1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài mẫu kiểm toán và các phương pháp chọn mẫu trong kiểm toán

23 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mẫu Kiểm Toán Và Các Phương Pháp Chọn Mẫu Trong Kiểm Toán
Tác giả Trần Minh Đạt, Nguyễn Thị Phương Thảo, Đinh Thanh Thủy, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Phan Nguyễn Hoài Thương, Chử Hương Tình, Cao Hồng Linh Trang (NT), Trần Thị Trang, Nguyễn Phương Uyên, Phạm Thu Uyên, Mai Thị Hồng Vân
Người hướng dẫn Đào Ngọc Hà
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kế Toán – Kiểm Toán
Thể loại đề tài
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 137,25 KB

Nội dung

Để giải quyết vấn đề này, các công ty kiểm toán đã lựa chọn ra một công cụ hữu hiệu đó là phương phápchọn mẫu, giúp các kiểm toán viên đảm bảo được chất lượng kiểm toán với một chi phí h

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

ĐỀ TÀI:

MẪU KIỂM TOÁN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP

CHỌN MẪU TRONG KIỂM TOÁN.

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6

1 Khái quát chung về mẫu 6

1.1 Các khái niệm cơ bản 6

1.2 Ý nghĩa của phương pháp chọn mẫu kiểm toán 7

2 Phương pháp chọn mẫu 9

2.1 Lựa chọn ngẫu nhiên 9

2.2 Lựa chọn theo hệ thống 10

2.3 Lấy mẫu theo đơn vị tiền tệ 10

2.4 Lựa chọn bất kì 10

2.5 Lựa chọn mẫu theo khối 10

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ÁP DỤNG KỸ THUẬT CHỌN MẪU KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VACO 12

1 Khái quát những vấn đề chung và đặc điểm Công ty TNHH kiểm toán VACO 12

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH Kiểm toán VACO 12

1.2 Đặc điểm của Công ty TNHH kiểm toán VACO 13

2 Thực trạng vận dụng kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán VACO 14

2.1 Khái quát chung về quy trình kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán VACO 15

2.2 Đặc điểm tổ chức hồ sơ kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán VACO 15

2.3 Thực trạng về quy trình chọn mẫu trong kiểm toán BCTC của công ty TNHH Kiểm toán VACO 16

3 Đánh giá thực trạng vận dụng kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán tại công ty TNHH Kiểm toán VACO thực hiện 18

3.1 Những ưu điểm 19

3.2 Những hạn chế còn tồn tại 21

KẾT LUẬN 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 5

về kế toán và tài chính càng được quan tâm hơn Đến thời kỳ cách mạng công nghiệpbùng nổ ở châu Âu, xuất hiện nhiều thành phần kinh tế kéo theo sự ra đời nhiều loại hìnhdoanh nghiệp khác nhau Cùng với sự phát triển của thị trường, sự tích tụ và tập trung tưbản đã làm cho sự phát triển của các doanh nghiệp và các tập đoàn ngày càng mở rộng.

Sự tách rời giữa quyền sở hữu của ông chủ và người quản lý, người làm công ngày càng

xa, đã đặt ra cho các ông chủ một cách thức kiểm soát mới và cần phải dựa vào sự kiểmtra của những người chuyên nghiệp hay những kiểm toán viên bên ngoài Vào những năm

30 của thế kỷ XX, từ việc phá sản của hàng loạt tổ chức tài chính và sự khủng hoảng kinh

tế trên thế giới đã bộc lộ rõ những hạn chế của kiểm tra kế toán, sự kiểm tra trên cùngmột hệ thống Chính từ đây, việc kiểm tra kế toán buộc phải được chuyển sang một giaiđoạn mới, yêu cầu kiểm tra kế toán một cách độc lập đã được đặt ra Cũng trong giaiđoạn này, ở các tổ chức kinh doanh, các doanh nghiệp đã bắt đầu xuất hiện và phát triểnchức năng kiểm tra một cách độc lập trong nội bộ với tên gọi kiểm toán nội bộ Năm

1942 Viện kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ (IIA) được thành lập và đã đi vào hoạt động đào tạocác kiểm toán viên nội bộ Đồng thời, Viện đã xây dựng và ban hành Hệ thống chuẩnmực kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ vào năm 1978

Cho đến hiện tại, trong giai đoạn phát triển kinh tế hội nhập khu vực và quốc tế,hoạt động kiểm toán trở thành một nhu cầu tất yếu của xã hội Kiểm toán đóng vai tròquan trọng trong việc củng cố nề nếp hoạt động tài chính, nâng cao hiệu quả của hoạtđộng quản lý và tạo niềm tin cho những người quan tâm đến tình hình tài chính củadoanh nghiệp Tuy nhiên, đối tượng kiểm toán thật sự có rất lượng rất lớn, trong khi cáckiểm toán viên phải đảm bảo nguyên tắc thận trọng thích đáng trong kiểm toán Rất nhiềuhạn chế về thời gian, kinh phí hay đội ngũ nhân sự bắt đầu xuất hiện Để giải quyết vấn

đề này, các công ty kiểm toán đã lựa chọn ra một công cụ hữu hiệu đó là phương phápchọn mẫu, giúp các kiểm toán viên đảm bảo được chất lượng kiểm toán với một chi phí

hợp lý Kỹ thuật chọn mẫu này được nêu trong Chuẩn mực kiểm toán số 530 “Lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọn khác”.

Cùng dựa trên một chuẩn mực kiểm toán số 530, nhưng không phải công ty kiểmtoán nào cũng lựa chọn một phương pháp chọn mẫu giống nhau Mỗi công ty đều sẽ cónhững lối đi riêng cho mình Chính vì vậy nhóm 8 chúng em quyết định chọn đề tài này

để cùng thầy và các bạn đi sâu tìm hiểu rõ: Thế nào là mẫu kiểm toán và các phương pháp chọn mẫu kiểm toán.

Trang 6

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1 Khái quát chung về mẫu

1.1 Các khái niệm cơ bản

Mẫu kiểm toán: là một phần dữ liệu được lấy ra từ tổng thể được thực hiện bằng các

phép thử cơ bản và tuân thủ để đánh giá, từ kết quả của mẫu kiểm toán suy ra kết quả chotổng thể

Lấy mẫu kiểm toán (hay “lấy mẫu”): là việc áp dụng các thủ tục kiểm toán trên số

phần tử ít hơn 100% tổng số phần tử của một tổng thể kiểm toán sao cho tất cả các đơn vịlấy mẫu đều có cơ hội được lựa chọn nhằm cung cấp cho kiểm toán viên cơ sở hợp lý đểđưa ra kết luận về toàn bộ tổng thể

Tổng thể: là toàn bộ dữ liệu mà từ đó kiểm toán viên lấy mẫu nhằm rút ra kết luận

về toàn bộ dữ liệu đó

Rủi ro lấy mẫu: là rủi ro mà kết luận của kiểm toán viên dựa trên việc kiểm tra mẫu

có thể khác so với kết luận đưa ra nếu kiểm tra toàn bộ tổng thể với cùng một thủ tụckiểm toán Rủi ro này có thể dẫn đến hai loại kết luận sai:

 Kết luận rằng “các kiểm soát có hiệu quả cao hơn so với hiệu quả thực sự của cáckiểm soát đó (đối với thử nghiệm kiểm soát), hoặc kết luận rằng “không có sai sóttrọng yếu trong khi thực tế lại có” (đối với kiểm tra chi tiết) Kiểm toán viên quantâm chủ yếu đến loại kết luận sai này vì nó ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của cuộckiểm toán và có thể dẫn đến ý kiến kiểm toán không phù hợp

 Kết luận rằng “các kiểm soát có hiệu quả kém hơn so với hiệu quả thực sự của cáckiểm soát đó (đối với thử nghiệm kiểm soát), hoặc kết luận rằng “có sai sót trọngyếu trong khi thực tế lại không có” (đối với kiểm tra chi tiết) Loại kết luận sai nàyảnh hưởng đến hiệu quả của kiểm toán vì thường dẫn tới các công việc bổ sung đểchứng minh rằng kết luận ban đầu là không đúng

Rủi ro ngoài lấy mẫu: là rủi ro khi kiểm toán viên đi đến một kết luận sai vì các

nguyên nhân không liên quan đến rủi ro lấy mẫu Trường hợp dẫn tới rủi ro ngoài lấymẫu gồm:

 Đánh giá rủi ro tiềm tàng không đúng

 Đánh giá không đúng về rủi ro kiểm soát

 Lựa chọn các thủ tục kiểm toán không thích hợp và thực hiện công việc kiểm toánkhông hợp lý

Sai phạm: Là việc không thực hiện hoặc thực hiện sai thủ tục kiểm soát.

Sai phạm cá biệt: là một sai sót hay sai lệch được chứng minh là không đại diện cho

các sai sót hay sai lệch của tổng thể

Mẫu đại diện: là mẫu mang những đặc trưng của tổng thể.

Đơn vị lấy mẫu: là các phần tử riêng biệt cấu thành tổng thể.

Cỡ mẫu: tập hợp các phần tử được chọn ra làm đại diện trong quá trình khảo sát một

đặc điểm hay một dấu hiệu nào đó của tổng thể gọi là một mẫu Số phần tử có trong mẫu

Trang 7

thường được gọi là kích thước mẫu hay cỡ mẫu, thông thường là khá nhỏ so với tổng thểchọn mẫu.

Lấy mẫu thống kê: là phương pháp lấy mẫu có các đặc điểm:

 Các phần tử được lựa chọn ngẫu nhiên vào mẫu;

 Sử dụng lý thuyết xác suất thống kê để đánh giá kết quả mẫu, bao gồm cả việc địnhlượng rủi ro lấy mẫu

Lấy mẫu phi thống kê: phương pháp lấy mẫu không có hai đặc điểm nêu trên được

coi là lấy mẫu phi thống kê

Phân nhóm: là việc phân chia một tổng thể thành các tổng thể con, mỗi tổng thể con

là một nhóm các đơn vị lấy mẫu có cùng tính chất (thường là chỉ tiêu giá trị)

Sai sót có thể bỏ qua: là một giá trị được kiểm toán viên đặt ra mà dựa vào đó kiểm

toán viên mong muốn đạt được mức độ đảm bảo hợp lý rằng sai sót thực tế của tổng thểkhông vượt quá giá trị đặt ra

Kỹ thuật phân tổ: là việc phân chia tổng thể thành các tổng thể con hoặc các nhóm.

Tỷ lệ sai lệch có thể bỏ qua: là một tỷ lệ sai lệch được kiểm toán viên đặt ra đối với

các thủ tục kiểm soát nội bộ mà dựa vào đó kiểm toán viên mong muốn đạt được mức độđảm bảo hợp lý rằng tỷ lệ sai lệch thực tế của tổng thể không vượt quá tỷ lệ sai lệch đặtra

1.2 Ý nghĩa của phương pháp chọn mẫu kiểm toán

Phương pháp chọn mẫu được sử dụng rộng rãi, phổ biến do có ý nghĩa đặc biệt quantrọng cả trong nghiên cứu và trong thực tiễn Trên thực tế, khi nghiên cứu một tổng thể,việc áp dụng phương pháp nghiên cứu toàn bộ có thể sẽ gặp những khó khăn sau:

 Nếu tổng thể quá lớn thì được nghiên cứu toàn bộ sẽ đòi hỏi nhiều chi phí, tiền của

 Trong nhiều trường hợp không thể nắm được toàn bộ các phần tử của tổng thể cầnnghiên cứu, do đó không thể tiến hành nghiên cứu toàn bộ tổng thể

 Nếu các phần tử của tổng thể lại bị phá hoại trong quá trình nghiên cứu thì phươngpháp nghiên cứu toàn bộ trở nên vô nghĩa

Khi nghiên cứu theo phương pháp chọn mẫu sẽ hạn chế được các khó khăn nêu trên

và có những ưu điểm sau:

 Việc nghiên cứu sẽ nhanh hơn so với nghiên cứu toàn bộ vì số lượng các phần tử đểkiểm tra ít, khối lượng ghi chép sẽ giảm đi

 Do số phần tử kiểm tra ít nên số nhân viên và thời gian sẽ giảm, từ đó khiến quátrình nghiên cứu chọn mẫu sẽ tiết kiệm được sức người và sức của

 Do số phân tử kiểm tra ít nên có thể mở rộng nội dung kiểm tra

Trang 8

Do những nguyên nhân trên nên trong thực tế phương pháp nghiên cứu toàn bộthường chỉ được áp dụng đối với các tập hợp có quy mô nhỏ còn phương pháp chủ yếuđược sử dụng là phương pháp chọn mẫu. 

Trong kiểm toán báo cáo tài chính cũng vậy, chọn mẫu được sử dụng bởi việc kiểmtra toàn bộ rất khó thực hiện được, do đối tượng của kiểm toán quá lớn Trong một cuộckiểm toán, đối tượng cụ thể của nó là các nghiệp vụ, tác nghiệp, tài sản, chứng từ cụ thể

và thường biểu hiện bằng số tiền xác định Số lượng các nghiệp vụ, tác nghiệp, các tàisản, các chứng từ rất lớn mà trong kiểm toán báo cáo tài chính không thể kiểm tra tất cảcác tài sản, cũng không thể soát xét và đối chiếu tất cả những chứng từ kế toán, các số dưtài khoản; mà nếu có thực hiện được thì chi phí cũng quá lớn Các công ty kiểm toán lại

bị giới hạn bởi nguồn lực về thời gian, tiền bạc và con người, do vậy luôn phải cân nhắcgiữa chi phí bỏ ra và lợi ích thu được Công ty kiểm toán chỉ có thể ra một khoản chi phínhất định Thời gian cho một cuộc kiểm toán cũng bị giới hạn từ hai phía công ty kiểmtoán và khách hàng Việc xác định thời gian, chi phí bỏ ra và cần bao nhiêu nhân viên vớitrình độ như thế nào phải được cân nhắc bởi nhiều yếu tố, trong đó có đặc điểm hoạtđộng kinh doanh của khách hàng, rủi ro và giá phí của cuộc kiểm toán Vì vậy, việc kiểmtra 100 % dữ liệu kế toán là rất khó thực hiện, nhiều khi gây tốn kém mà không đem lạihiệu quả Mặt khác, các bằng chứng thu được từ việc chọn mẫu kiểm toán chỉ là mộttrong các nguồn để thu thập bằng chứng của kiểm toán viên và kiểm toán viên cũngkhông tìm kiếm một sự chắc chắn, chính xác tuyệt đối. 

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 “Tính trọng yếu trong kiểm toán”:

“khi tiến hành một cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phải quan tâm đến tính trọng yếu củathông tin và mối quan hệ của nó với rủi ro kiểm toán” Có nghĩa là kiểm toán viên phảiđưa ra những đánh giá chính xác về các thông tin trên bản khai tài chính xét trên khíacạnh trọng yếu, để tạo niềm tin cho những người quan tâm tới thông tin trên các bản khaitài chính và các khách hàng thuê các công ty kiểm toán cũng mong muốn nhận được dịch

vụ tương ứng với chi phí mà họ bỏ ra Yêu cầu đặt ra với các công ty kiểm toán là phảiđảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán trong điều kiện bị giới hạn về các nguồn lực.Chọn mẫu là một giải pháp cho vấn đề trên Với số lượng và tính đại diện của mẫu chọn

sẽ giúp cho kiểm toán viên đảm bảo được chất lượng kiểm toán với chi phí hợp lý

Tuy nhiên, để sử dụng được phương pháp chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tàichính thì cần phải hội tụ một số yếu tố sau:

 Bản chất và mức độ trọng yếu của số dư tài khoản hay các nghiệp vụ tác nghiệpkhông đòi hỏi phải kiểm tra toàn bộ

 Thời gian và chi phí cho kiểm cho toàn bộ tổng thể quá lớn mà ở đây kiểm toánviên cần xác định tính hiệu quả và thời gian cuộc kiểm toán

 Việc thu thập bằng chứng kiểm toán thông qua chọn mẫu là để củng cố một nhậnđịnh nào đó của kiểm toán viên

 Các khoản mục cần chú ý khi lấy mẫu kiểm toán:

 Có giá trị lớn hoặc những khoản mục chính: khoản mục có sự nghi ngờ, bất thườnghoặc sai sót

Trang 9

 Những khoản mục có giá trị cao hơn giá trị nhất định: chiếm tỷ lệ phần trăm lớntrong tổng thể.

 Khoản mục dùng để thu thập thêm thông tin: bản chất giao dịch, hệ thống kế toán vàkiểm soát của khách hàng

 Khoản mục để làm thủ tục kiểm tra

1.2.1 Mẫu thống kê

Chọn mẫu thống kê có thể xác định được rủi ro chọn mẫu trong giai đoạn lập kếhoạch về mẫu và đánh giá kết quả thông qua việc vận dụng các quy tắc toán học

1.2.2 Mẫu phi thống kê

Chọn mẫu phi thống kê, kiểm toán viên không xác định được rủi ro chọn mẫu Cácphần tử được chọn làm mẫu là những phần tử mà kiểm toán viên cho rằng sẽ cung cấpthông tin tốt nhất cho đối tượng cần kiểm toán Kết luận về tổng thể sẽ được đưa ra trên

cơ sở cân nhắc và phán xét của kiểm toán viên

2 Phương pháp chọn mẫu

Phương pháp chọn mẫu là các thủ tục, quy trình được tiến hành để chọn ra các phần

tử từ tổng thể để áp dụng các phép thử cơ bản và tuân thủ để đánh giá Phương pháp chọnmẫu kiểm toán là một vấn đề hết sức quan trọng Có nhiều phương pháp chọn mẫu khácnhau, dưới dưới đây là một vài phương pháp chọn mẫu cơ bản

2.1 Lựa chọn ngẫu nhiên

Phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên là phương pháp sử dụng một số chương trìnhchọn số ngẫu nhiên, ví dụ, các bảng số ngẫu nhiên

Đặc trưng: Là phương pháp chọn khách quan theo một phương pháp đã xác định,bảo đảm cho mọi phần tử cấu thành tổng thể đều có khả năng như nhau trong việc hìnhthành mẫu chọn Cách duy nhất mà kiểm toán viên có thể tin rằng có một mẫu ngẫu nhiên

đã được thành lập đó là chấp nhận một phương pháp có tính hệ thống được thiết kế đểthực hiện điều này ba phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên được đề cập là: bảng số ngẫunhiên, chọn bằng máy vi tính, và chọn có hệ thống Cả ba phương pháp đều thường được

sử dụng

2.1.1 Chọn mẫu dựa trên bảng số ngẫu nhiên

Một trong những cách chọn mẫu ngẫu nhiên trực quan nhất là chọn mẫu sử dụngbảng số ngẫu nhiên Bảng số ngẫu nhiên là một bảng liệt kê ngẫu nhiên các chữ số độclập, được sắp xếp dạng biểu để làm dễ dàng cho việc lựa chọn các số ngẫu nhiên nhiềuchữ số Bảng này được sắp xếp thành các cột và dòng theo kiểu bàn cờ, mỗi số ngẫunhiên gồm năm chữ số thập phân, bảng số ngẫu nhiên được xây dựng bởi Hiệp hộiThương mại Liên quốc gia Hoa Kỳ Mục tiêu của định lượng đối tượng kiểm toán là gắncho mỗi phần tử của tổng thể với một con số duy nhất và từ dó ta có thể có được mốiquan hệ giữa các số duy nhất trong tổng thể với bảng số ngẫu nhiên

2.1.2 Chọn mẫu ngẫu nhiên theo chương trình máy tính 

Trang 10

Hiện nay phần lớn các hãng kiểm toán đã thuê hay tự xây dựng các chương trìnhmẫu ngẫu nhiên qua máy vi tính nhằm tiết kiệm kiệm thời gian và sai sót trong việc chọnmẫu.

Các chương trình chuyên dụng này rất đa dạng, tuy nhiên nói chung vẫn tôn trọnghai bước đầu tiên của chọn mẫu ngẫu nhiên theo bảng số ngẫu nhiên là lượng hóa đốitượng kiểm toán bằng hệ thống con số duy nhất và xác lập mối quan hệ giữa đối tượngkiểm toán đã định lượng với các con số ngẫu nhiên tuy nhiên, số ngẫu nhiên lại do máytính tạo ra. 

2.2 Lựa chọn theo hệ thống

Lựa chọn theo hệ thống, trong đó số lượng đơn vị lấy mẫu trong tổng thể được chia

cho cỡ mẫu để xác định khoảng cách lấy mẫu, ví dụ khoảng cách lấy mẫu là 50, sau khi

đã xác định điểm xuất phát của phần tử đầu tiên thì cứ cách 50 phần tử sẽ chọn một phần

tử vào mẫu Mặc dù điểm xuất phát có thể được xác định bất kỳ, mẫu thường có nhiềukhả năng thực sự ngẫu nhiên nếu nó được xác định bằng cách sử dụng một chương trìnhchọn số ngẫu nhiên trên máy tính hoặc các bảng số ngẫu nhiên Khi sử dụng phương phápchọn mẫu theo hệ thống, kiểm toán viên cần xác định rằng các đơn vị lấy mẫu trong tổngthể không được sắp xếp sao cho khoảng cách lấy mẫu trùng hợp với một kiểu sắp xếpnhất định trong tổng thể. 

Ưu điểm chủ yếu của chọn mẫu hệ thống là đơn giản, dễ làm và đảm bảo phân bốđều đặn các mẫu đã chọn vào các đối tượng cụ thể, tuy nhiên tính đại diện của mẫu phụthuộc hoàn toàn vào việc ấn định điểm xuất phát và chỉ phù hợp khi sai sót trọng yếucũng phân bố đều Để tăng tính đại diện của mẫu, kiểm toán viên sắp xếp tổng thể theomột thứ tự ngẫu nhiên Dùng nhiều điểm xuất phát cũng là một cách tốt để hạn chế nhượcđiểm của cách chọn này Khi sử dụng nhiều điểm xuất phát thì khoảng cách mẫu phảiđược điều chỉnh bằng cách lấy khoảng cách mẫu hiện hiện tại, nhân với số số điểm xuấtphát ngẫu nhiên cần thiết

2.3 Lấy mẫu theo đơn vị tiền tệ

Lấy mẫu theo đơn vị tiền tệ là phương pháp lựa chọn thiên về các phần tử có giá trịlớn trong đó cỡ mẫu, việc lựa chọn và đánh giá dẫn đến kết luận chủ yếu theo giá trị. Điểm nổi bật nhất của chọn mẫu tiền tệ là đơn vị mẫu được chuyển hoa từ đơn vịhiện vật (các hóa đơn, chứng từ, các nghiệp vụ ) kể cả đơn vị tự nhiên, song đơn vị đolường là đơn vị tiền tệ mỗi đơn vị tiền tệ đều trở thành một phần tử của tập hợp Bêncạnh đó, chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ cũng áp dụng các phương pháp chọn mẫu theo cácđơn vị hiện vật

2.5 Lựa chọn mẫu theo khối

Trang 11

Lựa chọn mẫu theo khối là việc lựa chọn một hay nhiều khối phần tử liên tiếp nhautrong một tổng thể Lựa chọn mẫu theo khối ít khi được sử dụng trong lấy mẫu kiểm toán

vì hầu hết các tổng thể đều được kết cấu sao cho các phần tử trong một chuỗi có thể cóchung tính chất với nhau nhưng lại khác với các phần tử khác trong tổng thể Mặc dùtrong một số trường hợp, kiểm tra một khối các phần tử cũng là một thủ tục kiểm toánthích hợp, nhưng phương pháp này thường không được sử dụng để lựa chọn các phần tửcủa mẫu khi kiểm toán viên dự tính đưa ra kết luận về toàn bộ tổng thể dựa trên mẫu.Việc chọn mẫu theo khối để kiểm toán các nghiệp vụ, tài sản, khoản mục áp dụngkhi đã nắm chắc tình hình của đơn vị kiểm toán và khi có số lượng các khối vừa đủ Do

đó trong việc xác định các mẫu cụ thể cần đặc biệt chú ý đến các tình huống đặc biệt như:thay đổi nhân viên, thay đổi hệ thống kế toán và chính sách kinh tế, tính thời vụ củangành kinh kinh doanh

Ngày đăng: 22/04/2024, 14:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w