MỞ ĐẦUVề cơ bản, trong thời gian qua những qui định cụ thể của Bộ luật Dân sự, các Nghị quyết hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân Tối cao về chế định bồi thường thiệt hại do
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
PHÂN HIỆU QUẢNG NAM
BÀI TẬP LỚN
CHỦ ĐỀ: TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 THỰC
TIỄN ÁP DỤNG
Tác giả:
Lớp: 2005 LHOL
Trang 2QUẢNG NAM – 2021
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
PHÂN HIỆU QUẢNG NAM
BÀI TẬP LỚN
CHỦ ĐỀ: TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 THỰC
Trang 4QUẢNG NAM – 2021
2
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài, tôi nhận được sựđộng viên, giúp đỡ nhiệt tình của ThS.Phan Thị Thu Huyền Tôi xin gửi lời cảm ơnsâu sắc đến cô
Bên cạnh đó, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các công ty luật, website củacác công ty luật và các trường đại học về luật học đã tạo điều kiện cho tôi thu thập
số liệu, tư liệu, nghiên cứu điều tra thông tin
Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu nhưng do hạn chế về hạn chế về lượng kiến thức ởcấp độ sinh viên nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhậnđược những ý kiến góp ý từ cô
Xin trân trọng cảm ơn!
Quảng Nam, ngày tháng năm
Tác giả đề tài
Trang 6LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôithực hiện Các số liệu, kết quả nêu trong đề tài là trung thực và có nguồn gốc tríchdẫn rõ ràng Những kết luận khoa học của đề tài chưa từng được công bố trong bất
cứ công trình nào
Tác giả đề tài
4
Trang 7MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 2
LỜI CAM ĐOAN 3
MỤC LỤC 4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 6
MỞ ĐẦU 6
NỘI DUNG 7
1 Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 7
2 Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ, nguyên tắc bồi thường thiệt hại, điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 8
2.1 Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ 8
2.2 Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 9
2.3 Mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra 10
3.Qui định của pháp luật và qua thực tiễn xét xử 10
3.1 Về nguyên tắc bồi thường 10
3.2 Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại 12
3.3 Xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường 12
4.Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 15
5 Chủ sở hữu có nghĩa vụ như thế nào đối với nguồn nguy hiểm cao độ ? 16
6 Về trách nhiệm bồi thường liên đới: 17
KẾT LUẬN 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
Trang 10MỞ ĐẦU
Về cơ bản, trong thời gian qua những qui định cụ thể của Bộluật Dân sự, các Nghị quyết hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phánToà án Nhân dân Tối cao về chế định bồi thường thiệt hại donguồn nguy hiểm cao độ gây ra đã đáp ứng được tình hình chungcủa công tác áp dụng pháp luật, đảm bảo cho các cơ quan tiếnhành tố tụng nhận định hướng giải quyết rõ ràng, đúng pháp luật,tạo cách giải quyết đồng bộ, thống nhất cao
Tuy nhiên trong thực tiễn áp dụng hiện nay, với tình hình tainạn giao thông ngày một tăng, thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra nhiều, khi tiến hành tố tụng, một số vấn đề vướng mắc
đã nảy sinh như: Thế nào là chủ sở hữu cũng phải bồi thường khikhông có lỗi? Thế nào là giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguyhiểm đúng pháp luật? Mức độ bồi thường khi không có lỗi là baonhiêu? Những vấn đề trên khiến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của đương sự nhiều khi không được đảm bảo, điều đáng nóihơn là sự thiếu thống nhất trong việc áp dụng pháp luật của các cơquan tiến hành tố tụng, cụ thể là Toà án nhân dân các cấp, đãkhiến tính nghiêm minh của pháp luật không được đảm bảo, việcsửa án, huỷ án của Toà án cấp trên với Toà án cấp dưới chưa cócăn cứ giải thích rõ ràng Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xinmạnh dạng bàn về một số vấn đề vướng mắc khi áp dụng qui định
“Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gâyra” trong thực tiễn tiến hành tố tụng
Thực tế cho thấy, mục đích của nhà làm luật tách riêngcác qui định về Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độgây ra thành một điều luật là nhằm khẳng định và ràng buộcnghĩa vụ, cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các
6
Trang 11chủ thể có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ trong quan
hệ xã hội thường ngày
Trang 12NỘI DUNG
1 Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là
loại trách nhiệm đặc biệt bởi lẽ thiệt hại xảy ra không phải do hành
vi và do lỗi của con người mà do hoạt động của những sự vật mà
hoạt động của chúng luôn tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại Mặc dù
chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ có thể
không có lỗi đối với thiệt hại nhưng để bảo đảm quyền lợi hợp
pháp cho người bị thiệt hại, pháp luật vẫn buộc họ có trách nhiệm
bồi thường.•
Tức là việc xác định trách nhiệm BTTH không phụ thuộc vào
yếu tố lỗi nhằm nâng cao trách nhiệm của chủ sở hữu, người quản
lý, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ buộc họ phải tuân thủ các
quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy
hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật
Điều 601, BLDS năm 2015 quy định: “Nguồn nguy hiểm cao
độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải
điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất
cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và nguồn nguy hiểm cao độ
khác do pháp luật quy định….”, khái niệm này đã kế thừa toàn bộ
theo quy đinh tại khoản 1 Điều 623 BLDS năm 2005 Theo đó, Điều
623, BLDS năm 2005 cũng như hướng dẫn tại Nghị quyết số
03/2006/NQ – HĐTP ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số
quy định của BLDS năm 2005 về BTTH ngoài hợp đồng, không đưa
ra khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ mà chỉ liệt kê các đối tượng
được coi là nguồn nguy hiểm cao độ Tuy nhiên, qua quy định trên,
ta có thể hiểu: “Nguồn nguy hiểm cao độ là những vật chất nhất
định do pháp luật quy định luôn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại cho
8
Trang 13con người, con người không thể kiểm soát được một cách tuyệtđối”.
Thực tế, việc xác định nguồn nguy hiểm cao độ không chỉcăn cứ vào khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ tại Điều 601 BLDS
mà còn phải căn cứ vào các văn bản, các quy định khác có liênquan.•
Bên cạnh đó, theo Điều 601, BLDS 2015 thì: “Chủ sở hữunguồn nguy hiểm cao độ phải BTTH do nguồn nguy hiểm cao độgây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụngthì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuậnkhác
Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụngnguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không cólỗi, trừ các trường hợp sau đây: (i) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi
cố ý của người bị thiệt hại; (ii) Thiệt hại xảy ra trong trường hợpbất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật cóquy định khác; Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếmhữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụngnguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải BTTH
Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sửdụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồnnguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liênđới BTTH”
Việc áp dụng quy định về BTTH do nguồn nguy hiểm cao độgây ra phải xác định thiệt hại đó do tự thân người nguy hiểm cao
độ gây ra hay do hành vi sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ Theochúng tôi, chỉ được coi là nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại khi
có đủ hai yếu tố sau: (1) Phải có sự hiện diện của một loại nguồn
Trang 14hiểm cao độ theo quy định tại khoản 1 Điều 623 BLDS năm 2005
và Điều 601 BLDS năm 2015; (2) Thiệt hại phải do tự thân hoạt
động của nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (ví dụ xe ô tô đang di
chuyển thì bị nổ lốp gây thiệt hại, xe ô tô đang xuống dốc thì đứt
phanh dẫn đến tai nạn…)
2 Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ, nguyên tắc bồi thường thiệt hại, điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
2.1 Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ
Theo quy định tại Điều 601•Bộ luật Dân sự năm 2015 quy
định:•“Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông
vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt
động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ
và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định”.•
Ở đây, khái niệm này không định nghĩa thế nào là “nguồn
nguy hiểm cao độ” mà chỉ liệt kê các đối tượng được xem là
“nguồn nguy hiểm cao độ” Tuy nhiên, để xác định đâu là nguồn
nguy hiểm cao độ thì ngoài căn cứ theo quy định tại Điều 601
Bộ luật Dân sự 2015 còn phải căn cứ vào các văn bản quy phạm
pháp luật khác có liên quan hoặc quy định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền về lĩnh vực cụ thể đó
2.2 Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
- Phải có thiệt hại xảy ra
Thiệt hại được hiểu là những tổn thất thực tế được tính thành
tiền, do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín,
tài sản của cá nhân, tổ chức Tuy nhiên, trong trường hợp có thiệt
hại xảy ra do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì thiệt hại này
không bao gồm thiệt hại do danh dự, nhân phẩm Bởi vì, nguồn
10
Trang 15nguy hiểm cao độ là những phương tiện, máy móc, thiết bị nên khigây thiệt hại thì chủ yếu là thiệt hại về tài sản, sức khỏe và tínhmạng chứ không gây ra thiệt hại về danh dự, nhân phẩm được.Ngoài ra, do đây là nguồn nguy hiểm “cao độ” nên có thểgây ra thiệt hại cho bất cứ ai, kể cả chủ sở hữu, người chiếm hữu,
sử dụng, quản lý, thậm chí là những người không có liên quan đếnnhững nguồn nguy hiểm cao độ này Vì vậy, pháp luật đặt ra tráchnhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ khi chúnggây thiệt hại cho những “người xung quanh”, bất kể những ngườinày không có quan hệ với nguồn nguy hiểm cao độ đó
- Thiệt hại phải do chính nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Vì đối tượng được xác định ở đây là nguồn nguy hiểm cao
độ nên cần phải làm rõ vấn đề: Thiệt hại xảy ra có phải donguồn nguy hiểm cao độ gây ra hay không?
Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 nêu rõ đối với các phương tiệngiao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệpthì phải đang trong trạng thái hoạt động Nếu những đối tượng nàyđang ở trạng thái “tĩnh” thì không thể xem là thiệt hại do nguồnnguy hiểm cao độ gây ra Như vậy, khi các nguồn nguy hiểm cao
độ được liệt kê tại Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 “đang hoạt động”
mà gây thiệt hại thì sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường
2.3 Mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động của nguồn nguy
hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra
Đối với chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, vềnguyên tắc, hành vi trái pháp luật phải được coi là nguyên nhântrực tiếp và thiệt hại được coi là hậu quả kéo theo Như vậy, có thểthấy rằng hành vi trái pháp luật phải xảy ra trước và thiệt hại xảy
ra sau Chính vì thế, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồnnguy hiểm cao độ chỉ phát sinh khi sự “tự thân hoạt động” của
Trang 16nguồn nguy hiểm cao độ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệthại xảy ra.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 thì:
"chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độphải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sauđây:
- Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
- Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tìnhthế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác"
Như vậy, có thể thấy rằng trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phát sinh ngay cả khi khôngtồn tại yếu tố lỗi của chủ sở hữu Điều này chứng tỏ rằng, hoạtđộng gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ có thể hoàn toànkhông có lỗi của con người hoặc cũng có thể có một phần lỗi củangười quản lý, điều khiển Tuy nhiên, lỗi ở đây chỉ đóng vai trò thứyếu đối với thiệt hại Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi, do hành
vi của người điều khiển, vận hành nguồn nguy hiểm cao độ thìkhông áp dụng trách nhiệm này
3.Qui định của pháp luật và qua thực tiễn xét xử
3.1 Về nguyên tắc bồi thường
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
Khác với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nóichung, nguyên tắc đảm bảo yếu tố lỗi trong bồi thường thiệt hại donguồn nguy hiểm cao độ gây ra đã được loại trừ, có nghĩa chỉ cầnxác định được chủ thể có nghĩa vụ bồi thường, có hậu quả xảy ra,
có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả là đã xác lậpđược một quan hệ bồi thường dân sự do nguồn nguy hiểm cao độgây ra Điều quan trọng phải xác định lỗi trong trường hợp này làlỗi có mối quan hệ nhân quả với hậu quả xảy ra, lỗi xuất phát từ
12
Trang 17hành vi gây ra hậu quả Việc bồi thường thiệt hại do nguồn nguyhiểm hiểm cao độ gây ra phải tuân thủ các nguyên tắc theo quyđịnh tại Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:•
- Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời.Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồithường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc,phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợppháp luật có quy định khác;•
- Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể đượcgiảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hạiquá lớn so với khả năng kinh tế của mình;
- Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên
bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc
cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường;•
- Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì khôngđược bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra;•
- Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thườngnếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết,hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình
Trên thực tế, thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra do
sự kiện bất ngờ rất nhiều, vấn đề đặt ra là tại sao người gây thiệthại do sự kiện bất ngờ được miễn trách nhiệm hình sự (Điều 11 Bộluật Hình sự) nhưng lại không được miễn trừ nghĩa vụ bồi thườngdân sự Những hậu quả gây ra sau sự kiện bất ngờ do phía bị hại
có lỗi hoàn toàn đối với hành vi hoặc do người thứ 3 có lỗi, nhưngđặt trách nhiệm dân sự cho chủ sở hữu, người được chủ sở hữugiao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ là không đảmbảo tính công bằng xã hội, thiếu tính thuyết phục cộng đồng vàkhông thống nhất giữa các qui định pháp luật đối với cùng những
Trang 18trường hợp khách quan, không buộc chủ thể phải thấy trước tìnhhuống (Sự kiện bất ngờ, Tình thế cấp thiết, Sự kiện bất khả kháng).
Do vậy, theo chúng tôi, khi sửa đổi, bổ sung BLDS 2005, nhà làmluật cần quan tâm đến vấn đề miễn trừ nghĩa vụ bồi thường đối vớinguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong sự kiện bất ngờ Đồng thờiHội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao cần có hướng dẫn
về mức độ bồi thường thiệt hại trong trường hợp không có lỗi, bởi
vì đã không có lỗi mà lại chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thìkhông có cơ sở lý giải, khó được cộng đồng chấp nhận
3.2 Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cần đáp ứngđiều kiện sau:
- Có thiệt hại xảy ra: những tổn thất thực tế được tính thànhtiền, do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín,tài sản của cá nhân, tổ chức
- Thiệt hại do chính nguồn nguy hiểm cao độ gây ra Đối vớiphương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máycông nghiệp thì chỉ được coi là nguồn nguy hiểm cao độ khi “đanghoạt động” Còn trường hợp thiệt hại xảy ra khi nguồn nguy hiểmcao độ đang ở trạng thái “tĩnh” thì không thể coi là thiệt hại donguồn nguy hiểm cao độ gây ra
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động của nguồn nguyhiểm cao độ và thiệt hại xảy ra
- Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguyhiểm cao độ gây ra
3.3 Xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường
Trước hết, phải khẳng định chỉ xác định được ai đó có là chủthể và đảm bảo điều kiện trong trường hợp đó họ được xác lập tưcách đương sự trong tố tụng dân sự thì mới bàn đến việc người đó
14