1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thi học phần môn phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn

16 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng cảm xúc tiêu cực của học sinh cấp 3 ở Việt Nam hiện nay. Liên hệ nhận thức của học sinh trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam về vấn đề “kiểm soát và giải toả cảm xúc tiêu cực”
Tác giả Nguyễn Nguyên Phương
Trường học Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chuyên ngành Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn
Thể loại Bài thi học phần
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 798,52 KB

Nội dung

Phạm vi nghiên cứu:Phạm vi nghiên cứu: 500 học sinh trong đó gồm nhóm 250 học sinh nam và 250 học sinh nữ trường THPT chuyên Amsterdam đến từ các lớp khác nhau, có thông qua tìm hiểu hoặ

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

- -BÀI THI HỌC PHẦN

MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Nguyên Phương

Mã sinh viên: 2155300049

Lớp tín chỉ: TC7.K41_TG01004

Hà Nội, 2022

Trang 2

ĐỀ BÀI Cu 1 (5 đim)

Anh (ch) hy la chn mt vn đ nghin cu thuc lnh vc Khoa hc x hi v nh n v!n, t# đ$ đ%t tn đ ti nghin cu v x&c đnh:

1 M+c đ,ch, m+c tiu nghin cu

2 Đ/i t01ng nghin cu, kh&ch th3 v ph5m vi nghin cu

3 Gi8 thuy9t nghin cu

4 Ph0<ng ph&p lu=n v ph0<ng ph&p nghin cu

5 X y dng k9t cu ni dung chi ti9t cAa đ ti

Cu 2 (5 đim)

Chn 1 trong 2 cu sau:

1 Anh (ch) hy trCnh by quy trCnh thc hiFn ph0<ng ph&p điu tra bGng b8ng hHi; v=n d+ng thi9t k9 b8ng hHi nhGm thu th=p thJng tin cho đ ti m anh (ch) la chn

2 Anh (ch) hy trCnh by quy trCnh thc hiFn ph0<ng ph&p thc nghiFm V=n d+ng x y dng k9 ho5ch thc nghiFm nhGm thu th=p thJng tin cho đ ti m anh ch la chn

BÀI LÀM

Tên ĐỀ TÀI nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn lựa chọn: Thực trạng cảm

xúc tiêu cực của học sinh cấp 3 ở Việt Nam hiện nay Liên hệ nhận thức của học sinh trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam về vấn đề “kiểm soát và giải toả cảm xúc tiêu cực”.

Câu 1:

1 Mục đích, mục tiêu nghiên cứu:

1.1 Mục đích nghiên cứu:

Trang 3

Hạn chế những cảm xúc tiêu cực của học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện,

từ đó đưa ra phương hướng phù hợp giúp các em kiểm soát được cảm xúc của bản thân

1.2 Mục tiêu nghiên cứu:

Nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến những cảm xúc tiêu cực cho học sinh THPT hiện nay

Làm rõ thực trạng và đề xuất giải pháp giúp học sinh giải toả cảm xúc tiêu cực đó

2 Đối tượng nghiên cứu, khách thể và phạm vi nghiên cứu:

2.1 Đối tượng nghiên cứu:

Cảm xúc tiêu cực của học sinh THPT ở Việt Nam hiện nay

2.2 Khách thể nghiên cứu:

Học sinh THPT ở Việt Nam hiện nay về vấn đề kiểm soát và giải toả cảm xúc tiêu cực

2.3 Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu: 500 học sinh trong đó gồm nhóm 250 học sinh nam và 250 học sinh nữ trường THPT chuyên Amsterdam đến từ các lớp khác nhau, có thông qua tìm hiểu hoặc trực tiếp trải qua những cảm xúc tiêu cực trong quá trình học tập

Thời gian nghiên cứu dự tính: 4 tuần (từ 10/05/2022 – 10/06/2022)

Phạm vi nội dung: Nghiên cứu về thực trạng và nguyên nhân gây nên cảm xúc tiêu cực cách tự bản thân tự kiểm soát chúng

3 Giả thuyết nghiên cứu:

Trang 4

1 Nếu không biết kiểm soát những cảm xúc tiêu cực, học sinh sẽ phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng

2 Phần lớn các học sinh THPT đều trải qua những cảm xúc tiêu cực

3 Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những cảm xúc tiêu cực cho học sinh THPT là tác động từ gia đình, thầy cô, bạn bè

4 Để giải quyết vấn đề cảm xúc tiêu cực của học sinh THPT, phải có sự kết hợp giữa kiểm soát và giải toả

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:

4.1 Phương pháp luận chung:

Đề tài nghiên cứu dựa trên các quan điểm, nguyên tắc của triết học duy vật biện chứng; quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin; lý thuyết xã hội học,…

4.2 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: khái quát những vấn đề lý luận về nội dung nghiên cứu của đề tài;

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: đưa ra nguyên nhân, hậu quả và phương pháp giải quyết của thực trạng cảm xúc tiêu cực đối với học sinh THPT nói chung và học sinh trường chuyên THPT Amsterdam nói riêng;

- Phương pháp khảo sát thu thập số liệu thống kê: đưa ra số liệu phân tích thực trạng kiểm soát cảm xúc tiêu cực trong quá trình học tập của học sinh THPT hiện nay

5 Kết cấu nội dung chi tiết của đề tài:

Ngoài phần Mở Đầu và Kết Luận, đề tài được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về thực trạng cảm xúc tiêu cực của học sinh cấp 3 ở Việt Nam hiện nay

Trang 5

Chương 2: Thực trạng và nguyên nhân dẫn đến những cảm xúc tiêu cực cho học sinh THPT ở Việt Nam hiện nay

Chương 3: Giải pháp thực tiễn giúp học sinh THPT ở Việt Nam hiện nay kiềm chế

và giải toả những cảm xúc tiêu cực đó

Kết cấu nội dung chi tiết:

Mở đầu

I/ Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu/ Lý do chọn đề tài.

Trong những năm gần đây, việc không kiểm soát được những cảm xúc tiêu cực của học sinh, nhất là học sinh bậc THPT đã dẫn đến những xung đột học đường mà hậu quả của nó đã để lại những hệ luỵ về tâm lý, sự an toàn trường học

Cảm xúc tiêu cực khá phổ biến ở lứa tuổi học sinh vì đây là độ tuổi đang trong giai đoạn phát triển tâm lý và sinh lý, đặc biệt là bậc THPT Cảm xúc tiêu cực là những biểu hiện tâm lý của học sinh khi gặp phải những vấn đề trong cuộc sống, xã hội, nhà trường, quan hệ bạn bè tác động làm cho cảm xúc biến đổi theo chiều hướng tiêu cực Những biểu hiện của cảm xúc tiêu cực sẽ được thể hiện từ mức độ nhẹ rồi tăng lên cao dần, cụ thể như là khiếp sợ, giận dữ, khinh bỉ, đau khổ, xấu hổ,… Tình trạng này nếu không được kiểm soát và giải toả dễ dẫn đến các hành vi xấu như nói tục, chửi bậy, cãi nhau, bất mãn, bạo lực học đường, tự hành hạ bản thân,… Trong cuộc khảo sát 600 em học sinh ở một trường THPT khu vực miền núi, kết quả khiến mọi người đều phải để tâm là có tới 595 học sinh từng trải qua những cảm xúc tiêu cực này và các em thừa nhận rằng mình không có kỹ năng kiểm soát và giải toả chúng Việc kéo dài tình trạng này sẽ dẫn đến những hành vi tiêu cực như lơ là, chểnh mảng trong quá trình học tập, từ đó kết quả và chất lượng trong môi trường sư phạm sẽ giảm xuống đáng kể

Trang 6

Hậu quả là như vậy, nhưng vấn đề này vẫn chưa được thực sự quan tâm bởi truyền thông và báo chí để có nhiều hướng giải quyết, hạn chế vấn nạn này Chính

vì những lý do đó, em đã quyết dịnh thực hiện nghiên cứu đề tài “Thực trạng cảm xúc tiêu cực của học sinh THPT ở Việt Nam hiện nay”

II/ Mục đích và mục tiêu nghiên cứu

1 Mục đích nghiên cứu

2 Mục tiêu nghiên cứu

III/ Đối tượng nghiên cứu, khách thể và phạm vi nghiên cứu

1 Đối tượng nghiên cứu

2 Khách thể nghiên cứu

3 Phạm vi nghiên cứu

a Phạm vi nghiên cứu

b Thời gian nghiên cứu dự tính

c Phạm vi nội dung

IV/ Giả thuyết nghiên cứu

1 Giả thuyết 1

2 Giả thuyết 2

3 Giả thuyết 3

4 Giả thuyết 4

V/ Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

1 Phương pháp luận

2 Phương pháp nghiên cứu

Trang 7

Nội dung

Chương 1 Cơ sở lý luận về thực trạng kiểm soát cảm xúc tiêu cực của học sinh THPT ở Việt Nam hiện nay

1.1 Khái niệm về “cảm xúc tiêu cực” (khái niệm trung tâm)

1.2 Khái niệm về “kiểm soát cảm xúc tiêu cực” (Khái niệm mở rộng)

1.3 Khái quát về kiềm chế và giải toả cảm xúc tiêu cực của học sinh trường THPT chuyên Amsterdam

Chương 2 Thực trạng kiểm soát cảm xúc tiêu cực và nguyên nhân dẫn đến những cảm xúc tiêu cực đó cho học sinh THPT ở Việt Nam hiện nay

2.1 Thực trạng cảm xúc tiêu cực của học sinh THPT ở Việt Nam hiện nay 2.1.1 Những biểu hiện thường thấy khi học sinh THPT gặp cảm xúc tiêu cực

2.1.2 Hành động bắt nguồn từ những cảm xúc tiêu cực của học sinh THPT 2.1.3 Ảnh hưởng của những cảm xúc tiêu cực trong quá trình sinh hoạt và học tập rèn luyện của học sinh

2.2 Nguyên nhân dẫn đến những cảm xúc tiêu cực cho học sinh THPT ở Việt Nam hiện nay

2.2.1 Nguyên nhân bắt nguồn từ chính bản thân học sinh

2.2.2 Tác động từ phía gia đình, thầy cô, bạn bè,…

Chương 3 Giải pháp thực tiễn giúp học sinh THPT ở Việt Nam hiện nay kiềm chế và giải toả những cảm xúc tiêu cực đó

3.1 Giải pháp về cơ chế chính sách

Trang 8

3.1.1 Giải pháp của Nhà nước, Bộ và Sở GD&ĐT về phương pháp học phù hợp, giảm thiểu lượng kiến thức nặng cho học sinh

3.1.2 Ban hành thêm những Điều luật để bảo vệ học sinh từ những tác động bên ngoài

3.2 Giải pháp về phía gia đình và xã hội

3.2.1 Gia đình phải có những giải pháp về giáo dục con em phù hợp 3.2.2 Giải pháp truyền thông xã hội từ các đài truyền hình, toà soạn báo,…

về vấn đề kiểm soát cảm xúc tiêu cực

3.3 Giải pháp về phía mỗi cá nhân học sinh

3.3.1 Chủ động rèn luyện bản thân

3.3.2 Tìm cách kiểm soát và tự giải toả

Kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo

Phụ lục

Câu 2:

Anh (ch) hy trnh by quy trnh thc hin ph !ng ph"p đi$u tra b%ng b&ng h'i; v*n d,ng thi-t k- b&ng h'i nh%m thu th*p th0ng tin cho đ$ ti m anh (ch) la chn

1 Quy trình thực hiện phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Điều tra bằng bảng hỏi cần được tiến hành theo quy trình ba bước Đó là chuẩn

bị điều tra, điều tra và xử lý số liệu điều tra

Trang 9

Bước 1, để thực hiện phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, chúng ta cần chuẩn

bị điều tra Ở giai đoạn này, nhà nghiên cứu cần xác định mục tiêu điều tra, phạm vi và mức độ thu thập thông tin Đồng thời, chúng ta cần lập kế hoạch điều tra, tổ chức nguồn nhân lực, chuẩn bị điều kiện vật chất, phương tiện cũng như chọn mẫu điều tra và hoàn thành bảng hỏi

Bước 2, tiến hành điều tra Một cuộc điều tra được thực hiện theo các ba bước

như sau:

- Một là, điều tra thử trên một phạm vi nhỏ nhằm kiểm tra tính hợp lý và khả năng thu thập thông tin từ bảng hỏi, tính toán chi phí, điều chỉnh nhân lực

- Hai là, trưng tập, tập huấn cho cán bộ điều tra

- Ba là triển khai điều tra theo kế hoạch Khi tiến hành điều tra, chúng ta cần

tổ chức giám sát người đi điều tra sao cho đảm bảo yêu cầu điều tra đúng đối tượng, đúng số người định hỏi theo kế hoạch, nắm bắt những khó khăn gặp phải trong quá trình điều tra

Bước 3 là bước xử lý số liệu Kết thúc công việc điều tra, nhà nghiên cứu tiến

hành tập hợp bảng hỏi Bảng hỏi thu được cần được sắp xếp cẩn thận và tiến hành phân loại (theo khu vực điều tra, theo đối tượng điều tra ) kiểm tra bảng hỏi là công việc cần thiết trước khi xử lý số liệu

Công đoạn này giúp nhà nghiên cứu xác định lại độ tin cậy của quá trình điều tra, mức độ sử dụng thông tin trong các phiếu hỏi và đánh giá khả năng của điều tra viên Thông thường, điều tra bằng bảng hỏi thực hiện với nhiều người,

số lượng câu hỏi lớn Vì vậy, cần mã hóa các câu trả lời, chuyển các câu trả lời

đó ra một ngôn ngữ xác định gọi là mã để có thể thích hợp với việc xử lý bằng máy tính Cuối cùng, nhà nghiên cứu lựa chọn các phương pháp mô tả số liệu phù hợp với ý đồ nghiên cứu Nhà khoa học viết và hoàn thành bản báo cáo tổng hợp kết quả điều tra theo mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Bản

Trang 10

báo cáo này có thể được công bố dưới dạng sản phẩm trung gian của đề tài nghiên cứu

2 Vận dụng thiết kế bảng hỏi nhằm thu thập thông tin cho đề tài đã lựa chọn

Bước 1: Xác định mục tiêu điều tra: Khảo sát về khả năng nhận thức và cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực của học sinh trường THPT Amssterdam hiện nay từ đó đề ra phương pháp giúp các em giải toả được những cảm xúc tiêu cực đó

Bước 2: Phạm vi điều tra: Học sinh tất cả các lớp của trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi

Bước 3: Mức độ thu thập thông tin: thu thập thông tin từ khoảng 500 em học sinh trong đó có 250 học sinh nam và 250 học sinh nữ với chất lượng và mức độ thông tin sát với thực tế, tương đối chính xác

Bước 4: Lập kế hoạch điều tra:

- Điều tra trong vòng 4 tuần từ 10/05/2022 – 10/06/2022

- Địa điểm diều tra: khảo sát trên các nền tảng mạng xã hội: facebook, instagram, zalo, tiktok…

- Công cụ lập bảng điều tra: Google Form (Biểu mẫu)

- Tiếp cận khoảng 500 người tham gia làm khảo sát Trong đó, tất cả những người tham gia đều tình nguyện, đã/đang hoặc trải qua hoặc từng chứng kiến người khác có những cảm xúc tiêu cực

Bước 5: Tổ chức nguồn nhân lực: 10 người, mỗi người kêu gọi 50 bạn học sinh tham gia làm khảo sát trên các nền tảng xã hội facebook, instagram, zalo, tiktok…

Trang 11

Bước 6: Chuẩn bị điều kiện vật chất, phương tiện: Thiết bị điện tử: máy tính, điện thoại thông minh, Internet để hoàn thành và thực hiện bảng khảo sát online trên Google form

Bước 7: Chọn mẫu điều tra, hoàn thành câu hỏi

Tên bảng hỏi: Khảo sát về khả năng nhận thức và kiểm soát cảm xúc tiêu cực của học sinh trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam hiện nay.

I/ Giới thiệu bảng hỏi:

Chào mọi người!

Hiện nay, có rất nhiều các bài báo được viết về cảm xúc tiểu cực của học sinh dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc khiến cho mình rất quan tâm đến vấn đề này Vì vậy, với mục đích muốn tìm hiểu thực trạng để thu thập thêm thông tin, kiến thức nhằm đưa ra giải pháp giúp các bạn học sinh có thể giải toả cảm xúc tiêu cực, mình đã thiết kế một bảng hỏi nghiên cứu sâu về thực trạng “cảm xúc tiêu cực” của học sinh THPT

Tất cả các ý kiến đóng góp của các bạn là những đóng góp rất quan trọng đối với nghiên cứu này Bên cạnh đó, những thông tin các bạn cung cấp đều được giữ bí mật và sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học

Rất mong mọi người sẽ dành ra chút thời gian để trả lời câu hỏi của bài nghiên cứu lần này Xin chân thành cảm ơn!

II/ Thông tin cá nhân người trả lời câu hỏi

1 Họ và tên:………

Trang 12

2 Email:………

3 Giới tính:

o Nam

o Nữ

4 Độ tuổi:

o 15

o 16

o 17

o 18

5 Bạn ở lớp chuyên nào?

o Ngoại ngữ

o Văn

o Anh

o Toán

o Sử

o Địa

o Lý

o Hoá

o Tin

o Khác

III/ Nội dung bảng hỏi:

Để trả lời câu hỏi, các bạn vui lòng đánh dấu (X) vào ô thể hiện đúng nhất với quan điểm của bạn

A/ Mức độ hiểu biết chung

Trang 13

1 Bạn đã từng trải qua những cảm xúc tiêu cực nào?

o Tức giận

o Chán ghét

o Buồn tủi

o Tủi nhục

o Xấu hổ

o Khiếp sợ

o Kinh bỉ

o Khác

o Chưa từng trải qua cảm xúc tiêu cực

2 Bạn đã từng được nghe về “cảm xúc tiêu cực” qua đâu?

o Báo, đài

o Mạng xã hội

o Thời sự

o Được nghe kể lại từ người khác

o Chưa từng được nghe

o Khác

B/ Mức độ nhận biết chi tiết

3 Theo bạn, cảm xúc tiêu cực bắt nguồn nhiều nhất từ đâu?

o Áp lực từ sự kì vọng của gia đình, thầy cô

o Định kiến từ người khác

o Lời bàn tán từ bạn bè

o Từ chính bản thân mình

o Từ lượng kiến thức quá tải mà mình phải học

o Khác

Trang 14

4 Bạn có đồng tình cảm xúc tiêu cực khiến mình thấy rất đau khổ và buồn bã?

o Một chút

o Bình thường

o Đồng tình

o Không đồng tình

o Khác

5 Theo bạn, một người có cảm xúc tiêu cực sẽ dẫn đến hành động gì?

o Nói tục, chửi bậy

o Khóc

o Nổi nóng

o Đánh nhau

o Khác

Để trả lời câu hỏi, các bạn vui lòng đánh dấu (X) vào ô thể hiện đúng nhất với quan điểm của bạn theo mức độ hoặc điền vào ô (Khác) trong bảng hỏi:

(1) Hoàn toàn không đồng ý

(2) Không đồng ý

(3) Trung lập

(4) Đồng ý

(5) Hoàn toàn đồng ý

Mức độ nhận thức chi tiết (1) (2) (3) (4) (5) (Khác) 6

Bạn đã từng nghe qua về tác hại,

hậu quả của những cảm xúc tiêu

cực?

7

Khi cảm thấy ghét hoặc tức giận

một ai đó bạn có suy nghĩ muốn

dùng bạo lực không?

Trang 15

Bạn có cho rằng bị ảnh hưởng bởi

cảm xúc tiêu cực sẽ dẫn đến

những hậu quả rất nghiêm trọng?

9 Bạn có bao giờ tự đặt áp lực lênchính bản thân mình?

10

Bạn có cho rằng mình luôn quan

tâm đến những định kiến bên

ngoài về bản thân?

11 Bạn rất sợ phải đối mặt với những

lời phê bình?

C/ Mức độ tìm hiểu giải pháp

Mức độ tìm hiểu giải pháp (1) (2) (3) (4) (5) (Khác)

12 chuyên gia tư vấn tâm lý khi liênBạn có cho rằng mình nên gặp

tục không làm chủ được cảm xúc?

13

Bạn có muốn trường mình tổ chức

các buổi toạ đàm hàng năm để

giúp các bạn học sinh giải toả cảm

xúc tiêu cực không?

14

Bạn có có rằng đọc sách, đi bộ,

ngồi thiền sẽ giúp giải toả được

cảm xúc tiêu cực?

15 công việc là giảm bớt căng thẳng?Bạn có đồng tình rằng giảm bớt

16

Bạn có đồng tình rằng khi tâm sự

với người thân sẽ làm giảm bớt

cảm xúc tiêu cực?

17 Bạn đồng tình rằng kiểm soát cảm

xúc là điều không dễ?

18

Bạn có đồng tình rằng mình nên

tìm kiếm điểm tốt của đối phương

thay vì chỉ trích điểm chưa tốt của

họ?

19 Bạn có nghĩ nên thay những lờichê bai thành những lời động

viên?

20 Bạn có đề xuất gì để tăng cường hiệu quả khi giải toả cảm xúc tiêu cực cho các bạn học sinh THPT hiện nay không?

Ngày đăng: 22/04/2024, 16:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w