1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo ctxh nhóm với trẻ em mồ côi nhằm giảm mặc cảm tự ti nâng cao hòa nhập

58 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

BÁO CÁO CTXH NHÓM VỚI TRẺ EM MỒ CÔI NHẰM GIẢM MẶC CẢM TỰ TI, NÂNG CAO HÒA NHẬP - Trong lịch sử hình thành phát triển của mình tại các quốc gia trên thế giới và tại Việt Nam, ngành công t

Trang 1

BÁO CÁO CTXH NHÓM VỚI TRẺ EM MỒ CÔI NHẰM GIẢM MẶC CẢM TỰ TI, NÂNG CAO HÒA NHẬP

- Trong lịch sử hình thành phát triển của mình tại các quốc gia trên thế giới và tại Việt Nam, ngành công tác xã hội đã và đang làm tốt vai trò của mình trong việc hỗ trợ những cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch

Trang 3

vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội

- Hiện nay, ngành công tác xã hội đã có nhiều đóng góp quan trọng trong công tác với trẻ em, thanh thiếu niên, đặc biệt là nhóm trẻ em mồ côi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Bên cạnh những trợ giúp của xã hội và cộng đồng về mặt kinh tế, tài chính thì những đóng góp về mặt chức năng xã hội, tâm lý, tình cảm, các kỹ năng đối phó với thách thức của công tác xã hội đối với trẻ em là không thể phủ nhận Trong nhóm đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em mồ côi là một nhóm đặc thù và có những đặc điểm riêng biệt cả về hoàn cảnh lẫn đặc tính xã hội, chịu nhiều tổn thương và thiệt thòi

- Theo số liệu thống kê, ở Việt Nam có khoảng 1.500.000 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trong đó có khoảng 176.000 trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi Vì vậy, Đảng và nhà nước ta đã tăng cường sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt tới nhóm trẻ em mồ côi thông qua các chương trình, chính sách có liên quan Các đề án có nội dung về chăm sóc và bảo vệ trẻ em được phê duyệt tạo điều kiện hình thành những mô hình chăm sóc thiết thực cho các em, giúp các em được sống trong gia đình thay thế như: các trung tâm bảo trợ xã hội, các trại trẻ mồ côi, nhà tình thương, mái ấm Tại đây, các em không chỉ được sống một cuộc sống đầy đủ vật chất mà còn ấm áp về tinh thần, các em luôn được tạo mọi điều kiện để có thể đến trường như các bạn đồng trang lứa Tuy nhiên, trẻ em mồ côi khi đến trường không chỉ phải đối mặt với sự khác biệt về hoàn cảnh sống, tính cách, lối sống mà còn rất tự ti về bản thân

- Vì vậy, nhiệm vụ của CTXH trong lĩnh vực chăm sóc trẻ mồ côi rất quan trọng, bằng các kiến thức và kỹ năng của mình, NVCTXH có thể đưa ra các biện pháp hỗ trợ về mặt tâm lý, xây dựng các chương trình can thiệp theo nhóm, cá

Trang 5

nhân để giúp các em có cơ hội giải tỏa căng thẳng, học hỏi các hành vi mới, tăng khả năng giao tiếp, nhìn nhận một các khách quan về bản thân, và có một thái độ lạc quan hơn trong cuộc sống Thông qua các giải pháp can thiệp CTXH, trẻ em mồ côi sẽ có những thay đổi tích cực theo thời gian, kết hợp với các biện pháp hỗ trợ từ phía nhà trường và cơ sở xã hội, việc giảm mặc cảm tự ti để nâng cao khả năng hòa nhập môi trường học đường cho nhóm trẻ em mồ côi sẽ đạt được hiệu quả đáng mong đợi, giúp các em chủ động hơn trong cuộc sống

II, ĐẶC ĐIỂM NHÓM TRỢ GIÚP

- Hiện nay, trẻ mồ côi đang được chăm sóc theo một số mô hình cơ bản như: Sống tại cộng đồng với những người họ hàng hoặc sự bảo trợ của bà con; được nhận làm con nuôi tại các gia đình trong và ngoài nước; sống trong các cơ sở nuôi dưỡng của các tổ chức từ thiện xã hội, các tổ chức tôn giáo, các cơ sở nuôi dưỡng của Nhà nước hoặc tư nhân - hoặc sống lang thang không có nơi chốn cố định (trong số này có một số cháu bị lạm dụng sức lao động và các loại lạm dụng khác, trẻ em lang thang )

- Mỗi phương thức sống ấy bên cạnh những mặt phù hợp và tích cực đều có thể có những mặt trái và tiêu cực do những yếu tố chủ quan hoặc khách quan (xã hội, môi trường sống, hoàn cảnh cụ thể của những đối tượng liên quan, động cơ nuôi dưỡng ) Trẻ mồ côi dù được nuôi dưỡng ở cộng đồng hay trong các Trung tâm, cơ sở, nếu có những người giám hộ tốt, có trách nhiệm và điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng thì các cháu sẽ có môi trường thuận lợi để sống, phát triển và hòa nhập thuận lợi Ngược lại, nếu không được quan tâm chăm sóc, giáo dục các em sẽ rất dễ bị lạm dụng có thể trở thành nạn nhân của những động cơ xấu xa và có nguy cơ vi phạm pháp luật, trở thành tội phạm

Trang 7

- Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiều, nhưng chung quy là do quản lý Nhà nước còn nhiều bất cập, việc hướng dẫn, kiểm tra, chế tài việc thực hiện còn bị buông lỏng; cơ quan và người quản lý các cơ sở này còn xem nhẹ các quy định của Nhà nước hoặc chủ quan, đơn giản khi tổ chức thực hiện; chưa coi trọng tính chuyên nghiệp trong công tác xã hội này, nhiều người tham gia công việc nuôi dạy trẻ mồ côi bằng nhiệt tâm hơn là chuyên môn, nghiệp vụ nên kết quả có phần bị hạn chế, khó đạt hiệu quả nuôi dưỡng cao

- Các em tự ti vì mình là trẻ mồ côi, tự ti khi các em không có gia đình, không nhận được tình yêu thương từ bố mẹ như các bạn, tự ti khi không có quần áo đẹp, tự ti vì không được người khác yêu quý Chính vì tự ti nên các em lại càng gặp nhiều khó khăn trong việc hòa nhập môi trường học đường Nhà trường và cơ sở bảo trợ đã phối hợp đưa ra các biện pháp để giúp các em dễ dàng hòa nhập, khuyến khích các học sinh mở rộng mối quan hệ, xây dựng các nhóm học tập để hỗ trợ trẻ em mồ côi học tập và kết bạn hiệu quả Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ giải quyết vấn để ở bề nổi, không thể giúp các em giảm mặc tự ti

- Khắc phục những hạn chế của các cơ sở nuôi dưỡng, cần tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước về mặt luật pháp cũng như chỉ đạo thực hiện Tăng cường nhận thức và trách nhiệm của các cơ sở nuôi dưỡng trẻ mồ côi, tính chuyên nghiệp của CTXH và năng lực nghiệp vụ của những người tham gia hoạt động này thông qua công tác đào tạo bồi dưỡng của các cơ quan quản lý Như vậy, các cơ sở này sẽ phát huy tác dụng và trở thành phương thức nuôi dưỡng các cháu mồ côi một cách tốt và có hiệu quả nhất trong tình hình hiện nay

- Tuy nhiên trước những đòi hỏi của cuộc sống ngày càng phát triển và xã hội ngày càng hiện đại, trẻ mồ côi lại nảy sinh những vấn đề và thách thức mới Đó là:

Trang 9

+ Sự gia tăng về số lượng trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi làm nảy sinh hàng loạt vấn đề về sức khỏe y tế, ăn mặc, đi - lại, học hành và các nhu cầu vật chất, tinh thần khác, đòi hỏi sự quan tâm giải quyết của Nhà nước và cộng đồng xã hội

+ Vì nhiều lý do mà hầu hết số cháu mồ côi, bị bỏ rơi không đủ điều kiện dinh dưỡng để phát triển thể chất dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn những khiếm khuyết về sức khỏe trong cơ thể Mức trợ cấp cho trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi tại các cơ sở nuôi dưỡng của Nhà nước khó có thể bảo đảm đủ năng lượng sống phát triển của các cháu Những cháu ở cộng đồng thì đời sống còn nhiều bấp bênh, không ổn định

+ Điều kiện và khả năng học hành, tiếp cận và tiếp thu các yêu cầu về giáo dục đào tạo có nhiều cháu bị hạn - chế Sự khiếm khuyết về giáo dục dễ dẫn các cháu đến những méo mó về nhân cách trong quá trình phát triển gây ra những trở ngại, thiệt thòi cho các cháu khi tiếp cận nghề nghiệp, công ăn việc làm, thu nhập

III, LÝ DO CHỌN PHƯƠNG PHÁP NHÓM

- Phương pháp CTXH nhóm và các chủ đề để can thiệp dựa vào nhu cầu của từng nhóm mà nhân viên CTXH hỗ trợ Chẳng hạn các nội dung để ứng dụng phương pháp CTXH nhóm như sau:

• Quản lý căng thẳng

• Ứng dụng nghệ thuật vào trị liệu tâm lý

Trang 11

• Tổ chức tư vấn nhóm các chủ đề về sức khỏe và chăm sóc trẻ mồ côi • Cách thực hành để giảm căng thẳng và lo âu

• Lập kế hoạch sau khi tiếp cận

• Tâm lý trẻ mồ côi: thái độ, cảm xúc, tình cảm của trẻ mồ côi với nhân viên công tác xã hội • Thái độ, hành động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của nhân viên công tác xã hội ở Trung tâm

• Cơ sở vật chất: nhà ở, khu vui chơi giải trí, các trang thiết bị cần thiết trong sinh hoạt, ăn uống…đối với trẻ mồ côi - CTXH nhóm là một phương pháp CTXH nhằm tạo dựng và phát huy sự tương tác, chia sẻ nguồn lực, kinh nghiệm giữa

các thành viên, giúp củng cố, tăng cường các chức năng xã hội và khả năng giải quyết vấn đề, thỏamãn nhu cầu của nhóm Thông qua sinh hoạt nhóm, mỗi cá nhân hòa nhập, phát huytiềm năng, thay đổi thái độ, hành vi và khả năng đương đầu với vấn đề của cuộcsống, tự lực và hợp tác giải quyết vấn đề đặt ra vì mục tiêu cải thiện hoàn cảnh một cách tích cực

- CTXH tạo ra cảm giác được thuộc về nhóm cho trẻ em mồ côi; Tạo cơ hội để cá nhân trải nghiệm thực tế thông qua môi trường nhóm; Tạo ra sự hỗ trợ qua lại lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm Từ đó giúp các em gặn kết và hòa hợp hơn, từng bước xóa bỏ mặc cảm tự ti cho các em

- Mục đích của CTXH nhóm bao gồm: Mục đích phòng ngừa, mục đích phục hồi và mục đích phát triển Đối với trẻ em mồ côi vừa cần phòng ngừa những sự tiêu cực diễn ra xung quang, vừa cần phục hồi những tổn thương đang gặp và

Trang 13

vừa phải tiếp tục đối diện với tương lai phía trước Công tã xã hội nhóm là một phương pháp rất hiệu quả trong việc giúp đỡ các em vượt qua những khó khăn này

IV, XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU HỖ TRỢ NHÓM

- CTXH với nhóm trẻ em mồ côi nhắm vào các mục tiêu như sau:

+ Đánh giá (thẩm định) cá nhân: về nhu cầu/khả năng hành vi qua việc tự đánh giá của nhóm viên, đánh giá của tác viên (NVXH), đánh giá của bạn bè trong nhóm

+ Duy trì và hỗ trợ cá nhân hỗ trợ trẻ mồ côi đối diện với những khó khăn của cá nhân hay khó khăn trước hoàn cảnh xã hội

+ Thay đổi cá nhân: nhiều loại từ hành vi cho đến phát triển nhân cách, xã hội hoá nhómtrẻ trong cơ sở tập trung học tập kỹ năng xã hội để sống tại cộng đồng)

+ Cung cấp thông tin, giáo dục, phát triển nhân cách + Giải trí: vui chơi để đền bù sự mất mát trong cuộc sống

- Nghiên cứu sẽ đi sâu vào tìm hiểu, phân tích vấn đề và những khó khăn mà các em nhỏ mồ côi đang sống tại trung tâm gặp phải trong quá trình hòa nhập tại môi trường học đường, từ đó tiến hành áp dụng phương pháp công tác xã hội nhóm để có thể hỗ trợ các em một cách kịp thời và hiệu quả Bên cạnh đó, nghiên cứu sẽ tạo điều kiện để cán bộ tại

Trang 15

trung tâm có thể hiểu hơn vai trò quan trọng của mình trong việc giúp các em giải quyết các vấn đề và chuẩn bị các kỹ năng cần thiết để dễ dàng hòa nhập môi trường học đường

- Mô hình tiếp cận:

+ Mô hình chữa trị (kết hợp phục hồi), hỗ trợ giúp trẻ em mồ côi tiếp cận môi trường giao tiếp, chia sẻ vấn đề chung và hòa nhập cộng đồng

+ Mô hình phòng ngừa mang tính chất giáo dục trẻ em mồ côi nhận thức và ngăn ngừa những vấn đề xã hội sẽ xảy ra + Mô hình phát triển: cung cấp cơ hội và môi trường để các em nhận thức, thay đổi suy nghĩ, cảm xúc, để các em có thể sống một cách độc lập, tự tin và phát triển một cách bình thường

V, ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÀNH LẬP NHÓM 1, Đánh giá khả năng tài trợ cho hoạt động nhóm

- Đây là điều hết sức cần thiết với các nhóm được thành lập trong hệ thống dịch vụ xã hội như các trung tâm bảo trợ xã hội Nhân viên xã hội cần có những tìm hiểu nghiên cứu về nhiệm vụ, chức năng, cơ chế làm việc và những định hướng trọng tâm trong việc hỗ trợ trẻ em mồ côi, cơ sở vật chất và các nguồn lực khác

2, Đánh giá khả năng tham gia của các thành viên

Trang 17

- Để đảm bảo cho việc tham gia đều đặn sau này của các thành viên nhóm, trước khi thành lập nhóm cần phải xem xét khả năng tham gia của các thành viên tiềm năng Đó là những yếu tố liên quan đến: Nhu cầu, Sức khỏe, Điều kiện vật chất

- Ngoài ra, cần xem xét đến các yếu tố khác, chẳng hạn như mục đích tham gia Khi mục đích của họ phù hợp với mục đích tôn chỉ của nhóm đề ra thì sẽ đảm bảo cho việc tham gia lâu dài của họ cũng như sự đóng góp tích cực sau này cho mục tiêu nhóm

- Việc đánh giá này cóthể được thực hiện qua những buổi tiếp xúc, qua sự dò hỏi từ các thành viên hoặc từ những người có liên quan khác, cũng có thể qua việc thăm dò từ các phiếu hỏi, điều tra

3, Đánh giá khả năng các nguồn lực khác

- Ngoài các nguồn lực của tổ chức cơ quan, khả năng tham gia của các thành viên, việc đánh giá về khả năng các nguồn lực khác trong việc hỗ trợ nhóm làm việc sau này là yếu tố hết sức cần thiết

- Với bối cảnh hiện nay, sự vào cuộc của nhiều tổ chức xã hội để hỗ trợ cho một nhóm đối tượng hay sự giao thoa về nhiệm vụ của các tổ chức cơ quan xã hội là điều không tránh khỏi Do vậy, việc tìm hiểu khả năng nguồn lực từ các tổ chức này nhằm hỗ trợ cho nhóm đối tượng là điều hoàn toàn khả thi và sẽ trợ giúp giảm các chi tiêu cho tổ chức, cơ quan

- Việc tìm kiếm nguồn lực này chính là việc mở rộng sự hợp tác trong hoạt động hỗ trợ nhóm đối tượng Để làm tốt điều này, nhân viên xã hội cần phải tìm hiểu về các nguồn lực mà các tổ chức hiện đang có, xem xét đối chiếu mục đích của

Trang 19

nhóm với các chương trình dịch vụ và chính sách của tổ chức đó Khi mục đích thành lập nhóm phù hợp với kế hoạch chương trình hoạt động của họ, thì việc đề xuất sự hỗ trợ về tài chính hay kỹ thuật có thể được sự nhất trí

4, Thành lập nhóm

- Tuyển chọn thành viên nhóm: Tuyển chọn có thể diễn ra trước hay sau xác định mục tiêu nhóm - Quá trình tuyển chọn khác nhau với mỗi nhóm

- Tránh một số sai lầm:

+ Đưa một người giỏi vượt trội vào một nhóm học tập + Đưa hai người đang có mẫu thuẫn sâu sắc

+ Đưa một cặp bài trùng vào một nhóm

+ Điểm mạnh và hạn chế của một nhóm lớn, nhóm nhỏ

VI, ĐỊNH HƯỚNG CHO CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM 1, Thông tin về nhóm và tiến trình hoạt động nhóm

- Mục tiêu, định hướng của nhóm:

Trang 21

+ Các thành viên nhóm, có được những kĩ năng giao tiếp mới, hòa đồng hơn với các bạn cùng lớp và thích ứng dễ dàng hơn với môi trường học tập

+ Các thành viên biết được điểm mạnh của bản th n giảm mặc cảm tự ti về hoàn cảnh sống của mình, thoải mái trong â việc bộc lộ bản thân

+ Các thành viên có được mẫu hành vi mới, giảm những hành vi không tích cực + Họp nhóm, trình bày về định hướng nhóm, nêu tiến trình nhóm

2, Nêu kế hoạch - Trong vòng 5 buổi

- Một tuần diễn ra buổi, thời lượng từ 1 120-180 phút cho 1 buổi chiều chủ nhật từ 1( 4h00 đến 17h ; lượng thời gian 00 của từng buổi có thể giao động tùy thuộc vào hoạt động của buổi đó nhưng không quá 30 phút)

- Địa điểm: Tại phòng thư viện của trung tâm, sân chơi,… - Giải đáp thêm những thắc mắc của các thành viên nhóm

- Cùng thành viên nhóm thảo luận, quyết định quy trình hoạt động cụ thể - Số lượng buổi Các hoạt động diễn ra trong các buổi họp nhóm - Mục tiêu cần đạt được trong các buổi

- Chốt lại thời gian biểu cụ thể

- Đưa ra những quy định trong nhóm cũng như những phương thức quản lý nhóm hợp lí

Trang 23

- Đánh giá nhu cầu thân chủ: Các thành viên xem xét lại nhu cầu của mình có phù hợp với mục tiêu nhóm không từ đó quyết định có tham gia nhóm hay không

3, Phươn pháp khảo sát nhu cầug

- Phương pháp phân tích tài liệu hằm thu thập thông tin và xem xét các thông tin có sẵn trong các tài liệu, văn bản, các : n bài nghiên cứu và các công trình khoa học về trẻ em mồ côi, công tác xã hội với nhóm trẻ em mồ côi, đặc biết là hoạt động hòa nhập cộng đồng cho nhóm trẻ em mồ côi

- Phương pháp phỏng vấn sâu: nhằm thu thập thông tin sâu về những khó khăn trong cuộc sống cũng như nhu cầu, nguyện vọng của nhóm trẻ em mồ côi

- Phương pháp quan sát uan sát hành động, hành vi ứng xử và thái độ hằng ngày khi tham gia sinh hoạt của các em : q Đánh giá mức độ tiến bộ của các em thông qua các buổi sinh hoạt chung

VII, THỎA THUẬN NHÓM 1, Thỏa thuận về cách thức làm việc

- Mở đầu:

+ Các thành viên ổn định vị trí của mình, tắt chuông điện thoại hoặc các thiết bị khác để không ảnh hưởng đến quá trình làm việc của nhóm

Trang 25

+ Nhân viên công tác xã hội nêu ra các vấn đề cần được giải quyết trong buổi làm việc Sau đó, các thành viên thống nhất thứ tự giải quyết các vấn đề

- Tiến hành giải quyết vấn đề:

+ Các em đều có khả năng đưa ra nhiều vấn đề khác nhau, khi ý tưởng được trình bày các thành viên nên chú ý lắng nghe trọn vẹn vấn đề, không nên phản ứng, cắt ngang ý tưởng của thành viên khác

+ Công việc của nhóm là quan sát, đánh giá, nhận xét các ý kiến để cùng phát huy, khắc phục bổ sung các ưu điểm và bù lấp những khuyết điểm đang tồn tại

+ Nhóm cùng thống nhất ý tưởng và hành động

+ Mỗi thành viên học cách thực hiện theo tập thể, tìm ra các nhược điểm của ý tưởng phương án để tìm cách bù lấp, - xóa bỏ những khuyết điểm, làm cho phương án ngày càng thể hiện ưu ểm, giảm bớt nhược điểm có như vậy hiệu quả đi được nâng lên, nhóm đó mới trở thành một nhóm mạnh

- Kết thúc:

+ Ghi nhận và đánh giá các kết quả đã thực hiện được trong buổi hoạt động nhóm

+ Đánh giá tiến độ thực hiện công việc Nên có một cuốn sổ để ghi chép quá trình thực hiện và theo dõi các em được chi tiết

+ Nêu vấn đề sẽ giải quyết trong lần hoạt động nhóm sau, phân chia nhiệm vụ cần chuẩn bị cho từng thành viên

Trang 27

+ Thông báo những thông tin liên quan đến nhóm 2, Thỏa thuận về các mục tiêu cá nhân

- Tạo môi trường tích cực - Cải thiện hành vi giao tiếp

- Xây dựng tinh thần đồng đội và hỗ trợ nhau cùng phát triển - Mở rộng hợp tác và liên hệ

- Thao tác hóa một số khái niệm liên quan đến trẻ em, trẻ em mồ côi, CTXH, mô hình CTXH, trung tâm nuôi dưỡng làm công cụ nghiên cứu đề tài

- Tìm hiểu các công trình nghiên cứu, báo cáo, đánh giá, điều tra có liên quan đến trẻ em mồ côi, mô hình CTXH đối với trẻ em

- Thu thập thông tin về địa bàn nghiên cứu, các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa ảnh hưởng đến hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi

- Trưng cầu ý kiến của trẻ em kết hợp phỏng vấn sâu cán bộ, nhân viên tại trung tâm nuôi dưỡng và cán bộ bảo trợ xã hội nhằm làm sáng tỏ mô hình CTXH với trẻ em mồ côi

- Tìm hiểu và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của mô hình CTXH đối với trẻ em mồ côi tại trung tâm nuôi dưỡng

- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình CTXH đối với trẻ em mồ côi tại trung tâm nuôi dưỡng

Trang 29

3, Nội quy, quy chế dự kiến, lấy ý kiến thành viên

- Thời gian nhóm nên tiến hành trong khoảng 120 đến 180 phút, tận dụng thời gian này hoạt động với hiệu quả cao nhất có thể được, không phí phạm thời gian này cho những công việc ngoài lề

- Khi hoạt động nhóm không cần thiết phải tạo ra bầu không khí quá nghiêm túc gây ức chế cho các em - Không quá dễ dãi, đùa cợt làm mất thời gian của nhóm

- Tạo ra bầu không khí thoải mái, thân thiện, cùng nhau hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau Khuyến khích trao đổi cởi mở - Cố gắng sắp xếp các nhiệm vụ phù hợp với tính cách của các em để các em lựa chọn hơn là cố ép vào một nhiệm vụ - Không áp đặt lối suy nghĩ của bản thân cá nhân lên các thành viên khác trong nhóm

- Mỗi thành viên cần nhận rõ trách nhiệm của cá nhân đối với hoạt động của nhóm - Chấp nhận thách thức đối với công việc mà mình đảm nhận

VIII, CHUẨN BỊ MÔI TRƯỜNG

- Việc chuẩn bị cơ sở vật chất cho bất kì một chương trình hay hoạt động nào đó là vô cùng quan trọng vì đấy là một phần để tạo nên sự thành công cho chương trình hoặc hoạt động ấy

- Địa điểm để tổ chức: tại sân của trung tâm bảo trợ xã hội, không gian rộng rãi, thoáng mát, tạo được một bầu không khí tự nhiên và dễ nhìn dành cho tất cả mọi người

Ngày đăng: 20/04/2024, 22:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w