1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam

179 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT

TRAN THỊ HONG LE

LUẬN ÁN TIÊN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NOI - 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

TRAN THỊ HONG LE

Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự

Mã sô: 62 38 01 04

LUẬN ÁN TIÊN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: 1.GS.TS TRỊNH VĂN THANH

2 TS TRINH TIEN VIET

HA NOI - 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

riêng tôi Các số liệu nêu trong luận án là trung thực và từ những nguồn hợp pháp Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bat kỳ công trình nào khác.

TÁC GIÁ LUẬN ÁN

Trần Thị Hồng Lê

Trang 4

Chương 1: TONG QUAN VE TINH HÌNH NGHIÊN CỨU LIEN QUAN

DEN DE TÀI LUẬN ÁN 2-52 SE E2 2111121121111 111cc 7

1.1 Tình hình nghiên cứu trong nưỚcC s5 3s * + xsvexeereersereerrs 7

1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 5 5 S5 * + +svseexeerseesesss 14

1.3 Những van đề cần tiếp tục nghiên cứu - ¿5c 5 s+cs+czrxzes 26

Chương 2: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE BAO VỆ QUYEN PHU NU’

BANG PHAP LUAT HÌNH SU ou cceccescesccsccsscessessessesssessessesstesseseeseessens 28

2.1 Khái niệm va sự cần thiết phải bao vệ quyền phụ nữ bang pháp

UE) 02577 + 28

2.1.1 Khai niệm bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự - 28

2.1.2 Sự cần thiết phải bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự 35 2.2 Đặc điểm và các phương thức bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật

PUD SW oe eee cece - 39

2.2.1 Đặc điểm của việc bao vệ quyền phụ nữ bang pháp luật hình sự 39 2.2.2 Các phương thức bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự 42 2.3 Các chuẩn mực và kinh nghiệm quốc tế đối với việc bảo vệ quyền

phụ nữ bằng pháp luật hình sự - 2-22 5¿22xccxeerxeerxrerxee 45 2.3.1 Cac chuan mực quốc tế đối với việc bảo vệ quyền phụ nữ băng pháp

Judt Wink SU ooo 45

2.3.2 Kinh nghiệm bảo vệ quyền phụ nữ bang pháp luật hình sự ở một số

quoc gia Tnc 81/210 52

Trang 5

Chương 3: THỰC TIEN BẢO VỆ QUYEN PHU NU BANG PHÁP LUAT

HINH SỰ Ở VIỆT NAM - 2 ©5222 211211212121 eEerkrre, 62 Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam trong lịch sử

Dap plaap 62

Gial 0008140166010 )0006 ST 62

Giai đoạn từ năm 1945 đến trước năm 1985 ¿- ¿©svcs+xvEzEvrxzrrxee 67

Giai đoạn từ năm 1985 đến trước năm 1990 -¿-22c+2cxvcsrrrrsrrrree 70

Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam trong

thực tiễn pháp luật - 2-2-5 SE+SSEEEEEE2EE2EEE 211.212 .eerke 74

Nội dung các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong Bộ luật hình sự năm 1999 74 Hạn chế của các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong Bộ luật hình sự

TAM 1999 nh ằe 84

Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam trong

thực tiễn áp dụng pháp luật 2 52+ + +EvEzxerxrxerxrrerxee 94

Kết quả áp dụng các quy định bảo vệ quyền phụ nữ của Bộ luật hình

sự năm 9 9 - c1 3111901111111 11g TH HT re 94

Tôn tại, hạn chế trong áp dụng các quy định bảo vệ quyền phụ nữ của

Bộ luật hình sự năm 1999 G 1 1111211111191 1118811 1118211118811 kg 100

Nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong áp dụng các quy định bảo vệ

quyền phụ nữ của Bộ luật hình sự năm 1990 2 2 sz+zz+zz+cxd 108

Chương 4: HOÀN THIỆN VA DAM BẢO THUC THI CÁC QUY ĐỊNH BAO

VỆ QUYEN PHU NU’ TRONG PHAP LUAT HÌNH SỰ VIỆT NAM Những yêu cầu và nội dung cần hoàn thiện của các quy định bao

vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay 116 Những yêu cầu đối với việc hoàn thiện các quy định bảo vệ quyền phụ

nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay - -cs«cs«c++ 116

Những nội dung cần hoàn thiện của các quy định bảo vệ quyền phụ nữ

trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay - 5555 <<< << +2 120

Định hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định bảo vệ quyền

phụ nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay 128

Trang 6

4.2.1 Dinh hướng tiếp tục hoàn thiện các quy định bảo vệ quyền phụ nữ

trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay - 55555 «<< +2 128

4.2.2 Giải pháp hoàn thiện các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp

luật hình sự Việt Nam hiện nayy - - 25 3313 + ngư 134

4.3 Một số giải pháp đảm bảo thực thi các quy định bảo vệ quyền phụ

nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam - S5 SSSSsscseereseres 138

4.3.1 Nhóm giải pháp về xây dựng, kiện toàn lực lượng - - 138 4.3.2 Nhóm giải pháp về giải thích pháp luật và tuyên truyền, giáo dục 139

4.3.3 Nhóm giải pháp về hoàn thiện các cơ chế hỗ trợ nạn nhân của các tội

xâm phạm quyên phụ nữ ¿2 2 SE+EE+E£+E££E££E£EEEEEEEESErrerrerkrred 141

$00007.9500175 146

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ LIÊN QUAN

ĐÈN LUẬN ÁN 2-52 5s 2E E2212112112111211211211111211211211 1111.111 rye 151

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-2 52+ 2+££2£++£xzEzzzcrseẻ 152

PHU LUC 00 163

Trang 7

DANH MỤC CAC BANG

Bảng 3.1.Sô liệu thông kê xét xử sơ thâm vụ án về tội phá thai trái

phép ở các Tòa án câp tỉnh và huyện trên toàn quôc95

Bảng 3.2.So liệu thông kê xét xử sơ thâm vụ án về tội giét con mới

đẻ ở các Tòa án câp tỉnh và huyện trên toàn quôc96

Bang 3.3.So liệu thong kê xét xử so thâm vụ án về các tội có nannhân là phụ nữ hoặc chủ yêu là phụ nữ ở các Tòa án câp

Bảng 3.4.So liệu thông kê xét xử sơ thâm vụ án vê tội xâm phạmquyên bình đăng của phụ nữ ở các Tòa án câp tỉnh và

Bảng 3.5.Sô liệu thông kê xét xử sơ thâm các tội xâm phạm quyên tự

do và an toàn về tinh dục ở các Tòa án cap tỉnh và huyện

Bảng 3.6.Sô liệu thông kê xét xử sơ thâm các tội liên quan đên mại

dâm ở các Tòa án câp tỉnh và huyện trên toàn quôc 98

Bảng 3.7.So liệu thông kê xét xử sơ thâm vụ án vê tội mua bán phụ

nữ (mua bán người) ở các Tòa án câp tỉnh và huyện trên

Bang 3.8.So liệu thông kê xét xử sơ thâm vụ án vê một sô tội xâmphạm quyên tự do hôn nhân ở các Tòa án câp tỉnh và huyện

Bảng 3.9.Sô liệu thông kê xét xử sơ thâm vụ án về tội ngược đãihoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chông ở các Tòa án câp

Trang 8

DANH MỤC CÁC BIEU DO

So hiệu Tên biêu đô Trang

Biểu đồ 2.1 | Miền khái niệm quyền phụ nữ trong các quyền con người

của phụ nữ 33

Biểu đồ 3.1 | Diễn biến theo số lượng các vụ án đã xét xử sơ thâm về các loại tội phạm có nạn nhân là phụ nữ hoặc chủ yếu là

phụ nữ 100

Biểu đồ 3.2 | Kết quả khảo sát mối quan hệ giữa thủ phạm và nạn nhân

trong các vụ án hiếp dâm, cưỡng dâm theo tỉ lệ 102

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Phụ nữ - “một nửa của nhân loại” - không chỉ có khả năng đóng góp cho sự

tiễn bộ của thế giới ngang băng với nam giới mà còn mang thiên chức thiêng liêng làm vợ, làm mẹ là cội nguồn hạnh phúc của loài người Với những pham giá đó,

phụ nữ xứng đáng được tôn vinh bởi mọi lực lượng xã hội Tuy nhiên, những đặc

thù về sinh học và sự tổn tại của định kiến xã hội khiến cho phụ nữ đã và đang phải

gánh chịu rất nhiều sự phân biệt đối xử, các hình thức bạo hành, xâm hại tình đục và

những cản trở đối với việc thực hiện thiên chức cũng như sự tiến bộ mọi mặt của

họ Bởi vậy, trong các văn kiện pháp lý, trong các hoạt động nghiên cứu cũng như

thực tiễn về quyền con người trên thế giới, phụ nữ được được xác định là một trong “các nhóm xã hội dễ bị tổn thương” (vulnerable groups) - là khái niệm chỉ tới những nhóm người có nguy cơ cao bị tổn thương về quyền con người [19, tr.229].

Trên cơ sở nhận thức đó, pháp luật quốc tế đã nhắn mạnh yêu cầu bảo vệ quyền phụ

nữ ở phương diện quyền con người nói chung cũng như quyền đặc thù giới nói riêng bằng nhiều văn kiện pháp lý quan trọng như: Hiến chương liên hiệp quốc năm

1945; Tuyên ngôn toàn thé giới về quyền con người năm 1948; Công ước về tran áp

việc buôn người và bóc lột mại đâm người khác năm 1949; Công ước về các quyền

chính trị của phụ nữ năm 1952; Công ước về quốc tịch của phụ nữ khi kết hôn năm 1957; Công ước về đăng ký kết hôn, tuổi tối thiêu khi kết hôn và việc kết hôn tự

nguyện năm 1962; Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại

phụ nữ năm 1979 (CEDAW)

Bởi vậy, việc bảo vệ quyền phụ nữ được đặt ra như một nhiệm vụ trọng yếu đối với pháp luật của mọi quốc gia trên thế giới, nhất là pháp luật hình sự - lĩnh vực

pháp luật vốn mang tư cách của ngành luật bảo vệ trong hệ thống pháp luật quốc

gia Để bảo vệ quyền phụ nữ, ngoài những quy định nhằm bảo vệ quyền con người

nói chung, luật hình sự còn cần phải có những quy định riêng, quy định nhấn mạnh

cho phù hợp với đặc điểm giới và tính chat dé bị tổn thương của đối tượng bảo vệ.

Dap ứng các yêu cầu trên, Bộ luật hình sự (BLHS) Việt Nam năm 1999 sửa

Trang 10

đổi, bổ sung năm 2009 đã có những biện pháp bảo vệ quyền phụ nữ trực tiếp và

mạnh mẽ nhất thông qua việc tội phạm hoá và trừng trị nghiêm khắc những hành vi

xâm hai các quyền phụ nữ; quy định nguyên tắc bình dang, trong đó có bình đăng

về giới trong quan hệ pháp luật hình sự để loại bỏ mọi yếu tố có thể tạo ra sự phân biệt đối xử, hạn chế đối với phụ nữ; đảm bảo các tiêu chuẩn chung về quyền phụ nữ trong quy định về trách nhiệm hình sự (TNHS) và hệ thống hình phạt Tuy nhiên,

bản thân các quy định này vẫn còn nhiều hạn chế, khiếm khuyết như: bỏ lọt một số

hành vi có tính chất tội phạm hoặc một sỐ dạng của tội phạm cụ thể xâm phạm quyền phụ nữ; không mô tả cau thành tội phạm hoặc mô tả không rõ ràng, không sát

với thực tế tội phạm; chưa đáp ứng yêu cầu của các chuẩn mực pháp lý quốc tế hoặc chưa tương thích với quy định của Hiến pháp và các đạo luật khác của Việt Nam Mặc dù BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã khắc phục một số trong những hạn chế ké trên nhưng nhiều van đề trong đó vẫn chưa được BLHS mới giải

quyết triệt dé, đòi hỏi phải được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện.

Mặc dù pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay đã có một hệ thống quy định nhằm bảo vệ quyền phụ nữ nhưng trên thực tế tình hình tội phạm xâm hại tình dục,

bạo lực gia đình, buôn bán phụ nữ, phạm tội với phụ nữ mang thai van đang

diễn biến phức tạp theo chiều hướng gia tăng Theo kết quả từ Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình với phụ nữ ở Việt Nam năm 2010 thì có 58% phụ nữ từng

kết hôn đã từng bị ít nhất một trong ba loại bạo lực: thể xác, tinh thần hoặc tình

dục bởi chồng; 35% phụ nữ Việt Nam đã từng bị bạo lực thể xác hoặc tình dục

trong đời bởi bất kỳ một ai đó [89, tr.51, 67] Chỉ riêng các vụ phạm tội xâm hại

tình dục đối với phụ nữ và trẻ em, theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, trong 06 năm từ 2008 đến 2013, Tòa án các cấp đã xét xử theo thủ tục sơ thâm 8772 vụ với 10265 bị cáo [86, tr.5] Có nhiều dạng hành vi xâm phạm nghiêm trọng quyền phụ nữ diễn ra phố biến trên thực tế nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự như: phá thai vì lý do giới tính, quấy rồi tình dục Thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó những hạn chế tự

thân các quy định của BLHS là một nguyên nhân cơ bản Bởi vậy, đầu tư nghiên

cứu dé hoàn thiện quy định đồng thời tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả thực

thi của pháp luật hình sự nhằm bảo vệ quyền phụ nữ là một đòi hỏi cấp thiết.

Trang 11

Thực tiễn pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự ở Việt Nam đều

cho thấy việc nghiên cứu, hoàn thiện các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự nước ta hiện nay là hết sức cấp thiết nhưng trong khoa học luật hình sự dé tài này còn it được quan tâm nghiên cứu Những năm gan đây đã có một số công

trình khoa học liên quan đến đề tài, tuy nhiên, các nghiên cứu hầu hết ở quy mô bài viết trên tạp chí chuyên ngành hoặc chỉ nghiên cứu một khía cạnh của vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ hay đề cập đến đề tài này với tư cách là một nội dung, khía cạnh trong dé tài tổng quát hơn (cụ thé: xem phan tổng quan tình hình nghiên cứu dưới

đây) Tuy đạt được một số thành tựu ban đầu nhưng các nghiên cứu hiện nay chưa giải quyết được một cách tông thể những vấn đề lý luận và thực tiễn về đề tài cũng như chưa có tác động sâu sắc đến việc cải cách quy định pháp luật hình sự nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ các quyền phụ nữ Vì vậy, việc tiếp tục đầu tư nghiên cứu

đề tài trong giai đoạn hiện nay là hết sức cấp thiết.

Những đòi hỏi về mặt lý luận, thực tiễn ké trên cho thấy việc tiến hành nghiên cứu đề tài bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam hiện nay là hoàn toàn cấp bách và cần thiết Xuất phát từ lý do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Những

van đề ly luận và thực tiễn về bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt

Nam” đề thực hiện luận án tiến sĩ với mục đích nghiên cứu một cách sâu sắc vấn đề

bảo vệ quyền phụ nữ dưới góc độ luật hình sự nhằm tìm ra những giải pháp hoàn thiện,

nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật hình sự trong lĩnh vực này.2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Việc nghiên cứu đề tài Những vấn dé lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyên phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam hướng đến mục đích chính là: nghiên

cứu các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự ở Việt Nam về khía cạnh lập pháp và thực tiễn áp dụng nhằm kiến nghị giải pháp hoàn thiện và nâng

cao hiệu quả áp dụng của những quy định này.

Phục vụ mục đích nghiên cứu trên, luận án phải giải quyết các nhiệm vụ:

- Xây dựng cơ sở lý luận của việc bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, trong đó làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản như: khái niệm, đặc điểm, tính cần

thiết, các phương thức, những chuẩn mực pháp lý quốc tế đối với việc bảo vệ quyền

phụ nữ bằng pháp luật hình sự;

Trang 12

- Phân tích, đánh giá thực trạng và thực tiễn áp dụng các quy định bảo vệ

quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam;

- Nghiên cứu so sánh các các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam và pháp luật các quốc gia trên thế giới để tham khảo,

học tập kinh nghiệm lập pháp.

- Xác định phương hướng, đề xuất giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả áp dụng của các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu của luận án đúng như tên gọi của nó là: những vấn đề

lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu về đề tài bảo vệ quyền phụ nữ

trong pháp luật hình sự Việt Nam dưới góc độ của khoa học luật hình sự với phạm

vi những vấn đề nghiên cứu cụ thể gồm:

- Các luận điềm khoa học của các học gia trong nước va một số nước trên thế giới liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự.

- Hệ thống các chuẩn mực quốc tế đối với việc bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự và các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự ở một số quốc gia như: Liên bang Nga, Nhật Bản, Cộng hòa liên bang Đức.

- Hệ thống các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự Việt

Nam từ thế kỷ XV cho đến nay.

- Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật hình sự bảo vệ quyền phụ nữ ở

Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2016.

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

Việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận là phép duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lénin; tư tưởng Hồ Chi Minh, các quan điểm của Dang và Nhà nước ta về chính sách hình sự, lý luận luật hình sự và vấn đề giới.

Phương pháp tiếp cận đồng thời là cơ sở khoa học của luận án là tiép cận

dựa trên quyền con người, “lây quyền con người làm trung tâm để xem xét và giải quyết van đề” [25, tr.18] Với phương pháp tiếp cận này, luận án lấy các chuẩn mực

chung về quyền con người của phụ nữ làm tiêu chí cơ bản để đánh giá và hoàn thiện các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam.

Trang 13

Trong quá trình thực hiện đề tài, các phương pháp nghiên cứu cụ thé được sử

dụng bao gồm:

- Phương pháp tông hợp: tổng hợp các quan điểm, nhận thức lý luận liên quan

đến khái niệm, đặc điểm, phương thức bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự;

- Phương pháp phân tích: phân tích nội dung quy định pháp luật hình sự để làm rõ những khía cạnh thể hiện của việc bảo vệ quyền phụ nữ; phân tích số liệu, vụ việc cụ thé dé đánh giá vấn đề trên phương diện thực tiễn.

- Phương pháp so sánh: so sánh lịch sử dé làm rõ sự phát triển của các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam, so sánh nội dung quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam với các tiêu chuẩn quốc

tế, các quy định tương ứng trong pháp luật của một số quốc gia trên thé giới dé đánh

giá mức độ tương thích, học hỏi kinh nghiệm hoàn thiện những quy định này.

- Phương pháp thống kê: thống kê số liệu xét xử, tư liệu thực tiễn liên quan đến việc áp dụng các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam.

- Phương pháp điều tra xã hội học: được sử dụng trong việc phỏng vấn, khảo

sát những vấn đề liên quan đến nhận thức, áp dụng các quy định bảo vệ quyền phụ

nữ trong pháp luật hình sự.

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

Luận án sau khi bảo vệ thành công sẽ là công trình khoa học pháp lý đầu tiên

của đất nước ở cấp độ luận án tiến sĩ luật học nghiên cứu một cách toàn diện và chuyên sâu đối với đề tài bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự Luận án giải quyết những vấn đề quan trọng về lý luận và thực tiễn liên quan đến bảo vệ quyền

phụ nữ pháp luật hình sự ở Việt Nam với những đóng góp dưới đây:

- Lần đầu tiên hệ thống hóa và đánh giá tổng quan về sự thê hiện, phát triển của các quan điểm về vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ trong khoa học luật hình sự trong

va ngoài nước.

- Lần đầu tiên xây dựng cơ sở lý luận của việc bảo vệ quyền phụ nữ băng pháp luật hình sự, trong đó làm sáng tỏ những nhận thức lý luận thiết yếu về vấn đề này;

- Lần đầu tiên đánh giá một cách toàn diện, sâu sắc các khía cạnh thé hiện

nội dung bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam trên cơ sở phân

tích quy phạm pháp luật thực định, đối chiếu lịch sử, so sánh pháp luật; Đánh giá sát

Trang 14

thực thực tiễn áp dụng các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong BLHS và xác định

nguyên nhân hạn chế trong áp dụng các quy định này.

- Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu kể trên, luận án đạt được kết quả

quan trọng nhất là: Đề xuất định hướng hoàn thiện, kiến nghị mô hình lập pháp cụ

thé cho việc tiếp tục hoàn thiện các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong BLHS; dé xuất có hệ thong các giải pháp đảm bảo thực thi các quy định này.

6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án

Về mặt lý luận: Luận án là công trình chuyên khảo đầu tiên trong khoa học luật hình sự Việt Nam nghiên cứu một cách hệ thống và đồng bộ về vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở cấp độ luận án tiến sĩ luật học Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả đã công bố các công trình khoa học trên một số sách

báo pháp lý nhằm đóng góp trong khoa học luật hình sự Việt Nam những tri thức lý

luận, thực tiễn về bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự.

Về mặt thực tiễn: Những phát hiện của luận án trong đánh giá thực trạng và thực tiễn áp dụng các quy định bảo vệ quyền phụ nữ pháp trong luật hình sự Việt Nam; những kiến nghị của luận án về giải pháp hoàn thiện và đảm bảo thực thi

những quy định này có thê phục vụ đắc lực cho công tác lập pháp cũng như áp dụng

pháp luật ở nước ta trong giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền phụ nữ nói riêng, quyền con người nói chung bằng pháp luật hình sự.

Ngoài ra, luận án còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo cho các nhà khoa học -luật gia, cán bộ giảng dạy, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên thuộc chuyênngành Tư pháp hình sự trong các cơ sở đào tạo đại học, sau đại học tại Việt Nam.

7 Cơ cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án được cơ cấu thành 04 chương, cụ thể: - Chương 1 Téng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.

- Chương 2 Những van đề lý luận về bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật

hình sự.

- Chương 3 Thực tiễn bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam - Chương 4 Hoàn thiện và đảm bảo thực thi các quy định bảo vệ quyền phụ

nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay.

Trang 15

Chương 1

TONG QUAN VE TINH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIEN QUAN DEN DE TAI LUAN AN

Trước nhu cầu cấp bách của van dé bảo vệ quyền phụ nữ, những nghiên cứu nhằm đề xuất chính sách, pháp luật, biện pháp hành động để bảo vệ các quyền của phụ nữ đã và đang được triển khai đây mạnh trên thế giới cũng như ở Việt Nam Riêng trong lĩnh vực khoa học luật hình sự, trường phái nữ quyền (ferminism in criminal law) đã tạo nên một “làn sóng” nghiên cứu trên thé giới bat dau từ những năm 1920, tao ra ảnh hưởng đáng ké đối với việc hình thành các quy định pháp luật quốc tế và cải cách pháp luật quốc gia theo hướng chú trọng bảo vệ quyền phụ nữ [112, pp.3-4] Ở Việt Nam, đề tài này mới được quan tâm, chú ý trong

khoa học luật hình sự những năm gần đây và đã đạt được một số thành tựu nhất định.

Do vậy, việc tổng hợp, đánh giá tình hình, tham chiếu kết quả của những nghiên cứu trong và ngoài nước chính là một trong các cơ sở quan trong dé kiến tạo nền tảng lý luận, định hướng nghiên cứu và làm căn cứ đề xuất những kiến nghị hữu ích của luận án tiến sĩ về đề tai bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam.

1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, vẫn đề bảo vệ quyền phụ nữ băng pháp luật hình sự được các nhà khoa hoc quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh, cấp độ khác nhau, có thé tiếp cận đề tài ở cấp độ nghiên cứu đa ngành luật học hoặc chuyên ngành luật hình sự

hay tội phạm học.

1.1.1 Các nghiên cứu da ngành luật học

Trong khoa học pháp lý ở nước ta đã có những nghiên cứu về đề tài bảo vệ quyền phụ nữ, trong đó đề cập đến pháp luật hình sự với tư cách một trong những công cụ bảo vệ quyền phụ nữ bên cạnh các ngành luật, các công cụ khác Tuy nhiên, các công trình này chủ yếu nghiên cứu van đề bảo vệ quyền phụ nữ dưới góc độ thực tiễn, có thể là những phân tích đối với pháp luật thực định hoặc đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật bảo vệ quyền phụ nữ.

Trang 16

a Nhóm công trình nghiên cứu thực tiễn pháp luật về bảo vệ quyền phụ

nữ có một số sách tham khảo, giáo trình điển hình sau:

1) Sách Sw bình đăng về cơ hội kinh tế của phụ nữ trong pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật ở Việt nam của Luật gia Ngô Bá Thành do NXB Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2000;

2) Giáo trình Lý luận chung về quyển con người của Khoa Luật Dai học

Quốc gia Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia, năm 2009 Trong đó vấn đề quyền phụ nữ thê hiện tập trung ở Chương VI - “Luật quốc tế về quyền của một số nhóm người dé bị tổn thương” và Mục 9.3, Chương IX - “Quyền của một số nhóm người dễ bị

tốn thương trong pháp luật Việt Nam”;

3) Sách tham khảo Luật quốc tế về quyển của các nhóm người dé bi tốn thương của Trung tâm nghiên cứu quyền con người và quyền công dân - Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Lao động xã hội xuất bản năm 2011.

Các công trình trên đã đề cập đến quyền phụ nữ với tính chất một bộ phận không thê tách rời của quyền con người và là quyền con người đặc thù của nhóm xã hội dé bị tổn thương; phân tích nội dung các quy định về quyền phụ nữ trong pháp

luật quốc tế, pháp luật Việt Nam (bao gồm pháp luật hình sự) Tuy nhiên, các công

trình này rất ít đề cập đến khía cạnh lý luận của vấn đề, chỉ tập trung vào phân tích, giải thích pháp luật thực định mà chưa đưa ra những đánh giá sâu sắc đối với nội dung quy định cũng như thực tiễn thực thi Vì thế, các nghiên cứu này cũng không đề xuất giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả bảo vệ quyên phụ nữ của pháp luật

nói chung, pháp luật hình sự nói riêng [36]; [76]; [94].

Bên cạnh các công trình nghiên cứu lớn kê trên còn có một số bài viết về đề tài bảo vệ quyền phụ nữ đăng các tạp chí chuyên ngành luật như: 1) “Bảo vệ quyền

phụ nữ và trẻ em trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam” của TS Nguyễn

Hồng Bac, Tap chi Luat hoc, số Đặc san tháng 3 năm 2004; 2) “Bạo lực với phụ nữ

và trẻ em dưới góc độ nhân quyền” của TS Lưu Bình Nhưỡng trên Tạp chí Luật

học, số 2 năm 2009; 3) “Tổng quan về quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam” của TS Lưu Bình Nhưỡng trên Tạp chí Luật học, số 2 năm 2010; 4) “Pháp luật bảo vệ phụ nữ, trẻ em nhằm phòng chống bạo lực gia đình và một số giải pháp hoàn

Trang 17

thiện” của TS Nguyễn Cảnh Quý trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6 năm

2010 Đây cũng là những công trình tập trung vào mục đích phân tích các quy định

nhằm bảo vệ quyền phụ nữ của pháp luật trong nước hoặc quốc tế, bao gồm luật hình sự, nhưng chỉ ở quy mô bài viết.

b Nhóm công trình nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật bảo vệ quyền

phụ nữ tiêu biểu là một số đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp Bộ sau:

1) Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình với phụ nữ ở Việt Nam của Tổng

cục Thống kê, năm 2010;

2) Báo cáo nghiên cứu: Quay rồi tình duc tại nơi làm việc ở Việt Nam: Bức

tranh khái quát và khung pháp lý để giải quyết do Bộ Lao động-Thương binh va Xã

hội phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thực hiện năm 2012;

3) Dé tài khoa học cấp Bộ: Nghién cứu các giải pháp phòng, chống bao lực gia đình ở Việt Nam hiện nay do Vụ Gia đình - Bộ Văn hóa, Thé thao va Du lịch

thực hiện, nghiệm thu năm 2014.

Những nghiên cứu này có thiên hướng đi sâu vào đánh giá diễn biến thực

tiễn của các hành vi xâm hại các quyền an ninh cá nhân, tự do và an toàn tình dục phụ nữ và mức độ đáp ứng của hệ thống pháp luật trước diễn biến thực tiễn ấy.

Trong đó, những quy định pháp luật hình sự có liên quan được phân tích sâu sắc về khía cạnh khả năng bảo vệ phụ nữ trước những loại bạo lực chủ yếu nhằm vào nữ giới Việc hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự liên quan được đề xuất với tư cách là một trong các giải pháp phòng, chống hành vi xâm hại các quyền phụ nữ nêu trên Tuy đặt ra yêu cầu hoàn thiện pháp luật hình sự nhưng các công trình này đều không đi đến kiến giải lập pháp cụ thể [8]; [89]; [109].

1.1.2 Các nghiên cứu chuyên ngành luật hình sự

Riêng trong khoa học luật hình sự ở Việt Nam hiện nay chưa có nghiên cứu

quy mô lớn, chuyên biệt về vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ Ở một số công trình

nghiên cứu lớn, việc bảo vệ quyền phụ nữ được đề cập đến với tư cách một khía

cạnh của dé tài tong quát hơn hoặc có công trình chỉ nghiên cứu riêng về một trong

các nội dung, khía cạnh của van dé bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự.

Các nghiên cứu này tập trung vào hai hướng nghiên cứu chính: Bảo vệ quyền phụ

Trang 18

nữ trên phương diện lý luận và thực tiễn pháp luật hình sự; Bảo vệ quyền phụ nữ

trên phương diện thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự.

a Nhóm nghiên cứu trên phương diện lý luận và thực tiễn pháp luật hình

sự liên quan đến đề tài có các công trình tiêu biéu như sau:

1) Sách chuyên khảo Các tội xâm phạm quyên tự do, dân chủ của công dân

theo luật hình sự Việt Nam của tập thê tác giả do TS Trịnh Tiến Việt chủ biên, xuất

bản năm 2010 Cuốn sách này không giải quyết một cách tổng quát vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ mà chi đề cập đến hành vi xâm hại quyền bình dang của phụ nữ với tư cách một trong những hành vi phạm tội xâm phạm quyên tự do, dân chủ cơ bản

của công dân Liên quan đến Tội xâm phạm quyền bình dang của phụ nữ, tác phẩm

phân tích nội dung quy định của BLHS Việt Nam năm 1999, so sánh với quy định

tương ứng của pháp luật một số nước trên thế giới, đánh giá thực tiễn thi hành quy

định này và kiến nghị hoàn thiện BLHS nhằm bảo vệ hiệu quả hơn quyền bình đăng

của phụ nữ [107].

2) Sách chuyên khảo: Bảo đảm quyên con người trong tư pháp hình sự Việt

Nam xuất bản năm 2010 tại Nhà xuất ban Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh do TS Võ Thị Kim Oanh chủ biên [60] Các chuyên đề trong cuốn sách này tập

trung nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ ở các khía cạnh thực tiễn pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án Duy nhất trong chuyên đề đầu tiên “Những van đề chung về bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự”, tác giả Lê Văn Cảm đã khái quát một số đặc điểm, yêu cầu của việc bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự - những tri

thức có thể tham khảo trong việc tạo dựng cơ sở lý luận của việc bảo vệ quyền phụ

nữ bằng pháp luật hình sự Bên cạnh đó, những nghiên cứu về hình phạt tử hình

trong chuyên đề thứ hai và thứ tư của cuốn sách cũng tiếp cận vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ khi nghiên cứu quy định liên quan đến hình phạt này trong pháp luật hình sự

thực định ở Việt Nam [60, tr.5 -70].

3) Sách chuyên khảo: Quyên con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự của tập thê tác giả do PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí chủ biên, xuất bản tại nhà xuất bản

Hồng Đức năm 2015 Cuốn sách là công trình có tính khái quát cao về những vấn

10

Trang 19

đề lý luận, thực tiễn liên quan đến quyền con người trong tư pháp hình sự nói chung Trong đó, Chương 1 và Chương 2 đã làm rõ nhiều van đề lý luận cơ bản về quyền con người trong pháp luật hình sự như khái niệm, ý nghĩa, các khía cạnh thé

hiện, các cơ chế bảo đảm quyền con người trong tư pháp hình sự [14] Tuy không

trực tiếp nghiên cứu về vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ nhưng những kết quả nghiên

cứu của cuốn sách đã cung cấp một hệ thống nhận thức khá toàn diện về lý luận

cũng như thực tiễn pháp luật liên quan đến quyền con người trong pháp luật hình sự

mà bao gồm trong đó các quyền phụ nữ.

Bên cạnh các công trình quy mô lớn nêu trên còn có một số công trình tuy ở

quy mô bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành nhưng lại là những nghiên cứu

chuyên biệt dưới góc độ luật hình sự về vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ Trong đó phải kế đến những nghiên cứu của một số tác giả tiêu biểu dưới đây:

- TS Phạm Hong Hải (2001), “Bộ luật hình sự năm 1999 với vấn đề bảo vệ

quyên lợi của phụ nữ và trẻ em”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 155 [29, tr.15-29]; - TS Đỗ Đức Hồng Hà (2008), “Pháp luật hình sự và tổ tụng hình sự ở Việt

Nam trong việc bảo vệ phụ nữ”, Tạp chí Luật học, số 3 [27, tr.9-17];

- TS Đỗ Đức Hồng Hà (2009),“Pháp luật hình sự Việt Nam bảo vệ phụ nữ khỏi những hành vi bao lực”, Tạp chi Nhà nước và pháp luật, số 10 [28, tr.65-71, 82-83];

- TS Dương Tuyết Miên (2010), “Pháp luật hình sự Lào với việc bảo vệ quyên của người phụ nữ”, Tạp chí Luật học, số 2 (số chuyên đề về Quyền của phụ

nữ theo pháp luật các nước ASEAN) [51, tr.52-57];

- PGS.TS Hoàng Thị Kim Qué (2012), “Bảo vệ quyên lợi phụ nữ trong Luật

Hồng Đức (Lê Triéu hình luật) - Tính tiến bộ, nhân văn và giá trị đương dai”, Tạp

chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học, số 28 [62, tr.199-203].

Hầu hết các bài viết này đều tiếp cận vấn đề bảo vệ quyền của phụ nữ trong

pháp luật hình sự ở phương diện thực tiễn pháp luật Trong đó cũng có nghiên cứu

về nữ quyền dưới góc độ lịch sử hoặc so sánh pháp luật hình sự Việt Nam với các

quốc gia khác Về kết quả nghiên cứu, nhìn chung các bài viết chủ yếu đã chỉ ra và phân tích những quy định có ý nghĩa bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự ở nước ta, một số ít trong đó đã tiễn xa hơn khi bước đầu đánh giá phê bình và kiến

II

Trang 20

nghị những dé xuất sửa đôi, hoàn thiện pháp luật thực định nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ các quyền phụ nữ.

b Nhóm nghiên cứu trên phương diện thực tiễn áp dụng pháp luật liên

quan đến đề tài có các công trình tiêu biểu như:

1) Báo cáo Đánh giá tình hình phụ nữ trong hệ thống tư pháp hình sự Việt

Nam do Cơ quan Phụ nữ Liên hợp quốc thực hiện năm 2013 Đây là một nghiên cứu

thực tiễn về tình hình phụ nữ trong hệ thống tư pháp hình sự ở nước ta dưới nhiều

góc độ Một mặt, Báo cáo đánh giá tình hình phụ nữ với tư cách là nạn nhân chủ

yếu của các loại hình bạo lực trên cơ sở giới và những đáp ứng của hệ thống tư pháp hình sự đối với việc hỗ trợ các nạn nhân này Đồng thời, nghiên cứu này cũng phân tích tong quan về tình hình phụ nữ ở tư cách là người phạm tội và những chính sách, phản ứng của hệ thống tư pháp hình sự đối với phụ nữ phạm tội Mặt khác, công trình còn xem xét vị thế của phụ nữ trong hệ thống cơ quan tư pháp hình sự, những khó khăn đối với giới này khi công tác trên cương vị đó và ảnh hưởng của nó đối với việc đảm bảo các quyền phụ nữ ở tất cả những tư cách trong hệ thống tư

pháp nêu trên Dựa trên những đánh giá thực tiễn đó, các chuyên ra nghiên cứu đã

đề xuất những khuyến nghị có giá trị quan trọng giúp Nhà nước Việt Nam trong nỗ

lực đảm bảo hiệu quả các quyền và vi thế bình đăng của phụ nữ trong hệ thống tư

pháp hình sự [17].

2) Báo cáo Đánh giá về kiểm soát và khởi tố tình trạng bạo lực tình dục đối

với phụ nữ và trẻ em gai tại Việt Nam do Bộ Tư pháp thực hiện năm 2014 Bao cáo

tập trung đánh giá các quy định pháp luật và thực tiễn xử lý tội phạm xâm hại tình

dục phụ nữ và trẻ em Trên cơ sở phân tích quy định pháp luật, đánh giá tình hình

khởi tố, xét xử các vụ án, Báo cáo tìm ra nguyên nhân hạn chế, phát hiện các

khoảng trống về pháp luật và các cơ chế thực thi để đưa ra những đề xuất hoàn

thiện, cải cách nhằm bảo vệ tốt hơn quyền tự do và an toàn về tình dục của phụ nữ,

trẻ em gái trước sự xâm hại của tội phạm [9].

1.1.3 Các nghiên cứu chuyên ngành tội phạm học

Liên quan đến bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, các công trình

nghiên cứu thuộc chuyên ngành tội phạm học đề cập đến các quy định pháp luật

12

Trang 21

hình sự với tư cách là công cụ đắc lực trong đấu tranh phòng chống các tội phạm

xâm hại quyền phụ nữ Ở nhóm nghiên cứu này có một số công trình tiêu biểu sau: 1) Sách chuyên khảo: Công tác phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ

em ở Việt Nam của tác giả Trần Minh Hưởng xuất bản năm 2008 Nghiên cứu này

không đề cập đến vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ nói chung mà tập trung vào một loại

hành vi hành vi tước đoạt quyền tự do, bóc lột, chà đạp nhân phẩm của phụ nữ là

mua bán phụ nữ Tác giả đã hệ thống hóa các văn bản pháp luật quốc tế, quốc gia về

phòng, chống buôn bán va bảo vệ phụ nữ, trẻ em làm nên tảng cho việc đánh giá

diễn biến của tội phạm, tình hình hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm này trong thực tế Trong các kiến nghị mà tác giả đề xuất nham nâng cao hiệu qua phòng, chống loại tội phạm này cũng bao hàm kiến nghị hoàn thiện các quy định có

liên quan của Bộ luật hình sự [35].

2) Sách chuyên khảo: Hoat động phòng ngừa tội phạm về bạo lực gia đình ở

Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cua lực lượng cảnh sát nhân dan của T.S Pham

Minh Chiêu, xuất bản năm 2012 tại NXB Công an nhân dân Cuốn sách nghiên cứu

các tội phạm về bạo lực gia đình dưới góc độ tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Những đánh giá về đặc điểm, tình hình tội phạm trong đó đã chỉ ra rằng phụ nữ là nạn

nhân chủ yếu của các tội phạm về bạo lực gia đình và định kiến, sự bất bình ding giới

đối với phụ nữ là một trong những nguyên nhân phát sinh loại tội phạm này Liên

quan đến pháp luật hình sự với tư cách là một công cụ đấu tranh phòng ngừa tội phạm về bạo lực gia đình, tác giả đã phân tích một số điểm hạn chế của quy định pháp luật hình sự hiện hành và kiến nghị hoàn thiện những quy định nảy [15] Tuy nhiên, do đối tượng nghiên cứu chính là hoạt động đấu tranh phòng ngừa tội phạm về bạo lực gia đình của lực lượng cảnh sát nhân dân nên những van đề liên quan đến pháp luật hình sự trong cuốn sách không phải là nội dung chủ đạo.

3) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội: Đầu tranh

phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em trong giai đoạn hiện nay do TS Chu Thị Trang Vân làm chủ nhiệm, nghiệm thu năm 2010 Đề tài đã khái quát một số van dé lý luận về tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em; Phân tích quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội buôn bán phụ nữ, trẻ em ở các phương diện: đặc điểm,

13

Trang 22

dấu hiệu pháp lý đặc trưng và đường lối xử lý; Đánh giá diễn biến, phương thức, thủ

đoạn phạm tội, nguyên nhân, điều kiện phạm tội buôn ban phụ nữ, trẻ em và thực tiễn đấu tranh, xử lý các tội phạm này trong 05 năm từ 2004 đến 2009; Kiến nghị

các giải pháp lập pháp và các giải pháp khác góp phần đấu tranh có hiệu quả với tội

phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em [101].

Tóm lại, ở Việt Nam hiện nay chưa có nghiên cứu nào chuyên biệt về dé tai bao vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự Các công trình quy mô lớn có thé dé

cập đến đề tài với tư cách là một trong các đối tượng nghiên cứu hoặc chỉ đề cập

đến một khía cạnh, nội dung cụ thể của đề tài Một số công trình có hướng nghiên

cứu riêng về đề tài thì chỉ ở quy mô bài viết đăng tạp chí và chủ yếu đánh giá thành

tựu, hạn chế của pháp luật thực định mà chưa nghiên cứu tổng quát cả khía cạnh lý

luận lẫn thực tiễn áp dụng pháp luật Nhìn chung, ở Việt Nam chưa có công trình

nào nghiên cứu toan diện các van đề lý luận và thực tiễn về đề tài bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, đặc biệt là ở cấp độ luận án tiến sĩ.

1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Chiếm số lượng đông đảo nhất trong các nhóm xã hội dễ bị tổn thương nên

phụ nữ luôn là đối tượng quan trọng trong các nghiên cứu về nhân quyền trên thế giới Trong khoa học luật hình sự quốc tế, các nghiên cứu về đề tài bảo vệ quyền

phụ nữ khá sôi động và phong phú Trong đó có cả những công trình có tính khái

quát về vấn đề nữ quyền trong luật hình sự cũng như công trình chỉ đi sâu vào một khía cạnh, nội dung cụ thê của đề tài này Cụ thê có thê chia thành ba nhóm nghiên cứu: 1) Những nghiên cứu chung về các vấn đề nữ quyền trong pháp luật hình sự; 2)

Những nghiên cứu về các tội phạm xâm phạm quyền phụ nữ; 3) Những nghiên cứu

về trách nhiệm hình sự (TNHS) và hình phạt đối với phụ nữ phạm tội.

12.1 Những nghiên cứu chung về quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự Các công trình nghiên cứu nay thường được xếp vao trường phái nữ quyền trong luật hình sự (ferminism in criminal law) O nhóm này các nhà nghiên cứu lay lập trường nữ quyền làm căn cứ để đánh giá nội dung quy định pháp luật hình sự hoặc hệ thống thực thi những quy định ấy với một số công trình tiêu biêu như:

- Sách chuyên khảo Những khía cạnh nữ quyên trong luật hình sự (Feminist

14

Trang 23

perspectives on criminal law) của tập thé tác giả do Donald Nicolson và Lois

Bibbings (giảng viên Dai hoc Bristol) đồng chủ biên, xuất ban năm 2000 Cuốn

sách phê bình những khiếm khuyết của luật hình sự thực định trong việc bảo vệ

quyền phụ nữ cả ở tư cách nạn nhân và người phạm tội Ba hạn chế cơ bản được các tác giả tập trung phê phán là: sự bảo vệ không đầy đủ đối với phụ nữ, sự phân biệt

đối xử và cấu trúc giới của luật hình sự Phân tích nội dung quy định và thực tiễn

thực thi pháp luật hình sự ở Anh Quốc, các tác giả đã chỉ ra những vấn đề tồn tại cơ

bản như: Do pháp luật nhìn nhận từ quan điểm nam giới về hành vi hiếp dâm nên hành vi này nhất định phải thỏa mãn dấu hiệu giao cau bằng cơ thé mới cấu thành tội phạm còn những hành vi tương tự nhưng thông qua công cụ khác thì không cấu thành tội phạm này và hiếp dâm trong hôn nhân hầu như không bị xử lý bởi quan điểm rằng trường hợp này đã có sự đồng thuận quan hệ tình dục ngay từ thời điểm kết hôn; Việc áp dụng quy định pháp luật về hiếp dâm trong thực tế tỏ rõ sự phân biệt đối xử khi xem xét phẩm hạnh của phụ nữ, gần như bỏ qua hiếp dam đối với

gái mại dâm hoặc truy ngược lại quá khứ tình dục của nạn nhân khi xem xét tội

phạm; Cấu trúc giới trong những khuôn mẫu hành vi thiết lập bởi quy định pháp luật dường như khiến cho các nữ tội phạm giống như kẻ tâm thần, thiếu tự chủ hoặc đơn cử như mô típ của phòng vệ chính đáng luôn phải là phản ứng tức thời khiến

cho sự phản ứng của phụ nữ sau khi chịu bạo lực kéo dài không được xem xét là

phòng vệ chính đáng Nhìn chung cuốn sách đã đưa ra những chỉ trích sâu sắc về khía cạnh nữ quyền đối với pháp luật thực định ở Anh, tuy nhiên không đưa ra giải pháp cải cách cụ thé [118].

- Sách chuyên khảo Chủ nghĩa nữ quyén và tư pháp hình sự: Một cái nhìn

lịch sử (Feminism and criminal justice: A historical perspective) của tác Anne

Logan xuất ban tai Anh năm 2008 Đúng như tựa dé, cuốn sách cung cấp một cái

nhìn lich sử về ảnh hưởng của phong trào nữ quyền đối với việc cải cách hệ thống

tư pháp hình sự theo hướng cải thiện vị thế của phụ nữ trong hệ thống này Những thay đổi về vai trò của phụ nữ được tác giả cung cấp qua những tư liệu thực tiễn

phong phú về số lượng, vị trí của nữ giới trong hệ thống cơ quan tư pháp như: thâm

phán, thành viên bôi thâm đoàn; công chức, ủy viên hội đồng, thanh tra, thống đốc

15

Trang 24

trong nhà ti Với nguồn số liệu đồi đào được thống kê từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thé kỷ 21, tác giả đã chỉ ra rằng vị trí của phụ nữ trong hệ thống tư pháp hình sự đã được cải thiện rõ rệt, tuy sẽ còn gặp nhiều rào cản nhưng có triển vọng rõ ràng Và đó là một trong những điều kiện quan trọng để đảm bảo nữ quyền được tôn trọng, thực thi trong hệ thống tư pháp hình sự [112].

Bên cạnh các nghiên cứu có quy mô lớn, còn có rất nhiều nghiên cứu ở cấp

độ bài viết nhưng là những đánh giá sâu sắc về pháp luật hình sự trên lập trường

bảo vệ nữ quyền Tiêu biểu phải ké đến một số tác phẩm sau:

- Bài viết “Luật học nữ quyên: tại sao luật pháp phải cân nhắc những lập

trường của nữ giới” đăng trên Tap chí trường luật William Mitchell, Hoa Kỳ

(“Feminist jurisprudence: Why law must consider women's perspectives”, William

Mitchell Magazine, USA) năm 1991 cua tác gia Ann Juergens Bài viết đã chỉ trích

những quy định pháp luật hình sự được xây dựng với tư duy nam giới Những van dé cơ bản như phương diện chủ quan, khách quan của tội phạm hoàn toàn xuất phát

từ ý tưởng về tâm lý và hành vi của nam giới Thêm vào đó tình trạng thiểu số của phụ nữ công tác trong hệ thống cơ quan tư pháp hình sự (qua số liệu thực tế ở bang Minnesota, Hoa Kỳ) khiến cho việc thực thi pháp luật hình sự cũng phản ánh tư duy nam giới Tác giả đặt ra những giả định về sự thay đôi của luật hình sự nếu được

xây dựng trên quan điểm của nữ giới Từ đó, tác giả luận chứng cho yêu cầu phải

xem xét đến quan điểm của phụ nữ trong công tác lập pháp và đòi hỏi sự thay đổi

lập trường tư duy của cả hệ thống tư pháp hình sự Tuy nhiên, tác giả chỉ đặt ra yêu

cầu chứ không làm rõ phương hướng hay nội dung cụ thể cần phải cải cách trong

quy định pháp luật và công tác áp dụng dé đảm bảo sự trung tính, công bằng của

pháp luật hình sự [111, pp.31-35].

- Bài viết “Thách thức nữ quyền trong luật hình sự” của Stephen J Schulhofer

trên Tap chí luật Dai hoc Pennsylvania, Hoa Kỳ (“The feminist challenge in criminal

law”, University of Pennsylvania Law Review) năm 1995 Bài viết đề cập đến van dé bao vé quyén phụ nữ dưới góc độ nghiên cứu pháp luật thực định va thực tiễn thực

thi pháp luật hình sự Những phân tích của tác giả chỉ ra rằng các quy định của luật hình sự được thiết kế cũng như áp dụng bởi khuôn mẫu nam giới về hành vi và tư

16

Trang 25

tưởng Chính những quy định có vẻ bề ngoài bênh vực và nương nhẹ đối với phụ nữ

lại làm mất đi sự bình đăng về tư cách của phụ nữ khi đối mặt với hệ thống tư pháp hình sự Tác giả cũng phân tích thực tiễn áp dụng hình phat, thi hành án dé chỉ ra tác động nghiêm trọng hơn của các hình phạt đối với phụ nữ so với nam giới và những bat lợi mà tính chất thiểu số của nữ phạm nhân trong nhà tù mang lại cho chính họ.

Mặc dù đưa ra nhiều chỉ trích xác đáng về phương diện nữ quyền đối với luật hình sự

nhưng bài viết không đề xuất giải pháp cho những hạn chế này [139, pp.2151-2207] - Bài viết “Những thành tựu, thất bại “thông thường” của nữ quyền và luật hình sự” trên Tap chí nghiên cứu luật công và lý thuyết pháp lý Georgetown (“The

“normal” successes and failures of feminism and the criminal law”, Georgetown

Public Law and Legal Theory Research Paper) nam 2000 cua Victoria Nourse Bai

viết rat đặc biệt khi chi ra rang những thành tựu trong cải cách pháp luật nhằm bảo vệ nữ quyền cũng đồng thời bộc lộ những thất bại của công cuộc ấy Vi dụ: Cải cách luật về hiếp dam đã loại bỏ yêu cầu phải có dấu hiệu sự kháng cự của người phụ nữ nhưng thực tế áp dụng lại vẫn đòi hỏi chứng minh dấu hiệu này; Luật hiếp dâm không loại trừ hiếp dam trong hôn nhân nhưng hành vi này thực tế hầu như

không bị truy cứu; Quy định về bao lực gia đình đối mới theo hướng tăng cường

ủng hộ phụ nữ nhưng lại không thừa nhận phản ứng của người phụ nữ sau quãng

thời gian dai chịu bạo hành là hành vi phòng vệ chính đáng Những nhìn nhận

mang tính chất phê bình ở đây có ý nghĩa gợi mở cho việc tiếp tục cải cách nhằm nâng cao giá trị bảo vệ quyền phụ nữ của pháp luật hình sự nhưng phương án cải

cách cu thé không được tác giả trực tiếp đề xuất [143, pp.951-978].

1.2.2 Những nghiên cứu về các tội phạm xâm phạm quyền phụ nữ

Đây là nhóm nghiên cứu khá sôi động, thường tập trung vào các quy định

pháp luật hình sự hoặc chính sách thực thi pháp luật hình sự nhằm chống lại một

hoặc một số loại tội phạm xâm phạm quyền phụ nữ Trong nhóm nghiên cứu này

phải kê đến một số công trình có tầm cỡ như:

- Sách Bạo lực chống lại phụ nữ - Một tâm nhìn quốc té (Violence against women - An international perspective) xuất ban năm 2008 của các nhà tội phạm học

Canada và Phần Lan là Holly Johnson, Natalia Ollus và Sami Nevala Công trình

17

Trang 26

nghiên cứu hướng đến mục tiêu đưa ra những giải pháp phòng chống bạo lực đối với phụ nữ trên toàn thế giới thông qua điều tra thực tiễn ở 09 quốc gia: Argentina, Australia, Canada, Costa Rica, Dan Mach, Indonesia, Italy, Kazakhstan, Phan Lan,

Philippines, Serbia, Thuy Sĩ va Ukraine Lam co sở cho việc đánh giá thực tiễn, các

tác giả đã phân tích tổng quan quy định pháp luật quốc tế liên quan đến bao lực chống lại phụ nữ Khi đánh giá tình hình bạo lực chống lại phụ nữ, công trình đồng thời đánh giá phản ứng và mức độ đáp ứng của hệ thống tư pháp hình sự ở các quốc

gia được khảo sát trước vấn đề này Cải cách pháp luật hình sự, hệ thống cơ quan tư

pháp hình sự cũng là một trong những giải pháp mà các tác giả kiến nghị nhằm ngăn chặn bạo lực đối với phụ nữ trên toan cầu [127].

- Sách Ngăn chặn bạo lực gia đình: Lý thuyết, chính sách và thực tiễn

(Tackling domestic violence: Theories, policies and practice) của Lynne Harne va Jill

Radford phát hành năm 2008 tại Anh Quốc Cuốn sách là kết qua từ những nghiên

cứu của các tác giả trong 10 năm tham gia đào tạo chuyên gia ứng phó bạo lực gia

đình cho lực lượng cảnh sát, luật sư, các tô chức hỗ trợ phụ nữ cho ở nước Anh, Bắc Ireland, Kazakhstan và Thô Nhĩ Kỳ Cuốn sách có cách tiếp cận đa ngành đối với vấn

đề bạo lực gia đình trên lập trường bảo vệ phụ nữ và trẻ em với tư cách nạn nhân của

loại bao lực này Mặc du lẫy trung tâm nghiên cứu ở Anh nhưng nghiên cứu phản ánh những biến đổi liên quan đến van đề trên toàn cầu Các tác giả đã làm rõ bản chất, các mức độ biéu hiện của bạo lực gia đình, trong đó mức độ biểu hiện cực đoan nhất là một loại tội phạm trên cơ sở giới; đưa ra những đánh giá về tác động của bạo lực gia đình lên sức khỏe, nhân phẩm của phụ nữ, trẻ em; phân tích các quy định của pháp luật hình sự, luật hôn nhân và gia đình, luật bảo vệ trẻ em liên quan đến vấn đề bạo lực gia đình, đánh giá phê bình đối với những phản ứng của pháp luật trước bạo lực

gia đình; đánh giá tác động tích cực của phong trào nữ quyền đối với cải cách chính

sách, pháp luật về bạo lực gia đình; khuyến nghị các giải pháp phòng chống bạo lực gia đình Tuy nhiên các giải pháp mà nghiên cứu đề xuất chủ yếu trên phương diện hành động thực tiễn chứ không bao gồm giải pháp về mặt lập pháp [132].

Bên cạnh các công trình ở quy mô sách chuyên khảo, trong khoa học luật

hình sự quôc tê còn có nhiêu bai việt đăng trên các tap chí danh tiêng, nghiên cứu

18

Trang 27

về phản ứng của pháp luật hình sự đối với các loại tội phạm chủ yếu nhằm phụ nữ Trong đó phải ké đến:

- Nghiên cứu so sánh pháp luật về hiếp dâm của Gilbert Geis năm 1978: “Hiếp

dâm trong hôn nhân: Pháp luật và cải cách pháp luật ở Anh, Hoa Ky và Thụy Điền”,

Tạp chí luật Adelaide, Uc (“Rape in marriage: Law and law reform in England, The

United States and Sweden”, Adelaide Law Review, Australia) Bài viết phân tích sự

thay đổi quan niệm về hiếp dâm trong hôn nhân theo thời gian qua các quy định

pháp luật va vụ việc cụ thể ở ba nước Anh, Hoa Kỳ, Thụy Điển Vào cuối thế kỷ 19

ở các quốc gia này, hiếp dâm có nghĩa là hành vi bạo lực tình dục đối với một người

phụ nữ xa lạ, ngoài vợ và người tinh bởi vì hôn nhân, tình yêu được coi như thỏa

thuận trong đó người phụ nữ tự nguyện trao thân thể mình ngay từ đầu cho nam giới Đến đầu thế kỷ 20, những cáo buộc về hành vi hiếp dâm trong hôn nhân bắt đầu xuất hiện trước tòa án Pháp luật các quốc gia này dần thừa nhận có hiếp dâm trong hôn nhân nhưng phải chứng minh được yếu tố bạo lực thé xác hay dé lại thương tích Đến thập niên 50, 60 của thế kỷ 20, quan điểm về hiếp dâm trong hôn nhân đã thay đôi, đó là hành vi quan hệ tình dục trái với ý muốn của người vợ Tác giả cho rằng việc thừa nhận hiếp dâm trong hôn nhân, thay đổi quan niệm về bản chất của tội phạm theo hướng này là đúng đắn vì luật pháp dựa vào tính chất, hậu

quả của hành vi để xác định tội phạm chứ không dựa vào mối quan hệ giữa thủ

phạm với nạn nhân [123, pp 284-303].

- Bài viết “Cải cách luật hiếp dâm ở Canada: những thành tựu và hạn chế lập pháp” trên Tap chí Quốc tế về xử lý tội phạm và tội phạm học so sánh (“Rape Law

reform in Canada: The success and limits of legislation”, International Journal ofOffender Therapy and Comparative Criminology) cua Kwong-leung Tang nam 1998.

Phù hợp với khuynh hướng nghiên cứu chủ dao của tap chí, bai viết là một đánh giá mang tính lich sử và so sánh quốc tế về những cải cách trong quy đỉnh pháp luật về hiếp dâm ở Canada Trước tiên, tác giả nhìn nhận luật về hiếp dâm ở Canada là phương tiện quan trọng trong việc bảo vệ tự do và nhân phẩm của phụ nữ Tác giả

phê bình quy định về hiếp dâm ở Canada trước cải cách năm 1983 ở những khía

cạnh như: không coi tội phạm hiếp dâm là hành vi xâm hại đối với bản thân người

19

Trang 28

phụ nữ bị cưỡng hiếp mà là sự xúc phạm đối với người cha hoặc chồng của cô Ay; đòi hỏi hành vi hiếp dâm phải bị tố giác ngay sau khi xảy ra, nếu không cáo buộc sẽ vô giá trị; hiếp dâm trong hôn nhân không phải tội phạm bởi người chồng có quyền

sở hữu đối với cơ thể vợ; truy xét uy tín và nhân cách của người phụ nữ bị hiếp dâm

khi xem xét tội phạm Sau cải cách năm 1983, hiếp dâm đã được luật pháp Canada

xếp vào một loại bạo lực mà nạn nhân chủ yếu là nữ giới, hiếp dâm trong hôn nhân

cũng bị coi là tội phạm và việc truy ngược lich sử tình duc, uy tin của nạn nhân bi

cấm, hình phạt đối với các tội phạm về tình dục cũng nghiêm khắc hơn, cao nhất có thé là án tử hình Tác giả cũng so sánh quy định về hiếp dâm theo luật Canada so

với một số quốc gia, khu vực trên thế giới Ví dụ, giống như ở Anh, luật Canada sau

cải cách xác định cốt lõi của hiếp dâm là quan hệ tình dục mà không có sự đồng ý của người phụ nữ, khác với khu vực Bắc Mỹ vốn xác định phương thức bạo lực để

thực hiện hành vi giao cấu mới là bản chất của van dé Tuy thừa nhận những bước

tiến về mặt lập pháp đối với tội phạm hiếp dâm nhưng tác giả cho rằng những cải cách này chưa thực sự hiệu quả bởi những con số thống kê cho thấy tội phạm về tình dục vẫn gia tăng Theo tác giả, những giải pháp thiết thực hơn là: giáo dục nhận

thức xã hội về tan công tình dục, nâng cao ý thức cảnh giác cho phụ nữ, trẻ em gái,

thành lập các cơ quan chuyên ứng phó với bạo lực tình dục, thu hút các tô chức,

cộng đồng tham gia đấu tranh với hình thức bạo lực này [131, pp.258-270].

- Bài viết “Luật hình sự và tội phạm tình dục: những cải cách gần đây trong

luật hình sự Đức” (Penal Law and Sexuality: Recent Reforms in German Criminal

Law) của Giáo su Tatjana Hörnle (Đại hoc Humboldt - Đức) trên Tạp chí luật hình

sự Buffalo, tập 3, năm 2000 Những phân tích của tác giả đã cho thấy sự thay đổi lớn lao trong quan điểm về các tội phạm tình dục trong quá trình phát triển của luật hình sự Đức Từ khi BLHS Đức được ban hành trong thế kỷ 19 đến trước năm 1973, các tội phạm tình dục được coi là loại vi phạm về đạo đức Sau cải cách năm 1973, những hành vi này chính thức được coi là hành vi xâm phạm sự tự chủ về tình dục - loại tội phạm chống lại con người Năm 1997 được coi là một năm luật hình

sự Đức có nhiều cải cách đặc biệt cho nữ quyền liên quan đến hành vi hiếp dam Trước đó, luật đòi hỏi hiếp dâm phải có yếu tố bạo lực hoặc de doa sử dụng bạo

20

Trang 29

lực Do vậy, trường hợp người phụ nữ bị quan hệ tình dục trái ý muốn khi đang

say chất kích thích hoặc ốm yếu, mệt mỏi không được coi là hiếp dâm Sau năm 1997, việc quan hệ tinh dục trai y muốn do nạn nhân ở trong tình trạng yếu thế

hoặc không thể tự vệ bắt đầu được coi là hiếp dâm Trước năm 1997, nạn nhân của

hiếp dâm nhất định phải là phụ nữ và chỉ hành vi giao cau mới cấu thành tội hiếp dâm nên thủ phạm chắc chắn là nam giới (trường hợp phụ nữ bị cưỡng bức thực hiện hành vi quan hệ tình dục đồng tính không phải là hiếp dâm) Sau đó quan

điểm này đã được mở rộng, và cho đến nay, luật hình sự Đức không có yêu cầu

nào về giới tính của thủ phạm hay nạn nhân của hành vi hiếp dâm Hơn nữa, những hành vi quan hệ tình dục đồng tính hoặc hành vi tương tự giao cấu cũng cấu thành tội hiếp dam [140, pp.639-685].

- Bài viết “Phản ứng hình sự đối với bạo lực gia đình” của Heather Douglas

trên Tap chí Luật Sysney năm 2008 (“The criminal response to dometic violence”,

Sydney Law Review) Trong khi các nhà hoạt động nữ quyền luôn vận động việc ghi nhận bạo lực gia đình là một loại tội phạm thì tác giả lại cảnh báo những bat lợi do việc tội phạm hóa hành vi này dem lai Theo tac giả, nếu không tội phạm hóa bạo lực gia đình thì hành vi này vẫn có thể xử lý về hình sự như bất kỳ một dạng bạo lực nào khác Và thực tế, từ khi pháp luật ở Úc công nhận bạo lực gia đình là tội phạm thì hình phạt quy định cho tội phạm này lại chủ yếu là hình phạt tiền và án treo, rất nhẹ so với các hình thức bạo lực tương tự nhưng đối với người xa lạ Mặt khác, các

con số thực tiễn tác giả đưa ra cho thấy phần lớn phụ nữ không tố giác hay trông

cậy vào sự giúp đỡ của hệ thống tư pháp hình sự khi bị bạo lực gia đình bởi tâm lý

ngại tiếp xúc với cảnh sát, sợ tan vỡ gia đình, lo lắng về ảnh hưởng đối với trẻ em

khi gia đình vướng mắc vào tố tụng hình sự, sợ bạo lực tiếp tục tăng lên do người

chồng trả thù sau khi thụ án (những mức án vốn không may nghiêm khắc) Trên cơ

sở những phân tích của mình, tác giả cho rằng phải quy định hình phạt nghiêm khắc hơn đối với bạo lực gia đình hoặc không cần tội phạm hóa hành vi bạo lực gia đình mà áp dụng các quy định về tội phạm bạo lực nói chung dé xử lý Và các biện pháp phòng ngừa bạo lực gia đình cần được ưu tiên trước khi vấn đề diễn biến đến mức phải xử lý về hình sự [126, pp.439-469].

21

Trang 30

- Bài viết “Quan điểm nữ quyền đối với hiếp dâm vị thành niên trong luật

hình sự Trung Quốc” đăng trên Tap chí Trung tâm Tự do thuộc Trường Luật của

Đại học Cincinmati (“Feminist perspective to teenage rape in Chinese criminal

law”, Freedom Center Journal - University of Cincinmati College of Law) cua tac

giả Gulazat Tursun năm 2010 Bai viết này là một phân tích phê bình đối với quy định về hiếp dâm trong luật hình sự Trung Quốc Luật nước này coi mọi giao cấu với trẻ em gái dưới 14 tuổi là hiếp dâm nhưng lại loại trừ trường hợp giao cau với sự đồng ý trẻ em gái dưới 14 tuổi mà người đó không biết, không thé biết được cô gái này dưới 14 tuổi và hành vi giao cau gây hại không nghiêm trọng Theo tác giả,

quy định loại trừ này là không hợp lý về mặt logic cũng như trên phương diện nữ

quyền Thứ nhất, bởi pháp luật Trung Quốc xác định những người chưa đủ 14 tuổi là người chưa có năng lực đầy đủ trong việc nhận thức, điều khiển hành vi của minh nên liệu việc đồng ý của họ thực sự có ý nghĩa? Thứ hai, không thé có hành vi quan hệ tình dục với vị thành niên mà không gây hại nghiêm trọng bởi nếu không chịu thiệt hại về thé chất thì những ton thương đối với tinh thần và bat lợi cho sự hình thành nhân cách của trẻ là không thé tránh khỏi Về phương diện nữ quyền, những

hậu quả nguy hại của hành vi này rõ rệt hơn nhiều Đối với trẻ em gái, nhất là ở

châu Á vốn không được chú ý giáo dục về giới tính thì việc mang thai ngoài ý

muốn, mắc bệnh lây truyền qua đường tinh dục rất dễ xảy ra dẫn đến tốn thương

cho cơ thể chưa phát triển toàn diện, ảnh hưởng đến cơ hội học tập, phát triển sự nghiệp và xây dựng hạnh phúc gia đình trong tương lai Chưa kê đến chính sách dân số của Trung Quốc chỉ cho phép sinh một con sẽ khiến việc mang thai ngoài ý

muốn trở thành sự tước đoạt quyền thực hiện thiên chức làm mẹ của bé gái khi lớn

lên Gulazat Tursun vạch ra những phê bình sâu sắc như vậy nhằm gợi mở định

hướng nữ quyền cho các nhà lập pháp Trung Quốc trong cải cách quy định về hiếp dâm nhưng ông không đề xuất kiến giải lập pháp cụ thé [124, pp.35-46].

- Nghiên cứu so sánh luật hình sự Đức và luật hình sự Israel về “Phẩm gia con

người với tu cach một lợi ích được bảo vệ trong luật hình sự” trên Tap chi luật hoc

Israel (“Human dignity as a protected interest in criminal law”, Israel Law Review)năm 2011 của Giáo su Tatjana Hérnle (Đức) và Giáo su Mordechai Kremnitzer

22

Trang 31

(Viện hàn lâm Israel) Xác định phẩm giá con người là một lợi ích được luật hình sự bảo vệ, các tác giả đã chỉ ra những quy định cam đoán trong Bộ luật Hình sự Đức và Bộ luật Hình sự Israel nhằm bảo vệ nhóm khách thé này Trong đó, phần lớn

những hành vi bị cấm được các tác giả xác định là có đối tượng bị xâm hai chủ yếu

là phụ nữ như: hiếp dâm, quấy rối tình dục, khiêu dâm, buôn bán người vì mục đích

mại dâm Các quy định liên quan đến những hành vi này trong luật hình sự của hai

quốc gia phan ánh chính sách coi trọng phẩm giá con người, đặc biệt là phụ nữ Tuy nhiên, theo các tác giả, xét từ góc độ nữ quyền cần phải cân nhắc thêm một số vấn đề như: 1) Theo luật của cả hai nước thì việc phát hành các tác phẩm khiêu dâm với

người lớn, do diễn viên là người thành niên thực hiện không phải là tội phạm cho da

chứa đựng yếu tố bạo lực tình dục với phụ nữ, hiếp dâm hay tình dục giữa người với động vật Đây rõ ràng là một sự lăng mạ nhân phẩm tôi tệ, cần được tội phạm hóa 2) Luật của Đức và Israel đều không cam mại dâm mà chỉ cắm buôn bán người

vì mục đích mại dâm Tuy nhiên, theo Bộ luật Hình sự Đức thì bắt kỳ hình thức

buôn bán người vì mục đích mại dâm nao cũng là tội phạm còn Bộ luật Hình sự

Israel chỉ coi trường hợp có yếu tổ lừa dối, cưỡng bức đối tượng (người phụ nữ bị bán không đồng ý) dé buôn bán người vì mục đích mại dâm mới là tội phạm Điều

này cần xem xét lại bởi việc buôn bán con người dù bằng cách này thì cũng chà đạp

nghiêm trọng nhân phẩm do nó không thừa nhận tư cách con người của người bị

mua bán mà chỉ coi họ như vật thé, hàng hóa [141, pp.143-167].

- Nghiên cứu về tội phạm quốc tế xâm hại phụ nữ đăng trên Tạp chí Luật của phụ nữ cấp tiến năm 2013 của Elena Gekker: “Hiếp dâm, nô lệ tình dục và hôn nhân cưỡng bức trước Tòa án Hình sự Quốc tế” (“Rape, sexual slavery, and forced

marriage at the International Criminal Court”, Hastings Women’s Law Journal

Volume 25) Tác giả đánh giá sự thay đổi quan điểm về các tội ác chống lại con người trên cơ sở sự xâm hại tình dục qua lịch sử xét xử các tội ác chiến tranh của Tòa án Hình sự Quốc tế Trước Thế chiến II, những tội phạm nay không được xem xét cùng các tội ác chiến tranh khác Sau đó, các Tòa án đặc biệt được thành lập xét xử

các tội ác ở Rwanda, Nam Tu cũ, Kunarac, Sierra Leoni, Campuchia (Khmer đỏ) cóxét xử các tội ác hiệp dâm, nô lệ tình dục nhưng không đê cập đên cưỡng bức hôn

23

Trang 32

nhân Lần đầu tiên vào năm 2004, tòa án Hình sự đặc biệt thiết lập cho vụ Bogora của

Congo đã xét xử các bi cáo các tội ac chiến tranh và tội ác chống lại nhân loại, trong

đó có tội cưỡng bức hôn nhân Tuy nhiên, tội cưỡng bức hôn nhân đã không thành lập

do không đủ cơ sở pháp lý mặc dù có đầy đủ bằng chứng Trên cơ sở phân tích thực

tiễn đó, tác giả lập luận rằng cưỡng bức hôn nhân cần được coi là tội ác chống lại con người về tình duc như tội hiếp dam và nô lệ tinh dục dé đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc truy tố những hành vi này Sở di như vậy bởi vì hôn nhân cưỡng bức, đặc biệt là trong chiến tranh không thực nhằm đến mối quan hệ ràng buộc về hôn nhân với

người phụ nữ mà hướng tới mục tiêu tình dục là chính [119, pp.105-134].

1.2.3 Những nghiên cứu về trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với phụ

nữ phạm tội

Các công trình ở nhóm này thường tập trung nghiên cứu khía cạnh tội phạm

học hoặc thực thi pháp luật hình sự Sở di như vậy vi trong xã hội tiến bộ, luật hình sự thực định hầu như không chứa đựng nội dung có thé tôn hại nhân quyền chính

đáng của phụ nữ Chỉ có điều, sự tồn tại của định kiến giới, tư tưởng phân biệt đối

xử trong hệ thống thực thi pháp luật hoặc chính bản thân đặc điểm giới có thể đem đến những bat lợi về nhân quyền cho người phụ nữ phạm tội Một số công trình tiêu

biểu theo định hướng nghiên cứu này phải kế đến như:

- Cuốn sách Phụ nữ phạm tội - nữ giới vi phạm pháp luật và hệ thống tư

pháp hình sự (Offending women - Female lawbreaker and ciminal justice system)

cua Anni Worral xuất bản tai Anh Quốc năm 1990 Tác giả đã tiến hành nghiên cứu

thực nghiệm này nhằm tìm hiểu ly do tại sao các tòa án và cơ quan phúc lợi xã hội đối xử khác biệt đáng ké giữa người phạm tội là nữ giới so với nam giới phạm tội Phân tích của tác giả dựa trên thông tin thu thập được từ nhiều hồ sơ vụ án và các cuộc phỏng van với một số lượng lớn các phạm nhân nữ, quan tòa, nhân viên quản chế, luật

sư và nhà tâm thần học ở đất nước mình Từ đó, nghiên cứu di đến kết luận răng các nữ phạm nhân phải chịu đựng sự đàn áp rat tinh vi, phức tạp do định kiến của các chuyên gia cải huấn hoặc nhà quan lý phúc lợi xã hội Chủ yếu do tư tưởng bảo thủ về đạo đức

của phụ nữ khiến cho những người thực thi pháp luật mặc nhiên kết luận rang phụ nữ

phạm tội là đặc biệt xấu xa Do đó họ thường tập trung vào trừng tri, quản lý phòng

ngừa ma ít tao cơ hội tái hòa nhập cho các nữ phạm nhân [113].

24

Trang 33

- Cuén sách Hinh phạt khắc nghiệt: Những trải nghiệm quốc tế về hình phạt tù đối với phụ nữ (Harsh punishment: International experiences of women’s imprisonment) của các tac giả Sandy Cook va Sussan Davies, xuất ban tai Hoa Ky

năm 1999 Thông qua nghiên cứu thực tiễn thi hành hình phat tù đối với phụ nữ ở

Hoa Kỳ, Canada, Anh, New Zealand, Ba Lan và Thái Lan, các tác giả đã chỉ ra sự

khắc nghiệt và những van đề bat cập trong áp dụng, thực thi hình phạt tù đối với phụ nữ Chính tư tưởng “nương nhẹ” đối với phụ nữ trong hệ thống tư pháp hình sự

(vốn phổ biến trên thế giới) khiến cho những phụ nữ bị áp dụng hình phạt tù được nhìn nhận là hạng người không thể dung thứ Vì vậy, trong tù họ thường bị đối xử

khắc nghiệt, chịu nhiều hình thức kỷ luật mang tính trừng phạt hơn là cải tạo Bên cạnh đó, tỉ lệ phụ nữ phạm tội vốn thấp, số lượng phụ nữ chịu án tu lại càng thấp hơn

nên các van đề của phạm nhân nữ thường ít được quan tâm Kết qua là nữ phạm nhân

thường xuyên phải đối mặt với tình trạng bị lạm dụng tình dục, bạo hành, thiếu sự chăm sóc về sức khỏe sản phụ khoa Những vấn đề tâm lý do bị tách khỏi gia đình, con cái thường gặp ở các nữ phạm nhân cũng ít được quan tâm vì nam tù nhân hiếm gặp phải van dé này Điều do dé dẫn đến khủng hoảng tâm lý và tái phạm tội với tính chất bạo lực ở nữ tù nhân sau khi được phóng thích Từ những kết luận nghiên cứu

trên, các tác giả khuyến nghị việc hạn chế án phạt tù đối với nữ bị cáo, thay thế bằng

các hình phạt không tách rời khỏi cộng đồng, gia đình; đồng thời cải cách chế độ nhà

tù để chú trọng đến những đặc thù giới của nữ phạm nhân [137].

- Chương 10 “Phụ nữ và bạo lực” trong sách Nghiên cứu về tội phạm bạo lực:

những mối tương quan của nó của Scott Mire và Cliff Roberson xuất bản tại Anh Quốc

năm 2011 (Chapter 10 - “Female and Violence” in Scott Mire and Cliff Roberson

(2011), The study of violent crime: Its correlates and concerns) Trong chuong sach

này các tác giả cung cấp tư liệu về lich sử va dién biến thực tiễn của tình trang phụ nữ phạm tội bạo lực ở Mỹ và Châu Âu Phân tích các yếu tố tương quan với tình hình tội phạm này, các tác giả chỉ ra rằng tỉ lệ phụ nữ có hành vi phạm tội bạo lực rất thấp so với nam giới và nguyên nhân sâu xa, chủ yếu là do bản thân họ vốn là nạn nhân của

bạo lực gia đình hoặc phân biệt đối xử Do đó, trừng phạt không phải giải pháp hữu

hiệu nhất cho vấn đề phụ nữ phạm tội bạo lực mà đảm bảo an ninh cá nhân, quyền bình đăng của họ mới là cách phòng ngừa hiệu quả [138, pp 155-169].

25

Trang 34

Tựu chung lại, mặc dù rất sôi động nhưng các nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam, dù nghiên cứu toàn bộ vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ hay đi sâu nghiên cứu một nội dung, khía cạnh cụ thể của đề tài nhưng đều chủ yếu là các đánh

giá về pháp luật thực định hoặc thực tiễn áp dụng các quy định này, hầu như chưa

có nghiên cứu nào đồng thời giải quyết sâu sắc, toàn điện các vấn đề lý luận, thực

tiễn về đề tài bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự 1.3 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự cho thấy các nghiên cứu đều thống nhất về các van dé sau:

1) Thừa nhận bảo vệ quyền phụ nữ là một nội dung quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ quyền con người bằng pháp luật hình sự;

2) Xác định trọng tâm của vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình

sự là hướng tới bảo vệ quyền con người đặc thù của phụ nữ - quyền thực hiện thiên

chức làm mẹ và được bảo hộ đặc biệt đối với thiên chức này cùng với các quyền

con người dé bị tôn thương do chủ thé của quyền là phụ nữ như: quyền bình đăng giới, quyền tự do và an toàn về tình duc, quyền tự do và an ninh cá nhân, quyền tự

do hôn nhân;

3) Khang định việc bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự gắn liền với

những đặc thù giới của phụ nữ và có những khó khăn, thách thức xuất phát từ quan điểm xã hội về nữ giới.

Tuy có sự thống nhất cơ bản về nội dung, định hướng nghiên cứu nhưng những công trình nghiên cứu điển hình về dé tài hầu hết vẫn tập trung vào khía cạnh thực tiễn pháp lý, chưa chú trọng khía cạnh lý luận Về kết quả nghiên cứu, các

công trình nghiên cứu trên đã đưa ra những phê bình sâu sắc trên phương diện nữ quyền đối với quy định của pháp luật hình sự nhằm thúc day các nhà lập pháp tiến hành cải cách nhưng hầu hết không đề xuất phương án lập pháp cụ thé Một số nghiên cứu đề xuất các biện pháp thế mạnh trong việc bảo vệ phụ nữ chống lại các tội phạm chủ yếu nhằm vào giới này nhưng không chạm tới một hệ thống đồng bộ

của các giải pháp lập pháp và hành động thực tiễn.

26

Trang 35

Từ kết quả khảo sát tình hình nghiên cứu trên, tác giả nhận thấy những vấn đề cần tập trung nghiên cứu và nghiên cứu sâu sắc hơn để có một cái nhìn toàn diện về đề tài bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam bao gồm:

1) Nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận của việc bảo vệ quyền phụ nữ bằng

pháp luật hình sự, trong đó làm rõ những nhận thức cơ bản như: khái niệm, đặc điểm,

phương thức, sự cần thiết của việc bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự;

2) Tiếp tục đánh giá một cách cụ thể, sâu sắc hiện trạng các quy định nhằm

bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam;

3) Khảo sát, đánh giá thực tiễn áp dụng và chỉ ra nguyên nhân của những tồn

tại, hạn chế trong áp dụng các quy định pháp luật hình sự nhằm bảo vệ quyền phụ

nữ ở Việt Nam;

4) Đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện và đảm bao thực thi các quy

định nhằm bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam.

27

Trang 36

Chương 2

NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE BẢO VỆ QUYEN PHU NU BẰNG

PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

Những nhận thức lý luận chuẩn mực và thực tiễn áp dụng của các quy định

pháp luật chính là cơ sở đối sánh quan trọng nhất cho việc việc đánh giá, hoàn thiện bản thân các quy định ấy Vì vậy, để đánh giá, hoàn thiện những quy định nhăm bảo

vệ quyền phụ nữ trong BLHS Việt Nam hiện nay, nhất định phải làm rõ những vấn

đề lý luận cơ bản như: khái niệm, đặc điểm, sự cần thiết, ý nghĩa, các phương thức

bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự.

2.1 Khái niệm và sự cần thiết phải bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật

hình sự

2.1.1 Khái niệm bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự

Dé thiết lập một định nghĩa khoa học về việc bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, trước hết phải làm rõ khái niệm trung tâm của định nghĩa này là guyén phụ nữ Khái niệm quyền phụ nữ gồm hai yếu tố cần được giải mã: một là chủ thé

của các quyền ấy - phụ nữ; hai là phạm vi quyền trong khái niệm quyền phụ nữ.

Về phụ nữ - chủ thể của các quyền phụ nữ: trên phương diện ý nghĩa của ngôn

từ, “phụ nữ” cùng với một số từ khác như “dan bà”, “con gái” có đặc điểm chung là

ám chỉ tới nữ giới Phân biệt với nam giới, dưới khía cạnh sinh học, nữ giới được cho

là những người thuộc giống cái, tức là người mang những đặc diém giới tính được xã hội thừa nhận về khả năng mang thai và sinh nở một cách tự nhiên khi cơ thê họ hoàn

thiện bình thường Tuy nhiên, “phụ nữ” là một thuật ngữ có tính phân biệt cao hơn

“nữ giới” về khía cạnh lứa tuổi hoặc tình trạng hôn nhân Trong đời sống dân sự, từ “phụ nữ” thường được dùng dé chỉ nữ giới trưởng thành [110, tr.1272] nhằm phân biệt với trẻ em hoặc vị thành niên mang giới tính nữ hoặc “phụ nữ” còn có thể còn được hiểu là nữ giới đã kết hôn trong sự so sánh với từ “con gái” để chỉ nữ giới

chưa kết hôn.

Mặc dù vậy, khi tiếp cận dưới góc độ nhân quyền, khái niệm “phụ nữ” lại

không mang ý nghĩa phân biệt như trên mà chi tới toan bộ nữ giới Văn kiện pháp ly

28

Trang 37

quốc tế quan trọng nhất về quyền phụ nữ - Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân

biệt đối xử chống lại phụ nữ năm 1979 (CEDAW) - tuy không xác định phụ nữ gồm những người nào nhưng đã khang định việc chống lại mọi hành vi phân biệt đối xử

với phụ nữ bất ké tình trạng hôn nhân của họ như thế nào (Điều 1) và ghi nhận

quyên bình đăng của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống, bao gồm quyền bình

đăng trong học tập của trẻ em gái (Điều 10) Theo đó, Công ước CEDAW hướng tới

bảo vệ quyền của tất cả những người thuộc nữ giới không kể họ đã kết hôn hay

chưa, là người trưởng thành hay trẻ em.

Sau Công ước CEDAW, một văn kiện quốc tế chuyên biệt về quyền phụ nữ

khác - Tuyên bố về xóa bỏ bạo lực với phụ nữ năm 1993 - đã thê hiện rõ lập trường

bảo vệ quyền phụ nữ là hướng tới tất mọi phụ nữ không phân biệt lứa tuổi, xuất thân, địa vi xã hội, tình trạng kinh tế Trong Loi nói dau, Tuyên bố này ghi nhận

mối quan ngại về bạo lực đối với phụ nữ như sau:

Lo ngại rằng, một số nhóm phụ nữ, chăng hạn như phụ nữ thuộc

các nhóm thiểu số, phụ nữ bản xứ, phụ nữ ty nạn, phụ nữ nhập cư, phụ

nữ đang sống trong những cộng đồng nông thôn xa xôi, phụ nữ trong

hoàn cảnh bần hàn, phụ nữ trong các nhà giam, trẻ em gái, phụ nữ khuyết tật, phụ nữ cao tuổi và phụ nữ trong những hoàn cảnh có xung đột vũ

trang, là những người đặc biệt dễ có nguy cơ phải chịu bạo lực.

Cách tiếp cận khái niệm phụ nữ với ý nghĩa là mọi nữ giới, không phân biệt

về bat kế yêu tố nào, ké các tuôi tác như trên tiếp tục được khẳng định bởi Tuyên bố

Vienna tại Hội nghị thế giới về quyền con người năm 1993, ngay tại Phần 1 (đoạn

thứ 18): “Các quyền của phụ nữ và trẻ em gái là một bộ phận cấu thành, gắn liền

và không thé tách rời khỏi các quyền mang tính phô biến của con người” [48].

Như vậy, dưới góc độ nhân quyền, phụ nữ với tư cách chủ thể của các quyền

phụ nữ được hiểu thống nhất là tat cả các cá nhân thuộc giới nữ, bao gồm cả trẻ em gái Có thé có quan điểm ngược lại cho rằng trẻ em gái không thuộc nhóm chủ thé này mà là chủ thé của các quyền trẻ em Tuy nhiên, khi đã nói đến cụm từ “trẻ em

gái” nghĩa là nhân mạnh về phương diện giới tinh nữ của trẻ em đó, nếu không liên quan đến khía cạnh này thì chỉ cần sử dụng thuật ngữ chung là “trẻ em” Bởi vậy,

29

Trang 38

các quyền của trẻ em gái là những quyền gắn với yếu tô giới tính nữ của trẻ em đó

chứ không phải quyền gan với yếu tổ lứa tuổi của họ.

Liên quan đến giới tính, thực tiễn xã hội hiện nay cũng đặt ra một vấn đề khác là liệu những người vốn không phải nữ giới thực hiện việc chuyên giới dé trở thành nữ giới và những người vốn là nữ giới đã thực hiện chuyên giới dé trở thành

nam giới có được coi là phụ nữ trong bối cảnh của việc bảo vệ quyền phụ nữ Tuy

nhiên, đối với giới tính mới của những người này, việc có được thừa nhận hay

không còn tùy thuộc vào pháp luật của mỗi quốc gia Không ai có thể phủ nhận việc

bản thân họ là những con người và có những nhân quyền như mọi cá nhân con

người Nhưng vấn đề bảo vệ nhân quyền của những người này chắc chắn phải gắn

với những đặc thù riêng của việc chuyền giới Bởi vậy, khi đề cập đến van dé bảo vệ quyền phụ nữ, nghiên cứu này thống nhất rằng: Phu nit - với tu cách chủ thể của các quyền phụ nữ - là những người mang giới tính nữ một cách tự nhiên, không

phân biệt về tuổi tác, xuất thân, thành phân xã hội, địa vị, tình trạng kinh té hay bat

cứ yếu tô nào khác.

Về phạm vi quyền trong khái niệm quyền phụ nữ, trong khoa học pháp lý tồn tại những cách hiểu khác nhau Ở Việt Nam, các nghiên cứu về quyền phụ nữ

thường hướng đến nội dung các quyền thé hiện trong pháp luật thực định hoặc thực tiễn bảo hộ, thực thi những quyền ấy Vậy nên khái niệm quyên phụ nữ, nữ quyén hay quyền của phụ nữ chưa từng được các nhà khoa học Việt Nam khái quát Trên

thế giới, các nghiên cứu về nữ quyền đã tạo thành một trường phái luật học phát

triển mạnh [112, pp.3-4] nhưng xung quanh khái niệm quyền phụ nữ vẫn tồn tại

những cách hiểu khác nhau Tuy rằng các nhà nghiên cứu đều thống nhất quyền phụ

nữ là các nhân quyền thuộc về phụ nữ nhưng lại có đến ba luồng quan điểm khác

nhau về phạm vi của các quyền ấy như sau: thir nhát là các đặc quyền của riêng nữ

giới; thir hai là quyền bình dang về mọi quyền con người của phụ nữ với nam giới và thir ba là các quyền con người phản ánh đặc diém giới của phụ nữ.

Các hiểu thứ nhất được Fran P Hosken - nhà hoạt động xã hội, nhà nữ quyền Mỹ gốc Australia, người thành lập Mạng lưới Phụ nữ Quốc tế năm 1975, đề cập đến trong Quý san Nhân quyền của Đại học Johns Hopkins như sau: “Quyền

30

Trang 39

phụ nữ là thuật ngữ dùng dé chỉ các quyền tự do và đặc quyền được cho là thuộc về nữ giới” và “những quyền này thường được phân biệt với các quan niệm chung về quyền con người mà được ghi nhận là dành cho nam giới” [121, p.5] Quan điểm của Hosken giới hạn quyền phụ nữ trong phạm vi hẹp chỉ bao gồm các quyên đặc thù của phụ nữ, phân biệt với các quyền con người nói chung Hiểu như vậy nghĩa

là quyền phụ nữ chỉ bao gồm: quyền mang thai, sinh nở, quyền được bảo hộ thiên

chức làm mẹ Trong khi đó, với tư cách con người, phụ nữ có tất cả những nhân quyền phổ biến ở mọi cá nhân trên thế giới Việc hiểu khái niệm theo cách này đã gạt bỏ phần lớn các quyền con người của phụ nữ Nói chung, các quyền đặc thù giới

chỉ có thé là một bộ phận chứ không thé bao hàm toàn bộ khái niệm quyền phụ nữ.

Cách hiểu thứ hai về phạm vi của quyền phụ nữ với ý nghĩa là quyền bình đăng trong việc thụ hưởng các quyền con người của phụ nữ so với nam giới thường được diễn giải trong các từ điển tiếng Anh Thuật ngữ “women's rights” (quyền của phụ nữ) trong Từ điển tiếng Anh Oxford được giải thích: “là những quyền mà thúc day địa vị pháp lý và xã hội bình dang của phụ nữ với nam giới” [114, p.2076] Còn theo Từ điển Anh - Mỹ, thuật ngữ này có nghĩa là: 1) “quyền về sự bình đẳng trong

các lợi ích và cơ hội so với nam giới, thuộc về phụ nữ và dành cho phụ nữ”; 2) “các

quyền kinh tế - xã hội, chính trị, pháp lý dành cho phụ nữ bình đăng hoặc tương

đương với những quyền đó dành cho nam giới” [128, p.816].

Ruth Bader Ginsburg - nữ thẩm phán Do Thái đầu tiên của Tòa án Tối cao của Mỹ cũng từng nhìn nhận quyền phụ nữ với ý nghĩa là sự bình dang trong việc thụ hưởng các quyền con người: “Quyền của phụ nữ là một phan thiết yếu của

quyền con người nói chung, hướng đến sự bình đăng về phẩm giá và khả năng sống

trong tự do mà tất cả mọi người nên hưởng thụ” [125, p.3] Bề ngoài, cách hiểu này dường như đem đến một phạm vi rộng hơn cho khái niệm quyền phụ nữ so với cách hiểu thứ nhất vì nó đề cập đến tất cả các quyền, tự do cơ bản của con người Tuy nhiên, cốt lõi của cách hiểu này khiến quyền phụ nữ thực chất chỉ gồm một quyền duy nhất là quyền bình dang về cơ hội hưởng thụ mọi quyền con người của phụ nữ so với nam giới Bình đăng về cơ hội hưởng thụ các quyền chính là nền tảng của nhân quyền nhưng không vì thế mà quyền bình đăng ấy bao hàm tất cả các quyền

31

Trang 40

con người của phụ nữ Cách hiểu này đã thiếu sót ngay ở chỗ nó đã loại trừ những

quyền đặc thù của phụ nữ ra khỏi khái niệm quyền phụ nữ vì các quyền đặc thù giới không bình đăng giữa phụ nữ và nam giới.

Cách hiểu thứ ba được hai nhà hoạt động nữ quyền nổi tiếng Charlotte

Bunch và Samantha Frost - giảng viên Đại hoc Illinois - đề cập trong cuốn Bách

khoa toàn thư thé giới về phụ nữ: Những van dé và tri thức toàn cau về phụ nữ như

sau: “Quyền phụ nữ là những quyền con người của phụ nữ thông qua lăng kính

giới” [115, p.15] Theo đó, quyền phụ nữ cũng là các quyền con người nhưng phan

ánh những đặc thù giới tính của phụ nữ Đây có lẽ là cách hiểu phù hợp nhất về khái

niệm quyền phụ nữ Sở dĩ như vậy bởi vì với tư cách con người, phụ nữ có mọi

nhân quyền như các cá nhân khác Tuy nhiên, khái niệm quyền phụ nữ không chỉ đến tất cả mọi nhân quyền đó bởi nếu mang ý nghĩa như vậy thì chi cần dùng khái

niệm “quyền con người” (human rights) chung cho cả phụ nữ và nam giới ma

không cần phải xác định một khái niệm “quyền phụ nữ” (women’s right) riêng Khái niệm quyền phụ nữ phải được hiểu trong bối cảnh gắn kết chặt chẽ của hai yêu

tố: quyền con người và đặc thù giới của phụ nữ.

Như vậy, quyền phụ nữ nên hiểu “là những quyền con người của phụ nữ

thông qua lăng kính giới” Van đề cần được làm rõ hơn về khái niệm này là “lăng kính giới” đã tạo ra sự khác biệt như thế nào giữa quyền phụ nữ với quyền con người nói chung mà phụ nữ vốn cũng là một chủ thé được hưởng thụ.

Đặc thù giới về sinh học và thiên chức xã hội đã mang lại cho phụ nữ một loại quyền con người riêng mà nửa kia của thế giới không có là quyền thực hiện

thiên chức làm mẹ và được bảo hộ đặc biệt đối với thiên chức này Đặc thù giới tất

nhiên cũng không làm mất đi bất kỳ một quyền con người nói chung nào của phụ

nữ bởi vì không ai có thể phủ nhận việc phụ nữ là con người Tuy nhiên, đặc thù

giới có thể khiến một số quyền con người ở phụ nữ dễ bị tổn thương hơn so với quyền ay ở nam giới Ví dụ như: do đặc điểm sinh học của cơ thể nên quyền tự do và an toàn tình dục của phụ nữ dễ bị xâm hại hơn; do định kiến xã hội về giới, phụ

nữ dé bị kỳ thị, phân biệt đối xử; đặc điểm thể chất và chức năng sinh sản, vai trò xã

hội khiến phụ nữ dễ trở thành nạn nhân của bạo lực, tình trạng ngược đãi hoặc

32

Ngày đăng: 25/04/2024, 00:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Số liệu thong kê xét xử sơ thẩm vụ án về tội phá thai trái phép - Luận án tiến sĩ luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam
Bảng 3.1. Số liệu thong kê xét xử sơ thẩm vụ án về tội phá thai trái phép (Trang 103)
Bảng 3.5. Số liệu thong kê xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm quyền tự do và an - Luận án tiến sĩ luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam
Bảng 3.5. Số liệu thong kê xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm quyền tự do và an (Trang 106)
Bảng 3.7. Số liệu thong kê xét xử sơ thẩm vụ án về tội mua bán phụ nữ (mua bán - Luận án tiến sĩ luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam
Bảng 3.7. Số liệu thong kê xét xử sơ thẩm vụ án về tội mua bán phụ nữ (mua bán (Trang 107)
Hình phạt không cần phải đặc biệt nghiêm khắc vì chỉ riêng việc bị coi là tội - Luận án tiến sĩ luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam
Hình ph ạt không cần phải đặc biệt nghiêm khắc vì chỉ riêng việc bị coi là tội (Trang 142)
Bảng câu hỏi và kết quả khảo sát những vấn đề liên quan đến nhận thức, áp dụng các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự - Luận án tiến sĩ luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam
Bảng c âu hỏi và kết quả khảo sát những vấn đề liên quan đến nhận thức, áp dụng các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự (Trang 172)
2. Bảng kết quả khảo sát - Luận án tiến sĩ luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam
2. Bảng kết quả khảo sát (Trang 173)
Hình phat tù đối với phụ  nữ mang |. .„ - Luận án tiến sĩ luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam
Hình phat tù đối với phụ nữ mang |. .„ (Trang 173)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w