý luận về sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy họclịch sử, coi đó là một biện pháp nâng cao hiệu quả bài học.

- Hồng Đình Chiến, Sử dụng tác phẩm của Hồ Chí Minh trong dạyhọc lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT, Luận án PTS, ĐHSP Hà Nội, 1993.

- Bùi Thị Dinh, Tìm hiểu tiểu sử và hoạt động của các nhân vật lịchsử để dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 ở lớp 12 THPT,

Khóa luận tốt nghiệp, 1998.

Trang 7

3 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài3.1 Mục tiêu

Trên cơ sở tìm hiểu lý luận về sử dụng tài liệu tham khảo nói chung,mẩu chuyện lịch sử nói riêng đề tài đi sâu vào tìm hiểu, khai thác những mẩuchuyện lịch sử giai đoạn từ 1954 đến 1975 và đề xuất một số biện pháp sửdụng trong dạy học.

3.2 Nhiệm vụ

Để đạt được mục tiêu trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ sau:- Tìm hiểu lý luận về sử dụng tài liệu tham khảo nói chung, tài liệu vềmẩu chuyện lịch sử nói riêng trong dạy học bộ mơn ở trường THPT.

- Điều tra, quan sát thực tế dạy học lịch sử ở trường phổ thông.

- Khai thác nội dung của giai đoạn lịch sử từ 1954 đến 1975 ở lớp 12THPT, xác định những mẩu chuyện lịch sử cần thiết, có thể sử dụng để nângcao hiệu quả bài học.

- Đề xuất một số biện pháp sử dụng những mẩu chuyện lịch sử trongdạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 đến 1975.

- Soạn bài thực nghiệm và tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tratính khả thi của các biện pháp đưa ra.

4 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu4.1 Cơ sở phương pháp luận

Cơ sở phương pháp luận của đề tài là những quan điểm của chủ nghĩaMácLênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; các văn kiện của Đảng và nhà nước vềgiáo dục; lý luận của các nhà giáo dục học, tâm lý học và giáo dục lịch sử.

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Trang 8

- Tìm hiểu tình hình dạy, học lịch sử nói chung và việc sử dụng nhữngmẩu chuyện trong dạy học lịch sử nói riêng ở trường trung học phổ thông.

- Nghiên cứu nội dung phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975trong SGK lớp 12 THPT.

- Thực nghiệm sư phạm: một bài học lịch sử cụ thể, theo dự kiến có sử dụngmẩu chuyện lịch sử trong giảng dạy ở trường phổ thơng, từ đó rút ra kết luận.

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài5.1 Ý nghĩa khoa học:

Đề tài nhằm làm phong phú và nâng cao trình độ nhận thức của bản thânvề lý luận dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng cũng như các biện phápsử dụng tài liệu về những mẩu chuyện lịch sử trong dạy học bộ môn

5.2 Ý nghĩa thực tiễn:

Nghiên cứu đề tài nhằm giúp bản thân nâng cao trình độ hiểu biết thựctiễn dạy học lịch sử ở trương phổ thơng Qua đó có khả năng sử dụng tài liệutham khảo nói chung và tài liệu về mẩu chuyện lịch sử nói riêng vào việcgiảng dạy sau này ở trường phổ thông.

6 Giới hạn của đề tài

Nguồn tài liệu tham khảo được sử dụng trong dạy học lịch sử ở trườngphổ thông vô cùng phong phú và đa dạng Do thời gian và trình độ bản thâncó hạn, đề tài chỉ đi sâu vào sử dụng những mẩu chuyện thành văn được lựachọn từ tài liệu tham khảo vào dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 đến1975 trong hoạt động nội khóa.

Cấu trúc khóa luận:

Ngoài mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, khóa luận gồmcó 2 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng những mẩu chuyện

trong dạy học lịch sử Việt Nam ở lớp 12 THPT nhằm nâng cao hiệu quả bài học

Chương 2: Một số biện pháp sử dụng những mẩu chuyện trong dạy học

Trang 9

NỘI DUNGCHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG NHỮNGMẨU CHUYỆN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở LỚP 12

THPT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BÀI HỌC

1 Cơ sở lý luận 1.1 Cơ sở xuất phát

1.1.1 Mục tiêu bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông

Mục tiêu dạy học trong nhà trường phổ thông là sự cụ thể hóa của mụctiêu giáo dục đào tạo, trong đó đặc biệt chú trọng đến sự nghiệp đào tạo thếhệ trẻ thành người lao động làm chủ nước nhà - những người có trình độ vănhóa cơ bản thơng minh, sáng tạo, có phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt, đáp

ứng những yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội: “Đào tạo con người Việt Namphát triển tồn diện, có tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trungthành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồidưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu

của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.[26.8]

Mỗi môn học ở nhà trường phổ thông với đặc trưng của mình đều phảigóp phần vào đào tạo thế hệ trẻ trong đó có bộ mơn lịch sử Nhà văn Nga

Tsecnưsepxki ở thế kỉ XIX đã viết: “Có thể khơng biết, khơng say mê họctốn, tiếng Hi Lạp hoặc chữ LaTinh, hóa học, có thể khơng biết hàng nghìnmơn học khác, nhưng dù sao đã là con người có giáo dục mà khơng u thíchlịch sử thì chỉ có thể là con người không phát triển đầy đủ về trí tuệ”

[28;186] Mục tiêu của bộ môn Lịch sử ở trường THPT được xây dựng trên

Trang 10

hiện ba nhiệm vụ: giáo dưỡng, giáo dục và phát triển Đó là cung cấp kiếnthức cơ bản, có hệ thống về lịch sử, phát triển hợp qui luật của dân tộc và xãhội lồi người Trên cơ sở đó giáo dục lịng yêu nước, tự hào dân tộc, lýtưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, rèn luyện năng lực tư duy và thựchành cho học sinh Cho nên, sử dụng những mẩu chuyện lịch sử trong dạyhọc sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức, nảy sinh tư tưởng, tình cảm đúng,thái độ đúng và phát triển tồn diện các em.

1.1.2 Đặc trưng bộ môn

Lịch sử là khoa học nghiên cứu xã hội và con người trong sự phát triểncủa nó, nghiên cứu quá khứ cuộc sống của nhân loại một cách toàn diện vớinhững quy luật chung và tính cụ thể Khoa học lịch sử vì thế có những đặctrưng riêng so với các khoa học khác

Thứ nhất, tri thức lịch sử mang tính q khứ Đó là những sự kiện lịch

sử đã xảy ra, người ta không thể quan sát trực tiếp được lịch sử quá khứ mà

chỉ nhận thức chúng một cách gián tiếp thông qua các nguồn tài liệu Thứhai, khoa học lịch sử có đặc trưng là tính khơng lặp lại Mỗi sự kiện, hiệntượng chỉ xảy ra trong một thời gian không gian nhất định Thứ ba, đặc trưngcủa khoa học lịch sử mang tính cụ thể Mỗi sự kiện lịch sử bao giờ cũng diễn

ra trong một hoàn cảnh cụ thể về không gian, thời gian nhất định Đặc điểmnày địi hỏi khi trình bày các sự kiện, hiện tượng lịch sử càng cụ thể, sinh

động, có hình ảnh bao nhiêu thì càng hấp dẫn và hứng thú bấy nhiêu Thứ tư,khoa học lịch sử có đặc trưng là tính hệ thống Sự vận động từ quá khứ tới

hiện tại, từ hiện tại tới tương lai trong hiện thực lịch sử ln là q trình pháttriển hợp quy luật

Trang 11

khảo trong đó có các mẩu chuyện lịch sử cũng là một nguồn kiến thức cầnthiết, quan trọng giúp học sinh hiểu sâu kiến thức lịch sử, làm cơ sở cho việcbồi dưỡng tình cảm, đạo đức, phát triển năng lực nhận thức học sinh, gópphần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường phổ thông

Đặc biệt sử dụng những mẩu chuyện lịch sử trong giai đoạn 1954-1975: 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước gắn với biết bao sự kiện, conngười mà xung quanh là những mẩu chuyện lịch sử sẽ giúp các em hiểu rõlịch sử kháng chiến hào hùng của dân tộc và tinh thần lao động của nhân dânta trong sự nghiệp xây dựng đất nước.

1.1.3 Đặc điểm nhận thức của học sinh về lịch sử

Chúng ta đều biết rằng quá trình nhận thức của học sinh cũng như củacon người nói chung là q trình trong đó học sinh với tư cách là một chủ thểphản ánh thế giới khách quan vào ý thức của mình, nắm được bản chất và cácqui luật vận động của nó, từ đó biết vận dụng các qui luật đó để biến đổi cải

tạo nó Q trình đó phải trải qua nhiều giai đoạn: từ trực quan sinh động đến

tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn Đó là con đườngbiện chứng của nhận thức đối với sự vật, của nhận thức đối với hiện thựckhách quan

Trang 12

hiệu bản chất Yêu cầu tìm ra bản chất của sự kiện hiện tượng quá khứ là biểuhiện của những nhiệm vụ nhận thức nảy sinh ra trên cơ sở tri giác.

Cho nên trong nhận thức nói chung và nhận thức lịch sử nói riêngthơng qua lời nói, đồ dùng trực quan, các loại tài liệu học tập…học sinh mớicó biểu tượng lịch sử cụ thể về quá khứ Biểu tượng lịch sử càng cụ thể, chânthực bao nhiêu thì hệ thống khái niệm mà học sinh thu nhận được càng vữngchắc bấy nhiêu Việc sử dụng các mẩu chuyện lịch sử trong mỗi bài họckhơng chỉ góp phần tạo biểu tượng sinh động chính xác mà cịn giúp các emcó cơ sở để hình thành khái niệm Rõ ràng nếu giáo viên biết cách đưa vàotrong bài giảng của mình những mẩu chuyện lịch sử cụ thể gắn với sự kiện,nhân vật - những mẩu chuyện có cốt truyện rõ ràng sẽ không chỉ giúp họcsinh tái hiện lại kiến thức đúng như nó tồn tại trong q khứ mà cịn kíchthích hoạt động nhận thức của học sinh, gây hứng thú trong học tập, nâng caohiệu quả bài học.

1.2 Các mẩu chuyện lịch sử - một nguồn tài liệu tham khảo cầnthiết trong dạy học lịch sử ở trường THPT.

1.2.1 Quan niệm về tài liệu tham khảo

Do đặc trưng của việc học tập lịch sử, các loại tài liệu tham khảo (ngồisách giáo khoa) góp phần nhất định vào việc khơi phục, tái hiện hình ảnh qkhứ Các loại tài liệu này là căn cứ khoa học, bằng chứng về tính chính xác,tính cụ thể, phong phú của sự kiện lịch sử mà học sinh cần thu nhận, nó giúpcác em khắc phục việc hiện đại hóa lịch sử, hoặc hư cấu sai sự thật Là mộtnguồn kiến thức quan trọng, tài liệu tham khảo cần được thẩm định, phân tíchnội dung và lựa chọn những phần chính xác, phù hợp với trình độ, yêu cầu

Trang 13

có quan điểm, nhận thức của mình”[17.22] Vì vậy, tài liệu tham khảo có ý

nghĩa vơ cùng quan trọng, góp phần khơng nhỏ cho sự thành cơng của việcgiảng dạy và học tập lịch sử ở trường phổ thông Nó giúp giáo viên thực hiệnđược tốt các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển của môn học.

Tài liệu tham khảo bao gồm hai loại cơ bản: tài liệu lịch sử và tài liệuvăn học, ngồi ra cịn có tài liệu trực quan (tranh ảnh, bản đồ…)

* Tài liệu lịch sử: đây là một bằng chứng hiển nhiên, hùng hồn, sinh

động về một thời đại lịch sử, một nước, một sự kiện Về nội dung và tínhchất, có thể phân biệt tài liệu lịch sử thành mấy loại chính sau đây:

- Tài liệu lịch sử gốc như các văn kiện, tài liệu có liên quan trực tiếp

đến các sự kiện ra đời và thời điểm xảy ra các sự kiện đó như các văn tự cổ,các hiệp ước, điều ước, tuyên ngôn…Loại tài liệu này dùng để minh họa,chứng minh cho các sự kiện được trình bày, nhằm cụ thể hóa thêm một bướcnhận thức của học sinh; tạo cho học sinh có biểu tượng rõ ràng, chính xác cụthể, có hình ảnh, tăng thêm tính sinh động, gợi cảm đối với bài giảng, đồngthời gây hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao hiệu quả bài học.

- Tài liệu văn kiện của Đảng và Chính phủ, các bài viết, bài nói của HồChủ Tịch và các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước đặc biệt là các văn kiện phản

ánh những vấn đề quan trọng nhất của sự phát triển lịch sử lúc bấy giờ về tìnhhình kinh tế, xã hội của đất nước Trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1930 đến

nay, chúng ta khai thác nhiều tài liệu trong các tập “Văn kiện Đảng” đang xuất

bản Đó là nguồn tài liệu đáng tin cậy, giúp cho việc giảng dạy học tập lịch sửđứng vững trên quan điểm macxit, theo đúng đường lối của Đảng.

- Tài liệu trích trong các tác phẩm của các tác gia kinh điển của chủnghĩa Mác Lênin Loại tài liệu này có tác dụng chứng minh tính chính xác,

Trang 14

- Sách do các nhà sử học, các giảng viên giảng dạy trong các trườngđại học biên soạn Đây là nguồn sử liệu rất cần thiết cho giáo viên trong dạyhọc lịch sử ở trường phổ thông Có thể nói đây là nguồn “tư liệu lịch sử” rất

tốt cho giáo viên Bởi vì, nó khơng chỉ cung cấp thêm những tư liệu lịch sửphong phú, bổ sung những thiếu hụt của SGK mà còn làm sáng rõ hơn những

kiến thức cơ bản của bài học Ví dụ như: “Tư liệu tham khảo lịch sử thế giớicận đại”, “Tư liệu giảng dạy lịch sử thế giới cận đại”; “Tư liệu giảng dạylịch sử cổ -trung đại”, “những mẩu chuyện lịch sử thế giới”…

* Tài liệu văn học: đó là văn học dân gian, tác phẩm văn học ra đời

vào thời kỳ xảy ra sự kiện lịch sử, tiểu thuyết lịch sử, hồi kí cách mạng, thơca cách mạng…Tài liệu văn học góp phần tạo nên một bức tranh sinh độngvề những sự kiện, những nhân vật lịch sử của thời đại đang học, miêu tảđược bối cảnh của xã hội cụ thể, phục vụ nội dung yêu cầu của từng bàihọc, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh Tài liệu văn học khơnglàm lỗng nội dung bài lịch sử, phân tán sự chú ý của học sinh vào nhữngvấn đề đang học.

Trang 15

1.2.2 Quan niệm về mẩu chuyện lịch sử

Theo từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông (do GS Phan Ngọc Liên chủ

biên): “Truyện lịch sử là loại hình văn học về đề tài lịch sử, có phần hư cấucủa tác giả, có phần có thể dùng làm tài liệu tham khảo về một nội dung lịchsử Truyện lịch sử có tác dụng bồi dưỡng tình cảm, giáo dục tư tưởng và gây

hứng thú học tập lịch sử cho học sinh ” [24.432-433]

Theo định nghĩa trong từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê thì câu

chuyện là “sự việc hoặc chuyện được nói ra” [33.125] Câu chuyện có thể

hiểu là những mảnh sự kiện, biến cố lịch sử liên quan đến nội dung bài học,có khi là những tình tiết liên quan đến các nhân vật lịch sử, có khi chỉ là giảithích cho một cái tên, địa danh, cho một khái niệm, thuật ngữ trong bài học.Câu chuyện lịch sử có thể dài, có thể ngắn Những câu chuyện lịch sử đượclựa chọn và viết lại ngắn gọn là những mẩu chuyện Thông thường, nội dungmột câu chuyện lịch sử hay một mẩu chuyện lịch sử bao gồm những yếu tốsau đây:

- Giới thiệu vấn đề- Tình huống đặt ra- Diễn biến sự kiện

- Sự phát triển của tình tiết đến cao độ- Câu chuyện kết thúc.

Trang 16

1.2.3 Ý nghĩa của việc sử dụng các mẩu chuyện lịch sử đối với hiệuquả bài học

* Quan niệm về hiệu quả bài học

Mục đích của dạy học là nâng cao hiệu quả bài học trên lớp Thế nào làhiệu quả của bài học lịch sử? Vấn đề này được thảo luận sơi nổi, có một sốđiều nhất trí nhưng khơng phải khơng cịn những ý kiến khác biệt Hiện nay,trong thực tế vẫn tồn tại hai quan niệm khác nhau Quan niệm phiến diện xemhiệu quả bài học được thể hiện ở mức độ hình thành kiến thức của học sinh

trong giờ học Song xuất phát từ quan niệm “dạy chữ để dạy người”, quanniệm “đồng bộ toàn diện” lại cho rằng, hiệu quả bài học được xác định

khơng chỉ bằng việc hình thành các kiến thức mà còn là kết quả của việc giáodục và phát triển tư duy, kĩ năng kĩ xảo, tính tích cực học tập của học sinh.Nói một cách cụ thể, hiệu quả bài học thể hiện ở những mặt sau đây:

Thứ nhất về mặt kiến thức, bài học hiệu quả phải giúp học sinh nắm

được những kiến thức cơ bản của bài Đó là những sự kiện lịch sử cơ bản,niên đại, nhân vật lịch sử quan trọng; việc đánh giá các sự kiện, rút ra bàihọc, quy luật và hình thành khái niệm lịch sử, xác đinh phương pháp học tập,

kiểm tra Kiến thức cơ bản ấy giúp học sinh trả lời được các câu hỏi: vì saophải học lịch sử? Vận dụng kiến thức như thế nào?

Thứ hai bài học hiệu quả phải đạt được mục tiêu giáo dục đề ra Việc

Trang 17

năng sử dụng những kiến thức lí luận đã học để phân tích các hiện tượng xãhội của quá khứ và hiện tại Những biểu hiện này là cơ sở để giáo dục chohọc sinh tư tưởng chính trị, đạo đức trong q trình học tập Ví dụ như khi

dạy bài “Chiến dịch biên giới Thu Đông 1950” ở lớp 12, kết quả giáo dục của

bài thể hiện ở thái độ khâm phục của học sinh đối với nghệ thuật chỉ đạoquân sự tài tình của Đảng, thái độ đồng tình, khâm phục với hành động củacác anh hùng La Văn Cầu, Trần Cừ…Chính những thái độ, cảm xúc ấy gópphần giáo dục tình cảm kính yêu Đảng, Bác Hồ, kính yêu anh bộ đội…Hiểurõ các yếu tố dẫn tới thắng lợi của chiến thắng Biên Giới, học sinh sẽ rút rakết luận về nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chín năm chống thựcdân Pháp ở các tiết học sau.

Thứ ba hiệu quả bài học còn thể hiện ở việc phát triển toàn diện học

sinh như: năng lực nhận thức (tri giác, tưởng tượng, trí nhớ, tư duy ), cácthành phần nhân cách (xúc cảm lịch sử, hứng thú học tập, ý chí ) Bên cạnhđó, giáo viên cũng khơng qn hình thành cho các em lịng ham muốn và khảnăng tham gia tích cực, có hiệu quả vào các hoạt động xã hội, chính trị và laođộng sản xuất Đồng thời với việc phát triển năng lực nhận thức, giáo viên cầnphát triển các kỹ năng, kỹ xảo của học sinh nhất là kỹ năng tư duy như: phântích, so sánh, tổng hợp, khái qt…các kỹ năng thực hành bộ mơn Ví dụ khi

dạy học về cuộc “Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 ở miền Nam”,

giáo viên cần phát triển cho học sinh khả năng phân tích tài liệu, óc quan sát(bản đồ), nhớ, hình dung lại sự kiện lịch sử như nó đã xảy ra, lơi cuốn học sinhvào tiến trình sự kiện Trên cơ sở đó biết phân tích, so sánh, đối chiếu để tìm ratại sao qn ta lại giành được thắng lợi, ý nghĩa của chiến thắng.

Trang 18

tác động biện chứng với nhau Nhiệm vụ giáo dục và phát triển của bài họcchỉ có thể thực hiện trên cơ sở hình thành kiến thức Mặt khác, hoàn thànhnhiệm vụ giáo dục và phát triển trong giờ học sẽ làm cho việc nắm kiến thứccủa học sinh sâu sắc hơn Một vấn đề quan trọng đặt ra là phải có biện phápnhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử Đây là một nhiệm vụ quan trọng củaviệc tiến hành bài học vì nó thể hiện kết quả lao động, tài năng sư phạm củagiáo viên và việc phát huy tính tích cực độc lập trong học tập của học sinh đểđạt được mục tiêu, kết quả giáo dục thế hệ trẻ qua bộ mơn Một trong những

biện pháp góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả bài học là “trình bàyhình ảnh và việc hình thành xúc cảm lịch sử cho học sinh”[3.91] Nguốn

gốc, phương tiện tạo nên hình ảnh về sự kiện, con người quá khứ trong dạyhọc lịch sử là lời nói của giáo viên và học sinh, tranh ảnh bản đồ, các đoạntrích từ các tác phẩm văn học, nghệ thuật, phim ảnh Trong đó sử dụng nhữngmẩu chuyện lịch sử góp phần quan trọng vào việc khôi phục bức tranh lịch sửtrong nhận thức của học sinh, tạo biểu tượng lịch sử chân thực, chính xác cụthể về các sự kiện, hiện tượng lích sử thế giới, dân tộc và khơi dậy ở học sinhnhững xúc cảm lịch sử như: căm ghét, phản đối hay đồng tình yêu mến Sựhồi hộp, xúc động đối với các sự kiện hiện tượng, nhân vật lịch sử càng làmtăng thêm hứng thú học tập cho học sinh.

* Ý nghĩa của việc sử dụng những mẩu chuyện lịch sử đối với hiệuquả bài học.

Trang 19

hay văn hóa…hay mỗi bước phát triển của cuộc kháng chiến đều gắn liềnvới những mẩu chuyện lịch sử Sử dụng những mẩu chuyện lịch sử tronggiai đoạn này sẽ không chỉ đảm bảo kiến thức cơ bản của bài mà còn gâyhứng thú học tập Từ đó học sinh có cơ sở để nắm vững bản chất các sựkiện, hình thành các khái niệm, hiểu rõ những quy luật, bài học quan trọngcủa lịch sử, rèn luyện cho học sinh thói quen nghiên cứu khoa học, pháttriển tư duy lịch sử

Với vai trò là một nguồn tài liệu tham khảo - một nguồn kiến thức,việc sử dụng những mẩu chuyện lịch sử trong dạy học bộ mơn có ý nghĩa to

lớn về các mặt: giáo dưỡng, giáo dục và phát triển, bởi vì “qua các mẩuchuyện học sinh sẽ có cái nhìn khái qt về những sự kiện lớn của lịch sử và

quá trình phát triển của xã hội loài người” [23.272].Về mặt giáo dưỡng

Thứ nhất: sử dụng những mẩu chuyện lịch sử góp phần nhất định vào

Trang 20

Ví dụ: khi dạy đến mục “đặc điểm tình hình nước ta sau hiệp địnhGiơnevơ ”giáo viên có thể sử dụng mẩu chuyện về Ngơ Đình Diệm, nhằm tạo

cho học sinh biểu tượng về nhân vật này Đó là nhân vật phản động, là tay saivà là chỗ dựa đắc lực cho đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam Qua đó vạchtrần bản chất phản động và tội ác dã man của Mĩ cùng bộ mặt phản dân hạinước của Ngơ Đình Diệm Việc tạo biểu tượng lịch sử về nhân vật Ngơ ĐìnhDiệm cũng là cơ sở để các em hiểu rõ hơn về nhân vật trong bài học sau.

Thứ hai: sử dụng mẩu chuyện lịch sử sẽ giúp các em khắc phục đượctrình bày “hiện đại hóa” lịch sử, hoặc hư cấu sai sự thực.

Thứ ba: Những mẩu chuyện lịch sử được sử dụng trong mỗi bài giảng

với cốt truyện rõ ràng, có tình tiết, hấp dẫn, nội dung súc tích, giàu hìnhtượng, học sinh sẽ tiếp thu một cách dễ dàng, không gây nhàm chán trong giờhọc Đây là phương tiện rất có hiệu lực để hình thành các khái niệm lịch sửquan trọng Khái niệm lịch sử là sự phản ánh được khái qt hóa của qtrình lịch sử, nó phản ánh những mối liên hệ bên trong của các hiện tượng vàqui luật lịch sử Thông qua mỗi mẩu chuyện của giáo viên sử dụng trong giaiđoạn lịch sử từ 1954 - 1975, sẽ giúp học sinh hình thành được những kháiniệm cụ thể như: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, chiến tranh giảiphóng dân tộc, các chiến lược chiến tranh thực dân kiểu mới của Mĩ…

Thứ tư: sử dụng những mẩu chuyện lịch sử cịn có tác dụng giải thích

một sự kiện lịch sử, giúp học sinh nắm vững các qui luật của sự phát triển xãhội, rút ra bài học kinh nghiệm lịch sử của quá khứ cho hiện tại Điều nàygiúp cho học sinh nắm vững kiến thức một cách vững chắc, sâu sắc hơn.

Trang 21

vận và thiết xa vận của nguỵ quyền Sài Gòn dưới sự hỗ trợ và chỉ huy của cốvấn Mĩ “Đó là loại xe bọc sắt lội nước mà bọn Hakin đặt cho một cái tên kháhấp dẫn “Thiết vận xa M-113” Theo miêu tả thì loại xe này vừa chạy rấtnhanh ở trên ruộng khơ, lại vừa có thể lặn ngụp ở trong bùn nước, ao đầm.Mỗi xe trang bị đầy đủ có thể chở nặng hàng mấy tấn, trên nóc đặt một khẩutrọng liên 50 ly, đằng trước có một tấm khiên bằng kim khí rất dày có thểchịu được sức công phá của đạn súng cỡ 50 và 75 ly Đặc biệt loại xe M-113này còn được trang bị bằng tia hồng ngoại có thể chiếu sáng ban đêm với tầmphóng khá xa, phát hiện được mọi chướng ngại vật ngang đường Tên đại úyMỹ W Bơ-ric-kơ, cố vấn của đại đội thiết xa vận M-113 đã phỉnh phờ bọnlính: “Binh sĩ hành quân được ngồi trong thiết xa vận M-113 thì sẽ được bảođảm n trí như ngồi trong hầm phịng ngự boongke rất vững chãi Có thể nóichắc rằng loại xe này có thể giúp cho binh sĩ hoạt động với một niềm tin mớivà một tính chiến đấu mới” Ngồi tác dụng xung kích, loại M-113 này cịncó một giá trị tâm lý đặc biệt vì nó sẽ làm cho du kích việt cộng khiếp hãi khi

nhìn thấy “con quái vật bằng thép” này bất ngờ xuất hiện và gầm rú trên

đồng ruộng, kênh rạch” Qua mẩu chuyện, đã góp phần làm cụ thể hóa kiếnthức, tạo biểu tượng cho các em về chiến thuật mà Mĩ đã sử dụng trong chiếnlược chiến tranh đặc biệt đó là chiến thuật trực thăng vận và thiết xa vận;đồng thời giúp các em tránh việc hiểu sai sự thật lịch sử về vũ khí và cơng cụmà Mĩ đã sử dụng trong từng chiến lược chiến thuật ở miền Nam Việt Nam.

Trên cơ sở đó, mẩu chuyện cịn giúp các em hình thành khái niệm chiến lượcchiến tranh đặc biệt, biết phân tích đánh giá, làm cho bài học hiệu quả hơn.

Hay ví dụ như khi dạy mục miền Nam chiến đấu chống chiến tranhđặc biệt của Mĩ, giáo viên sử dụng mẩu chuyện Nguyễn Văn Trỗi đặt mìn tại

Trang 22

đi ra sân bay Tân Sơn Nhất Trận đánh chưa thực hiện được thì bị lộ và anhbị bắt Dù bị bắt giam, tra tấn dã man vẫn không khuất phục được anh Anhvẫn chiến đấu đến hơi thở cuối cùng 9 phút cuối cùng ở pháp trường,Nguyễn Văn Trỗi đã hiên ngang vạch tội quân bán nước và cướp nước,khẳng định việc làm chính đáng của mình, khẳng định cách mạng Việt Nam

nhất đinh thắng lợi Anh đã dõng dạc hô to 3 lần: “Hồ Chí Minh mnnăm”! Khi bị trúng đạn ngã xuống Nguyễn Văn Trỗi cố gắng gượng dậy hô:“Việt Nam muôn năm!”

Nội dung mẩu chuyện giúp học sinh cụ thể hóa thời điểm xảy ra sựkiện: gắn liền với thời gian và không gian Nếu không xác định thời gian,không gian, sự kiện sẽ trở nên trừu tượng, thiếu nội dung thực tế Mẩuchuyện sẽ làm cho giờ học sôi động hơn, giúp các em có biểu tượng chânthực về cuộc sống, về quá khứ của dân tộc Nó làm cho q khứ xích lại gầnvới học sinh, biến kiến thức sách vở thành những hiểu biết cụ thể, sâu sắc vềcuộc sống hiện thực, tránh hiện đại hóa lịch sử Trên cơ sơ đó, giúp học sinh

dần hình thành khái niệm chủ nghĩa anh hùng cách mạng, góp phần thực

hiện mục tiêu bài học.

Trang 23

Về mặt giáo dục

Việc sử dụng các mẩu chuyện vào dạy học lịch sử góp phần thực hiệnchức năng giáo dục của bộ mơn lịch sử

Mẩu chuyện lịch sử luôn gắn với những con người hay sự kiện cụ thể.Do đó, bằng phương pháp nêu gương người thực, việc thực, những mẩuchuyện về cuộc đời, về tấm gương chiến đấu anh hùng của các chiến sĩ đấutranh, hy sinh cho độc lập tự do của tổ quốc như anh hùng Nguyễn ViếtXuân, Thái Văn A, chiến sĩ biệt động nữ Thảo…hay những tấm gương sángtrong lao động như: Lương Đình Của, Lương Thị Mai…sẽ góp phần giáodục cho các em lịng khâm phục trước khí phách anh hùng, lịng quả cảmcủa các chiến sĩ, qua đó sẽ thúc đẩy ở học sinh ý thức quyết tâm trong họctập và suy nghĩ về trách nhiệm của mình đối với đất nước Các tấm gươngvới những hành động anh hùng đó, cịn góp phần khơi dậy trong trái tim cácem lòng tin yêu mến phục, lòng tự hào về chủ nghĩa anh hùng cách mạng vàthổì bùng lên ngọn lửa nhiệt tình cách mạng của tuổi trẻ, hình thành lýtưởng sống cho các em

Những mẩu chuyện về các trận đánh, những mẩu chuyện về giải phóngSài Gịn, các địa phương ở miền Nam…sẽ giáo dục cho các em lòng biết ơnđối với tổ tiên, với những người có cơng với tổ quốc, giáo dục lịng kính uvới quần chúng nhân dân, giáo dục tinh thần thái độ lao động đúng đắn cũngnhư ý thức về truyền thống dân tộc và giáo dục niềm tin lý tưởng xã hội chủnghĩa của các em

Ví dụ: khi dạy về cuộc tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Tết Mậu

thân 1968, giáo viên sử dụng mẩu chuyện chiến sĩ biệt động nữ Thảo Nội

Trang 24

quay lại căn cứ để lấy dây cháy chậm và kíp nổ dưới sự kiểm sốt gắt gao củakẻ thù Nhờ có sự đóng góp của cô, các chiến sĩ đã đưa 90 kg thuốc nổ phá sậptầng trệt của đài phát thanh, tiêu hao nặng một đại đội lính dù, một trung độilính bảo an và đã làm cho tiếng nói của nguỵ quyền căm bặt từ 2h 59 phút đến6h 30 phút ngày 2 Tết Mậu Thân Mẩu chuyện đã góp phần giáo dục cho cácem lòng khâm phục, biết ơn, lòng tự hào về chủ nghĩa anh hùng cách mạngcủa thế hệ thanh niên trong thời đại Hồ Chí Minh.

Ngược lại, cũng qua những mẩu chuyện về người thực, việc thực vềnhững nhân vật phản động, tay sai, cực đoan, hay những hành động tàn bạocủa kẻ thù chà đạp lên quyền lợi của nhân dân, độc lập, tự do của Tổ quốcnhư: Ngơ Đình Diệm, Ngơ Đình Nhu với các chiến dịch chống cộng, diệtcộng, lê máy chém đi khắp miền Nam, ban hành “luật 10/59”…sẽ có tácdụng giáo dục cho học sinh lòng căm ghét những hành vi hung bạo, độc ác,phản cách mạng, bất bình với thái độ và hành động của các nhân vật đó Cácem sẽ có ý thức đấu tranh cho lẽ phải, cho công bằng xã hội, chống lại bạo

tàn, từ đó biết điều chỉnh hành vi của mình trong cuộc sống Ví dụ khi dạy

đến mục Chế độ Mĩ Diệm ở miền Nam Việt Nam, giáo viên sử dụng mẩuchuyện “Người con gái quang vinh Trần Thị Lý” Mẩu chuyện kể về nhữnghành động dã man của Mĩ Diệm với việc chúng ban hành đạo luật “đặtcộng sản ra ngồi vịng pháp luật” Chúng dồn ép dân đến ngạt thở Chị

Trần Thị Lý trong lúc làm nhiệm vụ đã bị bắt Chúng tra tấn chị với những

hình thức dã man như:“điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung” Hai vai chị

Trang 25

phần giáo dục rất lớn cho học sinh lòng khâm phục trước sự kiên cường,

nghị lực phi thường của “cơ gái miền Nam anh hùng ấy”, từ đó các em cịn

thấy được trách nhiệm của mình trong học tập, phấn đấu theo gương nhữnganh hùng liệt sĩ.

Như vậy, sử dụng tài liệu về mẩu chuyện lịch sử, khơng chỉ giáo dụccho các em tình cảm u ghét trong đấu tranh giai cấp, ca ngợi chủ nghĩaanh hùng cách mạng mà còn bồi dưỡng cho các em biết yêu quí lao động,yêu cái đẹp, biết cách ứng xử trong cuộc sống, biết phát huy truyền thống dântộc; biết trân trọng những thành quả mà cha ông ta để lại, giữ gìn và phát huytrong cuộc sống ngày nay.

Về mặt phát triển

Thành tựu của lí luận dạy học và tâm lý học cho rằng: “sự lĩnh hội kiếnthức và sự phát triển năng lực nhận thức của học sinh là sự gắn bó qua lạivới nhau của cùng một quá trình Trong khi lĩnh hội những kiến thức khoahọc hồn thành nhiệm vụ nhận thức thì đồng thời học sinh cũng phát triển

năng lực nhận thức của mình” [28.57] Những mẩu chuyện lịch sử có vai trị

quan trọng trong việc phát triển tồn diện học sinh như: hình thành, phát triểnnăng lực nhận thức; các thành phần nhân cách; năng lực thực hành và các kĩnăng, kĩ xảo, bởi vì đó là những mẩu chuyện sống động, chân thực và chínhxác về sự kiện, hiện tượng lịch sử.

Trang 26

quát sự kiện, hình thành khái niệm và rút ra quy luật, các mối liên hệ của cácsự kiện, hiện tượng và giúp cho học sinh có cái nhìn biện chứng về các vấnđề lịch sử quá khứ cũng như hiện tại, tương lai mà cuộc sống đặt ra

Sử dụng mẩu chuyện lịch sử góp phần phát triển ở các em năng lựcthực hành bộ môn và các kỹ năng, kỹ xảo như: sử dụng tài liệu lịch sử là mẩuchuyện lịch sử; biết đánh giá sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử

Ngoài ra, khi sử dụng những mẩu chuyện lịch sử còn góp phần pháttriển các thành phần nhân cách như: xúc cảm lịch sử, hứng thú học tập…Cácmẩu chuyện có tình tiết hấp dẫn là động cơ làm tăng thêm hứng thú học tập

của các em Ví dụ khi dạy học về Phong trào Đồng Khởi, mẩu chuyện Ngọn

đuốc Trà Bồng sẽ giúp học sinh hiểu rõ diễn biến của phong trào Đồng khởi.

Trang 27

Tóm lại việc sử dụng tài liệu tham khảo nói chung và mẩu chuyện lịchsử nói riêng là phương tiện cần thiết và quan trọng đối với việc dạy học lịchsử của giáo viên và học sinh Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp thu trithức lịch sử, hình thành thái độ và phát triển học sinh Do đó, để nâng caohiệu quả bài học lịch sử không thể không sử dụng các loại tài liệu tham khảonói chung và tài liệu mẩu chuyện lịch sử nói riêng vào dạy học bộ môn

2 Cơ sở thực tiễn

Việc cải cách sách giáo khoa lịch sử theo xu hướng giảm tải kênhchữ, tăng lượng kênh hình và hệ thống câu hỏi, nhằm đáp ứng yêu cầu đổimới giáo dục của Đảng và Nhà nước, đã tạo điều kiện cho các giáo viên ởtrường phổ thông sưu tầm và sử dụng tài liệu tham khảo vào dạy học lịch sử.

Qua điều tra thực tế, chúng tơi sẽ trình bày một số điểm về tình hìnhsử dụng mẩu chuyện trong dạy học lịch sử ở trường THPT.

2.1 Điều tra đối với giáo viên

Qua điều tra, tìm hiểu thực tế trong hai đợt thực tập sư phạm ở một sốtrường THPT: Trường THPT Mỹ Văn Phú Thọ, Trường THPT Tam Nông Phú Thọ, Trường THPT Thanh Thuỷ Phú Thọ, Trường THPT Ngô Gia Tự -Lập Thạch, chúng tôi nhận thấy nhiều giáo viên đã có cố gắng đổi mớiphương pháp dạy học lịch sử, tránh lối đơn điệu, biết kết hợp một cách nhuầnnhuyễn giữa các phương pháp dạy học khác nhau Để làm cho nội dung bàigiảng thêm phong phú, nâng cao hiệu quả bài học lịch sử, nhiều giáo viên đãý thức được vai trò của việc sử dụng tài liệu tham khảo nói chung và mẩuchuyện lịch sử để gây hứng thú học tập lịch sử cho học sinh.

Trang 28

Câu hỏi Phương án trả lời Tỉ lệ lựa chọn %1 Theo thầy (cơ) có cần thiết

sử dụng những mẩu chuyệntrong dạy học lịch sử khơng?

Cần thiết 100%

Bình thường 0%

Khơng cần thiết 0%

2 Thầy cơ có sử dụng tài liệuvề mẩu chuyện vào dạy học bộ

môn không?Không 51%Thỉnh thoảng 47%Sử dụng thường xuyên 2%3 Lý do chưa sử dụng hoặc ítsử dụng là gì?

Thiếu nguồn tư liệu sử dụng 70%

Thiếu thời gian 17%

Khó khăn trong soạn bài, tổchức dạy học

13%

HS khơng thích học 0%Bài học không hiệu quả 0%

4 Theo thầy cô, sử dụng mẩuchuyện lịch sử có tác dụng gì?

Gây hứng thú học tậpLàm cho HS tự hào, gắn bó

với quê hương

Rèn luyện khả năng tư duycho HS

Giáo dục đạo đức cho HS

Các ý kiến trên 100%

5 Thầy cô đã sử dụng biệnpháp nào khi đưa những mẩu

chuyện lịch sử vào dạy học?

Cụ thể hóa sự kiện, hiệntượng lịch sử

65%

Tường thuật 10%

Nêu đặc điểm nhân vật 20%Giải quyết vấn đề, trả lời

câu hỏi

Trang 29

6 Một số kinh nghiệm củathầy cô trong việc đưa câuchuyện lịch sử vào bài giảngđể nâng cao hiệu quả bài học

- Câu chuyện được lựa chọn phải gắn với sựkiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử.

- Chuyện kể ngắn gọn, xúc tích, hấp dẫn.- Nút kết của câu chuyện nên để HS giảiquyết.

Tất cả các giáo viên được điều tra với câu hỏi:“Theo thầy cơ có cầnthiết phải sử dụng mẩu chuyện trong dạy học lịch sử khơng?” thì 100% giáo

viên đều cho là cần thiết và rất cần thiết Hầu như giáo viên đều nhận thức rõràng: Cần thiết phải sử dụng những tài liệu về mẩu chuyện vào dạy học lịchsử dân tộc Nhiều thầy cơ cịn đánh giá rất cao việc làm này, cho rằng rất cầnthiết sử dụng Sử dụng mẩu chuyện trong dạy học lịch sử sẽ làm cho bài họccó sức hấp dẫn, sinh động hơn, tạo hứng thú đối với học sinh Đồng thời cịngóp phần nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ của giáo viên Vì thế,nhiều giáo viên lâu năm, có nhiều kinh nghiệm, tâm huyết với nghề đã đầu tưthời gian tìm tịi và sử dụng mẩu chuyện góp phần nâng cao hứng thú học tậpcho học sinh và nâng cao hiệu quả giờ học lịch sử.

Đồng thời, khi đặt câu hỏi về thực tiễn sử dụng mẩu chuyện trong dạy

học lịch sử của giáo viên:“Thầy (cơ) có sử dụng tài liệu về mẩu chuyện lịch sửvào dạy học khơng?” thì kết quả nhận được là: đã có một số thầy cơ sử dụng

mẩu chuyện trong dạy học lịch sử là thường xuyên (2%), 47% là thỉnh thoảngsử dụng, cịn khơng sử dụng là 51% Điều đó chứng tỏ trong thực tiễn dạyhọc lịch sử ở trường phổ thông, các mẩu chuyện lịch sử đã được đưa vào bàidạy song không thường xuyên.

Trang 30

cho bài học thêm phong phú, sinh động, hấp dẫn, rèn luyện khả năng tư duycho học sinh và giáo dục đạo đức cho học sinh.

Khi điều tra về biện pháp sử dụng: “Thầy cô đã sử dụng biện phápnào khi đưa các mẩu chuyện lịch sử vào dạy học?” thì kết quả nhận được

như sau: sử dụng mẩu chuyện để cụ thể hóa sự kiện, hiện tượng lịch sử là65%; dưới dạng đoạn tường thuật, lược thuật (10%); nêu đặc điểm nhân vật(20%); giải quyết vấn đề, trả lời câu hỏi 3%…chỉ có 2% các thầy cơ chọnmột trong số các biện pháp trên Điều đó chứng tỏ các thầy cơ đều nhận thấycó thể sử dụng những mẩu chuyện vào dạy học lịch sử theo các biện pháp đadạng tuỳ thuộc vào nội dung học tập, thời gian và đối tượng học sinh Nó tạonên sự linh hoạt, phù hợp với nội dung từng bài giảng lịch sử, từng sự kiện,hiện tượng lịch sử cụ thể Và sử dụng các biện pháp như vậy cịn có tác dụngphát huy được tính độc lập, sáng tạo trong tư duy của học sinh, tạo điều kiệncho các em thích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức.

Chúng tơi có trao đổi với giáo viên về một số kinh nghiệm trong việcđưa nội dung câu chuyện lịch sử vào bài giảng để nâng cao hiệu quả bài học.Thầy giáo Đặng Quang Mẫn (giáo viên lịch sử trường THPT Mỹ Văn – PhúThọ) cho biết: khi sử dụng câu chuyện phải gắn với sự kiện, hiện tượng, nhânvật lịch sử; chuyện kể ngắn gọn, xúc tích, hấp dẫn, nút kết của câu chuyệnnên để học sinh giải quyết

Trang 31

học không? Cô Vương Thị Thu cho biết: “thỉnh thoảng chúng tơi có kể chohọc sinh nghe những câu chuyện lịch sử trong bài học nhưng việc làm nàyđược tiến hành khơng thường xun, thậm chí là rất ít vì thiếu tài liệu thamkhảo”

Khi các thầy cơ được hỏi: Lý do chưa sử dụng hoặc ít sử dụng mẩuchuyện vào dạy học bộ mơn là gì? Kết quả là: 70% cho rằng thiếu nguồn tư

liệu sử dụng; 17% cho rằng thiếu thời gian; 13% cho rằng khó khăn trongsoạn bài, tổ chức dạy học; cịn học sinh khơng thích học hoặc do sử dụngmẩu chuyện nên bài học khơng hiệu quả là 0% Nhìn chung lí do mà giáoviên khơng sử dụng hoặc ít sử dụng mẩu chuyện phần nhiều là: thiếu nguồntài liệu để sử dụng, thiếu thời gian, khó khăn trong soạn bài, tổ chức dạy học.Đối với những tiết học lịch sử cần sử dụng mẩu chuyện thì giáo viên hầu nhưkhơng đưa vào hoặc có thì cũng rất ít Do đó, hiệu quả cịn thấp, chưa pháthuy được tính độc lập, sáng tạo của học sinh.

Hoặc cũng có trường hợp để thu hút sự chú ý của học sinh, giáo viênsử dụng những mẩu chuyện ly kỳ không làm rõ kiến thức cơ bản và cần thiết

của bài Chính việc quá tham đưa câu chuyện sẽ làm “loãng” nội dung bài

học, phân tán sự chú ý của học sinh; đã làm cho bài học trở nên nặng nề, vìmột khối lượng kiến thức quá lớn học sinh sẽ nhanh mệt mỏi, chán nản,khơng có hứng thú tiếp nhận kiến thức

Trang 32

2.2 Điều tra đối với học sinh

Chúng tôi đã tiến hành điều tra 200 học sinh thuộc 4 trường THPT vàkết quả thu được như sau:

Câu hỏi Phương án trả lời Tỉ lệ lựa chọn %

1 Em có thích học mơn Lịch sử ởtrường phổ thơng khơng?

Rất thích 6%Thích 21%Bình thường 28%Khơng thích 45%2 Theo em lịch sử là một môn học: Thú vị, hấp dẫn 28,4%Tẻ nhạt, nhàm chán 41%Bình thường 30,6%3 Em có thích giáo viên sử dụngnhững mẩu chuyện lịch sử trong dạy

học khơng?

Có thích 79,8%

Bình thường 20,2%

Khơng thích 0%

4 Em có hay đọc sách báo, truyệnliên quan đến lịch sử khơng?

Thường xun 18,05%

Ít khi 76%

Chưa lần nào 0,95%5 Theo em giáo viên có cần thiết sử

dụng những mẩu chuyện vào dạyhọc lịch sử khơng?

Cần thiết 66,5%

Bình thường 17,1%

Khơng cần thiết 11,4%6 Em có biết những câu chuyện nào

liên quan đến lịch sử Việt Nam từ1954-1975?

Biết nhiều 7,6%

Một hoặc hai 31,35%

Trang 33

Khi điều tra về hứng thú của học sinh với mơn học thì chúng tơi thấyrằng: 6% là rất thích, 21% là thích, 28% bình thường và 45% là khơng thích.Như vậy, số học sinh khơng thích hoặc có thái độ bình thường đối với mơnhọc này vẫn cịn chiếm đa số Vì vậy chúng ta cần phải xem xét lại về vị tríbộ mơn và phương pháp học Đồng thời, có 41% các em cho rằng đây là mônhọc tẻ nhạt, nhàm chán; 28,4% cho rằng đây là môn học thú vị, hấp dẫn;30,6% cho rằng đây là mơn học bình thường.

Khi hỏi học sinh có thích giáo viên sử dụng mẩu chuyện lịch sử vàodạy học không? Thì 79,8% là rất thích và 66,5% cho rằng cần thiết phải sửdụng Và khi điều tra học sinh có thường xuyên đọc sách báo truyện liênquan đến lịch sử khơng chỉ có 18,05% là thường xun đọc, cịn lại 76% là ítkhi và 1% là chưa lần nào Điều đó chứng tỏ mặc dù một số ít các em là cóđọc sách báo, truyện lịch sử nhưng khơng thường xun và rất ít khi đọc,thậm chí có những em chưa đọc lần nào.

Trang 34

Thông qua tiến hành điều tra, quan sát, trao đổi, dự giờ, phỏng vấn giáoviên và học sinh về việc sử dụng những mẩu chuyện vào dạy học lịch sử trongđợt thực tập, chúng tôi nhận thấy nhiều giáo viên và học sinh đã ý thức được sựcần thiết và ý nghĩa việc sử dụng những mẩu chuyện trong dạy học lịch sử.Nhưng thực tế việc làm đó cịn nhiều hạn chế Nhiều giáo viên chưa sử dụng hoặcít sử dụng vì cho rằng thiếu thời gian và thiếu nguồn tài liệu, do hạn chế về trìnhđộ và năng lực, phần nhiều hơn có lẽ là giáo viên chưa chịu đầu tư thời gian vàcông sức để gia công sư phạm khi lựa chọn và sử dụng mẩu chuyện lịch sử màviệc làm này chưa được thực hiện tốt, thường xuyên Một số giáo viên đã sử dụngnhưng chưa có phương pháp thực sự hợp lý và khoa học nên hiệu quả chưa cao.Về phía học sinh: có rất nhiều học sinh thích mơn lịch sử nhưng đa số lại cho đâylà một môn học tẻ nhạt, nhàm chán nên dẫn đến chất lượng học tập không cao

Trên cơ sở đó, địi hỏi người giáo viên phải có những biện pháp phùhợp, hiệu quả trong dạy học lịch sử nhằm nâng cao chất lượng bộ môn.

* *

*

Trang 35

CHƯƠNG 2

MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG NHỮNG MẨU CHUYỆNTRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1954 - 1975 Ở LỚP 12

THPT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BÀI HỌC

1 Vị trí, mục đích, nội dung cơ bản của giai đoạn lịch sử Việt Nam từ1954 - 1975.

1.1 Vị trí

Chương trình, sách giáo khoa ở trường THPT hiện nay có nhiều thayđổi Ở lớp 10 và 11 đã triển khai đại trà chương trình cải cách và lớp 12 đangtiến hành thí điểm Lớp 12 đến năm 2008 mới triển khai chương trình sáchgiáo khoa mới đại trà Vì vậy, khi lấy ví dụ để vận dụng minh họa chúng tơisử dụng chương trình sách giáo khoa phổ thơng hiện hành.

Trong chương trình sách giáo khoa lớp 12 - THPT, giai đoạn lịch sử

Việt Nam từ 1954 - 1975 thuộc chương V “Cách mạng xã hội chủ nghĩa ởmiền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, đấutranh thống nhất đất nước 1954-1975”.

Đây là chương có vị trí quan trọng trong tồn bộ tiến trình lịch sử ViệtNam Nhân dân ta đã tiến hành cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại, cuộc chiếntranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc chống lại một đế quốc lớn mạnhnhất là đế quốc Mỹ Hai miền thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạngkhác nhau nhưng đều nhằm một mục tiêu chung là chống Mỹ, cứu nước.Miền Bắc tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, khôi phục kinh tế,chống chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ, vàlà hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến lớn ở miền Nam Nhân dân miềnNam trực tiếp tiến hành cuộc chiến tranh chống bọn xâm lược Mỹ, hoànthành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến hành thống nhất nước

Trang 36

sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ conngười…” Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã mở ra kỷ

nguyên mới của cách mạng Việt Nam - kỷ nguyên đất nước độc lập thốngnhất đi lên chủ nghĩa xã hội

Nghiên cứu giai đoạn lịch sử này sẽ giúp học sinh nhận thức được thờikỳ đấu tranh gian khổ nhưng oanh liệt hào hùng của nhân dân ta, hiểu được vaitrò lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ và bao tấm gương hy sinh thầm lặng trên

các mặt trận: qn sự, chính trị, văn hóa…vì lý tưởng “khơng có gì q hơnđộc lập, tự do”; giúp học sinh hiểu rõ các khái niệm: cách mạng dân tộc dân

chủ nhân dân, chiến tranh nhân dân, bạo lực cách mạng, chủ nghĩa xã hội,chiến lược, sách lược…Từ đó giáo dục tư tưởng, tình cảm, phẩm chất đạo đức,niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và phát triển tư duy độc lập cho học sinh.

1.2 Mục đích

* Về mặt giáo dưỡng

Nội dung lịch sử Việt Nam từ 1954 - 1975 trong sách giáo khoa lịch sửlớp 12 được chia ra làm 4 bài, từ bài 12 đến bài 15.

Dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn này cần giúp học sinh nắm vững:Sau hiệp định Giơnevơ được kí kết, đế quốc Mĩ hất cẳng Pháp để độcchiếm miền Nam Việt Nam, thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam,

biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, ngăn chặn làn sóng “đỏ” đang tràn

xuống phía Nam và là nơi thí điểm các kiểu chiến tranh xâm lược thực dânkiểu mới, nhằm vươn lên bá chủ toàn cầu của chúng Trước tình hình mới,Đảng và chính phủ đã tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược cáchmạng ở hai miền: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dântộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

Trang 37

lần thứ nhất (1961-1965) để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩaxã hội, đánh bại hai lần chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mĩ bằngkhông quân và hải quân (1965 - 1972) và làm tròn nghĩa vụ hậu phương chotiền tuyến lớn ở miền Nam, góp phần cùng miền Nam hoàn thành cuộc cáchmạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước.

Miền Nam trong 21 năm đã tiến hành hoàn thành cuộc cách mạng dântộc dân chủ nhân dân, lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mĩ,vạch trần các âm mưu, tội ác của đế quốc Mĩ và tay sai phản động, bảo vệmiền Bắc xã hội chủ nghĩa tiến tới đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào, giảiphóng hồn tồn miền Nam thống nhất nước nhà.

Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩcứu nước (1954 - 1975)

Qua đó, học sinh hiểu rõ các khái niệm, thuật ngữ lịch sử: “Cách mạngdân tộc dân chủ nhân dân”, “Chiến tranh giải phóng dân tộc”, các chiếnlược chiến tranh thực dân kiểu mới của Mĩ, “cách mạng xã hội chủ nghĩa”.

* Về mặt giáo dục

Trên cơ sở khai thác triệt để nội dung của khóa trình lịch sử trong giaiđoạn 1954 đến nay và khi dạy học lịch sử giai đoạn này cần giáo dục cho họcsinh:

Trang 38

em niềm tự hào về truyền thống anh hùng, từ đó các em sẽ có ý thức tráchnhiệm hơn trong cuộc sống và học tập để xứng đáng với thế hệ đi trước.

Dù trải qua bom đạn chiến tranh nhưng miền Bắc vẫn đạt được nhữngthành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, khẳng định tínhưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, hết lòng chi viện sức ngườisức của cho miền Nam đánh Mĩ Qua đó giáo dục cho các em lịng u laođộng, giáo dục tinh thần thái độ lao động đúng đắn, lòng kính yêu đối vớiquần chúng nhân dân lao động và giáo dục niềm tin lý tưởng xã hội chủnghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng mà đứng đầu là Chủ Tịch Hồ Chí Minh

* Về mặt phát triển

Nội dung kiến thức lịch sử dân tộc trong giai đoạn 1954-1975 kháphong phú và đa dạng, nó có tác dụng rất lớn đến việc phát triển toàn diệnhọc sinh Nếu giáo viên biết kết hợp sử dụng đa dạng các hình thức tổ chứcdạy học, các phương tiện dạy học…sẽ giúp học sinh tái hiện lại bức tranhlịch sử dân tộc một cách rõ nét và chân thực nhất, giàu hình ảnh và sinhđộng, cụ thể Do đó có tác dụng phát triển óc quan sát, trí tưởng tượng…củahọc sinh, các năng lực thực hành: sử dụng bản đồ, vẽ biểu đồ, sưu tầm tàiliệu, làm quen với công tác nghiên cứu khoa học…Đặc biệt là kĩ năng tư duyđộc lập: phân tích, so sánh, khái quát, tổng hợp

1.3 Nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975

Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1954-1975 là cuộc đấu tranh giành độclập dân tộc, dân chủ thống nhất đất nước, tiến tới cả nước bước vào xây dựngchủ nghĩa xã hội với những nội dung cơ bản sau:

Trang 39

Do tình hình đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độchính trị, xã hội khác nhau nên Đảng và chính phủ chủ trương tiến hành ởmỗi miền nhiệm vụ chiến lược khác nhau nhưng đều nhằm một mục tiêuchung là chống Mĩ, cứu nước tức là đánh Mĩ và tay sai, giải phóng miền Nambảo vệ miền Bắc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đấu tranhthống nhất đất nước để đi lên chủ nghĩa xã hội.

Để đối phó lại với từng âm mưu mới của Mĩ, thực hiện tốt nhiệm vụchiến lược đề ra, quân dân hai miền Nam - Bắc đã giành được thắng lợi tolớn qua từng giai đoạn, đưa tới thắng lợi hoàn toàn của cuộc cách mạng dântộc dân chủ nhân dân thống nhất đất nước Biểu hiện:

- Giai đoạn 1954-1965

+ Miền Bắc khôi phục kinh tế, bước đầu xây dựng kinh tế xã hội chủnghĩa, trở thành hậu phương lớn cho tiền tuyền miền Nam.

Từ năm 1954-1960, sau khi hịa bình được lặp lại (1954), miền Bắc tiếnlên con đường chủ nghĩa xã hội với những thuận lợi nhất định song gặp rấtnhiều khó khăn về tình hình kinh tế - xã hội, do vẫn còn tồn tại tàn dư của chếđộ thực dân phong kiến, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, kinh tế nông nghiệplạc hậu phân tán…Trước tình hình đó, liên tiếp từ năm 1954-1960, Đảng ta đãđề ra những kế hoạch khác nhau: hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phụckinh tế, tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa và bước đầu xây dựng cơ sở vật chấtcho chủ nghĩa xã hội.

Về cải cách ruộng đất: miền Bắc đã thực hiện 5 đợt cải cách ruộng đấtvà thu được kết quả to lớn: tịch thu 81 vạn ha ruộng đất, 10 vạn trâu bò, gần2 triệu nông cụ sản xuất chia cho nông dân…

Về khôi phục kinh tế: sau 3 năm thực hiện, cơ bản miền Bắc đã hàngắn được vết thương chiến tranh, khôi phục được nền kinh tế đặc biệt là nôngnghiệp và cơng nghiệp.

Trang 40

đã có sự chuyển biến to lớn, cơ cấu kinh tế miền Bắc đã thay đổi căn bản vớithành phần kinh tế công hữu và sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất được xác lập;chế độ người bóc lột người bị xóa bỏ, đời sống vật chất, văn hóa được cải thiện.

Năm 1960 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (từ 5-12/9/1960) được triệu tập, Đại hội đã xác định nhiệm vụ chung của cáchmạng cả nước và nhiệm vụ của cách mạng từng miền Bắc Nam và đề ra kế

hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) nhằm “thực hiện một bước cơngnghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng bước đầu cơ sở vật chất kĩ thuật chochủ nghĩa xã hội, đồng thời hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa” Thực hiện

kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, miền Bắc đã đạt được nhiều thành tựu, vì vậytrong Hội nghị Chính trị đặc biệt (3-1964), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:

“Trong 10 năm qua, miền Bắc đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong

lịch sử dân tộc Đất nước, xã hội và con người đều đổi mới”.

+ Miền Nam (1954-1965)

Để thực hiện chế độ thực dân kiểu mới, từ năm 1954-1960, Mĩ đã lậpcon bài Ngơ Đình Diệm để xây dựng chính quyền tay sai của Mĩ ở miền Nam(nguỵ Sài Gòn), chúng ngang nhiên phá hoại hiệp thương tổng tuyển cử, chiacắt lâu dài nước ta nhằm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới Chúng đã

thi hành chính sách “Đả thực bài phong”, “Tố cộng diệt cộng”, “luật10/59”, lê máy chém khắp miền Nam.

Ngày đăng: 07/07/2023, 15:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, tập 1, tập 2, tập 3, tập 7, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
Nhà XB: NXBQuân đội nhân dân
2. Hoàng Đình Chiến, Về việc sử dụng tác phẩm Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Việt Nam – PTTH - Luận án PTS, Hà Nội, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về việc sử dụng tác phẩm Hồ Chí Minh trong dạy họclịch sử Việt Nam – PTTH
3. Nguyễn Thị Côi, Các con đường biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các con đường biện pháp nâng cao hiệu quả dạy họclịch sử ở trường phổ thông
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
4. Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng, Lại Đức Thụ, Trần Đức Minh, Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn lịch sử ở trường THPT, NXB ĐHQG, HN, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rènluyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn lịch sử ở trường THPT
Nhà XB: NXBĐHQG
5. Chuyện kể về các nữ anh hùng thời đại Hồ Chí Minh, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyện kể về các nữ anh hùng thời đại Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Quân độinhân dân
6. Bùi Thị Dinh -“Tìm hiểu tiểu sử và hoạt động của các nhân vật lịch sử để dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 ở lớp 12 - THPT ”, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tìm hiểu tiểu sử và hoạt động của các nhân vật lịch sử đểdạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 ở lớp 12 - THPT
7. Lê Duẩn, Nhiệm vụ của các thầy giáo là đào luyện học sinh thành những con người mới của chế độ XHCN, NXB GD, HN, 1973 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhiệm vụ của các thầy giáo là đào luyện học sinh thành nhữngcon người mới của chế độ XHCN
Nhà XB: NXB GD
8. N.G. Đairi, Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào. NXB GD, Hà Nội, 1973 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào
Nhà XB: NXB GD
9. Hồ Ngọc Đại, Tâm lý dạy học, NXB Giáo dục, 1983 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý dạy học
Nhà XB: NXB Giáo dục
10. Trần Bá Đệ, Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay
Nhà XB: NXB Đại học Quốcgia Hà Nội
11. Nguyễn Văn Đằng, Phương pháp kể chuyện lịch sử trong dạy học lịch sử ở THCS, NCGD, tháng 5, năm 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp kể chuyện lịch sử trong dạy học lịchsử ở THCS
12. Vương Thanh Điển, Những mẩu chuyện chiến đấu miền Nam. NXB QĐND, 1962 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những mẩu chuyện chiến đấu miền Nam
Nhà XB: NXBQĐND
13. Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, tập 1, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
Nhà XB: NXB Quân độinhân dân
14. Phạm Văn Đồng, Giáo dục trong chế độ XHCN, NXB Sự thật, HN, 1979 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục trong chế độ XHCN
Nhà XB: NXB Sự thật
15. Kiều Thế Hưng, Hệ thống thao tác sư phạm trong dạy học lịch sử ở trường THPT , NXB ĐH Quốc gia, H, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống thao tác sư phạm trong dạy học lịch sử ởtrường THPT
Nhà XB: NXB ĐH Quốc gia
16. Đinh Xuân Lâm, Những mẩu chuyện lịch sử - Tài liệu dùng trong nhà trường phổ thông, tập II, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1967 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những mẩu chuyện lịch sử - Tài liệu dùng trong nhàtrường phổ thông
Nhà XB: NXB Giáo dục
17.Phan Ngọc Liên - Nguyễn Thị Côi, Những vấn đề trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay. NCLS số 4 – 1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề trong dạy học lịch sử ởtrường phổ thông hiện nay
18.Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng - Nguyễn Thị Côi, Giáo dục truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ qua môn lịch sử, tạp chí NCLS, số 2/1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục truyềnthống dân tộc cho thế hệ trẻ qua môn lịch sử
19.Phan Ngọc Liên (cb), Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông (một số chuyên đề), NXB Đại học sư phạm, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổthông (một số chuyên đề)
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm
20.Phan Ngọc Liên - Trần Văn Trị, Phương pháp dạy học lịch sử, NXB Giáo dục, Tập 1, 1976 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học lịch sử
Nhà XB: NXB Giáodục

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w