TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÙI THỊ HUYEN THUONG
Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 60380107
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS ĐỖ THỊ DUNG
HÀ NỘI - NAM 2016
Trang 2Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ luật học này là công trình nghiên cứu cua
tôi dưới sự hướng dẫn của TS Đỗ Thị Dung - Giảng viên chính, Khoa Pháp luật
kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội Các số liệu, tài liệu tham khảo, trích dẫn
trong luận văn là hoàn toàn trung thực, có nguôn gôc rõ ràng.
Xác nhận của giảng viên hướng dẫn Người thực hiện
TS Đỗ Thị Dung Bùi Thị Huyền Thương
Trang 3Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực của ban thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên và hướng dẫn của các thay cô giáo, gia đình, bạn bè, dong nghiệp trong suốt khóa học cũng như thời gian nghiên cứu dé tài luận văn.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Tiến sĩ Đỗ Thi Dung - cô giáo kinh mén đã hết lòng giúp đỡ, tận tình hướng dan, chỉ bảo và tạo mọi diéu kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu
Luận văn của mình.
Dong thời, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Ban giám hiệu, toàn thé quý thay cô, cán bộ trong Phòng Đào tao, Khoa Sau đại học, Khoa Pháp luật kinh tế và cán bộ Thư viện trường Đại học Luật Hà Nội đã tạo mọi diéu kiện thuận lợi cho tôi trong suốt qua trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
thạc sĩ.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, dong nghiệp đã luôn ở cạnh động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài
nghiên cứu của mình.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các thay cô trong hội đồng cham luận văn đã cho tôi những đóng góp quy báu dé hoàn chỉnh luận văn này.
Hà Nội, ngày 02 thang 8 năm 2016Tác giả
Bùi Thị Huyền Thương
Trang 5LỜI NÓI ĐẦU
Chương 1: MOT SO VAN ĐÈ LÝ LUẬN VE THUONG LƯỢNG TẬP THE VÀ PHÁP LUẬT VE THƯƠNG LUONG TAP THẺ
1.1 Thương lượng tập thể
1.1.1 Khái niệm thương lượng tập thê 1.1.2 Các hình thức thương lượng tập thể
1.1.3 Điều kiện dé thương lượng tập thé hiệu quả 1.2 Pháp luật về thương lượng tập thể
1.2.1 Khái niệm pháp luật thương lượng tập thể 1.2.2 Nội dung pháp luật thương lượng tập thê
1.2.3 Vai trò của pháp luật thương lượng tập thê trong quan hệ lao động
Chương 2: QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUAT LAO ĐỘNG VIỆT NAM VE THUONG LƯỢNG TAP THE
2.1 Khái quát quá trình phát triển của pháp luật thương lượng tập thé
ở Việt Nam
2.1.1 Pháp luật về thương lượng tập thé giai đoạn trước nam 1990
2.1.2 Pháp luật về thương lượng tập thể giai đoạn từ năm 1990 đến trước
khi có Bộ luật Lao động năm 2012
2.2 Quy định của pháp luật lao động Việt Nam hiện hành về thương lượng tập thé
2.2.1 Nguyên tắc thương lượng tập thê 2.2.2 Chủ thể tham gia thương lượng tập thé 2.2.3 Nội dung thương lượng tập thé
2.2.4 Quy trình thương lượng tập thể
Chương 3: THỰC TIỀN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THUONG LƯỢNG TAP THE Ở VIỆT NAM
3.1 Thực tiễn thương lượng tập thể ở Việt Nam
Trang 6lượng tập thể ở Việt Nam hiện nay
3.2.1 Yêu cầu hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thương lượng tập thể ở Việt Nam
3.2.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật thương lượng tập thể ở Việt Nam 3.2.3 Kiến nghị nâng cao hiệu quả thương lượng tập thể ở Việt Nam
Trang 7Các biểu mẫu thỏa ước lao động tập thé phạm vi doanh nghiệp Cung cấp một số nội dung chuẩn bị phục vụ thương lượng.
Về việc thông báo một số nội dung đề nghị thương lượng tập thể theo
quy định.
Nội dung thương lượng tập thể giữa Ban chấp hành công đoàn và Giám đốc công ty.
Về việc đề nghị giám đốc công ty tổ chức phiên họp thương lượng Biên bản về việc giữa Ban chấp hành công đoàn và Công ty Thỏa ước lao động tập thé.
Trang 81 Tinh cấp thiết của dé tai
Quan hệ lao động (QHLD) được xác lập trên cơ sở thỏa thuận về quyền và lợi
ích giữa các bên NLD (người lao động) và NSDLD (người sử dụng lao động) theo
quy định của pháp luật Tại một thời điểm nào đó lợi ích của các bên trong QHLĐ ngược chiều nhau, NLD luôn muốn tiền lương cao, thời giờ làm việc rút ngắn, điều kiện lao động tốt: NSDLĐ thì muốn kéo dài thời gian làm việc, trả lương cho NLD thấp, không muốn chỉ phí đề cải tạo điều kiện lao động, vì thế giữa các bên thường phát sinh bất đồng, dẫn tới tranh chấp lao động Đề bảo đảm quyền và lợi ích các bên, duy trì ôn định và kéo dài mối QHLD, pháp luật lao động các nước trên thé giới cũng như ở Việt Nam đã quy định nhiều cách thức khác nhau Một trong các cách thức đó chính là thương lượng tập thể.
Trên thế giới, pháp luật lao động nhiều nước như Trung Quốc, Mỹ, CHLB Đức, Na Uy, Hàn Quốc đã xây dựng và thực thi có hiệu quả cơ chế thương lượng tập thé (TLTT) ILO cũng luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới TLTT thông qua nhiều công ước và khuyên nghị như: Công ước số 87 năm 1948 về quyền tự do hiệp hội; Công ước số 98 năm 1949 về quyền tô chức và thương lượng tập thé; Công ước số 154 về xúc tiến thương lượng tập thé Khuyến nghị số 113 năm 1960 về thỏa thuận cấp ngành và quốc gia; Khuyến nghị số 163 năm 1981 về thúc đây thương lượng tập thé qua đó ILO xác định TLTT đóng vai trò chính trong việc ổn định QHLĐ và hạn chế tranh chấp lao động, đình công.
Ở Việt Nam, TLTT được quy định trong pháp luật lao động từ khi giành được chính quyền tháng Tám năm 1945 đến nay Tuy nhiên, giai đoạn trước đây với điều kiện đặc biệt về chính trị, xã hội và nền kinh tế hóa tập trung, nhà nước quản lý toàn bộ các hoạt động xã hội, chế định TLTT được lồng ghép trong các quy định về thỏa ước lao động tập thể dẫn tới tình trạng nhầm lẫn giữa TLTT và TƯLĐTT Qua nhiều lần sửa đổi, bố sung, pháp luật về TLTT lần đầu tiên được quy định cụ thé trong BLLĐ được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18/6/2012, có hiệu lực từ ngày 01/5/2013 Trên cơ sở kế thừa và phát triển BLLĐ năm 1994 (sửa đổi, bố sung năm 2002, 2006, 2007), BLLĐ năm 2012 quy định cụ thể về TLTT từ Điều 66 đến Điều 72, tạo cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp tiến hành thương
Trang 9QHLĐ, hạn chế tranh chấp lao động xảy ra Tuy nhiên, qua gần 3 năm thực hiện, pháp luật TLTT đã phát sinh một số bất cập trong quá trình thực hiện Bat cập này do nhiều nguyên nhân như quy định của pháp luật chưa hoàn thiện, thực tiễn thực hiện phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến chủ thể thực hiện, nguyên tắc, nội dung, quy trình tiến hành TLTT,
Trước thực trạng trên, việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về TLTT và thực tiễn thực hiện, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật TLTT ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay là cần thiết Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn vấn đề “Pháp luật về thương lượng tập thể ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ của mình.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề TLTT, pháp luật về TLTT đã được đề cập đến trong các giáo trình, sách tham khảo, một số đề tài khoa học cấp cơ sở, luận án, luận văn, bài viết đăng trên các tạp chí Cụ thể:
- Giáo trình: Van đề TLTT, pháp luật về TLTT đã được dé cập đến trong giáo
trình luật lao động của các cơ sở đào tạo luật Tuy nhiên, trước BLLĐ năm 2012 ra
đời chưa có nội dung về TLTT nên vấn đề TLTT được đề cập rải rác trong chương công đoàn, giải quyết tranh chấp, đình công Khi BLLĐ năm 2012 ra đời, có nhiều giáo trình viết về TLTT trong chương riêng Do là: Giáo trình Luật lao động Việt
Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội; Giáo trình Luật lao động của Trường Đại
học Luật Thành phó Hồ Chí Minh; Giáo trình Luật lao động của Viện đại học Mở
Hà Nội
- Sách tham khảo: Cac vẫn đề về TLTT và pháp luật về TLTT chưa được nghiên cứu trực tiếp trong các sách tham khảo mà chỉ được đề cập khi các công trình tìm hiểu về quy định của BLLĐ nói chung Đó là: “Bình luận khoa học Bộ luật lao động Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (2015) của tập thê tác giả Lưu
Bình Nhưỡng (chủ biên), Nguyễn Xuân Thu, Đỗ Thị Dung, Nxb Lao động, Hà Nội;
“Tai liệu tham khảo pháp luật lao động nước ngoài ” (2010) của Bộ lao động, thương
binh va xã hội, Nxb Lao động - xã hội, Ha Nội “Giới thiệu pháp luật về OHLĐ cua một số nước trên thế giới” (2011) của Trung tâm hỗ trợ phát triển QHLĐ, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội Bên cạnh đó, còn một số sách như: Hỏi - đáp về BLLĐ năm 2012, Số tay pháp lý, Tìm hiểu pháp luật, Từ điển thuật ngữ luật học
Trang 10trình sau đây liên quan đến dé tài luận văn Đó là: Luận án “Thỏa ước lao động tập thể - Nghiên cứu so sánh giữa pháp luật lao động Việt Nam và Thụy Điển” (2011) của Hoàng Thị Minh Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu về thỏa ước lao động tập thể Trong các nội dung trình bày, luận án đã đề cập ở mức độ nhất định về TLTT giúp duy trì, ôn định và phát triển trong QHLD; Luận án “Hoàn thiện pháp luật về doi thoại xã hội trong QHLĐ ở Việt Nam” (2013) của Nguyễn Văn Bình Trong luận án này tác giả đề cập những van đề lý luận về đối thoại xã hội, thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng đối thoại xã hội Thông qua việc đánh giá những điểm bat cập trong quy định của pháp luật lao động và thực tiễn áp dụng, luận án đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về đối thoại xã hội và nâng cao hiệu quả thực hiện đối thoại xã hội ở Việt Nam Trong các nội dung trình bày ở công trình này có một dung liên quan đến đề tài luận văn, bởi TLTT là một trong các hình thức đối thoại xã hội quan trọng nhất Đặc biệt, gần đây nhất có luận án: “7; hương lượng tập thể trong QHLĐ ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của
Nguyễn Huy Khoa, Học Viện Khoa học xã hội năm 2015 Đây là công trình nghiên
cứu chuyên sâu nhất về TLTT.
Ngoài ra, có một số luận văn liên quan đến đề tài Đó là các luận văn: “Pháp luật về thương lượng tập thé trong luật lao động ở Việt Nam” (2009) của Nhân Thi Lệ Quyên; “Thoa ước lao động tap thể ngành theo pháp luật Việt Nam” (2014) của Phạm Kim Hoan; “Thương lượng tập thể theo pháp luật lao động Việt Nam” (2014) của Phan Vân Ngọc; “Pháp luật về công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của NLD tại doanh nghiệp” (2014) của Nguyễn Thị Ngân; “Công
đoàn bảo vệ quyền và lợi ich NLD trong tố tụng dân sự Việt Nam” (2013) của Phạm Minh Trường; “Pháp luật về đại diện lao động ở Việt Nam” (2015) của
Nguyễn Thị Tú
- Bài viết đăng trên tạp chí: Có nhiều bài viết của nhiều nhà khoa học công bố trên các báo, tạp chí chuyên ngành, đề cập đến những khía cạnh và hình thức khác nhau của TLTT Đó là: Bài viết “Điều kiện dé phát triển thương lượng tập thể” của Hoàng Thị Minh đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 08/2011; Bài viết “Sử dụng hành động công nghiệp trong thương lượng tập thể ở Thuy Điển và việc sử dụng đình công ở Việt Nam” của Hoàng Thị Minh, Phan Thanh Huyền đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 19/2011; Bài viết “Một số vấn đề về chủ thé thương
Trang 11tạp chí số Tòa án nhân dân Tòa án nhân dân tối cao số 14/2014; Bài viết “Một số vướng mắc liên quan đến thủ tục tiến hành thương lượng tập thé theo pháp luật lao
động Việt Nam hiện hành” của Nguyễn Thị Bích đăng trên tạp chí Khoa học pháp
lý số 6/2014; Bài viết “Một số vấn đề về tranh chấp lao động tập thê về lợi ích” của Vũ Thị Thu Hiền đăng trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 6/2015; Bài viết “Vai trò của tô chức đại diện lao động trong đối thoại xã hội, thương lượng tập thể và thoả ước lao động tập thé” của Dao Mộng Điệp đăng trên tạp chí số 01/2014 Diém chung trong các bài viết này là các tác giả đi sâu phân tích, đánh giá các quy định về điều kiện TLTT, chủ thé tiến hành TLTT, vai trò của tổ chức đại diện NLD theo
quy định của BLLD năm 2012.
Qua nghiên cứu, các công trình đã đề cập đến van đề TLTT nhưng do mục đích viết khác nhau nên các công trình nghiên cứu đề cập ở các mức độ khác nhau Điểm chung ở đây là các tác giả chủ yếu đề cập tới các vấn đề về thực trạng pháp
luật cũng như thực tiễn thực hiện TLTT ở Việt Nam, từ đó, các công trình đưa ra
kiến nghị hoàn thiện pháp luật Tuy nhiên, với mục đích nghiên cứu ở cấp luận văn, hiện nay chưa có công trình nào Vì vậy, luận văn nghiên cứu một cách hệ thống các về lý luận, thực trạng pháp luật, từ đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật cũng như nhằm nâng cao hiệu quả TLTT ở Việt Nam hiện nay theo quan điểm riêng Trong quá trình nghiên cứu, luận văn có dựa trên những ý kiến, đánh giá, kết luận của các nhà khoa học trong các công trình trước đây để làm rõ mục đích
nghiên cứu đặt ra.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục dich của luận văn là nhằm nghiên cứu có hệ thống một số vẫn đề lý luận về TLTT Trên cơ sở quan điểm về lý luận được nghiên cứu, luận văn tập trung
phân tích thực trạng pháp luật TLTT theo quy định của BLLD năm 2012 và các văn
bản hướng dẫn thi hành Thông qua đó nêu lên những ưu điểm, những điểm còn bắt cập cần khắc phục và kiến nghị hoàn thiện một số quy định của pháp luật về TLTT theo hướng phù hợp với sự phát triển của thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập với nền kinh tế quốc tế và khu vực hiện nay.
Từ mục đích đặt ra như trên, luận văn tập trung vào các nhiệm vụ chính sau đây:
Thứ nhát, luận văn tiên hành nghiên cứu những vấn đề lý luận về TLTT và pháp luật TLTT trong đó tập trung vào các nội dung: khái niệm, các hình thức, điều
Trang 12Những vấn đề lý luận này được khái quát từ sự nghiên cứu các quy định của pháp luật lao động quốc tế và pháp luật lao động quốc gia.
Thứ hai, luận văn tiễn hành phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về TLTT từ đó rút ra các nhận xét về những ưu điểm, những van dé còn tồn tại trong các quy định của pháp luật lao động hiện hành trên
cơ sở so sánh với các quy định của pháp luật lao động các giai đoạn trước đây có
liên quan đến TLTT ở Việt Nam.
Thue ba, phân tích thực tiễn thực hiện pháp luật TLTT ở Việt Nam trong thời gian
qua, từ đó đề xuất một số kiến nghị sửa đổi, b6 sung quy định của pháp luật lao động hiện hành về TLTT trên cơ sở lý luận, thực trạng pháp luật và thực tiễn đã nghiên cứu, nhằm đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả TLTT ở Việt Nam.
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là các quy định của BLLD năm 2012, các văn bản hướng dẫn cũng như thực tiễn thực hiện pháp luật về TLTT
ở Việt Nam trong thời gian qua Ngoài các nội dung quy định tại BLLĐ năm 2012,
TLTT còn liên quan đến tổ chức công đoàn, tô chức đại diện của NSDLĐ, giải quyết đình công tại Tòa án cho nên dé làm sâu sắc van đề nghiên cứu, luận văn còn
nghiên cứu các quy định trong Luật công đoàn năm 2012, Nghị định
53/2014/NĐ-CP ngày 26/5/2014 quy định việc cơ quan quan lý nhà nước lấy ý kiến tô chức đại diện NLĐ, tô chức đại điện NSDLĐ trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về lao động và những van đề QHLĐ, Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2015.
Để làm sâu sắc nội dung nghiên cứu, luận văn còn nghiên cứu các công ước và khuyến nghị của Tổ chức lao động quốc tế và pháp luật của một quốc gia trên thé giới về vấn đề pháp luật TLTT.
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của học thuyết Mác -Lênin, bao gồm phép biện chứng duy vật và phương pháp luận duy vật lịch sử Theo đó, vẫn đề pháp luật TLTT được nghiên cứu luôn ở trạng thái vận động va phát triển trong mối quan hệ không tách rời với QHLD và các yếu tố kinh tế, xã hội Trong quá trình nghiên cứu, luận văn còn dựa trên cơ sở các quan điểm, định hướng của Đảng và nhà nước về xây dựng QHLD hài hoà, én định, tiễn bộ ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Trang 13gồm phân tích, chứng minh, so sánh luật học, so sánh, tổng hợp, dự báo khoa học 6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa khoa học: Luận văn làm mới hơn các khái niệm về TLTT và pháp luật TLTT, phân tích một cách hệ thống các quy định của pháp luật về TLTT hiện hành va đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật TLTT ở Việt Nam.
-Y nghĩa thực tiễn: Luận văn là tài liệu tham khảo cho các cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện và sửa đôi, b6 sung pháp luật lao động; góp phan nâng cao kiến thức cho các bên QHLĐ như NLD, tổ chức công đoàn, NSDLĐ, đại diện NSDLD và tổ chức đại diện NSDLD, giúp các bên hiểu đúng quyền, nghĩa vụ của mình để bảo đảm TLTT thành công.
Ngoài ra, luận văn còn là nguồn tư liệu tham khảo cho các cho học viên, sinh viên khi nghiên cứu về TLTT và pháp luật về TLTT.
7 Kết cầu của luận văn
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn được kết cau gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vẫn dé lý luận về thương lượng tập thé và pháp luật về thương lượng tập thé.
Chương 2: Quy định của pháp luật lao động Việt Nam về thương lượng tập thể.
Chương 3: Thực tiễn thực hiện và phương hướng hoàn thiện pháp luật thương
lượng tập thể ở Việt Nam
Trang 14MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE THƯƠNG LƯỢNG TAP THE VA PHAP LUAT VE THUONG LUONG TAP THE 1.1 Thương lượng tập thé
1.1.1 Khái niệm thương lượng tập thể
Thương lượng tập thé đã được các quốc gia trên thé giới biết đến từ lâu và là mối quan tâm đặc biệt của ILO Theo đó, khái nệm TLTT được ILO và các quốc gia quy định Tuy nhiên do điều kiện kinh tế, xã hội mà mỗi quốc gia có quan điểm khác nhau và đưa ra định nghĩa khác nhau về TLTT.
- Quan điểm của Tổ chức lao động quốc tế: ILO đã đưa ra khái niệm TLTT như sau: “Thương lượng tập thê áp dụng cho mọi cuộc thương lượng giữa một bên là một NSDLĐ, một nhóm NSDLĐ hoặc một hay nhiều tô chức của NSDLD, với một bên là một hay nhiều t6 chức của NLD, dé: a) Quy định những điều kiện lao động và sử dụng lao động; b) Giải quyết những mối quan hệ giữa những NSDLĐ với những NLD; c) Giải quyết những mối quan hệ giữa những NSDLĐ hoặc các tổ chức của họ với một hoặc nhiều tô chức của NLD”!
Theo quan điểm của ILO, TLTT phải nhằm những mục tiêu sau: a) Thương lượng tập thé phải có khả năng tiến hành cho mọi NSDLD và cho mọi NLD trong các ngành hoạt động nêu trong Công ước này; b) Thương lượng tập thê phải được mở rộng dần cho mọi nội dung nêu trong các khoản a, b và c của Điều 2, Công ước này; c) Phải khuyến khích việc phát huy những quy tắc và thủ tục mà các tổ chức của NSDLĐ và các tổ chức của NLĐ đã thỏa thuận; đ) Dù không có các quy tắc điều chỉnh việc tiễn hành thương lượng tập thể hoặc dù những quy tắc đó còn thiếu sót hay tính chất chưa phù hợp, việc thương lượng tập thé không vi thế mà bi trở ngại; e) Các cơ quan và các thủ tục giải quyết tranh chấp lao động phải được dự kiến sao cho có thé giúp xúc tiến thương lượng tập thể.”
- Quan điểm của một số nước trên thé giới: Hiện nay, các nước trên thé giới đều quy định về vấn đề TLTT và thực thi có hiệu quả cơ chế TLTT Từ định nghĩa có tính chính thức nhất về TLTT quy định trong Công ước số 154 năm 1981 của ILO và điều kiện cụ thé của mình các quốc gia trên thé giới đưa ra định nghĩa TLTT.
' Tổ chức Lao động Quốc tế (1981), Điều 2 phan I Công ước số 154 về xúc tiễn thương lượng tập thé.? Tổ chức lao động Quốc tế (1981), khoản 2, Điều 5 phan III Công ước số 154 về xúc tiến thương lượng tập thé.
Trang 15các cuộc thương lượng về các vấn đề QHLĐ “đề cập tới mối quan hệ giữa NLĐ và NSDLD” và “có liên quan tới việc làm hay phi việc làm hay các điều khoản việc làm, việc luân chuyền việc làm hay tiếp tục việc làm của bất kỳ người nào”.”
Malaysia đưa ra khái niệm: “Thương lượng tập thé là việc đàm phán nhằm đạt được một thỏa ước tập thé”.4
Ở Việt Nam, xuất phat từ nghĩa trong Từ điển Tiếng Việt, đó là “Thương lượng” là trao đối bàn bạc với nhau nhằm đi đến thỏa thuận giải quyết một van đề nào đó liên quan đến quyền và lợi ích của các bên.” “Tập thé” là tập hợp những người có mối quan hệ gắn bó như cùng sinh hoạt hoặc cùng làm việc chung với nhau." Từ đó có thé hiểu, TLTT là việc ban bạc thỏa thuận giữa đại diện NLD và NSDLĐ nhằm đạt tới sự thỏa thuận về nội dung TULDTT trong doanh nghiệp TLTT là việc tập thể NLĐ thỏa thuận, đàm phán với NSDLĐ nhăm mục đích sau đây: 1) Xây dựng QHLD hai hoa, ôn định và tiễn bộ: 2) Xác lập các điều kiện lao động mới lam căn cứ dé tiến hành ký kết thoả ước lao động tập thể; 3) Giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong QHLĐ.”
Khái niệm TLTT ở Việt Nam trước đây quy định không rõ ràng mà được quy
định lồng ghép trong các quy định của TƯLĐTT thì BLLĐ năm 2012 đã quy định cụ thé về van dé nay Theo đó BLLĐ năm 2012 đã khái quát được bản chất của TLTT là một quá trình thỏa thuận, thé hiện sự tiễn bộ của pháp luật lao động Việt Nam hiện hành và phù hợp với xu hướng chung của các nước trên thế giới Việt Nam cần học hỏi định nghĩa TLTT của ILO va các nước trên thế giới để có thé đưa ra một định nghĩa đầy đủ về TLTT phù hợp pháp luật Việt Nam ILO luôn khuyến nghị rằng các quốc gia nên học hỏi kinh nghiệm pháp luật quốc tế được chuyển giao từ quốc gia này sang quốc gia khác Một mô hình có thể vận dụng hiệu quả ở nước này song không tốt ở quốc gia khác vì điều kiện kinh tế, chính trị, cau trúc xã hội khác nhau nên cần xây dựng một cơ chế phù hợp, vận hành một cách hiệu quả và đóng góp xứng đáng cho sự phát triển hài hòa, 6n định trong mối QHLD.
3 Điều 2 Luật QHLĐ Singapo năm 1960, đã sửa đôi.* Điều 2 Luật QHLĐ Malaysia.
Š Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, trung tâm từ điển học, Hà Nội, năm 2010.° Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, trung tâm từ điển học, Hà Nội, năm 2010.
7 Điều 60 BLLD năm 2012.
Trang 16bạc, thống nhất trong QHLD thì có thể tiến hành thương lượng Trong QHLĐ, thương lượng có thể hiểu là một quá trình thỏa thuận nhằm thống nhất giải quyết một vấn đề liên quan đến việc mua bán, sử dụng hàng hóa sức lao động và giải quyết những van dé phát sinh giữa NLD va NSDLD Trong quá trình lao động sản xuất giữa NLD va NSDLĐ sẽ phát sinh mâu thuẫn có thé là tranh chấp cá nhân hay tranh chấp tập thé khi thương lượng các bên có thé tự thương lượng hoặc cử người đại diện, t6 chức tham gia thương lượng thì mục đích là tìm ra được tiếng nói chung cho tất cả các bên khi tham gia thương lượng.
Từ quy định của ILO và các quốc gia trên thế giới cũng như quy định của pháp luật Việt Nam, có thể hiểu một cách khái quát về TLTT như sau: TLTT là quá trình bàn bạc, thảo luận nhằm thong nhat y kién giữa dai diện tập thể NLĐ với NSDLĐ hoặc đại diện NSDLĐ ở các cấp độ khác nhau nhằm xác lập những thỏa thuận chung về vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của các bên trong QHLĐ.
1.1.2 Các cấp thương lượng tập thể
Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia ma van dé TLTT được pháp luật các nước quy định cấp thương lượng khác nhau TLTT hiện nay được tiễn hành theo nhiều cấp: TLTT cấp doanh nghiệp (bao gồm TLTT trong
phạm vi từng bộ phận doanh nghiệp và TLTT trong phạm vi doanh nghiệp); TLTT
ở cấp ngành (có thể diễn ra theo hai phạm vi TLTT cấp ngành tại một địa phương va TLTT cấp ngành ở quy mô toàn quốc) Mỗi cấp TLTT khác nhau sẽ dẫn đến các quy định khác nhau về chủ thé tham gia TLTT, thủ tục tiến hành TLTT, kết qua TLTT ở từng cấp độ Cụ thể:
- Thương lượng tập thể cấp ngành
Lịch sử của TLTT cấp ngành cũng lâu đời như TLTT TLTT cấp ngành ra đời
dựa trên hoàn cảnh các công nhân làm cùng một việc ở trong cùng một ngành mong
muốn có mức lương bằng nhau hoặc giống nhau trong toàn ngành vì như vậy họ có thé tránh được tình huống các công nhân đơn lẻ bi NSDLD trả mức lương thấp hon so với các công nhân khác Từ đó dẫn việc thúc đây công đoàn tiễn hành chiến lược việc chuẩn hóa mức lương trong toàn ngành thông qua TLTT ở cấp ngành với một nhóm những NSDLĐ hoặc hiệp hội của ngành đó Đầu tiên những NSDLĐ chống
lại ý định này của công đoàn, tuy nhiên sau đó NSDLD nhận ra những lợi ich của
TLTT cấp ngành mang lại, chứng tỏ là một công cụ làm giảm sự luân chuyền lao
động (tránh được tình trạng NLD bỏ nơi làm việc nay sang nơi khác với mức lương
Trang 17cao hơn), đồng thời duy trì được sự ôn định trong công việc nên ngày càng được áp dụng rộng rãi TLTT cấp ngành là hình thức được hau hết các nước Châu Âu (Đức, Pháp, Italia, Bi ) và một số ngành quan trọng ở Hàn Quốc, Nhật, Mỹ áp dụng." Kết quả của TLTT cấp ngành thường dẫn đến sự ra đời của TƯLĐTT cấp ngành TLTT cấp ngành với ưu điểm thương lượng nhăm thống nhất được một mức lương chung trong toàn ngành trong cùng một công việc không phân biệt điều kiện về vị trí địa lý, kinh tế, xã hội Tuy nhiên TLTT cấp ngành cũng thể hiện sự kém linh hoạt, không thích ứng với điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp nên để tạo được sự thong nhất giữa các doanh nghiệp là điều vô cùng khó khăn Trong trường hợp một số chủ doanh nghiệp không nhất trí với việc tham gia TLTT hoặc không tan thành với kết quả đạt được sau khi TLTT thì TƯLĐTT ngành thì sẽ khó khăn trong việc triển khai hóa TULDTT trong thực tế.
- Thương lượng tập thể cấp doanh nghiệp
TLTT ở cấp doanh nghiệp được sử dụng phô biến ở các quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Philipin và một số quốc gia khác Thành phần tham gia TLTT ở cấp doanh nghiệp bao gồm: Đại điện của NLD tại doanh nghiệp
và NSDLD hoặc đại diện NSDLD, đại diện cho NLD thường là công đoàn tại doanh
nghiệp đó, trong một số trường hợp có thé là tập thé NLD cử ra hoặc bầu nên bằng hình thức bỏ phiếu kín Ưu điểm của hình thức TLTT cấp doanh nghiệp là tính linh hoạt cao, có khả năng thích ứng trong việc tạo ra những điều kiện làm việc cụ thê tại doanh nghiệp Tuy nhiên hình thức TLTT tại doanh nghiệp cũng có những bắt lợi là tạo ra sự cách biệt giữa các doanh nghiệp Có thể sẽ tồn tại nhiều TƯLĐTT tại các oanh nghiệp nếu quá trình TLTT thành công theo mô hình tập đoàn hoặc tổng công ty với nhiều ngành nghề kình doanh sản xuất khác nhau.Tuy nhiên, TS Chang Hee Lee -chuyên viên cao cấp của ILO tại văn phòng đại diện ở Việt Nam cho rằng đây là “hình thức TLTT có thé mang lại nhiều thành công và kết quả khả quan nhất” Ở Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô kinh doanh sản xuất, điều kiện kinh tế xã hội tương đối 6n định nên việc TLT trong doanh nghiệp dé đạt được hiệu quả.
1.1.3 Điều kiện để thương lượng tập thể hiệu quả
TLTT là một quá trình lâu dài, phức tạp và để các bên tìm được tiếng nói chung quá trình thương lượng phải đáp ứng các điều kiện cũng như kỹ năng thương lượng khác nhau Cụ thể cần phải đảm bảo có các điều kiện cần thiết sau:
Š Chang-Hee Lee (2008), Từ QHLĐ mang đậm nét đình công tự phát đến QHLD hài hòa dựa trên thươnglượng tập thê tại Việt Nam Xác định các vân đê và thử tìm kiêm những giải pháp kha thi, Văn phòng Tôchức Lao động Quôc tê tại Việt Nam, Hà Nội, trang 11.
Trang 18Diéu kiện thứ nhất, chủ thé tham gia thương lượng tập thé đủ tư cách đại diện Đây là điều kiện quan trọng nhất vì nếu chủ thé thương lượng không có tư cách đại diện cho tập thé lao động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho NLD thì tham gia quá trình đàm phán, thương lượng sẽ bị vô hiệu vì vi phạm điều kiện về chủ thé, chủ thé tham gia ký kết và hậu quả là NLD không chấp hành những thỏa thuận đó vì không biểu đạt ý chí, nguyện vọng của đại diện tập thé NLD Và ngược lại NSDLĐ sẽ không thực hiện TULDTT nếu người đại diện cho họ không đúng thâm quyền tham gia thương lượng Theo quy định của pháp luật thì nếu không đúng chủ thê thì thỏa ước đó bị coi là vô hiệu Điều kiện này được gọi là “diéu kiện tiền dé’? cho hoạt động đối thoại, thương lượng và thỏa ước, hay gọi theo ngôn ngữ toán học thì gọi là “điêu kiện cần”, trước khi nói tiếp đến các “điều kiện au” ở dưới đây.
Diéu kiện thứ hai, hai bên phải có vị thé thương lượng bình dang, độc lập với nhau Thương lượng không thành nếu một trong hai bên không có vị thế thương lượng bình đăng và độc lập với nhau Vì nếu thương lượng được tiến hành trên cơ sở bat bình dang thì TULDTT ra đời là kết quả sẽ là sự áp đặt không phải là kết quả của sự thỏa thuận bình dang giữa các bên NSDLD được nhà nước trao quyền quan ly với việc nam giữ trong tay tư liệu sản xuất, có quyền tuyển dung, kỷ luật, sa thải lao động Vì vậy trong mối tương quan giữa NLD và NSDLD thi NLD có vị thé yếu thé hơn so với NSDLD Vi vậy, để có TLTT thật sự diễn ra thi NLD phải
độc lập trong tư tưởng và hành động của mình vì bên cạnh vai trò là cán bộ công
đoàn cơ sở tại doanh nghiệp thì nhiều NLD là người trực tiếp tham gia lao động sản xuất nên sợ bị NSDLĐ sa thải, trù dập nếu đấu tranh đi ngược lại với chính sách, lợi ích của NSDLĐ và doanh nghiệp Vì các lẽ trên, để TLTT thực sự được diễn ra và thương lượng một cách bình dang không bi de dọa, ép buộc từ phía NSDLD thì TULDTT ra đời mới dam bảo tối đa quyền lợi của NLD.
Diéu kiện thứ ba, sự can thiệp của Nhà nước một cách phù hợp vào QHLĐ Sự can thiệp của Nhà nước chủ yếu thông qua đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, pháp luật lao động có ảnh hưởng rất lớn đến nội dung và các van đề được giải quyết thông qua quá trình TLTT nhăm mục đích bình ổn các QHLĐ Các hình thức can thiệp phố biến của Nhà nước vào TLTT đó là:
? Nguyễn Mạnh Cường (2011), Sáu diéu kiện để có thương lượng tập thể thật, , https://quanhelaodongvietnam.wordpress.com/201 1/10/3 1/sau-di%E1%BB%8 luki%E1%BB%87n truy cập ngày 30/5/2016.
Trang 19- Nhà nước ban hành các văn bản quy định pháp luật điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong QHLĐ nhằm can thiệp trực tiếp sâu, rộng và toàn diện tới các vấn dé đang diễn ra trong quá trình lao động Đây là cách thức điều chỉnh phổ biến ở các nước xã hội chủ nghĩa phát triển theo mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước kia, trong đó Nhà nước sẽ can thiệp vào từng van đề nhỏ cua QHLĐ.
- Nhà nước dé nền kinh tế thi trường tự vận động một cách tự do theo các quy luật kinh tế khách quan, sự can thiệp của nhà nước ở mức thấp nhất Điều này có nghĩa, nhà nước tạo ra một khung pháp lý chung về quyền tối thiêu và nghĩa vụ tối da dé tạo điều kiện cho hai bên thương lượng thỏa thuận với nhau về tất cả các van đề liên quan đến lợi ích của NLĐ Việc quy định như vậy sẽ tạo điều kiện pháp lý cho QHLD phát triển tự do Tuy nhiên có thé nói sự buông lỏng này vô cùng nguy hiểm bởi sự buông lỏng của Nhà nước trong lĩnh vực lao động sẽ dẫn đến tình trạng không có cơ chế TLTT hữu hiệu, các van đề liên quan đến quyền và lợi ích của các bên trong QHLD sẽ bị thả nổi Điều này rất dé dẫn tới sự bất ôn trong sản xuất mà biểu hiện rõ nhất là xảy ra các cuộc đình công ở quy mô khác nhau nhằm tự bảo vệ lợi ích của chính NLĐ nếu thiếu một cơ chế bảo vệ hiệu quả từ phía nhà nước và tô chức đại điện NLD Đây là điều mà các chuyên gia ILO cảnh báo Chính phủ các quốc gia cần lưu ý dé tránh day thị trường lao động rơi vào tình trang bất ôn, thậm chí là ngòi nỗ dẫn đến những biến động về chính trị, kinh tế, xã hội.
- Nhà nước sử dụng cơ chế can thiệp mềm déo, linh hoạt dé định hướng các QHLD Với cơ chế điều chỉnh này sẽ mở cửa và tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tiến hành TLTT Đây chính là biện pháp hữu hiệu dé phát triển QHLD theo hướng hài hòa, ôn định Chính vi vậy sự điều chỉnh của Nhà nước theo cách thức này được xem là hiệu qua và phù hop với bản chất của QHLD trong bối cảnh kinh tế thị trường.
Điều kiện thứ tư, hai bên phải có thiện chí thương lượng.
Trong bat ky một cuộc dam phan nào các bên đều cần có sự thiện chí Nếu một trong hai bên không có thiện chí thương lượng thì thương lượng sẽ chỉ mang
tính hình thức không dẫn đến kết quả Bản chất của thương lượng là sự tự nguyện Pháp luật quy định khi một bên yêu câu thì bên còn lại phải thương lượng và không được từ chối theo thời gian pháp luật của từng nước quy định Ngoài quy định của luật pháp thì hoàn cảnh khách quan như áp lực của xã hội, tập thể NLĐ, Chính phủ hay cộng đồng doanh nghiệp đóng góp đáng ké cho việc hình thành ý thức thương
lượng của cả hai phía.
Trang 20Diéu kiện thứ năm, hai bên phải có đủ kiến thức pháp luật và kỹ năng dé
thương lượng.
Khi các bên tiến hành thương lượng, hai bên phải có đủ năng lực, kiến thức pháp luật và kỹ năng để thực hiện chức năng của mình, bao gồm việc xây dựng phương án đàm phán, kỹ năng tiến - lùi, gây sức ép hay mềm mỏng, linh hoạt trong đàm phán, hiểu được NLD có những quyền gì, phạm vi sử dụng quyền đó tới dau trong quá trình TLTT từ đó vận dụng và phát huy tối đa quyền đó của minh dé đạt mục tiêu dé ra Kỹ năng thương lượng là một van đề vô cùng quan trọng của
TLTT vì quá trình TLTT là một quá trình vô cùng khó khăn và phức tạp giữa hai
chủ thé có quyên và lợi ích đối lập nhau Vì vậy dé cân bang được quyên lợi của hai bên thì đòi hỏi các bên phải có kỹ năng TLTT mềm dẻo, linh hoạt, cần cứng rắn hay nhượng bộ trong từng nội dung thương lượng Những hoạt động tập huấn kỹ năng thương lượng, đàm phán cho các bên trong QHLD là dé hỗ trợ cho việc này Ngoài ra, sự hỗ trợ trực tiếp của công đoàn ngoài công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp nơi không thành lập công đoàn là cần thiết để bổ sung cho sự thiếu hụt về năng lực cho hai bên trong thương lượng.
Điều kiện thứ sáu, hai bên phải có du năng lực va vi thế kiểm soát việc thực
hiện thỏa thuận.
Đây là một điều kiện quan trọng nếu bên đứng ra thương lượng không có đủ năng lực để kiểm soát những cam kết của mình thì việc thương lượng không có ý nghĩa Vì vậy những nội dung thương lượng đều được tiến hành lấy ý kiến của đông đảo NLĐ Đại diện NLĐ là người đứng ra để truyền tải lại những nội dung đó TLTT thành công các bên có nghĩa vụ tôn trọng và thực hiện đúng những cam kết đã được thỏa thuận Tránh tình trạng đại diện tập thể NLĐ đạt được thỏa thuận với NSDLD về một điều khoản nao đó, nhưng sau đó tập thể NLĐ lại tự phát tô chức đình công về chính nội dung đó thì việc đàm phán mắt ý nghĩa
Điều kiện thứ bay, hai bên có thể có được sự hỗ trợ từ bên thứ ba cho quá trình thương lương (nếu có yêu cầu).
Đây là điều kiện bổ sung cần thiết vì nhiều trường hợp thương lượng giữa hai bên có quyền lợi xung đột nhau Khi đó, sự tham gia của bên thứ ba với tư cách trung gian hòa giải sẽ giúp hai bên thu hẹp khoảng cách để đạt được thỏa thuận Đây là hoạt động được sử dụng khá phô biến ở các nước có QHLĐ phát triển (hoạt
động trung gian hòa giai).
Trang 21Từ việc phân tích bảy điều kiện nói trên, nhận thấy rằng để TLTT thành công thì phải đáp ứng rất nhiều điều kiện và việc đảm bảo tat cả các yếu tố kê trên diễn thật thì không hề đơn giản bởi những lý đo:
Thứ nhất, nêu không có chủ thé đại diện thực sự thì không thé có thương lượng và thỏa ước thật Đây là điều kiện mang tính tiên quyết, tiền đề cho đối thoại, thương lượng Những TLTT không đúng chủ thể thì những kí kết trong thỏa ước lao động sẽ bị vô hiệu vì vi phạm điều kiện về chủ thé không có thẩm quyền kí kết.
Thứ hai, đề các điều kiện còn lại về thiện chí, vị thế, năng lực của hai bên thi sự hỗ trợ của tổ chức công đoàn cấp trên, của tổ chức giới sử dụng lao động, áp lực của cộng đồng xã hội và đặc biệt là vai trò hỗ trợ của Chính phủ là hết sức quan trọng Cơ sở luật pháp cộng với những tác động từ những thiết chế này thì mới tạo nên được một hệ 7 điều kiện nói trên, bao gồm 1 điều kiện cần và 6 điều kiện đủ dé có thể có được thương lương thật và thỏa ước thật.
TLTT thành công là mục tiêu hướng tới của tất cả nước trên thế giới vì xuất
phát từ mục đích của TLTT Một TLTT chỉ mang tính hình thức và sao chép lại cácquy định của pháp luật Tuy nhiên những thỏa thuận đạt được trong quá trình thương
lượng cần được các bên nghiêm túc thực hiện dé không lam mat di vai tro cua TLTT Khi đã đủ 7 điều kiện thi TLTT sẽ được diễn ra trên thực tế va nếu thiếu một trong các điều kiện trên thì quá trình TLTT khó có thé dién ra và TLTT không dat được hiệu quả như các bên mong muốn.
1.2 Pháp luật về thương lượng tập thé
1.2.1 Khái niệm pháp luật thương lượng tập thể
Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tô điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.
Dựa vào khái niệm TLTT, pháp luật TLTT được hiểu như sau: Pháp luật TLTT là quy định của Nhà nước về quá trình bàn bạc, thảo luận nhăm thống nhất ý kiến giữa đại điện tập thể NLD và NSDLĐ hoặc đại diện NSDLĐ ở các cấp độ khác nhau nhằm xác lập những thỏa thuận chung về van dé liên quan đến quyền và lợi ích của các bên trong QHLĐ Theo đó tất cả các nước đều quy định các vẫn đề liên quan đến quá trình TLTT nhằm duy trì, ôn định va tạo điều kiện cho sự phát triển
Trang 22của doanh nghiệp với kết quả tìm được tiếng nói chung trong các vấn đề thương
lượng với sự ra đời của TULDTT.
Pháp luật TLTT dé cao sự tự nguyện thương lượng giữa các bên nhằm tim ra tiếng nói chung trong QHLĐ phù hợp với lợi ích của các bên tham gia Da số các nước đều quy định các quyền của NLĐ dựa trên các quyền của Hiến pháp thừa nhận về TLTT và nghĩa vụ pháp lý của Nhà nước là thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu về điều kiện làm việc và việc làm NLĐ Ví dụ: Hiến pháp nước Cộng hòa Hàn Quốc quy định nghĩa vụ pháp lý của Nhà nước là thiết lập “các tiêu chuẩn về điều kiện làm việc dé bảo đảm nhân phẩm con người (Điều 3) và cũng tuyên bố là NLD có quyền “thương lượng tập thể” để nâng cao điều kiện làm việc của họ (Điều 33) Tiếp theo là Luật điều chỉnh về Công đoàn và QHLĐ Hàn Quốc năm 1997 (đã sửa đổi) nêu rõ mục đích của luật là duy trì và cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao dia vị kinh tế và xã hội của thông qua “dam bảo quyền tự do hiệp hội, quyền thương lượng tập thể và hành động tập thể của NLĐ” Luật lao động Campuchia năm 1997 (đã sửa đổi) cùng với các văn bản hướng dẫn thực hiện hay nghị định thi hành gọi là Prakas (do bộ lao động và đào tạo nghề ban hành) tao ra khuôn khổ tiến hành TLTT va ký kết thỏa ước tập thé Luật công đoàn của Nhật Ban năm 1949 (đã sửa đổi) va Luật điều chỉnh QHLĐ năm 1946 (đã sửa đổi) là các công cụ trọng tâm về TLTT.
1.2.2 Nội dung pháp luật thương lượng tập thể 1.2.2.1 Nguyên tắc thương lượng tập thể
Việc xác định nguyên tắc TLTT là van dé vô cùng quan trọng, tạo cơ sở ly luận để bắt buộc các bên phải thực hiện cho quá trình thương lượng Theo từ điển Tiếng Việt, nguyên tắc là những tư tưởng chỉ đạo quán xuyến các quy phạm pháp luật Nguyên tắc có tính bắt buộc đối với chủ thé khi tham gia TLTT đồng thời cũng là định hướng cho việc vận dụng các nguyên tắc trong thực tiễn Theo sự đánh giá của các chuyên gia về QHLĐ và chuyên gia về luật lao động của ILO, các nguyên tắc TLTT cần được quy định trên cơ sở nam bắt được bản chat của TLTT, những yếu tô thuận lợi cho việc TLTT thành công.
Bình dang là nguyên tắc đặc biệt quan trong, đảm bảo cho thương lượng đạt hiệu quả Mối quan hệ giữa NLD và NSDLD là mối quan hệ giữa người sở hữu tư bản và người sở hữu sức lao động, giữa người quản lý và người làm thuê Bản chất kinh tế của mối quan hệ này là bất bình đăng vì vậy yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo
Trang 23bình đăng giữa các bên Việc đảm bao sự cân bang quyền lực trong đàm phan,
thương lượng thì việc thương lượng thỏa thuận mới đạt được hiệu quả
Thiện chí là một trong những điều kiện quan trọng bảo đảm cho TLTT thực chat và hiệu quả Trường hợp các bên tiến hành thương lượng mà thiếu thiện chí sẽ biến hoạt động thương lượng trở nên hình thức mục đích của TLTT không thể đạt được TLTT thiện chí là nguyên tắc vô cùng quan trọng trong pháp luật về TLTT của nhiều nước Theo đó, pháp luật chỉ rõ các tiêu chí và dấu hiệu của hành vi vi phạm nghĩa vụ thương lượng thiện chí, trình tự, thủ tục và thâm quyền xử lý đối với
hành vi vi phạm nghĩa vụ TLTT.
1.2.2.2 Chủ thé thương lượng tập thé
Điều 2 phan I Công ước số 154 năm 1981 về xúc tiến TLTT của ILO quy định “thương lượng tập thé áp dụng cho mọi cuộc thương lượng giữa một bên là một NSDLĐ, một nhóm NSDLD hoặc một hay nhiều tổ chức của NSDLĐ, với một bên là một hay nhiều tô chức của NLĐ ” Như vậy, theo Công ước số 154 của ILO, việc tiễn hành thương lượng sẽ diễn ra giữa một bên là NSDLĐ, một nhóm NSDLĐ hoặc một hay nhiều tổ chức của NSDLĐ với một bên là một hay nhiều tổ chức của NLD NLD thương lượng tiến hành thông qua đại diện của mình NSDLD có thé trực tiếp đứng ra thương lượng hoặc thông qua đại diện NSDLĐ Ở mỗi quốc gia cơ chế đại diện tham gia TLTT là khác nhau Cụ thé:
Dai dién tap thé lao dong
Tập thé lao động là tập hop có tổ chức của NLD cùng làm việc cho một NSDLD hoặc trong một bộ phận thuộc cơ cấu tô chức của NSDLĐ."
Đại diện tập thể lao động được hiểu là người đại diện bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp cho NLD theo quy định của pháp luật.
Ở các nước trên thế giới hiện nay đại diện tập thê lao động có hai quan điểm khác nhau về chủ thê đại diện NLĐ 1) Công đoàn là t6 chức đại diện cho tô chức NLD duy nhất và không có tô chức nào khác được quy định đại diện cho tập thể NLD ở một số quốc gia như Việt Nam, Phipinpin 2) Theo quy định của ILO, “đại diện NLD” gồm có: a) Các đại diện công đoàn, cụ thé là các đại diện được các công đoàn hoặc các đoàn viên của các công đoàn chỉ định hoặc bầu ra; b) Hoặc các đại diện được bau ra, cụ thé là các đại điện được NLD trong cơ sở tự do bầu ra theo đúng quy định của pháp luật hoặc pháp quy quốc gia hoặc các thỏa ước tập thể mà
!9 Khoản 3 điều 3 BLLĐ năm 2012.
Trang 24chức năng của họ không bao gồm các hoạt động được coi là đặc quyền riêng của
công đoàn.
Đa số các quốc gia đều thừa nhận đại diện tập thé lao động là tổ chức công đoàn Tổ chức công đoàn có chức năng đại diện và bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp chính đáng của NLD là chức năng cơ bản và trọng tâm hàng đầu Một số quốc gia chỉ thừa nhận và cho phép đại điện là tổ chức công đoàn đơn nhất tham gia các môi quan hệ hai bên hay mối quan hệ ba bên dé đại diện và đảm bảo quyền lợi cho NLD như Việt Nam, Trung Quốc, Philipin Điều 254, BLLD của Philipin năm 1974 quy định tổ chức đại diện tập thể lao động là Công đoàn-đại diện thương lượng duy nhất của NLĐ trong đơn vị nhằm mục đích TLTT Có nhiều quốc gia thừa nhận hình thức đa công đoàn như: Nga, Anh, Hàn Quốc, Singapore Nhiều quốc gia khác lại thừa nhận song song cả hai loại đại diện là công đoàn và các tô chức, cá nhân không thuộc hệ thống công đoàn (những đại diện lao động do tập thé lao động bầu hoặc cử ra ở nơi không có tổ chức công đoàn hoặc ton tại độc lập, song song với tô chức công đoàn được thừa nhận là đại diện tập thể lao động) như: Argentina, Australia, Áo, Brazin, Canada, Colombia Nhóm đại diện lao động không thuộc tô chức công đoàn cũng được phân thành hai loại nhỏ: Một là, tô chức hoặc cá nhân đại diện hoạt động trong khoảng thời gian ngắn, trước khi thành lập công đoàn hoặc đại diện cho tập thé lao động trong từng vụ việc, nơi không có tổ chức công đoàn Các quốc gia thừa nhận loại đại điện này đều quy định cụ thê việc lập ra một tổ chức đại điện cho tập thé lao động như Hội đồng xí nghiệp, Hội đồng lao động '' Mô hình Hội đồng xí nghiệp điển hình này là Đức, Áo, Bi, Đan Mạch, Pháp, Ý Mô hình Hội đồng lao động trong đó Đức, Áo là hai nước điển hình Một số nước thừa nhận tư cách pháp lý các tổ chức đại điện do NLD bầu ra hoặc cử ra một số nước thì không thừa nhận tư cách pháp lý.
Đại điện NSDLĐ
Quy mô doanh nghiệp khác nhau sẽ ảnh hưởng tới chủ thê tham gia TLTT cụ thể: loại hình doanh nghiệp tư nhân thì cá nhân NSDLĐ trực tiếp thương lượng với đại diện NLD Với doanh nghiệp có quy mô lớn như công ty cổ phan, công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên, NSDLĐ thường cử đại diện có thé là các thành viên cao cấp trong Ban giám đốc tham gia vào quá trình TLTT ở tại doanh nghiệp còn ở cấp ngành và cấp địa phương thì các doanh nghiệp sẽ ủy quyền
!' Đào Mộng Điệp, Các căn cứ phân loại đại diện lao động, Tạp chí Luật học số 4/2013.
Trang 25cho đại điện NSDLĐ tham gia thương lượng tập thể tiến hành với công đoàn các cấp như đã trình bày ở trên.
Cùng với sự phát triển của QHLĐ, tổ chức đại diện NSDLĐ dan được khẳng định vi trí trong môi trường lao động và trong xã hội Tổ chức đại diện của NSDLĐ là một chủ thể không thê thiếu trong các quy định của luật lao động.
Điều 33 BLLĐ Nga quy định người lãnh đạo cơ quan hoặc là những người được ủy quyền của NSDLĐ trong khi thương lượng, ký kết hoặc thay đổi thỏa ước lao động tập thể, cũng như xem xét, giải quyết, giải quyết tranh chấp lao động tập thể thì việc bảo vệ lợi ích của NSDLĐ được thực hiện theo quy định của Bộ luật này và
các văn bản pháp luật khác của Liên bang Bên cạnh đó, NSDLD có những đại diện
khác của NSDLD đại điện tham gia TLTT với NLD đó là các cơ quan chính quyền địa
phương, cũng như của Liên bang thực hiện việc bảo vệ lợi ích hợp pháp của các cơ
quan tô chức nhà nước tương ứng khi thực hiện thương lượng, ký kết, thay đôi các thỏa thuận, giải quyết các tranh chấp lao động tập thể, việc kiểm tra thực hiện các thỏa thuận, việc thành lập và hoạt động của ủy ban quan hệ xã hội - lao động.
Chủ thể tham gia TLTT không giống nhau tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh kinh tế của từng nước Công đoàn là tổ chức đại diện cho NLD thamg gia TLTT ở những nơi chưa có tổ chức công đoàn hay ton tại nhiều hình thức đại điện, NLD có quyền lựa chọn tô chức bảo vệ tối đa nhất cho quyền lợi của NLĐ NSDLĐ bên cạnh quy định những người, tổ chức đại diện NSLĐ pháp luật cũng mở rộng đối tượng đại diện thương lượng do NSDLD trao quyền thực hiện chức năng TLTT với đại diện của NLD Với việc mở rộng phạm vi đại diện cho NLD và NSDLD, pháp luật các nước dé cao tôn trọng quyền tự do lựa chọn của các bên nếu các tổ chức đó đáp ứng day đủ các điều kiện đại diện tất cả đều hướng tới mục đích duy trì ôn định, thúc đây sự phát triển trong QHLĐ.
1.2.2.3 Trình tự tiễn hành thương lượng tập thể
Trình tự được hiểu là các bước cần phải thực hiện khi tiến hành giải quyết một việc gì đó Như vậy trình tự tiễn hành TLTT là các bước mà các bên phải tuân thủ trong quá trình thương lượng Quá trình TLTT thường bắt đầu từ việc đưa ra những yêu cầu, đề xuất trái ngược nhau; sau đó các bên cử đại diện dé tranh luận và phản biện Quá trình tranh luận và phản biện có thể gọi chung là giai đoạn thảo luận Nếu có quá nhiều van dé cần thống nhất ý kiến hoặc các ý kiến quá bất đồng với nhau, quá trình thảo luận có thể tách thành các giai đoạn tách biệt Nhìn chung, không có
Trang 26NSDLĐ nào lại chấp nhận ngay những yêu sách từ phía NLĐ đưa ra Về phía NSDLD, họ sẽ đòi hỏi có thời gian nghiên cứu xem xét yêu cầu và chuẩn bị câu trả lời Mặt khác đại điện NLD cũng cần có thời gian dé xem xét lay ý kiến tập thé lao động về những phản hồi của NSDLĐ Thương lượng vì thế sẽ không thể là một quá
trình diễn ra nhanh chóng mà phải là một quá trình kéo dài Pháp luật quy định chỉ
tiết và buộc các bên phải tuân thủ các kỹ năng và bước tiễn hành thương lượng theo quy định của pháp luật Cụ thé:
Mỗi nước đều có các quy định riêng và thông lệ riêng đề cập tới các vấn đề khác nhau của quá trình TLTT, vi dụ như ai có thé xúc tiễn thương lượng và khi nào bên thứ ba được tham gia vào giải quyết tranh chấp Ở một số nước như Singapo, Philippin, Trung Quốc TLTT được coi là một quá trình bắt nguồn từ quyền của NLD về TLTT, quá trình TLTT có thé bắt đầu băng đề xuất của một trong hai bên trong QHLĐ về TLTT Ở Hàn Quốc, Nhật Bản TLTT được hiểu là quyền đặc biệt của NLĐ Ở Hàn Quốc, điều này được thể hiện bằng quy định pháp luật xác định là “nếu NSDLĐ từ chối hoặc trì hoàn ký kết thỏa ước lao tập thé hay từ chối hoặc trì hoãn tiến hành TLTT, không có lý do chính đáng, với đại diện công đoàn hoặc người được công đoàn ủy quyền” được coi là hành vi lao động không công bằng Sự từ chối đó sẽ phải chịu hình phạt bỏ tù tới hai năm hoặc phạt tới hai mươi triệu won Nếu bé tắc trong quá trình thương lượng, quá trình giải quyết tranh chap sẽ được tiến hành khi một bên thông báo cho Ủy ban QHLD về tranh chấp xảy ra do bế tắc trong thương lượng Ở Nhật Bản, một quy định tương tự về hành vi lao động không công bằng do NSDLĐ từ chối TLTT nêu trong Luật công đoàn.
Như vậy, quá trình TLTT thường là: xem xét yêu cầu của đối tác phía bên kia, hai bên cùng thảo luận, ghi biên bản, cùng kí kết để xác nhận về việc thống nhất ý kiến Dé dam bảo hiệu quả thực hiện các cam kết sau tiến trình TLTT cũng có các quy định nhằm ràng buộc nhằm xác định những thỏa thuận chung cũng như để giải quyết các van dé bat đồng trong QHLD (nếu có).
1.2.3 Vai trò của pháp luật thương lượng tập thể trong quan hệ lao động TLTT là quá trình đàm phán, thảo luận giữa đại diện NLD với NSDLD nhằm đạt được thỏa thuận chung Do đó TLTT giữ vai tro hết sức quan trọng trong việc xây dựng, duy trì mối QHLĐ 6n định qua việc dung hòa lợi ích giữa NLD và NSDLĐ; nó không chỉ giúp các bên giải quyết được các mối mâu thuẫn, bất hòa mà còn đảm bảo cho QHLĐ luôn được hài hòa ổn định, cùng hợp tác vì sự phát triển
của doanh nghiệp.
Trang 27- Vai trò đối với NLP và tập thể lao động
NLD là chủ thể trực tiếp tham gia QHLD, trong quá trình lao động sản xuất không tránh khỏi những bất đồng quan điểm về quyền và lợi ích giữa NLĐ và NSDLD phat sinh tranh chap lao động và nếu không giải quyết được sẽ dẫn tới đình công Pháp luật TLTT có vai trò to lớn với NLD cụ thé là:
Pháp luật TLTT là co sở pháp lý dé đảm bảo việc thương lượng hiệu quả và thực chất trên thực tế Thông qua pháp luật TLTT, NLD có thé coi đó như kim chi nam soi đường chỉ lối trong quá trình thương lượng TLTT là một quá trình lâu dai để tìm ra được tiếng nói chung giữa NLĐ và NSDLĐ Mỗi tranh chấp lao động ở doanh nghiệp, ngành, địa phương hoặc quốc gia là khác nhau vì thế không thể áp dụng máy móc pháp luật của bất kỳ nước nào mà phải phụ thuộc vào tình hình thực tế của mỗi nước, mỗi doanh nghiệp Pháp luật TLTT và các nội dung chứa trong đó được ví như xương sống để các bên có thể tự do, linh hoạt vận dụng uyén chuyén trong khuôn khô pháp luật, không làm trái và vi phạm thuần phong mĩ tục.
Pháp luật thương lượng sẽ giúp NLD nhận thức được vai trò của mình trong
việc thương lượng tập thê để giải quyết tranh chấp lao động NLĐ luôn được đánh giá là có vị thé yếu hơn so với NSDLĐ, NSDLĐ được nhà nước trao cho nhiều quyền năng đặc biệt Tuy nhiên việc quy định cơ chế thương lượng lại đem lại vị thé cân bằng cho NLD trong QHLD Thương lượng giúp các bên đưa ra vấn đề tranh chấp trên tỉnh thần tự quyết định, thông qua các hình thức thỏa thuận với nhau về giải pháp giải quyết tranh chấp đó Như vậy pháp luật TLTT đã nâng vị thế của NLD ngang bằng với NSDLĐ, trong thương lượng các bên đều có quyền đưa ra ý kiến của mình, tranh luận với nhau, kết quả cao nhất là các bên thống nhất được ý kiến va được ghi nhận tại TULDTT Khi NLD và NSDLD tìm ra tiếng nói chung thì việc giải quyết tranh chấp diễn ra trong hòa bình, QHLĐ hài hòa ôn định tạo điều kiện phát triển kinh doanh, sản xuất.
NLD xác định chủ thé tham gia thương lượng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình trong quá trình thương lượng NLD khi bị xâm phạm đến quyên lợi của mình thì họ là người trực tiếp đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình
Tuy nhiên do trình độ nhận thức khác nhau nên việc tự đứng ra thương lượng
với NSDLĐ đòi hỏi cần có sự hiểu biết pháp luật, kỹ năng đàm phán, thương lượng với chủ sử dụng lao động Pháp luật TLTT ở mỗi quốc gia có quy định khác nhau về người đại diện hoặc tô chức đại diện đứng ra bảo vệ quyền lợi cho NLĐ Tuy
Trang 28nhiên pháp luật mỗi quốc gia đều quy định cụ thé chu thé đại diện cho NLD giúp NLD không gặp khó khăn trong việc xác định chủ thé nào là người đại diện hay tô chức nào là tổ chức được nhà nước trao quyền cho việc đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi tranh chấp xảy ra.
- Vai trò đối với NSDLĐ
NSDLD căn cứ vào vào các quy định về thương lượng dé quá trình đàm phan thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, tránh tình trạng NLĐ với số đông về số lượng uy hiếp tinh thần, kiềm chế việc làm quyền của NLD va đưa ra những yêu sách bat hợp lý, khi mục đích không đạt dẫn đến đình công bat hợp pháp làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp Các chủ thể tham gia TLTT có vị thế bình đăng vì vậy khi quá trình thương lượng diễn ra và hai bên đi tới những thỏa thuận thống nhất thì các bên cần tôn trọng và thực hiện những vấn đề
hai bên đã thương lượng được và ghi nhận trong TULDTT Việc nghiêm túc thực
hiện các nội dung hai bên đã thương lượng được sẽ giúp cho NSDLĐ chủ động
trong sản xuất kinh doanh, 6n định và phát triển doanh nghiệp Mặt khác, thương lượng trên cơ sở tự nguyện, bình dang, chân thành thi NLD cũng sẽ có ý thức, trách
nhiệm trong việc thực hiện nội dung của thỏa ước, khi NLD tập trung vao công
việc, hăng say lao động sản xuất thì NSDLĐ mới có thể tập trung xây dựng kế hoạch sản xuất, nâng cao năng suất và lợi ích của NSDLĐ được đảm bảo.
- Vai trò doi với sự phát triển ồn định của QHLD
Nha nước là co quan ban hành và thực thi pháp luật Nha nước có trách nhiệm
sử dụng, bồi dưỡng và phát triển bền vững nguồn nhân lực Nhân lực là yếu tố không thê thiếu để thực hiện các hoạt động xã hội nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá tri tinh thần cho toàn xã hội TLTT là một van đề phát sinh từ thực tế QHLĐ
với vi trí là cơ quan quan ly quan chung các quan hệ xã hội, QHLD cũng không
ngoại lệ, pháp luật TLTT ra đời góp phần làm cho việc giải quyết các tranh chap nhanh chóng hơn trên cơ sở các quy định có tính bắt buộc của pháp luật Trong trường hợp luật chưa quy định hết mọi trường hợp phát triển từ thực tế thì việc TLTT để giải quyết các vấn đề đó một cách nhanh chóng và kịp thời sẽ giúp Nhà nước quản lý thuận tiện hơn, tránh được những xung đột không cần thiết.
Việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với vẫn đề TLTT trong QHLĐ còn giúp cho các đối tượng xã hội nhận thức được đầy đủ hơn về vai trò cia TLTT, trách nhiệm tham gia thương lượng tập thể của chính mình nhằm góp tiếng nói chung
Trang 29giữa các chủ thé tham gia QHLD Đây là yếu tố quan trọng tạo điều kiện cho QHLD phát triển lành mạnh Đồng thời, các quy định của pháp luật mang tính cưỡng ché, tính bắt buộc và khả năng phải chịu các hình thức chế tài khi không tuân thủ pháp luật, cũng tạo điều kiện thuận lợi cho cơ chế TLTT phát triển và không ngừng được nhân rộng trong QHLĐ ở các cấp.
KET LUẬN CHƯƠNG 1
TLTT là quá trình bàn bạc, thỏa thuận nhằm thống nhất ý kiến giữa đại điện NLD với NSDLD hoặc đại diện NSDLD ở các cấp độ khác nhau nhằm xác lập những thỏa thuận chung về vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của các bên trong QHLĐ.
Pháp luật TLTT là các quy định pháp luật về quá trình bàn bạc, thỏa thuận nhằm thống nhất ý kiến giữa đại diện NLD với NSDLĐ hoặc đại diện NSDLD ở các cấp độ khác nhau nhằm xác lập những thỏa thuận chung về vấn đề liên quan đến quyên và lợi ích của các bên trong QHLD.
Pháp luật TLTT điều chỉnh các van đề về nguyên tắc, chủ thé, nội dung, quy trình tiến hành và TLTT giải quyết tranh chấp lao động và đình công TLTT vai trò quan trọng trong việc duy trì, ôn định va phát triển QHLĐ TLTT cũng là một phương thức giải quyết tranh chấp lao động hữu hiệu nhất TLTT thành công với sự ra đời của TƯLĐTT đem lại những điều kiện làm việc tốt hơn so với những quy định của pháp luật sẽ thúc đây NLD tích cực làm việc, lợi ich của NLD và NSDLD hài hòa sẽ hạn chế tranh chấp lao động và đình công NSDLĐ thông qua TLTT là cơ hội tốt dé hiểu sâu hơn những bat đồng và điều kiện làm việc NLD từ đó nhanh chóng giải quyết những mâu thuẫn trong QHLD để 6n định tình hình sản xuất, phát triển kinh tế
và nâng cao năng suât lao động.
Trang 302.1.1 Pháp luật về thương lượng tập thể giai đoạn trước năm 1990
Ngay sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời nước ta đã chú
trọng vấn đề QHLĐ và được quy định trong Sắc lệnh số 29/SL ngày 12/3/1947 của Chủ tịch Chính phủ Sắc lệnh số 29/SL là một trong những văn bản pháp luật về lao động đầu tiên của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa “Tập hợp khế ước” được định nghĩa là những khé ước lập ra dé ấn định những quy tắc làm việc và tiền lương chung cho từng nghé, từng xí nghiệp hay từng địa phương, do sự thoả thuận của chủ hay đại biểu chủ và công nhân hay đại biểu công nhân “ Điểm tiến bộ của Sắc lệnh số 29/SL về tập hợp khế ước là có thé diễn ra ở một xí nghiệp, hoặc cho một nghé, hoặc ở một địa phương; cho phép các xi nghiệp chưa ky tập hợp khé ước có thé đăng ký với phòng lục sự của Tòa án tỉnh để thực hiện một bản tập hợp khế ước của xí nghiệp khác, nếu thấy phù hợp, mà không phải qua thủ tục xây dựng, ký kết tập hợp khế ước cho riêng mình Bên cạnh đó, Sắc lệnh 29/SL còn nhiều hạn chế đó là chỉ chú ý tới văn bản tập hợp khế ước mà không có quy định nói về quá trình thương lượng thỏa thuận tạo ra tập hợp khế ước đó, quy định một cách chung chung Và SƠ sai rằng tập hợp khế ước được ký kết giữa đại biểu công nhân và chủ hoặc đại biểu của chủ trên cơ sở thỏa thuận
Giai đoạn từ năm 1954 - 1975: Do hoàn cảnh chiến tranh, đất nước ta bị chia cắt làm hai miền, miền Nam đấu tranh thống nhất đất nước, miền Bắc xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa và là hậu phương vững chắc cho miền Nam Thời gian này Nghị định số 172/CP ngày 21/11/1963 của Hội đồng Chính phủ xuất hiện khái niệm mới “hợp đồng tập thé” (dựa theo cách gọi của Liên Xô và Trung Quốc thời ấy) Hợp đồng tập thê theo Nghị định số 172/CP là sản phẩm rất đặc thù của thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ, nó có nhiều điểm rất khác biệt, thậm chí xa lạ
” Điều thứ 37, tiết thứ III, Sắc lệnh số 29/SL Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày 12/3/1947.” Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội,
tr.275.
Trang 31với lý thuyết và thực tiễn TƯLĐTT ngày nay Hop dong tập thé được hiểu là sự cam kết giữa giám đốc và công nhân, viên chức trong nhà máy, xí nghiệp của Nhà nước về vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm, giám sát, thúc đây sản xuất, hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước giao nâng cao đời sống vật chat và tinh thần cho NLD Nghị định s6172/CP quy định khá tốt nhằm bảo đảm nội dung của hợp đồng tập thé phải phan ánh được ý kiến, nguyện vọng của tập thể công nhân, viên chức của xí nghiệp Do phù hợp với cơ chế tập trung bao cấp, đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế kế hoạch hoá nên đã thúc đây được quan hệ hợp tác giữa NLĐ là công nhân viên chức với giám đốc xí nghiệp nhăm hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, góp phần thực hiện nhiệm vụ chiến lược của đất nước Tuy nhiên, việc ký kết thỏa ước tập thể trong giai đoạn này có tính bắt buộc và mang nặng yếu tô mệnh lệnh hành chính chứ không xuất phát từ nhu cầu nội tại của chính doanh nghiệp nên không phù hợp với giai đoạn sau của đất nước vì vậy hợp đồng tập thé dan bị lu mờ và lãng quên.
2.1.2 Pháp luật về thương lượng tập thể giai đoạn từ năm 1990 đến trước
khi có Bộ luật Lao động năm 2012
Đất nước ta thực hiện công cuộc đổi mới, chuyền đổi từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang kinh tế thị trường được khởi xướng từ năm 1986 tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI Tuy nhiên, trong lĩnh vực pháp luật lao động có sự thay đôi thực sự bắt đầu từ năm 1990 trở đi, với sự ra đời của Luật Công đoàn ngày 30/6/1990, Pháp lệnh Hợp đồng lao động ngày 30/8/1990, Nghị định số 18/CP ngày 26/12/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về TƯLĐTT, BLLĐ năm 1994 và các văn bản hướng dẫn thi hành, sau đó là một số văn bản liên quan đến việc thực hiện cơ chế dân chủ tại cơ quan, don vi, doanh nghiệp.
Đáp ứng yêu cầu mới của QHLĐ trong cơ chế kinh tế thị trường, ngày 26/12/1992, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 18/CP quy định về TULDTT “Thỏa ước lao động” tập thé là sự thoả thuận bằng văn bản giữa đại diện tập thé NLD và NSDLD về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của hai bên trong QHLD."* Vấn đề TLTT được lồng ghép trong các quy định tại Điều 8 của Nghị định số 18/CP Pham vi áp dụng thoả ước cũng đã được mở rộng hơn, không chi đối với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế quốc doanh, mà còn đối với cả các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
'4 Điều 1 Nghị định số 18/CP ngày 26/ 12/1992 Chính phủ ban hành quy định về thỏa ước lao động tập thé.
Trang 32Nội dung TLTT là sự thoả thuận giữa tập thé NLD với NSDLĐ về tất cả những vấn đề trong QHLĐ như tiền lương, tiền thưởng và các phụ cấp lương: việc làm và bảo đảm về việc làm; thời gian làm việc và nghỉ ngơi; bảo hiểm xã hội; điều kiện lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao động Chủ thể ký kết TƯLĐTT trong giai đoạn này bên cạnh thừa nhận công đoàn là tổ chức có chức năng đại diện cho NLD đứng ra đàm phán thỏa thuận với NSDLD thì Nghị định số 18/CP còn quy định đại diện tập thé NLD cũng có chức năng TLTT với NSDLD nơi chưa thành lập
được công đoàn.
Theo quy định của Nghị định số 18/CP, pháp luật có những quy định về trình tự, thủ tục thương lượng thỏa ước, các bên đưa ra yêu cầu và nội dung cần thương lượng, sau đó tiễn hành thương lượng, thoả thuận trên cơ sở xem xét các yêu cầu và nội dung của mỗi bên Mặc dù còn rất đơn giản và sơ sài, song các quy định về nguyên tắc và trình tự thương lượng thỏa ước là một bước tiễn đáng kê, thể hiện sự nhìn nhận phù hợp hơn của Nhà nước đối với QHLĐ trong nền kinh tế thị trường Với sự thay đổi tên gọi từ hợp đồng tập thé sang TULDTT cho thấy không chỉ thay đổi về tên mà còn là sự thay đổi căn bản về ban chất và nội dung Mặc dù chưa đáp ứng được day đủ những yêu cầu của nền kinh tế thị trường song cũng đặt nên tảng cho việc xây dựng TULD cho BLLD sau này.
Năm 1994 BLLĐ được ban hành, trong đó có Chương V quy định về TULDTT Có thể nói, các quy định về TULDTT của BLLD là sự kế thừa của Nghị định s618/CP Nội dung, trình tự, thủ tục thương lượng ký kết thực hiện TULDTT về cơ bản là phù hợp có tác dụng thúc đây mối QHLĐ hài hòa và làm thay đổi cơ chế quản lý lao động một cách dân chủ trong doanh nghiệp, bảo đảm được quyền và lợi ích của NLD; bảo đảm được quyền tự quyết của các bên Tuy nhiên NLD và
NSDLD do chưa nhận thức đúng vi trí và vai trò của TLTT nên việc thương lượng
và ký kết TULDTT một cách hình thức chỉ nhăm mục dich đăng ký với co quan nhà nước có thâm quyền không chú trọng đến nội dung thương lượng còn diễn ra phố biến Trên thực tế các doanh nghiệp ký kết TƯLĐTT đều không có sự thương lượng thực sự giữa các bên, không có sự tham van giữa công đoàn va NLD theo quy định.
Vì vậy nội dung TULDTT của doanh nghiệp thời kỳ này do chủ doanh nghiệp tự
quy định, không thực chất, chủ yếu sao chép các điều luật và ít có những quy định mang lại điều kiện có lợi hơn cho NLD.
Trang 332.2 Quy định của Bộ luật lao động năm 2012 về thương lượng tập thé Pháp luật hiện hành về TLTT được quy định tập trung tại BLLĐ năm 2012 (có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2013); Luật công đoàn năm 2012 (có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/01/2013); Nghị định số 43/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chỉ tiết thi hành Điều 10 Luật Công đoàn về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLD; Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của BLLĐ về quy chế thực hiện cơ chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc và các văn bản quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành hai đạo luật này Trước đây, TLTT không được quy định rõ ràng cụ thể thành các điều luật riêng ma được lồng ghép trong, các quy định của TƯLĐTT Nhận thức được tam quan trọng của TLTT
trong QHLD, BLLD năm 2012 đã quy định TLTT thành một mục riêng tại Mục 2,
chương V từ Điều 66 đến Điều 72 tạo cơ sở pháp lý dé NLD và NSDLD thực hiện quyền của mình Với những nội dung được quy định tại BLLĐ năm 2012 giúp NLD và NSDLD có cái nhìn tổng quan về TLTT từ lúc chuẩn bị, tiễn hành và ký kết phải làm những công việc gi dé TLTT đạt hiệu quả Bên cạnh những ưu điểm mới về van đề TLTT thì những quy định pháp luật hiện hành vẫn còn một số hạn chế Luận văn xin đi làm rõ nội dung pháp luật TLTT ở Việt Nam hiện nay, đồng thời phân tích, đánh giá quy định của pháp luật chỉ ra những hạn chế của pháp luật cần khắc phục.
BLLD năm 2012 va các văn bản hướng dẫn thi hành thì pháp luật TLTT ở
Việt Nam quy định các vấn đề sau: nguyên tắc TLTT, chủ thể TLTT, nội dung TLTT, trình tự TLTT, TLTT trong giải quyết tranh chấp lao động và đình công.
2.2.1 Nguyên tắc thương lượng tập thể
Theo quy định tại Điều 67 BLLĐ năm 2012 có ba khoản đề cập tới ba vấn đề: nguyên tắc TLTT, thời gian tiến hành TLTT va địa điểm TLTT.
Thứ nhái, thương lượng tập thể được tiễn hành theo nguyên tắc thiện chí, bình dang, hợp tác, công khai và minh bạch.
BLLĐ năm 1994 sửa đổi, bổ sung năm 2002, năm 2007 quy định ba nguyên tắc đó là tự nguyện, bình đăng và công khai Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành bỏ nguyên tắc tự nguyện vì cho rằng tự nguyện là bản chất của mọi cuộc thương lượng, giữ nguyên hai nguyên tắc là bình đăng, công khai đồng thời BLLĐ năm 2012 còn bố sung thêm ba nguyên tắc mới là thiện chí, hợp tác, minh bạch.
Trang 34Nguyên tắc thiện chí là nguyên tac cơ bản trong TLTT bởi nó là một trong những điều kiện để TLTT thành công giúp cho QHLĐ được hài hòa, 6n định Nguyên tắc thiện chí thể hiện ở việc NSDLĐ và tập thể lao động cần trung thực, thành thật mong muốn và quyết tâm tiễn hành TLTT Các bên tham gia TLTT can thiện chí trong quá trình đàm phán, thương lượng tránh tư tưởng đối đầu, đồng thời
phải tôn trọng và thừa nhận các lợi ích phát sinh của mỗi bên từ QHLĐ Việc hai
bên hiểu và cùng hướng tới mục tiêu là tìm tiếng nói chung chính là một trong những điều kiện cần thiết dé đảm bao sự thiện chí của mỗi bên.
Nguyên tắc bình đăng thê hiện vị trí địa vị pháp lý của các bên trong quá trình thương lượng Š Theo nguyên tắc này bất kỳ hành vi nào nhằm tạo thế bất bình đăng giữa các chủ thể luôn bị coi là vi phạm pháp luật NSDLĐ luôn được coi là người có lợi thế hơn so với NLĐ là người bỏ tiền, mua sắm trang thiết bị máy móc tham gia kinh doanh, thuê mướn lao động nên NSDLĐ có quyên tổ chức, điều hành lao động sản xuất, phân phối lợi ích NLD thường ở vi trí yếu thé vi chỉ có một tài sản duy nhất để tham gia QHLĐ đó là sức lao động, họ chịu sự phụ thuộc rất lớn vào NSDLĐ về việc làm, tiền lương, điều kiện lao động trong tương quan như vậy, có được sự bình đẳng giữa các bên trong khi tiến hành TLTT là hết sức khó khăn Theo đó nguyên tắc bình đắng nhắn mạnh mỗi bên đều có quyền được tôn trọng, được quyền đề xuất việc thương lượng, đưa ra ý kiến, nội dung, phương thức giải quyết và ý kiến của các bên đều được tôn trọng như nhau Trong quá trình thương lượng không bên nào được dùng thế mạnh kinh tế, quyền lực hoặc ỷ vào số lượng hoặc bat kỳ hình thức nào dé áp đảo, gây sức ép buộc bên kia phải chấp nhận đề nghị bên mình.
Nguyên tắc hợp tác thé hiện ở việc các bên phải phối hợp với nhau, coi nhau như là “đối tác” có thái độ, hành động tôn trọng, hợp tác với nhau, không phải là một cách cạnh tranh '" Trước khi tiễn hành thương lượng các bên cần thông báo nội dung dự kiến tiến hành thương lượng dé bên kia biết trước va chủ động đưa ra ý kiến, cùng nhau bàn bạc nội dung, phương pháp hợp tác Trong quá trình thảo luận, đàm phán các bên cần “nhường nhịn” và hiểu rằng lợi ích, mục tiêu của bên này,
luôn phải gan liên và bi chi phôi bởi lợi ích, mục đích của bên kia và lợi ich chung.
* Lưu Bình Nhưỡng - chủ biên (2015), Bình luận khoa học Bộ luật lao động Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, Nxb Lao động, Ha Nội, tr.158.
! Lưu Binh Nhưỡng - chủ biên, (2015), Bình luận khoa học Bộ luật lao động Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội, tr 158.
Trang 35Nguyên tắc công khai là nguyên tắc có tính đặc thù trong TLTT Mục đích của nguyên tắc này không chỉ bảo đảm cho tất cả mọi NLĐ đều có quyền được biết và tham gia ý kiến về nội dung TLTT mà còn góp phần ngăn chặn sự thao túng, mua chuộc giữa các bên khi TLTT Nguyên tắc công khai được thể hiện ở các giai đoạn trong quá trình TLTT, từ giai đoạn chuẩn bị thương lượng, tiến hành thương lượng đến giai đoạn kết thúc phiên họp TLTT Mục đích của nguyên tắc này nhằm cho NLD biết nội dung thương lượng, các nội dung đã dat được thỏa thuận va những nội dung vẫn còn ý kiến khác nhau trong quá trình thương lượng Đại diện tập thé lao động thông qua việc công khai những thông tin thỏa thuận dé NLD đóng góp ý kiến phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của NLĐ, bảo đảm đúng bản chất của TLTT là nhằm đạt được một thỏa thuận chung giữa đại diện tập thể lao động với NSDLD hoặc đại diện NSDLD Chỉ khi ý chí của NLD bao dam SỐ đông theo đa số thì khi đó các bên mới có cơ sở dé tiễn hành ký kết TƯLĐTT Sự công khai thể hiện tỉnh thần dân chủ, dân biết, dân làm, dân kiểm tra tạo cho khả năng NLD có quyền giám sát, kiểm tra đối với quá trình và nội dung thương lượng đóng góp vào quá trình đân chủ doanh nghiệp và các điều kiện lao động.
Nguyên tắc minh bạch thé hiện ở số liệu, tài liệu thông tin mà các bên cung cấp cho nhau trước khi tiến hành TLTT Các yêu cầu thương lượng, nội dung thương lượng phải rõ ràng, xuất phát từ yêu cầu, nhu cầu của các bên và phải được bảo đảm thực thi trên thực tế, không bên nào được giấu giém thong tin, tu liệu, ý định, mục dich, lực lượng tham gia thương lượng bên minh Nói chung, tất cả những vấn đề đều được tham gia tường minh, được “đặt trên bàn nghị sự” dé thảo luận, đánh giá, quyết định Việc TLTT phải được lập biên bản, nội dung biên bản được tuân theo quy định của pháp luật, có chữ có của các chủ thể đủ thầm quyền tham gia thương lượng trong biên bản, công khai biên bản phiên họp là những biểu hiện cụ thể của nguyên tắc minh bạch Việc minh bạch xét trên một ý nghĩa nào đó cũng đồng nghĩa với nguyên tắc công khai, tuy nhiên khác nhau ở chỗ, công khai là giải pháp và phương thức còn minh bạch là biểu hiện yêu cầu và đòi hỏi về tính chất của hoạt động thương lượng Hai nguyên tắc này có sự bổ sung cho nhau.
Thứ hai, nguyên tắc thương lượng tập thể được tiễn hành định kỳ hoặc đột xuát Hai bên có thé tô chức gặp nhau theo một định kỳ cô định (hàng năm hoặc hai, ba lần/năm); cũng có trường hợp TLTT có tính liên tục, doi hỏi các cuộc thương lượng thường xuyên hơn TLTT được tiến hành đột xuất diễn ra khi QHLĐ phát
Trang 36sinh những vấn đề cần thiết phải đàm phán hay tranh chấp phát sinh đột xuất các bên không lường trước được do đó các cuộc họp bất thường xảy ra Tuy nhiên, khác với thời gian định kỳ đối thoại tại nơi làm việc TLTT định kỳ theo quy định tại khoản 2 Điều 67 của BLLD được tiến hành ít nhất một năm một lần thì thời điểm tiến hành TLTT định kỳ do hai bên thỏa thuận”.'” Nhìn chung, dù diễn ra dưới hình thức nào thì các bên cần phải nghiên cứu, xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng ý kiến của nhau bởi thương lượng là một quá trình lâu dai không thé là một quá trình diễn ra nhanh chóng Mặt khác, van đề thương lượng liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên và nêu TLTT thành công thì những cam kết, thỏa thuận được thê hiện trong TƯLĐTT đo đó các bên cần chuẩn bi kỹ càng dé thương lượng
có hiệu quả.
Thứ ba, nguyên tắc thương lượng tập thé được thực hiện tại địa điểm do hai
bên thỏa thuận.
Lựa chọn địa điểm tiễn hành TLTT là biểu hiện đầu tiên của nguyên tắc bình đăng TLTT xuất phat từ sự thỏa thuận của các bên nên địa điểm tiễn hành cũng như thời gian phải được các bên lựa chọn và được sự đồng ý của các bên Địa điểm tiễn
hành thương lượng phải đảm bảo thuận lợi an toàn cho cả hai phía.
Nhìn chung, các nguyên tắc TLTT của pháp luật hiện hành khá hợp lý đảm bảo quyền và vi thé bình đăng giữa các chủ thé tham gia TLTT Trên cơ sở kế thừa, BLLD năm 2012 đã bổ sung thêm ba nguyên tắc mới thể hiện sự phù hợp của pháp luật lao động Việt Nam với pháp luật lao động các nước trên thé giới Thời gian tiến hành TLTT, địa điểm tiến hành TLTT cũng được pháp luật quy định trên cơ sở đề cao sự lựa chọn, thỏa thuận của các bên nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tiến hành TLTT Tuy nhiên các quy định về nguyên tắc TLTT vẫn còn một số vấn đề cần được khắc phục như sau:
Thứ nhất, về tên gọi của điều luật Điều 67 BLLD năm 2012 với tên gọi là nguyên tắc TLTT có thé thé hiểu tat cả các nội dung bao ham trong điều luật đó đều nói về nguyên tắc như nguyên tắc thương lượng, nguyên tắc tiến hành thương lượng, nguyên tắc chọn địa điểm tiễn hành thương lượng Tuy nhiên trong ba điều khoản đó thì chỉ có khoản 1 nêu lên đúng tinh thần của tên điều luật các nguyên tắc cần phải tuân thủ khi tiến hành TLTT Khoản 2 quy định về thời gian tiến hành
!” Điều 16 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số nộidung của BLLD năm 2012.
Trang 37TLTT và khoản 3 quy định về địa điểm TLTT trong đó tôn trọng sự tự thỏa thuận của hai bên Từ sự phân tích trên, có thé thay rang tên gọi chung là nguyên tắc TLTT là chưa hợp lý Quy định này cần được xem xét lại cho phù hợp với nội dung của điều luật.
Thứ hai, BLLĐ năm 2012 chưa đưa ra được khái niệm nguyên tắc: thương lượng thiện chí, thương lượng bình đăng, thương lượng minh bạch, thương lượng hợp tác, thương lượng công khai Pháp luật cần quy định cụ thể các nguyên tắc này chỉ khi đưa ra được khái niệm thì đưa ra được các biểu hiện cụ thé của nguyên tắc và căn cứ vào đó xét các dấu hiện vi phạm dé tiến hành xử lý vi phạm TLTT và dé các bên thương lượng hiểu và thực hiện đúng theo nội dung của các nguyên tắc.
2.2.2 Chủ thể tham gia thương lượng tập thể
Theo quy định tại khoản 4 Điều 3, khoản 1 Điều 69 BLLĐ năm 2012, chủ thé đại diện tập thể lao động có quyền TLTT là ban chấp hành công đoàn cơ sở Đối với doanh nghiệp chưa có công đoàn cơ sở, chủ thé TLTT là ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp của công đoàn cơ sở Theo đó đại diện TLTT của mỗi bên được pháp luật quy định cụ thé theo từng cấp thương lượng Ở Việt Nam, TLTT được tiến hành theo 2 cấp là cấp doanh nghiệp và cấp ngành tương ứng với đó là TLTT doanh nghiệp và TLTT ngành và liên ngành 'Ỷ Chủ thé tiến hành các cấp thương lượng đó là: 1) TLTT cấp doanh nghiệp do đại diện tập thé lao động tại doanh nghiệp và NSDLĐ; 2) TLTT cấp ngành và liên ngành diễn ra giữa đại diện tập thé
của ngành, liên ngành và đại diện NSDLĐ của ngành và liên ngành đó Hiện nay,
TLTT cấp vùng, địa phương chưa được pháp luật Việt Nam quy định.” Chủ thé TLTT bên phía NSDLD là giám đốc doanh nghiệp hoặc người được ủy quyên theo điều lệ tổ chức doanh nghiệp, người có giấy ủy quyền của giám đốc doanh nghiệp hoặc tổ chức đại diện NSDLD Số lượng đại diện tham gia TLTT của mỗi bên do
hai bên thỏa thuận.
Đại diện tập thể lao động
Theo quy định tại khoản 4 Điều 3, khoản 1 Điều 69 BLLD năm 2012; khoản 2, khoản 4 Điều 10 Luật công đoàn năm 2012; Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013 về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc thì đại diện đối
'* Điểm a, khoản 1 Điều 69 BLLD năm 2012.
' Đây là loại TLTT được thực hiện giữa đại diện tập thể lao động vung với đại diện NSDLD ở vùng đó Việc
TLTT ở cấp vùng diễn ra trên phạm vi rộng như các cụm kinh tế hoặc khu chế xuất, khu công nghiệp, liên
quan đến quyền lợi của nhiều lao động, nhiều doanh nghiệp, nên việc đàm phán thương lượng thường phứctạp và khó thành công.
Trang 38thoại, TLTT va ký kết TULDTT, đại diện tập thé lao động tai co sở là ban chap hành công đoàn cơ sở của doanh nghiệp hoặc ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập được công đoàn cơ sở Pháp luật Việt Nam thừa nhận công đoàn là tổ chức duy nhất có chức năng đại điện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho NLD Pháp luật nước ta không thừa nhận đại diện tập thé lao động cử ra hoặc bau ra theo hình thức bỏ phiếu dé tiến hành thương lượng Đồng thời BLLĐ năm 2012 cũng khăng định: “Tổ chức công đoàn” là tổ chức chính trị -xã hội được nhà nước trao cho quyền năng pháp lý và là tổ chức duy nhất đảm nhận chức năng đại diện, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp chính đáng của tập thê lao động; tham gia thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện TƯLĐTT thang lương, bảng lương: hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động ˆ” Ngoài ra, pháp luật cũng quy định quyền của đại diện tập thể lao động trước và trong quá trình đình công.”' Quy định này không chỉ khăng định vị trí pháp lí của công đoàn - tô chức đại diện tập thê NLD mà còn tạo điều kiện dé công đoàn thực hiện chức năng quan trọng nhất là bảo
vệ lợi ích hợp pháp cho NLD.
Hình thức đại diện tập thể lao động trong Bộ luật lao động có những đặc trưng cơ bản: i) luôn phát sinh, tồn tại gắn liền với QHLĐ Ở đâu có QHLĐ xác lập giữa NLD và NSDLD ở đó có hình thức đại diện tập thé lao động ii) hình thức này chứa đựng yếu tố tự nguyện iii) mục đích của hình thức đại diện tập thể lao động nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của tập thé lao động.
Những quy định này tao ra địa vị pháp lý cho tổ chức công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của tập thé lao động cũng như xây dựng một QHLD hài hòa ồn định và tiễn bộ trong doanh nghiệp Tuy nhiên, hình thức đại diện tập thé lao động trong BLLĐ năm 2012 vẫn còn một số điểm cần phải xem xét lại như sau:
Thứ nhất, BLLĐ chưa quy định cụ thể vai trò, quyền và nghĩa vụ của ban chấp hành công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trong vai trò đại diện
TLTT, trong quá trình TLTT những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở Bên cạnh
đó, BLLD cũng thiếu vắng quy định quyền và nghĩa vụ của công đoàn ngành khi
đại diện TLTT trong phạm vi ngành.
Thứ hai, theo pháp luật hiện hành chỉ quy định duy nhất một hình thức thực hiện quyền đại diện thông qua tô chức công đoàn Tuy nhiên, với quy định này,
?° Khoản 1 Điều 188 BLLĐ năm 2012.
?! Điều 210, Điều 214 Luật công đoàn năm 2012.
Trang 39thực tế công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng Vì thực tế cho thấy công đoàn cấp trên thường có lực lượng mỏng với sự gia tăng doanh nghiệp như hiện nay thì có thể một cán bộ công đoàn phải theo dõi nhiều doanh nghiệp hay tổ chức công đoàn cơ sở cùng một lúc Nhận thay rằng việc theo dõi nhiều doanh nghiệp nên không có khả năng đi sâu tìm hiểu, nắm bắt được tình hình doanh nghiệp Với sự mơ hồ về tình hình thực tế của doanh nghiệp, không gắn bó gần gũi với đời sống của NLĐ nên khó thê hiểu được những mâu thuẫn, khúc mắc bên trong van dé dé bảo vệ tối đa cho quyền lợi NLD.
Thứ ba, pháp luật hiện hành nước ta thừa nhận 2 pham vi TLTT đó là TLTT
cấp doanh nghiệp và TLTT cấp ngành Tuy nhiên, BLLĐ chưa quy định cụ thé quyền và nghĩa vụ công đoàn ngành trong việc phối hợp với công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đề thực hiện chức năng đại diện TLTT.
Thứ tr, công đoàn cơ sở là tô chức đứng ra bảo vệ quyền lợi cho NLD trong TLTT cấp doanh nghiệp Việc quy định chỉ có ban chấp hành công đoàn cơ sở - một cấp công đoàn có vị thế không thuận lợi trong quan hệ với NSDLĐ và còn nhiều hạn chế, khó khăn về năng lực, kỹ năng đàm phán mà không có sự tham gia một cách trực tiếp của công đoàn cấp trên cở sở hoặc các chuyên gia đàm phán chuyên nghiệp, độc lập trong suốt quá trình thương lượng làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng thực hiện TLTT của công đoàn trên thực tế.
Thứ năm, quy định của pháp luật về tính đại điện của công đoàn không ăn khớp với nhau Chủ thể TLTT tại cấp doanh nghiệp bên phía NLĐ ở những doanh nghiệp đã có công đoàn được quy định là ban chấp hành công đoàn cơ sở Ở nước ta công đoàn là tổ chức duy nhất được pháp luật công nhận đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho NLĐ Vậy có thê hiểu công đoàn là tổ chức đương nhiên đứng ra đại diện cho NLD trong mọi trường hợp Tuy nhiên, ở cơ quan, tô chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có quyên, trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyên, lợi ich hợp pháp, chính đáng của NLD khi được NLD ở đó yêu cau.” Vai trò của công đoàn cấp trên trong TLTT tại doanh nghiệp chưa thật sự rõ ràng va cụ thé TLTT là một quá trình trong đó bao gồm những phiên họp thương lượng Công đoàn cấp trên có được trực tiếp tham gia cùng với công đoàn cơ sở hay thay mặt cho công đoàn cơ sở dé tiễn hành TLTT với tư
cách là một quá trình tương tác hay chỉ tham dự những phiên họp thương lượng như?? Điều 17 Luật công đoàn năm 2012 và khoản 2 Điều 72 BLLD năm 2012.
Trang 40là những quan sát viên? Công đoàn cơ sở có thê thuê hoặc ủy quyền cho những nhà đàm phán chuyên nghiệp tiến hành TLTT hay không? Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp NSDLD từ chối sự tham gia trực tiếp của công đoàn cấp trên hoặc sự tham gia của những người được công đoàn cơ sở thuê dé hỗ trợ trong quá trình TLTT ”
Tóm lại hệ thống pháp luật hiện hành về chủ thể đại diện tập thể lao động là chưa rõ ràng còn nhiều điểm hạn chế nên chưa thé hiện được vai trò đại diện của minh trong quá trình TLTT và bảo vệ quyền lợi ích cho NLD.
NSDLD hoặc đại điện NSDLD
TLTT phạm vi cấp doanh nghiệp thì đại điện NSDLD hoặc tổ chức đại diện
cho NSDLD Thông thường trong một doanh nghiệp có quy mô nhỏ, cá nhân
NSDLD sẽ tự mình đứng ra thương lượng trực tiếp với đại diện tập thé lao động.
Nhung ở các doanh nghiệp có quy mô lớn NSDLD thường cử đại diện cho mình,
đó thường là những thành viên cấp cao trong ban giám đốc tham gia quá trình TLTT Đối với thương lượng tập thé ở cấp cao hơn trong phạm vi ngành thì đại diện của NSDLD là đại điện của tổ chức đại diện NSDLD ngành Theo cách hiểu chung nhất thì tổ chức đại diện NSDLĐ là thiết chế được lập ra với chức năng nhiệm vụ đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ trong QHLD Việc xác lập các tô chức đại điện NSDLĐ dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tự do liên kết.”
Theo quy định của pháp luật hiện hành, nước ta có ba tổ chức đại diện
NSDLĐ: 1) Chi nhánh hoặc Văn phòng đại diện của Phòng Thuong mại va Công
nghiệp Việt Nam (VCC]) tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 2) Hiệp hội Doanh nghiệp, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (VINASME); 3) Liên minh Hợp tác xã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (VCA) - sau đây gọi chung là tổ chức đại diện NSDLĐ.”
Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 BLLĐ năm 2012 thì tổ chức đại diện NSDLD là tô chức được thành lập hợp pháp, đại diện và bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của NSDLĐ trong QHLĐ Nếu BLLĐ năm 1994 người đại diện tham gia thương
23 Tong Liên đoàn lao động Việt Nam - Dự án QHLD Việt Nam/ILO (2012), Báo cdo SƠ kết thực hiện thíđiểm đổi mới cách thức tập hợp đoàn viên và tăng cường mối liên kết giữa công đoàn cấp trên với công đoàncơ sở và NLD tại doanh nghiệp, Hà Nội.
? Lưu Bình Nhưỡng (2007), Tổ chức đại diện NSDLD, tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 5, tr.49-53,60.°° Điều 2 Nghị định số 53/2014/NĐ- CP ngày 26/5/2014 quy định về việc cơ quan quản ly nhà nước lấy ýkiến tổ chức đại diện NLĐ, tổ chức đại diện NSDLĐ trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về lao độn gva những van đề QHLD: Khoản 4, Điều 2 Thông tư số 27/2014/TT-BLĐTBXH ngày 06/10/2014 hướng dẫnviệc cơ quan quản lý nhà nước về lao động lay y kiến tổ chức đại điện NLD, tổ chức dai diện NSDLD ở diaphương trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về lao động và những vấn đề về QHLĐ.