1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Thực hiện Luật Hợp tác xã (2012) theo định hướng phát triển kinh tế tập thể tại Việt Nam

358 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐÈ TÀI KHOA HỌC CÁP TRƯỜNG

MÃ SỐ: LH- 2015- 399/DHL-HN

THỰC HIỆN LUẬT HỢP TÁC XÃ (2012) THEO ĐỊNH HUONG PHÁT TRIEN

Chủ nhiệm dé tai: TS Vũ Phuong Đông

Phó Trưởng Bộ môn Luat Thuong mai,

Khoa Pháp luật kinh tế

Thứ ký đề tài: ThS Lê Hương Giang

Bộ môn Luật Thương mại, Khoa Pháp luật kinh tế TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHONG bọc 5Â 6

HÀ NỘI, NĂM 2016

Trang 2

Chủ nhiệm đề tài:

Thư ký đề tài:

NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THUC HIEN DE TÀI TS Vũ Phương Đông

Phó Trưởng Bộ môn Luật Thương mại- Khoa Pháp luật Kinh tếThS Lê Hương Giang

Bộ môn Luật Thương mại- Khoa Pháp luật Kinh tế

Các tác giả chuyên đề khoa học

- Khoa Pháp luật Kinh tế - Khoa Pháp luật Kinh tế - Khoa Pháp luật Kinh tế - Khoa Pháp luật Kinh tế - Khoa Pháp luật Kinh tế - Khoa Pháp luật Kinh tế - Khoa Pháp luật Kinh tế

- Khoa Pháp luật Kinh tế

- Khoa Pháp luật Kinh tế - Khoa Pháp luật Kinh tế - Khoa Pháp luật Kinh tế - Khoa Pháp luật Kinh tế - Khoa Pháp luật Kinh tế - Khoa Pháp luật Kinh tế

Trang 3

2.3 Luận án, luận văn2.4 Tài liệu nước ngoài

3 Mục tiêu, mục đích nghiên cứu của đề tài HAN NỘI DUNG

1 Nội dung chủ yếu thi hành Luật hop tac xã năm 20121.1 Quy chế thành lập hợp tác xã

1.2 Quy chế thành viên hợp tác xã

1.3 Quy chế tài sản và tài chính hợp tác xã

1.4 Quy chế về tổ chức quản lý nội bộ hợp tác xã 1.5 Quy chế về các hình thức liên kết hợp tác xã

1.6 Quy chế về chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước đối với hoạtộng của Hợp tác xã

2 Công cụ thực hiện và thi hành Luật Hợp tác xã năm 20122.1 Công cụ chính sách thực thi Luật Hợp tác xã năm 2012 2.2 Công cụ hỗ trợ thực thi Luật Hợp tác xã năm 2012 2.3 Công cụ kiểm tra giám sát hoạt động của hợp tác xã

3 Thực tiễn thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012, những vướng

Trang 4

3.1 Những vướng mắc trong thực tiễn thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012

3.2 Nguyên nhân của những tồn tại hiện nay

4 Giải pháp nâng cao hiệu quả trong triển khai Luật Hợp tác xã năm 2012

4.1 Định hướng phát triển kinh tế tập thể và vai trò của mô hình hợp tác xã tại Việt Nam

4.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện Luật Hợptác xã năm 2012

PHAN KET LUẬN

PHAN 2- CAC CHUYEN DE NGHIEN CUU

Chuyén dé 1: Ban chất pháp lý của mô hình hợp tác xã trong điều kiện phat triển kinh tế tập thể ở nước ta

Chuyên đề 2: Lược sử quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về hợp tác

kã ở Việt Nam

Chuyên đề 3: Địa vị pháp lý của thành viên hợp tác xã theo quy định Luật Hợp

lác xã năm 2012

lhuyên đề 4: Quy chế pháp lý về vốn và tài sản của hợp tác xã theo quy

inh pháp luật hiện hành

thuyên dé 5: Quy chế pháp lý về đăng ký thành lập hợp tác xã và thực tiễn

triển khai

Chuyên dé 6: Quy chế pháp lý về tổ chức quản lý nội bộ hợp tác xã

Chuyên đề 7: Tỏ chức thực hiện quy định pháp luật về các hình thức liên kết

yua hợp tác xã

Chuyên dé 8: Chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước đối với hợp tác xã heo quy định pháp luật hiện hành

Trang 5

Chuyên đề 9: Mô hình tổ chức hợp tác xã kiểu mới và thực tiễn hoạt động

của một số hợp tác xã ở Việt Nam theo Luật Hợp tác xã năm 2012

Chuyên đề 10: Bài học kinh nghiệm triển khai mô hình hợp tác xã tại Đức, Canada, Australia

Chuyên dé 11: Bài học kinh nghiệm triển khai mô hình hop tác xã một số quốc gia Châu Á

Chuyên dé 12: Định hướng triển khai tổ chức thực hiện các quy định mới của Luật Hợp tác xã năm 2012 dé áp dụng vào mô hình hợp tác xã hiện nayChuyên đề 13: Một số kiến nghị để triển khai hiệu quả Luật Hợp tác xã năm2012 phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế tập thể trong điều kiện nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

Chuyên đề 14: Xây dựng Điều lệ mẫu Hợp tác xã

Chuyên đề 15: Xây dựng Điều lệ mẫu Hợp tác xã thương mại dịch vụChuyên đề 16: Xây dựng Điều lệ mẫu Hợp tác xã nông nghiệp

Danh mục tài liệu tham khảo

Trang 6

PHAN 1

BẢO CAO TONG QUAN

Trang 7

BAO CÁO TONG QUAN

DETAI KHOA HOC CAP TRƯỜNG

“Thực hiện Luật Hop tác xã năm 2012 theo định hướng phát triển kinh tế

tập thé tại Việt Nam” PHAN MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn từ hệ qua của suy thoái kinh tế toàn cầu Chưa khi nào, nhu cầu đổi mới

phương thức tô chức sản xuất kinh doanh ở nước ta lại trở nên bức thiết như hiện nay Việc phát triển mô hình kinh doanh tập thể, tập trung và phát huy những nguồn lực cơ bản đang trở thành hướng đi phù hợp vừa giải quyết vấn đề của nên hoạt động sản xuất hàng hóa, vừa giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, việc làm, nâng cao đời sống của người dân Mô hình hợp tác xã đang là sự lựa

chọn phù hợp Nghị quyết 13-NQ/TU" về nâng cao hiệu quả kinh tế tập thé đã

khẳng định: “kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã kiểu mới dưới nhiều hình

thức, trình độ khác nhau trong các ngành, lĩnh vực, nhất là trong nông nghiệp,

nông thôn đã đáp ứng một phân nhu cầu của những người lao động, hộ sản xuất

kinh doanh, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất

nước ” Tuy nhiên việc xây dung và vận hành hiệu quả mô hình hợp tác xã kiểu mới tại khu vực sản xuất tập thể vẫn đang gặp nhiều khó khăn.

Mô hình hợp tác xã được áp dụng tại Việt Nam từ những năm năm mươi

của thế kỉ XX, đến năm 1955, Việt Nam đã có 45 hợp tác xã Sau 30 năm triển khai, đến trước năm 1986, số lượng hợp tác xã tại Việt Nam đã lên đến 73.470 Tuy nhiên, sau đại hội Đảng VI với những chuyền biến cơ bản về chế độ kinh té, mô hình hợp tác xã “kiểu cũ” mang tính áp đặt, đã bộc lộ rõ những yếu điểm và không thé tổn tại trong nền kinh tế thị trường Số lượng hợp tác xã giảm mạnh

' Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 18 tháng 03 năm 2002, Nghị quyết hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung

Ương Đảng khóa IX về tiép tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập tế

Trang 8

trorg giai đoạn 1987-1996 Đến năm 1996, chỉ còn 18.607 hợp tác xã ton tại” Luật Hợp tác xã (1996), Luật Hợp tác xã (2003) ban hành không làm gia tăng số lượng Hợp tác xã, tính đến hết năm 2011 số lượng hợp tác xã tại Việt Nam chỉ là

13.338 hợp tác xã” Điều này cho thấy, mô hình hợp tác xã đang rất khó khăn

trong việc tìm lại chỗ đứng của mình đối với nhà đầu tư Luật Hợp tác xã (2012) được thông qua và có hiệu lực chính thức từ 01 tháng 07 năm 2013 với mục tiêu

khuyến khích, tạo điều kiện thúc đây phát triển hợp tác xã mới; định hướng phát triển cho các hợp tác xã hiện đang hoạt động theo đúng ban chất hợp tác xa’.

Mặc dù vậy, hiệu quả triển khai vẫn còn hạn chế Như Vậy, sau nhiều năm, với

nhiêu lần sửa đối luật, các nhà hoạch định vẫn loay hoay di tìm lời giải cho bai

toán hóc sua “đưa hợp tác xã trở về đúng vai trò của mình” Mô hình hợp tác xã

kiêu mới với nhiều ưu điểm vẫn chưa được người dân hưởng ứng Nguyên nhân có thể xác định từ: tâm ly của người dân vẫn còn nặng nề sau “thất bại” của mô

hình hợp tác xã kiểu cũ; người dân chưa thực sự nắm bắt được các quy định pháp luật mới; chưa hiểu được những lợi thế của mô mình hợp tác xã hiện nay; chưa có nô hình hợp tác xã điển hình để học tập kinh nghiệm từ quá trình thành lập đến vin hành kinh doanh.

Việ: tiến hành n ghién cứu dé tài “Thực hiện Luật Hợp tác xã (2012) theo dint hướng phát triển kinh tế tập thé tại Việt Nam” đáp ứng những đòi hỏi và nlu cầu thực sự cần thiết của sự phát triển kinh tế tập thể, kinh tế cộng đồng tại Yiệt Nam Việc nghiên cứu dé tài này nhằm tìm giải pháp để triển khai hiệu quả 10n Nghị quyết 13-NQ/TƯ, đồng thời tiếp tục hoàn thiện thé chế kinh tế thị trưng định hướng xã hội chủ nghĩa theo tinh thần của Nghị quyết 21-NQ/TU?

: Uy ban kin) tế của Quốc Hội, Sự phát triển của Hợp tác xã và vai trò của Hợp tác xã đối với an sinh xã hội,

NXB Tri The

"BS Ké hoaa va Dau tu, Su phat triển cua Hop tác xã Giai đoạn 2008-201 1, NXB Thông kê, 2013* Tờ trình số 2/TTr-Cp về dự án Luật Hợp tác xã (Sửa đổi) ngày 30 tháng 03 năm 2012

” Nghị quyết ế ỗ2I- -NQ/TƯ, ngày 30 tháng 01 năm 2008, Nghị quyết hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung

Ương Đảng hóa X về tiếp tục hoàn thiện thé chế kinh tế thi trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Trang 9

Đề tài nghiên cứu cũng là một nội dung quan trọng trong môn học Luật

Thương mai module | (Pháp luật về chủ thể kinh doanh), việc nghiên cứu dé tai

là cơ sở lý luận, học thuật quan trọng, là tài liệu để học viên, sinh viên tham

khảo khi dé tài này hiện nay được ít nhà luật học quan tâm.

2 Tình hình nghiên cứu

Pháp luật về hợp tác xã là chủ để không mới, được nghiên cứu nhiều, đặc biệt là trong giai đoạn trước những năm 90 của thế kỉ trước Mặc dù vậy, trong

giai đoạn hiện nay, khi mô hình doanh nghiệp đang chiếm ưu thế trên thị trường và dành được nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu, thì mô hình hợp tác xã ít

nhận được sự đầu tư có hệ thống của các học giả Số lượng các công trình

nghiên cứu mới còn hạn chế.

2.1 Đề tài nghiên cứu

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bản chất của Hợp tác xã- Thực tiên Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và khả năng áp dụng ở Việt Nam, 2007;

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hoàn thiện mô hình pháp lý kinh tế tập thể ở nước ta, 2008;

- Uy ban kinh tế của Quốc Hội va UNDP Việt Nam, Sự phát triển của hợp

tác xã và vai trò của hợp tác xã với an sinh xã hội, 2012.2.2 Sách chuyên khảo

- Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Kinh nghiệm của một số hợp tác xã tiêu biểu trong các ngành kinh tế, 1996;

- Nguyễn Hữu Chat, Hướng dan nghiệp vụ công tác kiểm tra, kiểm soát

trong liên minh hợp tác xã và hợp tác xã; NXB Chính trị quốc gia, 2001;

- Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Kinh nghiệm hoạt động của một số hợp tác xã sau sau năm thực hiện luật hợp tác xã ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, 2003;

- Bộ Kế hoạch và Dau tư, Một số nội dung cơ ban chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế tập thể, NXB Chính trị quốc gia, 2008;

Trang 10

- Nguyễn Minh Tú, M6 hình tổ chức hop tác xã kiểu mới : Góp phan xây

dung xã hội hop tác, đoàn kết, cùng chia sẻ sự thịnh vượng và quan lý một cach

dán chu, NXB Khoa hoc và Kỹ thuật, 2010;

- Tổng Cục thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sự phát triển của hợp tác xã

giải đoạn 2008-2011, NXB Thông Kê, 2013 2.3 Luận án, luận văn

- Luận văn thạc sĩ luật học của Đỗ Thị Kiều Phương, Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hợp tác xã một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, 2005;

- Luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Hải Yến, Những điểm mới của Luật Hợp tác xã năm 2012; 2014;

- Luận án tiến sĩ kính tế của Lê Mạnh Hùng, Phát triển hợp tác xã thương mại dịch vụ trong hội nhập kinh té quoc té, 2012;

- Luận án tiến sĩ kinh tế của Phùng Quốc Chi, Phát triển hợp tác xã trong

quá trình công nghiệp hoá đến năm 2020 ở Việt Nam, 2010 2.4 Tài liệu nước ngoài

- Cobia, David, Cooperatives in Agriculture, Prentice-Hall, EnglewoodCliffs, NJ 1989;

- Nippierd, A (2002), "Gender_issues in cooperatives.", Geneva,Switzerland: International Labour Organization;

- Andrew McLeod, Zypes of Cooperatives, Northwest Cooperative

Development Centre, December 2006;

- Ridley-Duff, R J, Social Enterprise as a Socially Rational Business,

International Journal of Entrepreneurial Behaviour and Research, 14(5), 2008 :

- International Cooperative Alliance, Statement on the CooperativeIdentity.

Qua việc tim kiếm và tham khảo nguồn tài liệu phục vụ cho quá trình đánh giá tình hình nghiên cứu, có thể thấy, số lượng công trình nghiên cứu về

Trang 11

mô hình hợp tác xã trong thời gian gần đây không nhiều, đặc biệt là dưới góc độ

pháp lý Các công trình nghiên cứu chủ yếu đánh giá thực trạng triển khai mô

hình hợp tác xã từ góc độ kinh tế hoặc những công trình được công bố trước thời

điểm Luật Hợp tác xã (2012) được thông qua dé đóng góp cho dự thảo, nhưng khá rời rạc, không có tính hệ thống và thiếu tính khoa học.

3 Mục tiêu, mục đích nghiên cứu của đề tài

Đề tài nghiên cứu có những mục tiêu cụ thể như sau:

Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về mô hình hợp tác xã và pháp luật hợp tác xã, xác định những điểm khác biệt về bản chất giữa mô

hình hợp tác xã và mô hình công ty.

Thứ hai, nghiên cứu thực trạng cầu trúc pháp luật và thực trạng pháp luật về hoạt động của mô hình hợp tác xã trong bối cảnh Luật Hợp tác xã năm 2012

đã có hiệu lực thi hành với nhiều điểm mới đáng chú ý;

Thứ ba, đánh gia quá trình thực thi pháp luật hợp tác xã trên cơ sở xem xét tính khả thi của các quy định pháp luật, khả năng triển khai mô hình hợp tác

xã trên thực tế;

Thứ tư, đánh giá những quy định về hỗ trợ, ưu đãi cho mô hình hợp tác xã

với vai trò là mô hình té chức kinh tế chiến lược phát triển kinh tế tập thé, kinh tế cộng đồng;

Thứ năm, trên cơ sở xem xét kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới,

đề xuất kiến nghị, giải pháp nhằm triển khai hiệu quả các quy định pháp luật về hợp tác xã trong giai đoạn sắp tới, bên cạnh đó, tiếp tục hoàn thiện quy định của

pháp luật về hợp tác xã, trong đó, đặc biệt chú ý tới các giải pháp hỗ trợ, ưu đãi.

Thứ sáu, xây dựng hệ thống học liệu cho học viên, sinh viên có nhu cầu

nghiên cứu về vân đề này.

Trang 12

PHẢN NỘI DUNG

1 Nội dung chủ yếu thi hành Luật hợp tác xã năm 2012 1.1 Quy chế thành lập hợp tác xã

1.1.1 Điều kiện thành lập hợp tác xã

Thứ nhất, đối tượng có quyền thành lập hợp tác xã

Theo điều 13 Luật Hợp tác xã năm 2012, các đối tượng sau có quyền

thành lập hợp tác xã khi thỏa mãn điều kiện, cụ thể:

- Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp

tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật

- Cơ quan, tô chức là pháp nhân Việt Nam.

Đối với hợp tác xã tạo việc làm thì thành viên chỉ là cá nhân

Như vậy, người vị thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; hộ gia đình không có người đại diện hợp pháp; cơ quan, tổ chức không phải là pháp nhân Việt Nam không có quyên thành lập hợp tác xã Đối tượng có quyền thành lập hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2012 mở rộng hơn so với đối

tượng có quyền thành lập hợp tác xã hợp tác xã theo Luật hợp tác xã năm 2003,

vì Luật này quy định người nước ngoài không có quyền thành lập hợp tác xã ở Việt Nam Việc mở rộng này tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có quyền lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh phù

hợp với mong muốn, nguyện vọng của mình; đồng thời thu hút được nhiều hơn các đối tượng góp vốn, góp sức, sử dụng dịch vụ của hợp tác xã Quy định về đối tượng có quyền thành lập hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2012 Việt Nam cũng tương đồng với Luật Hợp tác xã chuyên nông nghiệp Trung Quốc 2006 khi

Luật này quy định: “Cá nhân, tổ chức tham gia vào những hoạt động có liên

quan đến hợp tác xã đều có thể trở thành thành viên, miễn là họ sẽ sử dụng

Trang 13

những dịch vụ của hợp tác xã, ngoại trừ các tô chức có chức năng quản lý công”

(điều 14)

Thứ hai, điểu kiện về von

Những chủ thể muốn thành lập hay trở thành thành viên hợp tác xã phải góp vốn vào hợp tác xã Việc góp vốn của thành viên theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xa’ (Luật

Hợp tác xã năm 2003 quy định tỷ lệ này là không quá 30%)” Với tỷ lệ vốn góp như vậy, một thành viên sẽ không được góp quá nhiều vào hợp tác xã, dé tạo

điều kiện cho nhiều chủ thể đủ điều kiện có thể trở thành thành viên hợp tác xã.

Tuy nhiên, ty lệ này là khá cao so với các hợp tác xã tại Cộng hòa Liên bang Đức nói chung và các hợp tác xã nông nghiệp tại Đức nói riêng, khi “phần lớn các hợp tác xã quy định tỷ lệ vốn góp tối thiểu (thường khoảng 100 đến 500 Euro) và tối đa (thường gấp 5 đến 10 lần mức tối thiểu) Như vậy, mỗi thành viên hợp tác xã thường chỉ góp 0,1% đến 0,5% vốn điều lệ, cao nhất cũng chỉ khoảng 1% đến 3%’ Quy định này cũng khiến việc góp vốn của thành viên hợp tác xã khác so với việc góp vốn của cô đông hay thành viên công ty theo Luật Doanh nghiệp 2014, vì Luật này (và kể cả Luật Công ty 1990, Luật Doanh nghiệp 1999, Luật Doanh nghiệp 2005) đều không quy định tỷ lệ tối thiểu, tối đa

một thành viên được góp vốn vào công ty.

Thứ ba, điều kiện hợp tác với các thành viên và sử dụng sản phẩm, dịch

vụ của hợp tác xã

Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân muốn thành lập hợp tác xã phải có nhu

cầu hợp tác với các thành viên khác trong hợp tác xã và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã Đây là điểm đặc trưng của việc thành lập hợp tác

xã so với việc thành lập công ty, khi các loại hình công ty đều không quy định ° “Những bình luận về Luật Hợp tác xã chuyên nông nghiệp 2006 được Đại hội Đại biểu Nhân dân Trung Quốcthông qua tại phiên họp thư 24 ngày 31.102006”, do giáo sư, tiễn sĩ Hans — H.Mukner, trường Đại họcMarburg, Đức chuẩn bị Tập tư liệu của Vụ Hợp tác xã — Bộ Kế hoạch và Đầu tư

? Khoản 1 điều 17 LHTX 2012Ÿ Khoản 2 điều 19 LHTX 2003

Ọ “Kinh nghiệm từ mô hình hợp tác xã nông nghiệp của Cộng hòa Liên bang Đức”, Phạm Quang Vinh, Giámđốc dự án hỗ trợ phát triển hợp tác xã tại Việt Nam của DRGV

Trang 14

các thành viên phải hợp tác với nhau và phải sử dụng sản phẩm do công ty sản

xuất Điều này xuất phat từ mục tiêu cơ bản của hợp tác xã là đáp ứng nhu cầu của thành viên về sản phẩm, dịch vụ do hợp tác xã cung cấp; tạo công ăn việc

làm cho người lao động khi trở thành thành viên và tăng lợi nhuận đối với phần vốn góp của thành viên từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của hợp tác xã Đó cũng là mục tiêu chung của các hợp tác xã được thành lập ở các nước trên thé giới, các dịch vụ mà tự thân những người nông dân, các hộ gia đình, trang trại không thé thực hiện được hoặc phải thực hiện với chi phí cao hơn dịch vụ của hợp tác xã, hiệu quả thấp hơn so với sử dụng dịch vụ của hợp tác xã, như ở Đức ”,Nhật Bản'', Han Quốc ”

Ngoài ra, nếu hợp tác xã kinh doanh trong ngành nghề đòi hỏi chứng chỉ

hành nghề, đòi hỏi vốn pháp định hay các điều kiện kinh doanh trong ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thành viên, các thành viên theo quy định hoặc

hợp tác xã phải đáp ứng điều kiện Tuy nhiên, những điều kiện này hợp tác xã phải đáp ứng sau khi đã được thành lập và được quản lý bởi các cơ quan quản lýchuyên ngành.

1.1.2 Thủ tục thành lập hợp tác xã

Thứ nhất, khởi xướng thành lập hợp tác xã

Theo khoản 1 điều 3 Luật Hợp tác xã năm 2012, hợp tác xã được thành lập khi có ít nhất 7 sáng lập viên khởi xướng thành lập Các sáng lập viên sẽ tiền

hành vận động, tuyên truyền thành lập hợp tác xã; xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh, dự thảo điều lệ; thực hiện các công việc để tổ chức hội nghị thành lập hợp tác xã Số lượng sáng lập viên thành lập hợp tác xã lớn hơn số lượng sáng lập viên thành lập công ty, khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định:

'' Pham Quang Vinh, Giám đốc dự án hỗ trợ phát triển hợp tác xã tại Việt Nam của DRGV, “Kinh nghiệm từ mô

hình hợp tác xã nông nghiệp của Cộng hòa Lién bang Duc”

!! Phan Trọng An - Trường Đại học Kinh tế, Dai học Da Nẵng, “Kinh nghiệm phat triển hợp tác xã nông nghiệp

tại Nhật Bản vả kinh nghiệm rut ra cho Việt Nam”,

http: //www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idT in=82 1 8&idcm=6 1

? TS Đặng Kim Sơn — Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn, “Kinhnghiệm phái triển hợp tác xã ở Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quéc” Tổng hợp tư liệu và dịch thuật: Vụ Hợp tác xã

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Trang 15

công ty cô phan do tối thiểu 3 sáng lập viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai

thành viên trở lên và công ty hợp danh do tối thiểu 2 sáng lập viên, công ty trách

nhiệm hữu hạn một thành viên do | sáng lập viên thành lập.

Thứ hai,tổ chức hội nghị thành lập hợp tác xã.

Thành phần tham gia hội nghị thành lập bao gồm sáng lập viên là cá nhân,

người đại diện hợp pháp của sáng lập viên; người đại diện hợp pháp của hộ gia

đình, pháp nhân và cá nhân khác có nguyện vọng gia nhập hợp tác xã Hội nghị

thảo luận về dự thảo Điều lệ, phương án sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, dự kiến danh sách thành viên và thông qua Điều lệ hợp tác xã Những người tán thành Điều lệ và đủ điều kiện theo Luật định sẽ trở thành thành viên hợp tác xã Các thành viên thảo luận và quyết định các nội dung sau đây: (i) Phương án sản xuất, kinh doanh; (ii) Bầu hội đồng quan trị và chủ tịch hội đồng quản trị; quyết định việc lựa chọn giám đốc/tổng giám đốc trong số thành viên hoặc thuê giám déc/téng giám đốc; (iii) Bầu ban kiểm soát, trưởng ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên; (iv) Các nội dung khác có liên quan đến việc thành lập và tổ chức, hoạt

động của hợp tác xã Nghị quyết của hội nghị thành lập phải được biểu quyết

thông qua theo nguyên tắc đa số.

Thứ ba,đăng ký hợp tác xã

Trước khi hoạt động, hợp tác xã tiến hành đăng ký tại cơ quan nhà nước

có thẩm quyền nơi hợp tác xã dự định đặt trụ sở chính Cụ thé:

- Liên hiệp hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân đăng ký tại Phòng đăng ký

kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh

- hợp tác xã đăng ký tại Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (điều 6 Nghị định 193/2013/NĐ-CP ngày 21.11 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật hop tác xã).

Quy định này khác với Luật Hợp tác xã năm 2003 vì trước đây, hợp tác xã

được quyén lựa chọn cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh hoặc cấp huyện nơi

hợp tác xã dự định đặt trụ sở chính tùy theo điều kiện cụ thể của hợp tác xã

(khoản 1 điều 14) Tuy nhiên, trên thực tế, các sáng lập viên đều lựa chọn đăng

Trang 16

ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nên Luật Hợp tác xã

năm 2012 đã có sự thay đổi dé phù hợp với thực tiễn thành lập hợp tác xã Quy

định này cũng khác so với Luật Doanh nghiệp năm 2014, vì các doanh nghiệp

đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp

đặt trụ sở chính

1.2 Quy chế thành viên hợp tác xã

Triết lý “lấy lợi ích của thành viên làm trọng” là nền tảng hoạt động và phát triển của hợp tác xã hợp tác xã cũng không phải là một loại tổ chức xã hội, từ thiện bởi nên tảng hoạt động của hợp tác xã cũng vẫn dựa trên cơ chế góp vốn, tai san và hướng đến việc sản xuất, kinh doanh để đem về lợi ích kinh tế cho thành viên của mình Xuất phát từ bản chất đó của hợp tác xã, vị trí của thành

viên hợp tác xã là những người làm chủ hợp tác xã, quyết định các vấn đề của

hợp tác xã, triển khai thực hiện các quyết định đó và thụ hưởng kết quả là sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã.

Từ vị trí của thành viên hợp tác xã, các quy định của Luật Hợp tác xã

(2012) đã làm rõ vai trò của thành viên trong hợp tác xã: Thành viên là người

góp vốn, người lao động, khách hàng.

Luật Hợp tác xã (2012) đã coi hành vi “góp vốn” là điều kiện bắt buộc để trở thành thành viên hợp tác xã mà không còn để Điều lệ hợp tác xã tự quyết định Do đó, Luật cũng đã có sự quan tâm hơn tới chế độ vốn góp của thành viên bằng các quy định cụ thể về: Bố sung quy định cấp giấy chứng nhận vốn góp

cho thành viên khi thành viên đã góp đủ vốn (Khoản 4 Điều 17 Luật Hợp tác xã

năm 2012); bỗ sung một điều khoản riêng về việc trả lại vốn góp, thừa kế vốn

góp (Điều 18 Luật Hợp tác xã năm 2012).

Thông qua quy định về nguyên tắc phân phối thu nhập, Luật hợp tác xã (2012) đề cao vai trò khách hàng, người lao động của các thành viên hợp tác xã.

Luật hợp tác xã (2012) đã chỉ rõ nguyên tắc phân phối thu nhập đối với thành viên hợp tác xã Theo đó, sau khi hoàn thành các nghĩa vụ tài chính và trích lập

các quỹ, hợp tác xã phải ưu tiên phân phối thu nhập theo căn cứ mức độ góp sức

Trang 17

của thành viên trên cơ sở mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên,

theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm;

phan còn lại mới được chia theo vốn góp (Điều 46 Luật Hợp tác xã năm 2012).

Luật hợp tác xã (2012) cũng đưa ra các “chế tài” đối với các thành viên

không tuân thủ nguyên tắc hợp tác với hợp tác xã, nhằm đồng bộ hoá các quy

định của pháp luật Theo đó, thành viên sẽ bị khai trừ khỏi hợp tác xã nếu không

sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong thời gian liên tục 3 năm (hoặc ít hơn theo quy định tại Điều lệ hợp tác xã); không lao động liên tục 2 năm (hoặc ít hơn theo quy định tại Điều lệ hợp tác xã) trong hợp tác xã tạo việc làm; không góp vốn hoặc góp vốn thấp hơn vốn góp tối thiểu theo quy định tại Điều lệ tại thời điểm cam kết góp đủ vốn (Điều 16 Luật Hợp tác xã năm 2012).

Luật Hợp tác xã năm 2012 đã làm rõ các quyền và nghĩa vụ của thành

viên hợp tác xã Về Quyên, thành viên hợp tác xã có các quyền: quyền sở hữu, quyền quản lý, quyền hưởng thu nhập và các phúc lợi ,quyền được đảm bảo cung ứng sản phẩm, dịch vụ, quyền được ưu tiên góp vốn trong trường hợp hợp

tác xã huy động thêm vốn, quyền được giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng và thông tin

về bản chất, lợi ích của hợp tác xã, quyền được tự nguyện ra khỏi hợp tác xã Về nghĩa vụ, thành viên hợp tác xã nghĩa vụ đóng góp công sức vào hoạt động chung của hợp tác xã, nghĩa vụ góp vốn và chịu rủi ro, nghĩa vụ tuân thủ Điều lệ, các quy chế nội bộ.

1.3 Quy chế tài sản và tài chính hợp tác xã

1.3.1 Tài sản Hop tác xã

Tài sản thuộc sở hữu của hợp tác xã được hình thành từ các nguồn sau:

Nguôn von góp của thành viên

Nguồn vốn góp của thành viên là nguồn vốn góp quan trọng bởi bên cạnh

ý nghĩa xác nhận tư cách thành viên hợp tác xã, nó còn là nguồn cơ bản hình thành nên tài sản của hợp tác xã.

Vốn huy động của thành viên và vốn huy động khác

Trang 18

Trong quá trình hoạt động, hợp tác xã được quyền huy động vốn đề phục vụ sản xuất, kinh doanh Các nguồn vốn huy động là một trong những nguồn tài

chính chủ yếu của hợp tác xã Hợp tác xã có quyền chủ động sử dụng nguồn vốn do mình huy động để đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh đồng thời có trách nhiệm bảo toàn và phát triển nguồn vốn đó.

Vốn, tài sản được hình thành trong quá trình hoạt động của hợp tác xã

Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã sẽ thu được

những khoản lợi nhuận nhất định Một phan trong số đó có thé được hợp tác xã sử dụng để mua sắm tài sản của hợp tác xã, do đó khối tài sản của hợp tác xã sẽ

ngày càng được mở rộng Đây được coi là nguồn vốn tự có của hợp tác xã và nó chính là thước đo để đánh giá hiệu quả hoạt động của hợp tác xã.

Khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước và khoản được tặng, cho khác

Thành phần kinh tế tập thể nói chung, hợp tác xã nói riêng đóng vai trò ngày càng quan trong trong nền kinh tế Nhận thức rõ điều đó, Nhà nước luôn tạo điều kiện dé hợp tác xã mở rộng và phát triển thông qua việc có nhiều chính

sách hễ trợ, ưu đãi cho hợp tác xã như: hỗ trợ về tài chính, nguồn nhân lực,

chính sách ưu đãi về thuế, v.v Sự hỗ trợ của Nhà nước còn được thể hiện ở việc Nhà nước cung cấp nguồn vốn cho hợp tác xã bằng đất đai, nhà xưởng, kho tàng, v.v Nguồn vốn này hợp tác xã có quyền tự chủ sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.

Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, hợp tác xã có thể nhận nguồn vốn trợ

cấp của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước dưới hình thức tặng, cho trên

cơ sở thỏa thuận cúa các bên và theo quy định của pháp luật.

Trong khối tai sản của hợp tác xã có một bộ phận tài sản là tài sản không

chia Tài sản không chia là đặc trưng mang tính bản chất của hợp tác xã khác với

doanh nghiệp, là “chất kết dính” các thành viên với nhau và các thành viên với

hợp tác xã tạo điều kiện cho hợp tác xã phát triển bền vững Mặt khác, tài sản không chia là một trong những nguồn lực quan trọng dé hợp tác xã khai thác, sử dụng, tích lũy để tái đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh Tài sản không chia

Trang 19

của hợp tác xã được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm: Quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất; Khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoản

lại của Nhà nước; khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia;

Phan trích lại từ quỹ đầu tư phát triển hằng năm được đại hội thành viên quyết

định đưa vào tài sản không chia; Vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài

sản không chia Luật Hợp tác xã năm 2012 đã mở rộng hơn quyền của hợp tác xã trong việc quyết định đưa các tài sản khác vào khối tài sản không chia Các tài sản không chia này sẽ không được chia cho thành viên khi chấm dứt tư cách

thành viên hoặc khi hợp tác xã chấm dứt hoạt động 1.3.2 Tài chính Hợp tác xã

Vốn hoạt động của hợp tác xã được hình thành từ nhiều nguồn, trong đó nguồn cơ bản nhất là nguồn vốn do thành viên đóng góp Nguồn vốn này tạo thành vốn điều lệ của hợp tác xã Bên cạnh đó, còn có nguồn vốn huy động, vốn

tích luỹ, các quỹ của hợp tác xã Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh

doanh, hợp tác xã sẽ tự tích lũy vốn từ lợi nhuận thu được Hợp tác xã sẽ thực

hiện việc trích lập các loại quỹ khác nhau từ thu nhập có được đó Theo quyđịnh của Luật Hợp tác xã năm 2012, hợp tác xã phải trích lập hai loại quỹ đó là

quỹ đầu tư phát triển với tỷ lệ không thấp hơn 20% trên thu nhập và quỹ dự phòng tài chính với tỷ lệ không thấp hơn 5% trên thu nhập Ngoài ra, các khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước, của các tô chức, cá nhân trong nước và nước

ngoài; các khoản được tặng, cho và các nguồn thu hợp pháp khác.

Về phân phối thu nhập

Sau khi hoàn thành các nghĩa vụ tài chính, trích lập các quỹ của hợp tác

xã, thu nhập còn lại được hợp tác xã phân phối cho thành viên với tỷ lệ và phương thức cu thé quy định tại điều lệ hợp tác xã, theo nguyên tắc:

- Chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên; theo

công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm;

- Phần còn lại được chia theo vốn góp.

Trang 20

Thu nhập đã phân phối cho thành viên là tài sản thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã Thành viên có thể giao thu nhập đã phân phối cho hợp tác xã quán lý, sử dụng theo thỏa thuận với hợp tác xã.

Nguyên tắc phân phối thu nhập quy định như trên là một trong những

điểm khác biệt của Luật Hợp tác xã năm 2012 so với Luật Hợp tác xã năm 2003 Theo Luật Hợp tác xã năm 2003, hợp tác xã khi chia lãi ưu tiên chia theo tỷ lệ vốn góp, phần còn lại của lãi không còn hoặc rất thấp để có thể phân phối theo mức độ sử dụng dịch vu của hợp tác xã” Do vậy, không khuyến khích xã viên sử dụng dịch vụ của hợp tác xã, mà khuyến khích xã viên tăng vốn, từ đó dần định hướng tổ chức hợp tác xã chuyển sang bản chất tổ chức doanh nghiệp với việc chia lãi chủ yếu theo vốn góp và cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho thị trường đại chúng Khắc phục hạn chế đó, Luật Hợp tác xã năm 2012 đã quy định

nguyên tắc phân chia thu nhập trước hết chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm,

dịch vụ của thành viên, theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm; phần còn lại mới được chia theo vốn gop Điều này có nghĩa là việc phân chia thu nhập theo tỷ lệ vốn góp cũng chỉ ở vị trí thứ yếu.

Về xử lý các khoản lỗ, khoản nợ của hợp tác xã

Kết thúc năm tài chính, nếu phát sinh lỗ thì hợp tác xã phải xử lý giảm lỗ

theo quy định của pháp luật Trường hợp đã xử lý giảm lỗ nhưng vẫn không đủ thì sử dụng quỹ dự phòng tài chính dé bù đắp, nếu vẫn chưa đủ thì khoản lỗ còn

lại được chuyển sang năm sau, khoản lỗ này được trừ vào thu nhập tính thuế Thời gian được chuyển các khoản lỗ thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế Nhà nước không hỗ trợ việc trả nợ với các hợp tác xã.

Về xử ly tài sản và vốn của hợp tác xã khi giải thé

Trong trường hợp hợp tác xã chấm dứt hoạt động mà vốn, tài sản của hợp tác xã đủ để thanh toán các khoản nợ thì tài sản không chia sẽ được xử lý theo

"> Kết qua dự án Khảo sát thu thập thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu về hợp tác xã: đa số các hợp tác xã chia lãi

chủ yếu theo vốn góp (60,8%) trong khi việc chia lãi theo mức độ sử dụng dịch vụ chỉ chiếm 5,8% tông số hợp

tác xã có lãi trong hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho xã viên hợp tác xã.

Trang 21

quy định trên Đối với trường hợp hợp tác xã chấm dứt hoạt động mà vốn, tài

sản của hợp tác xã không đủ để thanh toán các khoản nợ thì hợp tác xã mới được đem tài sản không chia ra đề trả nợ Tuy nhiên, hợp tác xã chỉ được sử dụng các loại tài sản không chia mà không phải là khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước dé trả nợ Việc xử lý tài sản không chia cũng là một điểm mới của Luật Hợp tác xã năm 2012 hợp lý hơn, theo đó khi hợp tác xã chấm dứt hoạt động những tài sản không chia (trừ khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước) sẽ do đại hội thành viên quyết định nhưng quyết định chuyển giao cho

_ chính quyền địa phương hay một tổ chức khác năm trên địa bàn nhằm mục tiêu

phục vụ lợi ích cộng đồng dân cư tại địa bản.

1.4 Quy chế về tổ chức quản lý nội bộ hợp tác xã 1.4.1 Nguyên tắc quản lý hợp tác xã

Hợp tác xã một tổ chức kinh tế nhưng mục tiêu cao nhất của hợp tác xã không phải là lợi nhuận mà tạo ra một mô hình quy tụ đông đảo thành viên tham gia Trên cơ sở đó, hợp tác xã được quản lý trên 02 nguyên tắc cơ bản:

Nguyên tắc 1: Nguyên tắc quản lý dân chủ Nguyên tắc quản lý dân chủ là gốc rễ, cội nguồn của hoạt động quản lý nội bộ trong hợp tác xã, được hầu hết các quốc gia trên thế giới công nhận và là tư tưởng chủ đạo chỉ phối nội dung quy định pháp luật về tô chức quản lý nội bộ hợp tác xã Biểu hiện của nguyên tắc này như sau:

Thứ nhất, Nhà nước phải tôn trọng quyén tự do quản lý nội bộ của hợp tác

xã và không can thiệp vào hoạt động quản lý nội bộ của hợp tác xã Hợp tác xã được đặt đúng vị trí là một đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ trong kinh doanh và không phải là đơn vị kinh tế thực hiện các kế hoạch của Nhà nước Các quyết định của hợp tác xã do thành viên của hợp tác xã biểu quyết thông qua Nhà

nước hạn chế tối đa sự can thiệp mang tính mệnh lệnh hoặc có tác động đến các quyết định nội bộ của hợp tác xã.

Trang 22

Thứ hai, tập thé thành viên hợp tác xã tạo thành cơ quan quản ly cao nhất

(Đại hội thành viên) Các cơ quan quản lý, điều hành của hợp tác xã phải do cơ quan cao nhất bầu ra tức là do Đại hội thành viên bầu ra.

Nguyên tắc 2: nguyên tắc bình đăng Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất đặc biệt của hợp tác xã, là một tổ chức kinh tế nhưng có tính xã hội sâu sắc Tính chất xã hội được thê hiện ở mục tiêu của hợp tác xã là “hợp tác tương trợ nhau trong sản xuất kinh doanh” và được coi là đặc điểm dé định nghĩa hợp tác xã ' Nguyên tắc này biểu hiện ở những nội dung sau:

Thứ nhất, mỗi thành viên đều có một phiếu biểu quyết và không phụ

thuộc vào tỷ lệ vốn góp Đây là sự thể hiện cao nhất của quyền bình dang và

cũng là đặc điểm dé phân biệt bản chất hợp tác xã và doanh nghiệp.

Thứ hai,mọi thành viên có quyền tham gia quản lý, giám sát hoạt động của hợp tác xã Nếu thành viên thấy mình đáp ứng đủ điều kiện để đảm nhiệm

một chức danh quản lý trong hợp tác xã , họ có quyền ứng cử vào chức danh đó Việc ứng cử dành cho toàn bộ thành viên , không phân biệt vốn góp hay địa vị xã hội Bên cạnh đó, các chức danh quản lý bị hạn chế thời gian đảm nhận và

nhiệm kỳ Quy định này nhằm tăng cơ hội ứng cử cho tất cả thành viên hợp tác xã, đồng thời giảm bớt nguy cơ hợp tác xã bị chi phối bởi một nhóm thành viên trong suốt thời gian dài.

1.4.2 Mô hình tổ chức quản ly nội bộ hợp tác xã

Hiện nay, quan hệ tổ chức, quản lý nội bộ của hợp tác xã đã có sự thay đôi đáng kế so với Luật hợp tác xã năm 2003 Sự thay déi này được đánh giá

theo hướng tích cực bởi sự gọn gàng và hiệu quả mà bộ máy quản lý mới đem

đến Thay thế sự phức tạp khi phải chọn lựa hai mô hình như Luật hợp tác xã

năm 2003 ( gồm một bộ máy vừa quản lý vừa điều hành hoặc thành lập riêng bộ máy quản lý và bộ máy điều hành ”, Luật hợp tác xã năm 2012 chỉ quy định

một mô hình quản trị, đó là mô hình đơn nhất, không phân biệt trường hợp.

'* Xem điều 3 Luật hợp tác xã năm 2012 P=-n=e nmn

' Xem điều 27 và điều 28 Luật hợp tác xã năm 2003 UNG TÂMNt =~ Z2

rAE

Trang 23

Quy định mới nói trên bước đầu tạo ra tính thống nhất trong mô hình quản trị hợp tác xã.

Cơ cau tổ chức quản lý hợp tac xã bao gồm hai loại cơ quan: cơ quan quản lý điêu hành và cơ quan giám sát hoạt động của hợp tác xã Trong đó, tên gọi của cơ quan quản lý điều hành có sự thay đổi đáng kế so với Luật hợp tác xã năm 2003 Cụ thê là , đại hội thành viên thay thế cho đại hội xã viên, hội đồng quản trị thay thế cho ban quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) thay thé cho chức danh chủ nhiệm hợp tác xã Tên gọi của các cơ quan này giống với cơ quan quản lý trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp Có ý kiến cho rằng cách gọi tên các cơ quan trong bộ máy quản lý hợp tác xã như vậy là mâu thuẫn với bản chất của hợp tác xã và làm mất đi sự khác biệt giữa hợp tác xã và doanh nghiệp Tuy nhiên, việc thay đổi này không đi ngược lại với bản chất hay có ảnh hưởng đến cách thức quản lý nội bộ đặc thù của hợp tác xã Thực tế, cách gọi tên như vậy mang đến nhiều hiệu ứng tích cực mà trước hết là tạo ra sự khác biệt rõ rệt giữa hợp tác xã kiểu mới với hợp tác xã kiểu cũ Ở một khía cạnh khác, tên gọi mới này văn minh và hiện đại hơn, phù hợp với vị thế và định hướng phát triển quy

mô lớn của hợp tác xã trong nền kinh tế thị trường Ngoài ra, cơ quan có chức năng giám sát, kiểm tra hoạt động của hợp tác xã vẫn giữ nguyên tên gọi là ban kiểm soát hoặc kiểm soát vién'®.

Nhóm cơ quan quản lý điều hành nội bộ hợp tác xã bao gồm: Đại hội

thành viên, Hội đồng quản trị , hai chức danh quản lý Chủ tịch hội đồng quản trị

và Giám đốc (Tông giám đốc).

Bên cạnh hệ thống cơ quan có chức năng quản lý điều hành hoạt động, cơ quan kiểm tra giám sát là một đơn vị không thể thiếu trong cơ cấu tổ

chức của hợp tác xã Bởi tiền dé hợp tác xã có thé tồn tại và phát triển là việc sử dụng đúng mục đích vốn và tài sản Tại Luật hợp tác xã năm 2012,

cơ quan kiểm tra giám sát tồn tại dưới hình thức là Ban kiểm soát hoặc có

thê là Kiêm soát viên.

Trang 24

1.5 Quy chế về các hình thức liên kết hợp tác xã 1.5.1 Liên minh Hợp tác xã

Liên minh hợp tác xã là tổ chức đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác

xã do các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tự nguyện thành lập nhằm bảo vệ

quyên, lợi ích hợp pháp của mình Liên minh hợp tác xã là tổ chức kinh tế - xã

hội có tư cách pháp nhân, được thành lập ở trung ương và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Liên minh hợp tác xã được tô chức theo ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ; được tổ chức, hoạt động theo quy định của pháp luật về hội và pháp luật có liên quan.

Tính đến hết 6 tháng đầu năm 2015, trên địa bàn cả nước có 63 Liên minh

Hợp tác xã tỉnh, thành phố với tổng số hợp tác xã là 18.169 hợp tác xã '” Theo

báo cáo tình hình kinh tế tập thể và hoạt động 6 tháng đầu năm và phương

hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2015 của 63 Liên minh hợp tác xã cấp tỉnh , những hoạt động chủ yếu của liên minh hợp tác xã tỉnh gồm: tham gia xây dựng

và tổ chức trên khai chính sách, pháp luật; công tác tuyên truyền và đào tạo bồi dưỡng; công tác tư vấn, hỗ trợ phát triển hợp tác xã và chương trình phối hợp;

công tác xây dựng nông thôn mới; công tác tổ chức, cán bộ và đối mới phương thức hoạt động.

Tuy nhiên, sự hỗ trợ của liên minh hợp tác xã với các hợp tác xã thành viên còn hạn chế Hoạt động hỗ trợ, tư vấn, dịch vụ chưa đáp ứng được đòi hỏi bức xúc hiện nay của các hợp tác xã, nhất là hỗ trợ về vốn, thông tin thị trường,

tổ chức tiêu thụ sản phẩm, khoa học — công nghệ, các dich vụ tư vấn pháp lý, kiểm toán nội bộ Dé là do những hạn chế, yếu kém trong tổ chức và triển khai

hoạt động của Liên minh hợp tác xã, đồng thời còn có nguyên nhân quan trọng là liên minh hợp tác xã chưa được quan tâm đúng mức, các điều kiện về vật chất và cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu công tác.

1.5.2 Liên hiệp Hợp tác xã'' Xem điều 29 Luật hợp tác xã năm 2012.

Trang 25

Luật Hợp tác xã 2012 quy định: Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế

tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện

thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự

chịu trách nhiệm, bình đăng và dân chủ trong quản lý liên hiệp hợp tác xã

(khoản 2 Điều 3) Liên hiệp hợp tác xã có thể hiểu đơn giản hợp tác xã quy mô

lớn mà thành viên chính là các hợp tác xã Liên hiệp hợp tác xã mang day đủ các đặc trưng của hợp tác xã thông thường, nhưng có lợi thế bởi quy mô và tính liên

kết giữa các thành viên Luật Hợp tác xã năm 2012, gần như đồng nhất các quy

định của hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã.

Thực tế, mô hình liên hiệp hợp tác xã tại Việt Nam hoạt động chưa

hiệu quả và chưa thực sự chuyển đổi sang mô hình liên hiệp hợp tác xã kiểu mới Ngoài liên hiệp hợp tác xã thương mại Thành phố Hồ Chí Minh thì các liên hiệp hợp tác xã khác chưa mang lại kết quả nhiều như mong đợi Một

phần lý do của thực trạng này chính là ở khâu triển khai thực hiện tổ chức

lại tại các hợp tác xã thành viên còn khó khăn, lúng túng và chậm tiến độ Trong khi ở các nước như Nhật Bản, Ấn Độ mô hình liên hiệp hợp tác xã

nông nghiệp hoạt động rất hiệu quả.

1.6 Quy chế về chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước doi với hoạt

động của Hợp tác xã

Luật hợp tác xã năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã cố gắng quy định một cách rõ ràng và chặt chẽ hơn về vấn đề hỗ trợ, ưu đãi của Nhà

nước đối với Hợp tác xã Theo đó sẽ có sáu hỗ trợ, hai ưu đãi chung đối với tất

cả các hợp tác xã, bên cạnh đó còn quy định thêm những chính sách hỗ trợ, ưu đãi riêng đối với các hợp tác xã nông — lâm — ngư - diêm nghiệp Luật Hợp tác xã năm 2012 đã khắc phục sự chung chung trong các quy định của Luật Hợp tác xã năm 2003.

' Số liệu thống kê Hợp tác xã chia theo lĩnh vực hoạt động 6 t háng đầu năm 2015 tại thời điểm 30/6/2015 của

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.

Trang 26

1.6.1 Ho trợ ưu đãi chung của Nhà nước với tất cả các Hợp tác xã

Thư nhất, hỗ trợ về đào tao, bồi dưỡng nguồn nhán lực

Theo quy định tại khoản | Điều 24 Nghị định 193/2013/NĐ-CP của

Chính Phu, quy định chi tiết Luật hợp tác xã năm 2012, quy định:

“Nhà nước hỗ trợ kinh phí đào tạo chính quy, bồi dưỡng về chuyên môn

nghiệp vụ, kỹ thuật đối với cán bộ quản lý hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, thành

viên hợp tác xa”.

Trong Quyết định số 2261/QD — TTg về phê duyệt chương trình hỗ trợ

hợp tác xã giai đoạn 2015 — 2020 của Thủ tướng Chính Phủ ban hành ngày 15 tháng 12 năm 2014, có quy định một cách cụ thể hơn về việc hỗ trợ của Nhà nước đối với việc bồi dưỡng nguồn nhân lực của hợp tác xã Theo đó, Hợp tác xã cử cán bộ quản lý và thành viên hợp tác xã đi bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ với chuyên ngành phù hợp với vị trí công tác và nhu cầu của hợp tác xã Bên

cạnh đó, Quyết định cũng nêu rõ, nguồn kinh phí là từ Ngân sách trung ương,

mức hé trợ là 100% kinh phi để thực hiện; Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về

mức hỗ trợ và cơ chế tài chính hỗ trợ.

Thứ hai, hỗ trợ về xúc tiễn thương mại

Xúc tiến thương mai là hoạt động thúc day, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo,

trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 193/2013/NĐ-CP của Chính Phủ, quy định chỉ tiết Luật hợp tác xã năm 2012, quy định:

“Nhà nước hỗ trợ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tham gia các triển lãm trong và ngoài nước; tổ chức các hội chợ, triển lãm dành riêng cho khu vực hợp

tác xã; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa, xây dựng và triển

khai cổng thông tin điện tử, sàn giao dich thương mại điện tu cho các hợp tác

xã, liên hiệp hợp tac xa”

Thứ ba, hỗ trợ vê ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới

Trang 27

Dé giúp cho các hợp tác xã được thuận lợi trong việc ứng dụng những thành tựu mới và tiễn bộ của khoa học, Nhà nước đã đề ra chính sách hỗ trợ về van dé kinh phi đối với hoạt động này Cụ thể như sau:

“Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia và cấp tỉnh hàng năm dành một phần kinh phí hỗ trợ các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đổi mới, ứng

dụng công nghệ và thông báo kết quả thực hiện cho cơ quan quản lý nhà nước

về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

Nhà nước hỗ trợ nghiên cứu khoa học công nghệ từ nguôn kinh phí sự nghiệp nghiên cứu khoa học công nghệ đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có du an nghiên cứu, ung dung tién bộ khoa hoc, kỹ thuật va công nghệ moi

được cấp có thẩm quyền phê duyệt' (Khoản 3 Điều 24 Nghị định

Thứ tư, về tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã

Nhà nước đã đặt ra van đề hỗ trợ hợp tác xã tiếp cận các nguồn vốn dé triển khai hoạt động một cách lâu dài Tuy nhiên, để thực hiện hỗ trợ vốn một

cách tập trung và hiệu quả, Luật hợp tác xã (2012), Nghị định 193/2013/NĐ-CP của Chính Phủ, quy định chi tiết Luật hợp tác xã năm 2012 đã xác định rõ những

đối tượng được hưởng hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn bao gồm:

- Hợp tác xã có dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng năng lực sản xuất, kinh

- Hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, địa bàn nông thôn Hợp tác xã này sẽ nhận được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước như sau:

- Được ưu đãi về lãi suất và bảo lãnh tín dụng từ quỹ hỗ trợ phát triển hợp

tác xã;

- Ưu tiên vay vốn tín dụng từ ngân hàng phát triển và các tổ chức tín dụng

khác theo quy định của pháp luật;

- Được vay ưu đãi theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng

phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

Trang 28

Thứ năm, tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội;

Chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội là sự thể chế hóa các chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng giai đoạn phát triển của đất nước Có những chương trình hợp tác xã được ưu tiên tạo điều kiện để tham gia Việc được ưu tiên tham gia vào các chương trình này sẽ tạo ra cho hợp

tác xã cơ hội để phát triển hơn hoạt động kinh doanh sản xuất của mình.

Thứ sáu, hỗ trợ thành lập mới, tô chức lại hợp tác xã

Chính sách hỗ trợ này được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có nhu

cầu thành lập hợp tác xã hoặc các hợp tác xã thực hiện việc tô chức lại hoạt động

theo quy định của Luật hợp tác xã Theo quy định của pháp luật thì khi tổ chức, cá nhân có nhu cau thành lập hợp tác xã hoặc hợp tác xã thực hiện tổ chức lại hoạt động mà có văn bản đề nghị hỗ trợ thì các cơ quan có thẩm quyền sẽ hỗ trợ.

Thu bảy, wu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật về thuế

Ưu đãi về thuế là một trong những ưu đãi tài chính quan trọng đối với hợp

tác xã.

Theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành:

- Hợp tác xã sẽ được miễn thuế đối với thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối của hợp tác xã;

- Miễn thuế đối với thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực

nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thực hiện ở địa bàn có điều

kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt

khó khăn.

- Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp được áp dụng mức thuế suất 20%

Thứ tám, ưu đãi lệ phí đăng ký hợp tác xã theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí

Trang 29

Theo quyết định số 2261/QD — TTg về phê duyệt chương trình hỗ trợ hợp

tác xã giai đoạn 2015 — 2020 của Thủ tướng Chính Phủ: Ngân sách địa phương hỗ trợ 100% kinh phí đối với thành lập mới hợp tác xã, đăng ký thay đổi theo quy định của Luật Hợp tác xã Ngân sách địa phương hỗ trợ 50% kinh phí đối

với việc tô chức lại hoạt động của hợp tác xã do chia, tách, hợp nhất, sáp nhập Phần kinh phí còn lại do hợp tác xã tự trang trải từ nguồn của hợp tác xã hoặc

huy động từ những nguồn hợp pháp khác.

1.6.2 HỖ trợ, ưu đãi riêng đối với hợp tác xã nông — lâm — diém nghiệp Thứ nhất là được hỗ trợ dau tư phát triển kết cấu ha tang

Trong quyết định số 2261/QD — TTg về phê duyệt chương trình phát triển

hợp tác xã, Thủ tướng Chính phủ đã phải nhấn mạnh hỗ trợ đầu tư phát triển kết

cầu hạ tầng Quyết định cũng nêu rõ mức kinh phí hỗ trợ cho hoạt động này:

Ngân sách Trung ương hỗ trợ tối đa 80% tổng mức đầu tư của dự án, hợp

tác xã đóng góp tối thiểu 20% tổng mức đầu tư của dự án.

Đặc biệt, để tránh tình trạng lạm dụng của công của tổ chức cá nhân tham

gia hợp tác xã, pháp luật quy định rõ: “Hỗ tro của nhà nước là tài sản không chia cua hợp tác xã, hợp tác xã tự trang trai chi phí cho vận hành, bảo dưỡng công trình sau khi công trình được dua vào hoạt động; khi hợp tác xã giải thé

thi phan gia tri tai san được hình thành từ khoản hỗ trợ của nhà nước được chuyển vào ngân sách địa phương cùng cáp với cơ quan đăng ký hợp tác xa”.

Thứ hai, chính sách giao đất, cho thuê dat để phục vụ hoạt động cua hợp

tác xã

Theo Luật đất đai năm 2013, hợp tác xã Nông — Lâm — Diêm nghiệp sẽ được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi sử dụng đất làm mặt bằng

xây dựng trụ sở, sân phơi, nhà kho; xây dựng các cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ

sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối (Điểm e Khoản | Điều 110 Luật đất dai năm 2013) Quy định này nêu rõ các trường hợp để hợp tác xã được miễn giảm tiền sử dụng đất, thuê đất, nhưng khi nao được

miễn và khi nào được giảm thì vân chưa có giải thích cụ thê Bộ Kê hoạch và

Trang 30

Đầu tư cho biết, Nghị định 193/2013/NĐ-CP được xây dựng và ban hành trước khi Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013 nên chính sách đất đai đối với hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp,

lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp (hợp tác xã nông nghiệp) được quy định

tại Điểm b, Khoản 3, Điều 6, Luật Hợp tác xã chưa được cụ thể hóa trong Nghị

định 193/2013/NĐ-CP Do đó, trong dự thảo Nghị định sửa đổi, bé sung một số

điều của Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chỉ tiết một số điều của Luật Hợp tác xã, đã có quy định cụ thể hóa chính sách giao đất, cho thuê đất để phục vụ hoạt động của hợp tác xã sao cho phù hợp với quy định của Luật đất đai năm 2013.

Thứ ba, chính sách ưu đãi về tín dụng

Gần đây Chính phủ vừa mới ban hành Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về

chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/8/2015 thay thế Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày

12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp,

nông thôn Trong đó hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông — lâm — diêm

nghiệp sẽ được hưởng rất nhiều các chính sách ưu đãi Cụ thể, hợp tác xã sẽ được các tô chức tín dụng cho vay không cần tài sản bảo đảm theo các mức:

- Tối đa 1 tỷ đồng đối với hợp tác xã hoạt động trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Tối đa 2 tỷ đồng đối với hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ phục vụ khai thác hải sản xa bờ.

Thứ rư, chính sách hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh

Đề giúp cho những người nông dân, những hợp tác xã yên tâm sản xuất, Nhà nước cũng có nhiều hỗ trợ về vốn, về con giống, cây giống khi gặp khó

khăn do thiên tai, dịch bệnh gây ra.

Thứ năm, chính sách hỗ trợ chế bién sản phẩm

Nghị định 193/2013/ND — CP quy định: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xãcó nhu câu chê biển sản phâm được hỗ trợ nghiên cứu xây dựng dự án dau tư

Trang 31

chế biến sản phẩm giống như các dự án nghiên cứu khoa học công nghệ: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được ưu đãi về tín dụng trong việc triển khai dự án

đầu tư chế biến sản phẩm.

Theo quy định này chúng ta thấy nhà nước đánh giá cao các hợp tác xã có dự án đầu tư chế biến sản phẩm Sự hỗ trợ của nhà nước sẽ phần nào khuyến khích các hợp tác xã không chỉ phát triển theo chiều rộng mà còn cần phát triển mạnh mẽ theo chiều sâu.

2 Công cụ thực hiện và thi hành Luật Hợp tác xã năm 20122.1 Công cụ chính sách thực thi Luật Hợp tác xã năm 2012

Sau khi có Luật Hợp tác xã năm 2012 thì một loạt hệ thống cơ chế, chính sách về hợp tác xã đã được hình thành tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của hợp

tác xã Có thé ké đến những văn bản sau:

- Nghị định số 193/2013/NĐ- CP ngày 21/11/2013 Quy định chỉ tiết một số điều của Luật Hợp tác xã;

- Quyết định 2261/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/12/2014 về

chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015- 2020;

- Chỉ thị 19 CT-TTg ngày 24/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc đây mạnh triển khai thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012;

- Thông tư số 03/2014/TT- BKHĐT ngày 26/5/2014 hướng dẫn về đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã.

Ngoài ra, các tỉnh thành phố đã ban hành 94 văn bản dé thé chế hóa nghị quyết, chỉ thị, Luật Hợp tác xã năm 2012 và các văn bản hướng dẫn Luật Hợp tác xã Các địa phương đã ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ khó khăn cho hợp tác xã về vốn, đầu ra cho các sản phẩm; xử lý nợ vay của hợp tác xã; cho vay ưu đãi; hỗ trợ kinh phí đầu tư, công tac dao tạo nghiệp vụ cán bộ hợp tác xã Cac quy định quan lý nhà nước về kinh tế tập thé được rà soát, sắp xếp, bồ trí lại theo

Trang 32

yêu câu cải cách hành chính theo hướng gọn nhẹ, phân công, phân cấp rõ ràng

hơn `.

Tuy nhiên, việc triển khai thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012 gặp nhiều khó khăn, lúng túng, tiến độ tô chức lại hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã rất chậm Theo

quy định của Luật Hợp tác xã thì hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập

trước ngày Luật Hợp tác xã năm 2012 có hiệu lực thi hành mà tổ chức và hoạt động không trái với quy định của Luật này thì tiếp tục hoạt động và không phải đăng ký

lai Hop tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập trước ngày Luật Hợp tác xã năm 2012 có hiệu lực thi hành mà tổ chức và hoạt động không phù hợp với quy định của

Luật Hop tác xã thì phải đăng ký lại hoặc chuyên sang loại hình tổ chức khác trong thời hạn 36 tháng, kể từ khi Luật Hợp tác xã có hiệu lực thi hành - tức là từ ngày 01/7/2013 Theo số liệu thống kê trong số 9.449 hợp tác xã chưa thực hiện tổ chức

lại theo Luật Hợp tác xã đã có 6.794 hợp tác xã chưa triển khai đăng ký lại theo Luật Hợp tác xã (chiếm 65%); 1.787 hợp tác xã đang làm thủ tục đăng ký lại theo

Luật Hợp tác xã (chiếm 17,1%); có 109 hợp tác xã có kế hoạch sáp nhập, hợp nhất (chiếm 1,0%); 706 hợp tác xã không hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả thuộc diện giải thể, chuyển loại hình kinh doanh khác (chiếm 7,3%) Phản ánh từ Liên minh hợp tác xã các tỉnh, thành phố phía Bắc (cụm 1, 2 và 3), việc tổ chức lại hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2012 cũng đã có một số tỉnh chủ động triển khai, như Yên Bái, Quảng Ninh, Nam Định và Ninh Bình Nhưng đa số các tỉnh gặp khó khăn thực thi Luật Hợp tác xã năm 2012, kết quả số lượng hợp tác xã tô chức lại dat rất thấp, thậm chí có những tỉnh chưa có hợp tác xã nào tiến hành tổ chức lại như Hưng Yên và Bắc Giang.

Trong kế hoạch chuẩn bị tổ chức Đại hội lần thứ V của mình, Liên minh

hợp tác xã Việt Nam tổ chức các đoàn công tác đi khảo sát 8 cụm Liên minh hợp tác xã địa phương ở các vùng miền đất nước, để tiến hành hàng loạt hội nghị đóng góp ý kiên vào các văn kiện đại hội, đông thời khảo sát những vướng mặc,

'# Xem Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 56-KL/TW của Bộ Chính trị về day mạnh thực hiện Nghị

quyét Trung ương 5, khóa IX về tiếp tục đôi mới, phát trién và nâng cao hiệu quả kinh tê tập thé

Trang 33

khó khăn phát triển hợp tác xã tại địa phương, trong đó có phần nội dung nắm

bắt tiến độ và các vấn đề thực tế phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện

Luật Hợp tác xã năm 2012 Luật Hợp tác xã năm 2012 quy định thời hạn chuyển

đổi hợp tác xã kéo dài trong 36 tháng (từ 1/7/2013 - 1/7/2016) Song sau gần 2

năm triển khai (tức đã trải qua 2/3 thời gian), hầu hết Liên minh hợp tác xã địa

phương cả nước đều kiến nghị lùi thời hạn hoàn thành tổ chức lại hợp tác xã

theo Luật Hợp tác xã năm 2012.

2.2 Công cụ hỗ trợ thực thi Luật Hợp tác xã năm 2012

Thứ nhất, Thủ tục đăng ký hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã trên toàn quốc được thống nhất Theo Báo cáo tình hình phát triển kinh tế tập thể năm 2014 và kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tu, Luật Hợp tác xã nam 2012 đang được các địa phương triển khai, bước đầu đã có những tác động tích cực; các hợp tác xã đang dan tự đổi mới, phát triển theo đúng bản chất đích thực, tập trung hỗ trợ kinh tế thành viên của mình vượt qua

khó khăn, thực sự là chỗ dựa vững chắc cho các thành viên.

Theo báo cáo của 61/63 tỉnh, thành phố ”, ước tính đến cudi năm 2014 có tổng số 17.604 hợp tác xã, tăng 293 hợp tác xã so với năm 2013 Tổng doanh

thu của các hợp tác xã năm 2014 ước đạt 26.400 tỷ đồng, tăng 2.460 tỷ đồng so

với năm 2013 Tổng số lãi trước thuế của hợp tác xã năm 2014 ước đạt 1.410 tỷ đồng, tăng 0,7% so với mức thực hiện 1.400 tỷ đồng năm 2013.

Có thé khang định, việc thành lập cũng khá thuận lợi do thủ tục thành lập

được quy định trong Luật Hợp tác xã năm 2012 khá đơn giản, thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã được rút ngắn (5 ngày so với 15 ngày theo Luật Hợp tác xã năm 2003) Về lĩnh vực thành lập hợp tác xã cũng được mở rộng,

không chỉ ở các lĩnh vực truyền thống như nông nghiệp, lâm nghiệp; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; xây dung; vận tải; v.v mà các hop tac xã còn

thành lập trong các lĩnh vực như: môi trường, y tế, du lịch, v.v Về số lượng thành viên tham gia cũng gia tăng đáng kê, theo số liệu báo cáo, năm 2014 tăng

Trang 34

gan 200.000 thành viên so với nam 2013 Các hợp tác xã trong các lĩnh vực khi được thành lập chủ yếu cung cấp dịch vụ cho thành viên như hợp tác xã nông

nghiệp, hợp tác xã giao thông vận tải, v.v , đáp ứng mục tiêu cơ bản của hợp tác

xã là cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho thành viên bên cạnh mục tiêu tạo việc làm và tăng thu nhập thông qua tỷ lệ vốn góp Đây là những tín hiệu đáng mừng của

tình hình hoạt động của các hợp tác xã thời gian qua, cho thấy Luật Hợp tác xã

năm 2012 nói chung và quy chế pháp lý về thành lập hợp tác xã nói riêng là phù

hợp; đã đáp ứng được nguyện vọng, mong mỏi chính đáng của thành viên hợp tác xã; tạo hành lang pháp lý thuận lợi để các hợp tác xã trong mọi lĩnh vực hoạt

động khởi sắc và hiệu quả; đem lại sức sống mới cho các hợp tác xã ở nước ta

hiện nay.

Thứ hai, công cụ hỗ trợ về tài chính và ưu đãi cho hợp tác xã Nguồn kinh

phí hỗ trợ cho hoạt động của hợp tác xã đặc biệt là hợp tác xã nông nghiệp ngày

một 6n định va tăng cao Các địa phương đã lần lượt xây dựng và sử dụng có

hiệu quả quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã Năm 2015, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Quỹ hỗ trợ phát triển Hợp tác xã tỉnh đang triển khai cho 158 hợp tác xã vay vốn với số

vốn lên tới 44,8 tỷ đồng, trong đó có 53 hợp tác xã nông nghiệp vay vốn, chiếm

33,5% số vốn giải ngân và 105 lượt hợp tác xã phi nông nghiệp được hỗ trợ vốn

vay” Ở Long An, Quỹ hỗ trợ phát triển mới được thành lập tháng 08/2013 va

chính thức đi vào hoạt động tháng 01/2014 với số vốn ban đầu là 5 tỉ đồng do

ngân sách tỉnh cấp và đã bước đầu hỗ trợ có hiệu quả cho các hợp tác xã trong địa bàn tỉnh ”' Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh Quảng Nam đã hỗ trợ hiệu

quả cho nhiều dự án đầu tư của hợp tác xã, số tiền hỗ trợ tính đến cuối năm 2014

là 20 ty đồng ” Trong 6 năm gan đây, khi Hà Nội ra đời quỹ hỗ trợ phát triển

hợp tác xã từ năm 2008 đến năm 2014, Quỹ đã hỗ trợ hơn 1.500 lượt dự án với

tong vốn giải ngân gần 400 tỷ đồng, đem lại trên 40 tỷ đồng thu nhập cho khu

'® Hà Nội, Trà Vinh không có số liệu

` http://nnptntvinhphuc.gov.vn/index.php?action=details&idmuc=PTNTNNNTNA001

sẽ hftp://quangnam.gov.vn/CMSPages/BaiViet/Default.aspx?IDBaiViet=14045

Trang 35

vực hợp tác xã Ngoài ra, hoạt động của Quỹ góp phan rất lớn phát triển mới số

tổ hợp tác, hợp tác xã gắn với quy hoạch phát triển kinh tế — xã hội Thủ đô, đồng

thời nâng cao vị thế của tổ chức Liên minh hợp tác xã trên địa bàn.”

Bên cạnh đó, Nhà nước còn tích cực tìm kiếm các nguồn hỗ trợ quốc tế để giúp đỡ cho hợp tác xã (chủ yếu là hợp tác xã nông nghiệp) tại Việt Nam Thủ tướng Canada Justin Trudeau ngày 19/11/2015 tuyên bố chính phủ nước này sẽ hỗ trợ dự án Phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã Việt Nam (VCID) nhằm góp phần giảm nghèo và thúc đây tăng trưởng kinh tế Chính phủ nước này sẽ cung cấp 12,9 triệu dollar Canada (CAD)trong vòng 5 năm (từ 2015 - 2020) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và năng suất cho các hợp tác xã nông nghiệp Việt Nam.”

Về việc đào tạo nguồn nhân lực cho hợp tác xã cũng đã có những khởi

sắc, đã có những cơ sở chuyên nghiệp chuyên đảo tạo cán bộ hợp tác xã nhằm

nâng cao cả năng lực chuyên môn và năng lực quản lý cho các cán bộ các hợp tác xã có nhu cầu Đó là: Trường Bồi dưỡng cán bộ (VICEM); Trung cấp nghề và đào tạo cán bộ hợp tác xã miền Nam (SVCT) của Liên Minh hợp tác xã Việt Nam; Trường cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn

2.3 Công cụ kiểm tra giám sát hoạt động của hợp tác xã

Trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động của hợp tác xã được giao cho Ủy ban nhân dân các cấp Trong năm 2014 2015, nhiều tỉnh thành đã tiến hành kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của hợp tác xã tại địa phương, nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của hợp tác xã Một số nội dung kiểm tra, giám sát bao gồm:

- Việc thực hiện kê khai nội dung đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

việc kê khai thay đổi nội dung đăng ky của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (nếu

có); việc công khai thông tin về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật.

>? http://www.vca.org.vn/hop-tac-xa/dien-hinh/1 1767-ha-noi-doi-moi-cho-vay-htx.html

?* http://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=30341

Trang 36

- Việc thực hiện quy định về kết nạp, chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên; Việc thành lập và hoạt động của Ban kiểm soát; Việc thực hiện trình tự, thủ tục tiễn hành Đại hội thành viên.

- Kết quả hoạt động của Hợp tác xã, liên hiệp HTX trong vòng 02 năm (2014 - 2015); Việc tô chức lại Hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2012.

Những kết quả thu được từ hoạt động kiểm tra, giám sát là cơ sở để các

Đoàn kiểm tra, giám sát đề xuất các kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước, đối với các hợp tác xã để hiệu quả kinh doanh của hợp tác xã được chuyển sang một giai đoạn mới.d

3 Thực tiễn thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012, những vướng mắc và nguyên nhân

3.1 Những vướng mắc trong thực tiễn thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012 Những vướng mắc khó khăn trong quá trình thực thi triển khai Luật

Hợp tác xã năm 2012 bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

Một la, cơ quan quan ly nhà nước lung túng trong việc ap dụng các quy định pháp luật về chuyển đổi hợp tác xã sang hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012

Sở Kế hoạch và Đầu tư các địa phương không thực hiện chức trách của mình là hướng dẫn chuyển đổi hợp tác xã; hiểu biết của cán bộ ngành kế hoạch và đầu tư về hợp tác xã rất hạn chế Việc đăng ký hợp tác xã tại cấp huyện cũng gặp nhiều khó khăn do cán bộ cấp huyện thiếu, nhiều việc và chưa có sự hiểu biết đầy đủ về thủ tục chuyển đổi hợp tác xã.Liên minh hợp tác xã các địa phương miền Trung và Tây Nguyên (cụm 4 và 5), cho rằng chuyển biến nhận thức về Luật Hợp tác xã năm 2012 chưa rõ nét và thực tế hợp tác xã ở nhiều tỉnh được cấp đổi "Đăng ký kinh doanh" chứ không phải là "Đăng ký hợp tác xã"

như Luật Hợp tác xã năm 2012 quy định Thực tế đó chứng tỏ cơ quan quản lý chuyên ngành chưa hiểu đúng Luật Hợp tác xã năm 2012 và các văn bản hướng dẫn Luật Hợp tác xã.

Trang 37

Nguyên nhân chính là do chậm ban hành văn bản hướng dẫn thủ tục

chuyên đổi hop tác xã Luật Hợp tác xã ban hành năm 2012 và có hiệu lực thi

hành ngày 1.7.2013; Nghị định số 193/2013/NĐ- CP ngày 21/11/2013 Quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã có hiệu lực thi hành từ ngày 27.1.2014.

Vậy một van dé đặt ra là sau ngày 1.7.2013 khi thực hiện chuyển đôi hợp tác xã

theo Luật Hợp tác xã nhưng chưa có mẫu biểu hướng dan dé thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã sẽ là trở ngại cho việc thực hiện thủ tục chuyển đổi hợp tac

xã Trên thực tế, cơ quan quan ly nhà nước loay hoay thâm định hỗ so đăng ký

hợp tác xã vì chưa được hướng dẫn cụ thé các biểu mau Vì vậy, dẫn tới thực trạng hợp tác xã mới thành lập được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Gay chứng nhận đăng ký kinh doanh theo mẫu cũ nhưng ghi chức danh quản lý, đại diệntheo pháp luật hợp tác xã khác nhau theo Luật Hợp tác xã năm 2003 hoặc Luật Hợp tác xã năm 2012 Cho đến ngày 26/5/2014 Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư số 03/2014/TT- BKHĐT hướng dẫn về đăng ký hợp tác xã và

chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã thì mới có những hướng dẫn cụ thé về biểu mau đăng ký thành lập hợp tác xã.

Hai là, một số hợp tác xã chưa xảy dung kế hoạch chuyển đổi hoặc gap

khó khăn trong việc chuyển đổi hợp tác xã hoặc chưa có kinh phí triển khai thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012

Một số hợp tác xã nông nghiệp gap khó khăn trong tô chức lại do vướng mắc về xử lý tài chính (tài sản không chia, vốn quỹ, công nợ ); phần lớn các hợp tác xã có quy mô nhỏ thiếu vốn đầu tư chưa thiết lập được các mối quan hệ tín dụng với các ngân hàng do không đủ điều kiện thế chấp tài sản Lúng túng trong

việc đánh giá tư cách thành viên, chuẩn bị về điều kiện chuyển đổi hợp tác xã,

đánh giá tài sản hợp tác xã Hợp tác xã tổ chức Đại hội thành viên thì bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị trước hay bầu Hội đồng quản trị trước? Khó khăn trong

việc đôi mới bộ máy quản lý cũ sang bộ máy quản lý mới các hợp tác xã chưa phân định rõ trách nhiệm, vai trò của Giám đốc khác với chủ tịch Hội đồng quản trị nên cơ bản vẫn hoạt động như trước Một trong những nguyên nhân chính là

Trang 38

do việc tô chức triển khai thực hiện chưa thực sự tích cực; nhiều văn ban hướng

dẫn dưới luật chậm được ban hành; công tác tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật về hợp tác xã tới các cấp, các ngành, địa phương còn hạn chế; tổ chức quản lý nhà nước về hợp tác xã còn nhiều bất cập, chưa theo kịp với nhu cầu đổi mới Tổng hợp 3 cụm 6, 7, 8 ở các Liên minh hợp tác xã địa phương thuộc khu vực thành phố Hồ Chi Minh và vùng Đông - Tây Nam bộ, phần lớn các tỉnh có ý kiến quá trình triển khai Luật Hop tác xã năm 2012 khó khăn, van đề chuyên đổi

hợp tác xã theo Luật này không thê thực hiện vì rất nhiều nguyên nhân Do một sé

tỉnh chưa xây dung kế hoạch chuyển đổi hợp tác xã, một số tỉnh đã xây dựng, nhưng chưa có kinh phí triển khai thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012.

Ba là, các quy định của Luật Hợp tác xã và văn bản hướng dan thi hành chưa hợp ly

Liên minh hợp tác xã miền Trung và Tây Nguyên cho rằng quy định tại Nghị định số 193/2013/NĐ- CP ngày 21/11/2013 về đại biểu tham gia đại hội

thành viên hợp tác xã quá rộng, đang gây khó khăn cho hợp tác xã vì phải tăng chi phí tổ chức đại hội Các hợp tác xã nông nghiệp chiếm trên 55,45% số hợp

tác xã”” nhưng từ năm 2003 đến nay chưa có chính sách hỗ trợ các hợp tác xã

này Các chính sách hỗ trợ áp dụng cho tất cả các mô hình hợp tác xã chưa phù hợp khi áp dụng các quy định hỗ trợ chung đó cho hợp tác xã nông nghiệp Bởi vì trong hợp tác xã nông nghiệp lại bao gồm nhiều mô hình khác nhau như hợp tác xã dịch nông nghiệp, hợp tác xã cô phan nông nghiệp và mỗi loại hình đó lại có những đặc thù khác nhau Liên minh hợp tác xã các tỉnh phía Bắc đề nghị

cần có hướng dẫn riêng với loại hình hợp tác xã nông nghiệp trong triển khai tô

chức lại hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2012.

3.2 Nguyên nhân của những tôn tại hiện nay

Thứ nhất, tinh than hợp tác của nhà đầu tư kém Nhà đầu tư tham gia mô

hình hợp tác xã thường không có tinh thần hợp tác dé cùng nhau tổ chức thực

3 Xem Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 56-KL/TW của Bộ Chính trị về đây mạnh thực hiện Nghị

quyêt Trung ương 5, khóa IX vê tiếp tục đôi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tê tập thé

Trang 39

hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, do tư duy làm ăn riêng lẻ đã bám rễ sâu trong nhận thức của nhà đầu tư Tinh thần hợp tác kém dẫn đến nhiều hệ lụy cho

sự phát triển của hợp tác xã Quy mô vốn đầu tư của hợp tác xã chủ yếu phụ thuộc vào mức độ đóng góp của các thành viên, tinh thần hợp tác kém dẫn đến quy mo vốn hạn chế, điều này làm ảnh hưởng tới sự phát triển của hợp tác xã.

Hoạt động kinh doanh của hợp tác xã dựa trên yếu tố hỗ trợ, giúp đỡ trên cơ sở

cùng có lợi của các thành viên, tỉnh thần hợp tác kém là nguyên nhân dẫn đến

các hoạt động hỗ trợ không được triển khai, không phát huy được tối đa hiệu quả hoạt động của mô hình Có thé thấy, không có tình thần hợp tác khi tham gia

là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự hoạt động thiếu hiệu quả của mô hình hợp tác

xã, khi hoạt động hợp tác xã không hiệu quả dẫn đến không tạo ra sức hút tham gia mô hình của các nhà đầu tư, vòng luân quan này càng làm cho mô hình hợp

tác xã không được nhà đầu tư ưu tiên sử dụng.

Thứ hai, kinh té hộ chậm phát triển Sự phát triển của hợp tác xã phụ thuộc vào sự phát triển của các thành viên hợp tác xã, trong đó, kinh tế hộ đóng vai trò then chốt Tuy nhiên, trong những năm gan đây, mô hình kinh tế hộ ở Việt Nam chậm phát triển Nguyên nhân của thực trạng trên xuất phát từ tư duy làm ăn manh mún, thiếu đầu tư bài bản, hoạt động sản xuất kinh doanh không có kế hoạch, chỉ tập trung đầu tư trong ngắn hạn mà không có các dự đoán sự phát triển của thị trường trong trung và dài hạn Sự thiếu chủ động và hiệu quả trong hoạt động kinh tế hộ làm cản trở sự phát triển của mô hình hợp tác xã Mô hình

hợp tác xã và mô hình kinh tế hộ có sự phát triển cộng sinh, hợp tác xã ra đời dé

hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển tối đa kinh tế hộ và theo chiều ngược lại, kinh tế

hộ là hạt nhân cho tính hiệu quả kinh doanh của hợp tác xã Để nâng cao hiệu quả hoạt động cho hợp tác xã, Nhà nước phải có các chính sách phù hợp, quan

tâm đến sự phát triển của kinh tế hộ.

Thứ ba, hiểu biết về hợp tác xã còn kém, nhận thức về hợp tác còn hạn

chế Thực tế hiện nay, nhiều người dân có “cái nhìn” thiếu thiện cảm đối với mô

hình hợp tác xã, một trong những nguyên nhân của tình trạng đó xuất phát từ sự

Trang 40

“thét bại” của mô hình hợp tác xã trong chế độ kinh tế trước đây Nhiều thành viên hợp tác xã chỉ tham gia hợp tác xã để được hưởng các chế độ chính sách của Nhà nước mà thiếu tinh thần hợp tác để cùng nhau xây dựng hợp tác xã Mô hình hợp tác xã hiện nay đã có nhiều điểm đổi mới quan trọng và ngày cảng phù

hợp với điều kiện phát triển kinh tế theo định hướng hội nhập Mô hình hợp tác

xã là mô hình trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế tập thé, trong phát

triển lĩnh vực nông nghiệp, thủ công nghiệp với trình độ cao Xây dựng thành

cônz các hợp tác xã là giải pháp quan trọng của Chính phủ hướng tới các mụctiêu xây dựng nông thôn mới và việc làm Mặc dù vậy, nhận thức của người dân

chin có nhiều biến chuyên sau nhiều năm mô hình hop tác xã được đổi mới Mội phần nguyên nhân rất lớn của tình trạng trên xuất phát từ sự yếu kém trong công tác tuyên truyền, phô biến pháp luật, mà cụ thé ở đây là Luật Hop tác xã

(20:2) cũng các văn bản hướng dẫn thi hành, các chính sách của cơ quan Nhà

nướ: về phát triển kinh tế tập thể nói chung và kinh tế hợp tác xã nói riêng Trong khi đó, để pháp luật có thể thực sự đi vào cuộc sống, người dân hiểu và

thực hiện theo pháp luật thì đây lại là khâu đặc biệt quan trọng Nói như Trưởng

Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ: “để tạo đột phá trong mô hình Hợp tác xã kiểu mới, trước hết cần đổi mới nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọnz của kinh tế tập thể, hợp tác xã Nhận thức đúng đắn về Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới Phải thông cái đầu trước đã ”

Thứ tu, hạn chế của Luật Hợp tác xã hiện nay Luật Hợp tác xã năm 2012 ban 1ành đã khắc phục được nhiều điểm hạn chế của Luật Hop tác xã năm 2003 Mặc dù vậy, thực tế triển khai cho thấy Luật Hợp tác xã năm 2012 vẫn chưa thực sự giải quyết được những vấn đề cơ bản trong quá trình vận hành hợp tác

xã Luật Hợp tác xã năm 2012 vẫn chưa có quy định cụ thể nhằm giải quyết triệt

để vệc chuyển đổi từ mô hình hợp tác xã kiểu cũ sang mô hình hợp tác xã kiểu mới, dẫn đến số lượng hợp tác xã chưa chuyển đổi vẫn còn khá lớn (18,87% số

lượm hợp tác xã kiểu cũ đã chuyên đổi) Luật Hop tác xã năm 2012 cũng thiết

*5 http//vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/23 | 733/kien-nghi-mo-hinh-htx-kieu-moi-len-bo-chinh-tri.htm]

Ngày đăng: 23/04/2024, 09:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN