1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đồ án nhóm so sánh văn hóa hàn quốc và việt nam

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đồ Án Nhóm So Sánh Văn Hóa Hàn Quốc Và Việt Nam
Tác giả Đoàn Thị Tú Quyên, Hồ Thị Mỹ Liên, Trần Thị Bích Diễm, Nguyễn Thị Ái Nhi, Đỗ Thị Hương Kiều, Dương Thị Uyển My, Trần Thị Tuyền
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Thanh Xuân
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Tranh Tài Giải Pháp PBL
Thể loại đồ án
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 2,86 MB

Nội dung

Đề tài: GIỚI THIỆU ÁO DÀI VIỆT NAMVÀ HANBOK HÀN QUỐCI.Trang phục áo dài Việt Nam:- Áo dài là một trong những trang phục truyền thống Việt Nam chứa đựng một bề dày lịch sử, quan niệm thẩm

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

TRƯỜNG NGOẠI NGỮ - XÃ HỘI NHÂN VĂN

 

ĐỒ ÁN NHÓM

SO SÁNH VĂN HÓA HÀN QUỐC VÀ VIỆT NAM

Giảng viên: Nguyễn Thị Thanh Xuân Môn học: Tranh Tài Giải Pháp PBL Lớp: KOR 206 F

Trang 2

Nhóm 5

1 Đoàn Thị Tú Quyên - 29206748387

2 Hồ Thị Mỹ Liên - 29206754952

3 Trần Thị Bích Diễm - 29206758892

4 Nguyễn Thị Ái Nhi - 29206741439

5 Đỗ Thị Hương Kiều - 29206747906

6 Dương Thị Uyển My - 29208140169

7 Trần Thị Tuyền - 29206558749

Trang 3

Đề tài: GIỚI THIỆU ÁO DÀI VIỆT NAM

VÀ HANBOK HÀN QUỐC

I Trang phục áo dài Việt Nam:

- Áo dài là một trong những trang phục truyền thống Việt Nam chứa đựng một bề dày lịch sử, quan niệm thẩm mỹ và thể hiện bản sắc văn hoá của dân tộc ta

- Trang phục áo dài của Việt Nam là một loại trang phục dài, ôm sát cơ thể,

có cổ áo đứng, tay áo dài và hai tà áo xẻ cao từ eo trở xuống Áo dài được coi là biểu tượng của vẻ đẹp, duyên dáng và tinh tế của người phụ nữ Việt Nam Áo dài có nguồn gốc cách tân từ phương Tây, nhưng đã được cải tiến nhiều lần qua các triều đại khác nhau Hiện nay, áo dài được mặc trong nhiều dịp lễ hội, cưới hỏi, tốt nghiệp, hay đơn giản là để thể hiện sự

tự hào về dân tộc

Trang 4

1 Đặc điểm áo dài Việt Nam:

a Chất liệu may áo dài:

Áo dài được may từ nhiều loại vải như lụa tổng hợp, lụa tơ tằm, nhung, gấm nhưng đặc điểm chung là phải mỏng và nhẹ thì mới tạo nên độ đẹp của áo

- Những người phụ nữ ở độ tuổi trung niên thích mặc áo dài bằng gấm, nhung để có sự trang trọng, mặc trong những dịp trọng đại như cưới hỏi,

lễ tết

- Những chị em thanh thiếu nữ thì thích mặc áo dài có chất liệu nhẹ nhàng, màu sắc trẻ trung, tươi sáng

- Đi kèm với áo dài là quần sa tanh hoặc quần lụa trắng, đen hoặc có cùng màu với áo dài

Ngày nay, áo dài còn được các nhà thiết kế lột xác với nhiều phương pháp khác nhau Có những chiếc áo dài được in tranh phong cảnh, đính thêm hoa văn, họa tiết nhìn vô cùng thu hút, ấn tượng

b Kiểu dáng của áo dài Việt Nam

+ Áo dài nữ :

- Là chiếc áo dài, thường từ cổ áo đến chân người mặc.Cổ áo thường cao.Tay áo là dài Áo dài thường được cắt ôm sát người, tạo nên

vẻ thanh lịch và duyên dáng cho người mặc Chiếc áo dài được mặc với quần thay cho chiếc váy đen ngày xưa Quần áo dài được may phủ dài xuống hết bàn chân, ống quần rộng

- Quần áo dài thường được may với vải mềm, rũ Màu sắc thông dụng nhất là màu đen Nhưng xu thế thời trang hiện nay thì chiếc quần áo dài có màu đi tông với màu của áo

+ Áo dài nam:

- Áo dài nam truyền thống ban đầu có 5 thân và 5 nút nên được gọi

là áo ngũ thân Áo ngũ thân tay chẽn có cổ áo ôm sát, hai tay áo liền với vai, hẹp dần đi và vừa khít vào cổ tay Áo có form hình chữ “A”, tức là càng đi xuống càng xòe ra, với tà áo cong cong Đặc biệt hơn cả, áo có ba tà, gồm hai tà trước - sau và một tà “con”

bị tà trước đè lên Tà áo bên trong vừa xòe vừa cong, nên khi mặc lên thì sẽ có xu hướng rũ xuống, lượn sóng nhẹ ôm quanh người mặc Không như áo dài nữ dài đến mắt cá chân, tà áo dài nam dài quá đầu gối tối đa 5cm

- Bộ trang phục của người đàn ông Việt cũng luôn có một chiếc khăn quấn chứ không phải một chiếc khăn đóng sẵn Bởi chính thao tác quấn khăn thể hiện sự chỉn chu của đàn ông Việt Nam

Trang 5

c Màu sắc và hoạ tiết trang phục áo dài Việt:

- Trải qua các thời kỳ, chiếc áo dài có sự biến đổi với nhiều chất liệu, kiểu dáng từ hiện đại đến phá cách Các nhà thiết kế còn cách điệu áo dài thành áo cưới, áo cách tân với nhiều chi tiết phức tạp, cầu kỳ, đính cườm, đính đá, thêu công phụng v.v… Dù có biến tấu thế nào thì chiếc áo dài truyền thống Việt Nam vẫn còn giữ vững nét kiêu sa, uyển chuyển, kín đáo, trang trọng mà không một bộ trang phục nào có thể thay thế

- Chúng ta cũng dễ dàng để bắt gặp những tà áo dài với nhiều kiểu dáng độc đáo ở trường học hay chốn chùa linh thiêng Vào mùa xuân, áo dài rực rỡ ở mọi phố phường, trên các khu chợ, công viên hoa đua khoe sắc

- Ngày nay, áo dài còn được các nhà thiết kế lột xác với nhiều phương pháp khác nhau Có những chiếc áo dài được in tranh phong cảnh, đính thêm hoa văn, họa tiết nhìn vô cùng thu hút, ấn tượng

Trải qua một chiều dài lịch sử, áo dài nam giới được cha ông ta mặc và đã trở thành một biểu tượng của văn hóa Việt Thực tế cho thấy, tà áo dài của cả nam

và nữ đã trải qua nhiều lần biến đổi tương đối ổn định và hoàn chỉnh, phần nào

đó đã dần được xuất hiện nhiều hơn trong những dịp lễ, Tết của người Việt Sự cải biên có thể hợp lý, nhưng vẫn cần phải gắn liền với nét đẹp tinh túy nhất của

tà áo dài truyền thống cha ông đã để lại

II Trang phục hanbok Hàn Quốc:

- Trang phục truyền thống của Hàn Quốc là Hanbok, là một loại trang phục rộng, thoải mái, có nhiều màu sắc và hoa văn

- Hanbok có lịch sử từ thời Tam Quốc, nhưng cũng đã thay đổi nhiều theo thời gian

- Hanbok gắn liền với nhiều mốc thời gian quan trọng và mang ý nghĩa vô cùng lớn với người dân Hàn Quốc Đây cũng là biểu tượng văn hóa của những con người nơi đây, mỗi người Hàn Quốc vẫn sở hữu ít nhất một bộ Hanbok để mặc vào những dịp quan trọng

- Ngày nay, Hanbok được mặc trong các ngày lễ truyền thống, sinh nhật, hay để thể hiện sự yêu thích văn hóa Hàn Quốc

Trang 6

1 Đặc điểm hanbok Hàn Quốc

a Chất liệu may Hanbok Hàn Quốc

- Ở thời Joseon, chất liệu Hanbok cũng khác nhau, thể hiện sự phân biệt vị thế của con người trong xã hội Hanbok của tầng lớp thượng lưu được làm từ cây gai hay một loại vải cao cấp, khi mặc rất nhẹ nhàng Còn những người dân bình thường chỉ được mặc Hanbok từ vải bông

- Để may Hanbok mùa hè người ta thường chọn chất liệu nhẹ nhất để giúp người mặc cảm thấy nhẹ nhàng vì bộ trang phục này rất nhiều lớp Đến mùa thu, Hanbok được may bằng lụa tơ nên thường phát ra âm thanh xào xạc trong mỗi bước đi, giống như lá mùa thu rơi vậy Đến mùa đông, Hanbok được mặc cùng áo khoác dày, bên trong có lớp bông giúp giữ ấm

cơ thể

b Kiểu dáng của Hanbok Hàn Quốc:

- Truyền thống Hàn Quốc cho rằng: chiếc áo jeogori( 저고리) là một phần của Hanbok được thiết kế rộng tượng trưng cho sự ấm no và tính cách khoáng đạt của những người dân Hàn Quốc

- Hanbok gồm hai loại chính:

 Đối với phụ nữ: 저고리 (áo ngắn) và 치마 (váy dài)

 Đối với phụ nam giới : 저고리 (áo ngắn) và 바지 (quần rộng)

- Với bộ Hanbok của nữ gồm có: 치마 (váy dài) và 저고리 (áo ngắn) 치마 (váy dài ) là váy dài có thắt eo cao, còn jeogori là phần áo khoác ngắn 저고리 (áo ngắn ) được thiết kế với nhiều chiều dài khác nhau, có những thiết kế ngắn

- Chỉ đủ che ngực cũng có những thiết kế dài đến eo với hình dáng lưỡi liềm cong 2 bên hay chạy thẳng

- Với bộ Hanbok nam gồm có: 바 지 (quần rộng), 저 고 리(áo ngắn), áo choàng với tên gọi khác là 두루마기(áo choàng) 두루마기(áo choàng) có chiều dài tới đầu gối, 저고리(áo ngắn) dài ngang hông còn quần baji bo gấu, có dáng rộng

- Cùng với bộ trang phục Hanbok còn có một số phụ kiện khác giúp cho trang phục truyền thống Hàn Quốc trở nên sang trọng và thu hút hơn

Trang 7

c Màu sắc và họa tiết của trang phục truyền thống Hàn Quốc:

- Những người dân Hàn Quốc đặc biệt rất thích những bộ Hanbok có màu trắng hay các tone màu nhẹ nhàng không quá lòe loẹt, nổi bật nhằm thể hiện địa vị của bản thân

- Thông thường Hanbok được nhuộm màu từ tự nhiên Ví dụ màu đỏ là từ những cánh hoa có màu đỏ, quá trình chiết xuất khá phức tạp và mất thời gian, đòi hỏi người thợ cần có tay nghề cao, tỉ mỉ So với các loại thuốc nhuộm nhân tạo, chất lượng màu sắc “handmade” này có sự khác biệt rất nhiều

- Những năm gần đây, khi xã hội phát triển, Hanbok Hàn Quốc được thiết

kế có nhiều màu sắc khác nhau với vẻ ngoài vừa thanh lịch vừa nhẹ nhàng

- Trang phục truyền thống Hàn Quốc thường được trang trí bằng một số họa tiết như: cây lựu, cây nho, hoa mẫu đơn, thể hiện sự trường thọ hoặc dùng ngọn lửa thể hiện sự khôn ngoan

- Những hoa văn trên bộ trang phục truyền thống Hàn Quốc thường là những họa tiết được lấy cảm hứng từ thiên nhiên hay một số hình sang trọng hơn như: rồng, phượng… Ngoài Hanbok truyền thống, ngày nay còn có hai loại Hanbok phổ biến là Daeryang Hanbok và Saenghwal Hanbok có thiết kế đơn giản hơn những bộ Hanbok truyền thống

Trang 8

Đề tài: MÓN ĂN HÀN QUỐC

I Kim chi

1 Giới thiệu

- Hàn Quốc là đất nước có khí hậu hàn đới, nhiệt độ ở đây thường dưới 0

độ C và có lớp tuyết bao phủ vào mùa đông giá rét Vì vậy người dân ở đây phải suy nghĩ làm thế nào để có thể dự trữ và bảo quản rau củ trong cái mùa đông này Và người dân ở đây đã sử dụng phương pháp chế biến rau củ kết hợp với muối và một số gia vị truyền thống tạo ra một món ăn

có vị chua đặc trưng và có thể dự trữ trong thời gian dài, đó là món kim chi Hàn Quốc

- Kim chi là một trong những món ăn tryền thống và phổ biến nhất của Hàn Quốc Đây là một món ăn có hương vị chua, cay và thơm nồng

- Kim chi có lịch sử hàng ngàn năm và là một phần của di sản văn hóa của Hàn Quốc Việc làm kim chi và cách làm kim chi thường được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo ra một liên kết sâu sắc với quá khứ và truyền thống

- Hàn Quốc được mệnh danh là “ xứ sở kim chi” vì kim chi không chỉ là một món ăn phổ biến mà còn là một biểu tưởng quan trọng của văn hóa Hàn Quốc

Trang 9

- Kim chi là một biểu tượng quan trọng của văn hóa Hàn Quốc Nó thường được coi là một phần không thể thiếu trong các bữa ăn của người dân Hàn Quốc và thương xuất hiện trong mọi dịp lễ hội và buổi tiệc

2 Cách làm

+ Nguyên liệu:

- 1 cải thảo lớn ( khoảng 1,5 – 2kg)

- 200g muối hạt

- 1 lít nước

- 1 củ cà rốt

- Hành lá ( cắt khúc từ 3-5cm)

- 5-6 tép tỏi ( băm nhỏ )

- 1 củ cải trắng ( băm nhỏ hoặc cắt sợi )

- 1 củ gừng nhỏ ( băm nhỏ )

- 2-3 muỗng ớt bột Hàn Quốc

- 1-2 muỗng đường

- ½ muỗng nước mắm

- 2-3 muỗng tương ớt Hàn Quốc

+ Sơ chế:

- Ta tách từng lá cải thảo và đem đi rửa sạch Tiếp theo, ta bỏ lá cải thảo vào một cái tô lớn, và rải muối hạt lên mỗi lớp cải Sau đó, ta để cho cải thảo nghỉ và ngâm trong vòng 4-6 tiếng hoặc có thể qua đêm

- Sau khi cải thảo đã được ngâm đủ thời gian, rửa sạch cải với nước lạnh để loại bỏ muối Tiếp theo, ta để cải thảo ráo nước trong một cái rổ

- Ta chuẩn bị một cái tô, ta cho vào đó cà rốt, hành lá, tỏi, củ cải trắng, gừng, ớt bột, đường, nước mắm, và tương ớt sau đó ta trộn đều chúng với nhau và tạo thành được một hỗn hợp gia vị

- Sau khi cải thảo đã ráo ta lấy một cái thau vừa, và cho từng lá cải thảo mà

ta đã ngâm vào, sau đó vừa kết hợp cho hỗn hợp gia vị vào để cải thảo có lớp gia vị bao phủ

- Sau khi đã cho hỗn hợp gia vào từng là cải thảo thì ta bỏ vào một hũ hoặc

lọ sạch, nhấn chặt cải lại và đậy nắp kín

- Và cuối cùng ta đặt hũ kim chi vào tủ lạnh và để thời gian 3 ngày, lúc này kim chi đã lên men vừa ăn và chúng ta cũng có thể bảo quản trong thời gian dài

II Tokkboki

1 Giới thiệu

Trang 10

- Món Tokkboki là một món ăn đặc trưng của Hàn Quốc, được biết đến với hương vị đậm đà, cay nồng và hấp dẫn

- Mặc dù ban đầu được xem là một món ăn đường phố phổ biến, nhưng hiện nay tokkboki đã trở thành một món ăn phổ biến trong các nhà hàng

và quán ăn Hàn Quốc hay nhiều quốc gia trên thế giới

- Món ăn này thường được thưởng thức vào bất kì dịp nào, từ bữa ăn gia đình cho đến các buổi tiệc hay các sự kiện đặc biệt

2 Cách làm

+ Nguyên liệu:

- 600g bánh gạo Hàn Quốc

- 4 miếng bánh cá mỏng của Hàn Quốc

- 500ml nước luộc gà

- Tương ớt Hàn Quốc

- Bột ớt Hàn Quốc

- 1 củ hành tây

- 2 củ cà rốt

- Tỏi, hành tím, hành lá

- 100g vừng trắng và vừng đen

- Gia vị: Dầu ăn, muối, đường, hạt nêm, bột ngọt, tiêu

+ Sơ chế nguyên liệu:

- Ngâm bánh gạo trong nước lạnh khoảng 1 giờ, sau đó vớt ra để ráo

- Dùng dao cắt bánh gạo thành từng khúc vừa ăn (thường là làm đôi) và cắt bánh cá thành miếng vuông

- Rửa sạch hành tây, tỏi và hành tím, bóc vỏ và băm nhỏ

- Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ và thái thành sợi dài

- Rửa sạch hành lá, cắt bỏ rễ và thái nhỏ

- Rang chín vừng trắng và vừng đen

+ Làm nước sốt:

- Bắc bếp chảo, đợi dầu nóng, cho tỏi và hành tím đã băm nhỏ vào chảo phi thơm

- Đổ nước luộc gà vào, khuấy đều

Trang 11

- Khi nước sôi, cho hành tây và cà rốt vào, nêm nếm các gia vị muối, tiêu, đường, hạt nêm sao cho vừa miệng

- Đun sôi khoảng 5 phút, sau đó vặn nhỏ lửa và cho tương ớt cùng bột ớt vào tạo hỗn hợp nước sốt Đun và đảo đều đến khi nước sốt đặc sệt, sau

đó múc ra bát

+ Xào tokkboki với nước sốt:

- Đặt chảo lên bếp, đổ dầu ăn hoặc dầu mè và bánh gạo tokbokki vào xào đến khi bánh gạo vàng đều

- Tiếp tục cho bánh cá vào, đảo thêm 5 phút

- Rồi đổ nước sốt siêu cay vừa làm vào xào cùng cho đến khi hỗn hợp chín hẳn, đặc sệt

Ngày đăng: 24/04/2024, 16:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w