1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chức năng vai trò của gia đình và những biến đổi của gia đình việt nam hiện nay

42 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chức năng, vai trò của gia đình và những biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay
Tác giả Võ Thị Linh, Từ Tấn Tiến, Nguyễn Thị Quỳnh Nhi, Nguyễn Thị Cẩm Nhung, Trần Ý Nhi, Phạm Thị Trang, Lê Trần Thanh Tài, Trần Anh Thơ, Hồ Phi Úc, Bùi Thị Thùy Trang
Người hướng dẫn Đoàn Thị Cẩm Vân
Trường học Đại Học Duy Tân, Trường Ngoại Ngữ - Xã Hội Nhân Văn
Chuyên ngành Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 3,8 MB

Nội dung

Về mặt pháp luật, gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùn

Trang 1

ĐẠI HỌC DUY TÂN TRƯỜNG NGOẠI NGỮ - XÃ HỘI NHÂN VĂN

-TIỂU LUẬN MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

MÃ MÔN: POS 351

CHỨC NĂNG, VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY

GVHD: ĐOÀN THỊ CẨM VÂN TÊN NHÓM: 11A

LỚP: POS 351A

Đà Nẵng, tháng 9 năm 2023

Trang 2

STT HỌ VÀ TÊN MSSV ĐÁNH GIÁ KÝ

TÊN

ĐIỂM

1 Võ Thị Linh 6981 100%

2 Từ Tấn Tiến 0101 100%

3 Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 3047 100%

4 Nguyễn Thị Cẩm Nhung 3047 100%

6 Phạm Thị Trang 4473 100%

7 Lê Trần Thanh Tài 2143 100%

8 Trần Anh Thơ 4725 100%

10 Bùi Thị Thùy Trang 6537 100%

ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN

Thời gian:………Địa điểm:………

1 Nhóm báo cáo tổng kết nội dung tiểu luận nhóm:………

………

………

2 Giảng viên góp ý và trao đổi:………

………

………

MỤC LỤC

Trang 3

Mục Lục 1

A LỜI MỞ ĐẦU 3

B NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1: CHỨC NĂNG, VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH 4

1.1 Gia đình là gì? 4

1.2 Các hình thức gia đình trong lịch sử phát triển loài người ……5

1.3 Chức năng của gia đình ……6

1.4 Vai trò của gia đình 10

CHƯƠNG 2: NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY 16

2.1 Những biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay 16

2.2 Nguyên nhân của những biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay 23

2.3 Giữ gìn và phát huy vai trò của gia đình trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay 27

2.3.1 Trần Anh Thơ 27

2.3.2 Võ Thị Linh 28

2.3.3 Từ Tấn Chiến 29

2.3.4 Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 29

2.3.5 Hồ Phi Úc 31

2.3.6 Nguyễn Thị Cẩm Nhung 32

2.3.7 Trần Ý Nhi 32

2.3.8 Phạm Thị Trang 33

2.3.9 Lê Trần Thanh Tài 33

2.3.10 Bùi Thị Thùy Trang 34

C KẾT LUẬN …35

D DANH MỤC THAM KHẢO …3 6

1 MỞ ĐẦU

Trang 4

Ơn cha mẹ trời cao khôn thấu

Nghĩa anh em xương cốt ruột rà

Muốn cho trên thuận dưới hòa

Chẳng thà chịu nhục hơn là rẽ nhau

Gia đình là nơi ta khôn lớn, là nơi ta được quan tâm dạy bảo, là nơi chất chứa những nụ cười Gia đình là cội nguồn, là sức mạnh và cũng là nguồn động lực to lớn cho ta cố gắng, phấn đấu ngoài xã hội Mỗi lần gặp vất vả, khó khăn, gia đình luôn là nơi che chở, giúp ta tiến bước trên đường đời

Về mặt pháp luật, gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôidưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, dưới tác động của nhiều yếu tố khách quan vàchủ quan như: phát triển của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về gia đình… Và cùng với sự phát triển về các mặt khác của xã hội, trong đó vấn đề gia đình với nhiều biến đổi phức tạp, bên cạnh những biến đổi tích cực thì gia đình Việt Nam ngày nay đang phải đối mặt với nhiều vấn đề mang tính tiêu cực

do chịu sự chi phối lớn từ nền kinh tế, chính trị,văn hóa, xã hội của đất nước Vậy sự biến đổi của gia đình Việt Nam đã diễn ra như thế nào?

Với mục đích tìm ra câu trả lời cho câu hỏi trên,: “Những biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay” Hy vọng với nguồn kiến thức tìm tòi và học hỏi được, bài tiểu luận này

sẽ mang đến cái nhìn chính xác về sự thay đổi của gia đình Việt Nam hiện nay so với trước kia và giải quyết được các vấn đề đã đặt ra

Trang 5

2 NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CHỨC NĂNG, VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH

1.1 Khái niệm gia đình

Gia đình là một cộng đồng người đặc biệt, có vai trò quyết định đến sự tồn tại vàphát triển của xã hội C.Mác và Ph.Ăngghen, khi đề cập đến gia đình đã cho rằng: “Quan

hệ thứ ba tham dự ngay từ đầu vào quá trình phát triển lịch sử: hàng ngày tái tạo ra đờisống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi, nảy nở - đó

là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình" Cơ sở hình thành gia đình

là hai mối quan hệ cơ bản, quan hệ hôn nhân (vợ và chồng) và quan hệ huyết thống (cha mẹ

và con cái ) Những mối quan hệ này tồn tại trong sự gắn bó, liên kết, ràng buộc và phụthuộc lẫn nhau, bởi nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người, được quy định bằngpháp lý hoặc đạo lý

Quan hệ hôn nhân là cơ sở, nền tảng hình thành nên các mối quan hệ khác trong giađình, là cơ sở pháp lý cho sự tồn tại của mỗi gia đình Quan hệ huyết thống là quan hệ giữanhững người cùng một dòng máu, nảy sinh từ quan hệ hôn nhân Đây là mối quan hệ tựnhiên, là yếu tố mạnh mẽ nhất gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau

Trong gia đình, ngoài hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ giữa vợ và chồng, quan hệgiữa cha mẹ với con cái, còn có các mối quan hệ khác, quan hệ giữa ông bà với cháu chắt,giữa anh chị em với nhau, giữa cô, dì, chú bác với cháu v.v Ngày nay, ở Việt Nam cũngnhư trên thế giới còn thừa nhận quan hệ cha mẹ nuôi (người đỡ đầu) với con nuôi (đượccông nhận bằng thủ tục pháp lý) trong quan hệ gia đình Dù hình thành từ hình thức nào,trong gia đình tất yếu nảy sinh quan hệ nuôi dưỡng, đó là sự quan tâm chăm sóc nuôidưỡng giữa các thành viên trong gia đình cả về vật chất và tinh thần Nó vừa là tráchnhiệm, nghĩa vụ, vừa là một quyền lợi thiêng liêng giữa các thành viên trong gia đình.Trong xã hội hiện đại, hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc của gia đình được xã hội quan tâmchia sẻ, xong không thể thay thế hoàn toàn sự chăm sóc, nuôi dưỡng của gia đình

Trang 6

Các quan hệ này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và biến đổi, phát triển phụ thuộc vàotrình độ phát triển kinh tế và thể chế chính trị-xã hội

Như vậy, gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì vàcủng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng,cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình

1.2 Các hình thức gia đình trong lịch sử phát triển của loài người

Sự hình thành của gia đình, trước hết, do nhu cầu tình cảm, đặc điểm sinh lý

tự nhiên của con người, nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội Đồng thời sự vận

động và phát triển của gia đình lại chịu ảnh hưởng quyết định của điều kiện khách

quan như kinh tế, chính trị, vn hóa, xã hội Vì vậy, trong lịch sử đã xuất hiện

các hình thức gia đình khác nhau

1 Gia đình hỗn hợp (Extended Family): Đây là hình thức phổ biến nhất trong lịch sử, khi các thế hệ gia đình sống chung với nhau Gia đình hỗn hợp bao gồm cha mẹ, con cái, ông bà, chú bác, anh chị em và các thành viên khác

2 Gia đình nhỏ (Nuclear Family): Hình thức gia đình này chỉ bao gồm cha mẹ và con cái Gia đình nhỏ xuất hiện rõ rệt trong xã hội công nghiệp hóa, khi người ta di cư vào thành phố và đã không cần phụ thuộc vào mạng lưới gia đình mở rộng

3 Gia đình đơn thân (Single-Parent Family): Loại gia đình này chỉ có một người làm cha hoặc mẹ nuôi dưỡng và chăm sóc con cái Nguyên nhân có thể là do ly hôn, chết chồng/chết vợ, hoặc việc sinh con ngoài giá trị hôn nhân

4 Gia đình mở rộng (Polygamous Family): Đây là hình thức gia đình mà một người có

nhiều vợ hoặc chồng cùng sống trong một gia đình Mô hình này phổ biến trong một số xã hội và văn hóa, nhưng hiện tại ít được thực hiện

Trang 7

5 Gia đình đồng tính (Same-Sex Family): Hình thức này bao gồm hai người cùng giới tính sống chung với nhau và chăm sóc con cái Việc công nhận và hỗ trợ cho gia đình đồng tính đang trở nên phổ biến hơn trong nhiều quốc gia.

6 Gia đình nuôi dưỡng (Foster Family): Hình thức này xảy ra khi một gia đình chăm sóc và nuôi dưỡng một hoặc nhiều trẻ em không phải con ruột của họ Những người trẻ có thể được đưa vào gia đình nuôi dưỡng do các lý do như hoàn cảnh gia đình khó khăn, bỏ rơi hoặc sự thiếu hụt chăm sóc của bố mẹ

Những hình thức gia đình này chỉ là một số ví dụ thông qua các giai đoạn trong lịch sử pháttriển của loài người Các yếu tố văn hóa, tôn giáo, kinh tế và xã hội đều có ảnh hưởng đến

sự biến đổi và đa dạng của hình thức gia đình

1.3 Chức năng cơ bản của gia đình

Chức năng tái sản xuất ra con người

Đây là chức năng đặc thù của gia đình, không một cộng đồng nào có thể thay thế Chức năng này không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm, sinh lý tự nhiên của con người, đáp ứng nhu cầu duy trì nòi giống của gia đình, dòng họ mà còn đáp ứng nhu cầu về sức lao động vàduy trì sự trường tồn của xã hội

Việc thực hiện chức năng tái sản xuất ra con người diễn ra trong từng gia đình,nhưng không chỉ là việc riêng của gia đình mà là vấn đề xã hội Bởi vì, thực hiện chức năngnày quyết định đến mật độ dân cư và nguồn lực lao động của một quốc gia và quốc tế, mộtyếu tố cấu thành của tồn tại xã hội Thực hiện chức năng này liên quan chặt chẽ đến sự pháttriển mọi mặt của đời sống xã hội Vì vậy, tùy theo từng nơi, phụ thuộc vào nhu cầu của xãhội, chức năng này được thực hiện theo xu hướng hạn chế hay khuyến khích Trình độ pháttriển kinh tế, văn hóa, xã hội ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lực lao động mà gia đìnhcung cấp

Trang 8

*Dẫn chứng số liệu:

+Ở Việt Nam, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con vừa đảmbảo được sức khỏe cho mẹ lại đảm bảo được chất lượng về cuộc sống cho gia đình và cóđiều kiện chăm sóc, dạy bảo các con

+Ở Trung Quốc hiện nay tỉ lệ nam giới đang có sự chênh lệch lớn so với nữ giới, vì thế nênnhà nước đang thực hiện chính sách khuyến khích sinh con một bề là con gái Đến năm

2010, tại Trung Quốc, SRB đạt 118 bé trai/100 bé gái, giảm so với 121 (năm 2008), 119(năm 2005), 121 (năm 2004) Tỷ số giới tính sẽ vẫn tiếp tục chênh lệch ở mức báo động

119 bé trai trên 100 bé gái vào những năm 2030

Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục

Bên cạnh chức năng tái sản xuất ra con người, gia đình còn có trách nhiệm nuôidưỡng, dạy dỗ con cái trở thành người có ích cho gia đình, cộng đồng và xã hội Chức năngnày thể hiện tình cảm thiêng liêng, trách nhiệm của cha mẹ với con cái, đồng thời thể hiệntrách nhiệm của gia đình với xã hội Thực hiện chức năng này, gia đình có ý nghĩa rất quantrọng đối với sự hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống của mỗi người Bởi vì, ngay khisinh ra, trước tiên mỗi người đều chịu sự giáo dục trực tiếp của cha mẹ và người thân tronggia đình Những hiểu biết đầu tiên, mà gia đình đem lại thưởng để lại dấu ấn sâu đậm vàbền vững trong cuộc đời mỗi người Vì vậy, gia đình là một môi trường văn hóa, giáo dục,trong môi trường này, mỗi thành viên đều là những chủ thể sáng tạo những giá trị văn hóa,chủ thể giáo dục đồng thời cũng là những người thụ hưởng giá trị văn hóa, và là khách thểchịu sự giáo dục của các thành viên khác trong gia đình

Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục có ảnh hưởng lâu dài và toàn diện đến cuộc đời củamỗi thành viên, từ lúc lọt lòng cho đến khi trưởng thành và tuổi già Mỗi thành viên tronggia đình đều có vị trí, vai trò nhất định, vừa là chủ thể vừa là khách thể trong việc nuôidưỡng, giáo dục của gia đình Đây là chức năng hết sức quan trọng mặc dù, trong xã hội cónhiều cộng đồng khác (nhà trường, các đoàn thể, chính quyền v.v ) cũng thực hiện chức

Trang 9

năng này, nhưng không thể thay thế chức năng giáo dục của gia đình Với chức năng này,gia đình góp phần to lớn vào việc đào tạo thế hệ trẻ, thế hệ tương lai của xã hội, cung cấp

và nâng cao chất lượng nguồn lao động để duy trì sự trường tồn của xã hội, đồng thời mỗi

cá nhân từng bước được xã hội hóa Vì vậy, giáo dục của gia đình gắn liền với giáo dục của

xã hội Nếu giáo dục của gia đình không gắn với giáo dục của xã hội, mỗi cá nhân sẽ khókhăn khi hòa nhập với xã hội, và ngược lại, giáo dục của xã hội sẽ không đạt được hiệu quảcao khi không kết hợp với giáo dục của gia đình, không lấy giáo dục của gia đình là nềntảng Do vậy, cần tránh khuynh hướng coi trọng giáo dục gia đình mà hạ thấp giáo dục của

xã hội hoặc ngược lại Bởi cả hai khuynh hướng hướng ấy, mỗi cá nhân đều không pháttriển toàn diện

Thực hiện tốt chức năng nuôi dưỡng, giáo dục, đòi hỏi mỗi người làm cha, làm mẹ phải cókiến thức cơ bản, tương đối toàn diện về mọi mặt, văn hóa, học vẫn, đặc biệt là phươngpháp giáo dục

Ví dụ 1 : Con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ, dó đó, các bậc phụ huynh nên

vì lối sống, cách cư xử của con cái trong tương lai, hãy tự xem xét và ý thức lại

chính bản thân mình Hãy sửa đổi những hành vi, lời nói chưa phù hợp, hay kiểm

soát bản thân theo những định hướng tốt đẹp để làm tấm gương mẫu mực cho con

cái noi theo

Ví dụ 2 : Có nhiều gia đình dạy dỗ con cái bằng những trận đòn roi, những cái bạt tai đến

tối mặt mũi Liệu đó có phải là biện pháp hiệu quả? Những biện pháp ấy chẳng nhữngkhông đem lại tác dụng gì mà càng khiến con cái trở nên chai lỳ, tâm lý tiêu cực và mất đitình cảm thân thiết, niềm tin vào những người trong cùng một mái nhà.Thay bằng nhữngtrận đòn roi đến nhừ người thì những bậc cha mẹ nên dạy dỗ, chỉ bảo con cái mình nhẹnhàng, phân tích rõ đúng sai để con trẻ hiểu Hơn nữa những bậc cha mẹ, ông bà nên là mộttấm gương để thế hệ trẻ noi theo Các thành viên trong gia đình sống thuận hòa, vui vẻ,cùng nhau chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống

Trang 10

Ví dụ 3 : Lại có nhiều những gia đình cha mẹ mải kiếm tiền mà không biết hài hòa giữa vật

chất và tinh thần nên không có thời gian quan tâm sát sao đến con cái khiến chúng trở nênsống buông thả, bị cám dỗ vào những tệ nạn xã hội, có những hành vi đi ngược lại vớithuần phong mỹ tục và truyền thống đạo đức của dân tộc…

Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng

Cũng như các đơn vị kinh tế khác, gia đình tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất

và tái sản sản xuất ra tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng Tuy nhiên, đặc thù của gia đình

mà các đơn vị kinh tế khác không có được, là ở chỗ, gia đình là đơn vị duy nhất tham giavào quá trình sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động cho xã hội

Gia đình không chỉ tham gia trực tiếp vào sản xuất và tái sản xuất ra của cải vật chất

và sức lao động, mà còn là một đơn vị tiêu dùng trong xã hội Gia đình thực hiện chức năng

tổ chức tiêu dùng hàng hóa để duy trì đời sống của gia đình về lao động sản xuất cũng nhưcác sinh hoạt trong gia đình Đó là việc sử dụng hợp lý các khoản thu nhập của các thànhviên trong gia đình vào việc đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của mỗi thành viêncùng với việc sử dụng quỹ thời gian nhàn rỗi để tạo ra một môi trường văn hóa lành mạnhtrong gia đình, nhằm nâng cao sức khỏe, đồng thời để duy trì sở thích, sắc thái riêng củamỗi người

Cùng với sự phát triển của xã hội, ở các hình thức gia đình khác nhau và ngay cả ởmột hình thức gia đình, nhưng tùy theo từng giai đoạn phát triển của xã hội, chức năng kinh

tế của gia đình có sự khác nhau, về quy mô sản xuất, sở hữu tư liệu sản xuất và cách thức tổchức sản xuất và phân phối Vị trí, vai trò của kinh tế gia đình và mối quan hệ của kinh tếgia đình với các đơn vị kinh tế khác trong xã hội cũng không hoàn toàn giống nhau.Thực hiện chức năng này, gia đình đảm bảo nguồn sinh sống, đáp ứng nhu cầu vậtchất, tinh thần của các thành viên trong gia đình Hiệu quả hoạt động kinh tế của gia đìnhquyết định hiệu quả đời sống vật chất và tinh thần của mỗi thành viên gia đình Đồng thời,gia đình đóng góp vào quá trình sản xuất và tái sản xuất ra của cải, sự giàu có của xã hội

Trang 11

Gia đình có thể phát huy một cách có hiệu quả mọi tiềm năng của mình về vốn, về sức laođộng, tay nghề của người lao động, tăng nguồn của cải vật chất cho gia đình và xã hội.Thực hiện tốt chức năng này, không những tạo cho gia đình có cơ sở để tổ chức tốt đờisống, nuôi dạy con cái, mà còn đóng góp to lớn đối với sự phát triển của xã hội.

*Ví dụ: Mỗi thành viên trong gia đình có thể làm những công việc khác nhau như là

giáo viên, nông dân, nhân viên văn phòng để kiếm nguồn thu nhập cho gia đình chi tiêu,làm cân bằng đời sống vật chất và tinh thần của các thành viên Điều nàycũng góp phầnlàm cho xã hội phát triển khi có nhiều nguồn nhân lực góp phần vào các công việc

Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình

Đây là chức năng thường xuyên của gia đình, bao gồm việc thỏa mãn nhu cầu tình cảm,văn hóa, tinh thần cho các thành viên, đảm bảo sự cân bằng tâm lý, bảo vệ chăm sóc sứckhỏe người ốm, người già, trẻ em Sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viêntrong gia đình vừa là nhu cầu tình cảm vừa là trách nhiệm, đạo lý, lương tâm của mỗingười Do vậy, gia đình là chỗ dựa tình cảm cho mỗi cá nhân, là nơi nương tựa về mặt tinhthần chứ không chỉ là nơi nương tựa về vật chất của con người.Với việc duy trì tình cảmgiữa các thành viên, gia đình có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định và phát triển của xã hội.Khi quan hệ tình cảm gia đình rạn nứt, quan hệ tình cảm trong xã hội cũng có nguy cơ bịphá vỡ

Ngoài những chức năng trên, gia đình còn có chức năng văn hóa, chức năng chínhtrị Với chức năng văn hóa, gia đình là nơi lưu giữ truyền thống văn hóa của dân tộc cũngnhư tộc người Những phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của cộng đồng được thựchiện trong gia đình Gia đình không chỉ là nơi lưu giữ mà còn là nơi sáng tạo và thụ hưởngnhững giá trị văn hóa của xã hội Với chức năng chính trị, gia đình là một tổ chức chính trịcủa xã hội, là nơi tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước và quy chế (hươngước) của làng xã và hưởng lợi từ hệ thống pháp luật, chính sách và quy chế đó Gia đình làcầu nối của mối quan hệ giữa nhà nước với công dân

Trang 12

*Ví Dụ :Khi người già trong gia đình được chăm sóc tận tình bởi con cháu, họ sẽ

vui vẻ và lạc quan, khi đó sẽ nảy sinh ra một năng lượng tích cực đến các thành viên khác.Các thành viên sẽ cảm nhận được sự yêu thương, gần gũi, và tin tưởng lẫn nhau để dễ dàngchia sẻ những tâm sự, nỗi buồn, niềm vui, Tạo nên một liên kết chặt chẽ giữa các thànhviên trong gia đình, dòng họ, xóm làng …

=> cơ sở của tình yêu quê hương, đất nước, con người, phát triển sự thịnh vượng của giađình, xã hội,…Nếu ngược lại, trong gia đình mà không có sự quan tâm, chia sẻ, tôn trọnglẫn nhau sẽ dẫn đến sự suy sụp, tiêu cực,…

- Gia đình là nơi lưu giữ, là nơi sáng tạo và thụ hưởng những giá trị và văn hoá của xã hội

1.4 Vai trò của gia đình trong xã hội

Gia đình là tế bào của xã hội

Gia đình có vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của xã hội.Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “Theo quan điểm duy vật thì nhân tố quyết định trong lịch sử, quycho đến cùng, là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp Nhưng bản thân sự sản xuất

đó lại có hai loại Một mặt là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt: thực phẩm, quần áo, nhà ở vànhững công cụ cần thiết để sản xuất ra những thứ đó; mặt khác là sự sản xuất ra bản thâncon người, là sự truyền nòi giống Những trật tự xã hội, trong đó những con người của mộtthời đại lịch sử nhất định và của một nước nhất định đang sống, là do hai loại sản xuấtquyết định: một mặt là do trình độ phát triển của lao động và mặt khác là do trình độ pháttriển của gia đình"

Với việc sản xuất ra tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất, tái sản xuất ra con người, gia đìnhnhư một tế bào tự nhiên, là một đơn vị cơ sở để tạo nên cơ thể - xã hội Không có gia đình

để tái tạo ra con người thì xã hội không thể tồn tại và phát triển được Vì vậy, muốn có một

xã hội phát triển lành mạnh thì phải quan tâm xây dựng tế bào gia đình tốt, như chủ tịch HồChí Minh đã nói: “ nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt,gia đình tốt thì xã hội mới tốt Hạt nhân của xã hội chính là gia đình

Tuy nhiên, mức độ tác động của gia đình đối với xã hội lại phụ thuộc vào bản chất củatừng chế độ xã hội, vào đường lối, chính sách của giai cấp cầm quyền, và phụ thuộc vàochính bản thân mô hình, kết cấu, đặc điểm của mỗi hình thức gia đình trong lịch sử Vì vậy,

Trang 13

trong mỗi giai đoạn của lịch sử, tác động của gia đình đối với xã hội không hoàn toàn giốngnhau Trong các xã hội dựa trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, sự bất bìnhđẳng trong quan hệ xã hội và quan hệ gia đình đã hạn chế rất lớn đến sự tác động của giađình đối với xã hội Chỉ khi con người được yên ấm, hòa thuận trong gia đình, thì mới cóthể yên tâm lao động, sáng tạo và đóng góp sức mình cho xã hội và ngược lại Chính vìvậy, quan tâm xây dựng quan hệ xã hội, quan hệ gia đình bình đẳng, hạnh phúc là vấn đềhết sức quan trọng trong cách mạng xã hội chủ nghĩa Gia đình là tổ ấm, mang lại các giátrị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên

Từ khi còn nằm trong bụng mẹ, đến lúc lọt lòng và suốt cả cuộc đời, mỗi cá nhânđều gắn bó chặt chẽ với gia đình Gia đình là môi trường tốt nhất để mỗi cá nhân được yêuthương, nuôi dưỡng, chăm sóc, trưởng thành, phát triển Sự yên ổn, hạnh phúc của mỗi giađình là tiền đề, điều kiện quan trọng cho sự hình thành, phát triển nhân cách, thể lực, trí lực

để trở thành công dân tốt cho xã hội Chỉ trong môi trường yên ấm của gia đình, cá nhânmới cảm thấy bình yên, hạnh phúc, có động lực để phấn đấu trở thành con người xã hội tốt

*Ví dụ : Xã hội như một cơ thể của con người, mỗi một gia đình như một tế bào, những tế

bào này mạnh, hạnh phúc, tốt đẹp và khoẻ thì xã hội sẽ hạnh phúc và tốt đẹp hơn

- Tuy nhiên, mức độ tác động của gia đình đối với xã hội lại phụ thuộc vào bản chất của từng chế độ xã hội, vào đường lối, chính sách của giai cấp cầm quyền, và phụ thuộc vào chính bản thân mô hình, kết cấu, đặc điểm của mỗi hình thức gia đình trong lịch sử Vì vậy,trong mỗi giai đoạn lịch sử, tác động của gia đình đối với xã hội hoàn toàn không giống nhau

- Trong các xã hội dựa trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, sự bất bình đẳngtrong quan hệ xã hội và quan hệ gia đình đã hạn chế rất lớn đến sự tác động của xã hội Chỉkhi con người được yên ấm, hòa thuận trong gia đình, thì mới có thể yên tâm lao động,sáng tạo, và đóng góp sức mình cho xã hội và ngược lại

Trang 14

=>Quan tâm xây dựng quan hệ xã hội, quan hệ gia đình bình đẳng, hạnh phúc là vấn đề hết sức quan trọng trong hạnh phúc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Dẫn chứng : Gia đình anh Lê Quang Tiến và chị Ngô Thị Đức Hạnh tại khu 10, phường

Nông Trang, thành phố Việt Trì không chỉ thành công trên con đường sự nghiệp mà còn là gia đình tiêu biểu, mẫu mực, nuôi dạy các con ngoan ngoãn, học giỏi, góp phần tích cực trong việc xây dựng nếp sống văn hóa tại địa phương

=> Gia đình anh đã góp một phần tế bào sống tốt đẹp cho xã hội

Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội

Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên mà mỗi cá nhân sinh sống, có ảnh hưởng rấtlớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của từng người Chỉ trong gia đình, mới thểhiện được quan hệ tình cảm thiêng liêng, sâu đậm giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái, anhchị em với nhau mà không cộng đồng nào có được và có thể thay thế

Tuy nhiên, mỗi cá nhân lại không thể chỉ sống trong quan hệ tình cảm gia đình, màcòn có nhu cầu quan hệ xã hội, quan hệ với những người khác, ngoài các thành viên tronggia đình Mỗi cá nhân không chỉ là thành viên của gia đình mà còn là thành viên của xã hội.Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đồng thời cũng là quan hệ giữa các thành viêncủa xã hội Không có cá nhân bên ngoài gia đình, cũng không thể có cá nhân bên ngoài xãhội Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên đáp ứng nhu cầu quan hệ xã hội của mỗi cánhân Gia đình cũng chính là môi trường đầu tiên mà mỗi cá nhân học được và thực hiệnquan hệ xã hội

Ngược lại, gia đình cũng là một trong những cộng đồng để xã hội tác động đến cá nhân.Nhiều thông tin, hiện tượng của xã hội thông qua lăng kính gia đình mà tác động tích cựchoặc tiêu cực đến sự phát triển của mỗi cá nhân về tư tưởng, đạo đức, lối sống, nhân cáchv.v Xã hội nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn về mỗi cá nhân khi xem xét họ trong cácquan hệ xã hội và quan hệ với gia đình Có những vấn đề quản lý xã hội phải thông quahoạt động của gia đình để tác động đến cá nhân Nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi cá nhân

Trang 15

được thực hiện với sự hợp tác của các thành viên trong gia định Chính vì vậy, ở bất cứ xãhội nào, giai cấp cầm quyền muốn quản lý xã hội theo yêu cầu của mình, cũng đều coitrọng việc xây dựng và củng cố gia đình Vậy nên, đặc điểm của gia đình ở mỗi chế độ xãhội có khác nhau Trong xã hội phong kiến, để củng cố, duy trì chế độ bóc lột, với quan hệgia trưởng, độc đoán, chuyên quyền đã có những quy định rất khắt khe đối với phụ nữ, đòihỏi người phụ nữ phải tuyệt đối trung thành với người chồng, người cha - những người đànông trong gia đình Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, để xây dựng một xã hội thật

sự bình đẳng, con người được giải phóng, giai cấp công nhân chủ trương bảo vệ chế độ hônnhân một vợ một chồng, thực hiện sự bình đẳng trong gia đình, giải phóng phụ nữ Chủ tịch

Hồ Chí Minh khẳng định: "Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉmột nửa" Vì vậy, quan hệ gia đình trong chủ nghĩa xã hội có đặc điểm khác về chất so vớicác chế độ xã hội trước đó

Ví dụ 1: khi một gia đình thường xuyên tham gia vào các hoạt động từ thiện như tổ

chức quyên góp thực phẩm cho người nghèo, họ đang chia sẻ giá trị xã hội về lòng nhân

ái và sự hỗ trợ Điều này không chỉ giúp cá nhân trong gia đình phát triển tốt mà còn đónggóp tích cực vào việc xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn

Ví dụ 2: Vụ việc tại một trường học tại thành phố Đà Nẵng:

Trong một trường học ở thành phố Đà Nẵng, đã xảy ra một tình huống đặc biệt liên quanđến vai trò của gia đình trong việc làm cầu nối giữa cá nhân và xã hội Một học sinh tên làMinh bị áp lực từ việc học và gặp khó khăn trong việc tương tác xã hội với bạn bè

Gia đình của Minh, sau khi nhận thấy tình hình này, đã tổ chức một cuộc họp gia đình với

sự tham gia của bố, mẹ, và các người thân khác Cuộc họp này đã tạo cơ hội cho Minh chia

sẻ mọi lo lắng và áp lực mà cậu đang phải đối mặt Gia đình đã lắng nghe Minh và cungcấp sự hỗ trợ tinh thần cũng như lời khuyên thấu hiểu

Sau cuộc họp gia đình, bố và mẹ của Minh đã quyết định tham gia vào các khóa học vềgiáo dục cha mẹ và tăng cường kỹ năng giao tiếp để có thể hỗ trợ tốt hơn cho con cái Họ

Trang 16

cũng đề xuất sự hỗ trợ từ trường học, và sau đó, giáo viên đã tổ chức các hoạt động xã hội

để giúp Minh hòa nhập và xây dựng mối quan hệ tốt với bạn bè

Vụ việc này là một ví dụ thực tế về cách gia đình có thể là cầu nối quan trọng giữa cá nhân

và xã hội Gia đình đã đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Minh vượt qua khó khăn vàhòa nhập vào môi trường xã hội tại trường học Đồng thời, việc tương tác và hợp tác giữagia đình và trường học cũng thể hiện vai trò của gia đình như một phần quan trọng củamạng lưới xã hội rộng lớn

Gia đình là tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc.

Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hoà trong đời sống của mỗithành viên, mỗi công dân của xã hội Chỉ trong gia đình, mới thể hiện được mối quan hệtình cảm thiêng liêng giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái Gia đình là chỗ dựa tinh thầnvững chắc trong cuộc sống, chốn về bình yên sau những vất vả gian lao, nơi luôn rộng mởkhoan dung sau những sai lầm vấp ngã

Gia đình là nơi cung cấp nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước Nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướchiện nay ngày càng đòi hỏi trình độ và yêu cầu cao, đó phải là những người “giàu lòng yêunước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi; sống

có văn hóa, nghĩa tình; có tinh thần quốc tế chân chính” Gia đình chính “là môi trườngquan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách” để hình thành nên nhữngphẩm chất tốt đẹp của mỗi cá nhân, mỗi con người, góp phần đắc lực vào chiến lược pháttriển nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước

Gia đình là nơi nuôi dưỡng, chăm sóc những công dân tốt cho xã hội

Trang 17

Sự hạnh phúc gia đình là tiền đề để hình thành nên nhân cách tốt cho những côngdân của xã hô Œi Vì vâ Œy muốn xây dựng xã hô Œi thì phải chú trọng xây dựng gia đình Hồ chủtịch nói: “Gia đình tốt thì xã hô Œi tốt, nhiều gia đình tốt cô Œng lại thì làm cho xã hô Œi tốt hơn”.

Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với nhữngchuẩn mực giá trị tốt đẹp, góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc Những giá trị truyềnthống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, thủychung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù và sáng tạo trong lao động, bất khuất kiên cường vượtqua mọi khó khăn thử thách đã được gia đình Việt Nam gìn giữ, vun đắp trong suốt quátrình lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc và phát huy trong giai đoạn hiện nay

Gia đình là nguồn động viên, hỗ trợ về tinh thần để mỗi người nỗ lực hơn, mạnh mẽ và vững vàng hơn trong cuộc sống

Bài học : “Phê phán những người mãi chạy theo tiền tài địa vị, đuổi theo những phù du màquên đi gia đình.”

Bằng tình yêu thương, àm cho gia đình trở nên hạnh phúc Phải biết yêu thương trân trọngnhững người thân trong gia đình, có ý thức vun đắp gia đình hạnh phúc Quan tâm đến cha

mẹ là việc làm đầu tiên của người con có trách nhiệm với gia đình Cha, mẹ là người sinh

ra ta, nuôi ta lớn Dù bận rộn, bộn bề công việc cũng cần có giây phút dành cho cha mẹ

CHƯƠNG 2: NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA GIA ĐÌNH VN HIỆN NAY

2.1 Những biến đổi của gia đình VN hiện nay

2.1.1 Biến đổi quy mô, kết cấu của gia đình

Gia đình Viê Œt Nam ngày nay có thể được coi là “gia đình quá đô Œ” trong bước chuyểnbiến từ xã hô Œi nông nghiê Œp cổ truyền sang xã hô Œi công nghiê Œp hiê Œn đại Trong quá trìnhnày, sự giải thể của cấu trúc gia đình truyền thống và sự hình thành hình thái mới là mô Œt tất

Trang 18

yếu Gia đình đơn hay còn gọi là gia đình hạt nhân đang trở nên rất phổ biến ở các đô thị và

cả ở nông thôn - thay thế cho kiểu gia đình truyền thống từng giữ vai trò chủ đạo trước đây

Quy mô gia đình ngày nay tồn tại xu hướng thu nhỏ hơn so với trước kia, số thànhviên trong gia đình trở nên ít đi Nếu như gia đình truyền thống xưa có thể tồn tại đến babốn thế hê Œ cùng chung sống dưới mô Œt mái nhà thì hiê Œn nay, quy mô gia đình hiê Œn đại đãngày càng được thu nhỏ lại Gia đình Viê Œt Nam hiê Œn đại chỉ có hai thế hê Œ cùng sống chung:cha mẹ - con cái, số con trong gia đình cũng không nhiều như trước, cá biê Œt còn có số ít giađình đơn thân, nhưng phổ biến nhất vẫn là loại hình gia đình hạt nhân quy mô nhỏ

Quy mô gia đình Viê Œt Nam ngày càng thu nhỏ, đáp ứng những nhu cầu và điều kiê Œncủa thời đại mới đặt ra Sự bình đẳng nam nữ được đề cao hơn, cuô Œc sống riêng tư của conngười được tôn trọng hơn, tránh được những mâu thuẫn trong đời sống của gia đình truyềnthống Sự biến đổi của gia đình cho thấy chính nó đang làm chức năng tích cực, thay đổichính bản thân gia đình và cũng là thay đổi hê Œ thống xã hô Œi, làm cho xã hô Œi trở nên thíchnghi và phù hợp hơn với tình hình mới, thời đại mới

Tất nhiên, quá trình biến đổi đó cũng gây những phản chức năng như tạo ra sự ngăncách không gian giữa các thành viên trong gia đình, tạo khó khăn, trở lực trong viê Œc gìn giữtình cảm cũng như các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Xã hô Œi ngày càng pháttriển, mỗi người đều bị cuốn theo công viê Œc của riêng mình với mục đích kiếm thêm thunhâ Œp, thời gian dành cho gia đình cũng vì vâ Œy mà ngày càng ít đi Con người dường như rơivào vòng xoáy của đồng tiền và vị thế xã hô Œi mà vô tình đánh mất đi tình cảm gia đình Cácthành viên ít quan tâm lo lắng đến nhau và giao tiếp với nhau hơn, làm cho mối quan hê Œ giađình trở nên rời rạc, lỏng lẻo…

Dẫn chứng số liệu :

Mô hình gia đình Việt Nam đã chuyển đổi nhanh sang gia đình quy mô nhỏ (gia đình hạtnhân) Đây cũng là vấn đề cần quan tâm đặc biệt khi hoạch định chính sách trong tình hình

Trang 19

mới Theo kết quả Tổng điều tra năm 2019, tính đến thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2019 cảnước có 26.870.079 hộ gia đình, tăng 4,4 triệu hộ so với năm 2009 Tỷ lệ tăng số hộ giađình giai đoạn 2009 - 2019 là 18,0%, bình quân mỗi năm tăng 1,8%/năm, thấp hơn 1,2điểm phần trăm so với giai đoạn 1999 - 2009 Đây là giai đoạn có tỷ lệ tăng số hộ thấp nhấttrong vòng 40 năm qua Như vậy số người bình quân trong hộ liên tục giảm, TĐTDS 1979

là 5,22 người/hộ; 1989 là 4,84 người/hộ; 1999 là 4,6 người hộ; 2009 là 3,8 người/hộ;TĐTDS năm 2019 có tổng số 26,870 triệu hộ, bình quân mỗi hộ có 3,5 người/hộ, thấp hơn0,3 người/hộ so với năm 2009 Điều này cho thấy xu thế quy mô hộ gia đình nhỏ đã hìnhthành và ổn định ở nước ta và tuy quy mô hộ gia đình nhỏ đã hình thành và ổn định nhưngvẫn tiếp tục giảm

Về quy mô tổng số hộ gia đình, theo xu thế biến đổi hộ gia đình ở Việt Nam cùng với mụctiêu chính sách dân số trong tình hình mới là mỗi gia đình sinh đủ 2 con và đến năm 2030dân số 104 triệu người, như vậy theo dự báo thì số hộ gia đình Việt Nam sẽ khoảng 30 triệu

hộ gia đình

2.1.2 Biến đổi các chức năng của gia đình

Chức năng tái sản xuất ra con người

Với những thành tựu của y học hiê Œn đại, hiê Œn nay viê Œc sinh đẻ được các gia đình tiếnhành mô Œt cách chủ đô Œng, tự giác khi xác định số lượng con cái và thời điểm sinh con Hơnnữa, viê Œc sinh con còn chịu sự điều chỉnh bởi chính sách xã hô Œi của Nhà nước, tùy theo tìnhhình dân số và nhu cầu về sức lao đô Œng của xã hô Œi Ở nước ta, từ những năm 70 và 80 củathế kỷ XX, Nhà nước đã tuyên truyền, phổ biến và áp dụng rôŒng rãi các phương tiê Œn vàbiê Œn pháp kỹ thuâ Œt tránh thai và tiến hành kiểm soát dân số thông qua Cuô Œc vâ Œn đô Œng sinh

đẻ có kế hoạch, khuyến khích mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 1 đến 2 con Sang thâ Œp niênđầu thế kỷ XXI, dân số Viê Œt Nam đang chuyển sang giai đoạn giá hóa Để đảm bảo lợi íchcủa gia đình và sự phát triển bền vững của xã hô Œi, thông điê Œp mới trong kế hoạch hóa giađình là mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ hai con

Trang 20

Nếu như trước kia, do ảnh hưởng của phong tục, tâ Œp quán và nhu cầu sản xuất nôngnghiê Œp, trong gia đình Viê Œt Nam truyền thống, nhu cầu về con cái thể hiê Œn trên ba phươngdiê Œn: phải có con, càng đông con càng tốt và nhất thiết phải có con trai nối dõi thì ngày nay,nhu cầu ấy đã có những thay đổi căn bản: thể hiê Œn ở viê Œc giảm mức sinh của phụ nữ, giảm

số con mong muốn và giảm nhu cầu nhất thiết phải có con trai của các cặp vợ chồng Tronggia đình hiê Œn đại, sự bền vững của hôn nhân phụ thuô Œc rất nhiều vào các yếu tố tâm lý, tìnhcảm, kinh tế, chứ không phải chỉ là các yếu tố có con hay không có con, có con trai haykhông có con trai như gia đình truyền thống

C

hức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng

Xét môŒt cách khái quát, cho đến nay kinh tế gia đình đã có hai bước chuyển mangtính bước ngoặt: Thứ nhất, từ kinh tế tự cấp tự túc thành kinh tế hàng hóa, tức là từ môŒt đơn

vị kinh tế khép kín sản xuất để đáp ứng nhu cầu của gia đình thành đơn vị mà sản xuất chủyếu để đáp ứng nhu cầu của người khác hay của xã hô Œi Thứ hai, từ đơn vị kinh tế mà đặctrưng là sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc gia thành tổ chức kinh tếcủa nền kinh tế thị trường hiê Œn đại đáp ứng nhu cầu của thị trường toàn cầu

Hiê Œn nay, kinh tế gia đình đang trở thành mô Œt bô Œ phâ Œn quan trọng trong nền kinh tếquốc dân Tuy nhiên, trong bối cảnh hô Œi nhâ Œp kinh tế và cạnh tranh sản phẩm hàng hóa vớicác nước trong khu vực và trên thế giới, kinh tế gia đình gặp rất nhiều khó khăn, trở ngạitrong viê Œc chuyển sang hướng sản xuất kinh doanh hàng hóa theo hướng chuyên sâu trongkinh tế thị trường hiê Œn đại Nguyên nhân là do kinh tế gia đình phần lớn có quy mô nhỏ, lao

đô Œng ít và tự sản xuất là chính

Sự phát triển của kinh tế hàng hóa và nguồn thu nhâ Œp bằng tiền của gia đình tăng lênlàm cho gia đình trở thành mô Œt đơn vị tiêu dùng quan trọng của xã hô Œi Các gia đình Viê ŒtNam đang tiến tới “tiêu dùng sản phẩm do người khác làm ra”, tức là sử dụng hàng hóa vàdịch vụ xã hô Œi

Ví Dụ: Chức năng kinh tế đa dạng hơn: Trong quá khứ, chức năng kinh tế của gia đình

thường tập trung vào nông nghiệp và sản xuất tự cung ứng Tuy nhiên, hiện nay, với sự

Trang 21

phát triển của kinh tế và công nghiệp, nhiều gia đình ở thành thị đã tham gia vào lĩnh vựccông việc làm thuê, kinh doanh riêng, hoặc đầu tư vào các nguồn thu khác như bất độngsản hoặc chứng khoán.

Tổ chức tiêu dùng linh hoạt hơn: Gia đình ngày càng có sự linh hoạt hơn trong cách

họ tiêu dùng Người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn về sản phẩm và dịch vụ, cũng nhưcác kênh mua sắm khác nhau như trực tuyến và cửa hàng truyền thống Gia đình thường tựquản lý ngân sách gia đình và tập trung vào việc tiêu dùng có hiệu suất cao hơn

Tăng cường quản lý tài chính cá nhân: Gia đình hiện nay thường coi trọng việcquản lý tài chính cá nhân và đầu tư Họ có thể tham gia vào các khóa học về tài chính cánhân và sử dụng các công cụ quản lý tài chính như ngân sách gia đình và tiết kiệm định kỳ

để duy trì ổn định tài chính

C

hức năng giáo dục (xã hội hóa)

Trong xã hô Œi Viê Œt Nam truyền thống, giáo dục gia đình là cơ sở của giáo dục xã hô Œithì ngày nay, giáo dục xã hô Œi bao trùm lên giáo dục gia đình và đưa ra những mục tiêu,những yêu cầu của giáo dục xã hô Œi cho giáo dục gia đình Điểm tương đồng giữa giáo dụcgia đình truyền thống và giáo dục của xã hô Œi mới là tiếp tục nhấn mạnh sự hy sinh của cánhân cho cô Œng đồng

Giáo dục gia đình hiê Œn nay phát triển theo xu hướng sự đầu tư tài chính của gia đình chogiáo dục con cái tăng lên Nô Œi dung giáo dục gia đình hiê Œn nay không chỉ nặng về giáo dụcđạo đức, ứng xử trong gia đình, dòng họ, làng xã, mà hướng đến giáo dục kiến thức khoahọc hiê Œn đại, trang bị công cụ để con cái hòa nhâ Œp với thế giới

Tuy nhiên, sự phát triển của hê Œ thống giáo dục xã hô Œi, cùng với sự phát triển kinh tếhiê Œn nay, vai trò giáo dục của các chủ thể trong gia đình có xu hướng giảm Nhưng sự giatăng của các hiê Œn tượng tiêu cực trong xã hô Œi và trong nhà trường, làm cho sự kỳ vọng vàniềm tin của các bâ Œc cha mẹ vào hê Œ thống giáo dục xã hô Œi trong viê Œc rèn luyê Œn đạo đức,nhân cách cho con em của họ đã giảm đi rất nhiều so với trước đây Mâu thuẫn này là mô Œtthực tế chưa có lời giải hữu hiê Œu ở Viê Œt Nam hiê Œn nay Những tác đô Œng trên đây làm giảm

Ngày đăng: 24/04/2024, 16:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w