TIỂU LUẬN GIỮA KÌ MÔN QUẢN TRỊ RỦI RO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM

37 4 2
TIỂU LUẬN GIỮA KÌ MÔN QUẢN TRỊ RỦI RO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN GIỮA KÌMÔN: QUẢN TRỊ RỦI RO

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊRỦI RO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

ACECOOK VIỆT NAM

Lớp học phần: 420300100702 Nhóm: 4

GVHD: ThS Nguyễn Thị Minh Thủy

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 04 năm 2024

Trang 2

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN GIỮA KÌ

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊRỦI RO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

ACECOOK VIỆT NAM

STT HỌ VÀ TÊN MSSV MỨC ĐỘ HOÀN THIỆN 1 Nguyễn Hoàng Tuấn 21008701 100%

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 7

1 Lí do chọn đề tài 7

2 Mục tiêu nghiên cứu 7

3 Phương pháp nghiên cứu 7

4 Ý nghĩa thực tiễn 7

5 Kết cấu của tiểu luận 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 9

1.1 Tổng quan về rủi ro 9

1.1.1 Khái niệm rủi ro 9

1.1.2 Phân loại rủi ro 9

1.1.2.1 Dựa trên cơ sở thang đo tiền tệ 9

1.1.2.2 Dựa trên cơ sở nguyên nhân tác động 9

1.1.2.3 Dựa trên cơ sở có phát sinh lợi ích 9

1.1.2.4 Dựa trên cơ sở nguồn gốc phát sinh 10

1.1.2.5 Dựa trên cơ sở môi trường quản trị doanh nghiệp 10

1.1.2.6 Dựa trên cơ sở đối tượng chịu rủi ro 11

1.1.3 Thành phần cơ bản của rủi ro 11

1.2 Quản trị rủi ro trong kinh doanh 11

1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro 11

1.2.2 Các yếu tố tác động đến quản trị rủi ro 11

1.2.3 Các loại tổn thất 12

1.3 Nội dung quản trị rủi ro 12

1.3.1 Nhận dạng - Phân tích - Đo lường rủi ro 12

1.3.2 Kiểm soát - Phòng ngừa rủi ro 12

1.3.3 Tài trợ rủi ro 13

1.4 Tổng quan về Quản trị rủi ro trong Marketing 13

1.4.1 Tầm quan trọng của Quản trị rủi ro trong Marketing 13

1.4.2 Các rủi ro thường gặp trong Marketing 14

1.4.2.1 Văn hóa 14

1.4.2.2 Pháp luật 15

1.4.2.3 Chính trị 15

1.4.2.4 Kinh tế 15

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TẠI ACECOOK VIỆT NAM 17

2.1 Giới thiệu về tập đoàn 17

Trang 4

2.1.1 Tập đoàn Acecook 17

2.1.2 Công ty cổ phần Acecook Việt Nam 17

2.2 Lịch sử hình thành và phát triển 18

2.2 Tổng quan thị trường mì ăn liền tại Việt Nam 19

2.2.1 Tình hình tiêu thụ mì ăn liền tại Việt Nam 19

2.2.2 Tình hình sản xuất và cung ứng mì ăn liền tại Việt Nam 20

2.3 Quy trình đánh giá rủi ro của công ty cổ phần Acecook Việt Nam 21

2.3.1 Nhận dạng rủi ro 21

2.3.2 Đo lường rủi ro 23

2.3.3 Đánh giá rủi ro 24

2.3.3.1 Rủi ro chiến lược 24

2.3.3.2 Rủi ro tuân thủ 27

2.3.3.3 Rủi ro hoạt động 28

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN LÝ RỦI RO 30

3.1 Đề xuất các giải pháp quản lý rủi ro chiến lược 30

3.1.1 Đối với rủi ro cạnh tranh 30

3.1.2 Đối với rủi ro liên quan đến mong muốn và nhu cầu của khách hàng 30

3.1.3 Đối với rủi ro về quan hệ 31

3.1.4 Đối với rủi ro nguồn nhân lực 31

3.1.5 Đối với rủi ro về ngành 31

3.2 Đề xuất các giải pháp quản lý rủi ro tuân thủ 32

3.2.1 Rủi ro tiêu chuẩn 32

3.2.2 Rủi ro về hợp đồng lao động 32

3.2.3 Rủi ro hữu quan 32

3.2.4 Rủi ro pháp lý 32

3.2.5 Rủi ro về hợp đồng với đối tác, khách hàng 32

3.3 Đề xuất các giải pháp quản lý rủi ro hoạt động 33

3.3.1 Rủi ro tác nghiệp, cạnh trạnh 33

3.3.2 Rủi ro sản xuất 33

3.3.3 Rủi ro hệ thống công nghệ 33

3.3.4 Rủi ro cán bộ, nhân viên 33

3.3.5 Rủi ro do các nguyên nhân khác 33

KẾT LUẬN 35

Trang 5

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 Logo tập đoàn Acecook 17 Hình 2 Ma trận rủi ro của công ty cổ phần Acecook Việt Nam 24 Hình 3 Doanh thu thuần của các doanh nghiệp mì ăn liền 25

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1 Phân loại rủi ro chiến lược theo yếu tố bên trong và bên ngoài 21

DANH MỤC THUẬT NGỮ, TỪ VIẾT TẮT

GDP Tổng sản phẩm nội địa hoặc tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product).

WINA Hiệp hội Mì ăn liền thế giới

R&D Nghiên cứu và phát triển (Research & Development)

CTCP Công ty Cổ phần

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Mì ăn liền ra đời tại Nhật Bản vào năm 1958 và nhanh chóng trở thành một trong những thực phẩm chế biến sẵn được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới Đầu thập niên 90, mì ăn liền có mặt tại Việt Nam Một số loại như phở ăn liền, miến đậu xanh ăn liền, bún ăn liền, hủ tiếu ăn liền, nui ăn liền đều đã có mặt trên thị trường Nhiều người chọn mì ăn liền như một giải pháp nhanh chóng cho bữa ăn thời công nghiệp thế kỉ 21 Hiện tại, Việt Nam là quốc gia tiêu thụ mì ăn liền cao thứ 4 trên thế giới và cũng là thị trường hấp dẫn của các nhà đầu tư Mặc dù Việt Nam là một đất nước “trẻ” nhưng mức sống của người dân Việt đang tăng một cách ấn tượng Xuất phát từ việc nâng cao chất lượng cuộc sống, thói quen ăn uống của người Việt Nam cũng thay đổi từ “ăn no” sang “ăn ngon để thưởng thức” Vì vậy, nhu cầu của người tiêu dùng về giá trị của sản phẩm này ngày càng cao hơn

Mì ăn liền đã là một sản phẩm thiết yếu và quen thuộc với người tiêu dùng Tại Việt Nam, có rất nhiều thương hiệu đi sâu vào tâm trí khách hàng như Hảo Hảo, Omachi, Cung Đình, Một gói mì chỉ từ 3.500 đồng, có thể mua ở bất cứ nơi đâu, nhưng trong quá trình sản xuất tồn đọng rất nhiều rủi ro mà một công ty sản xuất mì gói có thể gặp phải Đặc biệt đối với Acecook Việt Nam khi chiếm một thị phần khá lớn trong thị trường mì gói Việt Nam.

Cùng với rất nhiều rủi ro đối với công ty cổ phần Acecook Việt Nam, nhóm em quyết định phân tích một số rủi ro nổi bật cũng như đề xuất những giải pháp để có thể giải quyết những rủi ro mà công ty cổ phần Acecook Việt Nam có thể mắc phải.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu, hoàn thiện và đề xuất những giải pháp để giải quyết những rủi ro mà công ty cổ phần Acecook Việt Nam có thể mắc phải.

3 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận;

- Phương pháp thu thập số liệu; - Phương pháp nghiên cứu định tính;

Trang 7

- Phương pháp nghiên cứu định lượng.

4 Ý nghĩa thực tiễn

Giúp công ty cổ phần Acecook Việt Nam nhìn nhận được các rủi ro có thể mắc phải và khắc phục các rủi ro một cách hiệu quả.

5 Kết cấu của tiểu luận

Xem tại Mục lục trang 03.

Trang 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Tổng quan về rủi ro1.1.1.Khái niệm rủi ro

Theo trường phái cổ điển: Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người.

Theo trường phái trung hòa: Rủi ro là những bất định có thể đo lường được Rủi ro có tính hai mặt: tính tích cực và tính tiêu cực (mất mát, tổn thất, nguy hiểm nhưng cũng có thể là cơ hội).

1.1.2 Phân loại rủi ro

1.1.2.1 Dựa trên cơ sở thang đo tiền tệ

Rủi ro không có tổn thất về thang đo tiền tệ

Ví dụ: Sự mất niềm tin của các ứng viên tổng thống, chính trị gia từ phía người dân, người ủng hộ; mất niềm tin của nhân viên với lãnh đạo doanh nghiệp.

Rủi ro có tổn thất về thang đo tiền tệ

Ví dụ: Sự sụt giảm mạnh về doanh thu, gia tăng nhanh về chi phí của doanh nghiệp.

1.1.2.2 Dựa trên cơ sở nguyên nhân tác động

Rủi ro động: Xuất hiện khi có thay đổi từ môi trường kinh doanh dẫn đến tổn thất cho riêng công ty, nhóm công ty thuộc một lĩnh vực cụ thể, còn bao gồm một số tổn thất khác như thiên tai, cháy nổ, đạo đức, hành vi con người trong công ty

Rủi ro tĩnh: Là kết quả của sự thay đổi trong môi trường kinh doanh tác động đến tất cả lĩnh vực, các công ty, doanh nghiệp, cá nhân Rủi ro tĩnh có thể ảnh hưởng đến nhiều cá nhân vì họ thường chủ quan cho rằng nó không nguy hiểm bằng rủi ro động.

1.1.2.3 Dựa trên cơ sở có phát sinh lợi ích

Rủi ro thuần túy: Là loại rủi ro chỉ mang lại những hậu quả không có lợi hoặc những

Trang 9

tổn thất.

Rủi ro suy đoán: Là loại rủi ro vừa có thể mang lại tổn thất nhưng cũng có thể mang lại lợi ích.

1.1.2.4 Dựa trên cơ sở nguồn gốc phát sinh

Rủi ro do môi trường thiên nhiên: Các hiện tượng thiên nhiên: động đất, núi lửa, lũ lụt, sóng thần, hạn hán,… có thể gây thiệt hại, tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Rủi ro do môi trường văn hóa: Do sự thiếu hiểu biết về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lối sống của dân tộc khác từ đó dẫn đến cách hành xử, tiếp cận không phù hợp, gây ra thiệt hại, mất cơ hội kinh doanh

Rủi ro do môi trường xã hội: Sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi của con người, cấu trúc xã hội là một nguồn rủi ro quan trọng.

Rủi ro do môi trường chính trị: Môi trường chính trị có ảnh hưởng lớn đến bầu không khí kinh doanh, môi trường chính trị thay đổi có thể làm đảo lộn môi trường kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, tổ chức.

Rủi ro do môi trường luật pháp: Nếu các chuẩn mực luật pháp không theo kịp bước tiến của xã hội hay thay đổi quá nhiều, quá nhanh, không ổn định thì cũng tạo nên nhiều rủi ro cho doanh nghiệp.

Rủi ro do môi trường kinh tế: Mọi hiện tượng, biến động xảy ra trong môi trường kinh tế: suy thoái kinh tế, sụt giảm GDP[1], lạm phát… đều có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp.

Rủi ro do môi trường hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp: Rủi ro có thể phát sinh ở nhiều lĩnh vực như công nghệ, tổ chức bộ máy, văn hóa công ty

Rủi ro nhận thức của con người: Nhận diện và phân tích không đúng sẽ đưa ra kết luận sai, giữa thực tế và nhận thức hoàn toàn khác nhau thì tiềm ẩn rủi ro sẽ vô cùng lớn.

1.1.2.5 Dựa trên cơ sở môi trường quản trị doanh nghiệp

- Rủi ro môi trường bên trong:

Trang 10

+ Theo các lĩnh vực: Quản trị, quảng cáo, tài chính - kế toán, sản xuất - tác nghiệp… + Theo bộ phận, phòng ban.

+ Theo dây chuyền chuỗi giá trị: Các hoạt động đầu vào, quá trình tác nghiệp, quy trình nghiệp vụ, các hoạt động đầu ra, quảng cáo, bán hàng, dịch vụ.

- Rủi ro môi trường bên ngoài:

+ Theo môi trường vĩ mô: Kinh tế, chính trị chính phủ, luật pháp, văn hóa xã hội nhân khẩu, địa lý, công nghệ thông tin.

+ Theo môi trường vi mô: Khách hàng, nhà cung ứng, đối thủ cạnh tranh…

1.1.2.6 Dựa trên cơ sở đối tượng chịu rủi ro

Rủi ro về tài sản: Khả năng được hay mất đối với tài sản vật chất, tài sản tài chính, tài sản vô hình.

Rủi ro về nhân lực: Tổn thương, thương vong, giảm thu nhập, mất mát nhân sự ở cấp quản lý…

Rủi ro về pháp lý: Tranh chấp kiện tụng kéo dài có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.3.Thành phần cơ bản của rủi ro

Mối đe dọa: các loại nguy hiểm có thể mang lại lợi ích hoặc tổn thất, sẽ trở thành hiểm họa nếu như được gia tăng khả năng xảy ra và tổn thất nếu có là rất lớn Nguồn: Môi trường mà trong đó mối đe dọa (hiểm họa) tồn tại và phát triển.

Các nhân tố thay đổi: Có tác động xu hướng làm tăng hay giảm khả năng và tổn thất của rủi ro.

Hậu quả: Kết quả xuất hiện khi rủi ro xảy ra.

1.2 Quản trị rủi ro trong kinh doanh1.2.1.Khái niệm quản trị rủi ro

Quan điểm truyền thống: Đơn thuần là việc mua bảo hiểm, bù đắp những tổn thất, mất mát có thể xảy ra từ phía thứ ba qua hợp đồng bảo hiểm.

Quan điểm hiện đại: Quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ

Trang 11

thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, ảnh hưởng bất lợi của rủi ro (Kloman và Haimes), đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công.

1.2.2.Các yếu tố tác động đến quản trị rủi ro

Quy mô tổ chức: Lớn thì rủi ro lớn, nhỏ thì rủi ro nhỏ.

Tiềm lực tổ chức: Tài chính, nguồn lực con người mạnh hay yếu.

Môi trường, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh đặc thù: Tổ chức hoạt động: ít hay nhiều

Tổn thất tài sản gián tiếp: Những tổn thất hậu quả do tổn thất trực tiếp gây ra.

Tổn thất pháp lý: Phát sinh liên quan đến tổn thất tài sản trực tiếp, tài sản gián tiếp và tổn thất nguồn nhân lực.

Tổn thất nguồn nhân lực: Người lao động bị thương tật, tai nạn không thể làm việc được nữa; nhân sự chất xám trong tổ chức bị chèo kéo về phía đối thủ cạnh tranh

1.3 Nội dung quản trị rủi ro

1.3.1.Nhận dạng - Phân tích - Đo lường rủi ro

Để quản lý được rủi ro trước hết phải nhận dạng được rủi ro Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của tổ chức nhằm tìm kiếm các thông tin về nguồn gốc rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, đối tượng rủi ro và loại tổn thất có thể; thống kê các loại rủi ro đã và đang xảy ra; dự báo những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện.

Bước tiếp theo là phân tích rủi ro Phân tích rủi ro là việc xác định được những nguyên nhân, mối nguy hiểm nào gây ra rủi ro, trên cơ sở đó tìm ra các biện pháp phòng ngừa Hơn nữa, mỗi rủi ro không chỉ do một nguyên nhân đơn nhất gây ra, mà thường do nhiều nguyên nhân, có thể là nguyên nhân trực tiếp, có thể là nguyên nhân gián tiếp,…

Trang 12

Sau khi phân tích, một bước quan trọng tiếp theo là đo lường rủi ro thông qua việc thu thập số liệu và phân tích, đánh giá theo hai khía cạnh là tần suất (tần số) xuất hiện rủi ro và mức độ nghiêm trọng của rủi ro để từ đó có biện pháp quản trị rủi ro thích hợp.

1.3.2 Kiểm soát - Phòng ngừa rủi ro

Trong hoạt động quản lý rủi ro, công việc trọng tâm là kiểm soát rủi ro Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, chương trình hoạt động,… để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể xảy ra cho doanh nghiệp Các biện pháp cơ bản để kiểm soát rủi ro:

- Né tránh rủi ro: né tránh những hoạt động hoặc những nguyên nhân làm phát sinh tổn thất, mất mát có thể có Có 2 biện pháp né tránh rủi ro, bao gồm: Chủ động né tránh từ trước khi xảy ra rủi ro hoặc loại bỏ những nguyên nhân tạo nên rủi ro.

- Ngăn ngừa tổn thất: nhằm mục đích giảm thiểu số lần xuất hiện các rủi ro hoặc giảm mức độ thiệt hại do rủi ro mang lại Có 3 biện pháp ngăn ngừa tổn thất, bao gồm: Tác động vào chính mối nguy hiểm, hiểm họa để ngăn ngừa tổn thất; tác động vào môi trường rủi ro; hoặc tác động vào sự tương tác của mối nguy hiểm và môi trường rủi ro.

- Giảm thiểu tổn thất: nhằm mục đích giảm thiểu những thiệt hại, mất mát do rủi ro mang lại Bao gồm các biện pháp: Cứu vớt những tài sản còn dùng được; Xây dựng các kế hoạch phòng ngừa rủi ro; Dự phòng; hoặc phân tán rủi ro.

- Chuyển giao rủi ro: Chuyển tài sản hoặc hoạt động có rủi ro đến cho người khác/ tổ chức khác.

- Đa dạng rủi ro: Đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa khách hàng, đa dạng hóa nhà cung cấp,…

1.3.3.Tài trợ rủi ro

Tài trợ rủi ro là lượng tiền được dùng để ngăn ngừa, kiểm soát các rủi ro hoặc bù đắp, khắc phục, tái đầu tư một phần hay tất cả các tổn thất (nếu có) khi rủi ro xảy ra Có hai hướng để tài trợ rủi ro:

- Lưu trữ rủi ro: Là biện pháp mà tổ chức, doanh nghiệp bị rủi ro tự mình thanh toán, tài trợ cho các tổn thất Nguồn tài trợ rủi ro là nguồn vốn tự có của chính tổ chức đó kết hợp với

Trang 13

các nguồn khác (các quỹ tự bảo hiểm nghề nghiệp, quỹ phúc lợi công đoàn,…)

- Chuyển giao rủi ro: Là biện pháp mà tổ chức, doanh nghiệp chuyển giao việc thanh toán, tài trợ cho tổn thất đến phía thứ ba (mua bảo hiểm toàn phần, bán phần,…)

1.4 Tổng quan về Quản trị rủi ro trong Marketing

1.4.1.Tầm quan trọng của Quản trị rủi ro trong Marketing

Nói về vai trò của marketing đối với doanh nghiệp, David Packard, đồng sáng lập công ty Hewlett Packard, đã phát biểu: “Marketing có vai trò vô cùng quan trọng, quan trọng đến mức không thể phó thác nó cho bộ phận marketing”.

Một sản phẩm marketing muốn được khách hàng và người tiêu dùng đón nhận thì ngay từ ban đầu nó đã được xây dựng trên một ý tưởng tốt, đúng với những gì sản phẩm thực tế mang lại và hơn nữa làm rõ nhu cầu mà người tiêu dùng chưa biết gọi tên Và để làm được điều này thì quá trình làm ra quảng cáo đó cần được hoạch định, giám sát, kiểm tra định kì… và bảo đảm không xa rời thực tế, đây chính là các bước quan trọng có trong quản trị rủi ro Tuy nhiên, những kế hoạch marketing tưởng chừng hoàn hảo vẫn có thể xuất hiện những rủi ro tiềm ẩn, khiến nó không mang lại hiệu ứng như mong đợi Marketing luôn có tác động sâu sắc đến hoạt động của công ty, và những rủi ro trong marketing có thể dự đoán trước được Điều quan trọng là lãnh đạo doanh nghiệp cần chuẩn bị gì, có định hướng, chiến lược và hệ thống nào để quản lý rủi ro trong marketing hiệu quả.

1.4.2 Các rủi ro thường gặp trong Marketing1.4.2.1 Văn hóa

Quảng cáo và văn hoá quảng cáo là hai mặt song song của một vấn đề, những nhà tổ chức các chương trình quảng cáo không đơn thuần là nhà kinh doanh, mà phải thực sự là nhà văn hoá Sự khác biệt trong văn hóa làm cho các thông điệp hay phương thức quảng cáo thay đổi từ nước này sang nước khác.Vì vậy chúng ta cần xem xét những ảnh hường của những yếu trên đối với rủi ro trong quảng cáo hiện nay như: ngôn ngữ, tôn giáo, thẩm mỹ, phong cách và văn hóa ứng xử,…

Ngôn ngữ: Ngôn ngữ là sự thể hiện rõ nhất của văn hoá vì nó là phương tiện truyền đạt ý tưởng và thông tin Nếu không biết ngôn ngữ chung với đối tác hoặc chưa thông thạo sẽ gặp nhiều khó khăn, rủi ro trong kinh doanh nói chung và trong quảng cáo nói riêng.

Trang 14

Tôn giáo: Tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến niềm tin, thái độ, lối sống, thói quen của con người, đó là yếu tố rất nhạy cảm Do đó nếu không tìm hiểu kĩ về tôn giáo sẽ có khả năng gặp rủi ro lớn, sản phẩm có thể bị tẩy chay, gây nhiều rắc rối v.v Khi xây dựng sản phẩm quảng cáo cần phải lưu ý đến màu sắc, câu chữ, tránh đụng chạm đến những những quan niệm tín ngưỡng, đức tin riêng của khách hàng.

Thẩm mỹ: Thẩm mỹ là sự hiểu biết và thưởng thức cái đẹp Thẩm mỹ liên quan đến sự cảm thụ nghệ thuật, đến thị hiếu của nền văn hoá, từ đó phản ảnh đến giá trị và thái độ của con người ở mỗi quốc gia và dân tộc Thẩm mĩ của những nền văn hoá khác nhau sẽ rất khác nhau.

Phong cách và ứng xử văn hóa: Phong tục là nếp sống, thói quen là những lề thói của xã hội của một nước hay địa phương Cách cư xử là những hành vi được xem là đúng đắn, phù hợp trong một xã hội đặc thù Nếu nghiên cứu và học hỏi được những phong tục và cách cư xư của đối tác, khách hàng muốn hướng đến thì mọi việc kinh doanh, tổ chức quảng cáo sẽ tiến hành suôn sẻ, thuận lợi Ngược lại thì đây sẽ là nguyên nhân mang đến nhiếu rủi ro trong quảng cáo và kinh doanh.

1.4.2.2 Pháp luật

Nội dung quảng cáo hiện nay được quy định ở nhiều văn bản pháp luật nên có sự chồng chéo, trùng lặp, gây khó khăn cho sự tiếp nhận của công chúng cũng như tổ chức, cá nhân có liên quan Việc không am hiểu Pháp luật của một quốc gia sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hình của thương hiệu.

Một số quảng cáo không tuân thủ quy định pháp luật gây phản cảm đến người xem: quảng cáo so sánh với sản phẩm khác, quảng cáo mặt hàng cấm nhiều thông tin quảng cáo có nội dung phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của từng quốc gia.

1.4.2.3 Chính trị

Tương tự như rủi ro về Pháp luật, rủi ro về chính trị có thể xuất hiện ở mọi quốc gia, nhưng mức độ rủi ro thì mỗi nơi một khác Nếu vi phạm các quy định về chính trị các nội dung quảng cáo sẽ bị cấm Rủi ro về chính trị có thể xuất hiện ở mọi quốc gia, nhưng mức độ rủi ro thì mỗi nơi một khác Chính vì vậy, phải có phương án riêng cho hoạt động marketing ở mỗi quốc gia khác nhau, không thể áp dụng 1 phương án cho tất cả các quốc gia.

Trang 15

1.4.2.4 Kinh tế

Những yếu tố lạm phát, lãi suất ngân hang tăng cao như hiện nay có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của công ty, với tình hình như vậy thì ngân sách cho hoạt động quảng cáo sẽ bị cắt giảm, chất lượng quảng cáo sẽ bị giảm sút.

Bên cạnh đó, việc không đáp ứng được các rủi ro, sai sót xảy ra trong các chương trình khuyến mãi cũng là một vấn đề cần cân nhắc trong hoạt động marketing.

1.4.2.5 Một số rủi ro khác

Ngoài những rủi ro trên, hoạt động Marketing còn thường gặp phải một rủi ro như: rủi ro về hình ảnh đại sứ thương hiệu, đặt nhầm chỗ,… Trong đó, rủi ro về hình ảnh đại sứ thương hiệu là một vấn marketing đáng quan tâm trong bối cảnh hiện nay.

Trang 16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TẠI ACECOOK VIỆT NAM

2.1 Giới thiệu về tập đoàn2.1.1 Tập đoàn Acecook

Hình 1 Logo tập đoàn Acecook.

Acecook Co, Ltd là một công ty đa quốc gia của Nhật Bản chuyên sản xuất các loại mì ăn liền, gia vị và thực phẩm Acecook có 2 công ty con ở nước ngoài là Acecook Việt Nam và Acecook Myanmar Đến nay, thương hiệu này đã có mặt tại 47 quốc gia và vùng lãnh thổ bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Hoa Kỳ, Úc, Hồng Kông, châu Âu v v Tuy nhiên, thành công nhất của tập đoàn vẫn ở thị trường Việt Nam.

Công ty con:

- Công ty cổ phần Acecook Việt Nam.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn Acecook Myanmar.

2.1.2 Công ty cổ phần Acecook Việt Nam

- Tên pháp định: Công ty cổ phần Acecook Việt Nam - Tên tiếng anh: Acecook Vietnam JSC.

Trang 17

- Được thành lập vào ngày 15/12/1993 và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1995, sau nhiều năm hoạt động, Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam đã không ngừng phát triển lớn mạnh trở thành công ty thực phẩm tổng hợp hàng đầu tại Việt Nam với vị trí vững chắc trên thị trường, chuyên cung cấp các sản phẩm ăn liền có chất lượng và dinh dưỡng cao.

- Công ty có trụ sở đặt tại lô II-3, đường 11, KCN Tân Bình, phường Tây Thạnh quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh Acecook Việt Nam hiện nay đã sỏ hữu được 7 nhà máy sản xuất, 300 đại lý trải rộng khắp cả nước với nhiều chủng loại - Sản xuất miến ăn liền;

- Sản xuất muối chấm Hảo Hảo.

2.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Acecook khởi đầu từ lĩnh vực bán bánh mì Năm 1948, nhà máy bánh mì Ryumon ở Sumiyoshi-ku, Osaka được khai trương, bắt đầu sản xuất và bán bánh mì Đến năm 1954, họ bắt đầu sản xuất bánh quy mềm bằng việc thành thành lập Công ty TNHH Bánh kẹo Umeshin.

Những năm sau chiến tranh, thị trường Nhật Bản xuất hiện loại mì dạng sợi được làm khô, có thể bảo quản lâu và chế biến nhanh so với mì truyền thống với giá thành rẻ hơn, loại sản phẩm đã đáp ứng ngay nhu cầu cấp thiết của người dân vì tính tiện lợi Khả năng bảo quản lâu còn giải quyết tình trạng thiếu lương thực sau chiến tranh của Nhật Bản Nhận thấy đây là sản phẩm rất tiềm năng, công ty quyết định mở rộng thêm mảng mì ăn liền với sản phẩm đầu tay là Beijing Ramen vào năm 1959 Đến năm 1964, công ty đổi tên thành Acecook như hiện nay.

Bước ngoặc lớn nhất của Acecook phải kể đến việc thâm nhập thị trường Việt Nam với liên doanh Vifon - Acecook.

Trang 18

- Năm 1993: Thành lập công ty liên doanh Vifon-Acecook gồm Công ty kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (VIFON) và ACECOOK MAURUBENI, hiệp hội hợp tác hỗ trợ kinh tế nhật bản JAIDO.

- Năm 1995: Ngày 7/7/1995 bán sản phẩm đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh.

- Năm 1996: Ngày 28/02/1996 tham gia thị trường xuất khẩu Mỹ và thành lập chi nhánh Cần Thơ.

- Năm 1999: Lần đầu tiên đạt giải “Hàng Việt Nam chất lượng cao”.

- Năm 2000: Ra đời sản phẩm Hảo Hảo là một bước đột phá mới, một thương hiệu ấn tượng tạo một bước nhảy vọt của công ty trên thị trường mì ăn liền.

- Năm 2003: Acecook Việt Nam đã đồng loạt mở rộng thị trường xuất khẩu Úc, Mỹ, Nga, Đông Âu, Trung Quốc, Đông Nam Á, Châu Phi và đã nâng được kim ngạch xuất khẩu lên 3 triệu USD Thành lập thêm 1 nhà máy mới tại Tỉnh Bình Dương Nâng tổng dây chuyền công ty lên 12 dây chuyền Từ khi thành lập đến nay doanh số liên tục tăng mỗi năm, chiếm 60% thị phần mì ăn liền cả nước Hoàn thiện từ Bắc vào Nam.

- Năm 2004: Công ty liên doanh Vifon-Acecook đã chính thức đổi tên thành Công ty TNHH Acecook Việt Nam 06 năm liền đạt hàng Việt Nam chất lượng cao Công ty TNHH Acecook Việt Nam vinh dự được đón nhận “huân chương lao động hạng 3” do Chủ Tịch Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trao tặng.

- Năm 2006: Chính thức tham gia thị trường gạo ăn liền bằng việc xây dựng nhà máy tại Vĩnh Long và ra mắt Phở Xưa & Nay.

- Năm 2008: Ngày 18/01/2008, Công ty Acecook Việt Nam chính thức đổi tên thành Công ty Cổ Phần Acecook Việt Nam với 100% vốn đầu tư và dây chuyền sản xuất Nhật Bản đồng thời có tên trong danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam Thành viên chính thức của Hiệp hội MALL Thế giới.

- Năm 2010: Công ty vinh dự đón nhận Huân chương Lao Động Hạng Nhất do Chủ Tịch Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trao tặng Đây là phần thưởng cao quý nhất của Nhà Nước dành tặng cho Công ty Acecook Việt Nam với những đóng góp đáng kể trong lĩnh vực kinh tế và xã hội của công ty suốt 15 năm qua.

Ngày đăng: 21/04/2024, 21:15

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan