1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI GIẢNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

138 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đầu tư Quốc tế
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế
Thể loại Bài giảng
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 2,09 MB

Nội dung

Nước tiếp nhận ODA cũng sẽ được yêu cầu từng bước mở cửa thị trường bảo hộ cho chính những danh mục hàng hoá mới của nước đưa vốn ODA; hoặc đưa ra các yêu cầu với những ưu đãi cho các nh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

BỘ MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ

BÀI GIẢNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

HÀ NỘI – 2022

Trang 2

Giới thiệu học phần ĐTQT

1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Môn học nghiên cứu sự di chuyển của dòng vốn trên phạm vi toàn cầu Về cơ bản, các hoạt động đầu tư này có thể do chủ đầu tư tư nhân hoặc chính phủ thực hiện, nhưng chủ yếu vẫn là dòng vốn của tự nhân, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia

Đầu tư quốc tế là việc các nhà đầu tư của một nước (tổ chức hoặc cá nhân) đưa vốn hoặc bất kỳ hình thức giá trị nào sang một nước khác để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác nhằm thu lợi nhuận hoặc đạt các hiệu quả kinh

tế xã hội

Dựa theo chủ đầu tư, các dòng vốn đầu tư quốc tế có thể chia thành hai nhóm: đầu tư phi tư nhân quốc tế và đầu tư tư nhân quốc tế Thứ nhất, đầu tư phi tư nhân quốc tế là hình thức đầu tư trong đó chủ đầu tư là các chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, các

tổ chức tài chính quốc tế, các tổ chức phi chính phủ Nhóm này gồm có hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các dòng chính thức khác, sẽ được làm rõ trong bài học của Chương 1 Thứ hai, đầu tư tư nhân quốc tế bao gồm 3 hình thức là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI), tín dụng quốc tế - sẽ được làm rõ trong bài học của Chương 2 và 3

Ngoài ra, một số nội dung liên quan tới mua bán và sáp nhập doanh nghiệp trong đầu

tư quốc tế, các hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài cũng thuộc phạm vi nghiên cứu của học phần này

2 Mục tiêu của học phần:

Mục tiêu chung:

Môn học nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về sự dịch chuyển vốn trên phạm vi toàn cầu, bao gồm bản chất, đặc điểm và các hình thức của Đầu tư quốc tế Học phần giúp sinh viên nắm được các yếu tố quyết định lưu chuyển Đầu tư quốc tế; biết được những tác động của Đầu tư quốc tế đối với nền kinh tế thế giới và các nước tham gia đầu tư, trong đó đặc biệt đối với Việt Nam

Mục tiêu cụ thể:

+ Về Kiến thức: Trang bị cho sinh viên các kiến thức nền tảng về hoạt động đầu tư quốc

tế, thông qua nghiên cứu các hình thức đầu tư quốc tế cơ bản gồm ODA, FDI và FPI; hoạt động mua bán và sáp nhập xuyên biên giới; và xúc tiến đầu tư nước ngoài

+ Về Kỹ năng: giúp sinh viên có khả năng phân tích, đánh giá ưu nhược điểm của từng hình thức đầu tư, các cách thức tiến hành hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài và tiến tới có khả năng tư vấn về chiến lược chính sách và hoạt động xúc tiến đầu tư quốc tế cho cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp

+ Về Thái độ: giúp sinh viên nâng cao khả năng tư duy giải quyết vấn đề, chủ động cập nhật kiến thức thực tế gắn liền với nội dung môn học, tích cực tham gia thảo luận và làm việc nhóm

Trang 3

3 Cấu trúc nội dung học phần

Để đạt được các mục tiêu của môn học, nội dung học phần gồm 5 chương:

❖ Chương 1: Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

Nghiên cứu (i) bản chất của dòng vốn ODA (ii) vai trò của ODA đối với nước đi đầu tư

và nước nhận đầu tư, (iii) những mặt hạn chế của ODA và (iv) tình hình tiếp nhận ODA của Việt Nam trong những năm gần đây

❖ Chương 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):

Nghiên cứu (i) bản chất của dòng vốn FDI, (ii) một số lý thuyết về FDI, (iii) vai trò và hạn chế của FDI đối với nước tiếp nhận đầu tư, (v) các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút FDI và (vi) tình hình thu hút FDI vào Việt Nam trong những năm gần đây

❖ Chương 3: Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) và các hình thức đầu tư quốc tế khác

Nghiên cứu (i) bản chất của FPI, (ii) vai trò của FPI, chỉ trích FPI, (iii) các hình thức đầu tư quốc tế khác (tín dụng thương mại)

❖ Chương 4: Mua lại và sáp nhập (M&A) trong hoạt động đầu tư quốc tế

Nghiên cứu (i) bản chất M&A nói chung và M&A xuyên biên giới nói riêng (ii) ảnh hưởng của M&A đối với doanh nghiệp, và (iii) các phương thức tiến hành hoạt động M&A

❖ Chương 5 Xúc tiến đầu tư nước ngoài

Nghiên cứu (i) bản chất của XTĐTNN, (ii) cơ quan XTĐTNN, (iii) các nội dung hoạt động cơ bản của XTĐTNN

5 Tài liệu tham khảo:

Giáo trình, tài liệu gồm có:

- Bài giảng Đầu tư quốc tế - BM Kinh tế quốc tế

- Giáo trình Đầu tư quốc tế PGS.TS Vũ Chí Lộc Đại học Ngoại thương

- Một số văn bản pháp luật: Luật Đầu tư 2020,

Một số trang web thông tin:

- mpi.gov.vn/ (Báo cáo Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

- data.oecd.org (ODA) (OECD: Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế - gồm các

nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới như Mỹ, Canada, các nước Tây Âu…cung cấp lượng lớn ODA trên thế giới)

- UNCTAD.org (World Investment Report, FDI): Báo cáo Đầu tư Thế giới (World Investment Report) của UNCTAD (Hội nghị LHQ về Thương mại và Phát triển,

được coi là tổ chức kinh tế thương mại lớn nhất thuộc hệ thống LHQ)

6 Kiểm tra đánh giá:

Trang 4

Chuyên cần (chiếm 10%): đi học đầy đủ,, tích cực tham gia thảo luận, phát biểu bài

trên lớp

Điểm thực hành (chiếm 30%)

✓ Kiểm tra giữa kỳ (2 bài): chiếm 15%

✓ Thảo luận nhóm: chiếm 15% Sinh viên được chia thành từng nhóm

(khoảng 10 sinh viên) để nghiên cứu chuyên sâu các chuyên đề và sẽ thuyết trình với sự cố vấn của giảng viên

Bài kiểm tra cuối kỳ (60%): hình thức trắc nghiệm hoặc tự luận

Để học tốt môn học này thì các bạn sẽ cần chú ý nghe giảng và ghi chép bài đầy đủ, đọc các tài liệu theo hướng dẫn của gv và tích cực tham gia các thảo luận trên lớp để không chỉ được cộng điểm thưởng mà còn giúp cho các bạn nắm được nội dung bài học một cách tốt hơn, thông qua việc nghiên cứu tình huống thực tế, gắn lý thuyết với thực tiễn

Chương 1: Hỗ trợ phát triển chính thức

Mục tiêu chương 1:

Giúp người học nắm được các vấn đề sau đây:

• Khái niệm, đặc điểm, phân loại ODA

• Vai trò của ODA đối với tăng trưởng và phát triển

• Hạn chế của ODA

• Hiện trạng dòng vốn ODA tại Việt Nam

Nội dung chương 1:

Để đạt được các mục tiêu kiến thức đó thì nội dung Chương 1 gồm 4 phần:

- (1) tổng quan về hỗ trợ phát triển chính thức ODA

- (2) vai trò của ODA đối với tăng trưởng và phát triển (đối với cả nước cấp vốn

và nước tiếp nhận vốn)

- (3) những chỉ trích đối với ODA (từ góc độ của bên tiếp nhận vốn)

- (4) tình hình tiếp nhận ODA của Việt Nam trong những năm gần đây

Trang 5

Trong khái niệm này, có 3 điểm các Anh/Chị cần lưu ý:

Điểm thứ nhất, “bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, hoặc cho vay với điều kiện

ưu đãi”: thể hiện thuộc tính ưu đãi của khoản vay, tương ứng với chữ A (Assistance) Điểm thứ hai, “của các chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc, các tổ chức tài chính quốc tế”: thể hiện khoản vay được cung cấp bởi cơ quan chính thức của chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế, tương ứng với chữ O (Official)

Điểm thứ ba, “dành cho các nước đang và kém phát triển nhằm thúc đẩy phát triển kinh

tế và nâng cao phúc lợi xã hội”: thể hiện đối tượng đủ điều kiện nhận khoản vay là các nước đang và kém phát triển; hai là mục tiêu của khoản vay là nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại nước tiếp nhận vốn, những viện trợ vì mục đích khác như thương mại

và quân sự sẽ không được tính là ODA, nó tương ứng với chữ D (Development)

ODA, OOF?

 OOF (Other Official Flows, dòng vốn chính thức khác) là các dòng chính thức cho các nước trong danh sách nhận ODA nhưng không đáp ứng đủ các tiêu chí ODA (mục đích thương mại/tạo thuận lợi cho xuất khẩu, mục đích quân sự; yếu

tố cho không dưới 25%)

 Viện trợ quân sự có thể đi kèm với viện trợ phát triển như một phần của các mục tiêu rộng lớn hơn Trong khi viện trợ phát triển tìm cách thay đổi điều kiện kinh

tế xã hội bằng cách hỗ trợ cải thiện thể chế, giáo dục, tăng trưởng còn non trẻ, thì viện trợ quân sự tập trung vào nhu cầu cho an ninh quốc phòng

 Ví dụ: AFRICOM, chỉ huy quân sự khu vực châu Phi của Hoa Kỳ tìm cách thực hiện các mục tiêu an ninh như ổn định và chống khủng bố cũng như dân chủ và

tăng trưởng kinh tế Để đạt được mục tiêu đó, AFRICOM cung cấp viện trợ quân

sự dưới các hình thức hỗ trợ máy bay không người lái và trang thiết bị cho các lực lượng vũ trang địa phương, đồng thời cũng cung cấp viện trợ phát triển nhằm

tăng cường giáo dục cộng đồng và tăng thu nhập cho người dân địa phương

 Như vậy, khi nói tới viện trợ nước ngoài (Foreign Aids), thì nó có thể bao gồm viện trợ quân sự, viện trợ phát triển, viện trợ nhân đạo ODA là một dạng tiêu biểu của viện trợ nước ngoài, và phải đáp ứng đủ một số tiêu chí về mức ưu đãi, mục đich của khoản viện trợ, đối tượng tiếp nhận thì mới được tính là ODA

Các nước và các tổ chức cung cấp ODA?

 Nguồn vốn ODA phần lớn được cung cấp bởi chính phủ các nước thành viên DAC, chiếm trên 95% tổng ODA thế giới

 Các tổ chức viện trợ đa phương: Các tổ chức thuộc LHQ; Các tổ chức tài chính quốc tế (IMF, WB, ADB, ); Các tổ chức phi chính phủ (NGO)

 Số lượng các nước tài trợ ODA gia tăng đáng kể

• Nước tiếp nhận viện trợ trở thành nước tài trợ (Nhật Bản, Hàn Quốc, TQ )

Trang 6

• Nước tiếp nhận ODA lớn trở nên không còn hoặc ít phụ thuộc vào ODA (Thái Lan, Việt Nam )

 Mục tiêu: các nước cung cấp viện trợ dành 0,7% GNI của mình cho viện trợ (DAC, 1969), ngoài ra cam kết cung cấp 0,15-0,2% GNI trong ODA cho các nước kém phát triển nhất

Các quốc gia nhận ODA?

 Danh sách các quốc gia đủ điều kiện nhận ODA của DAC được cập nhật ba năm một lần và dựa trên thu nhập bình quân đầu người: http://oe.cd/dac-list

 Chỉ viện trợ cho những nước này mới được DAC tính là ODA

Danh sách các nước tiếp nhận ODA của DAC thể hiện tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ đủ điều kiện nhận hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) Các quốc gia này bao gồm tất cả các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình dựa trên tổng thu nhập quốc dân (GNI) bình quân đầu người do Ngân hàng Thế giới công bố Danh sách DAC trình bày các quốc gia và vùng lãnh thổ theo nhóm Các nước kém phát triển nhất (LDCs) theo định nghĩa của Liên hợp quốc nằm trong cột đầu tiên…

 Nước có GDP bình quân đầu người càng thấp thì thường được tỷ lệ viện trợ không hoàn lại của ODA càng lớn và khả năng vay với lãi suất thấp và thời hạn

ưu đãi càng lớn Khi các nước này đạt trình độ phát triển nhất định qua ngưỡng đói nghèo thì sự ưu đãi này sẽ giảm đi

1.1.2 Đặc điểm ODA

ODA có 4 đặc trưng sau: tính ưu đãi, tính rang buộc, mang lại lợi ích cho cả bên tài trợ và bên nhận tài trợ, và có khả năng gây nợ

Đặc điểm thứ nhất, vốn ODA mang tính ưu đãi

- Dòng vốn ODA thường có thời gian cho vay dài, thời gian ân hạn dài và lãi suất vay thấp hơn lãi suất thương mại Vì vậy ODA còn được gọi là cho vay “mềm” hay cho vay ưu đãi

- Mức ưu đãi của khoản vay được thể hiện qua một chỉ tiêu là “Thành tố cho không của khoản vay”, hay còn gọi là thành tố viện trợ không hoàn lại, viết tắt là GE, grant element Nó được xác định dựa vào thời gian cho vay, thời gian ân hạn và mức lãi suất vay Thông thường, thời gian ân hạn càng dài, thời hạn cho vay càng dài, lãi suất vay càng thấp, thì thành tố cho không của khoản vay càng cao Ví dụ: ODA của Nhật Bản dành cho các quốc gia LDCs: Lãi suất 0,01%; Thời hạn trả nợ 40 năm, bao gồm 10 năm ân hạn

- Chỉ số GE có ý nghĩa quan trọng:

Thứ nhất, GE là cơ sở để phân biệt được một khoản vay là vay ODA và vay ưu đãi Chẳng hạn, WB đặt ra yêu cầu là “thành tố cho không của khoản vay” phải đạt tối thiểu

từ 25% trở lên

Trang 7

Thứ hai, GE là cơ sở để tính giá trị ODA tương đương cho không (ODA grant equivalent), là một chỉ tiêu giúp thể hiện nỗ lực hỗ trợ của nhà tài trợ, được đo lường bằng giá trị khoản vay ODA nhân với tỷ lệ cho không GE

Đặc điểm thứ hai, vốn ODA mang tính ràng buộc

- ODA có thể là ràng buộc một phần, ràng buộc toàn bộ hoặc không ràng buộc nước nhận

- Mỗi nước cấp viện trợ có thể đưa ra những ràng buộc khác nhau, thông thường

có 2 dạng:

Một là, ràng buộc bởi nguồn sử dụng: bên cấp viện trợ quy định vốn ODA được

sử dụng để mua sắm hàng hoá, dịch vụ của một số công ty do nước tài trợ sở hữu hoặc kiểm soát (đối với viện trợ song phương) hoặc từ các công ty của các nước thành viên (đối với viện trợ đa phương)

Hai là, ràng buộc bởi mục đích sử dụng: chỉ được sử dụng nguồn vốn ODA cho một số mục đích nhất định hoặc một số dự án cụ thể

Ví dụ: STEP - Special Terms for Economic Partnership (Điều khoản đặc biệt dành cho Đối tác kinh tế)

Vốn vay ODA Nhật Bản kèm điều kiện ràng buộc được gọi là STEP Hình thức này

áp dụng cho các dự án cần tận dụng một cách đáng kể công nghệ và bí quyết kỹ thuật của Nhật Bản dựa trên yêu cầu của nước nhận viên trợ về việc sử dụng và chuyển giao các công nghệ vượt trội của Nhật Bản

Điều kiện chính của STEP:

1) Nhà thầu chính: là các công ty Nhật hoặc liên doanh giữa công ty Nhật và công ty của nước tiếp nhận vốn

2) Không dưới 30% hàng hoá, dịch vụ sẽ có xuất xứ từ Nhật Bản

Đặc điểm thứ ba, nguồn vốn ODA thường mang lại lợi ích cho cả hai bên: nước cấp viện trợ và nước nhận viện trợ

Điều này được thể hiện qua mục tiêu của ODA Từ khi ra đời cho đến nay, viện trợ luôn chứa đựng hai mục tiêu cùng tồn tại song song

Mục tiêu thứ nhất là thúc đẩy tăng trưởng bền vững và giảm nghèo ở những nước đang và kém phát triển, do đó nó mang lại lợi ích cho nước nhận viện trợ Các khoản vay ODA thường được sử dụng để giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu như bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, bình đẳng giới, phòng chống dịch bệnh, phát triển cơ sở

hạ tầng kinh tế-xã hội, xoá đói giảm nghèo tại các nước đang và kém phát triển Mục tiêu thứ hai là tăng cường vị thế chính trị và lợi ích kinh tế của các nước tài trợ Thông qua ODA, nước cấp viện trợ có thể củng cố vị trí và ảnh hưởng của mình tại các nước và khu vực tiếp nhận ODA Đồng thời, nó cũng có thể thúc đẩy dòng chảy hàng hoá, dịch vụ và dòng vốn đầu tư từ nước cấp viện trợ sang nước nhận viện trợ, từ

đó mang lại lợi ích kinh tế cho họ

Ví dụ, trong những năm cuối thập kỷ 90, khi phải đối phó với những suy thoái nặng nề trong khu vực, Nhật Bản đã quyết định trợ giúp tài chính rất lớn cho các nước

Trang 8

Đông Nam Á – là nơi chiếm tỷ trọng tương đối lớn về mậu dịch và đầu tư của Nhật Bản

Có 2 điều kiện cơ bản để các nước đang và chậm phát triển có thể nhận được ODA của một quốc gia là:

+ Điều kiện 1: GDP bình quân đầu người thấp Nước GDP bình quân đầu người càng thấp thì thường nhận được tỷ lệ viện trợ không hoàn lại của ODA càng lớn và ngược lại

+ Điều kiện 2: Mục tiêu sử dụng vốn ODA của nước nhận phải phù hợp với chính sách ưu tiên cấp ODA của nhà tài trợ

Đặc điểm thứ 4, ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ

➢ Khi tiếp nhận và sử dụng vốn ODA, do tính chất ưu đãi nên gánh nặng nợ nần thường không thấy ngay

➢ Một số nước vì thấy tính ưu đãi của vốn ODA, đã tiếp nhận không tính toán

và sử dụng kém hiệu quả vào những dự án hay hoạt động không thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nên sau một thời gian lâm vào vòng nợ nần rồi vỡ nợ do không có khả năng trả nợ nước ngoài

➢ Có thể nói rằng: Với mỗi khoản viện trợ, nhà tài trợ thì “cho và được” còn nước nhận tài trợ thì “được và nợ”

➢ Vì vậy cần thận trọng mỗi khi nhận một khoản ODA và cân nhắc sử dụng nó sao cho hiệu quả để tăng sức mạnh kinh tế và khả năng xuất khẩu, bởi vì việc trả nợ phải dựa vào xuất khẩu thu ngoại tệ

1.1.3 Phân loại ODA

Theo phương thức hoàn trả:

✓ ODA không hoàn lại (viện trợ không hoàn lại): là các khoản cho không, nước nhận viện trợ không có nghĩa vụ hoàn trả

✓ ODA có hoàn lại, hay còn gọi là các khoản vay ưu đãi, nước nhận vốn phải có nghĩa vụ trả gốc và lãi của khoản vay theo điều kiện vay ODA

✓ ODA hỗn hợp: gồm một phần cho không, phần còn lại theo hình thức cho vay (có thể là cho vay ưu đãi hoặc cho vay thương mại)

Phân loại theo nguồn cung cấp

✓ ODA song phương: là ODA của một quốc gia (chính phủ) tài trợ trực tiếp cho

một quốc gia (chính phủ) khác

✓ ODA đa phương: là ODA của nhiều quốc gia (chính phủ) tài trợ cho một quốc

gia (chính phủ), thường được thực hiện thông qua các tổ chức quốc tế và liên chính phủ (WB, IMF, ADB, Uỷ ban Châu âu EU, các tổ chức thuộc LHQ )

Phân loại theo mục tiêu sử dụng

Các loại vốn ODA có thể được thực hiện dưới hình thức dự án hoặc phi dự án với các mục tiêu khác nhau, trong đó:

Trang 9

✓ Hỗ trợ dự án là hình thức chủ yếu của ODA để thực hiện các dự án cụ thể Nó

có thể là hỗ trợ cơ bản hoặc hỗ trợ kỹ thuật, viện trợ không hoàn lại hay cho vay ưu đãi

o Hỗ trợ cơ bản: gồm các nguồn lực được cung cấp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và cải thiện môi trường tại nước tiếp nhận Đây thường là những khoản vay ưu đãi

o Hỗ trợ kỹ thuật: là những nguồn lực dành cho chuyển giao tri thức, công nghệ

kỹ thuật, xây dựng năng lực cho cán bộ người lao động…Loại hỗ trợ này chủ yếu là viện trợ không hoàn lại

✓ Hỗ trợ phi dự án là phương thức cung cấp vốn ODA không hoàn lại dưới dạng

khoản viện trợ riêng lẻ và không cấu thành dự án cụ thể, như bằng tiền, hiện vật, hang hóa, chuyên gia

o Hỗ trợ cán cân thanh toán: thường là hỗ trợ tài chính trực tiếp, hoặc hỗ trợ hàng hoá thông qua nhập khẩu

o Hỗ trợ trả nợ: giúp thanh toán các khoản nợ quốc tế đến hạn

o Viện trợ chương trình hội nghị, hội thảo, tập huấn, nghiên cứu, khảo sát, đào tạo

Phân loại theo điều kiện ràng buộc

✓ ODA không ràng buộc nước nhận (untied aid): việc sử dụng nguồn tài trợ không

bị ràng buộc bởi nguồn sử dụng hay mục đích sử dụng nào

✓ ODA có ràng buộc nước nhận (tied aid): việc sử dụng nguồn tài trợ bị ràng buộc bởi nguồn sử dụng và/hoặc mục đích sử dụng

✓ Bởi nguồn sử dụng: việc mua sắm hang hóa, trang thiết bị hay dịch vụ bằng nguồn vốn ODA chỉ giới hạn từ một số công ty do nước tài trợ sở hữu hoặc kiểm soát (đối với viện trợ song phương), hoặc từ công ty của các nước thành viên (đối với viện trợ đa phương)

✓ Bởi mục đích sử dụng: chỉ được sử dụng nguồn vốn ODA cho một số mục đích nhất định hoặc một số dự án cụ thể

✓ ODA có ràng buộc một phần (partial tied aid): một phần chịu ràng buộc, phần còn lại không phải chịu bất kỳ ràng buộc nào

1.2 Vai trò của ODA

1.2.1 Vai trò của ODA đối với nước cung cấp vốn

- Thứ nhất, ODA mang lại lợi ích ngoại giao và chính trị cho nước cấp viện trợ Các nước phát triển sử dụng ODA như một công cụ chính trị, giúp bình thường hóa (mở đường) các mối quan hệ ngoại giao; giúp xác lập vị trí và ảnh hưởng chính trị của mình tại các nước và khu vực tiếp nhận ODA

- Thứ hai là giúp nước cấp viện trợ đạt được các lợi ích kinh tế

• ODA Đem lại lợi nhuận cho hàng hoá, dịch vụ và tư vấn trong nước của nước cấp viện trợ Do vốn vay ODA thường gắn với điều kiện ràng buộc về việc sử dụng một phần vốn đó cho việc mua sắm hàng hoá, dịch vụ và tư vấn của nước cấp vốn Ví dụ Bỉ, Đức và Đan Mạch thường yêu cầu khoảng 50% viện trợ phải được dùng để mua hàng hoá và dịch vụ của nước họ; Nhật Bản yêu cầu mức tối

Trang 10

thiểu là 30%, kèm với điều kiện sử dụng nhà thầu Nhật Bản hoặc liên doanh Nhật Bản-Việt Nam đối với các dự án vay vốn có điều kiện

• ODA giúp mở đường cho việc tiếp cận thị trường của nước và khu vực tiếp nhận vốn ODA Thực tế, cho vay bằng hàng hóa, dịch vụ là cách tốt nhất để giới thiệu sản phẩm ra nước ngoài Như trong thời kỳ sau CCTT2, viện trợ của Nhật Bản chủ yếu bằng hàng hóa cho các nước ĐNA, giúp cho NB thúc đẩy xuất khẩu và hang hóa NB nhanh chóng tiếp cận thị trường các nước ở khu vực này;

• Bên cạnh lợi ích thương mại thì ODA cũng Tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư của nước cấp vốn đến các quốc gia tiếp nhận vốn thực hiện các dự án đầu tư Chẳng hạn, Nhật Bản là nhà cung cấp ODA lớn nhất, nhưng đồng thời cũng nằm trong top 3 về dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam Thông qua các dự

án ODA hỗ trợ Việt Nam xây dựng nhà máy điện, đường xá, cầu, cảng biển, đào tạo nhân lực…đồng thời hỗ trợ hoàn thiện hệ thống pháp luật…từ đó cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho NĐT Nhật Bản đến Việt Nam đầu tư Như vậy, ODA NB không chỉ tạo thuận lợi cho dòng chảy hàng hóa, mà còn tạo thuận lợi cho dòng chảy vốn đầu tư từ Nhật vào Việt Nam nhằm khai thác các lợi thế của Việt Nam và mang lại lợi ích cho các công ty Nhật

- ODA cũng tạo thuận lợi cho việc tiếp cận nguồn tài nguyên dồi dào với giá rẻ ở nước tiếp nhận vốn

Từ góc độ của bên cung cấp vốn, các nhà tài trợ cũng vạch rõ động cơ cung cấp ODA của mình Chúng ta lấy ví dụ ODA của Hàn Quốc để hiểu rõ hơn lợi ích ODA mang lại cho họ

• ODA của Hàn Quốc đạt 2,52 tỷ USD vào năm 2019, đứng thứ 15 trong 29 quốc gia phát triển thuộc DAC/OECD

• Hàn Quốc cung cấp ODA nhằm thực hiện 3 động cơ :

• Một là, động cơ chính trị và ngoại giao: chính sách đối ngoại, tạo ảnh

hưởng và thúc đẩy mối quan hệ với các nước/khu vực chiến lược;

• Hai là, động cơ kinh tế: dọn đường cho các cơ hội mở rộng thị trường;

• Ba là, động cơ nhân đạo: viện trợ để ngăn chặn đói nghèo, thiên tai, dịch

bệnh Covid-19

1.2.2 Vai trò của ODA đối với nước tiếp nhận vốn

Thứ nhất, ODA giúp bổ sung nguồn vốn khan hiếm trong nước

Tất cả các nước khi tiến hành công nghiệp hóa đều cần lượng vốn đầu tư rất lớn Đây chính là trở ngại lớn nhất để thực hiện các chương trình CNH ở các nước đang và kém phát triển, vì các nước này thường đối mặt với vấn đề thiếu hụt vốn, do tỷ lệ tiết kiệm thấp so với nhu cầu đầu tư cao để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Trang 11

Nếu không có nguồn vốn từ nước ngoài thì các nước LDCs sẽ vướng vào vòng luẩn quẩn của nghèo đói, tức là tăng trưởng thấp, dẫn tới thu nhập thấp, rồi tiết kiệm thấp,

do đó đầu tư thấp và lại tiếp tục tăng trưởng thấp Vòng lặp cứ tiếp tục, khiến cho sự tăng trưởng của các nước này rất chậm chạp

Để phá vỡ vòng luẩn quẩn này thì cần phải có “cú huých từ bên ngoài” Tức là các quốc gia này cần thu hút các các dòng vốn đầu tư nước ngoài (của cả tư nhân và chính phủ các nước), mang theo vốn, công nghệ, chuyên gia để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh hơn

Tuy nhiên, các nước LDCs rất khó thu hút dòng vốn tư nhân như là đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI khi nền kinh tế chưa phát triển Vì vậy, ODA với lợi thế ưu đãi cao cho các nước thu nhập thấp trở thành nguồn vốn quan trọng, bổ sung cho vốn đầu tư trong nước Đặc biệt là các dự án ODA đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng đòi hỏi lượng vốn lớn

Vai trò thứ hai, ODA giúp hỗ trợ cán cân thương mại và cán cân thanh toán, bổ sung nguồn ngoại tệ khan hiếm

Tại các nước đang và kém phát triển, thâm hụt cán cân thương mại và thiếu hụt ngoại

tệ là vấn đề thường gặp phải, do nhu cầu nhập khẩu lớn đặc biệt là các hàng hoá, máy móc thiết bị trong nước chưa sản xuất được, trong khi đó giá trị xuất khẩu thường thấp

do chủ yếu là xuất khẩu sản phẩm thô Sự thâm hụt CCTM dẫn tới thiếu hụt ngoại tệ,

và viện trợ ODA bằng ngoại tệ giúp khắc phục một phần vấn đề này

Theo một số nghiên cứu, Viện trợ nước ngoài ODA nên được chuyển đến những quốc gia có hạn chế về cán cân thanh toán trong khi đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI nên được hướng đến để tăng tiết kiệm trong nước Do đó, viện trợ nước ngoài và đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ được xem xét để giảm bớt sự thiếu hụt của thu nhập xuất khẩu và tiết kiệm trong nước, một cách tương ứng

Nếu cán cân thương mại bị thâm hụt thì điều đó thể hiện quốc gia chi nhiều hơn thu nhập của mình cũng như tiết kiệm ít hơn đầu tư và ngược lại

Vai trò thứ ba, vốn ODA giúp cân đối ngân sách nhà nước

Nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang và kém phát triển đối mặt với vấn đề bội chi NSNN hay còn gọi là thâm hụt NSNN (là tình trạng khi tổng chi tiêu của NSNN vượt quá các khoản thu của NSNN) Để khắc phục vấn đề này thì có thể thực hiện các biện pháp tăng thu, giảm chi; thứ hai là vay nợ cả trong và ngoài nước Vốn ODA giúp hỗ trợ một phần thâm hụt này

Thực tế, thời gian qua nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi có đóng góp quan trọng cho rất nhiều dự án đầu tư công ở Việt Nam Tính trung bình giai đoạn 2011-2019, vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi đã đóng góp 34,09% vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước

Vai trò thứ tư, vốn ODA hỗ trợ cung cấp các hàng hoá công cộng

Hàng hóa công cộng là loại hàng hóa mà tất cả mọi thành viên trong xã hội có thể sử dụng chung với nhau và thường được chính phủ đảm nhận việc cung cấp, tức là cần sử

Trang 12

dụng nguồn ngân sách nhà nước HHCC tiêu biểu thường là CSHT kinh tế xã hội

(đường xá, hệ thống điện, y tế, giáo dục, )

Hệ thống CSHT tốt sẽ tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội, vì vậy được chính phủ các nước rất quan tâm đầu tư, và cũng mong muốn tư nhân tham gia cung cấp hang hóa này

Tuy nhiên, đầu tư vào cơ sở hạ tầng yêu cầu vốn lớn, tính sinh lời thấp, thời gian thu hồi vốn lâu, nên khó thu hút tư nhân đầu tư vào lĩnh vực này, nên Chính phủ thường phải đảm nhiệm cung cấp Nếu có thu hút tư nhân thì thông qua hình thức hợp tác công

tư PPP

Do tính chất ưu đãi, vốn ODA thường dành cho đầu tư CSHT kinh tế xã hội Dòng vốn ODA không chỉ giúp cung cấp vốn cho các dự án xây dựng CSHT, mà còn mang theo công nghệ, kỹ thuật tiên tiến của nước cấp viện trợ

Vai trò thứ năm, vốn ODA hỗ trợ chuyển giao công nghệ, trợ giúp kỹ thuật, và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nước tiếp nhận vốn

Các nước công nghiệp phát triển có lợi thế về công nghệ, cũng như là kinh nghiệm tổ chức quản lý dự án Vì vậy, khi cung cấp vốn ODA cho một số dự án cũng đồng thời

cử chuyên gia tư vấn và thực hiện chuyển giao công nghệ cho đối tác địa phương, như máy móc công nghệ mới để xây dựng các công trình lớn, kinh nghiệm quản lý tiến độ thi công dự án…

Các lĩnh vực như đường sắt đô thị, sân bay, cảng biển lớn, các trường nghề, trường đại học theo tiêu chuẩn quốc tế thường có nhu cầu vốn vay nước ngoài có kèm theo kiến thức, công nghệ, quy trình quản lý mới, từ đó tạo điều kiện nâng cao năng lực và kinh nghiệm cho các đối tác địa phương, và lao động của nước tiếp nhận vốn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của quốc gia

Bên cạnh đó, ODA giúp các nước nhận viện trợ tiếp thu các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại và phát triển nguồn nhân lực thông qua các dự án về huấn luyện, đào tạo chuyên môn, nhằm tạo nguồn nhân lực có chuyên môn cao, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của nước nhận viện trợ

Các chương trình hợp tác kỹ thuật do Chính phủ Nhật giao cho JICA thực hiện gồm 3 loại: (i) nhận người sang học tập, đào tạo kỹ thuật tại Nhật hoặc ở nước thứ ba; (ii) cử chuyên gia Nhật sang các nước chuyển giao hiểu biết, công nghệ và xây dựng khung thể chế cần thiết cho sự phát triển kinh tế xã hội cho các nước đang và kém phát triển; (iii) cung cấp thiết bị và vật liệu Ngoài ra, “Hợp tác kỹ thuật theo từng dự án” thuộc các lĩnh vực cụ thể như nông nghiệp, lâm nghiệp, đánh cá, y tế

Vai trò thứ sáu, ODA góp phần tăng khả năng thu hút vốn FDI và thúc đẩy đầu

tư trong nước

Các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài khi quyết định bỏ vốn đầu tư vào một nước, trước hết họ quan tâm tới khả năng sinh lợi của vốn đầu tư tại nước đó Họ cảnh giác với những nguy cơ làm tăng các phí tổn của đầu tư

Trang 13

Một cơ sở hạ tầng yếu kém như hệ thống giao thông chưa hoàn chỉnh, phương tiện thông tin liên lạc thiếu thốn và lạc hậu, hệ thống cung cấp năng lượng không đủ cho nhu cầu sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư

Vốn ODA thường được tập trung vào hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng (giao thông, thông tin liên lạc, năng lượng…) là những hạng mục cần vốn lớn và khả năng ngân sách nhà nước không đủ Một khi môi trường đầu tư được cải thiện sẽ làm tăng sức hút dòng vốn FDI Bởi vì, nó giúp giảm chi phí hoạt động đầu tư cũng như là tăng hiệu quả đầu

Tóm lại, ODA không chỉ là một nguồn vốn bổ sung quan trọng cho các nước đang và kém phát triển mà còn có tác dụng làm tăng khả năng thu hút vốn nước ngoài FDI, cũng như tạo điều kiện để mở rộng đầu tư phát triển trong nước, góp phần thực hiện thành công chiến lược hướng ngoại

Các vai trò khác: giúp các nước đang và kém phát triển điều chỉnh cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

- Các nước đang phát triển thường đối mặt với nhiều thách thức như dân số tăng nhanh, sản xuất tăng chậm và cung cách quản lý kinh tế, tài chính kém hiệu quả, dẫn tơi nợ nước ngoài và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế ngày càng tăng Để giải quyết các vấn đề này, các quốc gia đang cố gắng hoàn thiện cơ cấu kinh tế bằng cách phối hợp với ngân hàng thế giới, IMF và các tổ chức quốc tế khác tiến hành chính sách điều chính cơ cấu Điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng chuyển chính sách kinh tế nhà nước đóng vai trò trung tâm sang định hướng phát triển khu vực kinh tế tư nhân Ví dụ, Nhật Bản đã cấp viện trợ không hoàn lại nhằm hỗ trợ cho việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế ở châu Phi và các nước khác Trong 3 năm từ 1987 đến 1989, Nhật đã cấp 61,7 tỷ Yên để

hỗ trợ hoàn thiện cơ cấu kinh tế cho 26 nước châu Phi

- ODA và SDGs: Hội nghị Thượng đỉnh Phát triển bền vững của LHQ vào tháng 9 năm 2015 đã đặt ra các mục tiêu phát triển bền vững SDGs Và các nước phát triển và các tổ chức quốc tế đang nỗ lực sử dụng ODA để giả quyết các vấn đề toàn cầu đang nổi lên, với quyết tâm mạnh mẽ rằng “không ai bị bỏ lại phía sau” Theo đó, các khoản vay ODA đang được tích cực sử dụng để hỗ trợ 17 mục tiêu phát triển bền vững nhằm thúc đẩy chất lượng tang trưởng, kiến tạo một xã hội hòa bình, an toàn, đồng thời ứng phó với các vấn đề toàn cầu

1.3 Chỉ trích đối với ODA

Thứ nhất, ODA có thể tác động đến tự chủ chính sách của nước tiếp nhận vốn

Trang 14

- Nước/tổ chức cung cấp vốn có thể yêu cầu nước tiếp nhận vốn phải hoàn thiện thể chế, chính sách thì mới được nhận khoản viện trợ ODA

Chẳng hạn như WB và IMF là hai tổ chức tài chính quốc tế lớn nhất và có ảnh hưởng nhất, đã theo đuổi Chương trình Điều chỉnh Cơ cấu (Structural Adjustment Programmes

- SAPs) là các chính sách kinh tế dành cho các nước đang phát triển đã được Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thúc đẩy từ đầu những năm 1980 bằng cách cung cấp các khoản vay có điều kiện Tức là để được nhận những khoản viện trợ đó thì nước tiếp nhận vốn bắt buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu của họ liên quan tới điều chỉnh cơ cấu của cả nền kinh tế, như phải cắt giảm chi tiêu, giảm sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế, tư nhân hóa các dịch vụ công của CP…theo đó, áp lực điều chỉnh là rất lớn và giảm khả năng tự chủ chính sách của chính phủ nước tiếp nhận vốn

- Yêu cầu nước tiếp nhận vốn phải mở cửa các thị trường bảo hộ

Nước tiếp nhận ODA gần như phải dỡ bỏ dần dần hàng rào thuế quan bảo hộ đối với ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩu hàng hoá của nước tài trợ Nước tiếp nhận ODA cũng sẽ được yêu cầu từng bước mở cửa thị trường bảo hộ cho chính những danh mục hàng hoá mới của nước đưa vốn ODA; hoặc đưa ra các yêu cầu với những ưu đãi cho các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài như cho phép họ đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao

- Buộc nước tiếp nhận vốn phải thay đổi chính sách ngoại giao, ủng hộ cho quan điểm và lập trường của bên cấp tài trợ ở các diễn đàn quốc tế

Thứ hai, vốn ODA gắn liền với tính ràng buộc về nguồn cung cấp và mục đích sử dụng,

có thể tạo ra những tác động tiêu cực cho bên tiếp nhận vốn

- ODA ràng buộc về nguồn cung cấp, tức là bên cấp viện trợ quy định vốn ODA được sử dụng để mua sắm hàng hoá, dịch vụ của một số công ty do nước tài trợ

sở hữu hoặc kiểm soát có thể làm giảm tính cạnh tranh khi tìm nguồn cung ứng, triển khai dịch vụ, dẫn tới chi phí cao Theo một nghiên cứu của OECD, thì viện trợ “ràng buộc về nguồn cung cấp” có thể tăng chi phí dự án phát triển lên 15-30%

Hơn nữa, kết quả của dự án sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực của đơn vị cung cấp nước ngoài

Việc triển khai các dự án sử dụng vốn ODA bị chậm tiến độ, kéo dài thời gian sẽ làm cho chi phí vốn đầu tư bị đội lên

- ODA ràng buộc về mục đích sử dụng, tức là chỉ được sử dụng nguồn vốn ODA cho một số mục đích nhất định hoặc một số dự án cụ thể có thể làm giảm tính chủ động của bên tiếp nhận vốn và dự án/chương trình được tài trợ có thể không phù hợp với nhu cầu cấp thiết tại địa phương

Thứ ba, dòng vốn ODA có thể tạo gánh nặng nợ trong tương lai do một số nguyên nhân như:

(i) Sử dụng ODA kém hiệu quả

Trang 15

- Sử dụng ODA kém hiệu quả thường gắn liền với vấn đề “Tham nhũng”, dẫn tới thất thoát vốn, chất lượng dự án kém Các quan chức chính phủ tham nhũng trao hợp đồng cho những người thông đồng tham nhũng hơn là những người tốt nhất cho công việc Điều này dẫn đến các dự án cơ sở hạ tầng chất lượng thấp hơn

- Kinh nghiệm tổ chức quản lý dự án hạn chế

- Năng lực và trình độ chuyên môn của cán bộ hạn chế

(ii) Sử dụng ODA lãng phí vào các dự án không tạo động lực cho tăng trưởng

Sử dụng ODA vào các dự án không có tác động tới tăng trưởng, không thúc đẩy xuất khẩu để thu ngoại tệ - hạn chế khả năng trả nợ trong tương lai

(iii) Lên giá của ngoại tệ

Các nước cung cấp viện trợ bằng ngoại tệ, vì vậy khi ngoại tệ lên giá sẽ kéo theo gánh nặng nợ gia tăng

Những quan điểm chỉ trích khác

- Viện trợ chỉ tác động tới khu vực hiện đại:

Viện trợ có thể tập trung chủ yếu vào các dự án lớn tại các vùng kinh tế trung tâm, còn những nơi xa xôi hẻo lánh thì lượng tiếp cận thấp hơn Chẳng hạn như tại Việt Nam,

- Viện trợ hàng hóa có thể tác động xấu tới thị trường hàng hóa trong nước Chẳng hạn viện trợ bằng hang hóa, lương thực thực phẩm

- Ảnh hưởng tới môi trường và tài nguyên Viện trợ nhằm hướng tới khai thác tài nguyên, có thể ảnh hưởng tới môi trường tại nước tiếp nhận vốn

Liên quan tới những chỉ trích về ODA, các Anh/Chị và các bạn có thể đọc thêm bài viết

“ODA – sát thủ kinh tế của Nhật Bản” và phần mở đầu của cuốn sách “Lời thú tội của một sát thủ kinh tế” để hiểu rõ hơn về ảnh hưởng tiêu cực của ODA Nhật Bản và Mỹ tới nước tiếp nhận vốn trong một số trường hợp

1.4 Tình hình tiếp nhận ODA của Việt Nam trong những năm gần đây

(1) Tình hình tiếp nhận và sử dụng ODA của Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia đã được tiếp nhận dòng vốn ODA lớn trên thế giới, từ các tổ chức quốc tế như WB, ADB, các tổ chức của LHQ, và từ chính phủ các nước Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc, Đức, Úc, Mỹ, Đan Mạch Theo Báo cáo của

Bộ KH&ĐT, tính chung cho cả giai đoạn 20 năm từ 1993-2012, Việt Nam đã tiếp nhận gần 80 tỷ USD vốn ODA, là nguồn vốn quan trọng đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong giai đoạn này, góp phần đưa Việt Nam gia nhập nhóm các nước

có mức thu nhập trung bình thấp

Tuy nhiên, sau khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình, chính sách hợp tác phát triển của các nhà tài trợ có sự điều chỉnh theo hướng giảm dần hoặc chấm dứt các khoản ODA viện trợ không hoàn lại, các khoản vay ODA với điều kiện ưu đãi được chuyển dần sang các khoản vay kém ưu đãi hơn Một số nhà tài trợ song phương

Trang 16

vẫn tiếp tục cung cấp các khoản ODA và vay ưu đãi nước ngoài dưới dạng tín dụng xuất khẩu thường kèm các điều kiện ràng buộc về dịch vụ, xuất xứ hàng hóa của nhà tài trợ với tỷ lệ nhất định

Vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài huy động cho giai đoạn

2016 - 2020 thấp hơn so với giai đoạn 2011 - 2015 Vốn ký kết giai đoạn 2016 - 2020

là 12,99 tỷ USD, giảm tới 51% so với giai đoạn 2011 - 2015

Trong giai đoạn 2016 - 2020 tổng vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước nước ngoài giải ngân ước đạt 13,6 tỷ USD, giảm khoảng 41% so với giai đoạn

2011 - 2015, bình quân mỗi năm giảm 16%, trong đó giải ngân vốn nước ngoài cấp phát

từ ngân sách trung ương trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn của giai đoạn này ước đạt 185,10 nghìn tỷ đồng, bằng 64,8% Kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao

Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến sụt giảm trong việc huy động và giải ngân vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thời gian qua là: (1) Sau khi Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình, các nhà tài trợ có sự điều chỉnh chính sách cung cấp vốn, đặc biệt là vốn vay ODA và viện trợ không hoàn lại; (2) Nợ công của Việt Nam, trong đó có vay nợ nước ngoài đã tăng nhanh trước đó, gây áp lực về huy động vốn vay và trả nợ vay nước ngoài; (3) Có sự điều chỉnh về cơ cấu vay trong nước

và vay nước ngoài của Chính phủ trong bối cảnh chi phí vay nước ngoài tăng (do tính

ưu đãi của ODA giảm); và (4) Điều chỉnh thể chế chính sách của Chính phủ cho phù hợp với tình hình mới, trong đó có những điều chỉnh tương đối đột ngột làm hạn chế khả năng tiếp cận và giải ngân các dự án

(2) Vai trò

Trang 17

Mặc dù xu hướng ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài trong giai đoạn 2016 - 2020 là giảm, nguồn vốn này vẫn đóng góp tích cực vào tăng trưởng

và phát triển của nền kinh tế, thể hiện trên các điểm sau:

- Vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài vẫn đóng góp quan trọng trong vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách Giải ngân luồng vốn này vẫn chiếm 3,33% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội (trung bình trong cả giai đoạn 2016

- 2019) và chiếm 18,08% tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước

Vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài đã được phân bổ phù hợp với chủ trương, định hướng của Chính phủ về huy động và sử dụng ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, cụ thể: Vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài được định hướng ưu tiên tập trung vào một số lĩnh vực có tác động lan tỏa rộng,

có tính chất kết nối liên vùng, tạo động lực phát triển vùng, đồng thời ưu tiên phân bổ cho một số vùng khó khăn Vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài bình quân/người đã được phân bổ đồng đều hơn so với giai đoạn trước (Bảng 2)

- Các dự án sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài liên vùng đã tăng lên, thể hiện tính chủ động của ngân sách trung ương và phù hợp với ưu tiên các dự án trong Đề án Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2016-2020

- Nguồn vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài đã được phân bổ theo ngành và lĩnh vực phù hợp, theo đó tập trung vào giao thông vận tải, môi trường,

Trang 18

đô thị với những dự án lớn Lĩnh vực xóa đói giảm nghèo vẫn tiếp tục được ưu tiên Lĩnh vực hạ tầng xã hội đã có tỷ trọng phân bổ vốn cao hơn giai đoạn trước

(3) Hạn chế

Tuy nhiên, công tác quản lý và sử dụng dòng vốn ODA vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế:

- Thứ nhất, cơ chế, chính sách và thể chế liên quan đến công tác thu hút, quản lý

và sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thay đổi nhanh, thiếu

ổn định và chưa đồng bộ

- Thứ hai, trong quá trình thực hiện vẫn tồn tại và phát sinh nhiều vấn đề từ trước đây như thiết kế dự án chưa sát, phải điều chỉnh nhiều lần; chất lượng lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư chưa cao

- Thứ ba, tỷ lệ giải ngân thấp hơn giai đoạn trước; một số dự án chậm tiến độ, phải hoàn trả vốn kế hoạch giao do không giải ngân được

- Cuối cùng, hiệu quả một số dự án chưa cao do thời gian thực hiện kéo dài, chậm đưa các công trình vào khai thác, sử dụng, phục vụ đời sống của nhân dân

(4) Định hướng, chính sách

Các định hướng, chính sách đối với ODA được điều chỉnh sao cho phù hợp với bối cảnh

và đòi hỏi của thực tiễn, được thể hiện trọng một số văn bản chỉ đạo:

• Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn 2021 - 2025

• Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2021-2025

• Nghị định 114/2021/NĐ-CP ngày 16/12/2021 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài

Cụ thể có một số định hướng đáng chú ý sau:

Trang 19

Định hướng sử dụng ODA để phát huy những tác động tích cực:

- Bất kỳ khoản vay mới nào cũng cần được xem xét hiệu quả kinh tế, phương án tài chính, đánh giá tác động tới kế hoạch đầu tư công trung hạn, các chỉ tiêu nợ công, ngân sách cũng như khả năng trả nợ trong tương lai

- Sử dụng vốn vay nước ngoài tập trung cho một số lĩnh vực chủ chốt để đảm bảo phát huy được tối đa hiệu quả kinh tế theo quy mô Cần có quá trình thẩm định, đánh giá chặt chẽ, khách quan, minh bạch thông qua xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, lựa chọn dự án theo chuẩn mực quốc tế, phù hợp với thực tế Việt Nam

- Ưu tiên sử dụng cho các dự án có hiệu quả kinh tế - xã hội, trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng gắn với phát triển bền vững, nhất là các dự án có khả năng tạo nguồn thu ngoại tệ trong trung và dài hạn để tăng cường năng lực trả nợ của quốc gia, ví dụ:

các dự án giải quyết nút thắt cơ bản về hạ tầng (giao thông, đô thị thông minh, năng lượng sạch và năng lượng tái tạo ), phát triển nông nghiệp thông minh (thủy lợi, ứng dụng khoa học công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, điện khí hóa nông nghiệp ), kích thích các ngành hoặc hoạt động xuất khẩu, các dự án đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ

- Ưu tiên các dự án có tính chất hàng hóa công cộng, thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước, có hiệu ứng lan tỏa như thích ứng biến đổi khí hậu, nâng cao chất

lượng môi trường, giáo dục, y tế, công nghệ, kỹ năng

- Ưu tiên sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi như là đòn bẩy, thúc đẩy, thu hút đầu

tư tư nhân, không sử dụng vốn vay nước ngoài cho các dự án mà tư nhân quan tâm,

có khả năng thực hiện với công nghệ hiệu quả và chi phí thấp hơn

- Sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi với vai trò là vốn mồi, chất xúc tác cho các nguồn vốn trong nước, nhất là vốn đầu tư tư nhân Giảm dần tỷ trọng vốn vay nước ngoài trong tổng mức đầu tư dự án

- Ưu tiên vay về cho vay lại đối với những dự án có khả năng thu hồi vốn

Lĩnh vực/dự án ưu tiên:

+ Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó ưu tiên hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp), phát triển đô thị thông minh, thủy lợi + Nghiên cứu, xây dựng chính sách, thể chế và cải cách

+ Phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao tri thức và phát triển công nghệ

+ Giải quyết ô nhiễm và nâng cao chất lượng môi trường; phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh

+ Sử dụng làm nguồn vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP)

Định hướng theo loại dòng vón

Trang 20

Vốn ODA không hoàn lại được ưu tiên sử dụng để thực hiện chương trình, dự

án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; tăng cường năng lực; hỗ trợ xây dựng chính sách, thể chế và cải cách; phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; an sinh xã hội; chuẩn bị các dự án đầu tư hoặc đồng tài trợ cho dự án sử dụng vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài nhằm làm tăng thành tố ưu đãi của khoản vay

- Vốn vay ODA được ưu tiên sử dụng cho các chương trình, dự án trong lĩnh vực

y tế, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường,

hạ tầng kinh tế thiết yếu không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp

- Vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài được ưu tiên sử dụng cho chương trình, dự án vay về để cho vay lại theo quy định pháp luật về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi của Chính phủ; chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước trong lĩnh vực phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội

Định hướng ưu tiên theo vùng, địa bàn lãnh thổ

Định hướng phân bổ vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2021 - 2025 theo vùng kinh tế, theo đó:

- Ưu tiên ODA không hoàn lại và ODA vốn vay cho các địa phương có điều kiện phát triển kinh tế, xã hội khó khăn thông qua cơ chế cấp phát từ ngân sách trung ương

- Ưu tiên sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài các dự

án cải thiện cơ sở hạ tầng, giúp các vùng, địa phương khó khăn phát triển kinh tế, dần bắt kịp với các vùng, địa phương khác; ưu tiên sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài tại các vùng, địa phương có khả năng huy động vốn trong nước thấp

- Các dự án hỗ trợ giải quyết các vấn đề bức xúc trong quá trình đô thị hóa nhanh

ở các tỉnh

- Ưu tiên sử dụng vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài cho các địa phương phát triển, các dự án phù hợp với với trình độ phát triển, năng lực hấp thụ và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài của địa phương tiếp nhận

- Các dự án kết nối liên vùng, liên tỉnh tại các khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long để có điều kiện phát triển nhanh hơn

Tiêu chí lựa chọn dự án sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài

Để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, cần xem xét lựa chọn dự án dựa trên 5 tiêu chí của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) gồm: (1) tính phù hợp, (2) tính hiệu suất, (3) hiệu quả, (4) tác động và (5) tính bền vững Các tiêu chí này được áp dụng trong giai đoạn đề xuất, thẩm định và phê duyệt dự án; ngoài ra, có thể bổ sung các tiêu chí khác trên cơ sở quy định của Việt Nam và của nhà tài trợ, trong đó:

Trang 21

- Sự phù hợp của dự án: Sự cần thiết, phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội; phù hợp với định hướng thu hút vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài và chính sách, định hướng ưu tiên cung cấp vốn ODA

và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; phù hợp với chính sách cung cấp viện trợ của nhà tài trợ; hiệp định khung đã ký kết với nhà tài trợ (nếu có); phù hợp với khả năng cân đối vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn đối ứng, phù hợp với ưu tiên về sử dụng tài trợ, vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài

- Hiệu suất của dự án: Dự án cần đảm bảo tính khả thi

- Hiệu quả của dự án: Có đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, tác động môi trường

- Tác động của dự án: Tác động của dự án trên các phương diện: (i) kinh tế - xã hội; (ii) kế hoạch đầu tư công trung hạn (đối với dự án đầu tư công); (iii) tác động của khoản vay ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài đối với các chỉ tiêu an toàn nợ công (đối với nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài)

- Tính bền vững của dự án: Đánh giá sơ bộ tính bền vững của dự án, một phần dựa trên kết quả đánh giá sơ bộ tính khả thi của dự án một phần dựa trên hiệu quả kinh

tế - xã hội, tác động môi trường dự kiến mang lại

Tài liệu tham khảo

- Giáo trình Đầu tư quốc tế PGS.TS Vũ Chí Lộc Đại học Ngoại thương

- Nghị định 114/2021/NĐ-CP ngày 16/12/2021 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài

- Quyết định số 2109/QĐ-TTg, Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA

và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2021-2025

- https://archive.unescwa.org/structural-adjustment-programmes

- https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/337729/CVv266S032022022.pdf (Hiệu quả sử dụng vốn ODA của Việt Nam)

- https://www.jica.go.jp/english/our_work/types_of_assistance/oda_loans/step/c8h0vm000053zae9-att/operational_rules.pdf (Operational Rules of STEP of Japanese ODA Loans)

Trang 22

CHƯƠNG 2 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

Giới thiệu

Từ đầu thế kỷ 20 đến nay, các công ty ngày càng nhận ra tiềm năng tận dụng những lợi thế của các quốc gia khác nhằm gia tăng lợi nhuận và triển khai hoạt động đầu tư nước ngoài Các nhà khoa học bắt đầu đưa ra các giả thuyết, lý thuyết nhằm giải thích và khái quát vấn đề này Ngày nay, khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đã không còn xa

lạ với nhiều người Vậy FDI là gì? FDI có đặc điểm gì? FDI có tác động như thế nào đến sự phát triển của quốc gia nói chung và các doanh nghiệp nói riêng như thế nào? Các loại hình FDI được phân loại ra sao? V.v… tất cả những câu hỏi này chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm câu trả lời trong chương 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI

Chương 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI có nội dung được chia thành 5 phần bao gồm:

2.1 Tổng quan về Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

2.2 Các lý thuyết về FDI

2.3 Vai trò của FDI đối với nước tiếp nhận đầu tư

2.4 Những chỉ trích về FDI đối với nước tiếp nhận đầu tư

2.5 Các nhân tố thu hút dòng vốn FDI

Đây là những vấn đề mấu chốt liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài

2.1 Tổng quan về Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trong nội dung tổng quan về Đầu tư trực tiếp nước ngoài, chúng ta sẽ tập trung nghiên cứu 03 vấn đề cơ bản nhất bao gồm:

2.1.1 Khái niệm và đặc điểm FDI

2.1.2 Phân loại FDI

Đây là những nội dung căn bản, cải thiện hiểu biết của người học về Đầu tư trực tiếp nước ngoài Đồng thời, cung cấp những kiến thức nền tảng, phông nền nhất là cơ sở quan trọng để tiếp tục nghiên cứu và trao đổi các vấn đề phức tạp hơn được trình bày ở các nội dung tiếp theo

Cụ thể hơn, phần khái niệm và đặc điểm sẽ tập trung trả lời câu hỏi FDI là gì? Làm thế nào để phân biệt FDI với các loại hình đầu tư quốc tế khác Qua phần 2.1.1 chúng ta cũng có thể phần nào hình dung được các ảnh hưởng, vai trò của FDI trong nền kinh tế Phần 2.2.2 tập trung vào giải đáp câu hỏi FDI có những loại nào? Chúng được phân chia dựa trên căn cứ nào?

2.1.1 Khái niệm và đặc điểm Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Khái niệm FDI:

Trang 23

Theo Tổ chức Thương mại thế giới WTO vào năm 1996, “Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó” Ở cách định nghĩa

này, chúng ta cần tập trung vào 2 điểm quan trọng đó là tài sản ở một nước khác và quyền quản lý tài sản đó Có thể thấy rằng, dưới cách định nghĩa của WTO, một khoản đầu tư sẽ được xác định là đầu tư trực tiếp nước ngoài nếu thỏa mãn được 2 điều kiện: đầu tư được thực hiện từ nước này sang nước khác (có sự tham gia của yếu tố nước ngoài) và nhà đầu tư cần có quyền quản lý tài sản mà mình mua Anh chị hãy lưu ý 2 điểm này trước khi chúng ta tiếp tục với cách định nghĩa tiếp theo

Vào năm 2009, theo IMF, FDI Là hình thức đầu tư qua biên giới, trong đó một chủ thể

cư trú ở một nền kinh tế có quyền kiểm soát hoặc có được một mức độ ảnh hưởng đáng

kể đến việc quản lý một doanh nghiệp cư trú tại một nền kinh tế khác” với mục tiêu là

thiết lập lợi ích lâu dài và nắm quyền quản lý thực sự doanh nghiệp Cách định nghĩa này 1 lần nữa nhấn mạnh và yếu tố nước ngoài, cụ thể là việc đầu tư được thực hiện qua biên giới, từ nền kinh tế này sang nền kinh tế khác

Theo Tổ chức hợp tác và phát triển Kinh tế (OECD), Đầu tư trực tiếp nước ngoài là

hình thức đầu tư qua biên giới, được thực hiện bởi một chủ thể cư trú ở một nền kinh tế

(nhà đầu tư trực tiếp) với mục đích thiết lập lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp

(doanh nghiệp nhận đầu tư trực tiếp) cư trú tại một nền kinh tế khác nền kinh tế của nhà đầu tư Cách định nghĩa của OECD có phần đơn giản hơn IMF, cách định nghĩa này nhấn mạnh vào yếu tố xuyên biên giới, yếu tố nước ngoài của khoản đầu tư và mục đích thiết lập lợi ích lâu dài của doanh nghiệp Trong cách định nghĩa này, Thuật ngữ lợi ích lâu dài vẫn hàm ý rằng tồn tại mối quan hệ lâu dài giữa nhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp cũng như mức độ ảnh hưởng đáng kể của nhà đầu tư lên các quyết định quản lý của doanh nghiệp, hoàn toàn tương tự với thuật ngữ được đề cập trong định nghĩa Đầu

tư trực tiếp nước ngoài của IMF

Ngoài ra, OECD cũng đề cập một doanh nghiệp được coi là doanh nghiệp FDI nếu trong doanh nghiệp đó có một nhà đầu tư nước ngoài duy nhất, hoặc nhà đầu tư nước ngoài

sở hữu 10% hoặc nhiều hơn cổ phần phổ thông hay cổ phần có quyền biểu quyết của doanh nghiệp OECD cũng làm rõ, trừ trường hợp nhà đầu tư sở hữu ít hơn 10% cổ phần phổ thông hoặc cổ phiếu có quyền biểu quyết của một doanh nghiệp, nhưng vẫn

duy trì một tiếng nói có hiệu quả trong quản lý Vậy thế nào là một tiếng nói có hiệu quả trong quản lý? Một tiếng nói hiệu quả trong việc quản lý chỉ ngụ ý rằng các nhà

đầu tư trực tiếp có thể ảnh hưởng đến sự quản lý của doanh nghiệp và không ngụ ý rằng

họ có thể kiểm soát tuyệt đối Đây là đặc tính quan trọng nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhằm phân biệt nó với đầu tư theo danh mục (đầu tư gián tiếp, FPI): FDI được thực hiện với ý định thực hiện kiểm soát doanh nghiệp

OECD cũng làm rõ cách các nhà đầu tư có thể đạt được một tiếng nói hiệu quả trong việc quản lý hay ảnh hưởng đến hoạt động quản lý doanh nghiệp Cụ thể có 4 cách để các nhà đầu tư đạt được mục đích này bao gồm:

Trang 24

1 Thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc 1 chi nhanh hoàn toàn mới, thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư

2 Tham gia liên doanh trong một doanh nghiệp mới được thành lập

3 Mua lại toàn bộ hoặc một phần doanh nghiệp đã có

4 Cấp tín dụng dài hạn, trong đó nhà đầu tư hoặc công ty mẹ cấp tín dụng cho công ty con ở nước ngoài với thời hạn lớn hơn 5 năm Đây cũng được OECD coi là một hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài

Theo UNCTAD (2012), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI, Foreign Direct Investment)

lại được định nghĩa với những yếu tố cầu thành rất rõ ràng bao gồm: việc đầu tư dài hạn gắn liền với lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một chủ thể đầu tư; ở một quốc gia này vào một công ty ở một quốc gia khác Theo đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài gắn liền với

sự dịch chuyển các dòng vốn đầu tư vượt qua biên giới lãnh thổ của một quốc gia, tức

là từ nước đầu tư (home country) sang nước nhận đầu tư (host country) Các yếu tố xác định FDI trong cách định nghĩa này bao gồm: dài hạn, gắn liền với lợi ích và sự kiểm soát lâu dài, từ quốc gia này sang quốc gia khác

Trên thực tế, có nhiều cách khác để các nhà đầu tư nước ngoài có thể ảnh hưởng tới quyết định quản lý của doanh nghiệp như: Hợp đồng quản lý, Hợp đồng thầu phụ, Thỏa thuận chìa khóa trao tay, Nhượng quyền (Franchising), Thuê mua, Cấp giấy phép (Licensing) Các hình thức này không được coi là FDI vì nó không đi kèm với một mức sở hữu cổ phần nhất định

Có thể tổng kết lại rằng, mặc dù có một số điểm khác biệt từ cách tiếp cận, nhưng các khái niệm từ các tổ chức quốc tế về Đầu tư trực tiếp nước ngoài đều có các nội dung tương tự nhau ở 3 điểm sau

Thứ nhất, FDI là một khoản đầu tư xuyên biên giới, từ quốc gia này sang quốc gia khác,

từ nền kinh tế này sang nền kinh tế khác

Thứ hai, chủ đầu tư trực tiếp điều hành và quản lý doanh nghiệp hoặc ít nhất có tầm ảnh hưởng, có tiếng nói đáng kể trong việc quản lý doanh nghiệp

Thứ ba, chủ đầu tư cần sở hữu một lượng cổ phần nhất định trong doanh nghiệp tiếp nhận vốn đầu tư, con số này có thể từ 10% như cách định nghĩa của IMF

Tóm lại, có thể hiểu FDI một cách đơn giản là một hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư cho một dự án ở nước khác nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát dự án đó

FDI là một loại hình của đầu tư quốc tế, phản ánh sự di chuyển các loại tài sản như vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý từ nước này sang nước khác trong một thời gian dài để kinh doanh với mục tiêu là lợi nhuận, trong đó người sở hữu vốn (cổ phần tại doanh nghiệp nhận đầu tư) trực tiếp điều hành các hoạt động tại doanh nghiệp nhận đầu tư

Đặc điểm FDI:

Trang 25

Sau khi đã tìm hiểu, nghiên cứu khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, chúng ta đã trả lời được câu hỏi FDI là gì? Chúng ta cũng đã thống nhất được với nhau rằng FDI là

1 khoản đầu tư xuyên biên giới, trong đó nhà đầu tư nước ngoài sở hữu cổ phần tại doanh nghiệp tiếp nhận đầu tư trực tiếp điều hành hoặc có ảnh hưởng đến các hoạt động của doanh nghiệp nhằm hướng đến mục tiêu lợi ích dài hạn Vậy FDI sẽ có những đặc điểm gì để có thể phân biệt với các loại hình đầu tư khác? Đây chính là câu hỏi mà chúng ta sẽ cùng nghiên cứu trong phần đặc điểm của FDI

Cụ thể, FDI có 6 đặc điểm nổi bật, khác biệt với các loại hình đầu tư quốc tế khác

Thứ nhất, FDI hầu hết đều do các công ty đa quốc gia (Multinational corporation – MNC) hoặc các công ty xuyên quốc gia (transnational corporations- TNCs) thực hiện,

bao gồm các doanh nghiệp mẹ và các chi nhánh nước ngoài của nó Chúng ta có thể liên

hệ ngay một số ví dụ như các tập đoàn, công ty đa quốc gia lớn thường xuyên thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài như LEGO, Apple, Samsung hay các tập đoàn ô

tô lớn như Toyota, Nissan, Mazda đến từ Nhật, BMW, Mercedes đến từ Đức hay Ford,

GM đến từ Mỹ

Thứ hai, FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận

Đây chính là đặc điểm dẫn đến việc các nước tiếp nhận FDI cần xây dựng hành lang pháp lý đủ mạnh và các chính sách thu hút FDI hợp lý để hướng FDI vào phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của nước mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ cho mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các chủ đầu tư

Thứ ba, Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn

pháp định hoặc vốn điều lệ tuỳ theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư Ví dụ VN là 30%, Pháp

và Anh là 20%

Thứ tư, Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu

trách nhiệm về lỗ, lãi…không có những ràng buộc về chính trị Đây có thể coi là đặc điểm quan trọng, khác biệt hoàn toàn giữa FDI và ODA mà chúng ta đã học trong chương 1

Thứ năm, FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư

thông qua việc đưa máy móc, thiết bị, bằng phát minh, sáng chế, bí quyết kỹ thuật…vào nước nhận đầu tư để thực hiện dự án Chúng ta có thể nhận thấy đặc điểm này khi nhìn vào các dự án FDI tại Việt Nam Ví dụ, các dự án của Samsung tại Việt Nam, khi đầu

tư trực tiếp xây dựng nhà xưởng, Samsung đã triển khai rất nhiều hoạt động chuyển giao công nghệ cho Việt Nam bằng cách đưa máy móc thiết bị, hướng dẫn đào tạo cho

kỹ sư, công nhân Việt Nam sử dụng công nghệ của mình Một ví dụ khác là các tập đoàn ô tô lớn trên thế giới khi đầu tư xây dựng nhà máy tại Việt Nam cũng đã mang dây chuyền sản xuất, công nghê, thiết bị máy móc và các bí quyết kỹ thuật chuyển giao cho các kỹ sư và công nhân Việt Nam trực tiếp sản xuất Đây là một đặc điểm đặc biệt cần quan tâm của FDI, nó sẽ lý giải vai trò rất quan trọng của FDI trong việc phát triển kinh tế quốc gia

Trang 26

Thứ sáu, thời gian thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài thường trong khoảng thời gian dài và có tính ổn định tốt hơn các dòng vốn tư nhân nước ngoài khác Hoạt động Đầu

tư trực tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài liên quan đến các lĩnh vực như sản xuất, cung cấp dịch vụ, khai thác, v.v… Chính vì vậy, các dự án cần nhiều thời gian để chuẩn bị, xây dựng, triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh rồi mới có thể đem lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư Ngoài ra, do quy mô của dự án FDI, nguồn vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài cần ổn định, theo từng giai đoạn

2.1.2 Phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài

Sau khi chúng ta đã nắm rõ khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài, anh chị đã có thể xác định rõ ràng các khoản đầu tư quốc tế nào được xếp vào loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài, đã hiểu các đặc điểm của FDI, trong phần này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm cách phân loại FDI dựa trên những căn cứ khác nhau Cụ thể, chúng ta có 5 căn cứ để phân loại FDI bao gồm:

• Căn cứ theo liên kết đầu tư

• Căn cứ theo cách thức thực hiện đầu tư

• Căn cứ vào tính pháp lý của đầu tư trực tiếp nước ngoài

• Căn cứ vào lĩnh vực đầu tư

• Căn cứ vào mục tiêu của chủ đầu tư

Thứ nhất, theo liên kết đầu tư, chúng ta có thể chia đầu tư trực tiếp nước ngoài thành

3 loại: FDI theo chiều ngang, FDI theo chiều dọc và FDI hỗn hợp

 FDI theo chiều ngang (horizontal FDI): đầu tư nhằm sản xuất cùng loại sản

phẩm hoặc các sản phẩm tương tự như chủ đầu tư đã sản xuất ở nước mình; đầu

tư vào các công ty trong cùng ngành công nghiệp (các đối thủ cạnh tranh)

 FDI theo chiều dọc (vertical FDI): đầu tư được thực hiện trong chuỗi cung ứng

(hay các khâu khác nhau trong cùng một ngành CN) có thể là đầu tư theo liên kết lùi hoặc đầu tư theo liên kết tiến Đầu tư lùi có nghĩa là đầu tư về phía cung cấp đầu vào cho sx (backward vertical FDI) Đầu tư tiến có nghĩa là đầu tư về phía thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra (forward vertical FDI) Một cách hiểu đơn giản hơn là FDI theo chiều dọc nhằm khai thác nguyên, nhiên vật liệu (backward vertical FDI) hoặc để gần gũi người tiêu dùng hơn thông qua việc mua lại các kênh phân phối ở nước nhận đầu tư (forward vertical FDI)

 FDI hỗn hợp (conglomerate FDI): DN chủ đầu tư và DN tiếp nhận đầu tư hoạt

động trong các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau

Thứ hai, theo cách thức xâm nhập hay cách thức thực hiện đầu tư, chúng ta có thể chia đầu tư trực tiếp nước ngoài thành đầu tư mới, sáp nhập và mua lại

Đầu tư mới (GI) là loại hình FDI mà chủ đầu tư nước ngoài góp vốn để xây dựng một

cơ sở sản xuất, kinh doanh mới tại nước nhận đầu tư Hình thức này thường được các

Trang 27

nước nhận đầu tư đánh giá cao vì nó có khả năng tăng thêm vốn, tạo thêm việc làm và gia trị gia tăng cho nước này

Sáp nhập và mua lại (M&A) là việc chủ đầu tư nước ngoài mua lại hoặc sáp nhập cơ sở sản xuất kinh doanh sẵn có ở nước nhận đầu tư Theo Luật Cạnh tranh (2018), hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài M&A được định nghĩa cụ thể như sau:

Thứ ba, theo hình thức pháp lý, chúng ta có thể chia đầu tư trực tiếp nước ngoài thành đầu tư thành đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh , đầu tư vào doanh nghiệp liên doanh, đầu tư hình thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và một số loại hình khác như BOT, BTO, BT…

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên để tiến hành đầu tư kinh doanh ở Việt Nam trong đó quy định trách nhiệm chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới Hình thức FDI này có sự tham gia của cả chủ đầu tư Việt Nam và chủ đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký giữa hai bên hoặc nhiều bên, trường hợp đặc biệt có thể được thành lập trên cơ sở hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với chính phủ nước ngoài Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và chịu trách nhiệm

về kết quả kinh doanh Khác với hai hình thức trên, hình thức FDI này không có sự tham gia của chủ đầu tư VIệt Nam Cũng giống như liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng hình thành pháp nhân mới ở Việt Nam và là pháp nhân VN Ngoài ra, FDI ở Việt Nam còn được tiến hành bằng các hình thức Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT), BTO, BT…

Thứ tư, theo lĩnh vực đầu tư, chúng ta có thể chia đầu tư trực tiếp nước ngoài thành đầu tư thành đầu tư hướng vào các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên, đầu tư hướng vào sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ…

FDI hướng vào xuất khẩu ra thị trường thế giới: Mục tiêu của loại hình FDI này không

phải là để sản xuất sản phẩm tiêu thụ tại thị trường của quốc gia tiếp nhận đầu tư mà tập trung hướng đến xuất khẩu sang thị trường khác

FDI hướng vào thị trường nội địa của nước tiếp nhận đầu tư: khác với loại hình FDI

hướng đến mục tiêu xuất khẩu chúng ta vừa tìm hiểu, loại hình FDI hướng vào thị trường nội địa của nước tiếp nhận đầu tư bao gồm hàng hóa tiêu dùng (như chế biến thực phẩm và may mặc); các sản phẩm sử dụng nhiều vốn như thép và hóa chất; các dịch vụ như vận tải, viễn thông, tài chính, điện lực, dịch vụ kinh doanh và thương mại bán lẻ

Thứ năm, theo định hướng, mục tiêu của chủ đầu tư, chúng ta có thể chia đầu tư trực tiếp nước ngoài thành đầu tư vì mục tiêu tìm kiếm nguồn lực, tìm kiếm thị trường, tìm kiếm hiệu quả và FDI tìm kiếm tài sản chiến lược

Trang 28

FDI nhằm tìm kiếm nguồn lực (Resource-seeking): Đầu tư nhằm đạt được dây chuyền

sản xuất và các nguồn lực khác như lao động rẻ hoặc tài nguyên thiên nhiên – thường không có hoặc đắt đỏ ở nước chủ đầu tư

FDI tìm kiếm thị trường (Market-seeking): Đầu tư nhằm thâm nhập thị trường mới hoặc

duy trì thị trường hiện có

FDI tìm kiếm hiệu quả (Efficiency-seeking): Đầu tư nhằm tăng cường hiệu quả bằng

việc tận dụng lợi thế của tính kinh tế theo quy mô hay phạm vi, hoặc cả hai; xây dựng chuỗi cung ứng toàn cầu

FDI tìm kiếm tài sản chiến lược (Strategic-Asset-Seeking): Đầu tư nhằm bảo vệ hoặc

tăng lợi thế cạnh tranh của hãng và/hoặc giảm lợi thế đó của các đối thủ; ngăn chặn việc mất các tài sản chiến lược (hữu hình hoặc vô hình) vào tay đối thủ cạnh tranh

2.2 Các lý thuyết về FDI

2.2.1 Lý thuyết về quy mô thị trường

Quy mô thị trường (Market Size) hay còn gọi là dung lượng thị trường, có thể được hiểu

là tổng số doanh số bán hàng, tổng lượng hàng hóa bán ra hoặc tổng lượng khách mua hàng tối đa trong một lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp có thể đo lường hàng năm hoặc trong khoảng thời gian nhất định

Bên cạnh quy mô thị trường còn có một khái niệm cũng quen thuộc với giới kinh doanh,

đó là Giá trị thị trường Giá trị thị trường nghĩa là tổng doanh thu bán hàng ở một thị trường Đây tuy là 2 khái niệm khác nhau, song lại có sự liên quan mật thiết với nhau Khi xác định được Quy mô thị trường, nghĩa là có thể dự đoán được tổng lượng hàng hóa bán ra hay tổng lượng khách hàng mua hàng, nhà kinh doanh có thể xác định doanh thu tiềm năng mà doanh nghiệp của mình có thể đạt được Từ đó, doanh nghiệp có thể

dự đoán được số lượng hay sản lượng sản phẩm, dịch vụ mình có thể tạo ra để phục vụ kinh doanh

Trong lĩnh vực đầu tư quốc tế, lý thuyết về quy mô thị trường cho rằng quy mô thị trường của một nước có ảnh hưởng đến lượng FDI mà nước đó có thể tiếp nhận Quy

mô thị trường được đo lường bằng lượng hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài, GDP, quy

mô dân số, thu nhập bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế, v.v…

Lý thuyết về quy mô thị trường có thể được mô tả như sau:

FDI = f(GDP, dân số, nhập khẩu, xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế…)

Trong đó, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là một biến phụ thuộc có giá trị phụ thuộc vào các yếu tố như GDP, dân số, năng suất lao động, trình độ lao động, kim ngạch xuất khẩu, tài nguyên thiên nhiên, tốc độ tăng trưởng, v.v… Tổng hợp của các biến này sẽ mô tả quy mô và tiềm năng tăng trưởng của thị trường mà dòng vốn FDI đổ vào

Ví dụ, khi đánh giá quy mô thị trường của Việt Nam hiện nay, chúng ta sẽ có một vài

số liệu như:

Trang 29

- Dân số trung bình năm 2022 ước tình 99,46 triệu người, tăng 0.97% so với năm 2021

- Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên tính đến cuối năm 2022 ước tính 52,1 triệu người, số lao động có việc làm là 50,6 triệu người, tỷ lệ thất nghiệp là 2,32%

- Quy mô GDP năm 2022 ước tính 409 tỷ USD đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 4-5%

- GDP bình quân đầu người 2022 ước tính 4,110 USD

- Năng suất lao động 2022 ước tính đạt 8,083 USD/lao động

- Năng suất lao động tăng 4,8% so với năm 2021

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 26,2%

- Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 2022 ước đạt 371,85 tỷ USD, tăng 10,6%

so với năm 2021 với nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 89% tổng kim ngạch xuất khẩu

- Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 2022 ước đạt 360,65 tỷ USD, tăng 8,4%

so với năm 2021, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 93,5% tổng kim ngạch nhập khẩu, v.v…

Theo lý thuyết quy mô thị trường, tất cả các yếu tố như GDP, dân số, lượng hàng nhập khẩu, các hiệp định thương mại, yếu tố như chính trị, nguồn nhân lực, v.v thể hiện tổng thu nhập và tiềm năng phát triển và sự ổn định của quy mô thị trường của một quốc gia Do đó, theo lý thuyết về quy mô thị trường, quy mô của thị trường nước tiếp nhận FDI càng lớn, nguồn vốn FDI đổ vào quốc gia đó sẽ càng nhiều Khi một MNC tìm kiếm một địa điểm để đầu tư thì quy mô thị trường được đánh giá là một yếu tố quyết định đáng kể đến quyết định đầu tư và lượng vốn FDI được đầu tư

2.2.2 Lý thuyết về phương thức thâm nhập (theories of entry modes)

Lý thuyết về phương thức thâm nhập (theory of entry modes) tìm cách giải thích hành động của MNC với các lợi thế cạnh tranh đang tìm cách tối ưu hóa và gia tăng lợi nhuận từ các thị trường nước ngoài Bằng việc làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn các hình thức kinh doanh khác nhau của MNC, lý thuyết về phương thức thâm nhập giải thích tại sao có doanh nghiệp thực hiện đầu tư nước ngoài, có doanh nghiệp lại lựa chọn xuất khẩu, khi nào doanh nghiệp triển khai nhượng quyền thương hiệu và cấp phép sử dụng công nghệ, trường hợp nào M&A sẽ được lựa chọn thay vì đầu tư mới, v.v…

Lý thuyết về phương thức thâm nhập có thể được mô tả như sau:

Trang 30

Khi một doanh nghiệp với lợi thế cạnh tranh có nhu cầu gia tăng lợi nhuận của mình, doanh nghiệp này có thể thay đổi lợi thế cạnh tranh để tiếp tục khai thác thị trường nội địa hoặc khai thác lợi thế cạnh tranh hiện có ở thị trường nước ngoài Nếu doanh nghiệp đó quyết định khai thác thị trường nước ngoài, họ lại đứng giữa lựa chọn sản xuất sản phẩm ở trong nước hay triển khai sản xuất sản phẩm ở nước ngoài (FDI và xuất khẩu) Sau khi doanh nghiệp đã lựa chọn sản xuất ở nước ngoài, họ sẽ cần lựa chọn nhượng quyền thương hiệu, cấp phép sản xuất cho doanh nghiệp địa phương hay sở hữu tài sản ở nước ngoài và trực tiếp sản xuất (FDI và cấp phép) Nếu doanh nghiệp này lựa chọn sở hữu tài sản tại nước ngoài, họ cần lựa chọn giữa 2 hình thức liên doanh với doanh nghiệp địa phương hay sở hữu toàn bộ dự án (Liên doanh hay doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) Cuối cùng, nhà đầu tư sẽ lựa chọn giữa việc đầu tư mới hay mua lại và sát nhập một doanh nghiệp tại quốc gia tiếp nhận đầu tư

Bằng cách lần lượt phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn của MNC trong các câu hỏi như FDI hay xuất khẩu? FDI hay cấp phép? Liên doanh hay doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài? Đầu tư mới hay mua lại và sát nhập? Lý thuyết về phương thức thâm nhập có thể giải thích tương đối toàn diện các quyết định trước khi triển khai đầu

tư trực tiếp của các MNCs đồng thời làm rõ hơn các yếu tố thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Thứ nhất: FDI và xuất khẩu

Vấn đề lợi thế của đầu tư trực tiếp so với xuất khẩu đã được quan tâm rộng rãi bởi các nhà kinh tế Câu hỏi đặt ra ở khía cạnh này là: tại sao các công ty lớn lại khai thác lợi thế của mình bằng cách tổ chức sản xuất ở nước ngoài – thường gặp rắc rối và rủi ro hơn là xuất khẩu? Để giải quyết câu hỏi này, lý thuyết về về phương thức thâm nhập phân tích, giải thích sự khác biệt giữa FDI và xuất khẩu ở 5 khía cạnh:

Trang 31

- Chi phí sản xuất và vận chuyển

- Rào cản thương mại

- Tiếp cận thị trường

- Cạnh tranh độc quyền nhóm

- Vòng đời quốc tế của sản phẩm

Một là, chi phí sản xuất và vận chuyển

Chi phí sản xuất có thể được hiểu là bao gồm chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền Chi phí sản xuất là yếu tố đầu tiên các doanh nghiệp tính đến khi so sánh chi phí giữa sản xuất trong nước để xuất khẩu hay đầu tư trực tiếp để sản xuất tại nước ngoài Nếu quốc gia tiếp nhận đầu tư có lợi thế về lao động như số lượng lao động lớn, mức lương đòi hỏi thấp, các doanh nghiệp FDI có thể tận dụng để giảm bớt chi phí nhân công so với sản xuất trong nước Chi phí nhân công sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến chi phí sản xuất của các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành thâm dụng lao động như nông nghiệp, dệt may, da giày, v.v… Với quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, giá rẻ, các doanh nghiệp trong các ngành thâm dụng tài nguyên thiên nhiên hoặc khai thác tài nguyên có thể cắt giảm được chi phí nguyên vật liệu đầu vào nhờ tận dụng nguồn nguyên liệu tại quốc gia tiếp nhận đầu tư Ví dụ cho trường hợp này có thể kể đến các tập đoàn dầu khí hàng đầu châu Á của Trung Quốc như China National Offshore Oil Corp hay Sinopec Tận dụng nguồn dầu mỏ và khí đốt dồi dào tại Nga, việc đầu tư trực tiếp của các tập đoàn này đã đem lại lợi nhuận khổng lồ lên đến hàng chục tỷ Euro mỗi năm

Bên cạnh chi phí sản xuất, khi so sánh giữa nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài, các MNCs không thể không tính đến chi phí vận chuyển Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển hàng hóa, đặc biệt hàng hóa xuất khẩu Yếu tố đầu tiên

là khoảng cách địa lý Nếu hai quốc gia có vị trí địa lý quá lớn, như Việt Nam-Mỹ, Trung Quốc – Brazil, chi phí cho vận chuyển hàng hóa xuất khẩu sẽ cao hơn Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ có thêm động lực để đầu tư trực tiếp nước ngoài thay

vì xuất khẩu để giảm bớt gánh nặng về chi phí vận chuyển Bên cạnh khoảng cách địa

lý, cơ sở hạ tầng giao thông cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển Cơ

sở hạ tầng giao thông chất lượng thấp dẫn đến tăng mức tiêu thụ nhiên liêu, độ hao mòn phương tiện, thời gian vận chuyển, v.v… Từ đó, gia tăng chi phí vận chuyển đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Trong trường hợp cơ sở hạ tầng giao thông không thuận lợi giữa 2 quốc gia, FDI sẽ có xu hướng được lựa chọn nhiều hơn là xuất khẩu Ngoài ra, các chi phí như phụ phí đường bộ, đường biển, hàng không; chi phí kho bãi bến đỗ đều làm gia tăng chi phí vận chuyển, dẫn đến việc FDI được ưu tiên hơn xuất khẩu hàng hóa

Hai là, Rào cản thương mại

Trang 32

Yếu tố tiếp theo mà các doanh nghiệp quan tâm khi cân nhắc giữa hoạt động xuất khẩu

và đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là các rào cản thương mại Nhìn chung, các doanh nghiệp có xu hướng chuyển từ xuất khẩu sang FDI khi các nước chủ nhà bắt đầu áp dụng các rào cản thương mại Rào cản thương mại (Trade barriers) được định nghĩa là những hạn chế đối với thương mại quốc tế do Chính phủ áp đặt như thuế quan, hạn ngạch, rào cản kỹ thuật, v.v… Các rào cản này được thiết lập để gia tăng chi phí hoặc giới hạn về số lượng đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm bảo hộ sản xuất trong nước Những chi phí bổ sung hoặc sự khan hiếm dẫn đến giá sản phẩm nhập khẩu trở nên cao hơn Từ đó, hàng hóa nội địa sẽ cạnh tranh hơn Điều này trực tiếp gây khó khăn và giảm lợi nhuận của từ hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp nước ngoài Để đảm bảo mức lợi nhuận kỳ vọng, các doanh nghiệp sẽ có xu hướng đầu tư trực tiếp FDI và triển khai sản xuất tại quốc gia có rào cản thương mại hoặc các quốc gia có hiệp định thương mại tự do với quốc gia này

Ví dụ, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã tạo ra hàng loạt rào cản thương mại giữa hai nước Các doanh nghiệp Mỹ bị sụt giảm lợi nhuận khi xuất khẩu sản phẩm của mình sang Trung Quốc do các rào cản này Để duy trì hoặc tăng trưởng lợi nhuận, các doanh nghiệp Mỹ hoàn toàn có thể lựa chọn đầu tư sản xuất tại Trung Quốc hoặc chuyển hướng đầu tư sang Việt Nam nhằm tận dụng mức thuế quan và hàng rào thương mại thấp giữa Việt Nam và Trung Quốc

Ba là, Tiếp cận thị trường

Bên cạnh các chi phí, vấn đề tiếp cận, thâm nhập và chiếm lĩnh thị phần tại nước ngoài cũng ảnh hưởng đến quyết định của các doanh nghiệp Bằng cách đầu tư trực tiếp FDI, việc có trụ sở, chi nhánh, nhà xưởng cũng giúp các doanh nghiệp có nhiều lợi thế hơn khi thâm nhập thị trường so với phương án xuất khẩu Với lựa chọn đầu tư trực tiếp, các hoạt động như nắm bắt thị hiếu, xây dựng thương hiệu, truyền thông quảng bá sản phẩm đều trở nên thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp

Một ví dụ thành công điển hình trong việc tiếp cận thị trường thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài là trường hợp Tesla tại Trung Quốc Tesla – một công ty sản xuất xe ô tô điện hàng đầu trên thế giới của Mỹ - đang là hãng xe điện nước ngoài thành công nhất tại thị trường tỷ dân Kể từ năm 2015, Trung Quốc vẫn luôn giữ vững vị trí thị trường

xe điện lớn nhất thế giới Năm 2016, Tesla ghi nhận doanh số xuất khẩu xe điện sang Trung Quốc tăng gấp ba lần, lên mức 1 tỉ USD Một năm sau đó, doanh số tiếp tục tăng gấp đôi, đạt 2 tỉ USD trong năm 2017 Ông chủ Tesla – Elon Musk – lúc này nhận ra rằng hãng đã thu hút được sự chú ý, lên kế hoạch lấn sân vào tại thị trường này Năm

2018, Tesla chính thức đầu tư dự án xây dựng nhà máy sản xuất trị giá 1,6 tỷ USD Với động thái này, thương hiệu Tesla nhận được sự chào đón, ủng hộ từ cả chính phủ và thị trường Trung Quốc Ngoài ra, việc có nhà máy tại thị trường Trung Quốc giúp Tesla nhanh chóng cập nhật, điều chỉnh phần mềm vận hành các mẫu xe của mình, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Trung Quốc

Bốn là, Cạnh tranh độc quyền nhóm

Trang 33

Yếu tố tiếp theo ảnh hưởng đến lựa chọn của doanh nghiệp giữa nhập khẩu và đầu tư trực tiếp là cạnh tranh độc quyền nhóm Cạnh tranh độc quyền nhóm hay còn được gọi

là độc quyền tập đoàn (Oligopoly) – một trong các loại hình cạnh tranh trong nền kinh

tế thị trường Hình thức cạnh tranh này xảy ra khi trong thị trường chỉ tổn tại một vài nhà sản xuất nắm giữ phần lớn nguồn cung của thị trường Sản phẩm của các nhà sản xuất này có thể là đồng nhất (Ví dụ như các mặt hàng xi măng, sắt, thép, hóa chất…) hoặc có thể có sự khác biệt (ô tô, máy tính, điện thoại, linh kiện điện tử,…)

Khác với trường hợp độc quyền trên thị trường, các nhà sản xuất lớn không hoàn toàn độc chiếm thị phần nhưng họ có quy mô lớn hơn đáng kể so với các nhà sản xuất khác trện thị trường Những nhà sản xuất trong nhóm này có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau Khi một nhà sản xuất trong nhóm thay đổi giá cả, sản lượng, chiến lược marketing, chất lượng sản phẩm, v.v…, do hiệu ứng cạnh tranh độc quyền nhóm, các doanh nghiệp còn lại đều chịu sự ảnh hưởng và bắt buộc phải có động thái phản ứng để bảo vệ thị phần của mình trên thị trường

Ví dụ, tại Việt Nam, hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng trong thị trường cạnh tranh nhóm với nhau, chẳng hạn canh tranh độc quyền nhóm giữa các hãng nhà mạng viễn thông trên thị trường Nếu nhà mạng Viettel tung ra các chương trình khuyến mãi nạp thẻ thì buộc các nhà mạng khác như Mobiphone hay VinaPhone cũng phải đưa ra các chương trình khuyến mãi tương tự để thu hút khách hàng và giữ được thị phần của mình trên thị trường

Hoặc giữa các hãng đồ ăn nhanh Lotteria và KFC Nếu Lotteria hạ giá cho khách hàng với chương trình giảm giá mua 1 tặng 1, điều này sẽ tác động lên mức lợi nhuận của họ Lúc này KFC sẽ phản ứng lại bằng cách đưa ra mức giá thấp hơn với chương trình mua

1 miếng gà tặng 1 khoai tây chiên cỡ nhỏ Do sự phụ thuộc lẫn nhau này, các công ty độc quyền nhóm (hay độc quyền thiểu số) tác động vào các hành vi chiến lược của nhau

Hiệu ứng này cũng có thể xuất hiện trong đầu tư trực tiếp nước ngoài Khi hai hay nhiều nhà sản xuất có mối quan hệ cạnh tranh độc quyền nhóm với nhau, nếu một nhà sản xuất giảm bớt hoặc thậm chí dừng hoạt động xuất khẩu và triển khai đầu tư trực tiếp tại một thị trường nào đó, các doanh nghiệp khác trong nhóm cũng có xu hướng triển khai hoạt động tương tự để nắm giữ thị phần tại thị trường này

Một ví dụ tiêu biểu tại thị trường Việt Nam là hoạt động đầu tư của hai doanh nghiệp khổng lồ ngành nước ngọt có ga trên thế giới là Cocacola và Pepsi Với các sản phẩm

là đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên thị trường, Cocacola và Pepsi đã chiếm lĩnh 70-80% lượng nước ngọt có ga được bán ra trên thế giới Việc cạnh tranh của Cocacola và Pepsi xuất hiện ở mọi lúc mọi nơi trong hàng chục năm qua Hai thương hiệu này cạnh tranh

và liên tục phản ứng lại động thái của đối thủ ở bất kỳ lĩnh vực nào, từ gương mặt đại diện, slogan quảng cáo, chiến dịch quảng cáo, v.v… trên toàn thế giới Thị trường Việt Nam cũng không phải ngoại lệ Năm 1994, sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam, Cocacola đã có mặt tại Việt Nam và triển khai hoạt động đầu tư trực tiếp liên doanh với Vinafimex – Doanh nghiệp nhà nước trực thuộc bộ nông nghiệp và

Trang 34

phát triển nông thôn, hình thành công ty Thức uống có gas Coca-cola Ngọc Hồi tại Hà Nội Cùng năm này, PepsiCo chính thức gia nhập thị trường Việt Nam khi liên doanh với công ty Nước giải khát Quốc tế IBC cùng với sự ra đời của hai sản phẩm đầu tiên

là Pepsi và 7 Up từ những ngày đầu khi Mỹ bỏ cấm vận với Việt Nam năm 1994 Năm

1999, Pepsi chính thức đầu tư và sở hữu 100% vốn của Công ty Nước giải khát Quốc

tế (IBC) và thành lập Suntory PepsiCo Việt Nam Năm 2001, Chính phủ Việt Nam cho phép sát nhập 3 doanh nghiệp tại 3 miền Bắc, Trung, Nam thành 1 công ty thống nhất gọi là Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam, có trụ sở chính tại Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh và 2 chi nhánh tại Hà Tây và Đà Nẵng Có thể thấy rằng, chiến lược đầu tư tại Việt Nam của Cocacola và Pepsi có nhiều điểm tương đồng Khi một trong 2 bên có động thái chiến lược, gần như ngay lập tức bên còn lại sẽ triển khai một hoạt động tương tự

Tóm lại, hiệu ứng cạnh tranh độc quyền nhóm có thể là một động lực thúc đẩy các doanh nghiệp trong nhóm phải đầu tư trực tiếp ra nước ngoài để phản ứng lại với chiến lược thay thế xuất khẩu bằng FDI của đối thủ cạnh tranh trong nhóm

Cuối cùng là Vòng đời quốc tế của sản phẩm

Vòng đời quốc tế của sản phẩm là một lý thuyết được nhà kinh tế học người Mỹ Raymond Vernon công bố năm (1966) trên cở sở phát triển từ lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo (1817) Theo Vernon, có sự khác nhau về các yếu tố sản xuất cần được sử dụng tùy theo từng giai đoạn trong vòng đời quốc tế của sản phẩm Lý thuyết này nhận mạnh chu kỳ sống của một sản phẩm gồm ba giai đoạn:

1 Giai đoạn sản phẩm mới:

Xuất phát từ quá trình nghiên cứu nhu cầu thị trường, các nhà sản xuất phát minh ra sản phẩm mới nhằm hướng vào các nhu cầu này Việc sản xuất các sản phẩm mới nhằm mục đích chính là thăm dò sự phản ứng của thị trường, nếu thuận lợi sẽ mở rộng sản xuất và thị phần Trong quá trình thăm dò, những phản ứng của thị trường đối với sản

Trang 35

phẩm mới là căn cứ rất quan trọng để nhà sản xuất điều chỉnh các tính năng của sản phẩm sao cho phù hợp nhất với thị hiếu của người tiêu dùng

Theo hình vẽ trên, tại điểm (1), sản phẩm mới được giới thiệu ra thị trường Tại điểm này, việc sản xuất còn chưa mang tính ổn định vì phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp các yếu tố sản xuất như vốn, lao động, tài nguyên Tại thời điểm này, việc sản xuất thường tốn chi phí cao, cần nguồn lao động chất lượng cao và tiến bộ công nghệ nên thường chỉ được sản xuất và xuất khẩu tại các nước phát triển có tiềm lực kinh tế mạnh (ví dụ nước Mỹ, Đức – ta gọi đây là quốc gia phát minh inventor’s country)

2 Giai đoạn sản phẩm chín muồi:

Trong giai đoạn chín muồi, sản phẩm mới đã được người tiêu dùng biết đến và thị trường tiêu thụ được mở rộng tạo điều kiện cho việc mở rộng sản xuất và tăng thu lợi nhuận

Đối với sản phẩm quốc tế, để tận dụng được lợi thế so sánh của các nước khác nhằm tối thiểu hóa chi phí sản xuất để nâng cao lợi nhuận và sức cạnh tranh, ngành sản xuất sản phẩm này bắt đầu được di chuyển sang các nước khác Ban đầu, để tận dụng được lợi thế về vốn và nhân lực và công nghệ, ngành sản xuất được chuyển sang các nước phát triển (như các nước thuộc Tây Âu, Nhật Bản), từ đó các nước này giữ vai trò sản xuất

và xuất khẩu thành phẩm – bên phải điểm 2 Cùng lúc đó, thị trường các quốc gia đang phát triển cũng bắt đầu quan tâm và nhập khẩu sản phẩm) Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào hoạt động sản xuất sẽ giúp làm giảm chi phí đơn vị vì chi phí lao động và chi phí vận chuyển giảm Các đơn vị sản xuất nước ngoài sản xuất ra các sản phẩm trước tiên nhằm thỏa mãn thị trường tiêu dùng tại nước đó, và sau đó là nhằm xuất khẩu sang thị trường của nước ban đầu Như vậy, quốc gia phát minh sẽ chuyển đổi vai trò từ nước xuất khẩu thành nước nhập khẩu (tại điểm 3) Trong giai đoạn này, hoạt động sản xuất yêu cầu nhân lực phải có tay nghề cao và doanh nghiệp phải trả một mức thù lao hậu hĩnh cho nhân viên nên chi phí nhân công vẫn cao Do sự cạnh tranh với các hãng sản xuất tại địa phương ngày càng gay gắt nên việc di chuyển sản xuất sang các nước có mức thu nhập thấp hơn là bước đi hợp lý tiếp theo

3 Giai đoạn sản phẩm tiêu chuẩn hóa:

Trong giai đoạn này, các thị trường tiêu thụ chủ yếu của sản phẩm mới đã trở nên bão hòa Những lợi thế so sánh ban đầu tạo nên lợi ích cho nhà sáng chế đã dần bị xói mòn Các nhà sản xuất bắt đầu tập trung vào việc giảm chi phí trong quá trình sản xuất thay

vì tăng thêm tính năng mới của sản phẩm Kết quả là, sản phẩm và quá trình sản xuất ngày càng được tiêu chuẩn hóa Điều này cho phép các nhà sản xuất có thể gia tăng lợi thế kinh tế theo quy mô và nâng cao tính lưu động của hoạt động sản xuất Lao động dần được thay thế bởi nguồn vốn “Nếu lợi thế kinh tế về quy mô được khai thác có hiệu quả, sự khác biệt duy nhất giữa hai địa điểm sản xuất chính là chi phí lao động” (Vernon, 1966) Để đối phó với sự cạnh tranh về giá cũng như các rào cản thương mại hoặc chỉ đơn giản là đáp ứng nhu cầu của địa phương, việc sản xuất sẽ được di chuyển sang những nước có thu nhập thấp hơn Cũng giống như các giai đoạn đầu tại các nước

Trang 36

phát triển, các đối thủ cạnh tranh tại địa phương cũng bắt đầu sao chép, sản xuất và bán sản phẩm

Nhu cầu đối với các sản phẩm ban đầu tại thị trường trong nước của quốc gia phát minh bắt đầu giảm do sự phát triển của công nghệ mới và các thị trường được thành lập tại các nước phát triển khác ngày càng nhạy cảm về giá Vì thị trường của quốc gia phát minh bị chia sẻ giữa các đối thủ cạnh tranh mà chủ yếu là các đối thủ nước ngoài nên các nhà sản xuất tiến hành di chuyển vốn và công nghệ sang các nước có mức thu nhập thấp nhằm tận dụng nguồn lao động rẻ tại đây trong khi tại các nhà máy sản xuất trong nước của quốc gia ban đầu, các phát minh sản phẩm mới cùng với công nghệ mới lại được tiến hành

Khi công nghệ được chuẩn hóa, quá trình sản xuất được chia thành nhiều giai đoạn, ngành sản xuất được di chuyển sang các nước đang phát triển để tận dụng lợi thế so sánh về nguồn lao động dồi dào và giá rẻ – bên phải điểm 3 Tại đây, mỗi nước sẽ chịu trách nhiệm một giai đoạn trong toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm Các quốc gia được chuyển giao đang phát triển này sẽ tạo ra sản phẩm với chi phí rẻ hơn rất nhiều so với quốc gia ban đầu và quốc gia ban đầu sẽ nhập khẩu các sản phẩm giá rẻ này thay vì

tự sản xuất chúng với chi phí cao Hơn nữa, các nhà sản xuất cũng khuyến khích đầu tư

ra nước ngoài nhằm ngăn chặn khả năng thị trường rơi vào tay các nhà sản xuất địa phương, từ đó các nước đang phát triển trở thành thị trường tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu

Cũng trong giai đoạn này, cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết và nhà sản xuất cần phải nỗ lực hết sức có thể để duy trì được thị trường tiêu thụ và thị phần ổn định càng lâu càng tốt, giá cả trở thành yếu tố cạnh tranh quan trọng Đây là lý do vì sao trong giai đoạn này, sản phẩm thường được bán với giá thấp kỉ lục Ngoài ra, đây là giai đoạn mà các nhà sản xuất bắt đầu tìm kiếm các cơ hội thương mại khác như cải tiến sản phẩm hiện tại, phát triển sản phẩm mới khác và sản xuất các sản phẩm phụ Hơn nữa, các chương trình quảng cáo và xúc tiến sẽ được đẩy mạnh triển khai để hướng người tiêu dùng vào các sản phẩm thay thế theo như ý đồ của nhà sản xuất Mục tiêu cao nhất của nhà sản xuất trong thời điểm này là thúc đẩy bán hàng Như vậy, chi phí xúc tiến, quảng cáo là rất cao trong giai đoạn này

Tóm lại, lý thuyết vòng đời quốc tế của sản phẩm lý giải việc các doanh nghiệp thay đổi từ hình thức kinh doanh là xuất khẩu sang đầu tư trực tiếp tại nước ngoài nhằm tối

ưu hóa chi phí, gia tăng lợi nhuận Khi sản phẩm ở một giai đoạn nhất định trong vòng đời quốc tế của nó, các doanh nghiệp sẽ có lựa chọn tương ứng giữa xuất khẩu và FDI

để tối đa hóa lợi nhuận cho mình

Thứ hai là: FDI và cấp phép

Sau khi có được quyết định lựa chọn giữa chiến lược xuất khẩu và FDI, các DN sẽ thường phải tiếp tục lựa chọn giữa FDI và cấp phép Một số yếu tố được xác định để cho thấy FDI hấp dẫn hơn so với cấp phép Cấp phép là việc bán công nghệ, tên thương hiệu, bằng sáng chế, dịch vụ quản lý hoặc các tài sản tương tự khác cho một doanh

Trang 37

nghiệp ở nước ngoài Doanh nghiệp nước ngoài này sẽ có toàn quyền khai thác tất cả các tài sản mua được FDI được các doanh nghiệp ưu tiên hơn cấp phép nếu:

(i) nước tiếp nhận vốn ổn định về chính trị và có quy mô kinh tế lớn;

(ii) công nghệ mới và được kiểm soát chặt chẽ;

(iii) công ty có quy mô lớn và mức thâm nhập quốc tế cao;

(iv) nguồn sức mạnh của công ty tăng khi mở rộng;

(v) khả năng hấp thụ của bên được cấp phép thấp

Ngược lại, việc cấp phép sẽ được ưu tiên hơn so với FDI nếu:

(i) công nghệ được phổ biến rộng rãi;

(ii) thị trường của nước tiếp nhận là nhỏ và rủi ro;

(iii) công ty thiếu kinh nghiệm, không thích rủi ro hoặc định hướng quốc gia; (iv) lợi thế của công ty là cụ thể;

(v) Bên nhận cấp phép tiềm năng là lớn và có năng lực

Việc đầu tư hay cấp phép trên thực tế còn có nhiều lựa chọn hơn cho nhà đầu tư tùy thuộc vào thỏa thuận giữa chủ đầu tư và doanh nghiệp tại thị trường nước tiếp nhận vốn Chủ đầu tư hoàn toàn có thể không sản xuất sản phẩm cuối cùng mà chỉ sản xuất 1 phần cần đảm bảo bí mật về mặt công nghệ hoặc có giá trị gia tăng lớn sau đó cấp phép, bán công nghệ để sản xuất những thành phần còn lại của sản phẩm cho doanh nghiệp tại nước tiếp nhận đầu tư để vừa đảm bảo được lợi nhuận, bí mật công nghệ; vừa giảm được rủi ro

Thứ ba là: Liên doanh quốc tế và Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Các liên doanh quốc tế cũng đã xuất hiện như một phương thức gia nhập quan trọng Các điều kiện có lợi cho việc thành lập các liên doanh, bao gồm:

(i) Dự án FDI có cơ hội sở hữu các tài sản bổ sung;

(ii) Doanh nghiệp nội địa có những lợi thế nhất định

(iii) Có các rào cản đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Về việc lựa chọn các đối tác liên doanh, chiến lược quản lý và đo lường hiệu quả hoạt động Mặc dù các MNC ưa thích có các công ty con sở hữu toàn bộ hoặc kiểm soát đa

số, nhưng có những lý do khiến họ đồng ý tham gia vào các liên doanh

Thứ nhất, các chính sách của chính phủ ở nhiều nước đang phát triển làm cho liên doanh trở thành phương thức gia nhập khả dụng duy nhất

Thứ hai, các đối tác liên doanh có thể cung cấp các kỹ năng bổ sung

Thứ ba, vì các liên doanh có thể được sử dụng như một phương tiện để giảm thiểu rủi

ro quốc gia, đặc biệt là rủi ro bị thôn tính Các chính phủ có nhiều ưu đãi, cho loại hình này hơn doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Trang 38

Thứ tư, Liên doanh cũng có thể hấp dẫn trong trường hợp dự án quá lớn đối với MNC Như vậy, trong trường hợp tồn tại các điều kiện có lợi cho chủ đầu tư nước ngoài triển khai đầu tư trực tiếp dưới hình thức liên doanh, chủ đầu tư sẽ lựa chọn liên doanh với một doanh nghiệp tại nước tiếp nhận đầu tư Ngược lại, nếu các điều kiện này không được đáp ứng, chủ đầu tư sẽ lựa chọn phương án đầu tư doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Thứ tư là: M&A và đầu tư mới

Nếu FDI là phương thức gia nhập được lựa chọn, một quyết định khác phải được đưa ra: lựa chọn FDI đầu tư mới (thiết lập các cơ sở sản xuất mới) hay sáp nhập và mua lại (M&A)

Báo cáo Đầu tư Thế giới năm 2000 (UNCTAD, 2000) xác định bốn yếu tố khiến sự lựa chọn giữa đầu tư mới và M&A bao gồm

Yếu tố đầu tiên trong số những yếu tố này là trình độ phát triển kinh tế: trình độ phát triển của nước chủ nhà càng cao thì khả năng M&A càng lớn Các nước đang phát triển

có thể không cung cấp các công ty mục tiêu phù hợp trong khi vẫn cung cấp các cơ hội đầu tư hấp dẫn Do đó, đầu tư mới có nhiều khả năng được thực hiện dưới hình thức FDI ở các nước đang phát triển hơn là tại các quốc gia phát triển

Yếu tố thứ hai là chính sách FDI: ở một số quốc gia có những hạn chế, ví dụ lệnh cấm hoàn toàn đối với M&A, trong trường hợp đó, FDI sẽ dưới hình thức đầu tư mới Thứ ba, sự khác biệt trong quản trị công ty và cơ cấu sở hữu làm hạn chế khả năng thực hiện M&A Điều này thường xảy ra trong trường hợp thị trường tài chính thô sơ và các chuẩn mực kế toán kém, dẫn đến khó đánh giá giá trị tài sản doanh nghiệp Trong trường hợp này, việc định giá doanh nghiệp tại nước tiếp nhận đầu tư không chính xác, các nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ không lựa chọn phương án M&A

Cuối cùng, FDI qua hình thức M&A có thể xảy ra khi phát sinh nhu cầu giải cứu các công ty ốm yếu ở nước sở tại do hậu quả của một cuộc khủng hoảng tài chính hoặc một

sự cố tương tự

Tóm lại, Lý thuyết về phương thức thâm nhập (theory of entry modes) tìm cách giải thích các lựa chọn của nhà đầu tư trước khi triển khai hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài Bằng việc làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn các hình thức kinh doanh khác nhau của MNC, lý thuyết về phương thức thâm nhập giải thích tại sao

có doanh nghiệp thực hiện đầu tư nước ngoài, có doanh nghiệp lại lựa chọn xuất khẩu, khi nào doanh nghiệp triển khai nhượng quyền thương hiệu và cấp phép sử dụng công nghệ, trường hợp nào M&A sẽ được lựa chọn thay vì đầu tư mới, v.v…Các vấn đề liên quan đến hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập M&A sẽ được nghiên cứu sâu hơn trong chương 4 – Mua lại và sáp nhập M&A của học phần Đầu tư quốc tế

2.2.3 Lý thuyết về khu vực tiền tệ và ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái

Nhiều nhà khoa đã đưa ra giả thuyết về việc khu vực tiền tệ là lý do đằng sau hiện tượng các dòng vốn lưu chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác Lý thuyết về khu vực tiền

Trang 39

tệ nhằm giải thích hiện tượng đầu tư ra nước ngoài được Aliber (1971) nêu ra Năm

1971, Aliber cho rằng nguyên nhân của FDI là do sự khác biệt về giá trị của các đồng tiền khác nhau Các doanh nghiệp thuộc những nước có đồng tiền mạnh thường tiến hành đầu tư ra nước ngoài; còn những doanh nghiệp thuộc nước có đồng tiền yếu thì ít

có khả năng đó Lý thuyết này được hình thành trên cơ sở quan hệ giữa thị trường vốn, tình trạng ngoại tệ và các thị trường tài chính khác Khi đồng tiền của một quốc gia tăng giá thì xu hướng gia tăng luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ quốc gia đó sẽ tăng lên Aliber (1970, 1971) đưa ra giả thuyết này và cố gắng giải thích FDI theo sức mạnh tương đối của các loại tiền tệ khác nhau Giả thuyết này giả định rằng các công ty thuộc quốc gia có đồng tiền mạnh có xu hướng đầu tư ra nước ngoài, trong khi các công ty thuộc quốc gia có đồng tiền yếu thì không có xu hướng như vậy Nói cách khác, các nước có đồng tiền mạnh có xu hướng là nguồn FDI, trong khi các nước có đồng tiền yếu có xu hướng là nước chủ nhà hoặc nước tiếp nhận FDI

Aliber lập luận rằng một MNC trong khu vực tiền tệ mạnh, dựa trên danh tiếng, có thể vay với lãi suất thấp hơn ở một quốc gia tiền tệ yếu so với các công ty địa phương Do

đó, có quan điểm cho rằng một công ty tiền tệ mạnh có thể hiệu quả hơn trong việc từ rủi ro ngoại hối

Vấn đề của giả thuyết này là nó không thể tính đến đầu tư chéo giữa các khu vực tiền tệ, đầu tư trực tiếp giữa các nước thuộc cùng một khu vực tiền tệ, và sự tập trung FDI vào một số ngành nhất định

Năm 1980, Agarwal, trong nghiên cứu về các yếu tố quyết định dòng vốn FDI, đã đề cập đến lý thuyết về khu vực tiền tệ, đã chỉ ra việc các nhà khoa học ở giai đoạn trước

có thể đang nhầm lẫn giữa giả thuyết khu vực tiền tệ với mối quan hệ giữa FDI và những thay đổi trong tỷ giá hối đoái, mặc dù chúng có liên quan với nhau Tỷ giá hối đoái cũng rất quan trọng đối với FDI, bởi vì FDI có thể được xem như một giải pháp thay thế cho xuất khẩu Vì vậy, nếu đồng nội tệ tăng giá so với ngoại tệ, các MNC có trụ sở ở chính quốc (home country) sẽ thấy khó xuất khẩu do hàng hóa trong nước trở nên kém cạnh tranh hơn Nếu đồng nội tệ tiếp tục tăng giá, MNC có thể thấy hữu ích khi chuyển ra nước ngoài, dẫn đến tăng vốn FDI outflow Trong trường hợp này, FDI có thể được coi

là một biện pháp được thực hiện để phòng ngừa rủi ro kinh tế đối với rủi ro ngoại hối

Lý thuyết về khu vực tiền tệ và ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái có thể được mô tả như sau:

FDI = f(ER)

Trong đó, FDI là lượng vốn đầu tư nước ngoài vào một quốc gia và ER – Exchange rate

- là tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ của quốc gia tiếp nhận đầu tư và ngoại tệ đến từ quốc gia đi đầu tư Lý thuyết gợi ý rằng lượng vốn FDI mà quốc gia A tiếp nhận từ quốc gia B sẽ chịu ảnh hưởng bởi tỷ giá hối đoái giữa 2 quốc gia này

Về lý thuyết, những thay đổi về tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến FDI Khi đồng nội

tệ giảm giá khiến tài sản trong nước trở nên hấp dẫn hơn đối với người nước ngoài, trong khi tài sản nước ngoài trở nên đắt hơn đối với người dân ở nước sở tại Như vậy,

Trang 40

dòng vốn FDI vào sẽ tăng lên Với lập luận này, Froot và Stein giải thích sự gia tăng FDI vào Mỹ là do đồng đô la Mỹ giảm giá bắt đầu từ tháng 3 năm 1985

Tuy nhiên, có thể nhận định rằng thay đổi tỷ giá hối đoái dẫn đến thay đổi chi phí và doanh thu của nhà đầu tư Tác động ròng lên FDI là không rõ ràng, giá trị nội tệ của nước tiếp nhận đầu tư giảm sẽ giảm chi phí cho các nhà đầu tư nhưng đồng thời giảm doanh thu của họ Ngược lại, nếu đồng nội tệ tăng giá, chi phí sẽ tăng lên nhưng doanh thu của các nhà đầu tư cũng tăng lên Chính vì vậy, có thể khẳng định tỷ giá có ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư FDI nhưng tác động ròng của tỷ giá lại không thực sự rõ ràng Nhận định “Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đối với FDI là không rõ ràng” có thể được giải thích vì ảnh hưởng của tỷ giá bao gồm cả xu hướng thay đổi (tăng hay giảm) và mức độ thay đổi (tăng giảm bao nhiêu)

Hơn nữa, ảnh hưởng của mức tỷ giá hối đoái phụ thuộc vào điểm đến của hàng hoá được sản xuất Nếu nhà đầu tư hướng tới mục tiêu phục vụ thị trường nội địa, thì FDI

và thương mại là thay thế cho nhau, trong trường hợp này đồng tiền của nước nhận đầu

tư tăng giá sẽ thu hút dòng vốn FDI và ngược lại Ngoài ra, nếu FDI nhằm vào tái xuất khẩu, thì FDI và thương mại là bổ sung cho nhau Trong trường hợp này, đồng tiền của nước nhận đầu tư tăng giá làm giảm dòng vốn FDI vào do khả năng cạnh tranh thấp hơn

và ngược lại Ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá hối đoái cũng phụ thuộc vào mục tiêu của FDI Nếu nhà đầu tư nhắm đến việc phục vụ thị trường nội địa, thì sự thay đổi tỷ giá hối đoái sẽ khuyến khích FDI Tuy nhiên, nếu mục tiêu là tái xuất khẩu, thì lợi ích này sẽ biến mất Mối quan hệ giữa FDI và thương mại sẽ được làm rõ hơn trong lý thuyết Kojima ở nội dung tiếp theo

2.2.4 Lý thuyết Kojima

Xuyên suốt quá trình phát triển của nền kinh tế quốc tế, đã có nhiều lý thuyết tìm cách giải thích các hiện dịch chuyển tài sản, hàng hóa, vốn, nhân lực trên thế giới Trong đó, mối quan hệ giữa thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài được đặc biệt quan tâm Các nhà khoa học nhận ra rằng có trường hợp việc tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài dẫn đến giảm kim ngạch xuất nhập khẩu của một quốc gia nhưng cũng có rất nhiều quốc gia sau khi thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lại tăng trưởng thương mại Để giải thích hiện tượng này, Kiyoshi Kojima – nhà kinh tế người Nhật – đã khái quát nên một

lý thuyết giải thích trong trường hợp nào FDI sẽ thúc đẩy thương mại, trường hợp nào FDI sẽ cản trở thương mại

Để hiểu rõ lý thuyết của Kojima, cần tiếp cận động cơ của thương mại quốc tế Nhiều

lý thuyết về thương mại quốc tế xuyên suốt lịch sử đã tìm cách lý giải nguyên nhân hai quốc gia có hoạt động trao đổi hàng hóa, giao thương với nhau như lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith, lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo, v.v Trong

đó, Lý thuyết HO (Heckscher-Ohlin, 1933) về thương mại quốc tế được thừa nhận rộng rãi và là cơ sở để các lý thuyết khác phát triển các vấn đề liên quan đến thương mại Lý thuyết HO có thể được hiểu đơn giản là miêu tả mô hình thương mại giữa các nước do

sự khác nhau tương đối về yếu tố sản xuất Nước nào có nhiều yếu tố đầu vào nào hơn (có lợi thế so sánh) thì nước đó sẽ xuất khẩu các sản phẩm thâm dụng yếu tố đầu vào

Ngày đăng: 24/04/2024, 22:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w