tiểu luận môn chủ nghĩa xã hội khoa học hức năng vai trò của gia đình và những biến đổi của gia đình việt nam hiện nay

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tiểu luận môn chủ nghĩa xã hội khoa học hức năng vai trò của gia đình và những biến đổi của gia đình việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quan hệ hôn nhân là cơ sở nền tảng hình thành nên các mối quan hệ khác trong gia đình, là cơ sở pháp lý cho sự tồn tại của mỗi gia đình.Quan hệ huyết thống là quan hệ giữa những người cù

Trang 1

ĐẠI HỌC DUY TÂN

TRƯỜNG NGOẠI NGỮ - XÃ HỘI NHÂN VĂN

-TIỂU LUẬN

MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌCMÃ MÔN: POS 351

CHỨC NĂNG, VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH VÀ NHỮNGBIẾN ĐỔI CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY

GVHD: ĐOÀN THỊ CẨM VÂN TÊN NHÓM: SOCIOSCI CREW LỚP: POS 351 C

Đà Nẵng, tháng 7 năm 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC DUY TÂN

TRƯỜNG NGOẠI NGỮ - XÃ HỘI NHÂN VĂN

CHỨC NĂNG, VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH VÀ NHỮNGBIẾN ĐỔI CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY

Trang 3

ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN Thời gian:………Địa điểm:………

1 Nhóm báo cáo tổng kết nội dung tiểu luận nhóm:……….

Trang 4

MỤC LỤC

MỤC LỤC 4

CHƯƠNG 1: CHỨC NĂNG, VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH 5

1.1 Gia đình là gì? 5

- Khái niệm gia đình: 5

1.2 Các hình thức gia đình trong lịch sử phát triển của loài người 6

1.3 Chức năng và vai trò của gia đình 8

- Chức năng của gia đình: 8

CHƯƠNG 2: NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY 9

2.1 Những biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay 9

2.2 Nguyên nhân của những biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay 10

2.3 Giữ gìn và phát huy vai trò của gia đình trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện

Trang 5

CHƯƠNG 1: CHỨC NĂNG, VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH

1.1 Gia đình là gì?

- Khái niệm gia đình:

Cơ sở hình thành gia đình gồm có hai mối quan hệ cơ bản, quan hệ hôn nhân (giữa chồng và vợ), và quan hệ huyết thống (cha mẹ và con cái…) Những mối quan hệ này tồn tại trong sự gắn bó, liên kết, ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau, bởi nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người, được quy định bằng pháp lý hoặc đạo lý Quan hệ hôn nhân là cơ sở nền tảng hình thành nên các mối quan hệ khác trong gia đình, là cơ sở pháp lý cho sự tồn tại của mỗi gia đình.

Quan hệ huyết thống là quan hệ giữa những người cùng một dòng máu, nảy sinh từ quan hệ hôn nhân Đây là mối quan hệ tự nhiên, là yếu tố mạnh mẽ nhất, gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau.

Trong gia đình, ngoài hai mối quan hệ là quan hệ giữa vợ và chồng, quan hệ giữa cha mẹ với con cái, còn có các mối quan hệ khác, đó là quan hệ giữa ông bà và cháu chắt, giữa anh chị em với nhau, giữa cô, dì, chú bác với nhau.

Ngày nay, ở Việt Nam cũng như trên thế giới còn thừa nhận quan hệ cha mẹ nuôi (người đỡ đầu) với con nuôi (được công nhận bằng thủ tục pháp lý) trong quan hệ gia đình.

Các quan hệ này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, phát triển phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và thể chế chính trị - xã hội

=> Như vậy, gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình

1.2 Các hình thức gia đình trong lịch sử phát triển của loài người

Cùng với hình thái hôn nhân, có các hình thái gia đình tương ứng trong lịch sử tộc người như sau:

Trang 6

- Gia đình huyết tộc: loại hình gia đình đầu tiên của loài người vào thời kỳ bầy người nguyên thủy, gồm những người nam nữ cùng chung sống theo huyết thống và quan hệ giới tính theo kiểu quần hôn, bầy đàn lẫn lộn giữa các thế hệ.

- Gia đình Pualua: hình thái gia đình hôn nhân theo nhóm nam và nữ nhưng quan hệ giới tính tiến triển theo 3 giai đoạn: giữa bố mẹ và con cái; giữa thế hệ bố mẹ với nhau và giữa thế hệ con cái với nhau Loại hình gia đình này ở thời kỳ quần hôn của công xã thị tộc mẫu hệ.

- Gia đình đối ngẫu: loại hình gia đình ở thời kỳ thị tộc phụ hệ; trong đó, có sự liên kết từng đôi nam nữ trong từng thời kỳ nhất định, chưa bền vững, chưa trở thành một tế bào của xã hội mà còn phải phụ thuộc vào xã hội thị tộc.

- Gia đình cá thể: hình thức kết hợp lâu dài giữa từng cặp nam nữ trong thị tộc phụ hệ; nó bắt đầu đối lập với tổ chức thị tộc mang tính quần hôn.

- Gia đình một vợ một chồng, là tế bào kinh tế, xã hội của xã hội có giai cấp được Ph.Ăngghen gọi là hình thức gia đình tiêu biểu của xã hội văn minh.

- Xét về quy mô số lượng người trong gia đình, loài người đã trải qua 3 hình thức gia đình:

- Đại gia đình mẫu hệ: hình thái gia đình có từ hai hay nhiều thế hệ gồm cặp vợ chồng bố mẹ và các cặp vợ chồng của con gái, cháu gái cùng sinh sống trong một nhà dài Hình thức này tồn tại trong suốt thời kỳ thị tộc mẫu hệ Trong đó, ngoài các thành viên quan hệ thân thuộc theo huyết thống của người mẹ, còn có các thành viên (chồng, con rể) do quan hệ hôn nhân đối ngẫu hoặc từng cặp hôn nhân cá thể Phụ nữ nắm quyền điều hành gia đình, đứng đầu là một người phụ nữ lớn tuổi Con cái sinh ra tính theo họ mẹ.

- Đại gia đình phụ hệ: hình thái gia đình có từ hai hay nhiều thế hệ ra đời từ thời kỳ thị tộc phụ hệ, gồm nhiều cặp vợ chồng bố mẹ, con cái, cháu chắt tính theo huyết thống của người cha Đàn ông trong gia đình có vị trí quan trọng hơn so với phụ

Trang 7

nữ, đứng đầu là một người đàn ông lớn tuổi Con cái sinh ra tính theo họ cha, hôn nhân cư trú bên nhà chồng.

- Tiểu gia đình hạt nhân: loại hình gia đình này được tạo bởi hai thế hệ gồm cha mẹ và con cái chưa lập gia đình, tương ứng với thời kỳ hôn nhân một vợ một chồng Mối quan hệ chính trong tiểu gia đình là: quan hệ vợ chồng, cha mẹ với con cái, con cái với nhau.

1.3 Chức năng và vai trò của gia đình

- Chức năng của gia đình:

Gia đình không chỉ đơn thuần là nơi chúng ta sinh sống, mà còn thực hiện nhiều chức năng quan trọng trong cuộc sống của con người Một trong những chức năng quan trọng nhất của gia đình là cung cấp hỗ trợ tinh thần Khi chúng ta gặp khó khăn, mất mát hoặc căng thẳng, gia đình là nơi chúng ta tìm kiếm sự ủng hộ, chia sẻ nỗi lo âu và nhận lấy những lời động viên Gia đình giúp chúng ta cảm thấy không bị cô đơn và tạo ra môi trường an toàn để chia sẻ những cảm xúc và suy nghĩ của mình.

Một chức năng khác của gia đình là truyền đạt giá trị và định hướng giáo dục Gia đình là nơi mà chúng ta học được những nguyên tắc đạo đức, những kiến thức quý báu và cách cư xử trong xã hội Những giá trị về tôn trọng, lòng nhân ái và trách nhiệm xã hội thường được hình thành và củng cố trong môi trường gia đình Những bài học này không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn tạo dựng cơ sở cho một xã hội văn minh và phát triển

- Vai trò của gia đình:

Vai trò của gia đình cũng rất quan trọng trong việc xác định bản sắc và sự phát triển của mỗi cá nhân Gia đình cung cấp một môi trường an toàn và hỗ trợ, giúp chúng ta phát triển tâm hồn và thể chất Gia đình là nơi chúng ta tự do thể hiện cảm xúc, chia sẻ ý tưởng và khám phá khả năng của bản thân mà không sợ bị đánh giá hay bị từ chối Điều này tạo nên sự tự tin và lòng dũng cảm trong cuộc sống Vai trò của gia đình còn nằm ở việc duy trì sự liên kết xã hội Gia đình là nơi mà chúng ta học cách tương tác với người khác, phát triển kỹ năng giao tiếp và xây dựng mối quan hệ Những kỷ niệm gia đình và những truyền thống được duy trì qua thời gian tạo nên sự gắn kết giữa các thế hệ và góp phần tạo ra một tình cảm yêu thương và hiểu biết sâu sắc.

Trang 8

Tóm lại, gia đình không chỉ thực hiện các chức năng quan trọng như cung cấp hỗ trợ tinh thần và truyền đạt giá trị, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng bản sắc cá nhân và duy trì sự liên kết xã hội Gia đình là nền tảng vững chắc cho sự phát triển và hạnh phúc trong cuộc sống.

CHƯƠNG 2: NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Những biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay

- Gia đình truyền thống và mức độ chấp nhận cởi mở dần với một số hiện tượng hôn nhân gia đình mới

Những kiểu gia đình mới, bao gồm hôn nhân đồng giới, sống thử mà không có bạn đời và làm mẹ đơn thân, thường không phổ biến trong văn hóa, nhưng chúng ngày càng phổ biến trong các xã hội trong quá trình chuyển đổi từ một cộng đồng nông nghiệp đến một cộng đồng công nghiệp hóa, hiện đại Ngày nay, ở Việt Nam, một bộ phận dân cư chủ yếu là người Kinh, còn trẻ, có học vấn cao và sống ở thành thị Tuy nhiên, điều này có thể không chính xác hiểu những mặt tiêu cực Với những thay đổi đáng kể của nền kinh tế, xã hội và trường quốc tế, những kiểu hôn nhân và gia đình mới đề cao tính cá nhân ngày càng phổ biến Cuộc điều tra cho thấy 38.5% người tham gia chấp nhận cuộc sống độc thân, tỷ lệ này cao hơn ở phụ nữ và các nhóm có nhiều đặc điểm hiện đại; 28.4% có mong muốn và nhu cầu chung sống thử trước khi kết hôn; 58.3% không ủng hộ việc sống thử

- Gia đình hiện đại và xu hướng suy giảm tính tập thể, tính cộng đồng

Ngày nay, mối quan hệ giữa gia đình và dòng tộc trong cộng đồng người Việt vẫn khá bền chặt, chặt chẽ và mức độ gắn bó lớn hơn so với các nhóm truyền thống (như người già, trình độ học vấn thấp, nghèo đói, dân số ít…) sống ở khu vực nông thôn; Điều này thể hiện ở việc rất nhiều gia đình ủng hộ quan điểm mỗi thành viên trong gia đình phải luôn duy trì mối quan hệ với nguồn gốc gia đình để giúp đỡ lẫn nhau, với điểm trung bình là 4,04 trên thang điểm 5 và coi trọng việc bảo tồn di

Trang 9

sản của gia đình hành vi điển hình của gia đình đối với con cháu của họ, dẫn đến điểm đánh giá trung bình là 4,17 trên thang điểm 5 Trên thực tế, tính tập thể, cộng đồng có xu hướng giảm dần theo mức độ hiện đại hóa Ở một mức độ nhất định, những giá trị truyền thống của tình bạn làng quê vẫn được trân trọng Điều này chứng tỏ sự phổ biến liên tục của các giá trị văn hóa, nhưng cũng có những ví dụ mới trong thế hệ trẻ về thái độ đối với các mối quan hệ tình cảm và tài chính giữa các thành viên trong gia đình và cộng đồng

Như vâ ‘y, các kết quả nghiên cứu về giá trị gia đình Việt Nam hiện nay cho thấy có sự dịch chuyển từ các giá trị gia đình truyền thống sang giá trị gia đình hiện đại, đồng thời có sự bền vững tương đối của văn hóa trong quá trình hiện đại hóa.

2.2 Nguyên nhân của những biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay

Nguyên nhân: Gia đình nước ta cũng đã thay đổi đáng kể theo hướng gia đình Xã hội Chủ nghĩa Những thành tựu chưa nhiều, chưa thực sự sâu rộng và vững chắc, điều đó có nguyên nhân trực tiếp từ những tác hại của cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội kéo dài, do hậu quả của chiến tranh, của những ảnh hưởng xấu từ bên ngoài về phía chủ quan, nguyên nhân sâu xa là việc xây dựng gia đình mới chưa thật đầy đủ, chưa thật quan tâm giữ gin tinh hoa của gia đình truyền thống Chưa quan tâm đúng mức tình cảm của cá nhân, tiềm lực kinh tế của gia đình chưa được khai thác, trách nhiệm đối với gia đình và văn hoá gia đình chưa có vị trí xứng đáng trong nội dung của giáo dục ở nhà trường và trong xã hội.

Do mâu thuẫn trong quan điểm lối sống với sự tính toán làm ăn hiện nay khi lấy nhau không cân nhắc, tìm hiểu sơ sài, phụ bạc nhau lúc hán vị, thương yêu nhau lúc có bổng lộc, hất hủi phụ bạc nhau khi đi nước ngoài về giàu sang học đòi lối sống Do mâu thuẫn trong tư tưởng cũng để lại Mê tín dị đoan theo tướng số đó là sự ép duyên chạy theo đồng tiền sùng bái những lực lượng Thời đại công nghiệp hoa nên mọi người đi nhanh hơn, nói nhanh hơn, làm việc cũng nhanh hơn Còn tình yêu và hôn nhân của nhiều thanh niên cũng không ra khỏi quỹ đạo đó Nếu hình dung một

Trang 10

mối tình từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc giống như một quyển sách thì tình yêu của các thế hệ trước đây như cuốn tiểu thuyết dài với nhiều chương hồi còn tình yêu bây giờ giống như một truyện ngắn Họ làm quen nhanh hơn, trao nhau nụ hôn nhanh hơn, quyết định đi đến hôn nhân nhanh hơn và đi đến ly dị cũng nhanh hơn Ngoài ra cả các nguyên nhân khác như tâm lý muốn có con trai lối dồi, di dân từ đoàn Tử những vấn đề này cho thấy trong thực tế gia đình mới ở nước ta đang ở mức báo động Do vậy yếu tố gia đình mới và cũ còn tồn tại xen kẽ vào nhau Xã hội với cơ cấu giai cấp không thuần nhất và cơ cấu kinh tế nhiều thành phần nên gia đình cũng có nhiều dạng khác nhau bị chi phối bởi tư tưởng và tâm lý các giai tầng khác nhau đối với sự phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.

2.3 Giữ gìn và phát huy vai trò của gia đình trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay

Gia đình phát triển bền vững không chỉ là niềm hạnh phúc cho mỗi người, mỗi nhà mà còn là nhân tố quan trọng góp phần giữ gìn sự phát triển lành mạnh, an toàn của xã hội và sự ổn định dân số của mỗi quốc gia Gia đình văn hóa được đề ra để mỗi thành viên trong gia đình có sự cố gắng, nỗ lực trong mọi hoạt động, thay đổi trong tư duy và nhận thức để sống tốt hơn và có ích hơn Từ đó xã hội mới ổn định và phát triển được Có thể nói gia đình hạt nhân là những tế bào để hình thành nên một xã hội, một cộng đồng lớn Gia đình có vai trò quan trọng và quyết định trực tiếp đến việc xây dựng và ảnh hưởng không nhỏ đến từng cá nhân Gia đình là nơi nuôi dưỡng và giáo dục mỗi con người sống có ý thức, có đạo đức và có cống hiến cho xã hội Xây dựng gia đình văn hóa từ lâu đã là một phong trào thi đua không chỉ giữa các gia đình mà còn trong các địa phương với nhau Để xây dựng gia đình văn hóa thì mỗi cá nhân trong một gia đình phải sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội, bài trừ những hiện tượng xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng Đặc biệt mỗi người cần thực hiện các nếp sống văn minh, thực hiện tốt nghĩa vụ, trách nhiệm của

Trang 11

mình với gia đình và xã hội, làm những việc trong khả năng của mình để giúp ích cho gia đình, cộng đồng xung quanh.

2.3.1 Lê Thị Phước Nguyên

Tầm quan trọng của gia đình đối với em là một điều không thể phủ nhận, bởi vì nó tạo nền tảng cho sự phát triển tinh thần, tình cảm và giáo dục của mỗi cá nhân chúng ta Để duy trì và phát huy vai trò của gia đình, chúng ta có thể tạo ra môi trường ủng hộ và gắn kết thành viên trong gia đình bằng cách dành thời gian cùng với nhau hàng ngày, thường xuyên thảo luận về mục tiêu và giá trị gia đình Hay đơn giản chỉ là trò chuyện và kể cho nhau nghe những hoạt động diễn ra thường nhật trong ngày Bên cạnh đó, còn cải thiện kỹ năng giao tiếp cũng vừa là để hiểu nhau hơn và còn để hỗ trợ các thành viên khác trong gia đình Hoặc cùng nhau khám phá các hoạt động chung như nấu ăn, thể thao hoặc du lịch có thể tạo thêm cơ hội tương tác Ngoài ra, còn tạo một không gian an toàn cho việc chia sẻ cảm xúc và ý kiến sẽ thúc đẩy sự thấu hiểu và đồng tình.

2.3.2 Võ Thị Nhi

Gia đình đóng vai trò cốt lõi trong việc hỗ trợ tinh thần, truyền đạt giá trị và xây dựng mối quan hệ xã hội Để duy trì và phát huy vai trò này, chúng ta cần tạo thời gian chất lượng cho gia đình, thúc đẩy sự gắn kết và tôn trọng đa dạng cá nhân Việc dành thời gian để thảo luận, chia sẻ và hiểu biết lẫn nhau trong môi trường ấm cúng là chìa khóa để gia đình tiếp tục đóng góp vào sự phát triển và hạnh phúc của mỗi thành viên.

2.3.3 Phan Thị Thúy Hằng

Mình tin rằng gia đình là nền tảng của xã hội và có vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và giáo dục con cái Để giữ gìn và phát huy vai trò này, bản thân mình nghĩ việc tạo ra một môi trường gia đình yêu thương và hỗ trợ là rất quan trọng Chúng ta cần dành thời gian để tương tác, lắng nghe và chia sẻ với nhau Ngoài ra,

Trang 12

việc xây dựng các giá trị gia đình vững chắc và đặt mục tiêu chung cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển gia đình.

Trong cuộc sống hiện đại, nhiều gia đình đối mặt với áp lực và thời gian hạn chế Để giữ gìn và phát huy vai trò của gia đình, mình cho rằng việc tạo ra sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình là rất quan trọng Chúng ta cần thể hiện sự quan tâm và quan tâm đến nhau, dành thời gian chất lượng với gia đình và tìm cách giải quyết xung đột một cách xây dựng Ngoài ra, việc hỗ trợ lẫn nhau và tạo ra một môi trường an lành và hạnh phúc trong gia đình cũng là yếu tố quan trọng Đối với những gia đình đang đối mặt với khó khăn và thách thức,chúng ta nên tìm kiếm giải pháp quan trọng là tạo ra sự hỗ trợ và liên kết trong gia đình Bằng cách chia sẻ trách nhiệm, tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài và tìm cách giải quyết vấn đề một cách cộng đồng, gia đình có thể vượt qua khó khăn và phát triển Ngoài ra, việc tạo ra một môi trường an lành và khuyến khích trong gia đình cũng giúp gia đình vượt qua thử thách và tạo ra sự đoàn kết.

=> Mỗi gia đình có thể hạnh phúc hay không hạnh phúc tùy thuộc vào chính cách nhìn nhận của mỗi người gia đình bất hạnh không có nghĩa là sẽ mãi như vậy chúng ta nên tìm cách để giải quyết vấn đề trong mỗi lúc khó khăn, tầm quan trọng và giải pháp để giữ gìn và phát huy vai trò của gia đình có thể thay đổi theo hoàn cảnh cá nhân Tuy nhiên, tạo ra một môi trường gia đình yêu thương, cân bằng công việc và cuộc sống, hỗ trợ và liên kết, cùng với việc xây dựng giá trị gia đình vững chắc, đều là những yếu tố quan trọng trong việc duy trì và phát triển gia đình.

2.3.4 Phan Tuấn Thành

Gia đình là tế bào của xã hội, chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nói “nhiều gia đình cộng lại mới tạo nên xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt Hạt nhân của xã hội chính là gia đình” Gia đình là xã hội đầu tiên của mỗi cá nhân Có thể thấy được từ lúc là một đứa trẻ cho đến lúc lớn lên, sẽ có ít nhiều phần bị ảnh hưởng bởi cha mẹ, tùy thuộc vào cách ứng xử, hành vi của những

Ngày đăng: 24/04/2024, 16:13

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan