1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

định nghĩa về các vấn đề liên quan đến lgbt

23 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Có nghiên cứu cho rằng số người đồng tính tại Việt Nam là 0,09% dân số, có nghiên cứu lại cho rằng số liệu này ở mức khoảng 0,06 – 0,15%.Trong năm 2021, Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc Ủy

Trang 1

2 Hình thức của truyền thông 4 3 Nội dung của truyền thông 6 4 Mục tiêu của truyền thông 6 II Đối tượng truyền thông 6

III Định nghĩa về các vấn đề liên quan đến LGBT 7 IV Một số hội chứng thường thấy9

D KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG.10

I Tóm tắt các giai đoạn thực hiện 10 II Thông điệp 11

III Mục tiêu hướng tới 11 IV Lợi ích nhận được 11

Trang 2

V Thời gian thực hiện 11 VI Nội dung thông cáo báo chí 12 VII Kế hoạch truyền thông cụ thể 14

1 Truyền thông fanpage 14

2 Talk show 173 Blog radio 20

Trang 3

A THỰC TRẠNG

Hiện tại ở Việt Nam vẫn chưa có thống kê chính xác về tỉ lệ người trong cộng đồng LGBT tại một vùng hoặc trong cả nước Nhiều tổ chức tham gia khảo sát và nghiên cứu đã đưa ra những số liệu khác nhau Có nghiên cứu cho rằng số người đồng tính tại Việt Nam là 0,09% dân số, có nghiên cứu lại cho rằng số liệu này ở mức khoảng 0,06 – 0,15%.

Trong năm 2021, Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức một buổi hội thảo thảo luận về thực trạng người trong cộng đồng LGBT tại Việt Nam và cách để bảo vệ cho Quyền LGBT tại Việt Nam với mục đích cung cấp thêm thông tin cho những vị Đại biểu Quốc hội trước kỳ họp Quốc hội thứ 5 Buổi hội thảo này cho biết rằng nhiều nhà khoa học đã thừa nhận “tỷ lệ an toàn” của người LGBT ở Việt Nam là 3% (tính những người trong độ tuổi từ 15 – 59 tuổi).

B ĐẶT VẤN ĐỀ

I Tên đề tài: Awareness

II Slogan: Be different, we're strong III Lý do chọn đề tài

Trang 4

Từ thực trạng được nêu ở trên, ta có thể khẳng định, người đồng tính ( hay người thuộc cộng đồng LGBT) chiếm một phần không nhỏ trong tổng dân số Việt Nam Song, trước những áp lực của cộng đồng, trước những nhận thức, quan điểm còn mang tính bảo thủ thì họ đã không được sống một cách thật sự là chỉ mình Dù hiện tại cộng đồng đã cởi mở hơn với người thuộc giới tính thứ ba thì vẫn còn đó những mặt tối Người thuộc cộng đồng LGBT vẫn đang là đối tượng có nguy cơ lớn trở thành mục tiêu của những lời dèm pha, dẻ bìu, lăng mạ hay thậm chỉ là bị bạo hành Đáng ngại hơn, những hành động này vẫn đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ, đặc biệt là ở môi trường đại học, nơi được ví như một xã hội thu nhỏ với đủ loại thành phần Ta tự hỏi liệu sẽ ra sao nếu thay vì là kiến thức, là tình yêu thương, sự cảm thông và chia sẻ, thì thứ những người thuộc cộng đồng LGBT phải nhận ở đây lại chỉ là sự kỳ thị ?

Bởi vậy, chúng em lựa chọn đề tài này như là một lời lên tiếng cho cộng đồng những người thuộc giới thứ 3, nâng cao nhận thức, suy nghĩ, thói quen của cộng đồng về người đồng tính, cũng như đấu tranh để họ có thể sống một cách tự nhiên nhất, thoải mái nhất với giới tính thật sự của mình.

IV Công chúng đích

Những bạn trẻ trong và ngoài cộng động LGBT đang sinh sống và học tập trên địa bàn thành phố Hà Nội trong độ tuổi từ 16-25 chưa hiểu biết hoặc có nhận thức đúng đắn về cộng đồng LGBT

V Nhóm truyền thông đại diện

Nhóm truyền thông đại diện Ảnh báo chí K41 gồm 5 thành viên : Bùi Hoàng Hiệp, Nguyễn Công Huân, Lý Xuân Mai, Nguyễn Thị Tú Anh, Nguyễn Phương Linh.

Trang 5

Đối tượng truyền thông hướng đến : Cộng đồng LGBT nói riêng và mọi người nói chung, đặc biệt đối với sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền chưa có nhận thức, hiểu biết đúng đắn về vấn đề liên quan tới LGBT.

C CƠ SỞ LÝ LUẬN

I Khái niệm truyền thông1 Truyền thông là gì?

Có rất nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau về truyền thông Cơ bản, truyền thông là quá trình liên tục trao đổi, truyền tải thông tin, kiến thức, kinh nghiệm, tư tưởng, tình cảm của tổ chức đến đối tượng mục tiêu để tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ sao cho phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội.

Cần lưu ý, truyền thông là một hoạt động mang tính quá trình Đó không phải là hoạt động nhất thời, gián đoạn mà mang tính liên tục, là quá trình trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các thực thể tham gia truyền thông.

Truyền thông gồm có 3 phần chính là: hình thức, nội dung và mục tiêu.

2 Hình thức của truyền thông

Các hình thức của truyền thông bao gồm:

- Căn cứ vào kênh truyền tải thông điệp và phương thức tiến hành truyền thông, ta có truyền thông trực tiếp và truyền thông gián tiếp.

Truyền thông trực tiếp: là hoạt động truyền thông trong đó có sự tiếp xúc trực tiếp mặt đối mặt giữa những người tham gia truyền thông (giữa chủ thể và nhóm đối tượng truyền thông) Truyền thông trực tiếp có thể là truyền thông 1 - 1 (2 người truyền thông trong bối cảnh gặp gỡ trực tiếp), truyền thông 1 - 1 nhóm (ví dụ: thầy giáo giảng bài trong một lớp học), truyền thông trong nhóm (ví dụ: thảo luận nhóm nhỏ trong một

Trang 6

hội thảo) Một số loại hình truyền thông biểu diễn hay sân khấu với khán giả trực tiếp hoặc diễn thuyết trước đám đông cũng thuộc nhóm truyền thông trực tiếp.

Truyền thông gián tiếp: là hoạt động truyền thông trong đó những chủ thể truyền thông không tiếp xúc trực tiếp với đối tượng tiếp nhận mà thực hiện quá trình truyền thông nhờ sự hỗ trợ của người khác (mang tính chất trung gian) hoặc các phương tiện truyền thông khác, tức là dùng phương tiện kỹ thuật (hoặc con người) làm lực lượng trung gian truyền dẫn thông điệp Ví dụ: truyền thông nhờ sự hỗ trợ của bưu điện (gửi một bức thư hoặc nói chuyện qua điện thoại ), nhờ sự hỗ trợ của Internet (chat, chat voice, webcam, e-mail, forum ), truyền thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như bảo, tạp chí, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử, các website

- Căn cứ vào phạm vi tham gia và chịu ảnh hưởng của truyền thông: bao gồm truyền thông cá nhân, truyền thông nhóm và truyền thông đại chúng.

Truyền thông cá nhân: Truyền thông cá nhân bao hàm cả truyền thông trực tiếp và truyền thông gián tiếp (ví dụ: gửi thư, gọi điện thoại cho một người ở xa là truyền thông cá nhân nhưng là truyền thông gián tiếp).

Truyền thông nhóm: là loại hoạt động truyền thông được thực hiện và tạo ảnh hưởng trong phạm vi từng nhóm nhỏ hoặc các nhóm xã hội cụ thể.

Truyền thông đại chúng: là hoạt động truyền thông giao tiếp xã hội trên phạm vi rộng lớn được thực hiện thông qua các phương tiện kỹ thuật và công nghệ truyền thông Một số loại hình truyền thông đại chúng tiêu biểu là: sách, báo in và các ấn phẩm in ấn, điện ảnh, phát thanh, truyền hình, quảng cáo, các dạng thức truyền thống trên mạng Internet, băng đĩa hình và âm thanh Nhờ công nghệ sổ, truyền thông đa phương tiện (Multimedia) là xu hướng chính hiện nay.

Trang 7

3 Nội dung của hoạt động truyền thông chính là tất cả những hành động thể

hiện kinh nghiệm, những hiểu biết và đưa ra lời khuyên hoặc mệnh lệnh, câu hỏi Các hành động này sẽ được công khai qua rất nhiều những hình thức khác nhau như bài phát biểu, bản tin, truyền hình, …

4 Mục tiêu của truyền thông là cung cấp thông tin cho mọi người về pháp

luật, chính trị, đời sống,… giúp tất cả mọi người nắm bắt thông tin, những thay đổi trong cuộc sống, tạo ra sự thay đổi về nhận thức, thái độ và hành vi của những đối tượng được truyền thông hướng đến.

II Đối tượng của truyền thông

Đối tượng truyền thông là những người / nhóm người có sự tương đồng về một hay nhiều mặt nào đó (như độ tuổi, mối quan tâm ) Họ là mục tiêu được các nhà truyền thông nhắm tới nhằm tăng cường hiểu biết, thay đổi nhận thức tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ của họ đối với vấn đề được truyền thông Để nhận dạng đối tượng truyền thông ta có thể dựa trên các số liệu thống kê như: dữ liệu điều tra dân số, danh sách hội viên các hiệp hội, các bài khảo sát,….

Về cơ bản, bất kì một cá nhân nào cũng là một đối tượng truyền thông, nhưng được chọn lọc, sắp xếp, lựa chọn kĩ căng dựa trên nhiều tiêu chí để phù hợp với sản phẩm của các nhà truyền thông, với mục tiêu là đưa sản phẩm tiếp cận với càng nhiều đối tượng phù hợp càng tốt.

III Định nghĩa về các vấn đề liên quan đến LGBT

Giới (gender): được sử dụng không chỉ với con người mà còn sử dụng cho

động thực vật khác, chỉ giống đực (masculine) và giống cái (feminine) Ở con

Trang 8

người, giới hàm nghĩa biểu hiện về mặt hình thức, thực thể xã hội của nam (male) và nữ (female).

Tính hoặc giới tính (sex): ngoài sự bao hàm giới còn được bổ sung về mặt

tâm lý học, ý thức và ý chí tình dục (gọi chung là xu hướng tình dục) Thông thường, người ta chia giới tính ra hai đối tượng dị tính: nam/đàn ông và nữ đàn bà.

Trong thuật ngữ tiếng Anh có từ LGBT: dùng để chỉ nhóm người có xu hướng tình dục thiểu số trên thế giới, bao gồm bốn nhóm người: đồng tính nữ (lesbian),

đồng tính nam (gay) người song tính luyến ái (bisexual), , và người chuyển giới tính từ nam sang nữ hoặc từ nữ sang nam (transsexual/transgender)

Đồng tính nữ (lesbian) và đồng tính nam (gay) thuộc nhóm đồng tính luyến ái (homosexual): là người bị hấp dẫn trên phương diện tình yêu hay tình dục hoặc việc yêu đường hay quan hệ tình dục giữa những người cùng giới tính với nhau trong hoàn cảnh nào đó hoặc một cách lâu dài Người đồng tính (NĐT) là người bị hấp dẫn bởi người cùng giới.

Người chuyển giới (NCG): là người đồng tính, luôn ám ảnh về việc mình có

giới tính trái với “giới tính sinh học" khi được sinh ra, họ đã nhờ sự can thiệp của y học để chuyển giới tính hoặc “tìm lại giới tính thật” của mình.

Tuy nhiên, sự nhận diện về giới và giới tính được chỉ định lúc sinh ra của một người không luôn luôn đồng nhất Ví dụ, trong khi một người nào đó có thể được sinh ra với cơ quan sinh sản của nam giới và được phân loại là nam khi sinh ra, nhận diện về giới của họ có thể là nữ hoặc một giới khác nào đó.

Chúng ta gọi những cá nhân này là những người chuyển giới (trans- một tiền tố có nghĩa là xuyên qua, vượt qua) Trong một số trường hợp, họ có thể dùng

Trang 9

hormone và hoặc trải qua phẫu thuật để đồng bộ giới và giới tính của mình Một số trường hợp khác, chỉ đơn giản sống cuộc sống của họ theo giới tính mà họ cảm thấy tốt nhất đại diện cho chính bản thân họ mà không cần phẫu thuật Vâng, đơn giản như việc xã hội cho phép họ làm như vậy, mà như chúng ta biết, quá thường xuyên không phải là tất cả các xã hội đều cho phép một người được phẫu thuật chuyển giới hay cho phép người chuyển giới được thể hiện danh tính.

Dù sao, thuật ngữ chuyển giới – transgender – nên được sử dụng một cách thích hợp Gọi một cá nhân là người chuyển giới hoặc đơn giản gọi họ trans là xúc phạm họ Nói cách khác, chuyển giới transgender nên được sử dụng như một tính từ, không phải là danh từ khi đề cập đến cá nhân (ví dụ: một người là người chuyển giới hoặc quyền của người chuyển giới a person who is transgender or transgender rights).

Những cá nhân chuyển giới cũng có thể nhận diện bằng từ giới lạ – genderqueer (từ queer với nghĩa là khác lạ, lạ thường) Và, một số người có thể trải qua việc thay đổi hoặc thể hiện giới của riêng họ mà không cố định là nam hay nữ; những người này có thể được gọi là giới linh hoạt – genderfluid hoặc gender-flux.

Ở Việt Nam, khái niệm chuyển giới chỉ mới biết đến trong thời gian gần đây Trước kia, NCG được gộp chung vào nhóm đồng tính hay thế giới thứ ba Tuy nhiên, cùng với sự bùng nổ của internet và các diễn đàn mạng (đặc biệt như LesKing.com.vn; Thegioithu3.vn ) những người sống giữa hai giới không hoàn toàn hài lòng khi bị xem là người đồng tính Thực tế, NCG thường trải qua quá trình bối rối trong việc nhận diện giới của chính mình cũng như đối mặt với những quyết định chuyển đổi, khó khăn liên quan đến sử dụng hoocmon phẫu thuật và công khai thể hiện giới.

Trang 10

Ngoài người đồng tính và NCG còn có một nhóm người có xu hướng tình dục thiểu số là người song tính luyến ái (bisexual). Đó là người bị hấp dẫn bởi cả hai giới nam và nữ và là một trong bốn thiên hưởng tình dục ở con người Người có thiên hướng tình dục song tính luyến ái có thể bị hấp dẫn về mặt cảm xúc, tình cảm và tình dục với cả người cùng giới tính và khác giới tính với mình Chúng ta cũng cần phân biệt người song tính luyến ái với người lưỡng tính Người lưỡng tính (intersexual) là một hiện tượng về giới tính, thưởng trong cơ thể có cả buồng trứng và tinh hoàn Đây thường là những trường hợp rất hiếm trong cuộc sống.

IV Một số hội chứng thường thấy

Genophobia: (coitophobia) Chứng ghê sợ quan hệ tình dục - Được cho là một chứng bệnh tâm thần, tâm lý Người mắc chứng ghê sợ quan hệ tình dục này có suy nghĩ khắt khe về quan hệ tình dục, họ luôn ghê sợ và tìm cách trốn tránh việc quan hệ tình dục Về việc tình cảm, họ chỉ cần yêu, không cần quan hệ.

Homophobia: Ghê sợ đồng tính luyến ái - Là sự sợ hãi, có ác cảm hoặc kỳ thị đối với người đồng tính hay tình trạng đồng tính luyến ái Cấp độ nặng hay nhẹ có thể phân ra 2 trường hợp:

Trường hợp tuy ghê sợ nhưng không thích tiếp xúc với người đồng tính, song tính và chuyển giới.

Trường hợp ghê sợ và luôn tìm cách chống phá, đả kích người đồng tính, song tính và chuyển giới.

Trước đây homophobia chỉ là từ chuyên dùng để chỉ những người mắc chứng ghê sợ đồng tính, nhưng theo sự phát triển của xã hội, ở một số khía cạnh nó được sử dụng như một từ lóng để chỉ những người kỳ thị người đồng tính, song tính và chuyển giới.

Trang 11

D KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG

I.Tóm tắt các giai đoạn thực hiệnGiai đoạn 1 : Xuất phát

Bước đầu chuẩn bị xây dựng kế hoạch lập trang Fanpage với chủ đề mang tên Awareness nhằm trước mắt để mọi người tiếp cận dần với dự án truyền thông.Trong hoạt động này, bộ phận mảng content writing sẽ biên tập một bài giới thiệu dự án tối đa 2000 chữ, bộ phận mảng design sẽ lên ý tưởng thiết kế logo đại diện cho dự án theo đúng thời hạn trưởng ban tổ chức đặt ra.Sau đó sẽ đăng bài viết kèm ảnh đại diện, kêu gọi mọi người tương tác, chia sẻ tới nhiều cộng đồng khác Khi đã đạt đủ mục tiêu đề ra, dự án sẽ bắt đầu tuyển thành viên các mảng khác để hỗ trợ phát triển dự án.

Giai đoạn 2 : Thiết kế chương trình - sự kiện truyền thông

Giai đoạn này là giai đoạn đỉnh điểm quyết định thành công của dự án.Giai đoạn sẽ gồm 2 hoạt động chính.Trước tiên, các thành viên trong ban tổ chức sẽ đăng ký tham gia hoạt động ngoại khóa do cộng đồng LGBT đứng ra tổ chức.Có thể tự do lựa chọn tham gia chương trình trải nghiệm thực tế với cộng đồng LGBT : mở gian hàng handmade ủng hộ, liveshow biểu diễn nghệ thuật mini đường phố, Một sự kiện lớn sẽ diễn ra tại quán cà phê đặt tại tọa lạc quận Cầu Giấy Được sự đồng thuận của ban tổ chức và các khách mời đến từ cộng đồng LGBT Việt Nam, chương trình TALK SHOW với chủ đề “ Rainbow for hope ” nhằm tư vấn, chia sẻ kiến thức về LGBT.Từ đó tuyên truyền giúp mọi người có những nhận thức đúng đắn hơn về giới tính thứ 3

Giai đoạn 3 : Điểm dừng chân

Trang 12

Viết thư cảm ơn tới khách mời tham gia chương trình, nhà tài trợ, các cộng tác viên hỗ trợ / Thống kê thành quả

II Thông điệp

Be difference, we strong

III Mục tiêu hướng tới

Tiếp nhận & hỗ trợ cộng đồng LGBT đang có xu hướng gặp vấn đề bị kỳ thị ở địa bàn thành phố Hà Nội

Dự đoán được số lượng người…… , mục tiêu tiếp cận chủ yếu là học sinh, sinh viên trên khắp cả nước, ước tính học sinh, sinh viên tại Việt Nam vào khoảng 24-25 triệu sinh viên, vậy số lượng người… vào khoảng 95%~21 triệu 850 nghìn người.

Vì nguồn lực có hạn và thời gian rút ngắn, nên tại chiến dịch này, mục tiêu tiếp cận đặt ra là 100 học sinh, sinh viên.

Trong đó, mục tiêu ở mức độ nhận biết được chiếm 95,8 % Mục tiêu ở mức độ thấu hiểu và chấp nhận là 70,8 % Mục tiêu hành động cuối cùng là 64,6%

IV Lợi ích nhận được

Thay đổi cái nhìn và quan điểm về cộng đồng LGBT Hỗ trợ các cộng đồng LGBT đang gặp khó khăn Nâng cao, làm đẹp hình ảnh cộng đồng LGBT.

V Thời gian thực hiện ( dự kiến )

Giai đoạn 1 : trong vòng 1 tháng kể từ ngày thành lập dự án ( từ ngày 29/12/2021 - 29/1/2022 )

Ngày đăng: 20/04/2024, 22:46

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w