Chính vì thế chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Chất lượng cuộc sống củangười bệnh tổn thương thần kinh ngoại biên tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An năm2023” để có cái nhìn tổng thể về cuộc số
Cơ sở lý luận
1.1.1 Tổn thương thần kinh ngoại biên
Bệnh lý thần kinh ngoại biên là bệnh lý xảy ra do các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương Dây thần kinh ngoại biên là dây thần kinh giúp truyền các tín hiệu từ não và tủy sống đến các cơ quan đích [3].
Hình 1 Mô phỏng hệ thần kinh ngoại biên [3]
-Chấn thương hoặc chèn ép lên dây thần kinh: Các chấn thương cơ học như tai nạn giao thông, té ngã, chấn thương thể thao đều có thể làm tổn thương các dây thần kinh ở các mức độ khác nhau hoặc các vi chấn thương được lặp đi lặp lại nhiều lần cũng có thể gây tổn thương các dây thần kinh như hoạt động dùng nạng, tư thế ngồi lâu, gõ máy tính hay dùng điện thoại,
-Tiểu đường là bệnh lý về nội tiết hay gặp các biến chứng về viêm đa dây thần kinh, bệnh thường biểu hiện thầm lặng khó phát hiện.
- Các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, hội chứng Guilain- Barre, bệnh viêm đa dây thần kinh mất myelin mạn tính (CIDP),
- Nhiễm trùng: Bao gồm cả nhiễm khuẩn hay siêu vi như Zona thần kinh,viêm gan C, Bạch hầu, HIV.
-Tiếp xúc với chất độc hại: asen, chì, thủy ngân,
-Thuốc: Một số loại thuốc, đặc biệt là các thuốc điều trị ung thư (hóa trị) có thể gây bệnh lý thần kinh.
-Di truyền: Như bệnh Charcot-Merie-Tooth
-Nghiện rượu: Vitamin nhóm B là chất rất cần thiết cho việc duy trì hoạt động của hệ thần kinh.Ở người nghiện rượu các vitamin này sẽ bị thiếu hụt do chế độ ăn uống không được đảm bảo.
- Thiếu vitamin: Thiếu các vitamin B như B1, B6, B12, vitamin E và niacin có thể gây bệnh lý thần kinh
Các bệnh lý khác như bệnh lý tủy xương, khối u chèn ép, bệnh thận, bệnh gan, bệnh mô liên kết và suy giáp đều có thể gây ra bệnh lý thần kinh ngoại biên.
-Một số trường hợp không rõ nguyên nhân còn gọi là vô căn nguyên phát.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên [3]
Mỗi dây thần kinh sẽ đảm nhiệm một chức năng khác nhau, tùy thuộc vào dây thần kinh nào bị tổn thương mà trên lâm sàng sẽ có biểu hiện của dây thần kinh đó Các triệu chứng trên lâm sàng thường gặp là:
Dây thần kinh cảm giác (đau thần kinh và tê bì, giảm cảm giác)
Tê bì hoặc đau rát ở tay và chân là một trong những dấu hiệu sớm của tổn thương thần kinh Những cảm giác này thường bắt đầu ở ngón chân và bàn chân Việc mất cảm giác sẽ khiến người bệnh không cảm nhận được cảm giác nóng lạnh khi tiếp xúc với đồ vật hoặc môi trường, không cảm nhận được đau khi dẫm lên vật sắc nhọn và không kiểm soát được thăng bằng của bàn chân
Dây thần kinh vận động (các hoạt động về cơ bắp)
Các tổn thương ở dây thần kinh có thể khiến cho việc điều khiển cơ bắp gặp khó khăn và gây ra yếu cơ Khi đó khả năng cầm nắm, đi lại của người bệnh sẽ không được tốt khi cử động cơ thể hoặc một phần cơ thể Đôi khi có thể bị teo cơ.
Thần kinh tự chủ (hệ thần kinh thực vật):
Các tổn thương ở hệ thần kinh thực vật gây rối loạn điều hòa các chức năng như huyết áp, nhịp tim, tiêu hóa hay tiểu tiện.
Tình dục: đàn ông có thể bị rối loạn cương dương còn phụ nữ có thể gặp rắc rối với chứng khô âm đạo hoặc khó đạt cực khoái.
Bàng quang: có thể bị rò rỉ nước tiểu, mất cảm giác buồn đi tiểu.
-Chăm sóc đôi chân: Kiểm tra chân hàng ngày tìm các dấu hiệu của mụn, các vết cắt hoặc vết chai Giày và tất chặt có thể làm trầm trọng thêm đau và ngứa và có thể dẫn đến lở loét không lành.
-Thường xuyên tập thể dục có thể làm giảm đau thần kinh và có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
-Bỏ hút thuốc vì hút thuốc lá có thể ảnh hưởng đến lưu thong máu, tăng nguy cơ vấn đề và có thể cắt cụt chân.
-Chế độ ăn uống lành mạnh Nếu có nguy cơ cao về bệnh thần kinh hoặc có bệnh mãn tính, ăn uống lành mạnh là đặc biệt quan trọng để đảm bảo nhận được vitamin và khoáng chất Tăng cường các loại thịt và sản phẩm sữa chất béo thấp, bao gồm nhiều trái cây, rau và ngũ cốc trong chế độ ăn.
-Massage chân tay giúp cải thiện lưu thông máu, kích thích dây thần kinh và có thể tạm thời làm giảm đau.
-Tránh áp lực kéo dài Không giữ đầu gối hay dựa vào khuỷu tay trong thời gian dài Làm như vậy có thể gây tổn thương thần kinh.
1.1.2 Tổn thương thần kinh ngoại biên do hóa trị liệu [3]
Tổn thương thần kinh ngoại biên do hóa trị liệu (CIPN) là độc tính nghiêm trọng của nhiều hóa chất như dẫn chất taxan và hợp chất platin Các thuốc chống ung thư như thalidomid, lenathidomid, bortezomid và ixabepilon cũng có thể gây ra bệnh lý này Độc tính này xảy ra ở khoảng 30%-40% người bệnh hóa trị, với tỷ lệ mắc tăng lên ở các người bệnh điều trị phối hợp nhiều hóa chất.
Cơ chế CIPN phụ thuộc vào từng loại hóa chất Các dẫn chất của taxan (như paclitaxel, docetaxel) là nhóm thuốc ức chế vi ống được dùng để điều trị ung thư vú, tử cung, tiền liệt tuyến, phổi, dạ dày và ung thư vùng đầu, cổ Cơ chế gây bệnh lý thần kinh ngoại vi của taxan được cho là có liên quan đến sự gián đoạn các vi ống, ảnh hưởng đến hoạt động vận chuyển trên sợi trục.
Các hợp chất platin (như cisplatin, carboplatin, oxaliplatin) được chỉ định trong điều trị ung thư buồng trứng, tinh hoàn, bàng quang và trực tràng vì chúng tạo liên kết chéo với sợi ADN Cơ chế gây bệnh lý thần kinh ngoại vi của các thuốc này có thể liên quan đến kích thích quá mức sợi trục, thay đổi kênh Na+ phụ thuộc điện thế dẫn đến mở kênh liên tục, và/hoặc gây stress oxy hóa.
Các yếu tố nguy cơ liên quan đến sự xuất hiện CIPN bao gồm chế độ liều của các thuốc nói trên; liều khởi đầu và liều tích lũy cao; thời gian điều trị dài; tuổi cao; chủng tộc (phụ nữ da đen có nguy cơ xuất hiện cao gấp 2-3 lần so với phụ nữ da trắng); phối hợp thuốc và các bệnh lý hiện mắc liên quan đến bệnh lý thần kinh ngoại vi (đái tháo đường…).
Thời điểm bắt đầu cũng như khoảng thời gian xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng của CIPN rất khác nhau, dao động từ vài tuần đến vài tháng sau khi bắt đầu điều trị và đạt đỉnh vào đúng thời điểm ngừng hoặc sau khi ngừng điều trị Ở một số người bệnh, các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lý thần kinh ngoại vi không thoái lui sau khi ngừng điều trị và có thể tồn tại vĩnh viễn.
Chất lượng cuộc sống (CLCS) được định nghĩa là những ảnh hưởng do một bệnh, tật hoặc một rối loạn sức khỏe của một cá nhân đến sự thoải mái và khả năng hưởng thụ cuộc sống của cá nhân đó.
Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Một số nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới có một số nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người bệnh tổn thương thần kinh ngoại biên đã được tiến hành, có thể điểm lại một số đề tài như sau:
Nghiên cứu của Marica Novak và cộng sự (2017) tiến hành trên 156 người bệnhđược điều trị tại Khoa Ung bướu từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2017 Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi tự báo cáo do Tổ chức Nghiên cứu và Điều trị Ung thư Châu Âu (EORTC QLQ- C30) và mô-đun Bệnh lý thần kinh ngoại biên do hóa trị liệu phát hành (CIPN20) Kết quả cho thấy bệnh lý thần kinh cảm giác và vận động có mối tương quan đáng kể về mặt thống kê với các biến số chất lượng cuộc sống nói chung như đau, mệt mỏi, tiêu chảy, mất ngủ và khó thở. Trong đó, mối tương quan tích cực có ý nghĩa thống kê giữa bệnh thần kinh cảm giác và vận động cũng như chóng mặt với các biến số về chất lượng cuộc sống nói chung như đau, mệt mỏi, tiêu chảy, mất ngủ và suy hô hấp Mối tương quan với thể chất, công việc, hoạt động cảm xúc và tình trạng sức khỏe nói chung là tiêu cực Trên phân tích đa biến, tăng huyết áp có tác động có ý nghĩa thống kê lên tới 8 thang đo chất lượng cuộc sống và khi kết hợp với các loại thuốc hóa trị, nó ảnh hưởng đến bệnh lý thần kinh cảm giác Số lượng chu kỳ hóa trị nhiều hơn cũng có tác động đáng kể về mặt thống kê đối với bệnh lý thần kinh cảm giác Ngược lại, việc uống rượu và sự hiện diện của bệnh thận không có tác động đáng kể về mặt thống kê đến chất lượng cuộc sống của bệnh lý thần kinh ngoại biên.Oxaliplatin có tác động lớn hơn đáng kể lên sự khởi phát bệnh lý thần kinh vận động và cảm giác so với taxane và cisplatin/carboplatin Cần phát triển các biện pháp can thiệp điều dưỡng dựa trên đặc điểm cụ thể của một số tác nhân hóa trị liệu để giảm bớt CIPN [19].
Theo Hsing-Wei Hung và cộng sự (2021): Tuổi trung bình của người bệnh là 59,24 ± 1,20 tuổi Phần lớn là nam giới (n = 54, 58,1%), thất nghiệp (71,0%), đã kết hôn (69,9%), có trình độ trung học cơ sở trở xuống (51,7%), và có tín ngưỡng Phật giáo/Đạo giáo (66,7%) Các triệu chứng tổn thương thần kinh ngoại biên có điểm cao nhất là: “bạn có gặp khó khăn trong việc đạt được hoặc duy trì sự cương cứng không?” (mean = 56,02, SE = 4,33), nội dung này chỉ dành cho nam giới