Tuy nghiên, qua nghe báo cáotrực tuyến về tình hình Đảng bộ, chính quyền quận Hoàn Kiếm, và tìnhhình phát triển kinh tế - xã hội của quận trong những năm qua đăc biệt làtrong việc phòng
Trang 1BÀI THU HOẠCH
HỌC PHẦN: THỰC TẾ CHÍNH TRỊ
Trang 2MỤC LỤC
2 Bộ máy chính quyền quận Hoàn Kiếm – tổ chức và hoạt
động
6
2.1 Tổ chức và hoạt động của HĐND quận 6
2.2 Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân quận nhiệm kỳ
2021-2026
6
3 Vai trò của chính quyền quận Hoàn Kiếm trong việc phát
triển kinh tế - xã hội quận trong thời Covid
7
3.1 Đánh giá tình hình phòng chống dịch Covid-19 trên địa
bàn quận Hoàn Kiếm
7
3.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội 8
3.3 Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để phục hổi và phát triển
kinh tế - xã hội
10
Trang 3MỞ ĐẦU
Để vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn và học thêm từ thực thì quá trình thực tế chính trị - xã hội là điều không thể thiếu đối với mỗi sinh viên Thông quá quá trình thực tế chính trị - xã hôi mỗi sinh viên hiểu thêm thực tế và nghành học mà mình đang theo học Đây cũng là quá trình sinh viên kiểm nghiệm những kiến thức đã học và học thêm những kiến thức mới ngay từ thực tiễn
Tuy nhiên do tác động của đại dịch Covid-19, đoàn thực tế lớp Chính trị học phát triển K39 không thể thực tế trực tiếp tại Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội như theo kế hoạch đề ra Tuy nghiên, qua nghe báo cáo trực tuyến về tình hình Đảng bộ, chính quyền quận Hoàn Kiếm, và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của quận trong những năm qua đăc biệt là trong việc phòng chống dịch Covid-19 do đồng chí Nguyễn Anh Quân, Phó Chủ tịch thường trực UBND quận Hoàn Kiếm làm báo cáo viên, em xin
làm bài thu hoạch môn Thực tế chính trị - xã hội với chủ để “Vai trò của
chính quyền quận Hoàn Kiếm trong phát triển kinh tế - xã hội thời Covid-19”
Trang 4NỘI DUNG BÀI THU HOẠCH
1 Khái quát về quận Hoàn Kiếm
Quận Hoàn Kiếm là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa của Thành phố Hà Nội; là trung tâm nội đô lịch sử (lõi đô thị), là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông đường sắt, đường thuỷ, đường bộ quan trọng, gắn kết quận Hoàn Kiếm với các quận, huyện và tỉnh, thành phố khác trong cả nước; nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng của Thủ đô và đất nước Quận cũng là nơi tập trung nhiều di tích lịch sử, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể gắn liền với Thăng Long
-Hà Nội ngàn năm văn hiến
Trên địa bàn quận tập trung nhiều các cơ quan Trung ương về lĩnh vực hành pháp, tư pháp, các đại sứ quán, văn phòng đại diện nước ngoài và các
cơ quan Đảng, Chính quyền thành phố Hà Nội Quận là trung tâm hoạt động và hội tụ của nhiều trụ sở Tôn giáo như: Toà Tổng Giám mục; Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Thành hội Phật giáo Hà Nội; Tổng hội Thánh Tin lành miền Bắc, Hội Thánh tin lành Hà Nội và có một Thánh đường Hồi giáo
Vị trí địa lý
Quận Hoàn Kiếm phía Tây giáp quận Đống Đa; phía Tây Bắc giáp quận Ba Đình và quận Đống Đa; phía Nam giáp quận Hai Bà Trưng; dọc từ phía bắc xuống phía nam là sông Hồng; bên kia sông phía Đông là quận Long Biên Tổng diện tích tự nhiên là 5,28 km2 (trong đó 4,53 km2 đất dân
cư còn lại là diện tích mặt nước và sông Hồng)
Quận Hoàn Kiếm chia thành thành 04 khu vực, gồm: khu phố cổ, khu vực Hồ Gươm và vùng phụ cận, khu phố cũ, khu vực ngoài đê sông Hồng
Trang 5- Khu phố Cổ trải rộng trên 81ha; trải qua quá trình hình thành và phát triển hơn 10 thế kỷ, Phố cổ Hà Nội chiếm vị trí quan trọng trong lịch sử phát triển của Thủ đô, nơi đây đã và đang chứa đựng một kho tàng giá trị vật thể và phi vật thể vô giá, góp phần làm nên dấu ấn Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến; với giá trị lịch sử, văn hóa hết sức quan trọng nêu trên; năm 2004, Khu phố cổ Hà Nội đã vinh dự được Nhà nước xếp hạng
Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia cần được bảo tồn, tôn tạo đặc biệt và đây
là 1 “di sản sống”
- Quận Hoàn Kiếm nổi tiếng với Hồ Gươm một danh thắng, di tích quan trọng, mang nhiều dấu ấn lịch sử; với 130.000m2 mặt nước và 32.250m2 diện tích cây xanh ven hồ ở giữa trung tâm Thủ đô, Hồ Gươm còn là một cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn và là hồ điều hòa của trung tâm
Hà Nội Năm 2013, di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm được xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt
- Nằm kề cận khu vực Hồ Gươm và vùng phụ cận, khu phố cũ được hình thành từ năm 1886, mang phong cách xây dựng đô thị Châu Âu với nhiều công trình kiến trúc có sắc thái riêng mang nhiều đường nét kiến trúc pháp
- Nằm ở khu vực ngoài đê sông Hồng là 2 phường Chương Dương, Phúc Tân với các khu nhà ở tập thể của các cơ quan, nhà ở của dân lao động Việc xây dựng tại khu vực này manh mún, chắp vá, chưa có qui hoạch tổng thể
Lịch sử hình thành
Quận Hoàn Kiếm được hình thành cách đây gần 1000 năm, có một bề dày lịch sử phát triển Thời Tiền Lý, năm 545 Lý Nam Đế đã đóng quân, dựng bè gỗ trên sông Tô Lịch chống lại nhà Lương Thời kỳ nhà Nguyễn,
Trang 6Minh Mạng lập tỉnh Hà Nội năm 1831, đây chính là đất thuộc huyện Thọ Xương Trước đây, vùng đất Hoàn Kiếm là ngã ba sông, nơi dòng sông Tô Lịch tách từ sông Nhị, từ phường Giang Khẩu rồi chảy qua các phố phường đông vui, trên bến dưới thuyền Chính nơi đây là đầu mối giao lưu với “tứ trấn” và cũng là điểm hội tụ nhân tài bách nghệ khắp bốn phương mà tên các phố hôm này còn ghi đậm dấu ấn Hàng Đào, Hàng Trống, Hàng Bạc, Hàng Khay, Hàng Quạt, Hàng Da…
Từ năm 1886, quận Hoàn Kiếm được phát triển về phía Nam hồ Hoàn Kiếm theo kiểu khu phố của người Châu Âu, với hệ thống bàn cờ được hoạch định trước Đây là một giai đoạn phát triển mới, mang phong cách xây dựng đô thị Châu Âu với nhiều công trình kiến trúc có sắc thái riêng mang nhiều đường nét kiến trúc Pháp
Từ năm 1954 - 1961, khu vực này gồm khu phố Hoàn Kiếm, khu phố Đồng Xuân và một phần của khu phố Hàng Cỏ, khu phố Hai Bà Từ truyền thuyết về trả gươm cho Rùa vàng ở hồ Tả Vọng của vua Lê mà hồ được mang tên mới Hoàn Kiếm; năm 1961-1981, vùng đất trung tâm này được gọi là khu Hoàn Kiếm
Từ tháng 1/1981, khu Hoàn Kiếm chính thức gọi là quận Hoàn Kiếm
Các đơn vị hành chính
Quận Hoàn Kiếm hiện có 18 đơn vị hành chính phường gồm: Cửa Nam, Hàng Bài, Tràng Tiền, Lý Thái Tổ, Đồng Xuân, Hàng Mã, Cửa Đông, Hàng Gai, Trần Hưng Đạo, Phan Chu Trinh, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Trống, Chương Dương, Phúc Tân Trụ sở Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm tại 126 phố Hàng Trống
Đặc điểm kinh tế - xã hội
Trang 7Hoàn Kiếm quận trung tâm kinh tế, với mạng lưới các chợ, trung tâm thương mại, các tuyến phố kinh doanh sầm uất và hệ thống các trung tâm tài chính ngân hàng lớn của Nhà nước và nước ngoài, trung tâm dịch vụ kỹ thuật, chất lượng cao đã tạo cho quận Hoàn Kiếm có tiềm năng rất lớn về phát triển kinh tế, tài chính, dịch vụ, thương mại, du lịch của quận và thành phố Hà Nội Hiện nay, trên địa bàn quận có 11.873 hộ kinh doanh, 73 doanh nghiệp nhà nước, 242 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 4.776 doanh nghiệp ngoài nhà nước, 90 hợp tác xã; hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ thương mại, kinh doanh ở hầu hết các tuyến phố và các chợ chính của quận Đặc biệt, có chợ Đồng Xuân được xây dựng từ năm
1889 là một trong những chợ truyền thống lâu đời và lớn nhất khu vực miền Bắc, Việt Nam
Hoàn Kiếm gắn liền với lịch sử, văn hoá, truyền thống 1000 năm Thăng Long - Hà Nội với gần 170 di tích lịch sử - văn hoá và di tích cách mạng - kháng chiến, các công trình kiến trúc văn hoá có giá trị, nổi bật là quần thể kiến trúc di tích lịch sử quốc gia khu phố cổ Hà Nội và di tích Quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm
Mạng lưới trường học, trạm y tế trên địa bàn quận được quan tâm quy hoạch theo hướng hiện đại hóa Tổng số trường học thuộc quận là 39, trong
đó có 21 trường học được công nhận chuẩn Quốc gia, đạt tỷ lệ 53,85% Trên địa bàn quận có 18/18 trạm y tế phường đạt Quốc gia y tế cơ sở Với những đặc điểm như trên, trong những năm qua, kinh tế quận Hoàn Kiếm phát triển với mức tăng trưởng cao, bền vững; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ, thương mại, du lịch Tốc độ tăng trưởng dịch vụ, thương mại, du lịch đạt bình quân 18,3%, chiếm tỷ trọng 98,01% trong cơ cấu kinh tế Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn hàng năm tăng bình quân 18,9%, hàng năm đều vượt so với kế hoạch thành phố giao
Trang 8Để đẩy mạnh phát triển dịch vụ - thương mại - du lịch trên địa bàn, quận đã quy hoạch và triển khai xây dựng tuyến phố chuyên doanh Đông Nam dược Lãn Ông, tơ lụa Hàng Gai; xây dựng Đề án “Khôi phục tuyến
phố nghề kim hoàn Hàng Bạc”; xây dựng Trung tâm thương mại, dịch vụ,
du lịch chất lượng cao Đồng Xuân - Bắc Qua; tổ chức thí điểm và duy trì tốt hoạt động của Không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận gắn kết với hoạt động của tuyến phố đi bộ Hàng Đào - Hàng Giấy và 6 tuyến phố đi bộ mở rộng trong khu vực bảo tồn cấp I - khu phố cổ Hà Nội; triển khai xây dựng Phố sách Hà Nội tại phố 19/12; không gian bích họa phố
Phùng Hưng (đoạn Lê Văn Linh - Hàng Cót),…
Công tác quản lý đô thị và xây dựng có nhiều chuyển biến tiến bộ Sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội được quan tâm đầu tư, từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn luôn ổn định Hệ thống chính quyền từ quận tới cơ sở được củng cố, kiện toàn, hiệu lực, hiệu quả hoạt động được nâng lên
2 Bộ máy chính quyền quận Hoàn Kiếm – tổ chức và hoạt động
2.1 Tổ chức và hoạt động của HĐND quận
Hội đồng nhân dân quận Hoàn Kiếm nhiệm kỳ 2021-2026 có 31 đại
biểu, trong đó Thường trực HĐND quận gồm: Chủ tịch HĐND, 01 Phó Chủ tịch HĐND; HĐND quận có: Ban Pháp chế (01 Trưởng ban kiêm nhiệm và 03 Uỷ viên), Ban Kinh tế - Xã hội (01 Trưởng ban kiêm nhiệm,
01 Phó trưởng ban chuyên trách và 03 Uỷ viên)
- 32 đại biểu được bầu tại 09 đơn vị bầu cử trong đó: 12 đại biểu nữ;
3 đại biểu trẻ dưới 40 tuổi; 14 đại biểu tái cử; 1 đại biểu là người ngoài Đảng
Trang 9+ Về trình độ: 17 người có bằng đại học; 5 người có bằng trên đại học; 8 người có trình độ lý luận chính trị trung cấp; còn lại có trình độ sơ cấp
2.2 Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân quận nhiệm kỳ
2021-2026
UBND quận Hoàn Kiếm nhiệm kỳ 2021-2026 gồm 18 thành viên, gồm: Chủ tịch UBND, 03 Phó Chủ tịch UBND, 01 Ủy viên phụ trách quân
sự, 01 Ủy viên phụ trách Công an và Thủ trưởng 12 cơ quan chuyên môn thuộc quận.Trong đó:
- Về trình độ chuyên môn: 100% thành viên UBND quận đều có trình độ Đại học, trên Đại học, trong đó có 02 đồng chí đạt trình độ Tiến sĩ (đạt 12,5%), 10 đồng chí đạt trình độ Thạc sĩ (đạt 62,5%);
- Về lý luận chính trị: Cử nhân: 02 người (đạt 12,5%), Cao cấp: 08 người (đạt 50%), Trung cấp: 06 người (đạt 37,5%)
Cơ quan chuyên môn bao gồm: 13 phòng chuyên môn và tương
đương: Văn phòng HĐND và UBND quận; Thanh tra quận; Các Phòng: Nội vụ; Tư pháp; Tài chính - Kế hoạch; Kinh tế; Văn hóa và Thông tin; Tài nguyên và Môi trường; Quản lý đô thị; Y tế; Giáo dục và Đào tạo; Lao động - Thương binh và Xã hội và Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị quận thí điểm tổ chức từ ngày 10/8/2020-10/8/2023
Trang 10Đơn vị sự nghiệp trực thuộc:UBND quận gồm 44 đơn vị sự nghiệp
công lập, gồm:
- 39 đơn vị sự nghiệp giáo dục (38 trường học: 07 THCS; 13 Tiểu học;
18 Mầm non, Mẫu giáo, giảm 01 trường mầm non so với năm 2019 và Trung tâm GDNN-GDTX Nguyễn Văn Tố quận Hoàn Kiếm
- 03 đơn vị sự nghiệp ngoài giáo dục (Trung tâm Văn hóa - Thông tin
và Thể thao; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng; Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội (mới sáp nhập từ 01/02/2021), trong đó Ban Quản
lý dự án đầu tư xây dựng; Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội là đơn vị sự nghiệp
tự chủ chi thường xuyên
Khối phường: Quận Hoàn Kiếm có 18 đơn vị hành chính phường
Chương Dương, Cửa Đông, Cửa Nam, Đồng Xuân, Hàng Bạc, Hàng Bài, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng
Mã, Hàng Trống, Lý Thái Tổ, Phan Chu Trinh, Phúc Tân, Trần Hưng Đạo, Tràng Tiền
3 Vai trò của chính quyền quận Hoàn Kiếm trong việc phát triển kinh tế - xã hội quận trong thời Covid
3.1 Đánh giá tình hình phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn quận Hoàn Kiếm
Do nguồn lây nhiễm vẫn còn ẩn khuất trong cộng đồng; Hoàn Kiếm là trung tâm của Thủ đô Hà Nội, nguy cơ dịch xâm nhập từ các quận, huyện của Thành phố cũng như các tỉnh, thành phố trong và ngoài nước rất cao Ngoài ra, với mật độ dân số đông và số người tiêm đủ mũi vắc-xin chưa đạt
tỷ lệ miễn dịch cộng đồng nên nguy cơ dịch COVID-19 trên địa bàn quận vẫn khá cao
Trang 11- Quận đang tích cực thực hiện chỉ đạo của Thành phố về triển khai tiêm đủ mũi 2 cho các đối tượng nằm trong độ tuổi tiêm chủng và đã đến lịch tiêm trả mũi, đồng thời triển khai tiêm phòng cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi Thời gian tới, quận Hoàn Kiếm tổ chức thực hiện nghiêm chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Thành phố Hà Nội theo nguyên tắc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 từng bước bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân
Tiếp tục thực hiện yêu cầu 5K và quét mã QR code, đề cao ý thức người dân trong phòng chống dịch, tuyệt đối không chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch, xử phạt nghiêm minh tổ chức, cá nhân vi phạm quy định phòng chống dịch
3.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội
Trước năm 2020, khi đại dịch COVID-19 chưa diễn ra, kinh tế của quận vẫn duy trì mức tăng trưởng khá, chất lượng các hoạt động dịch vụ, thương mại, du lịch từng bước được nâng lên theo tiêu chí văn minh, hiệu quả Tốc độ tăng trưởng dịch vụ thương mại, du lịch ổn định, bình quân hàng năm đạt 18,12% trong giai đoạn 2016-2019 Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành dịch vụ, thương mại, du lịch chiếm 98,04% trong cơ cấu kinh tế quận
Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ chỉ tăng 2,31%, kéo theo cả giai đoạn 2016-2020 chỉ tăng bình quân 14,77%/năm Công tác quản lý thu NSNN được tập trung chỉ đạo, tổng thu NSNN trên địa bàn quận năm 2020 ước đạt 10.212,1 tỷ đồng, bằng 101,9% dự toán Thành phố giao, tăng 3,8% so với cùng kỳ (thuế ngoài quốc doanh ước đạt 6.165,3 tỷ đồng, bằng 86,2% dự toán Thành phố giao, giảm 12,9% so với cùng kỳ); thu thuế do quận thực hiện ước đạt
Trang 123.748,4 tỷ đồng, bằng 112,4% dự toán Thành phố giao, bằng 130,5% so với cùng kỳ Thực hiện triệt để tiết kiệm chi NSNN số tiền 101,2 tỷ đồng (tương ứng 22,8% trong chi thường xuyên, gồm 10% tiết kiệm từ đầu năm
và 12,8% tiết kiệm do ảnh hưởng của dịch Covid-19), để cắt giảm chi thường xuyên đối với các nhiệm vụ chưa thật sự cần thiết, nhiệm vụ không triển khai thực hiện Thu ngân sách quận hưởng sau điều tiết ước đạt 1.850,1 tỷ đồng, bằng 131,9% so với cùng kỳ, bằng 107,8% dự toán năm Chi NSNN ước đạt 1.171,3 tỷ đồng , bằng 95,9% dự toán năm
Năm 2021, do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, tổng mức doanh thu ngành thương mại, dịch vụ quận ước giảm 1,25% so với cùng kỳ
và đạt 88,92% so với kế hoạch năm UBND quận đã triển khai quyết liệt các giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trên địa bàn Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận ước đạt 13.200 tỷ đồng, bằng 125,4% so với cùng
kỳ, đạt 147,4% dự toán Thành phố giao Chi ngân sách nhà nước ước đạt 1.427 tỷ đồng, bằng 88,8% dự toán năm
Chi giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2021 ước đạt 532,2 tỷ đồng, bằng 114% kế hoạch vốn Thành phố giao, bằng 99,9% kế hoạch vốn Quận giao Công tác quản lý trật tự xây dựng được kiểm soát chặt chẽ; tỷ lệ công trình xây dựng có giấy phép đạt 99%; Chỉ đạo tập trung xử lý ngay từ ban đầu 28 vụ việc vi phạm trật tự xây dựng phát sinh
Trong lĩnh vực văn hóa xã hội, ngành giáo dục và đào tạo quận được UBND Thành phố tặng Cờ thi đua xuất sắc ngành giáo dục Thủ đô năm thứ
12 liên tiếp Thực hiện tốt chính sách với người có công, chăm lo các đối tượng chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội Công tác giải quyết việc làm và
hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được đảm bảo (quan tâm
hỗ trợ tới 822 hộ với số tiền 539,7 triệu đồng và hỗ trợ hiện vật cho 7.900