án gây rối trật tự công cộng nói riêng cần được nghiên cứu, làm sáng tỏ.Với mong muốn góp phan làm sáng tỏ hơn một số van đề lý luận vàthực tiễn hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm
Trang 1VŨ MINH TRANG
THUC HANH QUYEN CÔNG TO VÀ KIEM SÁT DIEU TRA
CAC VU AN GAY ROI TRAT TU CONG CONG
O THANH PHO HA NOI
LUAN VAN THAC SI LUAT HOC
Chuyên ngành: Luật Hình sự và tố tụng hình sự
Mã số : 60 38 01 04
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Văn Huyên
HÀ NỘI - 2016
Trang 2Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu, ví du và
trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy,
chính xác và trung thực Những kết luận khoa
học của luận văn chưa từng được ai công bố
trong bat kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Vũ Minh Trang
Trang 3CONG TO VA KIEM SAT DIEU TRA CAC VU AN GAY ROI CONGCỘNG -«c- 7
1.1.Khái niệm, đối tượng, phạm vi thực hành quyền công tố các vụ án gây rỗitrAt TW CONG CONG 7 7
1.2 Khái niệm, đối tượng, phạm vi kiểm sát điều tra các vụ án gây rỗi trật tự
tô bị can đối với các vụ án gây rỗi trật tự công cộng ở thành phố Hà Nội 35
2.1.2 Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra trong việc áp dụng, thay
đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn đối với các vụ án gây rối trật tự công cộng
ở thành phố Hà Nội 2-2 2£ S2 EE£9SE£EEE9EEE2EEEEE1971121171171121111111 xe 382.1.3 Thực hành quyền công tổ và kiểm sát các hoạt động điều tra cụ thé trong
vụ án gây tối trật tự công cộng -¿ s-+s+++keEkeEE2E1911111211211111111 1x1 te 402.2 Nhận xét đánh giá chung về hoạt động thực hành quyền công tố và kiêm
sát điều tra các vụ án gây tối trật tự công cộng ở thành phố Hà Nội 42
2.2.1 Những ưu điểm chính đạt được - 2-2 2+ + ++£k+xzzxsrxerree 42
2.2.2 Một sô tồn tại, thiếu sót và nguyên nhân của hạn chế 45
Trang 4CONG TO VÀ KIEM SÁT DIEU TRA CÁC VU AN GAY ROI TRAT
TỰ CÔNG CONG Ở THÀNH PHO HA NỘI - 2-csz+cSeere 66
3.1 Hoàn thiện pháp luật về thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án
gây rối trật tự công cỘng -¿- + s++Ek+Ek2EEEEE197112711211711211211111 11.1 e6 66
3.1.1 Hoan thiện pháp luật về thực hành quyền công tổ và kiểm sát điều tra 663.1.2 Tăng cường công tác hướng dẫn, giải thích các qui định của Bộ luật hình
3.2 Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thực hành quyền công
tố và kiểm sát điều tra các vụ án gây rối trật tự công cộng -: 733.2.1 Tăng cường trách nhiệm công tố, gan công tô với hoạt động điều tra 733.2.2 Nâng cao kỹ năng thực hành quyền công t6 và kiểm sát điều tra 753.2.3 Vận dụng linh hoạt và tích cực thực hiện quyên hạn trực tiếp tiễn hành
một số hoạt động điều tra của Viện kiểm sát khi cần thiết - 77
3.2.4 Đôi mới phương thức phối hop với Cơ quan điều tra - 773.2.5 Đổi mới phương thức đào tao, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làmcông tác thực hành quyền công t6 và kiểm sát điều tra 2-5 sz©5e+¿ 78Kết luận chương 3 - 2-5 S219 19E112112111112111111.1111111 11.1111 e6 79KET LUẬN - 80DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
Trang 5BLHS : Bộ luật Hình sự
BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự
CQDT : Cơ quan điều tra
ĐTV : Điều tra viên
KSDT : Kiểm sát điều tra
KSV : Kiểm sát viên
THQCT : Thực hành quyền công tố
VKS : Viện kiểm sát
Trang 62.1 Tình hình giải quyết án gây rối trật tự công cộng 36
2.2 Tình hình bắt, giữ trong vụ án gây rối trật tự công cộng 39
Trang 7Hiện nay, tội phạm nói chung, các tội xâm phạm an toàn công cộng,
trật tự công cộng nói riêng và đặc biệt là tội gây rỗi trật tự công cộng đang làvan đề nhức nhối của toàn xã hội, tuy loại tội phạm này có tính nguy hiểmkhông cao so với các loại tội phạm khác nhưng nó có tính phố biến, đa dang
và ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội Hành vi
gây rối trật tự công cộng xâm phạm các quan hệ xã hội trong lĩnh vực côngcộng, gây tôn hại đến các quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước và công dân,
hành vi này được thực hiện công khai và thường ở những nơi đông người, thêhiện ý thức coi thường kỷ cương xã hội, pháp luật của Nhà nước Hình thức biểuhiện của hành vi gây rối thường là: Hành hung, đánh lộn, đập phá, gây lộn xộn ởnơi đông người, tụ tập điều khiển xe máy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, gâyhuyên náo đường phố và ngày càng có xu hướng gia tăng, kèm theo đó làcác hành vi hủy hoại tai sản, chống người thi hành công vụ, cố ý gây thương
tích, thậm chí là giết nguoi Nam trong xu thé chung của ca nước, Ha Nội là
thành phố tiễn tới mạnh mẽ nhất trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa,mật độ dân số rất cao, tình trạng đất chật người đông, số dân đông đảo từ cáctinh khác đồ về làm ăn, sinh sống dẫn đến khó quản lý kiểm soát gây bất 6n
trong một bộ phận nhân dân Bên cạnh đó, Hà Nội là thành phó tập trung các cơ
quan Nhà nước Trung ương đầu não, trường hợp người dân tụ tập với số lượngđông biểu tình, cản trở, gây sức ép và phản đối các chủ trương chính sách củaNhà nước, các công trình đầu tư thi công, tụ tập trước các trụ sở Cơ quan nhànước, cản trở giao thông, gây mất trật tự công cộng ngày càng nhiều nhưngcon số xử ly thì quá ít và đường như còn nhiều e ngại không xử lý triệt dé
Với chức năng thực hành quyên công tố và kiểm sát các hoạt động tư
pháp, VKS phải là đơn vị đi đầu, định hướng quan trọng trong việc điều traxác định tội danh gây rỗi trật tự công cộng Góp phần củng cô tình hình anninh địa phương, trật tự an toàn xã hội, không dé bỏ lọt tội phạm hay làm oan
người vô tội Do đó, hơn lúc nào hét vân dé thực hành quyên công tô và kiêm
Trang 8án gây rối trật tự công cộng nói riêng cần được nghiên cứu, làm sáng tỏ.
Với mong muốn góp phan làm sáng tỏ hơn một số van đề lý luận vàthực tiễn hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án gâyrôi trật tự công cộng, đồng thời đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất
lượng của hoạt động này trong xu hướng cải cách tư pháp, tác giả chọn đề tài
"Thực hành quyên công to và kiểm sát điều tra các vụ án gây rỗi trật tự
công cộng ở thành phố Hà Nội” làm luận văn thạc sĩ luật học
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Thực hành quyên công tố và kiểm sát điều tra là chủ đề đã được nhiềuhọc giả nghiên cứu dưới góc độ lý luận và từ nhiều phương diện khác nhau,trong đó phải kê đến một số công trình điển hình như sau:
- Lê Cảm (2001), "Những vấn dé lý luận về chế định quyển công to",
Kỷ yếu dé tài khoa học cấp Bộ: Những vấn dé lý luận về quyên công to vàviệc tổ chức thực hiện quyền công to ở Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân tôicao, Hà Nội.
- Lê Hữu Thể (Chủ biên) (2005), Thuc hành quyên công tô và kiểm sát
các hoạt động tu pháp trong giai đoạn diéu tra, Nxb Tư pháp, Hà Nội
- Trịnh Duy Tám (2005), áp dung pháp luật trong thực hành quyêncông 166 giai doan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân ở Việt nam hiện nay,
Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội.
- Hà Thị Minh Hạnh (2011), Chất lượng thực hành quyên công tô vàkiểm sát diéu tra các vụ án hình sự theo yêu câu cải cách tư pháp của Việnkiểm sát nhân dân cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ
Luật học, Hà Nội.
- Bùi Mạnh Cường (2012), Gắn công tố với hoạt động điều tra trong
to tụng hình sự theo tỉnh thân Nghị quyết Đại hội Đảng lan thứ X - Một số
van dé ly luận và thực tiên, Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội.
Trang 9tổ tụng hình sự Tuy nhiên, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu
hoạt động thực hành công tố và kiểm sát điều tra cụ thê đối với vụ án gây rỗitrật tự công cộng Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài "Thực hành quyền công tố vàkiểm sát điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng ở thành phố Hà Nội" là một
đòi hỏi cấp thiết, có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc
3 Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
- Mục dich của dé tài
Luận văn nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận thực trạng và đưa
ra các đề xuất, phương hướng để nâng cao chất lượng thực hành quyền công
tố và kiểm sát hoạt động điều các tra vụ án gây rối trật tự công cộng nói riêng
và các vụ án hình sự nói chung Qua đó góp phần hoàn thiện các qui định củapháp luật hình sự về tội gây rỗi trật tự công cộng, pháp luật t6 tụng hình sựtrong thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự theo tinhthần cải cách tư pháp mà Nghị quyết số 49/NQ/TW của Bộ Chính trị Ban
Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) đề ra
- Nhiệm vụ của đ tài
Đề đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:
+ Phân tích cơ sở lý luận về thực hành quyền công tố và kiêm sát điều tra
+ Phân tích thực trạng thực hành quyền công tô và kiểm sát điều tra vụ
án gây rối trật tự công cộng ở thành phố Hà Nội, những khó khăn, vướng mắcgặp phải, nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó
+ Đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật về thực hành quyềncông tô và kiểm sát điều tra
+ Đưa ra được những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hành
quyền công tố và kiểm sát điều tra nói chung, chất lượng thực hành quyềncông tô và kiểm sát điều tra đối với vụ án gây rối trật tự công cộng ở thành
phô Hà Nội nói riêng.
Trang 10tụng hình sự Việt Nam về thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ
án hình sự và hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ
án gây rối trật tự công cộng của Viện kiêm sát nhân dân thành phố Hà Nội
pháp luật hình sự và tố tụng hình sự liên quan
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng thực hành quyền công
tố trong giai đoạn điều tra các vụ án gây tối trật tự công cộng trong 05 năm
(2011 - 2015).
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vậtlịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng mác-xít, tư tưởng Hồ Chí Minh vềNhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhànước pháp quyên, về chính sách tố tụng hình sự và hình sự, về van dé nângcao chất lượng thực hành quyền công tố trong cải cách tư pháp mà Nghị quyết
Đại hội Dang VIII, IX, X và các Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002,
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 26/5/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến
năm 2020 của Bộ Chính tri.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng các
phương pháp cụ thé và đặc thù của khoa học luật tố tụng hình sự, khoa học
Trang 11phương pháp quy nạp; phương pháp thống kê dé tong hợp các tri thức khoahọc luật tố tụng hình sự và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu
trong luận văn.
6 Những điểm mới và đóng góp của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng về phươngdiện lý luận và thực tiễn, vi đây là công trình nghiên cứu dau tiên và có hệthống Ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học về hoạt động thực hành quyền
công tố và kiểm sát điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng mà trong đó giảiquyết nhiều vấn đề quan trọng trong việc áp dụng pháp luật tố tụng hình sự vàhình sự dé làm sáng tỏ các van đề cần chứng minh trong vụ án hình sự thôngqua hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra của VKS Nhữngđiểm mới cơ bản của luận văn là:
- Phản ánh được thực trạng thực hành quyên công tố và kiểm sát điều
tra vụ án gây rỗi trật tự công cộng;
- Phân tích, đánh giá, chỉ ra được những tồn tại, hạn chế mà hoạt động
thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án gây rối trật tự công cộngthường gặp phải;
- Đưa ra những vấn đề cần lưu ý, những kinh nghiệm khi thực hànhquyên công tố và kiểm sát điều tra vụ án gây tối trật tự công cộng
- Đề xuất hoàn thiện các qui định của pháp luật tố tụng hình sự cũngnhư pháp luật hình sự liên quan đến thực hành quyền công tố và kiểm sát điềutra vụ án gây rối trật tự công cộng trong chiến lược cải cách tư pháp hiện nay
Bên cạnh đó, luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cần thiết và bố ích
dành cho không chỉ các nhà lập pháp, mà còn cho các nhà nghiên cứu, các cán
bộ giảng dạy pháp luật, các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên thuộcchuyên ngành Tư pháp hình sự tại các cơ sở đào tạo luật Kết quả nghiên cứu
của luận văn còn là nguồn tài liệu tham khảo cho các cán bộ đang công tac tạicác Cơ quan điều tra, VKS trong quá trình giải quyết vụ án hình sự
Trang 12thêm lý luận về hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra Đồngthời còn được sử dụng như một tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứugiảng dạy và học tập tại các trường đào tạo luật và Trường Đại học Kiểm sát.
- Y nghĩa thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn được sử dụng trong thực tiễn nhằm
góp phần giúp VKS nhân dân thành phố Hà Nội cũng như VKS nhân dân các
địa phương trong cả nước nâng cao được chất lượng thực hành quyền công tố
và kiểm sát điều tra đối với các vụ án gây rối trật tự công cộng
8 Cau trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nộidung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số van đề chung về thực hành quyền công tố và kiểmsát điều tra các vụ án gây rối trật tự công cộng
Chương 2: Thực trạng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tracác vụ án gây rối trật tự công cộng ở thành phố Hà Nội
Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nângcao hiệu qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ ángây rối trật tự công cộng ở thành phố Hà Nội
Trang 131.1 Khai niệm, đối tượng, phạm vi thực hành quyền công tố các
vụ án gây roi trật tự công cộng
Quyên công tô
Ở Việt Nam, theo lịch sử lập hiến thì Hiến pháp năm 1980 là văn bảnpháp lý đầu tiên của nhà nước ta đề cập đến thuật ngữ “thực hành quyền côngtố” khi đề cập đến chức năng của VKS nhân dân (Điều 138) Sau đó thuật ngữ
này tiếp tục được nhắc lại trong Hiến pháp năm 1992 (sửa đối, b6 sung năm
2001, 2013), Hién pháp năm 2013, BLTTHS năm 1988, BLTTHS năm 2003,
Luật tổ chức VKS nhân dân năm 1981, Luật tổ chức VKS nhân dân năm
1992, Luật tổ chức VKS nhân dân năm 2002, pháp lệnh KSV 2011 Tuynhiên, ké từ đó đến nay, mặc dù đã có nhiều tài liệu nghiên cứu, bài viết trêncác tạp chí đề cập đến các khái niệm này với những mức độ khác nhau, songcho đến nay khi chúng ta đang trong quá trình day mạnh cải cách tư pháp, vẫnchưa có sự thống nhất cao trong nhận thức về van dé này, do đó vẫn chưa có
một khái niệm chính thống
Từ điển luật học ghi: Công tô “!à quyén của Nhà nước truy cứu tráchnhiệm hình sự đối với người phạm lội vr
Nghiên cứu các tài liệu hiện hành cho thấy tồn tại một số quan điểm
về khái niệm quyền công tố, mỗi quan điểm trong số đó đều có những hạtnhân hợp lý của nó nhưng cũng đều bộc lộ những bat cập: Hoặc là coi quyền
công tố chỉ là một quyền năng, một hình thức thực hiện chức năng kiểm sátviệc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, dẫn đến việc xem nhẹ bản chấtcủa quyên công tố như là hoạt động độc lập của VKS nhân danh quyền lực
công Hoặc là quá thu hẹp phạm vi quyền công tố, coi quyền công tổ là quyềncủa VKS truy tố kẻ phạm tội ra Tòa án và thực hiện việc buộc tội tại phiên tòa
hình sự sơ thấm Mặt khác, các quan điểm đó không phân định rõ ràng khái
' Viện khoa học pháp lý — Bộ tư pháp (2006), Tir điển luật học, Nxb Từ điển Bách khoa — Nxb Tư pháp, tr.188
Trang 14Dé dua ra được quan niệm dung về quyên công tô can phải xem
xét no trong moi quan hệ với tính đặc thù cua một lĩnh vực pháp luật cu
thể, quyên công tô chỉ có thé được xem xét trong mối liên hệ với lĩnhvực pháp luật mà từ đó cội nguồn lịch sử của nó đã gắn lién, không thể
tách rời việc nhân danh nhà nước (nhân danh công quyên) chống lại
hình thức vi phạm pháp luật nghiêm trong nhất đó (do là tội phạm) tứclĩnh vực tổ tụng hình sự z
Quyền công tố là quyền nhân danh Nhà nước thực hiện việc truy cứutrách nhiệm hình sự đối với người phạm tdi Quyền công tô được thực hiệnbởi một cơ quan nhất định (ở nước ta là VKS), có trách nhiệm đảm bảo việcthu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ để xác định tội phạm và người phạm tội,trên cơ sở đó quyết định việc truy tố bị can ra trước Tòa án bang bản cáo
trạng và bảo vệ sự buộc tội tại phiên tòa”
Có thể hiểu: Quyền công tố là quyền nhân danh Nhà nước thực hiệnviệc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội Quyền này thuộc
về Nhà nước, được Nhà nước giao cho một cơ quan thực hiện (ở nước ta làVKS) để phát hiện tội phạm và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ngườiphạm tội Dé làm được điều này, cơ quan có chức năng THQCT phải có tráchnhiệm bảo đảm việc thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ dé xác định tội phạm
và người phạm tội Trên cơ sở đó quyết định truy tố bị can ra trước Tòa án vàbảo vệ sự buộc tội đó trước phiên tòa.
Từ những nội dung trên có thé rút ra định nghĩa: Quyên công to làquyên nhân danh Nhà nước truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm
> Lê Hữu Thể (Chủ biên) (2005), Thuc hành quyén công tô và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr.38.
3 Lê Hữu Thể (Chủ biên) (2005), Thực hành quyên công tô và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn diéu tra, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr.40
Trang 15Khái niệm thực hành quyên công tô
Khái niệm THQCT hiện nay cũng có nhiều quan điểm khác nhau đồng
nhất Có quan điểm đồng nhất quyền công tố với THQCT Có quan điểm gắnviệc THQCT của Công tố viên trong tố tụng hình sự Và cũng chưa phân biệt
rành mạch hành vi tố tụng nao là THQCT, hành vi tố tụng nao là thực hiệnchức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tô tụng hình sự Cho đếnnay, nhận thức của không ít người làm công tác nghiên cứu và thực tiễn của
các cơ quan tư pháp còn nhầm lẫn giữa quyền công tổ và THQCT, giữa thâmquyền của VKS và các quyền năng pháp lý dé thực hiện thâm quyền đó
Từ điển Luật học giải thích:
Thực hành quyên công tô là việc sử dụng tổng hop các quyénnăng pháp lý thuộc nội dung quyên công tô để truy cứu trách nhiệmhình sự đối với người phạm tội trong các giai đoạn diéu tra, truy tô vàxét xử `
Từ Hiến pháp năm 1959, 1981, 1992, 2013 và các Luật tô chức VKSnhân dân năm 1960, 1981, 1992, 2002 và 2014 thì chỉ có VKS là cơ quan duynhất THQCT Pháp luật qui định một loạt những nhiệm vụ, quyền hạn nhằm
xác lập cho VKS các quyền năng pháp lý cần thiết để thực hiện chức năng củaminh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử THQCT là chức năng mà không
cơ quan nhà nước nào làm thay VKS Van dé này, tháng 7 năm 1967, khi Uyban Thường vụ Quốc hội thảo luận báo cáo của VKS nhân dân tối cao, Đồngchí Trường Chinh, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội lúc đó đã kết luận:
"Không có cơ quan nhà nước nào có thể thay thế ngành kiểm sát để sử dụng
quyên công tố Bắt giam, điều tra, tha, truy tố, xét xử có đúng người, đúng tội
hay không, có đúng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước hay không,điều đó chính là việc VKS phải trông nom bảo đảm làm tốt" Việc sử dụngtổng hợp các quyền năng pháp lý nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự đối với
* Viện khoa học pháp lý — Bộ tư pháp (2006), Tir điển luật học, Nxb Từ điển Bách khoa — Nxb Tư pháp, tr.188.
Trang 16kẻ phạm tội gọi là THQCT Từ những nội dung trên, tôi đồng ý với quan
điểm: Thuc hành quyên công tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyên tiễnhành các hoạt động do Nhà nước qui định nhằm truy cứu trách nhiệm hình sựđối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm
Như vậy, Thực hành quyên công tô trong diéu tra các vụ án gây rồitrật tự công cộng là việc cơ quan nhà nước có thầm quyền tiến hành các hoạt
động do Nhà nước qui định nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ngườithực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng
Đối tượng thực hành quyên công tô trong điều tra vụ án hình sự là
hành vi phạm tội được qui định trong BLHS Đối tượng của hoạt động
THQCT trong điều tra các vụ án gây rối trật tự công cộng là hành vi gây rối
trật tự công cộng.
Phạm vi thực hành quyển công tô trong diéu tra vụ án hình sự chính
là việc buộc tội của nhà nước đối với người phạm tội được giới hạn trong giaiđoạn điều tra vụ án hình sự Pham vi THQCT trong điều tra các vụ án gây rỗi
trật tự công cộng chính là việc buộc tội của nhà nước đối với người phạm tộigây rối trật tự công cộng được giới hạn trong giai đoạn điều tra vụ án gây rối
trật tự công cộng Pham vi THQCT bat dau từ khi khởi tố vụ án và kết thúc
khi bản án có hiệu lực pháp luật, không bị kháng nghị hoặc vụ án được đìnhchỉ khi có một trong những căn cứ do luật tổ tụng hình sự qui định
1.2 Khái niệm, đối tượng, phạm vi kiểm sát điều tra các vụ án gâyrối trật tự công cộng
KSĐT nói một cách đầy đủ đó là kiểm sát các hoạt động tư pháp tronggiai đoạn điều tra vụ án hình sự
Kiểm sát hoạt động tu pháp
Hoạt động tư pháp hình sự là hoạt động cua các cơ quan tupháp, bồ trợ tư pháp trong quá trình tiễn hành tô tụng nhằm giải quyếtcác vụ an hình sự Hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra vụ ánhình sự là hoạt động của Cơ quan diéu tra, của các cơ quan duoc giao
nhiệm vụ tiên hành một sô hoạt động điêu tra, hoạt động của các cơ
Trang 17quan bổ trợ tr pháp và hoạt động chức năng của Viện kiểm sát nhằmdam bảo cho việc giải quyết vu án hình sự được đúng người, đúng tội,dung pháp luật.
Kiểm sát hoạt động tư pháp là một dạng giám sát về tư pháp, là hoạtđộng mang tính quyền lực Nhà nước Tuy nhiên, khác với hoạt động giám sátNhà nước nói chung về tư pháp, kiểm sát các hoạt động tư pháp là sự giám sáttrực tiếp các hoạt động cụ thé của các cơ quan tư pháp và các cơ quan được
giao một số thẩm quyên tư pháp trong quá trình tiến hành tố tụng Kiểm sáthoạt động tư pháp là hoạt động thực hiện quyền lực Nhà nước, do Quốc hội
giao cho VKS nhăm mục đích bảo đảm pháp chế trong hoạt động tư pháp.Hoạt động tư pháp là các hoạt động liên quan đến quá trình giải quyết các vụ
án và các tranh chấp bao gồm các hoạt động điều tra, thu thập tài liệu, chứng
cứ như khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành các quyết định của Tòa ántrong cả lĩnh vực hình sự, dân sự và hành chính, kinh tế Từ đó, hoạt động tưpháp hình sự có thé hiểu là hoạt động của cơ quan tư pháp trong việc thực thiquyền lực Nhà nước trong tố tụng hình sự
Theo qui định của pháp luật, VKS thực hiện chức năng kiểm sát cáchoạt động tư pháp bằng các công tác khác nhau gắn liền với các lĩnh vực khácnhau bao gồm kiểm sát các hoạt động của các cơ quan tiễn hành tố tụng hình
sự và tố tụng tư pháp khác trong lĩnh vực giải quyết các vụ án dân sự, hônnhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động Gan liền với tố tụng hình sự
là các công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án
hình sự của CQDT - KSDT, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét
xử các vụ án hình sự - Kiểm sát xét xử và kiểm sát việc tuân theo pháp luậttrong việc thi hành các bản án và các quyết định của Tòa án nhân dân Cả ba
lĩnh vực công tác đó hợp thành kiểm sát các hoạt động tư pháp
Mục đích của kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm phát hiện kịp thời đểloại trừ vi phạm pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiễn hành
> Lê Hữu Thể (Chủ biên) (2005), Thực hành quyên công tô và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điêu tra, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr.84.
Trang 18tố tụng và người tham gia tố tụng Mục đích chung của hoạt động kiểm sátcác hoạt động tư pháp của VKS là nhằm đảm bảo cho pháp luật được chấp
hành nghiêm chỉnh, thống nhất trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự và
các tranh chấp khác Mục đích của kiểm sát các hoạt động tư pháp trong lĩnhvực hình sự là nhằm đảm bảo các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử
đúng pháp luật, đúng người, đúng tội, không dé xảy ra việc oan, sai hay bỏ lọttội phạm.
Đối tượng kiểm sát hoạt động tư pháp chủ yếu tập trung vào hoạt động
áp dụng pháp luật của các cơ quan tư pháp và các cơ quan được giao thâmquyên thực hiện một số hoạt động tư pháp theo qui định của pháp luật tô tụng.Phạm vi của kiểm sát hoạt động tư pháp bắt đầu từ khi vụ án hình sự đượckhởi tố và kết thúc khi người phạm tội đã thi hành xong bản án Nội dungkiểm sát hoạt động tư pháp là kiểm tra và giám sát mọi hoạt động của các cơquan tư pháp và các cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện một số hoạt động
tư pháp trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự và các
hoạt động tư pháp khác theo qui định của pháp luật.
Kiểm sát điều tra là một hình thức kiểm sát hoạt động tư pháp và làmột nhiệm vụ, đồng thời cũng là chức năng của VKS Theo qui định của phápluật, trong lĩnh vực hình sự, VKS thực hiện chức năng, nhiệm vụ THQCT và
kiểm sát các hoạt động tư pháp bằng các công tác khác nhau gan với các giaiđoạn t6 tụng khác nhau: THQCT và kiểm sát tuân theo pháp luật trong việcđiều tra các vụ án hình sự của CQDT; THỌCT và kiểm sát tuân theo phápluật trong việc xét xử các vụ án hình sự; kiểm sát việc tuân theo pháp luậttrong việc thi hành các bản án hình sự và các quyết định của Tòa án nhân dân(Điều 4 Luật Tổ chức VKS nhân dân năm 2014) Ứng với mỗi công tác này,
Luật Tô chức VKS nhân dân năm 2014 qui định một chương riêng biệt Trong
đó, tại chương II, các mục 2 (gồm các điều 14, 15) qui định cụ thể về nhiệm
vụ, quyền hạn của VKS nhân dân khi THỌCT và kiểm sát tuân theo pháp luật
trong việc điều tra các vụ án hình sự của CQDT (công tác thứ nhất) với tiêu
đê "Thực hành quyên công tô và Kiém sát điêu tra vụ án hình su" Như vậy,
Trang 19KSĐT là một bộ phận cau thành của kiểm sát các hoạt động tư pháp Mục
đích của hoạt động KSDT là nhằm cho pháp luật được thực hiện nghiêm
chỉnh, thống nhất
Trong giai đoạn điều tra, đối tượng của KSĐT là hành vi và quyết
định của CQĐT và các cơ quan được giao tiễn hành một số hoạt động điều
tra Sau khi vụ án được khởi tố, giữa các chủ thé tiến hành tố tụng và những
người tham gia tố tụng phát sinh những quan hệ tố tụng, các quan hệ này tồn
tại trong suốt cả quá trình giải quyết vụ án hình sự Trong giai đoạn điều trathì đó là mối quan hệ giữa CQDT và VKS, là các hoạt động của CQDT đượcthực hiện bởi các Điều tra viên, là các hành vi của các DTV, là các quyết định
của CQDT, là hành vi của những người tham gia tố tụng Đồng thời với sựxuất hiện của các hoạt động t6 tụng cũng xuất hiện đòi hỏi có sự giám sat việctuân theo pháp luật nhằm đảm bảo cho pháp luật được tôn trọng và chấp hànhnghiêm chỉnh Pham vi của hoạt động KSDT vu án hình sự được bắt đầu từkhi hoạt động điều tra vụ án được tiến hành và kết thúc khi đạt được mụcđích, yêu cầu dé truy t6 hoặc không truy tố người phạm tội ra trước Tòa ánhoặc khi vụ án được đình chỉ theo qui định của pháp luật tố tụng hình sự
Nội dung của KSĐT chính là các nhiệm vụ và quyền hạn mà pháp luật
tố tụng hình sự qui định khi KSĐT Theo Điều 113 BLTTHS năm 2003, nội
dung của KSĐT là: Kiểm sát việc khởi tố, kiểm sát các hoạt động điều tra vàviệc lập hồ sơ vụ án của CQDT; kiểm sát việc tuân theo pháp luật của nhữngngười tiễn hành và tham gia tố tụng; giải quyết các tranh chấp về thâm quyềnđiều tra theo qui định của pháp luật; yêu cầu CQDT khắc phục các vi phạmpháp luật trong hoạt động điều tra; yêu cầu Thủ trưởng CQĐT xử lý nghiêmminh DTV có vi phạm kỷ luật khi tiễn hành điều tra; kiến nghị với cơ quan, tôchức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm va vi phạm pháp luật
Như vậy, KSĐT các vụ án gây rồi trật tự công cộng là kiểm tra tính cócăn cứ và tính hợp pháp các hoạt động tô tụng hình sự được thực hiện bởiCODT và các cơ quan khác được giao tiễn hành một số hoạt động điều tra
Trang 20trong vụ án gây rồi trật tự công cộng nhằm bảo đảm việc điều tra đúngngười, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và không làm oan
người vô lội.
Đối tượng của KSĐT các vụ án gây rối trật tự công cộng là hành vi vàquyết định của CQDT và các cơ quan được giao tiễn hành một số hoạt động
điều tra trong các vụ án gây rối trật tự công cộng
Phạm vi của hoạt động KSĐT các vụ án gây roi trật tự công cộngđược bắt đầu từ khi hoạt động điều tra vụ án được tiến hành và kết thúc khiđạt được mục đích, yêu cầu dé truy tố hoặc không truy tô người phạm tội ratrước Tòa án hoặc khi vụ án được đình chỉ theo qui định của pháp luật tố tụng
hình sự.
1.3 Nhận thức chung về tội phạm gây rối trật tự công cộng
Tội phạm là hiện tượng tiêu cực nhất trong xã hội, xuất hiện cùng với
sự ra đời của nhà nước và pháp luật, cũng như khi xã hội phân chia thành các
giai cấp đối kháng BLHS Việt Nam năm 1999 qui định:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định trongBLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cổ
ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyên, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thé Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nên văn hóa,
quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyên, lợi ích hợp phápcủa tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự
do, tài sản, các quyên, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm
những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa"
Trật tự công cộng là một mặt của trật tự, an toàn xã hội và có nội dung
bao gồm những qui định chung về trật tự, vệ sinh, văn hóa, sự tuân thủ những
qui định của pháp luật và phong tục, tập quán, sinh hoạt được mọi người thừanhận, tình trạng yên ôn, có trật tự, tôn trọng lẫn nhau trong lao động, sinhhoạt, nghỉ ngơi Như vậy, trật tự công cộng cũng có thé hiểu là hệ thống các
° Quốc hội (1999), Bộ /uật hình sự, Hà Nội.
Trang 21quan hệ xã hội được hình thành và điều chỉnh bởi các qui định của pháp luật
và các nội quy quy tắc về trật tự chung, an toàn chung mà đòi hỏi mọi thànhviên của xã hội phải tuân thủ theo những qui định chung đó nhằm đảm bảo
cho cuộc sống, lao động, sinh hoạt bình thường của mọi người trong xã hội
Như vậy, tội gây rỗi trật tự công cộng có thể hiểu là hành vi hò hét,
làm náo động, phá phách, hành hung người khác hoặc có hành vi khác làm rối
loạn các hoạt động ở những nơi công cộng, gây thiệt hại cho trật tự an toàncông cộng, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách
nhiệm hình sự thực hiện, gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành
chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích màcòn vi phạm lội gây rỗi trật tự công cộng được qui định tại Điều 245 BLHSnăm 2003’ như sau:
Diéu 245 Tội gáy rồi trật tự công cộng
1 Người nào gây rồi trật tự công cộng gây hậu quả nghiêmtrọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án
về tội này, chưa được xóa an tích mà còn vi phạm, thì bị phat tiền từmột triệu đông đến mười triệu dong, cải tạo không giam giữ đến hainăm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm
2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt
tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có dùng vũ khi hoặc có hành vi pha phách;
b) Có tổ chức;
c) Gây can trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cong;
d) Xúi giục người khác gây rồi;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm ”°
7 Quốc hội (2015), Bộ /uật hình sự, Hà Nội.
Š Quốc hội (1999), Bộ ludt hình sự, Hà Nội.
Trang 22So với Điều 245 BLHS năm 1999 thì Điều 318 BLHS năm 2015 qui
định về tội phạm nay có những sửa đối, bố sung như sau:
Nếu khoản 1 Điều 245 BLHS năm 1999 qui định “người nào gây rốitrật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính vềhành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn viphạm” thì khoản 1 Điều 318 BLHS năm 2015 qui định “Người nào gây rốitrật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội”.Việc sửa đổi, bố sung nay đã làm cho phạm vi truy cứu trách nhiệm hình sự
đối với hành vi gây rối trật tự công cộng rộng hơn nhiều
Về hình phạt, khoản 1 Điều 245 BLHS năm 1999 có mức phạt tiền từ
một triệu đến mười triệu đồng, còn khoản 1 Điều 318 BLHS năm 2015 quiđịnh mức phạt tiền từ năm triệu đến năm mươi triệu đồng
Khách thể của tội phạm
Tội gây rỗi trật tự công cộng là tội xâm phạm đến an toàn công cộng,đến các quy tắc, sinh hoạt, đi lại, làm việc, vui chơi ở nơi công cộng, gâyảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của mọi người ở nơi công cộng Ngoài
ra, tỘIi gây rỗi trật tự công cộng còn gây khó khăn, trở ngại cho hoạt động củanhững người trong cơ quan nhà nước và xã hội làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự công cộng.
Mặt khách quan của tội phạm
Người phạm tội thực hiện hành vi gây rối băng nhiều phương thứckhác nhau như: tập trung đông người ở nơi công cộng gây náo động làm mấttrật tự công cộng; có lời nói, cử chỉ tiếp xúc với người khác ở nơi công cộng
với thai độ tỏ ra coi thường trật tự xã hội chung; đuôi đánh nhau, hò hét gâynáo động ở nơi công cộng; đập pha các công trình ở nơi công cộng, đập phá các tài sản trong các, quán ăn, quán giải khát có đông người v.v
Hành vi gây rối trật tự công cộng phải gáy hậu qua nghiêm trọng hoặctrong trường hợp đã bị xử lý hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về
tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm So sánh khoản 1 Điều 245
BLHS năm 1999, khoản 1 Điều 318 BLHS năm 2015 đã được lược bỏ dấu
Trang 23hiệu hậu qua "gây hậu quả nghiêm trọng" mà trong luật cũ vừa là dau hiệu bắt
buộc, vừa là dau hiệu không bắt buộc mà thay vào đó là dấu hiệu “gáy ảnhhưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội” Luật mới qui định như sau:
Người nào gây rồi trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an
ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về
hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa an tích mà còn
vi pham ’”
Theo tôi, qui định mới như vậy sẽ gây khó khăn trong việc xác định thénào là gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội bởi qui địnhmang tính định tính như vậy phụ thuộc vào ý thức chủ quan của người áp dụng pháp luật, không rõ ràng ranh giới giữa hành vi bị xử lý hành chính với tội phạm bị xử lý hình sự.
Thực tiễn cho thấy, đối với hành vi gây rối trật tự công cộng thường làhành vi khởi đầu cho những hành vi phạm tội khác kế tiếp như: giết người, cố
ý gây thương tích, chống người thi hành công vụ, huỷ hoại hoặc cô ý làm hưhỏng tài sản Tuy nhiên, cũng có trường hợp từ hành vi phạm tội khác mà
dẫn đến hành vi gây rỗi trật tự công cộng như: tổ chức dua xe trái phép, đua
xe trái phép, đánh bạc, vi phạm các qui định về điều khiển phương giao thôngđường bộ Những người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trongcác trường hợp này là người có liên quan đến hành vi phạm tội khác nhưng vìkhông đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm đó
Chủ thể của tội phạm
Chủ thé của tội phạm này là chủ thé thường, chỉ cần người có hành vigây rỗi trật tự công cộng đạt độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệmhình sự đều có thé là chủ thé của tội phạm này
Tuy nhiên, theo qui định tại khoản 2 Điều 12 BLHS thì người từ đủ 14
tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu TNHS về tội rất nghiêm trọng va đặc biệt
nghiêm trọng, trong khi tội gây rối theo phân loại tội tại Điều 8 BLHS thì thuộc
? Quốc hội (2015), Bộ /uật hình sự, Hà Nội.
Trang 24loại tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng Do đó, chỉ người đủ l6 tudi trở lên
mới là chủ thể của tội phạm này
Ngoài ra, người có hành vi gây rối trật tự công cộng bị truy cứu trách
nhiệm hình sự nếu người đó đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã
bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm
Mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm này được thực hiện do lỗi cỗ ý và không có động cơ, mục
đích chống chính quyên nhân dân
1.4 Đặc điểm thực hành quyên công tô và kiểm sát điều tra vụ angây rỗi trật tw công cộng
Từ nhận thức chung về hoạt động THQCT và KSDT, và đặc điểmriêng của tội gây rỗi trật tự công cộng, ta có thé rút ra được những đặc điểmsau của hoạt động THQCT và KSDT các vụ an gây rỗi trật tự công cộng:
- Hoạt động THQCT và KSDT các vụ án gây rỗi trật tự công cộng bắtđầu từ thời điểm giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố
về hành vi gây rối trật tự công cộng
- Chủ thê thực hiện hoạt động THQCT và KSĐT các vụ án gây rối trật
tự công cộng chỉ có thé là KSV và Viện trưởng, Phó Viện trưởng có thầmquyên Hoạt động nay gắn chặt với hoạt động điều tra của CQDT
- Hoạt động THQCT và KSĐT các vụ án gây rối trật tự công cộng
luôn đặt trong sự so sánh, ly lai với các tội phạm khác khi mà sự việc xảy ra
không phản ánh ngay cấu thành tội gây rối trật tự công cộng, cần phải phânbiệt với hành vi tuy có gây rối trật tự công cộng nhưng đã cấu thành một tộikhác như Cổ ý gây thương tích, hủy hoại tài sản, giết người, dua xe trái
phép
- Hoạt động THQCT và KSDT các vụ án gay rỗi trật tự công cộngphải lưu ý việc thu thập chứng cứ chứng minh “hậu quả nghiêm trọng” của tộiphạm này thê hiện sự việc diễn ra ở nơi công cộng: hoạt động của cơ quannhà nước, tô chức kinh tê, tô chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân bị ảnh
Trang 25hưởng nghiêm trọng bởi hành vi của người phạm tội; thời gian ùn tắc giaothông; tỷ lệ thương tích; định giá tài sản
- Tình tiết định tội “gây hậu quả nghiêm trong” ảnh hưởng xấu đến anninh, trật tự, an toàn xã hội mang tính định tính chứ không phải là một tình
tiết mang tính định lượng như tỷ lệ thương tích như đối với tội cố ý gây
thương tích hay trị giá tài sản ở tội trộm cắp tài sản Nên hoạt động THQCT
gặp nhiều khó khăn trong việc đánh giá, nó phụ thuộc khá nhiều vào ý thứcchủ quan của mỗi người để định tội
- Đề thực hiện hoạt động THQCT và KSDT các vụ án gây rỗi trật tự
công cộng, KSV chỉ được áp dụng các biện pháp theo qui định của pháp luật tốtụng hình sự và tuân theo chức năng, quyền hạn theo qui định của pháp luật
- Hoạt động THQCT và KSDT các vụ án gây rỗi trật tự công cộngđược diễn ra trực tiếp, đồng thời và toàn điện nhằm mục đích bảo đảm tuânthủ pháp luật trong giai đoạn điều tra, củng cố chứng cứ chứng minh tộiphạm, tạo điều kiện cho giai đoạn truy tố, xét xử sau này
1.5 Mỗi quan hệ giữa thực hành quyền công to và kiểm sát điều tracác vụ án gây rồi trật tự công cộng
Theo qui định của BLTTHS năm 2003 và Luật Tổ chức VKS nhândân năm 2014, chức năng tổ tụng hình sự của VKS là THỌCTT và kiểm sát
việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự Theo qui định khoản 1 Điều 2Luật Tổ chức VKS nhân dân năm 2014, VKS nhân dân THỌCT và kiểm sátviệc tuân theo pháp luật trong việc điều tra vụ án hình sự của CQDT và các cơquan khác được giao nhiệm vu tiễn hành một số hoạt động điều tra
Theo qui định của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức VKS nhân
dân năm 2014, VKS có hai chức năng trong lĩnh vực tư pháp hình sự làTHQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp Hai chức năng này độc lập nhưng có
mỗi quan hệ mật thiết với nhau Tuy ở từng giai đoạn tố tụng, các chức năng
này thé hiện ở những mức độ và phạm vi khác nhau với các nội dung khácnhau nhưng du ở giai đoạn nào thì chúng cũng thé hiện mối quan hệ gắn bó
hữu cơ, đan xen và bố sung một cách tích cực cho nhau Mục dich THQCT là
Trang 26nhằm chứng minh tội phạm và xác định người phạm tội còn mục đích của
công tác KSĐT để đảm bảo các hoạt động điều tra được đúng đắn, kháchquan theo qui định của pháp luật Công tác KSĐT có hiệu quả sẽ là điều kiệngiúp cho việc THQCT được đúng đắn, kết quả hoạt động KSĐT sẽ là cơ sởcho việc thực hiện chức năng công tổ và THQCT trong giai đoạn điều tra mộtcách có hiệu quả và ngược lại, công tác THQCT có hiệu quả sẽ tạo điều kiện
cho hoạt động KSDT xác định kip thời các vi phạm pháp luật trong quá trìnhđiều tra, đảm bảo việc điều tra phải khách quan, toàn diện, đây đủ, chính xác,đúng pháp luật; những vi phạm trong quá trình điều tra phải được phát hiện,
khắc phục kịp thời và xử lý nghiêm minh Chỉ thực hiện tốt đồng thời hoạtđộng THQCT và KSĐT thì VKS mới có thé hoàn thành tốt được và đáp ứngyêu cầu nhiệm vụ đặt ra: Không dé người nao bi khởi t6, bi bat, bi tam giữ,tạm giam, bị hạn chế quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự
do, danh dự và nhân phẩm một cách trái pháp luật; không dé lọt tội phạm,không làm oan người vô tội, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với nguoi
phạm tội phải đúng pháp luật, có căn cứ; việc điều tra phải được tiến hànhmột cách khách quan, toàn diện, chính xác , những vi phạm pháp luật trong
quá trình điều tra phải được phát hiện kịp thời và khắc phục ngay Do vậy
không thé tách rời công tác THQCT và KSĐT Mối quan hệ đó được thé hiện
ở các phương diện sau:
Đề thực hiện tốt việc THQCT các vụ án gay rỗi trật tự công cộng, cónghĩa là bảo đảm việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn việc áp dụng, thay
đối, huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn; phê chuẩn hoặc không phê chuẩn các
quyết định tố tụng khác của CQDT chính xác, đúng pháp luật, đòi hỏi phải
kiểm tra chặt chẽ tính có căn cứ và tính hợp pháp của các biện pháp cưỡng
chế tố tụng hình sự mà CQDT quyết định áp dụng, hoạt động kiểm tra này
chính là thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp Trên cơ sở kết
quả của hoạt động KSĐT các vụ án gây rối trật tự công cộng thấy rằng, quyếtđịnh áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự có căn cứ và hợp phápthì VKS sẽ quyết định phê chuẩn dé thi hành, ngược lại, nếu xét thấy không
Trang 27có căn cứ và không hợp pháp, VKS sẽ quyết định không phê chuẩn hoặcquyết định huỷ bỏ quyết định tố tụng trái pháp luật của CQDT.
Việc thực hiện công tác KSĐT các vụ án gây rối trật tự công cộng sẽlàm tiền đề cho hoạt động THQCT được thực hiện một cách chính xac, nếu cósai sót, vi phạm trong việc thực hiện kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giaiđoạn điều tra sẽ kéo theo sự vi phạm pháp luật của hoạt động THQCT Tuy
nhiên, trong giai đoạn điều tra khi hoạt động THQCT của VKS được thựchiện cũng sẽ làm tiền đề phát sinh hoạt động KSĐT Ví dụ, khi VKS phêchuẩn lệnh bắt khan cấp của CQDT thì làm phát sinh hoạt động kiểm sát việc
tuân theo pháp luật trong tam giữ người bị bắt của CQDT nhằm bảo đảm việctạm giữ người phải có lệnh và quyết định phê chuẩn của VKS, đồng thời bao
đảm thời hạn tạm giữ đúng theo qui định của pháp luật.
THQCT và KSĐT các vu án gây rối trật tự công cộng luôn có mốiquan hệ chặt chẽ, gan bó hữu co và biện chứng với nhau, nhiệm vu của hoạtđộng này làm tiền đề cho nhiệm vụ của hoạt động kia và ngược lại, kết quảcủa hoạt động này là cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động kia Mối quan hệbiện chứng giữa hai hoạt động THQCT và KSĐT các vụ án gây tối trật tựcông cộng chi song song tổn tại trong phạm vi bắt đầu từ khi khởi tố vụ án
gây rối trật tự công cộng cho đến khi bản án có hiệu lực pháp luật, không bịkháng nghị.
1.6 Qui định của pháp luật về thực hành quyên công to và kiểm sátđiều tra
Trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, hai chức năng THQCT vàKSĐT được thé hiện thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn củaVKS nhân dân khi THQCT và KSDT, qui định tại các Điều 14, 15, 1ó, 17 Luật
Tổ chức VKS nhân dân năm 2014; các Điều 112, 113 BLTTHS năm 2003
- Nhiệm vụ, quyên hạn của VKSND khi THỌCT trong giai đoạn điềutra vụ dn hình sự (Điễu 112 BLTTHS)
Một là, khởi t6 vụ án hình sự, khởi tổ bị can; yêu cầu CQDT khởi tốhoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can Khi THQCT
Trang 28trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự, tuỳ từng trường hợp ma VKS thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn tự mình khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can hoặc
yêu cầu CQDT khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố
bị can theo qui định của Bộ luật tố tụng hình sự
+ Khởi tô vụ án hình sự
Theo qui định của BLTTHS năm 2003 thì việc khởi tố vụ án hình sự
do CQDT thực hiện là chủ yếu Thủ trưởng đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ
quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và Thủ trưởng các cơ quankhác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiễn hành
một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án trong những trường hợpqui định tại Điều 111 của BLTTHS VKS chỉ trực tiếp khởi tố vụ án hình sựtrong trường hợp VKS huy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự củaCQDT và trong trường hợp Hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố vụ án VKS raquyết định khởi tố vụ án hình sự và trong thời hạn 24 giờ phải gửi quyết định
đó đến CQDT để tiễn hành điều tra
VKS ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp Hội đồngxét xử yêu cầu khởi tố vụ án Nếu qua việc xét xử tại phiên tòa, phát hiệnđược tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra thì Hội đồng xét xử
có quyền ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu VKS khởi t6 vụ án hình sự.Trong trường hợp Tòa án ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thì phải gửiquyết định khởi tố tới VKS để xem xét, quyết định việc điều tra Đối vớiquyết định khởi tô vụ án hình sự của Tòa án không có căn cứ, VKS có quyềnkháng nghị lên Tòa án cấp trên để xem xét giải quyết
Mặc dù khoản 3 Điều 14 Luật tổ chức VKS nhân dân năm 2014 vàđiểm a khoản 2 Điều 36 BLTTHS năm 2003 qui định khi THQCT trong giaiđoạn điều tra vụ án hình sự, VKS có nhiệm vụ và quyền hạn khởi tố vụ án
hình sự, nhưng tại Điều 104 BLTTHS năm 2003 lại qui định: “VKS ra quyếtđịnh khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp VKS huỷ bỏ quyết định không
khởi t6 vụ án của các cơ quan qui định tại khoản này và trong trường hợp Hộiđồng xét xử yêu cầu khởi t6 vụ án” Chính vì sự không thống nhất trong qui
Trang 29định như vậy dan đến thực tế VKS không thé trực tiếp ra quyết định khởi tố
vụ án mà chỉ có thé ra yêu cầu khởi tố vụ án
Điều 153 BLTTHS năm 2015 đã khắc phục được bất cập của Điều
104 BLTTHS năm 2003 khi bổ sung thêm hai căn cứ để VKS khởi tố vụ án
đó là:
b) VKS trực tiếp giải quyết tô giác, tin báo về tội phạm, kiến
nghị khởi to;
c) VKS trực tiếp phat hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cẩu
khởi tô của Hội đồng xét xử \°
+ Khởi tổ bị can
VKS chỉ trực tiếp khởi tố bị can trong trường hợp sau khi nhận hồ sơ
vụ án và kết luận điều tra mà VKS phát hiện có người khác đã thực hiện hành
vi phạm tội trong vụ án nhưng chưa bị khởi tố, trong các trường hợp khác,việc khởi tố bị can do CQDT thực hiện và VKS có trách nhiệm phê chuẩnviệc khởi tố Sau khi ra quyết định khởi tố bị can, trong thời han 24h, CQDTphải gửi quyết định khởi tố bị can và các tài liệu liên quan đến việc khởi tố bican đó cho VKS cùng cấp phê chuẩn Tại khoản 1 Điều 13 Quy chế KSĐT
[54] qui định trong thời hạn 03 ngày ké từ ngày nhận được quyết định khởi tố
bị can của CQDT hoặc cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một sốhoạt động điều tra, VKS cùng cấp quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bican hoặc hủy bỏ quyết định khởi tổ bị can Qua công tác KSĐT, nếu VKS
phát hiện có người thực hiện hành vi phạm tội chưa bị phát hiện thì VKS yêu
cầu CQDT ra quyết định khởi tố bị can
Qui định mới của BLTTHS năm 2015 về việc VKS trực tiếp khởi tố bịcan đã được sửa đổi theo hướng VKS có quyền ra quyết định khởi tố bị can
trong giai đoạn điều tra nếu phát hiện có người đã thực hiện hành vi maBLHS qui định là tội phạm nhưng chưa bị khởi tố mà đã yêu cầu nhưngCQĐT không thực hiện, không phải chờ đến khi CQDT kết thúc điều tra và
© Quốc hội (2015), Bộ /uật tổ tụng hình sự, Hà Nội.
Trang 30chuyên hồ sơ vụ án mới có quyền khởi tố bị can như hiện nay Qui định tại
khoản 4 Điều 179 BLTTHS năm 2015 như sau:
Trường hợp phat hiện có người đã thực hiện hành vi mà BLHSqui định là tội phạm chưa bị khởi tô thì VKS yêu cầu COPT ra quyếtđịnh khởi to bị can hoặc trực tiếp ra quyết định khởi to bị can nếu đãyêu cẩu nhưng CODT không thực hiện `
Hai là, đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu CQDT tiễn hành điều tra; khi
xét thay can thiét, KSV truc tiếp tiễn hành một số hoạt động điều tra theo qui
định của pháp luật Việc đề ra yêu cầu điều tra có thé trực tiếp băng lời nói, khiKSV trực tiếp cùng DTV tiến hành các hoạt động điều tra, như kiểm sát việckhám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, khám xét, hỏi cung bị can, laylời khai, đối chất, thực nghiệm điều tra; hoặc băng văn bản nêu rõ van đề cầnđiều tra Nếu xét thấy cần thiết, KSV có thể trực tiếp tiễn hành một số hoạtđộng điều tra như: hỏi cung bị can, lay lời khai người bi hại, người làm chứng,nguoi CÓ quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, đối chất, thực nghiệm điều tra.Việc trực tiếp tiễn hành các hoạt động điều tra phải đảm bảo tuân thủ qui địnhcủa pháp luật.
BLTTHS năm 2015 qui định cụ thể hơn các trường hợp VKS được
trực tiếp tiễn hành một số hoạt động điều tra thay vì “xét thấy cần thiết” như
trong qui định cũ tại BLTTHS năm 2003 Việc “xét thấy cần thiết” là qui địnhcòn mang tính định tính phụ thuộc vào nhận định chủ quan của VKS, qui định
mới như vậy đã lượng hóa cụ thể và giới hạn các trường hợp VKS được phép
áp dụng hoạt động này:
7 Trực tiếp tiễn hành một số hoạt động diéu tra trong trườnghợp dé kiểm tra, bồ sung tài liệu, chứng cứ khi xét phê chuẩn lệnh,quyết định của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiễnhành một số hoại động diéu tra hoặc trường hợp phát hiện có dấu hiệuoan, sai, bỏ lọt tội phạm, vi phạm pháp luật mà VKS đã yêu cẩu bằng
!! Quốc hội (2015), Bộ ludt tổ tụng hình sự, Hà Nội.
Trang 31van ban nhưng không được khắc phục hoặc trường hop để kiểm tra, bỗsung tài liệu, chứng cứ khi quyết định việc truy to.
Ba là, yêu cầu Thủ trưởng CQDT thay đổi DTV theo qui định của Bộluật này; nếu hành vi của DTV có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự
Khi phát hiện thay DTV được phân công tiến hành điều tra vụ án hình
sự thuộc một trong các trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc thay
đổi theo Điều 42, 44 BLTTHS năm 2003, KSV đề nghị Viện trưởng VKS cấp
minh xem xét để yêu cầu Thủ trưởng CQDT thay đổi DTV Theo qui định tạikhoản 1 Điều 44 BLTTHS năm 2003, DTV phải từ chối tiến hành tố tụng
hoặc bị thay đối, néu họ đồng thời là người bị hại, nguyên don dân sự, bi dondân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; là người đại diện
hợp pháp, người thân thích của những người đó hoặc của bị can, bị cáo; họ đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định,
người phiên dich trong vụ án đó; có căn cứ rõ ràng khác dé cho rang họ có thékhông vô tư trong khi làm nhiệm vụ hoặc DTV đó đã tiễn hành tố tụng trong
vụ án đó với tư cách là KSV, Tham phán, Hội thẩm hoặc Thư ký Tòa án
Tuy nhiên, đến BLTTHS năm 2015 thì điểm này không còn nằm trongphan nhiệm vụ, quyên hạn của VKS khi THQCT trong giai đoạn điều tra màlại được coi là nhiệm vu, quyền hạn của VKS khi KSDT va được qui định tại
khoản 7 Điều 166 Đây chính là điểm mới của BLTTHS 2015 chứng tỏ nhậnthức của nhà làm luật đã thay đổi và cho răng hoạt động yêu cầu Thủ trưởngCQDT thay đổi DTV của VKS là hoạt động KSĐT chứ không phải hoạt động
THỌC TT.
Bốn là, quyết định áp dụng, thay thế hoặc hủy bỏ biện pháp bắt, tạm
giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác.
Biện pháp ngăn chặn là biện pháp cưỡng chế áp dụng đối với người
phạm tội, bị can khi có căn cứ cho rằng những người này sẽ gây khó khăntrong công tác điều tra hoặc sẽ tiếp tục phạm tội mới Theo qui định tại Điều
79 BLTTHS 2003, các biện pháp ngăn chặn bao gồm: Bắt, tạm giữ, tạm giam,
câm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh, đặt tiên hoặc tài sản có giá trị đê bảo đảm.
Trang 32VKS có nhiệm vu, quyền hạn phê chuẩn các quyết định của CQDT trong việc
áp dụng các biện pháp ngăn chặn Đối với những biện pháp ngăn chặn doVKS quyết định áp dụng hoặc phê chuẩn, VKS cũng có quyền hủy bỏ hoặcthay đổi khi thấy không còn cần thiết hoặc có thê thay thế bằng biện pháp
ngăn chặn khác.
Năm là, hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của
CQDT; yêu cầu CQDT truy nã bị can
Trong quá trình KSĐT, nếu xác định quyết định nào đó của CQDT làkhông có căn cứ, VKS có quyền ra quyết định hủy bỏ Khi bị can trồn hoặc
không biết bị can đang ở đâu, VKS có quyền yêu cầu CQĐT truy nã bị can.Quyết định truy nã phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm ra quyết định
truy nã; họ tên, chức vụ người ra quyết định; họ tên, tuổi, nơi cư trú của bị
can; đặc điểm dé nhận dạng bị can, dán ảnh kèm theo, nếu có; tội phạm mà bịcan đã bị khởi tố Quyết định truy nã được thông báo trên các phương tiệnthông tin đại chúng dé mọi người phát hiện, bắt, giữ người bị truy nã
Sáu là, quyết định việc truy tố bị can, quyết định đình chỉ hoặc tạm
đình chỉ vụ án.
Sau khi nhận được bản kết luận điều tra đề nghị truy t6 cung hồ sơ vu
án, nếu xác định có đủ căn cứ dé truy cứu trách nhiệm hình sự người đã thực
hiện hành vi phạm tội thi VKS ra quyết định truy t6 bị can trước Tòa án, đồng
thời chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án cùng quyết định truy tố sang Tòa án dé thực
hiện việc xét xử Trường hợp xác định được có một trong những căn cứ quiđịnh tại Khoản 2 Điều 164 BLTTHS năm 2003 thì VKS ra quyết định đìnhchỉ vụ án Trường hợp quyết định đình chỉ điều tra không có căn cứ thì VKS
hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và yêu cầu CQDT phục hồi điều tra, nếu
đã đủ căn cứ để truy tố thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và quyết địnhtruy tố Trường hợp xác định được có một trong những căn cứ qui định tại
Khoản 1 Điều 160 BLTTHS năm 2003 thì VKS ra quyết định tạm đình chỉ vụ
án Đối với vụ án có nhiều bị can mà lý do tạm đình chỉ điều tra không liên
quan đên tât cả các bị can thì có thê tạm đình chỉ điêu tra đôi với từng bị can.
Trang 33Trong thực tiễn đối với các vụ án này, CQDT bên cạnh việc ra quyết định tạm
đình chỉ điều tra bị can thì ra quyết định tách vụ án hình sự đối với bị can đã
tạm đình chi và kết luận điều tra dé nghị truy tô đối với các bị can còn lại.Trong trường hợp đã xác định được bị can nhưng do không kịp tiến hành cácbiện pháp ngăn chặn nên dé bị can bỏ trốn hoặc không biết rõ bị can đang ởđâu thì phải ra quyết định truy nã trước khi ra quyết định tạm đình chỉ
Ngoài ra, BLTTHS năm 2015 bổ sung các qui định về việc VKS trực
tiếp khởi t6 vụ án hình sự hoặc yêu cầu CQĐT khởi tố vụ án hình sự khi phát
hiện hành vi của người có thâm quyền trong việc giửi quyết, tô giác tin báo;
VKS trực tiếp ra một số quyết định:
“8 Khởi to vụ án hình sự khi phát hiện hành vi của người có thẩmquyên trong việc giải quyết tô giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tổ vàtrong việc khởi tổ, điều tra có dau hiệu tội phạm; yêu cau Cơ quan diéu trakhởi tô vụ án hình sự khi phát hiện hành vì của người có thẩm quyên trongviệc giải quyết tô giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tổ và trong việckhởi tổ, điều tra có dau hiệu tội phạm
9, Quyết định việc gia hạn thời hạn diéu tra, thời hạn tam giam; quyết
định chuyển vụ án, áp dụng thủ tục rút gọn, áp dụng biện pháp bắt buộc chữabệnh; hủy bỏ quyết định tách, nhập vụ an”
- Nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi KSPT vụ án hình sự (Diéu 113
nêu ở Điều 100 BLTTHS năm 2003 Nếu phát hiện việc khởi tổ không theo
"? Quốc hội (2015), Bộ /uật tổ tụng hình sự, Hà Nội.
Trang 34qui định tại điều luật này thì KSV phải báo cáo Viện trưởng VKS để ra quyếtđịnh hủy bỏ quyết định khởi t6 đó.
Kiểm sát các hoạt động điều tra do CQĐT tiến hành như: Khám
nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, hỏi cung bi can, lay lời khai người
làm chứng, người bị hại, thực nghiệm điều tra, nhận dạng, đối chất, xử lý vật
chứng, trả lại tài sản và các hoạt động khác theo qui định của pháp luật tô tụng
hình sự Mục đích kiểm sát các hoạt động điều tra là đảm bảo cho các hoạt độngđiều tra của CQDT được thực hiện theo đúng qui định của pháp luật; mọi vi
phạm pháp luật trong quá trình tiễn hành điều tra được phát hiện, có biện pháp
khắc phục, xử lý kịp thời
Kiểm sát việc lập hồ sơ vụ án của CQDT là kiểm sát hồ sơ vụ án có
được lập theo trình tự, thủ tục mà pháp luật qui định hay không, các tài liệu,
chứng cứ sau khi thu thập chuyền hóa vào hồ sơ có kịp thời, khách quan, đầy
đủ hay không, có đúng thấm quyền và hình thức luật định hay không Hồ sơ
vụ án phải thé hiện được đầy đủ các loại tài liệu cần thiết mà pháp luật tố tụng
hình sự qui định, được đánh số bút luc và thống kê các tài liệu có trong hồ sơ
Việc này giúp KSV nam chắc toàn bộ tiến độ điều tra vụ án và kịp thời phát
hiện những vi phạm của CQDT trong việc thu thập chứng cứ Từ đó, KSV
chủ động hơn trong việc yêu cầu DTV kịp thời khắc phục những sai sót tronghoạt động điều tra
Dé giúp VKS nắm chắc tiến độ điều tra vụ án, theo sát quá trình điềutra và kiểm sát tốt việc lập hồ sơ vụ án, BLTTHS năm 2015 bô sung qui địnhtại khoản 5 Điều 88 như sau:
Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày lập biên bản về hoạt độngdiéu tra, thu thập, nhận được tai liệu liên quan đến vụ án mà Kiểm sát
viên không trực tiếp kiểm sát theo qui định của Bộ luật này thì Cơ quan
điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiễn hành một số hoạt động điềutra có trách nhiệm chuyển biên bản, tài liệu này cho VKS để kiểm sátviệc lập hô sơ vụ án Trường hop do trở ngại khách quan thi thời hannày có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày Trong thời hạn 03 ngày,
Trang 35Viện kiểm sát đóng dau bút lục và sao lưu biên bản, tài liệu lưu hồ sơkiểm sát và bàn giao nguyên trạng tài liệu, biên bản đó cho Cơ quanđiễu tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiễn hành một số hoạt động điễutra Việc giao, nhận tài liệu, biên bản được lập biên bản theo qui địnhtại Điều 133 của Bộ luật này).
Hai là, kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố
tụng.
Hoạt động của những người tham gia tô tụng bao gồm hoạt động củangười tham gia tô tung dé bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình (người
bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, có
quyên lợi, nghĩa vụ liên quan); hoạt động của người tham gia tố tung dé bao
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; hoạt động của người tham gia
tố tụng nhằm giúp cơ quan tiến hành tố tụng xác định sự thật vụ án (người
làm chứng, người giám định, người phiên dịch) BLTTHS năm 2003 đã qui
định rõ quyền, nghĩa vụ của người tham gia tố tụng hình sự Kiểm sát việc
tuân theo pháp luật của người tham gia tổ tụng là đảm bảo để quyền và nghĩa
vụ của họ được tôn trọng, được thực hiện đầy đủ; mọi vi phạm pháp luật liênquan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người tham gia tô tụng phảiđược phát hiện và khắc phục kịp thời
Ba là, giải quyết các tranh chấp về thâm quyền điều tra Khi phát sinhtranh chấp về thâm quyền điều tra như thâm quyền điều tra theo lãnh thé, thâmquyền điều tra theo cấp, VKS phải nghiên cứu, xem xét giải quyết VKS cũng
có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp về thâm quyền điều tra giữa các cơquan được giao nhiệm vụ tiễn hành một số hoạt động điều tra Theo qui định tạiĐiều 116 của BLTTHS năm 2003 thì trong trường hợp vụ án không thuộc thâm
quyên điều tra của mình, CQDT phải đề nghị VKS cùng cấp ra quyết định
chuyên vụ án cho CQDT có thắm quyền dé tiếp tục điều tra Trường hợp thay
vụ án không thuộc thâm quyền của CQDT cấp mình thi VKS yêu cầu CQDT
'S Quốc hội (2015), Bộ /uật tổ tụng hình sự, Hà Nội.
Trang 36tiễn hành các thủ tục dé VKS ra quyết định chuyên vụ án cho Co quan có
thâm quyên Trong thời han ba ngày, ké từ ngày nhận được đề nghị của
CQDT, VKS cùng cấp phải ra quyết định chuyên vụ án cho CQDT có thâm
quyên Trong thời han 24 giờ ké từ khi ra quyết định chuyên vụ án, VKS phải
gửi quyết định đó đến CQDT đang điều tra vụ án, CQDT có thâm quyên tiếp
tục điều tra vụ án, bị can hoặc người đại diện của bị can, người bào chữa, bịhại và VKS có thắm quyên
Nếu phải chuyên vụ án ra ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương hoặc ngoài phạm vi quân khu thì CQDT cấp huyện, cấp khu vực
tiến hành các thủ tục dé VKS cấp huyện, VKS quân sự khu vực có văn bản đềnghị VKS cấp tỉnh, VKS quân sự cấp quân khu ra quyết định chuyên vụ án.Nếu vụ án do CQDT cấp tỉnh, CQDT quân sự cấp quân khu đề nghị chuyểnthì VKS cấp tỉnh, VKS quân sự cấp quân khu ra quyết định chuyên vụ án.Trong thời hạn ba ngày, ké từ khi nhận được đề nghị chuyên vụ án của VKScấp huyện, VKS quân sự khu vực hoặc của CQDT cấp tỉnh, CQDT quân sựcấp quân khu thì VKS cấp tỉnh, VKS quân sự cấp quân khu phải ra quyết địnhchuyên vụ án
Dé khắc phục vướng mắc trong thực tiễn thực hiện chức năng, nhiệm
vụ thời gian qua, tăng cường sự chủ động của VKS, BLTTHS năm 2015 bổsung qui định tại điều 169 BLTTHS: VKS có quyên quyết định chuyển vụ ánnếu đã yêu cầu nhưng CQDT không thực hiện mà không phụ thuộc vào đềnghị của CQĐT mới có quyền quyết định chuyền vụ án như hiện nay `
Bon là, yêu cầu CQDT khắc phục các vi phạm pháp luật trong hoạtđộng điều tra; yêu cầu CQDT cung cấp tài liệu cần thiết về vi phạm pháp luậtcủa DTV; yêu cầu Thủ trưởng CQDT xử lý nghiêm minh DTV đã vi phạm
pháp luật trong khi tiến hành điều tra Day là nhóm quyên có ý nghĩa khắc phục
các vi phạm pháp luật của DTV, CQDT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiễn hànhmột số hoạt động điều tra trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự
' Quốc hội (2015), Bộ ludt tổ tụng hình sự, Hà Nội.
Trang 37Nam là, kiến nghị với co quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện
pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật Điều 27 BLTTHS năm
2003 qui định, trong quá trình tiễn hành tố tụng hình su, CQDT, VKS và Toa
án có nhiệm vụ tìm ra những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu các
cơ quan, tô chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa Vì
vậy, nếu phát hiện thay các thiểu sót, sai sót của co quan, tô chức trong quátrình THQCT và KSĐT là nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh vi phạm, tộiphạm thì VKS phải có kiến nghị để các cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan ápdụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật Sau đó, các
cơ quan, tổ chức hữu quan phải trả lời về việc thực hiện yêu cầu của VKS
- Cơ chế đảm bảo quyền của VKSND khi THỌCT và KSĐT
Việc đảm bảo quyền của VKS khi THQCT và KSĐT được qui địnhtrong nhiều văn bản pháp lý, như: Điều 114, 115 BLTTHS năm 2003; Điều 6Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự, điểm 9 Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-VKSTC-BCA-BQP ngày 07/9/2005 về quan hệ phối hợp giữa CQDT và VKS
trong việc thực hiện một SỐ qui định của BLTTHS năm 2003 qui định rõ trách
nhiệm của CQDT, các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạtđộng điều tra, các đơn vị, tổ chức, đơn vị liên quan và công dân trong việcthực hiện các quyết định, yêu cầu của VKS Những quyết định, yêu cầu của
VKS trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự phải được cơ quan, tô chức và
công dân nghiêm chỉnh chấp hành
Đối với các yêu cầu và quyết định qui định tại các Khoản 4, 5 và 6Điều 112 BLTTHS năm 2003, nếu không nhất tri, CQDT vẫn phải chấp hành(Điều 114 về trách nhiệm của CQDT trong việc thực hiện các yêu cầu vàquyết định của VKS) Tuy nhiên, CQĐT có quyền kiến nghị với VKS cấp
trên trực tiếp xem xét dé quyết định Nếu là CQDT ở cấp Trung ương thì kiến
nghị với Viện trưởng VKS nhân dân tối cao, Viện trưởng VKS quân sự Trungương xem xét, quyết định
Trang 38Kết luận chương 1Trong chương 1, tác giả đã đi sâu phân tích, làm rõ các khái niệm cơbản về thực hành quyền công t6 và kiểm sát điều tra các vụ án gây rối trật tựcông cộng dé làm cơ sở lý luận cho dé tài luận văn Bên cạnh đó, tác giả cũng
đã phân tích rõ hoạt động thực hành quyền công tổ và kiểm sát điều tra các vụ
án gây rối gây rối trật tự công cộng cho phép chúng ta nhận thức rõ và đầy đủ
hơn về các hoạt động này, đồng thời thấy được mối quan hệ giữa chúng
Đặc biệt, tác giả đã so sánh và trình bày những điểm mới của BLHS,BLTTHS năm 2015 qui định về thực hành quyên công tô và kiểm sát điều tra
các vụ án gây rỗi trật tự công cộng so với các qui định tại BLHS năm 1999,BLTTHS năm 2003 để thấy được những điểm mà luật mới đã khắc phục
được.
Chương 2 sẽ trình bày rõ hơn về thực trạng THQCT và KSĐT các vụ ángây rỗi trật tự công cộng ở thành phố Hà Nội
Trang 39Chương 2
THỰC TRANG THUC HANH QUYEN CÔNG TO VÀ KIEM SÁTDIEU TRA CAC VU AN GAY ROI TRAT TU CONG CONG O
THANH PHO HA NOI
2.1 Thực trạng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra đốivới các vụ án gây rối trật tự công cộng ở thành phố Hà Nội
Thành phố Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam nằm chếch về phía TâyBắc của trung tam vùng đồng băng châu thổ sông Hong Hà Nội có vị trí từ
20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' độ kinh Đông, tiếp giápvới các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phíaNam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình và Phú Thọphía Tây Thành phố Hà Nội có vị trí giao thông thuận lợi với nhiều tuyến
đường quốc lộ chạy ra như quốc lộ 1A, 2, 3, 5 với nhiều tuyến đường cao tốc,
các sân bay lớn như sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay Gia Lâm Diện tích tựnhiên là 3324,52 km2 nằm trong 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới, dân
số 7212,3 nghìn người (năm 2013); mật độ dân số 2169 người/km2, số dân
nhập cư về Hà Nội trong những năm gần đây tăng lên nhanh chóng đang là vấn
dé vô cùng phức tạp của Thành phố Cùng với sự nghiệm sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, Thành phố Hà Nội trong thời gian qua
đã đạt được những kết quả quan trọng trong công cuộc đôi mới, bộ mặt Thủ đô
đã có nhiều thay đôi trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa — xã hội, tạo ranhững bước chuyển mình trong công cuộc xây dựng Thủ đô Thành phố HàNội là Thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của nước ta
Thành phố Hà Nội có 30 quận, huyện, gom 10 quan, 19 huyện, | thị xã
và 577 đơn vị hành chính cấp xã gồm 401 xã, 154 phường và 22 thị tran
Trong những năm gần đây, bên cạnh việc giữ vững ổn định chính trị, tậptrung phát triển kinh tế, thành phố Hà Nội còn phải đối mặt với nhiều vấn đề
xã hội cần giải quyết, trong đó có vấn đề đấu tranh phòng và chống tội phạm
nói chung, phòng chống tội phạm gây rối trật tự công cộng nói riêng Với vị
trí địa lý và sự phát triển về kinh tế xã hội, đặc biệt là tốc độ đô thị hóa nhanh
Trang 40đã mang lại những tác động không nhỏ đến tình hình vi phạm và tội phạm nói
chung và tội phạm xâm phạm sở hữu nói riêng ở thành phó, bởi: với vị trí là
thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước Những năm gần đây khi nềnkinh tế phát triển, dân số của thành phô Hà Nội tăng lên nhanh chóng, đại đa
số dân số là dân nhập cư, người lao động ngoại tỉnh tạm trú dé học tập và làmviệc là nguyên nhân dẫn đến vi phạm và tội phạm gây rối trật tự công cộng
gia tăng Với địa bàn rộng, giao thông thuận lợi vô hình chung đã tạo điềukiện cho tội phạm sau khi phạm tội dễ bỏ trốn gây không ít khó khăn cho
công tác điều tra, giải quyết vụ án
So với các địa phương trên cả nước, tội phạm gây rỗi trật tự xã hội ởThành phố Hà Nội luôn chiếm tỷ lệ lớn và đang có chiều hướng gia tăng Loạitội phạm này đã và đang diễn biến phức tạp với tính chất, thủ đoạn ngày càngtỉnh vi hơn gây không ít khó khăn cho công tác điều tra, giải quyết vụ án Bêncạnh những thành tựu đã đạt được, nền kinh tế thi trường tất yếu đem lạinhững yếu tố tích cực trong đời song xã hội Đó là sự cạnh tranh trong xã hội,phân hóa giàu nghèo, người lao động thiếu việc làm, sự tha hóa trong lối
song, tệ nạn xã hội và tội phạm gia tăng Trong những năm qua, công tác dautranh phòng chống tội phạm ở thành phố Hà Nội đạt được nhiều thành quả tolớn, tuy nhiên, tình hình và diễn biến tội phạm rất phức tạp, xu hướng biếnđổi khó lường Trong đó tình hình tội gây rối trật tự công cộng có diễn biếnphức tạp và ngày càng gia tăng Hiện nay, tội phạm nói chung, các tội xâm
phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng nói riêng và đặc biệt là tội gây rỗitrật tự công cộng trên các thành phó, khu đô thị, thị xã lớn đang là vấn đềnhức nhối của toàn xã hội, tuy loại tội phạm này không có tính nguy hiểm cao
so với các loại tội phạm khác nhưng nó có tính phổ biến, đa dạng hình thức và
có ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội Tội
phạm nay thé hiện ở chỗ - hành vi gây rối trật tự công cộng xâm phạm
nghiêm trọng các quan hệ xã hội trong lĩnh vực công cộng, gây ton hại đến
các quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước và công dân, hành vi này được
thực hiện công khai và thường ở những nơi đông người, biểu hiện ý thức coi