1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn kết thúc học phầntìm hiểu quá trình hình thành và phát triển các bản hiến pháp ở việt nam

19 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Các Bản Hiến Pháp Ở Việt Nam
Trường học Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hiến Pháp Việt Nam
Thể loại bài tập lớn
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Trong bối cảnh của sự phát triển, đất nước ngày một công nghiệp hóa hiện đại hóa, cùng với sự phát triển khách quan của đất nước càng yêu cầu sự hiểu biết của lớp trẻ tương lai của sự ph

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

KHOA PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC BẢN HIẾN PHÁP

Ở VIỆT NAM

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần:Luật Hiến pháp Việt Nam

Mã phách:………

Trang 2

Hà Nội – 2021

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ………1

1 Lí do chọn đề tài ………1

2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài ………1

NỘI DUNG ……….2

1 Sự ra đời của Hiến pháp ……….2

2 Hiến pháp năm 1946 ……… 3

2.1 Sự ra đời của bản Hiến pháp đầu tiên- Hiến pháp 1946 ……….3

2.2 Hiến pháp 1946- Ngọn đuốc soi đèn của sự phát triển ……… 3

3 Hiến pháp năm 1959 ……… 4

3.1 Sự hình thành của Hiến pháp Xã Hội Chủ Nghĩa ……… 4

3.2 Điểm sáng trong sự phát triển của Hiến pháp 1959 ………4

3.3 Hiến pháp 1959 là hiến pháp Xã hội chủ nghĩa “đầu tiên” ………….6

4 Hiến pháp năm 1980 ……… 6

4.1 Bản Hiến pháp đánh dấu sự hoàn toàn thống nhất ra đời ………6

4.2 Hiến pháp 1980 và sự đồng lòng đi lên CNXH của hai miền ……….7

5 Hiến pháp năm 1992 ……… 9

5.1 Lí do ra đời của Hiến pháp 1992 ……….9

5.2 Cột mốc trong công cuộc đổi mới toàn diện và sâu sắc cả xã hội … 9

6 Hiến pháp năm 2013 ……… 11

6.1 Hiến pháp 2013 ra đời ……….11

6.2 Bản Hiến pháp của nền kinh tế độc lập, tự chủ, công bằng xã hội, hội nhập, hiện đại hóa đất nước ………11

KẾT LUẬN ……….14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… 15

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài.

Trong bối cảnh của sự phát triển, đất nước ngày một công nghiệp hóa hiện đại hóa, cùng với sự phát triển khách quan của đất nước càng yêu cầu sự hiểu biết của lớp trẻ (tương lai của sự phát triển đất nước) hiểu rõ hơn về thể chế chính trị và pháp lý hay dễ hiểu hơn là hiểu biết về Hiến pháp của Nhà nước ta Đề tài nghiên cứu này sẽ giúp lớp trẻ chúng ta nhìn lại một cách rõ “nét” về thể chế chính trị - pháp lý của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tiến trình của sự phát triển kinh tế-

xã hội của Hiến pháp đầy vinh quang của dân tộc ta.

2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài.

Hiến pháp Việt Nam ra đời cùng sự sửa đổi để phù hợp với sự phát triển đất nước của nó như một lời khẳng định, đảm bảo về nhân quyền của mỗi cá thể ở lãnh thổ Việt Nam Đề tài mang đến cái nhìn sâu sắc hơn về sự phát triển xã hội dân chủ tiến bộ, về nền kinh tế ngày một phát triển hội nhập qua từng thời kì thông qua Hiến pháp – văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất.

Trang 5

NỘI DUNG

1 Sự ra đời của Hiến pháp.

Để có thể hiểu được các bản Hiến pháp của Nhà nước ta qua từng thời kì, trước tiên chúng ta phải hiểu được Hiến pháp là gì? Hiến pháp là văn kiện chính trị-pháp

lý đặc biệt quan trọng, là nhân tố bảo đảm sự ổn định chính trị, xã hội và chủ quyền của quốc gia, thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của nhà nước và chế độ Xét về bản chất, Hiến pháp vừa là văn bản pháp lý của Nhà nước, vừa là bản khế ước mang trong mình nó ý chí chung của xã hội Các tư tưởng lập hiến hiện đại đều coi Hiến pháp như một văn bản có sứ mệnh xác lập chế độ mới thay chế độ cũ và coi nó như bản khế ước xã hội của nhân dân.

Hiến pháp của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1978 được coi là bản Hiến pháp thành văn đầu tiên trong lịch sử lập hiến hiện đại Trước khi có Hiến pháp, Hoa Kỳ

đã có những bản kiến ước của một số tiểu bang và đặc biệt là Tuyên ngôn Độc lập ngày 4/7/1976 Chính vì vậy mà từ đó, người ta coi Hiến pháp là biểu tượng của nền độc lập Đó cũng chính là cách hiểu về Hiến pháp của người sáng lập ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Nhà nước Dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á-

lãnh tụ Hồ Chí Minh vĩ đại Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:” Trước chúng ta bị chế

độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có Hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ.” [2]

Theo dòng lịch sử lập hiến của nước ta, kể từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay, nước ta đã có 05 bản Hiến pháp, đó là Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2001), Hiến pháp năm 2013 Các bản Hiến pháp này đều ra đời trong những bối cảnh và ở những thời điểm lịch sử nhất định nhằm thể chế hóa đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam cho mỗi giai đoạn phát triển của đất nước.

Sự ra đời và phát triển của các bản Hiến pháp trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn như sự khẳng định mạnh mẽ về pháp lý, chủ quyền quốc gia của nhân dân Việt Nam, sự độc lập toàn vẹn của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, sự phát triển, ngày một “đi lên”, ngày một hội nhập của Nhà nước ta.

Trang 6

2 Hiến pháp năm 1946.

2.1 Sự ra đời của bản Hiến pháp đầu tiên- Hiến pháp 1946.

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, dưới ách cai trị hà khắc, tàn bạo của thực dân, phong kiến, nước ta không có Hiến pháp, nhân dân ta không có tự do, dân chủ Ngay từ khi chưa giành được chính quyền, tại Hội nghị Trung ương 7

(11/1940) Đảng ta đã chủ trương khi giành được chính quyền cần:” Ban bố Hiến Pháp dân chủ, ban bố quyền tự do cho nhân dân” Ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí

Minh đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa Ngay sau khi đọc, 3/9/1945 tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định việc xây dựng một bản hiến pháp dân chủ là một trong những nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ.

Tháng 11/1945, Bản dự thảo được công bố cho toàn dân thảo luận Hàng triệu người Việt Nam hăng hái tham gia đóng góp ý kiến cho Bản dự thảo với những nội dung mơ ước bao đời về độc lập, tự do Và bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được Quốc hội khóa I, Kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 9/11/1946 với sự nhất trí của 240/242 đại biểu.

2.2 Hiến pháp 1946- Ngọn đuốc soi đèn của sự phát triển.

Hiến pháp đầu tiên ra đời gồm 7 chương nói về chính thể nhà nước ta là nhà nước dân chủ cộng hòa, nghĩa vụ cơ bản của nhân dân Việt Nam, quy định tổ chức

bộ máy nhà nước, đoàn kết toàn dân, bảo đảm quyền tự do dân chủ cho nhân dân và xây dựng chính quyền vững mạnh.Lời nói đầu khẳng định ba nguyên tắc cơ bản của bản Hiến pháp này:

"Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái, trai, giai cấp, tôn giáo.

"Đảm bảo các quyền tự do dân chủ.

"Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân." [3]

Hiến pháp 1946 bấy giờ như ngọn đuốc soi đèn, mở đường cho những sự phát triển

về sau của nước Việt Nam.

Sự ra đời Hiến pháp năm 1946 là khẳng định mạnh mẽ về mặt pháp lý chủ quyền quốc gia của nhân dân Việt Nam, sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, thấm đẫm tư tưởng dân chủ pháp quyền Tuy nhiên, do hoàn cảnh chiến tranh (10 ngày sau khi Quốc hội thông qua Hiến pháp, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ), bản Hiến pháp năm 1946 không được chính thức công

bố, nhưng những tinh thần và nội dung của Hiến pháp 1946 luôn được Chính phủ

Trang 7

lâm thời và Ban Thường vụ Quốc hội áp dụng, điều hành đất nước Tư tưởng lập hiến của Hiến pháp 1946 luôn được kế thừa và phát triển, tạo tiền đề pháp lý đặc biệt quan trọng cho việc thiết lập một chính quyền dân chủ, mạnh mẽ và sáng suốt

3 Hiến pháp năm 1959.

3.1 Sự hình thành của Hiến pháp Xã hội Chủ nghĩa.

Ngày 7/5/1954, chiến thắng Điện Biên Phủ thành công đã tạo tiền đề cho Hiệp định Giơ-ne-vơ Ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, văn kiện quốc

tế đầu tiên tuyên bố tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam Ở miền Bắc, nước ta thực hiện hàn gắn vết thương trong 3 năm (1955-1957) Năm 1958, nước ta bắt đầu thực hiện kế hoạch kinh tế 3 năm nhằm phát triển

và cải tạo nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội Tuy nhiên, ở miền Nam, ngay sau đó, được sự ủng hộ trực tiếp của Mỹ, chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam

đã cự tuyệt thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam

Sự thay đổi của tình hình chính trị - kinh tế - xã hội nói trên đã làm cho Hiến pháp 1946 không có điều kiện áp dụng trên phạm vi cả nước Mặt khác, nhiều quy định của Hiến pháp 1946 cũng không còn phù hợp với điều kiện cách mạng nước ta

ở miền Bắc lúc bấy giờ Trước hoàn cảnh thực tiễn đất nước, việc yêu cầu sửa đổi Hiến pháp 1946 đã được đặt ra

Vì vậy, trong kì họp lần thứ VI, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà khoá

I đã quyết định sửa đổi Hiến pháp năm 1946 và thành lập Ban dự thảo Hiến pháp sửa đổi Sau khi làm xong Bản dự thảo đầu tiên, tháng 7 năm 1958, Bản dự thảo được đưa ra thảo luận trong các cán bộ trung cấp và cao cấp thuộc các cơ quan Quân, Dân, Chính, Đảng Sau đợt thảo luận này, Bản dự thảo đã được chỉnh lý lại

và ngày 01/4/1959, Dự thảo được công bố để toàn dân thảo luận và đóng góp ý kiến xây dựng Cuộc thảo luận này kéo dài trong 4 tháng với sự tham gia sôi nổi, tích cực của các tầng lớp nhân dân lao động Ngày 31/12/1959, Quốc hội đã nhất trí thông qua Hiến pháp sửa đổi và ngày 01/01/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh công bố Hiến pháp – Hiến pháp 1959.

3.2 Điểm sáng trong sự phát triển của Hiến pháp 1959.

Hiến pháp năm 1959 gồm có lời nói đầu và 112 điều, chia làm 10 chương Lời nói đầu khẳng định nước Việt Nam là một nước thống nhất từ Lạng Sơn đến Cà Mau, khẳng định những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam Lời nói đầu ghi nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt

Trang 8

Nam), đồng thời xác định bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ nhân dân, dựa trên nền tảng liên minh công - nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo.

Nếu như Hiến pháp năm 1946 đảm bảo được tính trách nhiệm của các vấn đề phát sinh trong phạm vi cả nước thì ở bản Hiến pháp năm 1959 đã có nhiều sự thay đổi, phát triển đáng kể ở thời điểm bấy giờ

Đến Hiến pháp 1959, cách thức tổ chức nhà nước đã chuyển sang mô hình Xã hội chủ nghĩa kiểu Xô Viết Chủ tịch nước ở giai đoạn này không còn đồng thời là người đứng đầu Chính phủ nữa Chủ tịch nước do Quốc hội bầu; thực hiện các chức năng nguyên thủ nhưng chủ yếu thực hiện các chức năng liên quan đến lễ nghi trong hoạt động đối nội và đối ngoại Nhiều quyền hạn quan trọng đều thuộc về Quốc hội

và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Có một điểm đáng chú ý là theo Hiến pháp 1959 thì Chủ tịch nước phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội thông qua quy định Quốc hội có thể bãi miễn Chủ tịch nước Điều này cho thấy rõ sự phát triển hơn hẳn là mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Quốc hội chặt chẽ hơn so với Hiến pháp 1946 [4]

Tinh thần đề cao Nghị viện/ Quốc hội ở Hiến pháp 1959 cũng được đề cao hơn, quyền hạn của Quốc hội cũng được đề ra một cách cụ thể hơn Điểm sáng mới trong Hiến pháp 1959 là đã thành lập ra Viện Kiểm sát Nhân dân thay cho Viện Công tố Không những thế, bản Hiến pháp này đã bãi bỏ đơn vị hành chính có tính chất vùng, miền, ở cấp chính quyền địa phương đã không còn có sự phân biệt giữa đơn

vị hành chính cơ bản có tính chất “tự nhiên” như cấp tỉnh, xã, thành phố với đơn vị hành chính có tính chất “nhân tạo” như cấp huyện, khu phố nữa Hơn nữa, theo Hiến pháp 1959, chính quyền địa phương còn là cơ sở để tổ chức các cơ quan tư pháp như hệ thống cơ quan Toà án, hệ thống cơ quan Viện Kiểm sát nhân dân ở cấp địa phương.

Các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương trong Hiến pháp 1959 cũng có một số sự thay đổi nhất định Lần đầu tiên Hiến pháp xác định: “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương” (Điều 80), còn Uỷ ban hành chính là “cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, đồng thời là cơ quan hành chính của Nhà nước ở địa phương” (Điều 87) Những quy định này thể hiện sự ảnh hưởng của mô hình chính quyền Xô viết một cách sâu sắc, thể

Trang 9

hiện rõ nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa là đề cao vai trò của Hội đồng nhân dân trước Uỷ ban hành chính cùng cấp

Nhìn chung, Hiến pháp 1959 được xây dựng theo mô hình Hiến pháp Xã hội chủ nghĩa (mô hình Xô Viết) Mặc dù tên gọi chính thể không thay đổi so với của Hiến pháp 1946 (Dân chủ Cộng hòa), nhưng nội dung tổ chức bên trong của bộ máy nhà nước có những quy định rất khác so với Hiến pháp 1946 Cơ chế tập trung được Hiến pháp này thể hiện bằng nhiều quy định (các tổ chức chính quyền địa phương được tổ chức như nhau ở tất cả các cấp chính quyền địa phương, Viện Kiểm sát Nhân dân với chức năng kiểm sát chung được thành lập, các cấp tòa án được tổ chức ra theo các đơn vị hành chính…) Nếu như ở Hiến pháp 1946, bộ máy nhà nước được quy định theo nguyên tắc phân quyền, thì bộ máy nhà nước của Hiến pháp 1959 được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền, quyền lực tập trung vào Quốc hội.

Bắt đầu từ đây, các bản hiến pháp của nhà nước Việt Nam mang tính định hướng, tính chương trình lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với sự phát triển theo con đường xây dựng CNXH.

3.3 Hiến pháp 1959 là Hiến pháp Xã hội chủ nghĩa “đầu tiên”.

Hiến pháp 1959 ra đời, Hiến pháp của một đất nước mới có những quy định đặc trưng của pháp luật xã hội chủ nghĩa như quy định sự lãnh đạo của Đảng (ở phần lời nói đầu), quy định Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, không quy định Chủ tịch nước đứng đầu Chính phủ và hạn chế hơn quyền lực của Chủ tịch nước Còn về Hiến pháp 1946 mang nhiều ảnh hưởng của pháp luật các nước tư sản Cộng hòa hỗn hợp nhất là tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước, chưa xác định rõ mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội Vì vậy, Hiến pháp năm 1959 được coi là bản Hiến pháp Xã hội chủ nghĩa “đầu tiên”.

4 Hiến pháp năm 1980.

4.1 Bản Hiến pháp đánh dấu sự hoàn toàn thống nhất ra đời.

Thắng lợi vĩ đại của Chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân 1975 đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc ta Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, cách mạng dân tộc dân chủ đã hoàn thành trong phạm vi cả nước Nước nhà đã hoàn toàn độc lập, tự do là điều kiện thuận lợi để thống nhất hai miền Nam, Bắc đưa cả nước đi

Trang 10

lên chủ nghĩa xã hội Trước tình hình đó, tháng 9/1975, Hội nghị lần thứ 24 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã xác định nhiệm vụ quan trọng hàng đầu lúc này là phải hoàn thành việc thống nhất nước nhà Nghị quyết của Hội nghị đã nhấn mạnh: "Thống nhất đất nước vừa là nguyện vọng tha thiết bậc nhất của đồng bào cả nước, vừa là quy luật khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam Cách mạng thắng lợi trong cả nước, chế độ thực dân mới do đế quốc Mỹ áp đặt ở miền Nam bị đập tan, nguyên nhân chia cắt đất nước bị hoàn toàn thủ tiêu, thì đương nhiên cả nước ta độc lập, thống nhất và tiến lên chủ nghĩa xã hội Từ nay, Tổ quốc ta từ Lạng Sơn đến Cà Mau, từ đất liền đến hải đảo vĩnh viễn độc lập, thống nhất trên cơ sở chủ nghĩa xã hội"

Hội nghị 24 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã quyết định triệu tập Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất Tổ quốc, được tiến hành từ ngày 15 đến ngày 21-11-1975 tại Sài Gòn bao gồm đại biểu của hai miền Nam, Bắc với đủ các thành phần đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nước Hội nghị đã nhất trí quyết định tổ chức tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội chung cho cả nước Quốc hội chung của cả nước sẽ xác định hệ thống chính trị của Nhà nước, thành lập cơ quan Nhà nước Trung ương và xây dựng Hiến pháp mới của Nhà nước Việt Nam thống nhất.

Từ ngày 24/6 đến 3/7/1976, Quốc hội khóa VI tiến hành kỳ họp đầu tiên Tại kỳ họp này, ngày 2/7/1976, Quốc hội đã quyết định đổi tên nước ta thành nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đồng thời ra Nghị quyết về việc sửa đổi Hiến pháp

1959 và thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp gồm 36 người do đồng chí Trường Chinh - Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội làm Chủ tịch Ủy ban dự thảo Hiến pháp mới.

Đến tháng 8/1979 bản dự thảo được đưa ra cho toàn dân thảo luận Tháng 9/1980, Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp kỳ đặc biệt để xem xét và cho ý kiến bổ sung, sửa chữa dự thảo trước khi trình Quốc hội thảo luận, thông qua Sau một thời gian thảo luận Quốc hội khoá VI, tại kỳ họp thứ 7 ngày 18/12/1980, đã nhất trí thông qua Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980.

4.2 Hiến pháp 1980 và sự đồng lòng đi lên Chủ nghĩa xã hội của hai miền Hiến pháp năm 1980 bao gồm: Lời nói đầu, 147 điều chia làm 12 chương Lời nói đầu của Hiến pháp khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm để dựng nước và giữ nước Tiếp đó, nêu tóm tắt những thắng lợi vĩ đại mà nhân dân Việt Nam đã giành được trong Cách mạng tháng Tám, trong kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay

Ngày đăng: 23/04/2024, 16:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w