Trong chuỗi các hoạt động của dịch vụ logistics, vận tải là hoạt động kinh doanh chủ yếu nên đôi khi có một số quan niệm cho rằng logistics là một hoạt động vận chuyển hàng hóa, một loại
TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN
Tổng quan về ngành logistics và quản lí chuỗi cung ứng
Thuật ngữ “logistics” có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp cổ “logistikos”, nghĩa là kỹ năng tính toán Ban đầu, thuật ngữ này sử dụng trong lĩnh vực quân sự, gọi là “hậu cần”, nghĩa là cung cấp những thứ cần thiết từ hậu phương ra tiền tuyến Từ điển tiếng anh Oxford định nghĩa logistics là một lĩnh vực của khoa học quân sự liên quan đến việc mua sắm, duy trì và vận chuyển vật tư, người và phương tiện Từ điển khác định nghĩa logistics là bố trí các nguồn lực một cách hợp lý về thời gian.
Logistics ngày càng được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế trên phạm vi toàn cầu nhằm giải quyết bài toán hiệu quả kinh tế khi nhu cầu con người ngày càng tăng nhưng nguồn tài nguyên, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất lại có giới hạn.
Do đó, dịch vụ logistics đã và đang phát triển mạnh để phục vụ cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả tối ưu, sản xuất ra sản phẩm với chất lượng tốt nhất, chi phí ít nhất. Bản chất của hoạt động logistics là tổng hợp các hoạt động quản lý dòng luân chuyển hàng hóa, vật tư từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ và đến tay người tiêu dùng Trong chuỗi các hoạt động của dịch vụ logistics, vận tải là hoạt động kinh doanh chủ yếu nên đôi khi có một số quan niệm cho rằng logistics là một hoạt động vận chuyển hàng hóa, một loại hình vận tải đa phương tiện.
Theo tài liệu của Liên hợp quốc, logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng.
Theo Hội đồng Quản lý dịch vụ logistics thì logistics là một phần của quá trình cung cấp dây chuyền bao gồm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm soát hiệu quả, lưu thông hiệu quả và lưu giữ các loại hàng hóa, dịch vụ và có liên quan đến thông tin từ điểm cung cấp cơ bản đến các điểm tiêu thụ để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.
Theo quan điểm của WTO, Logistics được định nghĩa là chuỗi cung ứng dịch vụ, bao gồm lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát sự dịch chuyển và lưu kho hàng hóa, dịch vụ và thông tin liên quan từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng Dịch vụ logistics truyền thống bao gồm các dịch vụ vận tải, kho bãi, giao nhận, các dịch vụ giá trị gia tăng của bên thứ ba (như làm việc theo yêu cầu của khách hàng). Theo cách gọi trước đây, trong Luật Thương mại năm 1997 của Việt Nam gọi dịch vụ logistics là dịch vụ giao nhận hàng hóa và được quy định như sau: “Dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó, người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức việc vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người người nhận hàng theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách hàng)”. Đến Luật Thương mại năm 2005, lần đầu tiên pháp luật Việt Nam đưa quy định về dịch vụ logistics vào trong văn bản luật, theo Điều 233 Luật Thương mại năm 2005 quy định:
“Dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại, trong đó, thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi mã kí hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”.
Với nhiều khái niệm như trên, dịch vụ logistics được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp như sau:
Theo nghĩa hẹp, dịch vụ logistics gắn liền cả quá trình nhập nguyên, nhiên vật liệu làm đầu vào cho quá trình sản xuất, sản xuất ra hàng hóa và đưa vào các kênh lưu thông, phân phối để đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Theo nghĩa rộng, bản chất của dịch vụ logistics là việc tập hợp các yếu tố hỗ trợ cho quá trình vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ.
Như vậy, khái niệm về dịch vụ logistics ở Việt Nam được hiểu theo nghĩa hẹp, coi đây chỉ tương tự như một hoạt động giao nhận hàng hóa Tuy nhiên cũng cần nhận thấy là định nghĩa trong Luật thương mại năm 2005 có tính mở, đó là quy định: “hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa” Theo đó, ngoài các dịch vụ được liệt kê ra trong điều luật thì các thương nhân cũng có thể kinh doanh các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa cũng có thể thuộc kinh doanh dịch vụ logistics.
1.1.2 Định nghĩa về chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng (supply chain) là một hệ thống liên kết các đơn vị kinh doanh từ giai đoạn sản xuất, gia công, đóng gói, phân phối cho đến tiêu dùng cuối cùng Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động và quá trình liên quan đến sản xuất và phân phối sản phẩm từ nguyên vật liệu đến khách hàng cuối cùng Nó là một mạng lưới các công ty và tổ chức liên kết với nhau để sản xuất và cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho khách hàng. Chuỗi cung ứng hiện nay là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong ngành kinh doanh và có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và cạnh tranh của các doanh nghiệp.
1.1.3 Các thành phần trong chuỗi cung ứng
Một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh được xây dựng từ nhiều bộ phận khác nhau Tất cả những bộ phận đó hoạt động cùng nhau để đưa sản phẩm từ nhà cung cấp nguyên liệu thô đến khách hàng cuối cùng Cụ thể, một chuỗi cung ứng gồm có 5 thành phần cơ bản: nhà cung cấp nguyên liệu thô, nhà sản xuất, nhà phân phối, đại lý bán lẻ và khách hàng.
Nhà cung cấp nguyên liệu thô: Đây là đơn vị cung cấp nguyên liệu thô để sản xuất sản phẩm hoàn thiện Nhà cung cấp nguyên liệu thô đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, vì không có nguyên liệu thô thì không thể sản xuất được sản phẩm cuối cùng.
Nhà sản xuất: Nhà sản xuất là đơn vị sản xuất sản phẩm hoàn thiện từ nguyên liệu thô được cung cấp bởi nhà cung cấp nguyên liệu thô Nhà sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi nguyên liệu thô thành sản phẩm hoàn thiện.
Nhà phân phối: Sau khi sản phẩm hoàn thiện được sản xuất, nhà phân phối sẽ đảm nhận việc phân phối sản phẩm này đến các đại lý bán lẻ Nhà phân phối đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự liên kết giữa nhà sản xuất và đại lý bán lẻ. Đại lý bán lẻ: Đây là đơn vị bán sản phẩm hoàn thiện đến khách hàng cuối cùng Đại lý bán lẻ sẽ mua sản phẩm từ nhà phân phối hoặc nhà sản xuất và bán lẻ cho từng khách hàng Các đại lý bán lẻ bao gồm các cửa hàng tiện lợi, siêu thị và tạp hóa.
Tổng quan về chứng chỉ quốc tế trong ngành
Chứng chỉ LOGISTIC là văn bản chứng minh kiến thức, nghiệp vụ và năng lực chuyên môn của người sở hữu ở một trong những khía cạnh đòi hỏi nghiệp vụ cao mà ngành xuất nhập khẩu và quản lý chuỗi cung ứng yêu cầu.
Chứng chỉ Logistics là các chứng chỉ có liên quan đến ngành Logistics và quản lí chuỗi cung ứng hoặc những ngành tương tự có liên quan Khi bổ sung chứng chỉ Logistics, đặc biệt là những chứng chỉ cấp quốc tế vào hồ sơ xin việc thì họ gia tăng khả năng cạnh tranh của mình đối với những ứng viên cùng tuyển khác Thông qua đó sẽ khẳng định được cá nhân xin việc làm Logistics có năng lực và thẻ hiện được họ là người có kiến thức sâu rộng về chuyên môn trong ngày.
1.2.2 Điều kiện để có được Điều kiện để có được chứng chỉ Logistics Để có được con đường sự nghiệp Logistics đầy thành công thì việc tích lũy kiến thức và kinh nghiệm đôi khi là không thể đủ nên mỗi cá nhân cần có cho mình ít nhất một chứng chỉ Logistics để khẳng định được năng lực bản thân mình Nhưng để có được chứng chỉ Logistics thì bạn cần phải làm gì và cần những điều kiện gì để đạt được nó? Chắc hẳn đây là một câu hỏi được rất nhiều đối tượng đặt ra khi muốn có chứng chỉ Logistics cho mình. Để có thể đạt được chứng chỉ Logistics thì bạn phải trải qua một quá trình học tập và rèn luyện Có rất nhiều loại chứng chỉ Logistics khác nhau cho nên vì thế lộ trình học để được cấp chứng chỉ tương ứng cũng là khác biệt Nói chung để có được một chứng chỉ Logistics nào đó thì bạn phải học tập và bỏ ra chi phí để được cấp chứng chỉ đó.
1.2.3 Hiệp hội, tổ chức đào tạo
Các tổ chức đào tạo Supply Chain toàn cầu đóng góp phần lớn trong việc phát triển Lĩnh vực Chuỗi cung ứng hiện nay Những tổ chức này đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu,.chuẩn hóa và phát triển các chương trình đào tạo phù hợp.làm kim chỉ nam cho các nhân sự trong ngành.
Ngoài ra, đây cũng là nơi tụ họp các doanh nghiệp và chuyên gia toàn cầu với cùng mục tiêu nghiên cứu & phát triển lĩnh vực chuỗi cung ứng Là một nhân sự trong ngành chuỗi cung ứng Bạn có biết đến 5 tổ chức đào tạo chuỗi cung ứng toàn cầu này:
Association for Supply Chain Management (ASCM)
Council of Supply Chain Management Professionals (CSCMP)
The Institute for Supply Management (ISM®)
International Federation of Freight Forwarders Associations (FIATA)
Chartered Institute of Logistics & Transport (CILT)
Xây dựng chiến lược
1.3.1 Chiến lược học tập và đào tạo: Đầu tiên là phải đặt mục tiêu học tập rõ ràng, thời gian thực hiện mục tiêu và chia nhỏ mục tiêu thành những chỉ tiêu nhỏ để thực hiện Cần lên kế hoạch về nội dung học tập, nên học gì trước học gì sau, những lĩnh vực đã và chưa nắm được Chọn nguồn tài liệu và nội dung học tập chính thống, đúng đăn, tham khảo từ thầy cô, các anh chị đi trước hoặc những người thành công trong lĩnh vực Tự ôn tập và kiểm tra bản thân thường xuyên, áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế bằng những bài tập hoặc thực hành trong chương trình học trên trường Cân nhắc khi tham gia các khóa học và đào tạo từ tổ chức hay trung tâm đào tạo về chứng chỉ logistic và scm.
1.3.2 Chiến lược về thời gian và nguồn lực
Từ nhu cầu về thời gian học tập đã đề ra, tiến hành lên lịch trình học tập từ thời gian biểu của bản thân Cần phân bố rõ ràng , đều đặn giữa các buổi học Nên cố gắng điều chỉnh thời gian của bản thân để có được một lịch trình cố định nhất, tránh biến động quá nhiều ảnh hưởng đến lộ trình học tập Không chỉ thời gian mà còn vấn đề về sức khỏe và kinh tế, không nên xếp lịch học tập quá dày tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, vui chơi và giải trí luôn cần trong thời gian biểu của bản thân để giảm bớt sự căng thẳng trong học tập Biết được khả năng tài chính của bản thân như thế nào để có thể cân nhắc việc đầu tư, chọn mua những tài liệu cần thiết hay các khóa học từ trung tâm.
PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÍ THÔNG TIN
Phương pháp thu thập thông tin
Trong thời đại số hiện nay, nguồn thông tin phong phú đa dạng và được sử dụng nhiều nhất đó chính là nền tảng các mạng xã hội và internet Để có được những thông tin từ chương 1, chúng em đã tìm kiếm ở rất nhiều các nền tảng web của google cũng như các ứng dụng mạng xã hội facebook, tiktok, blog, Những nguồn tin này luôn mới mẻ và cập nhật xu hướng mới nhất trên thị trường về nhiều khía cạnh của ngành logistic nói riêng và quản lý chuỗi cung ứng nói chung Những định nghĩa và lịch sử phát triển của các khái niệm cũng được cập nhật mới nhất từ các thư viện trực tuyến, những bài viết của các trang blog về chủ đề logistic, những trang web của các doanh nghiệp logistic hay tổ chức đào tạo chứng chỉ logistic…Những nguồn này luôn nói về chủ đề xoay quanh những thực trạng ngày nay trong ngành nhằm tạo quảng bá cho chính họ, từ đó mà chúng ta có thể được cập nhật những thông tin và xu hướng mới nhất.
Một số nguồn mà chúng em đã tham khảo: https://vilas.edu.vn/quan-ly-chuoi-cung-ung-la-gi-co-hoi-nghe-nghiep-cua-scm-sce.html https://talentbold.com/chung-chi-nganh-xuat-nhap-khau-1618-ns https://vieclam123.vn/chung-chi-logistics-b4137.html https://www.dimensiondata.com/en-gb/insights/blogs https://www.thelogisticsoflogistics.com/ https://www.inboundlogistics.com/ https://logisticsviewpoints.com/ https://www.logisticsmgmt.com/ http://vlr.vn/ https://luatminhkhue.vn/khai-niem-dac-diem-va-vai-tro-cua-dich-vu-logistics.aspx https://vilas.edu.vn/ https://logistics4vn.com/ https://haiquanonline.com.vn/ https://truongphatlogistics.com/chuoi-cung-ung-la-gi-va-quan-ly-chuoi-cung-ung/ https://songanhlogs.com/ https://www.logisticsmgmt.com/ https://leanlogisticsblog.wordpress.com/ https://logistician.org/ https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/
2.1.2 Thông tin từ tài liệu gốc
Là nguồn thông tin chính thống từ các văn bản, sách báo và báo cáo của các cơ quan hành chính hoặc đạo luật được nhà nước ban hành về ngành logistics và quản lí chuỗi cung ứng Đây là nguồn tin mà tụi em có thể tin tưởng hoàn toàn khi tham khảo và sử dụng.Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, logistics đóng vai trò quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế Tuy nhiên, ở Việt Nam, pháp luật điều chỉnh dịch vụ logistics chưa thực sự hoàn thiện, còn tồn tại những bất cập làm hạn chế năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Theo nhiều chuyên gia Logistics, nước ta đã có hệ thống pháp lý tương đối đầy đủ điều chỉnh dịch vụ logistics Tuy nhiên vẫn còn hạn chế về tính đồng bộ và rõ ràng của các văn bản dưới luật, việc giải thích và áp dụng các quy định của luật về hoạt động logistics có nhiều điểm chưa thống nhất, gây khó khăn cho doanh nghiệp khi thực thi.
Vì vậy Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan đang hết sức nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật để điều chỉnh và tạo điều kiện cho dịch vụ logistics phát triển, nâng cao tính cạnh tranh Năm 2022, Chính phủ và Bộ GTVT đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng về Logistics Ví dụ Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2022/NĐ-CP ngày 15/9/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng không dân dụng Nghị định số 64/2022/NĐ-CP ngày 15/9/2022 sửa đổi, bổ sung một số diều của các Nghị định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng không dân dụng: Nghị định số 68/2015/NĐ-CP ngày 18/8/2015 quy định đăng ký quốc tịch và đăng ký các quyền đối với tàu bay; Nghị định số 92/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng và Nghị định số 89/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2016/NĐ-CP; Nghị định số 05/2021/NĐ-CP ngày 25/1/2021 về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay.
2.1.3 Thông tin từ các nguồn khác
Hay còn gọi là thông tin công cộng Có rất nhiều loại nguồn thông tin khác mà chúng ta có thể tham khảo nhưng mức độ tin cậy thì không cao bằng các nguồn từ tài liệu gốc hay các bài viết trực tuyến Các nguồn tin này có thể đến từ việc phỏng vấn cá nhân, tổ chức liên quan, các buổi hội thảo bàn luận về chủ đề logistics hay những video ngắn tràn lan trên các diễn đàn logistic và quản lí chuỗi cung ứng v.v… Các nguồn tin nay có đặc điểm thường rất dễ tiếp thu, ngắn gọn và dễ hiểu nhưng độ chính xác thì không được đảm bảo,vậy nên cần chọn lọc, xác minh cẩn thận trước khi sử dụng.
Xử lí thông tin
Xử lý dữ liệu là phương pháp thu thập dữ liệu thô và chuyển nó thành thông tin có thể sử dụng được Sau khi thu thập, dữ liệu lần lượt trải qua các bước lọc, sắp xếp, xử lý, phân tích, lưu trữ và sau đó được trình bày ở định dạng có thể đọc được.
Xử lí thông tin có vai trò phân tích và giải thích dữ liệu nhằm giúp bạn hiểu rõ vấn đề và đưa ra quyết định sáng suốt Quá trình xử lý thông tin hiệu quả bao gồm nhiều bước, bao gồm tổ chức và cấu trúc dữ liệu, xác định các mẫu và xu hướng cũng như rút ra các kết luận có ý nghĩa.
Qua các nguồn tin khác nhau chúng ta sẽ có nhiều thông tin và từ đó sắp xếp, chọn lọc những thông tin và lựa chọn nguồn thông tin hợp lí để tâ Žp hợp được các thông tin cần thiết cho chúng ta.
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Sự giống nhau và khác nhau giữa logistic và scm
3.1.1 Quản lí chuỗi cung ứng so với logistics
Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm các quy trình cấp cao liên quan đến việc tìm nguồn cung ứng, mua nguyên liệu thô và cuối cùng là tạo ra thành phẩm Quản lý chuỗi cung ứng sử dụng dịch vụ Logistics để cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng, và có chức năng thúc đẩy lợi nhuận và tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Nói cách khác, quản lý chuỗi cung ứng đặt ra chiến lược và chỉ đạo các hoạt động Logistics hàng ngày diễn ra trong các nhà máy, nhà kho, trung tâm vận chuyển địa phương và các cơ sở khác. Logistics là một phần của chuỗi cung ứng, lưu trữ hoặc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ đã hoàn thành cho khách hàng, cho dù đó là nhà sản xuất, nhà phân phối hay người tiêu dùng Mục tiêu của Logistics là đưa hàng hóa và dịch vụ đến tay khách hàng đúng thời gian và đưa ra giá cả cạnh tranh.
3.1.2 Quản lí chuỗi cung ứng và logistic giống nhau như thế nào?
Cả quản lý chuỗi cung ứng và Logistics đều tập trung vào dòng chảy của hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm cuối Cả hai hoạt động đều yêu cầu sự phối hợp cẩn thận của nguồn cung cấp, lao động và cơ sở vật chất để đảm bảo các mặt hàng có thể di chuyển qua chuỗi cung ứng theo yêu cầu Logistics là một thành phần quan trọng của quản lý chuỗi cung ứng, nhưng chỉ là một phần của quy trình.
Quản lý chuỗi cung ứng và Logistics đều hoạt động để di chuyển, lưu trữ và cung cấp hàng hóa một cách hiệu quả nhất có thể Quản lý chuỗi cung ứng cung cấp định hướng chiến lược hướng dẫn Logistics trong và ngoài nước.
Một số khía cạnh giống nhau của Quản lý chuỗi cung ứng và Logistics là:
Cả hai đều tập trung vào hàng hóa, dịch vụ hoặc thông tin.
Cả hai đều có mục đích cuối cùng là hỗ trợ sự thành công của công ty và phân biệt nó với các đối thủ cạnh tranh.
Cả hai đều tìm cách tăng sự hài lòng của khách hàng.
Cả hai đều xoay quanh cùng một luồng hàng hóa và dịch vụ, từ nhà cung cấp, đến nhà sản xuất, đến người bán buôn và cuối cùng là người bán lẻ hoặc người tiêu dùng.
3.1.3 Quản lí chuỗi cung ứng và logistics khác nhau như thế nào?
Quản lý chuỗi cung ứng vạch ra chiến lược và các hoạt động liên quan đến việc lập kế hoạch, tìm nguồn cung ứng, sản xuất và phân phối hàng hóa, cũng như xử lý hàng trả lại. Logistics tập trung vào việc đưa đúng sản phẩm vào đúng nơi đúng thời điểm và làm thế nào để đưa chúng đến điểm cuối.
3.1.4 Sự khác biệt chính giữa logistic và quản lí chuỗi cung ứng bao gồm:
Logistics là các hoạt động trong quản lý chuỗi cung ứng Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như lập kế hoạch sản xuất và tồn kho, lập kế hoạch lao động, quản lý nguyên vật liệu và cơ sở vật chất, sản xuất và cung cấp hàng hóa và dịch vụ.
Quản lý chuỗi cung ứng hoạt động theo hướng cải tiến các quy trình để tạo ra lợi thế cạnh tranh, trong khi Logistics nhấn mạnh đến việc đáp ứng nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng.
Logistics tập trung vào việc giao hàng hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho khách hàng.Quản lý chuỗi cung ứng kiểm soát quá trình phát triển nguyên liệu thô thành hàng hóa hoàn chỉnh, chuyển từ nhà cung cấp đến nhà sản xuất, đến kho, đến các nhà bán lẻ và / hoặc người tiêu dùng.
Lợi ích và tác dụng của chứng chỉ
Khi các doanh nghiệp Logistics mở ra thì các nhà tuyển dụng sẽ không đơn thuần chỉ kiếm tìm những người lao động để làm việc cho họ mà mục đích thâm sâu hơn đó chính là kiếm tìm được những nhân tài có chất lượng cao Vì thế những yêu cầu về công việc trong ngày là rất cao và họ còn yêu cầu những ứng viên của mình phải cung cấp các chứng chỉ mà họ mong muốn Điều này sẽ giúp cho họ có khả năng tiếp cận được với những nguồn nhân lực lớn và chất lượng để làm việc trong doanh nghiệp.
Mở rộng kiến thức nâng cao năng lực chuyên môn: cung cấp các kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực Logistics và quản lý chuỗi cung ứng Người sở hữu chứng chỉ sẽ có hiểu biết về các quy trình xuất nhập khẩu, luật pháp quốc tế liên quan đến Logistics, hợp đồng vận tải, quản lý chuỗi cung ứng và các khía cạnh liên quan đến vận tải hàng hóa.
Có giá trị toàn cầu giúp vươn tầm quốc tế: Đây là loại chứng chỉ nghề nghiệp có giá trị quốc tế được công nhận bởi các Hiệp hội doanh nghiệp, tổ chức trên toàn thế giới và được các chuyên gia tuyển dụng đánh giá rất cao Bạn sẽ có nhiều lợi thế như được thực tập tại các công ty, tập đoàn lớn, tham gia vào mạng lưới Logistics Việt Nam và có cơ hội làm việc tại các công ty Logistics và vận chuyển hàng hóa trên toàn thế giới.
Xây dựng mối quan hệ và mạng lưới liên kết: có cơ hội gặp gỡ và giao lưu với các chuyên gia hàng đầu trong ngành Logistics, tạo ra cơ hội xây dựng mạng lưới quan hệ và mở ra cánh cửa cho sự phát triển sự nghiệp trong ngành.
Bạn có thể học hỏi từ kinh nghiệm của những người có uy tín trong lĩnh vực Logistics và chuỗi cung ứng, thiết lập liên kết với các công ty và tổ chức quan trọng trong ngành Điều này không chỉ mở rộng cơ hội nghề nghiệp, mà còn giúp bạn học hỏi và phát triển bản thân.
Giới thiệu về hệ thống các chứng chỉ quốc tế ngành logistic và quản lí chuỗi
Chứng chỉ CSCP là chứng chỉ đầu tiên được công nhận trên toàn thế giới về quản lý chuỗi cung ứng Chứng chỉ CSCP có tầm bao quát không những cho các hoạt động nội bộ mà là bao trùm toàn bộ chuỗi cung ứng, từ nhà cung cấp, xuyên suốt các hoạt động của công ty và các hoạt động với khách hàng.
CSCP – Certified Supply Chain Professional tâ Žp trung vào việc làm chủ chuỗi cung ứng mở rộng – vượt ra ngoài các hoạt động nội bộ từ các nhà cung cấp của tổ chức đến khách hàng Cuối cùng giúp doanh nghiệp duy trì khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế ngày nay.
Tăng cường sự tự tin trong quản lý chuỗi cung ứng Nắm vững các kỹ năng cần thiết để mang lại những ý tưởng mới cho các nhà cung cấp, nhà máy và cuối cùng là nhà phân phối Đồng thời cải thiện sự hài lòng của khách hàng.
Với Chứng chỉ CSCP, nhân sự sẽ có những kiến thức và kinh nghiệm phù hợp để quản lý hiệu quả các nỗ lực của chuỗi cung ứng toàn cầu Và thực hiện các khái niệm và chiến lược cần thiết để cải thiện hoạt động hàng ngày.
Chứng chỉ CSCP rất hữu ích cho những người làm việc trong lĩnh vực Logistic và SCM, bao gồm những người quản lý chuỗi cung ứng, quản lý kho, quản lý vận chuyển và nhiều vị trí khác liên quan đến quản lý chuỗi cung ứng Nó giúp cung cấp kiến thức và công cụ cần thiết để hiểu và tối ưu hóa quá trình quản lý chuỗi cung ứng. Điều kiện để có thể học và lấy được chứng chỉ CSCP thì cần có ít nhất 3 năm kinh nghiệm kinh doanh, bằng cử nhân hoặc các chứng chỉ CPIM, CLTD, CPSM… còn hiệu lực.
Chứng chỉ CSCP là chứng chỉ do hiệp hội ASCM chứng nhận.
Association for Supply Chain Management (ASCM) là hiệp hội hàng đầu thế giới về chuyển đổi, đổi mới và lãnh đạo trong tổ chức chuỗi cung ứng ASCM được xây dựng trên nền tảng chứng nhận và đào tạo APICS với lịch sử hơn 60 năm, đây là hiệp hội phi lợi nhuận lớn nhất về chuỗi cung ứng.
Sứ mệnh của ASCM là: “Thúc đẩy sự tiến bộ của quản lý chuỗi cung ứng đầu cuối thông qua tổng thể kiến thức, nghiên cứu đổi mới, hệ thống và phương pháp để tạo ra giá trị cho khách hàng, thành viên và tổ chức.”
ASCM đào tạo các chương trình APICS như CSCP – Certified Supply Chain Professionals,.CPIM – Certified in Production and Inventory, CLTD – Certified in Logistics Transportation and Distribution, SOCR-P – SCOR Professional Ngoài ra, hiệp hội còn kết nối các chuyên gia chuỗi cung ứng.và các công ty trên toàn thế giới với tư duy lãnh đạo mới nhất.trên tất cả các khía cạnh của chuỗi cung ứng Hiện nay, hiệp hội đang thúc đẩy sự đổi mới trong ngành với các sản phẩm,.dịch vụ và quan hệ đối tác mới cho phép các công ty tối ưu hóa hơn nữa chuỗi cung ứng của mình,.đảm bảo lợi thế cạnh tranh và nâng cao lợi nhuận.
Các hoạt động của ASCM – Association for Supply Chain Management: Đào tạo học tập & phát triển các chương trình APICS
Nghiên cứu, báo cáo chuỗi cung ứng, tạp chí The Journal of Operations Management,.The Transportation Journal và những tài liệu chuyên môn
Giải pháp chuỗi cung ứng doanh nghiệp
Quỹ nhân đạo ASCM (các hoạt động về giáo dục, đào tạo, y tế, cộng đồng,…)
Quản lý giao nhận vận tải quốc tế là một hoạt động đóng vai trò then chốt trong chuỗi dịch vụ logistics toàn cầu nhằm đáp ứng xu thế hội nhập kinh tế quốc tế Chính vì vậy chứng chỉ này đem lại rất nhiều lợi ích mà đối với bất kỳ người làm về logistics đều mong muốn.
Như vậy, chứng chỉ FIATA là tiêu chuẩn đánh giá khả năng của một cá nhân trong lĩnh vực vận tải và chuyển phát hàng hóa, bao gồm kiến thức về quy trình giao nhận, luật pháp và hợp đồng vận tải, quản lý chuỗi cung ứng, bảo hiểm vận tải, và nhiều khía cạnh khác liên quan đến hoạt động của ngành công nghiệp vận tải quốc tế.
Chứng chỉ FIATA được coi là một tiêu chuẩn quốc tế và có giá trị toàn cầu, giúp bổ sung kiến thức cho sinh viên mới tương đương với người đi làm có kinh nghiệm từ 4 đến 5 năm, sẽ thu hẹp về khoảng cách chất lượng nhân lực trong hoạt động giao nhận – vận tải quốc tế.
Có 2 chương trình trong chứng chỉ FIATA: Chứng chỉ quốc tế về Giao nhận Vận tải quốc tế (FIATA Diploma In International Freight Forwarding); Chứng chỉ quốc tế về Quản trị Chuỗi cung ứng (FIATA Higher Diploma in Supply Chain Management) Văn bằng
“FIATA Diploma in International Freight Forwarding” và “FIATA Higher Diploma in Supply Chain Management” sẽ được Liên đoàn FIATA trực tiếp cấp sau khi nhận hồ sơ hoàn thành của học viên từ đơn vị giảng dạy.
Hai văn bằng nêu trên là bằng cấp quốc tế Được công nhận bởi các tổ chức Hiệp hội, doanh nghiệp trên toàn thế giới và được các nhà tuyển dụng đánh giá cao Có thể nói đây là một tấm vé không thể thiếu để những nhân sự tiềm năng có thể vươn tầm quốc tế.
FIATA – Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế có tên chính thức bằng tiếng Anh là “International Federation of Freight Forwarders Associations”. Được thành lập tại Vienna, Áo (1926) và có trụ sở chính tại Geneva, Thụy Sĩ Là tổ chức lớn nhất TG trong giao nhận vận tải, nó đại diện cho hơn 40.000 cty giao nhận và logistic. FIATA là một tổ chức phi chính phủ đại diện cho các tổ chức/doanh nghiệp giao nhận vận tải ở khoảng 150 quốc gia với nhiệm vụ chính là hình thành tiêu chuẩn nghề nghiệp và nâng cao năng lực quản lý FIATA đang đảm nhận nhiệm vụ của cơ quan tham vấn cho Hội đồng Kinh tế và Xã Hội Liên Hiệp quốc (ECOSOC), Tổ chức Thương Mại và Phát triển Liên Hiệp quốc (UNCTAD) cùng với Uỷ Ban Liên Hiệp quốc về Luật thương mại Quốc tế (UNCITRAL) Tổ chức này đang không ngừng phát triển và đổi mới phù hợp với sự phát triển chung của ngành giao nhận vận tải quốc tế, logistics.
Hiểu thêm về chứng chỉ cscp
3.4.1 Tại sao bạn nên có chứng chỉ cscp
Chứng chỉ CSCP là cần thiết cho bạn nếu
Bạn là người quan tâm đến việc nâng cao kiến thức và chuyên môn trong lĩnh vực Quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực quan hệ khách hàng, thương mại quốc tế, hỗ trợ công nghệ thông tin, và xuất nhập khẩu.
Tư vấn xây dụng hệ thống chuỗi cung ứng hoặc triển khai các hệ thống công nghệ trong chuỗi cung ứng như ERP.
Thiết lập một tiêu chuẩn chung về từ ngữ, khái niệm, khung làm việc cho công ty nhằm thống nhất ngôn ngữ và tạo điều kiện để giải quyết các vấn đề tồn tại trong chuỗi cung ứng của công ty.
3.4.2 Chứng chỉ cscp giúp ích gì cho bạn
Nắm vững các công cụ cần thiết để quản lý hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng toàn cầu, bao gồm cả nhà cung cấp, các nhà máy, các nhà phân phối và khách hàng trên toàn cầu
Có được các kỹ năng cần thiết để tạo sự nhất quán và hợp tác tốt nhất thông qua thực hành, thuật ngữ chung, và thông tin liên lạc của công ty
Hiểu làm thế nào để sử dụng nguồn lực doanh nghiệp thông qua hệ thống ERP và các công nghệ khác để cải thiện toàn bộ quá trình chuỗi cung ứng
Tối đa hóa việc đầu tư ERP của tổ chức hàng triệu đô la Tăng giá trị chuyên nghiệp và tương lai vững chắc của bạn.
3.4.3 Lợi ích của việc có được chứng chỉ cscp
Kiến thức và kỹ năng được nâng cao: Thông qua đào tạo và kiểm tra nghiêm ngặt, quy trình chứng nhận sẽ cải thiện kiến thức và khả năng quản lí chuỗi cung ứng của bạn. Tăng cơ hội nghề nghiệp: Kinh nghiệm và sự công hiến của bạn cho lĩnh vực này được thể hiện thông qua chứng nhận, điều này có thể mở ra nhiều lựa chọn hơn để phát triển sự nghiệp của bạn.
Lợi thế cạnh tranh: Lợi thế cạnh tranh so với các ứng cử viên khác trong thị trường việc làm với sự canh tranh khốc liệt có thể đến từ chứng nhận.
Công nhận ngành: Chứng chỉ chuyên gia chuỗi cung ứng được công nhận trên toàn thế giới, cho các nhà tuyển dụng và chuyên gia kinh doanh thấy bạn là người có năng lực.
Tăng khả năng kiếm tiền: Chứng nhận có thể đem lại mức lương cao hơn, các gói bồi thường vì nó thể hiện giá trị và kiến thức chuyên môn của bạn trong lĩnh vực này.Giáo dục thường xuyên: Việc học hỏi liên tục là cần thiết để duy trì chứng nhận, đảm bảo bạn luôn cập nhật xu hướng và tiến bộ trong quản lí chuỗi cung ứng
Kế hoạch và chiến lược thực hiên để đạt được chứng chỉ
Bước 1: Tìm hiểu chi tiết về yêu cầu cần thiết để thi Certified Supply Chain Professional (CSCP) của tổ chức chứng chỉ APICS.
Bước 2: Đảm bảo bạn hiểu rõ quy trình đăng ký, chương trình học, và các khả năng kiến thức cần có.
Bước 3: Hoàn thành bài kiểm tra thử để xác định kiến thức hiện tại của bạn và xác định các lĩnh vực cần cải thiện.
Bước 4: Xác định lịch trình học tập của bạn, bao gồm thời gian và nguồn lực cần thiết để chuẩn bị cho kỳ thi.
Bước 5: Cân nhắc việc tham gia các khóa học chính thức hoặc tự học dựa trên tài liệu từ APICS.
3.5.2 Tiến hành thực hiện chiến lược
Học tập và đào tạo: Chọn lựa và sử dụng tài liệu học tập chính thống dành riêng cho CSCP Có thể bạn cần tham gia lớp học hoặc tự học tùy theo lựa chọn cá nhân.
Xây dựng lộ trình học từ lúc bắt đầu đến kỳ thi :Tập trung vào việc học lý thuyết và thực hành các kiến thức cần thiết cho kỳ thi CSCP Sử dụng tài liệu học tập và các tài liệu tham khảo liên quan.
Lên kế hoạch học tập: Xây dựng một kế hoạch học tập cụ thể, bao gồm thời gian và nguồn lực Đảm bảo bạn có đủ thời gian để ôn tập và làm bài kiểm tra thử nghiệm.
Sử dụng tài liệu tham khảo: Sử dụng các tài liệu tham khảo từ ISM và các nguồn khác để chuẩn bị cho kỳ thi Đảm bảo bạn hiểu rõ kiến thức cần thiết.
Thực hành: Áp dụng kiến thức vào thực tế qua các dự án và bài tập thực hành để củng cố kiến thức.