1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố

126 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố
Tác giả Vũ Thị Sao Mai
Người hướng dẫn TS. Vũ Gia Lõm
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 77,25 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

VŨ THỊ SAO MAI

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

(Định hướng nghiên cứu)

HÀ NỘI - 2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

VŨ THỊ SAO MAI

Chuyên ngành : Luật Hình sự va Tố Tung hình sự Mã số : 83.80.104

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

(Định hướng nghiên cứu)

Người hướng dẫn khoa học: TS Vũ Gia Lâm

HÀ NỘI - 2018

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập củariêng tÔI.

Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn này.

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Vũ Thị Sao Mai

Trang 5

LOT CAM ĐOANN 5< cs<t HE 07147140714 218007442789074127A12Aserre 1DANH MUC TU VIET TAT cccscsssssessssescsssssesssssssessssesssssssessssesssssssessssecsesscsesscens 2DANH MỤC BANG BIEU -.5 5° 5£ < 5£ s S2 Ss£SsEsEsESeEseSeEsessessrsesse 5MO DAU sm phang k030100161161030801101018156H511240183181401010500011010101318016111820 11 Tính cấp thiết của đề tài -5 < 5 se sseSsESsEsEsESSEseEsEsersessssersssersese 12 Tình hình nghiên cứu dé tài s 2-2 5£ se s£s2£sess£seEsess=sesseseeses 23 Đối tượng và phạm vỉ nghiên €ứu - 5-5 s- ss<essessessese=sessessessese 4

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU << 5< S9 951 9591.5999 9E 4

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên Cứu << <5 «s5 se 5

6 Ý nghĩa khoa học va thực tiễn của đề tài -5-2 se se secsessessese 57 Kết cầu của luận Văn - << se £ 9s sEsEEEsESeEEsEEEsEseErsesersesrssre 5

Chương 1:MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE THUC HANH QUYEN CÔNG

TO TRONG GIAI DOAN TRUY TO cccssssssssssssssscssssssossssssssscsscascacsacsassacsncssesees 61.1 Khái niệm thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố 61.1.1 Khái niệm quyén CONG tỖ - << se s©seksEssksksEsksEsstsersrsersresree 61.1.2 Khái niệm thực hành quyén CONG fỖ -scescsecsesecsessesessssee 11.1.3 Khái niệm, đặc điểm thực hành quyên công tổ trong giai đoạn truy tổ l41.2 Phạm vi và nội dung thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố 181.2.1 Pham vi thực hành quyền công tô trong giai đoạn truy tố 181.2.2 Nội dung thực hành quyên công tổ trong giai đoạn truy tố 211.3 Ý nghĩa của thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố Zao1.3.1 Ý nghĩa chính trị - XG lội cesssscsssssssssssssssessssesssssssssssscssssssssssssssssssssesssssees 221.3.2 Ý nghĩa pháp lý e-e< sc<©s<SsEeeSeEEeEEESESSEsEESEsEESESEsEkEsrrsrkersrrsrsee 231.3.3 Ý nghĩa thự tÏỄN e-cscc<©e<SeeSeEEEsEESEkEkEkeEsereetserrkrsersereererree 241.4 Mối quan hệ giữa thực hành quyền công tố và kiểm sát tuân theo phápluật trong giai đoạn truy tỐ <5- << sSs se sES£EsESsEseEsESsEseEsEsessesrsersee 24KET LUẬN CHƯNG 2- <-5° s52 ©s£ sES£Es£SsEs£EsES£EsESSEsEE3Ese s24 2s2see 28Chương 2: QUY ĐỊNH CUA PHAP LUAT VE THUC HANH QUYEN CONGTO TRONG GIAI DOAN TRUY TO VÀ THUC TIEN THI HANH 29

Trang 6

0071081) 7 292.1.1 Quy định về thực hành quyền cơng tơ trong việc quyết định áp dụng,thay đổi, hiy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, yêu cầu Cơ quanđiều tra tuy NG Di CAïH o- << se se SsEESESEESESSESEESESEESESSESEESESEEEEEEeEErkrerrsree ZY2.1.2 Quy định về thực hành quyén cơng tơ trong việc kiểm tra, bố sungchứng cứ để quyết định việc try t6 e-ee sc< se se se EsvsEseEseseEsessesessesscse 322.1.3 Quy định về thực hành quyên cơng tơ trong trường hợp phát hiện cịncĩ hành vi phạm tội, người phạm tội khác trong vụ án chưa được khởi tố, điềutra (quyết định khởi tố, quyết định thay doi, quyết định bỗ sung quyết định khỏitơ vụ án, khởi 10 Di CAN) o- << s- se SeEseEeEkeEsESESSEEESESEESESEESEEESEEeEkEerrsrersrrsree 352.1.4 Quy định về thực hành quyên cơng tơ trong việc ra các quyết định totụng trong giai Ẩ0q' HUY ẨỖ .- so< se se se se EsEESEseEsEESEsEEEseEsekersetsrsersrssree 402.2 Thực tiễn thi hành quy định của pháp luật về thực hành quyền cơng tốtrong Giai Coa 08101011 1000 652.3.1 Kết quả đạt được (từ năm 2013 đến năm 2017) 5- 5s sess- 652.3.2 Những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân của những hạn chế,vướng mắc khi thực hành quyền cơng tơ trong giai đoạn truy 16 .-. 73KET LUẬN CHƯNG 2 < 5-5 5° sS% S9 932 E339 E3EE3 38 335 52539 535525087

Chương 3: MOT SO GIẢI PHAP GOP PHAN NANG CAO CHAT LƯỢNG THUC HANH QUYEN CONG TO TRONG GIAI DOAN TRUY TĨỐ 88

DAP UNG YEU CÂU CẢI CÁCH TU PHÁP s°©ssevssevvsse 883.1 Vêu cầu của cải cách tư pháp đối với việc nâng cao chất lượng thực hànhquyền cơng tố trong tố tụng hình sự nĩi chung và trong giai đoạn truy tố nĩi

TÏÊNN 0G G G9 9 Họ 9 cọ T0 0 00 000 0.00004000004000 88

3.2 Một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền cơngt6 trong giai oan truy ä 01 94

3.2.1 Gidi pháp lap DÏIấpD <5 << 5 << << 9 9 HH TH 0 0 060900 94S5, CI HÁN RIG kuasnaeeoaiddnrooyesnndtsnvitinravverfrivAIGGAIGEENSEESSG.E019009556/70g6E8 99

KET LUẬN CHƯNG 3 ccccssssssssssssesssssssessssesessscscssssssssucsessssucscsucsessssesscencseesese 105KET LUAN 0 ƠƠ 106DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO

Trang 7

Bảng 1: Số vụ án, số bị can Viện kiểm sát ra quyết định truy tố 67(từ năm 2013 đến năm 2017) - 2-2 ssss£s2£s#Es£Ss£S£ssesEseEseEsexsessessese 67Bảng 2: Số vụ án Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ để điều tra 69bo sung (từ năm 2013 đến năm 2017) -< 5£ 2s s2 s s2 s£ss£sesseszsses69Bảng 3: Số vụ án, số bị can Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ 71(từ năm 2013 đến năm 2017) s- << ss2sss#Es£Es£Ss£ssesseseEseEsersessrssese 71Bang 4: Số vụ án và số bị can Viện kiểm sát ra quyết định tam đình chỉ 72(từ năm 2013 đến Hat DOT) wcccaccsscnersenssssaesescuvesensescsusvcovercusanctaveswvevcascscassvesoestes 72Bảng 5: Số bị cáo Tòa án tuyên không phạm tội 5-2 5 s52 =ses77(từ năm 2013 đến năm 2017) 2- << s2 sS£ sEs£E£EsEseEsEseEsEseseEsesesrsesere 77

Trang 8

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất nước ta đã và đang trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế Song, mặt trái của nền kinh tế ngày càng phát triển chính là tình hình tội phạm diễn biến phức tạp với tính chất và hậu quả ngày càng nghiêm trọng Trong bối cảnh đó, các nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp và Hiến pháp năm 2013 đặt yêu cầu phải tăng cường hơn nữa hiệu lực, hiệu qua công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân; tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc tư pháp tiến bộ đã được Hiến định, tiễn tới đạt mục tiêu xây dựng

nên tư pháp công bằng, nhân đạo, dân chủ, nghiêm minh, đề cao trách nhiệm

trước nhân dân Đề đạt được mục tiêu này, một trong những nhiệm vụ quan trọng là phải đây mạnh công cuộc cải cách tư pháp, chú trọng việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Trong hệ thống các cơ quan tư pháp, VKS đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, duy trì trật tự pháp luật, đảm bảo sự ôn định cho xã hội Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị đã nhấn mạnh: “Viện kiểm sát các cấp thực hiện tốt chức năng công tô và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp” Tiếp theo

đó, tại Dai hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta đã khang dinh: “Vién

kiểm sát nhân dân được tổ chức phù hop với hệ thong tổ chức Tòa án, bảo đảm tốt hơn các điều kiện đề Viện kiểm sát nhân dân thực hiện hiệu quả chức năng thực hành quyên công tô và kiểm sát các hoạt động tư pháp” Điều này cho thấy hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của VKS rất được chú trong, đặc biệt công tác thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tô là công tác mang tính chất đặc thù của ngành kiểm sát.

Thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự cho thấy, những quy định của BLTTHS năm 2003 về hoạt động thực hành quyền công tố trong giai

Trang 9

đoạn truy tổ của VKS đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng, gop phan rất lớn trong quá trình VKS thực hiện chức năng của mình, tuy nhiên có nhiều quy định còn hạn chế, vướng mắc, chưa thực sự có tính khả thi trong thực tiễn Dé

khắc phục những bắt cập hạn chế còn tồn tại cũng như thé chế hóa quan

điểm, chủ trương cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước, BLTTHS năm 2015 đã được Quốc hội thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 Do bộ luật mới có hiệu lực trên thực tế, chưa có thực tiễn kiểm nghiệm, hơn nữa chưa có công trình nghiên cứu khoa học cụ thể nào đánh giá vé sự thay đổi trong quy định về hoạt động thực hành quyền công tô trong giai đoạn truy tố của VKS để tìm hiểu, đánh giá các quy định của BLTTHS năm 2003, làm rõ sự thay đồi, bổ sung trong quy định của BLTTHS năm 2015; đánh giá thực trạng và từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm tiếp tục hoàn thiện quy định của pháp luật cũng như nâng cao chất lượng hoạt động thực hành quyền công tô trong giai đoạn truy tố của VKS.

Vì thế nghiên cứu khoa học một cách chuyên biệt về “Thuc hành quyên công to trong giai đoạn truy to” băng việc phân tích một số van dé lý luận, các quy định của pháp luật tô tụng hình sự, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc để đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố của VKS là cần thiết, mang ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn trong giai

đoạn hiện nay.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu trực tiếp, đầy đủ và chuyên sâu về vấn đề thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tó.

Có một số công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này như: “Quyển

cong to ở Việt Nam”, Lê Thị Tuyết Hoa, luận án tiễn sỹ Luật học năm 2002;

“Thực hành quyên công tô và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điêu tra”, Lê Hữu Thé (chủ biên) năm 2005; “Quyết định của Viện kiểm sát

Trang 10

trong giai đoạn truy tổ”, Nguyễn Thị Minh Hong, luận van thạc sỹ Luật hoc

năm 2012; “Thẩm quyên của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy to”, Vũ Đức Ninh, luận văn thạc sỹ Luật học năm 2013; “C7 năng cua Viện kiểm sát

trong giai đoạn truy tổ”, Nguyễn Thị Thanh Huyền, luận văn thạc sỹ Luật học

năm 2015; “Thuc hành quyên công tô trong giai đoạn diéu tra vụ án hình sự”, Nguyễn Công Cường, luận văn thạc sỹ Luật học năm 2016; “rd hồ sơ để điều tra bồ sung trong giai đoạn truy to”, Võ Thị Xuân Huong, luận văn thạc

sỹ Luật học năm 2017;

Bên cạnh đó, cũng có một số bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành như: “Thuc hành quyên công tô và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong to tụng hình sự của Viện kiểm sát”, Hoàng Thị Sơn, Tạp chí Luật học, số đặc san về BLTTHS năm 2003; “Bàn về chức năng của Viện kiểm sát trong to tung hình sự theo yêu cau cải cách tư pháp”, Lê Thị Tuyết Hoa, Tap chí Kiểm sát số 18/2007; “Một số giải pháp nâng cao chất lượng ban hành các quyết định to tụng hình sự cua Viện kiểm sát trong giai đoạn truy 16”, Võ Ngọc Thạch, Tạp chí Kiểm sát số 5/2014; “Giải pháp dé hạn chế việc trả hô sơ điều tra bồ sung trong giai đoạn truy to”, Lê Tan Cường, Tạp chí Kiểm sát số 5/2014; “Nhiệm vụ, quyên hạn của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tô và van dé nâng cao chất lượng bản cáo trạng”, Nguyễn Minh Đức, Tạp chí Kiểm sát số

Và một số công trình nghiên cứu mang tính đại cương như: “Giáo trình tổ tụng hình sự”, Trường Đại học Luật Hà Nội; “Giáo trình kỹ năng giải quyết các vu án hình sự”, Học viéc tư pháp; “Trinh tự, thủ tục giải quyết các vụ án hình sự”, Mai Thanh Hiếu và Nguyễn Chí Công:

Những công trình nghiên cứu trên chủ yêu mang tính lý luận chung về quyền công tố hoặc chức năng của VKS trong một số giai đoạn hoặc từng hoạt động riêng lẻ của VKS trong giai đoạn truy tố Vì vậy, cần thiết phải có sự nghiên cứu toàn diện, có hệ thống: đồng thời nghiên cứu chuyên sâu và phân tích một cách độc lập về vấn dé thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố của VKS.

Trang 11

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận về thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố, quy định của pháp luật về thực hành quyền công tô trong giai đoạn truy tô và thực tiễn thi hành.

- Phạm vi nghiên cứu: luận văn nghiên cứu về hoạt động thực hành quyền công tô của VKS trong giai đoạn truy t6 dưới góc độ là một chế định

pháp luật t6 tung hinh su, cu thé:

vé lý luận, nghiên cứu khái niệm, phạm vi va nội dung thực hành quyền công t6 trong giai đoạn truy tố, mỗi quan hệ giữa thực hành quyền công tố và kiểm sát tuân theo pháp luật trong giai đoạn truy tố; nghiên cứu các quy định của BLTTHS năm 2015 về thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố, từ đó phân tích những điểm mới của BLTTHS năm 2015 đã khắc phục được cơ bản những hạn chế, vướng mắc của BLTTHS năm 2003.

Thực tiễn thi hành hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố của VKS trên cả nước từ năm 2013 đến năm 2017 để làm cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền công tổ trong giai đoạn truy to.

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu: trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật và thực tiễn thi hành, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hành quyền công tô của VKS trong giai đoạn truy tố.

- Nhiệm vụ nghiên cứu: dé thực hiện được mục đích trên, việc nghiên cứu đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau:

+ Làm rõ một số vẫn đề lý luận như khái niệm, phạm vi và nội dung thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố vụ án hình sự;

+ Phân tích những quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về hoạt động thực hành quyền công tô của VKS trong giai đoạn truy tố;

+ Đánh giá thực trạng thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố của VKS, chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, vướng mac trong thực tiễn thi hành và nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc đó;

Trang 12

+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền

công tổ trong giai đoạn truy tó.

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa

Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các chủ trương quan điểm của Đảng, Nhà nước về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VKS và chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau như: phân

tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, tổng kết thực tiễn 6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa nhất định về mặt khoa học,

đó là giải quyết về mặt lý luận tông thể, toàn diện vấn đề thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố Đồng thời, luận văn đã phân tích được thực tiễn thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố, làm cơ sở để đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tổ cũng như đưa ra các kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về thực hành quyền công tổ trong giai đoạn truy tô.

Ngoài ra, luận văn còn có ý nghĩa là nguồn tài liệu tham khảo cho qua trình học tập, nghiên cứu môn luật tố tụng hình sự của các sinh viên, học viên cao học và cho các cán bộ kiểm sát trong hoạt động nghiệp vụ.

7 Kết cầu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được bố cục gồm 3 chương:

Chương 1: Một số van dé lý luận về thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố:

Chương 2: Quy định của pháp luật về thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tô và thực tiễn thi hành;

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyên công tô trong giai đoạn truy tố.

Trang 13

MOT SO VAN DE LY LUAN VE THUC HANH QUYEN CONG TO TRONG GIAI DOAN TRUY TO

1.1 Khai niệm thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố 1.1.1 Khái niệm quyên công to

Trên thé giới, khái niệm quyên công tố và thực hành quyền công tố đã xuất hiện từ rất sớm, gắn liền với từng kiểu nhà nước và cách thức tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước ở mỗi quốc gia với những điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thé Ở nước ta, dưới góc độ lập pháp thì Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959 chưa trực tiếp đề cập đến công tố và hoạt động công tố Hiến pháp năm 1980 lần đầu tiên đưa ra thuật ngữ “quyền công tố” trong cụm từ “thực hành quyền công tố” khi đề cập đến chức năng của VKSND tại Điều 138, thuật ngữ này cũng được thể hiện trong Điều 137 Hiến pháp năm 1992, đến Hiến pháp năm 2013 thì cụm từ “thực hành quyền công tố” được đặt lên trước cụm từ “kiểm sát hoạt động tư pháp”, đây là một điểm nhấn khác biệt so với các bản Hiến pháp trước đây Trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức VKSND và các văn bản pháp luật tố tụng hình

sự khác cũng có những quy định tương tự.

Khái niệm quyên công tố đã được đề cập nhiều trong khoa học pháp lí ở nước ta nhưng đây là van dé vẫn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau và hiện tại vẫn chưa có quan điểm nào được các cơ quan có thầm quyền chính thức

công nhận.

Theo Từ điển tiếng Việt thì “Công tố là truy tố, buộc tội bị cáo và phát biểu ý kiến trước Tòa án, nhân danh Nhà nước”! Từ điển Luật học định nghĩa: “Quyền công tổ là quyền buộc tội nhân danh Nhà nước đối với người phạm tội”” Như vậy có thé hiểu một cách khái quát quyền công té là quyền buộc tội của Nhà nước đối với người thực hiện hành vi tội phạm thông qua

' Từ điển Tiếng Việt (2004), Nxb Đà Nẵng, tr.210.

? Từ điển Luật học (2006), Nxb Từ điển Bách khoa - Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr.298.

Trang 14

việc truy t6 người đó ra trước Tòa an dé xét xử và buộc tội người bị xét xử tại

phiên tòa Trong giới nghiên cứu khoa học pháp lý ở nước ta hiện nay đang

tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về quyền công tố:

Quan điểm thứ nhất đồng nhất khái niệm quyền công tô với hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKSND (trước khi Hiến pháp năm 1992 được sửa đối, bổ sung năm 2001) Có thé thay rõ quan điểm này xuất phát từ chức năng của VKSND để xem xét quyền công tố Quan điểm này cho rằng, tất cả các hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật đều là thực hành quyền công tô Điều đó có nghĩa là, ngay cả khi VKS kiến nghị yêu cầu các cơ quan

nhà nước sửa chữa những vi phạm phát luật của mình trên lĩnh vực hành

chính, kinh tế, xã hội (trước đây gọi là kiểm sát chung) cũng là thực hành quyền công tố Và bởi vậy, có nhiều nước gọi VKS là Viện công tố Theo quan điểm này, quyền công tô không phải là một chức năng độc lập của VKS, mà chỉ là một quyền năng, một hình thức thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật Quan điểm này cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các nhà tố tụng hình sự học Liên Xô trước đây.”

Theo chúng tôi, hiểu khái niệm quyên công tố theo quan điểm trên là chưa chính xác Bởi vi, quan điểm này đã đánh đồng khái niệm quyền công tố với khái niệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật và cũng không phù hợp với các quy định của Hién pháp và các văn bản quy phạm pháp luật Theo quy định của pháp luật nước ta thời kỳ trước khi Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi thì VKS có hai chức năng rất cụ thể: chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật và chức năng thực hành quyên công tố Trong quá trình thực hiện, cho dù giữa hai chức năng này có một số nội dung đan xen, liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau nhưng không vì thế mà phủ nhận tính độc lập của chúng cả về nội dung lẫn phạm vi áp dụng Bởi lẽ đó, không thé đồng nhất hai

chức năng này của VKS với nhau.

3 Võ Quang Nhạn (1984), “Bàn về quyền công tổ”, Tap chí Công tác Kiểm sát, (Số 2).- Giáo trình Công tác kiểm sát (Phần chung) (1984), Trường Cao dang kiểm sát, tr.74.

- Giáo trình Công tác kiểm sát (1996), tập 1, Trường Cao dang kiểm sát Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, tr.85-87.- Giáo trình tố tụng hình sự Xô Viết (1980), Nxb Pháp lý Matxcova, tr.92-95.

Trang 15

cho VKS truy tô kẻ phạm tội ra Tòa án, thực hiện sự buộc tội tại phiên tòa (thực hiện quyền công tố)” Quan điểm này nhẫn mạnh vai trò duy nhất của VKS trong việc thực hiện quyền công tố và chỉ thực hiện duy nhất trong tố tụng hình sự và cũng chỉ ở một giai đoạn duy nhất của tố tụng hình sự là giai đoạn xét xử sơ thầm.

Quan điểm này đã quá thu hẹp khái niệm, nội dung, phạm vi quyền công tố và không phản ánh được day đủ bản chất của quyền này Trên thực tế, hoạt động truy tố và buộc tội của VKS tại phiên tòa chỉ là một số nội dung hoạt động của VKS khi thực hành quyền công tố.

Quan điểm thứ ba cho rang quyền công tố là quyền đại diện cho nhà nước dé đưa các vụ việc vi phạm trật tự pháp luật ra cơ quan xét xử để bảo vệ

lợi ích của nhà nước, bảo vệ trật tự pháp luật” Những người theo quan điểm

nay cho rằng quyền công tố xuất hiện từ khi có nhà nước và pháp luật, được thé hiện đầu tiên trong lĩnh vực hình sự, t6 tụng hình sự; cùng với sự phát triển của xã hội, của các ngành luật, quyền công tố được mở rộng sang lĩnh vực dân sự, tố tụng dân sự và các lĩnh vực tổ tụng tư pháp khác Quyền công tô là một nội dung của hoạt động thực hiện chức năng của VKSND trong lĩnh vực tô tụng hình sự, tố tụng dân sự và các lĩnh vực tư pháp khác nhằm đảm

bảo mọi hành vi vi phạm pháp luật, hành vi phạm tội bi xử lý theo pháp luật.

Quan điểm này đã quá mở rộng khái niệm, nội dung và phạm vi của quyền công tố, đã đồng nhất quyền công tố với những quyền năng của VKS trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh té,

lao động.

Quan điểm thứ tư cho rằng quyền công tố là quyền nhà nước giao cho

các cơ quan tiên hành tô tụng trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự và ap

* Võ Thọ (1985), Một số vấn dé về Luật tổ tụng hình sự, Nxb Pháp lý, tr.86-88

Thạch Giản (1982), Tim hiểu bộ máy nhà nước Viện kiểm sát nhân đân, Nxb Pháp lý, tr.22> Giáo trình Công tác kiểm sát (Phan chung) (1984), Trường Cao dang kiểm sát, tr.69-72.

Giáo trình Công tác kiểm sát (1996), tập 1, Trường Cao đẳng kiểm sát Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, tr.84-87.

Trang 16

dụng các chế tài hình sự đối với người phạm tội Theo quan điểm này thì quyền công tố do các cơ quan tiễn hành tố tụng thực hiện trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự và thi hành án hình sự Đó là hoạt động tố tụng của Điều tra viên, KSV và những người khác được pháp luật quy định có trách nhiệm xác định kẻ phạm tội cũng như các căn cứ dé kết tội và áp dụng các hình phạt đối với người phạm tội”.

Hiểu quyền công tố theo quan điểm này dẫn đến sự nhằm lẫn giữa các hoạt động buộc tội, xét xử và bào chữa trong tố tụng hình sự Mỗi một hoạt động trên được thực hiện bởi một hoặc một số chủ thể nhất định, tùy thuộc vào từng giai đoạn cụ thé của quá trình tố tụng hình sự Theo quan điểm nêu trên thì không chỉ CQDT va Cơ quan công tổ mà Cơ quan xét xử và Cơ quan thi hành án déu là chủ thé thực hành quyên công tó.

Quan điểm thứ năm cho rằng quyền công tô bao gồm quyền khởi tố, điều tra vụ án, quyền truy tố và buộc tội bị cáo trước Tòa án Quyền công tố luôn gắn liền với hoạt động buộc tội nhân danh nhà nước, do vậy quyền công

tố chỉ được thực hiện duy nhất trong lĩnh vực tố tụng hình sự Chủ thé tham

gia vào hoạt động thực hành quyền công tố chỉ bao gồm CQDT (Điều tra viên) và Viện công tố (Công tố viên) Hoạt động truy tố người phạm tội, hành vi phạm tội ra trước Tòa án để xét xử chỉ do Viện công tố thực hiện Quyền công tố được sử dụng dé bảo vệ cả lợi ích công và lợi ích của cá nhân, tổ chức bị hành vi phạm tội xâm hại Quan điểm này lại mở quá rộng phạm vi quyền công tố cũng như chủ thé thực hành quyền công tố vì cho rằng hoạt động điều tra cũng là hoạt động thuộc nội dung quyền công tố.

Quan điểm thứ sáu cho rằng quyền công tô là quyền của nha nước đưa các việc làm phạm pháp liên quan đến lợi ích chung ra Tòa để xét xử, vì nhà nước nhân danh xã hội duy trì trật tự chung bằng pháp luật Những người theo

quan diém nay đưa ra kêt luận: quyên công tô là quyên nha nước nhân danh

° Thuật ngữ pháp lý phô thông (1986), Tập 1, Nxb Pháp lý, tr.94

- Tội phạm học, Luật hình sự và Tô tụng hình sự (1995), Nxb Chính trị quôc gia, tr.380.

Trang 17

xã hội truy cứu trách nhiệm pháp lý đến cùng đối với những người có hành vi phạm tội hoặc hành vi vi phạm pháp luật, mọi hành động xâm hai đến lợi ích

chung, nhăm mục đích duy trì trật tự của cộng đồng, trật tự pháp luật mà nhà

nước đặt ra dé duy trì, củng cô và phát triển các quan hệ xã hội Quyền công tố không chỉ có trong lĩnh vực hình sự mà còn có trong các lĩnh vực khác như

dân sự, hành chính, kinh tế, lao dong’.

Quan điểm này coi mọi việc đưa ra Tòa án dé giải quyết đều do vi phạm pháp luật Quan điểm nay là chưa đủ cơ sở bởi lẽ trong thực tiễn tố tung thì ngoài lĩnh vực tố tụng hình sự, người thực hiện hành vi phạm tội ngoài xâm hại đến khách thê trực tiếp (quan hệ xã hội trực tiếp bị tội phạm xâm hại) thì đều xâm hại đến trật tự xã hội chung Còn trong các lĩnh vực tố tụng khác, hoạt động xét xử của Tòa án đều nhằm bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tranh chấp mà các quan hệ pháp lý trong các vụ việc tranh chấp không phải lúc nào cũng phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật.

Quan điểm thứ bảy cho răng quyền công tô là quyền được hành xử

nhân danh xã hội, vì lợi ích chung cho xã hội, với mục đích là Tòa án tuyên

một hình phạt đối với người phạm pháp” Những người theo quan điểm này cho răng hành vi đưa các phạm nhân ra Tòa án để xét xử là truy tố Quyền truy tố ấy là công tố quyền, vì là quyền của cộng đồng xã hội trừng trị người phạm tội qua các đại diện của xã hội Các thầm phán được giao nhiệm vụ thực hành công tố quyền là các Tham phán công tố Về bản chất, quyền công tố thuộc về xã hội và chỉ có xã hội mới có quyền trừng phạt, do đó phạm vi quyên công tố chỉ giới han trong tố tụng hình sự và trước Tòa án.

Trên đây là một số quan điểm về quyên công tố, có thé thấy rằng điểm hạn chế chung nhất của hầu hết các công trình nghiên cứu về quyền công tố là không phân định rõ được khái niệm, bản chất, nội dung, phạm vi của quyền

7 Đỗ Văn Đương (1999), Khái niệm, đối tượng, phạm vi, nội dung quyền công to, Kỷ yêu đề tài cấp bộ

“Những van dé ly luận về quyên công tô và thực tiên hoạt động công tô ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay”,tr.138-140.

- Một số vấn đề góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tưpháp (1997), Trường Cao đăng kiểm sát Hà Nội, tr.6-17.

* Nguyễn Quốc Hưng, Hinh sự t6 tung lược giảng, Nhà sách Khai Trí, tr.47,131.

Trang 18

công tố, hoạt động thực hành quyền công tố và hoạt động kiểm sát các hoạt động tư pháp Chúng tôi đồng nhất với cách phân tích, lập luận thé hiện quan điểm cho rằng quyền công tổ chi có thể được xem xét trong mối liên hệ với lĩnh vực pháp luật tố tụng hình sự, nó luôn gan liền với việc nhân danh nhà nước (nhân danh công quyền) chống lại hình thức vi phạm pháp luật nghiêm trọng nhất (tội phạm) Bản chất của hoạt động tổ tụng hình sự là hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng dé phát hiện và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội Trong tố tụng hình sự luôn tồn tại ba chức năng tố

tụng cơ bản đó là chức năng buộc tội, chức năng gỡ tội, chức năng xét xử.

Buộc tội là một chức năng tô tụng nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự đối với

người thực hiện hành vi phạm tội Co quan thực hiện chức năng buộc tội có

trách nhiệm và có quyền đưa ra lời cáo buộc cụ thê đối với cá nhân cụ thể và có nhiệm vụ đưa ra những tải liệu, chứng cứ cụ thể cho sự buộc tội đó.

Với những lập luận cụ thể đã nêu trên, chúng tôi đưa ra khái niệm quyên công tô như sau:

Quyên công tô là quyên của Nhà nước thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, được Nhà nước giao cho VKS (Viện cong to) thực hiện nhằm phát hiện tội phạm và truy cứu trách nhiệm hình sự người thực hiện hành vi phạm tội ra trước Tòa an để xét xử và bảo vệ sự buộc

tội đó tại phiên toa.

1.1.2 Khái niệm thực hành quyên công to

Trong khoa học luật tô tụng hình sự, việc xác định quyền công tố và theo đó là thực hành quyền công tố có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất quan trọng Giải quyết được rõ ràng, rành mạch những vấn đề trên giúp cho việc nhận thức đầy đủ, chính xác vị trí, vai trò của VKS trong hệ thống cơ quan nhà nước nói chung và trong mỗi quan hệ với các cơ quan tư pháp nói riêng, cũng như chức năng, nhiệm vụ của VKS, đặc biệt là trong tố tụng hình sự Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta tích cực triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng về cải

cách cơ quan tư pháp.

Trang 19

Theo Từ điền tiếng Việt thì “thực hành” có nghĩa là “làm dé áp dụng lí

thuyết vào thực tế”, “thực hành” cũng đồng nghĩa với “thực hiện”” Đối với khoa học pháp lý, chúng ta có thé hiểu thực hành là thực hiện việc áp dụng các lý luận pháp lý vào thực tiễn.

Từ điển Luật học giải thích “Thực hành quyền công tố là việc sử dụng tong hợp các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyên công tố dé truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong các giai đoạn điều tra, truy tố và xét xr”,

Cũng như khái niệm quyền công tố, trước khi Luật Tổ chức VKSND năm 2014 có hiệu lực thi hành thì khái niệm thực hành quyền công tố cũng Ít được dé cập đến trong các tài liệu pháp lý ở nước ta Nếu có đề cập đến van đề này thì thường là các quan điểm nghiên cứu có tính chất cá nhân, cơ bản là theo hai khuynh hướng: một là, gắn thực hành quyền công tố với việc thực hiện những nhiệm vụ khác của Công tố viên trong tổ tụng hình sự Cơ sở lý luận của khuynh hướng này là việc tô chức và hoạt động của cơ quan công tố

ở nước ngoài, cơ sở pháp lý mà các tác giả theo khuynh hướng này đưa ra làcác quy định pháp luật hiện hành ở nước ta, nhưng chỉ bó hẹp trong phạm vi

truy tố hoặc buộc tội của VKS trước Tòa án Một số tác giả khác thì lại mở rộng phạm vi quyền công tô được thực hiện trong mọi giai đoạn t6 tụng hình sự bao gồm cả điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án Khuynh hướng thứ hai là chỉ nêu ra một số biện pháp pháp lý như: lập cáo trạng và luận tội trước phiên tòa sơ thấm hình sự và coi đó là thực hành quyền công tô, thậm chi có người còn cho răng thực hành quyền công tố chỉ là sự buộc tội trước phiên tòa sơ thâm.

Như đã phân tích ở trên, quyền công tố là quyền của Nhà nước thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm t6i Quyền này

găn với bản chât từng kiêu nhà nước và chỉ có trong lĩnh vực tô tụng hình sự.

” Từ điển Tiếng Việt (2004), Nxb Da Nẵng, tr.973

'° Từ điển Luật học (2006), Nxb Từ điển Bách khoa - Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr.457

Trang 20

Dé bảo đảm thực hiện quyền công tố trong thực tế đấu tranh chống tội phạm thì nhà nước ban hành các văn bản pháp luật, trong đó quy định các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền công tố Các quyền năng đó được giao cho cơ quan nhà nước nào thực hiện dé phat hiện tội phạm va truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, thì cơ quan ay được gọi là cơ quan có trách nhiệm thực hành quyền công tó.

Ở Việt Nam, căn cứ vào các quy định pháp luật của Nhà nước ta từ năm 1960 đến nay thì VKSND là cơ quan duy nhất được giao chức năng thực hành quyền công tô Thực tiễn hoạt động thực hành quyên công tố may chục năm qua của ngành kiểm sát cho thấy mọi vụ án hình sự đều do VKS truy tố và thực hiện sự buộc tội trước phiên tòa sơ thâm, đưa ra lời kết luận của mình tại phiên tòa phúc thâm, giám đốc thấm và tái thâm Việc CQDT va Tòa án

thực hiện việc khởi tố vụ án hình sự, CQDT bat giữ người phạm tội, điều tra

thu thập chứng cứ, thực chất chỉ là những hoạt động hỗ trợ, phục vụ cho việc thực hành quyền công tố của VKS Trên cơ sở kết quả điều tra, lời luận tội của KSV và kết quả tranh tụng dân chủ tại phiên tòa, Tòa án áp dụng pháp luật dé kết luận về tội trạng của bị cáo, trách nhiệm pháp lý của bị cáo Ban án kết tội của Tòa án chính là sự chấp nhận lời buộc tội của VKS đối với người

phạm tội.

Pháp luật hiện hành cũng đã có quy định cụ thé về thực hành quyền công tô tại Điều 3 Luật Tổ chức VKSND năm 2014: “Thực hành quyền công tố là hoạt động của VKSND trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự” Quy định mang tính khái niệm này được đánh giá là bước phát triển lý luận về quyền công tố và thực hành quyền công tố trên cơ sở tổng kết thực tiễn hoạt động gần 60 năm qua của VKSND nước ta Cơ bản khắc phục các khuynh hướng chưa phù hop, ton tại cả trong nhận thức và thực tiễn xây dựng và áp dụng pháp luật như: 1) Đồng nhất chức

Trang 21

năng thực hành quyền công tố với chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKS, dẫn đến mở rộng phạm vi quyền công tố vượt ra ngoài lĩnh vực t6 tụng hình sự sang ca tố tụng dân sự, hành chính, lao động 2) Coi hoạt động công tố như là một trong những hình thức thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự 3) Thu hẹp phạm vi quyền công tố, coi thực hành quyền công tố chỉ là hoạt động truy tố kẻ phạm tội ra Tòa án và buộc tội tại phiên tòa ' ".

Từ những phân tích nêu trên, chúng tôi đưa ra khái niệm thực hành

quyên công tô như sau:

Thực hành quyên công tô là việc VKS sử dung tổng hợp các quyên năng pháp lý thuộc nội dung quyên công tô từ khi giải quyết tô giác, tin bdo về tội phạm, kiến nghị khởi tổ và trong suốt quá trình khỏi to, diéu tra, truy to, xét xử vụ dn hình sự nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội ra trước Tòa an để xét xử và bảo vệ sự buộc tội đó tại phiên tòa.

1.1.3 Khái niệm, đặc điểm thực hành quyên công to trong giai đoạn truy to

1.1.3.1 Khái niệm thực hành quyên công lô trong giai đoạn truy t6 Tố tụng hình sự Việt Nam được xác định là một hệ thống các giai đoạn gan liền với hoạt động đặc trưng của các cơ quan có thầm quyên tiến hành tố tụng, những người có thẩm quyên tiến hành tố tụng và người tham gia tố tung hình sự mà giai đoạn trước là tiền đề của giai đoạn sau và giai đoạn sau là hệ quả của giai đoạn trước, đồng thời cũng kiểm tra tính đúng đắn của giai đoạn

trước đó.

Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý và dựa trên thực tế áp dụng pháp luật tố tụng hình sự để giải quyết vụ án hình sự cho thấy quá trình giải quyết vụ án hình sự được chia thành 5 giai đoạn: giai đoạn khởi

tô, giai đoạn điêu tra, giai đoạn truy tô, giai đoạn xét xử và giai đoạn tô tụng

lỗ Nguyễn Như Hùng (2017), “Nội dung, cấu trúc quyền lực tố tụng hình sự trong hoạt động truy tố”, Tap chí

Kiểm sát, (04), 34-37.

Trang 22

đặc biệt (giám đốc thâm, tái thâm) Trong đó, giai đoạn truy tổ là giai đoạn quan trọng, góp phần kịp thời sửa chữa và khắc phục những thiếu sót cũng như vi phạm pháp luật của CQĐT trong quá trình điều tra vụ án hình sự, đồng thời xác lập cơ sở pháp lý dé tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Theo Từ điển tiếng Việt, truy tô là “đưa người coi là phạm tội ra tòa dé °!? Tw điển Luật học giải thích truy tố là “đưa người phạm tội ra trước

xét xử”

tòa án dé xét xử theo quy định của pháp luật, truy tổ người phạm tội ra trước tòa thuộc thấm quyền của VKSND”” Như vậy, có thé hiểu truy tổ là giai đoạn của tố tụng hình sự, trong đó VKS tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm đưa bị can ra trước tòa án để xét xử hoặc ra những quyết định tố tụng khác dé giải quyết đúng đắn vụ án hình sự Ý.

Quyền công tố nhà nước do VKS thực hiện gồm nhiều quyền năng tố tụng, trong đó, quyền truy cứu trách nhiệm hình sự bị can ra trước Tòa án trong giai đoạn truy tố là quyền đặc trưng của VKS Quyền này được thực hiện băng quyết định truy tổ của VKS sau khi nhận được hé sơ vụ án cùng bản kết luận điều tra, đề nghị truy tố của CQDT Trong thực tế, dé thực hiện tốt quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, pháp nhân phạm tội, VKS phải tiến hành nghiên cứu hồ sơ vụ án, giải quyết nhiều van đề phức tạp đặt ra trong thời hạn nhất định mà BLTTHS đã quy định đối với từng loại tội phạm nhằm đảm bảo việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng

pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô

tội, xác định đúng trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân Với nhiệm vụ riêng, cụ thé, chủ thé duy nhất thực hiện quyền này là VKS, hoạt động truy tố có tính đặc thù riêng về hành vi tố tụng và văn kiện tổ tụng áp dụng nên truy

tố thực sự là giai đoạn độc lập của quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Như đã phân tích ở trên, thực hành quyên công tổ là việc VKS sử dụng tong hợp các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyên công tổ từ khi giải

'” Từ điện Tiếng Việt (1997), Nxb Da Nẵng, tr.1017

'3 Từ điển Luật học (2006), Nxb Từ điên Bách khoa — Nxb Tư pháp tr 820

'4 Giáo trình Luật tô tụng hình sự (2018), Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, tr.367.

Trang 23

quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự dé truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội Thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tô chi là hoạt động cụ thé của VKS nhằm thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội trong một giai đoạn tô tung cụ thé.

Từ đó ta có thê đưa ra khái niệm thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố như sau:

Thực hành quyên công tô trong giai đoạn truy tô là việc VKS sử dụng các quyên năng pháp lý thuộc nội dung quyên công tô ở giai đoạn truy t6 theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự dé quyết định truy tô người phạm tội ra trước tòa án để xét xử hoặc đưa ra các quyết định khác nhằm giải quyết vụ án.

1.1.3.2 Đặc điểm thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tổ Thực hành quyên công tố trong giai đoạn truy tô là chức năng hiến định của VKS trong việc thực thi quyền lực nhà nước để truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội Do VKS là chủ thê duy nhất được giao nhiệm vụ truy tố người phạm tội, nên VKS phải được trao đầy đủ quyền năng và thực hiện triệt để quyền năng của mình để bảo đảm không bỏ lọt tội phạm và người phạm

tội, không làm oan người vô tdi.

Thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố mang tính công khai và được thực hiện theo trình tự, thủ tục tố tụng do pháp luật quy định Đặc điểm này nhằm bảo đảm cho hoạt động của VKS được thực hiện một cách độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, không có bất cứ sự can thiệp nào vào hoạt động thực hành quyền công tố của VKS Tuy nhiên hoạt động thực hành quyền công tố của VKS cũng phải được giám sát bởi nhiều chủ thé khác nhau ở trong và ngoài tố tụng hình sự.

Hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy t6 của các KSV chịu sự lãnh đạo tập trung của Viện trưởng VKS mỗi cấp và chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng VKSND tối cao VKS cấp trên có quyền rút, hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của VKS cấp dưới và yêu cầu ra quyết định đúng pháp luật.

Trang 24

Hoạt động thực hành quyền công tổ có đặc điểm khác với hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn truy tô Tuy cùng một chủ thé tiến hành là VKS nhưng thực hành quyền công tố có đối tượng là tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội Trong khi thực hành quyền công tó, VKS trực tiếp ra các quyết định làm phát sinh, thay đôi hoặc chấm dứt việc buộc tội Các quyết định của VKS khi thực hành quyền công tố có ý nghĩa

quyết định đến vụ án và người thực hiện hành vi phạm tội Trong khi đối

tượng của hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn truy tố là việc tuân theo pháp luật của cơ quan, cá nhân tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng khác có hoạt động phát sinh trong giai đoạn truy tố Đề kiểm sát việc tuân theo pháp luật, VKS tiễn hành các hoạt động kiểm sát, kịp thời phát hiện các vi phạm pháp luật và yêu cầu, kiến nghị các chủ thể chấm dứt vi phạm, khôi phục lại trật tự pháp luật bị vi phạm.

Khác với giai đoạn điều tra và giai đoạn xét xử, khi thực hành quyền công tô ở giai đoạn truy tố, VKS gần như “một mình một sân” Ở giai đoạn điều tra và giai đoạn xét xử, các hoạt động thực hành quyền công tố của VKS luôn được thực hiện song hành cùng với hoạt động điều tra của CQDT và hoạt động xét xử của Tòa án Ở giai đoạn truy tố, với tính chất là một giai đoạn độc lập trong tổ tụng hình sự, VKS thực hiện quyền năng tố tụng đặc trưng nhất của mình thông qua các hoạt động thực hành quyên công tố Khi đó, VKS phải “tự mình” kiểm tra lại kết quả của toàn bộ các quyết định tố tụng, hoạt động tố tụng mà CQDT có thâm quyên đã tiến hành và đưa ra các quyết định một cách chính xác, đầy đủ, khách quan nham truy t6 người phạm tỘI ra trước Tòa án dé xét xử hoặc đưa ra các quyết định khác dé giải quyết vụ án.

Hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tô là hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự thường đối lập với hoạt động bào chữa nhưng đều có mục đích chung là tìm đến sự thật và bảo đảm công lý, công bằng, lẽ phải Trong khi hoạt động công tố phải bảo đảm tính toàn diện, không những

tập trung vào việc tìm kiêm, củng cô các băng chứng buộc tội mà còn phải

Trang 25

tìm kiếm cả bang chứng gỡ tội dé cho việc buộc tội khách quan và chính xác hơn thì hoạt động bào chữa lại chủ yếu hướng vào việc tìm kiếm những băng chứng gỡ tội Thực hành quyền công tố là hoạt động mang tinh nhà nước đối với người phạm tội, còn bào chữa là hoạt động dé thực hiện quyền bào chữa của cá nhân, được pháp luật quy định, nên có sự khác biệt nhất định về nội

dung và phương pháp thực hiện.

1.2 Phạm vi và nội dung thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố

1.2.1 Phạm vi thực hành quyền công tô trong giai đoạn truy to

Với tính chất là một giai đoạn độc lập của tố tụng hình sự, giai đoạn truy tố có chức năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do luật định nhăm kiểm tra lai tính hợp pháp và có căn cứ của toàn bộ các hành vi tố tụng mà CQDT đã áp dụng dé bảo đảm cho các quyết định của VKS được chính xác và khách quan, góp phan truy cứu trách nhiệm hình sự đúng người, đúng tội và đúng pháp luật Do đó, để hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố của VKS đạt hiệu quả thì việc xác định đúng phạm vi thực hành quyền công tố nói chung và phạm vi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố

nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

- Về phạm vi thực hành quyền công tố:

Có quan điểm cho rằng phạm vi thực hành quyền công tô đồng nhất với phạm vi quyền công tố Theo quan điểm của chúng tôi, phạm vi quyền công tô có phan “rộng” hơn phạm vi của thực hành quyền công tố.

Xét về mặt nguyên tắc, chúng đồng nhất về phạm vi, đó là từ khi có tội phạm xảy ra cho đến khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật Mục đích của tố tụng hình sự đòi hỏi mọi tội phạm xảy ra đều phải được phát hiện và xử lý theo pháp luật Do đó, về mặt nguyên tắc, cứ có tội phạm xảy ra là đòi hỏi quyền công tố phải được phát động Song, để có cơ sở phát động công tố quyền phải có một giai đoạn chuẩn bị nhằm thu thập tài liệu, tin tức

vê tội phạm xảy ra, như: tiêp nhận, xác minh tin báo, tô giác vê tội phạm; tiên

Trang 26

hành một số hoạt động điều tra trước khi khởi tố vụ án như khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai người làm chứng, lấy lời khai người bị tạm giữ

Theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam thì khởi tố vụ án hình sự được thực hiện khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm chứ không nhất thiết phải khi tội phạm đã rõ mới được khởi tố Như vậy, pháp luật tố tụng hình sự đã cho phép thực hành quyên công tố sớm một bước dé tạo điều kiện chủ động và

phát hiện có hiệu quả mọi hành vi phạm tội.

Nhưng ngược lại, cũng cần khang dinh rang, việc khởi tô vụ án hình su

của các cơ quan có thầm quyền không thé bao trùm hết được số vụ phạm tội

đã xảy ra trên thực tế Những vụ phạm tội còn tiềm ân trong đời sống kinh tế

-xã hội đang chiếm một tỷ lệ đáng ké trong mối tương quan so với số vụ đã

được khởi tố Nhiều nhà nghiên cứu tội phạm cho thấy, tình trạng đó là một

van dé có tính quy luật Yêu cầu phát hiện kịp thời và khởi tố điều tra mọi hành vi phạm tội đương nhiên là vấn đề có tính nguyên tắc Do đó, quan niệm quyền công tố bắt đầu từ khi khởi tố vụ án hình sự lại thu hẹp phạm vi của quyền nay và nhằm lẫn quyền công t6 với khởi tô vụ án vốn là một biện pháp thực hành quyền công tô Quyền công tổ luôn luôn “treo trên đầu” đối với tat

cả những người đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng chưa bị phát hiện, khởi

tố, điều tra Điều này cũng đủ để chứng minh rằng, phạm vi quyền công tố rộng hơn so với phạm vi thực hành quyền công tố

Mặt khác, thực hành quyền công tố là hoạt động thực hiện việc buộc tội

theo pháp luật thì hoạt động này phải được thực hiện theo quy định của pháp

luật Theo quy định của BLTTHS năm 2015 thì phạm vi thực hành quyền công tố nói chung bat đầu từ khi giải quyết t6 giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và kết thúc khi có bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật Như vậy, phạm vi thực hành quyên công tố chỉ xuất hiện đối với các tội phạm rõ mà không xuất hiện đối với tội phạm chưa được phát hiện (tội phạm

'S TS Lê Hữu Thể, Đỗ Văn Duong, Nông Xuân Trường (2005), Thực hành quyên công tô và kiểm sát các

hoạt động tư pháp trong giai đoạn diéu tra, Nxb Tư pháp, tr.59.

Trang 27

ân) Quan điểm này một lần nữa được khăng định tại Nghị quyết số 08 ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị: “Hoạt động công t6 phải được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình tố tụng nhằm đảm bảo không bỏ lọt

tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội, xử lý kip thời

những trường hợp sai phạm của những người tiến hành tố tụng khi thi hành

nhiệm vụ ”.

Qua phân tích trên ta thấy phạm vi quyền công tố rộng hơn so với phạm vi thực hành quyền công tố ở điểm bat dau và trùng nhau tại điểm kết thúc Phạm vi thực hành quyền công tố nói chung bắt đầu khi có quyết định khởi tố vụ án và kết thúc khi có bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án không bị kháng nghị hoặc đình chỉ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự “

- Về phạm vi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố:

Truy tố là giai đoạn tiếp sau giai đoạn điều tra, được bắt đầu từ khi VKS nhận hồ sơ vụ án kèm theo bản kết luận điều tra, dé nghị truy tố của CQDT hoặc cơ quan được giao nhiệm vu tiễn hành một số hoạt động điều tra chuyên đến Trong giai đoạn này, VKS xem xét, quyết định việc truy tố hoặc đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; tiễn hành các hoạt động bô sung tài liệu, chứng cứ hay trả lại hồ sơ dé điều tra bổ sung Trong trường hợp cần thiết, VKS có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu liên quan đến vụ án hoặc trực tiếp tiễn hành một số hoạt động điều tra bổ sung tai liệu, chứng cứ để quyết định truy tố hay không truy tố đối với bị can Trong trường hop không thé tự mình bổ sung được tài liệu, chứng cứ có ý nghĩa quan trọng đối với việc giải quyết đúng dan vụ án thì VKS có thé trả lại hồ sơ cho CQDT yêu cầu điều tra bổ sung, bảo đảm việc truy tô hay không truy t6 đúng quy định

của pháp luật, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm.

Như vậy, phạm vi thực hành quyền công tố của VKS trong giai đoạn truy t6 được thực hiện từ khi VKS nhận hồ sơ vụ án kèm theo bản kết luận

'* Nguyễn Công Cường (2016), 7c hành quyển công tô trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, Luận văn

thạc sỹ luật học, Đại học luật Hà Nội, tr 19.

Trang 28

điều tra, đề nghị truy tố do CQDT chuyền đến và kết thúc bằng việc VKS ra một trong các quyết định sau: truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng

theo thủ tục thông thường hoặc bằng quyết định truy tố theo thủ tục đặc biệt;

trả lại hồ sơ dé điều tra bố sung; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

1.2.2 Nội dung thực hành quyền công tô trong giai đoạn truy to

Nội dung của hoạt động thực hành quyên công tố là việc sử dụng tat cả những quyền năng tố tụng nhằm bảo đảm phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh mọi hành vi phạm tội, không dé lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội Cơ quan có chức năng thực hành quyền công tố ở nước ta là VKS, nên nội dung thực hành quyền công tô là hoạt động của VKS thực hiện các quyền năng pháp ly được luật định trong quá trình tố tụng để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội Trong giai đoạn truy tố, nội dung thực hành quyền công tố của VKS bao gồm việc thực hiện các quyền năng pháp lý đã được luật định nhằm đưa bị can ra trước tòa án để xét xử hoặc ra những quyết định tố tụng khác để giải quyết vụ án, cụ thể:

- Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn đối với bị can khi có các căn cứ theo quy định của BLTTHS Khi cần thiết có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế áp giải, dẫn giải, kê biên tài sản, phong tỏa tài sản Trong trường hop bị can bỏ trốn, VKS có quyền yêu cầu CQDT truy nã

bị can.

- Yêu cầu cơ quan, tô chức, cá nhân cung cấp tài liệu liên quan đến vụ án trong trường hợp cần thiết;

- Trực tiếp tiễn hành một số hoạt động điều tra như hỏi cung bị can, lay lời khai người làm chứng, đối chất nhằm kiểm tra, bố sung tài liệu, chứng cứ dé quyết định việc truy tố hoặc khi Tòa án yêu cầu điều tra bổ sung mà xét thay không cần thiết phải trả hỗ sơ cho CQDT;

- Quyét định khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong trường hợp phát hiện

còn có hành vi phạm tội, người phạm tội khác trong vụ án chưa được khởi to, điều tra Quyết định thay đổi, quyết định bồ sung quyết định khởi tố vụ án, bị

Trang 29

can trong trường hợp phát hiện hành vi mà bị can đã thực hiện cầu thành tội phạm khác nặng hơn hoặc con bỏ sót hành vi phạm tội chưa bị khởi tố VKS ra các quyết định này nếu VKS đã trả hồ sơ và đưa ra yêu cầu mà CQDT

không thực hiện.

- Quyết định trả hồ sơ cho CQDT dé yêu cầu điều tra bố sung khi thuộc trường hợp quy định tại Điều 245 BLTTHS năm 2015;

- Quyét định tach vu án, nhập vu an; chuyén vu an dé truy t6 theo tham

quyên; quyết định áp dung thủ tục rút gon nếu thấy đủ điều kiện quy định tại Điều 456 BLTTHS năm 2015; quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh khi có kết luận giám định pháp y tâm thần khăng định bị can không có

năng lực trách nhiệm hình sự.

- Quyết định gia hạn, không gia hạn thời hạn truy tố, thời hạn áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng ché;

- Quyết định truy tố; quyết định định chỉ, tạm đình chỉ vụ án; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án đối với bị can; quyết định phục hồi vụ án, quyết định phục hồi vụ án đối với bị can;

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác để quyết định việc truy tố theo

quy định của BLTTHS.

1.3 Ý nghĩa của thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố 1.3.1 Ý nghĩa chính trị - xã hội

Việc quy định VKS thực hành quyền công tố trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự nói chung và trong giai đoạn truy tô nói riêng có ý nghĩa hết sức to lớn Từ khi ra đời cho đến nay, VKS là thiết chế Hiến định trong bộ máy nhà nước Việt Nam, trong đó thực hành quyên công tổ là một chức năng đặc trưng, tiêu biểu của VKS được ghi nhận trong các bản Hiến pháp, các nghị quyết, văn kiện của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/02/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” Do đó, việc quy định VKS thực hành quyền công tổ trong

Trang 30

giai đoạn truy tô đã góp phan thé chế hóa các quan điểm, tư tưởng, chủ trương cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước, đặt nền tảng và dần hoàn thiện cho việc hình thành cơ sở lý luận về chức năng tố tụng và chức năng trong giai đoạn truy tố của VKS, bảo đảm thống nhất về mặt nhận thức.

Hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố của VKS được thực hiện tốt sẽ góp phần không nhỏ vào việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền con người, quyền của cá nhân trong các giai đoạn trước khi xét xử tại Tòa án, đáp ứng yêu cau nâng cao hiệu lực của Nhà nước pháp quyên, đồng thời củng cố niềm tin của nhân dân vào hoạt động của VKS

nói riêng cũng như của các cơ quan tư pháp; tham gia tích cực vào việc giáo

dục ý thức pháp luật của nhân dân, g1ữ vững an ninh chính trị, ôn định trật tự xã hội, tăng cường hiệu quả của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.

1.3.2 Ý nghĩa pháp lý

Kết quả của hoạt động thực hành quyền công tổ trong giai đoạn truy tố của VKS là cơ sở pháp lý dé làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt trình tự các giai đoạn tô tụng và các quan hệ tố tụng Nếu đủ căn cứ dé truy tô thì lúc này sẽ phát sinh giai đoạn tố tụng mới đó là giai đoạn xét xử sơ thâm và quan

hệ tố tụng mới đó là mối quan hệ giữa VKS và Toa án; giữa bi can, người

tham gia tố tụng với Tòa án Nếu không đủ điều kiện truy tố thì VKS trả hồ sơ dé điều tra bổ sung, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án Trong trường hợp trả hồ sơ dé điều tra bổ sung thì trình tự tố tung quay trở lại giai đoạn điều tra, quan hệ t6 tụng trong giai đoạn này là quan hệ giữa VKS va CQDT Trong trường hợp VKS tạm đình chỉ vụ án thì trình tự tố tụng tạm dừng Nếu tạm đình chỉ vụ án vì lý do bị can trốn mà không biết rõ bị can đang ở đâu thì VKS phải yêu cầu CQĐT truy nã bị can Trong trường hợp đình chỉ vụ án thì trình tự tô tụng và quan hệ tố tụng cũng chấm dứt Vì thé, vai trò của VKS không chỉ đơn giản là tiếp tục vụ việc sau khi CQDT đã kết thúc điều tra mà còn phải đánh giá tính chất nghiêm trọng của vụ việc, đánh giá chứng cứ, đưa ra một quyết định day du, đúng đắn dé truy tố hay tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án hình sự trong giai đoạn điều tra, truy tó.

Trang 31

1.3.3 Ý nghĩa thực tiễn

Dưới góc độ thực tiễn, VKS thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố nhăm áp dụng tat cả các biện pháp cần thiết do luật định dé kiểm tra lại tính hợp pháp và có căn cứ của toàn bộ các hành vi tố tụng mà CQDT có thâm quyền đã áp dụng: các quyết định của VKS trong giai đoạn này có ý nghĩa loại trừ những hậu quả tiêu cực của các sai lầm hoặc sự lạm dụng đã bị bỏ lọt trong hai giai đoạn tổ tụng hình sự trước đó Mặt khác, quyết định truy tố của VKS thông qua bản cáo trạng thể hiện hoạt động chứng minh trên cơ sở các tài liệu của hồ sơ của vụ án (nhất là kết luận điều tra) tính chất lỗi của hành vi phạm tội, lỗi của bị cáo trong việc thực hiện tội phạm dé gop phan có hiệu quả trong việc chuẩn bị cho giai đoạn xét xử của Tòa án, loại trừ những thiếu sót hoặc hậu quả tiêu cực tiếp theo có thể xảy ra do việc xét xử thiếu

công minh, vô căn cứ và không đúng pháp luật, tránh bỏ lọt tội phạm và làm

oan người vô tội Do có sự kiểm tra, xem xét các điều kiện pháp lý cần và đủ trước khi quyết định truy tố nên VKS có thể hạn chế được những sai lầm, thiếu sót trong hoạt động truy tố; hạn chế được những điểm chưa thống nhất trong việc giải quyết vụ án giữa CQDT và VKS, giữa VKS va Tòa án; han chế được những trường hợp KSV bị động, lúng túng trước những diễn biến tại phiên tòa nhất là trong phần tranh tụng.

Chính vì vậy, hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố của VKS có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tăng cường pháp chế, bảo vệ các quyền và tự do của công dân, góp phan giữ vững 6n định chính trị, an toàn xã hội '”

1.4 Mối quan hệ giữa thực hành quyền công tố và kiểm sát tuân theo pháp luật trong giai đoạn truy tố

Theo Từ điển Tiếng Việt “mối quan hệ” được hiểu là “sự gan liền về

mặt nào đó giữa hai hay nhiêu sự vật khác nhau, khiên sự vật này có biên đôi,

' Nguyễn Thi Thanh Huyền (2017), Các quyết định của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn truy | 10 vu

án hình sự (Trên cơ sở thực tiễn địa ban Thanh phó Hà Nội) Luận văn thạc sỹ, Khoa luật Dai hoc quốc giaHà Nội, tr.22.

Trang 32

thay đôi thì có thé tác động đến sự vật kia”!Š Từ đó có thé hiểu mối quan hệ giữa hai hay nhiều sự vật, hiện tượng thê hiện ở sự tác động, ảnh hưởng lẫn nhau trong sự tồn tại và phát triển Nguyên lý về mối liên hệ đã khang định rằng các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan không thể tôn tại độc lập mà luôn là một thê thống nhất, có sự tác động lẫn nhau.

Điều 20 BLTTHS năm 2015 quy định: “Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, quyết định việc buộc tội, phát hiện vi phạm pháp luật nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội, người phạm tội, pháp nhân phạm tội, vi phạm pháp luật đều phải được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh, việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không dé lọt tội phạm và người

phạm tội, pháp nhân phạm tội, không làm oan người vô tội” Như vậy, trong

quá trình tiến hành tố tụng hình sự nói chung và giai đoạn truy t6 nói riêng, hoạt động thực hành quyền công tô và hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật được thực hiện song trùng và có sự tác động tương hỗ lẫn nhau.

Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật là hai

chức năng độc lập của VKS, có đối tượng tác động, phạm vi, nội dung hoạt

động khác nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ, gan bó, tac động qua lại với nhau Hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật có hiệu quả sẽ là cơ sở giúp hoạt động thực hành quyền công tổ đúng đắn, chính xác, khách quan và ngược lại hoạt động thực hành quyền công tô cũng phải tuân theo pháp luật Thực tiễn thực hiện chức năng của ngành kiểm sát cho thấy, trên cơ sở các quy định của pháp luật, VKS các cấp luôn quán triệt và thực hiện nghiêm túc quan điểm đấu tranh chống tội phạm gắn liền với đấu tranh chống vi phạm pháp luật trong việc giải quyết các vụ án hình sự, nhằm đảm bảo mọi hành vi

phạm tội được phát hiện phải được xử lý nghiêm minh theo quy định của

pháp luật, đồng thời đảm bảo hoạt động của các cơ quan tư pháp hợp pháp và

có căn cứ, tuân thủ đường lôi, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

'3 Từ điển Tiếng Việt (1998), Nxb Khoa học xã hội, tr 485.

Trang 33

Trong giai đoạn truy tố, VKS thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhăm kiểm tra lại tính hợp pháp và có căn cứ của toàn bộ các hành vi tố tụng mà cơ quan Điều tra có thâm quyền đã áp dụng dé bảo đảm cho các quyết định của VKS được chính xác và khách quan góp phan truy cứu trách nhiệm hình sự đúng

tội, đúng người và đúng pháp luật.

Khi tiếp nhận hồ sơ vụ án va đề nghị truy tố của CQDT, KSV phải nghiên cứu hồ sơ kỹ lưỡng bao gồm: kết luận điều tra của CQĐT, các quyết định tố tụng của CQDT và biên bản hoạt động điều tra của Điều tra viên, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn, các tài liệu chứng cứ có trong hỗ sơ Đồng thời kiểm tra, xem xét các vấn dé về tố tụng đã đúng với quy định của pháp luật chưa, các van dé cần chứng minh làm rõ trong vụ án đã được điều tra toàn điện chưa, chứng cứ đã thu thập đầy đủ chưa Trên cơ sở đánh

giá tính hợp pháp và có căn cứ các hoạt động của CQDT, VKS sẽ ban hành

quyết định truy tô nêu thay đủ căn cứ truy tố, trả hồ sơ dé điều tra bồ sung nếu thay chưa đủ căn cứ mà cần thiết phải bố sung thêm tài liệu, chứng cứ hoặc đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án hình sự nếu phát hiện có những căn cứ pháp luật không cho phép tiếp tục tiễn hành tố tụng đối với vụ án hoặc bị can Như vậy, chính hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc ra các quyết định tổ tụng và thực hiện hành vi tố tụng của CQDT trong giai đoạn trước đó đã tạo cơ sở cho việc thực hành quyền công tố Các quyết định trong giai đoạn truy tố của VKS chỉ chính xác, đúng dan nếu các hoạt động tố tụng của giai đoạn điều tra được tiến hành hợp pháp và có căn cứ Ngược lại, trong giai đoạn truy tố, VKS thực hành quyên công tố tức là truy tố người phạm tội và hành vi phạm tội, đồng thời cũng kiểm tra lại tính hợp pháp và có căn cứ của các hoạt động điều tra (hoạt động chứng minh tội phạm) ở giai đoạn trước.

Như vậy, thực hành quyền công tô và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn truy tố là hai chức năng có tính độc lập tương đối nhưng quan

hệ mật thiết với nhau tạo thành hai mặt thống nhất trong hoạt động của VKS ở

giai đoạn tô tung này Chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật nhằm đảm

Trang 34

bảo cho hoạt động tổ tụng được hợp pháp, khách quan, day đủ, tương hỗ cho chức năng thực hành quyền công tố nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Cả hai chức năng này đều có chung mục đích là nhằm đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều bị phát hiện, xử lý kịp thời, việc truy tố được đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không dé lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người không phạm tội; đồng thời, vụ án phải được giải quyết một cách đúng đắn, khách quan, hợp pháp và công bằng Tính độc lập của hai chức năng này chỉ là tương đối, trong một số trường hợp khó có thể phân định cụ thé và rõ ràng giữa hai chức năng này Việc thực hiện đồng thời hai chức năng này là nhiệm vụ hết sức nặng né đòi hỏi KSV phải nỗ lực rèn luyện, trau dồi kiến thức pháp luật, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ kiểm sát và nêu cao tinh

thân trách nhiệm với công việc được giao.

Trang 35

KET LUẬN CHUONG 1

Thực hành quyền công tố là một hoạt động cơ ban trong việc xử lý các vụ án hình sự và cơ quan duy nhất được tiến hành hoạt động này chính là VKS Hoạt động này được thực hiện trong suốt quá trình tố tụng, trong đó thực hành quyên công tổ trong giai đoạn truy tố có ý nghĩa quan trọng trong việc làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, bảo đảm truy tô đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho giai đoạn tố tụng tiếp theo.

Dưới góc độ khoa học pháp lý, các công trình nghiên cứu về thực hành quyền công tố nói chung và thực hành quyền công t6 trong giai đoạn truy tố nói riêng vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau và chưa đi đến thống nhất về nhận thức Vi vậy, trong phạm vi chương 1, luận van đã phân tích các van đề lý luận về thực hành quyền công tố nói chung và thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy t6 nói riêng như: khái niệm quyên công tố, khái niệm thực hành quyền công tố; khái niệm, đặc điểm, phạm vi và nội dung thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố; mối quan hệ giữa thực hành quyền công tố và kiểm sát tuân theo pháp luật trong giai đoạn truy tố nhằm làm rõ hơn các quan điểm về vấn đề này, tạo ra sự nhận thức thông nhất trong cả lý luận và thực tiễn Từ sự nhận thức đúng đắn về thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố, các cơ quan có thâm quyên tiến hành tổ tụng sẽ có cơ sở dé dé xuất, xây dựng, hoàn thiện các quy định của pháp luật về thực hành quyền công tố và VKS có cơ sở dé thực hiện có hiệu quả hoạt động này trong thực tiễn.

Trang 36

CHUONG 2

QUY ĐỊNH CUA PHAP LUAT VE THUC HANH QUYEN CONG TO TRONG GIAI DOAN TRUY TO VA THUC TIEN THI HANH

2.1 Quy định của pháp luật hiện hành về thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố

2.1.1 Quy định về thực hành quyên công tô trong việc quyết định áp dụng, thay đổi, hiy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; yêu cau Cơ quan điều tra truy nã bị can

- Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn

Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của các cơ quan tiễn hành t6 tụng và người tiễn hành tố tụng Ở giai đoạn truy tố, VKS có quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn theo quy định của BLTTHS năm 2015.

Sau khi nhận hồ sơ vụ án, KSV phải tiến hành xem xét, kiểm tra về biện pháp ngăn chặn đã được áp dụng đối với bị can hay chưa dé nếu thấy cần thiết thi đề xuất với Viện trưởng VKS áp dung hay tiếp tục duy trì, thay đổi

hoặc hủy bỏ những biện pháp ngăn chặn đang được áp dụng.

Trong trường hợp bị can đang bị tạm giam mà thời hạn tạm giam đã

hết, nếu xét thay cần tiếp tục tạm giam dé hoàn thành cáo trang thì VKS có thể ra lệnh tạm giam nhưng trong thời hạn không quá 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; trường hợp thời hạn nghiên cứu hồ sơ phải kéo dài mà xét thấy vẫn phải tạm giam bị can thì Viện trưởng VKS có thể quyết định gia hạn tạm giam nhưng không quá 10 ngày đối với bị can phạm tội ít nghiêm trọng và phạm tội nghiêm trọng, không quá 15 ngày đối với bị can phạm tội rất nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với bị can phạm tội đặc biệt nghiêm trọng Đối với những bị can này nếu thay viéc tiép tục tam giam là không con cần thiết hoặc thời hạn tạm giam

Trang 37

đã hết thì đề nghị Viện trưởng VKS ra lệnh trả tự do cho họ hoặc nếu xét thấy cần thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

Đối với bị can đang tại ngoại, VKS chỉ quyết định bắt bị can để tạm

giam phục vụ cho việc truy tố trong những trường hợp nếu xét thấy bị can có thé trồn, gây khó khăn cho việc truy tô hoặc sẽ tiếp tục phạm tỘI.

Đối với bị can là người dưới 18 tuổi chỉ áp dụng biện pháp ngăn chặn trong trường hợp thật cần thiết Chỉ áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam đối với bị can là người dưới 18 tuổi khi có căn cứ cho rằng việc áp dụng biện

pháp giám sát và các biện pháp ngăn chặn khác không hiệu quả Thời hạn,

điều kiện áp dụng biện pháp tạm giam theo đúng quy định tại Điều 419 của

BLTTHS năm 2015.

Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn truy tố đã được quy định trong BLTTHS năm 2003: sau khi nhận hồ sơ vụ án dé nghị truy tố từ CQDT, VKS có quyền áp dung, thay đổi và hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; nhưng BLTTHS năm 2003 không quy định thành một điều luật riêng mà lồng ghép vào trong nội dung của Điều 166 về “Thời hạn quyết định truy tố” Điều này phần nào đã làm hạn chế tầm quan trọng và ý nghĩa của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn truy tố Bởi vì việc áp dụng các biện pháp này không chỉ nhằm bảo đảm cho hoạt động truy tố mà còn tác động đến quyền con người, quyền công dân, do đó cần phải được điều

chỉnh chặt chẽ bởi căn cứ áp dụng, thâm quyền quyết định, trình tự, thủ tục và

thời hạn tiến hành Trường hợp cần phải áp dụng biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân thì phải xác định được căn cứ luật định, phải trên cơ sở và chỉ trong khuôn khổ quy định của pháp luật Xuất phát từ yêu cầu trên, BLTTHS năm 2015 đã sửa đổi, bố sung tạo quy phạm rõ ràng, cụ thé

hơn, thuận lợi hơn cho việc áp dụng Theo đó, BLTTHS năm 2015 đã tach

quy định về áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn tại khoản 2 Điều 166 BLTTHS năm 2003 (Thời hạn quyết định truy tố) dé quy định thành một điều luật riêng (Điều 241) và quy định rõ thời hạn áp dụng biện pháp

Trang 38

ngăn chặn trong giai đoạn truy tố không được quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 240 BLTTHS năm 2015 về Thời hạn quyết định việc truy tó.

- Ap dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp cưỡng chế

Bên cạnh quy định về việc VKS áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn truy t6 thì so với BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm 2015 còn bổ sung thêm quy định về việc VKS áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp cưỡng chế theo quy định của Bộ luật này.

Sau khi nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, đề nghị truy tố do CQDT chuyền sang, VKS phải kiểm tra xem CQDT đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản, phong tỏa tài sản hay chưa Nếu bị can phạm tội mà BLHS quy định hình phạt tiền hoặc bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường mà CQĐT chưa áp dụng, xét thấy cần thiết thì VKS quyết định áp dụng Trong trường hợp các biện pháp này đã được áp dụng từ giai đoạn điều tra nhưng đến giai đoạn truy tố không còn cần thiết nữa thì VKS quyết định hủy bỏ Thâm quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi hay hủy bỏ thuộc về

Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND và Viện trưởng, Phó Viện trưởng

VKS quân sự các cấp.

Trong trường hop cần thiết phải tiến hành việc hỏi cung bị can, lấy lời

khai người làm chứng, người bị hại mà những người này không có mặt theo

giấy triệu tập không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì KSV có thể quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế áp giải hoặc dẫn giải Việc áp dụng các biện pháp này theo đúng quy định tại Điều 127

BLTTHS năm 2015.

- Yêu cầu Cơ quan diéu tra truy nã bị can

Trong giai đoạn truy t6 nêu xác định có bị can bỏ trén thi VKS đang thụ lý hồ sơ có văn bản yêu cầu CQDT đã thụ ly vụ án ra quyết định truy nã bị can.

Nếu hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 240 BLTTHS năm 2015 mà việc truy nã đối với bị can chưa có kết quả thì Cơ quan ra lệnh truy nã phải thông báo kết quả truy nã cho VKS đang thụ lý vụ án biết để có căn cứ giải

Trang 39

quyết theo thâm quyền Nếu vẫn chưa bắt được bị can bị truy nã thì vụ án được giải quyết như sau:

+ Trường hợp bị can bỏ trốn không ảnh hưởng đến việc xác định sự

thật khách quan, toàn diện của vụ án thì VKS tách vụ án và ra quyết định tạm

đình chỉ vụ án đối với bi can bỏ trốn, các bị can khác trong vụ án vẫn tiễn hành truy tố theo quy định của pháp luật;

+ Trường hợp bị can bỏ trốn mà ảnh hưởng đến việc xác định sự thật

khách quan, toàn diện của vụ án thì VKS phải tạm đình chỉ toàn bộ vụ án.

Nếu bắt được bị can đang bị truy nã hoặc bị can đang bị truy nã ra đầu thú, sau khi xác định đúng đối tượng bị truy nã theo thâm quyền thì VKS đang thụ lý vụ án chủ động yêu cầu CQĐT ra quyết định đình nã theo Điều 231

BLTTHS năm 2015.

2.1.2 Quy định về thực hành quyển công tô trong việc kiểm tra, bổ sung chứng cứ để quyết định việc truy to

2.1.2.1 Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu liên quan đến vụ án trong trường hợp cần thiết

Một trong những điểm mới quy định tại Điều 236 BLTTHS năm 2015 là giao cho VKS có quyên yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu liên quan đến vụ án trong trường hợp cần thiết Quy định này đã tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho nhiệm vụ thực hành quyền công tổ trong giai đoạn truy tố, là tiền đề quan trọng cho việc Quyết định truy tô bị can của VKS Đây là bảo đảm thực tế dé VKS nắm vững chứng cứ trước khi truy tố, khắc phục sự

quan liêu thụ động.

Theo quy định của BLTTHS năm 2015, trong thời hạn 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kế từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, VKS phải ra một trong các quyết định: truy tố bi can trước Tòa án; trả hồ sơ dé yêu cầu điều tra bố sung: đình chỉ hoặc tạm

đình chỉ vụ án; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đôi với bị can Với thời gian

Trang 40

ngắn như vậy, đã rất khó khăn cho việc vừa phải nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, vừa đánh giá chứng cứ, xem xét các căn cứ dé ra quyết định nên việc cần bổ sung chứng cứ một cách nhanh chóng và kịp thời là điều rất quan trọng cho việc truy tô Trường hop đủ điều kiện để quyết định truy tố bị can nhưng hồ sơ chưa thực sự đầy đủ mà cũng không nhất thiết phải trả hồ sơ cho CQDT bổ sung thì quy định này nhăm giảm bớt các thủ tục, tạo điều kiện cho VKS có thé tự mình hoàn thiện hồ sơ chứng cứ yêu cầu co quan tổ chức cá nhân cung cấp tài liệu chứng cứ để việc truy tô bị can được kip thời, đúng pháp luật; tránh tinh trang thủ tục hành chính kéo dài hoặc hành vi không cau thành tội phạm, hồ sơ vụ án không đủ căn cứ chứng minh việc phạm tội thì VKS có thể yêu cầu các đương sự cung cấp tài liệu chứng minh việc không phạm tội của

mình Việc này giúp VKS đánh giá khách quan toàn diện vụ án mà không

phải thong qua CQDT, khắc phục sự quan liêu thụ động, tránh tình trang oan sai, truy tổ oan người vô tội Sau khi việc cung cấp thêm hồ sơ tài liệu chứng cứ của cơ quan, tô chức, cá nhân mà còn nhiều điều phải làm rõ thì VKS xử lý bang việc trả hỗ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung Nếu việc cung cấp tài liệu chứng cứ chứng minh được bị can không phạm tội bằng chứng cứ ngoại phạm hoặc không đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì VKS phải ra quyết định đình chỉ hoặc tạm đỉnh chỉ vụ án; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can.

2.1.2.2 Trực tiếp tiễn hành một số hoạt động điều tra nhằm kiểm tra, bồ sung tài liệu, chứng cứ để quyết định việc truy tô hoặc khi Tòa án yêu cầu diéu tra bồ sung mà xét thay không can thiết phải trả hô sơ cho Cơ quan diéu tra

Giai đoạn truy tố với tính chất là một giai đoạn độc lập của t6 tung hinh su, VKS thuc hién cac nhiém vu, quyén han cu thé do luat dinh không chi là dé kiêm tra lại kết quả của toàn bộ các hoạt động t6 tụng ma CQDT có tham quyên đã tiến hành mà còn bảo dam cho quyết định của VKS được chính xác, khách quan, toàn diện; góp phan truy t6 đúng người, đúng tội và đúng pháp luật, không làm oan người vô tội và bỏ lọt tội phạm; góp phần tăng cường bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích hợp

pháp kê cả của bi can cũng như những người có liên quan trong vụ án.

Ngày đăng: 14/04/2024, 14:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w