PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

18 0 0
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo Dục - Đào Tạo - Công Nghệ Thông Tin, it, phầm mềm, website, web, mobile app, trí tuệ nhân tạo, blockchain, AI, machine learning - Khoa học xã hội i ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM    TRỊNH THỊ THÙY DƯƠNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thừa Thiên Huế, năm 2020Demo Version - Select.Pdf SDK ii ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM    TRỊNH THỊ THÙY DƯƠNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHUYÊN NGÀNH: LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÝ MÃ SỐ: 8140111 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. NGUYỄN ĐỨC VŨ Thừa Thiên Huế, năm 2020Demo Version - Select.Pdf SDK iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác. Tác giả TRỊNH THỊ THÙY DƯƠNGDemo Version - Select.Pdf SDK iv LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn cùng sự tri ân sâu sắc nhất đến Thầy PGS. TS. Nguyễn Đức Vũ, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế là người đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn tận tình, giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện để tôi được nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn. Chân thành cảm ơn quý Thầy giáo, Cô giáo trong khoa Địa lí đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin được chân thành gửi lời cảm ơn đến: Đại học Huế, Trường Đại học Sư phạm và phòng Đào tạo sau Đại học – Đại học sư phạm Huế. Ban Giám Hiệu, Thầy Cô giáo đồng nghiệp và các em học sinh trường THPT Vĩnh Bình, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang; trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang; trường THPT Hòa Lạc, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang; trường THPT Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, khảo sát và thực hiện một số nội dung liên quan đến đề tài luận văn. Gia đình, bạn bè, những người thân yêu luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ để tôi hoàn thành việc học tập và nghiên cứu. Kính chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Xin chân thành cảm ơn Tác giả (Chữ ký) TRỊNH THỊ THÙY DƯƠNGDemo Version - Select.Pdf SDK v MỤC LỤC PHỤ BÌA .................................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iii CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ............................................. viii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ ................................................................... ix PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... ix 1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài .............................................................................4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................4 4. Lịch sử nghiên cứu đề tài ........................................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................8 6. Cấu trúc luận văn ..................................................................................................10 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC .....11 1.1. Năng lực và dạy học phát triển năng lực .......................................................11 1.1.1. Năng lực ..........................................................................................................11 1.1.2. Dạy học phát triển năng lực ............................................................................16 1.1.3. Dạy học định hướng nội dung và dạy học phát triển năng lực .......................16 1.1.4. Định hướng dạy học theo tiếp cận năng lực ở trường phổ thông ...................18 1.2. Hệ thống năng lực môn Địa lý .........................................................................28 1.3. Chương trình Địa lí lớp 11 THPT ..................................................................35 1.3.1. Mục tiêu và nội dung chương trình giáo dục phổ thông Địa lí lớp 11 năm 2018 ...........................................................................................................................35 1.3.2. Phương pháp dạy học ......................................................................................36 1.4. Đặc điểm tâm lí và nhận thức của học sinh lớp 11 THPT ............................39 1.4.1. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh lớp 11 THPT ......................................39 1.4.2. Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 11 THPT .............................................39 1.5. Thực trạng dạy học Địa lí lớp 11 THPT theo định hướng phát triển năng lực..............................................................................................................................40 1.5.1. Thời gian, nội dung, địa điểm, phương pháp điều tra .....................................40Demo Version - Select.Pdf SDK vi 1.5.2. Phân tích thực trạng ........................................................................................41 1.5.3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến dạy học theo định hướng năng lực ở trường phổ thông ..........................................................................................................................47 1.5.4. Kết luận chung về thực trạng dạy học theo định hướng năng lực ở trường phổ thông ..........................................................................................................................48 CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ...................................................................50 2.1. Các nguyên tắc dạy học theo định hướng phát triển năng lực ....................50 2.2. Phương pháp dạy học Địa lí lớp 11 theo định hướng phát triển năng lực .50 2.2.1. Quy trình chung...............................................................................................50 2.2.2. Một số phương pháp dạy học Địa lí lớp 11 theo định hướng phát triển năng lực ..............................................................................................................................51 2.2.2.1. Phương pháp dạy học theo dự án .................................................................51 2.2.2.2. Phương pháp thảo luận .................................................................................60 2.2.2.3. Phương pháp tranh luận ...............................................................................65 2.2.2.4. Phương pháp đóng vai..................................................................................67 2.2.2.5. Phương pháp viết báo cáo ............................................................................72 2.2.2.6. Phương pháp đàm thoại................................................................................75 2.3. Thiết kế một số bài dạy học Địa lý lớp 11 theo định hướng phát triển năng lực..............................................................................................................................77 2.3.1. Bài: Hợp chúng quốc Hoa Kì. Tiết 3. Tìm hiểu sự phân hóa lãnh thổ sản xuất của Hoa Kì. ................................................................................................................77 2.3.2. Bài: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Tiết 1. Tự nhiên, dân cư và xã hội. ......82 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..........................................................83 3.1. Mục tiêu thực nghiệm ........................................................................................83 3.2. Nguyên tắc thực nghiệm ....................................................................................83 3.3. Nhiệm vụ thực nghiệm .......................................................................................83 3.4. Phương pháp thực nghiệm .................................................................................83 3.5. Tổ chức thực nghiệm..........................................................................................84 3.6. Nội dung thực nghiệm ........................................................................................85 3.7. Quy trình thực nghiệm .......................................................................................85Demo Version - Select.Pdf SDK vii 3.8. Kết quả thực nghiệm ..........................................................................................86 3.8.1. Kết quả các bài kiểm tra thực nghiệm .............................................................86 3.8.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm ........................................................................89 3.8.2.1. Đánh giá về mặt định lượng .........................................................................89 3.8.2.2. Nhận xét về mặt định tính ............................................................................90 KẾT LUẬN ..............................................................................................................95 1. Kết quả đạt được ...................................................................................................95 2. Hạn chế của đề tài .................................................................................................95 3. Hướng phát triển của đề tài .......................................................................................... 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................97 PHỤ LỤCDemo Version - Select.Pdf SDK viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN TT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 CNTT Công nghệ thông tin 2 DH Dạy học 3 ĐC Đối chứng 4 ĐHPTNL Định hướng phát triển năng lực 5 ĐHSP Đại học sư phạm 6 GDPT Giáo dục phổ thông 7 GV Giáo viên 8 HĐ Hoạt động 9 HS Học sinh 10 KT – XH Kinh tế - xã hội 11 KTDH Kĩ thuật dạy học 12 NL Năng lực 13 PP Phương pháp 14 PPDH Phương pháp dạy học 15 PTNL Phát triển năng lực 16 SGK Sách giáo khoa 17 THPT Trung học phổ thông 18 TN Thực nghiệm 19 TNKQ Trắc nghiệm khách quanDemo Version - Select.Pdf SDK ix DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH BẢNG Bảng 1.1. Các nhóm nội dung và các lĩnh vực năng lực ...........................................14 Bảng 1.2. So sánh dạy học định hướng nội dung và định hướng năng lực. .............17 Bảng 1.3. Bảng thống kê số trường, số GV, HS tham gia điều tra thực tế. ..............41 Bảng 1.4. Kết quả điều tra, khảo sát GV về DH theo ĐHPTNL ..............................41 Bảng 1.5. Kết quả điều tra GV về các hình thức tổ chức DH Địa lí ở THPT hiện nay ...................................................................................................................................42 Bảng 1.6. Kết quả điều tra giáo viên về mức độ sử dụng các KTDH ở THPT.........43 Bảng 1.7. Kết quả điều tra GV về hình thức đánh giá kết quả học tập của HS ........44 Bảng 2.1. Mối quan hệ giữa các hoạt động của dạy học dự án với việc hình thành và phát triển năng lực học sinh ......................................................................................52 Bảng 2.2. Kế hoạch thực hiện dự án .........................................................................53 Bảng 2.3. Một số dự án gợi ý có thể thiết kế trong dạy học Địa lý lớp 11 ...............55 Bảng 2.4. Nội dung nhiệm vụ cụ thể của các nhóm..................................................58 Bảng 2.5. Bộ câu hỏi định hướng cho các nhóm ......................................................59 Bảng 2.6. Một số chỉ số cơ bản của các trung tâm kinh tế hàng đầu trên thế giới năm 2004 và 2017 .............................................................................................................63 Bảng 2.7. Tiêu chí đánh giá các nhóm ......................................................................71 Bảng 3.1. Bảng phân bố tần số điểm kiểm tra lớp thực nghiệm (1) .........................86 Bảng 3.2. Bảng phân bố tần số điểm kiểm tra lớp đối chứng (1) .............................86 Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất điểm kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC (1) ..........87 Bảng 3.4. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng (1) .................................................87 Bảng 3.5. Bảng phân bố tần số điểm kiểm tra lớp thực nghiệm (2) .........................88 Bảng 3.6. Bảng phân bố tần số điểm kiểm tra lớp đối chứng (2) .............................88 Bảng 3.7. Bảng phân phối tần suất điểm kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC (2). .........88 Bảng 3.8. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng (2) .................................................89 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Kết quả điều tra GV về các PPDH và mức độ sử dụng các PPDH…..43 Biểu đồ 2.2. Lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng của một số khu vực trên thế giới năm 2015 (triệu thùngngày) ..................................................................................... 74 Biểu đồ 3.1. So sánh điểm bài kiểm tra giữa lớp ĐC và lớp TN (1) ........................ 87 Biểu đồ 3.2. So sánh điểm bài kiểm tra giữa lớp ĐC và lớp TN (2) ........................ 88 SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Thành phần năng lực và trụ cột giáo dục theo UNESCO ........................ 14 Sơ đồ 1.2. Quy trình rèn luyện năng lực trong dạy học theo hướng phát triển năng lực .............................................................................................................................. 25 HÌNH ẢNH Hình 2.1. Vai trò của EU trên thế giới năm 2017 .....................................................63Demo Version - Select.Pdf SDK 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Bước sang thế kỉ XXI, chương trình giáo dục phổ thông ở nhiều nước trên thế giới đã có sự thay đổi mạnh mẽ theo hướng chuyển từ dạy học truyền thụ kiến thức sang dạy học phát triển năng lực của người học. Đây dường như là một xu thế tất yếu mà Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc. Trong khi đó, ở nước ta, Nghị quyết số 29-NQTW ngày 04112013 của Hội nghị Trung ương 8 khoá XI và Nghị quyết số 882014QH13 ngày 28112014 của Quốc hội cũng đã yêu cầu phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hoá trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nghị quyết số 29-NQTW ngày 04112013 của Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, đã nêu rõ quan điểm chỉ đạo là “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.” 1; tr.3. Mục tiêu của Nghị quyết này cũng chỉ rõ “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.” 1; tr.3. Chính vì vậy nhiệm vụ đặt ra trong Nghị quyết là phải “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớpDemo Version - Select.Pdf SDK 2 sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.” 1; tr.5;6. Giáo viên và học sinh trong thời đại hội nhập và toàn cầu hoá đang chịu nhiều sức ép và thách thức lớn mang tính thời đại. Theo đó, giáo dục buộc phải thay đổi cách tiếp cận từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực để sản phẩm của đào tạo là học sinh phải “biết làm”, nghĩa là mang tính ứng dụng cao. Thế kỉ XXI, tri thức đến với học sinh từ nhiều nguồn đa dạng, phong phú, học sinh có thể tự học nếu biết được cách học. Giáo viên ở thế kỉ này phải có năng lực hướng dẫn cho học sinh, để học sinh tự tìm tòi lấy nội dung cần học và áp dụng vào thực tiễn không ngừng thay đổi. Vì vậy, đào tạo năng lực cho người học là mục tiêu cao nhất và cần thiết để người học có thể khẳng định được mình trong cộng đồng phức tạp, đa dạng và đổi thay, tạo ra thích ứng cao với mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên, trên thực tế, việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trường phổ thông một mặt là vấn đề còn mới mẻ, chưa có tiền lệ và mặt khá...

Trang 1

Thừa Thiên Huế, năm 2020

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 2

Thừa Thiên Huế, năm 2020

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 3

iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn cùng sự tri ân sâu sắc nhất đến Thầy PGS TS Nguyễn Đức Vũ, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế là người đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn tận tình, giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện để tôi được nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn

Chân thành cảm ơn quý Thầy giáo, Cô giáo trong khoa Địa lí đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Xin được chân thành gửi lời cảm ơn đến:

Đại học Huế, Trường Đại học Sư phạm và phòng Đào tạo sau Đại học – Đại học sư phạm Huế

Ban Giám Hiệu, Thầy Cô giáo đồng nghiệp và các em học sinh trường THPT Vĩnh Bình, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang; trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang; trường THPT Hòa Lạc, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang; trường THPT Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, khảo sát và thực hiện một số nội dung liên quan đến đề tài luận văn

Gia đình, bạn bè, những người thân yêu luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ để tôi hoàn thành việc học tập và nghiên cứu

Kính chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt Xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

v MỤC LỤC

PHỤ BÌA i

LỜI CAM ĐOAN ii

LỜI CẢM ƠN iii

CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN viii

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ ix

PHẦN MỞ ĐẦU ix

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Lịch sử nghiên cứu đề tài 4

5 Phương pháp nghiên cứu 8

6 Cấu trúc luận văn 10

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 11

1.1 Năng lực và dạy học phát triển năng lực 11

1.1.1 Năng lực 11

1.1.2 Dạy học phát triển năng lực 16

1.1.3 Dạy học định hướng nội dung và dạy học phát triển năng lực 16

1.1.4 Định hướng dạy học theo tiếp cận năng lực ở trường phổ thông 18

1.2 Hệ thống năng lực môn Địa lý 28

1.3 Chương trình Địa lí lớp 11 THPT 35

1.3.1 Mục tiêu và nội dung chương trình giáo dục phổ thông Địa lí lớp 11 năm 2018 35

1.3.2 Phương pháp dạy học 36

1.4 Đặc điểm tâm lí và nhận thức của học sinh lớp 11 THPT 39

1.4.1 Đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh lớp 11 THPT 39

1.4.2 Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 11 THPT 39

1.5 Thực trạng dạy học Địa lí lớp 11 THPT theo định hướng phát triển năng lực 40

1.5.1 Thời gian, nội dung, địa điểm, phương pháp điều tra 40

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 6

CHƯƠNG 2 CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 50

2.1 Các nguyên tắc dạy học theo định hướng phát triển năng lực 50

2.2 Phương pháp dạy học Địa lí lớp 11 theo định hướng phát triển năng lực 50 2.2.1 Quy trình chung 50

2.2.2 Một số phương pháp dạy học Địa lí lớp 11 theo định hướng phát triển năng lực 51

2.2.2.1 Phương pháp dạy học theo dự án 51

2.2.2.2 Phương pháp thảo luận 60

2.2.2.3 Phương pháp tranh luận 65

2.3.2 Bài: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tiết 1 Tự nhiên, dân cư và xã hội 82

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 83

Trang 7

vii

3.8 Kết quả thực nghiệm 86

3.8.1 Kết quả các bài kiểm tra thực nghiệm 86

3.8.2 Đánh giá kết quả thực nghiệm 89

3 Hướng phát triển của đề tài 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 PHỤ LỤC

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

1 CNTT Công nghệ thông tin

Trang 9

ix

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH BẢNG

Bảng 1.1 Các nhóm nội dung và các lĩnh vực năng lực 14

Bảng 1.2 So sánh dạy học định hướng nội dung và định hướng năng lực 17

Bảng 1.3 Bảng thống kê số trường, số GV, HS tham gia điều tra thực tế 41

Bảng 1.4 Kết quả điều tra, khảo sát GV về DH theo ĐHPTNL 41

Bảng 1.5 Kết quả điều tra GV về các hình thức tổ chức DH Địa lí ở THPT hiện nay 42

Bảng 1.6 Kết quả điều tra giáo viên về mức độ sử dụng các KTDH ở THPT 43

Bảng 1.7 Kết quả điều tra GV về hình thức đánh giá kết quả học tập của HS 44

Bảng 2.1 Mối quan hệ giữa các hoạt động của dạy học dự án với việc hình thành và phát triển năng lực học sinh 52

Bảng 2.2 Kế hoạch thực hiện dự án 53

Bảng 2.3 Một số dự án gợi ý có thể thiết kế trong dạy học Địa lý lớp 11 55

Bảng 2.4 Nội dung nhiệm vụ cụ thể của các nhóm 58

Bảng 2.5 Bộ câu hỏi định hướng cho các nhóm 59

Bảng 2.6 Một số chỉ số cơ bản của các trung tâm kinh tế hàng đầu trên thế giới năm 2004 và 2017 63

Bảng 2.7 Tiêu chí đánh giá các nhóm 71

Bảng 3.1 Bảng phân bố tần số điểm kiểm tra lớp thực nghiệm (1) 86

Bảng 3.2 Bảng phân bố tần số điểm kiểm tra lớp đối chứng (1) 86

Bảng 3.3 Bảng phân phối tần suất điểm kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC (1) 87

Bảng 3.4 Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng (1) 87

Bảng 3.5 Bảng phân bố tần số điểm kiểm tra lớp thực nghiệm (2) 88

Bảng 3.6 Bảng phân bố tần số điểm kiểm tra lớp đối chứng (2) 88

Bảng 3.7 Bảng phân phối tần suất điểm kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC (2) 88

Bảng 3.8 Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng (2) 89

BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1 Kết quả điều tra GV về các PPDH và mức độ sử dụng các PPDH… 43

Biểu đồ 2.2 Lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng của một số khu vực trên thế giới năm 2015 (triệu thùng/ngày) 74

Biểu đồ 3.1 So sánh điểm bài kiểm tra giữa lớp ĐC và lớp TN (1) 87

Biểu đồ 3.2 So sánh điểm bài kiểm tra giữa lớp ĐC và lớp TN (2) 88

SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Thành phần năng lực và trụ cột giáo dục theo UNESCO 14

Sơ đồ 1.2 Quy trình rèn luyện năng lực trong dạy học theo hướng phát triển năng lực 25

HÌNH ẢNH Hình 2.1 Vai trò của EU trên thế giới năm 2017 63

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Bước sang thế kỉ XXI, chương trình giáo dục phổ thông ở nhiều nước trên thế giới đã có sự thay đổi mạnh mẽ theo hướng chuyển từ dạy học truyền thụ kiến thức sang dạy học phát triển năng lực của người học Đây dường như là một xu thế tất yếu mà Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc Trong khi đó, ở nước ta, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khoá XI và Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội cũng đã yêu cầu phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hoá trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và

hội nhập quốc tế, đã nêu rõ quan điểm chỉ đạo là “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.” [1; tr.3] Mục tiêu của Nghị quyết này cũng chỉ rõ “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.” [1; tr.3] Chính vì vậy nhiệm vụ đặt ra trong Nghị quyết là phải “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 11

2

sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.” [1; tr.5;6]

Giáo viên và học sinh trong thời đại hội nhập và toàn cầu hoá đang chịu nhiều sức ép và thách thức lớn mang tính thời đại Theo đó, giáo dục buộc phải thay đổi cách tiếp cận từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực để sản phẩm của đào tạo là học sinh phải “biết làm”, nghĩa là mang tính ứng dụng cao

Thế kỉ XXI, tri thức đến với học sinh từ nhiều nguồn đa dạng, phong phú, học sinh có thể tự học nếu biết được cách học Giáo viên ở thế kỉ này phải có năng lực hướng dẫn cho học sinh, để học sinh tự tìm tòi lấy nội dung cần học và áp dụng vào thực tiễn không ngừng thay đổi Vì vậy, đào tạo năng lực cho người học là mục tiêu cao nhất và cần thiết để người học có thể khẳng định được mình trong cộng đồng phức tạp, đa dạng và đổi thay, tạo ra thích ứng cao với mọi hoàn cảnh

Tuy nhiên, trên thực tế, việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trường phổ thông một mặt là vấn đề còn mới mẻ, chưa có tiền lệ và mặt khác, quá trình triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới lại đang cận kề Trước bối cảnh đó, đòi hỏi người giáo viên cần phải có ngay những phương pháp dạy học phát triển năng lực, để giúp các giáo viên tiếp cận cũng như đón đầu việc thực hiện chương trình mới

Hiện nay, khi dạy học theo chương trình sách giáo khoa hiện hành thì giáo viên gặp một số khó khăn: đó là mâu thuẫn giữa mục tiêu đào tạo với nội dung chương trình đào tạo, giữa phương pháp giảng dạy với chương trình, giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học với nền tảng kiến thức của người học và phương pháp kiểm tra đánh giá, Thêm vào đó là quá trình bùng nổ thông tin, tri thức kèm theo đó là nhu cầu cập nhật kiến thức vô hạn đối với sự học của người học

Với cách tiếp cận giảng dạy truyền thống hiện có, liệu chúng ta có đủ khả năng để thực hiện các mục tiêu dạy học mà chương trình giáo dục phổ thông môn

Địa lí đã đề ra: “Chương trình môn Địa lí giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực địa lí – một biểu hiện của năng lực khoa học; đồng thời góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã được hình thành trong giai đoạn giáo dục cơ bản, đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước; thái độ ứng xử đúng đắn với môi trường tự nhiên, xã

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 12

hội; khả năng định hướng nghề nghiệp; để hình thành nhân cách công dân, sẵn sàng đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” [4; tr.5]

Khi tìm hiểu cấu trúc, nội dung kiến thức và thực trạng dạy học lớp 11 THPT hiện nay, chúng tôi nhận thấy khi dạy phần kiến thức này cả giáo viên và học sinh đều gặp khó khăn về mặt nội dung kiến thức, thời gian học tập trên lớp cũng như phương pháp dạy học Do đó, dẫn đến chất lượng và hiệu quả dạy học chưa cao

Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, việc vận dụng một cách sáng tạo các chiến lược dạy học tiên tiến trên thế giới vào thực tiễn giáo dục Việt Nam có thể là con đường thích hợp Tuy nhiên việc đổi mới theo phương pháp cụ thể nào thì phải lựa chọn cho phù hợp với từng đối tượng con người và từng nội dung dạy học

Theo định hướng chung về phương pháp giáo dục môn Địa lí trong chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí thì giáo viên cần đa dạng hóa các phương pháp dạy học, kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học tiên tiến, các phương pháp dạy học đặc thù của môn học như: sử dụng bản đồ, sơ đồ, số liệu thống kê, biểu đồ, tranh ảnh, mô hình, quan sát, thực địa, ; cải tiến và sử dụng theo hướng phát huy tính tích cực các phương pháp dạy học truyền thống như: thuyết trình, hỏi đáp, Ngoài ra còn thực hiện các hình thức tổ chức dạy học một cách đa dạng và linh hoạt, kết hợp các hình thức dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, dạy học theo lớp; dạy học trên lớp, dạy học ngoài trời, dạy học trong thực tế, thực địa; tham quan, khảo sát địa phương, sưu tầm, hệ thống hoá thông tin, trưng bày, giới thiệu, triển lãm, trò chơi học tập, Tổ chức, hướng dẫn, tạo điều kiện để học sinh tìm tòi, khám phá, khai thác và chiếm lĩnh kiến thức từ các phương tiện dạy học Địa lí như: bản đồ, atlat, tranh ảnh, mô hình, các dụng cụ quan trắc, dụng cụ đo vẽ, tài liệu, tư liệu, Khuyến khích, tạo điều kiện, xây dựng môi trường học tập thuận lợi cho học sinh khai thác thông tin từ Internet để phục vụ học tập; rèn luyện cho học sinh kĩ năng xử lí, trình bày thông tin Địa lí bằng công nghệ thông tin và truyền thông, ; tăng cường tự làm các thiết bị dạy học với việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (lập các trang website học tập, xây dựng hệ thống bài học, bài tập, thực hành, bài kiểm tra bằng các phần mềm thông dụng và thích hợp, xây dựng các video clip giới thiệu sự vật, hiện tượng địa lí, )

Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài “Phương pháp dạy học Địa lí lớp 11 theo định hướng phát triển năng lực” để góp phần giải quyết những khó khăn trên,

nhằm đáp ứng mục tiêu và phương pháp dạy học của chương trình giáo dục phổ

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 13

Xác định được các phương pháp dạy học Địa lý lớp 11 theo định hướng phát triển năng lực có tính khoa học và thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Địa lý theo định hướng phát triển năng lực cho HS, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay

2.2 Nhiệm vụ

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học trong dạy học môn Địa lý lớp 11 THPT

- Xác định các năng lực học sinh cần đạt được trong học tập môn Địa lý lớp 11

- Tiến hành điều tra thực trạng của việc dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học trong dạy học môn Địa lý lớp 11 THPT

- Xác định các phương pháp có tính khoa học và thực tiễn nhằm định hướng hình thành và phát triển năng lực người học trong dạy học môn Địa lý lớp 11 THPT

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để xác định tính khả thi và hiệu quả của các phương pháp dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực đã xác định

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng

Các phương pháp có tính khoa học và thực tiễn nhằm định hướng hình thành và phát triển năng lực người học trong dạy học môn Địa lý lớp 11 THPT

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: các trường THPT ở tỉnh An Giang

- Nội dung: phương pháp dạy học Địa lý lớp 11 theo định hướng phát triển năng lực

4 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Lịch sử nghiên cứu việc tìm hiểu phương pháp dạy học theo định hướng năng lực đã có nhiều tác giả quan tâm và dày công nghiên cứu cả trong nước và trên thế giới như:

Demo Version - Select.Pdf SDK

Ngày đăng: 22/04/2024, 13:31