LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khoá luận tốt nghiệp với đề tài “Ảnh hưởng của quản trị tài chính đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp” là công trình được nghiên cứu và thực hiện bởi chính
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trải qua những biến động kinh tế, chất lượng hoạt động kinh doanh (QTTC) đóng vai trò thiết yếu trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Đặc biệt, đối với nền kinh tế đang trên đà phát triển như Việt Nam, cải thiện QTTC không chỉ tác động tích cực đến doanh nghiệp mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước.
Trong hoạt động của các doanh nghiệp tại Việt Nam, QTTC vẫn luôn đƣợc coi là bài toán quan trọng cần đƣợc đƣa ra quyết định một cách cẩn trọng Ngày nay, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng đa dạng, việc đƣa ra các quyết định quản trị để gia tăng HQHĐ của doanh nghiệp lại càng khó và phức tạp hơn “ Tuỳ vào từng loại hình kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp mà nhà quản trị có thể đƣa ra chính sách quản trị tài chính phù hợp để tối ƣu hoá lợi nhuận cho doanh nghiệp của mình ” Ảnh hưởng của QTTC đến HQHĐ của doanh nghiệp đã được tìm thấy từ nhiều năm trước ở các nước phát triển Đây cũng là đề tài quen thuộc của nhiều tác giả như Zaheer Butt.B, Imran Hunjra.A và Rehman (2010), Mebrahtu Girmay (2017), Alhassan Musah, Erasmus Dodzi Gakpetor và Portia Pomaa (2018), Nguyễn Minh Kiều và Nguyễn Thị Hồng Huệ (2011),v.v Tuy nhiên, tại Việt Nam, chƣa có nhiều nghiên cứu thực nghiệm và bằng chứng của các nhà nghiên cứu và nhà quản trị cho thấy tồn tại tác động của QTTC đến HQHĐ của doanh nghiệp ở Việt Nam Đặc biệt hơn, trong tình hình suy thoái kinh tế và chuẩn bị hồi phục sau dịch bệnh Covid 19, cải thiện HQHĐ và giải bài toán QTTC là vấn đề gấp rút và cần thiết của các doanh nghiệp Chính vì vậy, xuất phát từ những lập luận trên, tác giả lựa chọn đề tài “ Ảnh hưởng của quản trị tài chính đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp” bằng dữ liệu thu thập từ các doanh nghiệp ở Việt Nam để thực hiện bài khoá luận tốt nghiệp
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu tác động của nhiều yếu tố như chính sách tài chính, lạm phát, lãi suất và các yếu tố nội tại gồm quy mô công ty, chiến lược kinh doanh, quản lý vốn lưu động, lựa chọn nguồn vốn Khoá luận tập trung nghiên cứu yếu tố nội bộ, đặc biệt là trình độ quản lý tài chính, thông qua kết quả hoạt động của các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM từ năm 2010 đến 2022.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Với nghiên cứu này, mục tiêu tổng quát nhất cần thực hiện là xác định các yếu tố của quản trị tài chính đồng thời xem xét khả năng ảnh hưởng của các yếu tố đó đến HQHĐ của các doanh nghiệp tại Việt Nam Và từ kết quả nghiên cứu cuối cùng sẽ làm cơ sở đó để tác giả đề xuất, khuyến nghị các hàm ý nhằm quản trị doanh nghiệp đảm bảo hiệu quả hoạt động một cách hiệu quả cũng nhƣ tối ƣu nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam trong tương lai gần
1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để thực hiện mục tiêu tổng quát, nghiên cứu cần đạt đƣợc các mục tiêu cụ thể sau: Đo lường mức độ tác động của QTTC tới HQHĐ của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam Đƣa ra hàm ý quản trị để nâng cao công tác quản trị tài chính, nhằm nâng cao HQHĐ của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Việc hoàn thành và làm rõ các mục tiêu của nghiên cứu ở trên dựa trên một số câu hỏi đƣợc đặt ra nhƣ sau:
“Mức độ tác động của các chỉ số tài chính tới HQHĐ của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam như thế nào? ”
Những gợi ý nào cần đƣợc thực hiện có thể giúp các nhà quản trị nâng cao khả năng QTTC cũng như cải thiện HQHĐ của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam?
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu được lựa chọn trong bài khóa luận là ảnh hưởng của QTTC đến HQHĐ của doanh nghiệp phi tài chính ở Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu của bài khóa luận nhƣ sau:
Về thời gian: Nghiên cứu đƣợc giới hạn số liệu từ năm 2010 – 2022 Lý do khóa luận chọn giai đoạn 2010 – 2022 để nghiên cứu là bởi vì khóa luận muốn xem xét tác động của QTTC đến HQHĐ doanh nghiệp với tính tin cậy cao với thời gian nghiên cứu là 13 năm, bắt đầu từ năm 2010 đến khi nền kinh tế Việt Nam kết thúc giai đoạn khủng khoảng tài chính, sau ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 và đang trong giai đoạn bắt đầu phục hồi
Về không gian: Các doanh nghiệp phi tài chính đƣợc niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam Bài khoá luận chọn những doanh nghiệp phi tài chính tại vì những doanh nghiệp tài chính gồm các ngành nhƣ Ngân hàng, Môi giới chứng khoán, Bảo hiểm có tính đặc thù riêng, các ngành này sử dụng một số chỉ số riêng khác mới có thể đánh giá đƣợc tình hình tài chính của các công ty trong ngành (ví dụ nhƣ chỉ số NIM, NPL,…) Vì vậy mà đề tài loại bỏ các doanh nghiệp tài chính ra để mang lại kết quả phù hợp
Về giới hạn nghiên cứu: Vì thời gian có hạn của quá trình làm khoá luận, đề tài chỉ nghiên cứu một phạm vi nhỏ trong quản trị tài chính bao gồm quản trị tài sản và quản trị cơ cấu nợ.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nguồn dữ liệu chính đƣợc sử dụng trong bài khóa luận là nguồn dữ liệu thứ cấp với dạng bảng (Panel data), cụ thể nhƣ sau:
Các số liệu được tổng hợp từ các BCTC, báo cáo thường niên từ năm 2010 –
2022 đƣợc công bố trên hệ thống Website của 112 doanh nghiệp đƣợc niêm yết trên sàn chứng khoán HoSE
Các số liệu vĩ mô trong các báo cáo tình hình kinh tế của Tổng cục thống kê
Nghiên cứu sử phương pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp chính Sau đó, xử lý, tính toán dữ liệu bằng Microsoft Excel 2016 và đƣa vào dữ liệu bảng (Panel data), phân tích bằng chương trình Stata 17.0 như trình tự sau:
Thống kế mô tả tổng quan các biến trong mô hình, thực hiện ma trận tương quan để khái quát dữ liệu nghiên cứu
Phân tích hồi quy: Tập trung vào ba mô hình chính là mô hình Pooled OLS, mô hình FEM-Fixed Effect Model và mô hình REM- Random Effect Model “ Kế tiếp là thực hiện các kiểm định để lựa chọn mô hình phù hợp nhất Đồng thời, kiểm tra một số vấn đề khiếm khuyết của mô hình như hiện tượng đa cộng tuyến, phương sai sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan ” Cuối cùng, bài khóa luận sử dụng phương pháp ƣớc lƣợng GLS với mục đích xóa bỏ các khiếm khuyết (nếu có).
ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu này hỗ trợ các nhà quản lý có góc nhìn rõ hơn về mối liên hệ giữa các chỉ số tài chính và quản trị tài chính đối với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Từ đó, doanh nghiệp có thể hoạch định và đưa ra các chiến lược quản trị tài chính hiệu quả để cải thiện hiệu quả hoạt động và lợi nhuận Nghiên cứu cũng cung cấp các gợi ý cho các nhà quản lý doanh nghiệp trong việc đưa ra các quyết định chính xác hơn về quản trị tài chính, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
KẾT CẤU BÀI KHÓA LUẬN
Ngoài phần mở đầu, kết luận , tài liệu tham khảo, phụ lục , đề tài gồm 05 chương: Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu trước
Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị
Chương 1 đề tài nêu ra vấn đề và chỉ ra tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, đưa ra cái nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu, sau đó đưa ra mục tiêu nghiên cứu chung và mục tiêu nghiên cứu cụ thể Tiếp theo, đặt ra các câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu tương ứng, đồng thời mô tả đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu 112 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE đối với 112 công ty phi tài chính trong 13 năm từ năm 2010 đến năm 2022 Cuối cùng, chỉ ra những đóng góp của đề tài và trình bày cấu trúc bố cục của đề tài gồm 5 chương và nội dung chính của từng chương riêng lẻ.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
Theo Lynne Sampson (2023), quản lý tài chính là kiểm soát dòng tiền ra vào tổ chức Các doanh nghiệp cần bán sản phẩm hoặc dịch vụ, thanh toán chi phí, cân đối sổ sách và nộp thuế Quản lý tài chính bao gồm những hoạt động này cùng các quy trình phức tạp hơn như trả lương nhân viên, mua vật tư và báo cáo với các cơ quan quản lý để chứng minh tuân thủ quy định Giám sát các giao dịch này là thiết yếu trong quản lý tài chính doanh nghiệp Doanh nghiệp càng lớn, quản lý tài chính càng phức tạp hơn.
Theo Dr Kirti Pandye (2016), quản lý tài chính đề cập đến một phần của hoạt động quản lý, có liên quan đến việc lập kế hoạch và kiểm soát các nguồn tài chính của công ty Theo Pandye.K (2016): “Quản lý tài chính là hoạt động điều hành của một doanh nghiệp chịu trách nhiệm đạt đƣợc và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn cần thiết cho hoạt động hiệu quả" Quản lý tài chính là việc áp dụng công tác quản lý chung nguyên tắc trong lĩnh vực ra quyết định tài chính, cụ thể là trong lĩnh vực đầu tƣ vốn, tài trợ cho các hoạt động khác nhau và thanh lý của lợi nhuận Quản lý tài chính là nghệ thuật lập kế hoạch; tổ chức, chỉ đạo và kiểm soát việc mua sắm và sử dụng vốn và xử lý lợi nhuận một cách an toàn nhằm mục đích cuối cùng là cá nhân, tổ chức và mục tiêu xã hội đƣợc thực hiện
Theo tiếp cận của đề tài, QTTC là hoạt động kiểm soát dòng tiền vào và ra trong doanh nghiệp QTTC cũng là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm soát các hoạt động tài chính của một doanh nghiệp, bao gồm việc quản lý cơ cấu nợ, quản lý tài sản, lập kế hoạch tài chính với mục tiêu tối ƣu hoá lợi nhuận cũng nhƣ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
2.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị tài chính của doanh nghiệp
Theo Brigham và Houston (2003), có nhiều chỉ tiêu đƣợc dùng để đánh giá hiệu quả của quản trị tài chính, cụ thể nhƣ:
2.1.2.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh tính thanh khoản
Thanh khoản là yếu tố quan trọng trong đánh giá sức mạnh tài chính của doanh nghiệp Các chỉ số thanh khoản như tỷ số thanh toán nhanh và tỷ số thanh toán hiện thời giúp đo lường khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và duy trì hoạt động liên tục của doanh nghiệp.
“ Tỷ số thanh toán nhanh (Quick ratio) là chỉ số phản ánh khả năng thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn dựa trên những tài sản ngắn hạn (không bao gồm hàng tồn kho) có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền ”
Theo Brigham và Houston: “Nếu tỷ số thanh toán nhanh (Quick ratio) < 1: cho thấy khả năng với các tài sản ngắn hạn không tính đến hàng tồn kho, doanh nghiệp không đủ khả năng để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn” Vì vậy, doanh nghiệp sẽ cần phải xem xét đến khả năng, có thể sẽ phải bán hàng tồn kho để có dòng tiền để trả cho các khoản nợ đến hạn
Nếu tỷ số này càng gần về bằng 0, cho thấy doanh nghiệp đang cạn kiệt về tài chính trong ngắn hạn, không còn khả năng chi trả, dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng đến tính hoạt động liên tục, có khả năng phải ngừng hoạt động, thậm chí là phá sản
Nếu tỷ số thanh toán nhanh (Quick ratio) > 1: cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt, không cần phải lo lắng phải thanh lý hàng tồn kho, để kịp thời thanh toán kịp các khoản nợ đến hạn
“ Tỷ số thanh toán hiện thời (Current ratio) là tỷ số đo lường khả năng trả nợ của công ty trong ngắn hạn Đây là chỉ tiêu phản ánh công ty có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn ”
Tỷ số thanh toán hiện hành cao thể hiện khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp Tuy nhiên, nếu tỷ số này quá cao, điều đó có thể dẫn đến việc giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh do đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn, từ đó dẫn đến quản lý kém hiệu quả đối với loại tài sản này.
Nếu tỷ số thanh toán hiện hành < 1 cho thấy tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đang thấp hơn so với nợ ngắn hạn Đây là dấu hiệu cho thấy khả năng thanh toán, trả nợ của doanh nghiệp là rất yếu và đang gặp các khó khăn về tài chính, dòng tiền trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn trả
2.1.2.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý tài sản
Theo Brigham và Houston: “Khả năng quản lý tài sản bao gồm một số chỉ tiêu nhƣ vòng quay hàng tồn kho, vòng quay khoản phải thu, vòng quay khoản phải trả, vòng quay vốn lưu động Các chỉ tiêu này dùng để đo lường hiệu quả quản lý tài sản của doanh nghiệp, đánh giá năng lực điều hành, quản lý và khả năng tạo ra lợi nhuận từ việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp”
Theo Nguyễn Văn Thuận: “Vòng quay hàng tồn kho (Inventory turnover) dùng để đo lường hiệu quả quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp Chỉ số này cho biết số lần hàng tồn kho của doanh nghiệp đƣợc bán hết hoặc tái nhập trong một khoảng thời gian nhất định”
Vòng quay hàng tồn kho càng cao thì doanh nghiệp càng bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp Điều này có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong BCTC, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm Doanh nghiệp cần theo dõi và phân tích chỉ số này thường xuyên để có những biện pháp kịp thời nhằm cải thiện hiệu quả quản lý hàng tồn kho, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm chi phí
Theo Nguyễn Văn Thuận, "Vòng quay khoản phải thu đo lường hiệu quả của doanh nghiệp trong việc thu hồi tiền từ khách hàng Tỷ lệ này cho biết số lần khoản phải thu được chuyển đổi thành tiền mặt trong một thời gian cụ thể".
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
2.2.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Hiệu quả liên quan đến việc sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ bằng cách sử dụng số lƣợng hoặc tài nguyên nhỏ nhất, nhƣ vốn, lực lƣợng lao động, tiêu thụ năng lƣợng Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau trong việc đƣa ra khái niệm về hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
Theo Bevan (1999), tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thường liên quan với tăng sản lƣợng (increased output), hiệu quả cao hơn (higher efficiency), tăng khả năng sinh lợi (increased profitability)V.v Benvan (1999) cho rằng: “Đối với các quan điểm liên quan đến việc tăng sản lượng, các nhà nghiên cứu thường sử dụng các mô hình phi tham số SFA (Stochastic Frontier Analysis – phương pháp phân tích biên) và DEA (Data Envelopment Analysis –mô hình phân tích bao số liệu) để đo lường hiệu quả Quan điểm này cho rằng hiệu quả hoạt động là một phạm trù kinh tế phản ánh mức độ sử dụng nguồn lực để đạt đƣợc mục tiêu của công ty, cho thấy rằng sự khác biệt giữa kết quả đạt đƣợc và chi phí ban đầu càng lớn thì sản lƣợng càng lớn và hiệu quả càng cao” Từ góc độ này, hiệu quả phù hợp với lợi nhuận của công ty và khả năng sản phẩm của công ty đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng
Một quan điểm khác cho rằng HQHĐ là sự khác biệt tuyệt đối giữa kết quả thu đƣợc và chi phí để có đƣợc kết quả đó Vì vậy, cũng có một số nghiên cứu sử dụng chỉ số lợi nhuận trước thuế (EBIT) hoặc lợi nhuận sau thuế (EAT) để đo lường HQHĐ của doanh nghiệp từ góc độ này mối tương quan giữa kết quả và chi phí Mặc dù vậy, hướng tiếp cận này vẫn phản ánh điểm yếu vì chưa thể hiện được mối tương quan về lƣợng và chất giữa kết quả và chi phí trong sự vận động biến đổi liên tục
Nhằm vượt qua hạn chế của phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động dựa trên mức độ tăng trưởng tuyệt đối, một giải pháp thay thế được đề xuất là sử dụng tỷ lệ tăng trưởng hiệu suất so với tăng trưởng chi phí Tỷ lệ này được đo lường bằng các chỉ số liên quan như tốc độ tăng trưởng doanh thu và tỷ lệ tăng trưởng doanh thu trên chi phí
Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại một số hạn chế nhất định Cụ thể, nó không đánh giá đƣợc mức độ tuyệt đối của kết quả kinh doanh và chi phí kinh doanh
Một phương pháp tiếp cận phổ biến hiện nay để đánh giá hiệu quả kinh doanh là dựa trên tỷ suất lợi nhuận thu được trên số vốn đầu tư ban đầu Các chỉ số thường được sử dụng để đo lường hiệu quả hoạt động theo phương pháp này bao gồm lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Ưu điểm của phương pháp này là nó tập trung vào mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp, đó là lợi nhuận Tuy nhiên, nhƣợc điểm của nó là chỉ xem xét đến vốn đầu tƣ ban đầu mà không tính đến các nguồn lực khác đƣợc sử dụng trong quá trình hoạt động
Khóa luận này tập trung đánh giá hiệu quả HQHĐ dựa trên phương pháp tiếp cận
Nghiên cứu này sử dụng chỉ số ROE (Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cổ đông của doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận Chỉ số ROE sẽ được đo lường và phân tích chi tiết trong phần tiếp theo, giúp hiểu rõ hơn về việc sử dụng vốn của doanh nghiệp và hiệu quả trong việc tạo ra lợi nhuận.
2.2.2 Chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
2.2.2.1 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
“ROE phản ánh một đồng VCSH đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này càng cao thì doanh nghiệp càng tốt và nó được đo lường bằng lợi nhuận sau thuế trên VCSH bình quân ” (PEFA Secretariat 2005)
Trong đó, “ lợi nhuận sau thuế đƣợc lấy từ số liệu của báo cáo kết quả HĐKD, còn tổng vốn chủ sở hữu đƣợc lấy từ số liệu của bảng cân đối kế toán của các công ty ” VCSH bình quân đƣợc tính bằng trung bình cộng của VCSH đầu kỳ và cuối, vì con số trên bảng cân đối kế toán là con số thể hiện tại một thời điểm cụ thể, không phải con số đại diện của công ty trong một thời kỳ nhất định
2.2.2.2 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
ROA (Return on Assets) là chỉ tiêu phản ánh mức độ sinh lời mà doanh nghiệp đạt đƣợc trên mỗi đơn vị tài sản đang sử dụng (PEFA Secretariat 2005)
Theo PEFA Secretariat: “ROA cao cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tài sản của mình một cách hiệu quả để tạo ra lợi nhuận Ngƣợc lại, một ROA thấp cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc sử dụng tài sản của mình để tạo ra lợi nhuận.”
2.2.2.3 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)
Theo PEFA Secretariat: “ROS (Return on Sales) là một chỉ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng doanh thu của doanh nghiệp ROS cao cho thấy doanh nghiệp đang tạo ra nhiều lợi nhuận từ mỗi đồng doanh thu Ngƣợc lại, ROS thấp cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tạo ra lợi nhuận từ doanh thu.”
“Để đánh giá HQHĐ của doanh nghiệp, việc phân tích dựa trên các nguồn tài sản và vốn đầu tƣ là vô cùng quan trọng Hai chỉ số đƣợc sử dụng phổ biến nhất cho mục đích này là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) ROA giúp đánh giá khả năng sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận, trong khi ROE thể hiện mức độ hiệu quả trong việc sử dụng vốn của cổ đông để sinh lời ” Cụ thể, bài khóa luận sử dụng chỉ số ROE để đánh giá HQHĐ doanh nghiệp nhằm nghiên cứu dựa trên quan điểm của các cổ đông.
CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN
2.3.1 Lý thuyết trật tự phân hạng (Pecking Order Theory)
Theo Myers (1984), các doanh nghiệp có xu hướng lựa chọn thứ tự ưu tiên nguồn vốn tài trợ theo thứ tự: lợi nhuận tái đầu tư, nợ, vốn cổ phần Lý thuyết này xuất phát từ sự bất đối xứng thông tin ảnh hưởng đến lựa chọn tài trợ nội bộ và bên ngoài, cũng như giữa chứng khoán nợ và chứng khoán vốn Sự bất đối xứng thông tin này dẫn đến sự ưu tiên nguồn vốn nội bộ, chủ yếu là lợi nhuận tái đầu tư, trước khi xem xét đến nợ mới và vốn cổ phần mới.
Pecking Order Theory còn giải thích tại sao các doanh nghiệp có khả năng sinh lợi thấp sẽ vay nợ nhiều hơn Những doanh nghiệp này vay nợ nhiều không phải vì tỷ lệ nợ mục tiêu cao hơn mà vì họ cần nhiều tài trợ từ bên ngoài Mặt khác, họ có khả năng sinh lợi ít hơn thì phát hành nợ Bởi doanh nghiệp không có các nguồn vốn nội bộ và tài trợ nợ đứng đầu trong trong một trật tự phân hạng từ tài trợ bên ngoài
Cũng theo lý thuyết trật tự phân hạng thì sự hấp dẫn của tấm chắn thuế từ vay nợ sẽ tác động tới các tỷ lệ nợ khi có sự bất cân đối của dòng tiền nội bộ Các doanh nghiệp có khả năng sinh lợi cao nhƣng có cơ hội đầu tƣ hạn chế sẽ cố gắng đạt tỷ lệ nợ thấp nhất Điều này dẫn đến một trật tự phân hạng và giải thích tại sao các doanh nghiệp có khả năng sinh lợi thấp thường vay nợ nhiều hơn Từ đó, các nhà quản trị có thể dựa trên lý thuyết này để quản trị tài chính cụ thể là quản trị lƣợng vốn vay của mình
2.3.2 Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn (Trade-Off Theory)
Philippe Adair và Mohamed Adaskou (2017) cho rằng: “Lý thuyết này phù hợp bởi Modigliani và Miller (1958) đã dựa trên những giả định là thị trường vốn hoàn hảo, không có thuế, chi phí đại diện cũng nhƣ chi phí giao dịch Sau đó Modigliani và Miller (1963) đã dựa trên thị trường bao gồm thuế: giá trị của một công ty mắc nợ bằng giá trị của một khoản nợ phi doanh nghiệp, cộng với giá trị hiện tại của khoản tiết kiệm thuế từ nợ và trừ đi giá trị hiện tại của chi phí liên quan đến những khó khăn tài chính tiềm ẩn” Do đó, vì lãi vay đƣợc khấu trừ khỏi lợi nhuận chịu thuế nên các công ty có động cơ sử dụng nợ hơn là VCSH Tuy nhiên công ty phải lựa chọn bao nhiêu nguồn vốn vay và bao nhiêu nguồn VCSH để tài trợ nhằm cân bằng các chi phí và lợi ích, hay nói cách khác, doanh nghiệp cần phải quản trị hệ số nợ trên VCSH hợp lý để tối ƣu HQHĐ của doanh nghiệp.
LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN
Zaheer Butt.B, Imran Hunjra.A và Rehman (2010) đã áp dụng phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng để nghiên cứu tác động của QTTC đến HQHĐ đo lường bằng lợi nhuận gộp của doanh nghiệp trong giai đoạn 2008 - 2009 Kết quả nghiên cứu đƣa ra rằng: “Quản trị tài chính bao gồm cơ cấu vốn, chính sách cổ tức, thẩm định đầu tư và quản trị vốn lưu động đều có mối quan hệ cùng chiều đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp”
Abanis Turyahebwa, Arthur Sunday và Derick Ssekajugo (2013) đã áp dụng mô hình thực chứng (mô hình định lượng) với các mô hình cắt ngang và tương quan
Mô hình tương quan được sử dụng để thiết lập mối quan hệ giữa thực tiễn quản lý tài chính và hiệu quả kinh doanh được đo lường bằng lợi nhuận của 335 doanh nghiệp vừa và nhỏ Nghiên cứu cho thấy: “Quản lý vốn lưu động (bao gồm việc quản lý tiền, quản lý hàng tồn kho và quản lý khoản phải thu), thực tiễn tài trợ, đầu tƣ có mối quan hệ cùng chiều đối với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Trong khi, hệ thống thông tin kế toán cũng có mối quan hệ cùng chiều nhƣng tác động không có ý nghĩa thống kê đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp” Vì vậy, nghiên cứu đã đƣa ra kết luận là việc quản trị tài chính có mối quan hệ cùng chiều và đáng kể đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Charles Waweru và Dr Karanja Ngugi (2014) cùng với phương pháp phân tích hồi quy đa biến đã nghiên cứu ảnh hưởng của QTTC đến HQHĐ được đo lường bằng lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp ở Kenya Nghiên cứu chỉ ra rằng đổi mới về tài chính, đầu tư, quản trị rủi ro và quản lý vốn lưu động đều có mối quan hệ cùng chiều đối với HQHĐ của doanh nghiệp Cụ thể hơn đối với quản trị vốn lưu động, nghiên cứu kết luận rằng thời gian thu tiền từ khoản phải thu và thời gian nắm giữ hàng tồn kho có mối quan hệ ngƣợc chiều đối với hiệu quả của doanh nghiệp
Mebrahtu Girmay (2017) đã dùng phương pháp hồi quy với mô hình hồi quy probit để nghiên cứu ảnh hưởng của thực tiễn QTTC đến HQHĐ được đo lường bằng ROS, ROA và ROE của các doanh nghiệp ở thành phố Mekelle Kết quả chỉ ra rằng:
“Cấu trúc vốn, dự toán vốn, phân tích báo cáo tài chính, hệ thống thông tin kế toán đều có mối quan hệ cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Trong khi đó, quản trị vốn lưu động cũng có mối quan hệ cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tuy nhiên không có ý nghĩa thống kê.”
“ Mulinge Nthenge.D và Japhet Ringera (2017) đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính được thu thập bằng bảng câu hỏi để nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị tài chính đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ở Kenya Nghiên cứu cho thấy quản lý vốn lưu động, quyết định đầu tư và quyết định tài chính có mối quan hệ cùng chiều đối với hiệu quả tài chính của doanh nghiệp được đo lường bằng lợi nhuận, khối lượng bán hàng và tăng trưởng tài sản ”
Alhassan Musah, Erasmus Dodzi Gakpetor và Portia Pomaa (2018) đã sử dụng phương pháp phân tích tương quan Pearson đề nghiên cứu ảnh hưởng của QTTC đến khả năng sinh lời được đo lường bằng lợi nhuận gộp của 100 doanh nghiệp nhỏ và vừa Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: “Quản trị vốn lưu động, quản trị cơ cấu nguồn vốn, hệ thống thông tin kế toán và báo cáo tài chính, dự toán vốn đầu tƣ đều có mối quan hệ cùng chiều với khả năng sinh lời của các doanh nghiệp Nghiên cứu đƣa ra kết luận rằng quản trị tài chính có mối quan hệ cùng chiều và vô cùng chặt chẽ đối với khả năng sinh lời của các doanh nghiệp.”
Nghiên cứu của Saqib Muneer, Rao Abrar Ahmad, Azhar Ali (2017) đã kết hợp phương pháp bình phương nhỏ nhất từng phần với mô hình phương trình cấu trúc để khám phá mối quan hệ giữa quản trị tài chính và khả năng sinh lời, được đo lường bằng lợi nhuận của 200 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Pakistan Nghiên cứu cũng xem xét tác động của chi phí đại diện đến mối quan hệ này Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa quản trị tài chính, bao gồm hệ thống thông tin kế toán, hệ thống thông tin tài chính và quản trị vốn lưu động, với khả năng sinh lời của doanh nghiệp Chi phí đại diện không có tác động đáng kể đến mối quan hệ này.
Anangwe, Z L và Malenya, A (2020) đã áp dụng phương pháp nghiên cứu tương quan để nghiên cứu tác động của QQTC đối với hiệu quả hoạt động được đo lường bằng thị phần, tăng trưởng tài sản và tăng trưởng lợi nhuận đầu tư của các doanh nghiệp ở thị trấn Bungoma Nghiên cứu đã chỉ ra rằng: “Các hoạt động quản trị tài chính đều có tác động đáng kể về mặt thống kê đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc quản lý thanh khoản, quản trị vốn lưu động, quản lý tài sản và BCTC có mối quan hệ cùng chiều đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.”
Tharmini T và Lakshan A.M.I (2021) áp dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính bội để nghiên cứu tác động của quản trị tài chính đến hiệu quả hoạt động được đo lường bằng ROA của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Nghiên cứu đã cho ra kết quả: “Phân tích báo cáo tài chính và quản trị vốn lưu động có mối quan hệ cùng chiều đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Trong khi đó, hệ thống thông tin kế toán và kế hoạch tài chính không có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu”
Nguyễn Minh Kiều và Nguyễn Thị Hồng Huệ (2011) đã sử dụng 03 mô hình nghiên cứu là FEM, REM và OLS để nghiên cứu về ảnh hưởng của QTTC đến HQHĐ của doanh nghiệp được đo lường bằng ROE, với dữ liệu 179 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP Hồ Chí Minh thuộc nhiều ngành khác nhau ngoại trừ những ngành có tính đặc thù nhƣ ngành Ngân hàng, Môi giới chứng khoán, Bảo hiểm trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2011 “ Kết quả nghiên cứu đã thể hiện rằng: “Tồn tại mối quan hệ cùng chiều của chỉ tiêu nhƣ hệ số khả năng thanh toán nhanh, vòng quay phải thu, vòng quay khoản phải trả, vòng quay vốn lưu động, hệ số Tổng Nợ/ Tổng tài sản Trong khi đó, chỉ số Nợ dài hạn/ Tổng nợ và vòng quay hàng tồn kho có mối quan hệ ngƣợc chiều đến ROE.”
Bảng 1.1 Tổng quan các nghiên cứu Ảnh hưởng
Cùng chiều (+) Ngƣợc chiều (-) Không có ý nghĩa thống kê
Nguyễn Minh Kiều và Nguyễn Thị Hồng Huệ (2011)
Vòng quay hàng tồn kho
Abanis Turyahebwa, Arthur Sunday và Derick Ssekajugo (2013); Charles Waweru và Dr Karanja Ngugi (2014)
Nguyễn Minh Kiều và Nguyễn Thị Hồng Huệ (2011) Đổi mới tài chính Charles Waweru và Dr Karanja Ngugi (2014)
Vòng quay khoản phải thu
Nguyễn Minh Kiều và Nguyễn Thị Hồng Huệ (2011); Abanis Turyahebwa, Arthur Sunday và Derick Ssekajugo (2013); Charles Waweru và Dr
Hệ thống thông tin kế toán
Mebrahtu Girmay (2017); Alhassan Musah, Erasmus Dodzi Gakpetor và Portia Pomaa (2018);
Abanis Turyahebwa, Arthur Sunday và Derick
Saqib Muneer, Rao Abrar Ahmad, Azhar Ali (2017);
Alhassan Musah, Erasmus Dodzi Gakpetor và Portia Pomaa (2018)
Nợ ngắn hạn/ Tổng tài sản
Vòng quay vốn lưu động
Nguyễn Minh Kiều và Nguyễn Thị Hồng Huệ (2011); Zaheer Butt.B, Imran Hunjra.A và Rehman (2010); Abanis Turyahebwa, Arthur Sunday và Derick Ssekajugo (2013); Mulinge Nthenge.D và Japhet Ringera (2017); Alhassan Musah, Erasmus Dodzi Gakpetor và Portia Pomaa (2018); Saqib Muneer, Rao Abrar Ahmad, Azhar Ali (2017);
Charles Waweru và Dr Karanja Ngugi (2014);
Alhassan Musah, Erasmus Dodzi Gakpetor và Portia Pomaa (2018); Anangwe, Z L và Malenya,
Nợ dài hạn trên Nguyễn Minh Kiều tổng nợ và Nguyễn Thị
Hệ thống thông tin tài chính
Saqib Muneer, Rao Abrar Ahmad, Azhar Ali (2017);
Alhassan Musah, Erasmus Dodzi Gakpetor và Portia Pomaa (2018)
Dự toán vốn đầu tƣ Mebrahtu Girmay (2017); Alhassan Musah,
Erasmus Dodzi Gakpetor và Portia Pomaa (2018)
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Nguyễn Minh Kiều và Nguyễn Thị Hồng Huệ (2011)
Báo cáo tài chính Mebrahtu Girmay (2017); Alhassan Musah,
Erasmus Dodzi Gakpetor và Portia Pomaa (2018);
Alhassan Musah, Erasmus Dodzi Gakpetor và Portia Pomaa (2018); Anangwe, Z L và Malenya,
Cơ cấu vốn Zaheer Butt.B, Imran Hunjra.A và Rehman (2010);
Erasmus Dodzi Gakpetor và Portia Pomaa (2018) Chính sách cổ tức Zaheer Butt.B, Imran Hunjra.A và Rehman (2010)
Quyết định đầu tƣ Zaheer Butt.B, Imran Hunjra.A và Rehman (2010);
Mulinge Nthenge.D và Japhet Ringera (2017);
Charles Waweru và Dr Karanja Ngugi (2014)
Thực tiễn tài trợ, quyết định tài chính
Abanis Turyahebwa, Arthur Sunday và Derick Ssekajugo (2013); Mulinge Nthenge.D và Japhet Ringera (2017)
Nợ/ VCSH Nguyễn Minh Kiều,
Nguồn : Tác giả tự tổng hợp
2.2.3 Khoảng trống nghiên cứu ô Chủ đề quản trị tài chớnh tỏc động đến HQHĐ của doanh nghiệp đó đƣợc nghiờn cứu ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam Tuy nhiên, các nghiên cứu về đề tài này ở Việt Nam chƣa đƣợc thực hiện nhiều Ở Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Minh Kiều và Nguyễn Thị Hồng Huệ (2010) đã nghiên cứu tập trung vào các biến khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh, vòng quay khoản phải trả, vòng quay khoản phải thu, vòng quay vốn lưu động, vòng quay hàng tồn kho, hệ số nợ trên tổng tài sản, hệ số nợ trên vốn chù sở hữu và hệ số nợ dài hạn trên tổng nợ Tuy nhiên, nghiên cứu của Nguyễn Minh Kiều và Nguyễn Thị Hồng Huệ chỉ nghiên cứu trong giai đoạn 2008 – 2011 Vỡ vậy, khúa luận thực hiện đề tài ô Ảnh hưởng của quản trị tài chớnh đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010 – 2022 ằ và cú một số đóng góp nhƣ sau :
Một mặt khóa luận thừa kế nghiên cứu trước ở Việt Nam là nghiên cứu của Nguyễn Minh Kiều và Nguyễn Thị Hồng Huệ (2011) và tiến hành kiểm định lại chiều hướng và tác động của các biến : Vòng quay khoản phải thu, vòng quay khoản phải trả, vòng quay vốn lưu động, hệ số nợ trên tổng tài sản, hệ số nợ trên VCSH, hệ số nợ dài hạn trên tổng nợ với mẫu là các doanh nghiệp đƣợc niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam nhằm khẳng định lại chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của QTTC đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2022 Ngoài ra khóa luận sử dụng thêm mô hình mới là mô hình FGLS – Bình phương tối thiểu tổng quát để khắc phục các khuyết tật còn tồn tại của mô hình và đƣa ra kết quả phù hợp nhất
Chương 2 tình bày cơ sở lý thuyết về quản trị tài chính, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và ảnh hưởng của quản trị tài chính đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Sau đó, trình bày các nghiên cứu thực nghiệm đã được công bố trong và ngoài nước có liên quan nhằm xây dựng mô hình nghiên cứu thực nghiệm, hệ thống các biến và phương pháp nghiên cứu.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
“ Bước 1: “ Bước 1 đóng vai trò thiết yếu trong việc xây dựng nền tảng cho toàn bộ khóa luận Việc trình bày lý thuyết, lược khảo nghiên cứu trước và xác định khoảng trống nghiên cứu giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề nghiên cứu và tầm quan trọng của nó Mô hình nghiên cứu đóng vai trò kim chỉ nam cho việc thực hiện nghiên cứu và đảm bảo tính khoa học cho khóa luận
Bước 2: Bước 2 đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập cấu trúc cho việc phân tích dữ liệu và kiểm định giả thuyết Việc thiết kế mô hình nghiên cứu phù hợp, dự đoán phương trình hồi quy chính xác và xây dựng các giả thuyết nghiên cứu rõ ràng sẽ giúp đảm bảo tính khoa học và hiệu quả cho việc nghiên cứu
Bước 3: Bước 3 đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập và xử lý dữ liệu để phục vụ cho việc phân tích và giải thích kết quả nghiên cứu Việc xác định mẫu nghiên cứu phù hợp, thu thập dữ liệu đầy đủ, chính xác và xử lý dữ liệu hiệu quả sẽ đảm bảo tính khoa học và tin cậy cho kết quả nghiên cứu
Bước 4: Bước 4 đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích dữ liệu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu Việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp, sử dụng các kỹ thuật phân tích hiệu quả qua các mô hình OLS, FEM, REM và kiểm định giả thuyết khoa học sẽ giúp đảm bảo tính chính xác và tin cậy cho kết quả nghiên cứu
“ Bước 5: Bước 5 đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn mô hình phù hợp để giải thích mối quan hệ giữa các biến Việc kiểm định giả thuyết khoa học với mức ý nghĩa 10%, so sánh mô hình hiệu quả và lựa chọn mô hình phù hợp sẽ giúp đảm bảo tính chính xác và tin cậy cho kết quả nghiên cứu
Bước 6: Kiểm định các khiếm khuyết của mô hình, bao gồm: đa cộng tuyến, tự tương quan và không đồng nhất Nếu những lỗi này không tồn tại, hãy chuyển sang bước 7 kết hợp với bước 5 Nếu tồn tại một trong những sai sót trên, hãy khắc phục nó bằng phương pháp GLS trong khi kiểm tra giả thuyết nghiên cứu và chuyển sang bước
Bước 7: Đây là bước đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp kết quả nghiên cứu và đƣa ra các khuyến nghị chính sách thiết thực Việc đƣa ra kết luận rõ ràng, súc tích và đề xuất các chính sách phù hợp, hiệu quả sẽ góp phần nâng cao giá trị khoa học và ứng dụng thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.2.1 Cơ sở đề xuất mô hình
Đo lường hiệu quả hoạt động doanh nghiệp thông qua tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) là phương pháp phổ biến (Nguyễn Minh Kiều và Nguyễn Thị Hồng Huệ, 2011) ROE phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu và giá trị mà chủ sở hữu nhận được từ khoản đầu tư của họ vào công ty Để đánh giá tác động của quản trị tài chính đối với hiệu quả hoạt động, nghiên cứu này đề xuất một mô hình bao gồm các biến theo lý thuyết khảo sát và các nghiên cứu trước đó.
ROE = f(VQ_PTHU, VQ_PTRA, VQ_VLD, TONGNO_TTS, TONGNO_VCSH, NODH_TONGNO)
ROE: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
VQ_PTHU: Vòng quay khoản phải thu Kỳ vọng mang dấu (+)
VQ_PTRA: Vòng quay khoản phải trả Kỳ vọng mang dấu (+)
VQ_VLD: Vòng quay vốn lưu động Kỳ vọng mang dấu (+)
TONGNO_TTS: Hệ số tổng nợ trên tổng tài sản Kỳ vọng mang dấu (+)
TONGNO_VCSH: Hệ số tổng nợ trên vốn chủ sở hữu Kỳ vọng mang dấu (-) NODH_TONGNO: Hệ số nợ dài hạn trên tổng nợ Kỳ vọng mang dấu (-)
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Biến phụ thuộc ROE là chỉ tiêu phản ánh tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu đƣợc xác định bằng công thức sau dựa trên số liệu của BCTC:
Vòng quay khoản phải thu (VQ_PTHU)
Theo Nguyễn Văn Thuận: “Vòng quay khoản phải thu (Accounts Receivable Turnover Ratio) là một chỉ số tài chính đo lường hiệu quả của doanh nghiệp trong việc thu hồi các khoản phải thu từ khách hàng Chỉ số này cho biết số lần các khoản phải thu của một công ty đƣợc chuyển đổi thành tiền mặt trong một khoảng thời gian nhất định.” Chỉ số này cao cho thấy doanh nghiệp thu hồi các khoản phải thu nhanh chóng, từ đó cải thiện dòng tiền và giảm thiểu rủi ro thanh toán chậm trễ của khách hàng Ngƣợc lại, chỉ số thấp cho thấy doanh nghiệp thu hồi các khoản phải thu chậm, gây ảnh hưởng đến dòng tiền và tăng nguy cơ phát sinh nợ khó đòi
Biến độc lập VQ_PTHU phản ánh mức độ hiệu quả của công ty khi xử lý các khoản phải thu và được đo lường bằng công thức:
Vòng quay khoản phải trả (VQ_PTRA)
Vòng quay khoản phải trả (Accounts Payable Turnover Ratio) là một chỉ số tài chính đo lường hiệu quả của doanh nghiệp trong việc thanh toán các khoản phải trả cho nhà cung cấp Chỉ số này cho biết số lần các khoản phải trả của một công ty đƣợc thanh toán trong một khoảng thời gian nhất định Chỉ số này cao cho thấy doanh nghiệp thanh toán các khoản phải trả nhanh chóng, từ đó cải thiện dòng tiền và giảm thiểu chi phí lãi vay Ngƣợc lại, chỉ số thấp cho thấy doanh nghiệp thanh toán các khoản phải trả chậm, gây ảnh hưởng đến dòng tiền và tăng chi phí lãi vay Biến độc lập VQ_PTRA phản ánh khả năng chiếm dụng vốn đối với nhà cung cấp và được đo lường bằng công thức:
Vòng quay vốn lưu động (VQ_VLD)
Vòng quay vốn lưu động có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Chỉ số này cao cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động hiệu quả, từ đó cải thiện khả năng tạo ra doanh thu và lợi nhuận Ngƣợc lại, chỉ số thấp cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động kém hiệu quả, có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt vốn lưu động và tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Biến độc lập VQ_VLD là một chỉ số đo lường tốc độ luân chuyển của vốn lưu động để tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp và đƣợc xác định bằng công thức:
𝑉ố𝑛 𝑙ư𝑢 độ𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 Trong đó: Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn
Hệ số tổng nợ trên tổng tài sản (TONGNO_TTS)
Theo Nguyễn Văn Thuận: “Hệ số tổng nợ trên tổng tài sản đƣợc sử dụng trong việc đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp Chỉ số này cao cho thấy doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ để tài trợ cho tài sản của mình, điều này có thể dẫn đến rủi ro tài chính nếu doanh nghiệp không có khả năng trả nợ Ngƣợc lại, chỉ số thấp cho thấy doanh nghiệp sử dụng ít nợ để tài trợ cho tài sản của mình, điều này có thể làm giảm khả năng sinh lời của doanh nghiệp.” Biến độc lập TONGNO_TTS còn đƣợc coi là tỷ lệ đòn bẩy tài chính, phản ánh mức độ công ty sử dụng vốn vay để tài trợ cho hoạt động kinh doanh và được đo lường bằng công thức sau dựa trên số liệu của BCTC:
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 Trong đó: Tổng nợ bao gồm toàn bộ khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn
Hệ số tổng nợ trên vốn chủ sở hữu (TONGNO_VCSH)
Hệ số tổng nợ trên vốn chủ sở hữu có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp Chỉ số này cao cho thấy doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ để tài trợ cho hoạt động của mình, điều này có thể dẫn đến rủi ro tài chính nếu doanh nghiệp không có khả năng trả nợ Ngƣợc lại, chỉ số thấp cho thấy doanh nghiệp sử dụng ít nợ để tài trợ cho hoạt động của mình, điều này có thể làm giảm khả năng sinh lời của doanh nghiệp
Biến độc lập TONGNO_VCSH là chỉ số phản ánh quy mô tài chính của doanh nghiệp, cho biết doanh nghiệp chi trả cho các hoạt động của mình nhƣ thế nào và đƣợc đo lường bằng công thức sau dựa trên số liệu của BCTC:
Hệ số nợ dài hạn trên tổng nợ (NODH_TONGNO)
Theo Nguyễn Văn Thuận: “Hệ số nợ dài hạn trên tổng nợ có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp trong dài hạn Chỉ số này cao cho thấy doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ dài hạn để tài trợ cho hoạt động của mình, điều này có thể dẫn đến rủi ro tài chính nếu doanh nghiệp không có khả năng trả nợ
Ngƣợc lại, chỉ số thấp cho thấy doanh nghiệp sử dụng ít nợ dài hạn để tài trợ cho hoạt động của mình, điều này có thể làm giảm khả năng sinh lời của doanh nghiệp.”
Biến độc lập NODH_TONGNO phản ánh cơ cấu nợ của doanh nghiệp và cho biết khả năng tài chính của doanh nghiệp để tài trợ cho hoạt động kinh doanh đến từ đâu và được đo lường bằng công thức sau dựa trên số liệu của BCTC:
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ Trong đó: Tổng nợ bao gồm toàn bộ khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn
Với cơ sở lý thuyết đƣợc trình bày và mô hình nghiên cứu nhƣ trên, cùng với các giả thuyết nghiên cứu đƣợc đặt ra nhƣ sau:
Vòng quay khoản phải thu (VQ_PTHU)
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ thuận chiều giữa vòng quay khoản phải thu và hiệu quả hoạt động kinh doanh (HQHĐ) của doanh nghiệp Các nghiên cứu của Nguyễn Minh Kiều và Nguyễn Thị Hồng Huệ (2011), Abanis Turyahebwa, Arthur Sunday và Derick Ssekajugo (2013), Charles Waweru và Dr Karanja Ngugi (2014) đều đưa ra kết luận rằng vòng quay khoản phải thu cao tương ứng với thời gian thu tiền từ khách hàng ngắn hơn, dẫn đến cải thiện HQHĐ của doanh nghiệp.
Giả thuyết H 1 : Vòng quay khoản phải thu tác động cùng chiều (+) đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên sàn chứng khoán Việt Nam
Vòng quay khoản phải trả (VQ_PTRA)
Nghiên cứu của Nguyễn Minh Kiều và Nguyễn Thị Hồng Huệ (2011) đã đƣa ra ý kiến rằng vòng quay khoản phải trả có mối quan hệ cùng chiều đối với HQHĐ của doanh nghiệp Cụ thể hơn, số vòng quay khoản phải trả càng cao, nghĩa là khả năng thanh toán cũng nhƣ khả năng tài chính của doanh nghiệp tốt để thanh toán cho nhà cung cấp, vì vậy chứng tỏ rằng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tốt
Giả thuyết H 2 : Vòng quay khoản phải trả tác động cùng chiều (+) đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên sàn chứng khoán Việt Nam
Vòng quay vốn lưu động (VQ_VLD)
Có nhiều nghiên cứu nói về mức độ và chiều tác động của vòng quay vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Các nghiên cứu nhƣ nghiên cứu của Nguyễn Minh Kiều và Nguyễn Thị Hồng Huệ (2011); Zaheer Butt.B, Imran Hunjra.A và Rehman (2010); Abanis Turyahebwa, Arthur Sunday và Derick Ssekajugo (2013); Mulinge Nthenge.D và Japhet Ringera (2017); Alhassan Musah, Erasmus Dodzi Gakpetor và Portia Pomaa (2018); Saqib Muneer, Rao Abrar Ahmad, Azhar Ali (2017); Charles Waweru và Dr Karanja Ngugi (2014); Alhassan Musah, Erasmus Dodzi Gakpetor và Portia Pomaa (2018); Anangwe, Z L và Malenya, A (2020); Tharmini T và Lakshan A.M.I (2021) đều cho ra cùng một ý kiến là vòng quay vốn lưu động có mối quan hệ cùng chiều đối với HQHĐ của doanh nghiệp Hay nói cách khác, vòng quay vốn lưu động cao cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng vốn lưu động của mình hiệu quả, phản ánh khả năng chuyển vốn lưu động thành doanh thu nhanh chóng và cải thiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Giả thuyết H 3 : Vòng quay vốn lưu động tác động cùng chiều (+) đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên sàn chứng khoán Việt Nam
Hệ số nợ trên tổng tài sản (TONGNO_TTS)
Có nhiều ý kiến về sự tác động của hệ số Tổng Nợ/ Tổng tài sản đến HQHĐ của doanh nghiệp Nghiên cứu của Nguyễn Minh Kiều và Nguyễn Thị Hồng Huệ (2011) đã đƣa ra ý kiến rằng: “Sử dụng nợ vay nhƣ là lá chắn thuế cho doanh nghiệp, đó là lý do mà hệ số Tổng Nợ/ Tổng tài sản và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có quan hệ cùng chiều Nói cách khác, mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của công ty với một góc nhìn khác còn gọi là đòn bẩy tài chính Đòn bẩy tài chính có thể giúp gia tăng lời hoặc lỗ của công ty tuỳ vào mức độ và chiến lƣợc công ty sử dụng.”
Giả thuyết H 4 : Hệ số tổng nợ trên tổng tài sản tác động cùng chiều (+) đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên sàn chứng khoán Việt Nam
Hệ số Tổng Nợ/ Vốn chủ sở hữu (TONGNO_VCSH)
DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu đƣợc thu thập từ các bảng BCTC đã đƣợc kiểm toán của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam Mẫu đƣợc chọn là các doanh nghiệp phi tài chính có đầy đủ số liệu cần quan tâm trong khoảng thời gian 2010 –
“Cập nhật đến ngày 31/12/2022, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận 358 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết Sau khi áp dụng tiêu chí chọn mẫu đề ra tại phần đối tƣợng nghiên cứu, 246 doanh nghiệp đã đƣợc loại bỏ Kết quả, mẫu nghiên cứu còn lại bao gồm 112 doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ yêu cầu.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này sử dụng các công cụ kinh tế lượng tiên tiến để đo lường mức độ tác động của các yếu tố trong QTTC đối với HQHĐ của doanh nghiệp Mục tiêu chính là làm sáng tỏ mối liên hệ mật thiết giữa hai yếu tố quan trọng này, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, bài khoá luận thu thập dữ liệu thứ cấp từ BCTC đã đƣợc kiểm toán của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam Dữ liệu này đƣợc phân tích cẩn thận bằng mô hình hồi quy dựa trên dữ liệu bảng cân bằng, so sánh hai trường hợp: mô hình hồi quy tác động cố định (FEM) và mô hình hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên (REM)
Kiểm định Hausman đƣợc áp dụng để lựa chọn mô hình phù hợp nhất với tập dữ liệu, đảm bảo tính chính xác và tin cậy cho kết quả nghiên cứu Phương pháp GLS (Generalized Least Squares) được sử dụng để giải quyết các vấn đề về phương sai không đồng nhất, đa cộng tuyến và tự tương quan, giúp nâng cao độ chính xác của ước lƣợng
3.4.1 Phân tích thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả được áp dụng để có cái nhìn tổng quan về mẫu nghiên cứu, bao gồm các đặc điểm cơ bản của dữ liệu thu thập Cụ thể, phương pháp này giúp tóm tắt và mô tả các biến độc lập và biến phụ thuộc của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2010-2022 Qua đó, ta có thể nắm bắt đƣợc giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của từng biến nghiên cứu
3.4.2 Phân tích ma trận tương quan
Phân tích tương quan đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá mối liên hệ giữa các biến phụ thuộc và biến kiểm soát, đồng thời hỗ trợ dự đoán sơ bộ về mô hình nghiên cứu Phương pháp này xác định mức độ và hướng tương quan, giúp dự đoán tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc
Phân tích tương quan còn hữu ích trong việc phát hiện đa cộng tuyến và lựa chọn biến phù hợp cho mô hình hồi quy, góp phần nâng cao chất lƣợng và độ tin cậy cho kết quả nghiên cứu Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phương pháp này chỉ thể hiện mối liên hệ, không khẳng định mối quan hệ nhân quả Kết quả cần được kết hợp với các phương pháp thống kê khác để có đánh giá toàn diện
Phân tích hồi quy đóng vai trò quan trọng trong việc đo lường mức độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc Hệ số Prob (giá trị P) thể hiện mức độ tin cậy của kết quả, với các mức ý nghĩa thống kê phổ biến là 1%, 5% và 10% Trong bài khoá luận này, mức ý nghĩa thống kê đƣợc áp dụng là 10% Điều này có nghĩa là:
Nếu giá trị Prob của một biến trong mô hình hồi quy nhỏ hơn 0,1 (P < 0,1), ta có thể khẳng định rằng biến đó có ảnh hưởng thống kê đáng kể đến biến phụ thuộc với mức độ tin cậy 90% Ngƣợc lại, nếu giá trị Prob lớn hơn 0,1 (P > 0,1), không có đủ bằng chứng để khẳng định ảnh hưởng của biến đó lên biến phụ thuộc
3.4.4 Phương pháp phân tích hồi quy
Mô hình nghiên cứu được ước lượng bằng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, mô hình nhƣ sau:
Mô hình hỗn hợp (Pooled OLS): Mô hình này giả định rằng điểm chặn và độ dốc không thay đổi theo thời gian và giữa các đơn vị kinh doanh Tập hợp các biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc là giống nhau giữa các doanh nghiệp và vẫn khác nhau theo thời gian Phương pháp ước lượng của mô hình hỗn hợp là phương pháp bình phương tối thiểu cổ điển, tức là mô hình Pool PLS giả định rằng không có hệ số ci (hệ số không thể đo lường sự khác biệt đặc tính giữa các đơn vị) trong mô hình Phương pháp ước tính này có hạn chế là đưa ra những giả định quá khắt khe giữa các doanh nghiệp, khi trên thực tế luôn có sự khác biệt về văn hóa doanh nghiệp, phong cách quản lý, phương thức kinh doanh và môi trường, hoạt động,… và những khác biệt này sẽ thay đổi theo thời gian
Mô hình tác động cố định (Fixed effects model_FEM): FEM đƣợc sử dụng để phản ánh tác động của biến giải thích đến biến phụ thuộc có tính đến đặc trƣng riêng của từng đơn vị chéo khi các đơn vị chéo đƣợc quan sát không đồng nhất FEM giả định các hệ số hồi quy riêng phần giống nhau giữa các đơn vị chéo, các hệ số chặn hồi quy đƣợc phân biệt giữa các đơn vị chéo
Mô hình tác động ngẫu nhiên (Random effects model_REM): Mô hình REM
(Random Effects Model) là một phương pháp thống kê được sử dụng để phân tích dữ liệu panel, trong đó các quan sát đƣợc thu thập từ nhiều đơn vị (ví dụ: cá nhân, doanh nghiệp, quốc gia) trong nhiều thời kỳ Mô hình này cho phép các hệ số chặn (intercept) khác nhau cho từng đơn vị, thể hiện sự khác biệt về mức cơ bản giữa các đơn vị Đồng thời, mô hình REM cũng ƣớc lƣợng tác động chung của các biến giải thích lên biến phụ thuộc
Phân tích hồi quy: “ Đây là phương pháp được dùng để đo lường mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc Cụ thể, hệ số Prob (P-value) của kết quả phân tích hồi quy thể hiện mức độ tác động của các biến độc lập trên từng biến phụ thuộc với các mức thống kê có ý nghĩa thường được sử dụng là 1%, 5%, 10% Trong bài khoá luận, mức thông kê có ý nghĩa đƣợc sử dụng là 10%, nghĩa là biến độc lập được xem là có ảnh hưởng mạnh đến biến phụ thuộc khi giá trị Prob của từng biến độc lập trong mô hình hồi quy nhỏ hơn 10% (P-value < 0.1), và ngƣợc lại
Các kiểm định lựa chọn mô hình
Kiểm định F: Kiểm định F đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp hồi quy phù hợp giữa OLS (Ordinary Least Squares) và FEM (Fixed Effects Model) Việc lựa chọn này dựa trên giả định về tính đồng nhất của phương sai biến nhiễu giữa các đơn vị quan sát (ví dụ: cá nhân, doanh nghiệp, quốc gia )
H0: Phương sai biến nhiễu đồng nhất giữa các đơn vị quan sát
H1: Phương sai biến nhiễu không đồng nhất giữa các đơn vị quan sát
Nếu P-value < 0.1: Bác bỏ giả thuyết H0, phương sai biến nhiễu không đồng nhất, chọn phương pháp FEM, ngược lại mô hình OLS là phù hợp
Kiểm định Hausman: Đây là kiểm định được thiết kế để lựa chọn giữa phương pháp FEM và REM dựa trên các giả định sau:
H0: Sai số đặc trƣng không liên quan đến các biến giải thích trong mô hình, nghĩa là các biến giải thích không ảnh hưởng đến sai số đặc trưng
H1: Sai số đặc trƣng liên quan đến các biến giải thích trong mô hình, nghĩa là các biến giải thích ảnh hưởng đến sai số đặc trưng
Nếu P-value < 0.1: Bác bỏ giả thuyết H0 chọn mô hình FEM, ngƣợc lại mô hình REM là phù hợp
Các kiểm định giả thuyết hồi quy
“ Kiểm định phương sai thay đổi: Một trong những giả định chính của hồi quy bình phương tối thiểu thông thường OLS là tính không đồng nhất Nếu phương sai không cố định thì được coi là phương sai thay đổi Để kiểm tra tính phương sai thay đổi, bài viết này sử dụng phép kiểm định White và các giả định sau:
H0: Không có hiện tượng phương sai thay đổi
H1: Có hiện tượng phương sai thay đổi
Nếu giá trị P-value < 0.1: Bác bỏ giá thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết H1
Kiểm định đa cộng tuyến: Khi phân tích mối tương quan, hệ số tương quan cao giữa các biến có thể là dấu hiệu của đa cộng tuyến Hiện tượng này ảnh hưởng đến độ chính xác và tin cậy của mô hình hồi quy Bài khoá luận sử dụng Hệ số lạm phát phương sai (VIF) để kiểm định đa cộng tuyến VIF cho biết mức độ ảnh hưởng của đa cộng tuyến lên độ chính xác của hệ số hồi quy Thông thường:
VIF > 10: Cần xem xét các biện pháp khắc phục nhƣ loại bỏ biến, biến đổi biến, hoặc sử dụng phương pháp ước tính khác
VIF < 10: Không có hiện tƣợng đa cộng tuyến, có thể tiếp tục sử dụng mô hình hiện tại
Kiểm định tự tương quan: Sử dụng kiểm định Wooldrige để kiểm định hiện tượng tự tương quan với giả thuyết:
H0: Không có hiện tượng tự tương quan
H1: Có hiện tượng tự tương quan
Nếu kết quả cho giá trị P-value < 0.1: Bác bỏ giá thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết H1
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN
Thống kê mô tả đƣợc dùng để tóm tắt đặc điểm của bộ dữ liệu và thể hiện một số chỉ tiêu đặc trƣng bao gồm: Trung bình (Mean), độ lệch chuẩn (Std.Dev), giá trị lớn nhất (Max), giá trị nhỏ nhất (Min) Kết quả thống kê mô tả dữ liệu của các biến quan sát được thể hiện tại Bảng 4.1 dưới đây: ”
Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến
Variable Obs Mean Std dev Min Max
“ Nguồn: Tính toán của tác giả trên Stata 17.0 ”
Bài khoá luận nghiên cứu dữ liệu của 112 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán HoSE trong giai đoạn 2010 – 2022 tương đương với 1456 quan sát Kết quả thống kê mô tả thu đƣợc nhƣ sau:
“ Biến phụ thuộc ROE – Thể hiện tỷ suất lợi nhuận trên VCSH của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) với độ lệch chuẩn là 0,2157 Biến ROE biến động rất lớn, cụ thể ROE dao động từ (155%) đến 523%, với giá trị trung bình là 14,25% Công ty có giá trị ROE thấp nhất năm 2018 là Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghiệp Gỗ Trường Thành và công ty có giá trị ROE cao nhất năm 2019 là Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghiệp Gỗ Trường Thành Điều này cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) không ổn định qua các năm
Biến VQ_PTHU – Đại diện cho vòng quay khoản phải thu có giá trị trung bình là
20.25 với độ lệch chuẩn là 83,784 Trong đó, giá trị nhỏ nhất là 0 thuộc về các công ty nhƣ Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (PLX) năm 2010, Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX (GEX) năm 2010 và Công ty Cổ phần đầu tư Sao Thái Dương (SJF) giai đoạn
2010 – 2012 Giá trị lớn nhất của vòng quay khoản phải thu đạt đƣợc lên tới hơn 1577 vòng, thuộc về Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định (BMC) năm 2017 Điều này cho thấy vòng quay khoản phải thu có sự biến động lớn qua các năm và các doanh nghiệp khác nhau
Biến VQ_PTRA – Vòng quay khoản phải trả có giá trị trung bình là 22,34 với độ lệch chuẩn là 153,261 Trong khi đó, giá trị nhỏ nhất ở mức 0 thuộc về các công ty nhƣ Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (PLX) năm 2010, Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX (GEX) năm 2010 và Công ty Cổ phần đầu tư Sao Thái Dương (SJF) giai đoạn 2010 –
2012 Giá trị lớn nhất lên tới gần 4191 vòng thuộc về thuộc về Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định (BMC) năm 2015
Biến VQ_VLD – Vòng quay vốn lưu động có giá trị trung bình là 1,87 với độ lệch chuẩn là 1,392 Trong khi đó, giá trị nhỏ nhất cũng ở mức 0 thuộc về các công ty nhƣ Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (PLX) năm 2010, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR) giai đoạn 2010 – 2011, Công ty cổ phần Kim khí Thành phố Hồ Chí Minh (HMC) năm 2020, Công ty Cổ phần đầu tư Sao Thái Dương (SJF) giai đoạn 2010 –
2012, Công ty cổ phần Khử trùng Việt Nam (VFG) giai đoạn 2011 – 2012, Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX (GEX) năm 2010 và Công ty cổ phần COMA18 (CIG) năm
2019 Giá trị lớn nhất là gần 12 vòng thuộc về Công ty cổ phần Đầu tƣ Phát triển Hạ tầng IDICO (HTI) năm 2016
Biến TONGNO_TTS – Tổng nợ trên tổng tài sản có giá trị trung bình là 0,51 với độ lệch chuẩn là 0,215 Hệ số tổng nợ trên tổng tài sản biến đổi không quá nhiều, trong đó, giá trị nhỏ nhất ở mức 0 thuộc về công ty nhƣ Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (PLX) năm 2010, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR) giai đoạn 2010 – 2011, Công ty Cổ phần đầu tư Sao Thái Dương (SJF) giai đoạn 2010 – 2012 và Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX (GEX) năm 2010 Giá trị lớn nhất là 1,29 thuộc về Công ty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (TTF) năm 2019
Biến TONGNO_VCSH – Tổng nợ trên vốn chủ sở hữu có sự giao động khá lớn
Giá trị trung bình là 1,73 với độ lệch chuẩn là 4,11 Trong đó, giá trị nhỏ nhất là -4,83 và giá trị lớn nhất là 140,03 thuộc về Công ty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (TTF) năm 2020 và năm 2018
Biến NODH_TONGNO – Nợ dài hạn trên tổng nợ giao động nhẹ Hệ số nợ dài hạn trên tổng nợ có giá trị trung bình là 0,25 với độ lệch chuẩn là 0,235 Trong đó, giá trị nhỏ nhất là 0 thuộc về nhiều công ty khác nhau và giá trị lớn nhất là 0.97 thuộc về Công ty cổ phần Đầu tƣ Phát triển Hạ tầng IDICO (HTI) năm 2018.
PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC BIẾN
Phân tích tương quan nằm mục đích xem xét sự tương quan giữa các biến với nhau để xác định chiều tác động đồng thời cũng xem xét sự tồn tại của hiện tƣợng đa cộng tuyến trong mô hình Về mối quan hệ giữa các biến độc lập đối với biến phụ thuộc trong mô hình Bảng 4.2 cho thấy các biến độc lập đều có mối quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc Trong đó TONGNO_TTS TONGNO_VCSH NODH_TONGNO tác động ngƣợc chiều với ROE các biến còn lại gồm VQ_PTHU VQ_PTRA VQ_VLD có mối quan hệ cùng chiều với ROE Mức độ tương quan của biến độc lập đối với biến phụ thuộc trong mô hình là không cao
Bảng 4.2 Mối tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu
Nguồn: Tính toán của tác giả trên Stata 17.0
PHÂN TÍCH HỒI QUY VỚI POOLED OLS FEM VÀ REM
Bài khoá luận sử dụng 06 biến độc lập đại diện cho quản trị tài chính Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đo lường bằng biến phụ thuộc là ROE Từ đó, đề tài so sánh và lựa chọn ra mô hình phù hợp nhất để phân tích
4.3.1 Kết quả hồi quy các mô hình OLS FEM và REM
Kết quả mô hình Pooled OLS
Bảng 4.3 Kết quả hồi quy mô hình Pooled OLS ROE Coeffident Std err z P>|z| [95% conf interval]
VQ_PTHU 0,0000583 0,0000644 0,91 0,365 -0,000068 0,0001846 VQ_PTRA 0,0000579 0,0000351 1,65 0,099 -0,0000109 0,0001268 VQ_VLD 0,0120539 0,00385 3,13 0,002 0,0045016 0,0196061 TONGNO_TTS 0,0919223 0,0272674 3,37 0,001 0,0384344 0,1454102 TONGNO_VCSH -0,0173237 0,001408 -12,30 0,000 -0,0200857 -0,0145617 NODH_TONGNO -0,06665 0,0230497 -2,89 0,004 -0,1118644 -0,0214356 _cons 0,1173063 0,0163055 7,19 0,000 0,0853215 0,1492912
“ Nguồn: Tính toán của tác giả trên Stata 17.0 ”
“Mô hình hồi quy theo phương pháp Pooled OLS cho thấy rằng tồn tại mối quan hệ ngƣợc chiều giữa biến độc lập TONGNO_VCSH và biến phụ thuộc ROE với mức ý nghĩa 10% Các biến độc lập còn lại là VQ_PTRA, VQ_VLD, TONGNO_TTS, NODH_TONGNO đều có tác động tích cực đến biến phụ thuộc ROE với mức ý nghĩa là 10% Trong khi đó biến VQ_PTHU lại không có ý nghĩa thống kê trong mô hình này ”
Kết quả mô hình FEM:
Bảng 4.4 Kết quả hồi quy mô hình FEM
ROE Coeffident Std err t P>|t| [95% conf interval]
VQ_PTHU -3,40e-06 0,0000806 -0,04 0,966 -0,001616 0,0001548 VQ_PTRA 0,0000543 0,0000373 1,46 0,145 -0,0000188 0,0001274 VQ_VLD 0,0141161 0,0062529 2,26 0,024 0,0018494 0,0263827 TONGNO_TTS 0,1603139 0,0504809 3,18 0,002 0,0612837 0,2593442 TONGNO_VCSH -0,0194012 0,0013582 -14,28 0,000 -0,0220656 -0,0167369 NODH_TONGNO -0,0687971 0,0406793 -1,69 0,091 -0,1485992 0,011005 _cons 0,0842053 0,0255296 3,30 0,001 0,0341229 0,1342877
“ Nguồn: Tính toán của tác giả trên Stata 17.0 ”
“Kết quả hồi quy theo mô hình FEM chỉ ra rằng biến độc lập TONGNO_VCSH, NODH_TONGNO có tác động ngƣợc chiều đến biến phụ thuộc ROE với mức ý nghĩa 10% Các biến độc lập VQ_PTRA, VQ_VLD có tác động tích cực đến ROE với mức ý nghĩa 10% Trong khi đó hai biến độc lập khác là VQ_PTHU và TONGNO_TTS không có ý nghĩa thống kê trong mô hình này ”
Kết quả mô hình REM: Bảng 4.5 Kết quả hồi quy mô hình REM
ROE Coeffident Std err z P>|z| [95% conf interval]
VQ_PTHU 0.0000273 0.000719 0.38 0.705 -0.0001137 0.0001683 VQ_PTRA 0.0000581 0.0000355 1.64 0.101 -0.0000114 0.0001276 VQ_VLD 0.0131103 0.0049102 2.67 0.008 0.0034865 0.0227342 TONGNO_TTS 0.1209442 0.0357638 3.38 0.001 0.0508484 0.1910399 TONGNO_VCSH -0.0187569 0.0013382 -14.02 0.000 -0.0213797 -0.0161341 NODH_TONGNO 0.0650026 0.0303146 -2.14 0.032 -0.1244181 -0.005587 _cons 0.1032996 0.021458 4.81 0.000 0.0612428 0.1453564 Prob > chi2 = 0.0000
Nguồn: Tính toán của tác giả trên Stata 17.0
“Kết quả hồi quy theo mô hình REM cho kết quả rằng các biến độc lập TONGNO_VCSH và NODH_TONGNO đều có tác động ngƣợc chiều đến hiệu quả hoạt động ROE với mức ý nghĩa 10% Mặt khác, Biến độc lập VQ_PTHU, VQ_PTRA, VQ_VLD cùng có tác động cùng chiều đến ROE với mức ý nghĩa 10% Trong khi đó biến TONGNO_TTS không có ý nghĩa thống kê trong mô hình này ”
4.3.2 Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp
Kiểm định lựa chọn giữa hai mô hình OLS và FEM
“Để lựa chọn ra mô hình phù hợp giữa hai mô hình Pooled OLS và FEM, bài khoá luận áp dụng phương pháp kiểm định F - test với giả thuyết: ”
H0 : Không có sự khác biệt giữa các đối tƣợng hoặc theo thời gian Mô hình OLS kết hợp là một mô hình phù hợp
H1 : Có sự khác biệt giữa các đối tƣợng hoặc các thời điểm khác nhau mô hình FEM là mô hình phù hợp
“Kết quả kiểm định F–test cho thấy giá trị P-value < 𝛼 (𝛼 = 5%) với mức ý nghĩa 10%, Prob > F = 0.0000 < 1% Từ đó cho kết luận bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1 và mô hình FEM là mô hình phù hợp hơn mô hình OLS
Kiểm định lựa chọn giữa hai mô hình FEM và REM
“Sau khi thực hiện kiểm định F–test cho ra kết quả mô hình FEM là mô hình phù hợp hơn mô hình Pooled OLS, bài khoá luận tiếp tục sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp hơn giữa hai mô hình FEM và REM với giả thuyết sau: ”
H0 : Không có hiện tượng tương quan (Prob – chi2 > 5%) chọn mô hình REM
H1 : Có hiện tượng tương quan (Prob – chi2 < 5%) chọn mô hình FEM
“Bằng kiểm định Hausman, kết quả cho giá trị Prob > chi2 = 15.33% > 5% Với mức ý nghĩa 5%, chấp nhận giả thuyết H0: Mô hình REM là mô hình phù hợp hơn mô hình FEM ”
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định Hausman fe re Difference Std err
TONGNO_TTS 0.1603139 0.1209442 0.0393698 0.0356268 TONGNO_VCSH -0.0194012 -0.0187569 -0.0006444 0.0002322 _cons -0.0687971 -0.0650026 -0.0037945 0.0271261 Prob > chibar2 = 0.1533
Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả trên Stata 17.0
KIỂM ĐỊNH KẾT QUẢ HỒI QUY
“Quá trình lựa chọn mô hình phù hợp cho khóa luận đã đƣợc thực hiện thông qua các kiểm định kỹ lƣỡng Kết quả cho thấy mô hình REM là lựa chọn tối ƣu nhất Tuy nhiên, để đảm bảo tính chính xác và tin cậy cho mô hình, cần tiến hành thêm các kiểm định nhằm phát hiện và khắc phục các hạn chế tồn tại Cụ thể, các kiểm định đƣợc thực hiện bao gồm: Kiểm tra hiện tượng phương sai thay đổi để đánh giá mức độ ổn định của phương sai sai số trong mô hình; Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến để xác định mức độ tương quan giữa các biến độc lập, đảm bảo tính độc lập của các biến trong mô hình; Kiểm tra hiện tượng tự tương quan để phân tích sự phụ thuộc giữa các sai số theo thời gian, đảm bảo tính độc lập của các quan sát trong mô hình
4.4.1 Kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến
Xuất phát từ hiện tượng đa cộng tuyến, bài viết sử dụng ma trận hệ số tương quan và hệ số lạm phát phương sai (VIF – Variant Inflation Factor) để kiểm soát Khi hệ số VIF > 10 thì mức độ cộng tuyến cao và hệ số hồi quy ƣớc lƣợng sẽ không chính xác lắm mặt đối diện, sự đối nghịch Nếu hệ số VIF < 10 thì mô hình không có hiện tƣợng đa cộng tuyến
Kết quả kiểm định cho thấy hệ số VIF = 1.07 < 10, đồng nghĩa với việc không có hiện tƣợng đa cộng tuyến xảy ra giữa các biến trong mô hình
Bảng 4.7 Kết quả kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến
Nguồn: Tính toán của tác giả trên Stata 17.0
4.4.2 Kiểm định hiện tượng tự tương quan
Phương pháp kiểm định Wooldrige được sử dụng để kiểm định hiện tượng tự tương quan cho mô hình hồi quy với giả thuyết:
H0: Không có hiện tượng tự tương quan
H1: Có hiện tượng tự tương quan
Kết quả kiểm định cho thấy mô hình với biến phụ thuộc ROE có giá trị P-value 0,0004 < 0.1 Vì vậy giả thuyết H0 bị bác bỏ, có hiện tượng tự tương quan đối với mô hình Để khắc phục khuyết tật mô hình, khoá luận sử dụng mô hình hồi quy bằng phương pháp hồi quy tối thiểu tổng quát - GLS (Phụ lục 1)
4.4.3 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi Để kiểm định xem mô hình có tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi hay không, bài khoá luận tiến hành kiểm định Breusch-Pagan Test Kết quả trình bày ở Bảng 4.8 nhƣ sau:
Bảng 4.8 Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi
Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả trên Stata 17.0
Bảng kết quả trên thể hiện giá trị Prob > chibar2 = 0.0000 < 5% với mức ý nghĩa 5% cho thấy mô hình được xem xét tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi Vì vậy, để kiểm soát hiện tượng này trong mô hình, đề tài sử dụng phương pháp Generalized Least Squares (GLS) Đây là một phương pháp được sử dụng khi sự khác biệt giữa các đơn vị quan sát không tuân theo giả định về tính đồng nhất của phương sai.
KHẮC PHỤC KHUYẾT TẬT CỦA MÔ HÌNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP GLS
Mô hình được lựa chọn phù hợp hơn các mô hình còn lại do đạt kết quả từ các phép kiểm định F và Hausman Mặc dù mô hình hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) vẫn tồn tại các vấn đề về tự tương quan và phương sai thay đổi, nhưng để khắc phục những hạn chế này, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp ước lượng bình phương tổng quát (GLS).
Bảng 4.9 Kết quả hồi quy của mô hình GLS ROE Coeffident Std err z P>|z| [95% conf interval]
VQ_PTHU 0.0000654 0.000038 1.72 0.086 -9.16e-06 0.0001399 VQ_PTRA 0.0000367 0.0000191 1.92 0.055 -7.29e-07 0.0000741 VQ_VLD 0.0056303 0.0015464 3.64 0.000 0.0025994 0.0086611 TONGNO_TTS 0.1296677 0.0242772 5.34 0.000 0.0820854 0.1772501 TONGNO_VCSH -0.02473 0.0037056 -6.67 0.000 -0.0319929 -0.0174671 NODH_TONGNO -0.0240545 0.0123068 -1.95 0.51 -0.0481754 0.0000663 _cons 0.107932 0.0089348 12.08 0.000 0.0904201 0.125444
“ Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả trên Stata 17.0 ”
Kết quả phân tích hồi quy theo phương pháp GLS cho thấy toàn bộ biến độc lập trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê Dựa trên kết quả biến VQ_PTHU VQ_PTRA VQ_VLD TONGNO_TTS có tác động cùng chiều đến biến phụ thuộc ROE Trong khi đó các biến TONGNO_VCSH và NODH_TONGNO có tác động ngƣợc chiều đối với ROE Giá trị Prob > chi2 = 0.0000 thể hiện rằng mô hình đƣợc chấp nhận.
THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 4.10 Bảng so sánh kết quả nghiên cứu với giả thuyết
STT Biến Ký hiệu Kỳ vọng Kết quả
1 Vòng quay khoản phải thu VQ_PTHU + +
2 Vòng quay khoản phải trả VQ_PTRA + +
3 Vòng quay vốn lưu động VQ_VLD + +
4 Hệ số Nợ trên Tổng tài sản TONGNO_TTS + +
5 Hệ số Nợ trên VCSH TONGNO_VCSH - -
6 Hệ số Nợ dài hạn trên
Vòng quay khoản phải thu (VQ_PTHU)
Vòng quay khoản phải thu có tác động cùng chiều đến HQHĐ doanh nghiệp phi tài chính ở Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2022 với mức ý nghĩa 10% Điều này có nghĩa là vòng quay khoản phải thu càng tăng thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng tăng và ngƣợc lại Kết quả nghiên cứu cùng dấu với nghiên cứu của Nguyễn Minh Kiều và Nguyễn Thị Hồng Huệ (2011); Abanis Turyahebwa, Arthur Sunday và Derick Ssekajugo (2013); Charles Waweru và Dr Karanja Ngugi (2014) Trên thực tế, các doanh nghiệp quản lý vòng quay hàng tồn kho tốt thì hiệu quả doanh nghiệp cũng tốt, vòng quay hàng tồn kho càng cao chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi các khoản phải thu nhanh, cải thiện dòng tiền và giảm thiểu đƣợc rủi ro thanh toán
Vòng quay khoản phải trả (VQ_PTRA)
Vòng quay khoản phải trả có tác động cùng chiều đến HQHĐ doanh nghiệp phi tài chính ở Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2022 với mức ý nghĩa 10% Điều này có nghĩa là vòng quay khoản phải trả càng tăng thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng tăng và ngƣợc lại Kết quả nghiên cứu cùng dấu với nghiên cứu của Nguyễn Minh Kiều và Nguyễn Thị Hồng Huệ (2011) Trên thực tế các doanh nghiệp có vòng quay khoản phải trả cao chứng tỏ doanh nghiệp có dòng tiền tốt, giảm thiểu chi phí lãi vay, đồng thời hiệu quả hoạt động cũng tốt Tuy nhiên, những năm trong giai đoạn 2018 –
2021, các doanh nghiệp có xu hướng trả chậm hơn vì chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19, không có đủ dòng tiền để thanh toán kịp thời cho các nhà cung cấp, vì vậy mà hiệu quả doanh nghiệp cũng giảm sút
Vòng quay vốn lưu động (VQ_VLD)
Vòng quay vốn lưu động có tác động cùng chiều đến HQHĐ doanh nghiệp phi tài chính ở Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2022 với mức ý nghĩa 10% Điều này có nghĩa là vòng quay vốn lưu động càng tăng thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng tăng và ngƣợc lại Kết quả nghiên cứu cùng dấu với nghiên cứu của Nguyễn Minh Kiều và Nguyễn Thị Hồng Huệ (2011)
Hệ số nợ trên tổng tài sản (TONGNO_TTS)
Hệ số tổng nợ trên tổng tài sản có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp phi tài chính ở Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2022 với mức ý nghĩa 10% Điều này có nghĩa là tỷ lệ nợ trên tổng tài sản càng tăng thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng tăng và ngƣợc lại Kết quả nghiên cứu cùng dấu với nghiên cứu của Nguyễn Minh Kiều và Nguyễn Thị Hồng Huệ (2011) Hệ số nợ trên tổng tài sản thấp tức là doanh nghiệp sử dụng ít nợ đẻ tài trợ cho tài sản của mình, điều này có thể làm giảm khả năng sinh lời của doanh nghiệp Trên thực tế, các doanh nghiệp sử dụng nợ nhiều để tài trợ cho tài sản, tăng khả năng sinh lời của doanh nghiệp Tuy nhiên, trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp có xu hướng sử dụng nợ quá nhiều, vì vậy cũng làm tăng rủi ro tài chính, lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (TONGNO_VCSH)
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu có tác động ngƣợc chiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp phi tài chính ở Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2022 với mức ý nghĩa 10% Điều này có nghĩa là tỷ lệ nợ trên VCSH càng tăng thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng giảm và ngƣợc lại Trên thực tế, đặc biệt là trong giai đoạn suy thoái kinh tế, các doanh nghiệp thường tài trợ cho hoạt động của mình bằng việc vay nợ nhiều thay vì sử dụng VCSH Khi sử dụng tỷ lệ này hợp lý, nó có thể giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả hoạt động Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2022, các doanh nghiệp đã dùng vốn từ nợ vay quá nhiều vì vậy mà đã làm tăng rủi ro tài chính và dẫn đến việc giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Hệ số nợ dài hạn trên tổng nợ (NODH_TONGNO)
Hệ số nợ dài hạn trên tổng nợ có tác động ngƣợc chiều đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp phi tài chính ở Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2022 với mức ý nghĩa 10% Điều này có nghĩa là tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng nợ càng tăng thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng giảm và ngƣợc lại Kết quả nghiên cứu cùng dấu với nghiên cứu của Nguyễn Minh Kiều và Nguyễn Thị Hồng Huệ (2011) Trên thực tế, trong giai đoạn suy thoái, doanh nghiệp có xu hướng sử dụng nhiều nợ dài hạn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình, điều này dẫn đến rủi ro tài chính cao, nhiều doanh nghiệp không thể trả nợ, phát sinh nhiều chi phí lãi vay và làm giảm hiệu quả sinh lời của doanh nghiệp
Chương 4 đã tiến hành thống kê mô tả các biến trong mô hình theo các tiêu chí giá trị trung bình độ lệch chuẩn giá trị lớn nhất giá trị nhỏ nhất số quan sát và đặc điểm của từng biến Sử dụng phân tích tương quan chỉ ra tương quan giữa từng biến độc lập với biến phụ thuộc và tương quan giữa các biến độc lập với nhau Tiếp theo đề tài trình bày kết quả hồi quy mô hình theo phương pháp OLS, FEM và REM và tiến hành các kiểm định để chọn ra mô hình phù hợp nhất Sau khi sử dụng GLS để khắc phục, kết quả cho thấy các biến VQ_PTHU, VQ_PTRA, VQ_VLD, TONGNO_TTS có tác động cùng chiều đến ROE biến TONGNO_VCSH và biến NODH_TONGNO có tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.