Hiểu một cách đơn giản, thuyết trình là trình bày trước nhiều người về một vấn đề nhằm mục đích thuyết phục, cung cấp thông tin hoặc tạo sức ảnh hưởng cho người nghe.Ví dụ: giáo viên thu
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ KHOA QUẢN LÝ KINH TẾ - VIỆT MỸ (PSU)
-
-BÁO CÁO NHÓM
PHÂN TÍCH CÁC KỸ NĂNG VÀ ÁP DỤNG THỰC TIỄN TRONG QUÁ TRÌNH HỌC
TẬP CỦA SINH VIÊN
HỌC PHẦN : HƯỚNG NGHIỆP 2
NHÓM SV : BÙI THẢO LINH
BÙI NGUYỄN THANH HÀ NGUYỄN HỒNG NHÂN NGUYỄN THỊ MỸ LINH
Trang 22.1 Vai trò kỹ năng tìm kiếm thông tin và ghi chép 5
3.1 Rèn luyện kỹ năng tìm kiếm thông tin và ghi chép 8
4.ỨNG DỤNG CÁC KỸ NĂNG TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG 17
1
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Giới thiệu về các kỹ năng cần thiết trong học tập của sinh viên
Kỹ năng sống (kĩ năng mềm) là những kỹ năng vô cùng cần thiết khi mới bước chân vào môi trường đại học Nhất là đối với các bạn sinh viên, trình độ kiến thức là điều kiện cần nhưng chưa đủ Ngoài kiến thức, sinh viên cần phải nâng cao kĩ năng sống (kĩ năng mềm) của bản thân Đây là điều kiện cần nhưng lại đang rất thiếu đối với sinh viên hiện nay Hôm nay, nhóm chúng em sẽ giới thiệu một số kỹ năng sống cần thiết Cũng như vai trò, phương pháp rèn luyện và cách ứng dụng những kỹ năng này trong học tập và đời sống.
2
Trang 41 KHÁI NIỆM
1.1 Kỹ năng tìm kiếm thông tin và ghi chép 1.1.1 Kỹ năng tìm kiếm thông tin là gì?
Kỹ năng tìm kiếm là phương pháp để tìm và chọn lọc thông tin cần thiết từ nhiều nguồn khác nhau Có một số yếu tố bạn cần biết khi thực hiện tìm kiếm thông tin như biết nơi tìm thông tin, xác định nguồn và cách để tiếp cận những thông tin đó, cũng như sử dụng từ khóa để tìm kiếm chính xác hơn.
1.1.2 Kỹ năng ghi chép là gì ?
Kỹ năng ghi chép là kỹ năng mềm ghi lại những thông tin quan trọng, những ý chính, trọng yếu của nội dung mà bạn đang học, đang làm Ghi chép sẽ giúp bạn không bỏ sót bất cứ thông tin gì Đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho bạn những lúc cần thiết
1.2 Kỹ năng thuyết trình 1.2.1 Thuyết trình là gì?
Về bản chất, thuyết trình là trình bày một cách hệ thống và rõ ràng một vấn đề trước đông người Hiểu một cách đơn giản, thuyết trình là trình bày trước nhiều người về một vấn đề nhằm mục đích thuyết phục, cung cấp thông tin hoặc tạo sức ảnh hưởng cho người nghe.
Ví dụ: giáo viên thuyết trình trước lớp để truyền đạt kiến thức cho học sinh,
Trong hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực, công việc, sẽ có nhiều lúc chúng ta cần trình bày các ý kiến, quan điểm trước đám đông Khi đó, kỹ năng thuyết trình là vấn đề “mấu chốt” giúp chúng ta thuyết phục, tạo động lực cho những người xung quanh.
1.2.2 Kỹ năng thuyết trình là gì?
Kỹ năng thuyết trình là một trong nhiều kỹ năng giao tiếp cơ bản Dó đó, kỹ năng thuyết trình bên cạnh đặc điểm riêng thì vẫn mang đặc điểm chung của kỹ năng giao tiếp Đó là khả năng nhận biết nhanh chóng những biểu hiện bên ngoài và đoán biết diễn biến tâm lý bên trong Đồng thời
3
Trang 5biết sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách định hướng để điều chỉnh và điều khiển quá trình giao tiếp đạt được mục đích đã định.
1.3 Kỹ năng làm việc nhóm
Tục ngữ có câu: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” Điều đó có nghĩa là, khi làm việc theo nhóm thì hiệu quả công việc cao hơn nhiều so với làm việc đơn lẻ Vậy, làm việc nhóm là gì?
Kỹ năng làm việc nhóm (hay teamwork skills) là khả năng hợp tác, làm việc chung với một nhóm người có thể là bạn bè, đồng nghiệp, nhằm mục tiêu đạt được kết quả tốt nhất cho công việc chung Cụ thể kỹ năng làm việc nhóm sẽ bao gồm việc các thành viên đóng góp ý kiến, giúp đỡ, hỗ trợ nhau khi thực hiện công việc Hiện nay, kỹ năng làm việc nhóm là một trong những kỹ năng mềm không kém quan trọng trong học tập mà kể cả trong công việc Vì vậy, các nhà tuyển dụng, đặc biệt là các công ty nước ngoài rất quan tâm đến kỹ năng làm việc theo nhóm của ứng viên khi họ muốn tuyển dụng nhân viên mới Đây là một điểm yếu của người Việt am, rất nhiều bạn sinh viên tốt nghiệp loại khá, loại giỏi nhưng khi phỏng vấn tìm việc làm vẫn rớt hoặc được đánh giá thấp về mặt này.
1.4 Kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng giải quyết vấn đề tên tiếng Anh là Problem Solving skills Đây được hiểu là khả năng xử lý và đưa ra quyết định khi gặp những tình huống bất ngờ ngoài ý muốn Đây là kỹ năng cực kỳ quan trọng có ứng dụng trực tiếp vào cuộc sống hàng ngày của bạn.
Cuộc sống luôn có sự thay đổi và các tình huống có thể phát sinh theo rất nhiều chiều hướng khác nhau đòi hỏi bạn phải linh hoạt Vậy nên bạn phải liên tục trau dồi những kỹ năng sống Trong đó kỹ năng giải quyết vấn đề là kỹ năng vô cùng quan trọng và nên dược rèn luyện Mỗi khi có vấn đề phát sinh nhiều người thường lúng túng không biết nên làm gì, ra quyết định thế nào để xử lý vấn đề một cách nhanh gọn Khi bạn có khả năng xử lý vấn đề một cách
4
Trang 6thành thạo, bạn có thể giải quyết được nhiều bài toán khó cả ở trong công việc và cuộc sống.
2 VAI TRÒ CÁC KỸ NĂNG
2.1 Vai trò kỹ năng tìm kiêm thông tin và ghi chép 2.1.1 Vai trò kỹ năng tìm kiếm thông tin
Với khả năng thay thế các nguồn tài nguyên khác, khả năng truyền với tốc độ rất cao và khả năng đem lại ưu thế cho người nắm giữ nó, thông tin đã thực sự trở thành cơ sở cho nhiều hoạt động xã hội như nghiên cứu, giáo dục, xuất bản, tiếp thị và cả hoạt động chính trị nữa Mối quan tâm của xã hội đối với việc sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin đã mở rộng từ các lĩnh vực truyền thống như thư viện, lưu trữ sang các tổ chức, các cơ quan, các ngành Bên cạnh đó, trong thời kỳ phát triển của công nghệ thông tin hiện nay thì thông tin cũng theo đó mà tràn lan trên các website, mạng xã hội, bao gồm cả thông tin tốt và thông tin xấu, sai và đúng, thật giả lẫn lộn vì mọi người đều có quyền đăng tải thông tin lên mạng xã hội Vì thế mà việc tìm kiếm thông tin trên mạng cũng là một kỹ năng cần thiết giúp tìm kiếm thông tin nhanh hơn, chính xác và rõ ràng hơn
2.1.2 Vai trò kỹ năng ghi chép -Ghi chép giúp người học/ người làm:
-Lưu lại, xem lại và sắp xếp thông tin, ghi chú nhanh hơn -Tóm tắt thông tin một cách có hệ thống.
-Tiếp thu thông tin mới hiệu quả hơn trong một thời gian ngắn -Trích xuất các ý chính của nội dung bài giảng, công việc dể dễ theo dõi -Giảm thời gian xem lại bài, công việc.
2.2 Vai trò kỹ năng thuyết trình
Nhà tỷ phú người Mỹ đã nói rằng: “Với một số người nó là tài sản quý giá,nhưng với những ai không có khả năng thì nó là một gánh nặng thực sự Khả
5
Trang 7năng diễn thuyết tốt trước mọi người có thể giúp công việc của bạn phát triển tới 50 hay 60 năm”.
Kỹ năng thuyết trình đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống nói chung và trong công việc nói riêng Cụ thể, ta có những tầm quan trọng và lợi ích của kỹ năng thuyết trình như sau:
2.2.1 Thể hiện tối đa bản thân giá trị của bản thân khi tham gia phỏng vấn tuyển dụng
Xin việc là thử thách đầu tiên đối với sinh viên sau khi ra trường, cũng là bước khởi đầu đặt chân vào môi trường công việc thực tế tại các doanh nghiệp Tham gia phỏng vấn, kỹ năng giao tiếp và trình bày vấn đề sẽ được nhà tuyển dụng chú trọng.
Nếu bạn đã từng rèn luyện nhuần nhuyễn kỹ năng thuyết trình khi ngồi trên ghế nhà trường, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để bạn “ghi điểm” trong mắt nhà tuyển dụng Vì vậy, kỹ năng thuyết trình có vai trò rất quan trọng góp phần nâng cao cơ hội trúng tuyển.
2.2.2 Rèn luyện được sự tự tin trước đám đông
Những người có kỹ năng thuyết trình tốt chắc chắn sẽ trang bị đầy đủ sự tự tin, dám nghĩ và dám thể hiện quan điểm trước đám đông Đây là lợi thế rất lớn mà bạn có được so với những người không có kỹ năng thuyết trình tốt.
Nếu đã quen với việc thuyết trình, bạn sẽ tự tin đối diện với vấn đề tốt hơn, khả năng phản ứng với thử thách nhanh nhẹn, nhạy bén hơn Một khi bạn đã làm tốt việc thuyết trình, sự tự hào về bản thân sẽ nâng cao, càng ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn.
2.2.3 Thể hiện năng lực bản thân tốt hơn, cơ hội thăng tiến cao hơn
Vai trò quan trọng nhất trong công việc của kỹ năng thuyết trình là gì? Một người có năng lực tốt nhưng rụt rè, nhút nhát, không dám đưa ra ý kiến hoặc ấp úng, thể hiện không rõ ràng trước mọi người chắc chắn sẽ không thể thành công Mọi người sẽ không thể nào nắm được những ý tưởng tốt và độc đáo của bạn
6
Trang 8Sự tin tưởng có thể cần rất nhiều thời gian thông qua cách làm việc, xử lý công việc của bạn Nhưng nếu bạn có khả năng thuyết trình tốt, chỉ cần khoảng vài phút, bạn có thể thay đổi và giành được sự tín nhiệm từ những người xung quanh Hay nói cách khác, thuyết trình là một trong những cách ngắn nhất để bạn thể hiện năng lực bản thân mình.
Khi bạn thể hiện được giá trị của bản thân mình, cơ hội để bạn phát triển và thăng tiến sẽ cao hơn rất nhiều Năng của bạn trong mắt đồng nghiệp và lãnh đạo cũng sẽ được đánh giá cao hơn.
2.3 Vai trò kỹ năng làm việc nhóm
2.3.1 Cải thiện kỹ năng giao tiếp giữa các thành viên:
Khi làm việc nhóm, điều không thể thiếu đó chính là sự giao tiếp giữa các thành viên với nhau Mọi người sẽ thường dành nhiều thời gian để trao đổi, nói chuyện thông qua các cuộc họp, làm việc nhóm để kích thích não linh hoạt và sáng tạo hơn Thông qua đó giúp cho mỗi thành viên trong nhóm cải thiện kỹ năng giao tiếp của bản thân Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để những người cùng học tập và làm việc chung tìm hiểu, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ
2.3.2 Giải quyết vấn đề và tăng năng suất:
Mỗi người sẽ có những điểm mạnh và góc nhìn riêng Khi tập hợp lại với nhau, vấn đề sẽ được nhìn nhận sâu sắc, khách quan và dưới nhiều góc độ hơn Nhờ thế mà mọi người sẽ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc đưa ra các giải pháp cho vấn đề đó Ngoài ra, khi công việc được phân chia cho nhiều người thì năng suất công việc sẽ được tăng lên đáng kể so với khi bạn làm việc một mình.
2.3.3 Thúc đẩy sự sáng tạo và đưa ra quyết định đúng đắn:
Những ý tưởng hay và thành công thường là kết quả của sự đóng góp, nhận xét và cho ý kiến từ nhiều người Khi một ý tưởng mới được đưa ra, chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề mà người nghĩ ra nó chưa hình dung đến Đó là lúc các thành viên trong nhóm đưa ra góc nhìn và quan điểm của mình 7
Trang 9nhằm hoàn thiện ý tưởng một cách toàn diện Nhờ những ý kiến đóng góp đó, mà cả nhóm có thể loại bỏ những ý tưởng chưa tốt để đưa ra quyết định đúng đắn nhất cho công việc chung.
2.3.4 Rèn luyện tính kỷ luật:
Khi làm việc chung với nhiều người thì chắc chắn sẽ không thoải mái, tự do như khi làm việc một mình Bạn phải tôn trọng quy định chung cũng như hoàn thành đúng yêu cầu, tiến độ mà cả nhóm đã đặt ra Tuy nhiên, đó là một điều tốt vì nó có thể rèn luyện cho các thành viên tính kỷ luật, thái độ làm việc chuyên nghiệp.
2.4 Vai trò kỹ năng giải quyết vấn đề
Trong cuộc sống, việc phát sinh những tình huống bất ngờ rất thường hay xảy ra, chính vì vậy mỗi người đều nên tích lũy kỹ năng giải quyết vấn đề cho chính bản thân mình Khi có bất cứ vấn đề nào xảy ra, bạn cũng cần chủ động để ứng phó nó
Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp bạn giữ bình tĩnh khi có những sự cố đột ngột phát sinh không như mong muốn Thay vì hoảng loạn, bối rối, hãy bình tĩnh suy nghĩ, xem xét cẩn thận mọi khía cạnh của vấn đề để đưa ra hướng giải quyết hợp lý nhất.
Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp bạn có khả năng phân tích và phán đoán tình huống được tốt hơn Người sở hữu kỹ năng giải quyết vấn đề thích hành động, luôn tự tin và luôn tích cực Nhờ vậy mà bạn trở nên nhạy bén với vấn đề và tích lũy cho bản thân được nhiều kinh nghiệm trong quá trình làm việc và học tập.
3 LÀM THẾ NÀO ĐỂ RÈN LUYỆN CÁC KỸ NĂNG 3.1 Rèn luyện kỹ năng tìm kiêm thông tin và ghi chép
3.1.1 Rèn luyện kỹ năng tìm kiếm thông tin
Để tìm kiếm thông tin một cách thành thạo và hiệu quả, chúng ta nên có chiến lược và các phương pháp cụ thể để giúp cho việc tìm kiếm thông tin trở nên dễ dàng hơn.
Các phương pháp tìm kiếm thông tin:
8
Trang 10- Xác định mục đích sử dụng thông tin - Chuẩn bị các từ khóa
- Dùng trình duyệt, font chữ và bộ gõ tiếng Việt
- Dùng trang web thuộc lĩnh vực dang quan tâm mà bạn đã biết - Dùng các công cụ dò tìm
Chúng ta nên sử dụng hợp lý và phân bổ các công việc tìm kiếm thông tin trên các trang web một cách nhanh chóng và hiệu quả Tập dần thói quen tìm kiếm và lượt các từ khóa qua những bài học trên sách vở hoặc khi đang làm việc.
3.1.2 Rèn luyện kỹ năng ghi chép
Để rèn luyện kỹ năng ghi chép một cách tốt nhất, khi đi học hoặc đi làm, thay vì chúng ta đọc và note ý vào những trang sách , tài liệu, đánh dấu sao trên web thì nên tập ghi ra giấy, vở.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất bạn cần ghi nhớ là: ĐỪNG CHÉP HẾT-HÃY CHỌN LỌC.
Không nên:
- Ghi chép toàn bộ nội dung nghe được/thấy được - Ghi chép lượng kiến thức quá lớn.
Nên: - Tóm tắt.
- Tập trung vào ý chính - Sử dụng các ký hiệu đầu dòng.
- Để chừa khoảng trống phù hợp giữa các ghi chú.
- Ghi chú đầy đủ và cụ thể tiêu đề, tên tác giả, số trang để có thể tìm lại sau này.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên trau dồi các phương pháp ghi chép hiệu quả như:
-Phương pháp dàn ý
9
Trang 11-Phương pháp sơ đồ tư duy -Phương pháp tạo bảng 3.2 Rèn luyện kỹ năng thuyết trình
Để có thể rèn luyện được kỹ năng thuyết trình, trước hết chúng ta phải hiểu rõ các yếu tố giúp tạo nên một buổi thuyết trình hiệu quả Qua đó tìm ra hướng giải quyết những điểm yếu và khai thác những điểm mạnh để có thể hoàn thiện tốt một bài thuyết trình.
3.2.1 Các yếu tố làm nên một buổi thuyết trình hiệu quả: -Người thuyết trình có phong thái tự tin, tự nhiên, thoải mái -Mở đầu và kết thúc tạo ấn tượng, thu hút sự chú ý của người nghe -Cấu trúc bài thuyết trình khoa học, mạch lạc, không lan man -Giọng nói dễ nghe, rõ ràng, truyền cảm hứng
-Có sự tương tác với người nghe.
-Phản hồi tích cực với thắc mắc của khán giả -Cung cấp thông tin hữu ích.
-Thời gian thuyết trình hợp lý
3.2.2 Những bí quyết giúp trau dồi kỹ năng thuyết trình hiệu quả: Rèn luyện sự tự tin
Sự tự tin giúp đạt được những gì bạn mong muốn Những người thành công luôn nói rằng tin vào chính bản thân mình là chìa khoá của họ Tuy nhiên, xây dựng niềm tin vào bản thân mình là một thử thách lớn và đôi khi cần cả một quá trình rèn luyện
“Tự tin là một loại siêu năng lực Một khi bạn tin vào chính bản thân mình, điều kỳ diệu sẽ xảy ra.”
Để rèn luyện sự tự tin, trước hết hãy thay đổi suy nghĩa của bạn Đừng nghĩ rằng kỹ năng thuyết trình kém sẽ khiến bạn không thể làm nên một buổi thuyết trình hiệu quả Khi bạn dám đứng lên và nêu ra quan điểm của mình chính là lúc bạn đang sử dụng kỹ năng đó hiệu quả.
10
Trang 12Không có ai phán xét bạn ngoài chính bản thân bạn Vì vậy hãy tin rằng mình làm được và tự tin với những gì mình đã chuẩn bị Việc bạn cần làm là nở một nụ cười thật tươi và cho khán giả lắng nghe những điều bạn muốn nói.
Hiểu về thính giả là bước quan trọng để rèn luyện kỹ năng thuyết trình
“Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”
Nếu đám đông ngồi phía dưới là nỗi ám ảnh lớn nhất đối với bạn, hãy khiến họ trở thành những người thân thuộc để giảm bớt cảm giác xa cách, choáng ngợp
Điều này không có nghĩa là bạn phải tìm gặp và làm quen với từng người một Ý chính ở đây là hãy tìm hiểu về họ trước buổi thuyết trình để thấu hiểu họ Bạn cần biết ai sẽ là người nghe mình nói đúng không nào? Vậy thì hãy tìm hiểu xem họ là ai, họ muốn nghe điều gì, và vấn để mà họ đang cần được giải quyết (nếu có)
Dù đến ngày thuyết trình bạn mới có thể gặp người nghe của mình, nhưng tìm hiểu trước về họ sẽ giúp bạn cảm thấy thân thuộc và dễ dàng tương tác với họ hơn
Chuẩn bị tài liệu và nội dung bài thuyết trình thật kỹ lưỡng
Kỹ năng thuyết trình không là một khái niệm gì đó quá xa xôi, mà được thể hiện ngay trong những hành động nhỏ Nó bao gồm sự chuẩn bị chu đáo, kỹ càng đến từ người thuyết trình
Từ nội dung cho đến các phương tiện cần thiết trong buổi thuyết trình của bạn, hãy chuẩn bị và kiểm tra để chắc chắn mọi thứ đều sẵn sàng Bạn chỉ tự tin khi bạn biết rõ mình phải nói những gì và trình tự ra sao
Hãy tự hỏi bản thân xem bạn muốn đạt được điều gì sau buổi thuyết trình và nó sẽ mang lại lợi ích gì cho người nghe Sau đó nghiên cứu các tài liệu liên quan và chuẩn bị thêm các yếu tố từ hình ảnh cho đến âm thanh nếu cần thiết
Cố gắng nói thật tự nhiên, đừng đọc từ kịch bản:
Một trong những lỗi hay gặp nhất khi thuyết trình chính là nhìn vào giấy và đọc toàn bộ nội dung
11
Trang 13Thông thường chúng ta hay soạn sẵn nội dung của bài thuyết trình và học thuộc nó trong lúc luyện tập Cách này tưởng chừng như hiệu quả nhưng lại rất dễ khiến ta rơi vào tình trạng học vẹt và bị động nếu bỏ sót mất một ý nào đó.
Soạn nội dung trước là cần thiết nhưng hãy ghi chú những ý chính ra một tờ giấy và tập nói theo những ý đó Một khi đã thực sự hiểu những gì mình cần nói và trình tự của chúng trong bài thuyết trình, bạn sẽ dễ dàng ghi nhớ hơn
Thay vì cầm cả một kịch bản hoàn chỉnh, hãy chỉ mang theo tấm giấy ghi chú Việc nói chính xác từng từ một như trong kịch bản là không cần thiết, hãy nói như bạn đang chia sẻ một điều gì đó rất thú vị.
Luyện tập trước buổi thuyết trình
Như đã đề cập ở trên, không phải ai sinh ra cũng là một người có tài ăn nói Bạn hoàn toàn có thể trau dồi kỹ năng thuyết trình bằng cách luyện tập nó thường xuyên
Bạn có biết rằng một chương trình truyền hình có thể phát sóng trực tiếp suốt hai giờ đồng hồ mà không xảy ra bất cứ sai sót nào từ MC là do họ đã luyện tập trước đó rất nhiều?
Nếu muốn buổi thuyết trình của mình diễn da trơn tru như vậy, hãy luyện nói thật nhiều Điều này không chỉ giúp bạn nhớ những gì cần nói mà còn giúp bạn phát hiện được lỗi sai của mình
Một chút hài hước, một câu chuyện thú vị sẽ giúp bài thuyết trình thêm phần hấp dẫn
Nói đúng những gì cần nói cộng thêm với sự hài hước một cách thông minh sẽ là điểm cộng lớn cho bài thuyết trình của bạn đấy
Nếu có thể hãy lồng ghép thêm một câu chuyện có liên quan đến nội dung bạn nói để tăng thêm phần sinh động Theo Harvard Business Review, con người ta thường bị hấp dẫn và dễ cảm thông hơn bởi những câu chuyện Và nếu bạn khơi dậy được sự tò mò của người nghe qua câu chuyện của mình, họ sẽ muốn lắng nghe bạn nói tiếp.
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
12