1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tổng quan về phố cổ hội an

36 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 5,59 MB

Nội dung

Người đi dạo xem hàng, mua sắm khá đông nhưng phố đêm Hội An không náo nhiệt, ồn ào mà vẫn giữ cái nét thơ mộng của riêng nó.1.3.4.Chợ cổ Hội An:Địa điểm: Nằm trong khu phố cổ của thành

Trang 2

STTTên thành viênMã sinh viênThành phần

Trang 3

MỞ ĐẦU

Thành phố Hội An là đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Quảng Nam, là di sản phản hoá thế giới với lợi thế phát triển kinh tế du lịch dồi dào Các loại dịch vụ khác như: dịch vụ ăn uống, chăm sóc sắc đẹp, mua sắm đa dạng về loại hình dịch vụ và chủng loại hàng hóa, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu của khách du lịch, mạng lưới cung cấp hàng mua sắm cũng rất đa dạng phong phú: may mặc lấy nhanh, giày dép, lưu niệm, lồng đèn, đồ mộc lưu niệm chạm khắc Đội ngũ lao động từng bước chuyên nghiệp hơn.

Tuy nhiên, với quy mô và tốc độ phát triển nhanh chóng, hoạt động quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch chịu áp lực lớn và tất yếu xuất hiện những hạn chế,vướng mắc gây cản trở cho việc duy trì trật tự, chất lượng và phát triển của kinh tế du lịch địa phương như: xuất hiện những vấn đề quản lý mới chưa được pháp luật ghi nhận và điều chỉnh một cách đầy đủ như Condoltel, Oficetel hay tự xác định hạng của cơ sở lưu trú ; vấn đề phân cấp quản lý giữa các cấp chính quyền địa phương chưa rõ ràng nên tạo ra những chồng chéo; chưa có được những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho dịch vụ du lịch giai đoạn dịch bệnh; năng lực quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch còn nhiều hạn chế; cơ sở vật chất, thiết bị nhanh xuống cấp gây lãng phí Những hạn chế đó không chỉ làm cho hoạt động quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch không đạt được mục tiêu đã đề ra, mà còn trở thành cản lực cho sự phát triển của dịch vụ du lịch nói riêng và hoạt động du lịch nói chung tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam Chính vì thế, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực tiễn để tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhànước về dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam trong tương lai.

Trang 4

PHẦN I TỔNG QUAN VỀ PHỐ CỔ HỘI AN1.1 Lịch sử và vị trí địa lý

1.1.1 Giới thiệu về phố cổ Hội An

- Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía Nam.

- Hội An là một thành phố có nhiều khu phố cổ được xây từ thế kỷ 16 và vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn đến nay Phố cổ Hội An được công nhận là một di sản thế giới UNESCO từ năm 1999 Đây là địa điểm thu hút được rất nhiều khách Du Lịch Đà Nẵng – Hội An 1.1.2 Lịch sử hình thành phố cổ Hội An

- Hội An ra đời vào khoảng nửa cuối thế kỷ 16, vào thời nhà Lê và mở ra thời kỳ phát triển thịnh vượng nhất trong lịch sử cho thương cảng này hàng trăm năm sau đó Hội An từng là một thương cảng quốc tế hưng thịnh và sầm uất, là nơi gặp gỡ của những thuyền buôn và thương buôn Trung Quốc, Nhật Bản và các nước phương Tây kéo dài suốt thế kỷ 17 và 18 Trước thời kỳ này, Hội An cũng từng có dấu tích của thương cảng Chăm Pa hay được biết đến với con đường tơ lụa trên biển.

- Trải qua nhiều thăng trầm của các sự kiện lịch sử như giai đoạn Trịnh Nguyễn phân tranh, Hội An vẫn là bến cảng sầm uất với các dãy phố Nhật, phố người Hoa, Và sau khi chúa Trịnh chiếm được Quảng Nam, Hội An bị phá hủy hoang tàn chỉ còn để lại các kiến trúc tín ngưỡng Hội An chỉ hồi sinh lại 5 năm sau đó nhưng sự nhộn nhịp của thương mại không còn được như trước Người Hoa và người Việt đã cùng xây dựng lại thành phố từ đống đổ nát theo kiến trúc của họ nên vô tình khiến dấu vết của khu phố Nhật biến mất mãi mãi Đến thời nhà Nguyễn do thực hiện chính sách đóng cửa, hạn chế giao thương với nước ngoài nên cảng Đông Kinh ngày càng mất đi vị thế quan trọng Đến năm 1976 của thế kỷ 20, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng được thành lập, Đà Nẵng dần phát triển mạnh, Hội An bị rơi vào quên lãng Phải đến năm 1980 mới nhận được sự chú ý của các học giả Việt Nam và các nước khác Đến năm 1999, Hội An được

Trang 5

ghi tên vào danh sách “Di Sản Văn Hóa Thế Giới” mới trở nên thu hút khách du lịch và nổi tiếng cho đến ngày nay.

1.3 Giá trị văn hóa của phố cổ Hội An

- Với chiều sâu văn hóa đa tầng, đa sắc Hội An được coi là bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị của Việt Nam Những giá trị văn hóa của phố cổ Hội An là nét đẹp cần phải được lưu giữ và bảo tồn.

- Năm 1999 Hội An được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới Được coi là điển hình đặc biệt tiêu biểu về cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á với những công trình kiến trúc truyền thống có từ thế kỉ 17 đến thế kỉ 19.

- Phố cổ Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, là trung tâm buôn bán nối liền ba miền Bắc, Trung, Nam Vì vậy những công trình kiến trúc và giá trị văn hóa của phố cổ Hội An được hội tụ từ nhiều nền văn hóa khác nhau Chính điều này đã tạo nên cho chúng ta một miền đất hội tụ và giao thoa văn hóa đa dạng.

- Với sự pha trộn, giao thoa của nhiều nét đẹp khác nhau Những công trình kiến trúc, tôn giáo, tín ngưỡng và giá trị văn hóa của phố cổ Hội An là vật chứng sống động nhất cho quá trình hình thành, phát triển và cả sự suy tàn của đô thị xưa Các hội quán, đền miếu là công trình tiêu biểu cho dấu tích của người hoa Nằm bên cạnh đó là những mái nhà mang đậm phong cách cổ kính của Pháp Bước chân vào khu phố cổ xinh đẹp này, ta có thể cảm nhận sâu sắc sự pha trộn đa dạng, đầy nghệ thuật và cổ kính bởi những dãy nhà san sát mang những nét đặc trưng kiến trúc của các nền văn hóa khác nhau.

- Giá trị văn hóa của phố cổ Hội An còn nằm ở nền văn hóa phi vật thể phong phú và đa dạng Trải qua nhiều sự biến động của thời cuộc, nhưng cuộc sống thường nhất của người dân đất Hội vẫn giữ nguyên nét đẹp ban đầu và tránh xa mọi sự xô bồ Trong cuộc sống hiện đại này thật khó để bắt gặp một phố cổ về đêm, hát bài chòi trên song Đoài, ẩm thực đường phố, đêm đèn lồng lung linh huyền ảo Cùng với đó là những mẹt hàng lưu niệm tò hè hay gánh chè của những mẹ già xứ Hội, cảnh tượng đầy trong tuổi thơ của mỗi người nhưng giờ đây thật hiếm có, khó tìm Ở đây, cuộc sống trôi qua thật đẹp và đầy âm thanh gọi về một niềm hoài niệm đã xa.

- Trong sự phát triển của cuộc sống hiện đại, thì những làng nghề truyền thống vẫn đang được người dân nơi đây giữ gìn và phát triển Làng mộc Kim Bồng, rau Trà Quế, gốm sứ Thanh Hà Những công việc đã gắn liền.

1.2 Đối tượng khách hàng

Đối tượng khách hàng của Hội An có thể được phân loại thành hai nhóm chính: khách quốc tế và khách nội địa.

- Khách Quốc tế

Trang 6

Khách quốc tế đến Hội An chủ yếu là từ các nước châu Âu, châu Mỹ, châu Á, trong đó Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp, Đức, Anh, Mỹ là những thị trường khách hàng lớn nhất Khách quốc tế đến Hội An thường có trình độ học vấn cao, thu nhập trung bình khá cao, có nhu cầu tìm hiểu về văn hóa, lịch sử và trải nghiệm các hoạt động du lịch văn hóa, sinh thái - Khách nội địa

Khách nội địa đến Hội An chủ yếu là từ các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Khách nội địa đến Hội An thường có nhu cầu tìm hiểu về di sản văn hóa thế giới, nghỉ dưỡng và trải nghiệm ẩm thực.

Ngoài ra, Hội An còn thu hút một lượng khách hàng nhỏ đến từ các thị trường khác như khách doanh nghiệp, khách MICE, khách du lịch kết hợp làm việc,

- Đặc điểm chung của đối tượng khách hàng Hội An:

+ Có nhu cầu tìm hiểu về văn hóa, lịch sử và trải nghiệm các hoạt động du lịch văn hóa, sinh thái.

+ Có xu hướng lựa chọn các sản phẩm du lịch có chất lượng cao, dịch vụ tốt + Có khả năng chi trả trung bình khá hơn.

1.3 Thực trạng tiếp thị ở Hội An

1.3.1 Thị trường đêm Hội An (Hội An Night Market):

Địa điểm: Thường diễn ra trên phố Nguyễn Hoàng, gần khu phố cổ Hội An.

Sản phẩm: Bạn có thể tìm thấy nhiều loại sản phẩm thủ công như áo dài, đồ trang sức, túi xách, đồ da, đèn lồng và nhiều quà lưu niệm khác.

Không gian: Thị trường này tạo nên không gian sôi động, đèn lồng và ánh sáng tạo ra một bầu không gian lãng mạn, thu hút du khách tham quan và mua sắm.

Lồng đèn lớn bé đủ kiểu khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là loại lồng đèn hình cầu hay hình dạng giống trái bí ngô cho đến những chiếc đèn kéo quân đủ màu sắc, đủ hình dáng, đủ

Trang 7

kích cỡ và cũng đủ mức giá cả, từ 10.000 đồng đến vài trăm nghìn; nhưng khách muốn mua có thể trả giá xuống chừng 80% giá mà người bán đưa ra.

Dọc bên đường là các nhà hàng, tiệm may hay những khu nhà cổ cho du khách tham quan cũng đều trang trí bằng những chiếc đèn lồng ngay ở cửa ra vào Lồng đèn treo đủ sắc màu từ hàng quán bình dân cho đến những nhà hàng sang trọng, khắp nơi trên bến đến dưới thuyền Đèn lồng Hội An được làm từ khung tre, bọc bên ngoài là lớp lụa tơ tằm hay lớp vải và có thể xếp lại gọn gàng để dễ dàng mang đi Bởi thế những ai đến thăm Hội An thường mua vài chiếc đèn lồng về làm quà cho người thân, bạn bè Dọc đường Bạch Đằng, bên bờ sông Hoài, những em gái nhỏ luôn miệng tươi cười chào mời du khách mua những chiếc đèn hoa đăng bằng giấy có cắm đèn cầy nhỏ chính giữa với giá 10.000 đồng/3 chiếc Theo những người dân địa phương thì việc thả hoa đăng trôi theo dòng sông là để cầu may mắn và sức khỏe dồi dào Hầu như nhà nào ở khu phố cổ cũng treo đèn lồng để thắp sáng và trang trí, đặc biệt là những khách sạn, nhà hàng, cửa hàng bán đồ lưu niệm Đèn lồng Hội An rất đẹp, nhẹ và đặc biệt có thể thu gọn lại bằng cách xếp khung theo nếp để du khách dễ mang về làm quà tặng cho người thân, bạn bè.

1.3.2.Chợ Hội An (Hội An Market):

Địa điểm: Nằm ở trung tâm thành phố Hội An.

Sản phẩm: Chợ này chủ yếu bán thực phẩm tươi sống như hải sản, rau củ quả, gia vị và các loại thực phẩm hàng ngày khác.

Không gian: Chợ có không gian rộng rãi với các gian hàng bày bán thực phẩm tươi sống và các sản phẩm khác.

1.3.3.Chợ đêm ẩm thực:

Trang 8

Địa điểm: Có thể tìm thấy tại nhiều vị trí trong thành phố Hội An, thường mở vào buổi tối Sản phẩm: Thực khách có thể thưởng thức các món ăn địa phương như Cao lầu, Bánh mỳ Hội An, Bánh xèo và nhiều món khác.

Không gian: Không gian chợ đêm ẩm thực tạo ra không gian hấp dẫn với nhiều quán ăn và gian hàng bày bán thức ăn.

Chợ đêm Hội An cũng có điểm giống như chợ đêm Bến Thành ở Sài Gòn hay chợ đêm Dinh Cậu ở Phú Quốc… với những món hàng lưu niệm linh tinh từ túi xách, trang sức đến những món quà be bé xinh xinh để trưng bày hay làm quà cho bè bạn Những quầy hàng được xếp thành hàng ngay ngắn thu hút đông du khách, nhất là khách nước ngoài Một điều hay là khi trả giá ở bất kỳ quầy hàng nào trong phố cổ, bạn chẳng phải lo sợ bị người bán hàng ‘mắng’ như ở Sài Gòn hay một vài khu vực phía Bắc Họ chào mời niềm nở nhưng nếu khách không mua, người bán vẫn vui vẻ, lịch sự Người đi dạo xem hàng, mua sắm khá đông nhưng phố đêm Hội An không náo nhiệt, ồn ào mà vẫn giữ cái nét thơ mộng của riêng nó.

1.3.4.Chợ cổ Hội An:

Địa điểm: Nằm trong khu phố cổ của thành phố Hội An.

Sản phẩm: Chợ cổ chủ yếu bán các sản phẩm thủ công truyền thống như áo dài, áo bà ba, túi xách da và các đồ thủ công khác.

Trang 9

Không gian: Chợ có không gian nhỏ, mang đậm bản sắc kiến trúc cổ của Hội An 1.3.5 Các cửa hàng thủ công và nghệ nhân đường phố:

Địa điểm: Trên các con phố nhỏ trong khu phố cổ Hội An.

Sản phẩm: Bạn sẽ thấy nhiều cửa hàng nhỏ và gian hàng của các nghệ nhân địa phương bày bán các sản phẩm thủ công như tranh vẽ, lịch sử, đồ gốm sứ, đá quý, và nhiều loại đồ handmade khác.

Không gian: Các cửa hàng này thường được trang trí sáng sủa và mời mắt, tạo nên không gian thú vị để tìm hiểu về nghệ thuật địa phương.

Hội An nổi tiếng với các nghề thủ công truyền thống như may áo dài, thêu thùa, làm gốm sứ và chế tác đèn lồng Những sản phẩm thủ công này mang giá trị cao, thể hiện sự tinh tế và đẳng cấp của công nghệ và nghệ thuật truyền thống.

1.2 Cách thức marketing địa phương

1.2.1 Marketing hình tượng địa phương

Điểm dừng chân đầu tiên là chùa Cầu, ngôi chùa này là biểu tượng đặc trưng hay nói cách khác là hình ảnh đại diện của mảnh đất phố cổ này Nhìn bề ngoài ngôi chùa này có vẻ hao hao giống Cầu ngói Thanh Toàn ở Huế nhưng càng tìm hiểu và theo lời của bác Hướng dẫn viên thì nó hoàn toàn khác mọi ngôi chùa cầu khác họa chăng chỉ giống ở điểm ngoài thờ cúng ra ngôi chùa này dùng để đi lại mà thôi.Chùa Cầu hay còn gọi là chùa Nhật Bản nằm trong khu phố cổ Hội An Đây là công trình do các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại Hội An xây dựng vào khoảng giữa thế kỉ 16.Do ảnh hưởng của thiên tai địch hoạ, Chùa Cầu đã qua nhiều lần trùng tu và mất đi các yếu tố kiến trúc Nhật Bản, thay vào đó là kiến trúc mang đậm phong cách Việt Trung Chùa Cầu là tài sản vô giá và đã chính thức được chọn là biểu tượng của Hội An.

- Chùa Cầu Hội An là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử và văn hóa lâu đời của người dân

Quảng Nam, được vinh dự in trên tờ tiền 20,000đ Tới phố cổ Hội An xinh đẹp, bạn nên dành thời gian ghé qua ngôi chùa này để có cơ hội chiêm ngưỡng 1 công trình độc đáo, kết hợp hài hòa giữa phong cách kiến trúc Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam.

Trang 10

- Chùa Cầu Hội An Quảng Nam là một ngôi chùa nổi tiếng, được xây trên 1 cây cầu bắc qua 1 nhánh của sông Thu Bồn, nối liền 2 con đường là Trần Phú và Nguyễn Thị Minh Khai Cây cầu phố cổ Hội An này còn được biết đến với cái tên cầu Nhật Bản vì nét kiến trúc đến từ đất nước mặt trời mọc Cây cầu được chúa Nguyễn Phúc Chu đặt tên là Lai Viễn Kiều, ngụ ý là “Đón khách phương xa” Vào ban ngày, ngôi chùa khoác lên mình gam màu trầm nhuốm màu thời gian nhưng khi đêm đến, ngôi chùa trở nên lung linh lạ thường, là nét chấm phá độc đáo giữa lòng phố cổ Hội An.

- Không chỉ có Chùa Cầu, Hội An còn có con sông Hoài.Nằm uốn lượn giữa lòng phố cổ, sông Hoài đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của người dân Hội An cũng như sự phát triển của thành phố Sông Hoài đã chứng kiến những giai đoạn thăng trầm, những thời khắc lịch sử, hưng suy của phố cổ.

- Sông Hoài Hội An mang nét đẹp thơ mộng, bình yên Nằm 2 bên bờ sông là những ngôi nhà cổ, những công trình kiến trúc xưa nghiêng mình soi bóng, càng tô điểm cho nét đẹp hoài cổ, thâm trầm của phố Hội Ngày nay, bên cạnh Chùa Cầu, sông Hoài là những địa điểm du lịch Hội An hấp dẫn, thu hút du khách ghé thăm là đặc trưng về hình tượng của phố cổ Hội An.

1.2.2 Marketing đặc trưng nổi bật của địa phương - Những bức tường vàng nhuốm màu thời gian

Nhắc đến Hội An, có lẽ ấn tượng sâu sắc nhất của nhiều du khách chính là những căn nhà tường vàng đã ngả màu thời gian với khung cửa gỗ xanh, nâu ăn nhập với nhau đến hoàn hảo Vào buổi sáng, khi những tia nắng bình minh mới hé rạng, màu vàng của phố thanh bình, thơ mộng, vào trưa chiều, tường vàng trở nên vô cùng rực rỡ, ấn tượng.

- Rèm hoa giấy

Cùng với những mảng tường vàng, hoa giấy tạo nên điểm nhấn độc đáo cho phố cổ Hội An Hoa giấy được trồng khắp các nẻo phố Hoa giấy phố Hội không được trưng trong chậu như bình thường mà được trồng để phủ xuống cửa, tạo nên một tấm rèm che thiên nhiên dịu mát - Phố lồng đèn

Trang 11

Phố lồng đèn sẽ là điểm đến về đêm cho bất cứ ai dừng chân tại Hội An Hàng trăm chiếc lồng đèn đủ màu sắc hình dạng sẽ được treo kín nhà, tạo nên những mảng màu lung linh sặc sỡ vô cùng độc đáo.

1.2.3 Marketing hạ tầng cơ sở địa phương

-Đô thị cổ Hội An nổi tiếng với lối kiến trúc điển hình về thương cảng truyền thống của

khu vực Đông Nam Á và đến nay vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, dòng chảy thời gian phủ lên phố Hội một vẻ đẹp bình yên và trầm mặc Với lối kiến trúc độc đáo, mỗi ngôi nhà ở Hội An đều đảm bảo sự hài hòa giữa không gian sống và thiên nhiên Vì vậy ngoài việc bố trí ngôi nhà thành nhiều gian thì phần sân trời của ngôi nhà được lát đá và trang trí bể nước, non bộ, cây cảnh, tạo nên một không gian thoáng đãng và tràn ngập ánh sáng.

- Một nét đặc trưng trong kiến trúc ở Phố cổ Hội An là những con phố được xây dựng theo hình bàn cờ, uốn lượn theo ven sông và ôm ấp những ngôi nhà Tất cả như phản ánh cuộc sống sinh hoạt giản dị, chậm rãi và hồn hậu của người dân nơi đây.

1.2.4 Marketing con người của địa phương

Người dân Hội An mang trong mình sự đa dạng văn hóa và tinh thần thân thiện, là một phần quan trọng tạo nên bản sắc của thành phố cổ này.

- Người Hội An nổi tiếng với tính hiếu khách và thân thiện Họ thường mở cửa đón chào du khách một cách ấm áp và nhiệt tình Sự chào đón này đã giúp thành phố thu hút một lượng lớn du khách từ khắp nơi trên thế giới.

- Người dân Hội An thường được nuôi dưỡng trong môi trường văn hóa truyền thống Nhiều gia đình truyền thống nghệ thuật như thêu thùa, may vá, làm gốm sứ, và điêu khắc đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Với sự phát triển của ngành du lịch, một phần lớn người dân Hội An đã tham gia vào ngành này thông qua việc kinh doanh như cửa hàng quà lưu niệm, nhà hàng, dịch vụ du lịch, và hướng dẫn viên du lịch.

- Mặc dù ngày càng phát triển, người dân Hội An cố gắng giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của họ Điều này thể hiện qua việc duy trì các nghề thủ công truyền thống, tổ chức các lễ hội văn hóa và đánh giá cao việc bảo vệ kiến trúc cổ kính.

- Hội An từng là điểm giao thoa của nhiều nền văn hóa khác nhau, bao gồm người Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác Sự đa dạng này đã tạo ra một môi trường văn hóa phong phú và độc đáo.

Với những nét riêng về con người của Hội An như trên chúng ta cần phải khai thác sâu vào đó bằng những hoạt động tham quan làng nghề, tăng sự giao lưa và gắn kết của người dân với du khách.

Trang 13

PHẦN II MÔI TRƯỜNG TIẾP THỊ ĐỊA PHƯƠNG2.1 Môi trường bên trong

2.1.1.Sự phát triển của Hội An

Chủ yếu tập trung vào ngành kinh tế mũi nhọn là du lịch

Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của thành phố Hội An nói riêng, tỉnh Quảng Nam nói chung Với đặc trưng là ngành kinh tế tổng hợp, phát triển du lịch có tác động tích cực thúc đẩy sự đổi mới và phát triển nhiều ngành kinh tế khác, tạo công ăn việc làm cho người lao động, mở rộng giao lưu văn hoá và xã hội giữa các vùng trong và ngoài nước.

Nhóm ngành Dịch vụ khẳng định vai trò chủ đạo và thúc đẩy sự phát triển của thành phố Các chủ trương kích cầu du lịch, thu hút đầu tư đã được tập trung chỉ đạo triển khai có hiệu quả Tính đến ngày 31/12/2020, toàn thành phố có 800 cơ sở dịch vụ lưu trú du lịch với 12.216 phòng, 35 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế, 19 đơn vị lữ hành nội địa, 17 đơn vị vận chuyển, 3 đơn vị bán vé du lịch, 39 đơn vị khai thác tuyến vận chuyển khách tham quan Cù lao Chàm Tàu thuyền phục vụ du lịch có 86 phương tiê Šn, trong đó 80 cano và 6 tàu gỗ với tổng sức chứa là 3.131 chỗ ngồi phục vụ khách du lịch tuyến Hô Ši An - Cù Lao Chàm Ngoài ra, có 65 thuyền máy du lịch phục vụ khách du ngoạn trên các tuyến đường thủy nội địa và 1.500 thúng chai tham gia phục vụ khách tham quan Rừng Dừa Bảy Mẫu tại xã Cẩm Thanh, hơn 300 ghe bơi phục vụ khách du ngoạn trên Sông Hoài.

Dịch vụ lưu trú là yếu tố quan trọng cấu thành nên những sản phẩm du lịch tại Hội An Những năm qua, cùng với sự phát triển của ngành du lịch Hội An, các cơ sở lưu trú du lịch đã được đầu tư và nâng cao chất lượng, phát triển nhanh về số lượng, đa dạng về loại hình, đủ năng lực đáp ứng nhu cầu đa dạng của hơn 3 triệu khách mỗi năm ở các mức chi tiêu khác nhau Tính đến cuối năm 2019, toàn thành phố có tổng cộng 649 cơ sở lưu trú đang hoạt động với 10.575 phòng Trong đó, 153 khách sạn với 7.662 phòng (chiếm tỷ trọng 72,45% tổng số phòng), 188 biệt thự du lịch với 1.608 phòng (chiếm tỷ trong 15,2%), 302 cơ sở homestay với 1.187 phòng (chiếm tỷ trọng 11,22%) Cạnh đó còn có một số cơ sở nhà nghỉ và loại hình khác.

Trang 14

Các điểm kinh doanh được chia làm 2 loại là kinh doanh ăn uống và cửa hàng, cửa hiệu Trong năm 2019, có 251/364 cơ sở kinh doanh đăng ký tham gia (chiếm tỷ lệ gần 69%) Thế nhưng căn cứ theo tiêu chí bình chọn được điều chỉnh bổ sung vào đầu năm 2019 thì chỉ có 57 cơ sở được thẩm định chấm điểm, các cơ sở còn lại không được thẩm định vì không đảm bảo một số tiêu chí theo quy định như: diện tích cơ sở, cách sắp xếp trưng bày hàng hóa… Kết quả có 50/57 cơ sở được UBND thành phố công nhận đạt chuẩn văn minh (chiếm 87,7%), trong đó có 17 cửa hàng ăn uống Như vậy, số lượng hộ đăng ký tham gia và được công nhận đạt chuẩn còn quá ít so với tổng số cơ sở kinh doanh trên địa bàn

Du lịch Hội An được du khách trong và ngoài nước biết đến một phần nhờ vào các sản phẩm hàng hóa kinh doanh thương mại của nhân dân ở các địa bàn dân cư từ thành thị đến nông

Hội An có 7 km bờ biển Các bãi tắm ở vùng này có dãi cát trắng, mịn, độ mặn cao, số ngày nắng ở khu vực nhiều là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch biển, xét về các chỉ số phát triển và thực trạng khai thác nguồn tài nguyên du lịch biển thì khu vực này chiếm vị trí đầu tiên Những tài nguyên này là những tiềm năng lớn là điều kiện thuận lợi để làm cơ sở xây dựng các khu nghỉ dưỡng, phát triển các loại hình du lịch nghỉ ngơi, thể thao, tắm biển với nhiều loại hình thể thao biển khác nhau và cũng có khá nhiều các khu resort được xây dựng dọc bãi biển trong khu vực và thu hút được khá nhiều khách đến, thăm quan, nghỉ ngơi… Bờ biển có trên 300 loài san hô, có hải quỳ, hải sâm trên diện tích 311 ha thềm biển Hơn 500 loại cá sinh sôi trên các rạn san hô, nhiều loài nhuyễn thể, của đá với số lượng rất phong phú Đặc biệt trong những hang vách đá có loài chim yến sinh sống, làm tổ Tổ yến là một sản vật có giá trị dinh dưỡng cao và quý hiếm Rừng trên đảo là rừng nguyên sinh, có độ che phủ trên 70% diện tích là rừng đặc dụng, với nhiều loại gỗ quý và nhiều loài động vật trong khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm.

Trang 15

Cách đất liền 15 km và trung tâm Khu phố cổ 18 km về phía Đông là quần đảo Cù Lao Chàm - vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển thế giới có rừng và biển là tài nguyên sinh thái đa dạng, phong phú.

Hội An còn có khu rừng ngập mặn cửa sông ven biển khá đặc trưng và chủ yếu là hệ dừa nước ven sông, ven biển, cùng nhiều loài nhuyễn thể sinh sống vùng nước lợ.

Ngoài ra, Hội An với hệ thống nhiều con sông uốn lượn trên những bãi bồi, cồn sông thật thanh bình, thơ mộng Sông còn bao quanh những cánh đồng, làng quê sinh thái đầy thơ mộng 2.1.3 Khả năng tiếp cận giao thông:

Thành phố nhỏ gọn: Hội An là một thành phố nhỏ, nằm trong một khu vực tương đối hẹp, do đó, việc di chuyển từ điểm này đến điểm khác thường khá thuận lợi và tiết kiệm thời gian Đường phố bộ và xe đạp: Trong phạm vi trung tâm lịch sử của Hội An, các phương tiện giao thông cá nhân như ô tô và xe máy bị hạn chế hoặc cấm vào ban đêm, giúp tạo ra không gian thong thoáng và an toàn cho người đi bộ và du khách Xe đạp rất phổ biến ở đây, và bạn có thể thuê xe đạp để tham quan thành phố và các địa điểm gần đó.

Thuyền và tàu tham quan: Sông Thu Bồn chảy qua Hội An, và du khách có thể tham gia các chuyến tham quan bằng thuyền hoặc tàu trên sông để khám phá các làng nghề truyền thống và cảnh quan nông thôn.

Khuyết điểm:

Tắc đường vào mùa cao điểm: Trong những thời kỳ cao điểm du lịch, đường phố Hội An có thể trở nên đông đúc và tắc nghẽn, đặc biệt là vào buổi tối khi các du khách tập trung tới thưởng thức không gian lịch sử và ẩm thực của thành phố.

Hạn chế xe máy: Việc hạn chế xe máy trong trung tâm là một ưu điểm cho môi trường và sự an toàn của người đi bộ, nhưng đồng thời cũng có thể tạo khó khăn cho du khách muốn di chuyển linh hoạt trong khu vực này.

Khoảng cách đến sân bay và ga tàu lớn: Hội An không có sân bay và ga tàu lớn, do đó, du khách cần đến sân bay Đà Nẵng hoặc ga Đà Nẵng trước khi di chuyển đến thành phố này, và điều này có thể làm tăng thời gian và chi phí đi lại.

2.1.4 Đặc tính của các yếu tố và hiện tượng bên trong Hội An

Kiến trúc cổ điển: Hội An có nhiều ngôi nhà cổ được xây dựng theo kiến trúc truyền thống của Việt Nam và Trung Hoa Những ngôi nhà này thường có mái ngói đỏ, cửa sổ lớn và sàn gạch men, tạo nên một không gian lịch sử độc đáo.

Chợ cổ Hội An: Chợ cổ Hội An là một điểm tham quan quan trọng với hàng trăm gian hàng bán đồ thủ công và đặc sản địa phương Đây là nơi bạn có thể trải nghiệm văn hóa mua sắm truyền thống của người Việt và thử nhiều món ăn ngon.

Trang 16

Lễ hội hoá trang sáng sủa: Thành phố tổ chức Lễ hội hoá trang vào mùa lễ hội, khi du khách và người dân địa phương thường mặc áo cổ truyền và tham gia các hoạt động vui nhộn.

Sông Thu Bồn: Sông Thu Bồn chảy qua Hội An và tạo ra không gian nước đẹp Các tàu thuyền và tàu truyền thống là một phần của cảnh quan sông ngòi và được sử dụng để tham quan và vận chuyển hàng hóa.

Nghề làm lồng đèn giấy: Hội An nổi tiếng với nghề làm lồng đèn giấy Lồng đèn được treo trên đường phố và sông vào các dịp lễ hội, tạo nên không gian lãng mạn và thú vị.

Các lễ hội truyền thống: Hội An có nhiều lễ hội truyền thống như lễ hội Trung Thu và lễ hội Ánh sáng trăng Trong những dịp này, thành phố được trang trí rực rỡ và có các hoạt động văn hóa truyền thống như múa lân và múa rồng.

Ẩm thực độc đáo: Hội An nổi tiếng với các món ăn độc đáo và ngon miệng như Cao lầu, Mì Quảng, và Bánh mì Phượng Du khách có thể thưởng thức các món ăn địa phương tại các nhà hàng và quán ăn truyền thống.

2.2 Môi trường bên ngoài

2.2.1 Về sinh thái

Xu hướng phát triển lâu dài của nhận thức về sinh thái

Xây dựng và phát triển thành phố Hội An đạt các tiêu chí cơ bản mang tính đặc thù về sinh thái, di sản văn hóa, cảnh quan, môi trường, hiện đại, có bản sắc riêng với Đô thị cổ Hội An và Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm là hạt nhân; tiếp tục giữ vai trò là trung tâm giao lưu văn hóa, đối ngoại, thành phố sự kiện-lễ hội của tỉnh; xác lập vai trò động lực trong phát triển du lịch-dịch vụ của khu vực duyên hải miền trung và cả nước, vươn tầm ra khu vực châu Á, là điểm đến hấp dẫn của thế giới.

Tỉnh sẽ xây dựng Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm trở thành khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia và khu du lịch quốc gia Kết nối “hệ sinh thái di sản” đa dạng và lan tỏa; bảo tồn, phát triển đô thị theo kiểu mẫu cấu trúc “Phố-Làng”; đảm bảo các giá trị lâu dài đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững; hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chuyển đổi số, xây dựng đô thị thông minh kết nối đồng bộ với vùng đô thị thông minh của tỉnh và mạng lưới đô thị thông minh của cả nước; tham gia mạng lưới thành phố sáng tạo toàn cầu của UNESCO, “Điểm đến

Trang 17

thành phố văn hóa hàng đầu” của thế giới; phấn đấu theo mô hình đô thị kiểu mẫu “thịnh vượng, hấp dẫn, sống tốt”; bảo đảm phúc lợi, an sinh xã hội, an toàn, sức khỏe, hạnh phúc cho người dân.

2.2.2 Cơ cấu gia đình

Thay đổi về kích thước gia đình: Trong quá khứ, các gia đình ở Hội An thường có nhiều thành viên, bao gồm ba đến bốn thế hệ sống chung dưới một mái nhà Tuy nhiên, với sự đô thị hóa và tăng cường về đời sống cá nhân, kích thước gia đình đã thu nhỏ Gia đình ngày nay thường ít thành viên hơn và tập trung hơn vào các thế hệ trẻ.

Thay đổi trong nghề nghiệp: Trong quá khứ, nhiều gia đình ở Hội An là nông dân hoặc thợ thủ công truyền thống Nhưng với sự phát triển của du lịch và ngành công nghiệp, nhiều người đã chuyển đổi nghề nghiệp để làm việc trong ngành dịch vụ, như khách sạn, nhà hàng, hoặc kinh doanh riêng.

Thay đổi trong nguồn thu nhập: Nếu trước đây, nhiều gia đình dựa vào nông nghiệp và thủ công để kiếm sống, thì ngày nay, du lịch và các nguồn thu nhập liên quan đã trở thành một phần quan trọng hơn trong kinh tế gia đình Gia đình có thể cung cấp dịch vụ lưu trú, thực phẩm, mua sắm, hoặc làm hướng dẫn du lịch.

Thay đổi về văn hóa và giáo dục: Sự tiếp xúc với du lịch và thế giới bên ngoài đã làm thay đổi cả giáo dục và giá trị văn hóa của các gia đình Người trẻ có thể học thêm ngoại ngữ, tham gia vào các hoạt động văn hóa quốc tế và tiếp xúc với các giá trị mới

Thay đổi về cuộc sống hàng ngày: Các tiện ích hiện đại như điện, nước sạch, và dịch vụ công cộng đã cải thiện cuộc sống hàng ngày của người dân Hội An Cuộc sống nay thường tiện lợi hơn với sự phát triển của cơ sở hạ tầng đô thị.

Thay đổi về lối sống và ẩm thực: Sự pha trộn văn hóa và sự đa dạng hóa đã ảnh hưởng đến lối sống và ẩm thực của người dân Hội An Họ có thể tiêu thụ các loại thức ăn và sản phẩm từ nhiều quốc gia khác nhau, cùng với các món đặc sản truyền thống của Hội An.

2.2.3 Lối sống

Những thay đổi trong lối sống: Công tác quản lý đô thị, quản lý khu di sản phố cổ được tăng cường, bảo đảm nguyên tắc không để di tích bị xâm hại, bị biến dạng Những không gian thiêng gắn với từng di tích, những liễn đối, hoành phi được trân trọng giữ gìn Những sản phẩm du lịch đặc trưng của Hội An như “Phố dành cho người đi bộ”, “Đêm phố cổ” hay các chương trình, sự kiện văn hóa nghệ thuật, các lễ hội, lễ lệ truyền thống diễn ra thường xuyên đã được người dân hưởng ứng tích cực, tham gia hiệu quả Những chợ ẩm thực đặc sản Hội An – Quảng Nam trên phố, “chợ đêm Nguyễn Hoàng” thực sự thu hút, níu kéo chân du khách Đặc biệt tập quán, lối sống, nếp ứng xử của người dân đã rút ngắn khoảng cách, xóa nhòa ranh giới ngôn ngữ của hàng triệu người ở muôn phương khi đến với phố cổ, với Hội An Phát triển du lịch: Một trong những thay đổi lớn nhất đối với người dân Hội An là sự phát triển

Trang 18

mạnh mẽ của ngành du lịch Thị trấn này đã trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn nhất ở Việt Nam và thu hút hàng triệu khách du lịch mỗi năm Sự phát triển này đã tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh và việc làm mới cho người dân, nhưng cũng đặt ra các thách thức về bảo tồn văn hóa và môi trường.

Thay đổi trong nghề nghiệp: Ngày trước, nhiều người dân Hội An chủ yếu là nông dân hoặc thợ thủ công truyền thống Tuy nhiên, với sự phát triển của du lịch và công nghiệp, nhiều người đã chuyển sang làm việc trong ngành dịch vụ, như khách sạn, nhà hàng, và hướng dẫn du lịch.

Đô thị hóa: Hội An đã trải qua quá trình đô thị hóa nhanh chóng, với sự tăng cường về cơ sở hạ tầng và xây dựng các khu đô thị mới Điều này đã thay đổi diện mạo của thị trấn và cung cấp các tiện ích hiện đại cho người dân.

Thay đổi về văn hóa và lối sống: Sự tiếp xúc với khách du lịch và sự pha trộn văn hóa đã làm thay đổi một số khía cạnh của lối sống truyền thống của người dân Hội An Nhiều người đã thích nghi bằng cách học tiếng Anh và tương tác với người nước ngoài.

=> Tuy lối sống của người dân Hội An đã trải qua nhiều thay đổi, thì họ vẫn duy trì và bảo tồn giá trị văn hóa và lịch sử của thị trấn này, đồng thời tận hưởng những cơ hội mới mà sự phát triển và sự đa dạng hóa đã mang lại.

2.2.4 Công nghệ

Phát triển công nghệ thông tin và truyền thông:

Internet và kết nối di động: Internet đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của người dân và du khách tại Hội An Kết nối di động đã phát triển mạnh mẽ, giúp mọi người dễ dàng truy cập thông tin và tiện ích trực tuyến.

Quảng bá du lịch: Công nghệ thông tin đã giúp Thành phố Hội An tiếp cận một lượng lớn du khách thông qua các trang web du lịch, mạng xã hội và ứng dụng di động, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quảng bá và phát triển ngành du lịch.

Hệ thống thanh toán điện tử: Sự phát triển của các ứng dụng thanh toán điện tử đã giúp giao dịch mua sắm và thanh toán dịch vụ dễ dàng hơn cho du khách và cư dân.

Quản lý thông tin du lịch: Công nghệ thông tin đã hỗ trợ Thành phố Hội An trong việc quản lý thông tin liên quan đến du lịch và dịch vụ khách hàng, giúp cải thiện chất lượng và hiệu suất phục vụ.

Giáo dục trực tuyến: Hệ thống giáo dục trực tuyến đã được phát triển, giúp người dân Hội An tiếp cận kiến thức và cơ hội học tập trực tuyến.

2.3 Lợi thế cạnh tranh (SWOT)

2.3.1 Strengths (thế mạnh)

Sự giao thoa giữa các vùng miền văn hóa, cảnh sắc thiên nhiên đa dạng cộng với hệ thống các di tích lịch sử dày đặc đã mang đến một điểm đến thú vị khi khám phá con đường di sản

Ngày đăng: 24/04/2024, 16:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w