2.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 3.Khái niệm trung tâm 4.Kết cấu nội dung chi tiết của đề tàiTên đề tài : ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG FACEBOOK ĐẾN KẾT QUẢHỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
BÀI THI HỌC PHẦN
MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Họ và tên sinh viên : Phan Thị Thanh Huyền
Mã sinh viên : 2155380020
Lớp tín chỉ : Truyền thông chính sách K41
Hà Nội, 2022
Trang 3BÀI LÀM
Câu 1: Anh (chị) hãy nêu tên một đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội
và nhân văn, xác định:
1.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
3.Khái niệm trung tâm
4.Kết cấu nội dung chi tiết của đề tài
Tên đề tài :
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG FACEBOOK ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN.
1 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
1.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu về mức độ tác động của mạng xã hội Facebook đối với sinh
viên HVBCVTT
- Làm rõ ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của việc sử dụng mạng xã hội
Facebook đến kết quả học tập và đời sống của sinh viên hiện nay để từ đó đưa ra một số khuyến nghị giúp nâng cao hiệu quả sử dụng Facebook của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
1.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Mô tả thực trạng sử dụng Facebook của sinh viên (mục đích sử dụng, thời gian sử dụng, thời điểm sử dụng, tần suất sử dụng, phương tiện truy cập,…)
- Phân tích ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến học tập của sinh viên
Trang 4- Phân tích ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến đời sống của sinh viên (quan hệ xã hội gồm quan hệ gia đình và quan hệ bạn bè, hoạt động ngoại khóa, việc làm)
- Rút ra một số đề xuất, kiến nghị giúp phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của việc sử dụng mạng xã hội Facebook tới học tập và đời sống của sinh viên
2 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
2.1 Phương pháp luận
Nghiên cứu đã sử dụng quan điểm phương pháp luận Mác xít trong xem xét, phân tích mối quan hệ này, cụ thể sử dụng quan điểm về tính lịch sử và tính cụ thể khi xem xét mối quan hệ trong giai đoạn và địa bàn cụ thể Phương pháp luận Mác xít đòi hỏi hỏi xem xét sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ và tác động qua lại, trong mâu thuẫn và vận động, phát triển không ngừng của lịch sử xã hội Theo quan điểm Mác xít sự vận động, biến đổi xã hội tuân theo những quy luật mà con người có thể nhận thức được Con người có khả năng vận dụng các quy luật đã nhận thức được để cải tạo xã hội cho phù hợp với lợi ích của mình
Tiểu luận cũng sử dụng các lý thuyết xã hội học: Lý thuyết hành động xã hội, lý thuyết hành động duy lý, và lý thuyết về truyền thông đại chúng theo quan điểm chức năng luận, để làm cơ sở lý luận, lý giải mối liên hệ giữa việc sử dụng facebook về đời sống và kết quả học tập của sinh viên HVBCVTT
2.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại
- Phương pháp đối chiếu so sánh
- Phương pháp tổng hợp, hệ thống
3 Khái niệm trung tâm
3.1 Ảnh hưởng của mạng xã hội facebook và sử dụng mạng xã hội Facebook
3.1.1 Ảnh hưởng
Về khái niệm “ảnh hưởng”, có thể hiểu, ảnh hưởng là “sự tác động (của tự nhiên – xã hội) để lại kết quả trên các sự vật, hiện tượng hay con người” Với cách
Trang 5hiểu về ảnh hưởng như vậy, có nhận định, ảnh hưởng của mạng xã hội là những tác động do mạng xã hội tạo ra và để lại kết quả nhất định (tích cực/tiêu cực) lên một đối tượng nào đó Ảnh hưởng của mạng xã hội đến học tập và đời sống của sinh viên là những tác động của mạng xã hội gây nên sự biến đổi trong học tập và đời sống của sinh viên
3.1.2 Mạng xã hội Facebook
Facebook là website mạng xã hội ảo cho phép người dùng truy cập miễn phí được Mark Zuckerberg và các cộng sự của mình sáng lập vào năm 2004 Người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác Mọi người cũng có thể kết bạn và gửi tin nhắn cho họ, và cập nhật trang hồ sơ cá nhân của mình để thông báo cho bạn bè biết về chúng Tên của website nhắc tới những cuốn
sổ lưu niệm dùng để ghi tên những thành viên của cộng đồng campus mà một số trường đại học và cao đẳng tại Mỹ đưa cho các sinh viên mới vào trường, phòng ban, và nhân viên để có thể làm quen với nhau tại khuôn viên trường
Facebook tình cờ chiếm được ưu thế ở Việt Nam kể từ sau khi Blog 360 độ của Yahoo ngừng hoạt động vào tháng 7 – 2009
Hiện nay ở Việt Nam Facebook với tư cách là một phương tiện truyền thông thì nó có rất nhiều vai trò khác nhau Nhưng ta có thể thấy một số công dụng của facebook đối với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền Trước hết Facebook giúp các bạn sinh viên tiếp nhận và cập nhật thông tin một cách nhanh chóng, nếu chúng ta có thể bỏ qua tính chân thực của sự đa dạng các tin tức được đưa lên facebook thì tính cập nhật của Facebook ngày nay còn nhanh hơn cả các phương tiện truyền thông chính thống như báo đài hay truyền hình Vì sự phổ biến của Facebook nên nếu có thể tập hợp các sinh viên của một lớp, một khoa, hay của trường vào trong một group thì việc quản lý các sinh viên sẽ trở nên vô cùng đơn giản., Facebook cũng rất có ích trong việc công bố và phổ biến các nghiên cứu khoa học với các nhà khoa học vì tính kết nối của nó, một nghiên cứu có thể được phổ biến đến người đọc vô cùng dễ dàng nếu người dùng biết cách tận dụng Ngoài
ra, Facebook còn có những ích lợi vô cùng lớn với các sinh viên khi mà có thể dễ
Trang 6dàng tìm kiếm thông tin, với đối tượng vô cùng đa dạng với nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau thì các sinh viên nếu có thể kết nối và trao đổi, bàn luận các thông tin với bạn bè, giảng viên hay kể cả các chuyên gia đầu ngành của các lĩnh vực khác nhau trong xã hội Đặc biệt, với tính chất sinh viên trường Báo nhiều hoạt động, sự kiện… Facebook lại càng đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải nội dung, lan tỏa rộng rãi cho nhiều người biết hơn các hoạt động ngoại khóa của các khoa, các CLB và của nhà trường
3.1.3 Sử dụng mạng xã hội Facebook
Việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên có thể coi như một hoạt động xã hội sinh viên sử dụng mạng hội với các yếu tố động cơ, mục đích, phương tiện, công cụ và cũng có cả hoàn cảnh và điều kiện cụ thể cho việc sử dụng này Mỗi hành động như đăng bài, bày tỏ cảm xúc hay chia sẻ trên facebook đều có ý nghĩa của riêng nó, có thể là việc chia sẻ những trải nghiệm, thể hiện sự cảm thông, chia
sẻ niềm vui hoặc có thể là để kiếm tiền…đây có thể có hoặc không là mục đích sử dụng facebook của sinh viên nhưng có thể chắc chắn rằng các sinh viên đều sử dụng facebook với một mục đích nhất định, và các mục đích này hướng đến người khác, chính là tất cả người sử dụng facebook hoặc có thể với các nhóm nhỏ hơn chỉ
là các nhóm bạn bè, nhưng khi họ thực hiện một hành động trên facebook tức là họ
đã mong sự phản hồi của người khác về hành động của họ Với sự phổ biến của nternet với đa dạng các phương thức kết nối như 3G, Wireless, ADSL cũng như sự phổ biến của các phương tiện công nghệ như điện thoại thông minh, máy tính, Laptop hay cả đồng hồ thông minh, tivi thông minh đã khiến cho facebook đã phổ biến lại càng phổ biến hơn Facebook được sử dụng ở mọi lúc, mọi nơi, tạo ra sức hút, tốc độ lan truyền mạnh mẽ và đặc biệt thu hút sự chú ý, tham gia của đông đảo các bạn sinh viên Và sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng không phải
là một ngoại lệ
3.2 Sinh viên
“Sinh viên” tên Tiếng Anh là students, theo nguồn gốc tiếng Latin là “ người làm việc nhiệt tình, người tìm hiểu khai thác tri thức” Theo “ Từ điển tiếng Việt”, “sinh viên” là “ Người học bậc đại học” Có thể hiểu rằng đây là lớp người
Trang 7đang theo học ở các trường đại học, cao đẳng; là tầng lớp tri thức của xã hội Sinh viên là tầng lớp quan trọng trong mỗi chỉnh thể, là đội ngũ chuyển tiếp, chuẩn bị cho nguồn lực lao động có trình độ cao của đất nước Hoạt động chủ yếu của sinh viên là học tập, tham gia câu lạc bộ, nghiên cứu khoa học và những hoạt động nghề nghiệp
Sinh viên là một nhóm xã hội đặc thù, với các đặc điểm chung về tuổi tác, hầu hết sinh viên đều ở trong lứa tuổi thanh niên và thường bắt đầu từ 17,18 tuổi
và kết thúc ở tuổi 24, 25 Đây là giai đoạn mà thể chất và tinh thần của họ phát triển hoàn thiện, vì vậy họ có khả năng tập trung, và khả năng tiếp thu kiến thức rất tốt, và có ý nghĩa quan trọng trong việc bộc lộ và hoàn thiện nhân cách của họ Trong giai đoạn này các sinh viên thường có các động cơ về nhận thức khoa học, tức là việc tiêp thu kiến thức; cơ hội nghề nghiệp; động cơ xã hội, tức là việc giao tiếp rộng; tự khẳng định bản thân, tức là muốn được thừa nhận và được nhiều người yêu thích và quan tâm; và cuối cùng là động cơ vụ lơi tức là những lợi cho cho cá nhân Các động cơ này không cố định và biến đổi trong quá trình học, cũng như có mức độ quan trọng khác nhau với mỗi sinh viên khác nhau Đây là giai đoạn mà thể chất và tinh thần của họ phát triển hoàn thiện, vì vậy họ có khả năng tập trung, và khả năng tiếp thu kiến thức rất tốt, và có ý nghĩa quan trọng trong việc bộc lộ và hoàn thiện nhân cách của họ Trong giai đoạn này các sinh viên thường có các động cơ về nhận thức khoa học, tức là việc tiêp thu kiến thức; cơ hội nghề nghiệp; động cơ xã hội, tức là việc giao tiếp rộng; tự khẳng định bản thân, tức
là muốn được thừa nhận và được nhiều người yêu thích và quan tâm; và cuối cùng
là động cơ vụ lơi tức là những lợi cho cho cá nhân Các động cơ này không cố định
và biến đổi trong quá trình học, cũng như có mức độ quan trọng khác nhau với mỗi sinh viên khác nhau.Từ những thông tin trên thì có thể nói trong giai đoạn này việc hoạt động xã hội và giao lưu bạn bè là một phần không thể thiếu trong đời sống của các sinh viên Họ thích kết bạn và muốn được kết bạn, việc ở trong một nhóm bạn bè sẽ giúp họ được thừa nhận, có thể thể hiện khả năng, phát triển bản thân và
Trang 8có thể thực hành việc hoạt động nhóm trước khi thực sự tham gia thực hiện một công việc cụ thể sau khi hoàn thành việc học trại trường của mình
Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên Truyền là những sinh viên đang Học viện Báo chí và Tuyền truyền Nơi đây sinh viên vô cùng năng động, nhiệt tình, dám thể hiện bản thân, đặc biệt hơn là sinh viên HVBCVTT, mọi người có thêm nhiều cơ hội thể hiện tài năng và bản lĩnh qua rất nhiều câu lạc bộ đầy sôi động, náo nhiệt, được cung cấp nhiều kiến thức mềm, nuôi dướng đam mê của các bạn Hơn thế nữa, trường còn rất tạo điều kiện cho sinh viên tự tổ chức sự kiện và những chương trình nhỏ để thực tập và trải nghiệm khiến cho mỗi người chúng ta được thấu hiểu, được hoà nhập và nhiệt huyết với cái nghề mình chọn hơn Có thể thấy, sinh viên học viện Báo chí luôn năng động, sáng tạo, phát triển rất hiều những kĩ năng mềm, cho nên việc sự dụng Facebook luôn là điều cần thiết, nó hỗ trợ rất nhiều cho công việc trong các tôt chức nhóm các bạn sinh viên tham gia, tuy nhiên, facebook cũng phần nào ảnh hưởng đến kết quả học tập và đời sống của các bạn sinh viên
3.3 Kết quả học tâp và đời sống sinh viên
3.3.1 Kết quả học tập
Theo Stephen Adam kết quả học tập là những tuyên bố về những gì người học được kì vong sẽ biết, hiểu và/hoặc có thể chứng minh sau khi kết thúc thời gian học tập Chúng thường được định nghĩa dưới dạng kết hợp kiến thức, kỹ năng, khả năng, thái độ và sự hiểu biết rằng một cá nhân sẽ đạt được kết quả như vậy qua
sự tham gia của họ vào trong các trải nghiệm giáo dục đại học cụ thể
Tại Việt Nam tác giả Nguyễn Thị Thúy An coi kết quả học tập được xem xét theo nghĩa rộng (gắn với quá trình học tập và phát triển chung của cá nhân trong cuộc sống) và theo nghĩa hẹp (gắn với quá trình học tập và phát triển của người học trong quá trình giáo dục được tổ chức bởi nhà trường) Cụ thể như sau: Theo nghĩa rộng, kết quả học tập là tổng thể các biểu hiện phản ánh sự thay đổi trên phương diện nhận thức, năng lực hành động, thái độ biểu cảm xã hội, cũng như hành vi mà cá nhân có được thông qua hoạt động học tập tự giác, tích cực và chủ động, diễn ra một cách bình thường trong cuộc sống, trong các hoạt động và các
Trang 9mối quan hệ xã hội của mỗi người Theo nghĩa hẹp, kết quả học tập là thành quả thực tế của cá nhân người học phản ánh mức độ đáp ứng yêu cầu học tập theo định hướng của mục tiêu, của nội dung học tập trong môn học cũng như trong chương trình giáo dục quy định, chúng được đánh giá trên cơ sở của hoạt động đo lường và kiểm tra theo các tiêu chí khác nhau
Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2007 đã ban hành quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, và coi kết quả học tập của sinh viên được đánh giá sau từng học kì qua các tiêu chí:
- Số tín chỉ của các học phần đăng kí vào đầu mỗi học kì
- Điểm trung bình chung học kỳ
- Khối lượng kiến thức tích lũy được tính bằng tổng số tín chỉ của các học phần được đánh giá theo thang A, B, C, D từ đầu khóa học
- Điểm trung bình chung tích lũy, là điểm trung bình các học phần và được đánh giá bằng thang A, B, C, D tính từ đầu khóa học cho đến thời điểm được xem xét vào lúc kết thúc mỗi học kỳ
3.3.2 Đời sống sinh viên
Là cuộc sống mà sinh viên đã độc lập, rời khỏi vòng tay của gia đình Tuy nhiên, sinh viên vẫn còn nhữnng mối quan hệ với bố mẹ, bạn bè, và các hoạt dộng ngoại khóa, việc làm thêm… Với đặc tính linh hoạt của mình, Facebook đã hỗ trợ các bạn sinh viên rất nhiều trong việc tổng hòa các mối quan hệ
4 Kết cấu nội dung chi tiết của đề tài
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
3 Tình hình nghiên cứu
4 Đối tượng nghiên cứu và khảo sát
NỘI DUNG
Chương 1 : Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
1 Cơ sở lý luận :
1.1 Khái niệm
Trang 101.2 Vai trò của Facebook
2 Phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu
1 Thực trạng sử dụng Facebook của sinh viên HVBCVTT
2 Ảnh hưởng của việc sử dụng Facebook đối với kết quả học tập
và đời sống sinh viên
2.1 Ảnh hưởng tích cực
2.2 Ảnh hưởng tiêu cực
3 Khảo sát quan điểm của sinh viên Học viện BCVTT về việc sử dụng facebook
Chương 3 : Bàn luận , đánh giá
1 Nguyên nhân dẫn đến việc học sử dụng Facebook chưa hiệu quả
2 Giải pháp cải thiện
KẾT LUẬN
Câu 2 Anh (chị) hãy trình bày quy trình thực hiện phương pháp nghiên cứu tài
liệu; vận dụng phương pháp này xây dựng tổng quan tài liệu cho đề tài mà anh (chị) lựa chọn
Quy trình thực hiện phương pháp nghiên cứu tài liệu
+ Khái niệm
Là phương pháp thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản tài liệu sẵn có Thông qua thao tác tư duy logic để rút ra những kết luận khoa học cần thiết.
Bước 1: Thu thập và phân loại tài liệu
+ Thu thập tài liệu là bước đầu tiên nhà nghiên cứu phải thực hiện khi bắt tay nghiên cứu một đề tài khoa học Căn cứ vào vấn đề nghiên cứu và xuất phát từ giả thuyết khoa học, nhà nghiên cứu tiến hành xác định nguồn tài liệu, tìm kiếm và lựa chọn những tài liệu cần thiết nhằm làm sang rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn