Tên nội dung các chương trình đã học:Chuyên đề 1: Quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông.Chuyên đề 2: Xu thế phát triển giáo dục phổ thông trên thế giới, chiến lược pháttriển giáo dục ph
Trang 1UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH
NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
Họ và tên Vũ Ngọc Ân
Ngày sinh: 04/08/1987
Lớp: Chức danh nghề nghiệp Giáo dục Tiểu học: TH2319D7
Đơn vị công tác: Trường TH,THCS&THPTThựcNghiệmKHGD
Năm 2023
Trang 2UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO THU HOẠCH
Người báo cáo: Vũ Ngọc Ân
Thời gian tham dự khóa bồi dưỡng: Tháng 10 năm 2023
Địa điểm bồi dưỡng: Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Tên khóa học: Chương trình bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp dành cho Giáo
viên Tiểu học
Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2023
Người báo cáo
Vũ Ngọc Ân
Trang 3BÀI THU HOẠCH
I ĐẶT VẤN ĐỀ
II KHÁI QUÁT NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG
2.1 Tên nội dung các chương trình đã học:
Chuyên đề 1: Quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông.
Chuyên đề 2: Xu thế phát triển giáo dục phổ thông trên thế giới, chiến lược phát
triển giáo dục phổ thông Việt Nam
Chuyên đề 3: Các quy định của pháp luật về chính sách phát triển đội ngũ giáo
viên phổ thông
Chuyên đề 4: Phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu học.
Chuyên đề 5: Năng lực hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển chuyên môn giáo
dục tiểu học
Chuyên đề 6: Năng lực tự học và nghiên cứu khoa học, ứng dụng kết quả
nghiên cứu khoa học trong giáo dục học sinh tiểu học
Chuyên đề 7: Chuyển đổi số trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh tiểu
học
Chuyên đề 8: Năng lực thích ứng với sự thay đổi trong hoạt động nghề nghiệp
của giáo viên tiểu học
2.2 Nội dung chính của các chuyên đề đã học:
2.2.1 Chuyên đề 1: Quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông.
Những kết quả thu nhận được:
- Về kiến thức:
Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo là sự tác động có tổ chức và điềuchỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động giáo dục và đào tạo, docác cơ quan quản lý giáo dục của nhà nước từ trung ương đến cơ sở tiến hành đểthực hiện chức năng, nhiệm vụ do nhà nước ủy quyền nhằm phát triển sự nghiệpgiáo dục và đào tạo, duy trì trật tự, kỉ cương, thỏa mãn nhu cầu giáo dục và đàotạo của nhân dân, thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo của nhà nước
Cơ cấu tổ chức quản lý là tập hợp các bộ phận (Đơn vị hay Cá nhân) có mốiquan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa, có chức năng, nhiệm vụ và
Trang 4quyền hạn nhất định, được bố trí theo những cấp khác nhau nhằm thực hiện chứcnăng quản lý và mục tiêu chung đã được xác nhận.
- Về kỹ năng:
Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo bao gồm 4 nội dung chủ yếu sau:Một là: Hoạch định chính sách cho giáo dục và đào tạo Lập pháp và lập quy chocác hoạt động giáo dục và đào tạo Thực hiện quyền hành pháp trong quản lýgiáo dục và đào tạo
Hai là: Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục và đào tạo
Ba là: Huy động và quản lý các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục vàđào tạo
Bốn là: Thanh tra, kiểm tra nhằm thiết lập trật tự kỷ cương pháp luật trong hoạtđộng giáo dục và đào tạo, đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển
Tuy nhiên quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở các cấp độ khác nhau sẽ
có nội dung cụ thể không hoàn toàn giống nhau
Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo cơ quan thay mặt Chính phủ thực hiệnquyền quản lý nhà nước về giáo dục, theo khuyến cáo của Hội đồng Giáo dụcQuốc gia tập trung làm tốt những nội dung sau:
Một là: Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển ngành giáo dục và đào tạo.Hai là: Xây dựng cơ chế chính sách và quy chế quản lý nội dung và chất lượnggiáo dục và đào tạo
Ba là: Tổ chức thanh tra, kiểm tra và thẩm định trong giáo dục và đào tạo.Đối với cấp địa phương (tỉnh, huyện, cơ quan chuyên môn là sở, phòng giáo dục
và đào tạo) cần tập trung làm tốt những nội dung chủ yếu sau:
Một là: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và chỉ đạo thực hiện phát triển giáo dục ởđịa phương
Hai là: Quản lý chuyên môn, nghiệp vụ các trường theo sự phân cấp và quản lýnhà nước về các hoạt động giáo dục ở địa phương
Ba là: Thực hiện kiểm tra, thanh tra giáo dục ở địa phương
Đối với cơ sở giáo dục và đào tạo (Trường và các loại hình khác) tập trung làmtốt những nội dung chủ yếu sau:
Một là: Tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách giáo dục thông qua việc thựchiện mục tiêu, nội dung giáo dục và bảo đảm các quy chế chuyên môn
Trang 5Hai là: Quản lý đội ngũ sư phạm, cơ sở vật chất, tài chính theo các quy địnhchung, thực hiện kiểm tra nội bộ bảo đảm trật tự an ninh trong nhà trường.
Ba là: Điều hành các hoạt động của nhà trường theo Điều lệ nhà trường đã đượcban hành và giám sát sự tuân thủ điều lệ đó
Chuyên đề 2: Xu thế phát triển giáo dục phổ thông trên thế giới, chiến lược phát triển giáo dục phổ thông Việt Nam.
Những kết quả thu nhận được:
- Về kiến thức:
Bối cảnh GDPT ở Việt Nam hiện nay
Mục tiêu tổng quát trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo baogồm:
- Về mục tiêu đào tạo con người: Vừa đào tạo con người Việt Nam phát triểntoàn diện, yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệuquả, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; vừa đảm bảo phát huy tốtnhất tiềm năng riêng của mỗi cá nhân
- Về mục tiêu hệ thống: Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp,dạy tốt, học tốt, quản lí tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lí, gắn vớixây dựng xã hội học tập; chuẩn hoá, hiện đại hoá, dân chủ hoá, xã hội hoá và hộinhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo;
Một hệ thống giải pháp toàn diện và đồng bộ được đưa ra, gồm:
– Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước đối với đổimới GD-ĐT;
– Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của GD-ĐTtheo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học;
– Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi kiểm tra, đánh giá kếtquả GD-ĐT, đảm bảo trung thực, khách quan;
– Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hệ thống giáo dục mở, họctập suốt đời và xây dựng xã hội học tập;
– Đổi mới căn bản công tác quản lí GD-ĐT, đảm bảo dân chủ, thống nhất,tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở GD-ĐT; coi trọng quản líchất lượng;
– Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí, đáp ứng yêu cầu đổi mớiGD-ĐT;
Trang 6– Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng gópcủa toàn xã hội, nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển GD-ĐT; – Nâng cao chấtlượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là khoahọc giáo dục và khoa học quản lí;
– Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong GD-ĐT Đây là những định hướng lớn và đang được các cấp, các ngành triển khai tíchcực nhằm tạo nên những bước chuyển căn bản, toàn diện trong giáo dục ViệtNam hiện nay
Từ đó, Bộ GD-ĐT đã đề ra nhiều chủ trương nhằm đổi mới căn bản và toàndiện giáo dục, đáp ứng yêu cầu mới, khắc phục những hạn chế của giáo dục ViệtNam hiện nay
- Về kỹ năng:
Tự chăm sóc bản thân (Self-Care)
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và khi các trường học chuyển sang hìnhthức giảng dạy trực tuyến, nhiều giáo viên, học sinh và phụ huynh đã nhận ra tầmquan trọng của việc tự chăm sóc bản thân
Một trong những điều quan trọng lúc này là tất cả học sinh, giáo viên và phụhuynh đều phải đảm bảo sức khoẻ thể chất cũng như tinh thần Các giáo viên nên
bổ sung các bài tập nhằm giúp học sinh kiểm soát sự căng thẳng và dành thời giancho việc tự chăm sóc bản thân
Học tập kết hợp (Blended learning)
Học tập kết hợp là một dạng cấu trúc trường/lớp học mới, trong đó học sinhtiếp thu kiến thức một phần từ sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên và một phần từcác hoạt động tự định hướng Đây sẽ trở thành một phương thức học tập hoàn hảonếu học sinh tiếp tục phải học cả ở trường và ở nhà trong năm tới
Học tập cá nhân hóa (Personalized Learning)
Trong vài năm qua, việc học tập cá nhân hóa đang có xu hướng ngày càngtrở nên phổ biến Tại sao vậy? Khi chương trình giảng dạy được điều chỉnh phùhợp với nhu cầu riêng của từng học sinh, các em sẽ có thể tiến bộ nhanh hơn do khi
đó, các học sinh sẽ được tiếp thu kiến thức, kĩ năng với tốc độ phù hợp với khảnăng nhận thức của mỗi em
Chương trình giảng dạy STEAM (STEAM Curriculum)
Bạn có thể đã nghe nhiều chương trình giảng dạy STEM (khoa học, côngnghệ, kỹ thuật và toán học) và tác dụng của nó trong việc trang bị cho học sinh các
kỹ năng thực tế yêu cầu cao để gia nhập lực lượng lao động Nhưng, bên cạnh bốn
Trang 7môn học trên, việc bổ sung môn nghệ thuật (từ đó trở thành chương trình STEAM
- tức là STEM cộng với môn nghệ thuật (art)) có thể góp phần cải thiện kết quả họctập của học sinh
Giờ thiên tài (Genius Hour)
Giờ thiên tài là một kỹ thuật giáo dục còn khá mới mẻ, trong đó khuyếnkhích học sinh tự chọn một dự án hoặc công việc theo ý thích để thực hiện mộttiếng mỗi ngày
Công dân số (Digital citizenship)
Đối với học sinh, công dân số được định nghĩa là khả năng các em sử dụngcông nghệ và Internet một cách hiệu quả và phù hợp
Học tập kiểu “vừa miệng” (Bite-Sized Learning)
Học tập kiểu “vừa miệng” là một kỹ thuật giáo dục mang đến học sinh cáchoạt động học tập ngắn gọn, chuyên sâu để đào tạo một số kỹ năng cụ thể
Học tập cảm xúc xã hội (Social-Emotional Learning)
Học tập cảm xúc xã hội tiếp tục là một thuật ngữ quan trọng và được chú ý.Khi giáo viên dành thời gian để nuôi dưỡng sự phát triển cả về mặt giáo dục và xãhội-tình cảm của học sinh, sự tiến bộ trong học tập của các em sẽ được cải thiện vàcác vấn đề về hành vi trong lớp học giảm đi
Lồng ghép trò chơi vào bài giảng (Gamification)
Bạn đang tìm cách để tạo niềm vui học tập cho học sinh của mình?Gamification, một chiến lược học tập liên quan đến việc sử dụng các trò chơi vàphần thưởng để dạy học sinh, là một chiến lược được nhiều người ủng hộ và phêbình
Học tập trải nghiệm (Experiential Learning)
Học tập trải nghiệm là một chiến lược, theo Trung tâm Học tập Trải nghiệm
UC Denver, cho phép học sinh phát triển kiến thức và kỹ năng trong môi trườngbên ngoài lớp học
Chuyên đề 3: Các quy định của pháp luật về chính sách phát triển đội ngũ giáo viên phổ thông.
Trang 8thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Nghị định Chính phủ, các bộ Luậtliên quan,… Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, giáo viên nên biết
Là nhà giáo phải nắm bắt được các quy định bởi các văn bản quy phạmpháp luật sau đây
Thứ nhất, quy định về đạo đức nhà giáo
Quy định về đạo đức nhà giáo được quy định bởi Quyết định Số:16/2008/QĐ-BGDĐT ban hành quy định về đạo đức nhà giáo
Theo đó, tại Điều 3, 4, 5, 6 giáo viên phải đảm bảo quy định về phẩm chấtchính trị; đạo đức nghề nghiệp; lối sống, tác phong; giữ gìn, bảo vệ truyền thốngđạo đức nhà giáo
Giáo viên vi phạm một trong các điều quy định trên có thể phải bị xử lý kỷluật
Thứ hai, quy định chuẩn trình độ đào tạo
Căn cứ Điều 72 Luật giáo dục 2019 quy định về trình độ chuẩn được đàotạo của nhà giáo như sau:
1 Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầmnon;
b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viêntiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đàotạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉbồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
c) Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằngtiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;d) Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáodục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp
2 Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạocủa giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở quy định tại điểm a và điểm bkhoản 1 Điều này Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy địnhviệc sử dụng nhà giáo trong trường hợp không đáp ứng quy định tại khoản 1
Trang 9Điều này.
Thứ ba, về xếp lương nhà giáo
Việc xếp lương giáo viên hiện nay được thực hiện theo các Theo quy địnhtại các Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT về xếp lương giáo viên mầmnon, phổ thông
Tuy nhiên, vẫn còn một số nơi chưa thực hiện chuyển xếp lương theochùm Thông tư này và vẫn còn hưởng lương theo chùm Thông tư20-23/2015/TTLT-BNV-BGDĐT
Thứ tư, về quy định thi đua khen thưởng
Việc thực thi về thi đua khen thưởng giáo viên theo Luật thi đua khenthưởng hiện hành, Nghị định 91/2017/NĐ-CP hướng dẫn về thi đua, khenthưởng; Và, thực hiện theo Thông tư Số: 21/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục
và Đào tạo hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành giáo dục
Thứ năm, quy định về kỷ luật
Việc kỷ luật được thực hiện theo Nghị định 112/2020/NĐ-CP tại Điều 15.Các hình thức kỷ luật đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý gồm: Khiểntrách; Cảnh cáo; Buộc thôi việc
Áp dụng đối với viên chức quản lý gồm các hình thức: Khiển trách; Cảnhcáo; Cách chức; Buộc thôi việc
Thứ sáu, quy định về hồ sơ sổ sách
Cấp bậc tiểu học: Căn cứ theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 21Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục đốivới giáo viên như sau: Kế hoạch bài dạy; Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dựgiờ và theo dõi đánh giá kết quả học tập của học sinh; Sổ chủ nhiệm (đối vớigiáo viên chủ nhiệm); Sổ công tác Đội (đối với Tổng phụ trách Đội)
Thứ bảy, quy định về kế hoạch giáo dục
Theo đó, đối với giáo viên tiểu học đến trung học phổ thông thực hiện theochương trình giáo dục phổ thông mới phải thực hiện kế hoạch giảng dạy (giáoán) theo quy định tại công văn Công văn số 2345/BGDĐT-GDTH, và Công văn
số 5512/BGDĐT-GDTrH
Thứ tám, quy định về đánh giá chuẩn nghề nghiệp
Việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên hiện nay được thực hiện theo
Trang 10quy định tại Thông tư Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT và Thông tư BGDĐT(sửa đổi tại Thông tư 29/2021/TT-BGDĐT) ban hành quy định đánh giáchuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, giáo viên phổ thông.
Thứ mười, quy định về nâng lương, nâng lương trước hạn
- Về kỹ năng:
Kỹ năng tra cứu văn bản quy phạm pháp luật
Để thuần thục kỹ năng trên chúng ta cần trải qua các giai đoạn như sau:Bước 1: Đầu tiên trước khi bắt tay vào tra cứu các bạn cần phải hiểu đề bài, tình huống các bạn đang học liên quan đến lĩnh vực pháp luật nào ? yêu cầu giải quyết vấn đề gì?
Bước 2: Căn cứ vào tình huống đưa ra bạn cần phải dùng tư duy logic để phân tích và phán đoán những luật có khả năng liên quan và điều chỉnh.Bước 3: Chuẩn bị công cụ tra cứu: sách luật, giáo trình, phương tiện kỹ thuật
2 Giai đoạn 2: Tra cứu và khoanh vùng nguồn luật điều chỉnh
Bước 1: Sau khi đọc hãy ghi chú lại các văn bản, điều luật liên quan điều chỉnh các vấn đề mà bạn phải giải quyết theo yêu cầu của đề bài (tập hợp dữ liệu,thông tin)
Bước 2: Xác định tính hiệu lực của văn bản
Bước 3: Xác định tính ưu tiên trong việc áp dụng (nếu có luật chuyên ngành)
3 Giai đoạn 3: Xem xét và phân tích cơ sở áp dụng
Đây là giai đoạn khó khăn nhất bởi đôi khi những điều luật bạn tra cứu được không có sự đồng nhất, thậm chí có sự mâu thuẫn với nhau hoặc đơn giản
Trang 12- Về kiến thức:
Phát triển nghề nghiệp giáo viên là sự phát triển nghề nghiệp mà một giáoviên đạt được do có các kỹ năng nâng cao (qua quá trình học tập, nghiên cứu vàtích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp) đáp ứng các yêu cầu sát hạch việc giảng dạy,giáo dục một cách hệ thống Đây là quá trình tạo sự thay đổi trong lao động nghềnghiệp của mỗi giáo viên nhằm gia tăng mức độ thích ứng của bản thân với yêucầu của nghề dạy học
Xây dựng và sử dụng đội ngũ là quá trình hình thành, duy trì ổn định vàphát triển đội ngũ; triển khai trên thực tế các hoạt động của đô ˆi ngũ theo chứcnăng, nhiệm vụ đã xác định để thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu của tổ chức.Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên không chỉ tạo khả năng thíchứng của giáo viên với những thay đổi trong lao động nghề nghiệp của họ cũngnhư những qui chuẩn đặt ra đối với họ trong lao động nghề nghiệp (chẳng hạnnhư Chuẩn nghề nghiệp giáo viên) mà còn có ý nghĩa như một yếu tố tạo độnglực làm việc đối với giáo viên, vì ở đó họ có được cơ hội và thành tựu thực tiễncủa sự thăng tiến nghề nghiệp Vì lẽ đó, quản lí phát triển đội ngũ giáo viên cầnphải quan tâm thỏa đáng đến phát triển nghề nghiệp liên tục cho họ
- Về kỹ năng:
Yêu cầu về năng lực dạy học
a Yêu cầu về năng lực thiết kế kế hoạch dạy học (thiết kế bài dạy)
- Xây dựng được kế hoạch dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, nănglực học sinh:
+) Xác định được mục tiêu/yêu cầu cần đạt của mỗi bài học: Nêu cụ thểhọc sinh thực hiện được việc gì; vận dụng được những gì vào giải quyết vấn đềtrong thực tế cuộc sống; có cơ hội hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực gì.+) Nêu các thiết bị, học liệu được sử dụng trong bài dạy để tổ chức chohọc sinh hoạt động nhằm đạt yêu cầu cần đạt của bài dạy
+) Thiết kế các hoạt động dạy học phù hợp
b Yêu cầu về năng lực dạy học
- Hiểu trình độ học sinh trong dạy học Năng lực hiểu học sinh được biểuhiện: Xác định được khối lượng kiến thức đã có và mức độ, phạm vi lĩnh hội củahọc sinh, từ đó xác định mức độ và khối lượng kiến thức mới cần hướng dẫn học