Trong quá trình hoạt động, đơn vị chủ quản thông qua hệ sinh thái truyền thông của mình để truyền tải thông tin đến công chúng một cách rộng rãi, với hình thức đa dạng.. Công chúng không
LÝ THUYẾT HỆ SINH THÁI TRUYỀN THÔNG
Khái niệm Hệ sinh thái truyền thông
1.1.1 Khái niệm Hệ sinh thái
Hệ sinh thái (ecosystem) là một khái niệm gốc từ sinh học, được vay mượn để sử dụng trong công nghệ Nguyên gốc "hệ sinh thái" là chỉ một hệ thống mở hoàn chỉnh gồm các thành phần sống (quần xã) và các thành phần không sống như không khí, nước và đất khoáng (gọi chung là sinh cảnh) (1) Các thành phần sống (sinh học) và không sống (phi sinh học) tương tác thông qua các chu trình dinh dưỡng và dòng năng lượng Hệ (2) sinh thái bao gồm tương tác giữa các sinh vật, và tương tác giữa các sinh vật với môi trường của chúng Sơ đồ của hệ sinh thái là một vòng tròn khép kín không có điểm đầu cũng không có điểm cuối Các sinh vật trong vòng tròn đó không mất đi đâu mà chỉ chuyền từ nơi này qua nơi khác.
Theo dòng chảy lịch sử, đã có rất nhiều những định nghĩa về truyền thông được các nhà nghiên cứu đưa ra Một số định nghĩa nổi bật và được công nhận như:
"Truyền thông là sự trao đổi với nhau tư duy hoặc kí hiệu bằng lời".
"Truyền thông nảy sinh từ nhu cầu giam độ không rõ ràng để có thể hành động có hiệu quả, để bảo vệ hoặc tăng cường" (Dean C Barnlund,
"Về cơ bản truyền thông quan tâm nhất đến tình huống hành vi, trong đó nguồn thông tin truyền một nội dung đến người nhận với chủ đích tác động đến hành vi của họ" (Gerald Miler, 1966)
Truyền thông có gốc từ tiếng Latinh là "communicare", nghĩa là biến nó thành thông thường, chia sẻ, truyền tải Truyền thông thường được mô tả như việc truyền ý nghĩ, thông tin, ý tưởng hoặc kiến thức từ một người/một nhóm người khác bằng lời nói, hình ảnh, văn bản hoặc kí hiệu
Từ các khái niệm, định nghĩa trên, có thể đưa ra một định nghĩa chung nhất về truyền thông như sau: truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, kiến thức, tư tưởng, tình cảm, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tang cường nhận biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, hướng tới điều chỉnh hanh vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/nhóm/cộng đồng/xã hội (3)
1.1.3 Khái niệm Hệ sinh thái truyền thông
Xã hội ngày càng phát triển với sự thay đổi vượt bậc về mọi mặt của đời sống đã dẫn đến việc phát sinh những mô hình hoạt động mới Điển hình là sự "xã hội hóa" cụm từ "hệ sinh thái" Hệ sinh thái giờ đây không còn đơn thuần chỉ dùng trong sinh học, mà còn được dùng trong nhiều lĩnh vực khác như: hệ sinh thái số, hệ sinh thái khởi nghiệp, Trong những trường hợp này, "hệ sinh thái" được hiểu một cách đơn giản,là một mạng lưới các dịch vụ, thiết bị, đối tượng liên kết chặt chẽ với nhau một cách đồng bộ(SYNC).
Tương tự như vậy, hệ sinh thái truyền thông là mạng lưới các dịch vụ, phương tiện, kênh truyền thông có sự lên kết chặt chẽ với nhau một cách đồng bộ Trong quá trình hoạt động, đơn vị chủ quản thông qua hệ sinh thái truyền thông của mình để truyền tải thông tin đến công chúng một cách rộng rãi, với hình thức đa dạng
Hệ sinh thái truyền thông giúp công chúng có nhiều con đường và hình thức tiếp cận thông tin hơn Đặc biệt, cũng giống như hệ sinh thái trong sinh học, hệ sinh thái truyền thông cho phép công chúng tham gia tương tác, cũng như có sự tác động qua lại giữa các chủ thể truyền thông. Nói cách khác, trong một hệ sinh thái truyền thông, công chúng không chỉ tiếp nhận, mà còn có quyền chia sẻ, phản hồi và cung cấp thông tin cho đơn vị chủ quản Đơn vị chủ quản vừa là nguồn phát thông tin, vừa là công chúng tiếp nhận Tất cả các đối tượng trong hệ sinh thái truyền thông đều có sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau.
Đặc điểm Hệ sinh thái truyền thông
1.2.1 Có sự tham gia của nhiều đối tượng, thành phần khác nhau
Hệ sinh thái chỉ có thể hình thành khi nó có sự tham gia của nhiều đối tượng, thành phần khác nhau Mỗi một đối tượng trong hệ sinh thái đều tồn tại độc lập, giữ một vai trò riêng biệt Nếu thiếu đi bất kì một mắt xích nào, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cơ chế hoat động của toàn bộ hệ sinh thái.
Trong môi trường truyền thông, các đối tượng tham gia hệ sinh thái là các kênh truyền thông được sử dụng như mạng xã hội, website… Bên cạnh đó là các chủ thể truyền thông, các nhà truyền thông và công chúng tiếp nhận Mỗi một kênh truyền thông là một xích quan trọng trong hệ sinh thái truyền thông Chúng liên kết với nhau tạo ra một quy trình truyền thông đa chiều, đa nền tảng, thu hút được tối đa sự quan tâm của công chúng
Tính đồng bộ là đặc trung của một hệ sinh thái Tính đồng bộ trong hệ sinh thái truyền thông mang đến những trải nghiệm xuyên suốt cho công chúng Đồng thời giúp những người làm truyền thông trong hệ sinh thái dễ dàng quản lý và sử dụng dữ liệu hơn Những công ty lớn như Apple hay Google là ví dụ điển hình cho một hệ sinh thái có tính đồng bộ cực cao. Chẳng hạn như các thiết bị iOS được đồng bộ kết nối lên iCloud, tài khoản Google đồng bộ trên mọi thiết bị từ TV, điện thoại đến laptop, PC.
Hệ sinh thái truyền thông nhất định phải có sự đồng bộ về mặt dữ liệu giữa các thành phần tham gia Không chỉ đồng bộ về dữ liệu mà cả cách vận hành, cách truyền tải nội dung cũng cần có sự hòa hợp và bổ trợ lẫn nhau Việc đồng bộ hóa các thành phần trong hệ sinh thái truyền thông cũng giúp các thuật toán dễ dàng thống kê lượng tương tác trên quy mô lớn, góp phần giúp người làm truyền thông thuận lợi trong việc phân tích dữ liệu người dùng.
1.2.3 Có sự tham gia của công chúng vào quá trình sáng tạo nội dung truyền thông
Sự xuất hiện của truyền thông mạng xã hội, trí tuệ nhân tạo, internet of things, đã mang đến những thay đổi rõ rệt cho hệ sinh thái truyền thông Sự thay đổi rõ nét nhất chính là sự tham gia bình đẳng của nhiều bên vào quá trình truyền thông Môi trường truyền thông đa chiều, đa hình thái, đa nền tảng, đa tiếp nhận Nội dung có thể được chuyển tiếp, chia sẻ và tương tác giữa những người dùng mà không cần bộ lọc, kiểm chứng thông tin của bên thứ ba Hệ sinh thái truyền thông mới trao quyền lực cho công chúng: tất cả đều làm truyền thông, công chúng không chỉ thụ hưởng thông tin từ đơn vị truyền thông mà họ còn trực tiếp tạo ra thông tin Công chúng không còn đơn thuần là đối tượng của truyền thông mà còn là một khâu quan trọng trong quá trình truyền thông. Đây có thể coi là sự phát triển vượt bậc của hệ sinh thái truyền thông Với mô hình truyền thông cũ, nhà truyền thông phải tự giới thiệu, quảng bá (cái hay, cái tốt) sản phẩm thông tin, còn trong hệ sinh thái truyền thông mới, chính công chúng sẽ tự động lan truyền và giới thiệu miễn phí các sản phẩm thông tin của báo chí Công chúng vừa là đối tượng phục vụ, vừa là người tiếp nhận thông tin nhưng đồng thời lại là kênh phân phối, kênh PR - quảng cáo và “đồng chủ thể” sáng tạo của truyền thông Tuy nhiên, đặc điểm này của hệ sinh thái truyền thông mới cũng đòi hỏi các đơn vị truyền thông phải có kế hoạch định hướng công chúng theo chiều hướng tích cực nhất, phù hợp với mục đích của mình nhất Nếu không có kế hoạch định hướng thì sẽ dễ dẫn đến sự sai lệch hoàn toàn mục tiêu ban đầu của kế hoạch truyền thông, gây ảnh hưởng tiêu cực lên toàn bộ hệ sinh thái.
Cơ chế vận hành Hệ sinh thái truyền thông
1.3.1 Khái niệm cơ chế vận hành
Cơ chế là khái niệm được dùng để chỉ một quy luật vận hành của một hệ thống hay bất cứ một sự vật hiện tượng, một quy luật hoặc quá trình nào đó trong tự nhiên, xã hội; chỉ sự tương tác giữa các yếu tố với nhau kết thành nhờ hệ thống và nhờ vào việc tương tác đó mà hệ thống này hoạt động (4)
1.3.2 Cơ chế vận hành hệ sinh thái truyền thông
Cơ chế vận hành hệ sinh thái truyền thông là khái niệm dùng để chỉ quy luật vận hành của một hệ sinh thái truyền thông Đó là quy luật tương tác giữa các kênh truyền thông, quy luật vận hành giữa nhà truyền thông, thông điệp truyền thông và công chúng tiếp nhận… Tất cả những yếu tố đó hợp thành tạo nên một hệ sinh thái truyền thông hoàn chỉnh.
Trước đây, các nhà sáng tạo nội dung truyền thông thường chỉ tập trung vào một số các kênh truyền thông truyền thống, ít có tính liên kết giữa các kênh truyền thông Đặc điểm này là do giới hạn về công nghệ. Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, internet vạn vật đã phát triển mạnh mẽ và vẫn còn trên đà tiến tới đỉnh cao Theo đó các kênh truyền thông mới liên tục xuất hiện Hệ sinh thái truyền thông cũng mang một cơ chế vận hành mới phù hợp hơn với thời đại Lúc này, công chúng không còn đơn thuần là mục tiêu truyền thông nữa, mà nắm giữ thêm một vai trò quan trọng trong quá trình truyền thông bằng sức lan truyền mạnh mẽ.
Mạng lưới kênh truyền thông rất đa dạng Vì vậy sự liên kết giữa các kênh truyền thông đóng vai trò vô cùng quan trọng Mỗi một nền tảng đều có một thế mạnh riêng, đó là điều tất yếu để tồn tại trong không gian mạng xã hội liên tục phát triển này Do vậy, mối quan hệ bổ sung lẫn nhau giữa các kênh truyền thông đem đến khả năng truyền tải thông điệp hiệu quả.
Sự phủ sóng rộng rãi của sản phẩm truyền thông trên nhiều kênh khác nhau làm tăng khả năng tiếp cận công chúng Công chúng không cần thiết phải chuyển sang một kênh truyền thông khác để tiếp cận sản phẩm truyền thông Bên cạnh đó, hệ sinh thái truyền thông giúp cho công chúng dễ dàng chia sẻ các nội dung về sản phẩm truyền thông, giúp cho quá trình lan tỏa nội dung được đẩy nhanh, mạnh.
Xu hướng phát triển Hệ sinh thái truyền thông
1.4.1 Khái quát lịch sử phát triển các kênh truyền thông
Trước 1900, hình thức truyền thông phổ biến nhất là hình thức truyền miệng (Word of mouth – WOM) Ở giai đoạn này nội dung truyền (5) thông chủ yếu là sự giới thiệu cho nhau về những sản phẩm hay nội dung mà họ ấn tượng, những người có kinh nghiệm, có kiến thức thường có sự uy tín và được mọi người tham khảo ý kiến Đây là một hình thức truyền thông qua người có ảnh hưởng (influencer marketing) và cho đến hiện tại thì hình thức truyền thông này vẫn đang được sử dụng rộng rãi.
Giai đoạn sơ khai của hệ thống truyền thông vào khoảng thế kỷ 14 –
19 là giai đoạn hoàng kim của phương tiện truyền thống “báo giấy” Các thương hiệu đua nhau xuất hiện trên mặt báo để được khách hàng biết đến.Đối với hình thức truyền thông này thì chủ yếu nội dung là ảnh và những bài viết ngắn giới thiệu về sản phẩm đặc biệt nội dung ảnh được chú trọng rất cao để tạo được sự thu hút với công chúng.
Vào những năm 1920, khi radio xuất hiện và được coi là kênh truyền thông chính của đa số gia đình thì các thương hiệu lại đua nhau
“phát thanh” quảng cáo Tiếp đó sự xuất hiện của TV vào những năm 1941 và sự gia tăng sử dụng điện thoại những thập niên 40, 50 lại một lần nữa thay đổi cách thức và phương tiện truyền thông Là xu hướng xuất hiện trong suốt một thời gian dài, cho đến tận bây giờ, quảng cáo trên truyền hình là kênh truyền thông đại chúng bậc nhất với mức chi tiêu khổng lồ của các thương hiệu.
Vào khoảng năm 1990, Internet ra đời đã thay đổi cách thức con người giao tiếp và tìm hiểu thông tin Và sau đó là sự ra đời của hàng loạt các trang mạng xã hội lớn như Yahoo, Facebook, Zalo,… đã đánh dấu một mốc quan trọng của sự phát triển các kênh truyền thông hiện đại Nhờ các kênh truyền thông này mà các thương hiệu đã tiếp cận được một khối lượng công chúng khổng lồ và đa dạng hơn bao giờ hết Mặt ưu điểm lớn khiến mạng xã hội trở thành một kênh truyền thông hàng đầu chính là việc sở hữu lượng người dùng khổng lồ và cho phép người dùng chia sẻ thông tin cũng như là trực tiếp phản hồi đối với chiến dịch truyền thông mà họ quan tâm tạo nên hiệu ứng tương tác vô cùng mạnh mẽ Cho đến thời điểm hiện tại đây vẫn là những kênh truyền thông lớn được khai thác mạnh mẽ
1.4.2 Sự phát triển Hệ sinh thái truyền thông hiện nay
Hệ sinh thái truyền thông với các yếu tố vô cùng gắn kết và tác động lẫn nhau với mục đích chính là truyền tải thông điệp, kích thích sự thu hút từ công chúng Và đương nhiên, hệ sinh thái sẽ không giữ nguyên như vậy mà luôn có sự đổi mới, sáng tạo để phù hợp với những yêu cầu đặt ra phụ thuộc vào sản phẩm, vào tâm lý công chúng và xu hướng phát triển của thời đại. a, Hệ sinh thái truyền thông đa nền tảng
Hầu hết các Hệ sinh thái truyền thông hiện nay đều hướng đến sự phát triển đa nền tảng Truyền thông luôn gắn liền với các phương tiện (6) công nghệ số và các ứng dụng mạng xã hội nhận được sự tương tác lớn từ công chúng, đặc biệt là giới trẻ Họ là đích đến và cũng là phương tiện truyền thông với tư duy nắm bắt và tạo trend linh hoạt Bởi vậy, bên cạnhFacebook, Youtube, Instagram, các kênh truyền hình, báo mạng điện tử, thì Tiktok là kênh đang làm mưa làm gió với tốc độ truy cập đáng kinh ngạc, là công cụ hữu ích để duy trì, cập nhật và tạo xu hướng thu hút công chúng Mọi người có thể dễ dàng bắt trend với những video kết hợp hình ảnh và âm thanh hiệu quả, thú vị Các thông điệp truyền thông nhờ đó mà có thể dễ dàng xuất hiện với tần suất dày đặc cũng như tạo hiệu ứng đám đông vô cùng tốt Bản thân họ cũng dần trở thành những Influencers. b, Hệ sinh thái truyền thông phát huy vai trò của công chúng
Hệ sinh thái truyền thông đang dần nhận ra vai trò, sức mạnh và cần phải trao quyền lực cho công chúng Công chúng không chỉ là mục tiêu hướng đến, là đối tượng truyền thông mà còn là chủ thể truyền thông Họ không chỉ thụ hưởng thông tin từ cơ quan báo chí, truyền thông Mà họ còn trực tiếp tạo ra thông tin Xu hướng, làn gió mới trong hệ sinh thái là sự tham gia bình đẳng của nhiều bên vào những quá trình truyền thông Môi trường truyền thông đa chiều, đa hình thái, đa nền tảng, đa tiếp nhận Nội dung có thể được chuyển tiếp, chia sẻ và tương tác giữa những người dùng mà không cần bộ lọc, kiểm chứng thông tin của bên thứ ba Điều đó đã vô tình giúp công chúng tiếp cận trực tiếp với các thông điệp và sáng tạo sản phẩm truyền thông. c, Sự phát triển nội dung Hệ sinh thái truyền thông
Mang đến những nội dung công chúng cần, chứ không phải sản xuất nội dung mình có Đây là tư duy mới rất linh hoạt giúp tối ưu hóa các hoạt động truyền thông Với những công cụ hỗ trợ xem xét, tính toán giúp chúng ta xác định một cách rõ ràng nhu cầu của công chúng là gì. Facebook có cơ chế vô cùng ưu việt để khảo sát và lên kế hoạch đáp ứng nhu cầu đó Bất kể chúng ta phản hồi sự quan tâm của mình bằng các lượt view, react, comment, follow, đều là các dữ liệu số hóa lớn mà với các thuật toán, Facebook dễ dàng phân tích và cho hiển thị các nội dung các bạn cần và các nội dung liên quan Cơ chế này giúp công chúng không bị loãng thông tin và tìm được đích mà hệ sinh thái truyền thông đặt ra.
1.4.3 Xu hướng phát triển Hệ sinh thái trong tương lai
Trong thời đại 4.0, internet kết nối vạn vật, xu hướng ngành truyền thông phát triển trên các kênh digital và truyền thông đa phương tiện, đa nền tảng là xu hướng tất yếu và trở thành ưu tiên hàng đầu Một chiến dịch truyền thông quảng bá không còn hướng đến một nhóm công chúng cố định ở một kênh truyền thông như trước đây mà sẽ mở rộng tạo thành một hệ sinh thái các kênh truyền thông để số lượng người tiếp cận được có thể tăng theo cấp số nhân dẫn đến hiệu quả truyền thông cũng tăng lên đáng kể.
Về mặt nội dung truyền thông cũng sẽ đa dạng hơn là sự kết hợp của nhiều dạng khác nhau như text, âm thanh, video, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, đồ họa… Một sản phẩm tạo hiệu ứng tốt và thu hút công chúng bằng việc sử dụng hình ảnh của những người có ảnh hưởng (Influencers) nhằm mục đích quảng bá đang ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn, thay đổi và cập nhật liên tục theo nhu cầu và thị hiếu của công chúng chính là chìa khóa tạo nên sự phổ biến và thành công trong truyền thông
Hiện nay, công nghệ phát triển nhanh chóng, tạo bước đột phá mạnh mẽ trong lĩnh vực truyền thông, làm phát sinh khối lượng dữ liệu lớn thông tin, tạo điều kiện cho người làm truyền thông dễ dàng khai thác Việc sử dụng xu hướng tiếp cận thông tin từ nền tảng kỹ thuật số ngày càng nhiều hơn, làm xuất hiện xu hướng truyền thông mới Điều này đặt ra thách thức không nhỏ cho các nhà truyền thông làm sao để bắt kịp và phát huy tối đa vai trò của hệ sinh thái truyền thông.
Ví dụ về hệ sinh thái truyền thông của Báo Thanh niên
PHÂN TÍCH HỆ SINH THÁI TRUYỀN THÔNG CHƯƠNG TRÌNH “NGƯỜI ẤY LÀ AI”
Đặc điểm Hệ sinh thái truyền thông chương trình “Người ấy là ai”
“Người ấy là ai” sở hữu một Hệ sinh thái truyền thông đa nền tảng. Với số lượng kênh truyền thông lớn trải rộng trên Facebook, Youtube, Website, Instagram và app
Chương trình “Người ấy là ai” được đăng tải trên nhiều kênhYoutube: Vie Channel HTV2, Vie Giải trí và Vie News Trong đó, VieChannel HTV2 là kênh chính đăng tải các video có tính hệ thống Vie Giải trí và Vie News đóng vai trò làm các kênh vệ tinh hỗ trợ kênh chính Dưới đây là kết quả khảo sát và nghiên cứu các kênh youtube đăng tải chương trình “Người ấy là ai”. a, Kênh Youtube Vie Channel HTV2
Kênh youtube Vie Channel HTV2 hiện tại là kênh youtube chính của Công ty giải trí Vie Sở hữu khoảng 8,8 triệu lượt đăng kí và theo dõi tính đến tháng 3 năm 2021.
Kênh Youtube Vie Channel HTV2 là kênh youtube đăng tải rất nhiều nội dung và các show giải trí của Vie On Chương trình “Người ấy là ai” được đăng tải và tập hợp thành các danh sách phát theo mùa.
Series mùa 1 được đăng tải trên kênh Youtube Vie Channel HTV2 theo tuần Mỗi tuần 1 tập Video được up sau khi chương trình được phát song trên truyền hình Với tần suất 7 ngày up video một lần, hiện tại Danh sách phát mùa 1 có tất cả 13 video tương ứng với 13 tập mùa 1 Tuy nhiên
13 video này đều bị báo lỗi và bị chặn.
13 video mùa 1 đều bị chặn và lỗi
Khác với mùa 1, số lượng video về mùa 2 được up bởi Vie channel lên đến hơn 100 video Chương trình bắt đầu lên sóng mùa 2 từ ngày 12/4/2019 thì video đã bắt đầu được up từ ngày 22/3/2019 Sau khi mùa 2 kết thúc vào ngày 2/8/2019, kênh vẫn tiếp tục up video về mùa 2 đến tận ngày 31/8/2019.
Danh sách phát mùa 2 gồm 165 video
Trong suốt thời gian đó, kênh đăng lên trung bình mỗi ngày 1 video, nhiều nhất là 3 video (thường rơi vào những ngày chương trình lên sóng), có ngày không đăng (trong khoảng thời gian trước và sau khi chương trình phát sóng) Video được đăng lên đều đặn nhất là trong khoảng thời gian chương trình lên sóng Trước và sau đó tần suất đăng có sự ngắt quãng
Về nội dung: ghi hình casting, trailer mỗi tập, cut những đoạn nổi bật, hậu trường, Đặc biệt sau khi chương trình lên sóng được 1 nửa, kênh bắt đầu up lại toàn bộ các tập đã được chiếu trước đó Tổng cộng có 165 video về mùa 2, trong đó có một số video đã bị xoá/chặn
Chương trinh bắt đầu lên sóng mùa 3 từ ngày 8/5/2020 đến ngày21/8/2020 với 15 tập Video về mùa 3 bắt đầu được up từ ngày 1/4/2020 cho đến ngày 14/9/2020 Ở mùa này, tần suất đăng video có sự phân hóa rõ rệt.
Vào tháng 4, kênh chỉ up 4 video trong 4 ngày rải rác Nội dung: kêu gọi casting, promo mùa mới, Từ tháng 5 đến tháng 8, kênh up video với tần suất dày hơn Mỗi ngày ít nhất một video, nhiều nhất có ngày lên đến
12 video (ngày phát sóng tập đầu tiên) Đa phần mỗi ngày đều đăng từ 3 đến 5 video, dẫn đến việc lượng video về mùa 3 nhiều gấp đôi hai mùa trước gộp lại Cũng giống như mùa 2, khi chương trình phát sóng được 1/2 sô tập thì kênh bắt đầu up lại hoàn chỉnh các tập đã lên sóng trước đó Cuối tháng 8, tần suất up video giảm dần Đến tháng 9 kênh chỉ đăng 2 video về mùa 3.
Nội dung video: đếm ngược trước ngày lên sóng, cut đoạn nổi bật, trailer tập sau, hậu trường, Tổng cộng kênh đã post 469 videos về mùa 3. Tuy nhiên 1/3 số video đó bị lỗi đăng lại và bị xóa/chặn.
Danh sách phát mùa 3 với 469 video, một số video bị lỗi b, Kênh Vie Giải trí và Vie News
Bên cạnh kênh Youtube chính là Vie Channel HTV2 thì chương trình “Người ấy là ai” sử dụng 2 kênh youtube vệ tinh để hỗ trợ, mở rộng độ phủ sóng của chương trình.
Kênh youtube Vie Giải trí tính đến tháng 3 năm 2021 đã có 2,16 triệu lượt đăng kí Thành lập sau kênh Vie Channel HTV2 với chức năng vệ tinh hỗ trợ tăng độ phủ sóng của các chương trình do Vie sản xuất.
Số lượng video đăng ở kênh Vie Giải trí chỉ ít hơn Vie Channel HTV2 một chút Cụ thể: mùa 1 với 13 video, mùa 2 với 170 video và mùa
3 với 420 video Tần suất đăng video cũng tương tự với kênh Vie Channel HTV2 Tần suất tăng dần theo thời gian từ mùa 1 đến mùa 3 Thời gian video được đăng nhiều nhất là khoảng 4 – 5 video một ngày trong thời gian chương trình phát sóng Nội dung video cũng tương tự kênh Vie Channel HTV2 Bên cạnh các tập phát sóng được đăng tải, các video cut cũng được edit và đăng với tiêu đề khác so với Vie Channel HTV2.
Cơ chế vận hành Hệ sinh thái truyền thông chương trình “Người ấy là ai”
Có thể nói, chương trình “Người ấy là ai?” có một hệ sinh thái truyền thông lớn, phủ rộng để có thể tiếp cận công chúng một cách hiệu quả nhất.
Hệ sinh thái truyền thông bao gồm: facebook, youtube, Instagram, App Vie và các kênh tin tức liên quan như website của vie.
Các kênh truyền thông này tồn tại độc lập Nắm giữ những vai trò riêng biệt trong hệ sinh thái Tuy nhiên chúng hoạt động theo nhưng quy luật tác động lẫn nhau, hỗ trợ mang đến hiệu quả truyền thông tốt nhất. Quy trình vận hành của Hệ sinh thái truyền thông chương trình “Người ấy là ai?” khá đơn giản
Các tập mới sẽ được phát sóng trên kênh HTV2 Đồng thời cùng lúc đó, tập mới sẽ được công chiếu song song trên Youtube Sau thời gian phát sóng, video sẽ được đăng tải và lưu trữ trên cùng nền tảng.
Sau thời gian phát sóng, các video cut sẽ được biên tập và đăng tải trong các ngày tiếp theo trước khi tập mới được lên sóng Video cut được đăng tải đồng loạt trên Facebook, Instagram Các tin bài được đăng tải trên hệ thống website của Công ty Vie.
Các kênh trong hệ sinh thái của chương trình đều được liên kết với nhau thông qua các đường link dẫn Những video được đăng tải trênYoutube đều có link dẫn đến Instagram, Facebook và Website của Vie.Tương tự như vậy với các bài đăng Facebook Mỗi bài đăng với video cut đều được dẫn link đến các tập phát sóng full trên nền tảng Youtube.
Xu hướng phát triển Hệ sinh thái truyền thông chương trình “Người ấy là ai”
Điều đầu tiên có thể nhận thấy rằng Hệ sinh thái truyền thông của chương trình “Người ấy là ai?” là một hệ sinh thái đa nền tảng Chương trình sử dụng nhiều nền tảng khác nhau từ mạng xã hội, website cho đến ứng dụng để đăng tải thông tin chương trình.
Trong mùa đầu tiên diễn ra từ ngày 02/11/2018 đến ngày 25/01/2019, Hệ sinh thái truyền thông chưa sử dụng kênh Instagram để đăng tải thông tin Phải đến các mùa tiếp theo là mùa 2, mùa 3 thì kênh Instagram mới được phát triển.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể nhìn thấy sự thay đổi về tần suất đăng cũng như số lượng video mà chương trình đăng tải qua các mùa Chỉ tính nguyên kênh Youtube, số lượng video của mùa 3 đã nhiều gấp 3 lần mùa 2 và mùa 1 Điều này chứng minh được rằng chương trình đã tăng độ phủ sóng và tiếp cận được với nhiều khán giả hơn.
Nhìn chung, Hệ sinh thái truyền thông của chương trình “Người ấy là ai?” có xu hướng phát triển theo hướng mở rộng Bằng việc có thêm những kênh truyền thông mới Đồng thời tăng số lượng bài đăng, video để tăng khả năng tiếp cận công chúng Đây là xu hướng điển hình thường thấy của các hệ sinh thái truyền thông hiện đại.
PHÂN TÍCH TÂM LÝ TIẾP NHẬN CỦA CÔNG CHÚNG ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH VÀ TỪNG KÊNH TRUYỀN THÔNG 31 1 Phác họa chân dung công chúng
Công chúng mục tiêu
Công chúng mục tiêu của chương trình được xác định là những người nằm trong độ tuổi 15-34.
Nhóm công chúng thuộc độ tuổi này thường là học sinh, sinh viên và người đi làm Sinh sống trên toàn quốc nhưng tập trung nhiều hơn ở các thành phố lớn Trong nhóm công chúng này thì nhóm từ 15-25 tuổi thường chưa kết hôn và nhóm từ 26-34 có tỉ lệ đã kết hôn khá cao (Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê trong 10 năm gần đây thì độ tuổi kết hôn trung bình tại Việt Nam đều trong khoảng 24 đến 25 tuổi).
Nhóm công chúng này ưa thích những điều mới lạ, thích các nội dung mang tính giải trí Trong nhóm công chúng này có cả người đã kết hôn và người chưa kết hôn, tuy nhiên họ thường có một đặc điểm chung là thích xem các chương trình giải trí, chương trình truyền hình thực tế và các vấn đề xoay quanh tình yêu và hôn nhân Đây là nhóm công chúng rất nhạy cảm với những xu hướng mới, yêu thích chia sẻ và tương tác Nhóm này thường quan tâm đến những người nổi tiếng, và có thể bị tác động bởi quan điểm tư tưởng của những người mà họ theo dõi.
Nhóm công chúng trong độ tuổi này thì thường tiếp cận thông tin nhiều nhất qua Internet và đặc biệt là các trang mạng xã hội và từ bạn bè,người thân Theo thống kê của Wearesocial năm 2021 thì lượng người dùng mạng xã hội trong độ tuổi từ 18 đến 34 chiếm 57,5% tổng số người dùng mạng xã hội Và các mạng xã hội được sử dụng phổ biến nhất làFacebook và Youtube.
Công chúng ưu tiên
Nhóm công chúng ưu tiên của chương trình bao gồm: nhóm phụ nữ trong độ tuổi từ 15 – 25 và cộng đồng LGBT.
Nhóm công chúng ưu tiên thứ nhất: Nhóm phụ nữ trong độ tuổi 15- 25
Nhóm công chúng này là nữ, thường là học sinh, sinh viên, người mới đi làm Sống trên khắp Việt Nam và một bộ phận tại nước ngoài và cũng tập trung ở các thành phố lớn.
Nhóm phụ nữ từ 15 – 25 tuổi thường dễ bị ảnh hưởng từ những người xung quanh như bạn bè, đồng nghiệp Đây là nhóm công chúng thích chia sẻ và giao lưu với nhau Họ đặc biệt dành nhiều thời gian để theo dõi những vấn đề xoay quanh tình yêu, hôn nhân Nhóm công chúng này cũng thường rất quan tâm tới giới giải trí, hầu hết đều sẽ là người hâm mộ của một nghệ sĩ hoặc người nổi tiếng nào đó, và luôn quan tâm đến mọi hoạt động của người mà mình hâm mộ Nhóm công chúng này cũng dành rất nhiều thời gian để sử dụng mạng xã hội, nhóm này cũng có xu hướng tương tác và chia sẻ tích cực trên mạng xã hội.
Kênh tiếp cận Đối với nhóm công chúng này hướng tiếp cận rất đa dạng Có thể thông qua mạng xã hội hoặc các kênh truyền hình, hoặc thông qua người nổi tiếng hoặc các hội nhóm cũng là một kênh tiếp cận tốt.
Nhóm công chúng ưu tiên thứ hai là những người thuộc cộng đồng LGBTQ+
Cộng đồng LGBTQ+ là một cộng động đặc biệt Nhóm này có đặc điểm là một cộng đồng thiểu số nhưng có tính cá nhân hóa cao với nhiều xu hướng tính dục đa dạng Cộng đồng LGBTQ+ có độ tuổi khá đa dạng, nhưng hầu như những người trẻ mới quan tâm và theo dõi chương trình
Tuy nhóm công chúng LGBTQ+ có sở thích đa dạng nhưng lại có một đặc điểm chung là mong muốn được công nhận, được đối xử một cách bình đẳng Những người thuộc cộng đồng LGBTQ+ luôn có xu hướng quan tâm đến các nội dung liên quan đến cộng đồng Tuy nhiên dạng nội dung này hiện nay còn khá ít và hầu hết chỉ được đăng tải trên Internet trong một số trang, hội nhóm riêng biệt Ngoài ra đây lag một nhóm công chúng khá nhạy cảm nên các nội dung làm về cộng đồng LGBTQ+ phải được đầu tư nghiên cứu cẩn thận nếu muốn được nhóm này đón nhận.
Kênh tiếp cận Đối với cộng đồng này thì hướng tiếp cận chủ yếu là thông qua mạng xã hội Tuy nhiên nhóm này khá khó để xác định thông qua các yếu tố bên ngoài như các nhóm công chúng khác nên cần có phương hướng tiếp cận thông qua các group hoặc các trang chuyên biệt cho cộng đồng.
Công chúng liên quan
Nhóm công chúng liên quan bao gồm người thân, bạn bè của 2 nhóm trên chưa biết đến chương trình.
Nhóm này có thể thuộc nhiều độ tuổi khác nhau, có trong và ngoài độ tuổi của nhóm mục tiêu Họ sống ở nhiều nơi, có thể cả những người sống nước ngoài.
Nhóm này có thể là những người không thường xuyên sử dụng mạng xã hội và nhu cầu giải trí không quá cao, không có sự chủ động trong quá trình tiếp cận, cập nhật thông tin mới Các nguồn tin của họ thường qua bạn bè và người thân Hoặc đây có thể là một nhóm không quá quan tâm tới chương trình, không chủ động tìm hiểu các thông tin về chương trình
Vì nhóm này không phải là người chủ động tiếp cận với chương trình, nên kênh tiếp cận chủ yếu là qua người thân và bạn bè giới thiệu hoặc vô tình bắt gặp trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Tâm lý tiếp nhận của công chúng đối với chương trình “Người ấy là ai?”
3.2.1 Các đặc điểm tâm lý tiếp nhận chung
Nhóm công chúng trong độ tuổi 15-34 là nhóm công chúng thường theo dõi và quan tâm đến Chương trình “Người ấy là ai” nhiều nhất Theo số liệu thống kê từ bài khảo sát công chúng Người ấy là ai, có 144 người tham gia khảo sát thuộc nhóm này, chiếm 96% Có 133 người tham gia khảo sát biết đến chương trình, chiếm 92%
Biểu đồ tỉ lệ người trong độ tuổi 15 đến 34 biết đến chương trình
Trong đó, số lượng người quan tâm và rất quan tâm lên đến 94 người, chiếm 71% Từ đó, có thể thấy được tầm ảnh hưởng, sự thu hút của chương trình tới nhóm công chúng này rất lớn.
Biểu đồ mức độ quan tâm của công chúng trong độ tuổi 15-34
Quan tâm và rất quan tâm Ít quan tâm
Nhóm công chúng trong độ tuổi từ 15-34 gồm nhiều thành phần khác nhau trong xã hội, trong đó, có thể chia họ thành 3 nhóm khác nhau theo đặc điểm về giới tính là: Nhóm công chúng nữ, Nhóm công chúng nam và nhóm công chúng trong cộng đồng LGBT Các nhóm công chúng này thì có những đặc điểm chung như sau:
Nhóm công chúng này thường xuyên theo dõi các chương trình mang nội dung liên quan tới giải trí, đồng thời họ thường dễ bị hấp dẫn bởi các yếu tố như: Format chương trình, MC và khách mời trong chương trình, các câu chuyện liên quan tới tình cảm (gia đình, tình yêu…) và các yếu tố liên quan tới cộng đồng LGBTQ+ Cụ thể, theo như số liệu khảo sát được thì phần nội dung mà nhóm quan tâm nhiều nhất là các nội dung liên quan đến các cố vấn cố định và cố vấn khách mời (69% người được khảo sát thuộc nhóm công chúng này theo dõi chương trình vì cố vấn Hương Giang, MC Trấn Thành và các cố vấn khách mời Do đây là nhóm công chúng thường quan tâm đến người nổi tiếng và thường sẽ có những người mà mình hâm mộ Khách mời các tập của chương trình thường là các nghệ sĩ nổi tiếng có sức ảnh hưởng lớn như ca sĩ Hòa Minzy, nghệ sĩ hài Mạc Văn Khoa, siêu mẫu Võ Hoàng Yến, Những nghệ sĩ này không chỉ có sức ảnh hưởng trong giới nghệ thuật và cộng đồng fan của họ mà còn gây được thiện cảm lớn đến các nhóm công chúng liên quan khác nhờ sự duyên dáng và khéo léo khi đưa ra các ý kiến tư vấn cho nữ chính trong chương trình.
Cùng với dàn cố vấn, MC Trấn Thành cũng là một yếu tố thu hút công chúng đến với chương trình (chiếm 28% trong tổng số 70%) MC Trấn Thành được biết đến là một nghệ sĩ đa tài, hoạt ngôn, hài hước, bên cạnh đó còn rất biết cách dẫn dắt câu chuyện và có những quan điểm nhận được nhiều người đồng thuận, nhất là những quan điểm nhận định về người phụ nữ trong tình yêu đã lấy được cảm tình của công chúng Vì vậy, sức hút của MC Trấn Thành trong chương trình này rất lớn là điều không thể phủ nhận.
Nhóm công chúng này cũng dành sự quan tâm đến vấn đề format của chương trình, khi có tới 31% trong tổng số người được khảo sát yêu thích format của chương trình Chương trình có thể được chia thành 5 phần chính: là 3 vòng thi, vòng quyết định và vòng lộ diện Ở ba vòng thi, các chàng trai được giới thiệu và thể hiện bản thân thông qua clip ngắn, các trò chơi, hashtag và ban cố vấn sẽ lựa chọn tình trạng của chàng trai theo quan điểm của mình Vòng quyết định thì nhân vật nữ chính sẽ lựa chọn một người mà mình muốn tiếp tục quen biết sau chương trình trong số 3 chàng trai còn lại Và cuối cùng vòng lộ diện sẽ là vòng 3 chàng trai công khai tình trạng, giới tính của bản thân hiện tại Việc xây dựng format chương trình như vậy tạo ra sự tò mò, hồi hộp đối với người xem, kết quả thường được úp mở và thay đổi tạo ra hiệu ứng bất ngờ và gây thích thú đối với nhóm công chúng này
Cũng trong format của chương trình, người chơi sẽ được phân chia thành 3 trường hợp: độc thân, đã có chủ và LGBT, do vậy các vấn đề về LGBT cũng được nhóm công chúng này dành sự quan tâm nhất định khi chiếm đến 24% tổng khảo sát Đây là một điểm mới của chương trình so với các chương trình cùng loại khác ở Việt Nam hiện tại Nó thể hiện tính nhân văn và lan tỏa năng lượng sống tích cực của chương trình về LGBT, nhờ vậy chương trình đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của nhóm công chúng này và đặc biệt khi đã thu hút thêm được một lượng khán giả đến từ cộng đồng LGBT đến theo dõi chương trình
Cuối cùng các yếu tố về ngoại hình của các thí sinh tham gia và những câu chuyện tình cảm thu về lượt chọn tương đương nhau với tổng là
36% lượng khảo sát Điều này cũng khá dễ hiểu khi đa số người tham gia khảo sát đều là phụ nữ và có tuổi đời còn khá trẻ, vì vậy họ có những sở thích đặc trưng của phái nữ (sẽ được phân tích kĩ hơn ở phần sau) như, yêu thích cái đẹp, những câu chuyện cảm động về tình yêu và cuộc sống… Vì vậy khi đưa những yếu tố này vào chương trình một cách hợp lý sẽ giúp tăng lượng theo dõi và tương tác đáng kể từ nhóm công chúng này
Nhân vật tham gia đẹp và tài năng
Dàn cố vấn khách mời
Mc Trấn Thành và cố vấn Hương
Câu chuyện tình yêu của các nhân vật tham gia
Các yếu tố liên quan đến cộng đồng LGBTQ+
Biểu đồ các yếu tố thu hút công chúng trong độ tuổi 15-
3.2.2 Đánh giá của công chúng với chương trình.
Với số liệu có được sau phỏng vấn thì gần một nửa nhóm công chúng này đều không có ý kiến gì đối với chương trình (44%), tiếp đó thì vấn đề quảng cáo quá nhiều trong chương trình cũng khiến một phần lớn nhóm công chúng này không hài lòng (40%), đây cũng là điều dễ hiểu bởi các quảng cáo thường được chèn vào các phân đoạn đầu và giữa video dân đến việc gây khó chịu khi việc theo dõi nội dung chương trình bị gián đoạn,mất tập trung Các yếu tố còn lại như: Nhân vật tham gia không thu hút(7%), cố vấn cố định không phù hợp (5%), những thông tin sai lệch về cộng đồng LGBTQ+(6%), cố vấn khách mời không phù hợp(5%), nội dung sắp đặt thiếu trung thực(4%), MC của chương trình không phù hợp(2%), có kết quả gần như tương đương nhau và chiếm phần rất nhỏ trong kết quả khảo sát.
Cố vấn cố định không phù hợp
Cố vấn khách mời không phù hợp
MC của chương trình không phù hợp
Nhân vật tham gia không thu hút
Những thông tin sai lệch về cộng đồng
Quảng cáo quá nhiều Nội dung sắp đặt thiếu trung thực
Các yếu tố khiến công chúng trong độ tuổi 15 đến 34 không hài lòng với chương trình
Trong tổng số 100% tham gia khảo sát thì có tới 83% có nhu cầu tiếp tục theo dõi chương trình mùa tiếp theo, điều này có thể hiểu rằng nhóm công chúng này vẫn quan tâm và mong chờ mùa tiếp theo của chương trình Theo như khảo sát thì nhóm công chúng này mong chờ nhiều vào những người tham gia mới (31%), bên cạnh đó nhóm công chúng cũng bày tỏ mong muốn có sự đổi mới trong format chương trình (24%) và muốn tiếp tục theo dõi cố vấn khách mời là những người mà mình hâm mộ (18%) Đây là 3 yếu tố lớn nhất mà nhóm công chúng phụ nữ trẻ mong muốn được nhìn thấy sự thay đổi ở mùa tiếp theo Bên cạnh đó thì có một số ít công chúng mong muốn sẽ tiếp tục được theo dõi MC Trấn Thành
(10%) và cố vấn Hương Giang (6%) cũng như là các yếu tố liên quan đến LGBTQ+ (9%).
Tỉ lệ người tham gia khảo sát tiếp tục theo dõi chương trình
3.2.3 Tâm lý tiếp nhận chương trình của từng nhóm công chúng
Nhóm phụ nữ từ 15 đến 25 tuổi.
Nhóm phụ nữ thuộc độ tuổi từ 15 đến 25 ngoài các đặc điểm chung tương tự với giới trẻ thì còn có một số đặc điểm tâm lý riêng khiến nhóm công chúng này có xu hướng bị thu hút nhiều hơn bởi chương trình Người ấy là ai Trong số 109 phụ nữ trẻ được khảo sát có tới 104 người biết tới chương trình tương ứng 95% trong khi con số này ở nhóm nam giới cùng tuổi chỉ là 75% Nhóm phụ nữ trẻ rất quan tâm tới chương trình cũng chiếm 17% trong khi đó ở nam giới chỉ là 5%.
Phụ nữ ở giai đoạn này thì thường rất quan tâm đến những vấn đề xoay quanh tình yêu, hôn nhân Họ thường có xu hướng tìm kiếm sự đồng cảm và các chia sẻ kinh nghiệm về những vấn đề trong cuộc sống Theo khảo sát của Vinaresearch năm 2018, 61,6 % phụ nữ được khảo sát quan tâm tới các nội dung chia sẻ tâm sự, 57,2% phụ nữ quan tâm về triết lý cuộc sống, và 42,6% theo dõi những ý kiến từ chuyên gia hay người có tầm ảnh hưởng Từ đó chương trình Người ấy là ai đã đáp ứng rất tốt nhu cầu này của nhóm phụ nữ trẻ vì chương trình đem đến những câu chuyện tình yêu của các nhân vật tham gia cũng như những chiêm nghiệm, phân tích của Mc Trấn Thành và các cố vấn Những cố vấn được mời tới có một phần lớn là những người có cuộc sống thành công, hạnh phúc như ca sĩ Hương
Giang, diễn viên Lâm Vỹ Dạ, hoa hậu H'hen Niê,…., những cô gái tham gia chương trình thì thường là những người xinh đẹp, tài giỏi điều này đã tạo cho người xem tâm lý mến mộ và xem đó là mục tiêu cũng như động lực phấn đấu của riêng mình.
Câu chuyện tình yêu của các nhân vật tham gia thì thường là sự kết hợp giữa những cô gái, chàng trai xinh đẹp, tài năng cũng phần nào thỏa mãn tâm lý mộng mơ của những cô gái trẻ về một tình yêu đẹp và lãng mạn.
Tâm lý tiếp nhận của công chúng đối với kênh truyền thông
Theo số liệu từ bài khảo sát, Nhóm công chúng trong độ tuổi từ 15-
30 thường tiếp nhận qua các kênh mạng xã hội, cụ thể là Facebook và Youtube với lượng truy cập cụ thể lần lượt là 67% và 71%.
Truyền hình Người thân bạn bèHai mạng xã hội này đã có sẵn lượng người dùng rất lớn nên các nội dung được đăng tải lên Facebook và Youtube sẽ tiếp cận được lượng người xem lớn hơn Theo báo cáo của We are social qua các năm, nhóm công chúng trong độ tuổi từ 15-34 có tỉ lệ sử dụng lượng thời gian sử dụng mạng xã hội rất cao Lượng tương tác của phụ nữ khi sử dụng mạng xã hội cũng cao hơn nam giới rất nhiều Ngoài ra các kênh mạng xã hội như Facebook vàYoutube còn có những thuật toán để đề xuất những nội dung mà công chúng quan tâm như các chương trình giải trí, tình yêu, hôn nhân, người nổi tiếng khiến cho chương trình Người ấy là ai sẽ thường xuyên được đề xuất cho nhóm công chúng này
Kênh theo dõi người khảo sát lựa chọn để theo dõi chương trình
Facebook Youtube Truyền hình App VieOn
Những nội dung về chương trình được đăng tải trên Youtube thì đầy đủ hơn, có cả video dạng đoạn cắt và cả tập đầy đủ Cùng với đó, thời gian phát sóng rất sớm, song song với thời gian phát sóng trên truyền hình, kết hợp cũng các tính năng xem video tiện lợi của Youtube nên phần lớn công chúng đều lựa chọn đây là kênh chính để theo dõi chương trình Theo thống kê có tới 72% công chúng tham gia khảo sát chọn theo dõi chương trình qua Youtube.
0 10 20 30 40 50 Kênh tương tác chủ yếu của công chúng 60
Ngược lại với Youtube thì nội dung được đăng tải trên Facebook chủ yếu là các video cắt, ngắn gọn, thời gian đăng tải thì thường là sau khi chương trình được phát sóng một vài ngày, nên chỉ có 30% công chúng được khảo sát lựa chọn Facebook là kênh theo dõi chính Tuy nhiên Facebook lại là kênh có lượng tương tác phản hồi tốt nhất (59%) Nguyên nhân thứ nhất là do Facebook có hệ thống kết nối bạn bè cũng như tính tương tác đa dạng giúp cho người dùng có xu hướng tương tác tích cực hơn Ngoài ra do ở Facebook chương trình Người ấy là ai có các trang fanpage, group chuyên biệt của chương trình nên sẽ tạo ra một khu vực để những người quan tâm có thể chia sẻ, trao đổi thông tin với nhau.
Còn đối với app VieOn tuy có khá nhiều ưu điểm so với các kênh còn lại nhưng hầu như công chúng không quá mặn mà với kênh này Chỉ có2% công chúng từ 15-34 tuổi trong khảo sát theo dõi chương trình qua appVieOn Nguyên do đầu tiên là việc sử dụng app không tiện lợi bằng xem trực tiếp trên các trang mạng xã hội cũng như không có sự thảo luận chia sẻ giữa những người quan tâm khiến công chúng không ưu tiên sử dụng appVieOn Ngoài ra nội dung được cung cấp trên app VieOn cũng không quá khác biệt so với các kênh mạng xã hội khác nên kể cả người rất quan tâm chương trình cũng hiếm khi lựa chọn app VieOn.
Về các kênh truyền hình mà cụ thể là kênh HTV2, có tới 27% công chúng trong khảo sát biết tới Người ấy là ai thông qua kênh này nhưng chỉ có 14% lựa chọn truyền hình là kênh theo dõi chính Truyền hình là một kênh truyền thống với lượng người sử dụng khá cao, tuy nhiên kênh này vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: thiếu tính linh động, khi xem truyền hình người xem bắt buộc phải xem trong một khung giờ nhất định, theo thứ tự tuần tự từ đầu đến hết, điều này khiến những người bận rộn khó có thể theo dõi đầy đủ chương trình; Bên cạnh đó, ngày nay, khi theo dõi một chương trình, đặc biệt là một chương trình giải trí, nhu cầu muốn tương tác với chương trình của công chúng ngày càng cao, mà điều này các kênh truyền hình hiện tại vẫn chưa thể đáp ứng được Vì vậy không có quá nhiều người chọn kênh này làm kênh theo dõi chính Tuy vẫn có một tỉ lệ nhỏ công chúng theo dõi chương trình qua truyền hình nhưng thường là kết hợp với các kênh khác như Youtube hoặc Facebook.