1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THẾ GIỚI DI DỘNG NĂM 2020-2021

42 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THẾ GIỚI DI DỘNG NĂM 2020-2021

Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Tuấn PhongSinh viên thực hiện : Nhóm 9

Đào Phương Thúy

Trang 2

Hà Nội, năm 2023

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂNKhoa Tài chính – Ngân hàng

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Trang 3

1.3 Giới thiệu công ty 3

1.3.1 Giới thiệu chung 3

1.3.2 Phân tích SWOT 4

2.Phân tích công ty 6

2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán 6

2.3 Phân tích chỉ tiêu tài chính 18

2.3.1 Nhóm hệ số khả năng thanh khoản ngắn hạn 18

2.4.1 Mô hình Dupont 3 bước 28

2.4.2 Mô hình Dupont 5 bước 29

i

Trang 4

2.5 Đánh giá tình hình tài chính công ty 30

Trang 5

DANH MỤC VIẾT TẮTST

1 B2C Business To Consumer - hình thức giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng

2 BHX Bách Hóa Xanh 3 CTCP Công ty Cổ Phần 4 ĐMX Điện Máy Xanh

5 EBITDA Earnings Before Interest, Taxes, Depreciation and Amortization – chỉ số phản ánh thu nhập trước lãi vay, thuế và khấu hao

6 FMCG Fast Moving Consumer Goods – Ngành hàng tiêu dùng nhanh 7 FRT Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT

8 KQHĐKD Kết quả hoạt động kinh doanh 8 LNST Lợi nhuận sau thuế

10 MWG Công ty Cổ Phần Đầu tư Thế Giới Di Động 11 TGDĐ Thế Giới Di Động

12 TMĐT Thương mại điện tử 13 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 14 TSNH Tài sản ngắn hạn

15 TVC Television Commercial - Quảng cáo trên truyền hình 16 VRE Công ty Cổ phần Vincom Retail

iii

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Tài sản ngắn hạn của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động giai đoạn 2020 – 2021 Bảng 2: Tài sản dài hạn của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động giai đoạn 2020-2021 Bảng 3: Tổng nguồn vốn của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động giai đoạn 2020-2021 Bảng 4: Nợ phải trả của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động giai đoạn 2020-2021 Bảng 5: Vốn chủ sở hữu của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động giai đoạn 2020-2021 Bảng 6: Các chi phí của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động giai đoạn 2020-2021 Bảng 7: Khả năng thanh khoản ngắn hạn của MWG giai đoạn 2020-2021 Bảng 8: Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của MWG giai đoạn 2020-2021 Bảng 9: Đòn bẩy nợ và cơ cấu tài sản nguồn vốn của MWG giai đoạn 2020-2021 Bảng 10: Chỉ số sinh lời của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động giai đoạn 2020-2021

Bảng 11: Khả năng tăng trưởng của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động giai đoạn 2020-2021 Bảng 12: Mô hình của Dupont 3 bước của MWG giai đoạn 2020-2021

Bảng 13: Mô hình của Dupont 5 bước của MWG giai đoạn 2020-2021

iv

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Hàng tồn kho của MWG cuối năm 2020 – đầu năm 2021

Hình 2: Cơ cấu doanh thu của CTCP Đầu tư Thế giới Di Động năm 2021

Hình 3: Những đóng góp của chuỗi/ngành hàng mới cho TGDĐ và ĐMX trong năm 2021 Hình 4: Doanh thu và lợi nhuận của CTCP Đầu tư Thế giới Di Động năm 2020

Hình 5: Doanh thu và lợi nhuận của CTCP Đầu tư Thế giới Di Động năm 2021 Hình 6: ROS của 3 doanh nghiệp MWG, FRT và VRE giai đoạn 2020-2021 Hình 7: ROA của 3 doanh nghiệp MWG, FRT và VRE giai đoạn 2020-2021 Hình 8: ROE của 3 doanh nghiệp MWG, FRT và VRE giai đoạn 2020-2021

v

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

Năm 2020, đại dịch COVID-19 bùng phát toàn cầu Nhờ có các biện pháp phòng chống dịch nhanh chóng và phù hợp, Việt Nam đã phần nào hạn chế các tác động tiêu cực Tuy nhiên, đối diện với nguy cơ mang tính toàn cầu như COVID-19, nền kinh tế Việt Nam không thể tránh khỏi việc bị ảnh hưởng Trong năm 2021, Việt Nam ghi nhận lượng xuất khẩu giảm mạnh và chuỗi cung ứng gián đoạn Đến cuối năm 2021, cơ bản dịch bệnh được kiểm soát, cuộc cải cách cơ cấu kinh tế được thực hiện, Việt Nam nỗ lực phục hồi nền kinh tế sau quãng thời gian khó khăn.

Trong tình hình đó, báo cáo tài chính là công cụ quan trọng giúp chúng ta hiểu rõ về tình hình tài chính và hiệu suất kinh doanh của một công ty Việc phân tích báo cáo tài chính không những hỗ trợ cho công việc đánh giá sức khỏe tài chính trên các cơ sở xác đáng, đa phương diện mà còn giúp chúng ta đưa ra các quyết định chính xác.

Dưới đây là bài tiểu luận của nhóm 7 với đề tài "Phân tích báo cáo tài chính của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động" Mục đích của bài tiểu luận nhằm cung cấp các thông tin tổng quan về tình hình tài chính, xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Công ty Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Bài tiểu luận sẽ tiến hành phân tích báo cáo tài chính của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động dựa trên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2021 Ngoài ra, bài viết có tham khảo một số trang báo và trang tin tức chính thống khác.

Trang 9

NỘI DUNG1 Tổng quan

1.1 Giới thiệu

Tình hình trên thế giới và khu vực gần đây đã phục hồi mở cửa trở lại sau tác động của nhiều yếu tố, nhất là biến động đại dịch COVID-19 giai đoạn 2020 - 2021.

Năm 2020 là một năm của những khó khăn và thách thức lớn vì sự xuất hiện của đại dịch COVID-19 Việt Nam cũng không nằm ngoài vùng ảnh hưởng, dẫn đến nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, trì hoãn việc giao thương buôn bán trong thời gian dài Mặc dù tăng trưởng GDP năm 2020 đạt thấp nhất trong giai đoạn 2011 - 2020 nhưng đứng trước các tác động tiêu cực của đại dịch và nhờ các biện pháp phòng chống dịch tốt, ổn định nên Việt Nam vẫn ghi nhận tỷ lệ tăng trưởng kinh tế dương Đó là một thành công của nước ta với tốc độ tăng thuộc nhóm nước cao nhất thế giới.

Năm 2021, Việt Nam càng thể hiện khả năng kiểm soát dịch hiệu quả và khôi phục kinh tế nhanh chóng Vẫn có những tác động tiêu cực của đại dịch như gián đoạn chuỗi cung ứng và giảm lượng xuất khẩu Với độ mở lớn, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng nên mọi biến động của kinh tế thế giới đều tác động đến các lĩnh vực kinh tế – xã hội nước ta COVID-19 tuy được khống chế ở Việt Nam nhưng còn diễn biến phức tạp trên thế giới, các hoạt động sản xuất, cung ứng và lưu chuyển thương mại, du lịch, lao động bị đình trệ, gián đoạn Mặc dù vậy, nhờ các biện pháp kích thích kinh tế và chính sách hỗ trợ của nhà nước, kết quả kinh tế tổng thể vẫn khá ổn định và tăng trưởng 2,58% so với năm 2020 - đây là một thành công lớn trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

1.2 Giới thiệu ngành

Ngành bán lẻ là một trong những ngành đã đóng góp rất lớn vào sự phục hồi chung của nền kinh tế Việt Nam Bán lẻ là đầu ra cho sản xuất, sự phát triển của ngành bán lẻ kéo theo sự phát triển của phần lớn các ngành sản xuất trong nền kinh tế Ở Việt Nam, với thị trường hơn 90 triệu người tiêu dùng, trong đó đa phần là người trẻ và sự đô thị hóa mạnh mẽ nên ngành bán lẻ Việt Nam có nhiều tiềm lực để phát triển.

Trang 10

Hiện nay trên thị trường có 6 mô hình bán lẻ phổ biến: bán lẻ tại cửa hàng (loại hình phổ biến nhất hiện nay), bán lẻ không qua cửa hàng, bán lẻ online thông qua sàn TMĐT và các nền tảng mạng xã hội, bán hàng thông qua bưu chính, hình thức bán hàng chuyên biệt, bán lẻ bằng máy tự động

Năm 2020, quy mô toàn thi ̣trường bán lẻ là 142 tỷ USD, đóng góp vào 59% GDP cả nước Giá trị thị trường bán lẻ và dịch vụ Việt Nam năm 2020 đạt được 5.060 nghìn tỷ VND, tăng 2,6% so với năm trước đó Tuy nhiên, đến năm 2021, theo số liệu của Bộ Kế Hoạch và Đầu tư, đã có đến 33.000 doanh nghiệp bán lẻ rút lui khỏi thị trường và GDP toàn ngành ghi nhận mức tăng trưởng âm 28,1%

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng xét về mặt dài hạn, ngành bán lẻ Việt Nam được đánh giá có tiềm năng phát triển mạnh mẽ Đặc biệt, những doanh nghiệp vừa có chuỗi cửa hàng trên toàn quốc vừa sở hữu kênh bán lẻ trực tuyến thì chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn tại Việt Nam.

1.3 Giới thiệu công ty1.3.1 Giới thiệu chung

Công ty TNHH Thế Giới Di Động được thành lập vào tháng 3/2004 Năm 2007, doanh nghiệp tiếp nhận vốn đầu tư của quỹ Mekong Capital, chuyển đổi sang hình thức CTCP, mở rộng cơ hội phát triển Ngày 14/7/2014, Công ty niêm yết thành công 62.723.171 cổ phiếu, mã MWG là một trong những cổ phiếu có sức hấp dẫn nhất sàn HOSE Sau gần 20 năm xây dựng và phát triển, CTCP Đầu tư Thế giới Di động là nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam về doanh thu và lợi nhuận, chiếm hơn 50% thị phần bán lẻ điện thoại và điện máy, với hơn 5,300 cửa hàng trên toàn quốc

Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của MWG gồm 2 nhóm chính Một là mua bán, bảo hành, sửa chữa thiết bị tin học, thiết bị điện tử, viễn thông, phần mềm, điện gia dụng và các phụ kiện liên quan Hai là bán lẻ thực phẩm, dược phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh.

CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động hiện đang vận hành các chuỗi bán lẻ chính bao gồm: Điện thoại, máy tính bảng và máy tính xách tay với chuỗi Thế Giới Di Động (thegioididong.com) Điện tử, điện lạnh và gia dụng với Điện Máy Xanh (dienmayxanh.com) Thực phẩm và hàng tiêu

Trang 11

dùng với Bách Hóa Xanh (bachhoaxanh.com) bao gồm 1.728 cửa hàng chiếm đang trực tiếp đối đầu với các ông lớn như WinMart, Co.opmart, Go, Mega Market Thị trường bán lẻ dược phẩm gay gắt không kém khi An Khang cũng có cho mình những đối thủ cạnh tranh đáng gờm là Pharmacity và Long Châu Ngoài ra, MWG còn có Bluetronics là chuỗi bán lẻ thiết bị di động ở thị trường nước ngoài với hơn 20 cửa hàng tập trung chủ yếu tại Campuchia Năm 2020, thành viên mới của MWG là 4KFarm ra đời với mục tiêu cung cấp cho người tiêu dùng thực phẩm an toàn theo chuẩn 4 không (không thuốc trừ sâu, không chất bảo quản, không chất tăng trưởng, không sử dụng giống biến đổi gen).

Năm 2021, MWG đạt doanh thu thuần hợp nhất là 122.958 tỷ đồng (tương đương 5 tỷ USD), tăng 13% so với 2020 và đạt 98% kế hoạch Trong đó, doanh thu online đạt 14.370 tỷ đồng, tăng 53% so với năm trước Lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp thu về là 4.901 tỷ đồng, tăng 25% so với năm trước và đạt 103% kế hoạch cả năm.

Với kết quả trên, MWG là công ty có doanh số lớn nhất trong thị trường bán lẻ trực tuyến; đồng thời giữ vững vị thế nhà bán lẻ số 1 Việt Nam Năm 2020, MWG xếp thứ 10 trong số các nhà bán lẻ lớn nhất khu vực Đông Nam Á; doanh số bán hàng vượt xa các doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu trong nước như Saigon Coop, FPT, Masan, Central Group, Pico

1.3.2 Phân tích SWOT

1.3.2.1 Điểm mạnh

Thứ nhất, CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động là một thương hiệu lâu đời, có được sự tin tưởng của người dùng, sở hữu hệ thống hơn 5,300 siêu thị, cửa hàng phủ sóng khắp toàn quốc và chiếm thị phần cao nhất ở ngành hàng bán lẻ điện thoại (45%) và điện máy (35%)

Thứ hai, dịch vụ chăm sóc khách hàng luôn được đánh giá cao, đặt khách hàng làm trung tâm trong mô hình kinh doanh Thế Giới Di Động là một ví dụ điển hình cho hành trình khách hàng (trước mua hàng – mua hàng – sau mua hàng) Nhân viên của MWG sẽ nắm chéo được thông tin của khách khàng từ từng bộ phận, từ đó có thể quản lý chặt chẽ hơn.

Thứ ba, hoạt động Marketing mạnh mẽ Điển hình như TVC của Điện Máy Xanh vào năm 2016 với những người da xanh, điều này đã giúp Điện Máy Xanh phủ sóng nhận diện thương

Trang 12

hiệu lên khắp cả nước Đồng thời MWG luôn triển khai nhiều chương trình khuyến mãi vô cùng hấp dẫn như phiếu giảm giá, tri ân khách hàng lâu năm,…

Cuối cùng, MWG đã ứng dụng thành công hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp – ERP MWG là một trong những công ty tư nhân đầu tiên tại Việt Nam đưa ERP ứng dụng trong quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ của mình.

1.3.2.2 Điểm yếu

Điểm yếu của MWG đến từ chính thị trường mà họ đang chiếm lĩnh hay xâm nhập Với thị trường điện thoại hay điện máy, ngày càng nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ cùng nhau nhảy vào xâu xé thị phần Còn TGDĐ thì vẫn đặt mục tiêu chiếm lĩnh thị phần cao hơn, họ xác định đạt 45-50% thị phần trong 2 năm 2020 - 2021 ngành điện máy.

Cấu trúc bên trong ngành di động, điện tử còn nhỏ Có thể thấy MWG đang trong quá trình thu hẹp cửa hàng Thế Giới Di Động trong tháng 1/2021 chưa hề dừng lại Minh chứng là cuối năm 2020 Thế Giới Di Động giảm 20 cửa hàng so với thời điểm cuối tháng 11/2020 và giảm 35 cửa hàng so với thời điểm cuối tháng 10/2020, tương ứng tháng 10 giảm 15 cửa hàng và tháng 11 giảm 20 cửa hàng.

Giá của các sản phẩm vẫn còn cao so với các chuỗi bán lẻ khác như như Cellphone S, Hoàng Hà, TechOne, Nguyên nhân một phần là do hạn chế hành vi bán phá giá so với các nhà cung cấp (Apple, Samsung, Oppo, Xiaomi,…) Mặt khác, do Công ty có nhiều cửa hàng, hỗ trợ bảo hành khắp cả nước nên chi phí vận hành hệ thống lớn.

1.3.2.3 Cơ hội

Tiềm năng của ngành bán lẻ tích hợp “offline to online”: Giai đoạn 2020 – 2021 là giai đoạn mà hình thức mua sắm trực tuyến lên ngôi, chủ yếu là thông qua các sàn giao dịch TMĐT, kế đến là mạng xã hội Doanh thu từ hoạt động kinh doanh online của MWG tăng từ 9% tổng doanh thu đến 14% tổng doanh thu toàn doanh nghiệp Tỷ trọng này được dự báo sẽ thay đổi nhanh chóng trong tương lai khi bán lẻ hiện đại đang phát triển mạnh mẽ.

Thị trường phụ kiện điện thoại tăng trưởng mạnh: Năm 2020, thị trường phụ kiện điện thoại đạt hơn 202 tỷ USD Với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 4,5%, dự kiến đến năm 2030 doanh thu đạt được sẽ vượt mức 328 tỷ USD.

Trang 13

Sức mua của người dân sẽ tăng lên rất nhiều: Ngành bán lẻ liên quan rất nhiều đến đời sống con người, thu nhập của người dân Sau khi đại dịch kết thúc, nền kinh tế sẽ được phục hồi Khi thu nhập của người dân tăng lên, thì doanh thu bán lẻ cũng tăng theo Các hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa tại các siêu thị, chợ, cửa hàng, các sàn TMĐT sẽ diễn ra sôi động hơn.

1.3.2.4 Thách thức

Cạnh tranh gay gắt nhất với FPT Shop do có công ty mẹ là FRT - đơn vị nhập khẩu hầu hết các dòng điện thoại vào thị trường Việt Nam nên các chuỗi bán lẻ khác bị phụ thuộc vào nguồn hàng của FPT Shop Đặc biệt khi FPT Shop là đơn vị tiếp nhận bảo hành, đơn vị ủy quyền của hàng loạt các tên tuổi lớn như Dell, HP, Lenovo, Apple… tại thị trường Việt Nam từ nhiều năm Người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm chi tiêu đối với mặt hàng không thiết yếu trong tương lai gần Người tiêu dùng hình thành lối sống mới trong thời gian giãn cách do đại dịch, chẳng hạn như mua các sản phẩm thay thế rẻ hơn, chủ động làm việc, ăn uống tại nhà và hạn chế mua sắm.

Sức ép từ các nhà bán lẻ nước ngoài: Cùng với sự phát triển của xu hướng eCommerce, nhiều công ty TMĐT uy tín từ nước ngoài như Lotte (Hàn Quốc), Amazon (Mỹ), Rakuten (Nhật Bản), AeonEshop (Nhật Bản) sẽ sớm tham gia thị trường trong dài hạn, chưa kể các sàn TMĐT đang chiếm lĩnh thị trường nội địa hiện nay như Lazada, Shopee, Tiki

Nguồn: Báo cáo tài chính MWG năm 2021

Tổng tài sản của CTCP Đầu tư Thế giới di động năm 2021 tăng so với năm 2020, tăng từ 46.030 tỷ đồng lên 62.971 tỷ đồng tương ứng với 36,5% So với đối thủ cạnh tranh như FRT thì

Trang 14

thì quy mô tổng tài sản của Công ty không chỉ lớn hơn mà còn có mức tăng trưởng đáng kinh ngạc vào năm 2021 Cụ thể, tổng tài sản của MWG gấp 5,8 lần so với FRT (tổng tài sản FRT năm 2021 là 10.786,1 tỷ đồng), và khi FPT chỉ tăng 28,67% so với năm trước thì MWG tăng đến 36,8% Chủ yếu là do Công ty đã tiếp tục nhân rộng các chuỗi cửa hàng MWG đã mở mới 1.142 điểm bán, nâng tổng số cửa hàng lên 5.306 vào cuối năm 2021 Bên cạnh đó còn nỗ lực tăng sản lượng hàng để đảm bảo nguồn cung.

Tiền và các khoản tương đương tiền 7.347.857 4.142.015

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 8.057.318 14.236.626

Các khoản phải thu ngắn hạn 1.595.251 3.162.121

Hàng tồn kho 19.422.177 29.167.232

Tài sản ngắn hạn khác 894.629 1.247.261

Nguồn: Báo cáo tài chính MWG năm 2021

Đặc thù của MWG là kinh doanh trong ngành bán lẻ nên TSNH của công ty luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản cụ thể năm 2020 TSNH chiếm 81,11% tổng tài sản, năm 2021 TSNH chiếm 82,52% tổng tài sản

Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, tỷ trọng của tiền và các khoản tương đương tiền giảm đi đáng kể từ 19,69% năm 2020 xuống còn 7,97% năm 2021 Một trong những nguyên nhân dẫn đến khoản mục này giảm mạnh trong năm 2021 là do nợ ngắn hạn của Công ty có xu hướng

Trang 15

tăng Công ty cần phải quan tâm hơn công tác thu hồi các khoản nợ phải thu ngắn hạn và khả năng chuyển đổi thành tiền của các TSNH khác để đáp ứng nhu cầu thanh toán.

Căn cứ vào số liệu báo cáo tài chính của MWG đưa ra, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn có sự thay đổi mạnh mẽ qua hai năm 2020 là 7.348 tỷ đồng tương ứng với 21,59% đến năm 2021 là 14.236 tỷ đồng tương ứng với 27,4%.

Các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ, chỉ tiêu này đã tăng từ 1.595 tỷ đồng năm 2020 lên thành 3.162 tỷ đồng trong năm 2021 tương ứng với mức tăng 98,22% Công ty MWG có hoạt động kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực bán lẻ thiết bị di động, điện máy và thực phẩm Trong năm 2021, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhu cầu mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng tăng cao, đặc biệt là các sản phẩm liên quan đến học tập và làm việc tại nhà như laptop, tablet và điện thoại Điều này đã giúp cho doanh thu online của Công ty tăng mạnh, đạt 14.370 tỷ đồng, chiếm 14% tổng doanh thu của TGDĐ và ĐMX Tuy nhiên, doanh thu online cũng kéo theo sự gia tăng của các khoản phải thu ngắn hạn từ khách hàng, do thời gian giao hàng và thanh toán có sự chênh lệch Ngoài ra, công ty MWG cũng đã mở rộng quy mô hoạt động trong năm 2021, với việc ra mắt chuỗi cửa hàng Topzone chuyên bán sản phẩm Apple cao cấp, và tăng số lượng cửa hàng BHX Việc mở rộng quy mô cũng đòi hỏi Công ty phải bỏ ra nhiều chi phí cho việc nhập hàng, quảng cáo và khuyến mãi Điều này đã làm tăng các khoản trả trước cho người bán và các khoản phải thu ngắn hạn khác

Chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản ngắn hạn của MWG là hàng tồn kho Tỷ lệ này đã tăng từ 19.422 tỷ đồng năm 2020 lên 29.167 tỷ đồng năm 2021 tương ứng với gần 50,17% Điều này có thể lý giải bởi nguyên nhân do dịch COVID-19 ảnh hưởng Tác động của việc giãn cách xã hội, MWG trải qua thử thách chưa từng có khi 70% tổng số điểm bán của TGDĐ và ĐMX trên toàn quốc phải tạm đóng cửa hoặc hạn chế bán hàng trong suốt 8 tháng năm 2021 Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến sức mua hàng, làm cho tỷ lệ hàng tồn kho tăng lên rất nhiều Mặt khác, việc gia tăng hàng tồn kho của Công ty cũng là mục tiêu chiến lược thị trường trong giai đoạn phát triển Tuy nhiên hàng tồn kho sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhiều khoản mục như chi phí tồn kho, chí phí lãi vay,… Vì thế, Công ty cần xem xét và cân nhắc dự trữ một lượng hàng tồn kho hợp lý.

Trang 16

Hình 1: Hàng tồn kho của MWG cuối năm 2020 – đầu năm 2021

Nguồn: Báo cáo tài chính MWG năm 2021

Phải thu dài hạn 439.493 482.389

Tài sản dang dở dài hạn 132.620 79.697

Trang 17

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 52.757

-Tài sản dài hạn khác 793.813 806.891

Nguồn: Báo cáo tài chính MWG năm 2021

Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng tài sản lần lượt là 18,93% năm 2020 và 17,49% năm 2021 Trong đó tài sản cố định có xu hướng tăng trưởng mạnh trong năm 2021, cụ thể giá trị của tài sản cố định của Công ty đã tăng từ 7.294 tỷ đồng năm 2020 lên 9.647 tỷ đồng năm 2021, tương ứng với mức tăng trưởng 32,34%

Tài sản dang dở dài hạn có xu hướng giảm từ 132 tỷ đồng xuống còn 79 tỷ đồng tương ứng với mức giảm xấp xỉ 40% Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của MWG trong năm 2020 dẫn đến việc tạm hoãn hoặc giảm quy mô một số dự án đầu tư Điều này cũng góp phần làm giảm tài sản dở dang dài hạn của Công ty.

Nguồn: Báo cáo tài chính MWG năm 2021

Tổng nguồn vốn của công ty MWG từ năm 2020 đến năm 2021 tăng 36,8% Trong đó cơ cấu nợ phải trả và vốn chủ sở hữu có biến động nhẹ qua hai năm Xét trong từng năm, nợ phải trả cao gấp khoảng 2 lần so với vốn chủ sở hữu cho thấy rằng công ty đang sử dụng nhiều vốn vay

Trang 18

để duy trì hoạt động kinh doanh Doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ, đặc biệt là doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn hơn khi lãi suất ngân hàng ngày một tăng cao.

-Nguồn: Báo cáo tài chính MWG năm 2021

Nợ phải trả của năm 2021 cao hơn năm 2020 là 39,42% Nợ ngắn hạn của năm 2021 tăng mạnh 13,17 tỷ đồng tương ứng với 44,7% Trong năm 2021 MWG đã mở rộng quy mô kinh doanh với số lượng điểm bán mới đạt 1.142 điểm nâng tổng số cửa hàng lên đến 5.306 Điều này có thể lý giải cho số nợ ngắn hạn tăng đột biến.

Chỉ số nợ dài hạn của năm 2021 là 0 cho thấy trong năm 2021 MWG không có khoản vay dài hạn nào Các khoản nợ trong dài hạn giảm do đã kết chuyển sang các khoản vay ngắn hạn Bên cạnh đó, để nhập lượng hàng lớn, Công ty cần lượng tài chính nên đã vay ngắn hạn từ các tổ chức tài chính và khả năng trả nợ không phải là vấn đề với MWG Tuy nhiên, việc nợ dài hạn giảm cũng không phải là tốt vì nợ dài hạn có tính ổn định, lâu dài, giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, phát triển ổn định nên việc giảm nợ dài hạn có thể cho thấy khả năng huy động vốn dài hạn của Công ty từ bên ngoài giảm Công ty sẽ gặp khó khăn trong dòng tiền thanh toán trong dài hạn.

2.1.2.2 Vốn chủ sở hữu

Trang 19

Bảng 5: Vốn chủ sở hữu của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động giai đoạn 2020-2021

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 10.389.683 12.674.574

Nguồn: Báo cáo tài chính MWG năm 2021

Vốn chủ sở hữu của MWG tăng mạnh từ 15.481 tỷ đồng lên 20.387 tỷ đồng tương ứng với mức tăng trưởng 31,68% Vốn góp của chủ sở hữu tăng 2.598 tỷ đồng từ 4.532 tỷ đồng lên 7.130 tỷ đồng

Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế tăng trưởng mạnh từ 10.390 tỷ lên 12.675 tỷ tương ứng với 22% Điều này dẫn đến lợi nhuận của các chủ sở hữu tăng cao góp phần vào tăng nguồn vốn chủ sở hữu Bên cạnh đó, MWG phát hành cổ phiếu tăng vốn: Vào ngày 21/06/2021 Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động đã phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu với tỷ lên 1:1, tương đương với lượng cổ phiếu phát hành hơn 732 triệu cổ phiếu Việc phát hành cổ phiếu là một cách huy động vốn hiệu quả của doanh nghiệp Như vậy, vốn điều lệ của MWG sẽ tăng gấp đôi, lên 14.638 tỷ đồng MWG là một doanh nghiệp lớn có tiềm năng tăng trưởng cao nên việc huy động vốn đã thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư.

2.2 Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh2.2.1 Doanh thu

Giai đoạn năm 2020-2021 ngành bán lẻ ở nước ta là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 do các biện pháp cách ly xã hội Theo báo cáo, thị trường đa số

Trang 20

các sản phẩm công nghệ và điện tử tiêu dùng năm 2020 tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm 2019, tuy nhiên CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động vẫn hoạt động hiệu quả và duy trì mức tăng trưởng tương đối khả quan.

(đơn vị: triệu đồng)

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp

Nguồn: Báo cáo KQHĐKD MWG

Theo Báo cáo KQHĐKD, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty tăng đều qua mỗi năm Cụ thể năm 2021, MWG ghi nhận doanh thu ở mức 122.958 tỷ đồng, tăng trưởng 13,28% so với năm 2020 tương đương với 14.412 tỷ đồng Đồng thời doanh số đạt 99,05% kế hoạch của năm.

Để đạt được sự khả quan trong tăng trưởng doanh thu MWG đã rất nỗ lực trong công tác quản trị, đề ra các chiến lược khôi phục hợp lý để đối phó kịp với diễn biến thực tế Công ty đã chủ động đề ra các kế hoạch, phương án ngay từ giai đoạn bắt đầu giãn cách xã hội (tháng 4/2020) Bằng với các biện pháp kiểm soát chi phí để đảm bảo dòng tiền trong kinh doanh, bao gồm: Thỏa thuận giảm giá thuê mặt bằng, áp dụng chính sách điều chỉnh lương thưởng của nhân viên, điều chuyển nhân sự giữa các chuỗi để tối ưu năng suất lao động và phục vụ kinh doanh hiệu quả nhất Đồng thời đa dạng hóa các mặt hàng và phương thức bán hàng giúp nâng lợi nhuận gộp ở mức 22,26% năm 2021, cao nhất từ trước tới 2021.

Năm 2021, MWG vẫn vượt cột mốc 5 tỷ USD doanh thu Trong đó, doanh thu online đạt mức cao nhất từ trước đến năm 2021 là 13.405 tỷ đồng, tăng 47% so với năm 2020 và chiếm 14% tổng doanh thu của TGDĐ và ĐMX Bên cạnh đó, chuỗi BHX cũng đóng góp gần 1.000 tỷ đồng vào tổng doanh thu online.

Trang 21

Hình 2: Cơ cấu doanh thu của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động năm 2021

Nguồn: Báo cáo KQHĐKD MWG năm 2021

ĐMX đóng góp nhiều nhất vào cơ cấu doanh thu MWG với 51%, kế đến là TGDĐ 25,7% và sau đó là BHX 22,9% Tính theo ngành hàng, thiết bị di động là động lực tăng trưởng chính nhờ hưởng lợi từ nhu cầu học tập và làm việc tại nhà trong mùa dịch Doanh số máy tính xách tay tăng 58% so với 2020, máy tính bảng và điện thoại tăng lần lượt 40% và 17% Với BHX kinh doanh thực phẩm và FMCGs đạt doanh số hơn 28.200 tỷ đồng

Hình 3: Những đóng góp của chuỗi/ngành hàng mới cho TGDĐ và ĐMX trong năm 2021

Ngày đăng: 23/04/2024, 11:28

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w