Hiến phá Nhà nước Việt Nam và một loạt các điều luật, hệ thống văn bản dưới luật lần lượt ra đời nhằm xây dựng một hành lang pháp lý hoàn chỉnh, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động xu
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀNKHOA PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH
TIỂU LUẬN
PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC BÁO CHÍ – TRUYỀN THÔNGĐề tài: Những nội dung cấm, hành vi cấm trong hoạt động xuất bản
là gì? Lấy ví dụ về các cuốn sách đã vi phạm vào những nội dung,
Trang 2Mục lục
CHƯƠNG I MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài 2
2 Phạm vi nghiên cứu 3
3 Đối tượng nghiên cứu 3
CHƯƠNG II NỘI DUNGI Khái niệm 3
II Hoạt động xuất bản 4
1 Vị trí, mục đích của hoạt động xuất bản 4
2 Đặc điểm của hoạt động xuất bản 4
3 Quản lý của nhà nước về hoạt động sản xuất 6
4 Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản 7
III Những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản 8
IV Một số dẫn chứng cụ thể về các cuốn sách đã vi phạm vào những nội dung, hành vi cấm 9
1 Những cuốn sách vi phạm nội dung cấm trong hoạt động xuất bản 9
2 Những cuốn sách vi phạm hành vi cấm trong hoạt động xuất bản 13
III Thành tựu và bất cập trong hoạt động xuất bản hiện nay 17
1 Những thành tựu đạt được trong hoạt động xuất bản 17
2 Những bất cập trong hoạt động xuất bản 19
3 Những giái pháp nâng cao hiệu quả trong hoạt động xuất bản 22
CHƯƠNG III KẾT LUẬNLỜI CẢM ƠN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài
Hoạt động xuất bản có vai trò đặc biệt trong đời sống xã hội, vừa thuộc lĩnh vực văn hóa – tư tưởng, đồng thời là ngành kinh tế - kỹ thuật; tác động mạnh mẽ đến nhân cách, đạo đức, lối sống, nhận thức chính trị - tư tưởng, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao dân trí, thúc đẩy tiến bộ xã hội Cùng với thông tin đại chúng, Xuất bản – In – Phát hành là công cụ tuyên truyền chính trị hiệu quả, sắn bén Do đó, cần được đầu tư, chỉ đạo, quản lý nhằm phát huy hơn nữa vai trò của Xuất bản phục vụ sự nghiệp phát triển Kinh tế - Xã hội của đất nước, địa phương trong thời kỳ hội nhập và phát triển Hoạt động xuất bản vừa là hoạt động văn hóa, tư tưởng, vừa là hoạt động sản xuất vật chất Nó là kết quả lao động sáng tạo của con người, là phương tiện quan trọng phản ánh đời sống tinh thần, bộ mặt văn hóa của mỗi dân tộc ở mọi thời đại.
Từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Đảng và Nhà nước ta luôn thực thi chính sách nhất quán, đặc biệt coi trọng quyền tự do, dân chủ của nhân dân, trong đó có quyền tự do xuất bản Hiến phá Nhà nước Việt Nam và một loạt các điều luật, hệ thống văn bản dưới luật lần lượt ra đời nhằm xây dựng một hành lang pháp lý hoàn chỉnh, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động xuất bản phát triển đúng hướng trên nền tảng pháp luật.
Trong những năm qua, hoạt động xuất bản của Việt Nam không ngừng phát triển và thu được những kết quả đáng ghi nhận, đó là sự tăng trưởng hằng năm cả về chất lượng và số lượng xuất bản phẩm, đáp ứng nhu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị của từng ngành, từng địa phương, góp phần khẳng định vị trí quann trọng của hoạt động xuất bản trong đời sống xã hội Các nhà xuất bản đã vận động và không ngừng đổi mới, phát triển để phù hợp hơn với những thay đổi của đất nước Tuy nhiên, có một số bộ phận NXB, bộ phận cá nhân đã không tuẩn thủ quy định của Luật Xuất bản, tìm mọi cách như in sách lậu, làm sách nhái, nhằm thu lợi nhuận cao; lợi dụng, tuyên truyền tư tưởng phản động, chống phá Đảng Vì vậy, việc tìm hiểu quy định trong Luật Xuất bản là rất cần thiết đối với mỗi công dân nói chúng và nhà xuất bản nói riêng, đặc biệt là những bạn trẻ đang theo đuổi và học tập trong lĩnh lực báo chí, xuất bản như chúng em Nhận thức được điều này nên em đã thực hiện đề tài “Tìm hiểu những nội dung cấm, hành vi cấm trong hoạt động
Trang 4xuất bản” để hiểu rõ hơn những quy định trong Luật Xuất bản 2012 mà Nhà nước đã ban hành
2 Phạm vi nghiên cứu
Những nội dung cấm, hành vi cấm trong hoạt động xuất bản được quy định trong Luật Xuất bản 2012
3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài hướng vào nghiên cứu những nội dung, hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản Đưa ra dẫn chứng cụ thể về những cuốn sách đã vi phạm vào nội dung cấm, hành vi cấm trong hoạt động xuất bản thông qua một số trang báo điện tử đã đưa tin.
CHƯƠNG II NỘI DUNGI Khái niệm
Xuất bản là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu để in
và phát hành hoặc để phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử + In là việc sử dụng thiết bị in để tạo ra xuất bản phẩm từ bản mẫu + Phát hành là việc thông qua một hoặc nhiều hình thức mua, bán, phân phát, tặng, cho, cho thuê, cho mượn, xuất khẩu, nhập khẩu, hội chợ, triển lãm để đưa xuất bản phẩm đến người sử dụng.
Xuất bản được chia làm 2 loại:
Xuất bản phẩm: là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thể hiện dưới hình thức sau đây:
Trang 5 Xuất bản điện tử: là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành
bản mẫu và sử dụng phương tiện điện tử để tạo ra xuất bản phẩm điện tử.
+ Bản thảo là bản viết tay, đánh máy hoặc bản được tạo ra bằng phương tiện điện tử của một tác phẩm, tài liệu để xuất bản
+ Biên tập là việc rà soát, hoàn thiện nội dung và hình thức bản thảo để xuất bản
+ Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự quy định tại khoản 10 Điều 4 của Luật giao dịch điện tử
+ Xuất bản phẩm điện tử là xuất bản phẩm quy định tại các điểm a,c,d,đ khoản 4 Điều này được định dạng số và đọc, nghe, nhìn bằng phương tiện điện tử
Xuất bản cơ bản bao gồm các công đoạn sau:
+ Mua bản quyền (từ tác giả hoặc nhà xuất bản gốc) + Biên tập
+ Dàn trang + Thiết kế bìa
+ Xin giấy phép xuất bản
+ In ấn (hoặc xuất bản dưới định dạng điện tử như pdf, epub, mobi, ) + Tiếp thị và phân phối
II Hoạt động xuất bản
1 Vị trí, mục đích của hoạt động xuất bản
Hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực văn hóa, tư tưởng nhằm phổ biến, giới thiệu tri thức thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội, giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân chí, xây dựng đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam, mở rộng giao lưu văn hóa với các nước, phát triển kinh tế - xã hội, đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành vi làm tổn hại lợi ích quốc gia, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2 Đặc điểm của hoạt động xuất bản
a) Hoạt động xuất bản mang đặc điểm truyền thông
Trang 6Xuất bản phẩm, trong đó có sách, là sản phẩm văn hóa tinh thần, là phương tiện lưu giữ, tích lũy, truyền bá tri thức của loài người Trong lịch sử, sự ra đời của sách là một thành tựu kỳ diệu trong sự phát triển của nhân loại Sách ghi lại sự trưởng thành về nhận thức và tư duy, về cải tạo và xây dựng xã hội của loài người, đồng thời nó trao truyền các giá trị di sản văn hóa tinh thần và các thành tựu của văn hóa vật chất mà loài người đã đạt được Cho đến nay, cùng với báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác, xuất bản là trung tâm của hệ thống giáo dục, tạo lập, phân phối kiến thức và nuôi dưỡng trí tuệ con người Nếu không có sách và các xuất bản phẩm khác, văn hóa, giáo dục sẽ bị tổn hại và không thể trao truyền kiến thức, kinh nghiệm từ thế hệ này qua thế hệ khác Do đó, xuất bản mang đặc điểm truyền thông và thuộc trung tâm của mạng lưới truyền thông rộng lớn.
b) Hoạt động xuất bản mang đặc điểm văn hóa tinh thần
Xuất bản, trong đó xuất bản sách là chủ yếu, là một quá trình gồm nhiều khâu nối tiếp nhau như đề tài, cộng tác viên, biên tập bản thảo, thiết kế và chế bản, in, tuyên truyền và phát hành, trong đó có ba khâu cơ bản là: biên tập, in và phát hành Mục đích cao nhất của hoạt động xuất bản là đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần, còn việc tổ chức sản xuất, lưu thông, phát hành là phương thức của hoạt động này Trong thời kỳ bao cấp, các nhà xuất bản ở nước ta đều hoạt động theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, thực hiện việc cấp phát, giao nộp theo chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh, phần lớn xuất bản phẩm được phân phối, lưu thông trên thị trường theo địa chỉ đã định Về giá cả mua bán là do Nhà nước ấn định Mọi yếu tố sản xuất của quy trình xuất bản đều do Nhà nước chỉ đạo Do đó, việc tổ chức sản xuất và quản lý các hoạt động xuất bản được thực hiện theo các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước Bởi thế, nó không hoạt động theo các quy luật kinh tế, mà thuần túy là các cơ quan, đơn vị sự nghiệp làm công tác văn hóa, tư tưởng Bước sang cơ chế thị trường, hoạt động xuất bản dù phải hạch toán kinh doanh lỗ lãi, nhưng bản chất của xuất bản vẫn là hoạt động truyền bá văn hóa, sản phẩm sách thuộc lĩnh vực văn hóa tinh thần Trong đời sống xã hội, xuất bản là một thiết chế văn hóa, nó phục vụ cho việc phát triển các giá trị chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học Trong đời sống văn hóa tinh thần, xuất bản không đơn thuần là hoạt động sáng tác, nghiên cứu, mà nó còn thúc đẩy sự sáng tạo, góp phần nâng cao chất lượng các giá trị chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học của xã hội Mặc dù không trực tiếp nghiên cứu, sáng tác, song hoạt động xuất bản là bộ phận thiết yếu của đời sống văn hóa tinh thần, là khâu tiếp nối và nâng cao các hoạt động sáng tạo văn hóa, khoa học, là cầu nối giữa tác giả, tác phẩm và bạn đọc.
Trang 7c) Hoạt động xuất bản mang đặc điểm sản xuất hàng hóa
Hoạt động theo cơ chế thị trường, các nhà xuất bản tự bươn trải, tự đổi mới hoạt động cho phù hợp với cơ chế mới để tồn tại và phát triển, nên thị trường xuất bản có điều kiện phát triển Các nhà xuất bản phải tự hạch toán, chịu cạnh tranh và chịu mọi sự điều tiết về chính sách thuế, về giá trên thị trường Sản phẩm của hoạt động xuất bản thực hiện trên thị trường dưới hình thức hàng hóa; nghĩa là, sản phẩm của hoạt động xuất bản được sản xuất ra với tư cách là hàng hóa Quá trình tổ chức sản xuất, lưu thông phải được thực hiện theo quy luật của sản xuất hàng hóa, theo quy luật của kinh tế thị trường Xuất bản là hoạt động vật chất hóa, xã hội hóa các tác phẩm thuộc lĩnh vực văn hóa tinh thần Để làm được điều đó, hoạt động xuất bản đòi hỏi những chi phí vật chất và tinh thần không nhỏ Để tồn tại và phát triển, hoạt động xuất bản phải được hạch toán chi tiết từ đầu vào đến đầu ra Do đó, trong cơ chế thị trường, hoạt động xuất bản tất yếu mang tính chất sản xuất hàng hóa, phải được thực hiện giá trị hàng hóa thông qua trao đổi trên thị trường và trở thành đối tượng của kinh doanh hàng hóa Sự ra đời của công nghệ điện tử nhân bản, hoạt động xuất bản được máy tính trợ giúp và gần đây là internet, tất cả đã tác động sâu sắc đến hoạt động xuất bản, làm cho nó trở thành ngành công nghiệp hiện đại, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta Như vậy, trong cơ chế thị trường, xuất bản phẩm luôn mang thuộc tính hàng hóa, hoạt động xuất bản là hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa đặc thù.
3 Quản lý của nhà nước về hoạt động sản xuất
a) Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản bao gồm:
Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển hoạt động xuất bả; ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động xuất bản và bản quyền tác giả trong hoạt động xuất bản
Tổ chức đọc, kiểm tra, thẩm định xuất bản phẩm lưu chiểu Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xuất bản
Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong hoạt động hoạt động sản xuất; đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động sản xuất
Hợp tác quốc tế trong hoạt động xuất bản
Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xuất bản
Trang 8 Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động xuất bản; tuyển chọn và trao giải thưởng đối với xuất bản phẩm có giá trị cao
b) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản trong phạm vi cả nước
Bộ Thông tin và Tuyên truyền chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản.
Các bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiên quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo thầm quyền
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tại địa phương
4 Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản
a) Nhà nước có chiến lược, quy hoạch phát triển mạng lưới nhà xuất bản, cơ sở in, cơ sở phát hành xuất bản phẩm; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực; ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật cho hoạt động xuất bản; có chính sách thu hút các nguồn nhân lực xã hội tham gia vào hoạt động xuất bản.
b) Các chính sách của Nhà nước đối cới lĩnh vực xuất bản.
Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng, hiện đại hóa cơ sở vật chất, ứng dụng, chuyển giao công nghệ - kỹ thuật tiên tiến cho nhà xuất bản phục vụ nhiệm vụ, đối tượng và địa bàn quy định tại điểm b khoản này
Đặt hàng để có bản thảo và xuất bản tác phẩm, tài liệu phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại, phục vụ đồng bào vùng dân tộc thiêu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo, thiêu niên, nhi đồng, người kiếm thị và các nhiệm vụ trọng yếu khác
Mua bản thảo đối với những tác phẩm có giá trị nhưng thời điểm xuất bản chưa thích hợp hoặc đối tượng sử dụng hạn chế; hỗ trợ mua bản quyền đối với tác phẩm trong nước và nước ngoài có giá trị phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội
Ưu đãi lãi xuất vay vốn theo quy định của pháp luật c) Chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực in xuất bản phẩm:
Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng, hiện đại hóa cơ sở vật chất, ứng dụng, chuyển giao công nghệ - kỹ thuật tiên tiến cho cơ sở in phục vụ
Trang 9nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại và cơ sở in tại vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo
Ưu đãi về tiền thuê đất để làm nhà xưởng và lãi xuất vay vốn cho cơ sở in phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại và cơ sở in tại vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo d) Chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm:
Ưu tiên đầu tư quỹ đất và kinh phí xây dựng cơ sở vật chất cho hệ thống cơ sở phát hành xuất bản phẩm tại vùng có điều kiện kinh tế -xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo
Hỗ trợ cước vậnc huyển xuất bản phẩm phục vụ nhiệm vụ, đối tượng và địa bản quy định tại điểm b khoản 2 Điều này
Hỗ trợ kinh phí tổ chức hoạt động quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam thông qua xuất bản phẩm; tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm trong và ngoài nước.
Ưu đãi tiền thuê đất, thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước; lãi suất vay vốn đối với cơ sở phát hành xuất bản phẩm
e) Chính sách của Nhà nước đối vưới việc xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử
Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng, hiện đại hóa cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ - kỹ thuật tiên tiến cho nhà xuất bản để xuất bản phẩm điện tử
Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu đặc tả của xuất bản phẩm điện tử nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm, truy cập, quản lý và lưu trư xuất bản phẩm điện tử
f) Chính phủ quy định chi tiết Điều này phù hợp với từng giai đoạn phát triển của hoạt động xuất bản
III Những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản 1) Nghiêm cấm việc xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm có nội
dung sau đây:
Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối địa đoàn kết toàn dân tộc
Tuyền truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng
Trang 10phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;
Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định
Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân
2) Nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:
Xuất bản mà không đăng ký, không có quyết định xuất bản hoặc không có giấy phép xuất bản
Thay đổi, làm sai lệch nội dung bản thảo đã được ký duyệt hoặc bản thảo tài liệu không kinh doanh có dấu của cơ quan cấp giấy phép xuất bản
In lậu, in giả, in nổi bản trái phép xuất bản phẩm
Phát hành xuất bản phẩm không có nguồn gốc hợp pháp hoặc chưa nộp lưu chiểu
Xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy hoặc nhập khẩu trái phép Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
IV Một số dẫn chứng cụ thể về các cuốn sách đã vi phạm vào nhữngnội dung, hành vi cấm
1 Những cuốn sách vi phạm nội dung cấm trong hoạt động xuất bản
a) Cuốn sách “Chiếc áo len mẹ đan” bị thu hồi vì có nội dung chống phá Đảng, Nhà nước
Theo như trang thông tin điện tử “Báo Mới”, Cục Xuất bản, In và Phát hành đề nghị các Sở thông tin và Truyền thông phối hợp thu hồi cuốn sách “Chiếc áo len mẹ đan” mạo danh Nhà Xuất bản Hồng Đức, cuốn sách có nội dung chống Đảng, chống Nhà nước.
Trang 11
Trong nội dung của cuốn truyện ngắn, tác giả Trung Nguyên đã có đoạn viết “Tôi muốn đan một chiếc áo tự do dân chủ cho quê hương tôi để thay thế sự độc tài, đàn áo của Cộng sản, đan cái tình dân tộc thiêng liêng thay cho cái chủ nghĩa ngoại lai độc tài, đan những câu kinh lời nguyện thay cho những lời hứa hẹn vu vơ, những câu mê hoặc mỵ dân, những lời gian dối điêu ngoa ” Đây là một đoạn trích dẫn được trích ra từ cuốn sách, người đọc có thể dễ dàng nhận thấy rõ ý đồ của tác giả đang truyền bá tư tưởng chống phá Nhà nước, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, một thứ văn hóa chống phá, ngoại lai, bắt chước đã và đang có cơ hội thâm nhập khá sâu rộng vào văn hóa dân tộc ta, đặc biệt là thế hệ non trẻ Để kịp thời ngăn chặn hoạt động phát hành cuốn sách này trên địa bàn tỉnh Nghệ An, ngày 30/11/2021, Sở Thông tin và Truyền thông đã ra Công văn dố 1855/STTTT – TT đề nghị UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo phòng Văn hóa thông tin: thông báo đến các cơ sở kinh doanh sách để biết và yêu cầu cam kết không mua, bán, lưu giữ cuốn sách.
Cùng với đó, đi kiểm tra các cơ sở kinh doanh sách trên địa bàn nếu phát hiện có trường hợp bán hoặc lưu giữ cuốn sách “Chiếc áo len mẹ đan” sẽ lập tức thu hồi, tạm giữ tại phòng Văn hóa thông tin các huyện, thành phố, thị xã đồng thời báo
Nguồn ảnh: Trang web “Báo Mới”
Trang 12cáo kết quả kiểm tra về Sở Thông tin và Truyền thông để được hướng dẫn các biện pháp xử lý theo quy đinh.
Ngoài ra còn một số ấn phẩm văn học nghệ thuật có nội dung phản động như:
Cuốn Hồi ký “Những mảnh đời sau song sắt” do đối tượng Phạm Thanh Nghiên soạn thảo từ năm 2012, sau khi chấp hành xong hình phạt tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” (Phạm Thanh Nghiên là đối tượng sáng lập ra “Mạng lưới Blogger Việt Nam”) Cuốn sách được viết với bút danh là “Blogger Phạm Thanh Nghiên”, dung lượng 500 trang, được in song ngữ do Đài “Đáp lời Sông Núi”, “Tủ sách Tiếng quê hương” và “Thư viện Việt Nam” tổ chức in ấn và phát hành, có giá bán 25 USD tại Mỹ Nội dung cuốn sách tuyên truyền phản đối chính sách giam giữ của Việt Nam; vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền; cổ vũ, khích lệ “tinh thần đấu tranh dân chủ của các đối tượng tù nhân lương tâm”, nhất là đối tượng nữ giới ở Việt Nam và sự phát triển của cái gọi là “phong trào xã hội dân sự độc lập”.
Hay cuốn sách “Một người quốc dân” (bút danh Lê Luân) được Lê Văn Luân soạn thảo từ tháng 12/2016 (Luân là luật sư thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội; được các đối tượng chống đối phong cho là “Luật sư nhân quyền”) Nội dung cuốn sách gồm 281 trang, chia thành 8 phần với nội dung khẳng định giá trị và bản lĩnh của “một con người chân chính”; tuyên truyền việc thay đổi tư tưởng, nhận thức của con người; đấu tranh phê phán tiêu cực trong xã hội, bàn cách thay đổi thể chế, xóa bỏ và lật đổ Đảng Cộng sản Việt Nam; kêu gọi mọi người đoàn kết, tự lực, tự cường nhằm xây dựng quốc gia mới.
b) Cuốn sách “Pháp bảo” – Tư liệu truyền bá mê tín dị đoan đến người dân Hiện nay, một số bộ phận người dân quá mê tín vào yếu tố tâm linh, họ đặt niềm tin vào những điều phù phiếp, mơ hồ, không có căn cứ chứng mình (tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép, ) để rồi dẫn đến hậu quả bị kẻ xấu lợi dụng lòng tin.
Một dẫn chứng cụ thể do báo “Đại đoàn kết” đưa tin về CLB Tình người mang màu sắc “ma mị” giữa Thủ đô CLB này đã hoạt động nhiều năm với những phương châm “kết nối những trái tim nhân ái”, “phát triển giá trị trí tuệ hạnh phúc cộng đồng” thế nhưng đắng sau đó lại là những buổi rao giảng, truyền bá những tư tưởng, đạo lý đậm “mùi” mê tín dị đoan.