1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập nhóm tại công ty cổ phần công ty cổ phần traphaco

34 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Top 10 doanh nghiệp Sao vàng Đất Việt tiêu biểu về trách nhiệm xã hội năm 2011, 2013, 2015Các hoạt động của công ty TraphacoNgành nghề kinh doanh của công ty và các công ty con bao gồm s

Trang 1

TRƯỜNG ĐH DUY TÂNKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TẬP NHÓM

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN: CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACOMÔN: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 2

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO 3

1.1Giới thiệu sơ lược về công ty Traphaco 3

1.2Lịch sử hình thành 5

1.3Cấu trúc doanh nghiệp 5

1.4Mô hình tổ chức 6

1.5 Ngành nghề kinh doanh: 6

Chương 2: PHÂN TÍCH RỦI RO KINH DOANH VÀ RỦI RO TÀI CHÍNH 7

2.1 Khái quát về rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính 7

2.2 Rủi ro về tài chính của công ty cổ phần TRAPHACO 9

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÁC NĂM 2019-2021 12

3.1 Phân tích tình hình nguồn vốn 12

3.2Phân tích nguồn vốn 14

3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh 16

3.4 Thông số khả năng thanh toán 18

3.5 Thông số hoạt động 20

3.6 Thông số đòn bẫy tài chính 23

3.7 Thông số khả năng sinh lời 24

3.8 Phân tích các chỉ tiêu liên quan đến cổ phiếu 25

CHƯƠNG 4: HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH 26

4.1 Mức tăng trưởng năm 2019 26

4.2Mức tăng trưởng năm 2020 26

4.3Mức tăng trưởng năm 2021 27

4.4Mục tiêu tăng trưởng bền vững năm 2021-2025 28

4.5 Kế hoạch tài trợ và đầu tư dài hạn 28

4.6 Dự toán báo cáo tài chính năm 2022 29

4.6.1 Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 29

4.6.2 Dự toán bảng cân đối kế toán 30

CHƯƠNG 5: ĐỊNH GIÁ CÔNG TY 31

Trang 3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO

1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty Traphaco

- Tên đầy đủ: CTCP Traphaco

- Tên tiếng anh: Traphaco Joint Stock Company- Tên viết tắt: TRAPHACO

- Ngày thành lập: thành lập ngày 28/11/1972 tiền thân là tổ sản xuất thuốc

thuộc Ty Y tế Đường sắt được thành lập ngày 28/11/1972.

- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần

- Người đại diện pháp lý: Ông Trần Túc Mã- Tổng giám đốc

Giới thiệu về công ty TRAPHACO

- Trong hơn 45 năm hình thành và phát triển Traphaco luôn kiên trì theo đuổi

con đường phát triển bền vững, “Con đường sức khỏe Xanh” Đồng thời, duy trì thương hiệu Traphaco là thương hiệu nổi tiếng Nhất ngành dược Việt Nam bằng chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ tốt nhất.

Mục tiêu của công ty TRAPHACO

- Để đảm bảo phát triển bền vững, lâu dài, ban lãnh đạo cần có tầm nhìn sáng suốt, vạch ra những mục tiêu, chiến lược kinh doanh cụ thể Các mục tiêu của công ty Traphaco bao gồm:

- Trong hoạt động kinh doanh, công ty cố gắng thực hiện tối ưu hóa hiệu quả sản xuất

Trang 4

- Nỗ lực, phấn đấu không ngừng để phát triển thành một thương mạnh vững bền Theo đó, công ty sẽ có tiềm lực dồi dào về tài chính, phương pháp quản lý cũng như hệ điều hành tiên tiến.

- Tạo dựng môi trường làm việc hiệu quả an toàn, ổn định đời sống và nâng cao thu nhập cho người lao động.

- Thực hiện nghiêm minh thể chế nhà nước, đóng góp hết mình cho nguồn ngân sách nhà nước, góp phần đưa đất nước phát triển.

- Làm gia tăng lợi ích tối đa cho các nhà đầu tư Sứ mệnh và giá trị cốt lõi

- Sứ mệnh: Sáng tạo sản phẩm xanh chăm sóc sức khỏe con người Đây cũng là kim chỉ nam cho mọi hoạt động, quyết định của công ty Nhờ đề cao sứ mệnh của mình, công ty sẽ có những bước đi đúng đắn, thuận lợi Theo đó, sứ mệnh của Bidiphar là cam kết tạo ra sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, hiệu quả cao, đóng góp những phần tích cực vào chăm sóc sức khỏe cộng đồng đồng thời tạo dựng, chia sẻ niềm vui cùng đối tác, khách hàng.

- Giá trị cốt lõi:

Chất lượng sản phẩm và dịch vụ quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp Gia tăng giá trị cho xã hội, khách hàng, người lao động và cổ đông là mục tiêu và động lực của sự phát triển bền vững.

Lao động sáng tạo là nền tảng của phát triển quan hệ hợp tác, chia sẻ Cam kết và thực hiện cam kết là nền tảng văn hóa doanh nghiệp Thời đại và truyền thống là bản sắc của Traphaco.

Thành tựu nổi bật:

Trải qua thời gian dài phát triển, công ty Traphaco đã gặt hái nhiều thành tựu nổi bật và những công nhận từ nhà nước chính phủ, bao gồm:

Chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao động năm 2010, Huân chương lao động hạng nhất năm 2012, Huân chương lao động hạng nhất cho Công đoàn công ty năm 2019

Giải nhất Vifotec cho công trình “Nghiên cứu sản xuất thuốc gan giải độc Boganic từ dược liệu Việt Nam năm 2011

Giải thưởng Wipo do tổ chức sở hữu trí tuệ trao tặng năm 2010 Traphaco thuộc top 10 nhãn hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam năm 2017 Top 50 Doanh nghiệp Việt có thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn nhất năm 2017

Traphaco còn thuộc Giải vàng chất lượng quốc gia năm 2012, 2015, 2018 Top 10 doanh nghiệp phát triển bền vững năm 2016, 2017, 2018 Doanh nghiệp Vì người lao động năm 2016, 2017, 2018

Trang 5

Top 10 doanh nghiệp Sao vàng Đất Việt tiêu biểu về trách nhiệm xã hội năm 2011, 2013, 2015

Các hoạt động của công ty Traphaco

Ngành nghề kinh doanh của công ty và các công ty con bao gồm sản xuất, buôn bán thực phẩm và mỹ phẩm; kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu làm thuốc, các sản phẩm thuốc, tư vấn sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, pha chế thuốc theo đơn, sản xuất, kinh doanh dược phẩm, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế, sản xuất, buôn bán rượu, bia, nước giải khát (không bao gồm kinh doanh quán bar); tư vấn dịch vụ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y, dược; thu mua, gieo trồng, chế biến dược liệu.

Hoạt động chính của Công ty và các công ty con là sản xuất và kinh doanh dược phẩm, hóa chất và vật tư, thiết bị y tế.

Chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường của công ty được thực hiện trong thời gian không quá 12 tháng.

1.2 Lịch sử hình thành

- Công ty CP Traphaco tiền thân là Tổ sản xuất thuốc thuộc Ty Y tế Đường sắt được thành lập ngày 28/11/1972

- Giai đoạn 1981-1993, xưởng sản xuất thuốc Đường Sắt, thành lập ngày 28/5/1981, nâng cấp từ Tổ sản xuất thuốc Đường sắt qui mô sản xuất được mở rộng, xí nghiệp dược Đường Sắt, thành lập ngày 1/6/1993 (tên giao dịch là RAPHACO), có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng, lĩnh vực hoạt động sản xuất cung ứng thuốc Lúc này có 80 CBCNV, vốn pháp nhân 150 triệu đồng, trang thiết bị thô sơ, lạc hậu, mặt bằng chật hẹp (cả xí nghiệp 340 m2), khó khăn nhiều hơn thuận lợi, song với lòng dũng cảm, tinh thần quyết tâm vượt khó để tạo dựng cơ nghiệp từng bước tiến lên.

- Sau nhiều lần chuyển đổi, ngày 01/01/2000, Công ty CP Dược và Thiết bị vật tư y tế Traphaco chính thức bắt đầu hoạt động theo hình thức công ty CP với 45% vốn Nhà nước Ngày 05/07/2001, Công ty đổi tên thành Công ty CP Traphaco

- Ngày 26/11/2008, công ty chính thức niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh.

1.3 Cấu trúc doanh nghiệp

Ngày 31/12/2019, Công ty có 28 đơn vị trực thuộc là các chi nhánh tại 28 tỉnh, thành phố và 4 công ty con Khái quát về 4 công ty con như sau: - Công ty TNHH MTV TraphacoSapa

- Công ty Cổ phần Dược- Vật tư Y tế Đắk Lăks - Công ty TNHH Traphaco Hưng Yên

Trang 6

1.4 Mô hình tổ chức

1.5 Ngành nghề kinh doanh:

Thu mua, gieo trồng, chế biến dược liệu

Sản xuất kinh doanh dược phẩm, hóa chất và vật tư thiết bị y tế Pha chế thuốc theo đơn

Tư vấn sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm

Kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu làm thuốc, các sản phẩm thuốc Sản xuất, buôn bán mỹ phẩm

Sản xuất, buôn bán thực phẩm

Tư vấn dịch vụ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y, dược…

Trang 7

Chương 2: PHÂN TÍCH RỦI RO KINH DOANH VÀ RỦI RO TÀI CHÍNH

2.1 Khái quát về rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính

Cơ hội và rủi ro là 2 vấn đề luôn song hành trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Cơ hội kinh doanh tạo ra khả năng sinh lợi lớn thường đi kèm với rủi ro lớn quà ngược lại Do đó khi phân tích tài chính, chúng ta cần phải nghiên cứu và phân tích những yếu tố có thể tạo ra cơ hội, cũng như rủi ro đối với doanh nghiệp, đặc biệt là rủi ro Rủi ro của doanh nghiệp có thể phân chia thành rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính.

2.1.1 Rủi ro về kinh doanh của công ti cổ phần TRAPHACO

Kết thúc năm 2020, báo cáo tài chính của Traphaco cho thấy, doanh thu thuần hợp nhất đạt 1.908 tỷ đồng, tăng 11,6% so với thực hiện năm 2019 Trong đó, dược phẩm tự sản xuất vẫn là hoạt động kinh doanh chủ đạo khi tăng 13,26% và đóng góp 83,7% doanh thu Mảng xuất nhập khẩu ủy thác và cung cấp dịch vụ ghi nhận mức tăng 44,2%, nhưng tỷ trọng trong cơ cấu doanh thu còn thấp.

Traphaco hiện chưa tự chủ được nguyên liệu sản xuất cho mảng tân dược mà phụ thuộc vào nhập khẩu Việc không tự chủ được về chất lượng và giá dược chất khiến hoạt động sản xuất, biên lợi nhuận chịu nhiều rủi ro từ biến động giá nguyên vật liệu trên thị trường cũng như rủi ro gián đoạn nguồn cung ứng Thêm vào đó, Covid-19 đã làm chậm tiến độ chuyển giao công nghệ các sản phẩm tân dược từ đối tác Hàn Quốc là Daewoong Pharmaceutica.

Dù chỉ hoàn thành 95,4% kế hoạch doanh thu mà Đại hội đồng cổ đông đề ra cho năm 2020, đây vẫn được xem là kết quả tích cực trong bối cảnh Covid-19 bùng phát, ảnh hưởng đáng kể đến ngành dược phẩm với doanh thu toàn ngành giảm khoảng 3% so với năm 2019.

Biên lợi nhuận gộp hợp nhất của Traphaco cũng giảm nhẹ về 54,03%, từ mức 54,98% của năm 2019 cùng với chi phí bán hàng và chi phí quản lý đều gia tăng, nhưng tăng trưởng tích cực về doanh thu cùng hoạt động tài chính hiệu quả hơn vẫn giúp Công ty thu về 216,7 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế hợp nhất, tăng 27% so với năm 2019, vượt 16,7% so kế hoạch.

Với kết quả này, doanh thu, lợi nhuận của Traphaco đã lấy lại tăng trưởng sau 3 năm liên tiếp sụt giảm, kể từ năm 2016 Cùng với dòng tiền hoạt động kinh doanh thặng dư 346,2 tỷ đồng, trong năm vừa qua, Công ty đã giảm được 63,4 tỷ đồng nợ vay dài hạn, giúp tiết giảm chi phí lãi vay, đồng thời gia tăng lượng tiền tích lũy và duy trì chi trả cổ tức cho cổ đông 137 tỷ đồng, tương đương năm 2019.

Với biên lợi nhuận gộp 54%, có thể thấy, hoạt động kinh doanh của Traphaco khá hiệu quả so với một số doanh nghiệp cùng ngành dược phẩm đang

Trang 8

niêm yết Tuy vậy, tỷ suất lợi nhuận sau thuế của Traphaco lại chỉ ở mức 11,3%, thấp hơn đáng kể so với Dược Hậu Giang (19,7%) Imexpharm (15,3%), Domesco (12,4%), Pymepharco (16,4%), chủ yếu do tỷ lệ chi phí bán hàng và chi phí quản lý trên doanh thu của Công ty ở mức khá cao so với các doanh nghiệp nhóm tân dược.

Tính riêng trong năm 2020, tỷ lệ các khoản chi phí bán hàng và quản lý trên doanh thu của Traphaco lên đến gần 40% so với mức 20,7% của Imexpharm, 22,2% của Pymepharco, hay 26,7% của Dược Hậu Giang.

Mảng tân dược đối mặt nhiều khó khăn

Traphaco hiện là một trong những doanh nghiệp sản xuất và phân phối dược phẩm lớn tại Việt Nam, có vị thế dẫn đầu trong mảng đông dược.

Thành công của Traphaco được đánh giá đến từ việc sớm tập trung khai thác thị trường đông dược nhiều tiềm năng nhờ nguồn nguyên liệu dồi dào với hàng ngàn loại thảo dược cùng nhu cầu về các sản phẩm thuốc có nguồn gốc thiên nhiên tại Việt Nam rất lớn Nhưng sau giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng, những năm gần đây, tình hình kinh doanh mảng đông dược của Công ty đã gặp khá nhiều khó khăn, thách thức.

Chưa có số liệu về thị phần cũng như doanh thu theo kênh phân phối của năm 2020 Đối với năm 2019, báo cáo phân tích của CTCP Chứng khoán FPT (FPTS) cập nhật thị phần mảng đông dược của Traphaco giảm xuống 9,3% từ mức 11,5% của 2018, với sự sụt giảm doanh thu từ cả kênh bán lẻ (OTC) và kênh đấu thầu/kênh bệnh viện (ETC)

Theo phân tích của FPTS, nguyên nhân chính là do các sản phẩm đông dược của Traphaco gặp phải sự cạnh tranh về giá từ các sản phẩm tương đồng ở cả kênh OTC và ETC, đặc biệt với các sản phẩm chủ lực như Boganic, hoạt huyết dưỡng não - Cebraton, Tottri Báo cáo của FPTS cho biết, ít nhất 50 sản phẩm cùng nhóm tác dụng với Boganic và ít nhất 30 sản phẩm cùng nhóm tác dụng với hoạt huyết dưỡng não đang lưu hành ở Việt Nam Các sản phẩm này có thành phần dược liệu, tên gọi tương đồng, nhưng mẫu mã đa dạng, giá bán cạnh tranh hơn so với sản phẩm của Traphaco.

Với kênh ETC, dù sở hữu dây chuyền sản xuất đạt chuẩn WHO-GMP, tương ứng khả năng đấu thầu ở nhóm 1 cho các sản phẩm đông dược, nhưng Traphaco phải cạnh tranh với gần 80 doanh nghiệp sản xuất đông dược khác đạt tiêu chuẩn tương đương Do chính sách đấu thầu ưu tiên giá, sự khác biệt về chất lượng của nguyên dược liệu chưa mang lại lợi thế cho Công ty.

Trong bối cảnh đó, Traphaco đã đẩy mạnh đầu tư và phát triển mảng tân dược với các sản phẩm làm tăng hệ miễn dịch và chăm sóc sức khỏe cá nhân như

Trang 9

Antot Thymo, Natri Clorid và T-B, hay nhóm thuốc mắt công nghệ kín như Quimoxi, Ofloxacin và Tobramycin… với mục tiêu doanh thu mảng tân dược đến năm 2025 sẽ đạt 1.700 tỷ đồng, đóng góp 40% cơ cấu doanh thu, tốc độ tăng trưởng kép 20%/năm trong giai đoạn 2020-2025.

Song kết quả doanh thu mảng tân dược trong năm 2020 mới đạt 578 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng doanh thu 7,2% trong năm đầu tiên của kế hoạch 2020-2025, thấp hơn đáng kể so với mục tiêu bình quân 20%/năm đề ra, dù dịch bệnh đã làm tăng nhu cầu sử dụng một số dòng sản phẩm nhằm tăng sức đề kháng như Antot Thymo và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cá nhân phòng dịch như Natri Clorid, nước súc miệng T-B.

Hiện triển vọng tăng trưởng mảng tân dược của Traphaco vẫn được đánh giá cao trong xu hướng tăng trưởng chi tiêu cho các sản phẩm dược phẩm, y tế tại Việt Nam Riêng với nhóm thuốc mắt được Euromonitor dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng bình quân 9,8%/năm giai đoạn 2019-2024.

Tuy vậy, nhà máy tân dược lớn nhất của Traphaco tại Hưng Yên hoàn thành cuối năm 2017 mới đạt tiêu chuẩn WHO-GMP, tương ứng khả năng tham gia đấu thầu ở nhóm 3-5, được đánh giá không có lợi thế cạnh tranh so với các dòng sản phẩm tương đương của nhiều doanh nghiệp khác.

Trong bối cảnh đó, Traphaco đã có kế hoạch đầu tư nâng cấp tiêu chuẩn EU-GMP cho các dây chuyền tại nhà máy Hưng Yên Khi hoàn thành, năng lực cạnh tranh của các sản phẩm tân dược sẽ được nâng cao đáng kể, đủ điều kiện tham gia vào đấu thầu thuốc nhóm 1, 2, đem đến triển vọng mở rộng doanh thu ở kênh đấu thầu, cũng như tăng biên lợi nhuận Nhưng quá trình này đến nay chưa có nhiều tiến triển và chưa hẹn ngày hoàn

2.2 Rủi ro về tài chính của công ty cổ phần TRAPHACO Cơ cấu tài chính khá an toàn

Theo báo cáo tài chính quý IV/2018 của Traphaco, tổng tài sản tại thời điểm ngày 31/12/2018 ở mức 1.590 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm Nợ phải trả của Công ty là 483 tỷ đồng, tuy đã tăng 23,5% so với trước đó 1 năm, nhưng vẫn còn ở mức khá thấp so với vốn chủ sở hữu 1.107 tỷ đồng của doanh nghiệp này.

Đây là một cơ cấu tài chính khá an toàn và có vẻ như đó là phong cách quen thuộc của Traphaco trong nhiều năm Theo đó, trước thời điểm 2018, tỷ lệ nợ/trên vốn chủ sở hữu luôn duy trì ở mức trên 30% Cụ thể, tỷ lệ này là 34% năm 2015, tăng lên 35,8% trong năm 2016, nhưng sau đó lại giảm nhẹ xuống 34,9% trong năm 2017 và sang năm 2018 có xu hướng tăng mạnh hơn, nâng lên mức 43,6%.

Trang 10

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Hoàng Anh Tuấn, chuyên viên cao cấp Tư vấn Đầu tư Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect cho biết, năm nay, hệ số nợ tăng lên chủ yếu do việc xây dựng nhà máy tân dược mới tại Hưng Yên Nhà máy có tổng vốn đầu tư theo kế hoạch là 477 tỷ đồng, gồm 3 phân xưởng và 5 dây chuyền sản xuất.

Việc gia tăng vay nợ chủ yếu phục vụ việc tập trung nguồn vốn cho Nhà máy Dược Hưng Yên thể hiện ở vay nợ chủ yếu gia tăng trong phần nợ dài hạn Bởi lẽ, nợ ngắn hạn thậm chí giảm trong năm 2018, nhưng nợ dài hạn đã tăng gấp 17 lần, từ hơn 10 tỷ đồng đầu năm lên mức gần 170,5 tỷ đồng vào cuối năm 2018, trong đó chủ yếu là nợ vay và thuê tài chính dài hạn.

Chưa tối ưu hóa đòn bẩy tài chính.

Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu giúp nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát về bức tranh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và năng lực của doanh nghiệp trong việc chi trả cho các hoạt động Về nguyên tắc, hệ số này càng nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn, thì doanh nghiệp ít gặp rủi ro hơn trong tài chính Tỷ lệ này càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của doanh nghiệp càng lớn Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá thấp cũng cho thấy doanh nghiệp chưa biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác tối ưu nguồn lực tài chính của doanh nghiệp.

Trong trường hợp doanh nghiệp có tỷ lệ vay nợ còn thấp, thì vẫn còn nhiều dư địa để có thể tiếp tục gia tăng vay nợ hơn nữa (trong phạm vi vẫn quản trị được rủi ro) để đẩy mạnh kinh doanh, gia tăng lợi nhuận và phạm vi ảnh hưởng của doanh nghiệp trên thị trường Về nguyên tắc, việc gia tăng vay nợ sẽ làm phát sinh chi phí lãi suất, nhưng đây là các khoản chi phí có thể tính toán được đối với doanh nghiệp và khi các nguồn thu đem lại vẫn bù đắp cho chi phí lãi suất phải trả cho việc gia tăng vay nợ, thì doanh nghiệp còn dư địa tăng lợi nhuận ròng nếu tiếp tục nâng tỷ lệ vay nợ lên cao hơn.

Trong quản trị tài chính, khái niệm được giới tài chính hay nhắc đến là sức mạnh của đòn bẩy tài chính Khái niệm này liên quan đến việc sử dụng nợ để thu lợi nhuận trên tài sản Cụ thể, có thể coi đòn bẩy tài chính là một công cụ thúc đẩy lợi nhuận sau thuế trên một đồng vốn chủ sở hữu Đây là công cụ được các doanh nghiệp sử dụng rất thường xuyên, thậm chí nhiều doanh nghiệp đang lạm dụng quá đà sức mạnh của đòn bảy tài chính (vay nợ quá cao).

Nhưng Traphaco lại thuộc “tuýp” doanh nghiệp đánh mất cơ hội tối ưu hóa lợi nhuận nhờ đòn bẩy tài chính Tổng mức vay và nợ thuê tài chính cả dài hạn và ngắn hạn tại thời điểm cuối năm 2018 của doanh nghiệp này khoảng 207 tỷ đồng và chi phí lãi vay trong năm 2018 chỉ là 12,2 tỷ đồng Con số này chiếm tỷ trọng rất thấp so với doanh thu và lợi nhuận, chỉ bằng 0,68% tổng doanh thu thuần và

Trang 11

5,7% lợi nhuận thuần Theo đó, khi doanh nghiệp này tăng vay nợ ngân hàng lên gấp đôi (chi phí lãi vay cũng tăng tương ứng), thì chỉ cần tăng thêm một tỷ lệ nhỏ đối với doanh thu thuần là có thể bù đắp được khoản chi phí tài chính tăng thêm.

Với quy mô vốn điều lệ của Traphaco, nếu gia tăng vay nợ ngân hàng lên gấp 4 lần mức vay hiện tại thì tổng nợ phải trả vẫn thấp hơn vốn chủ sở hữu, nằm trong mức an toàn cần thiết theo thông lệ chung về quản trị tài chính doanh nghiệp Kịch bản giả định là Traphaco nâng mức vay và nợ thuê tài chính lên gấp 4 lần, đạt 828 tỷ đồng, thì chi phí lãi vay sẽ tăng lên 48,8 tỷ đồng Trong trường hợp này, Công ty sẽ chỉ cần đẩy doanh thu thuần tăng thêm với tỷ lệ nhỏ, thì sẽ bù đắp được phần trội thêm của chi phí tài chính khi gia tăng vay nợ.

Đương nhiên, cách tính trên dựa trên cơ sở giả định các yếu tố khác không đổi Trong trường hợp có nhu cầu đẩy cao doanh thu thì doanh nghiệp cũng có thể phải gia tăng một số khoản chi phí quản lý, chi phí bán hàng… Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đẩy quy mô bán hàng, thì giá vốn hàng bán trên từng sản phẩm có thể sẽ giảm đi do lợi thế về quy mô mang lại Nếu đưa tất cả các yếu tố khác vào phép tính, doanh nghiệp chỉ cần quan sát sự thay đổi của lợi nhuận thuần và nếu lợi nhuận thuần có tăng sau khi các biến số khác thay đổi, thì sự thay đổi đó có hiệu quả hơn.

Ngoài ra, thực tế kinh doanh của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào tính chất thị trường đang hoạt động Việc một doanh nghiệp đẩy doanh số bằng cách tăng lưu lượng hàng bán mà không ảnh hưởng đến cung cầu và giá cả thị trường chỉ đúng trong trường hợp thị trường cạnh tranh hoàn hảo Theo đó, việc những doanh nghiệp quy mô lớn có sức ảnh hưởng thị trường tăng quy mô bán hàng có thể làm thay đổi cán cân cung cầu, dẫn đến giá hàng hóa giảm, làm giảm biên lợi nhuận với hàng hóa đó.

“Bệnh” chung của doanh nghiệp dược

Thực chất, Traphaco mang đặc tính chung của nhiều doanh nghiệp ngành dược là có tỷ lệ vay nợ rất thấp Điều này có thể xuất phát từ “đặc thù ngành nghề” của ngành y dược là nhiều nhà quản lý có xuất phát điểm từ người làm chuyên môn y dược nên luôn đặt cao yếu tố an toàn, thận trọng.

Theo ông Tuấn, các doanh nghiệp dược có tỷ lệ vay nợ rất thấp là Công ty cổ phần Dược phẩm Imexpharm (mã IMP), Công ty cổ phần Pymepharco (mã PME), Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco (mã DMC), Công ty cổ phần Dược Hậu Giang (mã DHG) …

Ít nợ nần tuy là một ưu điểm của doanh nghiệp dược (kinh doanh an toàn), nhưng cũng lại là một nhược điểm, bởi trong kinh doanh, việc đánh giá một doanh

Trang 12

nghiệp có năng lực quản trị tốt hay không thể hiện ở việc doanh nghiệp đã thực sự tận dụng tối đa các nguồn lực của công ty hay chưa, trong đó nguồn lực tài chính là một yếu tố tối quan trọng.

Thực tế, dư địa cho các doanh nghiệp dược trong nước mở rộng thị trường vẫn còn rất lớn Theo Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), giá trị thuốc của các cơ sở sản xuất trong nước mới chiếm 46,6% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng của toàn bộ nền kinh tế Trong khi đó, giá trị sản xuất của cơ sở thuốc trong nước năm 2018 có tốc độ tăng trưởng 10,2%, thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng 11,2% của giá trị sử dụng thuốc của cả nước.

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÁC NĂM 2019-2021

3.1 Phân tích tình hình nguồn vốn

Phân tích tình hình tài sản

Tại thời điểm 31/12/2020, Tổng tài sản đạt 1650 tỷ tăng 79 tỷ đồng tương ứng tăng 4.7% so với cùng kỳ năm 2019 Trong đó:

Trang 13

Tài sản ngắn hạn đạt 1010 tỷ tăng 122 tỷ tương ứng tăng 12% so với cùng kỳ năm 2019 Nguyên nhân tăng chủ yếu: chỉ tiêu Tiền và các khoản tương đương tiền tăng 11 tỷ, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 92,9 tỷ, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 22,9 tỷ, hàng tồn kho giảm 12,4 tỷ.

Tài sản dài hạn giảm 42,8 tỷ tương ứng giảm 6,68% so với cùng kỳ năm 2019 Nguyên nhân chủ yếu: Tổng công ty thực hiện trích khấu hao tài sản cố định trong quá trình sử dụng.

Tại thời điểm 31/12/2021, tổng tài sản đạt 1707 tỷ tăng 56,2 tỷ tương ứng tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2020 Trong đó:

Tài sản ngắn hạn đạt 1093,9 tỷ tăng 83,8 tỷ tương ứng tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2020 Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền giảm 98 tỷ, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 177,6 tỷ, các khoản phải thu ngắn hạn giảm 10,9 tỷ, hàng tồn kho tăng 30, 6 tỷ.

Tài sản dài hạn giảm 27, 5 tỷ tương ứng giảm 4,9% so với cùng kỳ năm 2020 Nguyên nhân chủ yếu: Tổng công ty thực hiện trích khấu hao tài sản cố định trong quá trình sử dụng

Nguyên nhân giúp tài sản tăng lên chủ yêu là do dịch bệnh diễn ra làm tăng nhu cầu một số dòng sản phẩm nhằm tăng sức đề Antot Thymo và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cá nhân phòng dịch như Natri Clorid, nước súc miệng.

Nhìn chung, qua phân tích một số chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán phần tài sản, bộ phận phân tích tài chính đã đưa ra một số kết luận như sau: - Về quy mô của tài sản doanh nghiệp đều tăng đều qua từng năm Điều này chứng tỏ quy mô của doanh nghiệp đang được mở rộng, doanh nghiệp đang làm ăn cùng ngày càng phát triển

Về Tài sản ngắn hạn: Sự tăng lên của tài sản ngắn hạn qua các năm chủ yếu nằm ở chỉ tiêu các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Chứng tỏ sự đầu tư của doanh nghiệp rất thành công góp phần làm gia tăng tài sản cho doanh nghiệp.

Về tài sản dài hạn giảm dần do công ty thực hiện mua máy móc thiết bị và khấu hao tài sản cố định.

3.2 Phân tích nguồn vốn

Trang 15

25,75% Sự thay đổi của Nợ phải trả phụ thuộc phần lớn vào sự biến đổi của nợ ngắn hạn qua các năm.

Nợ ngắn hạn: Là chỉ tiêu chiếm tỉ trọng lớn nhất của Nợ phải trả, mỗi năm đều chiếm hơn 99%, cụ thể từ năm 2019 – 2021 lần lượt là: 95,78% -90,69% 100 %, với mức giá trị tương ứng là: 343,4 tỷ - 433,8 tỷ - 439,5 tỷ Mức chênh lệch của chỉ tiêu mỗi năm là, chệnh lệch của năm 2020 tăng so với năm 2019 là 24,8 tỷ tương ứng tỷ lệ 5,2%, chêch lệch của năm 2021 lại tăng so với năm 2020 là -38,8 tỷ VNĐ giảm 8,7%.

Nợ dài hạn: Chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn so với nợ ngắn hạn, sự thay đổi của nợ dài hạn không mấy ảnh hưởng đến sự biến động của cấu trúc nguồn vốn, đặc biệt là nợ phải trả.

Trang 16

3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

- Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2020 và 2021 đều tăng

mạnh, năm 2020 tăng 11,60% so với năm 2019 và năm 2021 tăng 13,20% so với năm 2020 Trong đó, doanh thu bán hàng năm 2020 tăng 11,55% so với năm 2019 và năm 2021 tăng 13,25% so với năm 2020 Ngoài việc doanh thu bán hàng tăng thì các khoản giảm trừ doanh thu của công ty giảm nên càng làm cho doanh thu bán hàng càng tăng mạnh hơn Năm 2020 các khoản giảm trừ doanh thu giảm 3,48% so với năm 2019, ở năm 2021 các khoản giảm trừ tăng lên 29,13% so với năm 2020 điều này gây chênh lệch về doanh thu lớn

- Giá vốn hàng bán và cung cấp dịch vụ của Traphaco năm 2020 và 2021 đều

tăng mạnh Cụ thể, năm tăng 13,95% so với năm 2019 và năm 2021 tăng lên 15,49% so với năm 2020

Trang 17

Chỉ số lợi nhuận gộp đều tăng nhẹ từ 2019-2021, ở năm 2020 tăng 9,67% so với năm 2019 và năm 2021 tăng 11,25% so với năm 2020

Doanh thu từ hoạt động tài chính của Traphaco qua các năm tăng đáng kể Năm 2020 tăng 49,09% so với năm 2019 và năm 2021 tăng vượt bậc 58,86% so với năm 2020

Chi phí tài chính sụt giảm qua từng năm: năm 2020, chi phí tài chính giảm 35,25% so với năm 2019 nhưng đến năm 2021 phần chi phí này đã giảm mạnh, giảm từ 11,528 trđ xuống còn 6,181 trđ (~46,38% so với năm 2020)

Trong khi đó, chi phí bán hàng năm 2020 tăng 3,75% so với năm 2019, đến năm 2021 chi phí tăng lên 9,21% so với năm 2020.

- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng mạnh qua từng năm: năm 2019 so với năm 2020 tăng 23,21% đạt ở con số 264,660 triệu, đến năm 2021, mặc dù chịu tác động của làn sóng dịch lần thứ 4, lợi nhuận thuần vẫn tăng mạnh với con số ấn tượng 331,705 triệu VND, tăng 25,33% so với năm 2020.

Kết quả từ các hoạt động khác qua ba năm có thay đổi như sau: khi so với năm 2019, năm 2020 giảm khoảng 2,08 lần cụ thể là giảm từ 2,495 triệu VND còn lại 2,443 triệu VND và con số này giảm thêm 34,95 lần vào năm 2021.

Trái ngược với chỉ số trên, lợi nhuận kế toán trước thuế lại có xu hướng tăng đều qua từng năm, cụ thể, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2020 là 266,648 triệu VND tăng 24,12% so với năm 2019 Ở năm 2021 chứng kiến mức tăng lên 24,02% so với năm 2020, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm này đạt 51,810 triệu VND Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành cũng có xu hướng tăng qua các năm 2020 và 2021 là 47,48% và 11,78%, tăng từ 42,433 triệu VND (năm 2019) lên 69,951 triệu VND (năm 2021).

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 tăng 27,06% so với năm 2019, tăng từ 170,592 triệu đồng lên đến ~216,748 triệu VND Con số này tiếp tục tăng thêm 22,02% vào năm 2021 khiến mức lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của năm này đạt mức ~264,468 triệu VND.

Ngày đăng: 25/04/2024, 16:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w