Nhiệm vụ, thẩm quyền của các quan phủ - huyện: Nhìn chungnhiệm vụ, thẩm quyên của các quan phủ, huyện tương đối toàn diện,trên các lĩnh vực hành chính, kinh tế, quân sự và tư pháp; từ vi
Trang 1Ngãi); Bình-Phú (Bình Định, Phú Yên); Thuận-Khánh (Bình Thuận, Khánh Hoà); An-Biên (Phiên An, Biên Hoà); Long-Tường (Vĩnh Long, Định Tường); An-Hà (An Giang, Hà Tiên) và Sơn-Hưng-Tuyên (Sơn Tây, Hưng Hoá, Tuyên Quang).
Như vậy cả nước có I5 Tổng đốc phụ trách tỉnh lớn, kiêm quảntỉnh nhỏ Tỉnh quan trọng hơn sẽ là nơi lãnh chức đặt nhiệm sở củaTổng đốc gọi là Đốc phủ Giúp việc cho Tổng đốc có chức Bố chánh
sứ phụ trách ti Bố chánh thi hành các nhiệm vụ về hành chính, tài
chính và dân sự Án sát sứ phụ trách ti Án sát coi việc hình án Ngoài
ra phụ trách việc binh trong tỉnh có Đề đốc, Phó Đề đốc, Lãnh binh.Mot số tỉnh có sông lớn hoặc giáp biển đặt thêm chức Thuỷ sư Lãnhbinh coi về thuỷ binh Phụ trách giáo dục cấp tỉnh nhà vua đặt chức
quan Đốc học
Tỉnh nhỏ đứng đầu là Tuần phủ kiêm chức việc của Bố chánh nên
không đặt chức Bố chánh Giúp việc cho Tuần phủ có Án sát sứ Việcbinh chỉ đặt chức Lãnh binh và Phó Lãnh binh Một số tinh ít việc,
triều Nguyễn không đặt Tuần phủ mà chi đặt Bố chánh giữ quyềnTuần phủ điều khiển toàn bộ công việc
Triều Nguyễn phân chia tỉnh thành 3 loại căn cứ vào quy mô và
số lượng công việc
+ Tỉnh lớn gồm: Hà Nội, Nam Định, Hải Dương, Bắc Ninh, Sơn
Tây, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam, Bình Định, Phiên An, Vĩnh
Long Biên chế các tỉnh này khoảng 120 viên chức
+ Tỉnh vừa gồm: Hưng Yên, Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Quảng Ninh,
Ninh Binh, Quảng Tri, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Biên Hoa, Định
Tường, An Giang Biên chế mỗi tỉnh khoảng 80 viên chức
+ Tỉnh nhỏ gồm: Quảng Yên, Hưng Hoá, Tuyên Quang, Thái
Nguyên, Phú Yên, Khánh Hoà, Cao Bằng, Hà Tiên Biên chế mỗi tỉnhkhoảng 40 đến 60 viên chức
Đứng đầu cấp tỉnh hầu hết là những quan chức được nhà vua tin
dùng, họ được coi như quan chức của triều đình đóng tại địa phương.Tổng đốc thường được chọn từ hàng Thượng thư, Đô thống (2a).(1).Xem: Khám định Đại Nam Hội điển sự lệ, Tập 2, Nxb Thuận Hoá, 1993, tr 260.
Trang 2Tuần phủ thường lấy từ chức Tham tri, Thị lang (3a).
+ Nhiệm vụ của quan cấp tỉnh được quy định như sau:
Tổng đốc: “Giữ việc cai trị quân và dân, trông coi cả quan văn,quan võ, khảo hạch các quan lại và sửa sang chốn biên cương”
Tuần phủ: "Giit việc tuyên bố ơn đức nhà vua, phủ dụ yên dân, trôngcoi cả hành chính , giáo dục, chấn hưng việc có lợi và trừ bỏ tục lệ”
Bố chánh: "Coi việc thuế má tién của trong toàn hạt, triều đình cóban ơn huệ, hoặc lệnh cấm thì tuyên dat cho các chức việc biết"
Án sát: "Giữ việc hình phạt trong toàn hạt giữ kỉ cương, phongtục, xem xét việc quan lại trị dân và kiêm lí việc bưu chính trong hạt(tinh)”
Lãnh binh: “Chuyên cai quan bình lính, déu theo Tổng đốc mà thihành”
Các tỉnh, liên tỉnh đều được đặt dưới sự quản lí trực tiếp của triều
đình trung ương Nhà vua quy định chặt chế quy chế vận hành, tăngcường chức năng giám sát địa phương cua Đô sát viện và Giám sátngự sử các đạo Minh Mệnh quy định thể thức "thỉnh an", "tập tấu"
"tập sớ" để các quan trình tấu lên vua không cần phụ thuộc vào định
kì báo cáo về quan lại, về tình hình địa phương và những việc lợi hại
quân dân đảm bảo thông tin hành chính
Năm 1834, Minh Mệnh ra Chỉ dụ phân vùng địa lí toàn quốcthành các khu vực: Trung ương, Trực, Cơ, Kì:
+ Trung ương: Kinh sư - Phủ Thừa Thiên
+ Trực (sát kinh đô): Tả Trực gồm hai tinh Quảng Nam, Quảng
Ngãi; Hữu Trực gồm hai tỉnh Quảng trị, Quảng Bình
+ Cơ: Tả Cơ gồm các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, BìnhThuận; Hữu Cơ gồm Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá
+ Kì: Nam Kì: Gồm có Gia Định, Định Tường, Biên Hoà, AnGiang, Vĩnh Long, Hà Tiên; Bắc Kì: Gồm có Hà Nội, Hưng Yên, Bắc
Ninh, Hải Dương, Quảng Yên, Ninh Bình, Nam Định, Thái Nguyên,
(2).Xem: Minh Mệnh chính yếu, Tập 1, Nxb Thuận Hoá, 1994, tr 165, 178, 179, 221.
Trang 3Sơn Tây, Hưng Hoá, Tuyên Quang, Lang Sơn, Cao Bằng."
Thời Tự Đức, do việc nhượng địa cho Pháp 6 tỉnh Nam Kì, triềuNguyễn chỉ còn quản trị thực tế 24 tỉnh và Phủ Thừa Thiên Do nhiều
yếu tố tác động số lượng quan chức cũng giảm hơn so với thời MinhMệnh.Nhìn tổng thể, nước Đại Nam có 30 tỉnh, chia thành 78 phủ,
252 huyện và 39 châu (đơn vị hành chính tương đương với cấp huyện
ở miền nui).” Thừa Thiên phủ là trung tâm kinh đô, là một tỉnh đặcbiệt, có quy chế riêng
- Cấp phủ - huyện (châu):
Quan chức phủ - huyện: Gồm có Tri phủ, Đồng tri phủ, Trihuyện, Huyện thừa, Tri châu (châu) Nam 1822, đặt ra chức Giáo thụ
ở phủ, chức Huấn đạo ở huyện phụ trách về giáo dục
Nhiệm vụ, thẩm quyền của các quan phủ - huyện: Nhìn chungnhiệm vụ, thẩm quyên của các quan phủ, huyện tương đối toàn diện,trên các lĩnh vực hành chính, kinh tế, quân sự và tư pháp; từ việc làm sai
dich, v6 về dân chúng, đốc thúc thuế khoá, giải quyết, lưu giữ công văn,giấy tờ, số sách đến xử án trong dia phận hành chính của minh
Việc phân loại phủ - huyện: Căn cứ vào điều kiện địa lí, hoàn cảnh
kinh tế, mức độ công việc, yêu cầu quản trị, trật tự an ninh, phủ, huyện
chia thành 8 loại: 1) Nơi sung yếu; 2) Ban việc nhiều; 3) Công việc nặngnhọc; 4) Hoàn cảnh khó khăn; 5) Rất nhiều việc (tối yếu khuyết); 6)
Nhiều việc (yếu khuyết); 7) Việc vừa (trung khuyết); 8) Ít việc (giản
khuyết) Việc phân loại phủ, huyện giúp cho triều đình và nhà vuahoạch định chính sách cụ thể cho từng vùng Đồng thời là căn cứ để bổdụng quan lại, quy định mức thuế cho phù hợp với yêu cầu công việc
và hoàn cảnh khách quan Thời Minh Mệnh, quan lại phủ, huyện đượcđịnh rõ: Đỗ tiến sĩ, phó bảng được bổ Tri phủ, Đồng Tri phủ, Trihuyện; cử nhân bổ Quyền Tri huyện Các phủ, huyện, châu đều có một
Lại mục, có từ 8 đến 4 Thông lại
(1).Xem: Dai Nam thực lục chính biên, Tap XIV, tr 318 và Vũ Quốc Thông, Pháp
chế sử, tr 105.
(2) Theo thống kê 1840, cả nước có 90 phủ (20 phân phủ) 379 huyện, 1742 tổng và có
18265 xã, thôn, phường, ấp (Truong Hữu Quynh - chủ biên, Đại cương lich sử Việt Nam, Nxb Giáo dục, 2000, tr 438).
Trang 4Năm 1828, nhà Nguyễn chủ trương đặt Lưu quan Năm 1835, kếthợp giữa Thổ quan với Lưu quan Thổ quan là người địa phương, lưuquan là người đại diện nhà nước ở nơi khác cử đến Năm 1844, do lưuquan không đạt hiệu quả, thiệu trị cho đặt lại Thổ quan ở vùng dântộc phía Bắc Đến 1869, dưới triều Tự Đức chế độ Thổ quan được ápdụng trở lại trong cả nước.
- Cấp tổng - xã:
Cấp tổng: Là đơn vị hành chính trung gian giữa xã và huyện Năm
1824, có quy định Cai tổng cho Bộ Lại xét bổ nhiệm Những tổng có
số đinh dưới 5.000, số điền dưới 1.000 mẫu thì chỉ đặt một viên Caitổng Nếu số đinh trên 5000, số điền trên 1000 mẫu, công việc bannhiều thì đặt thêm 1 viên Phó Cai tổng Cai tổng ngang hàng với Lạimục của phủ, huyện, hàm tòng cửu phẩm Cai tổng được chọn từ Xãtrưởng, “3 năm khảo xét 1 lân, ai hèn kém, tham 6 bị xếp vào hàng liệtthì cách chức ngay" Cai tổng không có trụ sở làm việc mà được đặtdưới sự sai phái của Tri phủ và Tri huyện
Cấp xã: Là đơn vị hành chính cơ sở đồng thời là đơn vị kinh tế, xã
hội và tôn giáo Làng xã trực tiếp quản lí dân cư, thực thi các chính
sách thuế đinh, điền, lao dịch, binh dịch Triều Nguyễn đặt ra một sốquy chế về tổ chức và nguyên tắc quản lí làng xã Tổ chức xã gồm có:
cơ quan quyết nghị và cơ quan chấp hành
Cơ quan quyết nghị là Hội đồng kì mục (Hội đồng kì hào, Hộiđồng làng) Bất kì công việc chung nào của xã đều được đưa ra bànbạc trước hội đồng Trụ sở hội họp là đình làng Hội đồng kì mụcthường họp vào mồng một và ngày rằm hàng tháng để bàn việc làngnhư: cấp công điển công thổ, thu thuế, tuyển lính, thuỷ lợi và nhữngviệc chung khác Người có quyền cao nhất trong hội đồng là Tiên chỉ
có quyền hoà giải các việc hộ và xét các tội phạm nhỏ về hình Trongkhi xét xử vị Tiên chỉ có quyền căn cứ vào lệ làng hoặc lẽ công bằng
để xử lí Chỉ khi nào vụ án có tính cách quan trọng hoặc đôi bênđương sự không phục tùng phán quyết của Tiên chỉ, vụ kiện mới được
đệ lên quan trên Chế tài chủ yếu là: phạt tiền, đòn roi, phạt vạ Tiêu
(1).Xem: Đại Nam thực lục chính biên, Tap IX, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1964,
tr 99,
Trang 5chuẩn tham gia Hội đồng kì mục là các thân hào có danh tiếng trong
xã Họ là những người đã đỗ đạt trong các kì khoa cử: tú tài, cử nhân,tiến sĩ đã từng làm việc quan hoặc đang làm quan Cũng có thể lànhững người có phẩm hàm do vua ban, những người có tài sản hoặc
là những bậc cao niên uy tín trong làng Các tiêu chuẩn khác còn phụthuộc vào hương ước, khoán ước của từng làng xã
Hội đồng kì mục không phải do dân bầu, không giới hạn về sốlượng hoặc nhiệm kì; không chịu trách nhiệm trước cơ quan hànhchính nhà nước mà chỉ chịu trách nhiệm trước cư dân bản xã Tuynhiên, đa số thành viên của hội đồng đều là những người có phẩmhàm do vua ban hoặc xuất thân từ khoa mục, quan trường Do đó,triều đình có thể áp dụng kỉ luật, kiểm soát bằng chế tài thu hồi bằngsắc, hạ phẩm tước Khi họ trở thành bạch đinh thì đương nhiên không
đủ tiêu chuẩn tham gia Hội đồng kì mục
Cơ quan chấp hành: Gồm có Lí trưởng, Phó lí, Trương tuần
Lí trưởng: Dưới thời Minh Mệnh, tất cả các xã đều đặt một viên
Lí trưởng (trước 1825 gọi là Xã trưởng) Những xã có số định dưới 50chi đặt 1 Lí trưởng Nếu số đinh trên 50 thì đặt thêm 1 Phó lí Nếu sốđịnh trên 150 thì đặt thêm 2 Phó lí Phó lí thay cho chức danh Thôntrưởng
Lí trưởng phải là người trên 30 tuổi, không có quan hệ ruột thịthoặc hôn nhân với Cai tổng, có một số tài sản nhất định và có nhữngphẩm chất cần thiết, được dân chúng bầu lên trong nhiệm kì 3 năm,được Cai tổng sở tại giới thiệu, quan Tri phủ, Tri huyện xét trình lênquan đứng đầu tỉnh cấp văn bằng và mộc triện Nhiệm vụ của Lítrưởng là thi hành mệnh lệnh của chính quyền cấp trên, chịu tráchnhiệm mọi công việc trong xã: tế lễ, binh lương, thuế khoá, phu phen,
tạp dịch, sửa đường, đào rãnh, vét sông, chuyên chở, thuỷ lợi Bêncạnh đó còn xét xử vụ kiện cáo vặt, đảm bảo trật tự, an ninh trong xã
Lí trưởng trực tiếp quản lí số định, sổ điển: ghi tên, tuổi, số dân đỉnhtrong xã, số nam, phụ, lão, ấu Tuy vậy, nhiệm vụ của Lí trưởng triềuNguyễn phần nào giảm nhẹ hơn so với Xã trưởng triều Lê bởi nhànước đặt thêm cấp tổng
Triều Nguyễn định lệ 3 năm 1 lần khảo hạch chức dịch cấp xã.Nếu làm việc giỏi giang man cán thì được khen thưởng Người hèn
Trang 6kém, tham ô thì cách chức Lí trưởng còn là nguồn để bổ làm Phótổng hoặc Cai tổng Phó Lí trưởng là nguồn bổ Lí trưởng.
Phó lí: Do dân bầu nhiệm kì 3 năm như Lí trưởng
Trương tuần: Do Hội đồng kì mục chỉ định, phụ trách công việc
tuần phòng trong xã
Tuần đinh: Là lực lượng an ninh trong xã đặt dưới sự điều hành của
Trương tuần Tuần định thường được lựa chon trong số các tráng địnhkhoẻ mạnh nhất trong làng Họ có một số tài sản để có thể bồi thườngnếu canh phòng sơ suất để xảy ra các vụ trộm cắp
Cơ quan quyết nghị và cơ quan chấp hành cấp xã chịu trách
nhiệm trước Nhà nước về nhiều phương diện như: tín ngưỡng, trật tựtrị an, mộ phu, tuyển lính, giải quyết tranh chấp, khắc phục khó khănkhi thiên tai mất mùa, cưới cheo, tang chế và các việc chung, đặc biệt
là việc cấp công điền, công thổ và nộp thuế
- Vùng dân tộc miền núi:
Triều Nguyễn vẫn áp dụng chính sách truyền thống vừa mềm dẻovừa kiên quyết đối với các vùng dân tộc miền núi Năm 1821, MinhMệnh quy định tiêu chuẩn và chức danh cho quan lại miền núi, chủyếu lựa chọn những người có năng lực ở địa phương cho làm Đặtchức Cai châu, Phó châu, Lại mục chuyên cai quản các châu biên
trấn Năm 1827, xoá một số chức danh đứng đầu các phủ, châu miềnnúi và quy định thống nhất thành các chức: Thổ Tri huyện (7b) ThổTri châu (7b) Huyện thừa (8b) Lại mục (9b) Nam 1835, đưa chế độ
"lưu quan" áp dụng thay cho chế độ "thổ quan" Tuy vậy, để tránhxung đột và sự chống đối giữa thổ quan và lưu quan, nhà vua quyđịnh: “Chức Thổ quan có từ trước hợp lực với Lưu quan để làm việc",cho đặt Lưu quan ở Cao Bằng, Tuyên Quang, Thái Nguyên, LạngSơn, Quảng Yên, Ninh Bình, Thanh Hoé."? Năm 1838: Minh Mệnhđặt Lưu quan ở Hưng Hoá, tiến hành chia nhỏ các mường, đổi động,sách thành xã để thống nhất quản lí trong cả nước
Minh Mệnh đã sử dụng những biện pháp cứng rắn để tước bỏ dần
(1).Xem: Phan Dai Doãn - Nguyễn Minh Tường, Mội số vấn đề về quan chế triều Nguyễn, Nxb Thuận Hoá, 1998, tr 61, 62.
Trang 7quyền lực của các lang kun, lang đạo, tù trưởng Bỏ lệ thế tập chatruyền con nối, thay bằng chế độ bổ dụng quan lại của Nhà nước.Đây là biện pháp quản lí mà các triều đại trước chưa thể thực hiệnđược đối với các vùng dân tộc miền núi.
Tóm lại, trên cơ sở bảo lưu tổ chức tự quản truyền thống của làng
xã, triều Nguyễn từng bước tạo nên sự thống nhất các đơn vị hànhchính cơ sở từ Dang Trong đến Dang Ngoài, từ đồng bằng đến cácvùng núi, vùng biên trấn và hải đảo Nguyên tắc tập quyền áp dụngsong song với nguyên tắc phân quyền và tản quyền Trong đó, tônquân quyền và thống nhất quyền lực là nguyên tắc chủ đạo trong tổchức và điều hành quyền lực nhà nước Quy chế quan lại cấp tỉnh khá
rõ ràng, có một số chức vụ kiêm nhiệm nhằm tinh giản biên chế,đồng thời tăng cường giám sát địa phương và chú trọng thông tin liênlạc nhằm đảm bảo kịp thời giải quyết công vụ Việc cải cách đơn vịhành chính tỉnh thể hiện rõ tính kế thừa và phát triển, đảm bảo sựthống nhất quốc gia Đại Nam và có ý nghĩa lâu dài trong lịch sử nềnhành chính Việt Nam.
3 Tổ chức quân đội
a Cơ cấu quân đội
Quân đội triều Nguyễn được xây dựng theo truyền thống, chủ yếugồm hai lực lượng trung ương và địa phương
- Quân đội trung ương: Là quân đội chính quy, thường tập trungtại Kinh thành và những vùng quan yếu, được gọi chung là lính vệ,
gồm 3 loại: Thân binh, cấm binh và tinh binh
Thân binh là lực lượng hộ vệ nhà vua, bao gồm: Vệ Cẩm y 20 đội,
vệ Tuyển phong 10 đội, vệ Loan giá 15 đội, vệ Kim ngô 10 đội và vệ
Tinh binh là lực lượng phòng thủ ở kinh đô và các tỉnh quan
trọng Tỉnh binh do Nhà nước điều động
Trang 8- Quân đội địa phương: Đặt dưới sự sai phái của quan chức cáccấp chính quyền Ở cấp tỉnh là lính cơ, cấp huyện là lính lệ, cấp xã là
lính dõng Thời Tự Đức đặt thêm quân ở làng xã miền núi gọi làhương dũng, dân dũng và thổ dũng Năm 1875, Tự Đức cho phép cấp
xã lập các đội tự vệ để hạn chế trộm cướp gọi là Nha sơn phòng Tổchức này thành lập ở các tỉnh Thanh Hoá, Sơn Tây, Quảng Nam,
Quảng Trị, Hà Nội, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hưng Hoá
b Hệ thống quan đội
Quân đội triều Nguyễn được chia thành 5 quân (Ngũ quân phủ)gồm: Trung quân phủ, Tiền quân phủ, Hậu quân phủ, Tả quân phủ vàHữu quân phủ Đứng đầu mỗi quân là Đô thống Chưởng phủ sự, dưới
5 quân có các doanh (đạo binh), vệ (cơ), đội, thập và ngũ Doanh, vệ
là quân kinh đô hoặc các binh chủng Đạo binh và cơ là quân ở các
tỉnh Đứng đầu có nhiều chức danh võ quan tương ứng; quân số đượcquy định rõ ràng Ví dụ:
Đơn vị Đứng đầu Quân số
Doanh Thống chế (2a) 2.500 người(Đạo binh) Đề đốc (2a) tỉnh lớn
Chánh lãnh binh (tỉnh nhỏ)
Vệ Chưởng vệ (2b), Phó vệ 500 người
Cơ Quản cơ, Phó cơ
Đội Suất đội, Đội trưởng 50 người
Thập Thập trưởng 10 người
Ngũ Ngũ trưởng 5 người
Theo quy chế, 5 lính = 1 ngũ; 2 ngũ = 1 thập; 5 thập = 1 đội; 10đội = | vệ (cơ); 5 vệ = | doanh (đạo binh).
Bên cạnh đó, còn có một số lực lượng đặc biệt như: Tại kinh đô
có lực lượng ki binh, Đội thị vệ Tai các thành trì lớn như Hà Nội, GiaĐịnh, Thành Nội (Huế) còn có lính tuần thành do Thành thủ uý chỉhuy Các tỉnh có lực lượng pháo binh để phòng thủ khi cần thiết, lựclượng này được triều Nguyễn rất chú trọng
Quân đội triều Nguyễn chủ yếu có 5 binh chủng: Bộ Binh, Kị
Trang 9Binh, Tượng Binh, Pháo Binh, Thuỷ binh Về số lượng, sau khi thốngnhất đất nước Gia Long đã ban lệnh giản binh, củng cố tổ chức quânđội, giải ngũ cho binh sĩ già yếu, tăng cường huấn luyện, xây dựng
lực lượng Bộ Binh khoảng 10 vạn, Thuỷ Binh 2 vạn Triều Nguyễn rấtcoi trọng lực lượng Thuỷ Binh và đã cho đóng nhiều chiến thuyềntheo mẫu của phương Tây Năm 1841, Thiệu Trị tăng số quân lên
khoảng 20 vạn Thời Tự Đức, quân chính quy ở kinh đô khoảng 1vạn Các tỉnh lớn có số quân từ 4000 đến 5000, còn các tỉnh nhỏkhoảng 1000
Mặc dù đứng trước nguy cơ bị xâm lược, số quân thời Tự Đức
giảm hơn nhiều so với thời kì Gia Long và Minh Mệnh Do kinh tếkhó khăn, không đủ điều kiện xây dựng và nuôi quân, trang bị vũ khílạc hậu và do một số yếu tố khác, triều Nguyễn đã không thực hiệnđược nhiệm vụ phòng thủ đất nước như thời Lý, Trần, Lê
c Chính sách quan đội
Triều Nguyễn có nhiều quy định đối với võ quan và quân nhân vềchức chế, danh hiệu, nhung phục, cờ hiệu, về tuyển lính, mộ lính,ngạch lính, sổ lính, quy định về giải ngũ và những trường hợp trốnlính, về phép nghỉ giả hạn Lệ năm Tự Đức thứ 13 định rằng: quân
nhân tại ngũ 5 - 6 năm sẽ cho nghỉ phép 3 tháng Quân nhân tại ngũ 3
- 4 năm sẽ cho nghỉ phép 2 tháng Quân nhân tại ngũ 1 - 2 năm sẽ
cho nghỉ phép 1 tháng Han này trừ ngày đi về, đều cho ở nhà nghỉngơi Hết hạn lại phải trở về làm việc trong quân ngũ
Gia Long, Minh Mệnh đặt “Quân pháp” định lệ các ban tại ngũ vànghỉ ngơi luân chuyển Gia Long chia quân đội thành 3 phiên: 1 phiêntại ngũ, 2 phiên nghi ngơi Minh Mệnh chia quân cấp tỉnh làm 3 đến 6phiên Căn cứ vào tình hình, nhiệm vụ để định phiên luân chuyển: 1phiên tại ngũ còn 2 đến 5 phiên nghỉ ngơi Triều Nguyễn vẫn áp dụngchính sách “Ngự binh nông” truyền thống
Bên cạnh đó, triều Nguyễn còn quy định cấp giấy thông hành cho
võ quan và quân nhân để kiểm soát việc đi lại; quy định về thưởngquân, đề cử, bổ dụng, cách chức, ban cấp cho quân nhân bị thương,tiền cấp dưỡng làng xã phụ thêm cho lính; quy định về hậu cấp tiền
tuất, truy tặng, ấm thụ cho một người con hoặc cháu của võ quan
Trang 10NHẬN XÉT:
Là triều đại cuối cùng của chế độ quân chủ phong kiến, kế thừathành tựu xây dựng nhà nước của các triều trước và thiết lập nềnthống trị trên phạm vi lãnh thổ rộng nhất, triều Nguyễn đã xây dựngđược bộ máy nhà nước có quy mô lớn nhất và hoàn thiện nhất tronglịch sử chế độ phong kiến Việt Nam theo mô hình "Kim tự tháp" Với
lệ Tứ bất, với cách tổ chức tạo ra sự chế ước lẫn nhau giữa các cơquan nhà nước, với sự tăng cường cơ quan và chế độ kiểm tra giámsát quan lại, với bộ máy chính quyền được tổ chức thống nhất từtrung ương đến cấp cơ sở Triều Nguyễn đã xây dựng được nhà nướcquân chủ chuyên chế với quyền lực tập trung cao độ vào Hoàng đế vànên hành chính tập quyền mạnh với chính sách Pháp trị có phần cứngrắn Đó chính là yếu tố quyết định việc củng cố nền thống nhất đấtnước, ổn định lãnh thổ sau nhiều thế kỉ nội chiến phân liệt, tạo điềukiện cho quá trình hoà nhập cộng đồng dân cư, xoá bỏ dần sự ngăncách giữa Dang Trong va Dang Ngoài trên nền tảng kinh tế phong
kiến
Tuy nhiên, nhìn từ góc độ thời đại, trước trào lưu xâm thực củachủ nghĩa tư bản phương Tây và doi hỏi phát triển của nền kinh tếtrong nước, triều Nguyễn, do niềm tin quá mức và áp dụng cứng nhắc
tư tưởng Nho giáo, lệ thuộc nhiều vào khuôn mẫu thể chế chính pháp lí của triều Đại Thanh, đã không tiến hành kịp thời những cảicách về chính trị, kinh tế, về chính sách đối nội, đối ngoại nên đã đểđất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng, làm suy yếu nội lực của đất
trị-nước và dân tộc Vì vậy, dù có một nhà trị-nước thống nhất, tập quyềnchuyên chế Tôn quân, một nền hành chính tập trung mạnh, nhưngtriều Nguyễn vẫn để mất chủ quyền quốc gia vào tay thực dân Pháp
Trang 11MÔ HÌNH HÀNH CHÍNH THỜI GIA LONG
HOÀNG ĐẾ(TRIEU ĐÌNH)
Gia Định thành (65 trấn) |
TONG TRAN
4 tao
Trang 12BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TRIỀU NGUYỄN (1832 - 1884)
Cơ mật viện
HOANG DETon
Tam pháp ti
NGUQUAN
Trang 13II PHÁP LUAT TRIỀU NGUYEN (1802 - 1884)
1 Khái quát về hoạt động lập pháp triều Nguyễn
Từ Gia Long đến Tự Đức, các Hoàng đế đều quan tâm đến xây
dựng luật pháp và chú trọng đến áp dụng pháp luật Hoạt động lậppháp của triều Nguyễn cũng đã có những những thành tựu đáng kể.Thành tựu điển hình trong hoạt động lập pháp của triều Nguyễn là bộHoàng Việt luật lệ, các tập Hội điển và Châu bản
a Bộ Hoàng Việt luật lệ: Được soạn thảo theo quy trình chặt chếdưới sự kiểm soát của Hoàng đế Theo Đại Nam thực lục, năm 1811Gia Long lệnh cho triều thần biên soạn bộ luật Nguyễn Văn Thànhđược đặc cử làm Tổng tài cùng với Vũ Trinh và Trần Huu chịu tráchnhiệm trước nhà vua về xây dựng bộ luật Năm 1812, Gia Long viếtlời Tựa mở đầu bộ luật, trong đó khái lược về tư tưởng và thành tựulập pháp, chỉ rõ yêu cầu cấp thiết của việc ban hành bộ luật đồng thờikhẳng định ý nghĩa của pháp luật trong thực tiễn Bộ luật được soạnxong va lần đầu tiên được khắc in tại Trung Quốc Năm 1815, bộ luật
được in thành sách ban hành trên phạm vi toàn quốc Day là lần đầutiên trong lich sử, một bộ luật thống nhất từ Dang Trong đến DangNgoài được ban hành.
b Hội điển: Là quá trình tập hợp hoá văn bản pháp luật đã đượcHoàng đế ban hành hoặc phê chuẩn biên thành điển chế bổ sung choluật Hội điển tập hợp các chiếu, dụ, chỉ, sắc, lệnh, chuẩn theo trình
tự thời gian qua các triều vua Việc phân loại quyển mục căn cứ vàothẩm quyền, chức năng của Lục bộ và các cơ quan chuyên môn Hộiđiển còn được gọi là Đại Điển, Chính Điển, Điển Lục, Điển Chế,Điển Lệ Hoang đế là người có quyền quyết định việc biên soạn vàchỉ định người biên soạn Hội điển Triều nguyễn ban hành được một
số hội điển quan trọng sau đây:
- Hội điển toát yếu: Được vua Minh Mệnh cho ban hành vào năm
1833 Đây là tập hội điển ghi chép về chế độ, chức trách của trămquan, đồng thời quy định nhiệm vụ, quyền hạn chính của các bộ Năm
1843 Thiệu Trị chỉ dụ về việc xây dựng hội điển một cách hệ thống
Trang 14- Khâm định Đại Nam Hội điển sự lệ: Được biên soạn công phu,kéo dài trong 13 năm (1843 - 1855) Đây là một trong những côngtrình có quy mô thuộc loại đồ sộ bậc nhất trong kho tàng thư tịch cổviết bằng chữ Hán của Việt Nam Sách biên chép tất cả các chiếu,
dụ, chỉ, sắc, lệnh, chuẩn đã được nhà vua phê duyệt từ năm GiaLong thứ nhất đến Tự Đức thứ tư (1802 - 1851) Sau này được biênsoạn nối tiếp đến năm Duy Tân thứ tám (1914) Nội các là cơ quanchịu trách nhiệm chính trong việc tập hợp và biên soạn hội điển
- Minh Mệnh Chính yếu: Cũng là bộ sách tập hợp văn bản phápluật do Hoàng đế ban hành Việc phân loại chủ yếu căn cứ vào lĩnh vựcchuyên môn, theo thời gian ban hành bộ sách gồm 25 quyển
- Đại Nam Điển Lệ toát yếu: Là bộ hội điển được biên soạn lạitập hợp văn bản pháp luật từ Gia Long đến Thành Thái
c Châu bản: Là các văn bản pháp luật thực hành trong bộ máy
hành chính nhà nước điều chỉnh các lĩnh vực trong đời sống kinh tế,chính trị, văn hóa, xã hội Các Châu bản đều có nét bút Châu phê củavua khi duyệt xét và phê chuẩn văn bản Cùng với Hội điển, Châu bảntriều Nguyễn là kho tư liệu vô giá đã lưu truyền lại cho thế hệ cuachúng ta.
2 Bộ Hoàng Việt luật lệ
2.1 Về văn bản và cấu trúc của Hoàng Việt luật lệ
đủ hon so với bản in tại Trung Quốc
Năm 1956 đến 1958, một số quyển Hoàng Việt luật lệ đã đượcdịch sang tiếng Việt (do tiến sĩ Hán học Nguyễn Sĩ Giác đã dịch, giáo
Trang 15sư Vũ Văn Mẫu viết lời giới thiệu) Viện sử học Việt Nam có bảndịch đầy đủ 22 quyển Năm 1994 Nhà xuất bản Văn hoá thông tinxuất bản Bộ luật này theo bản dịch của Nguyễn Q Thắng và NguyễnVăn Tai Có thé coi đây là bản dịch bộ Hoàng Việt luật lệ đây đủnhất.
b Về cấu trúc
* Cấu trúc bộ luật: Bộ Hoàng Việt luật lệ gồm 398 điều, chiathành 22 quyển Việc chia quyển đã bước đầu có sự phân ngành, tạođiều kiện thuận lợi cho quá trình áp dụng pháp luật Mở đầu bộ luật
in lời Tựa của đương kim Hoang đế Gia Long khẳng định tư tưởngchính trị pháp lí cơ bản của triều Nguyễn là: “Thánh nhân cai trithiên hạ déu dùng luật pháp để xử tội dùng đạo đức để giáo hoá họ,hai điều ấy không thiên bên nào bỏ bên nào” "pháp luật là công cụgiúp cho việc cai trị thêm tốt đẹp" Tiếp sau là Tổng mục về luật, lệcủa vua Việt Nam Phần Danh lệ và Bản điều được sắp xếp như sau:
- Quyển 1, 2, 3: Ghi mục lục về luật các biểu đồ giá chuộc; nămhình phạt, nguồn gốc, ý nghĩa của hình phạt; đồ hình cụ, tang chế.Giải thích một số điểm trọng yếu của luật, cách xử lí tài sản bất hợppháp Danh lệ về thập ác và chủ yếu là những điều luật quy định vềnguyên tắc chung (45 điều)
- Quyển 4, 5: Luật Lại, quy định về chức chế và công vụ (27 điều)
- Quyển 6, 7, 8: Luật Hộ, quy định về hộ tịch, điền trạch, đăng bạ,của cải, thuế điền thổ, trốn thuế Điều chỉnh về hôn nhân, thu chi, chovay, chợ, cửa hàng (66 điều)
- Quyển 9: Luật Lễ, quy định về lễ nghi triều đình, tế tự, lăngtam, nhà cửa, y phục (26 điều)
- Quyển 10, 11: Luật Binh, chủ yếu nhằm bảo vệ nhà vua, cungcấm, điều chỉnh lĩnh vực quân sự, kiểm soát lưu thông, vấn đề biêngiới, lưu chuyển công văn, trạm dịch (58 điều)
- Quyển 12 đến quyển 20: Luật Hình (bao gồm cả hình sự và tốtụng), quy định về các nhóm tội phạm cụ thể và thủ tục khiếu tố kiện
Trang 16tụng, xét xử, giam giữ, thi hành án (166 điều).
- Quyển 21: Luật Công, chủ yếu quy định về những vi phạm tronglĩnh vực xây dựng các công trình công cộng, kho chứa, đê điều, cầuđường (10 điều)
- Quyển 22: Ghi mục lục Tổng loại và Tỉ dẫn điều luật Trongquyển này các nhà làm luật dự liệu 30 trường hợp so sánh để áp dụngtương tự.
* Cấu trúc các điều luật: Thông thường, điều luật thường có cấutrúc: Tên tội, điều luật, giải thích, điều lệ; một số điều còn có thêmphần tập chú Tuy nhiên, không phải điều nào cũng có cấu trúc đó.Trong bộ luật có 204 điều có phần điều lệ, tổng số các điều lệ là
560 Điều luật có nhiều điều lệ nhất là 18 và ít nhất là 1 Một số điềuchỉ có điều luật chính, không có phần giải thích và điều lệ Ví dụ,Điều 2 “Tháp ác tội"; Điều 3 “Bát nghị" và một số điều trong Lễ luật,Binh luật (Điều 141 đến Điều 206) Các điều luật này thường lànhững quy định chung mang tính nguyên tắc hoặc nghi lễ, mệnh lệnhkhông thể thay đổi nên miễn bình luận, giải thích, bổ sung Một sốđiều không có phần giải thích nhưng vẫn có điều lệ kèm theo (cácđiều 140, 143, 144, 145) Các điều luật này chủ yếu liên quan đếnviệc thờ cúng, lễ nghi hoặc quân sự Một số điều có giải thích nhưngkhông có điều lệ (các điều 4, 7, 9, 10, 367) Các điều luật này thường
là những quy định mang tính công quyền hoặc liên quan đến chínhsách chung của Nhà nước Tổng số điều luật không có phần giải thích
là 70/398 Số điều luật không có điều lệ là 194/398
* Tap chú: La phần chữ in nhỏ nhất trên phần đầu của trang giấy,chú thích về từ ngữ, phân biệt khái niệm, hoặc giải thích chi tiết điềuluật hoặc nói về một bản án in trong điều lệ liên quan đến bao nhiêuđiều luật chính Vi du, phần tập chú cho Điều 2 giải thích thêm về cội
nguồn tự nhiên, xã hội, đạo đức và mối liên hệ giữa Ngũ hình vàThập ác.
(1) Số liệu này được làm tròn, vì còn thiếu 2 điều 176, 373 Điều 176: cấm sung vào quân túc vệ (mất đoạn này); Điều 373: người ở tù vu cáo, chỉ trỏ người khác.
Trang 17c Về hiệu lực
Bộ luật có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Dai Nam từ 1815 đến 1883,điều chỉnh mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế-xã hội Từ sau 1884,
bộ Hoàng Việt luật lệ mất hiệu lực từng phần dưới sự tác động của
chính quyền và luật pháp thực dân
2.2 Nội dung bộ Hoàng Việt luật lệ
a Những quy định trong lĩnh vực hình sự
Nội dung pháp luật hình sự chủ yếu được trình bày từ Quyển 1đến Quyển 3 và Quyển 12 đến Quyển 18
* Hình phạt
Được trình bày khái quát trong Danh lệ, Điều I và được quy định
cụ thể, chi tiết trong hầu hết các điều của Hoàng Việt luật lệ So với
bộ Quốc triều hình luật triều Lê, hình phat trong Hoàng Việt luật lệ
có tính hà khắc hơn Hình phat bao gồm Nei hình va các hình phatngoài ngũ hình:
mọi việc nặng nhọc từ 1 đến 3 năm thì chấm dứt Suốt thời kì chấp
hành hình phạt, họ bị xiéng chân Phép “Nhuận đồ”: Đối với một sốtội, luật Gia Long cho đổi từ 3 bậc lưu sang 4 năm đồ; Tạp phạm bịtreo cổ, chém đổi sang 5 năm đồ
+ Lưu hình (đi day): Có 3 bậc: 2000 dặm với 100 trượng; 2500
Trang 18dặm với 100 trượng; 3000 dặm với 100 trượng Lưu được áp dụng chophạm nhân tội dù nặng nhưng chưa đáng phải chết Họ bị lưu đày
vĩnh viễn nơi xa, cả đời không được trở về cố hương Phạm nhân cóthể đem theo vợ con, gia đình Tại nơi lưu đày, họ được cấp đất, trâucày và công cụ để tự lao động cải tạo
+ Tử hình (giết chết): Có 2 bậc: treo cổ (giảo) và chém (trảm).Hoàng Việt luật lệ còn quy định về phép "Nhuận tử" (chết 2 lần) baogồm: Lăng trì (xẻo chậm); Trảm kiêu (chém bêu đầu) và Lục thi (chặt
xác chết)
- Hình phạt ngoài ngũ hình:
+ Phạt tiền: Không có điều khoản riêng quy định về hình phạttiền Phạt tiền chỉ áp dụng trong một số trường hợp cá biệt (9 điều)
+ Xâm chữ (trên mặt hoặc trên cánh tay): Chủ yếu áp dụng đối
với tội trộm cắp Trộm thường bị xâm chữ “ăn trộm” (Điều 238),trộm đặc biệt xâm 3 chữ “trộm đồ quan” Tội hối lộ xâm chữ “đồphạm”, tội đào mồ mả xâm chữ “đào mả”, “trộm hòm” Bạo trộm thì
xâm trên mặt 2 chữ “bạo trộm”, bọn cướp bè đảng, đánh bạc thì xâmtay mặt phía trên 4 chữ “giặc dụ đánh bạc”.
+ Mang gong, xiéng: Hình phạt này thường được áp dụng bổ sungcho tội phạm bị xử đồ, lưu, tử (Danh lệ, điều 239, 240)
+ Tịch thu tài sản: Luật cho phép tịch thu toàn bộ gia sản sung
công trong trường hợp mưu phản, đại nghịch (các điều 223, 224).Cũng có thể tịch thu một phần gia sản để bồi thường thiệt hại hoặccấp dưỡng cho nạn nhân bị đánh thành thương (các điều 286, 287)
Trường hợp không có gia sản thì tâu lên vua định đoạt
+ Sung vợ con làm nô tì: Đây là hình phạt bổ sung cho loại tội đặcbiệt nghiêm trọng xâm hại đến an ninh quốc gia như tội mưu phản đại
nghịch (các điều 223, 224)
+ Giáng phẩm trật, bãi chức, thuyên chuyển công tác: Là hìnhphạt bổ sung cho tội phạm là quan chức (các điều 314, 374)
* Những nguyên tắc cơ bản
Trang 19Những nguyên tắc của Hoàng Việt luật lệ chủ yếu được trình bàytrong phần Danh lệ, gồm 9 nguyên tắc cơ bản sau:
- Nguyên tắc luật định (pháp căn, vô luật bất hình): La nguyên tắc
cơ bản nhất để xác định thế nào là một hành vi phạm tội Điều 380quy định: "Pham quan ti khi xử tội déu phải dan đủ luật lệ Ai trái thì
bị phạt 30 roi” Các quan xử án có nghĩa vụ phải tuân theo điều luật
và các điều lệ trong bộ luật Luật nghiêm cấm sử dụng các bản ánchưa được biên vào bộ luật làm mẫu mực để xét xử Nếu thấy bản ánnào có tính điển hình cho phép gửi bản trình lên Bộ Hình xem xét,sau thỉnh lên vua xem làm Định Lệ (các điều 233, 237) Nếu theolệnh đặc biệt của vua thì tạm thời xử trị nhưng không được viện dẫn
để xét xử các việc khác Trường hợp không có luật quy định mà cólệnh vua cấm ngăn thì theo lệnh mà xử Bộ luật còn dự liệu trường
hợp "bất ưng vi" Theo Điều 351: “Phàm không nên làm mà làm thìphạt 50 roi, sự lí nặng thì phạt 80 trượng”.
- Nguyên tắc so sánh luật (còn gọi là tỉ dẫn điều luật): Trong phầnDanh lệ, Điều 43 quy định: “Nếu xứ tội không có điều chính xác thìngười ta viện dân ở luật khác với việc đồng hóa và so sánh" Theoquy định, chỉ được dẫn điều nào thích hợp trực tiếp đến tội phạm.Một điều chỉ dùng để xử cho một việc Không được tự ý cắt giảm đểđến nỗi tội bị thêm, bớt Nếu đưa đến tội nặng nhẹ, pháp quan bị
ngưng chức và bị xử phạt nặng Các quan khi xử án phải trình bày rõ
tình tiết vi phạm và các điều luật được áp dụng so sánh Các vụ việc
áp dụng nguyên tắc này đều phải làm báo cáo lên Bộ hình xét nghị tộidanh và viết sớ tâu lên Hoàng đế Quy chế này nhằm tránh sự sai sótnhầm lẫn của các quan xét xử Quyển 22 có 30 điều luật so sánh,trong đó 17/30 điều liên quan đến hôn nhân và gia đình, 5 điều liênquan đến giặc trộm và nhân mạng, 5 điều liên quan đến nghi lễ và ânnghĩa của con người Nguyên tắc này có giá trị bổ sung cho nguyêntac pháp căn
- Nguyên tắc xét xử theo luật mới: Điều 42 quy định "phàm luậtbắt đầu áp dụng là từ ngày ban xuống Nếu phạm tội trước đó, y luậtmới mà xử” Cá biệt có thể xử theo luật cũ theo tinh thần khoan hồng,
Trang 20giảm nhẹ, có lợi cho tội nhân đối với những hành vi phạm tội xảy ratrước thời điểm luật mới ban hành: “Như việc phạm lúc chưa định lệthì vẫn y luật và các lệ đã thi hành mà xử" (Điều 42).
- Nguyên tắc chiếu cố: Đối tượng được chiếu cố chủ yếu là nhữngngười trong Hoàng tộc, những người có địa vi, tài năng hoặc có cônglớn đối với đất nước, những người thuộc diện Bat nghi được quy định
trong Điều 3 (Nghị Thân, Nghị Cố, Nghị Công, Nghị Hiền, NghịNăng, Nghị Cần, Nghị Quý và Nghị Tân) HVHL còn mở rộng sự
chiếu cố đối với ông bà, cha mẹ, vợ, con, cháu của diện Bát nghị
Sự chiếu cố của Luật Gia Long đối với người già, trẻ em, ngườitàn tật và phụ nữ được thể hiện trong việc xác định trách nhiệm hình
sự theo độ tuổi, giới tính và nguyên tắc chuộc tội bằng tiền
- Nguyên tắc thưởng phạt: Cũng như Quốc triều hình luật, Hoàng
Việt luật lệ quy định thưởng cho những người tố cáo, phạt những
người che giấu tội phạm (Điều 31, 223, 224)
- Nguyên tắc người thân thuộc được che giấu tội cho nhau: Điều 31
quy định: “Những người ở trong cùng nhà hoặc thân thuộc hàng đại
công trở lên (để tang 9 tháng) hoặc ông bà ngoại, cha mẹ vợ của cháungoại, rể, như anh em vợ chồng của cháu, vợ của anh em có ơn nghĩanặng có tội cùng nhau che chở hoặc nô tì người làm công vì gia trưởng
mà giấu thì déu miễn bàn” Nguyên tắc này là một trong những biểuhiện cua sự kết hợp giữa Đức Tri và Pháp Tri
Bộ luật còn quy định thêm: Nếu là người thân thuộc hàng tiểucông, ti ma (để tang 5 tháng, 3 tháng) hoặc không có chế độ tangphục mà che giấu, dung chứa thì cho giảm từ 3 đến 1 bậc tội
Tuy nhiên, các hành vi xâm hại đến người thân trong gia đình mộtcách đặc biệt nghiêm trọng (con giết cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, đánh
tôn trưởng, chồng đánh vợ thương tích gẫy tay chân, nhận tiền của
dem vo di ở do, lừa dao cưới vợ, có vợ mà nói dối là không có vợ, cha
me vợ đuổi rể ga con gái cho người khác, nô ti và người làm côngphạm tội, mưu phản, mưu gây rối, đại nghịch (các điều 31, 37,
306) thì không cho phép che giấu
Trang 21- Nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự
Theo quy định của bộ Hoàng Việt luật lệ, bất kì hành vi nào xâmhại các quan hệ xã hội đã được Bộ luật bảo vệ đều bị truy cứu trách
nhiệm hình sự, trong đó các quan hệ Vua - tôi và trật tự gia trưởng
phong kiến trong xã hội va gia đình được đặc biệt dé cao Các dấu
hiệu của mặt khách quan như hành vi phạm tội, hậu quả phạm tội,được mô tả ti mi trong điều luật và là căn cứ quan trọng để xác địnhtrách nhiệm hình sự Chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự, theo quyđịnh của bộ Hoàng Việt luật lệ, chủ yếu là cá nhân Tuy nhiên, giốngnhư bất kì bộ luật phong kiến Việt Nam nào, bộ Hoàng Việt luật lệcũng quy định chế độ trách nhiệm hình sự liên đới đối với các tộixâm hại nghiêm trọng đến quan hệ Vua - tôi, an ninh quốc gia, tínhmạng và sở hữu tài sản cá nhân (các điều 223, 224, 235) Căn cứ đểtruy cứu trách nhiệm hình sự liên đới là quan hệ gia đình và quan hệđồng cư Phạm vi truy cứu trách nhiệm hình sự liên đới trong bộHoàng Việt luật lệ mở rộng hơn so với bộ Quốc triều hình luật triều
Lê (ví dụ: Tội mưu phản và đại nghịch) Độ tuổi phải chịu tráchnhiệm hình sự của chủ thể là từ 8 tuổi đến dưới 90 tuổi; cá biệt ngườigià từ 90 tuổi trở lên vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự khi phạm tộiphản nghịch (các điều 21, 22) Người điên, người không có năng lựchành vi vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội gây thương tích chếtngười Ngoài ra, luật cũng quy định trường hợp chịu trách nhiệm hình
sự vì hành vi phạm tội của những người khác (các điều 29, 27)
Yếu tố lỗi cũng là căn cứ để tăng nặng hay giảm nhẹ trách nhiệmhình sự Hoàng Việt luật lệ quy định xử nặng đối với các tội cố ý và
giảm nhẹ đối với các tội vô ý (lầm lỡ phạm tội)
Bộ luật còn quy định miễn trách nhiệm hình sự trong một số
trường hợp sau: Phạm tội tự thú, phòng vệ chính đáng, tình thế cấp
thiết, lầm lỡ gây thiệt hại nhẹ, chồng giết chết gian phu gian phụ (cácđiều 16, 24, 26)
- Nguyên tắc luận tội theo tang vật
Nguyên tắc này chủ yếu áp dụng đối với những tội liên quan đến
Trang 22tài sản như trộm cắp, hối lộ, vướng vào tang vật đưa đến tội (cân đong
đo đếm, thu thuế, thu chi mua bán gian lận) Luận tội theo tang vật
được trình bày trong phần danh lệ, các điều 93, 223 đến 249, 312 đến
320 Chủ yếu chia thành 2 cách: tính tang luận tội và chiết bán khoatỘI.
Tính tang luận tội (luận tội theo tang vật), áp dụng đối với các vụ
trộm tài sản do nhiều người thực hiện và trường hợp ăn hối lộ lạmdụng pháp luật Phương thức là định giá tang vật theo lượng (lạng bạc kim loại) và tương ứng với giá trị tang vat là hình phạt Ví du: "10người cùng di ăn trộm một nhà với tang vat là 40 lượng Tuy mỗi tênđược 4 lượng Nhưng 10 người này đồng tội, mỗi người phải gánh 40lượng toi”.
Chiết bán khoa tội (luận tội theo 1/2 tang vật), áp dụng đối vớitội ăn hối lộ không lạm dụng pháp luật, do vướng vào tang vật đưađến tội hoặc một người ăn trộm của nhiều chủ
Luật quy định rõ về cách tính tang vật cũng như hình phạttương ứng, biểu đồ về 6 tang vật phạm (các điều 233, 234, 238 vàbảng chung trong phần Danh lệ) Vi du:
Tội nhận hối lộ có lạm dụng pháp luật
Tang vật Hình phạtNhỏ hon | lượng 70 trượng
I - 5 lượng 80 trượng
10 lượng 90 trượng
80 lượng Treo cổ giam chờ
Tội nhận hối lộ không lạm dụng pháp luật
Tính 1/2 tang vật Hình phạt
< 1 lượng 60 truong
Trang 231- 10 lượng 70 truong
20 luong 80 truong
> 120 lượng Treo cổ giam chờ
Như vậy, tội nhận hối lộ không lạm dụng pháp luật tính tội bằng1/2 tang vật đồng thời giảm nhẹ hình phạt theo định khung
- Nguyên tắc chuộc tội bằng tiền
Là nguyên tắc được áp dụng phổ biến, được quy định ở phần danh
lệ và Điều 21 của Bộ luật, bao gồm các tội nhẹ, tạp phạm vô ý, lầm
lỡ, vu cáo chưa thành Biểu giá chuộc được quy định rất chi tiết, rõràng Có thể chuộc tội bằng thóc, gạo, tiền hoặc bạc kim loại, tínhtheo mức giá trung bình Luật có quy định giảm nhẹ tiền chuộc cho
người có ít tài sản, đàn bà, người già, trẻ em, người tan tật, người coi
thiên văn Người đang chấp hành hình phạt đồ nhưng trở nên già cả,tàn tật thì cho phép chuộc bằng tiền, trừ phần đã thụ hình Tuy nhiên,các tội thập ác, giết người, cướp của, trộm cắp, thông gian, đánh
người thành thương, nhận hối lộ lạm dụng pháp luật, cháu con tố cáo
ông bà cha mẹ, thiếp tố cáo thê, nô tì tố cáo gia trưởng (Điều 306)không được chuộc bằng tiền
* Tội phạm:
- Quan niệm về tội phạm: Trong Hoàng Việt luật lệ không cóđịnh nghĩa về tội phạm Tuy nhiên, đã có sự phân loại tội phạm theokhách thể và hình phạt Việc phân loại tội phạm theo khách thể đượcbiểu hiện trong các quyển như Luật Lại, Luật Hộ, Luật Lễ, Luật Binh,Luật Hình, Luật Công trong nhóm tội Thập ác, đạo tặc thượng Việcphân loại tội phạm theo hình phạt như: tội xuy, tội trượng, tội đồ, tộilưu, tội tử (Điều 1, Điều 30 Danh lệ)
- Vấn đề lỗi: Hoàng Việt luật lệ có sự phân biệt giữa phạm tội vô
ý với cố ý, chủ mưu và tòng phạm, phân biệt các giai đoạn phạm tộicũng như hậu quả phạm tội để xác định trách nhiệm hình sự
Trang 24- Các giai đoạn thực hiện tội phạm: Hoàng Việt luật lệ phân chiacác giai như: Mưu đồ, tổ chức, thực hiện đã hành động, chưa hànhđộng, đã thành, chưa thành Với quan niệm rằng, mưu là phải có từ 2người trở lên, nếu là mưu của một người thì phải biểu hiện qua hànhđộng, vì vậy cần trừng phạt từ mưu đồ nhằm ngăn ngừa hậu quả gây
ra cho gia đình và xã hội (các điều 223, 251 - 255)
+ Đồng phạm: Hoàng Việt luật lệ phân biệt giữa chính phạm vàtòng phạm (khởi xướng, a tòng) Kẻ chủ mưu, ý đồ, tạo ý, đầu nậu,khởi xướng đều bị coi là chính phạm Người tham gia, thừa hành,
hành động hoặc không hành động, chia của, che giấu, xúi giục, giúp
đỡ, cùng thực hiện đều bị coi là tòng phạm (Điều 29) Bộ luật còngiải thích thêm một số khái niệm như: tội đồng (tội như nhau), đồngtội (cùng tội) Đồng phạm theo Hoàng Việt luật lệ là cùng phạm tội,gồm chính phạm và tòng phạm Chính phạm xử nặng hơn tòng phạm
1 bậc, sự phân biệt này bao hàm nguyên tắc "cá thể hoá hình phạt"
* Các nhóm tội phạm cụ thể:
Hoàng Việt luật lệ chủ yếu chia thành các nhóm tội: Thập ác,Dao tặc, Nhân mạng, Dau au, Lăng mạ, Hối lộ, Trá ngụy, Phạm gian,Tap phạm và các nhóm tội khác.
- Thập ác tội: Được quy định cụ thể trong Điều 2, bao gồm:
+ Muu phản: Muu làm sụp đổ xã tắc Xã tac là chỉ vua Xã là thầnđất đai, tắc là thần ruộng lúa
+ Muu đại nghịch: Muu phá tông miếu, lăng tẩm và cung điện
của vua
+ Mưu phiến (Mưu bạn ): Mưu phản bội Tổ quốc đi theo nước khác
+ Ác nghịch: Đánh hay giết ông bà nội, cha mẹ, ông bà ngoại,
chú, bác, cô, anh chị của ông nội; đánh hay giết chồng
+ Bất đạo: Giết 3 mạng người trong một gia đình hoặc cắt taychân người sống, chế thuốc độc bùa mê, hung ác, tàn nhãn, phá tanchính đạo.
+ Đại bất kính: Ăn cắp đồ vua dùng để cúng tế, những đồ vật
Trang 25trong xe vua đi; ngụy tạo con dấu của vua, chế thuốc vua dùng khôngtheo toa chính; lầm lẫn đề nghị phong chức; vật thực cấm dùng vẫnnấu cho vua ăn, thuyền vua đi mà lơ là không sửa cho chắc.
+ Bất hiếu: Tố cáo, chửi mắng ông bà cha mẹ, ông bà nội bênchồng; chia của, nuôi dưỡng cha mẹ thiếu sót; đang để tang cha mẹ
mà tự cưới hỏi, hưởng nhạc vui chơi, mặc đồ khác tang phục; nghe tinông bà cha mẹ chết mà giấu tang, không tổ chức lễ tang; nói dối ông
bà cha mẹ chết
+ Bất lục (bất mục - mất hoà thuận): Mưu giết, bán người thân
thuộc trong cửu tộc từ hang ti ma trở lên; đánh, tố cáo chồng, tôn
trưởng hoặc đại công trở lên
+ Bất nghĩa (bội nghĩa): Giết quan tri phủ, tri châu, tri huyện ở diaphương; lính giết quan chỉ huy; lại, tốt mà giết ngũ phẩm trưởngquan; học trò giết thầy; vợ nghe thấy tang chồng mà giấu không tổchức tang lễ, tự vui chơi, mặc khác tang phục, cải giá
+ Nội loạn (rối loạn trong gia đình): Gian dâm với thiếp của ông,cha; gian dâm trong họ nội, ngoại từ hàng tiểu công trở lên
- Đạo tặc (giặc cướp): Là nhóm tội phạm đặc biệt nghiêm trọng,được quy định từ Điều 223 đến Điều 250, quyển 12, 13, phân loạithành 3 cấp: đạo tặc thượng, đạo tặc trung và đạo tặc hạ
+ Đạo tặc thượng: Gồm các tội:
* Muu phản (Điều 223): Hoàng Việt luật lệ quy định tăng nặng
hình phạt và mở rộng đối tượng bị áp dụng hình phạt Trừng phạt lênđến 5 đời trong gia đình cửu tộc cùng với những người ở trong nhàchính phạm, người bệnh nặng, tàn phế, người già trên 90 tuổi, phụ nữ,trẻ em
* Phản nước theo giặc (Điều 224)
+ Ăn trộm đồ của vua, ăn cắp ấn tín ở các nha môn không chiathủ, tùng đều bị chặt cổ (các điều 226, 227, 228)
* Các tội trộm tài sản công như: Trộm kho của vua, trộm chìakhoá cổng thành ở Kinh hoặc các phủ, châu, huyện, trấn, trộm khoá
Trang 26thương khố, trộm quân khí, trộm trong vườn lăng Căn cứ vào mức độ
vi phạm xử trượng, đồ, lưu, tử; bổ sung hình phạt xâm chữ vào mặt và
áp dụng nguyên tắc "tính tang luận toi" (các điều 229, 234)
* Bao trộm, cướp: Trộm mà giết người, đánh người thành thương,phóng lửa đốt nhà, đánh cướp ngục, gian dâm, có tổ chức đông người(50 người trở lên) hoặc đánh cướp trên sông, trên biển Các tội nàyhầu hết xử chém bêu đầu (Điều 235)
Nhìn chung, phạm đạo tặc thượng đều xử tử và áp dụng nguyêntắc truy cứu trách nhiệm hình sự liên đới, không phân biệt thủ tùng.Trộm tài vật công đều bị trừng phạt nghiêm khắc
+ Đạo tặc trung: Các tội trộm cướp trong dân gian như cướp tù,cướp giật, trộm cắp (Điều 236 - Điều 240) Các tội như ăn trộm ngựa,trâu, súc sản, lúa thóc ngoài đồng, căn cứ vào trị giá tang vật xử theotội trộm.
+ Dao tặc ha: Các tội như: thân thuộc ăn trộm của nhau, doa nat
để lấy của, lừa dối để lấy của, đào mả, cùng mưu đi ăn trộm, bántrộm lương dân làm nô tì, chứa chấp trộm cắp, cướp người, ban đêm
vô cớ xông vào nhà người ta, cạo bỏ chữ xâm Các tội này căn cứ vào
mức độ vi phạm xử trượng, đồ, lưu, tử Riêng tội đào mả trừng phạtrất nghiêm khắc (Điều 241 - Điều 248)
- Nhân mạng (giết người): Nhóm tội được quy định trong Quyển
14 gồm 20 điều (Điều 251 - Điều 270) Phạm tội cố ý giết người như:
Muu siết người đã hoàn thành bi xử chém giam chờ nhưng con cháugiết ông bà cha mẹ và tôn trưởng, giết ba người trong một nhà, giết
người dã man đều bị lăng trì (các điều 253, 256, 257); giết sứ giả củavua, giết trưởng quan đều xử chém (các điều 252, 258, 259); giếtngười với lỗi vô ý bị xử trượng, đồ hoặc lưu (Điều 262)
- Đấu ẩu (đánh nhau): Nhóm tội được quy định trong Quyển 15gồm 22 điều (Điều 271 - Điều 292) Theo Điều 271, đánh nhau vớingười bằng tay chân, không gây thương tích xử 20 roi Nếu gây
thương tích thì tuỳ hậu quả mà hình phat được quy định chi tiết trongđiều luật này Nhóm tội đấu ẩu chủ yếu căn cứ vào hành vi và hậu
Trang 27quả để lượng hình Tuy nhiên bộ luật cũng căn cứ vào thứ bậc, địa vịtrong gia đình và xã hội để tăng hoặc giảm hình phat Vi du: dân đánhtri phủ, tri huyện; nô tì đánh chủ bị chém (Điều 283); vợ đánh chồng
bị phạt 100 trượng (Điều 284); con cháu đánh ông bà cha mẹ bị xửchém (Điều 288)
- Lăng mạ (chửi mắng): Nhóm tội phạm xâm hại đến danh dự,nhân phẩm của con người gồm 8 điều (Điều 293 - Điều 300) Luậtquy định “phàm mắng người thì phạt 10 roi, cùng mắng nhau thì môingười bị phạt 10 roi” Tuỳ thuộc vào địa vị xã hội và gia đình củangười phạm tội và người bị hại mà hình phạt được quy định khácnhau Vi du: Mang sứ giả của vua phạt 100 trượng; dân mắng tri phủ,tri huyện phạt 100 trượng; nô tì mắng gia trưởng bị xử giảo giam chờ;con cháu mắng ông bà cha mẹ bị giảo; vợ cả mắng chồng, vợ lẽ mắng
vợ cả bị phạt 100 trượng
- Hối lộ (nhận của đút lót): Được quy định từ Điều 312 đến Điều
320 gồm 9 điều, chủ yếu trừng phạt quan lại nhận tiền của, sáchnhiễu dân, làm hại phép nước
- Trá nguy (man trá, giả mạo): Là nhóm tội về man trá, giả mạo
ấn tín, giấy tờ, danh chức, lén đút tiền, ngụy tạo vàng bạc Các tội này
bị trừng phạt nặng, thường bị phạt đồ, lưu, tử Các trường hợp giảmạo khác như: giả mạo tên họ, giả bệnh tật để trốn tránh việc khó,giả chết, lập kế dụ người khác phạm pháp rồi xúi người tố cáo, tộiphạm tự gây thương tích tàn tật để khỏi bị tra hỏi, bị xử roi, trượng,
đồ căn cứ vào mức độ vi phạm Quan lại, lí trưởng không phát hiệnhoặc làm ngơ đều bị xử phạt
- Phạm gian (gian dâm): Là nhóm tội liên quan đến luân lí đạođức gia đình Mọi hành vi xâm hại đến tiết hạnh của người phụ nữ
đều bị ngăn cấm và trừng phạt, được quy định từ Điều 332 đến Điều
340 Theo đó, có phân biệt 3 loại: Cưỡng gian phạt giảo giam chờ,hoà gian phạt 80 trượng, điêu gian phạt 100 trượng Trường hợp giandâm với con gái 12 tuổi trở xuống, dù hoà đồng cũng buộc theo tộicưỡng gian (Điều 332) Các trường hợp con cháu phạm gian với thiếp
Trang 28của ông, chú, bác; người làm công, nô tì phạm gian với con gái, vợcủa gia trưởng bị xử chém (các điều 334, 336); quan chức và quândân gian dâm với vợ quan chức bị xử giảo giam chờ (Điều 332).
- Tạp phạm: Được quy định từ Điều 341 đến Điều 351 gồm 11điều như: Tội phá đình phạt 100 trượng, lưu 3000 dặm và buộc phải
tu sửa lại; đánh bạc ăn tiền phạt 80 trượng, người khai trương sòngbạc đồng tội, song bạc sung công; quan chức mà đánh bạc thì tăng 1bậc tội Bộ luật còn quy định các trường hợp tạp phạm khác: khôngcần thận củi lửa để cháy nhà, quan lại nhắn gửi che chở tình riêng bẻcong pháp luật.
- Các nhóm tội khác:
+ Nhóm tội vi phạm chế độ quan chức quản lí hành chính, tập ấm,tuyển quan, phong tước, tín bài, tiến cử, gian đảng, ấn tín, đi sứ, phạmhuy, thi hành công vụ, giảng đọc luật lệnh (Điều 46 đến Điều 72).+ Các vi phạm về dân sự, ruộng đất, nhà ở, cưới gả (Điều 73 đến109) Các vi phạm về thương khố, chính sách thuế, lương, tiền, vàngbạc, thu chi trái phép, vận chuyển tài sản nhà nước, kho chứa, trốnthuế (Điều 110 đến Điều 133)
+ Các vi phạm về tế tự, nghi chế, lăng tầm các đời vua, chế thuốc,
y phục, đồ dùng của vua; nhà cửa, y phục sai luật, lạy cha mẹ, săn sóccha mẹ già, chôn cất (Điều 139 đến Điều 164)
+ Các tội phạm về quân sự lưu thông: canh gác nơi vua ở, quân
đội, quân nhân, quân khí, đào ngũ, trạm xét, giấy thông hành, do
thám, biên giới, bưu dịch công văn, trạm dịch, huấn luyện ngựa (Điều
165 đến Điều 222)
+ Các vi phạm về tư pháp xét xử: Vượt kiện, nặc danh, không thụ
lí hồ sơ, vu cáo, khám xét, giam cấm, ngược đãi tù nhân, tra khảo,
khám nghiệm, đối chất, xét án, ân xá, xử tội không đúng, nhận hối lộ
(Điều 301 - Điều 320) (Điều 352 - Điều 388)
+ Các vi phạm về xây dựng, đê điều: Tự tiện xây dựng, lãng phívào xây dựng, sửa sang kho chứa, lén làm vỡ đê, xâm chiếm lòng lềđường, cầu cống, đường sá (Điều 389 - Điều 398)
Trang 29b Những quy định trong lĩnh vực dân sự
* Về sở hữu
Trong Hoàng Việt luật lệ, có khoảng 40 điều quy định về tài sảncủa nhà nước, 12 điều về thuế và 22 điều về sở hữu của cá nhân và hộgia đình Theo đó, sở hữu chủ yếu gồm hai loại: Sở hữu công thuộc
nhà nước và thuộc các làng xã; và sở hữu tư của cá nhân và hộ giađình Tuy nhiên, chỉ có Vua mới có quyền thay đổi, điều chỉnh về sởhữu.
học, các mỏ
+ Tài sản thuộc sở hữu của làng xã bao gồm công điền công thổ,thân minh đình, hồ, ao, tài sản chung của làng Làng xã trực tiếp chia
ruộng cho dân lĩnh canh va nộp thuế
Mọi hành vi xâm hại đến tài sản công đều xử tăng nặng và bồithường thiệt hại (các điều 233, 234, 127, 117)
- Sở hữu tư:
Tài sản tư gồm: Nhà ở, ruộng đất, đồ thờ cúng, đồ gia dụng, giasúc gia cầm, thóc lúa Quyền tư hữu còn được thể hiện trong cácgiao dịch dân sự: mua bán, cầm cố, cho vay, thừa kế, cũng như tráchnhiệm bồi thường thiệt hại Nhà nước bảo hộ sở hữu tư nhân, mọihành vi xâm hại đều bị trừng phạt nghiêm (Điều 237 - Điều 240).Điều 136 quy định 3 trường hợp liên quan đến việc xác định chủ
tài sản như sau: Cua rơi: ai nhặt được thì trong hạn 5 ngày phải đưađến cửa quan Của nhà nước thì trả cho nhà nước; của tư nhân cóngười đến nhận, lấy 1/2 thưởng cho người nhặt được còn 1/2 trả cho
Trang 30chủ Trong 30 ngày không ai đến nhận thì thuộc về người nhặt Vàng
bạc chôn giấu dưới đất mà đào được thì cho phép sử dụng không phảibáo quan Đồ cổ, chung đỉnh, phù ấn là những vật khác thường, dânkhông có quyền sử dụng, phải nộp cho nhà nước
Người bị rối loan tinh thần, người điên dù bệnh có thuyên giảmcũng không có quyền kết ước Họ luôn bị quản chế bởi người thântrong gia đình, gia tộc (Điều 261 Điều lệ 12)
- Về phân loại:
+ Khế ước đoạn mại (bán đứt): Điều 87 quy định: "Người bán và
người mua sau khi thoả thuận, người bán giao vật, người mua giaotiên Sau khi chuyển quyền, mọi sự tranh chấp déu bị nghiêm trị"
Đã bán đứt thì không được chuộc lại Luật Gia Long cũng dự liệutrường hợp "thực khế hư tiền" như Luật Hồng Đức: “Văn ban đãtrao cho người mua nhưng người mua chưa trả tiền thì quyền sở hữukhông được coi là đã chuyển dịch cho người mua" (Điều 87) Văn
Trang 31bản mua bán nô tì được gọi là Hồng khế hoặc Bạch khế (Hồng khế
là nô tì do nhà nước bán, Bạch khế là nô tì mua bán thông thường)
Nô tì đã bị bán thì thân phận của họ phụ thuộc vào chủ
+ Khế ước điển mại (bán tạm, bán độ, bán đỡ, bán đợ, bán có thờihạn): Theo Điều 89, người chủ có quyền chuộc lại tài sản điển mạicủa mình theo niên hạn phi trong van bản Nếu han đã hết mà chu
không có khả năng chuộc lại thì người mua tạm thời vẫn được phép
cai quản
+ Khế ước thuê mướn: Chủ yếu quy định về hợp đồng thuê mướnnhân công và thuê mướn đồ vật (Điều 93) Theo Điều 283: “Thuêmướn nhân công, trả tiên công trong hạn năm, nếu trong hạn mà bỏtrốn thì phạt 80 trượng và bắt giao về bản chủ thuê để làm việc”
+ Khế ước vay nợ: Nội dung ghi rõ mức lãi, thời hạn trả và việc
bắt nợ Mức lãi tối đa là 3% tháng Dù thời gian vay là 5 năm hay 10năm cũng chỉ tra 1 vốn, 1 lời Ví du: 1 lạng bac, áng mỗi tháng 3 phânđồn lời sau 23 tháng ngang bằng với vốn, dù năm tháng có nhiều thìcũng chỉ trả 2 lạng bạc Thời hạn trả, sái hẹn ngoài 3 tháng mới bị phạt
theo 3 hạng: Từ 5 lượng trở lên phạt từ 10 - 40 roi; Từ 50 lượng trở lên
phạt 20 - 50 roi; Từ 100 lượng trở lên phạt 30 - 60 roi Trễ thêm 1tháng tăng 1 bậc tội; quá 6 tháng trở lên là hết hạn, phải truy thu tiềnvốn và lời trả cho chủ Việc bắt nợ thuộc thẩm quyền giải quyết củanha môn cấp tỉnh và mức độ phạt tuỳ theo số lượng tài sản (Điều 23).Tuy nhiên, Luật cấm bắt nợ bằng cưỡng đoạt gia sản, cấm bat thê,thiếp, con gái, con trai của con nợ để trừ nợ; cấm giám lâm, quan lạitrong địa hạt của mình đưa tiền cho dân vay và cầm đồ của dân để lấylời (Điều 134)
+ Khế ước cầm cố (điển cố): Theo Điều 95 có hai hình thức làcầm cố tài sản để đảm bảo số nợ và cầm đợ người để trừ nợ Tài sảncầm cố có thể là ruộng đất, đầm ao, đồ gia dụng Cầm đợ người là đi
ở đợ và phải lao động theo thời gian để trừ nợ
- Về sự tiêu huỷ khế ước: Bao gồm các trường hợp cụ thể như:Khế ước kết lập trái phép như bán trộm, đổi trộm, mạo nhận thì khôi
Trang 32phục lại quyền chủ sở hữu (Điều 87); trường hợp bất khả kháng hoặc
do hoàn cảnh khách quan mang lại mà không thể thực hiện khế ướcnhư: hoả hoạn, thiên tai, bệnh dịch, trộm cướp, đạo tặc, không thựchiện được khế ước; khế ước kết lập do bị cưỡng bách, doa nat, dối gat
(các điều 187, 137, 242, 243, 283, 317) Khế ước trái với đạo nghĩagia đình như bán đồ thờ cúng, ruộng đất hương hoả, nhà thờ tổ tông
* Trách nhiệm dân sự:
Trong Hoàng Việt luật lệ, trách nhiệm dân sự được đề cập trong 3trường hợp: do vi phạm hợp đồng, do gây thiệt hại, bổ sung cho tráchnhiệm hình sự.
- Trách nhiệm bồi thường dân sự do vi phạm khế ước
Các vi phạm hợp đồng chỉ phải bồi thường khi đã gây ra tổn hại
Có thể dén bồi bằng vật hoặc bằng tiền theo mức trung bình, có thểtiếp tục thực hiện nghĩa vụ đã cam kết, có thể khôi phục quyền sở hữuhoặc họ tự thoả thuận với nhau, chính quyền chỉ can thiệp khi có
tranh chấp Cá biệt, nếu thiệt hại xảy ra do thiên tai, địch hoa, lụt lội
có thể miễn giảm trách nhiệm dân sự
- Trách nhiệm bồi thường dân sự do gây thiệt hại:
+ Người có hành vi mình trực tiếp gây thiệt hại như: bỏ bê, làm
mất, làm hư hao, chặt phá đồ của quan thì trả cho quan; liên hệ đếndân thì trả cho chủ (các điều 23, 91, 135)
+ Thầy thuốc hành nghề gây tổn hại đến sức khoẻ, mạng sống củabệnh nhân bị cấm hành nghề y, cho chuộc tội bằng tiền, cấp cho giađình nạn nhân (các điều 206, 266)
+ Gia trưởng phải bồi thường cho những hành vi gây thiệt hại củacon cháu trong gia đình, bị phạt vạ, đền sính lễ (các điều 21, 94, 109,269).
Trường hợp đặt bãy săn thú, bắn cung tên, xe ngựa vô ý hại người
xử giảm nhẹ và phải bồi thường thiệt hại Súc vật thả phá hoại hoamàu hoặc cắn người, chủ bị phạt roi và phải bồi thường thiệt hại (cácđiều 207, 208, 267)
- Trách nhiệm bồi thường dân sự do hành vi phạm tội gây nên:
Trang 33Các tội thường có trách nhiệm bồi thường bổ sung như: trộmcướp, hối lộ, đánh người, giết người, quan chức lợi dụng địa vị chiếmtài sản công hoặc tư, vô ý gây bị thương, chết người, cố ý đốt nhà
người khác (các điều 23, 271, 131 — 313 ); giặc trộm, nhân mang,tạp phạm (các điều 124, 125) Pháp luật còn quy định trách nhiệmnuôi bảo cô, nghĩa là có lỗi nên phải nuôi dưỡng, cấp dưỡng, chữachạy cho nạn nhân (Điều 20 - Điều 50)
- Các trường hợp tăng, giảm, miễn trách nhiệm dân sự:
+ Bồi thường tăng nặng chỉ áp dụng trong trường hợp mà hành vi
vi phạm mang tính hình sự, gây thiệt hại nặng nề cho nạn nhân hoặctái phạm cố ý như: cắt lưỡi; tuyệt đường sinh sản, xử trượng, lưu, vàphải đền bồi 1/2 gia sản; xâm phạm tài sản công; tái phạm nhiều lần;giết người dã man, chặt tay chân người còn sống (các điều 271, 256,257)
+ Bồi thường giảm nhẹ áp dụng trong trường hợp có sự lầm lỡ, vô
ý gây hại, phụ nữ phạm tội nhẹ (tạp phạm), vợ quan chức hoặc nhữngngười quá nghèo khổ Trường hợp thân thuộc vi phạm thì xử theo luậtgia đình (Điều 261)
+ Miễn trách nhiệm dân sự áp dụng trong trường hợp được Hoàng
đế đặc xá, ân xá, tài sản đã tiêu xài hết mà phạm nhân đã chết thìkhông truy thu, người không có tai sản hoặc do thiên tai dich hoa thì
cũng được miễn (các điều 23, 135)
* 'Thừa kế
Nội dung được quy định tại các điều 76, 82, 83, 87 và được bổsung bằng một số điều lệ Điểm khác biệt của Hoàng Việt luật lệ quyđịnh về thừa kế là dé cao vai trò của trưởng nam, thừa nhận quyềnthừa kế của con trai, con gái chỉ có quyền khi trong gia đình không
có con trai Bộ luật không quy định quyền thừa kế của người vợ Tuy
nhiên, trong một số trường hợp, Luật Gia Long vẫn cho phép căn cứvào “luật cũ" ma xử
- Thừa kế theo di chúc
Luật Gia Long quy định: “Nếu ông bà, cha mẹ đã di chúc chia
Trang 34của thì tôn trưởng cũng không được di thưa Kiện”.
Về thời điểm mở thừa kế, Luật định rằng: “Đang lúc còn để tang,cha mẹ ma anh em tách hộ khẩu, chia hẳn gia sản thì phat 80trượng” Như vậy, thời điểm phát sinh thừa kế theo Hoàng Việt luật
lệ phải là sau khi để tang cha mẹ 3 năm
- Thừa kế theo pháp luật:
Về thừa kế tự sản: La thừa kế tài sản dùng để tế tự, thờ cúng tổtiên và kế truyền dòng dõi theo nội tộc Thứ tự ưu tiên là: Trưởng tửdòng đích, nếu trưởng tử chết thì cháu đích tôn thay cha thừa trọng đểthờ cúng tổ tiên; con kế dòng đích; con dòng nhánh; lập đích tử trong
“Chiêu mục tương đương"? nếu không có con trai Luật cũng chophép một người con được thừa kế tự sản hai nhà Nếu vi phạm trật tự
thừa kế trên phải chịu chế tài theo luật định (Điều 37) Nếu trong thân
thuộc không có người đáng được thừa kế tự sản thì con gái được thừa
kế (Lệ 2 Điều 83) Nếu người lập tự không bằng lòng với con lập tựhoặc có hiém khích thi cho phép trình quan ti để lập người khác.Thừa kế tài sản thông thường: Chủ yếu được quy định một cách
gián tiếp ở các điều 82, 83
Về diện và hàng thừa kế: Chủ yếu là con trai với phần thừa kếbằng nhau, không phân biệt con vợ cả, con vợ lẽ, con nô tì (Lệ 1 Điều83) Con nuôi hoặc con rể được cha mẹ yêu dấu có thể "châm chướccho tài san", con thừa tự không được phép can thiệp Nếu không cócon thì hàng thừa kế thứ 2 là các thân thuộc trong gia tộc Nếu không
có con gái thì cho phép quan địa phương trình lên thượng ti tính toánhợp lí việc sung công (Điều 83)
Như vậy, Luật Gia Long không ghi nhận quyền thừa kế của congái như Luật Hồng Đức nhưng cũng không có quy định nào cấm con
(1) Chiêu mục tương đương: Là một cổ lệ có từ thời nhà Chu Trung Quốc, được ghi rõ trong sách Lễ Kí (Vũ Văn Mẫu, Cổ luật Việt Nam thông khảo, tr 241).
Theo Khâm định Đại Nam Hội điển sự lệ, "người nào không có con thì cho lấy cháu gọi bằng chú, bác "đồng tông" và về vai bậc, về thế tương đương làm người thừa kế"
(Tập 11, tr 278).
Trang 35gái được hưởng thừa kế.
c Những quy định trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình
* Hôn nhân
Những quy định về hôn nhân trong Hoàng Việt luật lệ được trìnhbày từ Điều 94 đến Điều 109, Quyển 7 phần Hộ luật
- Về kết lập hôn nhân: Có 2 điều kiện cơ bản sau đây:
+ Điều kiện về nội dung: Lệ I Điều 94 quy định rõ về vai trò củachủ hôn: “Cưới gd déu do ông bà, cha mẹ làm chủ hôn Nếu không cóông bà, cha mẹ thì do những người thân thuộc khác làm chủ hôn Congái đến tuổi lấy chéng mà cha đã chết thời mẹ làm chủ hôn” Trong
đa số các trường hợp vi phạm chủ hôn phải chịu chế tài Quy định đócho thấy vai trò quyết định của cha mẹ và gia đình trong việc kết hôn
Điều 109 quy định: "Nếu con trai dưới 20 tuổi và con gái chưa chồngthì không có quyền tự chủ trong việc cưới xin Trường hợp kết hôntrái luật chỉ xử phạt chủ hôn” Tuy nhiên, Điều 94 quy định trườnghợp ngoại lệ được pháp luật thừa nhận khi con cháu thành hôn màchưa có ý kiến của ông bà, cha mẹ khi làm ăn buôn bán hoặc làmquan ở xa nhà Quy định này phù hợp với điều kiện lãnh thổ rộng lớn,
đi lại khó khăn, và Luật Gia Long đã phần nào công nhận ý chí củachủ thể kết hôn Hoàng Việt luật lệ còn có quy định cấm cha mẹ hứahôn cho con cái khi dang còn là bao thai.
+ Điều kiện về hình thức:
Lễ đính hôn: Luật quy định, sau lễ đính hôn phải có “Hôn thu”hoặc đã trao nhận LỄ nạp hi thì hôn nhân mới có giá trị về pháp luật;hứa gả có văn bản mà đổi ý phạt chủ hôn 50 roi, nhà gái đã nhận đồsính lễ mà thay đổi cũng xử như vậy (Điều 94)
Lễ cưới: Hoàng Việt luật lệ không quy định nghi thức lễ cưới màcho phép căn cứ vào lễ nghi truyền thống Luật chỉ quy định thời hạntối đa giữa lễ đính hôn và lễ cưới là 5 năm; người con gái không cólỗi mà nhà trai không chịu cưới, quá hạn cho phép trình quan cho đicải giá, nhà trai không được đòi tiền sính lễ
- Các trường hợp cấm kết hôn:
Trang 36+ Cấm kết hôn trong họ hàng thân thuộc, bao quát rộng ngoài 5
bậc tang (Điều 100 - Điều 102)
+ Cấm kết hôn khi mất trật tự thê thiếp: Phàm đem thê làm thiếpphạt 100 trượng Vợ cả còn sống mà đem vợ lẽ làm vợ cả phạt 90
trượng sửa lại cho đúng Đã có vợ cả mà cưới người khác về làm vợ
cả thì xử 90 trượng buộc phải li di (Điều 96)
+ Cấm quan cưới phụ nữ bộ dân làm thê thiếp (Điều 103, Điều183) Quy định này có lẽ nhằm tránh sự lạm dụng quyền thế của các
quan cưỡng ép lấy con gái nhà lành hoặc gia đình nhà gái lợi dụng
hôn nhân chi phối quan quyền
+ Cấm nô tì lấy dân tự do (Điều 107) Quy định này thể hiện rõquan điểm đẳng cấp
+ Cấm sư nam, đạo sĩ kết hôn (Điều 106): Tăng, đạo cưới thêthiếp phạt 80 trượng, buộc phải hồi tục, chủ hôn nhà gái đồng tội, bắt
li di.
+ Cấm cường hao cưỡng đoạt đàn bà, con gái làm vo (Điều 105):
Cường hào y thế hung hăng cưỡng đoạt vợ con nhà lương thiện hoặc
không qua lễ hỏi cưới chiếm con gái người ta làm thê thiếp xử treocổ
+ Cấm cưới phụ nữ phạm tội chạy trốn (Điều 104): Phụ nữ phạm
tội chạy trốn mà cưới xử tăng 2 bậc tội Người biết chuyện mà vẫncưới xử như người phạm tội
+ Cấm lừa dối trong hôn nhân (Điều 94, Điều 95): Nhà gái lừa
đối trong hôn nhân chủ hôn bị phạt 80 trượng Nếu nhà trai lừa dối
tội tăng thêm 1 bậc phat 90 trượng, nhà gái không phải trả lễ vật Dathành hôn rồi thì cho li di (các trường hợp như mạo con nuôi thànhcon đẻ, mạo trá con tật nguyền, mạo trá anh chị em; chồng đem thê
thiếp mạo nhận làm chị, em cho người khác làm thê thiếp )
+ Cấm mệnh phụ phu nhân cải giá (Điều 98): Nếu mệnh phụphu nhân (vợ quan chức) mà chồng chết, tuy mãn tang mà tái giáphat 80 trượng, truy thu bằng sắc vua khen trước đây, bắt phải li di
- Một số trường hợp vi phạm nhưng hôn nhân được chấp nhận sau
Trang 37khi chịu chế tài (Điều 94, Điều 95):
+ Kết hôn khi có tang cha mẹ hoặc tang chồng, chủ hôn bị phạt
100 trượng (tang 27 tháng); nếu tang ông bà, chú, bác, anh em màcưới ga phạt 80 trượng (tang 12 tháng), không phải li di
+ Kết hôn khi ông bà, cha mẹ đang bị giam cầm tù tội, cháu con
tự ý phạt 80 trượng, nếu cưới ga làm thiếp phạt 60 trượng Nếu ông
bà, cha mẹ cho phép thì không được tiệc tùng kéo dài nếu trái xử 80
+ Về quan hệ nhân thân: Vợ chồng có những nghĩa vụ sau:
* Nghĩa vụ đồng cư: Theo Điều 108, nếu vợ bỏ chồng mà trốn điphạt 100 trượng Nếu nhân trốn mà cải giá xử 100 trượng đồ 3 năm.Chồng đem gả bán nhân đó vợ bỏ trốn tự cải giá thì phạt treo cổ giamchờ Tuy nhiên, nếu “Chồng đi 3 năm không về, thì cho phép thưa lênquan, chấp chiếu cho ra di cải gid" (Điều 108 Lệ 2)
* Nghia vụ chung thuỷ: Tiết hạnh chủ yếu quy định đối với người
vợ, chồng có quyền gả bán vợ nếu vợ mắc tội thông gian (Điều 332).Tuy nhiên, cũng có một số điều hạn chế người chồng như: Chồngthông gian, cưỡng gian đều xử nặng tội (Điều 254)
* Nghĩa vụ tong phu: Người phụ nữ có nghĩa vụ theo chồng, hếtlòng vì chồng và gia đình nhà chồng Người vợ có nghĩa vụ để tangcha mẹ, họ hàng nhà chồng, thờ phụng tổ tiên bên chồng, tôn trọngtrật tự thê thiếp Vợ đánh, mắng xâm hại đến bề trên hoặc tôntrưởng bên chồng đều xử nặng Nếu chồng đánh vợ thành thương, vợ
có quyền xin li di nhưng phải được chồng đồng ý Vợ có nghĩa vu
để tang chồng 3 năm và có quyên thủ tiết tong phu, gia đình nhachồng và cha mẹ đẻ không được ép gả (các điều 284, 289, 290)
* Quyền và nghĩa vụ của người chồng: Người chồng có nghĩa vugiáo dục, dạy bảo vợ về nghi lễ thờ cúng gia tiên và nguyên tắc thờ
Trang 38cúng tại đền miếu Người chồng có quyền và nghĩa vụ quản chế vợtrong trường hợp mắc tạp phạm không phải giam cấm Chồng khôngđược bỏ vợ trong trường hợp "Tam bất khứ”, không nên bỏ nếu vợ
phạm phải "Thất xuất"
+ Về quan hệ tài sản: Hoàng Việt luật lệ không quy định về tàisản riêng của vợ, người vợ phụ thuộc vào chồng và gia đình nhàchồng Tuy nhiên trường hợp chồng chết, nếu là vợ quan chức thìđược hưởng một phần lương bổng của chồng
- Về chấm dứt hôn nhân:
Hoàng Việt luật lệ ghi nhận 3 loại nguyên cớ chấm dứt hôn nhân:
Do vi phạm những điều mà luật cấm kết hôn hoặc trường hợp kết hôn
bị lừa dối, nhầm lẫn; do một người bị chết va do li hôn Một số trườnghợp chấm dứt hôn nhân được nêu cụ thể như sau:
+ Do lỗi của người vợ: Vợ bỏ trốn khỏi nhà chồng (Điều 108)hoặc thông gian (Điều 332) chồng được quyền gả bán vợ Tuy nhiên,không được gả bán cho gian phu Vợ mưu sát chồng, đánh chửi cha
mẹ chồng, đánh chồng thành thương tật
+ Do lỗi của người chồng: Chồng bán vợ làm nô lệ, ép vợ thông
gian, gả bán vợ cho người khác làm thê thiếp, cho thuê hay cầm vợ,dùng vợ để gạt lừa tiền bạc, đánh vợ thành thương tật, bỏ vợ đi biệt
xứ 3 năm.
+ Do nghĩa tuyệt hoặc thuận tình: Đây là quy định khá tiến bộ của
Luật Gia Long va được giải thích như sau: “néu vợ chồng không cùng
ăn ý vui vé mà cả hai muốn li dị, tình thì không hiệp, ân đã lia thìkhông thể nào hoà lại được” Chiếu theo điều không nên bỏ, “Nghĩatuyệt”, cho phép họ li dị không bị phạm tội (Điều 284)
Điều 108 cua Hoàng Việt luật lệ cũng ghi nhận 3 trường hợpkhông nên bỏ (Tam bất khứ), đó là: Vợ đã để tang nhà chồng 3 năm(tang cha mẹ chồng), khi lấy nhau nghèo về sau giàu có và khi lấynhau có người thân thuộc, nay nếu bỏ không còn ai thân thuộc để trở
về Ba trường hợp này nếu cố tình bỏ thì xử 60 trượng, cho về đoàn
tụ Ngoài ra, Điều 108 còn quy định dù vợ phạm phải “Thất xuất”
Trang 39cũng không nên bỏ nếu không phải đã tuyệt nghĩa.
+ Về thủ tục li hôn: Việc li hôn đều trình lên quan ti, không được
tự tiện; hai bên có thể làm "tư ước" hoặc "văn thư" làm bằng
+ Hậu qua sau li hôn: Sau khi li hôn quan hệ nhân thân và tài sản
vợ chồng chấm dứt Người vợ trở về gia đình cha mẹ đẻ, vợ hoặcchồng có thể tái hôn, con cái chủ yếu sống với cha, luật không quyđịnh con cái sống với mẹ Trường hợp vợ có lỗi thì người vợ mất mọiquyền về nhân thân và tài sản Sau khi đã li hôn, nếu người phụ nữphạm tới cha mẹ, họ hàng, anh em chồng cũ thì xử như người thường(Điều 300)
* Gia đình
Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình:
Bộ luật Gia Long thừa nhận chế độ gia đình cửu tộc và định rõtang chế Ngũ phục trong phần đầu của Bộ luật Quan hệ cơ bản củagia đình được quy định như sau: Tính từ bản thân, bậc trên có cha mẹ,
ông bà, cu, ki; bậc dưới có con, cháu, chat, chit (gồm 9 thế hệ) Trong
cửu tộc theo hệ thống dọc và ngang còn có quan hệ thân thuộc họ
hàng như: bên nội, bên ngoại, bên vợ, bên chồng, trực hệ, bàng hệ,
dòng đích, dòng nhánh, huyết thống, nghĩa dưỡng Trong các mối
quan hệ đó, thực tiễn và luật pháp lấy gia đình 3 thế hệ làm trung tâmbao gồm: cha mẹ, vợ chồng và con cái (ông bà, cha mẹ, con cái)
Trong chế độ gia đình phụ hệ, vai trò của người đàn ông luôn
được luật pháp bảo vệ Từ pháp luật Lý, Trần, Lê đến triều Nguyễnquyền gia trưởng từng bước được đề cao Gia trưởng (ông, cha,chồng, trưởng nam) là trụ cột trong gia đình và đại diện cho gia đìnhtrước công quyền Người gia trưởng có nhiều quyền và nghĩa vụ đốivới gia đình, các quyền này được quy định tại các điều 82, 83, 94,
109 Hoàng Việt luật lệ như quyền về nhân thân, tài sản, quyền quyếtđịnh hôn nhân của con cái, quyền “rdy vợ” Mọi hành vi của ti ấu,
vợ, con, nô tì xâm hại đến gia trưởng đều bị xử tăng nặng
Tuy nhiên, luật cũng định rõ trách nhiệm của gia trưởng: “Néu mọi
người trong một nhà cùng phạm tội thì buộc tội một mình tôn trưởng
Trang 40Nếu phụ nữ vi phạm nghỉ lễ thờ cúng tong miếu thì bắt tội gia trưởng”,
“Nhà cua xây dựng trang trí trái với hình thức quy định thì buộc tộigia trưởng” (các điều 29, 43, 156); “Gia nhân cùng phạm tội che giấu,chỉ buộc tội mình gia trưởng” (các điều 358, 269); “Phàm đàn bàphạm toi trừ gian dâm va tội chết mới bị giam cấm, còn những tôi khácthì trách phạt rồi giao cho chồng y quản cố” Bên cạnh đó, Luật GiaLong còn điều chỉnh các mối quan hệ khác như: quan hệ anh chị em,
vợ cả, vợ lẽ, con chú, con bác, con dâu, con rể Mối quan hệ gia đìnhcòn được thể hiện trong chế độ để tang cũng như trong sơ đồ đại giađình "cửu tộc" Mối quan hệ giữa cha me và các con:
Hoàng Việt luật lệ điều chỉnh khá toàn diện các quan hệ giữa cha
mẹ với các con: Với con đẻ, con nuôi, con ngoài giá thú, con dâu, con
rể, con nhặt được, con cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha PhầnDanh lệ có giải thích khái niệm ba cha, tám mẹ là: cha đẻ, cha dượng
(kế phụ) và cha nuôi; đích mẫu (vợ cả, mẹ của trưởng nam), kế mẫu
(vợ kế của cha), từ mẫu (thiếp nuôi con vợ cả khi vợ cả đã chết),
dưỡng mẫu (mẹ nuôi), thứ mẫu (mẹ của anh em trai), nhũ mẫu (là
thiếp của cha chăm mình lúc bé), mẹ tái giá, me đã li dị Các kháiniệm cũng thể hiện rõ danh phận trong gia đình
- Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ:
Cha mẹ có các quyền và nghĩa vụ cơ bản như: nuôi dưỡng, giáodục, quyết định việc ăn ở, chia tách hộ khẩu, quyết định hôn nhân củacon cái với tư cách chủ hôn (Điều 82, Điều 109), thưa kiện con cháu(Điều 82, Điều 83) Trường hợp cha mẹ đánh con nếu con không quègãy hoặc không có tố cáo, thì luật pháp không can thiệp Cũng như cổluật Việt Nam nói chung, Luật Gia Long không quy định về quyền
giết con của cha mẹ
- Quyền và nghĩa vụ của các con:
+ Con cái có bổn phận làm tròn đạo hiếu Luật Gia Long quy địnhmột số nghĩa vụ cơ bản như: Phải vâng lời dạy bảo, phụng dưỡng ông,
bà, cha, mẹ, vi phạm điều này bị coi là mắc tội Thập ác Điều 307định rằng: "néu phụng dưỡng mà cố § làm thiếu sót xử phạt 100