1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài lý luận của c mác về sản xuất hàng hóa thị trường và những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường

16 23 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lý luận của C.Mác về sản xuất hàng hóa, thị trường và những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường
Tác giả Trần Thị Ngọc Anh, Nguyễn Thùy Giang, Hồ Diễm Trinh, Phạm Hoàng Duyên, Lê Thị Diễm Trinh, Nguyễn Thị Thu Thảo, Nguyễn Thị Thanh Hiền, Võ Thị Thu Lộc, Nguyễn Trần Khánh Phụng, Trần Nhật Trinh
Người hướng dẫn Trần Thị Dung
Trường học Trường Đại học Duy Tân
Chuyên ngành Kinh tế chính trị Mác - Lênin
Thể loại Bài tiểu luận
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 2,23 MB

Nội dung

Trong đó, Đảng ta đã xác định: Phát triển khoa học, công nghệ, phát triển giáo dục và đào tạo là những quốc sách hàng đầu; coi công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm trong s

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

ĐỀ TÀI: LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ SẢN XUẤT HÀNG HÓA, THỊ TRƯỜNG VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Lớp: POS 151 F Giảng viên: Trần Thị Dung BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM:

Trang 2

MỤC LỤC

Lời Mở Đầu 3

I LÝ LUẬN HÀNG HOÁ CỦA C.MÁC 4

1 Sản xuất hàng hoá 4

1.1. Khái niệm: 4

1.2 Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa: 4

2 Hàng hoá 4

2.1 Khái niệm hàng hóa: 4

2.2 Ưu thế sản xuất hàng hoá: 4

3 Thuộc tính của hàng hoá: 4

3.1 Giá trị sử dụng 4

3.2 Giá trị hàng hóa 5

3.3 Mối quan hệ giữa các thuộc tính của hàng hóa 5

4 Hai mặt của lao động sản xuất 5

4.1 Lao động cụ thể 5

4.2 Lao động trừu tượng 5

5 Lượng giá trị của hàng hóa 6

5.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa 6

5.1.1 Năng suất lao động 6

5.1.2 Cường độ lao động 6

5.1.3 Tính chất phức tạp của lao động: 6

6 Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ 7

Trang 3

6.1 Tiền tệ 7

6.2 Các chức năng của tiền tệ 7

7 Dịch vụ và các loại hàng hóa đặc biệt có thể bao gồm: 8

7.1 Dịch vụ: 8

7.2 Một số hàng hóa đặc biệt: 8

II THỊ TRƯỜNG VÀ CƠ CHẾ CỦA THỊ TRƯỜNG 8

1 Khái niệm, phân loại và vai trò của thị trường 8

1.1 Khái niệm và phân loại thị trường 8

1.1.1 Khái niệm thị trường: 8

1.1.2 Phân loại thị trường: 9

2 Vai trò của thị trường 9

3 Cơ chế thị trường 9

3.1 Khái niệm: 9

3.2 Đặc trưng: 9

3.3 Ưu và nhược điểm 9

3.4 Nguyên tắc phân bổ nguồn lực theo cơ chế thị trường: 9

III KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN 10

1 Nền kinh tế thị trường 10

2 Những đặc trưng cơ bản phổ biến của nền kinh tế thị trường 10

3 Các quy luật của thị trường 10

3.1 Quy luật giá trị: 10

3.1.1 Khái niệm: 10

3.1.2 Nội dung: 10

Trang 4

3.1.3 Cơ chế hoạt động: 10

3.1.4 Tác động: 11

3.2 Quy luật cung-cầu 11

3.3 Quy luật lưu thông tiền tệ 12

3.4 Quy luật cạnh tranh 12

4 Ưu thế và khuyết tật của nền kinh tế thị trường 13

4.1 Ưu thế của nền kinh tế thị trường 13

4.2 Khuyết tật của nền kinh tế thị trường 13

Kết Luận 14

Trang 5

Lời Mở Đầu

Lịch sử phát triển của xã hội loài người cho thấy, trong kinh tế, có ba nhân tố tạo ra tăng trưởng, gồm vốn, lao động và công nghệ (bao gồm cả quản lý) C Mác cũng khẳng định, con người ta, trước khi hoạt động về chính trị, đạo đức, văn học nghệ thuật và về khoa học thì phải có cái để ăn, mặc, ở và đi lại Muốn vậy, họ phải không ngừng lao động sản xuất để tạo ra của cải vật chất Khi xây dựng lý luận giá trị, C Mác đã làm sáng tỏ vấn đề tri thức của con người kết tinh vào trong sản phẩm lao động Điều này chỉ được quan tâm tới, khi con người chia tay với nền sản xuất tự nhiên mang tính chất tự cung tự cấp để chuyển sang xây dựng nền kinh tế hàng hóa, với việc làm ra sản phẩm để bán Sản phẩm lao động khi đem bán thì được gọi là hàng hóa, chúng đều do con người làm ra từ sự hao phí sức lực trong quá trình lao động Trong nền sản xuất tự nhiên, sản phẩm làm ra là để tiêu dùng nên chưa cần tính đến sự hao phí sức lao động Khi chuyển sang nền sản xuất hàng hóa, sức lao động và sự hao phí sức lao động nổi lên như một vấn đề trung tâm Nhờ phát minh ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, C Mác khẳng định rằng, mọi hàng hóa đều có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị Trong đó, giá trị là thuộc tính chung giống nhau của những hàng hóa có công dụng khác nhau Bởi giá trị của hàng hóa nào cũng là số lượng sức lao động của người lao động hao phí trong quá trình lao động Giá trị trở thành cơ sở chung

để so sánh sự hình thành nên các quan hệ tỷ lệ trong trao đổi mua bán Khi biết dùng tiền tệ làm vật ngang giá chung làm thước đo giá trị, thì trong phạm trù cơ bản của nền sản xuất hàng hóa, giá trị vẫn luôn là mối quan hệ giữa phần thể lực và trí lực Sản xuất hàng hóa đã phát triển trong các chế độ nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa rồi chế độ xã hội chủ nghĩa Ngày nay, nền sản xuất hàng hóa vẫn là nền sản xuất xã hội đang được thực hiện khắp nơi trên thế giới Nền sản xuất hàng hóa đã và đang lần lượt trải qua bốn trình độ phát triển, đều lấy giá trị làm cơ sở so sánh trao đổi.Ta có thể khẳng định một điều hàng hoá trong bất kì thời kì nào hay bất kì nơi đâu đều có vai trò quan trọng không thể không có Từ cách tiếp cận vận dụng lý luận giá trị của C Mác, chúng ta thấy rằng, nền kinh tế nước ta trong xây dựng chủ nghĩa xã hội đang là nền sản xuất hàng hóa Đó là một tất yếu khách quan Chúng

ta đang từng bước hình thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Do đó, mục tiêu của chúng ta là phải đưa nền sản xuất hàng hóa của nước ta đạt tới những trình độ cao hơn mà nhiều quốc gia đã đạt tới Đó là các trình độ của nền kinh tế thị trường và kinh

tế tri thức Đây đều là trình độ phát triển đi lên của nền sản xuất hàng hóa, nó có chung nguồn gốc, cơ sở lý luận, nguyên lý khoa học và quy luật vận động Để thực hiện "đi tắt, đón đầu", chúng ta vừa phấn đấu đạt tới nền kinh tế thị trường, vừa từng bước tiếp cận, xây dựng kinh tế tri thức Việt Nam Đó là một chủ trương phát triển kinh tế biện chứng, khoa học và cách mạng, mang tính khả thi.Muốn xây dựng thành công nền kinh tế thị trường và kinh tế tri thức, nước ta còn nhiều việc phải làm Trong đó, Đảng ta đã xác định: Phát triển khoa học, công nghệ, phát triển giáo dục và đào tạo là những quốc sách hàng đầu; coi công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội để tạo ra lực lượng sản xuất mới, thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, là vấn đề có ý nghĩa chiến lược lâu dài, để hoàn thiện quan hệ sản xuất mới; chủ trương mở rộng các hoạt động kinh tế đối ngoại, nhằm tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài, trong xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế, biết chủ động để tranh thủ thời cơ, vượt qua nguy

Trang 6

cơ Tất cả những việc làm này đều lấy trí tuệ, tài năng và ý chí của con người Việt Nam làm nhân tố quyết định

1 Sản xuất hàng hoá

I.1. Khái niệm: Sản xuất hàng hoá là một kiểu tổ chức sản xuất mà ở đó những người sản

xuất ra sản phẩm không nhằm phục vụ mục đích nhu cầu tiêu dùng của chính mình mà để trao đổi, mua bán

I.2. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa: Sản xuất hàng hóa không xuất hiện đồng

thời với sự xuất hiện của xã hội loài người.

- Nền kinh tế hàng hóa có thể hình thành và phát triển khi có các điều kiện:

+ Thứ nhất, phân công lao động xã hội Phân công lao động xã hội là phân :

chia lao động trong xã hội thành các ngành nghề khác nhau, các lĩnh vực sản xuất khác nhau tạo nên sự chuyên môn hóa của những người sản xuất thành những ngành, nghề khác nhau

+ Thứ hai, sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất: Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất làm cho giữa những người sản xuất độc lập với nhau, có sự tách biệt về lợi ích Trong điều kiện đó, người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua trao đổi, mua bán, tức là phải trao đổi dưới hình thức hàng hóa C.Mác viết: “Chỉ có sản phẩm của những lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối diện với nhau như là những hàng hóa”

2 Hàng hoá

2.1 Khái niệm hàng hóa: Theo C.Mác, hàng hoá là sản phẩm của lao động, nó có thể thỏa

mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán

2.2 Ưu thế sản xuất hàng hoá:

+ Thúc đẩy sự phát triển của các ngành, các vùng

+ Phá vỡ tính tự cung tự cấp của mỗi ngành, mỗi địa phương, làm tăng năng suất lao động đáp ứng được đầy đủ cho các nhu cầu xã hội

+ Khai thác được lợi thế của các quốc gia với nhau

+ Quy mô sản xuất không bị giới hạn bởi nhu cầu và nguồn lực mang tính khép kín của mỗi cá nhân: Mở rộng quy mô dựa trên nhu cầu và nguồn lực của xã hội

+ Tạo điều kiện cho các thành tựu khoa học – kỹ thuật được ứng dụng vào sản xuất

+ Thúc đẩy sự phát triển

+ Sự tác động của quy luật vốn có của sản xuất và trao đổi hàng hóa là quy luật giá trị, cung – cầu, cạnh tranh buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén,

+ Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế Giảm chi phí sản xuất, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng

+ Sự phát triển của sản xuất, mở rộng và giao lưu kinh tế giữa các cá nhân, các vùng kinh tế, các lãnh thổ,… nâng cao đời sống vật chất, văn hóa lẫn tinh thần

Trang 7

3 Thuộc tính của hàng hoá: Hàng hoá có hai thuộc tính cơ bản là giá trị sử dụng và

giá trị Giữa hai thuộc tính này có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, nếu thiếu một trong hai thuộc tính thì không phải là hàng hoá

3.1 Giá trị sử dụng

- Khái niệm: Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, không kể nhu cầu đó được thỏa mãn trực tiếp hay gián tiếp

- Đặc trưng của giá trị sử dụng:

+ Thuộc tính tự nhiên của hàng hoá quyết định giá trị sử dụng của chúng + Giá trị sử dụng không phụ thuộc vào phương thức hoặc loại hoạt động của

tổ chức sản xuất

+ Giá trị sử dụng không chỉ cho người sản xuấ mà còn cho người tiêu dung, cho xã hội

3.2 Giá trị hàng hóa

- Khái niệm: Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa

kết tinh trong hàng hóa

- Đặc trưng của giá trị hàng hóa:

+ Giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa

+ Một loại hàng hóa không chỉ có một mà có thể có nhiều giá trị sử dụng khác nhau

+ Giá trị sử dụng của hàng hóa là một phạm trù vĩnh viễn vì nó do thuộc tính

tự nhiên của vật thể quyết định

+ Giá trị sử dụng chỉ được thể hiện khi con người sử dụng hoặc tiêu dùng hàng hóa, vật chất của cải

+ Xã hội ngày càng phát triển, hàng hóa ngày càng đa dạng, phong phú, do đó giá trị sử dụng của hàng hóa ngày càng cao

3.3 Mối quan hệ giữa các thuộc tính của hàng hóa

Hai thuộc tính của hàng hóa là sự thống nhất của các mặt đối lập Sự đối lập và mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị thể hiện ở chỗ: người làm ra hàng hóa đem bán chỉ quan tâm đến giá trị hàng hóa do mình làm ra, nếu họ có chú ý đến giá trị sử dụng cũng chính là

để có được giá trị Ngược lại, người mua hàng hóa lại chỉ chú ý đến giá trị sử dụng của hàng hóa, nhưng muốn tiêu dùng giá trị sử dụng đó người mua phải trả giá trị của nó cho người bán Nghĩa là quá trình thực hiện giá trị tách rời quá trình thực hiện giá trị sử dụng: giá trị được thực hiện trước, sau đó giá trị sử dụng mới được thực hiện

4 Hai mặt của lao động sản xuất

4.1 Lao động cụ thể

Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định

- Đặc trưng của lao động cụ thể:

+ Lao động cụ thể là cơ sở của phân công lao động xã hội Kinh tế hàng hóa càng phát triển các hình thức lao động cụ thể càng đa dạng, phong phú

+ Mỗi lao động cụ thể tạo ra một giá trị sử dụng nhất định

+ Lao động cụ thể là phạm trù vĩnh viễn (xã hội càng phát triển các hình thức của lao động cụ thể có thể thay đổi)

Trang 8

4.2 Lao động trừu tượng

Lao động trừu tượng là lao dộng xã hội của người sản xuất hàng hoá không kề đến hình thức cụ thể của nó; đó là sự hao phí sức lao động nói chung của người sản xuất hàng hoá về cơ bắp, thần kinh, trí óc

- Đặc trưng của lao động trừu tượng:

+ Lao động trừu tượng là lao động đồng nhất với nhau về chất, đều là sự hao phí sức lao động nói chung của người sản xuất hàng hóa

+ Lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hóa Vậy mặt chất của giá trị của hàng hóa là: giá trị của hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa

+ Lao động trừu tượng là phạm trù lịch sử, chỉ có sản xuất sản phẩm để bán thì lao động sản xuất hàng hóa đó mới có tính chất là lao động trừu tượng

5 Lượng giá trị của hàng hóa

Giá trị của hàng hóa là do lao động xã hội, trừu tượng của người sản xuất ra hàng hóa kết tinh trong hàng hóa Vậy lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao dộng đã hao phí để tạo ra hàng hóa

- Thời gian lao động xã hội cần thiết_ đơn vị đo lường lượng giá trị của hàng hóa

Lượng giá trị HH = hao phí LĐ quá khứ + hao phí LĐ mới kết tinh

5.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa

5.1.1 Năng suất lao động

Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được tính hằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hay số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm

Năng suất lao động tăng lên sẽ làm giảm lượng thời gian hao phí lao động cần thiêt trong một đơn vị hàng hóa Do vậy, năng suât lao động tăng lên, sẽ làm cho lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa giảm xuống

Vì vậy, trong thực hành sản xuất, kinh doanh cần chú ý, để có thồ giảm hao phí lao động cá biệt, cần phải thực hiện các biện pháp để góp phần tăng năng suất lao động Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động gồm:

- Trình độ khéo léo trung bình của người lao động;

- Mức độ phát triển của khoa học và trình độ áp dụng khoa học vào quy trình công nghệ;

- Sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuât;

- Quy mô và hiệu xuât của tư liệu sản xuât;

- Các điều kiện tự nhiên

5.1.2 Cường độ lao động

Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động trong sản xuất

Khi tăng cường độ lao động thì số lượng sản phẩm làm ra nhiều hơn và theo đó tổng lượng giá trị của tấc cả các hàng hóa cũng tăng theo, do đó lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa không thay đổi và ngược lại

Trang 9

Cường độ lao động phụ thuộc vào yếu tố sức khỏe, tâm lý, tay nghề, công tác tổ chức, kỷ luật lao động,…

5.1.3 Tính chất phức tạp của lao động: có hai mức độ là lao động giản đơn và lao

động phức tạp

Lao động giản đơn là loại lao động mà người có sức lao động đều có thể thực hiện được Ví dụ: phụ hồ, gặt lúa, giúp việc,…

Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải có quá trình đào tạo, huấn luyện Ví dụ: thiết kế công trình, giảng dạy,…

6 Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ

6.1 Tiền tệ

- Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hoá và các hình thái giá trị

Ví dụ: 1 con gà = 10kg thóc (1 con gà là hình thái tương đối; 10kg thóc là hình thái ngang giá)

- Có 4 hình thái giá trị phát triển từ thấp lên cao dẫn đến sự ra đời của tiền tệ : + Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên Khi xã hội Công xã nguyên thủy tan rã, lúc này sản phẩm được đem ra trao đổi còn ít, tỷ lệ trao đổi chưa cố định và mang tính ngẫu nhiên

+ Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng Khi sản xuất hàng hóa phát triển hơn nữa,

số lượng hàng hóa được đem ra trao đổi nhiều hơn thì một hàng (Ví dụ: 1 con gà =

10 kg thóc, hoặc = 5 kg chè, hoặc = 2 cái rìu, hoặc = 0,2 gam vàng )

+ Hình thái chung của giá trị:

- Đây là hình thức trao đổi gián tiếp thông qua một hàng hóa làm vật ngang giá chung Thế nhưng, ở các địa phương, các vùng khác nhau thì hàng hóa làm vật ngang giá chung cũng khác nhau, làm cho trao đổi hàng hóa giữa các địa phương gặp khó khăn đòi hỏi phải có vật ngang giá chung thống nhất Khi vật ngang giá chung được cố định lại ở một vật độc tôn và phổ biến thì xuất hiện hình thái tiền tệ của giá trị

+ Hình thái tiền tệ Lúc đầu, có nhiều kim loại đóng vai trò tiền tệ, về sau được cố định lại ở kim loại quý: vàng, bạc và cuối cùng là vàng do ưu điểm vượt trội của nó

- Khi tiền tệ ra đời, thế giới hàng hóa được phân làm hai cực: một bên là các hàng hóa thông thường, một bên là hàng hóa (vàng) đóng vai trò tiền tệ Đến đây, giá trị hàng hóa đã có một phương tiện biểu hiện thống nhất Tỷ lệ trao đổi được cố định lại

→ Bản chất : Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung thống nhất,

là sự thể hiện chung của giá trị và biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa

6.2 Các chức năng của tiền tệ

- Thước đo giá trị: Tiền tệ dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hoá Giá trị của hàng hoá được biểu hiện bằng 1 lượng tiền nhất định, được gọi là giá cả của hàng hóa

Trang 10

- Phương tiện lưu thông: Tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa theo công thức: H – T – H Trong đó: H – T là quá trình bán, T – H là quá trình mua Làm phương tiện lưu thông, tiền không nhất thiết phải có đủ giá trị Tiền giấy ra đời, bản thân nó không có giá trị mà là sự quy ước của giá trị, là dấu hiệu của giá trị được công nhận trong phạm vi quốc gia

- Phương tiện cất trữ: Tiền tệ rút khỏi lưu thông được cất trữ để khi cần đem ra mua hàng Để làm chức năng phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền vàng, bạc

- Phương tiện thanh toán: Tiền được dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán

- Tiền tệ thế giới: Khi tiền có chức năng tiền tệ thế giới đó là khi trao đổi HH vượt ra khỏi biên giới quốc gia Với chức năng này, tiền phải có đủ giá trị (bằng vàng hoặc tiền tín dụng đựơc công nhận là phương tiện thanh toán quốc tế) Việc trao đổi tiền của nước này với tiền của nước khác được tiến hành theo tỉ giá hối đoái Đây là giá

cả của đồng tiền nước này được tính bằng đồng tiền của nước khác Ví dụ: tỉ giá hối đoái giữa tiền Việt Nam và đô la Mỹ là 1 USD = 16.000 VNĐ Kết luận: Tóm lại 5 chức năng của tiền tệ có quan hệ mật thiết với nhau

7 Dịch vụ và các loại hàng hóa đặc biệt có thể bao gồm:

7.1 Dịch vụ: là một loại hàng hóa vô hình, nó cũng có hai thuộc tính là GTSD và GT.

Giá trị của dịch vụ chính là hao phí sức lao động của người làm ra dịch vụ đó kết tinh trong nó nhằm đem lại sự thỏa mãn nhu cầu cho người sử dụng dịch vụ và đó chính là GTSD của dịch vụ

7.2 Một số hàng hóa đặc biệt:

Quyền sử dụng đất: là một loại hàng hóa đặc biệt, có GTSD, có giá cả nhưng

không do hao phí lao động tạo ra

Thương hiệu (danh tiếng): Thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình)

đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức Đối với doanh nghiệp, thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ với dấu hiệu của doanh nghiệp gắn lên bề mặt sản phẩm dịch vụ nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ Thương hiệu là một tài sản vô hình quan trọng và đối với các doanh nghiệp lớn, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp chiếm một

phần đáng kể trong tổng giá trị của doanh nghiệp.

Chứng khoán, chứng quyền và một sơ giấy tờ có giá: Chứng khoán (cổ phiếu,

trái phiếu) do công ty cổ phần phát hành để huy động vốn, chứng quyền do các công ty kinh doanh chứng khoán chứng nhận và một số loại giấy tờ có giá (ngân phiếu, thương phiếu) là những loại mang tính chất hàng hóa vì nó có thể đem trao đổi mua bán và đem lại thu nhập cho người sở hữu nó

II THỊ TRƯỜNG VÀ CƠ CHẾ CỦA THỊ TRƯỜNG

Hàng hóa là một trong những yếu tố thị trường, do vậy, việc nghiên cứu hàng hóa

không thể tách rời việc nghiên cứu về thị trường Mặt khác, các loại thị trường là một trong những thực thể của nền kinh tế thị trường, nên nghiên cứu về thị trường cũng không thể tách rời việc nghiên cứu nền kinh tế thị trường

Ngày đăng: 25/04/2024, 16:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w