Về cơ cấu tổ chức và cán bộ của Viện kiểm sát các cấp:...9a Viện kiểm sát trung ương Liên bang Nga:...9b Viện kiểm sát các chủ thể thuộc Liên bang Nga và cấp tương đương:...11c Viện kiểm
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH
TÊN ĐỀ TÀI:
CHÍNH PHỦ LIÊN BANG NGA
Học phần: Luật Hành chính so sánh
Hà Nội – 2023
Trang 2MỤC LỤC
CHƯƠNG I : TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH LIÊN BANG NGA : 4
1 Bộ máy nhà nước: 4
2 Các thể chế quyền lực ở Liên bang Nga: 5
2.1 Tổng thống Liên bang: 5
2.2 Quốc hội Liên bang: 5
2.3 Chính phủ Liên bang: 6
2.4 Hệ thống tư pháp Liên bang: 6
2.5 Viện kiểm sát Liên bang: 7
CHƯƠNG II : CÔNG VỤ CÔNG CHỨC LIÊN BANG NGA: 8
CHƯƠNG III: GIÁM SÁT HÀNH CHÍNH LIÊN BANG NGA: 8
1 Về hệ thống, cơ cấu tổ chức và cán bộ: 8
1.1 Về hệ thống Viện kiểm sát Liên bang Nga: 8
1.2 Về cơ cấu tổ chức và cán bộ của Viện kiểm sát các cấp: 9
a) Viện kiểm sát trung ương Liên bang Nga: 9
b) Viện kiểm sát các chủ thể thuộc Liên bang Nga và cấp tương đương: 11
c) Viện kiểm sát thành phố, quận, huyện và cấp tương đương: 13
2 Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên: 14
3 Về chế độ và những bảo đảm cho hoạt động của cán bộ Kiểm sát: 15
Trang 3NỘI DUNG
CHƯƠNG I : TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH LIÊN BANG NGA :
1 Bộ máy nhà nước:
Theo Hiến pháp năm 1993, Nga là Nhà nước Pháp quyền Dân chủ liên bang, gồm 83 chủ thể (nước cộng hòa, tỉnh, tỉnh tự trị…) Bộ máy nhà nước được tổ chức theo hình thức Cộng hòa Tổng thống, Tổng thống được trao nhiều quyền hạn
Nhà nước liên bang là nhà nước được thành lập bởi sự liên kết, hợp nhất hai hay nhiều nhà nước thành viên Nhà nước liên bang có chủ quyền chung nhưng mỗi nhà nước thành viên có chủ quyền riêng về lãnh thổ, văn hóa, dân tộc Có chính phủ riêng, có Hiến pháp quy định về cấu trúc, hình thái nhà nước Tuy vậy, các thành viên liên bang bị hạn chế một số chủ quyền nhất định Nhà nước liên bang có thể có nhiều Chính phủ, nhiều Hiến pháp, nhiều hệ thống pháp luật và có thể có nhiềutruyền thống pháp luật khác nhau, nhiều quy chế công dân, nhiều hệ thống cơ quan chính quyền, nhiều hệ thống tòa án và có hiệu lực trên phạm vi toàn lãnh thổ liên bang, mỗi bang thành viên lại có một hệ thống pháp luật, một bản hiến pháp riêng và chỉ có hiệu lực pháp lý tròn phạm vi bang đó Sự phân chia quyền lực của nhà nước liên bang và nhà nước thành viên được thể hiện rõ ràng trong cả ba lĩnh vực: Lập pháp, hành pháp và tư pháp
Trang 42 Các thể chế quyền lực ở Liên bang Nga:
2.1 Tổng thống Liên bang:
Theo Hiến pháp, Tổng thống là chức danh nhà nước cao nhất, là nguyên thủ quốc gia Ở Liên bang Nga, Tổng thống không thuộc một trong ba nhánh quyền lực, Tổng thống đứng trên tất cả mọi nhánh quyền lực và là một thiết chế đảm bảo sự phối kết hợp hài hòa giữa các nhánh quyền lực Tổng thống có nghĩa vụ đảm bảo sự tuân thủ, tôn nghiêm của Hiến pháp, quyền, tự do cơ bản của con người và công dân, đồng thời bảo đảm chủ quyền, an ninh quốc gia, độclập và toàn vẹn lãnh thổ Tổng thống là Tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang và là người đại diện cho Nhà nước về đối nội và đối ngoại Theo Hiến pháp Liên bang Nga sửa đổi năm 2008, Tổng thống Liên bang sẽ được bầu với thời hạn 6 năm và không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp
2.2 Quốc hội Liên bang:
Quốc hội Liên bang Nga (Nghị viện Liên bang Nga) vừa là cơ quan đại diện vừa là cơ quan lập pháp
Quốc hội có cơ cấu hai viện: Thượng viện (Hội đồng Liên bang) và Hạ viện (Đuma Quốc gia) Hai viện hoạt động thường xuyên và về cơ bản độc lập với nhau trong hoạt động của mình Hội đồng Liên bang được tạo thành từ các thượng nghị sĩ Cứ mỗi Chủ thể Liên bang cử hai đại diện của mình vào Hội đồng Liên bang, một thượng nghị sĩ từ cơ quan dân biểu, người còn lại là đại diện của cơ quan hành pháp Đuma Quốc gia được bầu với thời hạn 5 năm trên
cơ sở các đảng phái chính trị và chỉ các đảng nào trong cuộc đua vào Đuma dành trên 7% số phiếu cử tri tham gia bỏ phiếu thì mới có đại diện của đảng mình trong Đuma
Trang 52.3 Chính phủ Liên bang:
Theo Hiến pháp Nga, Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp có
cơ cấu bao gồm Thủ tướng, các Phó thủ tướng Chính phủ và các Bộ trưởng Thủ tướng Chính phủ do Tổng thống bổ nhiệm và được Quốc hội phê chuẩn Thủ tướng là người hoạch định chiến lược, định hướng hoạt động cho Chính phủ và toàn bộ hệ thống hành pháp Liên bang cũng như xác định thành phần, cơ cấu tổ chức của Chính phủ Thủ tướng có quyền đề xuất ứng cử viên các chức Phó thủ tướng, các Bộ trưởng để Tổng thống bổ nhiệm
2.4 Hệ thống tư pháp Liên bang:
Quyền tư pháp ở Liên bang Nga được thực hiện bởi hệ thống tòa án Có ba
hệ thống tòa án độc lập ở Liên bang Nga:
- Tòa án Hiến pháp Liên bang: là cơ quan bảo hiến của Liên bang Nga chủ yếu làm nhiệm vụ bảo vệ sự bất khả xâm phạm của Hiến pháp Liên bang Tòa án Hiến pháp Liên bang có 19 thẩm phán được bổ nhiệm bởi Hội đồng Liên bang (Thượng viện) trong danh sách các ứng viên do Tổng thống đề xuất
- Hệ thống tòa án thẩm quyền chung: gồm Tòa án tối cao Liên bang Nga, các Tòa án cấp tỉnh, cấp huyện và tòa án khu vực Hệ thống tòa án này xét
xử các vụ án hình sự, dân sự, lao động, hôn nhân gia đình và các vụ án liên quan đến vụ việc hành chính
- Hệ thống tòa trọng tài kinh tế bao gồm ba cấp: Tòa trọng tài kinh tế cao cấp Liên bang, Tòa trọng tài kinh tế vùng (bao gồm địa giới một vài chủ thể Liên bang) và Tòa trọng tài kinh tế Chủ thể Liên bang Các tòa này có nhiệm vụ xem xét các vụ việc và tranh chấp về kinh tế Ở Nga các thẩm
Trang 6phán được bổ nhiệm suốt đời hoặc không quy định thời hạn Sự độc lập và chỉ tuân theo Hiến pháp và pháp luật Liên bang của các thẩm phán được bảo đảm về mặt pháp lý, tài chính, cũng như cuộc sống riêng tư
2.5 Viện kiểm sát Liên bang:
Một thiết chế đặc biệt của cơ chế phân quyền ở Liên bang Nga là Viện kiểm sát Mặc dù trong Hiến pháp Liên bang, Viện kiểm sát nằm trong chương "Quyền
tư pháp", nhưng trên thực tế,cũng như trong các quy định của pháp luật, Viện kiểm sát là thiết chế không thuộc bất kỳ nhánh quyền lực nào mà là một hệ thống tập trung thống nhất từ trung ương xuống địa phương, là cơ quan thực hiện chức năng giám sát việc tuân thủ và thực hiện pháp luật trên toàn lãnh thổ Liên bang Hiện nay, chức năng giám sát của Viện kiểm sát được hạn chế trong khuôn khổ giám sát hoạt động của hệ thống cơ quan bảo vệ pháp luật Ngoài ra Viện kiểm sát còn thực hiện chức năng công tố
CHƯƠNG II : CÔNG VỤ CÔNG CHỨC LIÊN BANG NGA:
CHƯƠNG III: GIÁM SÁT HÀNH CHÍNH LIÊN BANG NGA:
Viện kiểm sát Liên bang Nga là một cơ quan có vị trí riêng biệt (với các cơ quan hành pháp và tư pháp), được xây dựng theo nguyên tắc “tập trung thống nhất, trên cơ sở các Kiểm sát viên cấp dưới phải phục tùng các Kiểm sát viên cấp trên và tất cả đều phục tùng Tổng kiểm sát trưởng Liên bang Nga” và “hoàn toàn độc lập với các cơ quan, công dân, tổ chức”, theo đó các cơ quan thuộc Viện kiểm sát được “thực hiện các thẩm quyền của mình một cách độc lập với các cơ quan quyền lực của liên bang, của các chủ thể liên bang, của các chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội” (Điều 4 Luật liên bang về Viện kiểm sát liên bang Nga năm 1996 - sau đây gọi tắt là Luật VKS Nga 1996)
Trang 7Để bảo đảm tính độc lập cho các cơ quan Viện kiểm sát, Luật liên bang quy định không cho phép can thiệp vào việc thực hiện công tác kiểm sát Tại Điều 5 Luật VKS Nga 1996 nhấn mạnh: việc tác động dưới bất cứ hình thức nào của các
cơ quan quyền lực liên bang, của các chủ thể liên bang, của các chính quyền địa phương, của các tổ chức xã hội, và của các phương tiện thông tin đại chúng đến các Kiểm sát viên hay Dự thẩm viên nhằm gây ảnh hưởng đến các quyết định của họ hoặc cản trở hoạt động của họ đều phải chịu trách nhiệm theo luật định
1 Về hệ thống, cơ cấu tổ chức và cán bộ:
1.1 Về hệ thống Viện kiểm sát Liên bang Nga:
Hệ thống Viện kiểm sát Liên bang Nga được tổ chức theo đơn bị hành chính, bao gồm: Viện kiểm sát Trung ương Liên bang Nga, Viện kiểm sát các chủ thể thuộc Liên bang Nga và cấp tương đương, Viện kiểm sát các thành phố, quận, huyện và các Viện kiểm sát ngang cấp với chúng, các Viện kiểm sát chuyên trách (như: Viện kiểm sát trong lĩnh vực giao thông, Viện kiểm sát bảo vệ môi trường…), các Viện nghiên cứu khoa học, các trường đào tạo cán bộ kiểm sát, hệ thống Viện kiểm sát quân sự các cấp
Viện kiểm sát các chủ thể thuộc Liên bang Nga và cấp tương đương bao gồm: Viện kiểm sát các nước cộng hoà, Viện kiểm sát các vùng, khu vực, thành phố trực thuộc liên bang (thành phố Mátxcơva và thành phố Saint-Peterburg), Viện kiểm sát các vùng tự trị, các khu vực tự trị, Viện kiểm sát quân sự (hạm đội) và các Viện kiểm sát chuyên trách Số lượng các chủ thể thuộc Liên bang Nga do Hiến pháp Liên bang Nga quy định (tại Điều 65) Có bao nhiêu chủ thể thì có bấy nhiêu Viện kiểm sát các chủ thể Hiện có tổng cộng 89 Viện kiểm sát các chủ thể thuộc Liên bang Nga
Trang 8Trong hệ thống Viện kiểm sát các chủ thể thuộc Liên bang Nga và cấp tương đương có các Viện kiểm sát thành phố, quận, huyện trực thuộc các chủ thể
và các Viện kiểm sát ngang cấp với chúng Theo số liệu thống kê năm 1996 thì tổng cộng có 2609 Viện kiểm sát thành phố, quận, huyện và các Viện kiểm sát ngang cấp với chúng
1.2 Về cơ cấu tổ chức và cán bộ của Viện kiểm sát các cấp:
a) Viện kiểm sát trung ương Liên bang Nga:
Viện kiểm sát Trung ương Liên bang Nga do Tổng kiểm sát trưởng Liên bang Nga lãnh đạo (Tổng kiểm sát trưởng Liên bang Nga do Hội đồng Liên bang
bổ nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Tổng thống Liên bang Nga) Giúp việc cho Tổng kiểm sát trưởng Liên bang Nga có một Phó Tổng kiểm sát trưởng thứ nhất
và một số Phó Tổng kiểm sát trưởng (các chức danh này do Hội đồng Liên bang
bổ nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Tổng kiểm sát trưởng Liên bang Nga) Trong Viện kiểm sát Trung ương Liên bang Nga thành lập Ủy ban kiểm sát
Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát Trung ương Liên bang Nga là cơ quan tư vấn Thành phần của Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát Trung ương Liên bang Nga gồm
có Tổng kiểm sát trưởng Liên bang Nga (Chủ tịch) và Phó Tổng kiểm sát trưởng thứ nhất, các Phó Tổng kiểm sát trưởng khác và các Kiểm sát viên (các cán bộ kiểm sát khác) do Tổng kiểm sát trưởng Liên bang Nga bổ nhiệm
Trong cơ cấu Viện kiểm sát Trung ương Liên bang Nga gồm có: các tổng cục, các cục, các vụ, viện và các phòng, ban (tương đương với Tổng cục, Cục,
Vụ, Viện hoặc nằm trong các tổ chức này) Các Tổng cục trưởng, các Cục trưởng
và các Vụ trưởng, Viện trưởng là các Trợ lý trưởng của Tổng kiểm sát trưởng
Trang 9Liên bang Nga; các Phó Tổng cục trưởng, các Phó Cục trưởng và các Phó Vụ trưởng, Phó Viện trưởng là các trợ lý của Tổng kiểm sát trưởng Liên bang Nga Tổng kiểm sát trưởng Liên bang Nga còn có các cố vấn và các trợ lý về các nhiệm vụ đặc biệt Các cố vấn và các trợ lý về các nhiệm vụ đặc biệt cũng có cấp phó của mình
Trong các Tổng cục, Cục, Vụ, Viện có các chức danh pháp lý là: các Kiểm sát viên trưởng, các Kiểm sát viên, các Kiểm sát viên hình pháp trưởng (chịu trách nhiệm phụ trách công tác điều tra của các Dự thẩm viên về các lĩnh vực chiến lược điều tra, kỹ thuật điều tra…), các Kiểm sát viên hình pháp, các Dự thẩm viên trưởng phụ trách điều tra các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, các Dự thẩm viên đảm nhiệm các vụ án đặc biệt nghiêm trọng và các trợ lý của họ Các Tổng cục trưởng, các Cục trưởng và các Vụ trưởng, Viện trưởng và các cấp phó của họ, các cố vấn và các trợ lý của Tổng kiểm sát trưởng Liên bang Nga về các nhiệm vụ đặc biệt và các cấp phó của họ, các Kiểm sát viên trưởng, các Kiểm sát viên, các Kiểm sát viên hình pháp trưởng (chịu trách nhiệm phụ trách công tác điều tra của các Dự thẩm viên về các lĩnh vực chiến lược điều tra,
kỹ thuật điều tra…), các Kiểm sát viên hình pháp, các Dự thẩm viên trưởng phụ trách điều tra các vụ án đặc biệt nghiêm trọng cũng như các Dự thẩm viên đảm nhiệm các vụ án đặc biệt nghiêm trọng và các trợ lý của họ đều do Tổng kiểm sát trưởng Liên bang Nga bổ nhiệm và bãi miễn chức vụ
Trong bộ máy Viện kiểm sát Trung ương Liên bang Nga có Viện kiểm sát quân sự Trung ương được coi như một bộ phận cấu thành trong Viện kiểm sát Trung ương Liên bang Nga, do một Phó Tổng kiểm sát trưởng Liên bang Nga
Trang 10lãnh đạo - Phó Tổng kiểm sát trưởng này đồng thời được gọi là Tổng kiểm sát trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương
Trong Viện kiểm sát Trung ương Liên bang Nga còn có Hội đồng tư vấn -khoa học để xem xét về các vấn đề cần giải quyết liên quan đến tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong bộ máy của hệ thống Viện kiểm sát Liên bang Nga Quy chế về Hội đồng tư vấn - khoa học do chính Tổng kiểm sát trưởng Liên bang Nga phê chuẩn
b) Viện kiểm sát các chủ thể thuộc Liên bang Nga và cấp tương đương:
Viện kiểm sát các chủ thể thuộc Liên bang Nga và cấp tương đương (Viện kiểm sát quân sự và các Viện kiểm sát chuyên trách) do Kiểm sát viên (ở ta gọi
là Viện trưởng Viện kiểm sát) các nước cộng hoà, các vùng, khu vực, thành phố trực thuộc liên bang (thành phố Mátxcơva và thành phố Saint-Peterburg), các vùng tự trị, các khu vực tự trị và cấp tương đương lãnh đạo Các Kiểm sát viên này đều do Tổng kiểm sát trưởng Liên bang Nga trực tiếp bổ nhiệm và bãi nhiệm (trước kia, theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật VKS Nga 1996, Tổng kiểm sát trưởng Liên bang Nga chỉ có thể bổ nhiệm Kiểm sát viên các nước cộng hoà, các vùng, khu vực, thành phố trực thuộc liên bang (thành phố Mátxcơva và thành phố Saint-Peterburg), các vùng tự trị, các khu vực tự trị và cấp tương đương sau khi đã thống nhất với các cơ quan quyền lực của các chủ thể thuộc Liên bang Nga Nhưng nay quy định này đã được Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật VKS Nga 1996 bãi bỏ) Giúp việc cho Kiểm sát viên các nước cộng hoà, các vùng, khu vực, thành phố trực thuộc liên bang (thành phố Mátxcơva và thành phố Saint-Peterburg), các vùng tự trị, các khu vực tự trị và cấp tương đương (sau đây gọi tắt là Kiểm sát viên các chủ thể thuộc Liên bang Nga) có một cấp phó
Trang 11thứ nhất và một số cấp phó khác (ở ta gọi là Phó Viện trưởng Viện kiểm sát) Các chức danh này đều do Tổng kiểm sát trưởng Liên bang Nga bổ nhiệm
Ngoài ra, Kiểm sát viên các chủ thể thuộc Liên bang Nga cũng có thể có các trợ lý về các nhiệm vụ đặc biệt Các trợ lý này do Kiểm sát viên các chủ thể thuộc Liên bang Nga bổ nhiệm và bãi nhiệm
Tương tự như cơ cấu Viện kiểm sát Trung ương Liên bang Nga, trong cơ cấu của Viện kiểm sát các chủ thể thuộc Liên bang Nga và cấp tương đương có
Ủy ban kiểm sát (thành phần của Ủy ban kiểm sát gồm có Kiểm sát viên các chủ thể thuộc Liên bang Nga (Chủ tịch), các cấp phó của họ và các Kiểm sát viên (các cán bộ kiểm sát khác) do họ bổ nhiệm), các Cục, Vụ, Viện và các phòng, ban (tương đương với Cục, Vụ, Viện hoặc nằm trong các tổ chức này) Các Cục trưởng, Vụ trưởng, Viện trưởng là các Trợ lý trưởng của Kiểm sát viên các chủ thể thuộc Liên bang Nga; các Phó Cục trưởng và các Phó Vụ trưởng, Phó Viện trưởng là các Trợ lý của Kiểm sát viên các chủ thể thuộc Liên bang Nga Trong các Cục, Vụ, Viện có các chức danh pháp lý là: các Kiểm sát viên trưởng, các Kiểm sát viên, các Kiểm sát viên hình pháp trưởng, các Kiểm sát viên hình pháp, các Dự thẩm viên trưởng phụ trách điều tra các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, các
Dự thẩm viên trưởng và các trợ lý của họ Các chức danh này đều do Kiểm sát viên các chủ thể thuộc Liên bang Nga bổ nhiệm và bãi nhiệm
c) Viện kiểm sát thành phố, quận, huyện và cấp tương đương:
Viện kiểm sát thành phố, quận, huyện và cấp tương đương do Kiểm sát viên (ở ta gọi là Viện trưởng Viện kiểm sát) thành phố, quận, huyện và cấp tương đương lãnh đạo Các Kiểm sát viên này đều do Tổng kiểm sát trưởng Liên bang