1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo môn phương pháp nghiên cứu đề tài văn hóa ứng xử học đường của sinh viên trường đại học văn hóa

33 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn hóa ứng xử học đường của sinh viên trường Đại Học Văn Hóa
Tác giả Thành Viên Trong Nhóm
Người hướng dẫn Giáo Viên Hướng Dẫn
Trường học Trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội
Chuyên ngành Phương Pháp Nghiên Cứu
Thể loại Báo cáo môn học
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 1,87 MB

Nội dung

2.1.3 Biểu hiện văn hóa ứng xử giữa sinh viên và giảng viên qua khảo sát ý kiến sinh viên 2.2 Tổng quan thực trang văn hoá ứng xử của sinh viên Khoa Xuất bản ,Phát NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG V

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA XUẤT BẢN PHÁT HÀNH

BÁO CÁO MÔN PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU

Đề tài

Văn hóa ứng xử học đường của sinh viên trườngĐại Học Văn Hóa

Trường hợp khoa Xuất Bản,Phát Hành

Giáo viên hướng dẫn: Thành viên trong nhóm: Lớp:

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

Danh mục chữ viết tắt

Trang 4

Danh mục bảng biểu

Trang 5

Mở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài 2 Tình hình nghiên cứu đề tài3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1.1.Mục tiêu nghiên cứu3.1.2.Nhiệm vụ nghiên cứu

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

4.1.1.Đối tượng nghiên cứu

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ,CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VĂN HOÁ ỨNG XỬCỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

1.1 Các khái niệm liên quan đến văn hoá 1.1.1 Khái niệm văn hoá

1.1.2 Ứng xử1.1.3 Văn hoá ứng xử

1.1.4 Văn hoá ứng xử của sinh viên trong trường Đại học

1.2 Vai trò của văn hoá ứng xử và văn hoá ứng xử của sinh viên trong trường Đại học

1.3 Ý nghĩa văn hoá ứng xử học đường của sinh viên trong trường Đại học1.4 Tiểu kết chương 1

Chương 2:

THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ VĂN HOÁ ỨNG XỬ HỌC ĐƯỜNG CỦA SINH VIÊN ĐẠO HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

2.1 Văn hoá ứng xử của sinh viên trong trường Đại học ( trường hợp khoa Xuất

Trang 6

2.1.3 Biểu hiện văn hóa ứng xử giữa sinh viên và giảng viên qua khảo sát ý kiến sinh viên

2.2 Tổng quan thực trang văn hoá ứng xử của sinh viên Khoa Xuất bản ,Phát

NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HOÁ ỨNG XỬ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

3.1 Những nguyên nhân dẫn đến thực trạng lệch lạc trong văn hoá ứng xử 3.1.1 Nguyên nhân khách quan

3.1.2 Nguyên nhân chủ quan

3.2 Đề xuất một số biện pháp nâng cao văn hoá ứng xử của sinh viên trong trường

Trang 7

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

XB,PH : Xuất Bản, Phát Hành DL : Du Lịch

ĐHVHHN : Đại học Văn hoá Hà Nội

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

1 Bảng 2.1: Khảo sát ý kiến của sinh viên Khoa Xuất Bản Và

khoa Du lịch Về một số hành vi trong trường Đại học 16

2 Bảng 2.2: Cách giải quyết khi xảy ra mâu thuẫn với sinh viên khác của sinh viên Khoa XB,PH phân theo giới tính 18

3 Bảng 2.3: Khảo sát thái độ của sinh viên Khoa XB,PH và Khoa DL khi bắt gặp có người nói tục chửi bậy 19

4 Bảng 2.4: Thái độ của sinh viên khoa XB,PH và khoa DL khi tiếp xúc với cộng đồng LGBT 19

5 Bảng 2.5 Khảo sát ý kiến, quan niệm của sinh viên Khoa VNH&TV về giảng viên 20

6 Bảng 2.6 Kết quả khảo sát ý kiến của sinh viên khoa VNH&TV về việc chào hỏi khi thầy cô không dạy mình 21

7 Bảng 2.7 Kết quả khảo sát ý kiến của sinh viên Khoa Xb và DLvề mức độ sử dụng các thuật ngữ mạng xã hội để giao tiếp với giảng viên.

21

Trang 9

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Trong cuộc sống , giao tiếp là một trong những phương tiện hữu hiệu nhất để con người thấu hiểu và chia sẻ với nhau trong công việc , học tập cũng như sinh hoạt hằng ngày Nhờ có giao tiếp mà xã hội loài người đã tiến đến một nền văn hoá văn minh và hiện đại như ngày nay Con người luôn có nhu cầu giao tiếp theo một phương thức nào đó để đạt được mục đích của mình Ứng xử thông minh , phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp là một nghệ thuật để hạnh phuc và thành công Tuy nhiên trong cuộc sống hiện đại và phức tạp , việc giao tiếp lại là một điều không hề dễ dàng Văn hoá ứng xử là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong việc thiết lập quan hệ trong xã hội của mỗi người , đặc biệt là với sinh viên, tầng lớp được coi là có giáo dục cao Văn hoá ứng xử của sinh viên ngày nay đã có nhiều thay đổi và xuất hiện những yếu tố ứng xử mới Văn hoá ứng xử nói chung và của sinh viên nói riêng chịu tác động của nhiều yếu tố như truyền thống dân tộc , địa phương , gia đình , dòng tộc, sự phát triển của kinh tế xã hội và hội nhập toàn cầu Văn hoá ứng xử của sinh viên hiện cái tôi cá nhân , sự hiểu biết , nhận thức , lối sống và đạo đức của sinh viên Trong giảng đường đại học ,văn hoá ứng xử của sinh viên càng được quan tâm hơn bởi nếu trong môi trường học đường thiếu văn hoá ứng xử chuẩn mực thì sẽ ảnh hưởng đến việc truyền tải những tri thức và việc học tập của sinh viên Hơn nữa ,trường đại học là nơi cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao ,cho nên có thể nói rằng văn hoá ứng xử của sinh viên trong trường đại học sẽ tạo dấu ấn đậm nét trong lối ứng xử của họ trong các cơ quan ,công sở ,tổ chức ,… mà họ sẽ làm sau này Vì vậy mà nhà trường ngoài việc chú trọng vào chất lượng đào tạo cũng đặc biệt quân tâm đến việc xậy dựng văn hoá ứng xử đúng mực ,đưa ra các biện pháp để nâng cao văn hoá ứng xử của sinh viên.

Hà Nội là trung tâm kinh tế - xã hội và văn hoá của nước ta đông thời cũng là nơi tập trung nhiều nhất các trường Đại học ,là nơi học tập và rèn luyện của bao thế hệ sinh viên trong đó có Đại học Văn hoá Hà Nội (ĐHVHHN) Đây là ngôi trường lâu đời và có bề dày lịch sử trong việc nghiên cứu và giảng dạy ngành Khoa học xã hội của đất nước ta Nghiên cứu văn hoá ứng xử học đường của sinh viên trong trường là một đề tài đang được nhiều tác giả quan tâm Mặc dù vậy ,cho đến nay chưa có đề tài nghiên cứu cụ thể nào về văn hoá ứng xử của sinh viên ở Khoa Xuất Bản ,Phát Hành (XB&PH) Điều thôi thúc chúng tôi thực hiện đề tài này nghiên cứu này đến từ đặc thù của khoa Đó là

Trang 10

khoa đã và đang có những bước tiên mới trong việc xây dựng và phát triển các nguồn nhân lực cũng như thế hệ sinh viên trẻ để có thể giữ gìn vầ phát huy các truyền thống lâu đời thông qua các trang sách Để từ đó có thể tuyên truyền và quảng bá sâu rộng những truyền thống văn hoá tốt đẹp đến những người xung quanh Vì vậy chúng tôi chọn đề tài: “Văn hoá ứng xử học đường của sinh viên Đại học Văn Hoá Hà Nội ” để tìm hiểu thực trạng văn hoá ứng xử học đường của sinh viên Việt Nam hiện nay Từ các kết quả khảo sát ,thống kê ,chúng tôi sẽ rút ra Những đánh giá ,kết luận và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao văn hoá ứng xử học đường của sinh viên Đại học Văn hoá Hà Nội Qua đây nêu cao những mặt tốt đẹp ,phê phán những mặt hạn chế trong văn hoá ứng xử trên

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Ông cha ta từ xưa đã người đã luôn đề cao con người của con người Điều này được thể hiện rõ nét qua những câu chuyện cổ tích dân gian, câu ca dao ẩn chứa biết bao kiếp người, qua những lời ru ngọt ngào mà sâu lắng dạy con từ thuở nằm nôi.

Rất nhiều nhà nghiên cứu dành thời gian, công sức của mình để tìm hiểu về văn hóa nói chung cũng như đi sâu vào con người ứng xử nói riêng trong thời gian đẹp nhất có thể kể đến một số công trình sau:

Tác gải Lê Thị Bừng viết trong cuốn Tâm lí học ứng xử trình bày khái niệm ứng xử như sau :”ứng xử là sự phản ứng của con người đối với sự tác động của người khác đến mình trong tình huống cụ thể nhất định Nó thể hiện ở chỗ con người không chủ động trong giao tiếp mà chủ động trong phản ứng có sự lựa chọn ,có tính toán ,thể qua thái độ ,hành vi ,cử chỉ ,cách nói năng – tuỳ thuộc vào trí thức ,kinh nghiệm và nhân cách của chủ thể nhằm đạt được kết quả giao tiếp cao nhất ”[1,tr.12] Từ khái niệm trên có thể hiểu được bản chất của ứng xử trong giao tiếp là sự phản ứng của thái độ trước những hành vi ,cử chỉ ,thái độ của người khác trong tình huống cụ thể và sự lựa chọn ứng xử trong mối quan hệ khác nhau như vợ - chồng,con dâu,con cái ,thầy -trò, …

GS Trần Ngọc Thêm với cuốn Cơ sở văn hoá Việt Nam không đề cập đến văn hoá ứng xử nhưng đã chỉ ra “cộng đồng chủ thể văn hoá tồn tại trong quan hệ với loại môi trường là môi trường là môi trường tự nhiên (thiên nhiên,khí hậu, ) và môi trường xã hội (các dân tộc,quốc gia khác) Cho nên ,cấu trúc văn hoá còn chứa hai tiểu lệ liên quan đến thái độ của cộng đồng với hai loại môi trường đó là văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên và văn hoá ứng xử với môi trường xã hội.” [8,tr.16-17] Từ nhận định của tác giả có thể thấy

Trang 11

được vai trò của văn hoá ứng xử trong cuộc sống của con người và thể hiện các giá trị văn hoá của con người

Cuốn “Nghệ thuật ứng xử và sự thành công của mỗi người” của Nguyễn Ngọc Nam ,Nguyễn Công Khanh ,Nguyễn Hồng Ngọc trình bày 2 phần : Phần 1 là những nguyên tắc ứng xử và sự thành công của mỗi người ,hành trang vào đời hay nhưunxg công cụ ứng xử qua các thời đại ,thế giới tâm lý bí ẩn của con người ,xã hội hiện đại và hành trang đi vào thế kỉ XII Phần 2 là 25 phương pháp ứng xử tiêu biểu ,phương pháp đi thẳng vào vấn đề ,phương pháp châm biếm ,phương pháp chuyển bại thành thắng ,phương pahps đối đấu ,phương pháp mượn gió bẻ măng ,phương pháp đồng minh Trong cuốn sách tác giả chủ yếu đề cập đến những nguyên tắc ứng xử chung của con người và một số phương pháp ứng xử để thành công mà chưa đề cập cụ thể đến những biểu hiện văn hoá ứng xử của con người

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng văn hoá ứng xử của sinh viên khoa Xuất bản hiện nay Tìm ra sự khác biệt giữa văn hoá ứng xử của sinh viên Khoa Xuất bản và Khoa Du lịch

Tìm hiểu những yếu tố tác động đến văn hoá ứng xử của sinh viên Khoa Xuất bản.

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao văn hoá ứng xử học đường của sinh viên Khoa Xuất bản, Đại học Văn hoá Hà Nội.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu trên các cơ sở lý luận khoa học để hiểu rõ về văn hóa ứng xử trên học đường Khảo sát thực tế qua điều tra để biết được những biểu hiện về văn hóa ứng xử học đường của sinh viên Đại học Văn Hóa Hà Nội hiện nay

Đề xuất những giải pháp tích cực nhằm nâng cao văn hóa ứng xử cho sinh viên Đại Học Văn Hóa Hà Nội hiện nay.

4 Đối tượng và khách thế nghiên cứu

Trang 12

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là:Thực trạng văn hóa ứng xử học đường của sinh viên Đại Học Hà Nội hiện nay, những biểu hiện về văn hóa ứng xử: hành vi ứng xử, ngôn ngữ ứng xử, cử chỉ ứng xử và thái độ ứng xử

4.2 Khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu là: “sinh viên khoa Xuất bản ,Phát hành và khoa du lịch” trong trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội

5 Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu : Từ 2/10/2023 đến 5/11/2023

Nghiên cứu được tiến hành dựa trên sự phân tích ,tổng hợp các số liệu ,tham khảo tài liệu được giới hạn từ năm 1995 đến 2023.

-Không gian nghiên cứu :

Đề tài Văn hoá ứng xử trên mạng xã hội của sinh trong trường Đại học qua khảo sát tại khoa Xuất Bản,Phát Hành,Đại học Văn Hoá Hà Nội – số 418 Ô Chợ Dừa ,La Thành ,Đống Đa, Hà Nội.

6 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau : 6.1 Thu thập và xử lý dữ liệu

Sử dụng phuơng pháp thu thập và xử lý dữ liệu qua việc đọc các nguồn tài liệu sách ,luận văn ,tham khảo internet để từ đó phát hiện vấn đề nghiên cứu ,xây dựng đề cương bài nghiên cứu Qua đó cung cấp những tri thức cần thiết cho các cơ sở lý luận của đề tài đồng thời cung cấp những tri thức để tác giả thực hiện các phương pháp tiếp theo.

6.2 Phương pháp quan sát

Tiến hành quan sát trục tiếp văn hoá ứng xử của sinh viên trong khoa Xuất Bản ,Phát hành và khoa Du lịch như những hành vi ,thái độ ,cử chỉ ,ngôn ngữ để từ đó đưa ra những miêu tả và những nhận xét khách quan ở chương 2

Trang 13

Trong quá trình quan sát tác giả có thể sử dụng máy ảnh ,máy ghi âm nếu được sự cho phép đảm bảo tính xác thực.

6.3 Phương pháp điều tra

Xây dựng phiếu điều tra và bảng hỏi dựa trên các tiêu chí của bài nghiên cứu sau đó tiến hành phát phiếu điều tra trắc nghiệm cho sinh viên các khoa XB,PH và khoa Du lịch đang hocn tập tại trường Có hai phiếu điều tra khác nhau cho hai đối tượng là (20 phiếu) cho sinh viên XB,PH và (10 phiếu) cho sinh viên Du lịch Ngoài ra tiến hành một số phiếu điều tra ý kiến của giảng viên trong khoa Sau đó tổng hợp kết quả của phiếu điều tra ,tính toán số liệu và bảng biểu thể hiện kết quả nghiên cứu.

6.4 Phương pháp phân tích và tổng hợp

Thông qua việc nghiên cứu tài liệu và các kết quả đã điều tra ccủa các phương pháp trước đó tiến hành phân tích các kết quả theo từng bộ phận để có những hiểu biết sâu sắc về thực trạng văn hoá ứng xử của sinh viên Sau đó liên kết các bộ phận đó laị để có một hệ thống tri thức tổng hợp đầy đủ về đối tượng và đưa ra các kết luận của bai nghiên cứu.

7 Bố cục

Chương 1 : Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ,cơ sở lý luận về văn hoá ứng xử của sinh viên Đại học Văn hoá hà Nội.

Chương 2 : Thực trạng và đánh gia về văn hoá ứng xử học đường của sinh viên trong trường Đại học Văn hoá hà Nội.

Chương 3 : Nguyên nhân tác động và một số định hướng giải pháp nâng cao văn hoá ứng xử học đường của sinh viên Đại học Văn hoá Hà Nội.

Nội dung

Trang 14

CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ,CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VĂN HOÁ ỨNG XỬ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC VĂN HOÁHÀ NỘI

1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài 1.1.1 Khái niệm văn hoá

Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá ,mỗi định nghĩa lại phản ánh một cách nhìn nhận và đánh gía khác nhau Từ năm 1952 ,hai nhà nhân loại học Mỹ là Alfred Croeber và Clyde Khluckhohn đã từng thống kê có 164 định nghĩa khác nhau về văn hoá Có sự khác nhau này là do những góc độ tiếp cận và các lĩnh vực khác nhau sẽ có định nghĩa về văn hoá khác nhau.

Tại Hội nghị Quốc tế các nhà văn họp tại Mehico do Unesco tổ chức năm 1982, trên cơ sở 200 định nghĩa khác nhau về văn hoá ,bản tuyên bố chung của hội nghị đã chấp nhận một quan niệm về văn hoá như sau: “Trong ý nghĩa rộng nhất văn hoá là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất ,trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương ,những lối sống ,những quyền cơ bản của con người ,những hệ thống các giá trị ,những tập tục và tín ngưỡng.”

Như vậy dưới góc độ xã hội thì văn hoá là một hiện tượng xã hội gắn với đời sống xã hội ,còn nội dung của văn hoá chính là những sản phẩm của hoạt động thực tiễn có sự sáng tạo của con người ,luôn được chắt lọc ,kế thừa phù hợp với đời sống và đem lại những giá trị cho con người.

Theo quan điểm của Mác – Lênin: “Văn hóa là sự sáng tạo và phát triển liên tục của con người, có mục đích tạo ra các giá trị nhân văn và đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội Văn hóa không chỉ là sản phẩm của quá trình lao động, mà còn là kết quả của quá trình tư duy và sáng tạo của con người.”

Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam - Bộ Giáo dục và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, xuất bản năm 1998, thì: "Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử".

Trang 15

Tóm lại, văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.

1.1.2 Ứng xử

Ứng xử là một trong những yếu tố rất dễ nhận ra trong nền văn hoá cũng nhữ xã hội Việt Nam Điều này được thể hiện rất rõ qua phong tập tập quán ,qua thơ văn ca dao tục ngữ thuận việt từ xa xưa tới nay Có thể ví dụ như câu “ăn trông nồi, ngôid trông hướng” , “kính trên nhường dưới” , “mất lòng trước, được lòng sau” hay “muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy” ,đó đều là những kinh nghiệm đúc kết được cha ông ta truyền lại một cách dân dã nhưng nó thể hiện rõ ứng xử trong xã hội đã đi sâu vào đời sống con người Việt Nam xưa.

Như vậy “Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau.”

1.1.3 Văn hoá ứng xử

Trong công trình “Cơ sở văn hoá Việt Nam”, tác gủa Trần Ngọc Thêm không trình bày một định nghĩa về văn hoá ứng xử ,nhưng đã xác định được nội hàm của khái niệm này Tác giả cho rằng ,các cộng đồng chủ thể văn hoá tồn taị trong quan hệ với hai loại môi trường: môi trường tự nhiên ( thiên nhiên, khí hậu,….) và môi trường xã hội ( các dân tộc ,quốc gai láng giềng ,…) Mỗi môi trường đều có cách thức xử thế phù hợp là :tận dụng môi trường (tác động tích cực) và ứng phó với môi trường (ứng phó tiêu cực) [43,tr 16-17] Đối với môi trường tự nhiên, việc ăn uống là tận dụng còn việc mặc ,ở là ứng phó Đối với môi trường xã hội tác giả còn xác định : “Bằng các quá trình giao lưu và tiếp biến văn hoá ,mỗi dân tộc đều cố gắng tận dụng những thành tựu của các dân tộc liên bang để làm giàu thêm cho nền văn hoá của mình ,đồng thời lại phải lo ứng phó với họ trên các mặt trận quân sự ,ngoại giao ,…” [43,tr 17]

Như vậy có thể tóm lại những quan niệm trực tiếp hoặc gián tiếp của các nha nghiên cứu ở Việt Nam về văn hoá ứng xử bao gồm: thái độ ,cách thức

Trang 16

quan hệ, hành động và cả những kỹ năng nhằm tận dụng ứng phó và thể hiện tình người với môi trường thiên nhiên ,môi trường xã hội và với bản thân Những yếu tố ấy bị chi phối bởi các giá trị được biểu hiện dưới dạng chuẩn mực xã hội.

1.1.4 Văn hoá ứng xử của sinh viên trong trường Đại học Trước hết cần hiểu về khái niệm “Văn hoá học đường” ,khái niệm này xuất hiện những năm 1990 trong một số nước như Anh ,Mỹ ,Úc …và dần trở nên nổi tiếng thế giới với ý nghĩa tổng quát : Văn hoá học đường là những giá trị ,những kinh nghiệm lịch sử của xã hội loài người đã tích luỹ trong quá trình xây dựng hệ thống giáo dục và quá trình hình thành nhân cách Theo Giáo sư ,Viện sĩ Phạm Minh Hạc thì: “văn hoá học đường là hệ thống các chuẩn mực ,giá trị giúp cán bộ quản lí nhà trường ,các thầy cô ,các vị phụ huynh và các em học sinh ,sinh viên có cách thức suy nghĩ tình cảm ,hành động tốt đẹp”[2,tr 1] Như vậy có thể hiểu đó chính là những bản nội quy mà nhà trường xây dựng nên những quy tắc chung trong giáo dục cũng như dựa vào những đặc thù riêng của từng trường để yêu cầu và mong muốn học sinh ,sinh viên tuân thủ.

Văn hoá ứng xử của sinh viên trong nhà trường là phép xử sự giữa sinh viên theo 3 mối quan hệ cơ bản đó là ứng xử của sinh viên với sinh viên ,ứng xử của sinh viên với giảng viên và ứng xử của sinh viên với với chuyên viên và cán bộ Phép xử sự ấy được biểu hiện qua 4 yếu tố: Hành vi ,cử chỉ ,thái độ và ngôn ngữ Trong đó ứng xử của sinh viên và giữa sinh viên với giảng viên là hai mối quan hệ quan trọng nhất hình thành nên văn hoá ứng sử của sinh viên trường Đại học Trong đề tài này ,chúng tôi chủ yếu tập trung đi vào phân tích và làm rõ hai mối quan hệ đó.

1.2 Vai trò của văn hoá ứng xử học đường trong trường Đại học Văn hoá ứng xử đóng vai trò rất quan trọng trong tất cả mối quan hệ xã hội Tuy rằng trong mỗi mối quan hệ khác nhau ,con người lại có những ứng xử khác nhau nhưng luôn tuân theo những quan niệm ,giá trị chung phù hợp với lối ứng xử của người Việt Các phép ứng xử của ông cha đúc rút ra trong quá trình sinh sống ,lao động ,sinh hoạt cộng đồng từ xa xưa đã hình thành nên một hệ thống các chuẩn mực các, các giá trị đạo đức đóng vai trò là kim chỉ nam dấn đến thnahf công và hạnh phúc con người Trong xã hội có bao nhiêu mối quan hệ thì tương ứng với nó là một loạt các quy tắc ,phép ứng xử sao cho phù hợp để hình thành nên những giá trị và bản sắc văn hoá người Việt như ngày nay

Đối với môi trường Đại học ,văn hoá ứng xử không chỉ còn giới hạn trong việc thực hiện nghiệm túc và tuân thủ các nội quy ,quy định của nhà trường mà ở đây là sự đối nhân xử thế giữ các mối quan hệ của những con

Ngày đăng: 21/04/2024, 22:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w