Phân tích mối quan hệ giữa quyền con người và quyền công dân trong Hiến pháp 2013

MỤC LỤC

Lịch sử quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam

Quyền con người, quyền công dân ở nước ta cũng trải qua các thời kỳ tương tự như lịch sử phát triển các quyền này trên thế giới: từ tư tưởng nhân quyền nhen nhóm trong văn học xưa, đến tư tưởng nhân quyền được cụ thể hóa trong các tập quán và bộ luật thời phong kiến, đến tư tưởng nhân quyền cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (thời Pháp thuộc) và tư tưởng nhân quyền từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 tới nay. Từ năm 1975 cho tới nay, các tư tưởngvề nhân quyền ở nước ta có một bước phát triển mới khi Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc năm 1977 và bắt đầu tham gia nhiều điều ước quốc tế về quyền con người trong đó có cả hai công ước cơ bản là Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR) và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR). Quyền con người là khả năng tự nhiên, khách quan của con người, với tư cách là con người và với tư cách là thành viên xã hội, con người được đảm bảo bằng pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế về quyền con người trong các quan hệ vật chất, văn hóa và tinh thần, các nhu cầu về tự do và phát triển.

Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất trong việc xác định nội hàm của khái niệm này một cách chính xác, do chỗ, vấn đề quyền con người luôn gắn bó mật thiết với lập trường lợi ích của các giai cấp thống trị, mỗi giai cấp thống trị có cách giải thích riêng nội dung của quyền con người để phù hợp với việc xác lập và củng cố địa vị thống trị của giai cấp mình. Thực ra, khái niệm quyền công dân không phải dùng để chỉ các quyền cụ thể của công dân là quyền nào mà là khái niệm có tính chất là tiêu chí đánh giá, hàm ý chỉ rằng nhà nước đã ghi nhận và bảo đảm cho công dân, quyền con người như thế nào trong các quyền và trong các nghĩa vụ cụ thể của công dân. Hay nói khác đi đó là đòi hỏi có tính bắt buộc từ phía nhà nước đối với công dân; nghĩa là công dân phải thực hiện một hành vi nào đó hoặc không được phép thực hiện một hành vi nào đó theo quy định của pháp luật nhằm đáp ứng nhu cầu, lợi ích chung của nhà nước, của xã hội và của công dân khác.

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là những quyền và nghĩa vụ quan trọng, chủ yếu nhất của công dân thể hiện rừ nhất mối quan hệ phỏp lý qua lại, bỡnh đẳng giữa nhà nước và công dân, những quyền tự do cơ bản của công dân xuất phát từ các quyền tự do cơ bản của con người được các nước dân chủ, tiến bộ thừa nhận, được quy định, thể chế trong Hiến pháp- đạo luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất, là cơ sở, xuất phát điểm để các văn bản pháp luậ khác cụ thể hóa chi tiết thành các quyền và nghĩa vụ cụ thể của công dân. Việc xác định quốc tịch chính là xác định năng lực pháp luật của chủ thể; quốc tịch là căn cứ, điều kiện duy nhất làm xuất hiện, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân còn điều kiện để xuất hiện, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân chính là từ một sự kiện pháp lý cụ thể. Tuy nhiên, việc ghi nhận đó không đồng thời đồng nghĩa với việc thừa nhận nhà nước đó là nhà nước tự do, dân chủ vì những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân còn phụ thuộc vào những điều kiện để đảm bảo thực hiện từ phía nhà nước đó, phải dựa trên cơ sở kinh tế, trên thực tế công dân được đáp ứng.

Mối quan hệ giữa quyền con người và quyền công dân

Quyền con người và một số phạm trù có liên quan Quyền con người mang tính chất tự nhiên, gắn với những

Có hai loại nhu cầu vật chất và tinh thần của con người, nhu cầu vật chất ví dụ như nhu cầu về thức ăn, chỗ ở,…hoặc tinh thần như là nhu cầu được yêu thương, động viên, chia sẻ,…Xét một cách tổng thể thì việc đáp ứng các nhu cầu của con người ở một khía cạnh nào đó cũng chính là bảo đảm quyền con người. Quyền con người và phát triển con người, khái niệm phát triển con người là một tiến trình mở rộng các quyền lựa chọn cho con người, trao cho họ những cơ hội tốt hơn trong các vấn đề giáo dục, chăm sóc y tế, thu nhập, việc làm,…Phát triển con người và quyền con người có mối liên hệ chặt chẽ cả về động cơ và mục đích, có tác động bổ trợ lẫn nhau, tuy có những khác biệt nhất định về chiến lược hành động. Quyền con người và an ninh con người, thuật ngữ an ninh con người được UNCP định nghĩa năm 1994 là sự cấu thành của hai điều kiện: “Một là, an toàn không bị đe dọa bởi đói nghèo, bệnh tật và sự đàn áp; Hai là, được bảo vệ khi gặp những rủi ro bất thường trong cuộc sống, kể cả trong gia đình, trong công việc hay ngoài xã hội”.

An ninh con người và quyền con người cũng có điểm khác biệt với nhau trước tiên ở cách tiếp cận, an ninh con người tiếp cận theo chiều dọc từ trên xuống chủ yếu thông qua các nhà nước; quyền con người trong khi đó tiếp cận theo chiều ngang, thông qua cả nhà nước và xã hội. Bên cạnh đó, quyền con người cũng giúp tăng cường và duy trì ổn định những thành tựu thu được từ những chương trình quản trị tốt thông qua việc thúc đẩy quá trình mở rộng và phát huy dân chủ và cải tổ các nhà nước theo hướng nhà nước pháp quyền, cũng như trong việc củng cố cơ chế kiểm tra, giám sát, sự tham gia của công chúng, đấu tranh chống tham nhũng và giải quyết những xung đột trong các xã hội. Quyền con người và an ninh quốc gia, trong khi luật quốc tế về quyền con người thừa nhận nhu cầu chính đáng và tính chất hợp pháp của việc viện dẫn lý do bảo vệ an ninh quốc gia để hạn chế và giới hạn áp dụng một số quyền con người, luật cũng xác định những điều kiện chặt chẽ cho việc hạn chế và giới hạn như vậy và đòi hỏi các quốc gia phải tuân thủ nghiêm túc.

Cụ thể, theo quan điểm của những người theo thuyết tương đối về văn hóa, không phải tất cả, mà chỉ một số quyền con người phù hợp với truyền thống văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc; còn những người theo thuyết phổ biến, trong khi khẳng định quyền con người là bẩm sinh, vốn có và cần áp dụng một cách bình đẳng cho mọi thành viên trong gia đình nhân loại thì vẫn thừa nhận rằng việc thực thi các quyền con người cần xét đến tính nhạy cảm về văn hóa và cần tương thích với nguồn lực của các quốc gia.

Tính thống nhất biện chứng giữa quyền con người với quyền công dân

Không thể tách bạch riêng lẽ quyền con người và quyền công dân, một cá thể sống trong xã hội khó có thể là cá thể toàn diện nếu cá thể đó chỉ có quyền con người mà không có quyền công dân hoặc ngược lại. Nếu quyền con người là các quyền tự nhiên vốn có được trao tặng ngay khi con người sinh ra một cách vô điều kiện thì quyền công dân chính là các quyền đó được thể chế hóa vào các quy định cụ thể của pháp luật. Quyền con người được coi là các đặc quyền tự nhiên vốn có của con người như các quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc, còn quyền công dân là những quyền con người của cá thể sống được một nhà nước cụ thể đảm bảo bằng hệ thống pháp luật cũng như các cơ quan thi hành luật pháp.

Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, chủ nô với quyền lực của mình bằng mọi cách hạn chế nhất có thể các quyền của giai cấp nô lệ, có như thế thì quyền và lợi ích của chúng mới được đảm bảo nhiều hơn. Giai cấp tư sản lên nắm quyền, từ đó quyền con người trong xã hội mà cụ thể là của tầng lớp thường dân đã được ghi nhận ở một mức độ nhất định trong các văn bản pháp lý thời bấy giờ, lúc này quyền con người được công nhận mang tính chất pháp lý bằng Hiến pháp và luật. Quyền con người và quyền công dân đều là phạm trù dùng để xác định mối quan hệ của cùng đối tượng điều chỉnh là con người trong mối quan hệ với xã hội, với cộng đồng nhân loại và với chế độ nhà nước nơi người đó làm công dân.

Chế định quyền con người và quyền công dân thống nhất ở chỗ cùng có đối tượng hưởng quyền là con người sống trong xã hội, nhiều khi sự thống nhất giữa hai loại quyền này khiến ta khó tách bạch từng loại quyền cho một cá thể nhất định.