Luận văn thạc sỹ quản lý xây dựng trường đại học giao thông vận tải. Chuyên đề về quản lý công tác tư vấn giám sát trong dự án đầu tư xây dựng công trình.
Trang 1Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O TR¦êNG §¹I HäC GIAO TH«NG VËN T¶I
====== ======
§µo §øc M¹nh
HOµN THIÖN C¤NG T¸C T¦ VÊN GI¸M S¸T CHÊT L¦îNG THI C¤NG X¢Y DùNG C¤NG TR×NH GIAO TH¤NG CñA TRUNG T¢M T¦ VÊN Kü THUËT
Trang 2HOµN THIÖN C¤NG T¸C T¦ VÊN GI¸M S¸T CHÊT L¦îNG THI C¤NG X¢Y DùNG C¤NG TR×NH GIAO TH¤NG CñA TRUNG T¢M T¦ VÊN Kü THUËT
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn trực tiếp của Tiến sỹ Nguyễn Hoàng Tùng Mọi tham khảo dùng
luận văn đều được trích dẫn nguồn rõ ràng và có độ chính xác cao trong phạm
vi hiểu biết của tôi Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo haygian trá sử dụng trong luận văn tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm./
Hà Nội, tháng năm 2017
Học viên
Đào Đức Mạnh
i
Trang 4Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Bangiám hiệu; Phòng Đào tạo Sau đại học; Khoa Công trình, Bộ môn Quản lý dự
án, các cán bộ quản lý và toàn thể quý thầy cô tham gia giảng dạy lớp Quản lýxây dựng K22.2 Trường Đại học Giao thông Vận tải đã tận tình giúp đỡ, tạođiều kiện cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Tiến sỹ NguyễnHoàng Tùng đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu đềtài, hiệu chỉnh và hoàn thiện toàn bộ luận văn này
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Trung tâm Tư vấn kỹthuật và Giám sát công trình xây dựng, các đồng nghiệp trong Trung tâm đãtạo mọi điều kiện về thời gian, công việc giúp đỡ tôi trong suốt quá trình họctập và làm luận văn
Xin trân trọng cảm ơn!
ii
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN I LỜI CẢM ƠN II MỤC LỤC III DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VI DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VII DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VIII
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Đối tượng nghiên cứu 2
3 Phạm vi nghiên cứu 3
4 Mục đích nghiên cứu của đề tài 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 3
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CỦA TRUNG TÂM TƯ VẤN KỸ THUẬT VÀ GIÁM SÁT CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG 3
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC TƯ VẤN 4
GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG 4
CÔNG TRÌNH 4
1.1 Khái niệm, vai trò, phân loại công tác tư vấn giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình 4
1.1.1 Khái niệm 4
1.1.2 Vai trò của tư vấn giám sát 11
1.1.3 Phân loại công tác tư vấn giám sát 12
1.2 Nội dung công tác giám sát chất lượng thi công xây dựng 19
1.2.1 Yêu cầu của công tác tư vấn giám sát chất lượng thi công xây dựng 21
1.2.2 Nội dung cơ bản của công tác giám sát chất lượng thi công xây dựng 23
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình 30
1.3.1 Các nhân tố bên trong 31
1.3.2 Các nhân tố bên ngoài 33
iii
Trang 6CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DO TRUNG TÂM TƯ VẤN KỸ THUẬT
VÀ GIÁM SÁT CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG THỰC HIỆN 39
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRUNG TÂM TƯ VẤN KỸ THUẬT VÀ GIÁM SÁT CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG 39
2.1.1 Cơ cấu tổ chức 40
2.1.2 Lĩnh vực hoạt động 46
2.1.3 Các dự án thực hiện 47
2.2 Phân tích hoạt động tư vấn giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình của Trung tâm Tư vấn kỹ thuật và Giám sát công trình xây dựng 50
2.2.1 Cơ cấu hoạt động tư vấn giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình và nhân sự của phòng tư vấn giám sát: 50
2.2.2 Hoạt động tư vấn GSCL thi công xây dựng công trình của bộ phận chuyên môn 54
2.3 Đánh giá tổng quát về hoạt động của Trung tâm tư vấn kỹ thuật và giám sát công trình xây dựng 78
2.3.1 Kết quả đạt được 78
2.3.2 Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân 80
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CỦA TRUNG TÂM TƯ VẤN KỸ THUẬT VÀ GIÁM SÁT CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG 83
3.1 Định hướng và chiến lược phát triển của Trung tâm tư vấn kỹ thuật và giám sát công trình xây dựng 83
3.1.1 Định hướng tổ chức quản lý 83
3.1.2 Định hướng nghiên cứu cải tiến phương pháp 84
3.1.3 Chiến lược phát triển 85
3.2 Các nguyên tắc đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình 86
3.2.1 Cơ sở lý luận 86
3.2.2 Cơ sở thực tiễn 87
3.3 Một số giải pháp hoàn thiện công tác tư vấn giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình của Trung tâm tư vấn kỹ thuật và giám sát công trình xây dựng 88
3.3.1 Giải pháp về nâng cao năng lực cán bộ tư vấn giám sát 88
3.3.2 Giải pháp về nâng cao chất lượng tổ chức và quản lý 94
3.3.3 Giải pháp vận dụng các công nghệ kỹ thuật cao trong công tác QLCL công trình 99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 102
iv
Trang 71 Kết luận 102
2 Kiến nghị 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
v
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Thống kê nhân sự Trung tâm tư vấn kỹ thuật và giám sát công trình
xây dựng 40
Bảng 2.2: Thống kê thiết bị, máy móc trong Trung tâm tư vấn kỹ thuật và giám sát công trình xây dựng 43
Bảng 2.3: Thống kê tình hình tài chính của Trung tâm 46
Bảng 2.4: Thống kê một số dự án nổi bật của Trung tâm 47
Bảng 2.5: Các tồn tại trong giai đoạn chuẩn bị thi công xây lắp 61
Bảng 2.6: Các tồn tại trong công tác huy động máy móc thiết bị thi công xây lắp 63
Bảng 2.7: Các tồn tại trong công tác kiểm tra mốc trắc địa phục vụ thi công xây lắp 64
Bảng 2.8: Các tồn tại trong công tác huy động nhân lực phục vụ thi công xây lắp 65
Bảng 2.9: Các tồn tại trong công tác lập biện pháp thi công phục vụ thi công xây lắp 67
Bảng 2.10: Các tồn tại trong công tác kiểm tra thiết bị chế tạo sẵn phục vụ thi công xây lắp 68
Bảng 2.11: Các tồn tại trong công tác kiểm tra hiện trường thi công 69
Bảng 2.12: Các tồn tại trong công tác kiểm tra nhân lực, máy móc phục vụ thi công theo biểu đồ huy động 72
Bảng 2.13: Một số giải pháp bổ dung, điều chỉnh biện phá thi công 74
Bảng 2.14: Công tác kiểm tra thiết bị thử nghiệm tại một số dự án 75
Bảng 2.15: Một số công trình tiêu biểu của phòng TVGS 79
Bảng 2.16: Doanh thu mảng TVGS 80
Bảng 3.1: Nhân sự phòng TVGS năm 2016 (Nguồn: Kế toán tổng hợp) 91
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Sơ đồ trình tự giám sát, nghiệm thu chất lượng thi công xây dựng 27Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức trung tâm tư vấn kỹ thuật và giám sát công trình xâydựng 50Hình 2.2: Sơ đồ quan hệ giữa TVGS và các bên tham gia thực hiện dự án 54Hình 2.3: Sơ đồ thực hiện công tác TVGS tại Trung tâm 57
Trang 10DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TVGS: Tư vấn giám sát
TCKT: Tiêu chuẩn kỹ thuậtQLCL: Quản lý chất lượngGTVT: Giao thông vận tải
GSCL: Giám sát chất lượngCTGT: Công trình giao thông
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, ngành GTVT đã đóng một vai trò quan trọngtrong công cuộc đổi mới đất nước Được xem như một ngành trọng điểm tiênphong cho các ngành khác, vì thế sự đóng góp của ngành vào sự nghiệp đổimới kinh tế mang tầm vóc chiến lược to lớn
Những năm gần đây ngành GTVT Việt Nam đã thực sự có bước pháttriển vượt bậc cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Cùng với sực chuyển đổi cơ cấukinh tế của đất nước, ngành GTVT cũng đã có những bước chuyển mình chophù hợp với điều kiện hoàn cảnh kinh tế mới Với chính sách đổi mới củaĐảng và Nhà nước ta, các dự án đầu tư trên các CTGT đã được thực hiện ở tất
cả các tỉnh trong cả nước Cùng với các dự án, chúng ta đã bắt đầu được làmquen với các khái niệm “ tư vấn đầu tư”, “TVTK”, “tư vấn giám sát”…trong
đó “tư vấn giám sát” đã góp phần không nhỏ vào sự thành công của các dự ánCTGT
Trung tâm Tư vấn kỹ thuật và Giám sát công trình xây dựng là đơn vị
sự nghiệp trực thuộc sở GTVT Quảng Ninh, được thành lập từ năm 2002 chođến nay đã có 14 năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cầu đường Trongnhững năm qua, đơn vị đã thực hiện nhiều dự án trọng điểm của tỉnh về lĩnhvực TVGS, điển hình như: Cải tạo, nâng cấp quốc lộ 18 đoạn Mông Dương -Móng Cái; Dự án cải tạo nâng cấp đường tỉnh 340, huyện Hải Hà; Dự án cảitạo; Dự án Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 329 Mông Dương - Ba Chẽ; Côngtrình kè chống sạt lở đoạn từ Bến phà Tài Xá cũ đến chân Cầu 1 Vân Đồn
và nhiều dự án trọng điểm tại các huyện thuộc tỉnh Quảng Ninh
Tỉnh Quảng Ninh là tỉnh miền núi, trung du nằm ở vùng duyên hải, vớihơn 80% đất đai là đồi núi với địa hình kéo dài, giao thông đi lại tương đốikhó khăn khi vào các huyện, xã vùng cao Trong những năm qua Trung tâm
Tư vấn kỹ thuật và Giám sát công trình xây dựng đã thực hiện rất nhiều
Trang 12những dự án đi qua những huyện, xã vùng cao, địa hình phức tạp, giao thông,thông tin liên lạc tương đối khó khăn Chính vì vậy, mặc dù có nhiều nămkinh nghiệm trong lĩnh vực TVGS nhưng công tác giám sát chất lượng thicông công trình vẫn gặp nhiều khó khăn, nhiều dự án còn vi phạm chất lượngthi công xây dựng.
Về mặt quản lý nhân sự trong đơn vị trong những năm qua có thay đổirất nhiều, nhiều kỹ sư có kinh nghiệm chuyển công tác hoặc được Sở GTVTtrưng dụng về văn phòng làm công tác chuyên môn, kỹ sư TVGS trẻ năng lựccòn nhiều hạn chế, thiếu kinh nghiệm, thiếu tính cương quyết trong vấn đề xử
lý vi phạm chất lượng thi công xây dựng Bên cạnh những tồn tại về mặtnhân sự đó công tác quản lý, đánh giá năng lực trong những năm qua chưa cóbiện pháp kiểm soát năng lực hành nghề và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũTVGS cụ thể mà chỉ nêu trong các cuộc họp, chưa có chuyên đề kiểm tra,đánh giá năng lực, đạo đức của các kỹ sư TVGS một cách sát sao Hoạt độnggiám sát chất lượng của một số kỹ sư TVGS được thực hiện chưa đầy đủ,TVGS chưa thực hiện nghiêm túc chức trách, nhiệm vụ của mình, không kiểmsoát được chất lượng công trình trong quá trình thi công của ĐVTC; khôngbám sát hiện trường để kịp thời xử lý các phát sinh bất hợp lý, chưa kiênquyết xử lý các vi phạm về chất lượng trong quá trình thực hiện dự án
Từ những vấn đề trên, để từng bước nâng cao hiệu quả của công tácTVGS chất lượng thi công xây dựng CTGT và nâng cao năng lực cạnh tranhcủa Trung tâm Tư vấn kỹ thuật và Giám sát công trình xây dựng tôi chọn thực
hiện nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác tư vấn giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông của Trung tâm Tư vấn kỹ thuật
và Giám sát công trình xây dựng”.
2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công tác TVGS chất lượng thi công xây dựngcủa tổ chức tư vấn
Trang 133 Phạm vi nghiên cứu
Công tác giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình tại Trungtâm tư vấn kỹ thuật và giám sát công trình xây dựng, Sở GTVT Quảng Ninh
4 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở hệ thống lý luận về QLCL và giám sát chất lượng thi côngxây dựng tiến hành đánh giá thực trạng công tác giám sát chất lượng thi côngxây dựng các CTGT của Trung tâm Tư vấn kỹ thuật và Giám sát công trìnhxây dựng, Sở GTVT tỉnh Quảng Ninh Từ đó đề xuất một số giải pháp hoànthiện công tác giám sát chất lượng thi công xây dựng CTGT tại Trung tâm tưvấn kỹ thuật và giám sát công trình xây dựng, Sở GTVT Quảng Ninh
5 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận về QLCL thi công xây dựng công trình
Thu thập, tổng hợp và phân tích các số liệu thực tế về công tác quản lýcủa Trung tâm tư vấn kỹ thuật và giám sát công trình xây dựng cũng nhưcông tác giám sát chất lượng thi công xây dựng tại các công trình do đơn vịthực hiện, so sánh với các mô hình TVGS của các đơn vị khác để đưa ra giảipháp hoàn thiện công tác giám sát chất lượng thi công xây dựng CTGT tạiđơn vị
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, luận vănkết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về công tác tư vấn giám sát chất lượng thi công xây
dựng công trình
Chương 2: Thực trạng công tác giám sát chất lượng thi công xây dựng công
trình do trung tâm tư vấn kỹ thuật và giám sát công trình xây dựng thực hiện
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác tư vấn giám sát chất lượng
thi công xây dựng công trình của trung tâm tư vấn kỹ thuật và giám sát công trình xây dựng
Trang 14CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH
1.1 Khái niệm, vai trò, phân loại công tác tư vấn giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình
1.1.1 Khái niệm
Quan niệm chất lượng công trình xây dựng:
Thông thường, xét từ góc độ bản thân sản phẩm xây dựng và người thụhưởng sản phẩm xây dựng, chất lượng công trình được đánh giá bởi các đặctính cơ bản như: công năng, độ tiện dụng; tuân thủ các TCKT; độ bền vững,tin cậy; tính thẩm mỹ; an toàn trong khai thác, sử dụng, tính kinh tế; và đảmbảo về tính thời gian (thời gian phục vụ của công trình) Rộng hơn, chất lượngcông trình xây dựng còn có thể và cần được hiểu không chỉ từ góc độ của bảnthân sản phẩm và người hưởng thụ sản phẩm xây dựng mà còn cả trong quátrình hình thành sản phẩm xây dựng đó với các vấn đề liên quan khác
Một số vấn đề cơ bản trong đó là:
- Chất lượng công trình xây dựng cần được quan tâm ngay từ khi hìnhthành ý tưởng về xây dựng công trình, từ khâu quy hoạch, lập dự án, chấtlượng khảo sát, chất lượng thiết kế
- Chất lượng công trình tổng thể phải được hình thành từ chất lượngcủa nguyên vật liệu, cấu kiện, chất lượng của công việc xây dựng riêng lẻ, củacác bộ phận, hạng mục công trình;
- Các TCKT không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm, kiểm địnhnguyên vật liệu, cấu kiện, máy móc thiết bị mà còn ở quá trình hình thành vàthực hiện các bước công nghệ thi công, chất lượng các công việc của đội ngũcông nhân, kỹ sư lao động trong quá trình thực hiện các hoạt động xây dựng
Trang 15- Vấn đề an toàn không chỉ là trong khâu khai thác, sử dụng đối vớingười thụ hưởng công trình mà còn là cả trong giai đoạn thi công xây dựngđối với đội ngũ công nhân, kỹ sư xây dựng;
- Tính thời gian không chỉ thể hiện ở thời hạn công trình đã xây dựng
có thể phục vụ mà còn ở thời hạn phải xây dựng và hoàn thành, đưa côngtrình vào khai thác, sử dụng;
- Tính kinh tế không chỉ thể hiện ở số tiền quyết toán công trình CĐTphải chi trả mà còn thể hiện ở góc độ đảm bảo lợi nhuận cho các ĐVTC thựchiện các hoạt động và dịch vụ xây dựng như lập dự án, khảo sát, thiết kế, thicông xây dựng
- Vấn đề môi trường: cần chú ý không chỉ từ góc độ tác động của dự ántới các yếu tố môi trường mà cả các tác động theo chiều ngược lại, tức là tácđộng của các yếu tố môi trường tới quá trình hình thành dự án
Chất lượng là yếu tố hàng đầu của dự án xây dựng công trình Đơn vịTVGS chịu trách nhiệm đảm bảo cho chất lượng của công trình xây dựng do
đó kể từ khi ký kết hợp đồng với CĐT đơn vị TVGS cần phải giám sát chặtchẽ với từng hạng mục công trình từ công tác chuẩn bị thi công, lựa chọnnguyên vật liệu đầu vào đến quá trinh thi công và kết quả kiểm định chấtlượng dự án Dự án không đạt chất lượng dẫn đến thất thoát chi phí xây dựng,chi phí sửa chữa và đặc biệt ảnh hưởng đến uy tín của các đơn vị tham giathực hiện dự án như CĐT, TVGS, ĐVTC
Chất lượng công trình là yếu tố quyết định đảm bảo công năng, an toàncông trình khi đưa vào sử dụng và hiệu quả đầu tư của dự án QLCL côngtrình xây dựng là khâu then chốt, được thực hiện xuyên suốt trong quá trìnhtriển khai dự án đầu tư xây dựng công trình Kể từ khi Chính phủ ban hànhNghị định số 209/2004/NĐ-CP hướng dẫn Luật Xây dựng về QLCL côngtrình xây dựng đến nay, công tác QLCL công trình xây dựng ở Việt Nam đã
đi vào nề nếp Nghị định 15/2013/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn đã giúpcác chủ thể trong hoạt động xây dựng về cơ bản kiểm soát được chất lượng từ
Trang 16thiết kế, khảo sát đến thi công và nghiệm thu công trình xây dựng; công tácQLCL công trình xây dựng nói chung đã đi vào nề nếp và có hiệu quả thiếtthực, qua đó chất lượng các công trình xây dựng ngày một nâng cao và đượckiểm soát tốt hơn Có thể khẳng định Nghị định 209/NĐ-CP, nghị định15/2013/NĐ-CP đã phát huy hiệu quả tốt trong công tác QLCL công trình xâydựng trong thời gian qua Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện và sự phát triểnkinh tế xã hội thời gian qua đã xuất hiện một số vấn đề bất cập đòi hỏi phảinghiên cứu, sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật Nghị định46/2015/NĐ-CP bao gồm 8 chương, 48 điều có sự kế thừa những nội dung ưuđiểm của Nghị định 209 và Nghị định 15/2013/NĐ-CP, rà soát những nộidung cần sửa đổi, làm rõ cũng như bổ sung các quy định mới; tham khảo kinhnghiệm về QLCL công trình xây dựng của Trung Quốc, Nhật Bản ; cơ quanquản lý Nhà nước về xây dựng trực tiếp thẩm tra thiết kế đối với các côngtrình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng nếu xảy ra sự cố
Trên cơ sở căn cứ các nội dung Luật Xây dựng 2014 và kết quả tổngkết quá trình thực hiện Nghị định 46/2015/NĐ-CP, về cơ bản Nghị định kếthừa các nội dung ưu việt của Nghị định 46/2015/NĐ-CP, bổ sung các nộidung hướng dẫn về bảo trì công trình xây dựng hiện nay đang quy định tạiNghị định 114/2010/NĐ-CP ngày 06/12/2010 của Chính phủ về bảo trì côngtrình xây dựng vào Nghị định này Đồng thời, Nghị định còn bổ sung các nộidung còn hạn chế, các quy định mới cần quản lý nhưng chưa được thể hiệntrong Nghị định 46/2015/NĐ-CP, đưa một số nội dung quy định trong cácThông tư hướng dẫn Nghị định 46/2015/NĐ-CP đã đi vào cuộc sống và vậnhành tốt để giảm các nội dung hướng dẫn trong các Thông tư, nhằm tăngcường tính ổn định của hệ thống pháp luật [2]
Từ các nội dung nêu trên, Nghị định được soạn thảo theo trình tự côngviệc từ giai đoạn khảo sát, thiết kế, thi công đến bảo trì công trình xây dựng.Quy định trách nhiệm của từng chủ thể tham gia hoạt động xây dựng côngtrình trong từng giai đoạn Sự thay đổi của Nghị định này phù hợp hơn với
Trang 17thực tế và giúp các chủ thể năm bắt ngay các quy định về QLCL công trìnhxây dựng trong toàn bộ quá trình hoạt động đầu tư xây dựng.
Căn cứ Nghị định này thì việc QLCL công trình xây dựng phải tuân thủtheo 06 nguyên tắc cơ bản sau:
- Công trình xây dựng phải được kiểm soát chất lượng theo quy địnhcủa Nghị định này và pháp luật có liên quan từ chuẩn bị, thực hiện đầu tư xâydựng đến quản lý, sử dụng công trình nhằm đảm bảo an toàn cho người, tàisản, thiết bị, công trình và các công trình lân cận
- Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phépđưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu củathiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, cácyêu cầu của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan
- ĐVTC khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện nănglực theo quy định, phải có biện pháp tự QLCL các công việc xây dựng domình thực hiện, ĐVTC chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm QLCL công việc
do ĐVTC phụ thực hiện
- CĐT có trách nhiệm tổ chức QLCL công trình phù hợp với hình thứcđầu tư, hình thức QLDA, hình thức giao thầu, quy mô và nguồn vốn đầu tưtrong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình theo quy định của Nghịđịnh này CĐT được quyền tự thực hiện các hoạt động xây dựng nếu đủ điềukiện năng lực theo quy định của pháp luật
- Cơ quan chuyên môn về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra công tácQLCL của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình; thẩm định thiết
kế, kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng, tổ chức thực hiện giámđịnh chất lượng công trình xây dựng; kiến nghị và xử lý các vi phạm về chấtlượng công trình xây dựng theo quy định của pháp luật
- Các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng trên chịu trách nhiệm
về chất lượng các công việc do mình thực hiện
Trang 18So với những quy định cũ trước đây, Nghị định 46/2015/NĐ-CP có một
số điều sửa đổi bổ sung chính như:
- Trong việc phân loại và phân cấp công trình xây dựng, so với Nghịđịnh 15 thì có bổ sung thêm loại công trình “Công trình quốc phòng, an ninh”(Khoản 1 Điều 8);
- Về trình tự QLCL khảo sát xây dựng được rút gọn gồm 04 bước(Nghị định 46/2015/NĐ-CP quy định 07 bước), bao gồm: 1 Lập và phê duyệtnhiệm vụ khảo sát xây dựng; 2 Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sátxây dựng; 3 QLCL công tác khảo sát xây dựng; 4 Nghiệm thu, phê duyệt kếtquả khảo sát xây dựng;
- CĐT có thể thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm traphương án kỹ thuật khảo sát xây dựng làm cơ sở cho việc phê duyệt; và có thểthuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để kiểm tra báo cáo kết quả khảosát xây dựng làm cơ sở cho việc quyết định nghiệm thu (Khoản 3 Điều 13 vàĐiểm b Khoản 1 Điều 16);
- Điều kiện nghiệm thu công trình được cơ quan cảnh sát phòng cháy
và chữa cháy ra văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (Điểm cKhoản 2 Điều 31);
- Nghị định quy định thêm nội dung về bảo trì công trình xây dựng (tạicác Điều từ 37 đến 43) Trình tự thực hiện bảo trì công trình xây dựng gồm: 1.Lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng 2 Lập kế hoạch và dựtoán kinh phí bảo trì công trình xây dựng 3 Thực hiện bảo trì và QLCL côngviệc bảo trì 4 Đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình.5.Lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình xây dựng;
- Nghị định phân công lại trách nhiệm quản lý của các cơ quan quản lýnhà nước về xây dựng Cụ thể chuyển từ ngành GTVT, ngành Công thương
về ngành Xây dựng quản lý đối với một số loại công trình như công trìnhcông nghiệp vật liệu xây dựng, công trình công nghiệp nhẹ; CTGT trong đô
Trang 19thị trừ công trình đường sắt, công trình cầu vượt sông và đường quốc lộ(Khoản 1 và điểm a Khoản 4 Điều 51);
- Ngoài ra, một trong những điểm mới của Nghị định này là bổ sungquy định khống chế mức tiền bảo hành Tại khoản 7 Điều 35, cụ thể: 3% giátrị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp đặc biệt và cấp I; 5% giá trị hợpđồng đối với công trình xây dựng cấp còn lại; và đối với các công trình sửdụng vốn khác, có thể tham khảo các mức bảo hành tối thiểu nêu trên để ápdụng
Nghị định 46/2015/NĐ-CP quy định xử lý chuyển tiếp tại Điều 56, theo
đó những công trình xây dựng khởi công trước ngày Nghị định này có hiệulực thì việc kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng tiếp tụcthực hiện theo quy định của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5năm 2015 Công trình xây dựng khởi công sau ngày Nghị định này có hiệulực thì thực hiện theo quy định của Nghị định này [5]
Trên cơ sở nội dung và các điều khoản trong nghị định 46/2015/NĐ-CP
và quy chế TVGS do bộ GTVT ban hành có thể đưa ra khái niệm về TVGSchất lượng thi công xây dựng như sau:
Giám sát chất lượng thi công xây dựng là hoạt động kiểm tra, đánh
giá, chỉ đạo công việc những người tham gia thi công xây dựng công trình căn
cứ theo pháp luật, TCKT, quy định, chính sách có liên quan đến công tác thicông xây dựng
Giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình là một tổ chức
độc lập để theo dõi, kiểm tra về chất lượng trong thi công xây dựng công trìnhtheo đúng hợp đồng kinh tế, thiết kế được duyệt và các TCKT hiện hành, cácđiều kiện kỹ thuật của công trình Giám sát chất lượng thi công xây dựng giúp
phòng ngừa các sai sót dẫn đến hư hỏng hay sự cố công trình Giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình có nhiệm vụ theo dõi - kiểm tra - xử lý -
nghiệm thu - báo cáo các công việc liên quan tại công trường
Tóm lại giám sát chất lượng thi công xây dựng là công việc bao gồm:
Trang 20- Nghiệm thu xác nhận khi công trình đã thi công bảo đảm đúng thiết
kế, theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và bảo đảm chất lượng;
- Yêu cầu ĐVTC xây dựng thực hiện theo đúng hợp đồng;
- Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng;
- Đề xuất với CĐT công trình những bất hợp lý về thiết kế để kịp thờisửa đổi
Người làm công việc này gọi là “Kỹ sư tư vấn giám sát thi công chất lượng công trình” và phải có chứng chỉ hành nghề Điều kiện để được cấp
chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát thi công xây dựng bao gồm:
Có quyền công dân và có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định củapháp luật; đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoàiphải có giấy phép cư trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật
Có đạo đức nghề nghiệp và có hồ sơ đăng ký cấp chứng chỉ theo quyđịnh và đã nộp lệ phí theo quy định
Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng, trungcấp (đối với chứng chỉ hành nghề Giám sát thi công xây dựng công trình cấpIV) thuộc chuyên ngành đào tạo phù hợp với nội dung đăng ký hành nghề, do
cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp
Đã trực tiếp tham gia thực hiện thiết kế hoặc thi công xây dựng từ 3năm trở lên hoặc đã tham gia thực hiện thiết kế, thi công xây dựng ít nhất 5công trình được nghiệm thu bàn giao
Đã thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình từ 3 năm trở lên (ápdụng đối với trường hợp trước khi Luật Xây dựng có hiệu lực thi hành từngày 01/7/2004)
Có chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng phùhợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ do cơ sở đào tạo được Bộ Xâydựng công nhận cấp
Trang 211.1.2 Vai trò của tư vấn giám sát
Tư vấn giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình là một bộphận không thể tách rời khỏi công tác xây dựng Đặc biệt đối với CĐT thì tưvấn giám sát đóng vai trò như một người bảo vệ để bảo đảm những quyền lợitối đa và chất lượng cho CĐT và công trình
Giám sát chất lượng thi công xây dựng nhằm bảo đảm các hạng mụccông trình được thi công đúng kỹ thuật, bản vẽ thiết kế và các TCKT, quyđịnh hiện hành Phát hiện, báo cáo và đưa ra biện pháp xử lý các chi tiết côngtrình mà CĐT và ĐVTC không rõ Hỗ trợ CĐT, ĐVTC thiết kế xử lý các saisót trong bản vẽ thiết kế so với hiện trường thi công
Trong lĩnh vực xây dựng công trình phần lớn là sản phẩm được đầu tưthời gian, có thời gian sử dụng lâu dài, ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội, anninh của đất nước Công trình xây dựng phải đạt được các yếu tố tiến độ, giáthành, chất lượng và tính thẩm mỹ, các yếu tố này liên quan mật thiết vớinhau và tạo nên chất lượng công trình
Muốn chất lượng công trình xây dựng tốt, điều kiện quyết định là ngườitrực tiếp làm ra sản phẩm; đó là công nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư phải có kỹnăng, hiểu biết kỹ thuật nghề nghiệp, luôn luôn có ý thức trách nhiệm về sảnphẩm làm ra của mình, làm tốt ngay từ đầu ở tất cả mọi khâu, thấy sai phảisửa chữa nhanh chóng và khắc phục triệt để Mặt khác công tác giám sát tức
là công tác kiểm tra đôn đốc, chỉ đạo và đánh giá công việc của những ngườitham gia công trình có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn những sự cố trongxây dựng cũng rất cần thiết TVGS hoạt động dựa trên quy định chính sách vàTCKT có liên quan, văn bản hợp đồng, bản vẽ thiết kế công trình làm cơ sởthực hiện với mục đích nâng cao hiệu quả xây dựng, chất lượng xây dựng
Công tác giám sát chất lượng thi công xây dựng phải quán triệt ngay từkhâu chuẩn bị đến khi đưa công trình vào sử dụng Từ khi nền kinh tế của đấtnước chuyển sang phát triển theo nền kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường,công tác giám sát trực tiếp dần chuyển từ các cơ quan quản lý nhà nước cho
Trang 22các tổ chức tư vấn đảm nhiệm Việc giám sát do các xí nghiệp, Trung tâmthực hiện được thực hiện theo các hợp đồng với CĐT, cơ quan nhà nước theo
cơ chế thị trường Vai trò của các tổ chức TVGS chất lượng công trình xâydựng được Luật Xây dựng, các Nghị định, Thông tư, Quyết định của Chínhphủ, các Bộ quy định cụ thể vừa tạo điều kiện cho các tổ chức đó hoạt độngvừa quy trách nhiệm đòi hỏi phải làm tốt nhiệm vụ được giao Gần 20 nămqua công tác TVGS đã được làm quen dần với các tiêu chuẩn quốc tế và trởthành một lĩnh vực có vai trò quan trọng trong việc QLCL Tuy vậy còn tồntại nhiều vấn đề trong quan điểm, trong cách tiến hành, cách đánh giá cần bànbạc để rút kinh nghiệm ngày càng tốt hơn Cùng với sự phát triển của côngcuộc cải cách mở cửa, ngày càng nhiều các dự án của nước ngoài đầu tư, gópvốn, vay vốn và vốn đầu tư trong nước đã tạo thành một hoạt động xây dựngrất đa dạng và sôi động hiện nay ở nước ta Việc xây dựng các dự án đầu tư từmọi thành phần kinh tế này đòi hỏi phải thực hiện chế độ giám sát thi côngxây dựng để đáp ứng và phù hợp với nền kinh tế thị trường Điều này, một lầnnữa khẳng định vị trí vai trò của giám sát thi công xây dựng trong công tácQLDA [5]
1.1.3 Phân loại công tác tư vấn giám sát
Trong một tổ chức, đơn vị TVGS công trình xây dựng được lập ranhằm đảm bảo công trình được thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết vớiCĐT cần phải xây dựng mô hình bao gồm các công việc như sau:
Giám sát chất lượng: Đảm bảo các hạng mục công trình được thi côngđúng kỹ thuật, bản vẽ thiết kế theo các TCKT, quy định hiện hành
Giám sát khối lượng, giá thành: Theo dõi, thống kê số lượng, khốilượng đầu vào và đầu ra đáp ứng các vật tư vật liệu theo tiến độ công trình
Giám sát an toàn lao động: Đảm bảo ĐVTC được trang bị đầy đủnhững dụng cụ, thiết bị bảo hộ lao động theo đúng tiêu chuẩn vể an toàn laođộng
Trang 23Giám sát an toàn vệ sinh môi trường: Đảm bảo các vấn đề về vệ sinhmôi trường nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường các khu vực côngtrình đi qua trong suốt quá trình thi công xây dựng.
Giám sát tiến độ thi công xây dựng: Đảm bảo công trình thực hiện theođúng tiến độ đề ra ban đầu theo từng gian đoạn, hạng mục công trình
Căn cứ theo quyết định thành lập đoàn TVGS tùy theo từng công trình
mà bố trí nhân sự trong đoàn tương ứng với chức năng, nhiệm vụ và quyềnhạn như sau:
Kỹ sư TVGS Trưởng : có chức năng, quyền hạn, trách nhiệm được quyđịnh tại Quy chế này; là kỹ sư chuyên ngành giao thông, có thâm niên côngtác đúng ngành trên 10 năm, có nhiều kinh nghiệm, thành tích, uy tín trongTVTK, thi công, đã giám sát tối thiểu 02 dựa án tương tự với chức danh là kỹ
sư TVGS chuyên ngành
Kỹ sư TVGS chuyên ngành (cầu, đường, cảng, đường sắt, kiến trúc xâydựng ) là kỹ sư có bằng chuyên môn theo lĩnh vực mình phụ trách, có thâmniên công tác trên 5 năm, có tiêu chuẩn quy định theo quy chế này
Giám sát viên khác: tuỳ theo dự án sử dụng trình độ của TVGS và phântheo chuyên môn hoá hoặc thực hiện toàn bộ công việc giám sát Nếu sử dụngtheo chuyên môn hoá, đối với các dự án lớn phức tạp cần các chức danh côngviệc có bằng cấp khác nhau như sau:
+ Giám sát viên chất lượng
+ Giám sát viên khối lượng
+ Giám sát viên thí nghiệm v.v
Ngoài ra còn có các bộ phận nhân viên như sau:
- Kỹ sư kinh tế, tài chính
- Cán bộ văn phòng tổng hợp, quản trị
- Bảo vệ, lái xe
Trang 241.1.3.1 Quyền hạn, trách nhiệm của kỹ sư TVGS Trưởng
Kỹ sư TVGS Trưởng có quyền kiểm tra, thanh tra, phủ quyết các kếtquả làm việc không đúng của các thành viên trong đơn vị, từ chối tiếp nhậnnhững thành viên không đủ điều kiện về phẩm chất và chất lượng chuyênmôn; đề nghị thủ trưởng đơn vị TVGS thưởng cho các thành viên hoàn thànhtốt nhiệm vụ
Kỹ sư TVGS Trưởng phải đề xuất các chủ trương đối với các vấn đềquan trọng, xem xét phê chuẩn báo cáo của TVGS cũng như các văn bản vềquản lý hợp đồng, quản lý tiến độ và chất lượng thi công công trình của từngĐVTC và cả dự án, cụ thể như sau:
+ Chịu trách nhiệm chung công tác giám sát về tiến độ, khối lượng vàchất lượng xây dựng Lập biểu đồ tiến độ theo dõi giám sát thi công so sánhvới tiến độ thực tế điều chỉnh
+ Giữ gìn quan hệ mật thiết với chủ công trình, làm rõ yêu cầu, nguyệnvọng và bảo vệ quyền lợi co CĐT Tổ chức chuẩn bị nội dung cuộc họp tácnghiệp thượng kỳ để đánh giá kết quả hạng mục công trình hoàn thành và giảiquyết các vấn đề kỹ thuật sắp tới
+ Xác định cơ cấu giám sát chất lượng công trình và chức trách cácnhân viên, tổ chức họp định kỳ và đột xuất về việc kiểm điểm trách nhiệm vàphối kết hợp tất cả các thành viên có quan hệ với công tác TVGS
Quan hệ với người phụ trách từng bộ phận của các ĐVTC, phối hợpcông tác và giải quyết các vấn đề vướng mắc trong quá trình thi công
Kiểm tra giám sát các vấn đề công nghệ, điểm dừng kỹ thuật, tình hìnhthi công do ĐVTC xây dựng thực hiện
Xác nhận và kiểm tra thường xuyên năng lực về thiết bị và nhân lựccủa các ĐVTC phụ do ĐVTC chính chọn, kịp thời báo cho CĐT chấp thuận
Thẩm tra thiết kế biện pháp công nghệ, phương án tổ chức thi công vàtiến độ thi công do ĐVTC hoặc tư vấn thiết kế lập, đề xuất ý kiến cải tiến(nếu có); ký chuyển CĐT chấp thuận trước khi thi công
Trang 25Thẩm tra quy cách sản phẩm, chất lượng và thiết bị thi công do ĐVTCxây dựng đưa ra.
Kỹ sư TVGS Trưởng không được phép tự thay đổi các TCKT tronghợp đồng bao thầu thi công do CĐT ký với ĐVTC
Có các biện pháp kỹ thuật đề phòng ảnh hưởng đến nhà dân; giải quyếttranh chấp khi ĐVTC có kiến nghị
Kiểm tra biện pháp an toàn lao động, đảm bảo an toàn giao thông, vệsinh môi trường trong quá trình thi công và sau khi hoàn thành công trình
Kiểm tra tiến độ và chất lượng thi công, nghiệm thu từng điểm dừng kỹthuật từng hạng mục công trình chuyển CĐT ký chứng từ thanh toán côngtrình
Thông báo CĐT chỉnh lý văn bản hợp đồng quá hạn, bổ sung các hạngmục phát sinh và tài liệu hồ sơ kỹ thuật;
Cung cấp cho chủ công trình tất cả tài liệu phân tích sự thật khi cótranh chấp, đề xuất ý kiến có tính khả thi;
Tổ chức để đơn vị thiết kế, CĐT và ĐVTC tiến hành nghiệm thu hoàncông, ký xác nhận trước khi CĐT nghiệm thu chính thức và bàn giao côngtrình đưa vào sử dụng, khai thác;
Làm rõ giá trị cuối cùng của các công việc hoàn thành của hợp đồng.Tổng hợp quyết toán công trình;
Báo cáo định kỳ các việc có liên quan cho chủ công trình và cho các cơquan có thẩm quyền để kịp thời xử lý
1.1.3.2 Quyền hạn và trách nhiệm của Kỹ sư TVGS chuyên ngành
Kỹ sư TVGS chuyên ngành áp dụng đối với dự án có quy mô lớn nhiềuloại công trình khác nhau hoặc một công trình độc lập; Kỹ sư TVGS chuyênngành là người giúp việc cho Kỹ sư TVGS Trưởng; bên dưới quản lý côngviệc của các giám sát viên khác, Kỹ sư TVGS chuyên ngành phải có mặtthường xuyên ở hiện trường để chỉ đạo giám sát ĐVTC, giải quyết kịp thờicác sai sót
Trang 26Được uỷ thác và yêu cầu của Kỹ sư TVGS Trưởng, Kỹ sư TVGSchuyên ngành có thể đảm nhiệm một số hoặc toàn bộ quyền hạn sau đây:
+ Phối hợp công tác với ĐVTC, thẩm tra chi tiết kế hoạch tiến độ thicông, triển khai các chỉ thị cần thiết của Kỹ sư TVGS Trưởng tới ĐVTC, amhiểu các công nghệ và tài liệu hợp đồng;
+ Kiểm tra khâu chuẩn bị mặt bằng và toàn bộ nguồn vật liệu doĐVTC mua, kiểm tra chất lượng vật liệu đưa đến công trường;
+ Theo dõi quá trình áp dụng công nghệ và vật liệu mới trong thi công,
đề xuất biện pháp xử lý thích hợp trong quá trình thực hiện;
Kiểm tra các việc định vị, cao độ, kết cấu của công trình phù hợp vớibản vẽ thiết kế và yêu cầu của dự án;
Đề xuất và lập lệnh thay đổi và kiểm tra các lệnh thay đổi của ĐVTC.Không phát lệnh hoặc chấp thuận bất kỳ một công việc nào có liên quan đến
sự trì hoãn hay bất kỳ một sự thanh toán nào hoặc không được tự ý thay đổicông trình trừ khi có văn bản chỉ đạo của chủ công trình;
Kiểm tra hướng dẫn sửa đổi các bản vẽ thi công của ĐVTC cho phùhợp;
Tổ chức các cuộc họp thường kỳ với ĐVTC để phối hợp giải quyết mọivấn đề và mọi khiếu nại gồm cả vấn đề an toàn trong xây dựng;
Phối hợp với các Cơ quan hữu quan cùng CĐT để giải quyết các vấn
Trang 27Kiểm tra chất lượng, khối lượng, tiến độ thi công theo quy trình hiệnhành và TCKT ghi trong hồ sơ thầu;
Kiểm tra giá thành cuối cùng của công việc hoàn thành phần hạng mụccông trình theo hợp đồng, chứng nhận chứng chỉ thanh toán hàng tháng củaĐVTC;
Được kiêm đảm nhận giám sát viên khối lượng, chất lượng tuỳ thuộcvào quy mô dự án;
Theo quy định, lập báo cáo hàng tháng với Kỹ sư TVGS Trưởng các sựviệc trên và thực hiện tất cả mệnh lệnh, các phiếu giao việc của Kỹ sư TVGSTrưởng phân công hàng ngày
1.1.3.3 Nhiệm vụ của các nhân viên giám sát khác
Các nhân viên giám sát khác chỉ các nhân viên giám sát khác dướiquyền Kỹ sư TVGS Trưởng, bao gồm kỹ sư giám sát viên khối lượng, giámsát viên chất lượng, giám sát viên thí nghiệm, nhân viên tổng hợp Ngoài racòn có các kỹ sư kinh tế, tài chính trách nhiệm của họ là phải hiểu hết bản vẽ
và các văn bản, tài liệu, hồ sơ thiết kế, hợp đồng, phối hợp để thực hiện mụctiêu quy định tại Hợp đồng kinh tế và có thể sẽ được phân công một số nhiệmvụ cụ thể như sau:
Giám sát viên khối lượng
+ Có trách nhiệm lập quy định về phương pháp đo đạc, tính toán khốilượng theo từng điểm dừng kỹ thuật, từng hạng mục công trình
+ Có trách nhiệm kiểm tra các công việc đo lường liên quan đến cáccông việc xây dựng của ĐVTC để xác định những khối lượng đã đảm bảoyêu cầu chất lượng (có chứng nhận của giám sát viên chất lượng kèm theo) đểlàm cơ sở cho Kỹ sư TVGS chuyên ngành và Kỹ sư TVGS Trưởng xác nhậnkhối lượng phải trả tiền phù hợp với TCKT và điều kiện của hợp đồng
+ Hàng ngày vào sổ "Nhật ký khối lượng" và báo cáo tình hình đo đạckiểm tra khối lượng các ĐVTC cho Kỹ sư TVGS Trưởng
Trang 28+ Chịu trách nhiệm hướng dẫn ĐVTC thiết lập các biểu đồ ngang,đường găng để theo dõi kiểm tra tiến độ, biện pháp thi công, so sánh khốilượng thực tế thi công Nếu thấy công trình chậm tiến độ, giám sát viên khốilượng phải tiến hành điều tra phân tích trên sơ đồ găng, tìm nguyên nhân phốihợp với ĐVTC, TVTK tìm cách khắc phục tình trạng chậm trễ này.
+ Đo kích thước hình học hoặc cao đạc từng thời điểm, tính toán lậpbảng, cung cấp số liệu khối lượng hàng ngày, tuần, tháng, quý, năm cho Kỹ
sư TVGS Trưởng và Kỹ sư TVGS chuyên ngành
+ Thu thập tất cả các tài liệu, chứng cứ và ghi lại (hoặc chụp ảnh) tất cảcác vấn đề có liên quan trong trường hợp có thể ĐVTC có khiếu nại về việcmất khối lượng do lũ lụt, lún sụt, cũng như các công việc phát sinh khác,gửi cơ quan nơi ĐVTC (hoặc CĐT) đóng bảo hiểm công trình
+ Ghi vào bản vẽ thiết kế thi công cao độ thực tế và đặc điểm hạngmục, phát sinh (địa chất, kết cấu công trình ), phải vẽ bổ sung các chi tiết vềtất cả các kích thước hình học, đặc tính kỹ thuật trong quá trình thi công xâydựng công trình;
+ Giám sát viên khối lượng có trách nhiệm lưu trữ tài liệu về khốilượng công trình
- Giám sát viên chất lượng
Có trách nhiệm xác định việc đảm bảo chất lượng công trình, bao gồmnhững công việc chính sau đây:
+ Lập đề cương về khối lượng, lấy mẫu thử và thí nghiệm, vị trí cầnkiểm tra trên cơ sở quy định TCKT trong hồ sơ ĐVTC và các quy trình, quyphạm hiện hành phân bổ cho từng giai đoạn kiểm tra theo điểm dừng kỹthuật, chuyển giai đoạn thi công, thông báo cho ĐVTC để phối hợp Trongquá trình thí nghiệm, kiểm tra không được làm ảnh hưởng đến tiến độ thicông
+ Kiểm tra việc thành lập phòng thí nghiệm trên hiện trường và trungtâm, kiểm tra các yêu cầu chất lượng trong hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công,
Trang 29hướng dẫn việc đánh giá chất lượng các vật liệu địa phương cho dự án xâydựng và QLCL xây dựng.
+ Kiểm tra thiết bị thi công đúng chủng loại thiết bị đo lường, thínghiệm và phải được hợp chuẩn, đăng kiểm theo quy định hiện hành Thẩmtra tay nghề các nhân viên của ĐVTC
+ Tiếp nhận các yêu cầu kiểm tra chất lượng của ĐVTC và lập kếhoạch chất lượng kế hoạch hàng ngày, đánh giá, ký xác nhận kết quả thínghiệm từng hạng mục để xếp loại chất lượng và tính chuyển đổi ra khốilượng làm căn cứ so sánh đối chứng kết quả của giám sát viên khối lượng,trình Kỹ sư TVGS Trưởng và Kỹ sư TVGS chuyên ngành xem xét, tham giaxác nhận các chứng chỉ thanh toán cho ĐVTC
+ Phối hợp với TVTK đề xuất các giải pháp kỹ thuật bảo dưỡng côngtrình trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật chưa phù hợp, đảm bảo giao thông, an toànlao động liên quan xảy ra trong quá trình thi công
+ Hàng ngày nghiên cứu phân tích báo cáo kịp thời với Kỹ sư TVGSTrưởng và Kỹ sư TVGS chuyên ngành tình hình kiểm tra chất lượng cácĐVTC, vào sổ "Nhật ký chất lượng" một cách chi tiết tất cả những sự việc đãxẩy ra tại công trình (đặc biệt thời tiết thay đổi ảnh hưởng đến chất lượng);tổng hợp tình hình theo biểu mẫu quy định, lập các báo cáo hàng tuần, tháng,quý, năm
+ Bảo quản mẫu thí nghiệm theo quy định, lưu trữ các số liệu chấtlượng từng mũi thi công, từng Km, khi cần kiểm tra đối chiếu phải đáp ứngkịp thời
1.2 Nội dung công tác giám sát chất lượng thi công xây dựng
Trong những năm gần đây việc công trình xây dựng, giao thông xảy rasai sót về mặt chất lượng thi công dẫn đến nhiều hệ lụy kèm theo, ảnh hưởngđến tiến độ, giá thành của công trình, đặc biệt ảnh hưởng đến tính an toàn củacông trình sau khi đưa vào khai thác sử dụng Bên cạnh những yếu tố về mặtchủ quan thì trách nhiệm của đơn vị TVGS cũng không hề nhỏ, chính vì vậy
Trang 30luật xây dựng và các thông tư, nghị định ngày càng thắt chặt yêu cầu tráchnhiệm của người TVGS tham gia xây dựng công trình ngày càng cao Ngoàiviệc các tổ chức tham gia thực hiện công tác TVGS thi công các dự án xâydựng công trình trong ngành GTVT phải được lựa chọn thông qua các hìnhthức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu thì khi thực hiện giámsát thi công xây dựng công trình, ĐVTC TVGS còn phải đảm bảo nguyên tắc:
Không có quan hệ lệ thuộc về tổ chức, kinh doanh với ĐVTC xâydựng, ĐVTC chế tạo thiết bị và cung cấp cấu kiện, vật liệu, vật tư cho côngtrình đang thực hiện giám sát xây dựng;
Không ký hợp đồng TVGS thi công xây dựng công trình với CĐT đốivới công trình do mình lập thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, trừtrường hợp đặc biệt do Người quyết định đầu tư cho phép;
Không ký hợp đồng với ĐVTC xây dựng thực hiện thí nghiệm, kiểmđịnh chất lượng công trình xây dựng đối với công trình do mình giám sát;
Đảm nhiệm công việc giám sát thi công xây dựng một cách độc lập;không được chuyển nhượng hoặc để những tổ chức tư vấn khác thực hiệndưới danh nghĩa tổ chức TVGS của mình để làm công việc giám sát thi côngxây dựng
Ngoài ra, các ĐVTC TVGS còn phải đảm bảo TVGS trưởng, kỹ sưthường trú, kỹ sư chuyên ngành và giám sát viên đều phải là người thuộc tổchức nhân sự chính thức và hợp pháp của ĐVTC tư vấn thực hiện giám sát thicông xây dụng theo quy định (Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 và các quyđịnh liên quan khác) Trường hợp ký hợp đồng lao động thì phải là hợp đồnglao động không thời hạn hoặc có thời hạn tối thiểu bằng thời gian hoàn thành
dự án thực hiện giám sát, nhưng không nhỏ hơn 12 tháng
Bên cạnh đó người giám sát thi công xây dựng phải nắm vững và thựchiện nghiêm túc các quy định của pháp luật nói chung, pháp luật về quản lýđầu tư xây dựng nói riêng và các quy định, đặc thù của địa phương nơi có dự
án công trình xây dựng đang triển khai;
Trang 31Giám sát thi công xây dựng công trình theo đứng quy chuẩn, TCKT,các chỉ dẫn kỹ thuật và hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt Phản ánh đúng tìnhhình thi công xây dựng, kịp thời giải quyết vấn đề trên hiện trường Tuân thủcác yêu cầu và chỉ đạo của Tổ chức TVGS và các cơ quan có thẩm quyền theoquy định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Tiếp thu ý kiến của ĐVTC và ýkiến của giám sát cộng đồng để kịp thời giải quyết cho phù hợp theo quyđịnh
Trên cơ sở những lý luận trên và căn cứ theo quyết định số BGTVT ngày 10/11/2013 - Quy chế tạm thời hoạt động TVGS xây dựng côngtrình trong ngành GTVT công tác giám sát chất lượng thi công xây dựng côngtrình bao gồm các nội dung sau [1]:
3173/QĐ-1.2.1 Yêu cầu của công tác tư vấn giám sát chất lượng thi công xây dựng
Thông thường, đối với mỗi công trình, thường có Đoàn kỹ sư TVGSbao gồm kỹ sư TVGS trưởng và các thành viên trong đoàn, tổ chức này đượcthành lập sau khi CĐT công trình ký Hợp đồng thuê dịch vụ tư vấn của mộtđơn vị tư vấn Tại công trường thi công, chính những người giám sát thi côngnày đại diện cho CĐT về việc theo dõi chất lượng công trình thực hiện hằngngày Nhằm đảm bảo chất lượng thi công xây dựng đạt hiệu quả cao nhất kỹ
sư TVGS cần phải thực hiện đầy đủ yêu cầu khi hợp đồng đã ký kết theo đúngtrình tự và quy định như sau:
Phòng tránh, ngăn ngừa, khống chế, quản lý rủi ro, không để xảy ranhững ảnh hưởng xấu đến chất lượng xây dựng công trình
Phải thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ và nội dung giám sát, kiểmtra phù hợp yêu cầu về nội dung công việc và tiến độ thi công củaĐVTC; phải đảm bảo yêu cầu vừa giám sát, kiểm tra chặt chẽ vừa phối hợp
và hướng dẫn các ĐVTC thực hiện các biện pháp phòng tránh hoặc giảiquyết, xử lý tốt các vấn đề trong quá trình thi công, đảm bảo tiêu chuẩn, quychuẩn và yêu cầu chất lượng theo quy định
Trang 32Kiểm soát chặt chẽ và tư vấn cho CĐT trong việc kiểm định chấtlượng khi có nghi ngờ hoặc đối với công trình sử dụng công nghệ mới, vậtliệu mới, kết cấu mới.
Những yêu cầu cơ bản đối với người kỹ sư TVGS:
- Nắm vững các văn bản, quy phạm, pháp luật về quản lý và đầu tư xâydựng cơ bản của Nhà nước (hoặc của ngành hiện hành)
- Có hiểu biết tốt về tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật
- Có hiểu biết tốt về công tác xây lắp chủ yếu
- Tận tâm, trung thực trong công tác giám sát
- Là kỹ sư được đào tạo chuyên ngành và có kinh nghiệm công tác tốithiểu là 3 năm trong lĩnh vực phụ trách, có đủ năng lực chuyên môn và nghiệpvụ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao
- Nắm vững các căn cứ pháp lý về công tác QLCL công trình xây dựnghiện hành của Nhà nước và của Bộ, Ngành liên quan
- Nắm vững nội dung của hồ sơ thiết kế được duyệt, các điều kiện kỹthuật riêng áp dụng cho các hạng mục công trình do Tổ chức TVTK lập Hợpđồng giao nhận thầu xây lắp Các TCKT được áp dụng, các quy trình, quyphạm về thi công, nghiệm thu hiện hành của Nhà nước và Ngành có liên quan
- Nắm vững biện pháp và trình tự thi công được áp dụng
- Nắm được tiến độ và yêu cầu nhân lực, máy móc thiết bị cần phải có
để thực hiện công việc, đặc biệt là yêu cầu trình độ lành nghề của công nhântương ứng với công việc họ thực hiện
- Phân tích đánh giá được chất lượng hoàn thành
- Hiểu và thực hiện đúng công tác nghiệm thu
- Khi phát hiện sai lỗi thì lập biên bản thông báo cho Ban QLDA, cấptrên trực tiếp hoặc cán bộ phụ trách kỹ thuật của ĐVTC (đối với sai lỗi của thicông) hoặc cho tổ chức thiết kế (đối với sai lỗi thiết kế) để khắc phục
- Đạo đức và liêm chính: Kỹ sư tư vấn thực hiện một dịch vụ nghềnghiệp và cần phải được chỉ đạo mọi lúc bởi những nhận thức vế luân thường
Trang 33đạo lý ở mức cao nhất Nhà tư vấn không nên để cho vấn đề kinh doanh, lợinhuận, giá cả lấn át quan điểm nghề nghiệp và đạo đức Một quan điểm nghềnghiệp không phải được hình thành từ việc thảo luận, mà nó phải xuất phát từđạo đức của những kỹ sư tư vấn Điều này chỉ có thể đạt được nếu các quyếtđịnh và hành động đều mang tính nghề nghiệp, trong khuôn khổ tổ chức tưvấn cũng như đối với công chúng, khách hàng và những người khác Nhữngnguyên tắc cơ bản để tiếp cận và giải quyết vấn đề mang tính nghề nghiệpđược thể hiện trong việc cạnh tranh để có được các hợp đồng kỹ thuật, trongcác mối quan hệ với công chúng, với khách hàng và với các kỹ sư khác cũngnhư với các đồng nghiệp Một kỹ sư TVGS có cần có những phẩm chất đạođức như trung thực, có khả năng thừa nhận sự giới hạn của trình độ, có khảnăng nhận khuyết điểm và học tập từ thất bại.
1.2.2 Nội dung cơ bản của công tác giám sát chất lượng thi công xây dựng
Công tác TVGS chất lượng thi công đóng vai trò quan trong trong suốtquá trình thực hiện dự án nhằm đảm bảo chất lượng của công trình đảm bảotheo đúng hợp đồng ký kết giữa CĐT và ĐVTC, theo đúng bản vẽ thiết kế vàcác tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng Công trình có bền vững trong quá trình sửdụng hay không phụ thuộc rất nhiều vào công tác TVGS chất lượng thi côngxây dựng công trình Để quản lý tốt chất lượng thi công xây dựng công trình,ngay sau khi ký kết hợp đồng với CĐT, đơn vị TVGS cần kiểm tra chặt chẽcác điều kiện quy định theo hợp đồng và luật pháp quy định Nội dung cơ bảncủa công tác giám sát chất lượng thi công xây dựng theo Nghị định số46/2015/NĐ-CP bao gồm các nội dung sau:
- Thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong hệ thốngquản lý chất lượng của chủ đầu tư, nhà thầu giám sát thi công xây dựng côngtrình, cho các nhà thầu có liên quan biết để phối hợp thực hiện;
- Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy địnhtại Điều 107 của Luật Xây dựng;
Trang 34- Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng côngtrình so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: Nhân lực, thiết bịthi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, hệ thống quản lý chấtlượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
- Kiểm tra biện pháp thi công xây dựng của nhà thầu so với thiết kếbiện pháp thi công đã được phê duyệt;
- Xem xét và chấp thuận các nội dung do nhà thầu trình quy định tạiKhoản 3 Điều 25 Nghị định này và yêu cầu nhà thầu thi công chỉnh sửa cácnội dung này trong quá trình thi công xây dựng công trình cho phù hợp vớithực tế và quy định của hợp đồng Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư thỏathuận trong hợp đồng xây dựng với các nhà thầu về việc giao nhà thầu giámsát thi công xây dựng lập và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đốivới các nội dung nêu trên;
- Kiểm tra và chấp thuận vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bịlắp đặt vào công trình;
- Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng công trình và các nhàthầu khác triển khai công việc tại hiện trường theo yêu cầu về tiến độ thi côngcủa công trình;
- Giám sát việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối vớicác công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;giám sát các biện pháp đảm bảo an toàn đối với công trình lân cận, công tácquan trắc công trình;
- Giám sát việc đảm bảo an toàn lao động theo quy định của quy chuẩn,quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật về an toàn lao động;
- Đề nghị chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh thiết kế khi phát hiện sai sót,bất hợp lý về thiết kế;
- Tạm dừng thi công đối với nhà thầu thi công xây dựng khi xét thấychất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thicông không đảm bảo an toàn; chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải
Trang 35quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công xây dựng côngtrình và phối hợp xử lý, khắc phục sự cố theo quy định của Nghị định này;
- Kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu; kiểm tra và xác nhận bản vẽhoàn công;
- Tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng bộ phận côngtrình, hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định tại Điều 29Nghị định này;
- Thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công,nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng,nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quyđịnh; kiểm tra và xác nhận khối lượng thi công xây dựng hoàn thành;
- Tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng;
- Thực hiện các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng
1.2.2.1 Kiểm soát chất lượng hồ sơ thiết kế và công tác chuẩn bị thi công của ĐVTC:
Kiểm tra, rà soát lại các bản vẽ thiết kế của hồ sơ mời thầu, các chỉ dẫnkỹ thuật, các điều khoản hợp đồng, đề xuất với CĐT về phương án giải quyếtnhững tồn tại hoặc điều chỉnh cần thiết (nếu có) trong hồ sơ thiết kế cho phùhợp với thực tế và các quy định
Căn cứ hồ sơ thiết kế, các chỉ dẫn kỹ thuật đã được duyệt trong hồ sơmời thầu, các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hànhđược áp dụng cho dự án, thực hiện thẩm tra, rà soát, ký xác nhận biện pháp thicông do ĐVTC lập (bao gồm cả tổng mặt bằng công trường của ĐVTC, tiến
độ thi công tổng thể, chi tiết ) và trình CĐT phê duyệt (trừ các trường hợpviệc thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công được CĐT giao cho đơn vị tư vấn khácthực hiện)
Căn cứ các hồ sơ thiết kế (kỹ thuật, bản vẽ thi công) đã được phê duyệt,các quyết định điều chỉnh để thẩm tra các đề xuất khảo sát bổ sung củaĐVTC, thẩm tra, rà soát và có ý kiến trình CĐT xem xét quyết định; thực hiệnkiểm tra, theo dõi công tác đo đạc, khảo sát bổ sung của ĐVTC; thẩm tra, soát
Trang 36xét và ký phê duyệt hoặc trình CĐT phê duyệt các bản vẽ thiết kế thi công,biện pháp thi công và dự toán của những nội dung điều chỉnh, bổ sung đãđược CĐT, ban QLDA chấp thuận, đảm bảo phù hợp với nội dung và điềukiện quy định trong hồ sơ hợp đồng.
Kiểm tra các điều kiện khởi công xây dựng công trình theo quy địnhtại Điều 72 của Luật Xây dựng
Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của ĐVTC xây dựng công trìnhđưa vào công trường; xác nhận số lượng, chất lượng máy móc, thiết bị(giấy chứng nhận của nhà sản xuất, kết quả kiểm định thiết bị của các tổ chứcđược cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận) của ĐVTC chính, ĐVTCphụ theo hợp đồng xây dựng hoặc theo hồ sơ trúng thầu; kiểm tra công tácchuẩn bị tập kết vật liệu (kho, bãi chứa) và tổ chức công trường thi công(nhà ở, nhà làm việc và các điều kiện sinh hoạt khác)
Kiểm tra hệ thống QLCL của ĐVTC: hệ thống tổ chức các bộ phậnkiểm soát chất lượng (từ khâu lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, kiểm soátchất lượng thi công tại công trường, nghiệm thu nội bộ); phươngpháp, quy trình kiểm soát chất lượng, các quy định cụ thể đối với từng bộphận trong hệ thống QLCL
Kiểm tra và xác nhận báo cáo CĐT bằng văn bản về chất lượngphòng thí nghiệm hiện trường của ĐVTC theo quy định trong hồ sơ hợpđồng, bao gồm cả chứng chỉ kiểm định còn hiệu lực đối với các thiết bịthí nghiệm; kiểm tra chứng chỉ về năng lực chuyên môn của các cán bộ, kỹ
sư, thí nghiệm viên
1.2.2.2 Kiểm soát chất lượng trong quá trình thi công:
Trong quá trình thi công người TVGS cần phải thực hiện đúng các điềukhoản trong hợp đồng đã ký kết với CĐT ngoài ra TVGS cần hỗ trợ CĐT vàĐVTC Chính vì vậy trong suốt quá trình thi công xây dựng công trình, ngườiTVGS cần phải thực hiện công tác kiểm tra, giám sát từng hạng mục côngtrình đúng trình tự theo sơ đồ sau:
Trang 37Hình 1.1: Sơ đồ trình tự giám sát, nghiệm thu chất lượng thi công xây
dựng
Đối tượng nghiệm thu
Điều kiện và tài
Đồng ý triển khai công
việc tiếp theo
Biên bản nghiệm thu vật liệu, nghiệm thu hạng mục, giai đoạn…
Biên bản nghiệm thu nội bộ
Phiếu yêu cầu nghiệm thu
Biên bản nghiệm thu hạng mục giai
Đạt Đạt
Đạt
Trang 38Các đối tượng công việc nghiệm thu theo sơ đồ trên bao gồm:
GSCL vật liệu, cấu kiện, thiết bị, sản phẩm (thành phẩm, bán thànhphẩm) cần thiết cung cấp cho dự án, công trình tại nguồn cung cấp và tại côngtrường theo yêu cầu của chỉ dẫn kỹ thuật Lập biên bản không cho phépsử dụng các loại vật liệu, cấu kiện, thiết bị và sản phẩm không đảm bảo chấtlượng do ĐVTC đưa đến công trường, đồng thời yêu cầu chuyển ngay khỏicông trường
Giám sát việc lấy mẫu thí nghiệm, chế tạo và bảo dưỡng, bảo quảnmẫu, lưu giữ các mẫu đối chứng của ĐVTC; giám sát quá trình thí nghiệm,giám định kết quả thí nghiệm của ĐVTC (nếu cần thiết) và xác nhận vàophiếu thí nghiệm
Kiểm tra phương pháp, trình tự thi công của ĐVTC đối với từng hạngmục công trình, công trình (bao gồm cả các hạng mục, công trình phụ trợ:
đà giáo, ván khuôn ) đảm bảo tuân thủ biện pháp thi công do cấp có thẩmquyền đã phê duyệt theo quy định
Kịp thời kiểm tra, nghiệm thu chất lượng thi công của từng công việc,hạng mục công trình, công trình theo đúng quy định trong hợp đồng, chỉ dẫnkỹ thuật và quy định hiện hành ngay khi có thư yêu cầu từ ĐVTC, khôngđược chậm trễ hoặc tự ý kéo dài thời gian xử lý mà không báo cáo CĐT
Khi phát hiện ĐVTC có vi phạm, sai phạm (sai sót thi công, khuyết tật,
hư hỏng nhỏ, cục bộ) trong quá trình thi công về chất lượng, an toàn phảiyêu cầu ĐVTC tạm dừng thi công và khắc phục ngay hoặc thực hiện đúnghợp đồng đã ký với CĐT Sau khi tạm dừng thi công, phải thông báo ngaycho CĐT bằng văn bản để CĐT xem xét quyết định
Khi phát hiện hoặc xảy ra các sự cố hư hỏng các bộ phận công trình,phải tạm đình chỉthi công và lập biên bản hoặc hồ sơ sự cố theo quy định hiệnhành và báo cáo ngay với CĐT Tùy theo mức độ sự cố, thẩm tra giải pháp
Trang 39khắc phục theo đề xuất của ĐVTC hoặc phối hợp với ĐVTC để đề xuất giảipháp khắc phục hậu quả, trìnhCĐT xem xét, giải quyết theo quy định.
Kiểm tra đánh giá kịp thời chất lượng, các hạng mục công việc, bộphận công trình; yêu cầu tổ chức và tham gia các bước nghiệm thu theo quyđịnh hiện hành
Xác nhận bằng biên bản hoặc văn bản kết quả thi công của ĐVTC đạtyêu cầu về chất lượng theo quy định trong hồ sơ thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuậtđược duyệt
1.2.2.3 Kiểm soát chất lượng trong giai đoạn hoàn thành xây công trình:
Tổ chức giám sát của CĐT phải kiểm tra, tập hợp toàn bộ hồ sơ pháp lý
và tài liệu về QLCL Lập danh mục hồ sơ, tài liệu hoàn thành công trình xâydựng Khi kiểm tra thấy công trình hoàn thành đảm bảo chất lượng, phù hợpvới yêu cầu của thiết kế và tiêu chuẩn về nghiệm thu công trình TVGS báocáo CĐT để CĐT tổ chức tổng nghiệm thu lập thành biên bản Biên bản tổngnghiệm thu là cơ sở pháp lý để làm bàn giao đưa công trình vào khai thác sửdụng và là cơ sở để quyết toán công trình
1.2.2.4 Những nội dung thực hiện khác của tư vấn giám sát trong quá trình thi công xây dựng:
Kiểm tra, xác nhận và đánh giá kết quả thực hiện công việc của ĐVTCvào nhật ký thi công, ghi nhật ký giám sát hằng ngày
Lập báo cáo định kỳ ( tuần, tháng, quý, năm) và báo cáo đột xuất gửiCĐT và đơn vị chủ quản Các nội dung chính cần báo cáo cụ thể như sau:
- Tình hình thi công của ĐVTC: huy động máy móc thiết bị, nhân lực,vật liệu; khối lượng, giá trị công việc đã thực hiện, những sai khác so với hồ
sơ thiết kế bản vẽ thi công, hồ sơ dự thầu; đánh giá kết quả thực hiện được sovới yêu cầu về chất lượng, tiến độ
- Những tồn tại trên hiện trường, yêu cầu ĐVTC khắc phục và điềuchỉnh
Trang 40- Tình hình hoạt động của đội ngũ TVGS (huy động, bố trí lực lượng,kết quả thực hiện so với hợp đồng TVGS)
- Các đề xuất, kiến nghị cụ thể của TVGS
- Tiếp nhận, đối chiếu và hướng dẫn ĐVTC xử lý theo các kết quảkiểm tra, đánh giá, kiểm định của cá cơ quan chức năng và CĐT
- Kiểm tra đôn đốc ĐVTC lập hồ sơ pháp lý, hồ sơ hoàn công lập danhmục và lưu trữ hồ sơ, kiểm tra khối lượng thanh toán, quyết toán kinh phí xâydựng công trình, rà soát và xác nhận để trình CĐT xem xét phê duyệt
- Phối hợp chặt chẽ với các thành phần của giám sát cộng đồng; thamgia giải quyết những sự cố liên quan đến công trình xây dựng và báo cáo cấp
có thẩm quyền theo quy định
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình
Hoạt động TVGS chất lượng thi công xây dựng là một hoạt động khôngthể thiếu trong lĩnh vực thi công xây dựng công trình Chất lượng của côngtrình xây dựng phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó công tác TVGS chấtlượng công trình đóng vai trò quan trọng Trong những năm gần đây hoạtđộng TVGS chất lượng thi công xây dựng ở các đơn vị tư vấn ngày càngđược hoàn thiện đáp ứng được nhu cầu xã hội Kèm theo đó là những bộ luật,thông tư, nghị định, quy chế, quy định của Nhà nước đã dần hoàn thiện làm
cơ sở cho các đơn vị tư vấn thực hiện Tuy nhiên vẫn có một số dự án chấtlượng chưa bảo đảm, thậm chí vừa đưa vào sử dụng đã hư hỏng gây bức xúctrong xã hội Do khâu giám sát thiếu chặt chẽ, dẫn đến tình trạng thất thoátvật tư, nguyên liệu, khiến chất lượng công trình không bảo đảm Nhiều côngtình chưa đủ điều kiện về kết cấu, độ lún theo quy định đã thực hiện xâydựng, cũng làm cho công trình nhanh xuống cấp, hư hỏng Như vậy,cần phântích các nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đến công tác GSCL thi công xâydựng dẫn đến các sự cố trong thi công xây dựng công trình [5]