1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thi ppnckhxhvnvanh chị hãy nêu tên một đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn xác định

26 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của mạng xã hội Tiktok đến nhận thức và hành vi của sinh viên trên địa bàn quận Cầu Giấy – Hà Nội hiện nay
Tác giả Phan Trà Giang
Trường học Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chuyên ngành Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn
Thể loại Bài thi học phần
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 1,99 MB

Nội dung

Anh chị hãy trình bày quy trình thực hiện phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, vận dụng phương pháp thiết kế bảng hỏi để thiết kế bảng hỏi nhằm thu thập thông tin cho đề tài mà anh chị lự

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

-   

-BÀI THI HỌC PHẦN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Họ và tên sinh viên: Phan Trà Giang

Mã sinh viên: 2256160014

HÀ NỘI, 2023

Trang 2

ĐỀ RA

Câu 1: Anh (chị) hãy nêu tên một đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội

và nhân văn, xác định:

1 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu

2 Đối tượng khảo sát và giới hạn phạm vi nghiên cứu

3 Khái niệm trung tâm và các khái niệm liên quan

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5 Kết cấu nội dung chi tiết của đề tài

Câu 2: Chọn 1 trong 2 câu sau:

1 Anh (chị) hãy trình bày quy trình thực hiện phương pháp nghiên cứu tài liệu,vận dụng phương pháp để xây dựng tổng quan tài liệu cho đề tài mà anh(chị) lựa chọn

2 Anh (chị) hãy trình bày quy trình thực hiện phương pháp điều tra bằng bảnghỏi, vận dụng phương pháp thiết kế bảng hỏi để thiết kế bảng hỏi nhằm thuthập thông tin cho đề tài mà anh (chị) lựa chọn

BÀI LÀM Câu 1:

Đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn mà em lựa chọn đó

là sự tác động của mạng xã hội TikTok đến nhận thức và hành vi của sinh viên trênđịa bàn quận Cầu Giấy hiện nay

Tên đề tài nghiên cứu: “Tác động của mạng xã hội Tiktok đến nhận thức và hành

vi của sinh viên trên địa bàn quận Cầu Giấy – Hà Nội hiện nay”

1 Mục đích, mục tiêu nghiên cứu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Trang 3

Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích làm rõ được việc sử dụng mạng xã hộiTiktok đã có tác động, ảnh hưởng như thế nào đến nhận thức và hành vi củasinh viên trên địa bàn quận Cầu Giấy – Hà Nội Từ đó, đề ra các giải phápgiúp sinh viên sử dụng mạng xã hội TikTok một cách lành mạnh và có hiệuquả hơn, góp phần định hướng nhận thức và hành vi cho các bạn sinh viên.1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của nghiên cứu của đề tài bao gồm:

- Xác định được nguyên nhân và mục đích sinh viên trên địa bàn quận CầuGiấy- Hà Nội sử dụng mạng xã hội TikTok

- Xác định được mức độ sử dụng mạng xã hội TikTok hiện nay của cácsinh viên trên địa bàn quận Cầu Giấy – Hà Nội

- Đánh giá được thực trạng về nhận thức và hành vi của sinh viên trên địabàn quận Cầu Giấy khi sử dụng mạng xã hội TikTok qua các khảo sát

- Đề xuất được một số giải pháp để khắc phục tác động tiêu cực và nângcao tác động tích cực giúp sinh viên sử dụng mạng xã hội TikTok mộtcách lành mạnh hơn

2 Đối tượng khảo sát và giới hạn phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát bao gồm sinh viên hiện đang theo học tại các trường đạihọc trên địa bàn quận Cầu Giấy – Hà Nội, cụ thể: sinh viên tại Học viện Báochí và Tuyên truyền, sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội và sinh viên Đạihọc Sư phạm Hà Nội,

2.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Giới hạn phạm vi nghiên cứu bao gồm:

- Nội dung nghiên cứu: Thực hiện khảo sát và lấy ý kiến của các bạn sinhviên đang học năm nhất đến năm tư về tác động của mạng xã hội TikTokđến nhận thức và hành vi của mình

Trang 4

- Không gian nghiên cứu: Thực hiện khảo sát sinh viên đang theo học tạiHọc viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học

Sư phạm Hà Nội

Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện từ 01/03/2023 01/04/2023

-3 Khái niệm trung tâm và các khái niệm liên quan

3.1 Khái niệm trung tâm

4.2 Phương pháp nghiên cứu

- Áp dụng nhiều phương pháp như phương pháp phân tích và tổng hợp lýthuyết, phương pháp hệ thống hóa lý thuyết, phương pháp quan sát khoahọc, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp khảo sát bằng bảng câuhỏi (phương pháp nghiên cứu định lượng bằng cách thu thập dữ liệuthông qua công cụ bảng hỏi), phỏng vấn có / không có cấu trúc chặt chẽ

5 Kết cấu nội dung chi tiết của đề tài

Đề tài nghiên cứu “Tác động của mạng xã hội Tiktok đến nhận thức và hành

vi của sinh viên trên địa bàn quận Cầu Giấy – Hà Nội hiện nay” gồm có 3phần chính: Mở đầu, nội dung và kết luận

Trang 5

PHẦN I: MỞ ĐẦU

- Lý do lựa chọn đề tài:

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã mở ra một kỷ nguyên mới trêntoàn thế giới, kỷ nguyên của công nghệ và AI Trong thời đại 4.0 hiệnnay, với sự ra đời và phát triển nhanh chóng của Internet, hàng loạt cáctrang mạng xã hội được lập nên và trở thành các công cụ để gắn kết conngười lại với nhau Chúng ta hoàn toàn không thể phụ nhận lại nhữngtính năng tuyệt vời cũng như hàng loạt các lợi ích mà mạng xã hội đãmang lại cho cuộc sống của chúng ta Với sự phát triển của khoa học –công nghệ và các ứng dụng mạng xã hội như Facebook, Zalo,Instagram, và đặc biệt là sự ra đời của mạng xã hội TikTok đã và đangthu hút hàng triệu người dùng ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nóichung tham gia Trong đó có cả học sinh và sinh viên cũng rất tích cực sửdụng mạng xã hội TikTok trong cuộc sống hàng ngày

Hiện nay, Việt Nam là quốc gia có số lượng người dùng mạng xã hộiTiktok cao nhất Đông Nam Á Theo ông Nguyễn Lâm Thành, Giám đốcchính sách của TikTok tại Việt Nam, tính đến cuối tháng 3/2020, nềntảng này đã có 12 triệu người dùng thường xuyên đăng ký tại Việt Nam

Độ tuổi chủ yếu là học sinh, sinh viên từ 12-24 tuổi Trung bình mỗingười dành 28 phút/ngày truy cập TikTok

Nhờ vào TikTok, rất nhiều người ở đa dạng các lĩnh vực đã trở nên nổitiếng và có sức ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ dù trước đó không ai biếtđến họ, từ đó tạo ra một sự đổi mới trong môi trường truyền thông.TikTok sẽ là một công cụ hữu ích để các bạn trẻ có đam mê với ngànhtruyền thông có thể thỏa sức sáng tạo

Mạng xã hội TikTok đang có sức ảnh hưởng rất lớn tại Việt Nam, đặcbiệt là ảnh hưởng đến học sinh, sinh viên khi họ là những người sử dụng

Trang 6

mạng xã hội tương đối cao và thường xuyên Phần lớn đều sử dụng mạng

xã hội như mục đích để vui chơi, giải trí và tìm kiếm thêm nhiều mốiquan hệ Tuy nhiên, TikTok cũng còn tồn tại nhiều lỗ hổng và việc tăngtrưởng lượng người dùng nhanh chóng như vậy cũng gây ra nhiều bấtcập Các thông tin sai lệch, cũng như các nội dung kém chất lượng xuấthiện tràn lan trên nền tảng này mà không được kiểm soát, dù ít hay nhiềucũng sẽ tác động đến nhận thức và hành vi, lối sống của sinh viên Chính

vì những tác động trên nên em đã lựa chọn đề tài: “Tác động của mạng

xã hội TikTok đến nhận thức và hành vi của sinh viên trên địa bàn quậnCầu Giấy – Hà Nội hiện nay” để tìm hiểu và nghiên cứu

- Tình hình nghiên cứu

+ Nghiên cứu trong nước

Theo tài liệu nghiên cứu của bộ thông tin truyền thông nghiên cứu vềthực trạng của TikTok ở Việt Nam: “Việt Nam là một trong các quốc gia

có tốc độ tăng trưởng người dùng Tiktok cao nhất khu vực Đông Nam Á.Ứng dụng Tiktok ở Việt Nam đã thu hút số lượng người dùng ngày càngtăng và có sự đa dạng về thành phần, độ tuổi người sử dụng, có cả người

sử dụng trong các đơn vị hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang.Tính đến tháng 3/2019, có hơn 12 triệu người Việt Nam dùng Tiktok; độtuổi người sử dụng và thời gian sử dụng TikTok thuộc diện cao trên thếgiới

Theo tài liệu nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Giang, Đinh Thị HồngDuyên (2022) Người ta suy ra rằng kết quả học tập của học kỳ trước cóảnh hưởng mạnh nhất đến kết quả học tập của học sinh, và nếu học sinhdành quá nhiều thời gian cho việc sử dụng TikTok đến mức nghiện thì nó

sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập Nhóm tác giả cũng đề xuất

Trang 7

các giải pháp để các chủ thể trong ngành giáo dục tận dụng mạng xã hộitrong sư phạm và học tập.

Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Phạm Thùy Trinh, Phạm Thị Yến,Hoàng Phi Yến, Trần Thị Hiên, Nguyễn Hồng Hạnh, 2019 “Ảnh hưởngcủa nội dung video trên TikTok đến hành vi, thái độ của sinh viên HàNội” Nghiên cứu thực hiện nhằm làm rõ các nhân tố ảnh hưởng của cácnội dung trên Tiktok đến hành vi và thái độ của sinh viên Hà Nội Nhómnghiên cứu tiến hành khảo sát trực tuyến bằng phần mềm Google Form

và Microsoft Form với 320 mẫu Trong đó, số lượng sinh viên nữ chiếm65,3% và số lượng sinh viên nam chiếm 34,7% Kết quả nghiên cứu chothấy một số đặc điểm, tính chất của các nội dung trên Tiktok có ảnhhưởng đến hành vi và thái độ của sinh viên và ngược lại Trước hết, cácyếu tố ảnh hưởng của nội dung trên Tiktok đến hành vi và thái độ củasinh viên được chia thành 3 nhóm hành vi chính là hành vi học hỏi kĩnăng, hành vi sử dụng ứng dụng, hành vi sử dụng thời gian

+ Nghiên cứu quốc tế

Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Adina Nichita, Dumitru Enache,CristinaVeronica Andreescu tại quốc gia Rumania (2021) “Tiktok - Theinfluence on school performance and social life of adolescents” Tạp chíKhoa học Giáo dục Quốc tế, số 4, trang 62 - 70 Nhóm tác giả đã nghiêncứu về sự ảnh hưởng của Tiktok đến chất lượng giảng dạy của nhà trường

và đời sống xã hội của thanh thiếu niên Để có thể thực hiện nghiên cứutrên, nhóm tác giả đã khảo sát 50 thanh thiếu niên, cả trẻ em gái và trẻ emtrai trong độ tuổi từ 14 và 18 tuổi, đến từ các trường trung học khác nhautrong Quận Dambovi a bằng bảng gồm 7 câu hỏi liên quan đến vấn đềțnày Kết quả của cuộc khảo sát cho biết có 82% trong số những thanhthiếu niên được khảo sát đã sử dụng ứng dụng nền tảng Tiktok, và 18%

Trang 8

thanh thiếu niên đã không Phần lớn thanh thiếu niên dành nhiều thờigian cho Tiktok, cụ thể có 40% là dành ra ít hơn 30 phút một ngày đểtruy cập và sử dụng Tiktok và 60% dành ra nhiều hơn 30 phút một ngàycho việc này Bên cạnh đó kết quả khảo sát còn cho thấy sức ảnh hưởngcủa nền tảng Tiktok đến môi trường giảng dạy ngày càng được nâng cao,

có 60% thanh thiếu niên tin tưởng rằng ứng dụng TikTok có thể được sửdụng cho mục đích giáo dục và 40% thanh thiếu niên tin rằng ứng dụngTikTok không thể sử dụng video ngắn làm công cụ giáo dục Dựa vàonhững số liệu khảo sát trên có thể thấy Bài báo đóng góp rất nhiều bằngcách dựa vào việc giải thích kết quả khảo sát, từ đó phản ánh, phân tíchnhững tác động tích cực và tiêu cực của TikTok đến nhận thức và hành vicủa học sinh, sinh viên Hơn thế nữa, nó còn chứng minh một số lập luận

về việc sử dụng TikTok như một công cụ giáo dục hiệu quả

Bài báo đã đi đến một kết luận rằng TikTok có thể mạng lại những ích lợi

to lớn cho xã hội, nhưng bên cạnh đó thì nó cũng ảnh hưởng tiêu cự đếnnhận thức và hành vi của mọi người, đặc biệt là sinh viên nếu chúng taquá lạm dụng nó, lợi ích hay tai họa đều hoàn toàn phụ thuộc vào ngườidùng Nếu nó được sử dụng đúng cách thì nó sẽ là một ứng dung tốt đốivới việc kết nối mọi người lại với nhau Vì vậy, khi sử dụng ứng dụngnày chúng ta cần thật sự cân nhắc mục đích thật sự khi truy cập vào nềntảng Tiktok

+ Những vấn đề, khía cạnh còn chưa được nghiên cứu

Qua những nghiên cứu trên, nhóm nhận thấy mạng xã hội TikTok ngàycàng được nhiều người sử dụng, nhất là đối tượng học sinh, sinh viên vìthao tác đơn giản, dễ sử dụng và những tính năng thú vị mà nó có Thực

tế cho thấy, việc sử dụng TikTok đã có một sự ảnh hưởng nhất định đếnnhận thức và hành vi của các sinh viên hiện nay Sự ảnh hưởng đó có cả

Trang 9

mặt tích cực lẫn tiêu cực nhưng mặt tiêu cực chỉ chiếm một tỉ lệ khá nhỏ

so với những mặt tích cực mà những nội dung trên video trên TikTokmang lại Những điều trên đã có nhiều đề tài, nghiên cứu, công bố khoahọc về mạng xã hội TikTok và ảnh hưởng của mạng xã hội này tới đờisống thường nhật của mọi người trên toàn thế giới nói chung và ở ViệtNam nói riêng Tuy nhiên, có các vấn đề về phân tích ảnh hưởng củamạng xã hội TikTok đến sinh viên (cụ thể hơn là trong việc nhận thức vàhành vi của sinh viên trên địa bàn quận Cầu Giấy – Hà Nội) hiện tại vẫnchưa được đề tài hay nghiên cứu nào đề cập trực tiếp, phân tích chuyênsâu và đưa ra các giải pháp cần thiết cho vấn đề này Bên cạnh đó, mặc

dù đã có không ít nghiên cứu nổi bật về tác động của mạng xã hộiTikTok đối với thế hệ trẻ hiện nay, nhưng việc nghiên cứu và bàn luậnchuyên sâu về đối tượng sinh viên đại học đặc biệt là ở 3 trường Học viênBáo chí và Tuyên truyền, Đại học quốc giá Hà Nội và Đại học Sư phạmvẫn là 1 đề tài nghiên cứu mới Xác định được khía cạnh còn thiếu sóttrong nghiên cứu này, em đã quyết định chọn đây là tiền đề quan trọng đểtiếp tục triển khai những nội dung tiếp theo của nghiên cứu

- Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu:

+ Xác định được nguyên nhân và mục đích sinh viên trên địa bàn quậnCầu Giấy- Hà Nội sử dụng mạng xã hội TikTok

+ Xác định được mức độ sử dụng mạng xã hội TikTok hiện nay của cácsinh viên trên địa bàn quận Cầu Giấy – Hà Nội

+ Đánh giá được thực trạng về nhận thức và hành vi của sinh viên trênđịa bàn quận Cầu Giấy khi sử dụng mạng xã hội TikTok qua các khảo sát

Trang 10

+ Đề xuất được một số giải pháp để khắc phục tác động tiêu cực và nângcao tác động tích cực giúp sinh viên sử dụng mạng xã hội TikTok mộtcách lành mạnh hơn.

Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu , đề tàithực hiện những nhiệm vụ sau:

+ Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho đề tài

+ Nghiên cứu việc sử dụng TikTok có ảnh hưởng như thế nào đến hành

vi và nhận thức của sinh viên

+ Nghiên cứu nguyên nhân và mục đích sinh viên trên địa bàn quận CầuGiấy – Hà Nội sử dụng TikTok

+ Nghiên cứu thời gian và địa điểm sử dụng mạng xã hội TikTok của cácsinh viên tại trường, cụ thể là tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đạihọc Quốc gia Hà Nội và Đại học Sư phạm Hà Nội

+ Đưa ra một số giải pháp để khắc phục tác động tiêu cực và nâng cao tácđộng tích cực giúp sinh viên sử dụng mạng xã hội TikTok một cách lànhmạnh hơn

- Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:

+ Phương pháp luận

Đề tài được thực hiện, nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duyvật biện chứng, duy vật lịch sử

+ Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết: Phân tích nhiều khíacạnh từ các nguồn tài liệu như các trang số liệu tổng hợp của Tiktok, cácthông tin từ các tờ báo Việt Nam có tính xác thực cao như báoThanhNiên, báo Tuổi Trẻ, v.v…

Trang 11

Phương pháp hệ thống hóa lí thuyết: Sắp xếp các lí lẽ, các tác động từmạng xã hội Tiktok đến kết quả học tập của sinh viên trên địa bàn quậnCầu Giấy, đến nhận thức và hành vi thông qua các nghiên cứu nêu trên.Phương pháp quan sát khoa học: Quan sát trực tiếp và gián tiếp đốitượng là những sinh viên tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại họcQuốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội sử dụng nhiều mạng xã hộiTiktok qua nhiều thời gian, địa điểm, v.v để đánh giá được thực trạng

sử dụng và những tác động có thể ảnh hưởng đến nhận thức và hành vicủa sinh viên

Phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi: Khảo sát có thể được thựchiện bằng cách lập phiếu khảo sát online bằng đường link Google Form

và được nhóm trưởng gửi vào nhóm Zalo để các thành viên trong nhómgửi cho những sinh viên đang học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền,Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội tham gia khảo sáthoặc phát phiếu cho những sinh viên đang theo học tại 3 trường ở trongkhuôn viên trường để thu thập thêm kết quả

Phỏng vấn có/không có cấu trúc chặt chẽ: Tiến hành phỏng vấn trựctiếp những sinh viên trong khuôn viên trường bằng những câu hỏi đãđược soạn trước hoặc thêm một vài câu ngoài lề để có thể hiểu sâu hơnđược nhiều khía cạnh trong đề tài cần nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Tác động của mạng xã hội TikTok đối vớihành vi và nhận thức

Khách thể nghiên cứu: Sinh viên trên địa bàn quận Cầu Giấy – HàNội, cụ thể là sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, sinh viên Đạihọc Quốc gia Hà Nội và sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội

- Giới hạn và phạm vi nghiên cứu:

Trang 12

Nội dung nghiên cứu: Thực hiện khảo sát và lấy ý kiến của các bạnsinh viên đang học năm nhất đến năm tư về tác động của mạng xã hộiTikTok đến nhận thức và hành vi của mình.

Không gian nghiên cứu: Thực hiện khảo sát sinh viên đang theo họctại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đạihọc Sư phạm Hà Nội

Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện từ 01/03/2023 01/04/2023

Đóng góp mới của đề tài

Phân tích, đánh giá được thực trạng sử dụng mạng xã hội TikTok hiệnnay và tác động của mạng xã hội TikTok đối với nhận thức và hành vicủa sinh viên quận Cầu Giấy nói riêng và giới trẻ nói chung, từ đó đưa ramột số khuyến nghị phù hợp và khả thi để giúp sinh viên sử dụng mạng

xã hội TikTok một cách lành mạnh và có hiệu quả hơn

- Giới thiệu khái quát kết cấu tổng thể nội dung

PHẦN 2: NỘI DUNG

- Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài

+ Một số khái niệm liên quan

• Mạng xã hội TikTok:

TikTok, hay còn biết tới là Douyin (Đấu Âm) tại Trung Quốc, là một nềntảng video âm nhạc và mạng xã hội của Trung Quốc, được tạo ra bởiTrương Nhất Minh - người sáng lập của ByteDance TikTok là mạng xãhội chia sẻ video âm nhạc với thời lượng ngắn nhằm phục vụ nhu cầugiải trí và tiêu thụ thông tin Nó cho phép người dùng sáng tạo những nộidung dài từ 15 giây đến 3 phút kết hợp với hiệu ứng âm thanh, hình ảnhmang tính cá nhân hóa và có thể được chia sẻ trên nhiều nền tảng mạng

xã hội bên thứ 3 phổ biến khác như Facebook, Twitter và Instagram

Trang 13

Hiện nay, TikTok đã thu hút lên đến 150 triệu người dùng trong 1 ngày

và 500 triệu người dùng vào tháng 6 năm 2018 Bên cạnh đó, trong thờigian ngắn, TikTok đã bỏ xa các nền tảng mạng xã hội như Facebook,Instagram, về lượt tải xuống trên thiết bị điện thoại

• Nhận thức

Theo Wikipedia, Nhận thức (Tiếng Anh: Cognition) là hành động hayquá trình tiếp thu kiến thức và những am hiểu thông qua suy nghĩ, kinhnghiệm và giác quan; bao gồm các quy trình như là tri thức, sự chú ý, trínhớ, sự đánh giá, sự ước lượng, sự lý luận, tính toán, việc giải quyết vấn

đề, việc đưa ra quyết định, sự lĩnh hội và việc sử dụng ngôn ngữ Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, nhận thức là một khái niệm trừu tượng

Nó là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộnão của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thựctiễn

Theo "Từ điển Bách khoa Việt Nam", nhận thức là quá trình biệnchứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ

đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể

Nhìn chúng thì Nhận thức nó là cả một quá trình mà con người tiếpcận với tri thức, chú ý đến nó như thế nào, nhận xét và đánh giá về nó rasao, tiếp thu và cải tiến nó như thế nào Bản chất của nhận thức chính làquá trình phản ánh ý thế giới khách quan trong ý thức con người Thôngqua đó, con người sẽ tư duy và không ngừng tiến gần đến một cấp bậccao hơn, vượt trội hơn Nhận thức chính là việc sử dụng tri thức có sẵn đểtạo ra tri thức mới hữu ích hoặc phục vụ mục đích nào đó của con người

Có 3 giai đoạn của nhận thức là nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính vànhận thức trở về thực tại

• Hành vi

Ngày đăng: 21/04/2024, 22:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN