1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn kết thúc học phần mối quan hệ giữa quyền con người và quyền cồng dân trong hiến pháp 2013

33 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mối Quan Hệ Giữa Quyền Con Người Và Quyền Công Dân Trong Hiến Pháp 2013
Trường học Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội Phân Hiệu Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Hành Chính
Thể loại bài tập lớn
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 1,03 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (4)
  • 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (5)
    • 2.1. Mục đích nghiên cứu (5)
    • 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (5)
  • 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu (6)
    • 3.1. Đối tượng nghiên cứu (6)
    • 3.2. Phạm vi nghiên cứu (6)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (6)
  • 5. Ý nghĩa nghiên cứu (6)
  • Chương 1: LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG NHẬN THỨC VỀ QUYỀN (7)

Nội dung

Vì cho dù xét trên khía cạnh nào thì quyền con người, quyền công dân cũng ít nhiều thể hiện lợi ích của các tầng lớp trong xã hội, và một khi đã liên quan tới lợi ích thì sẽ khó mà không

Phương pháp nghiên cứu

Để phù hợp với đề tài đã chọn, nội dung cần nghiên cứu, thời gian cho phép, bài tập lớn chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu tập hợp và phân tích văn bản Bên cạnh đó, dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, có thêm một số phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu: phương pháp lịch sử, phân tích, tổng hợp so sánh, điều tra xã hội học.

Ý nghĩa nghiên cứu

LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG NHẬN THỨC VỀ QUYỀN

1.1 Các giai đoạn phát triển quyền con người, quyền công dân qua các chế độ xã hội

Trong bất cứ thời kỳ nào, nhân loại cũng luôn dành sự quan tâm tới vấn đề mang cả ý nghĩa về mặt lý luận cũng như thực tiễn: vấn đề quyền con người và quyền công dân Sự phát triển của quyền con người, quyền coionfg dân qua từng giai đoạn lịch sử là dấu ấn rõ nét ghi lại kết quả của các cuộc đấu tranh giai cấp, cách mạng, xã hội Vì cho dù xét trên khía cạnh nào thì quyền con người, quyền công dân cũng ít nhiều thể hiện lợi ích của các tầng lớp trong xã hội, và một khi đã liên quan tới lợi ích thì sẽ khó mà không xảy ra những xung đột từ đó dẫn tới đấu tranh vì nó. Ăngghen đã nói: “Lịch sử không làm gì hết, nó không có tính phong phú vô cùng tận nào cả, nó không chiến đấu ở những trận nào cả Không phải lịch sử mà chính là con người, con người thực sự, con người sống mới là kẻ làm ra tất cả những cái đó”.

Như vậy, lịch sử chỉ đóng vai trò chứng kiến, ghi lại sự phát triển của quyền con người, quyền công dân qua từng giai đoạn như nó đã làm đối với các sự vật hiện tượng khác vậy Câu hỏi đặt ra là: Lịch đã ghi lại từng thời kỳ phát triển của quyền con người, quyền công dân, vậy những tư tưởng này xuất hiện từ khi nào và các giai đoạn phát triển của nó ra sao?.

Theo một số học giả, những tư tưởng về quyền con người, quyền công dân xuất hiện và được ghi dấu ấn đầu tiên cùng với sự xuất hiện của văn minh cổ đại Văn kiện được chú ý nhất và được đánh giá là chứa đựng các tư tưởng thành văn rõ nét về quyền con người, quyền công dân là Bộ luật

Hammurabi do nhà vua Hammurabi xứ Babylon ban hành Nhà vua xứ này đã thể hiện tấm lòng thương dân của một vị vua anh minh khi thiết lập ra đạo luật để xác định ranh giới quyền của thần dân vương quốc mình sử dụng nó như một công cụ để “ngăn ngừa những kẻ mạnh áp bức kẻ yếu”.

Hiến chương Nhân quyền 1789 được xem là bản văn kiện đầu tiên nêu bật quan điểm về quyền con người và công dân, phản ánh cách nhìn của giai cấp thống trị đối với các tầng lớp có vị thế thấp hơn Tuy nhiên, các quan điểm này ở thời điểm đó vẫn còn sơ khai, chưa được phát triển đầy đủ.

Sau Bộ luật Hammurabi, nhân loại có thêm nhiều văn bản pháp luật khác đề cập tới những giá trị cơ bản của quyền con người, quyền công dân Dù được thể hiện ở văn bản nào và là ý chí của nhà tư tưởng nào đi nữa thì quyền con người, quyền công dân cũng luôn gắn bó mật thiết với lập trưởng, lợi ích của giai cấp thống trị.

Xét cho cùng thì vẫn là vấn đề lợi ích, ở chế độ nào thì giai cấp thống trị cũng luôn tìm mọi phương cách để xác lập quyền và lợi ích của mình đối với tầng lớp bị trị và điều đó khiến chúng có nhiều cách giải thích kháu nhau về quyền con người, quyền công dân để hợp thức hóa và xác lập địa vị mình. Ở xã hội chiếm hữu nô lệ, người nô lệ là giai cấp bị trị với quyền và lợi ích luôn bị chi phối bởi tầng lớp thống trị của chế độ này là giai cấp chủ nô Đúng với quy luật của lịch sử, tầng lớp bóc lột khi bị đẩy vào đường cùng thì đấu tranh là hành động tất yếu xảy ra, và những cuộc khởi nghĩa giành lại những quyền chính đáng đã bị giai cấp thống trị tước mất nổ ra Xã hội chiếm hữu nô lệ- đại diện cho chế độ xã hội phân chia giai cấp đầu tiên đã bị sụp đổ bởi sự đấu tranh giành lại quyền làm người, quyền tự do Sự kiên định này đánh dấu mốc rằng con người đã dần nhận thức được quyền của mình trong xã hội và bắt đầu đứng lên bảo vệ chúng với ý thức gìn giữ giá trị quyền cơ bản chứ không chỉ mang ý nghĩa đấu tranh vì những lợi ích kinh tế trực tiếp trong đời sống.

Xã hội chiếm hữu nô lệ sụp đổ là thành quả đấu tranh của tầng lớp bị trị mà không thiếu được sự kết hợp từ quá trình đào thải của xã hội khi một chế độ không còn phù hợp Tưởng chừng như con người nô lệ sẽ được tận hưởng những giá trị quyền mà mình đáng được có nhưng không, xã hội mới- xã hội phong kiến cũng đi tiếp con đường mà xã hội chiếm hữu nô lệ để lại trong xã hội phong kiến cũng phân chia giai cấp thống trị và bị trị rõ rệt, và tất nhiên quyền và lợi ích được nhắc đến và bảo vệ là của tầng lớp nắm quyền trong xã hội

Trong xã hội thời chiếm hữu nô lệ, người nông dân bị áp bức ngang hàng với tầng lớp nô lệ, chỉ khác về danh xưng và hình thức bóc lột Trong bối cảnh đó, tư tưởng nhân quyền, quyền công dân, quyền tự do khó được đề cập rộng rãi và chính thống Hiến chương Magna Carta do vua John của Anh ban hành năm 1215 là một trong số ít văn kiện pháp lý còn tồn tại đến ngày nay có giá trị nhân văn cao khi bảo vệ quyền của nhóm yếu thế trong xã hội, trở thành lời thức tỉnh cho cuộc đấu tranh giành lại quyền bình đẳng của những người bị áp bức.

Giai cấp tư sản, với sự khôn ngoan của mình, đã khéo léo tung ra khẩu hiệu "tự do, bình đẳng" nhằm kêu gọi quần chúng trong xã hội phong kiến lật đổ chế độ chuyên chế đương thời Qua đó, họ đã đánh trúng vào khát vọng tự do và bình đẳng của người dân, thu hút được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng, tạo tiền đề cho cuộc cách mạng tư sản thành công.

Trong bối cảnh đấu tranh cho xã hội dân chủ và tự do, giai cấp tư sản đã đề cao quyền con người với lời cam kết bảo vệ quyền bình đẳng, quyền sống và quyền hưởng lợi ích chính đáng Các nhà triết học thế kỷ XVII-XVIII như Hobbes, Locke, Paine, Hegel, Thoreau đã đưa ra những luận giải về quyền tự nhiên và quyền pháp lý, nhấn mạnh quyền sống, quyền bình đẳng, quyền tự do và quyền sở hữu tài sản Những quyền này được coi là tự nhiên, vốn có của con người và là nền tảng cho quyền lực nhà nước.

Giai cấp tư sản đã đạt được điều mà nó muốn là lật đổ chế độ chuyên chế phong kiến dưới sự giúp sức to lớn của tầng lớp bị trị trong xã hội Khi đã đạt được mục đích thì ít nhiều giai cấp tư sản cũng cần thực hiện những cam kết về quyền cho giai cấp bị bóc lột Vì lẽ đó, các quyền con người, quyền công dân đã được ghi nhận và thể hiện tập trung ở chế độ về quyền- địa vị pháp lý- vị trí xã hội của công dân trong Hiến pháp và pháp luật của nhà nước Với hành động này thì dù biết rằng giai cấp thống trị nào cũng chỉ chăm chăm xác lập, bảo vệ quyền lợi của giai cấp mình nhưng cũng không thể phủ nhận giai cấp tư sản dẫ ghi một dấu mốc khá quan trọng trong lịch sử đưa quyền con người, quyền công dân tiến lên một nấc thang mới đó là được thừa nhận trong văn kiện có gía trị pháp lý lớn nhất của quốc gia: Hiến pháp và luật. Điểm sáng nổi bật của giai cấp tư sản nắm quyền đó là đã xác lập và thừa nhận quyền con người, quyền công dân tại hai bản Tuyên ngôn quan trọng trong lịch sử tư tưởng về quyền con người, quyền công dân đó là Tuyên ngôn độc lập và Hiến pháp của Mỹ năm 1776; Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1789 Hai bản tuyên ngôn này được đánh giá là những văn kiện quan trọng trong chiều dài phát triển của tư tưởng quyền con người, quyền công dân, chúng được coi là bản cương lĩnh chính trị và là hình thức pháp lý thành văn rõ rệt nhất để khẳng định và bảo vệ quyền của giai cấp tư sản.

Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776 là văn bản chính trị tuyên bô ly khai khỏi Anh của 13 nước thuộc địa Bắc Mỹ được tuyên bố vào tháng 7 năm 1776 Nội dung chính của bản Tuyên ngôn được xây dựng dựa trên những quan điểm và tư tưởng của một triết học gia người Anh John Locke Theo nhà triết học này thì ba quyền cơ bản của loài người mang tính tự nhiên nhất không đối tượng nào có thể tước bỏ được đó là quyền sống, quyền tự do và quyền có tài sản Quyền sở hữu tài sản được Jefferson nói tới trong Tuyên ngôn đó là quyền mưu cầu hạnh phúc Tuyên bố dõng dạc trong Tuyên ngôn: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” đã ghi ra một dấu ấn đậm trong lịch sử nghiên cứu về quyền con người, quyền công dân.

Nếu ở Mỹ có cuộc cách mạng của 13 thuộc địa ở phía Bắc để tuyên bố độc lập với đế chế Anh thì không lâu sau đó ở Pháp cũng nổ ra cuộc cách mạng thứ hai của tầng lớp thợ thuyền, tri thức và một số thị dân đứng lên lật đổ nền quân chủ chuyên chế Tuyên ngôn được công bố ngày 14/7/1789 bao gồm 17 điều khoản Văn kiện khẳng định quyền tự do bình đẳng của con người Chủ quyền thuộc về nhân dân, quyền lực của nhà vua cùng chế độ đẳng cấp trong xã hội phong kiến bị bãi bỏ; xác lập quyền sở hữu tài sản tư nhân, quyền tự do dân chủ,…Các nội dung cơ bản của Tuyên ngôn đã phản ánh ý chí nguyện vọng của cộng đồng nhân dân Phápthời kỳ này và là bước cụ thể hóa các ý tưởng của khẩu hiệu: “Tự do, bình đẳng, bác ái” Cho tới bản Tuyên ngôn về quyền con người và quyền công dân này thì những quyền cơ bản của con người không chỉ được gọi tên chung chung như trong bản Tuyên ngôn của Mỹ năm 1776 nữa mà đã được cụ theerhoas thành các quyền nhất định, ví dụ: quyền tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, quyền được sở hữu tài sản, được đảm bảo an ninh và chống áp bức Cho dù có thể thấy rõ điểm tiến bộ của văn kiện này so với các học thuyết khác thì nó cũng có điểm chưa làm được đó là: bản Tuyên ngôn đã chưa hề đề cập tới địa vị của người phụ nữ cũng như người nô lệ- hai đối tượng được coi là “kẻ yếu” trong xã hội. Đạo luật cao nhất của một quốc gia là Hiến pháp dù là được hình thành trong xã hội nào: các nước tư bản, các nước đang phát triển,các nước xã hội chủ nghĩa,…thì cũng đều có điểm chung là xây dựng chế định về quyền con người, quyền công dân Điều nầy chỉ ra rằng, giai cấp thống trị bằng những cách nào đó, luôn nêu lên mục tiêu hướng tới là đảm bảo quyền con người, quyền công dân và cũng là để đảm bảo hợp thức hóa được sự thống trị của chúng Bên cạnh đó thì quyền con người, quyền công dân cũng luôn luôn là vấn đề được tầng lớp nắm quyền quan tâm và sử dụng như một phương tiện để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế- xã hội.

Giống như các giai cấp thống trị trong lịch sử, giai cấp tư sản chỉ bảo đảm quyền lợi cho chính họ Quyền công dân và nhân quyền thực sự mà họ tuyên bố không được thừa nhận toàn diện, mà chỉ được giới hạn ở mức độ đủ để đảm bảo quyền lực của họ.

Ngày đăng: 23/04/2024, 16:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN