1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Ctxh nhóm với trẻ em mồ côi nhằm giảm mặc cảm tự ti nâng cao khả năng hòa nhập với môi trường học đường (nghiên cứu tại trường thcs nguyễn bỉnh khiêm)

34 10 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 0,99 MB
File đính kèm y225187133n-b225187137nh-khi195170m.zip (876 KB)

Nội dung

Thực trạng cho thấy, trẻ em mồ côi nói riêng và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói chung đều có điều kiện sống và sức khỏe rất khó khăn do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan. Những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở nước ta được sự trợ giúp từ nhiều chính sách, nguồn kênh khác nhau, đáp ứng được nhu cầu lương thực và giảm bớt số trẻ em lang thang cơ nhỡ, góp phần ổn định chính trị xã hội… Bên cạnh đó, các em được hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm. Cùng với các hình thức chăm sóc tại trung tâm và các cơ sở từ thiện, nhà nước đã thực hiện chính sách vận động cộng đồng nhận thay thế, chăm sóc theo hình thức nhận con nuôi… để đảm bảo được các lợi ích tốt nhất dành cho trẻ em trong cuộc sống vật chất – văn hóa và tinh thần. Đánh giá các khoản chi ngân sách cho trẻ em đặc biệt khó khăn còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được hết nhu cầu. Tăng số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được hưởng trợ cấp xã hội, được chăm sóc thay thế tại cộng đồng và được trợ giúp y tế giáo dục lên từ 30% đến 65 %, thực hiện thí điểm đưa 1000 em mồ côi – tàn tật từ các cơ sở bảo trợ xã hội về chăm sóc tại cộng đồng thông qua các hình thức gia đình và cá nhân nhận con nuôi…

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG CHUYÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

BÀI KIỂM TRA CUỐI KỲ MÔN

CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM

ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM VỚI TRẺ EM MỒ

CÔI NHẰM GIẢM MẶC CẢM TỰ TI NÂNG CAO KHẢ NĂNG HÒA NHẬP MÔI TRƯỜNG HỌC ĐƯỜNG ( Nghiên cứu tại trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Bùi Thành Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Hồng Thủy

Mã sinh viên: A43784 Chuyên ngành: Công tác xã hội

Trang 2

Hà Nội, 11/2022 MỤC LỤC 1 Mở bài 1

Lý do chọn vấn đề nghiên cứu 1

2 Giải quyết vấn đề 3

2.1 Thực trạng vấn đề nghiên cứu 3

2.2 Phân tích các giai đoạn trong CTXH nhóm 4

2.2.1 Bước 1: Giai đoạn chuẩn bị thành lập nhóm 4

2.2.2 Bước 2: Giai đoạn nhóm bắt đầu 11

2.2.3 Bước 3: Giai đoạn can thiệp 17

2.2.4 Bước 4: Giai đoạn kết thúc 23

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hỗ trợ 27

KẾT LUẬN 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

Trang 4

1 Mở bài

Lý do chọn vấn đề nghiên cứu

Trong lịch sử hình thành phát triển của mình tại các quốc gia trên thế giới và tại Việt Nam, ngành công tác xã hội đã và đang làm tốt vai trò của mình trong việc hỗ trợ những cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực

và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề

xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội Hiện nay, ngành công tác xã hội đã có nhiều đóng góp quan trọng trong công tác với trẻ em, thanh thiếu niên, đặc biệt là nhóm trẻ em mồ côi

và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Bên cạnh những trợ giúp của xã hội và cộng đồng về mặt kinh tế, tài chính thì những đóng góp về mặt chức năng xã hội, tâm lý, tình cảm, các kỹ năng đối phó với thách thức của công tác xã hội đối với trẻ em là không thể phủ nhận Trong nhóm đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em mồ côi là một nhóm đặc thù và có những đặc điểm riêng biệt cả về hoàn cảnh lẫn đặc tính xã hội, chịu nhiều tổn thương và thiệt thòi

Theo số liệu thống kê, ở Việt Nam có khoảng 1.500.000 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trong đó có khoảng 176.000 trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi Vì vậy, Đảng và nhà nước ta đã tăng cường sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt tới nhóm trẻ em mồ côi thông qua các chương trình, chính sách có liên quan Các đề án có nội dung về chăm sóc và bảo vệ trẻ em được phê duyệt tạo điều kiện hình thành những mô hình chăm sóc thiết thực cho các em, giúp các em được sống trong gia đình thay thế như: các trung tâm bảo trợ xã hội, các trại trẻ mồ côi, nhà tình thương, mái ấm… Tại đây, các em không chỉ được sống một cuộc sống đầy

đủ vật chất mà còn ấm áp về tinh thần, các em luôn được tạo mọi điều kiện để có thể đến trường như các bạn đồng trang lứa Tuy nhiên, trẻ em mồ côi khi đến trường không chỉ phải đối mặt với sự khác biệt về hoàn cảnh sống, tính cách, lối sống mà còn rất tự ti về bản thân Các em tự ti vì mình là trẻ mồ côi, tự ti khi các em không có gia đình, không nhận được tình yêu thương từ bố mẹ như các bạn, tự ti khi không có quần áo đẹp, tự ti vì không được người khác yêu quý… Chính vì tự ti nên các em lại càng gặp nhiều khó khăn trong việc hòa nhập môi trường học đường Nhà trường và cơ sở bảo trợ đã phối hợp đưa ra các biện pháp để giúp các em dễ dàng hòa nhập, khuyến khích các học sinh mở rộng mối quan

hệ, xây dựng các nhóm học tập để hỗ trợ trẻ em mồ côi học tập và kết bạn hiệu quả Tuy

Trang 5

nhiên, các biện pháp này chỉ giải quyết vấn để ở bề nổi, không thể giúp các em giảm mặc

tự ti

Vì vậy, nhiệm vụ của CTXH trong lĩnh vực chăm sóc trẻ mồ côi rất quan trọng, bằng các kiến thức và kỹ năng của mình, NVCTXH có thể đưa ra các biện pháp hỗ trợ về mặt tâm lý, xây dựng các chương trình can thiệp theo nhóm, cá nhân để giúp các em có cơ hội giải tỏa căng thẳng, học hỏi các hành vi mới, tăng khả năng giao tiếp, nhìn nhận một các khách quan về bản thân, và có một thái độ lạc quan hơn trong cuộc sống Thông qua các giải pháp can thiệp CTXH, trẻ em mồ côi sẽ có những thay đổi tích cực theo thời gian, kết hợp với các biện pháp hỗ trợ từ phía nhà trường và cơ sở xã hội, việc giảm mặc cảm tự

ti để nâng cao khả năng hòa nhập môi trường học đường cho nhóm trẻ em mồ côi sẽ đạt được hiệu quả đáng mong đợi, giúp các em chủ động hơn trong cuộc sống

Trong quá trình tiếp xúc và làm việc với các bạn học sinh có hoàn cảnh đặc biệt tại trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, tôi nhận thấy những khó khăn trong quá trình hòa nhập môi trường học đường mới của các em xuất phát chủ yếu từ mặc cảm tự ti về hoàn cảnh xuất thân của chính các em Vì vậy việc hỗ trợ các em đến trường không chỉ là vấn đề của các cán bộ làm việc tại trường học, các thầy cô giáo nơi các em theo học mà còn là vấn đề

mà CTXH cần quan tâm, để giúp các em có một tâm thế vững vàng, tự tin hơn khi đến trường và sẵn sàng đón nhận những mối quan hệ mới

Xuất phát từ lý do trên, tôi đã mạnh dạn tiến hành nghiên cứu và thực hành hỗ trợ

cho nhóm trẻ em mồ côi có hoàn cảnh khó khăn thông qua đề tài: “Công tác xã hội nhóm

với trẻ em mồ côi nhằm giảm mặc cảm tự ti để nâng cao khả năng hòa nhập môi trường học đường” - Tại trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Tôi mong muốn, với đề

tài này có thể đóng góp một phần công sức của mình trong việc trợ giúp các em nhỏ mồ côi loại bỏ nhưng rào cản, và có được những kỹ năng đối phó với những khó khăn có thể ngăn cản các em thực hiện ước mơ được đến trường như các bạn đồng trang lứa

Trang 6

2 Giải quyết vấn đề

2.1 Thực trạng vấn đề nghiên cứu

Thực trạng cho thấy, trẻ em mồ côi nói riêng và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói chung đều có điều kiện sống và sức khỏe rất khó khăn do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan Những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở nước ta được sự trợ giúp từ nhiều chính sách, nguồn kênh khác nhau, đáp ứng được nhu cầu lương thực và giảm bớt số trẻ em lang thang cơ nhỡ, góp phần ổn định chính trị - xã hội… Bên cạnh đó, các em được hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm Cùng với các hình thức chăm sóc tại trung tâm và các cơ sở từ thiện, nhà nước đã thực hiện chính sách vận động cộng đồng nhận thay thế, chăm sóc theo hình thức nhận con nuôi… để đảm bảo được các lợi ích tốt nhất dành cho trẻ em trong cuộc sống vật chất – văn hóa và tinh thần Đánh giá các khoản chi ngân sách cho trẻ em đặc biệt khó khăn còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được hết nhu cầu Tăng số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được hưởng trợ cấp xã hội, được chăm sóc thay thế tại cộng đồng và được trợ giúp y tế - giáo dục lên từ 30% đến 65 %, thực hiện thí điểm đưa

1000 em mồ côi – tàn tật từ các cơ sở bảo trợ xã hội về chăm sóc tại cộng đồng thông qua các hình thức gia đình và cá nhân nhận con nuôi…

Dựa trên cơ sở nghiên cứu tại các mô hình chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng đã được thực hiện tại Đà Nẵng, Hưng Yên và thành phố Hồ Chí Minh với sự tài trợ của UNICEF Những quan điểm về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cũng được nêu lên, bắt đầu từ những quan điểm cố hữu đến sự thay đổi tích cực

về cách nhìn nhận của cộng đồng đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Đó là sự khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ của trẻ em nông thôn, vùng sâu, vùng xa, sự phân biệt đối xử ngầm với nhóm trẻ em có HIV/AIDS, sự nhận được chăm sóc một cách thụ động kém hiệu quả Đánh giá mô hình chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng đó chính là sự tiếp nối và phát triển hệ thống an sinh xã hội truyền thống Một

số những thách thức và trở ngại của chiến lược chăm sóc trẻ đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng, đó là: trở ngại trong quan niệm, nhận thức của cộng đồng về quyền trẻ em, trở ngại về cơ chế, chính sách và văn hóa, trở ngại về các nguồn lực và cơ chế giám sát

Trên đây là cái nhìn khách quan về những trở ngại đến sự thành công của mô hình chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng, từ đó có thể đưa ra những biện pháp thay đổi kịp thời nhằm hoàn thiện mô hình và đạt hiệu quả thực hiện cao trong thực tế

Trang 7

2.2 Phân tích các giai đoạn trong CTXH nhóm

2.2.1 Bước 1: Giai đoạn chuẩn bị thành lập nhóm

Từ những kiến thức về tâm lý và hành vi của trẻ em mồ côi, cùng quá trình thu thập thông tin từ nhiều nguồn liên quan, đặc biệt là thông qua những buổi tiếp xúc trực tiếp với các em sống tại trường học, NVCTXH xác định một số mục đích cơ bản của việc hỗ trợ nhóm như sau:

- Giúp các em có được những suy nghĩ tích cực từ đó xây dựng những mẫu hành vi tích cực

- Phát hiện sớm những khó khăn mà các em gặp phải trong quá trình hòa nhập môi trường học đường, từ đó có những biện pháp can thiệp cụ thể giảm mặc cảm tự ti

về hoàn cảnh sống giúp các em dễ dàng hơn trong việc hòa nhập môi trường học đường

- Giúp các em nhận thức rõ được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để từ đó biết cách phát huy được điểm mạnh

- Xác định rõ vai trò của bản thân khi đặt trong môi trường học đường và tăng sự tự tin trong giao tiếp

Nhóm được xây dựng dựa trên sự đồng nhất về vấn đề mà các em đang gặp phải trong quá trình hòa nhập môi trường học đường, việc tham gia nhóm sẽ giúp các em dễ dàng nói lên những vấn đề đang gặp phải tại trường học, từ đó các em có thể chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau để giải quyết một số vấn đề nằm trong khả năng

Việc hoạt động nhóm sẽ tạo một môi trường thoải mái để các em dễ dàng bộc lộ bản thân, học cách tương tác tích cực với các thành viên trong nhóm, và học hỏi những kỹ năng giao tiếp mới

2.2.1 Đánh giá khả năng thành lập nhóm

Nhóm có khả năng thành lập cao, vì các em đều nằm trong độ tuổi từ 11 – 15 tuổi, khoảng cách về suy nghĩ giữa các thành viên không lớn Trong khi đó các em đã có một thời gian học tập cùng nhau vì vậy sẽ không cần mất thời gian làm quen với nhau Việc các em là trẻ mồ côi cũng tạo nên những tổn thương về mặt tâm lý cho chính các em, thường rụt rè khi có người hỏi về những vấn đề riêng tư, hay lảng tránh khi NVCTXH muốn can thiệp sâu Vì vậy việc thành lập nhóm giúp các em cảm thấy thoải mái hơn trong

Trang 8

quá trình hỗ trợ, dễ dàng chia sẻ những suy nghĩ, tâm tư và mong muốn của bản thân hơn

Từ đó NVCTXH sẽ dễ dàng xác định được các vấn đề của nhóm thân chủ, để tiến hành can thiệp nhóm hiệu quả và kết hợp can thiệp cá nhân đối với những thành viên đặc biệt

Đánh giá khả năng tài trợ hoạt động nhóm: đây là nhóm hỗ trợ cho trẻ em mồ côi sống tại Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội Ninh Bình, vì vậy địa điểm và cơ sở vật chất cho những buổi họp nhóm sẽ được sự hỗ trợ từ phía Trung tâm, một số khoản chi phía phát sinh trong quá trình hoạt động nhóm do NVCTXH tự chịu trách nhiệm

2.2.1.3 Thành lập nhóm

Sau khi trao đổi, bàn bạc kế hoạch can thiệp, hỗ trợ và thành lập nhóm cho kiểm huấn viên NVCTXH tiến hành gặp gỡ, chia sẻ lý do thành lập nhóm với các em trong buổi sinh hoạt chung Sau buổi dự định thành lập nhóm, ban đầu cả hai em đều không muốn tham gia nhóm có em không đồng ý tham gia, em còn lại tỏ ra nhút nhát và rụt rè, sau khi được sự động viên khích lệ của các GVCN, kiểm huấn viên và NVCTXH các em đã đồng

ý tham gia và cam kết tham gia sinh hoạt đầy đủ

Điểm mạnh của nhóm: vì hoạt động nhóm nên nhóm sẽ dễ dàng thu hút các em tham

gia các hoạt động hỗ trợ Bên cạnh việc thực hiện chức năng chữa trị nhằm giảm mặc cảm

tự ti cho các em, nhóm còn tổ chức các hoạt động giải trí đan xen để các em không cảm thấy căng thẳng, và hiểu nhau hơn Những hoạt động giải trí có sự tham gia của NVCTXH cũng tạo điều kiện cho mối quan hệ giữa các em và NVCTXH dễ dàng trở nên thân thiết hơn

Điểm yếu của nhóm: các em trong nhóm đều thuộc lứa tuổi hiếu động và trong giai

đoạn đầu của lứa tuổi dậy thì, vì vậy tâm sinh lý có nhiều thay đổi thất thường, dễ nảy sinh mâu thuẫn giữa các nhóm viên, NVCTXH cần kiên trì hơn trong việc duy trì mối quan hệ

và duy trì bầu không khí trong những buổi họp nhóm Việc tuân thủ những quy định nhóm cũng sẽ gặp một số khó khăn

Bảng 2.2.Thông tin cơ bản về các nhóm viên và một số đánh giá ban đầu của

NVCTXH

STT Họ và tên Thông tin cá nhân Đánh giá của NVCTXH

giao tiếp

Trang 9

Lý do chọn các nhóm viên:TTBTXH Ninh Bình hiện đang là trường cấp II trọng

điểm tại thị trấn Vĩnh Bảo Nhưng không phải tất cả các em đều phát triển bình thường như các bạn khác Trong khối lớp 7 có lớp 7A1 là lớp chọn giỏi thì có 02 em gia đình có hoàn cảnh đặc biệt hơn so với các bạn khác, mặc dù vẫn đi học bình thường nhưng các em đang dần tách mình khỏi tập thể, yếu kém trong giao tiếp với các bạn khác, luôn cảm thấy mặc cảm tự ti Vì vậy hai em được chọn dựa trên sự đồng nhất về vấn đề mà các em gặp phải và độ tuổi để các em có thể dễ dàng làm việc nhóm một cách hiệu quả

Khi đã có những đánh giá ban đầu về khả năng thành lập nhóm và kết thúc công tác tuyển chọn nhóm viên Vì đây là một nhóm can thiệp hỗ trợ và sử dụng mô hình phát triển nên số lượng thành viên trong nhóm là 02 người và đều có chung vấn đề là mặc cảm tự ti

về hoàn cảnh sống dẫn đến khó khăn trong việc hòa nhập môi trường học đường NVCTXH

có những vai trò và nhiệm vụ nhất định trong việc hướng dẫn, hỗ trợ thành lập nhóm

2.2.1.4 NVCTXH đưa ra định hướng cho các thành viên trong nhóm

Trong giai đoạn đầu thành lập nhóm, việc định hướng cho các thành viên là rất quan trọng để nhóm không đi lệch hướng trong suốt tiến trình Các em được định hướng ban

- Học vấn: 7A1, trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

- Quê quán: Vĩnh Tiến,Vĩnh Bảo, Hải Phòng

- Hoàn cảnh gia đình: bố bỏ nhà đi,

mẹ đang thi hành án, chỉ còn ông

bà ngoại thuộc gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

- Là học sinh ưu tú, có tinh thần trách nhiệm

- Chỉ thân với một số bạn nam trong lớp

- Thầy cô giáo yêu quý

- Học vấn: 7A1, trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

- Quê quán: Vĩnh Tiến,Vĩnh Bảo, Hải Phòng

- Hoàn cảnh gia đình: bố mất, mẹ mắc bệnh hiểm nghèo không có khả năng nuôi dưỡng, đang ở với

bà nội

- Ngoan ngoãn, chăm chỉ, lễ phép, nhút nhát

- Ham học, thích sưu tầm sách, thành tích ở mức khá giỏi

- Chỉ giao tiếp xã giao với các bạn trong lớp, có một cô bạn thân

- Được thầy cô yêu mến

Trang 10

đầu về tiến trình nhóm để có thể nắm được các nội dung chính của quá trình hỗ trợ, cũng như chuẩn bị cho sự kết thúc sau 6 tháng hoạt động Các em tuy cùng sống trong trung tâm, đều là trẻ mồ côi nhưng hoàn cảnh gia đình và môi trường sống cũ cũng có những khác biệt nhất định, vì vậy NVCTXH luôn chú ý để có định hướng hoạt động phù hợp cho

cả nhóm và từng thành viên trong nhóm

Tiến hành đánh giá nhu cầu của từng thành viên để có thể điều chỉnh lại mục đích hoạt động nhóm cho phù hợp Việc đánh giá nhu cầu của các em diễn ra ngay trong buổi thành lập nhóm chính thức, NVCTXH giải thích rõ mục đích hỗ trợ nhóm ban đầu, sau đó các em được khuyến khích chia sẻ những mong muốn của bản thân về nhóm và đối với NVCTXH Nhu cầu của các em được xác định:

- Mong muốn cái thiện khả năng giao tiếp, giảm sự không thoải mái khi tiếp xúc với các bạn cùng lớp vốn có hoàn cảnh sống tốt hơn

- Cảm thấy tự tin hơn vào bản thân, không còn mặc cảm về hoàn cảnh sống khó khăn

và thiếu thốn tình yêu thương của cha mẹ

- NVCTXH cần luôn lắng nghe, chia sẻ và có thái độ tôn trọng đối với các em

- Các buổi họp nhóm nên diễn ra trong không khí thoải mái, các em có thể tự do nêu ý kiến và đóng góp về hoạt động nhóm và về NVCTXH

2.2.1.5 Một số quy định và nguyên tắc hoạt động nhóm

NVCTXH hướng dẫn nhóm đưa ra các thỏa thuận ban đầu về cách thức làm việc nhóm, những quy định về việc tuân thủ giờ giấc làm việc, các nguyên tắc hành động trong quá trình nhóm hoạt động Sau một buổi họp nhóm, NVCTXH và các em đã đi đến thống nhất về những vấn đề trên, như sau:

Cách thức làm việc nhóm: nhóm làm việc dựa trên sự tôn trọng giữa NVCTXH và

các em, giữa các em với nhau Trước khi bắt đầu mỗi buổi họp nhóm, NVCTXH nêu lên những vấn đề cần thực hiện trong buổi đó, các em được tự do đặt câu hỏi về những thắc mắc xung quanh vấn đề NVCTXH sẽ đóng vai trò hướng dẫn và điều tiết bầu không khí nhóm, ghi chép lại những hoạt động diễn ra trong mỗi buổi hoạt động, tiến hành tổng kết vào cuối buổi và giao nhiệm vụ nếu có

Quy định về việc tuân thủ giờ giấc làm việc: 2 buổi/ 1 tuần, vào tối thứ bảy và chiều

chủ nhật Thời lượng mỗi buổi họp nhóm là 60 phút, tối thứ bảy (từ 19h – 20h), chiều chủ nhật (từ 15h – 16h) Địa điểm: tại phòng thư viện của Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội Ninh Bình Các nhóm viên phải tuân thủ đúng thời gian họp nhóm

Trang 11

Bầu chọn trưởng nhóm: Các em đều thống nhất bầu NVCTXH làm nhóm trưởng

Các nguyên tắc hành động trong quá trình nhóm hoạt động: Nhấn mạnh vai

trò của người NVCTXH là lãnh đạo, người giám sát, hướng dẫn và hỗ trợ, điều phối nhóm hoạt động để nhóm chia sẻ hy vọng, động lực để hình thành kỹ năng ứng phó NVCTXH hướng dẫn các thành viên đưa ra những mục tiêu cá nhân để giải quyết vấn đề khó khăn trong hòa nhập môi trường học đường

Sau khi có sự thỏa thuận giữa các em và NVCTXH, các nguyên tắc hành động trong quá trình nhóm hoạt động được đề ra, như sau:

- Các thành viên sau khi chấp nhận tham gia nhóm phải đảm bảo tham dự tất cả các buổi trong suốt quá trình hỗ trợ, tuân thủ đúng thời gian các buổi hoạt động nhóm

- Các thành viên trong nhóm phải tuân thủ sự hướng dẫn và yêu cầu của

NVCTXH

- Trước mỗi chia sẻ của từng nhóm viên, các nhóm viên khác không được có thái độ thiếu tích cực (không nói xen vào khi bạn đang chia sẻ, không mất trật tự, không tự giác ra ngoài nếu chưa thông báo, không sử dụng ngôn ngữ thiếu văn hóa)

- Những chia sẻ diễn ra tại buổi họp nhóm đều phải được giữ bí mật, các nhóm viên không được phép chia sẻ thông tin ra bên ngoài NVCTXH đảm bảo giữ bí mật thông tin cũng như mọi chia sẻ của các nhóm viên, nếu có sự chia sẻ cho bên thứ ba phải đảm bảo không tiết lộ danh tính của thân chủ và chỉ được chia sẻ những thông tin cơ bản và được phải sự đồng ý của thân chủ

- NVCTXH phải luôn có thái độ thân thiện, tôn trọng các em, không để cảm xúc cá nhân làm gián đoạn và ảnh hưởng đến hiệu quả của buổi hoạt động nhóm

Nguyên tắc làm việc của NVCTXH:

- Chấp nhận thân chủ

- Tôn trọng quyền tự quyết

- Các thân chủcùng nỗ lực tham gia giải quyết vấn đề

- Cá biệt hóa các trường hợp, để có thể trợ giúp hiệu quả cho các thành viên trong nhóm thân chủ

- Đảm bảo mối quan hệ nghề nghiệp giữa NVCTXH và nhóm thân chủ

Trang 12

- Tự ý thức bản thân

- Đảm bảo sự bí mật thông tin/ ưng thuận trong làm việc đối với trẻ

Bảng 2.2 Nội quy của nhóm

Thời gian sinh hoạt nhóm 2 buổi/ 1 tuần, vào tối thứ bảy và chiều chủ nhật Thời lượng

mỗi buổi họp nhóm là 60 phút, tối thứ bảy (từ 19h – 20h), chiều chủ nhật (từ 15h – 16h)

nhóm

2 Tuân thủ sự hướng dẫn của NVCTXH và nhóm trưởng

3 Trong thời gian sinh hoạt nhóm, các thành viên không được nói tục, chửi bậy, phải luôn tôn trọng lẫn nhau, không làm việc riêng, không nói chuyện riêng, không xem ti vi, không chen ngang khi các bạn khác đang phát biểu, không được tự ý bỏ ra ngoài nếu không được sự đồng ý của NVCTXH

4 Các nhóm viên phải đảm bảo tham gia tất các các buổi họp nhóm, nếu không thể tham gia buổi nào phải có lý do đầy đủ, hợp lý và phải thông báo trước

nhóm đều cười, nếu không nhóm viên vi phạm sẽ phải kể một câu chuyện khác

- Múa hoặc nhảy theo bài hát mà nhóm đưa ra

(Lưu ý: nhóm viên vi phạm có thể được lựa chọn một trong hai hình phạt trên)

Trang 13

Được sự đồng ý của ban quản lý nhà trường, để phù hợp với hoạt động nhóm

và thuận tiện cho sự tham gia của các em, NVCTXH sử dụng phòng thư viện nơi các

em thường dùng sinh hoạt nhóm để tổ chức các buổi làm việc nhóm

2.2.1.6 Chuẩn bị môi trường

a Chuẩn bị cơ sở vật chất

 Cơ sở vật chất có sẵn:

 Phòng Công tác xã hội tại trường học;

 Các đồ dùng, dụng cụ cần thiết cho quá trình can thiệp, trị liệu;

 Sử dụng bàn ghế gỗ, màu sáng, tranh ảnh treo trên tường và vật dụng trang trí phòng đơn giản, ít màu sắc;

giác gần gũi giữa nhân viên công tác xã hội và các thành viên trong nhóm

 Mua thêm các vật chất khác nếu cần thiết

b Chuẩn bị kế hoạch tài chính

 Nguồn lực tài chính đã xác định (đã nêu trong phần 1.2.3.)

 Xác định mục đích sử dụng tài chính:

 In ấn, photo tài liệu, tranh ảnh cần thiết cho các buổi họp nhóm;

 Chuẩn bị nước uống, đồ ăn nhẹ,

2.2.1.7 Đề xuất nhóm

Bản đề xuất nhóm bao gồm các nội dung sau:

- Nhóm can thiệp hỗ trợ - mô hình phát triển cho các em có mặc cảm tự

ti về hoàn cảnh xuất thuân dẫn đến gặp khó khăn với việc hòa nhập môi trường học đường, nhóm hoạt động dài hạn

- Đối tượng là các em nhỏ mồ côi, có mặc cảm tự ti về hoàn cảnh xuất thân dẫn đến gặp khó khăn trong hòa nhập môi trường học đường

- Nhóm thành lập để giúp đỡ các em vượt qua khó khăn, xác định vai trò của bản thân và tự tin hơn khi hòa nhập môi trường học đường

- NVCTXH là người lãnh đạo nhóm phải có đầy đủ năng lực và phẩm chất cần thiết để hỗ trợ nhóm hoạt động hiệu quả

Trang 14

- Nhóm gồm 02 thành viên và có những nội dung hoạt động cụ thể

Sau khi nhóm đã có những bước chuẩn bị, thành lập và có những đề xuất cơ bản thì nhóm sẽ bước vào giai đoạn bắt đầu hoạt động

2.2.2 Bước 2: Giai đoạn nhóm bắt đầu

2.2.2.1 Thực hành giới thiệu nhóm viên

Mặc dù các em đều đã quen biết nhau trong suốt quãng thời gian học tập tại trường, tuy nhiên NVCTXH vẫn tiến hành bước tự giới thiệu của các thành viên nhóm

để giúp các em có thể nhận thức rõ sự nghiêm túc của hoạt động trợ giúp và bước đầu học cách thể hiện bản thân trước đám đông Các em được sắp xếp chỗ ngồi theo mô hình vòng tròn và lần lượt tự giới thiệu bản thân theo vòng tròn

NVCTXH sẽ là người làm mẫu cho phần tự giới thiệu bản thân: “ Xin chào các bạn! Tôi tên là Thủy, họ và tên đầy đủ là Vũ Thị Hồng Thủy Hiện nay tôi mới 19 tuổi, học tại trường Đại học Thăng Long Sở thích của tôi: thích ăn thịt gà, thích đi chơi với bạn bè, đi xem phim và ngủ nướng Hôm nay tôi rất vui vì được làm quen với các bạn.”

Tiếp theo là các nhóm viên tự giới thiệu bản thân theo thứ tự vòng tròn, bắt đầu

từ NVCTXH Khi một nhóm viên chào hỏi và giới thiệu bản thân, các thành viên khác trong nhóm nói câu chào với nhóm viên: “ xin chào + tên nhóm viên!” và vỗ tay cổ vũ khi nhóm viên hoàn thành phần tự giới thiệu của mình

NVCTXH là người đưa ra những câu hỏi gợi mở khi các em cảm thấy khó khăn trong việc tự giới thiệu bản thân NVCTXH luôn tỏ thái độ tích cực, vui vẻ để tạo không khí thoải mái nhất có thể cho các em

Sau khi lượt giới thiệu đầu tiên, các em được yêu cầu chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm

2 người, các em sẽ đóng vai làm bạn mình và tự giới thiệu lại một lần nữa

Hoạt động tự giới thiệu bản thân của các thành viên diễn ra trong 20 phút, mỗi em

có tối đa 10 phút dành cho việc tự giới thiệu Trong các buổi hoạt động nhóm, NVCTXH

và các em luôn dùng xưng hô “tôi – bạn” để nói chuyện và làm việc

Bảng 2.2 Nội dung giới thiệu của từng thành viên

STT Họ và tên Nội dung tự giới thiệu bản thân của từng thành viên

Trang 15

1 Đ.T.C “Xin chào! Tên tôi là C, họ và tên đầy đủ là Đ.T.C, năm

nay tôi 13 tuổi, tôi đang học tại Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm Sở thích của tôi là tìm hiểu về thiên văn học và đại dương.”

năm nay tôi 13 tuổi, tôi đang học tại Trường THCS Nguyễn Bỉnh

Khiêm Sở thích của tôi là xem phim, làm đồ handmade, nuôi mèo và đọc sách.”

Nhận xét về hoạt động tự giới thiệu của các em: hầu hết các em đều hoàn thành tốt việc tự giới thiệu bản thân, các em đều tỏ ra thoải mái khi được chia sẻ và có thái độ lắng nghe tích cực Ngoài ra, Đ.T.C lại tỏ ra khá thờ ơ, lạnh nhạt và cần đến sự trợ giúp cũng như sự cổ vũ của NVCTXH trong nhóm

2.2.2.2 NVCTXH giải thích mục đích hỗ trợ nhóm

Trẻ em mồ côi học tập tại trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm hoàn toàn có thể giảm mặc cảm tự ti để nâng cao khả năng hòa nhập môi trường học đường thông qua việc thay đổi nhận thức – hành vi của chính các em về hoàn cảnh xuất thân, những hạn chế trong cuộc sống, sự thiếu thốn tình thương của bố mẹ và một mái ấm gia đình thực

sự Từ đó các em sẽ trở nên tự ti hơn, hiểu rằng dù bản thân có chịu thiệt thòi nhưng các

em vẫn sẽ luôn nhận được sự quan tâm, chăm sóc của nhà nước, của các cán bộ trung tâm, các thầy cô và bạn bè

Sau khi kết thúc phần tự giới thiệu, các em sẽ được lắng nghe những chia sẻ của NVCTXH về mục đích hỗ trợ nhóm và được tự do đặt câu hỏi xoay quanh vấn đề này Tuy lúc đầu còn có chút e ngại, nhưng hầu hết các em đều hào hứng đặt câu hỏi Các câu hỏi đều xoay quanh vấn đề điểm mạnh điểm yếu là gì và làm thế nào để các em xác định được điểm mạnh điểm yếu, hay tại sao các em phải có được suy nghĩ tích cực mới học được mẫu hành vi mới, làm thế nào để các em tự tin hơn… Thông qua việc đặt câu hỏi, các em đã hiểu hơn vấn đề mà bản thân đang mắc phải, và thoải mái hơn trong việc tham gia nhóm

Trang 16

2.2.2.3 Mục tiêu nhóm

Tiến trình CTXH nhóm tiến hành can thiệp hỗ trợ cho hai em học sinh trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm nhằm đạt được những mục tiêu sau:

cùng lớp và thích ứng dễ dàng hơn với môi trường học tập

cảnh sống của mình, thoải mái trong việc bộc lộ bản thân

vi không tích cực và trở thành những nhà truyền thông hữu hiệu về hành vi tốt cho các em nhỏ khác sống ở trung tâm

2.2.2.4 Một số hoạt động bên lề

Thảo luận về nguyên tắc bảo mật thông tin trong nhóm: Các nhóm viên cùng với NVCTXH thảo luận nguyên tắc giữ bí mật thông tin của nhóm Mọi thông tin các nhóm viên chia sẻ không được chia sẻ cho bên thứ ba nếu không được sự đồng ý của nhóm viên

và NVCTXH Nhóm cần phải tôn trọng những nguyên tắc này và thực hiện nghiêm túc NVCTXH cần nhấn mạnh vấn đề giữ bí mật trong tất cả các buổi họp nhóm và cùng nhóm viên đưa ra hình thức trừng phạt thích hợp với hành vi làm lộ bí mật của các thành viên trong nhóm Tuy nhiên NVCTXH đã luôn chú trọng và khơi gợi niềm kiêu hãnh trong mỗi

em để việc bảo mật thông tin của nhóm đạt hiệu quả mà không đem lại tổn thương cho các

em bằng hình thức phạt

Khuyến khích các thành viên tham gia vào hoạt động nhóm: Trong quá trình nhóm hoạt động, không tránh khỏi việc có thành viên tham gia tích cực và nổi trội, một vài thành viên khá trầm tính và không có thái độ tích cực khi tham gia Vấn đề không chỉ ở tính cách nhút nhát của chính các em mà còn do những hoạt động nhóm dưới sự điều hành của NVCTXH chưa tạo được bầu không khí và tạo cảm giác thực sự thuộc về nhóm cho các

em Trong những buổi làm quen nhóm đầu tiên, NVCTXH luôn chú ý đến vị trí ngồi và tiến hành thay đổi theo từng buổi để các em cảm nhận được bầu không khí mới Trong mỗi giờ thảo luận, tất cả các nhóm viên đều được phát biểu, vào cuối mỗi buổi làm việc các em được phép chia sẻ những suy nghĩ của mình về hoạt động của buổi đó và nêu lên đề xuất cho buổi tiếp theo Các em được khuyến khích tôn trọng vấn đề của các bạn như chính vấn

Trang 17

đề của bản thân mình Các em được khuyến khích chia sẻ kinh nghiệm của bản thân trước một vấn đề gặp khó khăn tại trường học, và tạo điều kiện để có thể tìm thấy điểm mạnh trong chính vấn đề của bản thân để có thể tự hỗ trợ và trợ giúp cho các bạn khác

Ngoài ra, các em đều được khuyến khích để có thể tự định hướng cho bản thân nhằm giảm mặc cảm tự ti và dễ dàng hòa nhập môi trường học đường

Đây là nhóm hỗ trợ cho trẻ em mồ côi nhằm giảm mặc cảm tự ti để nâng cao khả năng hòa nhập môi trường học đường, vì vậy yếu tố giải tỏa căng thẳng và trang bị các kỹ năng hòa nhập là rất cần thiết và nằm trong mục đích hoạt động của nhóm

2.2.2.5 Thỏa thuận các công việc của nhóm

Các thỏa thuận giữa NVCTXH và nhóm trẻ em được xác định như sau:

- Mọi công việc của nhóm đều phải có sự tham gia của cả 08 nhóm viên và NVCTXH

đạt được hiệu quả

nhóm để có thể sử dụng làm tư liệu đối chiếu

được các mục tiêu vụ thể

khích kịp thời, thu hút thành viên vào hoạt động chung của nhóm

2.2.2.6 Một số dự đoán về những khó khăn, cản trở

Trong quá trình hoạt động nhóm sẽ có thể xuất hiện những khó khăn, cản trở như:

- Các em đều là trẻ mồ côi vì vậy cơ chế phòng vệ rất cao, rất khó để các em có thể mở lòng với NVCTXH

quan trọng hóa những điểm yếu của chính họ

Ngày đăng: 28/03/2023, 11:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w