1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thu hoạch thực tế hướng nghiệp 2 lịch sử hình thành xưởng phim én bạc

27 44 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lịch Sử Hình Thành Xưởng Phim Én Bạc
Tác giả Đặng Văn Thịnh
Người hướng dẫn Nguyễn Tiến Việt
Trường học Đại học Duy Tân
Chuyên ngành Hướng nghiệp 2
Thể loại bài thu hoạch
Năm xuất bản 2015
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 9,55 MB

Nội dung

6 năm làm phim cho những người đi học, cho những viên gạch đầu tiên, toàn bộ chi phí đều được Thầy Bảo chi trả và 1 triệu đô đầu tư xưởng phim có mục đích giúp các sinh viên có cơ hội ti

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

-

-BÀI THU HOẠCH THỰC TẾ

MÔN: HƯỚNG NGHIỆP 2

GVHD : Nguyễn Tiến Việt SVTH : Đặng Văn Thịnh Lớp : DTE-ARC 152 J MSSV : 28212703061

Trang 3

Câu hỏi 1: Lịch sử hình thành xưởng phim Én Bạc?

vào hoạt động từ năm 2015, Xưởng phim Én Bạc (Silver SwallowsStudio - SSS) của Đại học Duy Tân là đội ngũ sản xuất/hậu kỳE các sảnphẩm 3D/VFX, âm thanh, concept art, hàng đầu tại Đà Nẵng Mong muốn thúc đẩy phát triển ngành Thiết kế Đồ, làm phim,Xưởng phim Én Bạc từng bước chuyên nghiệp hóa từ con người đếnquy trình sản xuất các sản phẩm phim, đồ họa Được trang bị đầy đủcác công nghệ làm phim hiện đại bậc nhất Việt Nam, gồm cả mộtphim trường chuyên nghiệp, phòng thu xử lý âm thanh, phòng VFX xưởng phim là nơi tham quan, học tập, tìm hiểu công nghệ làm phimcho sinh viên các ngành Thiết kế Đồ họa, Truyền thông Đa phươngtiện,… của trường

Xưởng phim Én Bạc - Đại học Duy Tân

Trang 4

Phim trường chuyên nghiệp hiện đại bậc nhất Việt Nam

Phòng Thu và Xử lý âm thanh

Trang 5

+ Lý do hình thành: Xưởng phim được hình thành tự sự mong muốnlàm phim về lịch sử của thầy Lê Nguyên Bảo Bởi vì khi ở nước ngoàithầy Bảo được xem rất nhiều về phim lịch sử nước ngoài nhưng nộidung chủ yếu là về những chiến thắng của họ nên có những yếu tốkhông đúng sự thật cho nên thầy muốn làm về những bộ phim lịch sửmang tính khách quan về lịch sử và đẹp về hình ảnh để đem ra giớithiệu cho thế giới.

- (2014-2019):

+Lễ Trao giải Cuộc thi làm phim ngắn DigiCon6 năm 2017 đãdiễn ra tại Tòa nhà Marunouchi, Tokyo, Nhật Bản vào ngày11/11/2017 đã vinh danh những nhà làm phim ngắn xuất sắc nhấtđến từ nhiều quốc gia trên thế giới Trong số các bộ phim được traogiải, phim Typo Master được sản xuất bởi Xưởng phim Én Bạc (SilverSwallows Studio - SSS) của Đại học (ĐH) Duy Tân đã xuất sắc giànhgiải Bạc tại DigiCon6

Trang 6

Năm 2017, Én Bạc Studio đoạt giải Bạc cuộc thi Digicon6 với bộ phim

hoạt hình 3D “Typo Master”

+ Ngày 15/5/2019, tại Hà Nội, bộ phim tài liệu lịch sử “Không chiếnViệt Nam: Những cánh én đầu tiên” được công chiếu chỉ với một ngàyduy nhất Bộ phim đã trở thành hiện tượng khi tất cả các suất chiếu ởcụm rạp CGV Vincom Bà Triệu bị “cháy vé”.Tất cả những anh hùngtrong trận chiến ngày hôm đó được mời đến để xem bộ phimnày.Trong đó Trung tướng Trần Hanh – biên đội trưởng đội tiêm kíchMig-17 trong trận không chiến ngày 4/4/1965 – nhận xét về bộ phimnói về chính mình bằng một sự trân trọng: “Chúng tôi cảm ơn nhà làmphim Những cánh én đầu tiên Bộ phim miêu tả cuộc chiến tranh thực

sự khốc liệt Và trên thực tế, chiến tranh khốc liệt đúng như trongphim vậy”

E

Năm 2019, Xưởng phim Én Bạc cho ra mắt bộ phim tài liệu khôngchiến đầu tiên 3D của Việt Nam mang tên “Những cánh én đầu tiên”,tái hiện trận chiến lịch sử của Không quân Nhân dân Việt Nam

Bộ phim lựa chọn sự kiện tiêu biểu để khai thác: trận chiến bảo vệcầu Hàm Rồng ngày 4/4/1965 giữa lựa lượng Phòng không – Không

Trang 7

quân Việt Nam với lực lượng Không quân và Không quân – Hải quân

Mỹ Trận chiến cũng đ.ánh dấu lần đầu tiên Không quân Việt Namchính thức xuất kích và lập nên những chiến công

+ Toàn bộ những thành viên đầu tiên của xưởng đều là các thấy cô cóniềm đam mê làm phim được Thầy Bảo đưa đi học ở các xưởng phimlớn ở trong và ngoài nước 6 năm làm phim cho những người đi học,cho những viên gạch đầu tiên, toàn bộ chi phí đều được Thầy Bảo chitrả và 1 triệu đô đầu tư xưởng phim có mục đích giúp các sinh viên có

cơ hội tiếp cận với các công nghệ mới nhất trong ngành điện ảnh vàtruyền thông, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn và sáng tạo củacác bạn trẻ tại Đại học Duy Tân

- 2019 đến nay : Từ năm 2019 đến nay, xưởng phim Én Bạc tại Đạihọc Duy Tân vẫn tiếp tục hoạt động và phát triển Sau khi được nângcấp và mở rộng vào năm 2010, xưởng phim đã được trang bị thêmnhiều thiết bị và công nghệ mới để phục vụ cho việc sản xuất phimchuyên nghiệp

Tại xưởng phim Én Bạc, các sinh viên và nhà làm phim trẻ vẫn có cơhội thực hành và rèn luyện kỹ năng làm phim thông qua các dự ánsản xuất phim thực tế Ngoài ra, xưởng phim cũng thường xuyên tổchức các hoạt động và sự kiện liên quan đến điện ảnh và truyềnthông, nhằm giúp các sinh viên và cộng đồng có cơ hội tiếp cận vàtrao đổi kinh nghiệm với các chuyên giavà nhà làm phim có uy tíntrong nước và quốc tế

Trong giai đoạn này, xưởng phim Én Bạc cũng đã sản xuất nhiều tácphẩm điện ảnh đa dạng, từ phim tài liệu đến phim ngắn, phim truyềnhình và phim quảng cáo Nhiều tác phẩm của xưởng phim đã đượctrình chiếu và giành giải thưởng tại các liên hoan phim quốc tế, gópphần quảng bá hình ảnh của Đại học Duy Tân và đất nước Việt Nam

Trang 8

Câu 2: Phân tích về dòng tranh sơn mài Việt Nam? Tranh

sơn mài của cố họa sĩ Trương Bé? Nghệ thuật trúc chỉ

(Phan Hải Bằng).

- Nghệ thuật sơn mài – tinh túy truyền thống và niềm tự hào của mỹ thuật Việt

Lịch sử phát triển của nghề sơn mài:

Sơn mài: Là cách gọi phối hợp giữa chất liệu (sơn) và động tác kỹ

thuật (mài) Dựa vào các hiện vật khảo cổ thì các vật dụng có sử dụng

chất liệu sơn đã có ở nước ta vào khoảng 2.500 năm trước Sơn được

trích từ cây sơn, cây sơn mọc nhiều ở vùng trung du Bắc bộ, nhiều

nhất là ở Phú Thọ Người xưa dùng sơn chế từ nhựa cây Sơn (gọi là

sơn ta) để phủ lên các vật dụng hoặc đồ thờ cúng bằng gỗ, gốm…

nhằm làm tăng thêm độ bền và sau đó phát triển dần sang tranh

trang trí, vẽ thêm một số những đường nét, hoa văn, cảnh quan thiên

nhiên để tạo thêm sự độc đáo cho sản phẩm

Trang 9

Tranh Sơn Mài: của Trường Mỹ thuật Đông Dương Tác phẩm: “Dân làng” Họa sĩ:

Phạm Hậu., Năm 1934 (Ảnh:Coutau-Bégarie)

Nghề sơn truyền thống chỉ giới hạn bởi các màu nền đen, đỏ sen,

nâu cánh gián và các hoạ tiết vàng, bạc Các nghệ nhân làm nghề

sơn gọi là nghề ”sơn son thiếp vàng” Khoảng năm 1930 các hoạ sĩ

trường Mỹ thuật Đông Dương như Trần Quang Trân, Phạm Hậu, Trần

Văn Cẩn, Nguyễn Gia Trí… đã phối hợp với nghệ nhân Đinh VănThành tiến hành thử nghiệm, đưa kỹ thuật sơn son thếp vàng vào làm

tranh nghệ thuật Thuật ngữ ”Sơn mài” và ”tranh Sơn mài” có từ đó

Trang 10

Tranh Sơn Mài: của Trường Mỹ thuật Đông Dương Tác phẩm: “Dân làng” Họa sĩ:

Phạm Hậu., Năm 1934 (Ảnh:Coutau-Bégarie)

Ngoài trình độ nghệ thuật, hoạ sĩ sơn mài phải có một trình độ kỹ

thuật rất cao Qua nhiều lần vẽ, hong khô, mài phẳng Sau khi định

hình tác phẩm, bức tranh được phủ lên một lớp sơn sau cùng, hong

khô (ủ kín) và mài để màu sắc hiện ra Mài xong, dùng tay xoa bột

than để mặt tranh bóng dần Thời gian thực hiện một tác phẩm có

kích thước nhỏ, đơn giản cũng phải mất từ 15 đến 20 ngày Những tác

phẩm lớn có khi phải mất vài tháng, vài năm

Sơn mài là ưu điểm độc đáo của Mỹ thuật Việt Nam, là sự tìm tòi

và phát triển kỹ thuật của lớp nghệ sĩ đàn anh đã đưa nghề sơn (nghề

sơn ta) thủ công truyền thống của Việt Nam thành kỹ thuật sơn mài

Tuy nhiên, từ dùng để gọi sơn mài thường được hiểu sang các đồ

dùng sơn mỹ nghệ của Nhật, Trung Quốc

Thật ra, kỹ thuật mài là điểm khác biệt lớn giữa đồ thủ công mỹ

nghệ nước ngoài và tranh sơn mài Việt Nam Tranh sơn mài sử dụngcác vật liệu màu truyền thống của nghề sơn như sơn then, sơn cánh

gián làm chất kết dính, cùng các loại son, bạc thếp, vàng thếp, vỏ

trai, v.v vẽ trên nền vóc màu đen Đầu thập niên 1930, những họa sĩ

Việt Nam đầu tiên học tại trường Mỹ thuật Đông Dương đã tìm tòi

phát hiện thêm các vật liệu màu khác như vỏ trứng, ốc, cật tre, v.v

và đặc biệt đưa kỹ thuật mài vào tạo nên kỹ thuật sơn mài độc đáo để

Trang 11

sáng tác những bức tranh sơn mài thực sự Thuật ngữ sơn mài và

tranh sơn mài cũng xuất hiện từ đó Tranh có thể được vẽ rồi mài

nhiều lần tới khi đạt hiệu quả mà họa sĩ mong muốn Sau cùng là

đánh bóng tranh

Được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ Thuật TP HCM, tranh “Vườn xuân Trung Nam Bắc”của danh họa Nguyễn Gia Trí là một trong số những bức tranh tiêu biểu của nền mỹ

thuật hiện đại Việt Nam được công nhận là Bảo vật quốc gia

Hiện nay, tranh sơn mài sử dụng nguyên liệu là sơn Nhật được

dùng khá phổ biến Do sơn ta có hạn chế là dễ gây tác động phụ cho

người sử dụng (bị "sơn ăn"), ngoài ra, khi dùng sơn ta, tranh lại phụ

thuộc vào thời tiết khá nhiều Khi thời tiết có độ ẩm cao thì sơn càng

nhanh khô, nếu thời tiết khô ráo (độ ẩm thấp) thì sơn rất lâu khô Do

vậy, sơn ta ít khi được dùng tại các nước có khí hậu khô ráo Trong khi

đó, sơn Nhật lại nhanh khô và làm cho việc ai đó muốn vẽ tranh ở

nước ôn đới cũng có thể thực hiện được Nhưng khi sử dụng sơn Nhật,

để tranh được bóng, bây giờ người ta thường dùng một lớp sơn trong

(sơn cánh gián) phủ ra bên ngoài tranh, còn nếu tranh sơn mài dùng

sơn ta, chỉ cần lấy nắm tóc rối xoa lên tranh, hoặc dùng bàn tay có độ

ẩm (có ít mồ hôi) xoa lên tranh, tranh sẽ rất bóng Tuy nhiên, tranh

sơn màu dùng sơn ta vẫn được ưa chuộng hơn vì sự công phu trong

quá trình làm tranh và khi nhìn, nó tạo độ sâu cho bức tranh hơn

Trang 12

Một số bức tranh sơn mài tại bảo tàng mĩ thuật Đà Nẵng :

Trang 14

- Họa sĩ Trương Bé là một trong những người kiên trì đi sâu nghiêncứu, khám phá sự biểu cảm của chất liệu sơn mài và có nhiều đónggóp trong việc đưa kỷ pháp hiện thực đến trừu tượng, lối vẽ hiện đạivào tranh sơn mài truyền thống Ông là họa sĩ đầu tiên ở Huế tiênphong vẽ tranh sơn mài theo trường phái trừu tượng.

TS Phan Thanh Bình, Hiệu trưởng Trường đại học Nghệ thuật Huếnhận xét: “Giờ đây, ở Trương Bé là những dấu ấn nghệ thuật đặctrưng về tranh sơn mài mang phong cách hiện thực lãng mạn và trừutượng Dường như, trừu tượng mạnh mẽ, căng đầy hơn trong sáng táccủa ông, đến mức nói đến Trương Bé là nói đến tranh trừu tượng”

Họa sĩ Trương Bé

Bằng tài năng của mình, họa sĩ Trương Bé đã tạo lập một vị trí têntuổi không chỉ ở miền Trung mà trên cả nước Nguyên là Hiệu trưởngTrường đại học Nghệ thuật Huế (1996-2000), ông có dịp đi nhiều nướctrên thế giới, đến những bảo tàng mỹ thuật nổi tiếng và học hỏi được

Trang 15

nhiều tinh hoa nghệ thuật của thế giới; đồng thời, ông cũng được kếthừa vốn nghệ thuật sơn mài truyền thống Vì thế, tranh của Trương

Bé mang một sắc thái riêng biệt Trong sự nghiệp hội họa của mình,ông từng tham gia nhiều triển lãm tại Việt Nam, Pháp, Mỹ, Thái Lan…

và được tặng thưởng nhiều giải thưởng, huy chương về nghệ thuật

Dù đã nghỉ hưu nhưng ông vẫn không hề ngơi nghỉ trên con đườngnghệ thuật “Tôi phải làm việc trong 7 năm mới sáng tác đủ tác phẩmtriển lãm Tranh sơn mài rất công phu và mất thời gian Hơn nữa,phần lớn các tác phẩm này lại là tranh khổ lớn”, họa sĩ Trương Bé chobiết

Tranh của ông bao giờ cũng thể hiện những chủ đề mang tính trừutượng có tư tưởng khái quát, như: thời gian, không gian, sự sống Vớitông màu nóng, những đường nét, hình khối như rồng, phụng, conngười, cảnh vật hiện lên trong tranh ông là kết quả sự thăng hoacủa nghệ thuật Xem tranh ông, người thưởng lãm có thể thấy đượcnhững bố cục thoáng đãng bất ngờ, những mảng màu vàng son lộnglẫy, những đường nét chằng chịt cuồn cuộn chồng chéo, đè nén lênnhau, lúc hối hả rối rít, khi buông lơi mất hút trong không gian bấttận

Trang 16

Họa sĩ Trương Bé chia sẻ: “Hội họa biểu hiện trên mặt phẳng bằnghình tượng nghệ thuật Vì vậy, người họa sĩ phải làm sao để diễn tảđược điều tâm tưởng mình nhìn thấy, cảm thấy bằng hình thức cụ thể

và theo cấu trúc tác phẩm có nhịp điệu, sự thay đổi, tổng thể của nó

để nói lên chủ đề rất trừu tượng”

Họa sĩ Trương Bé sinh năm 1942 tại Quảng Trị Năm 1974, ông tốtnghiệp Trường Đh Mỹ thuật Hà Nội rồi công tác tại Trường ĐHNT Huế.Hơn 20 năm trước, khi họa sĩ Trương Bé tổ chức triển lãm tranh trừutượng đầu tiên tại Huế Trong những tác phẩm hiện thực trước 1985của ông, đã phảng phất nét vẽ rắn mạnh, dứt khoát cùng các chấmphá "phi hiện thực"

Trang 17

Quan niệm không gian là trời, là đạo và chứa toàn bộ thiên hà, vũtrụ, hành tinh, trong tác phẩm Không gian, ông đã thể hiện sự vậnhành tổng thể của các thiên hà bằng các điểm, chấm, đường nétchằng chịt qua lại để người xem có thể cảm nhận được vẻ đẹp củakhông gian Qua nét vẽ của ông, với “Mạch nguồn sự sống”, ngườixem có thể cảm nhận được sự luân chuyển, vận hành, bí hiểm bêntrong của sự sống Bằng ngôn ngữ tượng trưng, sự vận động bêntrong được kết nối bằng sợi dây liên lạc được ông thể hiện qua cácđường to nhỏ khác nhau

Nhịp điệu vũ trụ là cuộc triển lãm cá nhân lần thứ 3 của hoạ sĩTrương Bé tại TP.HCM và là triển lãm cuối cùng vì tuổi tác và sứckhoẻ

Ít ai ngờ rằng người hoạ sĩ gần tròn 80 vẫn rất nhiệt tình trả lời phỏngvấn bằng giọng khoẻ khoắn và ý tứ rành mạch đã xin phép bác sĩ rờibệnh viện vài ngày để có mặt tại triển lãm của mình

50 tác phẩm thể hiện cái nhìn vừa thống nhất vừa độc lập của hoạ sĩ

về vũ trụ với sự chuyển động của hàng vạn hạt bụi, vì tinh tú, các dãingân hà và sự liên kết giữa vũ trụ và con người trong sự luân chuyểnkhông ngừng ấy

Trang 18

Hoạ sĩ Trương Bé bên cạnh bức tranh lớn nhất tại triển lãm Nhịp điệu vũ trụ.

Trang 19

- Lấy cảm hứng từ việc sản xuất giấy dó truyền thống, sử dụng trelàm nguyên liệu và phát triển với kĩ thuật riêng trong nhiều năm, họa

sĩ Phan Hải Bằng, giảng viên Trường Đại học Nghệ thuật Huế, đã tạo

ra một chất liệu mới là Trúc Chỉ (giấy tre) Sau nhiều năm thử nghiệm,đến nay dự án nghiên cứu chế tác nghệ thuật giấy thủ công của anh

đã được định danh với tư cách là một chất liệu nghệ thuật với cáchthể hiện riêng, kế thừa cách làm giấy truyền thống

Họa sĩ Phan Hải Bằng

Nghệ thuật Trúc chỉ do họa sĩ Phan Hải Bằng, giảng viên Đại họcnghệ thuật Huế, khởi sự nghiên cứu từ năm 2000 và bắt đầu chế tácthử nghiệm từ năm 2010 Trúc chỉ được hiểu là giấy làm từ tre Từchất liệu này, các nghệ sĩ đã ứng dụng sáng tạo trên các loại hìnhnghệ thuật hội họa, mỹ thuật ứng dụng để tạo ra một tác phẩm nghệthuật Họa sĩ Phan Hải Bằng cho biết: Trúc Chỉ được thực hiện khi cácnghệ sỹ tác động lên bề mặt tấm giấy đang ướt bằng các phươngthức khác nhau, vận dụng nguyên lý của nghệ thuật Đồ họa(printmaking) để thay đổi bản chất cấu trúc cũng như bề mặt nhằmtạo nên các tác phẩm mang đặc trưng ngôn ngữ đồ họa "Nếu địnhkiến là giấy ở trong đầu thì sự tiếp nhận những nỗ lực của chúng tôitrong dự án nghệ thuật "Trúc Chỉ Việt Nam" sẽ bị chững lại ở kháiniệm giấy Bởi vì chúng tôi đã đi quá xa với câu chuyện của giấy Sựkết nối với cách làm giấy truyền thống, chúng tôi hướng tới sự sáng

Trang 20

tạo, để rồi cho ra đời một giá trị mới: đó là nghệ thuật Trúc Chỉ" - họa

sĩ Phan Hải Bằng nói

Bộ nghệ phẩm trúc chỉ hoa hồng

Họa sĩ Bằng cùng các cộng sự luôn muốn Trúc Chỉ có sự kết hợp vớicác kỹ thuật chất liệu khác (in thủ công, vẽ) hay sự kết hợp với cácnghề truyền thống (thêu, đan lát, làm nón,…) Từ đó làm phong phúhơn sự sáng tạo của người thiết kế, cũng như mong mỏi sự phát triểnrộng hơn cho các làng nghề trong khu vực Năm 2012, một dự án mớimang tên "Trúc Chỉ" cùng với triển lãm chính thức ra mắt đầu tiên ởHuế Để rồi những năm sau đó, Trúc Chỉ liên tục có mặt ở các triểnlãm nghệ thuật thị giác trong và ngoài nước như "Giấc mơ sau lũy trelàng qua nghệ thuật Trúc chỉ" (2013), "Đồ họa không giới hạn", "Đốithoại tranh in Việt-Bỉ" (2014) và giành nhiều giải thưởng Phó Giáo

sư, Tiến sỹ Nguyễn Nghĩa Phương, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam,

là người gắn bó với họa sĩ Phan Hải Bằng từ những ngày đầu của dự

án Trúc Chỉ, cho biết: "Phan Hải Bằng là một con người luôn muốnlàm cái mới, cái gì đó khác biệt Ban đầu Trúc Chỉ được sinh ra chỉnhằm mục đích làm nghệ thuật Nhưng rồi nhu cầu cuộc sống cũngtác động phần nào.Một số cơ sở, ví dụ như tranh thêu XQ đã đặt một

số sản phẩm Từ đó có thêm chị Ngô Đình Bảo Vi hỗ trợ anh phát triểnmảng sản phẩm Trúc Chỉ ứng dụng, làm ra những chiếc ví, chiếc túi,quạt, đĩa CD, bìa sách, ô đi ngoài trời"

Luôn muốn làm những điều mới mẻ nên đã có lúc Phan Hải Bằngđịnh để lại dự án Trúc Chỉ cho sinh viên, còn mình lại tiếp tục tìmkiếm những chất liệu khác Thế nhưng, theo Nguyễn Phước Nhật,

Ngày đăng: 24/04/2024, 16:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w