1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam

135 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Công trình nghiên cứu với đề tài “Các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu riêng của em, kết qu

Trang 1

NGUYỄN HOÀNG MỸ DUYÊN

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 7340201

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024

Trang 2

NGUYỄN HOÀNG MỸ DUYÊN

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 7340201

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC ThS BÙI NGỌC MAI PHƯƠNG

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Công trình nghiên cứu với đề tài “Các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu riêng của em, kết quả của bài nghiên cứu này là trung thực, không gian lận Trong đó không chứa các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong khóa luận

TP.HCM, ngày……tháng… năm 2024 Tác giả

Nguyễn Hoàng Mỹ Duyên

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Sau khi hoàn thành khóa luận này, em đã học hỏi được thêm nhiều kiến thức và kỹ năng từ quý thầy cô tại trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.S Bùi Ngọc Mai Phương là giảng viên hướng dẫn em thực hiện khóa luận này, cô đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báu và định hướng cho em rất nhiều để có thể hoàn thành khóa luận này

Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế về mặt kiến thức và kinh nghiệm thực hiện khóa luận, do đó không khỏi tránh nhiều thiếu sót Em rất mong nhận được những ý kiến, góp ý từ quý thầy/cô

TP.HCM, ngày……tháng… năm 2024 Tác giả

Nguyễn Hoàng Mỹ Duyên

Trang 5

TÓM TẮT

Đề tài “Các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam” đã đề cập những lý luận chung về rủi ro thanh khoản và các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản trong giai đoạn 2011-2022 của 27 ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam Bài nghiên cứu dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp được tác giả thu thập từ hệ thống Fiinpro và từ báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán của 27 ngân hàng thương mại cổ phần Sử dụng biến phụ thuộc đại diện cho rủi ro thanh khoản là khe hở tài trợ (FGAP), cùng các biến độc lập như tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAP), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), quy mô ngân hàng (SIZE), tỷ lệ nợ xấu (NPL), tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (TTA), tỷ lệ thanh khoản (LIQ), tỷ lệ nguồn tài trợ bên ngoài (EFD), tỷ lệ sở hữu nước ngoài (FOWN), tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), tỷ lệ lạm phát (INF) và tỷ lệ thất nghiệp (UNEM) Thông qua việc sử dụng phần mềm Stata 17, tác giả tiến hành sử dụng lần lượt các phương pháp OLS, REM, REM và dùng mô hình FGLS để khắc phục khuyết tật của mô hình Kết quả ước lượng của mô hình cho thấy sự tác động cùng chiều của các biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, quy mô ngân hàng, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ nguồn tài trợ bên ngoài, tỷ lệ sở hữu nước ngoài, tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp đến rủi ro thanh khoản Các biến tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ thanh khoản tác động ngược chiều đến rủi ro thanh khoản, ngoài ra tốc độ tăng trưởng kinh tế tác động cùng chiều đến rủi ro thanh khoản nhưng không có ý nghĩa thống kê Đồng thời tác giả còn xem xét đại dịch Covid- 19 có làm thay đổi sự ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng hay không bằng cách kiểm tra tính vững của mô hình sau khi loại giai đoạn 2020-2022 Kết quả cho thấy đại dịch Covid-19 có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp, ngoài ra các biến còn lại không bị ảnh hưởng Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất hàm ý chính sách giúp hạn chế rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam

Trang 6

ABSTRACT

The topic " Factors Affecting Liquidity Risk of Joint Stock Commercial Banks in Vietnam" addressed general theories on liquidity risk and factors affecting liquidity risk during the period of 2011-2022 for 27 joint stock commercial banks in Vietnam The study relied on secondary data collected by the author from the Fiinpro system and audited consolidated financial reports of the 27 joint stock commercial banks Using the dependent variable representing liquidity risk as the Funding Gap (FGAP), along with independent variables such as the equity capital (CAP), return on equity (ROE), bank size (SIZE), non-performing loan ratio (NPL), loan to asset ratio (TTA), liquidity ratio (LIQ), external funding ratio (EFD), foreign ownership ratio (FOWN), economic growth rate (GDP), inflation rate (INF), and unemployment rate (UNEM) Through the use of Stata 17 software, the author employed OLS, REM, FEM and FGLS to address model deficiencies The estimated results of the model showed the positive impact of variables such as equity capital, return on equity, bank size, loan to asset ratio, external funding ratio, foreign ownership ratio, inflation rate, and unemployment rate on liquidity risk Non-performing loan ratio and liquidity ratio had a negative impact on liquidity risk, while the economic growth rate positively impacted liquidity risk but lacked statistical significance Additionally, the author examined whether the COVID-19 pandemic altered the influence of factors affecting bank liquidity risk by testing the model's robustness after excluding the period of 2020-2022 The results indicated that the COVID-19 pandemic affected the economic growth rate and unemployment rate, while the other variables remained unaffected Based on the research findings, the author proposed policy implications to help mitigate liquidity risk for joint stock commercial banks in Vietnam

Trang 7

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.5 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 3

1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4

1.7 Bố cục của khoá luận 5

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 7

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 8

2.1 Tổng quan về rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại 8

2.1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại 8

2.1.2 Tổng quan rủi ro thanh khoản 10

2.1.3 Phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản 16

2.2 Cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại 18

2.2.1 Lý thuyết ưa thích thanh khoản (The Liquidity Preference Theory) 18

2.2.2 Lý thuyết khả năng thay đổi (The Shiftability Theory) 19

2.2.3 Lý thuyết tín hiệu (Signalling Theory) 20

Trang 8

2.2.4 Lý thuyết về thu nhập dự kiến (The Anticipated Income Theory) 20

2.3 Lược khảo các nghiên cứu trước đây 21

2.3.1 Nghiên cứu trên thế giới 21

2.3.2 Nghiên cứu trong nước 23

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 29

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

3.1 Quy trình nghiên cứu 30

3.2 Mô hình nghiên cứu 30

3.2.1 Biến phụ thuộc 32

3.2.2 Các biến độc lập 32

3.3 Nguồn và phương pháp thu thập dữ liệu 34

3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu 34

3.5 Giả thuyết nghiên cứu 34

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 41

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42

4.1 Thống kê mô tả các biến số trong mô hình nghiên cứu 42

4.2 Phân tích ma trận tương quan mô hình nghiên cứu 44

4.3 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 47

4.4 Kết quả phân tích hồi quy 47

4.4.1 So sánh mô hình Pooled OLS và FEM 49

4.4.2 So sánh mô hình FEM và REM 49

4.5 Khắc phục các khuyết tật của mô hình bằng mô hình FGLS 51

4.6 Kiểm tra tính vững 52

Trang 9

4.6.1 Thống kê mô tả các biến số trong mô hình nghiên cứu 53

4.6.2 Phân tích ma trận tương quan của mô hình nghiên cứu 54

4.6.3 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 56

4.6.4 Kết quả mô hình hồi quy 57

4.6.5 So sánh mô hình Pooled OLS và FEM 58

4.6.6 So sánh mô hình FEM và REM: 58

4.6.7 Kiểm định những khuyết tật của mô hình FEM 59

4.6.8 Khắc phục các khuyết tật của mô hình bằng mô hình FGLS 60

4.7 Thảo luận kết quả nghiên cứu 61

4.7.1 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAP) 62

4.7.2 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) 63

4.7.3 Quy mô ngân hàng (SIZE) 64

4.7.4 Tỷ lệ nợ xấu (NPL) 65

4.7.5 Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (TTA) 66

4.7.6 Tỷ lệ thanh khoản (LIQ) 66

4.7.7 Tỷ lệ nguồn tài trợ từ bên ngoài (EFD) 67

4.7.8 Tỷ lệ sở hữu nước ngoài (FOWN) 68

Trang 10

5.2 Hàm ý chính sách 75

5.2.1 Hàm ý chính sách đối với các ngân hàng thương mại 75

5.2.2 Hàm ý chính sách đối với cơ quan nhà nước 78

5.3 Hạn chế của đề tài và đưa ra hướng nghiên cứu tiếp theo 79

5.3.1 Hạn chế của đề tài 79

5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 79

TÓM TẮT CHƯƠNG 5 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH MẪU NGẪU NHIÊN GỒM 27 NGÂN HÀNG PHỤ LỤC 2: DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trang 12

DANH MỤC BẢNG, HÌNH ẢNHDANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu trước 26

Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến số trong mô hình nghiên cứu 42

Bảng 4.2 Kết quả ma trận tương quan của mô hình nghiên cứu 45

Bảng 4.3 Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 47

Bảng 4.4 Kết quả ước lượng theo phương pháp Pooled OLS, FEM và REM 48

Bảng 4.5 Kết quả kiểm định F – test 49

Bảng 4.6 Kết quả kiểm định Hausman 50

Bảng 4.7 Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi 50

Bảng 4.8 Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan 51

Bảng 4.9 Kết quả ước lượng mô hình bằng phương pháp FGLS 51

Bảng 4.10 Thống kê mô tả các biến số trong mô hình nghiên cứu 53

Bảng 4.11 Kết quả ma trận tương quan của mô hình nghiên cứu 54

Bảng 4.12 Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 56

Bảng 4.13 Kết quả ước lượng theo phương pháp Pooled OLS, FEM và REM 57

Bảng 4 14 Kết quả kiểm định F – test 58

Bảng 4.15 Kết quả kiểm định Hausman 59

Bảng 4.16 Kết quả kiểm định Wald 59

Bảng 4.17 Kết quả Kiểm định Wooldridge 60

Bảng 4.18 Kết quả ước lượng mô hình bằng phương pháp FGLS 60

Bảng 4.19 Tóm tắt kết quả nghiên cứu 62

Bảng 5.1: Kết quả nghiên cứu 73

Trang 13

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 30

Trang 14

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do nghiên cứu

Trong những năm gần đây, hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam đã tăng trưởng không ngừng về quy mô và số lượng Hiện nay, theo thống kê từ Ngân hàng Nhà Nước, giữa năm 2023 Việt Nam có 49 ngân hàng lớn nhỏ Hệ thống ngân hàng đã và đang giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường, được xem là một hệ thần kinh trong nền kinh tế Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, việc đối mặt với nhiều rủi ro là điều khó tránh khỏi, đặc biệt là rủi ro thanh khoản – là nguyên nhân chính dẫn đến sự đổ vỡ của nhiều ngân hàng trên thế giới Thanh khoản“không những tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn ảnh hưởng để sự tồn tại của cả hệ thống ngân hàng, gây ra những tiêu cực lớn cho nền kinh tế.”

Trong lịch sử hình thành và phát triển của thị trường tài chính thế giới, hệ thống ngân hàng đã xảy ra nhiều khủng hoảng và biến động: sau cuộc Đại suy thoái năm 1929 đã làm nhiều ngân hàng ở Mỹ phá sản, thời kỳ khủng hoảng tài chính năm 2008 ở Mỹ, ngân hàng Washington Mutual (WaMu) đã sụp đổ Gần đây nhất mảng ngân hàng của công Silvergate Capital Corp – công ty mẹ của ngân hàng Silvergate (SIB) đã dừng hoạt động, hay ngân hàng Silicon Valley (SVB) lớn thứ 16 của Mỹ và ngân hàng Signature Bank New York (SBNY) đã tuyên bố phá sản (Hamurcu, 2023) Hầu hết sự sụp đổ của các ngân hàng này đều có liên quan đến

thanh khoản

Tại Việt Nam, hệ thống ngân hàng đã chịu ảnh hưởng từ thị trường thế giới sau các cuộc khủng hoảng nghiêm trọng Hiện nay, các ngân hàng TMCP thường chạy theo lợi nhuận, tập trung chủ yếu cho vay trung và dài hạn, chính vì thế trong hoạt động kinh doanh ngân hàng sẽ gặp nhiều rủi ro hơn đặc biệt là rủi ro thanh khoản Năm 2015 là một năm đầy bất ổn của ngành ngân hàng, khi ngân hàng nhà nước đã phải mua lần lượt các ngân hàng với giá 0 đồng gồm: ngân hàng Xây dựng (CBBank), ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GPBank) và ngân hàng Đại Dương

Trang 15

(OceanBank) Năm 2022 thị trường tài chính đã chứng kiến sự thất bại của ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB), phải nhờ vào sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước khi hàng loạt khách hàng của SCB đã đến rút tiền, dẫn đến sự giảm

mạnh của thanh khoản

Đặc biệt, giai đoạn 2020 – 2021 nền kinh tế thế giới cũng như là nền kinh tế Việt Nam đã gánh chịu hậu quả nặng nề từ đại dịch Covid – 19 Nền kinh tế trên toàn cầu rơi vào khủng hoảng, tác động đến mọi ngành nghề, trong đó ngành ngân hàng đã chịu nhiều ảnh hưởng và tiềm ẩn nhiều rủi ro Rủi ro thanh khoản luôn tồn tại và tiềm ẩn nhiều hệ lụy tác động tiêu cực đến sự an toàn và ổn định trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như là ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế Rủi ro thanh khoản vẫn luôn là một đề tài nhận được nhiều sự quan tâm từ nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như là Việt Nam, bởi rủi ro thanh khoản chịu tác động từ nhiều yếu tố bên ngoài và bên trong hoạt động ngân hàng Việc xác định các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản sẽ giúp cho các nhà quản trị rủi ro có thêm cơ sở

để đánh giá và kiểm soát rủi ro Dựa vào sự kế thừa và phát huy từ kết quả của các

nghiên cứu trước, tác giả đã chọn đề tài: “Các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam”, đồng thời trong bài

nghiên cứu này tác giả sẽ thực hiện kiểm tra tính vững của mô hình nghiên cứu trong giai đoạn xảy ra đại dịch Covid – 19 tức giai đoạn 2020 – 2022, ngoài ra tác giả còn bổ sung các biến tỷ lệ sở hữu nước ngoài và tỷ lệ nguồn tài trợ bên ngoài vào mô hình nghiên cứu

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố tác động đến

rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) tại Việt Nam

Mục tiêu cụ thể:

Xác định các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng

thương mại tại Việt Nam

Trang 16

Đo lường mức độ tác động của các yếu tố này đến rủi ro thanh khoản của các

ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Đề xuất hàm ý chính sách nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản của các ngân

hàng thương mại tại Việt Nam 1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Các yếu tố nào tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương

mại tại cổ phần tại Việt Nam?

Mức độ tác động của các yếu tố này đến rủi ro thanh khoản của các ngân

hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam như thế nào?

Hàm ý chính sách nào sẽ hạn chế được rủi ro thanh khoản của các ngân hàng

thương mại cổ phần tại Việt Nam? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại

cổ phần tại Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu:

Về mặt không gian: Các ngân hàng TMCP tại Việt Nam, theo thống kê hiện

nay có đến 31 ngân hàng TMCP, tuy nhiên do có những hạn chế trong quá trình thu thập dữ liệu cũng như là độ tin cậy của các dữ liệu của ngân hàng Do đó trong bài

nghiên cứu này chỉ tập trung nghiên cứu 27 ngân hàng TMCP tại Việt Nam

Về mặt thời gian: nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn năm 2011 –

2022, đây là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam được phục hồi và đang trên đà phát

triển sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 1.5 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

Dữ liệu nghiên cứu:

Bài nghiên cứu được thực hiện dựa trên số liệu từ 27 ngân hàng TMCP trong giai đoạn 2011 – 2022 bao gồm 324 mẫu quan sát Sử dụng số liệu thứ cấp, số liệu

Trang 17

về khe hở tài trợ, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, quy mô ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ nguồn tài trợ bên ngoài, tỷ lệ sở hữu nước ngoài được thu thập và xử lý từ hệ thống dữ liệu Fiinpro, báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của 27 ngân hàng TMCP tại Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2022, đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp được thu thập từ ngân hàng Thế giới (World Bank)

Phương pháp nghiên cứu:

“Bài nghiên cứu được sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với dữ liệu của 27 ngân hàng TMCP tại Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2022 Các phương pháp ước lượng được sử dụng: phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS, phương pháp hiệu ứng cố định FEM (Fix Effects Model) và phương pháp tác động ngẫu nhiên REM (Random Effects Model) Để có thể lựa chọn mô hình phù hợp với dữ liệu nghiên cứu, thực hiện kiểm định Breusch-Pagan Lagrangrian để lựa chọn

giữa Pooled OLS và REM, kiểm định Hausman để lựa chọn giữa REM và FEM.

1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học: nghiên cứu này nhằm mục đích xem xét lại mối quan hệ

giữa các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng TMCP tại Việt Nam, ngoài ra bài nghiên cứu còn tóm tắt, tổng hợp lại các lý thuyết liên quan đến

rủi ro thanh khoản, không nhằm mục đích tạo ra những lý thuyết mới

“Ý nghĩa thực tiễn: nghiên cứu sử dụng phần mềm Stata để phân tích các dữ

liệu của ngân hàng TMCP tại Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2022, đây là giai đoạn gần với thời gian nghiên cứu của tác giả, do đó kết quả của mô hình sẽ có tính cập nhật và cung cấp bằng chứng thực nghiệm góp phần đưa ra cái nhìn tổng quan hơn về các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng TMCP tại Việt Nam Đồng thời, bài nghiên cứu còn đánh giá mức độ và chiều hướng tác động của các nhân tố này đến rủi ro thanh khoản, từ đó đề xuất các hàm ý chính sách phù

hợp Ngoài việc kế thừa kết quả các bài nghiên cứu trước, bài nghiên cứu này sẽ

kiểm tra tính vững của mô hình giai đoạn xảy ra đại dịch Covid – 19 tức từ năm

Trang 18

2020 – 2022, bài nghiên cứu cũng sẽ bổ sung các yếu tố như tỷ lệ sở hữu nước ngoài và tỷ lệ nguồn tài trợ bên ngoài vào mô hình.”

1.7 Bố cục của khoá luận

Đề tài “Các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các Ngân hàng

thương mại cổ phần tại Việt Nam” có bố cục gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu

Chương 1 sẽ trình bày tính cấp thiết của đề tài, giới thiệu tổng quan vấn đề nghiên cứu như: mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, phạm vi, đối tượng và lựa chọn

phương pháp nghiên cứu phù hợp

Chương 2: Cơ sở lý luận về vấn đề

Trong chương 2 sẽ trình bày tổng quan về rủi ro thanh khoản của ngân hàng, phương pháp để đo lường rủi ro thanh khoản Đồng thời đưa ra cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng này, sau đó lược khảo các nghiên cứu trước ở nước ngoài và

Việt Nam về các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

“Dựa vào các bằng chứng thực nghiệm ở chương 2, mô hình và phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày trong chương này Nội dung chính bao gồm: quy trình nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu, đưa ra giả thuyết nghiên cứu.”

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Mô tả và trình bày kết quả mô hình nghiên cứu và các kiểm định: phân tích và giải thích các mối quan hệ tương quan giữa các biến, phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của 27 ngân hàng TMCP tại Việt Nam, sau đó lựa chọn

mô hình phù hợp

Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách

Trang 19

Từ kết quả có được sau khi chạy mô hình ở chương 4, chương này sẽ trình bày hệ thống lại kết quả hồi quy, đề xuất hàm ý chính sách Từ đó nêu lên các mặt

hạn chế của bài nghiên cứu và đưa ra hướng nghiên cứu tiếp theo

Trang 20

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương 1 đã nêu khái quát thị trường tài chính thế giới và Việt Nam, thể hiện tác động của rủi ro thanh khoản đến hệ thống ngân hàng, qua đó cho thấy tính cấp thiết của đề tài “Các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam” Đồng thời, tác giả đã trình bày các vấn đề nghiên cứu, xác định được mục tiêu cụ thể, lựa chọn các đối tượng và phạm vi nghiên cứu, và đưa ra hướng nghiên cứu phù hợp cho đề tài

Trang 21

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Tổng quan về rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại 2.1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại

2.1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại

Theo Peter (2002), cho rằng ngân hàng thương mại (NHTM) đại diện cho một số tổ chức tài chính có các danh mục đa dạng nhất về dịch vụ tài chính, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực như thanh toán, tiết kiệm và tín dụng Ngoài ra, NHTM còn có các chức năng tài chính khác và vượt trội hơn bất kỳ tổ chức kinh doanh nào

Theo Đạo luật Ngân hàng của Cộng hòa Pháp 1941: NHTM đóng một vai trò quan trọng, thường xuyên nhận tiền từ công chúng qua các hình thức ký thác hoặc các phương tiện khác Ngân hàng sẽ sử dụng nguồn lực mà họ nhận được từ cộng

đồng để thực hiện các hoạt động liên quan đến chiết khấu, tín dụng, tài chính

Tại Việt Nam, NHTM là một loại hình ngân hàng hoạt động với mục tiêu hướng đến lợi nhuận, được phép thực hiện tất cả hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định (Khoản 3 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng

2010)

Theo Nguyễn Văn Tiến (2013) cho rằng trong hệ thống các trung gian tài chính, NHTM là một bộ phận lớn nhất Huy động tiền gửi chủ yếu ở dạng ngắn hạn, tài trợ thương mại chủ yếu bằng hình thức chiết khấu thương phiếu và cung cấp các

dịch vụ thanh khoản là các dịch vụ truyền thống của NHTM

Trần Thị Xuân Hương và Hoàng Thị Minh Ngọc (2012) cho rằng ngân hàng thương mại là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật, chuyên hoạt động trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ Nhiệm vụ chính của ngân hàng là thường xuyên tiếp nhận tiền gửi từ khách hàng theo nhiều hình thức khác nhau và sử dụng số lượng tiền này để cung cấp các dịch vụ tài chính, cũng như cấp tín dụng cho các chủ thể kinh tế Mục tiêu chính của ngân hàng là tạo ra lợi nhuận thông qua các hoạt

động kinh doanh

Trang 22

Tóm lại, Ngân hàng thương mại được hiểu là một định chế tài chính hoạt động với mục tiêu là lợi nhuận, thực hiện nhiều dịch vụ tài chính ngân hàng như nhận

tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ khác về thanh toán

2.1.1.2 Hoạt động chính của ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại chủ yếu là hoạt động kinh doanh tiền vệ và các hoạt động khác có liên quan Theo Khoản 12 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010,

hoạt động chính của ngân hàng thương mại bao gồm:

Nhận tiền gửi: NHTM nhận tiền gửi từ cá nhân hoặc các tổ chức, thường

thông qua các hình thức như tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, ngoài ra còn phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các phương thức khác Trong quá trình này, NHTM cam kết thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả đầy đủ cả vốn gốc

và lãi theo thỏa thuận ban đầu đối với người gửi tiền

Cấp tín dụng: là sự thỏa thuận giữa khách hàng với ngân hàng, nhằm sử

dụng tiền hay cam kết cho phép sử dụng một số tiền trong khoảng thời gian nhất định Thông qua các hoạt động như cho vay, chiết khấu, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng, cho thuê tài chính và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác, cần phải tuân

theo nguyên tắc có hoàn trả

“Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản: cung cấp các phương tiện thanh

toán và thực hiện các dịch vụ thanh toán như ủy nhiệm chi, lệnh chi, séc, ủy nhiệm thu, nhờ thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng và cùng với các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp.”

Ngoài ra, NHTM còn thực hiện các hoạt động kinh doanh khác như: Dịch vụ ủy thác, dịch vụ ngân quỹ, kinh doanh ngoại hối, môi giới tiền tệ và các dịch vụ

khác

Trang 23

2.1.2 Tổng quan rủi ro thanh khoản

2.1.2.1 Khái niệm về rủi ro thanh khoản

Theo Gup và Kolari (2005), rủi ro thanh khoản (RRTK) phát sinh từ sự khan hiếm nguồn cung tiền mặt hoặc các tài sản có giá trị tương đương tiền, hay khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt và khả năng huy động nguồn cung thanh khoản với mức chi hợp lý bị hạn chế Hay theo Jenkinson (2008) lại cho rằng RRTK xảy ra trong khoảng thời gian nhất định, ngân hàng không thể đáp ứng đầy

đủ hoặc một phần các yêu cầu của người gửi tiền

Theo Trương Quang Thông (2010), RRTK là tình trạng ngân hàng có nguy cơ không thể thanh toán đầy đủ do thiếu khả năng chuyển đổi thành tiền, hay không

có khả năng vay mượn, huy động để đáp ứng các hợp đồng trước đó được cam kết

Tại một thời điểm nào đó, RRTK sẽ xảy ra khi ngân hàng mất khả năng thanh toán hay buộc phải huy động thêm nguồn vốn từ các nguồn có chi phí cao

hơn để đáp ứng nghĩa vụ thanh toán (Đặng Văn Dân, 2015)

2.1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (VCSH) có thể tác động cùng chiều hoặc ngược chiều đến RRTK của ngân hàng “Lý thuyết hấp thụ rủi ro” (Risk Absorption) cho rằng ngân hàng có nguồn VCSH càng lớn thì khả năng chống chịu rủi ro càng cao Theo Bùi Đan Thanh và Nguyễn Quang Huy (2022) cho rằng tỷ lệ VCSH tác động ngược chiều đến RRTK

Còn đối với lý thuyết “Mong manh - lấn át tài chính” (Financial Fragility - Crowding Out), các ngân hàng có nguồn VCSH cao sẽ thực hiện các hoạt động kinh

Trang 24

doanh và đầu tư mạo hiểm để tăng lợi nhuận, điều này làm giảm sự cam kết của ngân hàng đối với các khoản tiền gửi, tính thanh khoản giảm làm tăng RRTK của ngân hàng (Gorton và Winton, 2000) Các nghiên cứu gần đây cũng ủng hộ quan điểm này như Nga, Hung và Giang (2021) và Phan Thị Mỹ Hạnh và Tống Lâm Vy (2019)

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE):

“Lý thuyết ưa thích thanh khoản” (Keynes Liquidity Preference Theory) của Keynes (1936) cho rằng tiền là tài sản có tính thanh khoản cao nhất, giữ nhiều tiền sẽ làm tăng tính thanh khoản nhưng đánh đổi cơ hội tạo ra lợi nhuận cao Để tăng lợi nhuận ngân hàng phải đầu tư vào các tài sản thanh khoản thấp, từ đó làm tăng RRTK Bất kỳ chủ thể nào trong nền kinh tế cũng phải chấp nhận đánh đổi giữa mục tiêu lợi nhuận cao và mục tiêu thanh khoản Do đó, dựa theo lý thuyết này, ngân hàng có lợi nhuận cao sẽ làm tăng RRTK Nghiên cứu của Ghenimi, Chaibi và Omri (2020) và Phan Thị Mỹ Hạnh và Tống Lâm Vy (2019), họ cho rằng ngân hàng phải tham gia vào các hoạt động đầu tư có rủi ro cao để đạt lợi nhuận cao hơn, điều này có thể làm tăng RRTK trong dài hạn

Theo “Lý thuyết phá sản kỳ vọng” (Expected bankruptcy costs) của Berger (1995), các ngân hàng có lợi nhuận cao sẽ hạn chế tăng trưởng tín dụng để giảm rủi ro vỡ nợ và tăng đầu tư vào các tài sản có thanh khoản hơn (Diamond and Dybvig, 1983) Do đó, khi lợi nhuận tăng sẽ làm giảm RRTK Kết quả nghiên cứu của Zhang và Zhao (2021), Alrwashdeh và ctg (2023) cũng phù hợp với lý thuyết này

Quy mô ngân hàng (SIZE):

SIZE = Ln (Tổng tài sản)

“Quy mô ngân hàng có thể tác động cùng chiều hoặc ngược chiều đến RRTK Theo “Lý thuyết tín hiệu” của Spence (1973), các ngân hàng có quy mô lớn sẽ tạo

Trang 25

ra tín hiệu tích cực, giúp các ngân hàng mở rộng nguồn vốn và nâng cao khả năng thanh khoản của ngân hàng Theo Vodová (2013), ngân hàng có quy mô tài sản càng lớn sẽ càng ít xảy ra RRTK điều này đến từ lợi thế được tiếp cận với thị trường liên ngân hàng, ngoài ra sự hỗ trợ từ “Người cho vay cuối cùng – Lender of last resort” về mặt thanh khoản Nghiên cứu của Ahamed (2021) cho rằng quy mô ngân hàng tác động ngược chiều đến RRTK, khi quy mô ngân hàng càng lớn, khả năng thanh khoản càng tăng từ đó làm giảm RRTK Phan Thị Mỹ Hạnh và Tống Lâm Vy (2019) và Naseem (2021) cũng ủng hộ quan điểm này.”

Tuy nhiên theo “Lý thuyết quá lớn để thất bại” (The too big to fail theory), Greg (2009) cho rằng những ngân hàng có quy mô lớn sẽ làm giảm khả năng thanh khoản, tăng RRTK Trong nghiên cứu của Ghenimi, Chaibi và Omri (2020), Alrwashdeh và ctg (2023), đã chỉ ra mối quan hệ cùng chiều của quy mô ngân hàng đến RRTK

Tỷ lệ nợ xấu (NLP):

Theo khoản 8 Điều 3 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, nợ xấu (NPL) là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 Trong đó, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) là khoản nợ có thời gian quá hạn từ 91 - 180 ngày, nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) thời gian quá hạn từ 181 - 360 ngày, nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) thời gian quá hạn trên 360 ngày (Quy định tại Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN)

Khi tỷ lệ nợ xấu tăng, không chỉ tác động đến chất lượng tài sản mà còn ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng Việc vẫn phải trả lãi cho những người gửi tiền trong khi không thu hồi được tiền gốc và lãi từ người đi vay sẽ làm giảm nguồn thu nhập của ngân hàng Trong bối cảnh này, ngân hàng sẽ đối mặt với nguy cơ khách hàng ồ ạt đến rút tiền ra, đồng thời huy động vốn khó khăn RRTK ngân hàng tăng cao Theo các nghiên cứu của Ghenimi, Chaibi và Omri (2020), Naseem (2021) cũng cho rằng khi tỷ lệ nợ xấu tăng lên sẽ làm tăng RRTK của ngân hàng

Trang 26

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Mazreku và ctg (2019) và Đỗ Thu Hằng và ctg (2022) cho rằng nợ xấu tác động ngược chiều đến RRTK

Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (TTA)

“Lý thuyết thu nhập dự kiến” (Anticipated Income theory) của Prochnow (1949), được phát triển dựa trên các khoản vay có kỳ hạn trên một năm của NHTM tại Mỹ Lý thuyết cho rằng thu nhập không những được tạo ra khi tài sản đến hạn, mà còn phát sinh liên lục trong quá trình sử dụng tài sản Đối với NHTM, các khoản cho vay trung và dài hạn của NHTM thường được thu lãi định kỳ và tiền gốc được trả dần qua từng kỳ, những khoản thu nhập dự kiến này sẽ giúp tăng tính thanh khoản của tài sản từ đó tránh được RRTK Kết quả nghiên cứu của Nga, Hung và Giang (2021) phù hợp với lý thuyết này Các nghiên cứu của Phan Thị Mỹ Hạnh và Tống Lâm Vy (2019) và Chung (2022) cho rằng tại Việt Nam, các NHTM thường tăng cường các hoạt động cho vay, do đó việc cho vay càng nhiều sẽ làm tăng RRTK của ngân hàng

Tỷ lệ thanh khoản (LIQ):

“LIQ = Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản”

Trong đó tài sản thanh khoản gồm tiền mặt và các khoản tương đương tại quỹ; tiền gửi ngân hàng Nhà nước; tiền, vàng gửi tại các tổ chức tín dụng khác và cho vay các tổ chức tín dụng khác

Theo Diamond và Rajan (2001) cho rằng việc các ngân hàng giữ đủ lượng dự trữ thanh khoản có thể ngăn chặn RRTK xảy ra khi hàng loạt khách hàng đột ngột đến rút tiền gửi Việc dự trữ tài sản thanh khoản cũng sẽ tạo ra sự cân đối giữa lợi ít khi nắm giữ tài sản sản thanh khoản và chi phí thay thế bằng hình thức tài trợ khác Zhang và Zhao (2021) và Chung (2022) ủng hộ quan điểm rằng tỷ lệ thanh khoản càng tăng sẽ càng làm giảm RRTK của ngân hàng

Trang 27

Tỷ lệ nguồn tài trợ bên ngoài (EFD):

EFD = Nguồn vốn bên ngoài/ Tổng nguồn vốn

Trong đó, nguồn vốn bên ngoài bao gồm tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác Huy động vốn là một trong các hoạt động chính của NHTM, tuy nhiên tại Việt Nam các NHTM thường gặp khó khăn trong huy động vốn Do đó, khi xảy ra tình trạng thiếu hụt thanh khoản, các NHTM có thể đi vay các NHTM khác hoặc từ người cho vay cuối cùng - ngân hàng Nhà nước Đây là nguồn tài trợ từ bên ngoài có thể gọi nơi đây là thị trường liên ngân hàng, sẽ là nơi cung cấp nhu cầu vốn ngắn hạn giữa các tổ chức tài chính Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn tài trợ bên ngoài chỉ giúp giải quyết nhu cầu thanh khoản trong ngắn hạn, ngoài ra hoạt động này có thể làm tăng chi phí hoạt động và tăng RRTK của ngân hàng Kết quả nghiên cứu của Phan Thị Mỹ Hạnh và Tống Lâm Vy (2019) và Chung (2022) cũng cho rằng tỷ lệ nguồn tài trợ bên ngoài tăng sẽ làm tăng RRTK của ngân hàng

Tỷ lệ sở hữu nước ngoài (FOREIGN):

Theo Terrell (1984), ngân hàng sở hữu nước ngoài có thể tăng cường hiệu quả một cách gián tiếp bằng cách thúc đẩy sự cạnh tranh trên thị trường tài chính trong nước Việc ngân hàng có tỷ lệ sở hữu nước ngoài cũng mang lại cải thiện về khung giám sát và quy định, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ tín dụng và quản lý rủi ro tại ngân hàng Trong khu vực Đông Á, ngân hàng thuộc sở hữu nước ngoài thường có mức độ rủi ro thấp hơn ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, điều này là kết quả của việc nhóm ngân hàng Nhà nước được tái cấu trúc, đảm bảo rằng tăng trưởng tín dụng không vượt quá mức quản lý (Laeven, 1999)

Theo Detragiache & ctg (2006), các ngân hàng có vốn sở hữu nước ngoài thường thực hiện huy động vốn từ bên ngoài dễ dàng và hiệu quả hơn so với các ngân hàng trong nước Ngoài ra, các ngân hàng này có công tác quản trị và kiểm soát rủi ro khá tốt Kết quả nghiên cứu của Bùi Đan Thanh và Nguyễn Quang Huy

Trang 28

(2022) cũng cho rằng các ngân hàng có tỷ lệ sở hữu nước ngoài cao sẽ làm giảm RRTK

Các yếu tố vĩ mô:

Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (GDP):

Tốc độ tăng trưởng kinh tế được phản ánh thông qua thu nhập quốc nội hằng năm Trong thời kỳ kinh tế suy thoái, ngân hàng thường giữ nhiều tài sản có tính thanh khoản hơn do tăng nguy cơ gặp rủi ro trong việc cho vay Do sự không chắc chắn và rủi ro cao hơn trong việc thu hồi khoản vay, ngân hàng ưa thích giữ tài sản có tính thanh khoản cao hơn

Ngược lại, trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng, khi doanh nghiệp bán được nhiều hàng hóa và thu nhập của khách hàng tăng, khả năng trả nợ của khách hàng cũng tăng lên Điều này tạo điều kiện cho ngân hàng tăng cường việc cho vay để đáp ứng nhu cầu tăng cao từ phía khách hàng Tuy nhiên, việc này có thể dẫn đến giảm lượng tài sản thanh khoản mà ngân hàng giữ, từ đó nguy cơ xảy ra RRTK sẽ cao hơn Nghiên cứu của Ahamed (2021), Mazreku và ctg (2019), Nga, Hung và Giang (2021) cũng chỉ ra tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng tế tăng lên, ngân hàng sẽ giảm dự trữ để cho vay nhiều hơn từ đó làm tăng RRTK Các nghiên cứu của Jia, Chen và Kannan (2020), Jia, Chen và Kannan (2020) lại cho rằng GDP tăng làm giảm RRTK

Tỷ lệ lạm phát (INF):

Lạm phát hưởng đến sự ổn định nền kinh tế, khi tỷ lệ lạm phát tăng, đồng tiền đang lưu hành sẽ giảm giá trị, lúc này ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện “chính sách thắt chặt tiền tệ” thông qua việc tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát Đối với ngân hàng, việc thu hút khoản tiền gửi trở nên quan trọng bởi người dân sẽ hạn chế vay vốn và tranh thủ gửi tiền vào ngân hàng vì lúc này lãi suất đang tăng, ngân hàng sẽ tránh được RRTK Kết quả nghiên cứu của Ghenimi, Chaibi và Omri (2020), Bùi Đan Thanh, Nghiêm Hoàng Thảo Vy và Nguyễn Ngọc Huyền (2022) đưa ra kết luận rằng tỷ lệ lạm phát tác động ngược chiều đến RRTK Tuy nhiên, nghiên cứu

Trang 29

của Mazreku và ctg (2019) và Phan Thị Mỹ Hạnh và Tống Lâm Vy (2019) lại kết luận rằng tỷ lệ lạm phát tác động cùng chiều đến RRTK

Tỷ lệ thất nghiệp (UNEM):

Khi số lượng người thất nghiệp càng tăng, thì nhu cầu về sử dụng vốn vay càng lớn, lúc này ngân hàng sẽ đối mặt với tình trạng rút tiền gửi tiết kiệm ồ ạt và không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay từ đó tạo ra sự chênh lệch giữa tiền gửi và huy động vốn dẫn đến RRTK tăng Nghiên cứu của Mazreku và ctg (2019) cũng kết luận rằng khi tỷ lệ thất nghiệp tăng làm tăng RRTK

2.1.3 Phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản

Theo Peter (2002), có 3 phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản: phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn, phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản, phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn Theo Trương Quang Thông (2010), có nhiều phương pháp khác nhau để đo lường RRTK của ngân hàng Dưới đây là hai phương

pháp phổ biến dùng để đo lường RRTK

2.1.1.1 Phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản (Hệ số thanh khoản)

Theo Vodová (2013), hệ số thanh khoản là hệ số được tính toán dựa trên cơ sở của bảng cân đối kế toán Khi sử dụng phương pháp này, ngân hàng có thể đánh giá RRTK bằng cách so sánh với các chỉ số bình quân của ngành, phương pháp hệ số này thường được sử dụng trong nghiên cứu nhằm mục đích dự đoán xu hướng, diễn biến của RRTK Phương pháp này sẽ tập trung chủ yếu vào hai chỉ số thanh

khoản sau:

Tỷ lệ tài sản thanh khoản so với tổng tài sản (Liquid Asset Ratio – LAR):

“Trong đó, tài sản thanh khoản gồm: tiền mặt và các khoản tương đương tiền tại quỹ; tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước; chứng khoán đầu tư…Chỉ số thanh khoản LAR cho biết tỷ trọng tài sản thanh khoản chiếm trong tổng tài sản của ngân hàng

Trang 30

Đây là hệ số đánh giá khả năng đáp ứng thanh khoản của ngân hàng, thường là trong dài hạn Tỷ lệ LAR càng cao cho thấy khả năng thanh khoản của ngân hàng càng cao và RRTK càng thấp, tuy nhiên ngân hàng đã bỏ lỡ cơ hội để đầu tư vào tài sản có mức sinh lời cao Nghiên cứu của Nga, Hung và Giang (2021) đã dùng hệ số này để đo lường RRTK của ngân hàng.”

Nghiên cứu của Ghenimi, Chaibi và Omri (2020) đã sử dụng hệ số thanh khoản này để đo lường RRTK của ngân hàng, tuy nhiên trong bài nghiên cứu tác giả đã nghịch đảo hệ số thanh khoản, tức lấy tổng tài sản trên tài sản thanh khoản Bởi theo tác giả, thanh khoản của ngân hàng được tính bằng tài sản thanh khoản trên tổng tài sản, mà RRTK của ngân hàng có tác động ngược chiều với thanh khoản, do đó tác giả đã nghịch đảo hệ số thanh khoản để đo lường RRTK

Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (Loan to Deposit Ratio – LDR):

Chỉ số này cho biết tỷ lệ nguồn vốn huy động của ngân hàng sau khi được chuyển đổi thành các khoản tín dụng có tính thanh khoản thấp, chính vì vậy khi LDR đạt tới con số càng cao thì RRTK mà ngân hàng phải đối mặt càng lớn Ngoài ra đây là chỉ số giúp các ngân hàng nắm bắt được tình hình cho vay, tránh tình trạng cho vay quá mức so với nguồn vốn huy động được Hệ số này được sử dụng trong các bài nghiên cứu của Jia và ctg (2020), Ahamed (2021)

2.1.1.2 Phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn (Khe hở tài trợ)

Khe hở tài trợ (Financing Gap – FGAP) được Saunders và Comelt (2006) đề xuất dùng để đo lường RRTK Các nghiên cứu trước cũng đã sử dụng đến phương pháp này như Bùi Đan Thanh, Nghiêm Hoàng Thảo Vy và Nguyễn Ngọc Huyền

(2022), Chung (2022) Khe hở tài trợ được tính bằng công thức:

Trang 31

Khe hở tài trợ âm có nghĩa rằng thanh khoản đang ở trại thái thặng dư, ngân hàng cần có các chiến lược đầu tư hiệu quả khoản thặng dư, tránh việc lãng phí nguồn vốn Khe hở tài trợ dương có nghĩa rằng ngân hàng đang ở trạng thái thâm

hụt thanh khoản, ngân hàng sẽ phải có các chính sách để bù đắp thanh khoản

Với phương pháp này, RRTK sẽ được xem xét ở cả hai yếu tố nguồn vốn và sử dụng vốn Dữ liệu tính toán dựa trên bảng cân đối kế toán, do đó kết quả của giá trị chênh lệch này sẽ đảm bảo được độ tin cậy, nhanh chóng và dễ dàng Trong khi đó phương pháp hệ số thanh khoản dùng để dự báo xu hướng của thanh khoản,

không phải là giải pháp tốt nhất để đo lường RRTK (Poorman và Blake, 2005) 2.2 Cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại

2.2.1 Lý thuyết ưa thích thanh khoản (The Liquidity Preference Theory)

Lý thuyết thanh khoản của Keynes (1936) giả định trong nền kinh tế, người dân nắm giữ tài sản ở 2 dạng là tiền (gồm tiền mặt và tiền gửi) và trái phiếu Tiền mặt là tài sản có tính thanh khoản cao tuy nhiên không tạo ra lợi nhuận Việc giữ nhiều tiền mặt chỉ làm tăng tính thanh khoản chứ không thể tạo ra lợi nhuận Để đạt được lợi nhuận cao cần phải đánh đổi, đầu tư vào các tài sản có tính thanh khoản

thấp để có được lợi nhuận, điều này sẽ góp phần làm tăng RRTK của ngân hàng

Berger (1995) cho rằng các NHTM có lợi nhuận thấp thường sẽ chú trọng và mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận, họ sẽ đầu tư vào các hoạt động rủi ro cao có thanh khoản thấp Từ đó sẽ tạo ra một vấn đề lớn là tài sản có tính thanh khoản cao giảm dần, dễ dẫn đến RRTK Đối với các ngân hàng có lợi nhuận cao, sẽ thận trọng hơn, đặt sự an toàn thanh khoản lên hàng đầu và kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức cho phép, tăng các tài sản có tính thanh khoản cao để tránh RRTK (Bunda và Desquilbet, 2008)

Trang 32

2.2.2 Lý thuyết khả năng thay đổi (The Shiftability Theory)

Theo Moulton (1918), “thanh khoản là khả năng thay đổi” và đề xuất “Lý thuyết khả năng thay đổi” với phát biểu rằng các NHTM có thể tự phòng ngừa RRTK bằng cách tăng tài sản có thanh khoản cao trong cơ cấu tài sản Theo lý thuyết này, cho vay thương mại sẽ làm gia tăng nguy cơ xảy ra RRTK Các yếu tố khác như khả năng chuyển đổi của tài sản hay khả năng tích lũy vốn và tạo ra lợi nhuận sẽ đảm bảo được tính thanh khoản

Dựa vào lý thuyết khả năng thay đổi, Toby (2006) đã nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến RRTK của các ngân hàng tại Mỹ Tác giả đã đưa ra hai quan điểm đối lập về vốn và thanh khoản Theo quan điểm đầu tiên, vốn ngân hàng có thể làm giảm khả năng tạo thanh khoản thông qua “cấu trúc lấn át tiền gửi” và “cấu trúc mong manh tài chính” Đối với giả thuyết “cấu trúc mong manh tài chính”, trong bài nghiên cứu của Diamond và ctg (2001) cho rằng ngân hàng có VCSH thấp thường rất mong manh vì nguồn vốn chính của ngân hàng phụ thuộc vào việc huy động tiền gửi Các ngân hàng có lợi thế về thông tin trong việc giám sát người đi vay; do đó, họ có động cơ tăng lãi suất tiền gửi để có được phần thu nhập từ cho vay cao hơn so với chi phí của người gửi tiền Tóm lại, các ngân hàng có VCSH nhỏ thường tăng huy động tiền gửi để phát hành các khoản vay nhằm tối đa hóa việc tạo thanh khoản từ đó làm giảm RRTK

Trong khi đó theo Gorton và Winton (2000), giả thuyết “cấu trúc lấn át tiền gửi” có nghĩa rằng khi VCSH tăng cao, ngân hàng sử dụng vốn này để đầu tư vào các hoạt động kinh doanh, đa dạng hóa nguồn đầu tư và đầu tư mạo hiểm, điều này làm giảm sự cam kết của ngân hàng đối với người gửi tiền Từ đó, vốn chủ sở hữu cao sẽ làm giảm tính thanh khoản và tăng RRTK của ngân hàng

Quan điểm thứ hai cung cấp quan điểm rằng vốn cao sẽ góp phần tăng khả năng tạo thanh khoản Theo Repullo (2004) cũng nhấn mạnh rằng khi lượng vốn của ngân hàng tăng, khả năng chịu đựng rủi ro cũng sẽ tăng lên Theo Allen & ctg (2004) khi ngân hàng có lượng vốn lớn, ngân hàng sẽ tăng dự trữ những tài sản có

Trang 33

thanh khoản cao để phục vụ nhu cầu thanh khoản cho người gửi tiền, từ đó làm giảm RRTK

Theo Akani và Vivian (2018) đã chỉ ra điểm yếu của lý thuyết này: Thứ nhất, khi toàn bộ ngân hàng trong nền kinh tế thực hiện chuyển đổi tài sản sẽ gây tác động lớn đến người đi vay và người cho vay Thứ hai, nếu nền kinh tế rơi vào khó khăn, các ngân hàng đều muốn bán các tài sản của mình trong khi không có người

mua

2.2.3 Lý thuyết tín hiệu (Signalling Theory)

Spence (1973) đã đề xuất “Lý thuyết tín hiệu”, theo đó các ngân hàng có quy mô lớn sẽ tác động tích cực đến hoạt động của ngân hàng Điều này giúp các ngân hàng rất nhiều trong việc mở rộng thành nhiều nguồn vốn khác nhau, ngoài ra còn

nâng cao khả năng thanh khoản của ngân hàng

Theo nghiên cứu Ahamed (2021) quy mô tác động tích cực đến RRTK của ngân hàng Khi ngân hàng sở hữu tài sản càng lớn sẽ tạo ra thanh khoản càng cao, từ đó sẽ tránh được RRTK Tuy nhiên lý thuyết quá lớn để sụp đổ (The too big to fail theory) của Greg (2009) cho rằng những ngân hàng có quy mô quá lớn sẽ dễ

dẫn đến nguy cơ tăng RRTK và phá sản

2.2.4 Lý thuyết về thu nhập dự kiến (The Anticipated Income Theory)

Prochnow (1949) đề xuất “Lý thuyết thu nhập dự kiến” (Anticipated Income theory), lý thuyết này được phát triển dựa trên các khoản vay có kỳ hạn trên một năm của NHTM tại Mỹ Nội dung của lý thuyết cho rằng thu nhập không những được tạo ra khi tài sản đến hạn, mà còn phát sinh liên lục trong suốt quá trình sử dụng tài sản Đối với NHTM, các khoản cho vay trung và dài hạn của NHTM thường được thu lãi định kỳ và tiền gốc được trả dần qua từng kỳ, những khoản thu nhập dự kiến này sẽ giúp tăng tính thanh khoản của tài sản

Alshatti (2014) cho rằng khi xảy ra cuộc khủng hoảng thanh khoản, các khoản cho vay dài hạn vẫn có thể bán ra thị trường thị thứ cấp để thu được tiền mặt,

Trang 34

tăng khả năng thanh khoản Akani và Vivian (2018) đưa ra ý kiến rằng lý thuyết thu nhập dự kiến đầy đủ hơn, phù hợp hơn lý thuyết cho vay thương mại và lý thuyết khả thay đổi, bởi vì lý thuyết này có đủ cả 3 yếu tố: thanh khoản, an toàn và lợi nhuận

2.3 Lược khảo các nghiên cứu trước đây 2.3.1 Nghiên cứu trên thế giới

“Mazreku và ctg (2019), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK của hệ thống ngân hàng tại Balkan Nghiên cứu sử dụng mẫu của các ngân hàng hoạt động ít nhất 16 năm trong khu vực Balkan giai đoạn 2000-2015 Sử dụng mô hình bình phương tối thiểu thông thường gộp (OLS), mô hình hiệu ứng cố định (FEM), mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) Trong bài nghiên cứu, biến phục thuộc được sử dụng là tài sản ngắn hạn/ nợ ngắn hạn, biến độc lập bao gồm: tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ an toàn vốn, tăng trưởng tiền gửi, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, GDP, lạm phát, lãi suất biên, thất nghiệp Theo kết quả của nghiên cứu mức an toàn vốn, tăng trưởng tiền gửi, GDP, lãi suất cận biên, tỷ lệ thất nghiệp và nợ xấu có tác động đáng kể đến mức độ thanh khoản Ngoài ra, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản không có ý nghĩa thống kê.”

Ghenimi, Chaibi và Omri (2022), xác định các yếu tố tác động đến RRTK của 49 NHTM ở Trung Đông - Bắc Phi giai đoạn 2005 _ 2015 Tác giả sử dụng phương pháp hồi quy GMM Biến phụ thuộc được sử dụng là LR (tổng tài sản trên tài sản thanh khoản), với các biến độc lập: tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế, khủng hoảng tài chính, nợ xấu, tỷ lệ an toàn vốn, khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu, quy mô ngân hàng và khe hở thanh khoản Kết quả cho thấy các biến khủng hoảng tài chính, nợ xấu, khả năng sinh lời trên VCSH tác động cùng chiều đến RRTK, các biến lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế tác động ngược chiều đến RRTK của ngân hàng

Jia, Chen và Kannan (2020) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK của NHTM ở Malaysia Lấy dữ liệu của 23 NHTM ở Malaysia từ năm 2005-2018, sử

Trang 35

dụng mô hình OLS Sử dụng hệ số thanh khoản để đo lường RRTK là tổng dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi, biến độc lập: thất nghiệp, tổng sản phẩm quốc nội (GDP), lạm phát, lãi suất và yếu tố phi kinh tế về hiệu quả quản lý Nghiên cứu cho thấy GDP và RRTK có mối tương quan nghịch, có nghĩa rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn có thể làm tăng RRTK của các NHTM ở Malaysia Tỷ lệ doanh thu tài sản, tỷ lệ lạm phát, chênh lệch lãi suất và tỷ lệ thất nghiệp không có ý nghĩa

Ahamed (2021) xem xét các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến RRTK của các NHTM ở Bangladesh Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ 23 NHTM ở Bangladesh giai đoạn 2005-2018, sử dụng các mô hình OLS, FEM và REM để phân tích dữ liệu Biến phụ thuộc:“LR (tổng các khoản cho vay/ tổng tiền gửi), và 7 biến độc lập: quy mô, lợi nhuận/ VCSH, tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ cho vay/tổng tài sản, tỷ lệ lạm phát, GDP, tín dụng trong nước/GDP Tác giả cho rằng lạm phát tác động ngược chiều đến rủi ro thanh khoản Các biến còn lại tác động cùng chiều đến RRTK.”

Gogo và Arundina (2021) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK của các ngân hàng Hồi giáo tại Indonesia, mẫu nghiên cứu gồm có 9 ngân hàng thương mại Hồi giáo trong 28 quý tính từ quý 1 năm 2013 đến quý 4 năm 2019 Với biến phụ thuộc là tài sản lưu động/ tiền gửi không cố định (Liquid Asset/Non-Core Deposit), và 6 biến độc lập: tỷ lệ an toàn vốn, thu nhập trên VCSH, rủi ro tín dụng, quy mô, lạm phát, tổng sản phẩm quốc nội Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp OLS, FEM và REM, kết quả của nghiên cứu này chỉ ra RRTK cao chủ yếu bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: hoạt động tài chính, chất lượng thu nhập dựa trên VCSH và mức an toàn vốn

Zhang và Zhao (2021) xác định các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK của NHTM niêm yết ở Trung Quốc Nhà nghiên cứu lựa chọn 16 NHTM niêm yết trên sàn cổ phiếu A của Thượng Hải và Thâm Quyến từ 2010-2019 Biến phụ thuộc là NPL (tỉ lệ nợ xấu), và 8 biến độc lập: tổng tài sản, tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ chi phí trên thu nhập, tỷ suất lợi nhuận/ VCSH, tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát,

Trang 36

cung tiền M2 Theo kết quả nghiên cứu: tổng tài sản, tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ chi phí trên thu nhập và lạm phát đều là các biến số có ý nghĩa thống kê 1% Tỷ suất lợi nhuận/VCSH có ý nghĩa thống kê 5%

“Alrwashdeh và ctg (2023), xem xét các yếu tố quyết định RRTK của 13 NHTM ở Jordan giai đoạn 2003–2017 Tác giả đã sử dụng mô hình FEM và REM Biến phụ thuộc: LIQ (tiền mặt/ tổng tài sản), 9 biến độc lập: quy mô ngân hàng, tỷ lệ an toàn vốn, tỷ suất lợi nhuận/VCSH, tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu, tổng VCSH, tổng nợ phải trả, thu nhập ròng, tổng vốn vay Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ nợ xấu, VCSH và trách nhiệm pháp lý có tác động cùng chiều RRTK Trong khi tỷ suất lợi nhuận/VCSH cho thấy tác động ngược chiều và đáng kể đến RRTK của các NHTM ở Jordan Trong khi đó, các khoản cho vay và thu nhập ròng không tác động RRTK.”

2.3.2 Nghiên cứu trong nước

“Phan Thị Mỹ Hạnh và Tống Lâm Vy (2019), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK của NHTM tại Việt Nam Sử dụng số liệu từ 21 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2017 Nghiên cứu đã xử lý hiện tượng tự tương quan của mô hình bằng phương pháp ước lượng GLS (Generalized Least squares) Biến phụ thuộc được sử dụng trong bài nghiên cứu là FGAP (khe hở tài trợ) Các biến độc lập trong mô hình gồm: quy mô ngân hàng, VCSH/tổng nguồn vốn, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ suất sinh lời/VCSH, tỷ lệ nguồn tài trợ bên ngoài Bài nghiên cứu còn xét đến các yếu tố vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, khủng hoảng kinh tế Thông qua kết quả của mô hình, tác giả kết luận rằng quy mô ngân hàng tác động ngược chiều đến RRTK, trong khi đó, các biến còn lại tác động cùng chiều đến RRTK, khủng hoảng kinh tế không có ý nghĩa thống kê.”

Nga, Hung và Giang (2021), xác định các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK của các NHTM tại Việt Nam Tác giả phân tích mối quan hệ giữa đầu tư công nghệ và

Trang 37

RRTK bằng cách ước lượng mô hình hồi quy REM với biến phụ thuộc là tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản Các biến độc lập là các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK của các NHTM tại Việt Nam Nghiên cứu 27 NHTM Việt Nam từ năm 2010-2018 cho thấy đầu tư công nghệ không làm tăng RRTK Mặt khác, các yếu tố: tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng; Tỷ lệ thu nhập ròng trên tổng tài sản, tỷ lệ chi phí trên thu nhập, tỷ lệ cho vay trên tài sản đều tác động đến RRTK của các NHTM

Việt Nam

“Bùi Đan Thanh và Nguyễn Quang Huy (2022) thực hiện nghiên cứu sự ảnh hưởng của tỷ lệ sở hữu nước ngoài đến RRTK của các NHTM tại Việt Nam Bài nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn 2009 – 2020 với dữ liệu từ 30 NHTM tại Việt Nam, sử dụng các phương pháp: Pooled OLS, FEM, REM và GLS Kết quả cho rằng tỷ lệ sở hữu nước ngoài càng cao thì RRTK của ngân hàng càng giảm Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng đã chỉ ra các biến rủi ro tín dụng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ cho vay trên huy động vốn và tăng trưởng kinh tế có tác động đến RRTK.”

“Bùi Đan Thanh, Nghiêm Hoàng Thảo Vy Và Nguyễn Ngọc Huyền (2022), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK của các NHTM tại Việt Nam Sử dụng phương pháp OLS, REM, FEM để phân tích dữ liệu từ 26 ngân hàng NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2011-2021 Tác giả sử dụng biến phụ thuộc FGAP (khe hở tài trợ của ngân hàng), và 8 biến độc lập: quy mô ngân hàng, khả năng sinh lợi trên VCSH, tỷ lệ VCSH, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ cho vay trên tổng huy động, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế Kết quả bài nghiên cứu cho thấy hầu hết các biến độc lập đều tác động hệ cùng chiều với RRTK của ngân hàng, ngoại trừ biến khả năng sinh lợi trên VCSH, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ lạm phát có tác động ngược chiều với RRTK của ngân hàng.”

Đỗ Thị Hằng và ctg (2022), thực hiện nghiên cứu các nhân tố tác động đến RRTK tại các NHTM Việt Nam Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ 29 NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2005-2019, phân tích dữ liệu bảng không cân bằng và sử dụng

Trang 38

mô hình GMM Biến phụ thuộc được sử dụng là tỷ lệ cho vay trên huy động vốn, ngoài ra có 7 biến độc lập:“tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất liên ngân hàng, chính sách an toàn vĩ mô về thanh khoản, quy mô ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản.“Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các nhân tố vi mô và vĩ mô trong bài được đề cập đều có tác động đến RRTK tại các NHTM Việt Nam

Chung (2022), xác định các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK của 26 ngân hàng TMCP tại Việt Nam giai đoạn 2008-2018 Nghiên cứu sử dụng phương pháp FEM, REM, FGLS, SGMM Bài nghiên cứu chọn biến phụ thuộc là khe hở tài trợ, và các biến độc lập: tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản, tỷ lệ cho vay trên tài sản, tính thanh khoản, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ tài trợ bên ngoài và dự phòng rủi ro tín dụng Kết quả nghiên cứu cho thấy biến tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản có tác động ngược chiều đến RRTK Ngoài ra, các biến còn lại hầu hết đều có tác động cùng chiều đến RRTK Kết quả nghiên cứu tập trung vào các yếu tố bên trong của NHTM và không có bằng chứng thực nghiệm nào cho thấy các biến vĩ mô ảnh

hưởng đến RRTK

Các nghiên cứu tham khảo đều được thực hiện trong 5 năm gần đây chứng tỏ rằng đây là chủ đề nhận được sự đông đảo quan tâm từ các nhà nghiên cứu từ trước đến nay và và thể hiện tính cấp thiết của đề tài Nhìn chung, các kết quả trước đây đều cho thấy được mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK của các NHTM tại Việt Nam Tuy nhiên, hầu hết các bài nghiên cho ra kết quả mức độ tác động giữa các yếu tố không giống nhau Một phần là do thời gian nghiên cứu không giống nhau và ở trong các nền kinh tế khác nhau, một phần nữa là do có sự khác biệt giữa các biến độc lập của các bài nghiên cứu Các bài nghiên cứu trước đây thường tập trung vào các biến độc lập đặc trưng như: quy mô của ngân hàng thương mại, nợ xấu, khả năng sinh lời, GDP… ít bài nghiên cứu chỉ ra mức tác động của tỷ lệ sở hữu nước ngoài (sử dụng biến phụ thuộc là khe hở tài trợ), tỷ lệ nguồn tài trợ bên ngoài hay tỷ lệ thanh khoản Ngoài ra, các bài nghiên cứu trước nay thường bỏ qua yếu tố liên quan đến các yếu tố là thời kỳ như dịch bệnh, thiên

Trang 39

tai, khủng hoảng kinh tế Do đó, trong bài nghiên cứu này ngoài kế thừa kết quả của các bài nghiên cứu trước còn bỏ sung thêm các biến tỷ lệ sở hữu nước ngoài, tỷ lệ nguồn tài trợ bên ngoài và tỷ lệ thanh khoản, đồng thời bài nghiên cứu sẽ kiểm tra tính vững của mô hình trong giai đoạn có dịch bệnh Covid – 19 là từ năm 2020

- Nga, Hung và Giang (2021)

(-) - Bùi Đan Thanh và Nguyễn Quang Huy (2022)

Trang 40

- Nguyễn Hoàng Chung (2022)

- Bùi Đan Thanh và Nguyễn Quang Huy (2022)

- Bùi Đan Thanh và Nguyễn Quang Huy (2022) - Nga, Hung và Giang (2021)

(-) - Jia, Chen và Kannan (2020) - Ghenimi, Chaibi và Omri (2020) - Đỗ Thu Hằng và ctg (2022) Không - Gogo và Arundina (2021)

Ngày đăng: 22/04/2024, 16:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Tổng hợp các nghiên cứu trước  Các yếu tố - các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam
Bảng 2.1. Tổng hợp các nghiên cứu trước Các yếu tố (Trang 39)
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu - các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu (Trang 43)
Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến số trong mô hình nghiên cứu  Biến  Số quan - các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam
Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến số trong mô hình nghiên cứu Biến Số quan (Trang 55)
Bảng 4.2 Kết quả ma trận tương quan của mô hình nghiên cứu - các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam
Bảng 4.2 Kết quả ma trận tương quan của mô hình nghiên cứu (Trang 58)
Bảng 4.3 Kết quả kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến  Variable  VIF  1/VIF - các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam
Bảng 4.3 Kết quả kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến Variable VIF 1/VIF (Trang 60)
Bảng 4.4 Kết quả ước lượng theo phương pháp Pooled OLS, FEM và REM  Biến - các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam
Bảng 4.4 Kết quả ước lượng theo phương pháp Pooled OLS, FEM và REM Biến (Trang 61)
Bảng 4.8 Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan  Kiểm định Wooldridge  F(  1, 26)  P-value - các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam
Bảng 4.8 Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan Kiểm định Wooldridge F( 1, 26) P-value (Trang 64)
Bảng 4.10 dưới đây là kết quả thống kê mô tả các biến sau khi loại trừ giai  đoạn 2020 – 2022: - các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam
Bảng 4.10 dưới đây là kết quả thống kê mô tả các biến sau khi loại trừ giai đoạn 2020 – 2022: (Trang 66)
Bảng 4.11 Kết quả ma trận tương quan của mô hình nghiên cứu  FGAP  CAP  ROE  SIZE  NPL  TTA  FGAP  1.0000 - các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam
Bảng 4.11 Kết quả ma trận tương quan của mô hình nghiên cứu FGAP CAP ROE SIZE NPL TTA FGAP 1.0000 (Trang 67)
Bảng 4.13 Kết quả ước lượng theo phương pháp Pooled OLS, FEM và REM - các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam
Bảng 4.13 Kết quả ước lượng theo phương pháp Pooled OLS, FEM và REM (Trang 70)
Bảng 4.17 Kết quả Kiểm định Wooldridge  Kiểm định Wooldridge  F(  1, 26)  P-value - các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam
Bảng 4.17 Kết quả Kiểm định Wooldridge Kiểm định Wooldridge F( 1, 26) P-value (Trang 73)
Bảng 4.19 Tóm tắt kết quả nghiên cứu - các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam
Bảng 4.19 Tóm tắt kết quả nghiên cứu (Trang 75)
Bảng 5.1: Kết quả nghiên cứu - các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam
Bảng 5.1 Kết quả nghiên cứu (Trang 86)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN