1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Đánh giá hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm tài sản tại Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm PVI (PVI Re) giai đoạn 2018 -2022

80 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Hoạt Động Kinh Doanh Tái Bảo Hiểm Tài Sản Tại Tổng Công Ty Cổ Phần Tái Bảo Hiểm PVI (PVI Re) Giai Đoạn 2018 - 2022
Tác giả Pham Thu Ha
Người hướng dẫn Ths. Đặng Thị Minh Thủy
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Bảo Hiểm
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 22,56 MB

Nội dung

Khi tham gia bảo hiểm tài sản, ngườiđược bảo hiểm sẽ trả một khoản phí để đảm bảo rằng họ sẽ được bồi thường nếutài sản của họ bị thiệt hại do các rủi ro được liệt kê trong hợp đồng bảo

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN

-KHOA BAO HIEM

Dé tai:

ĐÁNH GIA HOAT DONG KINH DOANH TAI BAO HIẾM TAI SAN

TAI TONG CONG TY CO PHAN TAI BAO HIEM PVI (PVI Re)

GIAI DOAN 2018 - 2022

Họ và tên sinh viên : Pham Thu Ha

11191580

Lớp : Bao hiểm 61B Giáo viên hướng dan: Ths Đặng Thị Minh Thủy

Hà Nội, 2023

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan chuyên đề này là sự nghiên cứu độc lập của bản thân, sốliệu và kết quả nghiên cứu trong bài viết là hoàn toàn trung thực và chưa từng được

sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác, các thông tin trích dẫn

trong bài viết đều được ghi rõ nguồn góc

Đề thực hiện chuyên đề này em đã tự mình nghiên cứu, tìm hiểu các vấn

đề, vận dụng kiến thức đã học, trao đổi với giảng viên hướng dan và các ban học,

dé hoàn thành

Hà Nội, ngày 18 thang 3 năm 2023

Sinh viên

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn các Thay, C6 Khoa Bao hiém Trường Dai hoc

Kinh tế quốc dan nói chung va Ths Đặng Thị Minh Thủy nói riêng, các cán bộ,nhân viên của Tổng công ty cô phần Tái bảo hiểm PVI đã tận tình hướng dẫn, giúp

đỡ em dé hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, em đã luôn nhận được sự

động viên hướng dẫn của thầy cô Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 18 tháng 3 nam 2023

Sinh viên

Trang 4

1 Tinh cap thiét ctia 1011077 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ Nghién CUU ccccsssscssssccssssssssscsssccsssssesssscssscsssssssessees 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên CỨU se «se se ss+see+se+eessesseexseevserssess 3

4 Phương pháp nghiÊn CỨU so 2< 2< 6 9 9959499949984 5989964 999466466986986588968956 3

5 Ket cau ctia dé tai 8n 4

CHUONG 1 TONG QUAN VE BAO HIEM TAI SAN VA TAI BAO

HIEM TAI SAN

1.1 Bao hiỂm tài San ssessssssssssssssssssssesssssesssseessssesssssssessssssssssessssnesesssssessssessssneeeses 51.1.1 Sự can thiết khách quan của bảo hiểm tai Sat eececccsseessecsessessessesseesteseeess 51.1.2 Khái niệm và vai trò của bảo hiểm tai sản - - ¿525cc ‡vzEeEztzxererez 6

1.1.3 Nội dung cơ bản của BHTS - - Ăn HH ng Hư 12

1.2 Tái bảo hiểm và tái bảo hiểm tải sản -s«-s«-esevxssesexssesrssseoree 151.2.1 Sự cần thiết của tái bảo hiểm tài sản - - 65x EE+EeEekerkerrxerx 151.2.2 Phương thức tái bảo hiểm tài sản - ¿5-2-5252 S22E‡EEEeEEeEEerkerkerree 171.2.3 Phương pháp tái bảo hiểm tai sản - ees essessessestesteseesesseseeseaees 231.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết qua thực hiện tái bảo hiểm tai sản 29

1.3.1 Các chỉ tiêu về nhượng tái bảo hiểm tài sản -2-©52©52 25525: 29

1.3.2 Các chỉ tiêu về nhận TBH tài sản - - 5c Ss+s+EeEEE+EeEvEEzEeEererkerereree 301.3.3 Đánh giá chung về kết quả thực hiện tái bảo hiểm tai sản 30CHUONG 2 THUC TRANG KINH DOANH TAI BẢO HIEM TÀI SAN Ở

PVI RE GIAI DOAN 2018-2022

2.1 Giới thiệu chung về PVI RE uscsscssssssssssssesssssssssessessncsncsscseccsnssncseeesesscescesesees 332.1.1 Lịch sử hình thành và phát triÊn ¿- 5 ©52©z+x2zxvcx+erxezrxrrrxees 33

Trang 5

2.1.2 Chức năng hoạt động và cơ cấu tô chức -¿-s¿z+cs++zxzszzex 36

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm của PVI RE giai đoạn

2018-SE aa 38

2.2 Kết quả thực hiện kinh doanh tái bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm tài sản của

PVI Re giai đoạn 20 1-2(022 -s-sese+ss©ss+v+£Ev+eESseEseEveExsersserssrrssrs 45

2.2.1 Tình hình Nhận - Nhượng tái bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm tài sản 452.2.2 Tình hình chi trả bồi thường tái bảo hiểm tài sản -5:5¿ 50

2.3 Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm nghiệp vụ bảo

hiém tài sản PVI Re giai đoạn 2018 - 2022 oeoo s5 s55 995 5555584595589 958 54

2.3.1 Kết quả dat đưỢC occceccececccccesessessessessesscsecssesessessesscsscsucsscsscsessessessessesseseeaes 542.3.2 Các hạn chế và nguyên nhân - ¿2© x+EE+EE+E+E££EeEEeEEeEkerkrrerree 57

CHƯƠNG 3: GIẢI PHAP VA KIÊN NGHỊ PHÁT TRIEN CÔNG TAC TAI

BẢO HIẾM TÀI SAN Ở PVI RE TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1 Phương hướng hoạt động của PVI Re trong hoạt động tái bảo hiểm tài

SAD eee — eee ene nee eee e ene need eee een cent e eee ee tae tae ee eee eee ene e nena tees 60

3.1.1 Thi trường tương lai của nghiệp vụ tái bảo hiểm tài sản - 60

3.1.2 Định hướng kinh doanh tái bảo hiểm tài sản của PVI RE trong thời gian tới

Trang 6

DANH MỤC TU VIET TAT

Từ viết tắt Nội dung

DNBH Doanh nghiệp bảo hiểmTBH Tái bảo hiểm

BHTS Bảo hiểm tải sảnHĐBH Hop dong bảo hiểmTGD Tổng Giám đốc

STBH Số tiền bảo hiểmSTBT Số tiền bồi thườngXOL/Excess of loss Hợp đồng vượt mức bồi thường

Tổng công ty/PVI Re | Tổng công ty cô phan tái bảo hiểm PVI

Trang 7

DANH MỤC BANG, HÌNH BANG

Bang 1.1: So sánh phương thức tai bảo hiểm số thành va mức đôi 26

Bảng 2.1: Phí nhượng & nhận tai bao hiểm của PVI Re (2018 - 2022) 39

Bang 2.2: Cơ cau doanh thu phí nhận tái bảo hiểm của PVI Re (2018 - 2022) 41

Bảng 2.3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của PVI Re (2018 - 2022) 43

Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu đánh giá nghiêp vụ nhận tái bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm tài sản tại PVI Re (2018 - 2022) -2¿522E+2E2E2EEEEEEEECEErrrrrkerkeee 45 Bảng 2.5: Đánh giá hoạt động tái bảo hiểm tai sản của PVI Re (2018 - 2022) 47

Bảng 2.6: Tỷ lệ bồi thường chung và bồi thường bảo hiểm tài sản của PVI Re (2018 - 2/2) cent eee e dene en eee eee eneeaeteeneneeeeaenes 52 HÌNH Hình 2.1: Biểu tượng của Tổng Công ty cổ phần Tái bảo hiểm PVI 33

Hình 2.2: Cơ cau tô chức của Tổng công ty Cô phan Tái bảo hiểm PVI 37

Hình 2.3: Phí nhượng & nhận tái bảo hiểm của PVI Re (2018 - 2022) 39

Hình 2.4: Phí giữ lại của PVI Re (2018 - 2022) - 40

Hình 2.5: Cơ cau doanh thu theo nghiệp vụ khai thác của PVI Re 42

Hình 2.6: Kết quả hoạt động kinh doanh của PVI Re (2018 - 2022) 44

Hình 2.7: Chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh của PVI Re (2018 - 2022) 44

Hình 2.8: Doanh thu phí nhận tái bảo hiểm tài sản PVI Re (2018 - 2022) 46

Hình 2.9: Đánh giá Nhận - Nhượng bảo hiểm tài sản PVI Re (2018 - 2022) 48

Hình 2.10: Hiệu quả hoạt động tái bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm tài sản tại PVI Re (2018 - 2022) c0 2022 2111 ng ng ng kh nh nh nh nà 49 Hình 2.11: Phí giữ lại nghiệp vụ tái bảo hiểm tài sản PVI Re (2018 - 2022) 50

Hình 2.12: Tỷ lệ bồi thường tái bảo hiểm tài sản của PVI Re (2018 - 2022) 51

Hình 2.13: Tỷ lệ bồi thường chung và bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm tài sản

của PVI Re (2018 - 2022) - +2 12111211111 111 1111111111111 0111111 HH ngư nHưy 53

SV: Pham Thu Ha Lép: Bao hiém 61B

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày 17/12/1964, Doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam (bây giờ là Tổng công

ty bảo hiểm Bảo Việt) được thành lập theo Quyết định số 179/CP và chính thức divào hoạt động ngày 15/01/1965, đây là DNBH đầu tiên của Việt Nam Do vậy, cóthé thay thị trường bảo hiểm Việt Nam còn khá non trẻ và còn rất nhiều tiềm năng

có thê được khai thác và mang lại giá trị kinh tế cao Bảo hiểm bao gồm rất nhiềunghiệp vụ bảo hiểm như hàng hải, hàng không, năng lượng, nông nghiệp, xe cơgiới nhưng chiếm tỷ trọng lớn cũng như có vai trờ đặc biệt quan trọng là nghiệp

vụ Bảo hiểm tài sản (BHTS) và tái bảo hiểm tài sản do tính cấp thiết cần được bảo

vệ của con người, doanh nghiệp và xã hội Ngày nay, khi xã hội cảng phát triển,

đặc biệt là với xu thế hội nhập toàn cầu và công nghiệp hóa, hiện đại hóa cao thì

khối lượng va giá trị tài sản cần được bảo hiểm bảo vệ rat lớn Dé đảm bảo cho

hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc trong đó bao gồm BHTS, bảo vệ tài chính cho

DNBH góc, hoạt động Tái bảo hiểm (TBH) chính là một phương thức cần thiếtđược tất cả các DNBH lựa chọn dé phân tán rủi ro và giảm thiểu tổn thất TBHchính là những tắm “khiên bảo vệ” cho các DNBH trong hoạt động kinh doanh rủi

ro của mình Việc thực hiện Tái bảo hiểm cần xây dựng phương án TBH phù hợpcho từng loại hình bảo hiểm, loại rủi ro dựa trên việc đánh giá rủi ro chính xác,

xác định mức giữ lại hợp lý, xác định công ty nhận TBH thích hợp về năng lựcnhận tái và uy tín Đối với nghiệp vụ BHTS thì việc thực hiện thu xếp tái bảo hiémcàng cần thiết vì tài sản thường có giá trị bảo hiểm lớn, qui mô lớn hoặc tỷ trọngrủi ro cao Khi tốn thất xảy ra thường sẽ lớn và đối với DNBH việc phải chỉ trảbồi thường lớn sẽ có thé gây ra phá sản hoặc mất thanh khoản do không đủ nănglực tài chính Các DNBH phải lựa chọn nhượng hợp đồng TBH cho công ty bảohiểm/ tái bảo hiểm nào sẽ phụ thuộc phần lớn vào mức độ tín nhiệm, độ uy tín của

công ty đó trên thị trường Hiện nay chỉ có duy nhất hai doanh nghiệp Tái bảo hiểmđược thành lập và hoạt động tại Việt Nam, gồm có Tổng công ty Cổ phan Tái bảo

hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE) & Tổng công ty Cô phần Tái bảo hiểm PVI

(PVI Re) Thành lập năm 2004, PVI Re đã nhận được sự ủng hộ và tin tưởng từ

các đối tác trong va ngoài nước trên thị trường tái bảo hiểm, khẳng định vị thế trênthị trường PVI Re hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tái bảo hiểm, cung cấp cácgiải pháp bảo hiểm và tái bảo hiểm cho các đối tác trong và ngoài nước Các sảnphẩm bảo hiểm tái bảo hiểm của PVI Re bao gồm bảo hiểm tai sản, bảo hiểm trách

nhiệm dân sự, bảo hiêm trách nhiệm sản phâm, bảo hiêm xây dựng, bảo hiêm hàng

SV: Phạm Thu Hà Lớp: Bảo hiểm 61B

Trang 10

hóa và các loại bảo hiểm khác trong đó hoạt động tái bảo hiểm tài sản là nghiệp

vụ chủ chốt và đem lại doanh thu phí cũng như lợi nhuận cao cho công ty trong

nhiều năm qua

Tuy nhiên, thực tế là việc đánh giá rủi ro của tài sản được bảo hiểm vẫn luôn

là một hoạt động mang tính chất kỹ thuật nghiệp vụ cao, và gây khó cho doanhnghiệp bảo hiểm và tái bảo hiểm nếu không có đội ngũ cán bộ có chuyên môn vàkinh nghiệm, có đầy đủ thông tin về đối tượng được bảo hiểm (từ lịch sử hình

thành, vận hành của tai san, lịch sử tốn thất ) nên hoạt động triển khai nhận/

nhượng TBH bảo hiểm tài sản luôn cần được đánh giá và cập nhật liên tục cũngnhư nhìn nhận, đánh giá đúng hạn chế, khắc phục các hạn chế đó và đồng thời cómột chiến lược hành động hợp lý cho phát triển ngắn và dài han Luận văn này với

đề tài hướng vào đánh giá thực tế hoạt động kinh doanh khai thác tái bảo hiểm nóichung và bảo hiểm tài sản nói riêng tại PVI Re, nhằm giải quyết những tồn đọng,hạn chế hiện có, đề xuất giải pháp cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp

Trong thời gian thực tập tại Tổng công ty cô phan tái bảo hiểm PVI (PVI Re),

em được tiếp cận, tìm hiểu về hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm của Công ty vàđồng thời đánh giá nghiệp vụ tái bảo hiểm tài sản - là sản phẩm bảo hiểm quantrọng trong cơ cấu kinh doanh cũng như sự phát triển của công ty Hơn nữa, Công

ty còn khá nhiều tiềm năng để tiếp tục đây mạnh phát triển khai thác một cách hiệu

quả hơn nên em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Đánh giá hoạt động kinh doanh

tái bảo hiểm tài sản tại Tổng công ty cé phan Tái bảo hiểm PVI (PVI Re) giai

đoạn 2018 -2022 ” dé làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở những vấn đề cơ sở lý luận của tái bảo hiểm nói chung, tái bảohiểm tải sản nói riêng, dé tài làm rõ kết quả thực hiện hoạt động kinh doanh tái bảohiểm tài sản tại Tổng công ty cô phần Tái bảo hiểm PVI Re giai đoạn 2018 - 2022

Bài nghiên cứu đánh giá những thành tựu và kết quả đạt được, tồn tại còn hạn chế,

các nguyên nhân khách quan, chủ quan về tình hình hoạt động nghiệp vụ tái bảohiểm tài sản tại PVI Re Qua đó, thông qua đề tài này, dựa trên đánh giá của bảnthân, em đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt độngnghiệp vụ tái bảo hiểm tài sản tại Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm PVI

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu tong quat, dé tai phai hoan thanh nhitng

nhiệm vu cu thé dưới day:

SV: Pham Thu Ha Lép: Bao hiém 61B

Trang 11

Làm rõ cơ sở lý luận về Tái bảo hiểm Tài sảnPhân tích thực trạng về hoạt động tái bảo hiểm tài sản tại Tổng công ty côphần Tái bảo hiểm PVI Re trong thời gian qua

Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường hiệu quả hoạt độngtái bảo hiểm tài sản tại Tổng công ty cô phần Tái bảo hiểm PVI

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Doi tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Hoạt động tái bảo hiểm tài sản tại PVI Re

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại Tổng công ty cổ phan Tái bảo hiểm PVI.Phạm vi thời gian: Nghiên cứu tình hình hoạt động nghiệp vụ tái bảo hiểm tàisản tại Tổng công ty cô phần Tái bảo hiểm PVI giai đoạn 2018 - 2022

Về nội dung: Nghiệp vụ Tái bảo hiểm tài sản là nhận tái bảo hiểm và tái(nhượng) bảo hiểm một phần hoặc toàn bộ rủi ro về tài sản được bảo hiểm chocác công ty tái bảo hiểm khác dé giảm thiểu rủi ro của hoạt động khai thác táibảo hiểm tài sản cho Tổng công ty cô phan Tái bảo hiểm PVI

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phương pháp thu thập thôngtin, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích và đánh giá Thông tin được

thu thập từ các Báo cáo của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam https://iav.vn/, Baocáo tài chính báo cáo thường niên, các thông tin công bố trên website công ty

https://www.PVI Re.com.vn/, các website từ các công ty đối tác của PVI Regồm Vinare (http://vinare.com.vn/vi/) Các nguồn tài liệu từ internet, và hơnnữa là thông qua trao đôi trực tiếp với các phòng ban va cán bộ nhân viên détìm hiểu sâu hơn về công ty

Phương pháp thống kê: tác giả sử dụng phương pháp này dé lấy thông tin, thuthập số liệu phục vụ phân tích, đánh giá

Phương pháp phân tích tông hợp, cơ sở lý thuyết hệ thống: tác giả sủ dụng để

từ nội dung phân tích tổng hợp cơ sở lý thuyết, đánh giá, phân tích thực trạng

Từ đó, chuyên đề đưa ra cái nhìn tổng quan về vai trò và tiềm năng của nghiệp

vụ tái bảo hiểm tài sản dé đánh giá được những kết qua đã đạt được cũng nhưnhững điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp Đồng thời đưa ra những giảipháp phù hợp nhằm cải thiện và phát triển công tác tái bảo hiểm tài sản ở PVI

Re trong thời gian tới.

SV: Phạm Thu Hà Lớp: Bảo hiểm 61B

Trang 12

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở dau và kết luận, dé van đề trình bày được mạch lạc, rõ ràng,tiện theo dõi, luận văn sẽ được chia làm ba phần chính:

Chương 1: Tổng quan về bảo hiểm tài sản và tái bảo hiểm tài sản

Chương 2: Thực trạng kinh doanh tái bảo hiểm tài sản ở PVI Re giai đoạn 2018

-2022

Chương 3: Giải pháp và kiến nghị phát triển công tác tái bảo hiểm tài sản ở PVI

Re trong thời gian tới

Do giới hạn về thời gian, kiến thức thực tế và kinh nghiệm còn hạn chế nênluận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự đónggóp ý kiến, chỉnh sửa từ thầy cô giáo và các cán bộ, phòng ban tại Tổng công ty

cô phân Tái bao hiêm PVI đê luận văn của em hoàn thiện hon.

SV: Phạm Thu Hà Lớp: Bảo hiểm 61B

Trang 13

CHUONG 1 TONG QUAN VE BẢO HIẾM TAI SAN VA TAI BẢO HIẾM

TAI SAN1.1 Bao hiém tai san

1.1.1 Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm tai sản

Trong bat kì hoàn cảnh, không gian hay thời gian nào, con người đều có thêphải đối mặt với nhiều rủi ro khiến cho chúng ta mất đi sự an toàn, và bảo hiểm rađời dé giải quyết nỗi lo đó Theo như tháp nhu cầu Maslow, trong mỗi cá thé độc

lập sẽ tồn tại nhiều nhu cầu khác nhau và thường được phân loại thành 5 nhóm cơ

bản nhất: Sinh lý, an toàn, xã hội, kính trọng và thé hiện ban thân Nhu vậy, có thé

thấy, nhu cầu về sự an toàn (safety needs) là một trong những nhu cau cực kỳ thiếtyếu và cơ bản, nó chỉ đứng sau nhu cầu sinh lý như ăn, mặc, ngủ nghỉ, sống Chi

khi con người được sống trong sự an toàn, được đảm bảo những nhu cầu cơ bảnthì họ mới có thé học tập và làm việc hiệu quả, dé rồi sau đó họ mới mong muốncác nhu cau cao hơn Hay hiểu đơn giản, nếu không có sự an toàn, đảm bảo trongcuộc sống, con người không thé nào tiếp cận được các nhu cầu khác như: nhu cầu

xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu thể hiện bản thân

Việt Nam ngày nay đang trên đà phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước, cho nên nhu cầu kinh doanh, sản xuất của cải vật chất, xây dựng các cơ

sở hạ tầng là một nhu cầu hết sức cần thiết đối với từng người dân nói riêng và vớinền kinh tế quốc dân nói chung Và trong quá trình xây dựng đó, con người không

thé nào tránh khỏi những rủi ro ngẫu nhiên, bất ngờ, không lường trước được như:

lũ lụt, hỏa hoạn, hạn hán, dịch bệnh Nếu không có sự chuẩn bị, đề phòng từ

trước thì hậu quả mà nó gây ra cho con người, đặc biệt là các doanh nghiệp sẽ cực

kỳ lớn Chính vì lẽ vậy, mọi người đang ngày càng quan tâm hơn đến sức khỏe,tính mạng cũng như tài sản của mình, cho nên ngày càng có nhiều các loại hìnhbảo hiểm phi nhân thọ ra đời để đáp ứng nhu cầu bảo vệ của người dân Trong đó,bảo hiểm tài sản là một trong những hình thức xuất hiện sớm nhất vì từ thời xaxưa, khi chưa có quá nhiều thông tin về bảo hiểm thì nhân loại đã có ý thức tự bảoquản tai sản, tim cách giảm thiểu tổn thất khi mà có sự có xảy ra Theo nhiều nguồntin, có thể nói BHTS khởi nguồn từ trận hỏa hoạn khốc liệt vào năm 1666 tại

London, nước Anh và đã thiêu rụi hơn 13.000 ngôi nhà Chính nhờ sự kiện này đã

thay đổi cách nhìn và quan điểm của con người về bảo hiểm, từ số ít người thamgia BHTS đã mở rộng ra nhiều sự tham gia của doanh nghiệp và người dân hơn

Như vậy, tóm tắt sự cần thiết khách quan của bảo hiểm tài sản được giải

thích dựa trên những lý luận chính sau đây:

SV: Phạm Thu Hà Lớp: Bảo hiểm 61B

Trang 14

- Bao vệ tài sản khỏi rủi ro: Bảo hiểm tai sản giúp bảo vệ tài sản khỏi những rủi

ro như cháy nô, động đất, thiên tai, trộm cướp, va chạm giao thông, hỏa hoạn,

thảm họa tự nhiên, và nhiều rủi ro khác bằng cách đảm bảo sự bồi thường chocác tôn thất hoặc thiệt hại mà tài sản của con người có thể gánh chịu trong trườnghợp xảy ra các rủi ro bất ngờ nêu trên Khi tham gia bảo hiểm tài sản, ngườiđược bảo hiểm sẽ trả một khoản phí để đảm bảo rằng họ sẽ được bồi thường nếutài sản của họ bị thiệt hại do các rủi ro được liệt kê trong hợp đồng bảo hiểm

Nếu không có bảo hiểm, khi xảy ra sự cố, chi phí để khắc phục và phục hồi tàisản có thê rất đắt đỏ và có thê gây khó khăn cho chủ sở hữu tải sản

- Bao vệ tài sản khỏi thiệt hại tai chính: Khi mất mát tài sản, chủ sở hữu tài sản

phải trả chi phí dé khắc phục và phục hồi tài sản Bảo hiểm tài sản giúp chủ sởhữu tài sản tránh được những chi phí đắt đỏ này và giảm thiêu thiệt hại tài chính

- Tang cường sự an tâm và tự tin: Nếu có bảo hiểm tài sản, chủ sở hữu tài sản sẽ

cảm thấy yên tâm hơn khi sở hữu tài sản và không lo lắng quá nhiều về nhữngrủi ro tiềm ấn Bảo hiểm tài sản giúp tăng cường sự an tâm và tự tin cho chủ sởhữu tài sản, đặc biệt là khi đối mặt với những rủi ro lớn

- Bao vệ trách nhiệm pháp lý: Nếu tài sản của bạn gây thiệt hại cho người khác,

bạn có trách nhiệm pháp lý và phải bồi thường cho thiệt hại đó Bảo hiểm tài

sản giúp bảo vệ bạn khỏi những rủi ro pháp lý này và giúp bảo vệ tải sản của

bạn khỏi những đòi hỏi bồi thường quá mức

Vì vậy, ta thay được sự cần thiết khách quan của bảo hiểm tài sản dé bảo vệ tài

sản, giảm thiểu thiệt hai tài chính, tăng cường sự an tâm và tự tin cho chủ sở hữu

tài sản, và bảo vệ trách nhiệm pháp lý

1.1.2 Khái niệm và vai trò của bảo hiểm tài sản

a Khái niệm:

Bảo hiểm tài sản (BHTS) là loại bảo hiểm (BH) lấy tài sản làm đối tượng BH(Ngô Trung Dũng (2013)) thì: Tài sản ở đây bao hàm nghĩa là các tai sản cô địnhnhư nhà xưởng, văn phòng, công trình (sau này các tài sản di chuyên được cũng

có thê được BH băng các điều khoản bồ sung) Người được bao hiểm (NDBH) sẽ

được công ty bảo hiểm bồi thường khi xảy ra ton thất về tài sản (mất mát, hủy hoại

về vật chất) căn cứ vào giá trị thiệt hại thực tế

Có thé hiểu cặn kẽ hơn về BHTS là một loại bảo hiểm mà người tham gia bảohiểm (chủ sở hữu tài sản) đóng một khoản tiền định kỳ (phí bảo hiểm) đề bảo vệtài sản của mình khỏi các rủi ro bat ngờ như cháy, động dat, thiên tai, trộm cướp,

va chạm giao thông, hỏa hoạn, thảm họa tự nhiên, và nhiêu rủi ro khác Trong

SV: Phạm Thu Hà Lớp: Bảo hiểm 61B

Trang 15

trường hợp xảy ra mat mát, người tham gia sẽ được chi trả một khoản tiền đền bù

tương ứng với giá trị của tài sản bị thiệt hại để tránh được những chỉ phí đắt đỏ và

giảm thiểu thiệt hại tai chính.

b Phân loại bảo hiểm tài sản

BHTS có thê được phân loại theo nhiều cách khác nhau, tùy vào từng DNBHcũng như các tiêu chí phân loại Đối với xã hội và các doanh nghiệp phi bảo hiểm

thường phân loại dựa trên loại tài sản và mục đích sử dụng nói chung Khi đó

BHTS có thể được phân thành các loại sau:

- Bao hiểm tai sản cá nhân: bảo vệ tai sản của cá nhân, bao gồm các tài sản như

nhà cửa, đồ đạc, xe cộ, vật dụng gia đình,

- Bao hiểm tài sản doanh nghiệp: bảo vệ tài sản của doanh nghiệp, bao gồm các

tài sản vật chất và tài sản vô hình như tài sản trí tuệ, thương hiệu, quyền sử dụngđất, các khoản đầu tư, vốn chủ sở hữu,

- Bao hiểm tài sản sản xuất: bảo vệ các tài sản liên quan đến sản xuất, bao gồm

các tải sản như máy móc, thiết bị, dụng cụ sản xuất,

- Bao hiểm tai sản xuất nhập khẩu: bảo vệ các tài sản liên quan đến sản xuất, nhập

khẩu, xuất khẩu, vận chuyên, bao gồm các tài sản như hàng hóa, vật liệu sản

xuất, thiết bị, phương tiện vận tai,

- Bao hiểm tài sản động sản: bảo vệ các tài sản động sản của doanh nghiệp, bao

gồm các tài sản như tai sản văn phòng, nhà kho, cửa hàng, trang trại, kho bãi,

- Bao hiểm tài sản chuyên ngành: bảo vệ các tài sản trong các lĩnh vực chuyên

ngành như tài sản y tế, tài sản nông nghiệp, tài sản công nghệ

Tuy nhiên, xét về mặt chuyên ngành, BHTS được phân loại theo tên sản phẩmbảo hiểm - theo qui tắc bảo hiểm tiêu chuẩn của Luật hoặc theo chuẩn quốc tế “bảohiểm mọi rủi ro tài sản” (property all risk - PAR) - Hiệp hội Bảo hiểm Anh(Association of British Insurers - ABI) hay "điều khoản bảo hiểm tài sản côngnghiệp toan diện" (Industrial All Risks - LAR) được cung cấp bởi MunichRe - mộtcông ty tái bảo hiểm hàng đầu thế giới Các DNBH và doanh nghiệp TBH cũngnhư cơ quan quản lý bảo hiểm (Cục quản lý giám sát bảo hiểm và Bộ tài chính)

phân chia BHTS thành các loại cơ bản như sau:

- BH cháy né bắt buộc

- BH hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt

- - BH mọi rủi ro tải sản (property all risk), mọi rủi ro công nghiệp

- BH mọi rủi ro tai sản và gián đoạn kinh doanh

- BH hỏa hoan/ bảo hiém/ bảo hiểm hỗn hợp nhà tư nhân

SV: Phạm Thu Hà Lớp: Bảo hiểm 61B

Trang 16

Trong đó, hiện nay các công ty BH thường có 3 loại hình BH chính như sau:

BH hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt

BH mọi rủi ro tài sản

BH mọi rủi ro về công nghiệp

Đặc điểm cua Bao hiém tài sản

Bảo vệ các tài sản của khách hàng khỏi các rủi ro như cháy nô, thiên tai, mất

mát, và sự cố khác có thé xảy ra

Cung cấp khoản bồi thường dé khắc phục thiệt hại cho khách hàng khi các rủi

ro đã xảy ra.

Tùy theo loại hợp đồng bảo hiểm, khách hàng có thé được bảo vệ cho một phạm

vi rộng hơn hoặc hẹp hơn, tùy thuộc vao giá tri tai sản được bảo hiểm

Có nhiều loại hình bảo hiểm tài sản để khách hàng có thể lựa chọn, từ bảo hiểmcháy nô đến bảo hiểm toàn diện hoặc bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Các điều khoản và giới hạn bảo hiểm thường được quy định rõ ràng trong các

điều kiện của hợp đồng bảo hiểm, giúp cho khách hàng hiểu rõ về phạm vi bảo

hiểm của mình

Bảo hiểm tài sản được cung cấp bởi các DNBH chuyên nghiệp, có kinh nghiệm

trong việc định giá rủi ro, đảm bảo tính khả thi và minh bạch trong việc xử lý

các đơn yêu cầu bồi thường từ khách hàng

d Nguyên tắc trong bảo hiểm tài sản

Nguyên tắc bồi thường: Do bảo hiểm là sự bù đắp ngang băng về mặt tài chínhcho những thiệt hại của người tham gia bảo hiểm, cho nên trong mọi trường hợptốn thất, số tiền mà người tham gia nhận được sẽ không vượt quá giá trị thiệthại thực tế

Áp dụng nguyên tắc thế quyền khi xuất hiện người thứ ba có lỗi Theo nguyêntắc này, sau khi trả tiền bồi thường, DNBH sẽ được thay quyền của người đượcbảo hiểm dé thực hiện việc truy đòi trách nhiệm đối với người thứ ba có lỗi.Nguyên tắc thé quyền nhằm đảm bảo quyền lợi của người được bảo hiểm, chốnglại hành vi rũ bỏ trách nhiệm của người thứ ba có lỗi, đồng thời đảm bảo nguyêntắc bồi thường, loại bỏ khả năng người được bảo hiểm đòi bồi thường từ cả phíaDNBH và người thứ ba Tuy nhiên có một số trường hợp ngoại lệ khi áp dụngnguyên tắc thế quyền hợp pháp Đó là khi người thứ ba gây lỗi là trẻ em, hoặc

là con cái, vợ chồng, cha mẹ của người được bảo hiểm.

Trong trường hợp xảy ra bảo hiểm trùng (double insurance): Trong BHTS, nêu

một đối tượng bảo hiểm đồng thời được bảo hiểm băng nhiều HDBH với điều

SV: Phạm Thu Hà Lớp: Bảo hiểm 61B

Trang 17

kiện bảo hiểm giống nhau, thời hạn bảo hiểm trùng nhau từ những DNBH khác

nhau, và tổng STBH từ các HĐBH này lớn hơn giá trị của đối tượng bảo hiểm

đó thì gọi là bảo hiểm trùng Điều này có thé gây ra mâu thuẫn và tranh chap

giữa các bên liên quan đến việc thanh toán bồi thường khi xảy ra sự cố Trongtrường hợp có bảo hiểm trùng, tùy thuộc vào nguyên nhân xảy ra dé giải quyết.Thông thường, bảo hiểm trùng liên quan đến sự gian lận của người tham gia bảohiểm nhằm trục lợi bảo hiểm Do đó, về nguyên tắc, DNBH có thể hủy bỏHĐBH nếu phát hiện thay bảo hiểm trùng có gian lận Nếu các DNBH chapnhận bồi thường cho bảo hiểm trùng thì lúc này, trách nhiệm của mỗi DNBHđối với tôn thất sẽ được phân chia theo tỷ lệ trách nhiệm mà họ đảm nhận

Cụ thé:

-Giá trị thiệt hại thực tê x STBH của HDBH A

STBT của HDBH A = - — l

Tông sô tiên bảo hiểm

Trên thực tế, một trong số các DNBH đã cấp hợp đồng cho đối tượng được bảohiểm trùng này có thé sẽ đứng ra bồi thường theo số thiệt hại thực tế, sau đó sẽ đòilại các DNBH khác phần trách nhiệm của họ

e Các hình thức bôi thường bảo hiểm tài sản

> Bồi thường bảo hiểm theo mức miễn thường

Bồi thường bảo hiểm theo mức miễn thường là một hình thức bồi thường trongBHTS, trong đó khi xảy ra sự cố bảo hiểm, người được bảo hiểm phải tự thanhtoán một khoản tiền được xác định trước (gọi là mức miễn thường) trước khiDNBH chi trả phan còn lại Hay hiểu là DNBH chỉ chịu trách nhiệm đối với nhữngtôn thất mà giá trị thiệt hại thực tẾ vượt quá một mức đã thỏa thuận được gọi là

mức miễn thường.

Mức miễn thường được xác định băng một khoản tiền cố định hoặc theo một

tỷ lệ phần trăm của giá trị tài sản được bảo hiểm Bảo hiểm theo mức miễn thườngkhông chỉ tránh cho DNBH phải bồi thường cho những tốn that quá nhỏ so với giátrị bảo hiểm mà còn có ý nghĩa trong việc nâng cao ý thức và trách nhiệm đề phònghạn chế rủi ro của người được bảo hiểm

Có hai loại miễn thường:

e Miễn thường có khấu trừ

e _ Miễn thường không khấu trừ

SV: Phạm Thu Hà Lớp: Bảo hiểm 61B

Trang 18

"Mức miễn thưởng không khấu trừ" là một trong những hình thức bồi thường

trong bảo hiểm tài sản Khi có sự cố xảy ra, toàn bộ chi phí bồi thường sẽ được

bảo hiểm chi trả mà không có khoản khấu trừ nào Tuy nhiên, điều này có thé dan

đến việc tăng phí bảo hiểm cho khách hàng

STBT = Giá trị thiệt hại thực tế

"Mức miễn thưởng có khẩu trừ": Trong trường hợp xảy ra sự cố, khi mức thiệthại vượt quá mức miễn thưởng được thỏa thuận, bảo hiểm chỉ chi trả khoản bồi

thường vượt quá mức miễn thưởng đó Khi khách hàng chọn mức miễn thưởng có

khấu trừ, phí bảo hiểm sẽ thường được tính giảm so với mức miễn thưởng không

khấu trừ

STBT = Giá trị thiệt hại thực tế - Mức miễn thường

> Bồi thường bảo hiểm theo tỷ lệ

Có hai loại tỷ lệ được áp dụng:

e Tỷ lệ Số tiền bảo hiém/ Giá trị bảo hiểm

Giá trị thiệt hại thực tế x Phí bảo hiểm đã nộp

STBT =

-Phi bao hiêm lẽ ra phải nộp

> Bồi thường theo rủi ro dau tiên

"Bồi thường theo rủi ro đầu tiên" là một trong những hình thức bồi thườngtrong BHTS Khi áp dụng hình thức bồi thường này, DNBH sẽ chỉ chi trả tôi đamột khoản tiền bồi thường cố định cho mỗi sự có, dù thiệt hại thực tế có cao hơnhay thấp hơn số tiền đó Điều này giúp giảm thiểu rủi ro cho DNBH, đồng thời

giúp người mua bao hiểm tiết kiệm được phí bảo hiểm so với việc chọn hình thức

bồi thường toan diện Tuy nhiên, việc lựa chọn hình thức bồi thường theo rủi rođầu tiên phải dựa trên đánh giá kỹ lưỡng về tình hình rủi ro của tài sản và khả năng

tự chịu thiệt hại của người mua bảo hiểm

f Vai trò của bảo hiém tai sản

SV: Phạm Thu Hà Lớp: Bảo hiểm 61B

Trang 19

Khi đối diện với những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro cần có một quỹ tài chính đủ

lớn để con người nhanh chóng vượt qua khó khăn, tiếp tục đi vào quá trình bìnhthường hóa để an tâm kinh doanh, sản xuất Có thể nói, an toàn tài chính là một

nhu cầu thật sự cần thiết, khách quan trong cuộc sống Có cầu thì mới có cung,động lực này đã tạo tiền đề cho sự phát triển của BHTS tại Việt Nam Các DNBHcũng tích cực triển khai nghiệp vụ BHTS đề đáp ứng nhu cầu của người dân và cácdoanh nghiệp Bằng việc lựa chọn hình thức bảo hiểm để bảo vệ sự an toản cho

các tài sản của mình, người tham gia bảo hiểm sẽ đóng một mức phí bảo hiểm cho

DNBH, và khi có tôn thất xảy ra, người tham gia bảo hiểm sẽ được hưởng mức

quyền lợi tương xứng được pháp luật bảo vệ và thừa nhận Trong số đó quan trọng

nhất là việc khôi phục lại một phần tình trạng tài sản trước khi xảy ra ton thất, dam

bao về khả năng tài chính của người tham gia

Nền kinh tế Việt Nam đang dan hồi phục nhanh và tăng trưởng mạnh mẽ trởlại sau gần ba năm chỊu ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch Covid 19, cho nênviệc đảm bảo nguồn vốn và quá trình sản xuất dé không bị gián đoạn kinh doanh

là một nhiệm vụ vô cùng cấp bách và thiết yếu đối với cá nhân, doanh nghiệp và

xã hội Mỗi cá nhân, từng doanh nghiệp đều đang có gắng làm việc dé tạo ra nhiềugiá trị gia tăng, góp phan thúc đây nền kinh tế phát triển Trong quá trình sản xuất

kinh doanh không thể không có sự có mặt của tài sản, và những rủi ro bất ngờ về

tài sản cũng luôn hiện điện quanh cuộc sống của con người Khi những rủi ro vềnhà cửa, công trình xây dựng lắp đặt, văn phòng, giả sử tổn thất xảy ra vượt quá

số tiền mà bản thân cá nhân/ doanh nghiệp sở hữu, điều đó là một mat mát cực kylớn đối với quỹ tài chính của ho Và nếu hàng trăm doanh nghiệp sản xuất kinhdoanh, xây dựng, cá nhân trên địa bàn lãnh thé Việt Nam bị tổn thất về tài sản và

họ không có kha năng phục hồi lại tổn thất, điều này sẽ gây ra gián đoạn kinhdoanh trên diện rộng và làm suy thoái kinh tế Do vậy, bảo hiểm tài sản là một hoạtđộng hết sức thiết thực, nó ảnh hưởng đến nhiều người, nhiều đối tượng, giúp duytrì ôn định tài chính lâu dài và bền vững

Mới đầu khi triển khai thì BHTS không nhận được quá nhiều sự quan tâm donhận thức của người dân chưa cao và cách thức triển khai thực hiện chưa thật sựtiếp cận được với nhiều người Tuy nhiên, hiện nay BHTS là một loại hình kháphố biến ở nước ta Nó bảo vệ sự an toàn cho người dân, doanh nghiệp cũng nhưđảm bảo sự phát triển chung của nền kinh tế bởi vì khi xảy ra một sự kiện bảo hiểmliên quan đến tài sản, hậu quả cũng như thiệt hại sẽ cực kỳ lớn, gây ra nhiều ton

thất với cá nhân và doanh nghiệp Việc không tham gia BHTS sẽ là một thiệt thòi

SV: Phạm Thu Hà Lớp: Bảo hiểm 61B

Trang 20

cực kỳ lớn đối với doanh nghiệp, bởi vì khi không may sự có xảy ra, số tiền mà họ

phải bỏ ra để khắc phục tôn thất/ số tiền dự phòng trước đó của họ dé chi trả cho

tn thất thậm chí lớn hơn rất nhiều phí bảo hiểm mà họ phải đóng cho các DNBH

Do vậy, để đảm bảo tài sản phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh sản xuất

không bị gián đoạn đột ngột gây ton thất lớn, ngày nay hầu hết các doanh nghiệpsản xuất, văn phòng kinh doanh, người dân đều tham gia BHTS dé đảm bảo sự an

toàn cho tải sản của mình.

Thêm vào đó, hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung cũng như BHTS nói

riêng có vai trò tập trung vốn, bởi vi tổng phí các DNBH nhận được tại một thời

điểm nhất định sẽ không sử dụng hết Do đó DNBH sẽ sử dụng nguồn vốn nhàn

rỗi đó dé đem đi dau tư sinh lời, điều này đem lại một nguồn vốn không nhỏ cho

ngân sách nhà nước Điều này đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc khắcphục tinh trạng thiếu hụt vốn hiện nay, thúc đây sự luân chuyên dòng vốn dé nềnkinh tế đất nước phát triển, ôn định tình hình sản xuất kinh doanh

Tóm lại có thê tóm tắt vai trò của bảo hiểm tài sản như sau:

e Bảo vệ tài san: BHTS giúp bảo vệ tai sản của doanh nghiệp và cá nhân khỏi

những rủi ro không mong muốn như cháy, động dat, thiên tai, tội phạm, v.v

e Tăng cường đáp ứng nhu cầu tài chính: Nếu một rủi ro xảy ra và tài sản bị thiệt

hại, BHTS giúp khôi phục tài sản và giảm thiểu tác động tài chính đáng kể

e Giảm thiéu rủi ro cho doanh nghiệp và cá nhân: BHTS giúp giảm thiểu rủi ro

cho doanh nghiệp và cá nhân, giúp họ tập trung vào việc kinh doanh và các

hoạt động khác.

e Tạo lòng tin và niềm tin: BHTS giúp tạo ra long tin và niềm tin cho khách

hàng, đối tác và các bên liên quan khác về khả năng tôn tại và phát triển của

doanh nghiệp hoặc cá nhân.

e H6 trợ quản lý rủi ro: BHTS cung cấp cho doanh nghiệp và cá nhân một công

cụ quản lý rủi ro hiệu quả, giúp họ đánh giá rủi ro, phát hiện các vẫn đề tiềm

ân và xây dựng kế hoạch phòng ngừa và ứng phó với rủi ro

Bên cạnh đó, BHTS còn giúp tăng tính ồn định va đáng tin cậy của hệ thốngtài chính và kinh tế, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế và xã hội

1.1.3 Nội dung cơ bản của BHTS

1.1.3.1 Đối tượng bảo hiểm

Tại mục 3, Chương 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 quy định về Hợpđồng BHTS, như sau:

SV: Phạm Thu Hà Lớp: Bảo hiểm 61B

Trang 21

- Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm tài sản là tài sản theo quy định

của Bộ luật Dân sự.

- Quyên lợi có thé được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm tai sản: Bên mua bảo

hiểm có quyền lợi có thé được bảo hiểm khi có quyền sở hữu; quyền khác đốivới tài sản; quyền chiếm hữu, quyền sử dụng của người không phải là chủ sở

hữu.

Lưu ý: Tại thời điểm xảy ra tốn thất, bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo

hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm (Quy định tại Điều 44 Luật Kinh

doanh bảo hiểm 2022)

- Tài sản được bảo hiểm gồm: vật có thực như nhà cửa, máy móc, phương tiện

vận tai, các loại hàng hóa, súc vật, mùa mang., , tiền, giấy tờ tri gia được băngtiền và các quyên tài sản Về nguyên tắc, DNBH chỉ bảo hiểm cho các trường

hop tai sản bị giảm hoặc mat giá trị do rủi ro xâm hại mà không bảo hiểm chotrường hợp do hao mòn tự nhiên hoặc do bản chất vốn có của tài sản, trừ trường

hợp có thỏa thuận khác trong HĐBH.

1.1.3.2 Số tiền bảo hiểm và Giá trị bảo hiểm

a Số tiên bảo hiểm

— Theo điều 41 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định: Số tiền bảo hiểm là

sô tiên mà bên mua bảo hiêm yêu câu bảo hiém cho tải san đó.

Hiéu đơn giản, số tiền bảo hiểm là giới hạn bồi thường tối đa của DNBH trongtrường hop tài sản được bảo hiểm bị tốn thất toàn bộ Theo đó, khi xảy ra tôn thấttoàn bộ, DNBH sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm với điều kiện STBT không

vượt quá STBH được quy định trong HDBH Thông thường, STBH thường bằng

giá trị tài sản theo giá thị trường hoặc giá trị kê khai khi tham gia bảo hiểm Trongmột số trường hợp, khách hàng có thé tham gia bảo hiểm dưới giá trị hoặc bảohiểm trên giá trị STBH chính là một trong những căn cứ dé xác định số phí bảohiểm mà người tham gia phải đóng

b Giá trị bảo hiểmGiá trị bảo hiểm của tài sản là giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm giao kếtHĐBH Giá trị bảo hiểm được xác định bằng nhiều phương pháp khác nhau

- — Với tai sản mới: Giá trị bảo hiểm khi mua bảo hiểm tài sản được xác định

băng: GTBH = Gia tri mua mới trên thị trường + Chi phí van chuyền, lắp đặt

(hoặc Chi phí làm mới, xây dựng mới tai san)

- Với tài sản đã qua sử dụng: Giá trị bảo hiểm của tài sản có thé xác định là:

+ Giá trị còn lại = Nguyên giá tài sản - Khấu haoSV: Phạm Thu Hà Lớp: Bảo hiểm 61B

Trang 22

hợp đồng bảo hiểm." Như vậy, hợp đồng bảo hiểm tài sản sẽ có hiệu lực và quyềnlợi của người tham gia bảo hiểm tài sản được đảm bảo chỉ khi họ đóng phí bảohiểm đầy đủ, đúng thời hạn được quy định trong điều khoản.

Các yếu tô cơ bản ảnh hưởng đến việc tính phí bảo hiểm tài sản:

- Số lượng các đơn vi rủi ro được yêu cầu bảo hiểm

- Cấu trúc xây dựng của nha xưởng (địa điểm của rủi ro và môi trường lân

cận).

- Ngành nghề kinh doanh của người được bao hiểm

- Hệ thống trang thiết bị phòng cháy chữa cháy

- Công tác đảm bảo an toàn tai sản của người tham gia bảo hiểm

- Kha năng xảy ra ton thất lớn.

Phí bảo hiểm của bảo hiểm tài sản được xác định như sau:

P=S›xR

Trong đó: Sp : số tiền bảo hiểm

R: tỷ lệ phí bảo hiểmP: phí bảo hiểm

Tỷ lệ phí bảo hiểm lại được chia làm 2 bộ phận là tỷ lệ phí thuần và tỷ lệ phụ

phí Trong đó, khi xác định tỷ lệ phí thuần thường căn cứ vào số liệu thong kê của

một số năm trước đó như: tong số don vị rủi ro tham gia bảo hiểm; số đơn vị rủi

ro xảy ra thiệt hại; STBH tham gia BHTS và STBT cho các thiệt hại Phụ phí phụ

thuộc vào các khoản phí cần thiết để DNBH dam bảo cho các khoản chỉ trong hoạtđộng nghiệp vụ bảo hiểm: chi hoa hồng, chi quản lý doanh nghiệp, chi đề phònghạn chế tồn that

- Đối với bao hiểm cháy nô bắt buộc: Ty lệ phí của HDBH cháy nỗ bắt buộc

được quy định rõ ràng cho từng đối tượng bắt buộc tham gia về mức phí

bảo hiểm va mức khấu trừ bảo hiểm cháy, nỗ bắt buộc của Nghị định số

97/2021/ND — CP.

SV: Pham Thu Ha Lép: Bao hiém 61B

Trang 23

- Đối với bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt; bao hiểm mọi rủi ro tai

sản: Tỷ lệ phí bảo hiểm sẽ được thỏa thuận giữa DNBH và người được

bảo hiểm

1.2 Tái bảo hiểm và tái bảo hiểm tài sản

1.2.1 Sự cần thiết của tái bảo hiểm tài sản

Bảo hiểm là một loại hình tài chính rất đặc biệt, là sản phẩm vô hình và kinhdoanh dựa trên niềm tin (hay nói cách khác là sự cam kết) giữa DNBH và ngườitham gia BH Theo đó, khi có rủi ro xảy ra thì DNBH sẽ dựa theo các điều khoảntrong HĐBH dé xem tổn thất xảy ra có thuộc phạm vi được bảo hiểm hay không,

rồi từ đó sẽ bồi thường cho người tham gia nhằm dam bảo sự an toàn về mặt tài

chính cho họ Không giống như các ngành nghề kinh doanh khác, chu kỳ kinhdoanh bảo hiểm là một chu kỳ đảo ngược, DNBH sẽ phát sinh doanh thu trước,chính là các khoản phí bảo hiểm thu được từ người tham gia BH, rồi sau đó mớiphát sinh chi phí Trách nhiệm của DNBH sẽ bắt đầu sau khi DNBH chấp nhận rủi

ro từ người tham gia, thu đủ phí BH từ khách hàng và kéo dài đến khi hết thời hạnbảo hiểm

Sau khi người tham gia BH chuyền giao rủi ro cho DNBH, chính bản thân các

công ty bảo hiểm cũng có thé phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, bởi lẽ do nhiều

nguyên nhân:

- Các tài sản/ đối tượng được bảo hiểm tham gia STBH lớn tuy nhiên khả năng

tài chính của DNBH không phải là không giới hạn Với sự phát triển của nềnkinh tế đất nước, ngày càng nhiều các tài sản, tòa nhà, công trình xây dựngtiên tiến hiện đại ra đời, và đi kèm với nó là giá tri tài sản không hề nhỏ Dovậy gần đây xu hướng tham gia BHTS ngày càng trở nên phố biến, điều này

giúp bảo vệ tài sản của người tham gia BH trước mọi rủi ro có thể xảy ra Tuy

nhiên, các hợp đồng bảo hiểm tài sản có STBH rat lớn và xác suất xảy ra rủi

ro là thường xuyên, trong khi đó phí bảo hiểm các DNBH thu được chỉ bằngphần rất nhỏ của STBT cho người tham gia bảo hiểm Do đó, đối với mộtDNBH đơn lẻ, nhất là với những doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ không thé nào

đứng ra một mình bảo vệ cho toàn bộ khối lượng tài sản lớn như vậy, vì nếu

không may tổn thất xảy ra, STBT quá lớn thì việc mat kha năng thanh toán vàphá sản là điều không thể tránh khỏi Do vậy TBH tai sản là một hoạt động hết

sức cần thiết

- Trong BHTS, việc đánh giá rủi ro, giá tri tai sản, xác định STBH và phí bảo

hiểm hợp ly là những yếu tô cực kỳ quan trọng dé giảm thiểu tối đa việc chiSV: Phạm Thu Hà Lớp: Bảo hiểm 61B

Trang 24

trả bồi thường Tuy nhiên không phải DNBH nao cũng có đủ kinh nghiệm dé

tự mình xem xét, đánh giá rủi ro một cách chính xác, đặc biệt là với các DNBH

còn non trẻ, vừa và nhỏ Khi đó, việc các DNBH thuê một bên giám định ngoài

dé đánh giá rủi ro cho quyết định nhận bảo hiểm cho loại hình nghiệp vụ đóhay không sẽ khá là tốn kém Giả sử một tài sản người tham gia muốn STBH

là 30 tỷ đồng trong khi đó khả năng thanh toán bôi thường của DNBH chi ởmức 10 tỷ Nhờ có hoạt động TBH mà DNBH góc sẽ không bị khả năng tai

chính làm kìm hãm hoạt động kinh doanh.

- Công trình tài sản, kỹ thuật ngày càng phát triển đi kèm với đó là những rủi ro

mà tài sản có thé gặp phải Một vài rủi ro làm ảnh hưởng đến giá trị tài sảnnhư: thiên tai (10 lụt, sam sét, Sóng thần ), Các Sự cố bat ngờ như hỏa hoạn,cháy nô , các tai nan giao thông làm đâm va, hư hỏng mất giá tri tài sản, đôikhi cũng là lỗi xuất phát từ con người Cho dù xuất phát từ lý do gì thì tài sảnchắc chăn cũng sẽ bị hư hỏng, thiệt hại tùy theo mức độ và quy mô mà rủi ro

đó gây ra Chang hạn như vụ cháy dir dội tòa nhà 42 tang năm 2022 của tậpđoàn viễn thông nhà nước China Telecom tại Trung Quốc không gây ra thiệthại về người nhưng đã gây ra thiệt hại rất nhiều tiền về tài sản Hiện không có

số liệu về giá trị của tòa nhà này, nhưng chi phí sửa chữa mà China Telecom

bỏ ra cho hệ thống phòng cháy chữa cháy vào đầu tháng 9/2022 ước tính là

khoảng hơn 4 triệu NDT, tương đương gan 13,8 tỷ VNĐ Hoặc ở Việt Namhiện nay, điển hình là miền Trung thời tiết thiên tai xảy ra rất bất ngờ, ké cảcon người có cô gắng nỗ lực tìm nhiều giải pháp dé hạn chế biến đổi khí hậuthì hậu quả mà nó dé lại cho tài sản cũng không hé nhỏ Theo thống kê, năm

2022, cả nước ghi nhận hon 1.000 trận thiên tai, với 21 trên tổng số 22 loạihình thiên tai Thiên tai xảy ra bat thường, cực đoan, trái quy luật trên các vùngmiền cả nước đã làm 175 người chết, mắt tích; thiệt hại về kinh tế ước khoảng

19.500 tỷ đồng Đặc biệt là về rủi ro thiên tai khi xảy ra trên diện rộng sẽ càn

quét tàn phá nhà cửa tài sản một cách nặng nề, chỉ cần một vài công trình tảisản bị tốn thất và xảy ra cùng một thời điểm thì sẽ gây ra hậu quả cực kỳnghiêm trong với DNBH Hau hết các DNBH đều phải chi một khoản tiền lớnsau hai trận lũ tại miền Trung vừa qua Mức tiền bồi thường trong phạm vi tỉnhQuảng Bình của Công ty Bảo hiểm Bảo Minh Quảng Bình và PVI Bắc Trung

Bộ ước lượng khoảng 6 ty đồng Nang nhất phải ké đến Tổng công ty bảo hiểmBảo hiểm Bảo Việt, với khoản đền bù ước tính ban đầu đã lên đến 100 tỷ đồng.Một số DNBH khác dù không thống kê được con số thiệt hại và mức tiền bồi

SV: Phạm Thu Hà Lớp: Bảo hiểm 61B

Trang 25

thường cụ thé nhưng van khang định con số này có thể lên tới hàng chục ty

đồng Như vậy, nếu họ không san sẻ rủi ro đó cho các nhà TBH thì việc mất

khả năng thanh toán và dẫn đến phá sản, rút khỏi thị trường là cực kỳ cao do

STBT quá lớn.

Kết luận lại, đối với nghiệp vụ bảo hiểm tài sản thì TBH ra đời là điều tất yêu

do những lợi ích mà nó đem lại cho cả DNBH và người tham gia bảo hiểm VớiDNBH, họ có thê tối đa hóa kha năng nhận bảo hiểm cho các loại hình tài sản dù

cho quy mô và giá trị tài sản có lớn đến đâu Người tham gia bảo hiểm cũng sẽ antâm hơn khi tài sản của mình được bảo vệ, có được sự bảo đảm từ các DNBH Đối

với một tài sản có giá tri lớn, người tham gia bảo hiểm hoàn toản có thể lựa chọnphương pháp đồng bảo hiểm, đây cũng là một phương thức san sẻ rủi ro giữa cácDNBH với nhau Tuy nhiên, thay vì tự thu xếp đồng bảo hiểm với nhiều DNBHkhác trên thị trường, người tham gia bảo hiểm có thé ký kết HDBH với một hoặcmột vài DNBH góc, rồi sau đó các doanh nghiệp này sẽ tiến hành nhượng tái chonhiều DNBH khác Điều này sẽ giúp người tham gia bảo hiểm tiết kiệm được nhiềuthời gian, hơn nữa tài sản của họ cũng được bảo vệ một cách vững chắc và đảmbảo hơn, vì khi rủi ro xảy ra, việc thu đòi và chỉ trả bồi thường cũng nhanh chóng

và tiện lợi hơn Có thê khẳng định rằng, TBH tài sản giúp han chế tối đa rủi ro cho

các DNBH, đảm bảo hoạt động kinh doanh ồn định, bền vững trên thị trường Thitrường bảo hiểm ngày càng phát triển thi TBH cũng không kém phan quan trọng

và là lá chan vững chắc cho các DNBH gốc

1.2.2 Phương thức tái bảo hiểm tài sản

Tái bảo hiểm là nghiệp vụ thông qua đó một doanh nghiệp bảo hiểm (doanhnghiệp bảo hiểm gốc hay công ty nhượng tái) chuyển cho một hoặc nhiều doanhnghiệp bảo hiểm khác (công ty nhận tái) một phần rủi ro đã nhận đối với một đối

tượng bảo hiểm nhất định trên cơ sở chuyển nhượng bớt một phan số phi bảo hiểm

Hiểu một cách đơn giản, TBH chính là cơ chế phân tán rủi ro giữa các doanh

nghiệp với nhau Sau khi nhận bảo vệ cho tai sản của người tham gia, chính ban

thân các DNBH cũng muốn được bảo vệ vì nhiều rủi ro có thé gặp phải, chang hạnnhư STBT quá lớn làm mất khả năng thanh toán và dẫn đến phá sản Theo cơ chếnày, DNBH gốc hoàn toàn có thé nhượng tái rủi ro cho nhiều DNBH gốc hoặc cácnhà TBH khác trên thị trường dé đảm bảo sự an toàn tài chính cho minh

Tái bảo hiểm có thé áp dụng cho nhiều loại hình nghiệp vụ bảo hiểm gốc nhưbảo hiểm tài sản, bảo hiểm kỹ thuật hay bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm con người,

SV: Phạm Thu Hà Lớp: Bảo hiểm 61B

Trang 26

bảo hiểm nông nghiệp, Tái bảo hiểm có nhiều phương thức tái gồm tái bảo hiểm

tạm thời, tái bảo hiểm có định và tái bảo hiểm mở

1.2.2.1 Tái bảo hiểm tạm thời (Facultative)

Day là phương thức TBH xuất hiện đầu tiên, lâu đời và cô điển nhất Theo

phương thức này, công ty bảo hiểm nhượng toàn quyên lựa chọn rủi ro cần phải

tái bảo hiểm và nhà tái bảo hiểm có quyền nhận hay từ chối đối với mỗi rủi ro đó.Mỗi đơn vị rủi ro sẽ được chào tái riêng biệt cho nhà tái bảo hiểm

Có thể tóm tắt ba đặc điểm chính của tái bảo hiểm tạm thời như sau:

- Chao tái bảo hiểm riêng lẻ cho từng rủi ro và xác nhận tái bảo hiểm riêng

lẻ cho mỗi rủi ro.

- Nhà tái bảo hiểm có quyền chấp nhận hoặc từ chối mỗi rủi ro được chào tới

tùy theo quyết định đánh giá rủi ro của mình

- Việc nhận tái bảo hiểm tạm thời trên cơ sở quan hệ hợp tác lâu dài và hỗ

trợ, lợi nhuận tái thường được kỳ vọng là ngắn và dài hạn phụ thuộc vào sự

lựa chọn của nhà tái bảo hiểm

Các rủi ro được tái tạm thời thường được phân loại như sau:.

- Khi rủi ro không được bảo vệ bởi hợp đồng cố định của DNBH nhưng công

ty vẫn khai thác bảo hiểm gốc và vượt quá khả năng chịu đựng của một nhàbảo hiểm nếu giữ lại toàn bộ

- Khi một DNBH khai thác rủi ro mà rủi ro bảo hiểm đó có mức trách nhiệm

bảo hiểm lớn hơn mức có thê chấp nhận của Hợp đồng bảo vệ năng lực khai

thác của công ty (Hợp đồng tái bảo hiểm có định), vượt mức mong muốngiữ lại và muốn phân chia phần vượt quá của rủi ro đó với một số nhà bảohiểm khác

- Khi một nhà bảo hiểm muốn giảm thiêu rủi ro của minh sau khi đánh giá

mức độ rủi ro và các sự cô có thé ảnh hưởng đến hiệu quả của Hợp đồng côđịnh thì quyết định tìm đến phương thức tái bảo hiểm tạm thời

Trong quá trình khai thác tái bảo hiểm tạm thời, DNBH đánh giá rủi ro dựavào thông tin của rủi ro và lịch sử tôn thất trước đó (nếu có) và bằng kinh nghiệmkhai thác, năng lực tài chính của mình, công ty nhượng tái có thể quyết định mứcgiữ lại cũng như tỷ lệ tái bảo hiểm của nghiệp vụ Tương tự, các nhà nhận tái cũngtoàn quyền quyết định có chấp nhận rủi ro hay không và nếu có thì chấp nhận ở tỷ

lệ bao nhiêu, với chi phí hoa hồng tái bảo hiểm như thế nao hay có thé là từ chốitham gia tái bảo hiểm đối với rủi ro mà công ty nhượng chảo tái

Trinh tự tiễn hành tải bảo hiểm tdi tam thời (FAC) như sau:

SV: Phạm Thu Hà Lớp: Bảo hiểm 61B

Trang 27

Công ty nhượng thông báo cho nhà tái bảo hiểm một dịch vụ nao đó mà họ

cần tái bảo hiểm dưới hình thức là một đề nghị tham gia tái bảo hiểm (bản chào tái

bảo hiểm tạm thời) trong đó ghi các đặc điểm chính của rủi ro được bảo hiểm, vi

dụ như:

° Tên và địa chỉ người được bảo hiểm

e _ Ngành nghề kinh doanh

° Tính chất của rủi ro được bảo hiểm

e _ Ngày bắt đầu và chấm dứt thời hạn bảo hiểm

e Loại hình bảo hiểm, điều kiện điều khoản chính, điều khoản bổ sung mở

rộng

e _ Số tiền được bảo hiểm, tỷ lệ phí bảo hiểm

e _ Tý lệ chào tái bảo hiểm và hoa hồng nhượng tái bảo hiểm,

° Các thông tin về rủi ro bảo hiểm nhằm cung cấp thông tin đánh giá rủi ro

cho nhà nhận tái bảo hiểm (báo cáo đánh giá rủi ro, hình ảnh chụp )

Sau khi nhận được bản chảo, công ty nhận tái bảo hiểm có quyền lựa chọn

nhận toàn bộ hay một phần tỷ lệ nào đó của rủi ro rồi sau đó xác nhận phần tham

gia của mình và thông báo lại cho công ty nhượng tái bảo hiểm Đồng thời cũng

có thể yêu cầu công ty nhượng cung cấp thêm các thông tin cần thiết để đánh giá

rủi ro tốt hơn cũng như đưa ra tỷ lệ nhận tái phù hợp Sau khi thông báo chấp nhậndịch vụ, hợp đồng TBH tạm thời sẽ chính thức có hiệu lực tùy thuộc vào ngày bảohiểm của đơn bảo hiểm hay ngày xác nhận tái tùy thuộc vào ngày nào đến sau và

sẽ vô hiệu lực vào ngày kết thúc hợp đồng nếu trong thời hạn bảo hiểm không cóthông tin bố sung gi thêm giữa công ty nhượng và nhà TBH

Uu điểm của tái bảo hiểm tạm thời:

- _ Giúp công ty nhượng, nhất là các công ty non trẻ ít kinh nghiệm, mới thành

lập có thể kinh doanh những rủi ro có STBT lớn hơn khả năng bồi thường tối

đa của họ.

- Tao điều kiện dé công ty nhượng chấp nhận bảo hiểm cho những rủi ro mà

khi tôn thất xảy ra STBT cho những rủi ro này sẽ rat lớn, chang hạn như rủi

ro về thiên tai, động đất, đình công, Nếu không có TBH thì các công tynày không thê tham gia bảo hiểm cho những loại hình nghiệp vụ như này, vôhình chung là rào cản để DNBH hoạt động hiệu quả trên thị trường Điều nàycực kỳ có lợi đối với các DNBH nói chung và các công ty còn non trẻ nói

riêng, bởi vì những rủi ro nay di kèm với STBH và STBT lớn, tuy nhiên phí

bảo hiểm thu được từ người tham gia cũng không hề nhỏ Sau khi tiến hànhSV: Phạm Thu Hà Lớp: Bảo hiểm 61B

Trang 28

nhượng tái cho các nhà TBH với một tỷ lệ phù hợp, công ty nhượng sẽ dùng

khoản phí bảo hiểm còn lại này đầu tư, phát triển, dần tăng quy mô tài sản và

giá trị doanh nghiệp theo thời gian.

- Tao ưu thế dé công ty nhượng phát triên kinh doanh như sử dụng thủ tục phi

theo thang lũy tiễn, theo lãi,

Hạn chế của tái bảo hiểm tạm thời:

- _ Công ty nhượng phải thường xuyên thông báo đầy đủ mọi thông tin về hợp

đồng góc, do đó, không đảm bảo bí mật, mat thời gian Tuy nhiên, điều này

là bắt buộc vì khi có những thông báo mới, chăng hạn như tôn thất mới, cậpnhật số tiền dự phòng, số tiền bồi thường, phí giám định công ty nhượngcần ngay lập tức thông báo cho công ty nhận TBH để kịp thời phat sinh nhữngchỉ phí cần thiết

- Khicung cấp bản chao cho các công ty nhận TBH, do đặc điểm của TBH tạm

thời là nhà TBH được quyền tự do lựa chọn tỷ lệ tham gia mà họ muốn hoặc

từ chối không tham gia Điều này dẫn đến việc công ty nhượng không hé cóđược sự đảm bảo chắc chắn từ thị trường tái bảo hiểm, do hoàn toàn có khả

năng nhà TBH từ chối rủi ro đó Hơn nữa, việc chờ đợi phản hồi từ phía nhàtái có thé làm cho các công ty nhượng mất đi các cơ hội kinh doanh, đặc biệt

là với những rủi ro có giá trị bảo hiểm lớn do họ có thé gặp được những công

ty có thê đáp ứng nghiệp vụ tốt hơn, hay đơn giản là giảm tính chuyên nghiệptrong mắt khách hàng vì thời gian trả lời chậm trễ

- Thuong xuyên phải đàm phán thiết lập hợp đồng do TBH tạm thời có thời

han bảo hiểm là 12 tháng hoặc không quá 24 tháng; chi phí hành chính, thủtục, giấy tờ tốn kém cũng ảnh hưởng phần nào đến lợi nhuận của công tynhượng, nhất là trong trường hợp phí tái bảo hiểm cao hơn phí bảo hiểm gốc(do phải chỉ trả hoa hồng nhận tái cho nhà TBH)

- Tai tạm thời cũng có thé bị hạn chế về mặt thị trường: Trong một số trường

hop, việc tái tạm thời có thé gặp khó khăn do các đối tác bảo hiểm khác không

muốn chia sẻ rủi ro Điều này có thê xảy ra khi các đối tác bảo hiểm cảm thấy

rủi ro quá lớn, quá phức tạp, rủi ro có liên quan đến các sự kiện hiếm nhưng

có thé gây ra thiệt hại rất lớn hoặc không muốn đối mặt với các rủi ro đặcbiệt của một khu vực hoặc ngành công nghiệp cụ thé

- Chi phi quản ly tai tam thời thường khá cao, bao gồm chi phí đánh giá rủi ro,

chi phí tái bảo hiểm, chi phí tái định giá tài san, và chi phí quan lý hồ sơ va

thủ tục liên quan đến việc tái tạm thời Tuy nhiên, chi phí này được coi là

SV: Phạm Thu Hà Lớp: Bảo hiểm 61B

Trang 29

hợp lý đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, bởi vì tái tạm thời giúp họ giảmthiểu rủi ro và đảm bảo tính 6n định của hoạt động kinh doanh

1.2.2.2 Tái bảo hiểm cố định (Treaty)

Tái bảo hiểm cố định là sự thỏa thuận giữa công ty nhượng và nhà tái bảohiểm, trong đó công ty nhượng bắt buộc phải nhượng cho nhà tái bảo hiểm tất cảcác đơn vị rủi ro bảo hiểm gốc mà hai bên đã thỏa thuận từ trước, ngược lại, nhàtái bảo hiểm cũng phải bắt buộc chấp nhận toàn bộ các đơn vi rủi ro đó

Như vậy, theo hình thức này một mặt đảm bảo kinh doanh cho công ty

nhượng; nhưng mặt khác cũng ảnh hưởng đến lợi ích của công ty nhượng Bởi vì

có những đơn vị rủi ro mà khả năng tài chính công ty nhượng có thê đảm bảo đượcnhưng buộc phải tái cho các nhà tái bảo hiểm

Trong hình thức tái bảo hiểm nay, công ty nhượng toàn quyên việc chấp nhậnbảo hiểm gốc, định phí, mà không phải tham khảo ý kiến của nhà tái bảo hiểm.Đồng thời, công ty nhượng cũng đơn phương thanh toán các vụ tôn thất có liênquan đến các rủi ro được bảo hiểm với mục đích bảo vệ quyền lợi chung của công

ty nhượng và tái bảo hiểm Ngược lại, nhà tái bảo hiểm sẽ chia sẻ những may rủivới công ty nhượng và sẽ chấp nhận thanh toán tôn thất thuộc phạm vi hợp đồngtái bảo hiểm đã thỏa thuận

Tái bảo hiểm có định là hình thức tái bảo hiểm ràng buộc các bên chặt chếhơn hình thức tái bảo hiểm tạm thời Tái bảo hiểm cố định có các đặc điểm sau:

- Trong các hợp đồng tái bảo hiểm có định, công ty nhượng và công ty nhận bảo

hiểm thỏa thuận trước về đặc điểm của rủi ro nhượng tái bảo hiểm

- Hợp đồng tái bảo hiểm theo phương thức tái bảo hiểm có định ràng buộc trách

nhiệm bắt buộc nhượng tái/nhận tái đối với các bên tham gia hợp đồng

- Bảng thanh toán hàng quý liên quan đến bảng thanh toán phí: thông tin về từng

rủi ro chuyên nhượng, bảng thanh toán bồi thường, thông tin về tôn thất của

từng rủi ro được công ty nhượng gửi công ty nhận hàng quý.

Uu điểm của tải bảo hiểm cố định:

- Tai bảo hiểm theo hình thức này giúp công ty nhượng chủ động trong việc ký

kết hợp đồng với người tham gia bảo hiểm Thủ tục ký kết được tiến hành

nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, giảm thiêu thời gian giao dịch, góp phan nângcao năng lực cạnh tranh của các công ty bảo hiểm

- Ty lệ hoa hồng tái bảo hiểm mà công ty bảo hiểm nhận được từ các nhà tái

thường khá cao và cao hơn các hình thức tái bảo hiểm khác

SV: Phạm Thu Hà Lớp: Bảo hiểm 61B

Trang 30

Nhà tái bảo hiểm có điều kiện thu được số phí lớn nhất, phù hợp với nguyêntắc “Quy luật số đông” giúp cho các nhà tái bảo hiểm thực hiện tốt vai trò kinh

tế quốc dân của họ về day mạnh những tiến bộ kỹ thuật của ngành bảo hiểm

băng việc châp nhận rủi ro mới và các dạng bảo hiêm mới.

Nhược điểm của tái bảo hiém cô định:

Khi sử dụng hình thức này công ty bảo hiểm gốc được chủ động trong việcđánh giá rủi ro, quyết định điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, tuy vậy, nó

cũng có những bắt lợi nhất định Một số công ty mới, còn thiếu kinh nghiệm

về năng lực đánh giá và quản lý rủi ro có thể gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động

kinh doanh của cả hai bên.

Do ký kết nhanh chóng nên dễ xảy ra tình trạng sơ suất không đáng có về mặt

kỹ thuật, chủ yếu liên quan đến những nghiệp vụ bảo hiểm mới ra đời

Công ty nhận tái không có quyền từ chối những dịch vụ có rủi ro cao Công ty

nhượng lại bắt buộc phải chuyển cả những dịch vụ tốt, có thé nam trong khả

năng tài chính và quản lý rủi ro của bản thân công ty nhượng tái bảo hiểm

1.2.2.3 Tái bảo hiểm mở (Open cover)

Tái bảo hiểm mở (Open cover) là một dạng kết hợp giữa tái bảo hiểm cố định

và tạm thời Đặc điểm của hình thức tái này là: Công ty nhượng không bắt buộc

nhượng tai tat cả các dịch vụ mà mình nhận bảo hiêm; nhưng nhà tái bảo hiém bat buộc phải châp nhận các dịch vụ mà công ty nhượng tái chuyên giao với điêu kiện

dich vụ đó phù hợp với nội dung và điều khoản đã thỏa thuận trong hợp dong táibảo hiểm trước đó Hình thức này dựa trên hai yếu tố: công ty nhượng có thể

nhượng hoặc không nhượng dịch vụ bảo hiểm; công ty nhận bắt buộc nhận dịch

vụ nhượng tai bảo hiểm

Hình thức tái bao hiêm mở có những ưu điêm và hạn chê.

Ưu điểm của tải bảo hiểm mở:

Phù hợp với các công ty còn non trẻ Bởi công ty nhượng có thể giữ lại nhữngdịch vụ được đánh giá là trong năng lực bảo vệ, tuy nhiên có thể tái đi những

dịch vụ có giá trị bảo hiểm lớn đòi hỏi kỹ thuật và năng lực cao hơn sang cáccông ty đối tác dé hoc hỏi, trao đổi kỹ năng

Mở rộng quan hệ đối tác quốc tế Công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp trên thếgiới có tiềm lực tài chính mạnh, có mong muốn mở rộng thị trường đến cácnước đang và chậm phát triển, sẽ tiếp cận tái bảo hiểm bằng hình thức nàythuận tiện hơn, đồng thời các công ty trong nước cũng có cơ hội trao đồi, tiếpcận thị trường quốc tế

SV: Phạm Thu Hà Lớp: Bảo hiểm 61B

Trang 31

- Hinh thức tái bảo hiểm dé ngỏ cho nên đến cuối năm nghiệp vụ bảo hiểm công

ty nhượng mới thu xếp được những dịch vụ bảo hiểm mới, số tiền bảo hiểm

lớn nhưng vẫn có thể thỏa thuận tái bảo hiểm theo hình thức này và được cácnhà tái bảo hiểm ưu tiên hỗ trợ

Nhược điểm của tải bảo hiểm mở:

- Nha nhận tái bảo hiểm sẽ bat lợi hon so với hình thức tái bảo hiểm tạm thời

Với những nghiệp vụ bảo hiểm mới, công ty nhượng tái thường bị ép phí bảo

hiểm.

- _ Công ty nhượng gặp phải nhà tái bảo hiểm đang trong giai đoạn khó khăn hoặc

thị trường tái bảo hiểm cung vượt quá cầu thì mức phí cũng như hoa hồng táibảo hiểm phải thỏa thuận lại, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh công tynhượng Do đó, hai bên cần có sự thỏa thuận dé phù hợp hiệu quả hoạt động

kinh doanh.

Bên cạnh đó, công ty nhượng không được lợi dụng hình thức này để lựa chọnrủi ro nhằm mục đích đây phần bat lợi cho nhà nhận tái bảo hiểm Tất nhiên nhatái bảo hiểm cũng cần xem xét kỹ lưỡng mục đích của công ty nhượng và cân nhắc,giải quyết thỏa đáng quyên lợi giữa công ty về tính bắt buộc không bắt ép nhau,

không nâng cao thủ tục phí,

1.2.3 Phương pháp tái bảo hiểm tài sản

1.2.3.1 Tái bảo hiểm theo tỷ lệ (Proportional reinsurance)

Tái bảo hiểm theo tỷ lệ là phương pháp tái bảo hiểm mà trong đó trách nhiệm

của công ty nhượng và nhà tái bảo hiểm đối với đơn vị rủi ro được bảo hiểm, phân

bổ theo tỷ lệ có định giữa các bên tham gia trên cơ sở số tiền bảo hiểm Mức phi

và trách nhiệm bồi thường tuân thủ theo tỷ lệ tham gia nhất định đó giữa hai bên

công ty.

Tái bảo hiểm theo tỷ lệ là phương pháp phân bổ trách nhiệm giữa công tynhượng và các nhà tái bảo hiểm đối với đơn vị rủi ro được bảo hiểm theo tỷ lệtham gia của mỗi bên trên cơ sở số tiền bảo hiểm

Đặc điểm của phương pháp này:

- Trách nhiệm của công ty nhượng va nha tái bảo hiểm được tính theo ty lệ

tương ứng giữa mỗi bên tham gia vào quá trình phân tán rủi ro của đơn vị rủi

ro được bảo hiểm

- Số phí bảo hiểm, số tiền bồi thường của mỗi don vị rủi ro liên quan cũng được

chia sẻ giữa công ty nhượng và nhà tái bảo hiểm theo tỷ lệ tham gia của mỗi

bên trên cơ sở sô tiên bảo hiêm.

SV: Phạm Thu Hà Lớp: Bảo hiểm 61B

Trang 32

Các phương pháp tái bảo hiểm theo tỷ lệ:

a Tái bảo hiểm số thành (Quota Share)

Tái bảo hiểm số thành là phương pháp tái bảo hiểm theo tỷ lệ mà theo đó, trách

nhiệm quyền lợi và nghĩa vụ của công ty nhượng và các nhà tái bảo hiểm được

phân chia theo ty lệ mà các bên đã thỏa thuận.

Đặc điểm của tái bảo hiểm số thành là công ty nhượng giữ lại một tỷ lệ nhấtđịnh của số tiền bảo hiểm cho tất cả các rủi ro đã nhận bảo hiểm, số vượt quá

chuyên giao cho nhà tái bảo hiểm Theo đó, phí bảo hiểm và số tiền bồi thườngcũng được phân chia cho công ty nhượng và nha tái theo tỷ lệ tương ứng đối với

mỗi đơn vị rủi ro.

Uu điểm của phương pháp tái bảo hiểm số thành:

- Đây là phương pháp đơn giản, dé xử lý, ít tốn kém

- _ Công ty nhận tái bảo hiểm tham gia vào moi rủi ro, do đó, đảm bảo cân đối

thu chỉ (vì rủi ro được dan đều).

Hạn chế của phương pháp tai bảo hiểm số thành:

- _ Công ty nhượng phải tái mọi rủi ro cho nên không khai thác hết khả năng của

mình.

- _ Công ty nhượng không khống chế ty lệ bồi thường đối với mức giữ lại, do đó

có thé ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh Điều nay được hiểu là tổn thất cóthê rơi vào rủi ro đem tái, cũng có thê rơi vào phần giữ lại của công ty nhượng

Do đó, sau nhiều năm kinh doanh tái bảo hiểm, nhà tái không đảm bảo kếtgiảm tỷ lệ thủ tục phí bảo hiểm hoặc bỏ điều kiện phí tạm giữ, Ngược lại, công

ty nhượng không dam bảo kết quả kinh doanh họ cũng có thé yêu cầu người thamgia tăng tỷ lệ phí, tăng tỷ lệ thủ tục tái bảo hiểm đối với nhà tái bảo hiểm Tái bảohiểm số thành thường được sử dụng trong bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm vậnchuyền hàng hóa và thường kết hợp với tái bảo hiểm mức đôi Phương pháp nàycũng được sử dụng bởi các công ty bảo hiểm mới thành lập, hay áp dụng các sản

phẩm bảo hiểm mới.

b Tái bảo hiểm mức dôi (Surplus)

Đặc trưng của tái bảo hiểm mức dôi là công ty nhượng ấn định mức giữ lại

nhất định cho một đơn vị rủi ro, số vượt quá tái ổi Số tái đi được tái theo lớp Cáchợp đồng tái bảo hiểm lớp nao sẽ bồi thường theo lớp đó Các hợp đồng tái bảohiểm mức đôi thường ấn định giới hạn tối đa của hợp đồng tái bảo hiểm

Do ấn định mức giữ lại là một số tiền bảo hiểm nhất định, phần vượt quá mức

giữ lai mới phải tái đi nên chỉ những don vi rủi ro có sô tiên bảo hiêm vượt qua

SV: Phạm Thu Hà Lớp: Bảo hiểm 61B

Trang 33

mức giữ lại công ty nhượng mới phải tái bảo hiểm, các đơn vị rủi ro có số tiền bảohiểm nhỏ hơn mức giữ lại công ty nhượng sẽ giữ lại cho mình Phí và số tiền bồi

thường của công ty nhượng và nhà tái sẽ được phân chia theo tỉ lệ trách nhiệm mà

mỗi bên đảm nhận Tái bảo hiểm mức dôi thường được sử dụng đối với các nghiệp

vụ bảo hiểm cháy, bảo hiểm vận chuyển hàng hóa, trộm cắp, tai nạn thân thê về

nhân thọ.

Ưu điểm của phương pháp tái bảo hiểm mức dôi:

- _ Công ty nhượng chỉ phải đem tái những đơn vị rủi ro có giá trị (hoặc số tiền)

bảo hiểm vượt quá khả năng giữ lại đã ấn định Như vậy, công ty nhượng khaithác hết khả năng của công ty, đảm bảo cân bằng trong kinh doanh

- Tao điều kiện dé công ty nhượng có thé bảo hiểm những rủi ro có giá trị lớn

hơn khả năng tài chính của mình.

Hạn chế của phương pháp tái bảo hiểm mức doi:

- Tinh toán phức tạp, chi phí hành chính nhiều hơn tái bảo hiểm số thành

- _ Nếu ton thất rơi vào nhiều các đơn vị rủi ro mà công ty nhượng giữ lại sẽ ảnh

hưởng đến kinh doanh của công ty gốc (công ty nhượng)

Theo phương pháp này, số phí bảo hiểm và số tiền bồi thường tốn thất đượcphân bồ cho các công ty tham gia hợp đồng theo tỷ lệ tương ứng của từng đơn vịrủi ro riêng biệt Trong tái bảo hiểm mức đôi, vẫn đề quan trọng là xác định mứcgiữ lại và tái đi Xác định mức giữ lại hợp lý là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đếnkết quả kinh doanh của công ty Thông thường dé xác định mức giữ lại và tái đihợp lý phải dựa trên cơ sở thống kê và xác suất tốn thất trong một giai đoạn nhất

định (từ 3 đến 5 năm) Do đó, thường căn cứ vào: Các yếu tố chính của rủi ro; Số

tiền bảo hiểm, loại tiền; Mức dự trữ hiện có Nguyên tắc chung của tái bảo hiểmmức đôi tính bang số lần theo bội số của mức giữ lai (mức giữ lại này được coimột lần hay lớp) Vì vậy số dư thừa vượt quá khả năng tái của hợp đồng tái bảo

hiểm mức đôi thứ nhất, công ty nhượng tự gánh chịu hoặc thu xếp hợp dong táibảo hiểm mức đôi thứ hai, mức đôi thứ ba, Hợp đồng tái bảo hiểm mức đôi thứ

hai là tiếp tục tái phần dư thừa sau khi tái lần thứ nhất và nếu còn dư thừa sẽ tiếp

tục mức dôi thứ ba, thứ tư,

SV: Phạm Thu Hà Lớp: Bảo hiểm 61B

Trang 34

Phân biệt tái bảo hiểm số thành và tải bảo hiểm mức doi:

Bang 1.1: So sánh phương pháp tái bảo hiểm số thành và mức dôi

Tái bảo hiểm sô thành Tai bảo hiém mức dôi

- Công ty nhượng giữ lại tỷ lệ

nhất định trên mỗi đơn vị rủi ro nên

mức giữ lại không đều nhau

- Mọi rủi ro đều phải tái theo tỷ lệ

nhất định

- Phi bảo hiểm được phân bé giữa

công ty nhượng và nhà tái bảo hiểm

theo tỷ lệ phân bổ trách nhiệm đã quy

định trong hợp đồng

- Công ty nhượng và nha tái bảo

hiểm chia sẻ sự may rủi (tức phân chia

số tiền bồi thường) theo tỷ lệ tái bảo

hiểm của tất cả các đơn vị rủi ro bảo

hiểm (theo tỷ lệ thống nhất)

- Công ty nhượng ấn định mức

giữ lại cho mỗi đơn vị rủi ro nên mức

giữ lại bằng nhau (đối với những rủi ro

có tái).

- Chỉ những rủi ro có số tiền bảohiểm vượt quá mức giữ lại mới tái

- Phí bảo hiểm phân bồ giữa công

ty nhượng và công ty nhận tái bảo hiểmmức dôi luôn thay đổi theo tỷ lệ phân

bổ số tiền bảo hiểm

- Công ty nhượng và nhà tai bao

hiểm chia sẻ sự may rủi theo tỷ lệ táibảo hiểm của từng đơn vị rủi ro bảo

hiém.

(Nguon: Sach chuyén khao vé Tai bao hiém (2014))

c Tái bảo hiểm cô định số thành và mức dôi kết hợp

Đây là hình thức kết hợp giữa tái bảo hiểm có định số thành và tái bảo hiểm

có định mức đôi kết hợp Trong đó, thường hợp đồng tái bảo hiểm số thành làm cơ

sở, tái bảo hiểm mức dôi sẽ là hợp đồng bồ sung

Ưu và nhược điểm của hình thức nay:

Công ty nhượng đảm bảo khả năng gia tăng mức trách nhiệm được nhận trong

khi không làm ảnh hưởng đến mức giữ lại thực tế của bản thân công ty Hợp đồngtái bảo hiểm số thành cũng đơn giản và mang tính ôn định hơn

Tuy nhiên, việc thu xếp kết hợp hai phương thức bảo hiểm này cần cân đốigiữa mức giữ lại thực tế và mức giữ lại ấn định trong hợp đồng mức đôi (lines).Thủ tục phí tái hợp đồng mức dôi sẽ thấp hơn phí tái hợp đồng số thành vì tỷ trọng

và trách nhiệm chuyền giao thấp hơn

1.1.4.2 Tái bảo hiểm phi tỷ lệ (Non-proportional reinsurance)

Tái bảo hiểm phi tỷ lệ là phương pháp tái bảo hiểm theo đó công ty nhượng

ấn định một giới hạn bồi thường bằng một số tiền hoặc một tỷ lệ bồi thường nhất

định mà họ có thê gánh chịu cho tôn thât của một sự kiện đôi với một rủi ro được

SV: Phạm Thu Hà Lớp: Bảo hiểm 61B

Trang 35

bảo hiểm, phan tôn thất vượt quá han mức đó được chuyền giao cho nhà tái bao

hiểm.

Phân định trách nhiệm giữa công ty nhượng va công ty nhận tái bảo hiểm là

căn cứ vào số tiền bồi thường tốn thất, không căn cứ vào tỷ lệ phí, giới hạn trách

nhiệm, do đó gọi là tái bảo hiểm phi tỷ lệ Trong trường hợp này, công ty nhượngbồi thường theo giới hạn mức giữ lại gọi là mức tự bồi thường; nhà tái bảo hiểm

bồi thường phần vượt quá gọi là hạn mức trách nhiệm của nhà tái bảo hiểm.

Ưu điểm của tai bảo hiểm phi tỷ lệ:

- _ Công ty nhượng khống chế mức bồi thường tối đa, tôn thất vượt quá điểm tự

bồi thường sẽ được bảo hiểm

- Công ty nhượng đảm bảo kinh doanh do thu phí của những rủi ro bảo hiểm

thuộc giới hạn điểm tự bồi thường

- Chi phí hành chính tốn kém vì không phải phân loại đơn vị rủi ro, tính toán

mức giữ lại,

Nhược điểm của tái bảo hiểm phi tỷ lệ:

- _ Nếu xác định không chính xác điểm tự bồi thường sẽ ảnh hưởng đến kết quả

kinh doanh của công ty

- Phuong pháp tính phí phức tạp, nhất là tái bảo hiểm rủi ro thảm họa

a Tái bảo hiểm vượt mức bôi thường (Excess of loss)

Theo hình thức tái bảo hiểm này, công ty nhượng ấn định cho mình một số

tiền bồi thường nhất định, số tổn thất vượt quá điểm tự bồi thường được chuyên

giao cho nhà tái bảo hiểm Trách nhiệm của nhà tái bảo hiểm trong hợp đồng tái

bảo hiểm vượt mức bồi thường có thê có giới hạn hoặc không giới hạn Trường

hợp có giới hạn, hợp đồng quy định trách nhiệm tối đa của công ty nhận tái bảohiểm

Nếu tổn thất vượt quá giới hạn trách nhiệm đó, công ty nhượng thường phải

thu xếp hợp đồng tái bảo hiểm tạm thời Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường tiến

hành theo từng lớp Các lớp đó không nhất thiết phải bằng nhau Khi tổn thất xảy

ra, công ty nhượng bồi thường đến điểm tự bồi thường, tôn thất vượt quá sẽ thuộctrách nhiệm của các công ty nhận tái bảo hiểm theo thứ tự các lớp mà các nhà táiđảm nhận Nghĩa là các công ty nhận tái lớp thứ nhất bồi thường đến ngưỡng củamình, số vượt quá đến lớp thứ hai, thứ ba,

Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường có hai loại: tái bảo hiểm vượt mức bồithường đảm bảo nghiệp vụ và tái bảo hiểm vượt mức bồi thường đảm bảo thảm

họa.

SV: Phạm Thu Hà Lớp: Bảo hiểm 61B

Trang 36

- Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường đảm bảo nghiệp vụ

Đây là dang tái bảo hiểm nhằm đảm bảo quyền lợi công ty nhượng, nghĩa làbat kỳ tốn thất nào xảy ra nhà tái bảo hiểm đều chia sẻ trách nhiệm bồi thường với

công ty nhượng.

Căn cứ dé tiến hành dang tái bảo hiểm này là tôn that của từng đơn vị rủi ro

và được chia ra: TBH bồi thường đảm bảo nghiệp vụ có hạn mức và không có hạnmức cho từng sự kiện bảo hiểm

Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường đảm bảo nghiệp vụ không hạn mức là táibảo hiểm áp dụng cho từng don vị rủi ro bảo hiểm gốc và không hạn chế tổng số

bồi thường trong trường hợp có nhiều vụ tôn thất xảy ra từ một sự kiện bảo hiểm

Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường đảm bảo nghiệp vụ có hạn mức từng sựkiện áp dụng trong trường hợp nhiều rủi ro xảy ra trong cùng một sự kiện bảo hiểm

có tông số tiền bồi thường quá lớn Loại tái bảo hiểm này khống chế mức bồithường tôi đa của nhà tái bảo hiểm này trong trường hợp nhiều rủi ro xảy ra trùngcùng một sự kiện bảo hiểm

- Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường dam bảo thảm họa

Dang tái bảo hiểm này nhằm bảo vệ công ty nhượng tránh được những ton

thất quá lớn đối với những sự kiện nam ngoài khả năng kiểm soát của con người.

Nói cách khác, tái bảo hiểm vượt mức bồi thường đảm bảo thảm họa nhằm bảo vệcông ty nhượng đối với sự tích tụ rủi ro hay tong hợp nhiều ton thất xảy ra trong

cùng một sự kiện bảo hiểm hay sự việc có tính chất quan trọng khốc liệt như động

đất, bão tố, nhiều ô tô va chạm trong một vụ tai nạn

b Tai bảo hiểm vượt tỷ lệ bồi thường (Stop loss)

Theo phương pháp này, công ty nhượng khống chế trách nhiệm bồi thườngmột tỷ lệ nhất định, phần tỷ lệ bồi thường vượt quá mức ấn định của công ty

nhượng được chuyền giao cho công ty nhận tái bảo hiểm

Tái bảo hiểm vượt tỷ lệ bồi thường là phương thức tái thường được sử dụngđối với nghiệp bảo hiểm (như bảo hiểm mùa màng) mà rất khó dé xác định đâu làmột đơn vị rủi ro, hay đâu là nguyên nhân gây ra sự cố bảo hiểm (vi dụ do mưa đáhay lốc xoáy), và rủi ro mang tính bất thường Do đó, khi không áp dụng đượcphương thức tái bảo hiểm XOL, các nhà bảo hiểm sẽ sử dụng Stop Loss

Trong phương thức tái bảo hiểm Stop Loss, nhà nhượng tái sẽ phải tự trả toàn

bộ số tiền bồi thường trong năm đến một số tiền nhất định trong mối quan hệ tươngquan với tổng phí thu được theo ty lệ cô định Chỉ khi nào số tiền bồi thường phátsinh (mà không ké là tôn thất lớn hay nhỏ) so với phí thu được trong năm lớn hơn

SV: Phạm Thu Hà Lớp: Bảo hiểm 61B

Trang 37

tỷ lệ cố định đó, phần vượt quá mới thuộc trách nhiệm của nhà nhận tái (nhưng

không vượt quá giới hạn trách nhiệm của nhà nhận tái)

1.3 Cac chỉ tiêu đánh giá kết quả thực hiện tái bảo hiếm tài sản

1.3.1 Các chỉ tiêu về nhượng tái bảo hiểm tài sản

_ Căn cứ Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về nhượng tái bảo

hiém như sau:

4 Nhượng tái bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp

tái bảo hiển, chỉ nhánh nước ngoài tại Việt Nam chuyển giao một phan tráchnhiệm đã nhận tái bảo hiển cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảohiểm, chỉ nhánh nước ngoài tại Việt Nam khác, doanh nghiệp bảo hiểm nước

ngoài, doanh nghiệp tai bảo hiểm nước ngoài, tổ chức bảo hiểm nước ngoài trên

cơ sở thanh toán phí nhượng tái bảo hiểm

Đề quy trình nhượng TBH diễn ra trơn tru và có hiệu quả, các chỉ tiêu sau đâycần được quan tâm:

1 Tỷ lệ nhượng TBH:

Đây là tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm được nhượng lại cho nhà tái bảo hiểm với

số tiền bảo hiểm ban đầu Điều này được quy định chỉ tiết theo Điều 42 Nghị định73/2016/NĐ-CP như sau: “ Truong hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chỉ nhánh nướcngoài nhượng tái bảo hiểm theo chỉ định của người được bảo hiểm, tỷ lệ tai baohiểm chỉ định toi da là 90% mức trách nhiệm bảo hiểm” Điều này có thé được lygiải như sau: Trên thực tế, mọi DNBH, ké cả DNBH gốc và doanh nghiệp Tái bảohiểm đều hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận Nếu DNBH chuyển toàn bộ rủi ro(

100% rủi ro) cho các DNBH khác, tương ứng với việc chuyển toàn bộ phí bảo

hiểm cũng như STBH của hợp đồng đó Điều này là hết sức vô lý vì không mộtDNBH nao trên thị trường làm không công Cho nên, trên thực tế néu một HĐBH

có STBH lớn và mức độ rủi ro cao, thì tỷ lệ nhượng tái tối đa cũng chỉ ở mức 90%.2.Chi phí nhượng tái bảo hiểm = Phí nhượng tái bảo hiểm:

Phí nhượng tái bảo hiểm là khoản phí mà nhà nhận TBH (công ty nhận) phảitrả cho công ty nhượng Khi DNBH cảm thấy răng mức độ rủi ro đối với tài sảncủa minh là quá lớn, họ có thé chuyển giao một phan rủi ro đó cho các công ty

nhận TBH.

Phí nhượng tái bảo hiểm thường được tính dựa trên tỉ lệ phần trăm của số tiền

bảo hiểm Tỉ lệ này thường được thỏa thuận giữa hai bên trước khi thực hiện giao

dịch nhượng tái bảo hiểm va phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ rủi ro

của tai sản, thị trường bảo hiểm và nhiều yếu tố khác Phí nhượng tái bảo hiểm

SV: Phạm Thu Hà Lớp: Bảo hiểm 61B

Trang 38

thường cao hơn phí bảo hiểm ban đầu do mức độ rủi ro được chuyền giao đến các

công ty nhận người nhận là cao hơn.

3 Cơ câu doanh thu nhượng tái bảo hiểm (xác định theo từng nghiệp vụ, theophương thức tái bảo hiểm cố định và tái bảo hiểm tạm thời):

Doanh thu nhượng tái bảo hiểm = Hoa hồng nhượng tái+ bồi thường

từ bên nhận tái

Hoa hồng nhượng tải hiểu đơn giản là, sau khi nhận dịch vụ từ công ty nhượng,nhà tái bảo hiểm sẽ tiếp tục chuyền giao dịch vụ đó cho các DNBH khác với sốphí nhất định và thu về hoa hồng được tính bằng tỷ lệ của số phí đó

1.3.2 Các chỉ tiêu về nhận TBH tài sản

Kết quả kinh doanh nhận tái bảo hiểm được thé hiện ở các chỉ tiêu sau:

-_ Doanh thu nhận tái bảo hiểm = Phí nhận tái

Doanh thu phí nhận tái bảo hiểm là số tiền mà một công ty bảo hiểm thu được từviệc thu xếp hợp đồng nhận — nhượng tái bảo hiểm Nếu doanh thu phí nhận táibảo hiểm tăng trưởng ồn định và đáng kẻ, thì điều này cho thấy công ty bảo hiểm

đang có một khối lượng khách hàng ổn định và sự phát triển bền vững trong tương

lai.

- Co cấu doanh thu nhận tai bảo hiểm (xác định theo từng nghiệp vụ, theo

phương thức tái bảo hiểm tạm thời và cố định)

- Chi phí nhận tái bảo hiểm = Hoa hồng nhận tái + bồi thường tái bảo hiểm

+ Hoa hồng nhận tái là số tiền mà công ty nhận tai trả cho công ty nhượng khi

nhà tái bảo hiểm nhận được hợp đồng tái bảo hiểm từ công ty nhượng Chỉ

tiêu này được ghi nhận vào chi phí của công ty.

+ Bồi thường tái bảo hiểm là số tiền mà công ty bảo hiểm trả cho khách hàng

khi khách hàng yêu cầu bồi thường trong trường hợp xảy ra rủi ro được bảohiểm Nếu bồi thường tái bảo hiểm giảm và ổn định thì điều nay cho thấycông ty đang có khâu quản lý và đánh giá rủi ro rủi ro tốt

1.3.3 Đánh giá chung về kết quả thực hiện tái bảo hiểm tài sản

Kết quả kinh doanh tái bảo hiểm tài sản được thể hiện ở các chỉ tiêu sau:

- Doanh thu nhận tái bảo hiểm = Phí nhận tái + Hoa hồng nhượng tái + Bồi

thường từ hoạt động nhượng + Khác.

- Cơ cau doanh thu tái bảo hiểm (xác định theo từng nghiệp vụ, theo phương

thức tái bảo hiểm tạm thời và cố định)

- Chi phí nhận tái bảo hiểm = Hoa hồng nhận tái + bồi thường tái bảo hiểm +

Phí nhượng tái.

SV: Phạm Thu Hà Lớp: Bảo hiểm 61B

Trang 39

- Tỷ lệ giữ lại "Retention Ratio": Chỉ tiêu này cho biết ty lệ phan trăm của tông

giá trị tài sản được bảo hiểm mà DNBH giữ lại để đảm bảo rủi ro so với tổng

giá trị tài sản được bảo hiểm Nếu Retention Ratio của DNBH cao, có nghĩa là

DNBH giữ lại nhiều rủi ro, và ngược lại Đánh giá Retention Ratio cũng có thểgiúp các DNBH đánh giá khả năng chỉ trả các khoản bồi thường trong tươnglai nếu xảy ra thiên tai hay tai nan bat ngờ

Tỷ lệ giữ lại = Phí giữ lại/ Phí nhận TBH Phí giữ lại = Phí nhận TBH - Phí Nhượng TBH

- Tỷ lệ đóng góp tái bảo hiểm tài sản (reinsurance property premium to total

premium) là chỉ số thê hiện tỷ lệ giữa tổng số phí nhận tái bảo hiểm tài sản và

tong phí nhận tái bảo hiểm của DNBH

Tỷ lệ đóng góp tái bảo hiểm = Phí nhận tái bảo hiểm tài sản/ Tong phí

nhận tái bảo hiểm

- Chỉ số này thường được tính dựa trên báo cáo tài chính của DNBH và được sử

dụng để đánh giá mức độ khai thác sử dụng tái bảo hiểm tài sản của doanhnghiệp Nếu tỷ lệ đóng góp tái bảo hiểm tài sản cao, có thé cho thay DNBHđang khai thác tái bảo hiểm tài sản chủ yêu trong định hướng khai thác chính

của mình.

- Tỷ suất tái bảo hiểm: Tỷ suất tái bảo hiểm là tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm được

nhận và tông số tiền bảo hiểm phải trả

Tỷ suất tái bảo hiểm = Doanh thu nhận tái/ Chỉ phí nhận tái

- Ty lệ ton that (Joss ratio): là một chi số đo lường hiệu quả cua việc tai bảo

hiểm Nó được tính bằng tổng số tiền bồi thường được trả cho khách hàng chiacho tổng số tiền phí tái bảo hiểm đã thu được từ khách hàng Chỉ số này càngthấp thì hiệu quả của tái bảo hiểm càng cao

Tỷ lệ ton that = Tổng chỉ bồi thường bảo hiém/ Doanh thu phí bảo hiểm

- Tỷ lệ kết hop (Combined ratio) là tông của tỷ lệ ton that (loss ratio) và tỷ lệ

chi phí vận hành (expense ratio) của một DNBH Nó được sử dụng dé đánh

giá hiệu quả kinh doanh của DNBH, bởi vì nó cho biết tổng chi phí phải trả débảo vệ khỏi rủi ro so với tong doanh thu bảo hiểm Một combined ratio dưới100% cho thấy DNBH đang kiếm lợi nhuận từ hoạt động bảo hiểm, trong khimột combined ratio trên 100% cho thấy DNBH đang mất tiền trong việc kinhdoanh bảo hiểm

Tỷ lệ chi phi vận hành bình quân của DNBH ở Việt Nam kha đa dạng và phụ

thuộc vào từng doanh nghiệp cụ thé Tuy nhiên, theo báo cáo của Uy ban Chứng

khoán Nhà nước Việt Nam năm 2020, tỷ lệ chi phí vận hành bình quân của các

SV: Phạm Thu Hà Lớp: Bảo hiểm 61B

Trang 40

DNBH tại Việt Nam dao động từ khoảng 17-20% Tuy nhiên, cần lưu ý rang đây

là một con số trung bình và có thé khác nhau đáng kể tùy thuộc vào hoạt động kinh

doanh của từng doanh nghiệp bảo hiểm (Bài nghiên cứu dưới đây sẽ áp dụng tỷ lệ

tạm tính 20% cho hoạt động của PVI Re)

SV: Phạm Thu Hà Lớp: Bảo hiểm 61B

Ngày đăng: 25/04/2024, 10:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.3: Phi nhượng &amp; nhận tái bảo hiểm của PVI Re giai đoạn 2018 - 2022 (Nguôn: PVI Re 2018 - 2022) - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Đánh giá hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm tài sản tại Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm PVI (PVI Re) giai đoạn 2018 -2022
Hình 2.3 Phi nhượng &amp; nhận tái bảo hiểm của PVI Re giai đoạn 2018 - 2022 (Nguôn: PVI Re 2018 - 2022) (Trang 47)
Hình 2.4. Phí giữ lai của PVI Re giai đoạn 2018- 2022 - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Đánh giá hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm tài sản tại Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm PVI (PVI Re) giai đoạn 2018 -2022
Hình 2.4. Phí giữ lai của PVI Re giai đoạn 2018- 2022 (Trang 48)
Hình 2.5. Cơ cấu doanh thu theo nghiệp vụ khai thác của PVI Re (Nguồn: PVI Re 2021- 2022) - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Đánh giá hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm tài sản tại Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm PVI (PVI Re) giai đoạn 2018 -2022
Hình 2.5. Cơ cấu doanh thu theo nghiệp vụ khai thác của PVI Re (Nguồn: PVI Re 2021- 2022) (Trang 50)
Hình 2.6: Kết quả hoạt động kinh doanh của PVI Re (2018 - 2022) - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Đánh giá hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm tài sản tại Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm PVI (PVI Re) giai đoạn 2018 -2022
Hình 2.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của PVI Re (2018 - 2022) (Trang 52)
Hình 2.8. Doanh thu phí nhận tái bảo hiểm tài sản PVI Re (2018 - 2022) (Nguồn:PVI Re 2018 - 2022) Nhìn vào hình ta thấy tỷ trọng doanh thu phí nhận tái BHTS/ Tổng doanh thu phí tăng vào năm 2020 và 2021 - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Đánh giá hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm tài sản tại Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm PVI (PVI Re) giai đoạn 2018 -2022
Hình 2.8. Doanh thu phí nhận tái bảo hiểm tài sản PVI Re (2018 - 2022) (Nguồn:PVI Re 2018 - 2022) Nhìn vào hình ta thấy tỷ trọng doanh thu phí nhận tái BHTS/ Tổng doanh thu phí tăng vào năm 2020 và 2021 (Trang 54)
Hình 2.9: Đánh giá Nhận — Nhượng BH tài sản của PVI Re (2018 - 2022) - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Đánh giá hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm tài sản tại Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm PVI (PVI Re) giai đoạn 2018 -2022
Hình 2.9 Đánh giá Nhận — Nhượng BH tài sản của PVI Re (2018 - 2022) (Trang 56)
Hình 2.10. Hiệu quả hoạt động tái bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm tài sản tại - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Đánh giá hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm tài sản tại Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm PVI (PVI Re) giai đoạn 2018 -2022
Hình 2.10. Hiệu quả hoạt động tái bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm tài sản tại (Trang 57)
Hình 2.11: Phí giữ lại nghiệp vụ tái bảo hiểm tài sản PVI Re (2018 - 2022) Nguồn: PVI Re (2018 - 2022) Qua biểu đồ trên, ta thấy được tỷ lệ giữ lại của nghiệp vụ bảo hiểm Tài sản đóng góp là một phần quan trọng trong cơ cấu giữ lại của PVI Re - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Đánh giá hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm tài sản tại Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm PVI (PVI Re) giai đoạn 2018 -2022
Hình 2.11 Phí giữ lại nghiệp vụ tái bảo hiểm tài sản PVI Re (2018 - 2022) Nguồn: PVI Re (2018 - 2022) Qua biểu đồ trên, ta thấy được tỷ lệ giữ lại của nghiệp vụ bảo hiểm Tài sản đóng góp là một phần quan trọng trong cơ cấu giữ lại của PVI Re (Trang 58)
Hình 2.12. Ty lệ bồi thường tái bảo hiểm tài sản của PVI Re (2018 - 2022) Nguồn: PVI Re (2018 - 2022) - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Đánh giá hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm tài sản tại Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm PVI (PVI Re) giai đoạn 2018 -2022
Hình 2.12. Ty lệ bồi thường tái bảo hiểm tài sản của PVI Re (2018 - 2022) Nguồn: PVI Re (2018 - 2022) (Trang 59)
Bảng 2.6. Tỷ lệ bồi thường chung và bồi thường bảo hiểm tài sản của PVI Re - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Đánh giá hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm tài sản tại Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm PVI (PVI Re) giai đoạn 2018 -2022
Bảng 2.6. Tỷ lệ bồi thường chung và bồi thường bảo hiểm tài sản của PVI Re (Trang 60)
Hình 2.13.Ty lệ bồi thường chung và bồi thường bảo hiểm tài sản của PVI - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Đánh giá hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm tài sản tại Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm PVI (PVI Re) giai đoạn 2018 -2022
Hình 2.13. Ty lệ bồi thường chung và bồi thường bảo hiểm tài sản của PVI (Trang 61)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN