Nhà vệ sinh trong bệnh viện đóng một vai trò rất quan trọng trong công tác chăm sóc và điều trị bệnh nhân. Nhà vệ sinh không đảm bảo sẽ kéo theo những hệ lụy: Các phương tiện vệ sinh không sạch sẽ ảnh hưởng đến công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, là nguy cơ lây nhiễm với người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế. Hạ thấp phẩm giá của người sử dụng dịch vụ y tế khi vào bệnh viện do phải tiếp xúc với sự bẩn thỉu, hôi hám mùi xú uế, đặc biệt là đối với người già, trẻ em và người khuyết tật.Việc nhịn đại tiểu tiện do sợ vào nhà vệ sinh bẩn có thể kéo theo những hậu quả nguy hại cho cơ quan tiêu hóa, bàng quang, đường tiết niệu. Đi tiểu và đại tiện bừa bãi ra môi trường bệnh viện do thiếu nhà vệ sinh hoặc nhà vệ sinh bẩn, không có điều kiện, thiết bị để thực hiện rửa tay với xà phòng, gây mất mỹ quan cho quang cảnh bệnh viện, ảnh hướng đến sự hài lòng của người bệnh. Nhận thấy tầm quan trọng của chất lượng nhà vệ sinh trong bệnh viện, Bộ Y tế đã đưa nội dung cải thiện nhà vệ sinh vào tiêu chí “A2.2 người bệnh được sử dụng buồng vệ sinh sạch sẽ và đầy đủ các phương tiện” trong 83 tiêu chí chất lượng bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định số 6858/QĐ-BYT ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế là một nội dung mà các bệnh viện cần cải tiến. Qua rà soát điểm chất lượng của tiêu chí “A2.2 người bệnh được sử dụng buồng vệ sinh sạch sẽ và đầy đủ các phương tiện” từ năm 2014 đến năm 2019 chỉ đạt mức 3 điểm và chưa có sự cải tiến nào để nâng điểm lên mức 4. Tỷ lệ hài lòng người bệnh năm 2019 nội dung “Nhà vệ sinh, nhà tắm thuận tiện, sạch sẽ, sử dụng tốt” đối với người bệnh nội trú chỉ đạt 75 %, ngoại trú đạt 70 %. Do vậy tôi chọn chủ đề “Cải thiện chất lượng nhà vệ sinh Bệnh viện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh ................. năm 2020” Làm chủ đề thực hành tại đơn vị nhằm mục đích đề ra và thực hiện các giải pháp thiết thực để nâng cao chất lượng dịch vụ KCB phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân tỉnh .................. Mục tiêu chung Cải thiện nhà vệ sinh bệnh viện đáp ứng tiêu chí A2.2 “người bệnh được sử dụng buồng vệ sinh sạch sẽ và đầy đủ các phương tiện” đạt từ mức 4 trở lên. Tỷ lệ hài lòng của người bệnh và người nhà người bệnh nội dung “người bệnh được sử dụng buồng vệ sinh sạch sẽ và đầy đủ các phương tiện” đạt > 90% trong năm 2020. Mục tiêu cụ thể - 100% nhân viên tuân thủ làm vệ sinh và ghi nhật ký các giờ làm vệ sinh theo quy định hàng ngày. - 100% buồng vệ sinh tại các khoa lâm sàng và khoa khám bệnh sẵn có gương, xà phòng, giấy vệ sinh cho người bệnh hàng ngày. - 100% khu vệ sinh tại các khoa lâm sàng và khoa khám bệnh khô ráo bảo đảm sạch sẽ không có mùi hôi hàng ngày.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO- BỘ Y TẾTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
BÁO CÁO THU HOẠCH
SAU ĐỢT THỰC HÀNH TẠI ĐƠN VỊ CÔNG TÁC
“CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG NHÀ VỆ SINH BỆNH VIỆN TẠIBỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH ……… NĂM ……… ”
Họ và tên học viên: Cơ quan công tác:
Thời gian thực hành:
Hà Nội – ………
Trang 2ĐẶT VẤN ĐỀ1
Trang 4A ĐẶT VẤN ĐỀ
là một tỉnh ở vùng Đông Bắc Việt Nam Phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng, Phía đông bắc giáp Sùng Tả, Quảng Tây Trung Quốc, Phía nam giáp tỉnh Bắc Giang, Phía đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh, Phía tây giáp tỉnh Bắc Kạn, Phía tây nam giáp tỉnh Thái Nguyên Diện tích 8.331,24km2 gồm 01 thành phố, 10 huyện.
Dân số 831.887 người có 7 dân tộc anh em, trong đó người dân tộc Nùng chiếm 42,97%, Tày chiếm 35,92%, Kinh 16,5%, còn lại là các dân tộc Dao, Hoa, Sán Chay, H'Mông 25% dân số sống ở đô thị và 75% dân số sống ở nông thôn.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh nằm ở phía tây nam của thành phố , là Bệnh viện Đa khoa hạng I trực thuộc Sở Y tế , Bệnh viện tuyến cao nhất chịu trách nhiệm khám chữa bệnh cho nhân dân của tỉnh.
Lịch sử hình thành và phát triển của bệnh viện:
- Năm 1907 - 1909: Nhà thương được Pháp xây dựng.
- Năm 1948: Bệnh viện kháng chiến, tiền thân của Bệnh viện Đa khoa tỉnh ngày nay, được thành lập tại chiến khu.
- Tháng 7/1954: Bệnh viện chuyển về Thị xã - Năm 1965 - 1975: Sơ tán phục vụ kháng chiến chống Mỹ
- Năm 1979 - 1985: Phục vụ quân dân trong chiến tranh bảo vệ biên giới Bắc: chia thành 2 cơ sở
- Năm 1985-1993: Bệnh viện có quy mô 200 giường bệnh - Năm 1993: Bệnh viện hạng 3
- Năm 2002: Bệnh viện hạng 2 với quy mô 350 giường bệnh - Năm 2016: Bệnh viện hạng 1 với quy mô 615 giường bệnh - Năm 2019: Bệnh viện hàng 1 với quy mô 700 giường bệnh
Cơ cấu tổ chức
Ban Giám Đốc gồm 03 người (01 giám đốc, 02 phó giám đốc)
Bệnh viện hiện có 44 khoa phòng, trong đó có 10 phòng chức năng, 27 khoa lâm sàng, 7 khoa cận lâm sàng.
Trang 5Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú.
Tổ chức khám sức khoẻ và chứng nhận sức khoẻ theo quy định của Nhà nước.
Có trách nhiệm giải quyết hầu hết các bệnh tật trong tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương và các ngành.
Tổ chức khám giám định sức khoẻ, khám giám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa tỉnh, thành phố hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.
Chuyển người bệnh lên tuyến trên khi bệnh viện không đủ khả năng giải quyết.
2 Đào tạo cán bộ y tế:
Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc đại học và trung học.
Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên môn.
3 Nghiên cứu khoa học về y học:
Tổ chức nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các đề tài y học ở cấp Nhà nước, cấp Bộ hoặc cấp cơ sở, chú trọng nghiên cứu về y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.
Nghiên cứu triển khai dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu lựa chọn ưu tiên thích hợp trong địa bàn tỉnh, thành phố và các ngành.
Trang 6Kết hợp với bệnh viện tuyến trên và các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kĩ thuật của bệnh viện.
4 Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật:
Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dưới, thực hiện việc phát triển kĩ thuật chuyên môn.
Kết hợp với bệnh viện tuyến dưới thực hiện các chương trình về chăm sóc sức khoẻ ban đầu trong địa bàn tỉnh, thành phố và các ngành.
Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách nhà nước cấp Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi tài chính, từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư nước ngoài và của các tổ chức kinh tế khác.
Một số kết quả hoạt động cơ bảnThực hiện các chỉ tiêu chuyên môn
Bảng 1.1 Các chỉ tiêu chuyên môn của BVĐK tỉnh từ 2014-20191
TTNội dungNăm 2 Tổng số lượt BNđiều trị nội trú 37.413 40.501 42.038 43.258 44.426 45.139 3 Tổng số ngày điều trịnội trú 241.040 248.870 276.854 290.980 292.715 306.362 4 BN điều trị ngoại trú 17.686 18.627 21.638 27.123 28.770 28.462
1 Báo cáo tổng kết Bệnh viện Đa khoa tỉnh từ năm 2014-2019
Trang 7Giai đoạn 2014-2016: Danh mục kỹ thuật thực hiện tại Bệnh viện đạt khoảng 60% so với danh mục kỹ thuật theo phân tuyến Bệnh viện phát triển được 29 kỹ thuật mới phục vụ công tác chuyên môn
Giai đoạn 2017-2019: Tỷ lệ chẩn đoán và điều trị hợp lý đạt trên 90% Tình hình thực hiện các chỉ tiêu chuyên môn hầu hết đều đạt và vượt kế hoạch đề ra Nổi bật là Tổng số phẫu thuật tăng 1.858 lượt (chiếm 23,61%), thứ hai là tổng số bệnh nhân điều trị ngoại trú tăng 1.647 lượt (6,07%), đứng thứ ba là tổng số bệnh nhân điều trị nội trú tăng 168 lượt (chiếm 2,7%), công suất sử dụng giường luôn đạt trên 112,85% do tỷ lệ bệnh nhân điều trị nội trú tăng cơ sở vật chất không thể nới rộng và chất lượng điều trị cao hơn nên ngày điều trị trung bình giảm 0,15% Nguyên nhân là do chất lượng chẩn đoán điều trị và phong cách thái độ phục vụ ngày càng được nâng cao nên người bệnh yên tâm tin tưởng điều trị tại Bệnh viện Nguyên nhân quan trọng hơn đó là kinh tế xã hội ngày càng phát triển, người dân có điều kiện quan tâm chăm sóc sức khỏe Bên cạnh đó, tổng số xét nghiệm giảm 9,66% một phần là do một số hóa chất trúng thầu không tương thích nên một số xét nghiệm không thực hiện được và Bảo hiểm Y tế siết chặt nên ảnh hưởng đến tỷ lệ xét nghiệm.
Chất lượng bệnh viện
Trang 8Bảng 1.2 Điểm trung bình CLBV của BVĐK tỉnh từ 2014-20192
Giai đoạn 2014-2016: Chất lượng bệnh viện chưa được quan tâm đúng mức, hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 đã được xây dựng từ năm 2011 tuy nhiên hầu như không có một hoạt động nào, việc thực hiện 5S tại các khoa, phòng còn rất hạn chế, điểm trung bình chất lượng bệnh viện đạt mức trung bình (2,84 điểm năm 2014; 2,65 điểm năm 2015; 2,99 điểm năm 2016), các tiêu chí chất lượng hướng đến người bệnh, phát triển nguồn nhân lực bệnh viện, hoạt động chuyên môn, tiêu chí đặc thù chuyên khoa chỉ đạt mức dưới 3 điểm, trong đó các tiêu chí hoạt động cải tiến chất lượng chỉ đạt mức dưới 2 điểm.
Giai đoạn 2017-2019: Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 được củng cố và áp dụng tại các phòng chức năng giúp công tác quản lý điều hành, hiệu quả công việc được cải thiện Các hoạt động cải tiến chất lượng được quan tâm thực hiện: Cải tiến quy trình khám chữa bệnh, cải thiện nhà vệ sinh, thực hiện 5S tại các khoa, phòng…kết quả hài lòng của người bệnh tăng từ 75% năm 2014; 80% năm 2015 ; 88,3% năm 2016 lên 91,2% năm 2017 và 91% năm 2018 Điểm trung bình chất lượng bệnh viện tăng đều qua các năm từ mức trung bình (2,65 điểm năm 2015; 2,99 điểm năm 2016) lên mức khá (3,27 năm 2017; 3,54 năm 2018; 3,72 năm 2019).
2 Báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện Đa khoa tỉnh từ 2014-2019
Trang 9Công tác khám chữa bệnh thu được nhiều thành tựu quan trọng Tình hình thực hiện các chỉ tiêu chuyên môn hầu hết đều đạt và vượt kế hoạch đề ra Nổi bật là tổng số bệnh nhân điều trị ngoại trú đạt 119,55%, tổng số bệnh nhân điều trị nội trú, tổng số ngày điều trị nội trú, tổng số phẫu thuật, công suất sử dụng giường đạt trên 103,16% Điểm trung bình chất lượng bệnh viện tăng đều qua các năm từ mức trung bình (2,65 điểm năm 2015; 2,99 điểm năm 2016) lên mức khá (3,27 năm 2017; 3,54 năm 2018; 3,72 năm 2019) Chất lượng chẩn đoán, điều trị và phong cách thái độ phục vụ ngày càng được nâng cao nên người bệnh ngày càng yên tâm tin tưởng và lựa chọn khám, điều trị tại Bệnh viện Kết quả hài lòng của người bệnh tăng từ 80 % năm 2015 ; 88,3 % năm 2016 lên 91,2 % năm 2017 ; 91 % năm 2018 và 91,5 năm 2019
Nhà vệ sinh trong bệnh viện đóng một vai trò rất quan trọng trong công tác chăm sóc và điều trị bệnh nhân Nhà vệ sinh không đảm bảo sẽ kéo theo những hệ lụy: Các phương tiện vệ sinh không sạch sẽ ảnh hưởng đến công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, là nguy cơ lây nhiễm với người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế Hạ thấp phẩm giá của người sử dụng dịch vụ y tế khi vào bệnh viện do phải tiếp xúc với sự bẩn thỉu, hôi hám mùi xú uế, đặc biệt là đối với người già, trẻ em và người khuyết tật.Việc nhịn đại tiểu tiện do sợ vào nhà vệ sinh bẩn có thể kéo theo những hậu quả nguy hại cho cơ quan tiêu hóa, bàng quang, đường tiết niệu Đi tiểu và đại tiện bừa bãi ra môi trường bệnh viện do thiếu nhà vệ sinh hoặc nhà vệ sinh bẩn, không có điều kiện, thiết bị để thực hiện rửa tay với xà phòng, gây mất mỹ quan cho quang cảnh bệnh viện, ảnh hướng đến sự hài lòng của người bệnh.
Nhận thấy tầm quan trọng của chất lượng nhà vệ sinh trong bệnh viện, Bộ Y tế đã đưa nội dung cải thiện nhà vệ sinh vào tiêu chí “A2.2 người bệnh được sử dụng buồng vệ sinh sạch sẽ và đầy đủ các phương tiện” trong 83 tiêu chí chất lượng bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định số 6858/QĐ-BYT ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế là một nội dung mà các bệnh viện cần cải tiến Qua rà soát điểm chất lượng của tiêu chí “A2.2 người bệnh được sử dụng buồng vệ sinh sạch sẽ và đầy đủ các phương tiện” từ năm 2014 đến năm 2019 chỉ đạt mức 3 điểm
Trang 10và chưa có sự cải tiến nào để nâng điểm lên mức 4 Tỷ lệ hài lòng người bệnh năm 2019 nội dung “Nhà vệ sinh, nhà tắm thuận tiện, sạch sẽ, sử dụng tốt” đối với người
bệnh nội trú chỉ đạt 75 %, ngoại trú đạt 70 % Do vậy tôi chọn chủ đề “Cải thiệnchất lượng nhà vệ sinh Bệnh viện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh năm2020” Làm chủ đề thực hành tại đơn vị nhằm mục đích đề ra và thực hiện các giải
pháp thiết thực để nâng cao chất lượng dịch vụ KCB phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân tỉnh
Mục tiêu chung
Cải thiện nhà vệ sinh bệnh viện đáp ứng tiêu chí A2.2 “người bệnh được sử dụng buồng vệ sinh sạch sẽ và đầy đủ các phương tiện” đạt từ mức 4 trở lên Tỷ lệ hài lòng của người bệnh và người nhà người bệnh nội dung “người bệnh được sử dụng buồng vệ sinh sạch sẽ và đầy đủ các phương tiện” đạt > 90% trong năm 2020.
Mục tiêu cụ thể
- 100% nhân viên tuân thủ làm vệ sinh và ghi nhật ký các giờ làm vệ sinh theo quy định hàng ngày.
- 100% buồng vệ sinh tại các khoa lâm sàng và khoa khám bệnh sẵn có gương, xà phòng, giấy vệ sinh cho người bệnh hàng ngày.
- 100% khu vệ sinh tại các khoa lâm sàng và khoa khám bệnh khô ráo bảo đảm sạch sẽ không có mùi hôi hàng ngày.
B NỘI DUNG BÁO CÁO1 Thực trạng nhà vệ sinh bệnh viện
Trang 11Nhà vệ sinh trong bệnh viện đóng một vai trò rất quan trọng trong công tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân và sự hài lòng người bệnh Nhà vệ sinh không đảm bảo sẽ làm lây lan bệnh tật, gây mất mỹ quan, giảm sự hài lòng người bệnh Tổng số giường bệnh theo kế hoạch của bệnh viện năm 2019 là 720 giường, thực kê là 734 giường, tổng số nhà vệ sinh của bệnh viện hiện có 240 nhà vệ sinh trong đó số nhà vệ sinh phục vụ cho người bệnh tại 18 khoa lâm sàng là 163, tỷ số giường bệnh/buồng vệ sinh đạt 4,5 đáp ứng so với yêu cầu của tiểu mục 19 “Bảo đảm tỷ số giường bệnh/buồng vệ sinh: Có ít nhất một buồng vệ sinh cho 6 giường bệnh” của tiêu chí A2.2 “người bệnh được sử dụng buồng vệ sinh sạch sẽ và đầy đủ các phương tiện” theo 83 tiêu chí chất lượng bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định số 6858/QĐ-BYT ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế Tuy nhiên hiện tại các nhà vệ sinh của người bệnh chưa sẵn có giấy vệ sinh và móc treo quần áo, đa phần khu vệ sinh chưa có gương, xà-phòng, một số nhà vệ sinh còn có nước đọng, mùi hôi, chưa triển khai ghi nhật ký các giờ làm vệ sinh trong khu vệ sinh Nguyên nhân do bệnh viện đã xuống cấp, nhiều nhà vệ sinh phải sửa chữa cải tạo nhiều lần, hệ thống thoát nước hay bị tắc, bị rò rỉ dẫn đến nhà vệ sinh có mùi hôi và nước đọng trên sàn
là tỉnh miền núi mặt bằng trình độ dân trí còn thấp và chưa đồng đều, công tác truyền thông của nhân viên y tế chưa hiệu quả, việc giám sát nhà vệ sinh chưa thường xuyên, hộ lý tại các khoa chủ yếu làm vệ sinh vào đầu giờ và cuối giờ, số lượng hộ lý còn thiếu so với yêu cầu, một số hộ lý còn phải kiêm nhiệm làm vệ sinh ở 2 khoa phòng và tăng cường các khoa khác do đó công tác dọn vệ sinh đôi khi còn gặp nhiều khó khăn
2 Các hoạt động đã triển khai áp dụng2.1 Hoạt động cải tạo nhà vệ sinh
- Bệnh viện đã tiến hành rà soát các nhà vệ sinh xuống cấp, thường xuyên có
nước đọng, mùi hôi, chưa có gương, xà phòng, giấy vệ sinh Lập kế hoạch dự trù mua sắm bổ sung đảm bảo tất cả các buồng vệ sinh đều có gương, xà phòng, giấy vệ sinh Thực hiện cải tạo lại các nhà vệ sinh hỏng hệ thống thoát nước hay bị tắc, bị rò
Trang 12rỉ, nền nhà vệ sinh bị hỏng dẫn đến có nước đọng trên sàn, cải tạo lại hệ thống thông gió đảm bảo nhà vệ sinh thoáng mát Tại buồng vệ sinh của khoa khám bệnh bố trí các giá để bệnh phẩm để người bệnh lấy nước tiểu xét nghiệm thuận tiện
2.2 Hoạt động quản lý, điều hành
Tuyển dụng thêm các hộ lý còn thiếu đáp ứng yêu cầu công việc tránh tình trạng một hộ lý làm việc tại hai khoa và tăng cường khoa khác.
Xây dựng quy định hướng dẫn thời gian làm vệ sinh tại các phòng vệ sinh Tại các khoa lâm sàng và khoa khám bệnh đã xây dựng nhật ký các giờ làm vệ sinh theo quy định được treo trong khu vệ sinh, có tên người làm vệ sinh, chữ ký đầy đủ sau khi làm xong vệ sinh, được ký đúng thời điểm hoàn thành.
Áp dụng 5s trong thực hiện công tác vệ sinh của bệnh viện, thiết kế các poster dán tại các nhà vệ sinh để người bệnh và người nhà người bệnh có thể nắm được.
Tăng cường công tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật Công tác vệ sinh bệnh viện định kỳ được tổ chức kiểm điểm đánh giá Các khoa phòng làm tốt được nêu gương điển hình, nhắc nhở các khoa làm chưa tốt.
2.3 Đào tạo, tập huấn, truyền thông
Bệnh viện xây dựng chương trình và kế hoạch đào tạo về 5s, kiểm soát nhiễm khuẩn cho các nhân viên y tế trong bệnh viện
Tập huấn cho các hộ lý mới tuyển dụng quy định về nhiệm vụ Hộ lý, Y công, quy trình vệ sinh khoa phòng, nhà vệ sinh, nguyên tắc làm vệ sinh và xử lý chất thải y tế, hướng dẫn phân loại, xử lý rác thải theo thông tư 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Người bệnh nhập viện được các điều dưỡng phổ biến về nội quy sử dụng nhà vệ sinh.
2.4 Hoạt động giám sát
Trang 13Các điều dưỡng trưởng thực hiện giám sát hàng ngày và tích vào bảng kiểm giám sát nhà vệ sinh
Khoa KSNK giám sát công tác vệ sinh tay và nhiễm khuẩn bệnh viện hàng ngày tại các khoa lâm sàng
Phòng Quản lý Chất lượng giám sát 5s hàng tuần tại các khoa phòng, kết hợp giám sát công tác vệ sinh tại các nhà vệ sinh.
3 Khó khăn, thuận lợi trong quá trình triển khai áp dụngKhó khăn:
- Bệnh viện hiện tại đang hoạt động tại cơ sở cũ, dự kiến chuyển lên cơ sở mới cuối năm 2019, do đó hoạt động cải tạo nhà vệ sinh bệnh viện có nhiều hạn chế như cải tạo hệ thống thông gió, hệ thống thoát nước
- Bệnh viện đang thực hiện tự chủ do đó việc đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác vệ sinh sẽ ảnh hưởng tới chi phí đầu tư trang thiết bị y tế, chuyên môn, thu nhập của bác sĩ, nhân viên.
- là tỉnh miền núi mặt bằng trình độ dân trí còn thấp và chưa đồng đều, công tác truyền thông của nhân viên y tế chưa hiệu quả, việc giám sát nhà vệ sinh chưa thường xuyên do thiếu nhân lực.
* Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở y tế.
- Sự đồng lòng của Đảng ủy, Ban giám đốc, sự đoàn kết nhất trí của toàn thể cán bộ viên chức Bệnh viện thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng bệnh viện vì sự hài lòng người bệnh.
4 Đề xuất giải pháp
Để cải thiện chất lượng nhà vệ sinh bệnh viện cần tập trung vào một số nội dung sau:
- Bám sát các nội dung của bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện, các quyếtđịnh, thông tư của Bộ Y tế về cải tiến chất lượng bệnh viện, kiểm soát nhiễmkhuẩn…