TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI
DI CHÚC BẰNG VĂN BẢN CÓ CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
HÀ NỘI —- NAM 2017
Trang 2TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI
DI CHÚC BẰNG VĂN BẢN CÓ CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60380103
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Đăng Hiếu
HÀ NỘI - NĂM 2017
Trang 3Các kêt quả nêu trong Luận văn chưa được công bô trong bât kỳ công trìnhnào khác Các sô liệu trong luận văn là trung thực, có nguôn gôc rõ ràng, được trích
dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này.
Tác giả luận văn
Trần Thị Thúy
Trang 4Bộ luật dân sự BLDS Ủy ban nhân dân UBND Tòa án nhân dân TAND
Trang 57980067100 | CHƯƠNG 1 MOT SO VAN DE CHUNG VE DI CHÚC VÀ DI CHÚC BANG
VAN BAN CO CONG CHUNG, CHUNG THUC 0 ccccccccccccsccsssseseeseseeseesteaeens 6
(PAP Se TH TC HH soesgogesgis2g0.K:A V41200100000 188: V8 V9020901/801.K:4.KEã 38080762486 534 542,.1425/98008%%5L 865955%42400156./6.960/602120322585:46 6
1.1.2 Đặc điểm của đi CHUC - k1 SE EEEEEEEEkSkEEEEEKEKSEEEEEEEETkSkrkrrrkrkekree 7
1.1.3 Hình thức của di CHUC c1 11199119 119 119 119 1191 HH ng ng 101.1.4 N61 dung cla i0 1 lãi1.2 Khái niệm công chứng, chứng thực và hoạt động công chứng, chứng thực diBH ttt St th SAP sR a a ttc Sih 141.2.1 Khái niệm công chứng, chứng thurc 0 ce eeceeeseeeseeeeneeeeeeeeneeneneeneeeeneeeees 14
1.2.2 Hoạt động công chứng, chứng thực di chúc -++-s++++s++ses+ss2 17
1.2.3 Lược sử quy định của pháp luật về hoạt động công chứng, chứng thực di
GHÚ: nàngggnhan atm nàng tEHh aa cus ent nar in II Ha DEN HIG1310 NS A BALTES SGN HH I GEN ER TE 21 CHUONG 2 QUY DINH CUA PHAP LUAT HIEN HANH LIEN QUAN DEN DI CHÚC BANG VAN BAN CÓ CONG CHUNG, CHUNG THUC 32
2.1.Tham quyền công chứng, chứng thực di chúc 2- 2s s+se£x+Ee£xezxzxee: 32
2.2.Người không được công chứng, chứng thực di chúc - ‹ + «++++<<s 33
2.3 Trình tự thủ tục công chứng, chứng thực di chúc -‹ << ++++<<ss++<ss 34
2.3.1.Trình tự, thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc UBND CAP XÃ — Ln HH HH HH HH HH HH1 n1 1 11 tre 34 2.3.2 Di chúc bằng văn bản do công chứng viên lập tại chỗ ở của người lập di chúc 2.3.3 Thủ tục công chứng, chứng thực việc sửa đổi, bổ sung, thay thế một phan
hoặc toàn bộ di chc - - 2111111111112 25333111111 1111955 111 kg 402.3.4 Công chứng, chứng thực di chúc miỆng . 5 555 s+++*>++eex+eexssz 40
Trang 6NGHỊ HOÀN THIEN - 2-5252 S22E22EEE19E12E12112112112121111111 111 11t txe 44 3.1 Những van dé thực tiễn liên quan đến di chúc bằng văn ban có công chứng,
CU] san sọ nannhaoEiibimi.Si6.EtictiteSSI-oi6.00.110682060510000-1i0.00800101.0E1.5i11.p1023i161ME:1/SS.HiD-tiErZ800E010-000,7230007000E.E1) 44
3.1.1 Về người lập di €hÚC 2 + 2 2 +E+SE+E£EE#EE2EEEEEEEEEEE17E211121211 211cc 47 3.1.2 Về trình tự, thủ tục công chứng, chứng thực di chúc - 2s ss+¿ 48 3.1.3 Về nội dung thé hiện trong di chúc - 2-5 5 2+s+£++E£Ek+E+E+£+zEezxzrszxee 60 3.2 Một số kiến nghị liên quan đến di chúc bằng văn bản có công chứng, chứng
7112225 71
KET LUAN S2 SE SE 1E 1211111111111 111111 1111111111111 01111111111 tre 71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
Trang 7Thừa kế từ lâu đã luôn là một chế định được ghi nhận và bảo hộ, ngay từ khi xã hội loài người mới hình thành và nhất là giai đoạn có sự xuất hiện tư hữu về tư liệu sản xuất Theo đó việc một cá nhân dé lại di sản của mình sau khi chết cho các thành viên khác trong gia đình hoặc trong gia tộc, bộ lạc của mình là vẫn đề thường xuyên diễn ra Cho đến ngày nay, quan hệ thừa kế van là quan hệ pháp luật phé biến trong xã hội Đặc biệt là khi nên kinh tế xã hội càng phát triển thì số lượng va gia tri tài sản của cá nhân ngày càng tăng lên da dang va phong phú hơn dan đến xảy ra các tranh chấp về di sản thừa kế cũng tăng lên đáng kể Nhìn một cách khái quát, thừa kế luôn luôn chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong pháp luật dân sự của mỗi quốc gia.
Ở Việt Nam, trong các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013 đều ghi nhận “quyển sở hữu tư nhân và quyén thừa kế được pháp luật bảo hộ” (khoản 2 Điều 32 Hiến pháp năm 2013) Trên tinh thần đó, pháp luật dân sự ở nước ta qua các thời kỳ đều quy định cụ thê về chế định thừa kế, và một trong những nội dung được quan tâm nhất trong chế định này chính là thừa kế theo di chúc Di chúc là hình thức văn bản nhằm bảo đảm cho người có tài sản thực hiện ý nguyện chuyển giao tài sản của mình cho người khác sau khi chết một cách chủ động Quyền để lại thừa kế và quyền thừa kế là những quyền cơ bản của công dân luôn luôn được pháp luật nhiều nước trên thế giới quan tâm theo dõi và bảo hộ Việt Nam là một đất nước có nền văn hóa theo tư tưởng á đông, do việc coi trọng những phong tục tập quán, tình cảm cha con, vợ chồng anh em, đã khiến cho không ít người bỏ qua việc đảm bảo thi hành quyền để lại thừa kế và quyền thừa kế Bên cạnh đó cũng có
những trường hợp đã lập di chúc nhưng bản di chúc đó lại không phù hợp theo qui
định của pháp luật, khiến những người thừa kế lại phải giải quyết tranh chấp thông qua pháp luật, làm mat đi tình cảm, hòa khí vốn có Do vậy việc hiểu được các quy định về thừa kế nói chung và quy định về di chúc nói riêng là cần thiết đối với công dân, có ý nghĩa rất lớn trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực thừa kế Pháp luật dân sự đã đáp ứng được các yêu cầu bức thiết của xã hội đặt ra trong giai đoạn hiện nay về việc giải quyết các tranh chấp về thừa kế theo di chúc Tuy nhiên, các quy định về thừa kế theo di chúc ít nhiều vẫn còn nhiều điểm gây tranh luận cả về lý luận lẫn thực tiễn áp dụng pháp luật, từ đó dẫn đến những tranh chấp xảy ra xoay quanh vấn đề thừa kế theo di chúc là không ít trong xã hội
Trang 8chí của người lập di chúc, nội dung của di chúc và hình thức của di chúc Trong thực
tiễn thực hiện quy phạm pháp luật về giải quyết tranh chấp thừa kế theo di chúc có nhiều bất cập như khi chấp hành hay áp dụng pháp luật về thừa kế có nhiều cách hiểu khác nhau, dẫn tới việc nhầm lẫn, hiểu sai và áp dung sai hoặc không day đủ các quy phạm đó Do đó, việc tìm hiểu các quy định của pháp luật về đi chúc là điều cần thiết nhằm hạn chế những vướng mắc, tranh chấp có thé xảy ra, từ đó đảm bảo tôn trọng ý nguyện của người lập di chúc đồng thời đảm bảo được quyền hưởng thừa kế của những người thừa kế theo di chúc.
Hiện nay pháp luật quy định rất nhiều loại di chúc khác nhau như di chúc miệng, di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, di chúc băng văn bản có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có công chứng, di chúc băng văn bản có chứng thực Trong đó, di chúc bằng văn bản có công chứng, di chúc bằng văn bản có chứng thực là các loại hình di chúc tỏ rõ ưu thế so với các loại hình đi chúc khác khi di chúc này có sự hiện điện của cơ quan công quyền nhân danh nhà nước chứng nhận vào bản di chúc va di chúc có giá tri chứng cứ, chứng minh Vi thế, hình thức di chúc bằng văn bản có công chứng, chứng thực dang dan trở nên phổ biến trong thực tiễn cuộc sống Trong phạm vi luận văn này, người viết tập trung di sâu tìm hiểu những quy định có liên quan đến di chúc bằng văn bản có công chứng và di chúc bang văn bản có chứng thực dé có cái nhìn tổng quát và chỉ tiết hơn về loại
hình di chúc này.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Thừa kế theo di chúc vừa là vấn đề rộng và phức tạp, vừa có lịch sử hình thành và phát triển khá phong phú Chế định thừa kế nói chung và thừa kế theo di
chúc nói riêng được qui định trong pháp luật dân sự đã hoàn thiện hơn Liên quan
đến chế định thừa kế theo di chúc đã có nhiều các công trình, đề tài nghiên cứu về van dé này Có thể kế đến các công trình nghiên cứu như luận án “Thừa kế theo di
chúc theo quy định cua Bộ luật dan sự Việt Nam” của tac giả Phạm Van Tuyết năm 2003, luận văn “Hình thức cua di chúc theo quy định pháp luật Việt Nam hiện
hành — những bất cập và kiến nghị” của tác giả Triệu Khắc Thái năm 2016, luận văn “Một số vấn dé về thừa kế theo di chúc và thực tiễn giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc tại TAND tỉnh Cao Bằng” của tác giả Lương Thị Hợp năm 2012, luận văn “Hiệu lực pháp luật của đi chúc một số van dé ly luận và thực tiễn ”
Trang 9Đỗ Van Dai, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia năm 2013, “7hừa kế của công dân Việt Nam từ 1945 đến nay”, Nhà xuất bản Tư Pháp 2004, sách chuyên khảo của tác giả Phùng Trung Tập, “Luật thừa ké Việt Nam ”, Nhà xuất bản Hà Nội 2007.
Bên cạnh đó, cũng đã có một số các công trình nghiên cứu về thủ tục công chứng nói chung cũng như công chứng các vấn đề liên quan đến thừa kế như luận văn “Quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng” của tác giả Nguyễn Hoàng Việt năm 2014, luận văn “Gid tri cua công chứng đối với hiệu lực của giao dịch
dán sự” của tac giả Hoàng Khánh Phương năm 2012, luận văn “Các quy định cua
pháp luật về thừa kế có liên quan đến thủ tục công chứng — Một số vấn dé lý luận và thực tién” của tác giả Vũ Huy Thành năm 2016, sách chuyên khảo “Mội số vấn dé can lưu ý khi công chứng các văn bản liên quan tới chế định thừa kế” của tác giả Tuấn Đạo Thanh năm 2014, bài viết “Nên công chứng các việc thừa kế như thế nào ” của tác giả Nguyễn Phương Hoa đăng trên tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 10 năm 1999, bài viết “Những khó khăn, vướng mắc trong việc lập di chúc và chứng nhận di chúc ” của tác giả Thái Công Khanh đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 13 tháng 7/2010, bài viết “Di chúc có công chứng, chứng thực ” của tac giả Đỗ Văn Đại — Nguyễn Hồ Bich Hang đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý số 1 năm 2013.
Tuy vậy, hiện vẫn chưa có công trình nào đi sâu, nghiên cứu toàn diện và
tổng hợp về loại hình di chúc có công chứng và di chúc có chứng thực Do vậy, có thé khang định “Di chúc bằng văn bản có công chứng, chứng thực” là đề tài đầu tiên nghiên cứu cụ thé, đi sâu về loại hình di chúc này.
3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật về di chúc nói chung và đặc biệt là đối với loại hình di chúc bằng văn bản có công chứng và di chúc bằng văn bản có chứng thực Cùng với đó là việc tìm hiểu trình tự, thủ tục công chứng, chứng thực di chúc theo quy định của pháp luật, tìm ra những vướng mắc trong quy định của pháp luật cũng như trong thực tiễn áp dụng, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế và khắc phục những vướng mắc đó.
3.2 Phạm vi nghiÊn cứu:
Luận văn nghiên cứu trên cơ sở quy định của BLDS 2015, Luật công chứng2014, cùng các văn bản liên quan đên công chứng, chứng thực, có sự so sánh đôi
Trang 10đề, kết quả đã thực hiện trong thực tiễn của pháp luật về di chúc.
4 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nhăm làm rõ một số van dé lý luận về di
chúc và hoạt động công chứng, chứng thực di chúc Phân tích, đánh giá thực tiễn thi
hành pháp luật về di chúc bằng văn bản có công chứng, chứng thực nham đưa ra những giải pháp nâng cao những quy định về loại hình đi chúc này cũng như nâng
cao hiệu quả của hoạt động công chứng, chứng thực di chúc.
Qua việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá, kiến nghị, luận văn trả lời những câu
hỏi sau:
- - DI chúc là gì? Có những loại hình thức cua di chúc nào được pháp luật ghinhận?
- Cong chứng, chứng thực là gi? Công chứng di chúc và chứng thực di chúc
khác nhau như thế nào? Giá trị pháp lý của đi chúc bằng văn bản có công chứng,
chứng thực? Trình tự, thủ tục công chứng, chứng thực di chúc được quy định như
5 Cac phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp với tính
chất và yêu cầu của dé tài như: phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống, so sánh Kết hợp lý luận với thực tiễn để đưa ra những kết luận, đánh giá nhằm giải quyết những nhiệm vụ đặt ra.
6 Y nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn:
Qua việc nghiên cứu những quy định của pháp luật về di chúc và hoạt động công chứng, chứng thực di chúc, người viết hướng tới việc:
- Lam rõ hơn những quy định của pháp luật về di chúc, thủ tục công chứng,
chứng thực di chúc;
- Thong qua đánh giá thực tiễn của hoạt động công chứng, chứng thực di chúc,
đưa ra những đề xuất cơ bản nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động công chứng, chứng thực di chúc Những van dé được làm sáng tỏ trong luận văn có thé
Trang 11- Luan văn có thé làm tài liệu tham khảo cho công tác tìm hiểu, nghiên cứu về di chúc, về hoạt động công chứng, chứng thực nói chung và công chứng, chứng
thực di chúc nói riêng.
7 Kết cấu luận văn:
Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 Một số van dé chung về di chúc và di chúc bang văn bản có công
chứng, chứng thực.
Chương 2 Quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến di chúc bằng văn
bản có công chứng, chứng thực.
Chương 3 Những vấn đề thực tiễn liên quan đến di chúc băng văn bản có công chứng, chứng thực và một số kiến nghị hoàn thiện.
Trang 12BAN CO CONG CHUNG, CHUNG THUC 1.1 Di chúc
1.11 — Khái niệm
Pháp luật dân sự quy định việc thừa kế tài sản có thể thực hiện theo luật hoặc theo di chúc BLDS 1995, BLDS 2005, BLDS 2015 đã kế thừa và phát triển các quan niệm về thừa kế, thừa kế theo di chúc trong pháp luật của các nước trên thế giới và pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ, các bộ luật đều giành riêng một chương để quy định về thừa kế theo di chúc Trong đó, BLDS 2015 đã giành cả chương XXII với 25 Điều từ Điều 624 đến Điều 648 quy định về thừa kế theo di chúc trong đó có quy định về các loại hình thức của di chúc.
Thừa kế theo di chúc bắt đầu bằng sự kiện chủ sở hữu tài sản thông qua tự do ý chí trên cơ sở của pháp luật quyết định việc lập di chúc, định đoạt một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của mình cho một cá nhân, nhóm cá nhân hoặc tô chức nào đó được hưởng Hình thức của di chúc được lựa chọn trước hết theo ý chí của
người có ý định lập Tuy nhiên, pháp luật bên cạnh sự quy định, hướng dẫn cũng có
những sự định hướng nhất định về hình thức, cách thức lập dé đảm bảo tính có hiệu lực, áp dụng sau này của bản di chúc Trong di chúc, ngoài việc khang định dé lại tài sản cho ai, người lập di chúc còn có thé ghi nhận thêm những nội dung khác như điều kiện hưởng, thời điểm hưởng, quyền lợi cũng như trách nhiệm của những
người liên quan Tuy cũng là một dạng giao dịch dân sự, song do đặc thù từ đời
sống văn hóa nên di chúc ít nhiều mang những hơi hướng cách thé hiện khá đặc trưng không lẫn với bất kỳ một giao dịch nào khác.
Theo Từ điển Tiếng Việt thi di chúc là “Dan lại trước khi chết những việc người sau cân làm và nên làm” Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Thông tư 81/TANDTC ngày 24/07/1981 của Tòa án nhân dân tối cao không trực tiếp đưa ra định nghĩa di chúc nhưng có quy định nội hàm của di chúc tại Phần IV: Thừa kế theo di chúc, theo đó: “Thira kế theo di chúc là việc di chuyển đi sản của một người đã chết cho các người khác theo sự định đoạt của người đó khi còn sống ” Tới Pháp lệnh thừa kế năm 1990, tại Điều 10 có quy định “Công dân có quyển lập di chúc để chuyển quyên so hữu mot phan hoặc toàn bộ tai sản của minh cho một hoặc nhiều người trong hoặc ngoài các hàng thừa kế theo pháp luật, cũng như cho Nhà nước, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế” Tại điều 649 BLDS năm 1995
Trang 13Theo các tác giả của cuốn Bình luận khoa học BLDS 2005 tập II thi: “Di chic là sự bày tỏ ý chi của một người khi con sống định đoạt tai san của minh, để chuyển toàn bộ hoặc một phần tài sản của người đó cho một hay nhiễu người thừa kế sau khi chết ”.
Như vậy, theo cách hiểu khái quát nhất thì di chúc chính là hình thức thể hiện ý chí cá nhân của người lập di chúc nhằm mục đích chuyên quyền sở hữu tài sản của mình cho các cá nhân, tô chức khác sau khi người lập di chúc chết Có thé khang định rằng di chúc vừa chứa đựng những nét đẹp văn hóa bên cạnh những giá trị pháp lý Thông qua di chúc, cùng với việc khăng định để lại tài sản là gì, cho những ai, thường là những người lớn tuôi trong gia đình sẽ đặn dò con cháu, thực hiện nếp sống tốt đời đẹp đạo, có hiếu, hòa thuận, san sẻ, đùm bọc lẫn nhau, đôi khi có những điều trăn trở mà người ta có thê ghi chép lại rồi đặn dò con cháu.
1.1.2 Đặc điểm của di chúc
Từ khái niệm nêu trên, có thê thấy di chúc có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, di chúc chính là sự thể hiện ý chí cá nhân của người lập di chúc Ý chí này được thé hiện qua việc người lập di chúc toàn quyền quyết định việc chuyển giao tài sản của mình cho ai sau khi cá nhân đó chết Người lập di chúc không phải bàn bạc, thông qua hay nhận được sự đồng ý từ người thừa kế về nội dung của di chúc Di chúc phải được lập một cách tự nguyện, nghĩa là phải có sự thống nhất giữa ý chí thực sự của người lập di chúc và việc thé hiện ra ngoài thông qua hình thức cụ thể Do đó, di chúc trong pháp luật thừa kế xuất phát từ cá nhân nhưng không phải tat cả những gì xuất phát từ cá nhân đều là di chúc, di chúc phải là ý chí của người lập di chúc nên nếu một văn bản được cho là di chúc của một người nhưng không thê hiện ý chí của người này không phải là di chúc.
Bên cạnh đó, người lập di chúc cũng toàn quyền quyết định trong việc dịch chuyên tài sản của mình cho những người không nhất thiết phải có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng hay thân thích với mình Việc cho ai và cho bao nhiêu phan tài sản đều phụ thuộc vào ý chí của người lập di chúc, trừ những trường hợp hạn chế do
pháp luật quy định Di chúc là ý chí đơn phương của cá nhân, nên nó được hình
thành duy nhất băng ý chí đơn phương của người dé lại di chúc — một bên chủ thé trong quan hệ giao dịch dân sự về thừa kế Qua việc lập di chúc, cá nhân có ý định làm xác lập một giao dịch dân sự về thừa kế Theo đó họ quyết định chuyên giao
Trang 14có nhận di sản của mình hay không.
Pháp luật quy định việc lập di chúc phải do chính cá nhân xác lập Các chủ
thé khác như pháp nhân, tô hợp tác, hộ gia đình không thé xác lập di chúc Không ai có thé ủy quyền cho một người khác dé thay thé mình lập di chúc Nhiều hệ thống pháp luật ghi nhận nguyên tắc tuyệt đối theo đó di chúc là hành vi của cá nhân nên di chúc chung không được chấp nhận, dù đó là di chúc chung vợ chồng Theo quy định của pháp luật Bi thì “di chúc chung không được chấp nhận”, pháp luật Italia
cũng quy định di chúc chung vô hiệu toàn bộ Tại Li — Bang, di chúc là “hành vi cá nhân và có thé bị hủy bỏ, văn bản không chấp nhận sử dụng di chúc chung” Qua
những dẫn chứng trên, có thể khăng định đặc điểm di chúc chính là sự thể hiện ý chí
cá nhân của người lập di chúc.
Thứ hai, di chúc thé hiện sự định đoạt tài sản của người lập di chúc cho người khác Đây là nội dung quan trọng không thê thiếu được của một di chúc nếu muốn được coi là một căn cứ để dịch chuyên tài sản của người chết cho những
người khác Thông thường, một người chỉ lập di chúc trong trường hợp họ có một
khối tài sản và muốn bằng ý chí của mình để định đoạt tài sản đó cho ai trước khi mình chết, mặt khác, cho dù trước lúc chết, người đó có một khối tài sản và cũng dé lai di chúc nhưng nếu di chúc không chứa dung nội dung này thi cũng không làm phát sinh việc thừa kế theo di chúc Nghĩa là di chúc đó không có ý nghĩa gì đối với quá trình dịch chuyển di sản Nói cách khác, di chúc chỉ đem lại ý nghĩa về mặt vật chất cho những người thừa kế theo di chúc đồng thời chỉ thật sự là một phương tiện dé người để lại thừa kế thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản của mình chừng nào di chúc chứa đựng những nội dung trên Nếu như các loại hợp đồng dân sự đều thé hiện ý chí thỏa thuận của các bên chủ thé nhằm dịch chuyền tai sản từ người này sang người khác khi họ đều còn sống thì di chúc lại nhằm dịch chuyên tài sản của người đã chết sang cho người còn sông Thực tiễn cho thấy có nhiều cá nhân để lại lời đặn đò cho người thân trước khi chết Tuy nhiên, những lời đặn dò không có nội hàm nhằm dịch chuyên tài sản cho người khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự Chang han, tờ giấy viết là di chúc nhưng có nội dung người viết
' Đỗ Văn Đại (2013), Luật thừa kế Việt Nam — Bản án và bình luận bản án, NXB Chính trị
quôc gia, Hà Nội, tr.284
Trang 15Thứ ba, dị chúc là loại giao dịch dân sự chỉ có hiệu lực khi chính người dé lại di chúc chết Di chúc là hành vi pháp lý đơn phương của người lập di chúc, cá nhân luôn có thê thay đổi ý chí của mình vào bất kỳ thời điểm nào hoặc thậm chí là hủy bỏ di chúc đã lập Điều đó có nghĩa là nếu cá nhân lập di chúc còn sống thì người thừa kế theo di chúc chưa có bat kỳ một quyên nào đối với tài sản của người lập di chúc và họ cũng chưa chắc được nhận tài sản đó Khoản 1 Điều 643 BLDS 2015 quy định: “di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế” mà “thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết” (Khoản 1 Điều 611 BLDS 2015) Pháp luật tôn trọng quyên lập di chúc của cá nhân nhằm đảm bao cho cá nhân thông qua việc định đoạt tài sản của mình dé thé hiện tình cảm, trách nhiệm của mình đối với người khác, vì vậy, nếu sự định đoạt trong di chúc đã lập không còn phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh hiện tại thì người lập di chúc có quyền sửa đổi, bố sung hoặc hủy bỏ di chúc và thay thé bằng di chúc khác Đồng thời, thêm vào đó, ý chí của cá nhân người lập di chúc có tính khả biến, vì ý chí trước hết do tâm lý, tình cảm của người lập di chúc chi phối và cung bậc tình cảm đối với những người được chỉ định thừa kế theo di chúc lại rất khác nhau, do đó người lập di chúc có quyền thay đổi ý chí của mình trong việc lập di chúc, theo đó nội dung của di chúc cũng bị thay đổi theo.
Trong trường hợp tài sản của người quá cố đã được giao cho người thụ hưởng trước khi người có tài sản chết thi di chúc vẫn có thé tồn tại và quyền định đoạt chỉ chuyển giao cho người thụ hưởng sau khi người có tài sản chết Yếu tố quyết định sự tồn tại của di chúc dựa vào thời điểm quyền định đoạt tài sản (một quyền năng cơ bản của chủ sở hữu) được chuyên giao cho người thụ hưởng Nếu việc chuyên giao quyền định đoạt chỉ được tiến hành sau khi người có tài sản chết thì di chúc tồn tại cho dù người thụ hưởng đã nhận tài sản trước khi người có tài sản chết Thừa kế theo di chúc chỉ phát sinh khi người để lại di chúc chết vì khi đó di
sản của người lập di chúc mới được mang ra chia cho những người được hưởng di
sản trong di chúc Hay nói cách khác thì đó là việc cụ thé hoá di chúc, hay thực hiện di chúc của người để lại di sản Người được thừa kế theo di chúc chỉ có quyền nhận tài sản của người lập di chúc sau khi người lập di chúc chết Người thừa kế theo di
chúc nhận di sản và làm chủ sở hữu của di sản được hưởng và thừa kê theo di chúc
? Đỗ Văn Đại (2013), Luật thừa kế Việt Nam — Bản án và bình luận bản án, NXB Chính trị
quôc gia, Hà Nội, tr.286
Trang 16là căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản của người thừa kế Tuy nhiên, di chúc thé hiện ý chí chủ quan của người lập, do vậy ý định của người lập di chúc nhằm chuyên tài sản của mình cho người khác sau khi chết có thể không thực hiện được do tài sản được định đoạt trong di chúc cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế của người để lại di chúc đó hoặc những người thừa kế được chỉ định thừa kế theo di chúc đã chết trước, chết cùng thời điểm với người lập di chúc hoặc đều không có quyên hưởng, từ chối quyền hưởng di sản thì mục đích nhằm chuyền tài sản của người lập di chúc cho người thừa kế không đạt được Phần của di chúc không thể thực hiện được là phần di chúc không phát sinh hiệu lực pháp luật.
Thứ tw, di chúc tồn tại không cần sự chấp nhận của người thụ hưởng Khác với hợp đồng chỉ tồn tại khi có sự thống nhất ý chí của hai bên, di chúc có thé tồn tại trên cơ sở ý chí của một chủ thé Trong nhiều trường hợp người được chỉ định trong di chúc biết di chúc và chấp nhận di chúc ở thời điểm người lập di chúc còn sống nhưng việc người thụ hưởng biết, chấp nhận di chúc không quyết định sự tồn tại của di chúc Di chúc có thé ton tại khi người thụ hưởng không biết di chúc trước khi người lập di chúc chết và ngay cả khi người thụ hưởng từ chối sau khi biết di chúc thì di chúc vẫn tồn tại (nhưng không có giá trị) Chính những điều này cho phép khang định di chúc là hành vi pháp ly đơn phương nhằm chuyền tài sản cho người thụ hưởng theo ý chí của người lập di chúc mà không cần sự chấp thuận của người thụ hưởng."
1.1.3 Hình thức của di chúc
Hình thức của di chúc là một yếu tô pháp lý quan trọng của di chúc, có quan hệ biện chứng với bản chất nội dung, giá trị hiệu lực và là phương tiện dé diễn đạt ý chí của người lập di chúc, cũng như dé chứng minh sự tồn tai của di chúc Người ta sẽ không biết đến sự tồn tại của di chúc, nếu nó không được thể hiện dưới một hình
thức xác định Với ý nghĩa đó, hình thức của di chúc được thừa nhận và quy định
trong pháp luật của hầu hết các quốc gia Theo đó, hình thức của di chúc là sự thé
hiện ý chí của người lập di chúc, chứa đựng nội dung mà người lập di chúc đã xác
định, đồng thời minh chứng cho sự tồn tại của di chúc.
3 Đỗ Văn Đại (2013), Luật thừa kế Việt Nam — Bản án và bình luận bản án, NXB Chính trị
quôc gia, Hà Nội, tr.291.
Trang 17Hình thức cua di chúc được quy định tại Điều 62 BLDS 2015 theo đó: “Di chúc phải được lập thành văn bản, nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thé di chúc miệng ”.
Mặc dù đều là phương tiện thé hiện ý chí của chủ thé tham gia giao dịch, tuy
nhiên do di chúc là một loại giao dịch dân sự đặc biệt nên hình thức của di chúccũng có những đặc trưng riêng so với hình thức của các giao dịch dân sự khác Cụ
Thư nhất, nêu như các giao dịch dân sự khác có thể được lập dưới hình thức bằng lời nói, van bản hay hành vi cụ thể, thậm chí có thể được lập dưới dạng các dữ liệu thông điệp điện tử thì di chúc chi có thé được lập băng một trong hai hình thức là di chúc bằng miệng và di chúc bằng văn bản Như vậy, di chúc không thể được lập bằng các hình thức khác ngoài 2 hình thức trên Theo nguyên tắc chung, di chúc chỉ được lập dưới hình thức băng văn bản, di chúc miệng là hình thức ngoại lệ, chỉ được áp dụng khi không thể lập di chúc băng văn bản do tại thời điểm lập di chúc, người lập di chúc bị cái chết đe dọa.
Thứ hai, so với hình thức của giao dịch dân sự khác, hình thức của di chúc
được quy định chặt chẽ hơn Hình thức di chúc băng văn bản có 03 loại là: di chúc băng văn bản do người lập di chúc tự tay viết (di chúc bằng văn bản không có người làm chứng); di chúc bằng văn bản do người lập di chúc tự tay đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy hộ (di chúc bằng văn bản có người làm chứng), di chúc bằng văn bản do công chứng viên, người có thâm quyền của UBND cấp xã ghi chép lại (đi chúc bằng văn bản có công chứng, chứng thực) (và các hình thức có giá trị như di chúc có công chứng, chứng thực) Đối với mỗi loại di chúc bằng văn ban, pháp luật lại quy định những điều kiện và trình tự lập tương tứng, người lập di chúc phải tuân theo đúng thê thức, trình tự mà pháp luật đã quy định tương ứng với từng
loại di chúc.
1.1.4 Nội dung của di chúc
Ngoài việc đáp ứng các yêu cầu về hình thức, di chúc phải chứa đựng được
những nội dung cơ bản theo quy định của pháp luật Nội dung của di chúc được quy
định tại Điều 656 BLDS 1995, Điều 653 BLDS 2005 và hiện nay là Điều 631 BLDS 2015, theo đó, một ban di chúc phải gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Di chúc phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập di chúc:
Trang 18Đây là một vấn đề đơn giản nhưng lại rất quan trọng về mặt nội dung, có ý nghĩa thiết thực trong việc xác định tính hiệu lực của di chúc, thông qua ngày, tháng, năm lập di chúc sẽ xác định được tại thời điểm đó người lập di chúc có đáp ứng được yêu cầu về năng lực hành vi dân sự, có minh man, sáng suốt hay không? Hơn nữa, trường hợp người lập di chúc để lại nhiều bản di chúc thì ngày, tháng, năm trong di chúc sẽ cho phép xác định di chúc nào là di chúc thé hiện ý nguyện sau cùng của người đó và xác định bản di chúc nào có hiệu lực để người thừa kế căn cứ vào đó khai nhận di sản Bên cạnh đó, thời gian lập di chúc còn là căn cứ để xác
định di chúc đó có bị coi là vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành vào thời
điểm mà di chúc được lập hay không.
- Di chúc phải ghi rõ họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc:
Di chúc là ý chí của chủ thể duy nhất là người lập di chúc trong một giao dịch dân sự đơn phương nên trong di chúc cần phải xác định rõ họ, tên của người có ý chí đó Mặt khác, địa điểm mở thừa kế, nơi đăng ký từ chối nhận di sản, thâm quyền giải quyết của Tòa án khi có tranh cha đều được xác định thông qua nơi cư
trú của người lâp di chúc Vì vậy, trong di chúc phải xác định rõ nơi cư trú củangười lập di chúc là một việc hêt sức cân thiệt.
- Di chúc phải nêu rõ họ, tên người, cơ quan, tô chức được hưởng di sản;
Nếu người thừa kế theo pháp luật luôn 6n định trong một phạm vi đã xác định vì đó là những người cụ thể có một trong ba mối quan hệ về hôn nhân, nuôi dưỡng, huyết thông với người để lại thừa kế thì phạm vi những người thừa kế theo
di chúc không thẻ xác định được vì họ là người được xác định theo ý chí của người
lập di chúc Người thừa kế theo di chúc có thé là một cá nhân bat kỳ có thé nằm trong diện những người thừa kế theo pháp luật nhưng cũng có thé nằm ngoài diện đó, có thé là cơ quan, tổ chức bat kỳ Vì vậy, khi định đoạt tài sản của mình, người lập di chúc định cho ai, tổ chức nào hưởng di sản của mình sau khi chết thì phải được xác định rõ trong di chúc, néu không xác định được người được hưởng gi sản thì không có căn cứ dé thi hành bản di chúc đó Đối với trường hợp trong di chúc không xác định rõ họ, tên của người mà người lập di chúc muốn dé lai di sản nhưng thông qua các yếu tố khác có thé xác định được người đó là ai thì họ vẫn là người được hưởng di sản theo di chúc, ví dụ ông A dé lại di chúc dé lại thừa kế cho cháu
Trang 19nội là con của B mặc dù lúc lập di chúc thì con của B chưa được sinh ra, chưa có họtên.
- Di chúc phải ghi rõ di sản và nơi có di sản:
Người lập di chúc chỉ được định đoạt những tai sản thuộc sở hữu của mình
cho những người thừa kế Hay nói cách khác, di sản thừa kế chỉ là những tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết Vì vậy, việc ghi rõ di sản trong di chúc nhăm qua đó để xác định người lập di chúc có những tài sản gì, những tài sản đó được phân định như thế nào Ngoài việc ghi rõ di sản, người lập di chúc cần xác định rõ trong di chúc về nơi có di sản dé sau khi mình chết, những người thừa kế dựa vào đó dé dàng xác định được địa điểm tổn tại của di sản Hơn nữa, trong những trường hợp không thê xác định được nơi cư trú thì việc ghi rõ nơi có di sản là cơ sở dé việc xác định địa điểm mở thừa kế được dé dàng.
Ngoài các nội dung chủ yêu nêu trên, di chúc có thê có các nội dung khácnhư việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ, lời căn dặncon cháu
Bên cạnh đó, pháp luật quy định di chúc không được viết tắt hoặc viết băng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc để đề phòng người khác thêm, bớt số trang, giả mạo hoặc thay thế từng trang của di chúc.Trường hợp di chúc có sự tây xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tây xóa, sửa chữa Để di chúc của mình được cụ thé rõ ràng, tránh được sự tranh cãi giữa những người thừa kế về sau này, người lập di chúc không nên dùng ký hiệu hoặc dùng chữ viết tắt để biểu đạt ý chí của mình Trong trường hợp người để lại di sản lập di chúc tại Công chứng nhà nước hoặc UBND xã, phường, thị trấn thì hướng dẫn cho người lập di chúc không viết tắt, viết bằng ký hiệu là công việc cần phải làm của người có thâm quyền chứng nhận, chứng thực di
Như vậy, thì di chúc do người lập di chúc tự viết, nhờ người làm chứng hay công chứng hoặc chứng thực thì đều phải đáp ứng các yêu cầu về nội dung của di chúc theo quy định của BLDS để đảm bảo cho di chúc đó hợp pháp và được công
nhận.
Trang 201.2 Khái niệm công chứng, chứng thực và hoạt động công chứng,chứng thực di chúc
1.2.1.Khái niệm công chứng, chứng thực
Ở Việt Nam, quá trình phát triển của hoạt động chứng thực luôn gắn liền với quá trình phát triển của hoạt động công chứng Trong một thời gian dài, hai hoạt động này luôn được điều chỉnh chung trong cùng một văn bản quy phạm pháp luật.
Chế định về công chứng ở Việt Nam đã có quá trình hình thành và phát triển gan 30 năm và liên tục đã có những bước đổi mới dé theo kịp sự phát triển của nền kinh tế thị trường Ở Việt Nam có rất nhiều quan niệm khác nhau về công chứng Hiểu một cách đơn giản nhất, công chứng chính là việc công quyền đứng ra làm chứng Nói cách khác, thay vì để cá nhân tự đứng ra làm chứng cho nhau trong các giao dịch dân sự, kinh té, thương mai thi Nha nước, bang việc dao tạo, bổ nhiệm đã trao cho một số cá nhân (hoặc tổ chức) nhất định một phần quyền năng dé những người này thay mặt Nhà nước, đứng ra làm chứng (hoặc chứng kiến) các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại đó Quan điểm trên đã được học giả Đào Duy Anh thé hiện khi đưa ra định nghĩa như sau về công chứng “Công chứng có nghĩa là lấy
quyên công ra mà làm chứng ”
Theo Nghị định số 45/HDBT ngày 27/02/1991 của Hội đồng bộ trưởng về tổ
chức và hoạt động của công chứng Nhà nước, công chứng nhà nước được xác địnhnhư sau:
Công chứng nhà nước là việc chứng nhận tính xác thực của các hợp đồng và giấy tờ theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của công dân và cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tô chức xã hội (sau đây gọi chung là các tô chức) góp phan phòng ngừa vi phạm pháp luật, tang cường pháp chế xã hội chủ nghĩa Các hợp đông và giấy tờ đã được công chứng có giá trị chứng cứ (Điều 1).
Đến Nghị định số 31/CP ngày 19/05/1996 của Chính phủ về tô chức và hoạt
động công chứng nhà nước, công chứng nhà nước được xác định:
Công chứng là việc chứng nhận tinh xác thực của các hợp dong và giấy tờ theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của công
* Tuấn Đạo Thanh (2012), Pháp luật công chứng — Những vấn đề lý luận và thực tiễn,
Nhà xuất bản Tư Pháp, Hà Nội, tr.7.
Trang 21dân và cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội (sau đây gọi chung là các tổ chức) góp phan phòng ngừa vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa (Điều 1).
Chỉ đến khi Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về
công chứng, chứng thực ra đời, khái niệm công chứng mới được tách bạch với kháiniệm chứng thực Khái niệm công chứng ở Nghị định này đã được xác định khoa
học hơn, tiệm cận gần hơn với quan niệm chung của thế giới về công chứng Theo
Nghị định này: “Công chứng là việc Phòng Công chứng chứng nhận tính xác thực
của hợp đồng được giao kết hoặc giao dịch khác được xác lập trong quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại và quan hệ xã hội khác (sau đây gọi là hop dong, giao dich) và thực hiện các việc khác theo quy định của Nghị định nay” (Khoản 1 Điều 2).
Cùng với việc xác định khái niệm công chứng như trên, Nghị định
75/2000/NĐ-CP đã xác định khái niệm chứng thực là “Chứng thực là việc Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã xác nhận sao y giấy tờ, hợp đông, giao dịch và chữ kỷ của ca nhân trong các giấy tờ phục vụ cho việc thực hiện các giao dich của họ theo quy định của Nghị định này” (khoản 2 điều 2) Việc tách biệt công chứng và chứng thực như vậy vừa đáp ứng được yêu cầu về cải cách hành chính, vừa tạo điều kiện dé chuyền tô chức công chứng sang chế độ dịch vụ công.
Tiếp đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/05/2007 về cấp bản sao từ số gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, đã chính thức khăng định hoạt động chứng thực là hoạt động độc lập, thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nước (Phòng Tư pháp cấp huyện, UBND cấp xã) Tuy nhiên các quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịch trong đó
có chứng thực di chúc thì vẫn áp dụng theo quy định tại Nghị định 75/2000/NĐ-CP.
Thực hiện chủ trương tách bạch hoạt động công chứng và hoạt động chứng
thực theo Nghị quyết số 49/NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; nhăm tạo điều kiện cho công tác công chứng, chứng thực ở Việt Nam phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, phục vụ tốt hơn nhu cầu của cá nhân, tổ chức, ngày 29/11/2006, Quốc hội đã thông qua Luật Công chứng Luật công chứng 2006 ra đời đã đánh dấu sự thay đổi lớn trong quan điểm về hoạt động công chứng ở nước ta Tại Điều 2 Luật công chứng 2006, Luật công chứng đầu tiên của nước ta, các nhà làm luật đã đưa ra khái niệm về công chứng,
theo đó: “Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thục, tính hợp
pháp của hợp đông, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp dong, giao dịch) bằng văn
Trang 22bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tô chức tự nguyện yêu câu công ching”.
Qua 8 năm triển khai thực hiện, Luật công chứng 2006 đã đạt được kết quả đáng khích lệ, góp phần tích cực vào việc thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt
động công chứng, thực hiện cải cách hành chính và cải cách tư pháp Tuy nhiên,
trong quá trình triển khai thực hiện cho thấy một số quy định của Luật và xác văn bản hướng dẫn thi hành đã bất cập, không còn phù hợp với tình hình thực tiễn Ngày 20/06/2014, Quốc hội đã ban hành Luật công chứng số 53/2014/QH13 có hiệu lực ké từ ngày 01/01/2015 thay thế cho Luật Công chứng 2006 Trên cơ sở
những bat cap can phải hoàn thiện của luật cũ, Luật Công chứng 2014 đã có những
quy định mới thể hiện quan điểm đổi mới của Nhà nước ta về hoạt động công chứng Khái niệm công chứng lại tiếp tục được thay đổi khi Luật công chứng 2014 được ban hành, khoản 1 Điều 2 quy định:
Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dich) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tu nguyện yêu cau cong chứng.
Ngày 16/02/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 23/2015/NĐ-CP về cấp ban sao từ số gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch thay thế Nghị định số 79/2007/NĐ-CP, quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịch của Nghị định số 75/2000/NĐ-CP và một số văn bản pháp luật khác Sự ra đời của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP đã phân biệt rõ rệt sự khác biệt giữa công chứng và chứng thực hợp đồng, giao dịch Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định rõ các loại hình chứng thực gồm chứng thực bản sao từ bản chính, chứng
thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, theo đó:
2 “Chứng thực bản sao từ bản chỉnh” là việc cơ quan, tô chức có thẩm quyên theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính dé chứng thực bản sao
là dung với bản chỉnh.
3 “Chứng thực chữ ký” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyên theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của
người yêu cau chứng thực.
Trang 234 “Chứng thực hợp đông, giao dịch” là việc cơ quan có thẩm quyên theo quy định tại Nghị định này chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chi tự nguyện, chữ kỷ hoặc dau điểm chi của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch (Điều 2).
Căn cứ vào các nội dung trên, có thể đưa ra khái niệm về công chứng, chứng thực di chúc cụ thé như sau: “Công chứng di chúc là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của di chúc bằng văn bản khi người lập di chúc tự nguyện yêu cẩu công chứng hoặc theo quy
định của pháp luật phải công chứng”, trong khi “Chứng thực di chúc là việc cơ
quan có thẩm quyên chứng thực về thời gian, địa điểm lập di chúc, năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc ”.
1.2.2 Hoạt động công chứng, chứng thực di chúc
Xuất phát từ các khái niệm về công chứng, chứng thực di chúc thì về bản chất công chứng hay chứng thực di chúc déu là sự chứng nhận, hay xác nhận tính có
thực của di chúc, người lập di chúc có năng lực hành vi dân sự và đã tự nguyện lập
di chúc Tuy nhiên hai hoạt động này có những điểm khác biệt cơ bản sau đây:
- Thứ nhất, về cơ quan thực hiện: hoạt động công chứng di chúc được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng gồm các Phòng công chứng do
nhà nước thành lập và các Văn phòng công chứng do các cá nhân thành lập; trong
khi hoạt động chứng thực di chúc được thực hiện tai UBND xã, phường, thi tran (gọi chung là UBND cấp xã);
Thứ hai, về người thực hiện: việc công chứng do Công chứng viên thực hiện Công chứng viên là cá nhân đáp ứng được các tiêu chuẩn của pháp luật quy định và được Bộ trưởng Bộ tư pháp bổ nhiệm và cấp phép hành nghề công chứng tại khu vực nhất định Một trong những nhiệm vụ chính của công chứng viên khi hành nghề là bảo đảm tính xác thực, hợp pháp cho các hợp đồng, giao dich dân sự bằng văn bản Trong khi đó, việc chứng thực di chúc do là Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện (khoản 9 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP) Trong khi công chứng viên phải là người có băng cử nhân luật, có thời gian công tác pháp luật từ 5 năm trở lên, tốt nghiệp khoá đào tạo nghề công chứng, đã qua một thời gian tập sự hành nghé công chứng là 12 tháng thì đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã ky chứng thực lại không có quy định nào cụ thể về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ
chứng thực.
Trang 24- Th ba, về trách nhiệm của người thực hiện công chứng, chứng
Người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về thời gian, địa điểm lập di chúc; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc, không chịu trách nhiệm về nội dụng của di chúc được chứng thực, trừ trường hợp người thực hiện chứng thực biết rõ ràng là di chúc đó trái pháp luật, người chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp pháp của di chúc lại là người yêu cầu chứng thực theo tinh thần quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định
Trong khi đó, công chứng viên phải chịu trách nhiệm về tính xác thực, hợp pháp của di chúc được công chứng nghĩa là chịu trách nhiệm về mặt nội dung, về toàn bộ di chúc được công chứng và họ phải chịu trách nhiệm cá nhân cả đời về việc mà họ đã công chứng Trong khi người yêu cầu công chứng phải chịu trách nhiệm cho hành vi cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, sử dụng giấy tờ văn bản giả mạo, sửa chữa, tây xóa còn việc kiểm soát nội dung văn bản có trái pháp
luật, trái đạo đức xã hội hay không là trách nhiệm của công chứng viên.
Như vậy, rõ ràng hoạt động công chứng mang tính pháp lý cao hơn.Nhiệm vụ của công chứng viên là phải chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của
di chúc Xác thực là tính từ chỉ sự đúng với sự thật Các vấn đề cần xác thực trong văn bản công chứng là: người yêu cầu công chứng, nội dung công chứng, ý định của người yêu cầu công chứng Xác thực về người yêu cầu công chứng là yêu cầu quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp tới xác thực nói chung của hoạt động công chứng.
Khi đã nhận dạng đúng được người lập di chúc, công chứng viên còn phải xác định,
kiểm tra trạng thái tâm lý, khả năng nhận thức của họ Công chứng viên yêu cầu
người lập di chúc tự đọc dự thảo văn bản công chứng, hay đọc và giải thích cho
người lập di chúc nghe, hiểu về quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan của mình, những hậu quả pháp lý mà họ có thể phải gặp phải nếu như có những vi phạm pháp
luật Công chứng viên phải xác định được người lập di chúc đã ở trong trạng thái
tinh than minh man, không bị bất cứ sự ép buộc nao và ý thức, hiểu được những việc làm của mình Bang nghiệp vụ của mình, công chứng viên phải kiểm tra tính xác thực về ý định xác lập di chúc, xác định nội dung di chúc đã đúng với ý chí,
nguyện vọng của người lập di chúc hay chưa Song song với tính xác thực thì côngchứng viên còn phải đảm bảo tính hợp pháp của văn bản công chứng Văn bản công
chứng luôn phải thỏa mãn đồng thời cả hai tính chất xác thực và hợp pháp Một
Trang 25giao dịch dân sự được coi là hợp pháp phải đáp ứng trọn vẹn hai yếu tố: hợp pháp về hình thức và hợp pháp về nội dung Về hình thức, phải xét tới tính hợp pháp của giấy tờ, tài liệu mà người yêu cầu công chứng cần cung cấp khi lập di chúc, đó phải là giấy tờ thật, do cơ quan nhà nước có thấm quyền ban hành, không rách nát, còn
giá trị sử dụng Bên cạnh đó, hình thức của di chúc phải tuân theo quy định của
pháp luật Khi đã đảm bảo được tính hợp pháp về mặt hình thức của di chúc cần công chứng, công chứng viên cần phải xem xét tới tính hợp pháp về nội dung của di chúc đó Để đảm bảo nội dung trong di chúc là hợp pháp, công chứng viên phải rà soát từng nội dung cụ thể trong di chúc, xem xét, đánh giá nội dung di chúc thể hiện trong đó đã đúng với quy định pháp luật hay chưa, có điều nào vi phạm điều cắm
của pháp luật, trái đạo đức xã hội hay không Trong trường hợp công chứng viên
xem xét thấy có mục đích và nội dung vi phạm các điều cắm của pháp luật hay trái đạo đức xã hội thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng Trường hợp di chúc có những điểm chưa hop lý, chưa phù hợp với quy đinh của pháp luật thì công chứng viên có thé tư vấn, giải thích cho người lập di chúc dé chỉnh sửa lại nội dung Nhiệm vụ của công chứng viên là vẫn giữ được nguyên tắc tôn trọng ý chí của
người lập di chúc nhưng có nhiệm vụ hướng người lập di chúc tới những nội dungphù hợp với các quy định của pháp luật cũng như đạo đức xã hội Trong khi đó,
khía cạnh này không được đề cập đối với người có thâm quyền chứng thực di chúc - Thứ tu, về giá trị pháp ly của di chúc có công chứng và di chúc có
chứng thực.
Xuất phat từ quy định của pháp luật về giá trị pháp ly của văn ban
công chứng và giá tri của văn bản chứng thực, theo đó, gia trị pháp lý của văn bản
công chứng là “có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hop bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyên yêu cau Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác ” đồng thời văn bản công chứng “có giá trị chứng cứ, những tình tiết, sự kiện trong hợp dong, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu "(Điều 5 Luật
công chứng 2014).
Trong khi đó văn ban chứng thực “có giá tri chứng cứ chứng minh vê thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp dong, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chi tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao
địch ” (Khoản 4 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP).
Trang 26Như vậy, văn bản có công chứng và văn bản có chứng thực đều có
giá trị thi hành với các bên liên quan, các bên đương sự phải thực hiện những nghĩa
vụ của mình cũng như có quyền được hưởng những quyền và lợi ích mà bên kia đưa
lại do việc thực hiện các nghĩa vụ của họ đã được ghi nhận trong văn bản côngchứng, chứng thực, trường hợp một trong hai bên không thực hiện nghĩa vụ của
mình thì văn bản công chứng, chứng thực sẽ là căn cứ bảo vệ quyên và lợi ích của
hai bên và là căn cứ khởi kiện Văn bản công chứng, chứng thực còn có giá trị thi
hành đối với bên thứ ba.
Tuy nhiên, nếu như di chúc bằng văn bản được công chứng có giá trị chứng cứ và các tình tiết, sự kiện trong di chúc đó có giá trị không phải chứng minh thì di chúc bằng văn bản được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh chỉ đối với một số nội dung về thời gian, địa điểm, năng lực hành vi, ý chi tự nguyện va việc ký tên, điểm chỉ, còn các tình tiết khác trong di chúc được chứng thực thì vẫn
phải chứng minh theo thủ tục thông thường mà không mặc nhiên được coi là tình
tiết không phải chứng minh như di chúc bằng văn bản được công chứng Điều này, xuất phát từ đặc thù của hoạt động công chứng là được thực hiện bởi công chứng viên — người đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của pháp luật và hoạt động chuyên trách không kiêm nhiệm, về cơ bản thì trình độ hiểu biết pháp luật của công chứng viên
sẽ được đòi hỏi cao hơn so với người thực hiện thủ tục chứng thực khi họ phải kiêm
nhiệm cả công việc quản lý và điều hành tại UBND Việc xác định giá trị pháp lý của văn bản giúp người lập di chúc có cơ sở để lựa chọn loại hình di chúc phù hợp Với yêu cầu của mình, đồng thời đảm bảo được hiệu lực thi hành của di chúc sau khi người lập di chúc chết.
- Thứ năm, về tinh chất:
Hoạt động chứng thực nói chung và chứng thực di chúc nói riêng là
hoạt động hành chính tư pháp, gắn chặt với vai trò của cơ quan hành chính nhà nước Quan hệ xã hội trong hoạt động chứng thực là quan hệ mang tính chất hành
chính nhà nước.
Trong khi đó, hoạt động công chứng trong đó có công chứng di chúc
là hoạt động bô trợ tư pháp, gắn liền với bảo vệ quyền, lợi ich hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khi tham gia các hợp đồng, giao dịch; đồng thời hỗ trợ, bố sung cho các hoạt động quản lý nhà nước và hoạt động tư pháp nên được xếp vào hoạt động bồ trợ tư pháp.
- Thứ sáu, về trình tự, thủ tục công chứng, chứng thực di chúc.
Trang 27Bén canh viéc tuan thu theo quy dinh cua BLDS 2015 vé trinh tu, thủ tục công chứng, chứng thực di chúc (Điều 635, Điều 636, Điều 639 BLDS 2015) thì việc công chứng di chúc phải tuân thủ theo quy định tại Điều 40, Điều 41, Điều 56 Luật công chứng 2014, thủ tục chứng thực di chúc tuân thủ theo quy định tại Điều 36 Nghị định 23/2015/ĐÐ-CP Trình tự, thủ tục công chứng, chứng thực di chúc sẽ được đề cập cụ thể tại phần sau của luận văn.
Về cơ bản, di chúc băng văn bản do người lập di chúc yêu cầu được công chứng hoặc chứng thực là hình thức di chúc phô biến, hay gặp nhất trong đời sống xã hội hiện nay so với các hình thức di chúc khác Thứ nhất, hiện nay thủ tục
của nó không rườm rà mà đơn giản và nhanh chong; thứ hai, di chúc có công chứnghoặc chứng thực có giá trị pháp lý cao hơn so với các hình thức di chúc khác bởibản thân di chúc đó đã có sự chứng nhận hoặc đã có sự chứng thực của các cơ quan
có thầm quyên, nếu có tranh chấp xảy ra thì hình thức di chúc này là cơ sở pháp ly vững chắc nhất, tin cậy nhất để giải quyết sự việc.
1.2.3 Lược sử quy định của pháp luật về hoạt động công chứng, chứng
thực di chúc.
Có thể nói, đi chúc là một trong những quy định nhận được rất nhiều sự quan
tâm của các nhà làm luật dân sự nói chung hay pháp luật công chứng, chứng thực
nói riêng Minh chứng cho nhận định trên chính là sỐ lượng các điều luật có liên quan đến di chúc tại các văn bản quy phạm pháp luật dân sự cũng như công chứng,
chứng thực được ghi nhận qua từng thời kỳ.1.2.3.1 Giai đoạn trước năm 1945
Trong Hoàng Việt Luật lệ, van đề thừa kế được quy định tại Quyền 6- Hộ luật nhưng không có các điều luật liên quan đến chúc thư hay di chúc Dưới thời Pháp thuộc, nước ta bị chia cắt thành các vùng lãnh thé có chế độ chính trị khác nhau, Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp, Bắc Kỳ và Trung Kỳ là đất bảo hộ, ba thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng là nhượng địa của Pháp Tương ứng với các chế độ chính trị khác nhau là hệ thống tổ chức tư pháp khác nhau và các bộ luật riêng biệt cũng được ban hành Theo đó, van đề thừa kế ở ba kỳ được quy định trong các văn bản pháp luật khác nhau Ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ vấn đề thừa kế được quy định lần lượt trong Bộ Dân luật Bắc Kỳ được ban hành năm 1931 với nhan đề chính thức là Bộ Dân luật được thi hành tại các Tòa Nam án Bắc Kỳ và Bộ Dân luật
Trung Kỳ được ban hành vào năm 1936 có tên gọi là Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật.
Chế định thừa kế trong Dân luật Bắc kỳ 1931 và Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật
Trang 28tương đối giống nhau Trong hai bộ luật này, phần thừa kế được phân thành những quy định chung, thừa kế có di chúc, thừa kế theo pháp luật và các quy định khác như ky điền, hậu điền Trong đó, di chúc theo quy định của hai bộ luật này phải được lập thành văn bản dưới dạng thủ bút chúc thư hoặc di chúc bằng văn bản do chưởng khé lập (giống như hình thức bang văn ban được lập tại Phòng công chứng ngày nay) hoặc di chúc băng văn bản có thị thực (giống di chúc bang văn bản có chứng thực ngày nay) Cụ thể, điều 315 Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật quy định “Chúc thư phải được lập thành văn bản hoặc do viên quản lý văn khế làm ra hoặc có công chứng thị thực” Tiếp đó Điều 316 Bộ luật này quy định: “Cúc thir có công chứng thị thực thời phải tự người lập chúc thư viết ra, hay đọc ra để người khác viết hộ cho tại trước mặt Lý trưởng noi trú quản người lập chúc thư ấy, néu ở xa không về trú quán được thời chúc thư ấy sẽ làm tại trước mặt Lý trưởng nơi hiện ở của người lập chúc thư ấy.
Theo các án lệ của Tòa án ở Nam Kỳ thời bấy giờ thừa nhận ba hình thức của di chúc, cụ thể theo tác giả Nguyễn Thanh Khiết viết trong Luật tòa án, Cuốn thứ nhất, Nhà in Thạch Thị Mau, Sài Gòn thì: “Có ba cách làm tờ chúc ngôn:
1-Làm tờ chúc ngôn trước mặt hương thân, xã trưởng; đương thời bây giờ người
Annam có phép đến trước mặt no-te (notaire) làm tờ chúc ngôn 2- Có một cách thứ nhì, nghĩa là người Annam muốn làm tờ chúc ngôn phải thân hành viết tờ chúc ngôn ấy và ký tên, khỏi cần di tới trước mặt làng hay no-te.3- Cách thứ ba, người làm tờ chúc ngôn không cân viết tờ chúc ngôn, nhưng van phải ký tên và phải có trưởng tộc và phải có người lãnh phan ăn ký tên ”.
Như vậy, ở Nam Kỳ giai đoạn này, theo án lệ của Tòa án thì di chúc phải
được lập thành văn bản theo một trong ba loại là di chúc băng văn ban do người lập di chúc tự viết; di chúc bang văn bản có công chứng (trước mặt notaire) hoặc chứng thực (trước mặt hương thân, xã trưởng) va di chúc bang văn bản có người làm
1.2.3.2 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1990
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí minh đã ký Sắc lệnh số 47/SL về việc thạm thời áp dụng các luật lệ cũ Theo đó, Bộ Dân luật Bắc
ky ban hành năm 1931, Bộ Hoàng Việt Trung kỳ Hộ luật ban hành năm 1936 và Bộ
Dân luật giản yếu Nam Kỳ năm 1883 vẫn có hiệu lực thi hành.
Sau năm 1954, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, miền Nam bị dé quốc Mỹ và chính quyền tay sai thống trị Do đó, ở hai miền Nam, Bắc của Việt Nam
Trang 29thời gian từ năm 1954 đến năm 1975 về cơ bản có hai hệ thống pháp luật khác nhau Ở miền Bắc thực hiện công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa quá độ lên chủ nghĩa xã hội, do đó cần phải xóa bỏ việc áp dụng pháp luật của chế độ phong kiến thuộc địa Tuy nhiên, Nhà nước không thé ban hành ngay hệ thống pháp luật mới, cho nên Nhà nước giao cho Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn Tòa án nhân dân các cấp
không áp dụng pháp luật cũ mà áp dụng pháp luật của Nhà nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa và đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước để xét xử Tuy nhiên, trong các văn bản hướng dẫn xét xử thì không có quy định cụ thê về hình thức của di chúc nói chung và di chúc bằng văn bản có công chứng, chứng thực nói riêng.
Tại miền Nam Việt Nam, năm 1972, Bộ Dân luật của chế độ Việt Nam Công hòa được ban hành kèm theo Sắc luật số 028/TT-SLU ngày 20/12/1972 của Tổng thống Việt Nam cộng hòa Theo quy định tại Chương thứ nhất, Thiên thứ III, quyền III của Bộ Dân luật 1972 thì di chúc có thé được lập dưới ba hình thức là di chúc tự viết tay (chúc thư tự tả), di chúc có công chứng hoặc chứng thực và di chúc bí mật( điều 573) trong đó chúc thư công chính được quy định tại Điều 575 chúc thư công chính là chúc thư làm trước Chưởng khế hay chúc thư được nhà chức trách có thâm quyền thị thực, thủ tục lập chúc thư trước Chưởng khế (tương đương công chứng viên ngày nay) được quy định tại Điều 576, thủ tục lập chúc thư bằng văn bản có thị thực được quy định tại Điều 577°.
Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, ngày 24/7/1981, tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư số 81/TANDTC hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế, trong đó quy định: di chúc có thé là chúc thư viết hoặc di chúc miệng Di chúc viết phải do người có năng lực hành vi dân sự tự nguyện lập ra, được chính quyên địa phương xác nhận (Mục A phan IV).
Trong các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực công chứng, các nhà làm luật cũng đã dành sự quan tâm thích đáng đối với việc công chứng di chúc Ngay tại một trong những văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên điều chỉnh lĩnh vực
công chứng, trình tự, thủ tục công chứng di chúc đã được các nhà làm luật quy định
một cách tương đối tỉ mi, chi tiết Cụ thé, tại Thông tư 574/QLTPK ngày
10/10/1987 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công chứng Nhà nước, các nhà làm luật đã
dé cập tới thâm quyền “Ching nhận di chúc va văn bản thỏa thuận phân chia tài sản thừa kế” (điểm 5 phan I) Thêm vào đó, mục 5 phần II Thông tư số
” http://nguyenvantienlds.blogspot.com/201 1/08/bo-dan-luat-1972-q3.html.
Trang 30858/QLTPK ngày 15/10/1987 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện các việc công
chứng đã quy định trình tự, thủ tục chứng nhận di chúc như sau:
Công chứng viên cân thực hiện các việc làm sau đây:
- Kiểm tra năng lực hành vi và năng lực pháp lý của người viết di chúc; Theo pháp luật hiện hành, di chúc phải do chính người có tài san muốn dé lại thừa kế làm, công chứng viên không chứng nhận di chúc thông qua ủy quyên.
Công chứng viên cân giải thích cho đương sự hiểu ý nghĩa bản di chúc, quy định của pháp luật về hình thức và nội dung của di chúc.
- Xác định ý chí của người viết di chúc Di chúc hợp pháp phải là di chúc
theo đúng nguyện vọng của đương sự Do vậy, công chứng viên phải tim
hiểu xem đương sự có tự thực hiện nguyện vọng của minh hay do sức ép
của ai hoặc vì lý do khác Công chứng viên phải giải thích cho đương sự
hiểu quyên và nghĩa vụ của mình trong việc lập di chúc, yêu cau đương sự
trình bày rõ ràng nguyện vọng cua mình trong di chúc.
- Kiểm tra nội dung của di chúc
Công chứng viên phải giúp đương sự viết di chúc theo đúng nguyện vọng
của mình và phù hợp với pháp luật hiện hành Trong khi chứng nhận di
chúc, công chứng viên không yêu câu đương sự phải xuất trình giấy tờ xác nhận tài sản dé lại thừa kế là của mình Nhưng công chứng viên phải giải thích cho đương sự hiểu nếu tài sản không phải là sở hữu của đương sự thì khi mở thừa kế người được đương sự cho hưởng tài sản theo di chúc sẽ
không được nhận tài san do.
Trước khi mở thừa kế, công chứng viên không được tiết lộ nội dung của di chúc cho bat kỳ người nào biết đương sự đã làm di chúc, không cho phép bắt kỳ ai tham dự vào việc lập di chúc của đương sự (trie trường hợp có
nguyện vọng chính dang của đương su).
Trước khi mở thừa kế đương sự có quyên sửa đổi di chúc của mình Do vậy,
công chứng viên phải giúp đương sự thực hiện nguyện vọng đó theo đúngquy định của pháp luật.
- Ky di chúc.
Đương sự phải trực tiếp ký di chúc trước sự lam chứng của công chứng viên Trường hợp đương sự không tự ký được thì có thể lấy dấu vân tay (điểm chỉ).
Trang 31Sau khi đương sự kỷ hay điểm chỉ, công chứng viên chứng nhận công chứng theo mẫu số 5 (kèm theo văn bản nay)”.
Từ nội dung trên, có thé thay trong giai đoạn này, trình tự công chứng di chúc có một số nét đặc trưng sau:
- Công chứng viên phải kiểm tra năng lực hành vi và năng lực pháp lý của cá nhân người trực tiếp đứng ra lập di chúc Không được chứng nhận di chúc thông
qua người đại diện.
- Trong di chúc phải có nội dung định đoạt tai sản nhưng người lập di chúc
không nhất thiết phải xuất trình giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản đó.
- Dường như tôn trọng ý chí chủ quan của người lập di chúc trên cơ sở quy
định hiện hành của pháp luật là yêu cầu quan trọng nhất khi chứng nhận di chúc - Một số quyền và nghĩa vụ của công chứng viên và người lập di chúc cũng đã được chính thức ghi nhận như: nghĩa vụ giữ bí mật nội dung di chúc, quyền sửa đổi nội dung di chúc, công chứng viên phải tận mắt chứng kiến người lập di chúc ky
tên hoặc điểm chỉ vào bản đi chúc `
Trong khi đó, pháp luật về chứng thực dường như lại không có một quy định nào cụ thể, rõ ràng về việc chứng thực hợp đồng giao dịch, trong đó có chứng thực
di chúc.
1.2.3.3 Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2005
Pháp lệnh thừa kế được Hội đồng nhà nước ban hành ngày 30/08/1990, có hiệu lực thi hành kế từ ngày 10/09/1990 đã bước đầu quy định những van dé cơ ban về thừa kế, trong đó có thừa kế theo di chúc Theo Pháp lệnh thì có hai hình thức di chúc là đi chúc miệng và di chúc bang văn bản, trong đó di chúc bằng văn bản gồm di chúc bằng văn ban do người lập di chúc tự tay viết (Điều 1), di chúc bang văn bản có công chứng hoặc chứng thực (Điều 14, Điều 15) hoặc có giá trị như di chúc được chứng thực (Điều 16) Với Pháp lệnh này, các quy định về di chúc nói chung hay trình tự thủ tục công chứng, chứng thực di chúc nói riêng vẫn tiếp tục được hoàn thiện Điều 14 Pháp lệnh trên quy định về Di chúc viết được cơ quan công
chứng hoặc UBND chứng thực, theo đó:
1 Người lập di chúc có thể yêu cầu cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị tran chứng thực bản di chúc.
° Tuan Dao Thanh (2014) -Mội số vấn dé can lưu ý khi công chứng các văn bản liên quan
tới chế định thừa kế, NXB Tư pháp, Hà Nội, tr 203.
Trang 322.Người lập di chúc có thé tự viết hoặc nhờ người khác viết bản di chúc, nhưng người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ trước mặt người có trách
nhiệm chứng thực của cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhán dân xã,
phường, thị trấn.
3 Trong trường hợp người lập di chúc không đọc bản di chúc được, không
ký hoặc điểm chỉ được, thì phải nhờ người chứng kiến Người chứng kiến
đọc bản di chúc cho người lập di chúc nghe và ký vào ban di chúc trướcmặt người có trách nhiệm chứng thực cua cơ quan công chứng hoặc Uy
ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
4 Người có trách nhiệm cua cơ quan công chứng hoặc Uy ban nhân dân
chứng thực vào bản di chúc trước mặt người lập di chúc, người chứng kiến Như vậy, theo nội dung điều luật trên, có thể thấy dường như người ta chỉ có thé lập di chúc dưới dạng viết tay (có thé do chính người dé lại di chúc hoặc do người thứ ba viết) chứ không được lập di chúc dưới các hình thức khác như đánh máy, đánh máy vi tính Bên cạnh đó vai trò của người chứng kiến cũng như tình huống cụ thê yêu cầu sự hiện diện của người chứng kiến trong quá trình chứng nhận di chúc cũng như đã được quy định cụ thê.
Tiếp đó, Nghị định số 45/HĐBT ngày 27/02/1991 của Hội đồng bộ trưởng về tổ chức và hoạt động của công chứng Nhà nước đã quy định về chứng nhận di chúc tại duy nhất một điều luật là Điều 24, theo đó: “Công chứng viên chứng nhận di chúc của công dân do chính họ yêu cau, không chứng nhận di chúc thông qua người đại diện Trường hợp người lập di chúc yêu cẩu hủy bỏ hoặc thay đổi một phần hay toàn bộ di chúc bằng di chúc mới thì cũng thực hiện công chứng” Quy định kế trên chỉ dừng lại ở mức độ tái khang định những nguyên tắc cơ bản khi công chứng di chúc đã được định hình từ trước đó Về phía pháp luật nội dung, tại thời điểm đó các quy định của Pháp luật Thừa kế năm 1990 vẫn luôn phải được tuân thủ Điểm đáng chú ý nhất là toàn văn nội dung Điều 24 Nghị định số 45-HĐBT như đã trích dẫn trên hầu như được chuyên hóa thành những quy định mang tính nguyên tắc, định hình cho việc chứng nhận di chúc của công chứng viên trong các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực công chứng từng giai đoạn sau đó.
Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa IX nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua BLDS 1995 — BLDS sự đầu tiên của nước ta, tạo cơ sở pháp lý trong việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật dân sự Chế định thừa kế được quy định tại Phần thứ tư từ điều 634 đến Điều 689) trong đó quy định di chúc gồm di chúc
Trang 33miệng và di chúc bằng văn bản, trong đó quy định về di chúc bằng văn bản có
chứng nhận của Công chứng Nhà nước hoặc chứng thực của UBND xã, phường, thị
tran (Điều 660), di chúc băng văn bản được lập tại Công chứng nhà nước hoặc UBND xã, phường, thị tran (Điều 661), di chúc băng văn bản do Công chứng viên lập tại chỗ ở (Điều 664).
Đến khi Nghị định số 31-CP của Chính phủ ngày 18/05/1996 ra đời thay thế cho Nghị định số 45-HĐBT, các quy định liên quan đến việc công chứng di chúc lại có một số thay đối nhất định Điều 28 Nghị định số 31-CP khang định:
Công chứng viên chứng nhận di chúc của công dân do chính họ yéu cầu,
không chứng nhận di chúc thông qua đại diện.
Người lập di chúc tuyên bô nội dung của di chúc trước công chứng viên.
Công chứng viên phải ghỉ chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên
bố Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình.
Công chứng viên kỷ vào bản di chúc.
Người lập di chúc có thể yêu cau công chứng viên tới chỗ ở của mình dé lập di chúc Việc công chứng viên lập di chúc tại chỗ ở của người lập di chúc phải có ít nhất hai người làm chứng.
Trong trường hợp người lập di chúc yêu câu sửa đối, bồ sung, thay thé, hủy bỏ một phần hay toàn bộ di chúc đã được công chứng, thì thực hiện công
chứng lại.
Như vậy, trong giai đoạn kê trên, việc chứng nhận di chúc trong giai đoạn này có một số nét đặc trưng sau: các nội dung cần có của một bản di chúc hầu như vẫn được giữ nguyên như quy định trước đây tại Điều 13 Pháp lệnh thừa kế năm 1990; cũng như quy định trước đó, di chúc vẫn phải được viết tay chứ không được lập di chúc dưới các hình thức khác như đánh máy hoặc đánh máy vi tinh Diém khác biệt lớn nhất là lúc này di chúc phải do công chứng viên viết dựa trên ý chí của người dé lại di chúc.
Trước đây, dường như giữa pháp luật dân sự và văn bản quy phạm pháp
luật điều chỉnh lĩnh vực công chứng, chứng thực luôn có một mối quan hệ khăng khít Nói cách khác, khi văn bản quy phạm pháp luật nội dung có sự thay đổi sẽ dan đến sự thay đổi của văn bản quy phạm pháp luật hình thức Tuy nhiên, tới khi Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ra đời, quy luật kế trên đã bị phá vỡ Nói cụ thé hơn, tai thời điểm này, pháp luật dân sự không có bất kỳ một sự thay đổi nào liên quan đến
Trang 34chế định thừa kế nói chung hay di chúc nói riêng nhưng pháp luật về công chứng xoay quanh trình tự, thủ tục công chứng, chứng thực di chúc lại đã có một số chỉnh sửa nhất định Khi ấn định trình tự, thủ tục công chứng, chứng thực di chúc, Điều 50 Nghị định số 75/2000/NĐ-CP nêu rõ:
1 Người lập di chúc phải tự mình yêu câu việc công chứng, chứng thực di
chúc; không công chứng, chứng thực đi chúc thông qua người khác.
2 Trong trường hop tính mang bị cai chết de doa do bệnh tật hoặc nguyên nhân khác mà người lập di chúc không thé đến trụ sở của cơ quan nhà nước có thẩm quyên công chứng, chứng thực, thì việc công chứng, chứng thực di chúc được thực hiện tại chỗ ở hoặc nơi có mặt của người lập di chúc Đối với việc lập di chúc mà tính mạng bị cải chết de doa, thì không nhát thiết phải xuất trình giấy tờ theo quy định tại khoản I Diéu 41 của Nghị định
3 Người thực hiện công chứng, chứng thực phải xác định về trạng thái tinh thân của người lập di chúc.
Nếu nghỉ ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thân hoặc mắc các bệnh khác mà không thé nhận thức va làm chủ được hành vi của mình hoặc xét thấy việc lập đi chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép, thì người
thực hiện công chứng, chứng thực không công chứng, chứng thực đi chúcdo.
4.Việc công chứng, chứng thực di chúc liên quan đến bat động sản có thé được thực hiện tại bất kỳ cơ quan nhà nước có thẩm quyên công chứng,
chứng thực nào.
5 Việc sửa đổi, bồ sung, thay thé, huỷ bỏ một phan hoặc toàn bộ di chúc có thé được công chứng, chứng thực tại bất kỳ cơ quan nhà nước có thẩm quyên công chứng, chứng thực nào ”
Như vậy, từ nội dung những điều luật có liên quan, chúng ta thấy trong giai đoạn ké trên, trình tự, thủ tục công chứng, chứng thực di chúc có một số điểm đáng chú ý sau: Nhìn một cách tong thé, đây chính là sự kế thừa va phát huy một số quy định liên quan đến trình tự, thủ tục công chứng, chứng thực di chúc đã được ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực công chứng, chứng thực trước đó Chúng ta thấy có quy định được tiếp thu gần như nguyên vẹn (như
quy định không chứng nhận di chúc thông qua đại diện) nhưng cũng có những quy
định được tiếp thu trên cơ sở có chọn lọc (như quy định về xuất trình giấy tờ chứng
Trang 35minh quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản được định đoạt trong di chúc) Hình thức của di chúc (như viết tay, đánh máy hoặc đánh máy vi tính ) hoặc vai trò của người làm chứng cho việc lập di chúc không thấy được tiếp tục ghi nhận một cách trực tiếp Tuy nhiên, theo kết quả tìm hiểu thì công chứng viên, người có thâm quyền chứng thực vẫn có thé tim thấy những điều luật gián tiếp điều chỉnh từng van dé ké trên được ghi nhận tại Nghị định số 75/2000/NĐ-CP như điều 8 quy định về người làm chứng hay Điều 58 quy định về chữ viết trong văn bản công chứng, văn bản chứng thực đôi với hợp đồng, giao dich.
1.2.3.4 Giai đoạn từ năm 2006 đến nay.
Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XI nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua BLDS 2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006 đề thay thế cho BLDS 1995, trong đó chế định thừa kế được quy định tại Phần thứ tư từ Điều 631 đến Điều 687 Về cơ bản các quy định về di chúc trong BLDS 2005 đã tiếp thu các quy định trong BLDS 1995, hình thức di chúc gồm di chúc miệng và di chúc băng văn bản, trong đó di chúc băng văn bản có công chứng hoặc chứng thực được quy định tại Điều 657; di chúc bằng văn bản được lập tại cơ quan công chứng hoặc UBND xã, phường, thị tran (Điều 658), di chúc bằng văn ban do Công chứng viên lập tại chỗ ở (Điều 661).
Đến khi Bộ luật dân sự năm 1995 được thay thế băng BLDS 2005, các quy định liên quan đến di chúc nói chung hay trình tự, thủ tục lập và chứng nhận di chúc nói riêng vẫn tiếp tục nhận được sự quan tâm của các nhà làm luật Cụ thể, BLDS 2005 đã dành một điều luật (Điều 658) dé an định thủ tục lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc UBND xã, phường, thị trấn, theo đó:
Việc lập di chúc tai cơ quan công chứng hoặc Uy ban nhân dán xã, phường,
thị tran phải tuân theo thủ tục sau đây:
1 Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyên chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị tran Công chứng viên hoặc người có thẩm quyên chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình Công chứng viên hoặc người có thẩm quyên chứng thực của Uy ban nhân dân xã, phường, thị tran ký vào bản
di chúc;
Trang 362 Trong trường hợp người lập di chúc không doc được hoặc không nghe
được bản di chúc, không kỷ hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người
làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc
người có thẩm quyên chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị tran Công chứng viên, người có thẩm quyên chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị tran chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và
người làm chứng.
Sau khi có sự thay đổi về pháp luật nội dung, đánh dau bằng sự ra đời của BLDS 2005, pháp luật hình thức cũng đã có một số điều chỉnh nhất định, nghị định số 75/2000/NĐ-CP được thay thế bởi Luật Công chứng năm 2006 Theo Luật Công
chứng 2006 thì khi chứng nhận di chúc, công chứng viên không những phải tuân
thủ nội dung Điều 35 quy định về công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn hoặc Điều 36 đề cập tới công chứng hợp đồng, giao dịch do công chứng
viên soạn thảo theo đê nghị của người yêu câu công chứng mà còn không được bỏ
qua Điều 48 xác định trình tự, thủ tục công chứng di chúc Cụ thé, điều 48 Luật
công chứng 2006 ghi rõ:
1 Người lập di chúc phải tự mình yêu câu công chứng di chúc; không ủy quyên cho người khác yêu câu công chứng di chúc.
2 Trường hợp công chứng viên nghỉ ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thân hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập đi chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép thì công chứng viên từ chối công chứng di chúc đó hoặc theo đề nghị của người lập di chúc tiễn hành xác minh hoặc yêu cau giám định.
Trong trường hợp tính mạng người lập di chúc bị đe doa thì người yêu cẩu công chứng không phải xuất trình đây đủ giấy tờ quy định tại khoản 1 Điễu
35 của Luật này nhưng phải ghi rõ trong văn ban công chứng.
3 Di chúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bồ sung, thay thé, huỷ bỏ một phan hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cau bắt kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bồ sung, thay thé
hoặc huy bỏ đó Trong trường hợp di chúc trước đó dang được lưu giữ tai
một tô chức hành nghệ công chứng thì người lập di chúc phải thông bdo cho tô chức hành nghề công chứng đó biết việc sửa đổi, bồ sung, thay thé, hủy bỏ
đi chúc.
Cách thức như vậy được giữ nguyên tại Điều 56 Luật Công chứng 2014.
Trang 37Đến nay, BLDS 2005 đã được thay thế bằng BLDS 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, trong đó, các quy định về thừa kế theo di chúc được quy định tại Chương XXII từ điều 624 đến điều 648, Bộ luật đã có những thay đổi dé đáp ứng được nhu cầu và sự vân động của thực tiễn xã hội, trong đó có quy định về di chúc có công chứng hoặc chứng thực (Điều 635); Thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc UBND cấp xã (Điều 636); Người không được công chứng, chứng thực di chúc (Điều 637); Di chúc do công chứng viên lập tại chỗ ở (Điều 639) Những quy định này về cơ bản tiếp tục kế thừa quy định về công chứng,
chứng thực di chúc trong các văn bản pháp luật trước đó.
Từ những quy định thực định của pháp luật dân sự cũng như pháp luật công
chứng, chứng thực qua từng thời kỳ, chúng ta thấy di chúc luôn là một trong nhiều văn bản thuộc chế định thừa kế nhận được nhiều sự quan tâm nhất của các nhà làm
luật.
Trang 38CHƯƠNG 2.
QUY ĐỊNH CUA PHAP LUẬT HIỆN HANH LIEN QUAN DEN DI CHÚC
BẰNG VĂN BẢN CÓ CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC
2.1 Tham quyền công chứng, chứng thực di chúc
Theo quy định tại BLDS thì thâm quyền công chứng, chứng thực di chúc thuộc về t6 chức hành nghề công chứng và UBND xã, phường, thi tran.
Căn cứ theo Điều 42 Luật công chứng 2014 về phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản thì di chúc thuộc trường hop được công chứng không phụ thuộc vào địa hạt, nghĩa là công chứng viên của bất kỳ tổ chức hành nghề công chứng nào cũng được công chứng di chúc khi có yêu cầu Trong khi đó, Điều 5 của Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về thâm quyên và trách nhiệm chứng thực thi thâm quyền chứng thực di chúc thuộc thâm quyền của UBND xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã) (điểm e khoản 2 Điều 5), đồng thời việc chứng thực di chúc “không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực ” (xem khoản 5 Điều 5), do
vậy, trường hợp người lập di chúc không đăng ký thường trú, tạm trú tại địa phương
mà muốn lập di chúc dé định đoạt tài sản thì UBND cấp xã cũng không được quyền từ chối.
Việc pháp luật mở rộng phạm vi thâm quyền công chứng, chứng thực di chúc là hoàn toàn hợp lý, nhằm tôn trọng tối đa quyền định đoạt của người lập di chúc, bởi không phải lúc nào, người này cũng có điều kiện đến được tổ chức hành nghề công chứng hoặc UBND cấp xã nơi có tài sản hoặc nơi cư trú của mình để lập di
Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải đặc biệt quan tâm đến di chúc bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực Theo quy định thì người yêu cầu công chứng có thé yêu cầu công chứng, hoặc chứng thực di chúc do mình lập, nghĩa là việc công chứng hoặc chứng thực lúc này là không bắt buộc, người lập di chúc có thể hoàn toàn tự do lựa chọn các loại hình di chúc khác dé thể hiện ý chí của mình như di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có người làm chứng Tuy nhiên, có trường hợp mà pháp luật quy định di chúc đó bắt buộc phải công chứng, chứng thực mà không có quyền lựa chọn các loại hình khác, đó là trường hợp “di chúc của người bị hạn chế về thé chất hoặc của người không biết
chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng
thực "(khoản 3 Điều 630 BLDS 2015) và trường hợp di chúc miệng (khoản 5 Điều
Trang 39630 BLDS 2015) Người lập di chúc cần lưu ý những quy định này để đảm bảo di
chúc do mình lập phù hợp với quy định của pháp luật.
2.2 Người không được công chứng, chứng thực di chúc
Việc công chứng do Công chứng viên thực hiện theo quy định của Luật công
chứng, trong khi việc chứng thực di chúc là Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện Tuy nhiên việc công chứng, chứng thực cân phải lưu ý về các trường hợp người không được công chứng, chứng thực di chúc theo quy định tại Điều 637BLDS 2015, cụ thé như sau: “Công chứng viên, người có thẩm quyên của Ủy ban nhân dân cấp xã không được công chứng, chứng thực đối với di chúc nếu thuộc một trong các trường hop sau ddy:1 Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc 2 Người có cha, mẹ, vợ hoặc chong, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật 3 Người có quyên, nghĩa vụ về tài sản liên
quan tới nội dung di chúc ”
Bên cạnh các trường hợp được liệt kê theo điều 637 nêu trên thì riêng đối với
công chứng viên khi thực hiện công chứng còn phải đảm bảo tuân thủ theo quy định
của Luật công chứng trong đó hành vi công chứng hợp đồng, giao dịch cho các đối tượng bị nghiêm cắm gồm các hợp đồng, giao dịch “có lién quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chong; cha me đẻ, cha me nudi; cha me đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chong; con dé, con nuoi, con dấu, con rể, ông, ba; anh chị em ruột, anh chị em ruột cua vợ hoặc chong; chau la con của con đẻ, con nuôi” (điểm c khoản 1 Điều 7 Luật công chứng 2014) Trong khi người thực hiện chứng thực có nghĩa vụ “Không được chứng thực hợp đông, giao dịch, chứng thực chữ ký có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân minh hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chong; cha me đẻ, cha me nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chong; con đẻ, con nuôi, con dâu, con ré; ong, ba; anh chị em ruột, anh chi em một cua vợ hoặc chong; chau là con cua con đẻ, con nudi’(khoan 3 Điều 9 Nghị định 23/2015/NĐ-CP).
Như vậy, dé đảm bảo chủ thể thực hiện việc công chứng, chứng thực được đúng thâm quyền thì bên cạnh các quy định của BLDS, công chứng viên, người có thâm quyền chứng thực của UBND cấp xã còn phải tuân thủ theo quy định của pháp luật chuyên ngành về công chứng, chứng thực Đơn cử ví dụ như trường hợp người lập di chúc muốn để lại tài sản cho cháu ruột của công chứng viên hoặc người có thâm quyền chứng thực thì mặc dù trường hợp này không thuộc trường hợp bị cắm theo quy định tại Điều 637 BLDS 2015 nhưng nó lại thuộc trường hợp bị cắm theo
Trang 40Luật công chứng 2014 và Nghị định 23/2015/NĐ-CP cho nên người công chứng
viên hoặc người có thâm quyền chứng thực đó không được công chứng, chứng thực
di chúc trong trường hợp này.
SẮC Ñ Trình tự thủ tục công chứng, chứng thực di chúc
5.1, Trình tự, thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc UBND cấp xã
Theo quy định di chúc bằng văn bản được lập tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc trụ sở UBND xã, phường, thị tran có hai thé thức là thé thức lập di chúc thông thường và thé thức lập di chúc đặc biệt”.Tương ứng với mỗi thể thức, pháp luật dân sự hiện hành quy định về cách thức, thủ tục lập di chúc khác nhau Việc lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc UBND cấp xã được thực hiện theo quy định tại Điều 636 BLDS 2015, theo đó, thủ tục lập di chúc thông thường gồm các bước sau:
Thứ nhất, người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thấm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã, nghĩa là người lập di chúc thể hiện mong muốn định đoạt tài sản của mình trước người có thâm quyền công chứng, chứng thực di chúc.
Thứ hai, công chứng viên hoặc người có thâm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố Pháp luật quy định người ghi chép nội dung di chúc phải là Công chứng viên hoặc người có thâm quyền chứng thực của UBND cấp xã, như vậy “ý chí của người lập di chúc vẫn được thể hiện trên văn bản nhưng người thể hiện ÿý chi này trên văn bản không phải là người lập di chúc mà là công chứng viên, người có thẩm quyên chứng thực ”.” O đây có một điểm cần lưu ý nữa là thế nào là hình thức “ghi chép lại”, có thể hiểu là công chứng viên hoặc người có thâm quyền chứng thực phải viết tay nội dung của di chúc theo tuyên bố của người lập di chúc hay có thể đánh máy di chúc đó Theo quan điểm của người viết thì nên được hiểu ghi chép lại có thể là viết tay, hoặc đánh
máy, miễn là việc ghi chép đó đúng với ý nguyện của người lập di chúc Cơ sở của
quan điểm này có thé căn cứ vào Điều 634 BLDS 2015 quy định về loại hình di
chúc băng văn bản có người làm chứng có quy định về việc người làm chứng việt
7 Đỗ Văn Đại (2013), Luật thừa kế Việt Nam — Bản án và bình luận bản án, NXB Chính tri quéc gia,
Hà Nội, tr.495, tr.504.
* Đỗ Văn Đại (2013), Luật thừa ké Việt Nam — Bản án và bình luận bản án, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội, tr.497.