1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

học phần sáng tạo nội dung đề tài đường dây nóng ngày mai

63 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đường dây nóng ngày mai
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Mai, Nguyễn Thị Ngọc Mai, Thái Trà My, Đinh Thị Kim Ngân, Nguyễn Phúc Bảo Ngọc, Nguyễn Uyển Nhã, Nguyễn Hồng Nhung, Nguyễn Phương Như, Ngô Thị Mai Phương
Người hướng dẫn Vũ Tú Anh
Trường học Học viện báo chí và tuyên truyền
Chuyên ngành Quan hệ công chúng và quảng cáo
Thể loại học phần
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 10,41 MB

Cấu trúc

  • 1. Đối tượng của kế hoạch (3)
    • 1.1. Sơ lược về Đường dây nóng “Ngày mai" (3)
    • 1.2. SWOT (4)
    • 1.3. Đối thủ (5)
  • 2. Mục tiêu kế hoạch (6)
  • II. ĐỐI TƯỢNG MỤC TIÊU. 1. Thị trường mục tiêu (6)
    • 2. Phân đoạn thị trường (7)
    • 3. Xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu (8)
    • 4. Hành trình khách hàng mục tiêu (13)
    • 5. Insight và Big Idea (16)
  • III. KẾ HOẠCH NỘI DUNG. 1. Tổng quan kế hoạch (17)
    • 2. Kế hoạch thực hiện (18)
      • 2.1. Key Hook (18)
      • 2.2. Kế hoạch truyền thông (28)
    • 3. Kế hoạch nội dung (32)
  • IV. NGÂN SÁCH. ĐO LƯỜNG KẾT QUẢ VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO. 1. Ngân sách (52)
    • 2. Đo lường kết quả (55)
    • 3. Quản trị rủi ro (58)

Nội dung

Sản phẩm- “Ngày mai” hoạt động trên nguyên tắc Lắng nghe không phán xét và cam kết Bảo mật với thân chủ với 2 dịch vụ:+ Sơ cứu và hỗ trợ tâm lý miễn phí qua điện thoại cho người trầm cảm

Đối tượng của kế hoạch

Sơ lược về Đường dây nóng “Ngày mai"

- Được thành lập vào tháng 01/2021, “Ngày mai” là sáng kiến cộng đồng, phi lợi nhuận, do tác giả Đặng Hoàng Giang và chuyên gia tâm lý Nguyễn Hà Thành khởi xướng, và được triển khai bởi một nhóm tình nguyện viên mong muốn nâng cao nhận thức của xã hội về sức khỏe tâm thần cũng như trợ giúp những cá nhân đang trong khủng hoảng tâm lý, đặc biệt là người trẻ trầm cảm, và người thân của họ. b Sản phẩm

- “Ngày mai” hoạt động trên nguyên tắc Lắng nghe không phán xét và cam kết Bảo mật với thân chủ với 2 dịch vụ:

+ Sơ cứu và hỗ trợ tâm lý miễn phí qua điện thoại cho người trầm cảm và người thân của họ;

+ Quỹ hỗ trợ người trẻ trầm cảm gặp khó khăn tài chính.

Bên cạnh đó, dự án cũng hướng tới mục tiêu cung cấp những kiến thức cơ bản, cần thiết, giúp phòng ngừa và phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần cho cộng đồng.

- Lịch tiếp nhận cuộc gọi: 13h00 - 20h30, thứ 4 - Chủ nhật.

Quỹ "Ngày mai" dựa trên sự đóng góp tài chính của cộng đồng nhằm hỗ trợ tài chính cho người trầm cảm chi trả chi phí thuốc men, tư vấn và trị liệu tâm lý Bằng cách cung cấp hỗ trợ kịp thời, quỹ sẽ giúp người trầm cảm cải thiện tình trạng, xây dựng niềm tin và vượt qua rào cản để hòa nhập trở lại cuộc sống bình thường.

Quỹ Ngày mai tập trung hỗ trợ những cá nhân được chẩn đoán mắc trầm cảm hoặc thể hiện các dấu hiệu trầm cảm Tuy nhiên, những đối tượng này thường gặp khó khăn về tài chính khi cần thăm khám, chẩn đoán, tiếp cận thuốc hoặc tham vấn, trị liệu tâm lý Vì vậy, quỹ ưu tiên hỗ trợ những người trẻ và những người đang có trách nhiệm chăm sóc trẻ em và người trẻ khác.

- Đường dây nóng Ngày mai hoạt động trên duy nhất nền tảng mạng xã hội: Facebook

- Nội dung được xây dựng chủ yếu trên các trang mạng xã hội là những bài viết chia sẻ về kiến thức cơ bản, cần thiết về vấn đề tâm lý, lan tỏa giá trị tích cực Ngoài ra, mục tiêu cũng như thông điệp trong nội dung của “Ngày mai” nhằm thay đổi định kiến, phán xét của xã hội, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bệnh trầm cảm Tuy bệnh trầm cảm không biểu hiện đau đớn ra bên ngoài nhưng nó là một bệnh lý Nhiều người vẫn nghĩ về bệnh nhân trầm cảm theo lối: “Ôi sao trẻ thế mà lười như vậy nhỉ”, “Sao trẻ tuổi mà ăn nằm ở nhà suốt thế” Đó là những suy nghĩ sai lệch, dễ gây tổn thương, trầm trọng thêm tình trạng bệnh Thông qua việc nâng cao nhận thức, “Ngày mai” cũng muốn giúp mọi người phòng ngừa, phát hiện sớm những vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần.

SWOT

- Có các kênh truyền thông (website,

Facebook) được xây dựng chỉn chu, dễ tiếp cận hơn các đường dây hỗ trợ khác

- Thông tin minh bạch, rõ ràng, cụ thể

- Được thành lập bởi các chuyên gia tâm lý có tên tuổi, chuyên nghiệp về kiến thức, chuyên môn.

- Cung cấp dịch vụ không mất phí.

- Hỗ trợ người bệnh sát sao sau khi đã sử dụng dịch vụ (nếu người bệnh có nhu cầu)

- Chưa có độ nhận diện cao.

- Thời gian hoạt động còn hạn chế

- Các kênh truyền thông chưa được đa dạng.

- Không có nguồn quỹ ổn định để duy trì hoạt động.

- Chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

- Xu hướng trong tương lai sẽ có nhiều người cần sự trợ giúp về sức khỏe tinh thần.

- Nhiều khán giả quan tâm và ủng hộ quỹ.

- Xã hội chưa có hiểu biết, nhận thức sâu sắc về vấn đề bệnh tâm lý nói chung và trầm cảm nói riêng.

- Còn coi nhẹ các căn bệnh tâm lý và thiếu đồng cảm với người có vấn đề về tâm lý.

Đối thủ

a/ Đối thủ cạnh tranh trực tiếp Đường dây thuộc chương trình

Chăm sóc sức khỏe Việt (0784604598)

Product Tham vấn, cung cấp thông tin, giúp phòng ngừa và phát hiện sớm các rối loạn sức khỏe tâm thần.

Là đường dây nóng miễn phí sức khỏe tinh thần cho các bạn thanh thiếu niên.

Price - Tính theo cước gọi nhà đài

- Tính theo cước gọi nhà đài

Place Trực tuyến qua hotline Trực tuyến qua hotline

Promotion Trang Facebook, báo điện tử Facebook, PR qua báo điện tử

People Người có vấn đề về sức khỏe tinh thần, lo âu, mất ngủ, trầm cảm

Thanh, thiếu niên mắc các vấn đề về tâm lý

Process Tiếp nhận thông tin, tham vấn miễn phí trực tiếp qua điện thoại cho người gặp vấn đề

- Thu thập thông tin và tư vấn thông tin, lộ trình chăm sóc sức khỏe tâm thần, quay lại sau 2-5 ngày.

- Hoàn thi n thu th p thông tin, xác định vấn đề, phân nhóm (Tư vấn, Tham vấn, Trị liệu), hoàn thi n thu th p thông tin và cam kết.

- Tham vấn, đánh giá tổng kết b/ Đối thủ cạnh tranh gián tiếp Đường dây chăm sóc khách hàng của Bệnh viện Tâm thần TP.HCM

Product Cấp cứu trầm cảm

Price - Tính theo cước gọi nhà đài

Place Trực tuyến qua hotline hoặc qua số trực cấp cứu của Trung tâm 115

People Người có người quen, người thân…mắc chứng trầm cảm nặng

Process - Nhân viên y tế trực tổng đài tiếp nhận cuộc gọi sẽ hỏi một số câu hỏi sàng lọc, báo tin khẩn đến đội cấp cứu ngoại viện 115.

- Sau đó các thành viên trong đội tiếp cận hiện trường, thuyết phục và đưa người bệnh đến Bệnh viện Tâm thần để được chăm sóc và điều trị.

- Khi tình trạng huyên giảm, người bệnh sẽ được chuyển về địa phương chăm sóc ngoại trú thông qua mạng lưới chăm sóc rối loạn tâm thần dựa vào cộng đồng.

Mục tiêu kế hoạch

- Mục tiêu branding: Tăng độ nhận diện thương hiệu trên các kênh truyền thông 15%

- Mục tiêu doanh số: Tăng 20% số lượng cuộc gọi đến Ngày mai mỗi tháng

ĐỐI TƯỢNG MỤC TIÊU 1 Thị trường mục tiêu

Phân đoạn thị trường

Độ tuổi khách hàng mục tiêu nhóm muốn hướng đến chính là từ 15 đến 25 do đây là nhóm đối tượng đang có tình trạng trầm cảm ở mức đáng báo động, bên cạnh đó, kế hoạch có thể dễ dàng tiếp cận và tác động tới qua các kênh truyền thông online Trong đó, nhóm chia nhóm đối tượng mục tiêu thành 2 nhóm để phân tích, đó là: nhóm có độ tuổi từ 15-18 và nhóm có độ tuổi từ 19-25

Tâm lý - Chưa độc lập: Họ vẫn sống với cha mẹ nên các quyết định đưa ra còn bị cha me tác động

- Phát triển về tâm sinh lý:

Người trong độ tuổi này đang ở độ tuổi dậy thì và trải qua những thay đổi về thể chất và tâm lý

- Khám phá bản thân: Họ đang trong giai đoạn định hình và hình thành nên tính cách tương lai

- Tự lập: Họ bắt đầu tách khỏi môi trường gia đình để làm quen với môi trường đại học Họ được tự chủ hơn trong các quyết định của bản thân

- Tâm sinh lý đã dần ổn định hơn:

Họ đã vững vàng hơn do đã định hình được tương lai gần sẽ như thế nào

- Áp lực tâm lý: Họ phải tiếp xúc với môi trường mới nên sợ không hòa nhập được với bạn bè

- Áp lực tâm lý: Họ sợ không theo kịp các bạn trong việc học tập, lo ngại về vấn đề gia đình, cuộc sống, tình yêu học trò

- Ưa trải nghiệm: Ở một môi trường mới, họ sẽ thử trải nghiệm mới nhiều hơn trong cuộc sống đại học

- Dành phần lớn thời gian cho việc học tập

- Các quyết định đưa ra còn bị ảnh hưởng nhiều bởi ba mẹ do chưa độc lập về mặt tài chính

● Hành vi sử dụng mạng xã hội

- Sử dụng mạng xã hội thành thạo và thường dùng các mạng xã hội như: Facebook, Instagram,

Tiktok để thể hiện bản thân hoặc sử dụng mạng xã hội với mục đích học tập và kết bạn

- Screentime chiếm nhiều thời gian trong 1 ngày (7,3 tiếng)

- Dành phần lớn thời gian cho việc học tập, tham gia câu lạc bộ và đi làm thêm

- Có công việc bán thời gian với mức lương khoảng 3 triệu đồng/ tháng

- Các quyết định đưa ra bị ảnh hưởng nhiều bởi bạn bè

● Hành vi sử dụng mạng xã hội

- Ngoài việc sử dụng thành thạo các mạng xã hội như: Facebook,Instagram, Tiktok, họ sẽ sử dụng Zalo nhiều hơn để phục vụ mục đích công việc

Xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu

3.1 Persona 1: Đại diện cho nhóm 15 - 18 a/ Chân dung

Tên: Phạm Hoàng Anh Độ tuổi: 17 tuổi

Giới tính: Nữ Đang học lớp 12 tại trường THPT Cầu Giấy

Thế hệ người tiêu dùng: Gen Z

Một số thông tin cơ bản về Gia đình và bản thân:

● Là con thứ hai trong gia đình khá giả có ba chị em, bố mẹ thường đi làm xa không dành nhiều thời gian cho gia đình

● Có ít bạn bè, thường thích cuộc sống một mình

● Gặp những áp lực khác nhau trong cuộc sống: học tập, gia đình, chuyện tình cảm

● Chưa biết nhiều và quan tâm về sức khoẻ tinh thần của bản thân

● Nghiện mạng xã hội và sử dụng hàng ngày

● Luôn cảm thấy không có năng lượng học tập

● Mất ngủ, không có nhiều thời gian để nghỉ ngơi

● Thường ăn ngoài cùng bạn bè

● Không quan tâm nhiều về sức khoẻ bản thân, đặc biệt là về mặt tinh thần

● Thích đọc truyện tranh, xem phim

● Đam mê thời trang, thích vẽ tranh

● Thích mua sắm, tiêu xài lãng phí tiền bạc, đặc biệt để phục vụ cho quần áo, hoạ cụ

● Đi học cả ngày, chỉ về nhà sau 10h đêm

● Không hay thể dục thể thao

● Bạn bè : bị ảnh hưởng bởi vấn đề học tập, ngoại hình

● Gia đình, người yêu, môi trường làm việc

● Các nền tảng mạng xã hội

● Dễ tin tưởng vào người khác và cũng dễ tổn thương

● Nhạy cảm, dễ mất bình tĩnh, không kiểm soát được cảm xúc bản thân

● Muốn đi du học Mỹ để thay đổi môi trường sống

● Muốn có người tâm sự, chia sẻ

Nỗi lo của đối tượng:

● Lo lắng về vấn đề hồ sơ du học

● Chia tay người yêu sau khi đi du học

● Các thành viên trong gia đình không thân thiết với nhau

Hy vọng và ước mơ

● Muốn gia đình dành nhiều thời gian cho nhau

● Muốn trở thành nhà thiết kế nổi tiếng trong tương lai b/ Thấu cảm Persona 1

Trong quá trình dậy thì, các bạn trẻ như Hạnh trải qua nhiều thay đổi thể chất, tâm lý và xã hội đáng kể Đây là giai đoạn các bạn nỗ lực khám phá bản thân, tìm hiểu sở thích, năng lực và định hướng tương lai Họ khao khát độc lập và được tôn trọng, đồng thời cũng phải đối mặt với những thách thức về mặt cảm xúc và áp lực từ xã hội.

○ Là một người nhạy cảm và dễ bị tổn thương, dễ dàng bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của người khác, đặc biệt là bạn bè Bạn cũng có xu hướng tự ti và lo lắng về bản thân.

○ Nghĩ rằng là gia đình không ai quan tâm đến cảm xúc của mình

○ Lo lắng: về tương lai, về việc du học, về chia tay người yêu, về các mối quan hệ trong gia đình.

○ Tức giận: khi gia đình cấm đoán chuyện yêu đương

○ Buồn bã: khi cảm thấy cô đơn, lạc lõng, khi không được quan tâm.

○ Vui vẻ: khi được ở bên người thân yêu, khi đạt được thành tích tốt, khi được khen ngợi.

● Có ước mơ trở thành một nhà thiết kế nổi tiếng đồng hành cùng những người mẫu nổi tiếng

● Thường so sánh bản thân với người khác và cảm thấy mình không đủ tốt

● Ngành thời trang có cạnh tranh lớn nên cần sự đầu tư tài chính cho việc học tập và trau dồi kiến thức

● Ảnh hưởng bởi áp lực điểm số với bạn bè

● Ảnh hưởng từ người yêu lo lắng về dự định yêu xa trong tương lai

● Thường nghe những feedback không tốt về điểm số từ giáo viên

● Hạnh có bạn bè nhưng không chia sẻ cảm xúc nhiều.

● Hạnh là một người hành động Cô thường đưa ra quyết định nhanh chóng và thực hiện chúng một cách quyết liệt.

● Cô cũng là một người có tinh thần trách nhiệm cao Khi đã bắt tay vào làm việc gì, cô sẽ cố gắng hoàn thành tốt nhất có thể.

● Mong muốn trở thành một nhà thiết kế tài ba trong tương lai

● Hạnh hy vọng gia đình mình sẽ trở nên thân thiết hơn Cô muốn có thể dành nhiều thời gian hơn cho bố mẹ và các chị em của mình.

3.2 Persona 2 : Đại diện cho nhóm 19 - 25 a/ Chân dung

Tên: Đoàn Hồng Hạnh Độ tuổi: 21 tuổi

Sinh viên: trường Đại học Thương mại

Hiện đang làm part-time bán hàng tại cửa hàng đồ lưu niệm

Thế hệ người tiêu dùng: Gen Z

Một số thông tin cơ bản về Gia đình và bản thân:

● Có một gia đình không hạnh phúc khi bố mẹ ly hôn, là chị cả trong gia đình hai con và chịu những ảnh hưởng xấu từ tuổi thơ thiếu thốn

● Ở ký túc xá dành cho sinh viên cùng với 5 người bạn trong trường

● Có ít bạn bè, thường thích cuộc sống một mình

● Khó trò chuyện và mở lòng với người thân

● Gặp những áp lực khác nhau trong cuộc sống: học tập, gia đình, chuyện tình cảm

● Đang trong giai đoạn bị trầm cảm

● Có ý thức về độ nguy hiểm của bệnh trầm cảm

● Thường xuyên sử dụng mạng xã hội, dành nhiều nhất thời gian cho Facebook và Tiktok

● Luôn cảm thấy không có năng lượng làm việc hay học tập

● Thức đêm muộn và khó dậy sớm vào sáng hôm sau

● Thường ăn ngoài/đặt đồ ăn về

● Có suy nghĩ, ý định về việc tự tử Giải tỏa áp lực bằng cách self harm, thường xuyên tiêu thụ đồ uống có cồn và chất kích thích

● Thích đan len, tô tượng, vẽ tranh

● Thích nghe nhạc, nghe podcast và lướt mạng xã hội

● Tự làm tổn thương bản thân khi căng thẳng

● Hay đi cafe, thư viện một mình

● Bạn bè : bị ảnh hưởng bởi vấn đề học tập, ngoại hình

● Gia đình, môi trường làm việc

● Các nền tảng mạng xã hội

● Tập trung kém, mệt mỏi, mất hứng thú

● Rối loạn giấc ngủ cũng như tâm trạng chán nản.

● Có cảm giác bất lực, tội lỗi quá mức, tự thấy bản thân kém cỏi.

● Suy giảm khả năng tập trung, do dự, khó quyết định mọi thứ.

● Thường xuyên có ý nghĩ về cái chết, thường xuyên có ý định tự tử.

● Cần có người lắng nghe, thấu hiểu câu chuyện của bản thân

● Cần có nơi để tâm sự, chia sẻ khi gặp khó khăn

● Cần có những lời khuyên, phương pháp giúp đỡ về mặt tâm lý

Nỗi lo của đối tượng:

● Về năng lực của bản thân khi thường gặp áp lực đồng trang lứa và đồng nghiệp

● Về các mối quan hệ xung quanh: khó nói chuyện, không hoà thuận với người thân trong gia đình

● Về cuộc sống chi tiêu: không kiếm đủ/ chi trả được hết sinh hoạt phí, học phí trên thành phố

Hy vọng và ước mơ

● Được quan tâm, chăm sóc, yêu thương

● Tự tin vào bản thân, quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe đặc biệt là về mặt tâm lý

● Có công việc ổn định sau khi tốt nghiệp đại học

● Có một gia đình đủ đầy và hạnh phúc trong tương lai b/ Thấu cảm Persona 2

● Suy nghĩ: Là người nghĩ rằng bản thân không có ai hiểu và khó giao tiếp, cho rằng bản thân là người kém cỏi.

● Cảm xúc: Cảm thấy tuyệt vọng, không có động lực làm bất cứ điều gì Hay cảm thấy buồn bã, mệt mỏi

● Ảnh hưởng bởi gia đình đặc biệt mối quan hệ của bố mẹ

● Môi trường làm việc có sự căng thẳng giữa sếp và nhân viên

● Cuộc sống xô bồ, áp lực ở thành thị

● Ảnh hưởng bởi mạng xã hội, người nổi tiếng hay người có tầm ảnh hưởng vì nhân vật là người nghiện mạng xã hội

● Ảnh hưởng bởi bạn bè xung quanh trên trường học

● Do là sinh viên chưa có thu nhập ổn định nên kể cả khi biết bản thân có mental health không ổn định thì bạn cũng không dám đi thăm khám

● Self-harm => cho rằng đây là biện pháp để giải tỏa căng thẳng

● Nói những điều tiêu cực, hay kể chuyện buồn

● Được quan tâm, chăm sóc, yêu thương, có người lắng nghe, thấu hiểu câu chuyện bản thân

● Trở nên tự tin vào bản thân, quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe đặc biệt là về mặt tâm lý

● Mong muốn có nhập ổn định, thành công và một gia đình đủ đầy và hạnh phúc =>Muốn bản thân vượt qua được trầm cảm và có cuộc sống như bao người bình thường khác

Hành trình khách hàng mục tiêu

Giai đoạn Hành động và cảm Điểm chạm xúc

Trong giai đoạn này, người từ 15 đến 25 tuổi chưa biết đến đường dây nóng Họ có thể đang tìm kiếm thông tin về một vấn đề cụ thể, chẳng hạn như sức khỏe tinh thần, bạo lực gia đình hoặc các vấn đề xã hội khác.

Họ cũng có thể đang tìm kiếm sự hỗ trợ hoặc kết nối với những người khác.

- Nhìn thấy quảng cáo thông qua Facebook, Messenger, Google

- Các bài viết hoặc bài đăng lên xu hướng trên mạng xã hội, bài của website trên Google

- Thông qua những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội

- Thông qua chia sẻ từ trang cá nhân của bạn bè, gia đình, người đã từng sử dụng

- Quảng cáo thông qua Facebook, Messenger

- Các bài viết hoặc bài đăng lên xu hướng trên mạng xã hội, Google

- Các bài viết của người có sức ảnh hưởng

- Bạn bè, gia đình, người đã từng sử dụng

Trong giai đoạn này, người từ 15 đến 25 tuổi đã biết đến đường dây nóng và đang xem xét liệu họ có nên gọi hay không Họ có thể đang tìm hiểu thêm về đường dây nóng, chẳng

- Truy cập trang web, fanpage của đường dây nóng.

- Tìm kiếm thông tin về đường dây nóng trên các nền tảng khác

- Chat với admin của đường dây nóng để hỏi thêm thông tin.

- Các bài viết trên mạng xã hội

- Bạn bè, người thân, người có ảnh hưởng

- Messenger hạn như giờ hoạt động, những vấn đề mà họ hỗ trợ và cách thức gọi. bè, gia đình hoặc những người có ảnh hưởng về trải nghiệm của họ với đường dây nóng.

Trong giai đoạn này, người từ 15 đến 25 tuổi đã quyết định có nên gọi đến đường dây nóng hay không Họ có thể đang cân nhắc những lợi ích và rủi ro của việc gọi, chẳng hạn như liệu họ có cảm thấy thoải mái khi nói chuyện với người lạ hay không.

Quyết định gọi điện Hotline

Trong giai đoạn này, người từ 15 đến 25 tuổi đã gọi đến đường dây nóng Họ đang nói chuyện với một chuyên gia về vấn đề của họ

- Chia sẻ câu chuyện của bản thân và mức độ nghiêm trọng của vấn đề mà họ đang gặp phải.

- Cảm giác thoải mái và an toàn mà họ cảm thấy khi nói

Hotline và tìm kiếm sự hỗ trợ. chuyện với chuyên gia.

Giai đoạn 5: Sử dụng và hỗ trợ

Hỗ trợ kinh phí thăm khám và chữa trị bệnh tâm lý cho những đối tượng bệnh còn gặp khó khăn về mặt tài chính

- Xin hỗ trợ chi phí thăm khám và theo dõi về sau

- Đi thăm khám và nhận lời khuyên từ các chuyên gia tâm lý có chuyên môn và trao đổi về quá trình thăm khám với đường dây nóng

Giai đoạn 6: Trung thành và tái sử dụng

Sau khi đã hoàn toàn thoải mái về mặt tâm lý, họ sẽ ngừng điều trị nhưng vẫn sẽ quay lại khi cảm thấy không ổn.

- Cảm thấy vấn đề tâm lý được cải thiện

- Họ sẽ giới thiệu đường dây nóng cho người gặp vấn đề tâm lý giống họ hoặc những người xung quanh.

Insight và Big Idea

Insight: Tôi là người gặp vấn đề về tâm lý, nhưng tôi không dám nói ra và chia sẻ vì sợ mọi người xung quanh sẽ không coi trọng và đánh giá tôi là một người yếu đuối Tôi muốn nói ra những tâm sự trong lòng và được thấu hiểu những suy nghĩ ấy

Big Idea: Cảm xúc “nặng” bao nhiêu?

- Ý nghĩa của từ “Nặng": "Nặng" ở đây không chỉ đề cập đến trọng lượng vật lý, mà còn ám chỉ trọng lượng tinh thần của cảm xúc Cảm xúc, đặc biệt là những cảm xúc tiêu cực như buồn bã, lo lắng, hay stress, có thể khiến con người cảm thấy "nặng nề".

- Câu hỏi "Cảm xúc 'nặng' bao nhiêu?" không chỉ là một câu hỏi đơn giản, mà còn khiến mọi người tự vấn và suy ngẫm về trạng thái cảm xúc của bản thân, mở ra không gian cho việc thừa nhận sự đa dạng của cảm xúc, từ nhẹ nhàng đến nặng nề, từ vui vẻ đến buồn bã.

Mục đích của chiến dịch là thay đổi nhận thức và hành vi của mọi người đối với cảm xúc, từ đó tác động đến cách họ tương tác với người khác và chăm sóc sức khỏe tinh thần của chính mình.

Chiến dịch này hy vọng có thể thay đổi quan niệm cho rằng bộc lộ cảm xúc là biểu hiện của sự yếu đuối Chiến dịch hướng tới việc tạo nên một xã hội cởi mở hơn, sẵn sàng cảm thông hơn với những vấn đề liên quan tới cảm xúc và sức khỏe tinh thần.

KẾ HOẠCH NỘI DUNG 1 Tổng quan kế hoạch

Kế hoạch thực hiện

- Mục đích: Thu thập dữ liệu về thực trạng của công chúng đối với vấn đề đánh giá những người hay thể hiện cảm xúc

- Mô tả: Khảo sát người dùng Tiktok và Facebook với câu hỏi "Bạn có cho rằng người hay thể hiện cảm xúc tiêu cực là người yếu đuối không?" với 2 phương án trả lời

- Kênh đăng: Book Tiktok và Facebook đăng khảo sát

- Mục đích: Lan tỏa thông điệp chính của chiến dịch

Phân cảnh Nội dung chi tiết Bối cảnh

Nhân vật + Trang phục Đạo cụ

Thời lượng (tính trên giây)

Nhân vật nữ là học sinh cấp 3 đang đi bộ NVC có biểu cảm thoải mái

Con đường 30m tại FPT University

Nhân vật nữ chính (NVC) mặc áo đồng phục - 2 cặp sách

5 Góc quay chính diện lấy 2/3 thân

Nhân vật nữ là học sinh cấp 3 đang đi bộ thì có 1 bạn nam tiến vào và nắm tay bạn Hai nhân vật nở một nụ cười

2 NV đều mặc đồng phục

5 Góc quay chính diện lấy 2/3 thân

3 Nhân vật nam tự dưng thả tay ra và chạy biến mất khỏi khung hình NVC tiếp tục đi bộ với biểu cảm buồn bã

2 NV đều mặc đồng phục

3 Góc quay cận cảnh vào phần nắm tay của NVC

Chuyển cảnh NVC buồn bã: góc quay chính diện 1/3

NVC tiếp tục đi bộ và gặp rất nhiều người xung quanh chỉ trỏ Biểu cảm

NVC trở nên vô hồn Họ có biểu cảm như nhíu mày, liếc xéo bộ trang phục của NVC

Lan can tòa Gamma tại FPT University

NVC mặc một bộ trang phục sành điệu, toát lên phong cách cá tính của sinh viên mong muốn theo đuổi ngành thời trang

5 Góc quay chính diện lấy 2/3 thân

Các nhân vật phụ mặc đồng phục

NVC đi tiếp đến văn phòng và đồng nghiệp cũng túm tụm 1 góc nói chuyện và lờ đi NVC

Phòng họp liền kề nhau Cách vách là kính để nhìn sang được các phòng khác.

NVC trang phục công sở Các NV mặc trang phục công sở

- 6 trang phục công sở đi thuê

5 Góc quay chính diện lấy 2/3 thân

NVC mệt mỏi đi về nhà và đóng cửa lại NVC ném túi xách sang một bên và tiến

Khu căn hộ The Manor

NVC trang phục công sở

5 Góc quay ngôi kể thứ 3 đền ngồi bên góc phòng. trí

- Lịch treo tường Ở cảnh cô gái nhìn ra góc phòng sẽ có một ô cửa sổ và lịch treo tường (quay góc rộng). Lịch ghi một ngày bất kì ví dụ số 16.

7 NVC ngồi ở góc phòng và nhắm mắt lại Mở mắt ra,

NVC thấy mình bị chìm vào 1 không gian tăm tối trong tâm trí mình Đó là một khoảng tối vô tận và

NVC bị nhốt trong một chiếc lồng kính khổng lồ

(đại diện cho việc tinh thần của NVC bì kìm kẹp, giam cầm) Phía trên là đám mây u ám, sấm chớp, thể hiện việc những hỗn loạn, bất ổn trong tâm lý NVC. Đám mây bắt đầu trút những giọt nước mưa màu đen, thể hiện cho những suy nghĩ tăm tối của NVC, và nước mưa bắt đầu nhiều lên, bao quanh khiến NVC như sắp đang bị nhấn chìm bởi

20 Góc quay ngôi kể thứ 1

Backgroun d đen và có mây mù

"đại dương đên" của chính mình

Khi thấy Hộp cảm xúc có ghi câu hỏi Điều gì khiến bạn nặng lòng?, NVC cầm bút viết lên quả bóng từ

Sau biến cố "gia đình" do bố mẹ ly hôn, cô gái ngồi trên xe ô tô cùng mẹ, chuẩn bị rời khỏi căn nhà; cô ngoái nhìn thấy chị gái đang đứng cạnh bố vẫy tay tạm biệt khi xe lăn bánh.

Khu căn hộ The Manor

- NVC là 1 bé gái khoảng 10 tuổi, mặc váy babydoll trắng

- Nhân vật bố mẹ và chị gái mặc trang phục thoải mái, lịch sự, màu đen trắng

- Ô tô (đi mượn hoặc thuê)

15 Góc quay theo lời kể thứ nhất

9 Sau đó, cô gái lại quay về trong không gian u tối và cầm 1 quả bóng khác và ghi vào đó là tình yêu.

Sau khi thả bóng vào hộp, khung cảnh chuyển sang người bạn trai trung học đang mắng và chỉ tay vào mặt cô rất giận dữ NVC tát anh ta và anh ta lặng người không nói gì Người bạn gái lấp ló đứng ở ngoài cửa sau khi nghe

Giảng đường tại FPT University

- Nhân vật nam giống cảnh 3

- 3 NV đều mặc đồng phục

- 1 bộ đồng phục (2 NV còn lại đã thuê trang phục phía trên)

15 Góc quay theo lời kể thứ nhất thấy tiếng tát thì lao vào lườm cô gái và vội kéo tay nhân vật nam đi (ám chỉ người bạn trai trung học đã cheat cô ấy )

Cuối cùng, cô gái lại quay về khung cảnh khong gian đen tối và cầm cây bút lên ghi vào đó là công việc Sau khi thả bóng vào hộp khung cảnh chuyển sang 1 phòng họp Phòng họp đang rôm rả phát biểu và sếp vẫn đang đứng ở trước máy chiếu để thuyết trình về công việc thì NVC tỏ ra thẫn thờ, chán nản chuyển góc nhìn sang phòng khác.

Nơi có 1 mannequin mặc lại chính bộ đồ cô từng mặc trong cảnh 4 NVC gục mặt xuống bàn và màn hình sầm tối lại (ám chỉ cô ấy phải làm công việc mà mình không yêu thích dù đã gần chạm được đến nó).

Phòng họp liền kề nhau Cách vách là kính để nhìn sang được các phòng khác.

- NVC mặc trang phục công sở

- Trang phục công sở đã được tính giá ở trên rồi

15 Góc quay theo lời kể thứ nhất

11 Sau đó, cô cầm thêm quả Backgroun NVC trang 10 Góc quay theo lời bóng ghi chữ "hy vọng",

Là một cô gái mạnh mẽ, cô quyết tâm cải thiện tình hình sức khỏe tinh thần của mình bằng cách tập trung vào những điều tích cực Cô đã chứng kiến những hình ảnh cảm động về Ngày mai giúp đỡ người mắc bệnh tâm lý, khi mọi người yêu thương, động viên và hỗ trợ họ Cô nhận ra rằng mình cần học hỏi từ những tấm gương tốt đẹp đó, thay vì chìm đắm trong tiêu cực Vì vậy, cô quyết định loại bỏ những suy nghĩ, cảm xúc đen tối ra khỏi cuộc sống của mình, giống như bỏ những quả bóng đen vào một chiếc hộp và đóng chặt lại.

NVC tỉnh dậy trong tư thế ngủ gật (ngồi co người tay ôm 2 chân) thì thấy ảnh nắng từ cửa sổ chiếu ra cả căn phòng.

Khu căn hộ The Manor

NVC trang phục công sở

5 Góc quay ngôi kể thứ 3

Cô gái đi ra trước cửa sổ và đứng dưới ánh nắng.

Cảnh sẽ dần zoom in vào ánh mặt trời và chuyển về màu đen Màn hình đen hiện ra dòng cảm xúc

"Nặng" và có logo của

Khu căn hộ The Manor

NVC trang phục công sở

Quay lại đúng góc ở cảnh 6 Quay góc rộng, lịch chuyển sang 1 ngày mới ví dụ số 17 (dụ ý là ngày mai đã đến để chia sẻ với bạn rồi)

● Hộp cảm xúc: Điều gì khiến bạn nặng lòng?

- Mục đích: Thu hút người tham gia trước buổi Talkshow được diễn ra, tạo chủ đề thảo luận cho sự kiện

+ Hộp cảm xúc: Điều gì khiến bạn nặng lòng? được đặt tại các địa điểm trường đại học và THPT của FPT Người tham gia sẽ thả những quả bóng khác nhau có màu sắc tương ứng với những vấn đề khiến họ bận lòng: Gia đình, công việc - học tập, bạn bè, chuyện tình cảm, sức khỏe, tài chính, ngoại hình vào hộp cảm xúc đã được chuẩn bị sẵn.

+ Ý nghĩa: Hình ảnh trực quan như chiếc hộp cảm xúc đã thể hiện một cách sinh động sự đa dạng và phức tạp của cảm xúc con người Trong đó, những áp lực, căng thẳng, mệt mỏi, như những viên gạch nặng nề đè nặng lên tâm trí mỗi người Sau buổi Talkshow cùng các diễn giả, có thể giúp người tham gia hiểu được tầm quan trọng của việc dám thể hiện cảm xúc tiêu cực Họ nhận ra rằng không ai là hoàn hảo, ai cũng có những lúc yếu đuối, và luôn có người sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ và giúp đỡ họ vượt qua những khó khăn.

- Kênh đăng: Hoạt động offline đặt box tại các trường THPT và đại học thuộc hệ thống trường học của FPT

Trường THPT FPT Hà Nội (Khu CNC Hòa Lạc, Thạch Hòa, Thạch Thất, Hà Nội) Đại học FPT Hà Nội (Khu CNC Hoà Lạc, Thạch Hòa, Thạch Thất, Hà Nội)

HẢI PHÒNG:Trường THCS & THPT FPT Hải Phòng (Đường số 4, ngõ 195 Nguyễn Văn

Hới, khu Tái định cư Đằng Lâm 1, phường Thành Tô, quận Hải An, Hải Phòng)

BẮC NINH: Trường Phổ thông liên cấp FPT Bắc Ninh (Lô CC1 đường Nguyễn Thị Minh

Khai, phường Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.) ĐÀ NẴNG:

Trường THPT FPT Đà Nẵng (Khu đô thị FPT, Hòa Hải, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) Đại học FPT Đà Nẵng (Khu đô thị FPT, Hòa Hải, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng)

BÌNH ĐỊNH:Trường THPT FPT Quy Nhơn (Khu đô thị mới An Phú Thịnh, phường Nhơn

Bình, Quy Nhơn, Bình Định)

TP HỒ CHÍ MINH: Đại học FPT Hồ Chí Minh (đường D1, Khu Công Nghệ Cao, Quận 9,

Trường THPT FPT Cần Thơ và Đại học FPT Cần Thơ đều tọa lạc tại địa chỉ: 600 đường Nguyễn Văn Cừ, phường An Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

● YÊU LÀNH VIETCETERA: Cảm xúc "nặng" bao nhiêu? x Ngày mai

- Mục đích: Thu hút khán giả quan tâm, chú ý đến chiến dịch trước thềm Talkshow tour diễn ra bằng việc hợp tác với một đối tác đang được công chúng biết đến rộng rãi

Kế hoạch nội dung

3.1 Bài viết Social - Kết quả khảo sát (09/10/2023)

“NGƯỜI HAY THỂ HIỆN CẢM XÚC TIÊU CỰC LÀ NGƯỜI YẾU ĐUỐI?”

Trong 2 tuần vừa qua, Đường dây nóng Ngày mai đã hợp tác cùng Vietcetera đưa ra

⭐ khảo sát “Người hay thể hiện cảm xúc tiêu cực có phải là người yếu đuối?”, đối tượng tham gia là những người thuộc thế hệ Y và Z trên phạm vi cả nước Kết quả thu về: 73% người tham gia khảo sát cho rằng “Người hay thể hiện cảm xúc tiêu cực là người yếu đuối”

Từ khi còn là những đứa trẻ, chúng ta thường bị người lớn nạt khi khóc, mếu, khi thể

⭐ hiện những cảm xúc tiêu cực Chính vì vậy, sau này khi trưởng thành, nhiều người có xu hướng tạo thói quen giấu kín nỗi buồn, hoặc lảng tránh cảm xúc của mình để không làm ảnh hưởng tới người khác Cũng có những người muốn được chia sẻ, tâm sự, song, nỗi sợ bị đánh giá, bị coi là yếu đuối khiến họ không dám mở lòng với bất kì ai Dần dà, họ bị chính những tâm tư của mình “nuốt chửng”, dẫn tới trầm cảm mà không hề hay biết

Nhưng bạn ơi, cảm xúc là những nốt nhạc của cuộc đời - một bản nhạc hay chắc chắn

Cuộc sống có lúc thăng trầm, lúc buồn đau, lúc vui sướng Đường dây nóng Ngày mai luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn, lắng nghe những tâm sự của bạn khi bạn trải qua những cung bậc cảm xúc đó.

Thời gian hoạt động: 13:00 - 20:30 mỗi Thứ Tư, Năm, Sáu, Bảy và Chủ nhật.

Fanpage: Đường dây nóng Ngày mai

Nội dung chuyển: Họ và tên - Số điện thoại

3.2 Bài viết Social - Viral Clip (12/10/2023)

🍃CẢM XÚC “NẶNG” VÀ HÀNH TRÌNH TÌM LẠI BÌNH YÊN 🍃

Có lẽ trong mỗi chúng ta, ai cũng có những quãng trầm của riêng mình Đó là khi bạn cảm thấy khó khăn, chán nản, muốn buông xuôi mọi thứ, Và những lúc như vậy, chúng ta cần một nơi để chia sẻ, để được lắng nghe, tìm lại động lực cho bản thân mình. Đường dây nóng Ngày mai là một nơi như vậy Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe những

⭐ tâm sự của bạn, dù là những chuyện vui hay buồn, hạnh phúc hay đau khổ Ngày mai sẽ là người bạn đồng hành với trên hành trình tìm lại bình yên Giúp bạn tìm ra cách giải quyết cho những khó khăn và giúp bạn tìm lại niềm tin vào cuộc sống.

Bạn đã sẵn sàng chia sẻ cảm xúc “nặng” của mình chưa? Hãy cùng xem chiếc Video đặc biệt mà Ngày mai đã chuẩn bị cho các bạn nhé!

Thời gian hoạt động: 13:00 - 20:30 mỗi Thứ Tư, Năm, Sáu, Bảy và Chủ nhật.

Fanpage: Đường dây nóng Ngày mai

3.3 Bài PR - Thực trạng công chúng đối với vấn đề đánh giá người hay thể hiện cảm xúc (15/10/2023)

NGƯỜI HAY THỂ HIỆN CẢM XÚC TIÊU CỰC LIỆU CÓ PHẢI NGƯỜI YẾU ĐUỐI?

73% người tham gia chọn đáp án “Có” với câu hỏi "Bạn có cho rằng người hay thể hiện cảm xúc tiêu cực là người yếu đuối không?" theo khảo sát được thực hiện bởi Đường dây nóngNgày mai kết hợp với Vietcetera.

Bạn có cho rằng người hay thể hiện cảm xúc tiêu cực là yếu đuối không?

Quan điểm của công chúng về việc thể hiện cảm xúc tiêu cực

Trước đây, trong một số nền văn hóa, việc thể hiện cảm xúc tiêu cực, chẳng hạn như buồn bã, tức giận, hay sợ hãi, thường bị coi là dấu hiệu của sự yếu đuối Có những ý kiến cho rằng những người thể hiện cảm xúc tiêu cực là những người không kiểm soát được bản thân, không có khả năng đối mặt với khó khăn, và dễ dàng bị tổn thương.

Người hay thể hiện cảm xúc yếu tiêu cực là người thường bị coi là người yếu đuối

Nguồn: Tâm lý trị liệu NHCTuy nhiên, theo trang Better Health Channel, cảm xúc tiêu cực là một phần tự nhiên của cuộc sống con người Chúng ta ai cũng có lúc cảm thấy buồn bã, tức giận, hay sợ hãi Việc thể hiện cảm xúc tiêu cực một cách lành mạnh không chỉ là quyền mà còn là nhu cầu của con người.

Thể hiện cảm xúc tiêu cực một cách lành mạnh giúp chúng ta:

● Giải tỏa căng thẳng, tránh tích tụ cảm xúc tiêu cực

● Kết nối với những người khác, chia sẻ cảm xúc của mình

● Tìm ra giải pháp cho những vấn đề đang gặp phải

Như vậy, việc đánh giá người hay thể hiện cảm xúc tiêu cực là người yếu đuối là một quan niệm sai lầm Việc thể hiện cảm xúc tiêu cực một cách lành mạnh không chỉ không thể hiện sự yếu đuối mà còn là một dấu hiệu của sức mạnh tinh thần.

Tại sao công chúng lại có quan điểm như vậy?

Tuy việc bày tỏ cảm xúc không có gì xấu nhưng tại sao công chúng lại đánh giá khá khắt khe về vấn đề này? Một số nguyên nhân khiến công chúng vẫn có quan điểm về việc thể hiện cảm xúc tiêu cực, bao gồm:

● Tác động của truyền thông: Truyền thông thường đưa tin về những người thể hiện cảm xúc theo hướng tiêu cực, chẳng hạn như những người nổi tiếng bị ảnh hưởng sự nghiệp do căn bệnh trầm cảm, hay những vụ bạo lực do tức giận Điều này khiến mọi người có ấn tượng rằng những người thể hiện cảm xúc tiêu cực là những người không ổn định về mặt tinh thần.

● Tính cách riêng của mỗi người: Có những người có tính cách hướng nội, thường giữ mọi thứ trong lòng Những người này có thể khó hiểu và khó chấp nhận những người thể hiện cảm xúc tiêu cực một cách cởi mở.

Trong một số nền văn hóa, bày tỏ cảm xúc tiêu cực vẫn được coi là điều không thể chấp nhận được, dẫn đến sự khác biệt về văn hóa Người thuộc những nền văn hóa đó có thể gặp khó khăn trong việc chấp nhận những cá nhân thường xuyên biểu lộ cảm xúc tiêu cực nơi công cộng.

Lý do công chúng lại khắt khe với những người hay thể hiện cảm xúc tiêu cực có thể do sự khác biệt về nền văn hóa Nguồn: toplist.vn

Một số cách giúp bạn giải tỏa cảm xúc tiêu cực

Xây dựng cho mình một sức khỏe tinh thần ổn định là nền tảng vững chắc giúp bạn làm việc hiệu quả hơn, đồng thời cải thiện chất lượng mối quan hệ với bạn bè, người thân trong gia đình Vì thế, đừng ngần ngại tìm kiếm sự hỗ trợ để có một đời sống tinh thần khoẻ mạnh, cân bằng Đừng ngần ngại tìm kiếm sự trợ giúp vì sẽ luôn có người mong muốn được lắng nghe những tâm sự của bạn Dưới đây là một số gợi ý để giúp mọi người thể hiện cảm xúc tiêu cực một cách lành mạnh:

● Tìm một người bạn, người thân đáng tin cậy để chia sẻ cảm xúc của bạn.

● Viết nhật ký để bày tỏ cảm xúc của bạn.

● Thể hiện cảm xúc của bạn thông qua các hoạt động nghệ thuật, chẳng hạn như hội họa, âm nhạc, hay viết lách.

● Tập thể dục thường xuyên để giải tỏa căng thẳng.

NGÂN SÁCH ĐO LƯỜNG KẾT QUẢ VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO 1 Ngân sách

Đo lường kết quả

Kênh Chỉ số Công cụ sử dụng

○ Reach: Số lượng người đã nhìn thấy quảng cáo, nội dung page

○ Frequency: Số lần trung bình mỗi người nhìn thấy quảng cáo, nội dung page

○ Impressions: Số lần quảng cáo được hiển thị.

○ Engagement: Số lượng người tương tác với quảng cáo, nội dung page chẳng hạn như like, share, comment, click, v.v.

○ Video views: Số lần video quảng cáo được xem.

○ Video completion rate: Tỷ lệ người xem hết viral clip.

○ Conversion rate: Tỷ lệ người mong muốn gọi cho Đường dây nóng Đường dây nóng Đường dây nóng Đường dây nóng Đường dây nóng Ngày mai sau khi xem quảng cáo, nội dung page.

○ Website visits: Số lượng người truy cập vào website của bạn sau khi xem quảng cáo, nội dung.

○ Số lượng gọi cho Đường dây nóng Đường dây nóng Đường dây nóng Đường dây nóng Đường dây nóng Ngày

● Google Analytics mai sau khi xem quảng cáo.

○ Website visits: Số lượng người truy cập vào website.

Lượt truy cập duy nhất (Unique visitors) là một khái niệm dùng để chỉ số lượng khách truy cập riêng biệt vào một website hoặc ứng dụng trong một khoảng thời gian nhất định, thường được tính bằng địa chỉ IP WAN (Wide Area Network) - một địa chỉ mạng duy nhất được nhà mạng cung cấp và cấu hình cho từng modem mạng.

○ Visits per user: Số lần trung bình mỗi người truy cập vào website.

○ Page views: Số lượng trang được xem trên website.

○ Time on page: Thời gian trung bình mỗi người dành cho mỗi trang trên website.

○ Bounce rate: Tỷ lệ người truy cập vào website chỉ xem một trang rồi rời đi.

○ Conversion rate: Tỷ lệ người thực hiện hành động mong muốn sau khi truy cập vào website, chẳng hạn như mua hàng, đăng ký nhận bản tin, v.v.

○ Số lượng người tham dự sự kiện

○ Số lượng người theo dõi sự kiện trên mạng xã hội

○ Sự tương tác của người tham dự với các hoạt động tại sự kiện

● Sử dụng phiếu thăm dò ý kiến Thiết kế phiếu thăm dò ý kiến để hỏi người tham dự về những nội dung như:

* Bạn biết đến sự kiện như thế nào?

○ Số lượng bài viết, bình luận, chia sẻ về sự kiện trên mạng xã hội

○ Số lượng báo đăng bài về sự kiện

○ Số lượng page công cộng đăng tin về sự kiện

○ Số lượng người thực hiện hành động mong muốn sau khi tham dự sự kiện, chẳng hạn như theo dõi các mạng xã hội của Đường dây nóng Đường dây nóng Đường dây nóng Đường dây nóng Đường dây nóng Đường dây nóng Ngày mai, ghé thăm website, v.v.

* Bạn đánh giá thế nào về nội dung và cách tổ chức của sự kiện?

* Bạn có mong muốn tham dự các sự kiện khác của Đường dây nóng Ngày mai không?

* QR code: Thu thập thông tin từ người tham dự sự kiện, chẳng hạn như tên, email, số điện thoại, v.v.

* Trang web: thu thập thông tin từ người tham dự sự kiện, chẳng hạn như số lượng người truy cập, số lượng người đăng ký nhận bản tin, v.v.

● Trực quan hóa dữ liệu

Sau khi đã thu thập số liệu hãy vẽ lại thành biểu đồ để từ đó đánh giá mức độ hiệu quả của sự kiện

○ Reach: Số lượng người đã nhìn thấy quảng cáo.

○ Frequency: Số lần trung bình mỗi người nhìn thấy quảng cáo.

* Số lượng người gọi đến

○ Engagement: Số lượng người tương tác với các nền tảng mạng xã hội Đường dây nóng Ngày mai sau khi thấy quảng cáo, chẳng hạn như like, share, comment, v.v.

○ Conversion rate: Tỷ lệ người thực hiện hành động mong muốn sau khi nhìn thấy quảng cáo, chẳng hạn như chụp ảnh và đăng lên trang cá nhân, đăng ký nhận email, tham dự sự kiện, v.v. Đường dây nóng Ngày mai

Quản trị rủi ro

Tactic Rủi ro Biểu hiện rủi ro Solution

Mức độ lan tỏa thấp

Số dữ liệu thu về không đủ để đánh giá thực trạng của công chúng với vấn đề

- Đẩy mạnh công cụ quảng cáo

Kết quả khảo sát có thể không chính xác hoặc thiếu tin cậy

- Xác định rõ định nghĩa “Cảm xúc tiêu cực”

- Sử dụng các câu hỏi mở để thu thập được thông tin chi tiết hơn

Viral Clip Thất bại trong việc tạo truyền tải nội dung video

Mức độ tiếp cận, tương tác thấp hay nhận về phản ứng tiêu cực

- Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, seeding để tiếp cận TA

- Bổ sung các tatics hỗ trợ

- Tạo ra thêm các touchpoint với khách hàng

- Xác định vấn đề gây ra phản ứng tiêu cực và xử lý chuyên nghiệp.

Hộp cảm xúc: Điều gì khiến bạn nặng lòng?

Mất thời gian nhưng không hiệu quả

Số lượng người tiếp cận, tham gia sự kiện ít, không tạo ra được chủ đề thảo luận

- Theo dõi hiệu suất chiến dịch

- Bổ sung các hoạt động quảng cáo, tactics hỗ trợ tiếp cận TA

A: Cảm xúc "nặng" bao nhiêu? x

Thất bại trong việc thu hút sự quan tâm của khán giả

Lượt tiếp cận và tương tác thấp

- Đẩy mạnh các hoạt động PR, bổ sung tactics hỗ trợ

- Tạo ra thêm touch point với khách hàng

Gặp khủng hoảng truyền thông Đối tác gặp bê bối liên quan đến đời tư hoặc công việc Đánh giá mức độ rủi ro để quyết định phương hướng giải quyết hạn chế ảnh hưởng nhất đến chiến dịch

Chất lượng chương trình không đảm bảo

Xảy ra các sự cố về an ninh, kỹ thuật

Kiểm tra kỹ thuật, chuẩn bị các phương án dự phòng

Kiểm soát kém về nội dung, hình ảnh

- Khán giả tham gia có biểu hiện không đồng tình, phản ứng tiêu cực.

- Nội dung, hình ảnh truyền đạt bị sai lệch phát sinh so với kịch bản

- Xác định vấn đề và chuẩn bị sẵn các phương án giải quyết

- Chú ý bảo vệ thương hiệu và hình ảnh

- Cân nhắc khách mời phù hợp với TA

Mất thời Không thu hút được số lượng - Đo lường và theo dõi hiệu gian và tiền bạc nhưng không hiệu quả khán giả tham gia như kế hoạch suất chiến dịch

Món quà bí mật cho cảm xúc

Mức độ lan tỏa thấp

- Lượng truy cập website, tương tác và chia sẻ câu chuyện thấp, không đạt mục tiêu kế hoạch đề ra

- Số lượng người chọn “Gửi lời nhắn" không đủ cho số lượng người chọn “Chia sẻ câu chuyện"

- Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, bổ sung tactics CTA hỗ trợ

- Thêm tuyến nội dung, câu chuyện truyền cảm hứng để gắn kết TA với thương hiệu

- Sử dụng nguồn lực nhân sự team sản xuất tự viết lời nhắn để đảm bảo bất kỳ ai tham gia sự kiện cũng nhận được lời nhắn trả về

PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC VÀ ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

Tên MSV Công việc Điểm

- Tham gia brainstorm ý tưởng cho chiến dịch

- Làm các sản phẩm nội dung bài viết

- Xây dựng và hoàn thiện báo cáo

- Tham gia brainstorm ý tưởng cho chiến dịch

- Làm các sản phẩm nội dung bài viết

- Xây dựng và hoàn thiện báo cáo

- Tham gia brainstorm ý tưởng cho chiến dịch

- Làm các sản phẩm nội dung bài viết

- Xây dựng và hoàn thiện báo cáo

- Tham gia brainstorm ý tưởng cho chiến dịch

- Làm các sản phẩm nội dung bài viết

- Xây dựng và hoàn thiện báo cáo

- Tham gia brainstorm ý tưởng cho chiến dịch

- Làm các sản phẩm nội dung bài viết

- Xây dựng và hoàn thiện báo cáo

Nguyễn Uyển Nhã 2156160077 - Làm các sản phẩm nội dung bài viết

- Xây dựng và hoàn thiện báo cáo

Nguyễn Hồng Nhung 2156160078 - Tham gia brainstorm ý tưởng cho chiến dịch

- Làm các sản phẩm nội dung bài viết

- Xây dựng và hoàn thiện báo cáo

- Tham gia brainstorm ý tưởng cho chiến dịch

- Làm các sản phẩm nội dung bài viết

- Xây dựng và hoàn thiện báo cáo

- Tham gia brainstorm ý tưởng cho chiến dịch

- Làm các sản phẩm thiết kế

- Xây dựng và hoàn thiện báo cáo

Ngày đăng: 22/04/2024, 16:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh: Hộp cảm xúc Chữ: Cảm xúc nặng bao nhiêu? - học phần sáng tạo nội dung đề tài đường dây nóng ngày mai
nh ảnh: Hộp cảm xúc Chữ: Cảm xúc nặng bao nhiêu? (Trang 29)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w